CH A Bài 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Văn bản mẫu:

Đối mặt với câu hỏi về giá trị của yêu bản thân, tôi cho rằng yêu thương chính
mình sẽ mang lại cho ta chìa khóa của bí quyết sống hạnh phúc. Vậy trước hết ta
cần hiểu yêu bản thân là gì? Và yêu bản thân như nào mới phải? Yêu bản thân vốn
dĩ rất đơn giản chỉ cần ta tôn trọng niềm vui của bản thân và biết quan tâm đến sự
an yên từ bên trong nội tâm chính mình. Hay đơn giản hơn nữa là ta biết và ta dám
làm điều mình đam mê, điều ta thích, ta biết giữ gìn sức khỏe và cho phép mình
được ăn diện cũng là cách ta tôn trọng cuộc sống bên ngoài của bản thân. Chỉ đơn
giản như vậy nhưng đó là cách ta yêu thương chính mình. Và cùng với đó điều ta
cần làm rõ tiếp theo là lối sống ích kỷ. Liệu đac bao giờ ta tự hỏi liệu lối sống ích
kỉ là gì? Bản thân có phải người sống ích kỉ không? Trong cuộc sống không ít lần
chúng ta bắt gặp hạng người này, họ quá đề cao cái tôi riêng mình và họ cho bản
thân là cá thể đặc biệt nhất, họ cho bản thân họ là cái rốn vũ trụ. Và để rồi dần dần
các quan điểm ngu ngốc ấy của họ biến cái cách họ suy nghĩ rằng có lợi ích cho họ
là hàng đầu và ta phải chiều chuộng theo lợi ích của cá nhân họ.
Chỉnh sửa:
Đối mặt với câu hỏi về giá trị của ( việc ) yêu bản thân, tôi cho rằng yêu thương
chính mình sẽ mang lại cho ta chìa khóa của bí quyết sống hạnh phúc ( cấu trúc
câu ổn, nhưng hơi dài => rút gọn lại để dễ hiểu “ tôi cho rằng yêu thương chính
mình sẽ mang lại cho ta bí quyết của sống hạnh phúc ). Vậy trước hết ta cần hiểu
yêu bản thân là gì? Và yêu bản thân như nào mới phải?Yêu bản thân vốn dĩ rất
đơn giản, chỉ cần ta tôn trọng niềm vui của bản thân và biết quan tâm đến sự an
yên từ bên trong nội tâm chính mình. ( chú ý dấu chấm, dấu phẩy ). Hay đơn giản
hơn nữa là ta biết và ta dám làm điều mình đam mê, điều ta thích, ( Hay đơn giản
hơn nữa, đó là ta biết và dám làm điều mình thích, điều mình đam mê ) ( chú ý sắp
xếp trật từ trong câu, theo sắc thái, mức độ tăng dần,”thích” => “đam mê” ,
nhóm các từ cùng trường từ vựng thành một vế trong vị ngữ, nếu không cùng
trường từ vựng phải liên kết bằng dấu phẩy, chấm phẩy hoặc tách thành câu khác
khi quá dài ); biết giữ gìn sức khỏe và cho phép mình được ăn diện cũng là cách ta
tôn trọng cuộc sống bên ngoài của bản thân. ( cũng là cách để tôn trọng diện mạo
bên ngoài của bản thân ). Chỉ đơn giản như vậy nhưng đó là cách ta yêu thương
chính mình. Và cùng với đó điều ta cần làm rõ tiếp theo là lối sống ích kỷ. ( Tuy
nhiên, yêu thương bản thân quá mức có thể biến con người rơi vào lối sống ích kỉ.
Chú ý sử dụng quan hệ từ nối giữa hai câu, hai ý, ở đây “bí quyết hạnh phúc” và
“lối sống ích kỉ” cùng một vế nhưng là hai mặt đối lập, ta có thể dùng “ Bên cạnh
đó”, “Tuy nhiên”, “Thế nhưng”,...) Liệu đã bao giờ ta tự hỏi liệu lối sống ích kỉ là
gì? Bản thân có phải người sống ích kỉ hay không? Trong cuộc sống, không ít
lần chúng ta bắt gặp hạng người này, họ quá đề cao cái tôi riêng mình và họ cho
bản thân là cá thể đặc biệt nhất, họ cho bản thân họ là cái rốn vũ trụ. ( Chú ý ngôn
ngữ giao tiếp và ngôn ngữ viết, thay vào đó có thể để ngoặc kép “cái rốn vũ trụ”
hoặc “ họ cho rằng bản thân là trục xoay của thế giới”, “ họ cho rằng bản thân là
cán cân của xã hội” ) Và để rồi dần dần các quan điểm ngu ngốc ( ấu trĩ, hẹp hòi
)ấy của họ biến cái cách họ suy nghĩ rằng có lợi ích cho họ là hàng đầu ( cấu trúc
câu có vấn đề, “ Và để rồi các quan điểm ấu trĩ ấy khiến họ nghĩ rằng thế giới xung
quanh phải phục vụ cho lợi ích cá nhân của riêng họ” ) và ta phải chiều chuộng
theo lợi ích của cá nhân họ. ( “ và ta phải chiều chuộng, tán thành, tôn sùng họ như
một vị vua của thế giới thực” ).
Văn bản sau chỉnh sửa:
Đối mặt với câu hỏi về giá trị của việc yêu bản thân, tôi cho rằng yêu thương chính
mình sẽ mang lại cho ta bí quyết của sống hạnh phúc. Vậy trước hết ta cần hiểu
yêu bản thân là gì? Và yêu bản thân như nào mới phải? Yêu bản thân vốn dĩ rất
đơn giản, chỉ cần ta tôn trọng niềm vui của bản thân và biết quan tâm đến sự an
yên từ bên trong nội tâm chính mình. Hay đơn giản hơn nữa, đó là ta biết và dám
làm điều mình thích, điều mình đam mê; biết giữ gìn sức khỏe và cho phép mình
được ăn diện cũng là cách để tôn trọng diện mạo bên ngoài của bản thân. Chỉ đơn
giản như vậy nhưng đó là cách ta yêu thương chính mình. Tuy nhiên, yêu thương
bản thân quá mức có thể biến con người rơi vào lối sống ích kỉ. Đã bao giờ ta tự
hỏi lối sống ích kỉ là gì? Bản thân có phải người sống ích kỉ hay không? Trong
cuộc sống, không ít lần chúng ta bắt gặp hạng người này, họ quá đề cao cái tôi
riêng mình và cho bản thân là cá thể đặc biệt nhất. Họ cho rằng chính mình là trục
xoay của thế giới, là cán cân của xã hội.Và để rồi các quan điểm ấu trĩ ấy khiến
người ta nghĩ rằng thế giới xung quanh phải phục vụ cho lợi ích cá nhân của riêng
mình và mọi người xung quanh phải chiều chuộng, tán thành, tôn sùng họ như một
vị vua của thế giới thực.
Nhận xét:
Ưu điểm: Biết kết hợp nhiều kiểu câu trong đoạn văn ( câu hỏi,..), giải thích được “
yêu bản thân” là gì, đồng thời giải thích 2 vế trong đề bài: “ lối sống ích kỉ” và “bí
quyết hạnh phúc”, giải thích sát nghĩa, bước đầu có tư duy giải quyết vấn đề trong
bài NLXH.
Khuyết điểