11.TS247 BG Di Truyen Lien Ket Gen Va Hoan VI Gen 28309 1565167821

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

BÀI GIẢNG: DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

CHUYÊN ĐỀ: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN


MÔN SINH LỚP 12
THẦY GIÁO: NGUYỄN ĐỨC HẢI – TUYENSINH247.COM

A. DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN


I. LIÊN KẾT GEN
Nếu như Men đen nghiên cứu trên đậu Hà Lan, thì các hiện tượng di truyền này do Moocgan phát hiện ra khi tiến
hành nghiên cứu trên ruồi giấm.
H: Vì sao Moocgan lại lựa chọn ruồi giấm???
+ Chu trình sống ngắn, số lượng cá thể lớn (khoảng 10 ngày, 1 cặp ruồi đẻ khoảng 100 con).
+ Nhiều cặp tính trạng tương phản, các tính trạng biểu hiện rõ ràng hay có nhiều thể đột biến.
+ Dễ nuôi trong môi trường nhân tạo.
+ Bộ NST ít (2n = 8), NST kích thước lớn, dễ quan sát.
Thí nghiệm:
P t/c: ♀ Thân xám, cánh dài x ♂ Thân đen, cánh cụt
F1: 100% thân xám, cánh dài
♂ thân xám, cánh dài (F1) x ♀ Thân đen, cánh cụt
F2: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt
Phân tích:
+ Đời F1 xuất hiện 100% thân xám, cánh dài nên về màu thân, thân xám trội so với thân đen. Về kiểu cánh: Cánh
dài là trội so với cánh cụt.
+ Khi lại F1 với thân đen cánh cụt (đồng hợp tử lặn) ra tỉ lệ kiểu hình: 1 : 1
cho thấy 2 gen quy định về màu thân và kiểu cánh phải di truyền cùng nhau (nói cánh khác là cùng nằm trên 1
NST) vì nếu không sẽ tạo ra 4 loại giao tử, và tỉ lệ kiểu hình phải là: 1: 1 : 1 : 1
Giải thích: Các gen cùng nằm trên 1 NST và di chuyển cùng nhau trong quá trình phát sinh tạo giao tử.
ABllab: Dị hợp tử đều; AbllaB: Dị hợp tử chéo
* Sơ đồ lai (kết hợp vào thí nghiệm).
P: AABB x aabb
G1: AB ab
F1: AaBb P2: AaBb x aabb
G2: AB; ab x ab
F2: AaBb : aabb
* Cơ sở tế bào học:

1 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
- Các gen nằm trên cùng 1 NST, đi cùng nhau trong quá trình giảm phân (không có sự trao đổi chéo hoặc sự trao
đổi chéo diễn ra ở đoạn NST không chứa 2 gen đó).
- Sự phân li và tổ hợp của các cặp NST kéo theo sự phân li và tổ hợp cùng nhau của các gen trên đó.
=> Sự di truyền cùng nhau của các nhóm tính trạng do các gen đó quy định
Đặc điểm và vai trò của liên kết gen.
* Đặc điểm:
- Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Vị trí của gen trên NST và đặc điểm của nhóm gen liên kết sẽ không thay đổi.
- Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội. (ở sinh vật phân tính,
giới đồng giao tử (XX) có số nhóm gen liên kết = n, ở giới dị giao tử (XY) có số nhóm gen liên kết = n + 1.
- Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
* Ứng dụng và ý nghĩa:
- Nhiều gen giúp sinh vật thích nghi thường cùng nằm trên một NST và thường di truyền cùng nhau, tạo nên tính
ổn định của loài.
- Trong chọn giống: Gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng một NST để tạo ra các giống
có đặc điểm mong muốn.
Ta thấy hiện tượng di truyền liên kết và gen đa hiệu có nhiều điểm khác nhau, làm thế nào để có thể phân biệt được
2 hiện tượng này?
Cách 1: Dựa vào KG, gen đa hiệu, 1 gen quy định nhiều tính trạng. gen liên kết, mỗi gen quy định 1 tính trạng.
Cách 2: Gây đột biến, trong gen đa hiệu, khi gen bị đột biến sẽ làm biến đổi đồng loạt ở KH của cả 2 tính trạng.
Trong trường hợp gen liên kết, tỉ lệ 2 gen đồng thời bị đột biến rất thấp, thường chỉ có 1 trong 2 gen bị đột biến dẫn
đến KH liên quan đến 1 trong 2 tính trạng bị biến đổi.
Chú ý: Các gen trên cùng 1 NST không phải lúc nào cũng di truyền cùng nhau, được gọi là liên kết không hoàn
toàn.
II. HOÁN VỊ GEN
1. Thí nghiệm:
P t/c: ♀ Thân xám, cánh dài x ♂ Thân đen, cánh cụt
F1: 100% thân xám, cánh dài
♀ Thân xám, cánh dài (F1) x ♂ Thân đen, cánh cụt
Fa: 965 thân xám, cánh dài : 944 thân đen, cánh cụt
206 thân xám, cánh cụt : 185 thân đen, cánh dài
* Nhận xét kết quả:
So sánh với PLĐL:
- Giống với phân li độc lập: Cho 4 loại kiểu hình (2 KH giống P, 2 KH khác P).
- Khác: Cho tỉ lệ khác di truyền PLĐL (ở PLĐL là 1 : 1 : 1 : 1).

2 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
So sánh với phép lai thuận:
- PL thuận cơ thể dị hợp tử (đực) cho 2 loại giao tử AB; ab
- PL nghịch cơ thể dị hợp tử (cái) cho 4 loại giao tử. có sự trao đổi chéo của 2 trên 4 cromatit, tạo ra 2 loại giao tử
Ab; aB (tỉ lệ ít hơn)
=> 2 giao tử Ab và aB chỉ có thể tạo ra khi xảy ra hiện tượng hoán vị gen
2. Cơ sở tế bào học
(vẽ hình minh họa)

+ Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh nằm trên cùng một NST nên thường đi cùng nhau => Phần lớn đời
con có kiểu hình giống bố mẹ (kiểu hình thân xám cánh dài và thân đen cánh cụt chiếm tỉ lệ lớn hơn).
+ Tuy nhiên, trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, khi các NST tương đồng tiếp hợp với nhau và xảy
ra hiện tượng trao đổi đoạn NST (trao đổi chéo) giữa các nhiễm sắc tử (cromatit) không chị em trong cặp NST kép
tương đồng trong kì đầu của phân bào I => Các gen đổi vị trí cho nhau và hình thành tổ hợp gen mới => Gọi là
hoán vị gen.
+ Sự trao đổi tạo ra các loại giao tử mang gen hoán vị luôn bằng nhau.
+ Sự hình thành các tổ hợp gen mới dẫn đến sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ là thân đen, cánh dài và thân
xám, cánh cụt (gọi là biến dị tổ hợp).
Sơ đồ lai:

3. Đặc điểm, ý nghĩa


* Đặc điểm:
3 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
- Hầu hết HVG phát sinh trong việc hình thành giao tử ở cơ thể đực và cái, một số loài HVG chỉ xảy ra ở 1 trong 2
giới (VD: Ruồi giấm ở giới cái, tằm ở giới đực).
- Xác định tần số HVG:
Tần số hoán vị gen tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen.
= (Số cá thể có tái tổ hợp gen/ tổng số cá thể) x 100%
Tần số hoán vị cũng được tính bằng tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị.
=> Đặc điểm của tần số hoán vị gen:
+ Tần số hoán vị gen sẽ dao động từ 0 - 50%.
+ Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp.
+ Tần số hoán vị gen không bao giờ vượt quá 50% cho dù giữa 2 gen có xảy ra bao nhiêu trao đổi chéo.
+ Để xác định tần số hoán vị gen, ta thường dùng phép lai phân tích.
+ Sự hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi tạo ra sự tổ hợp lại của các gen không tương ứng. (không alen) trên NST.
Cách viết:
Các gen liên kết được viết trên mỗi gạch (tượng trung cho NST).
+ Trao đổi chéo còn xảy ra trong nguyên phân.
Ý nghĩa:
- Là một trong các cơ chế tạo ra các biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn biến dị di truyền cho tiến
hóa.
- Thay đổi trật tự của gen trên NST.
=> Ứng dụng: Giúp chuyển đổi các gen có lợi đi cùng nhau.
- Lập bản đồ di truyền: Thiết lập khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST. Đơn vị đo khoảng cách được tính
bằng centiMoocgan, 1% tần số hoán vị gen tương ứng 1 centimoocgan, kí hiệu cM.
- Dựa vào tần số hoán vị gen ta có thể tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai.

4 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

You might also like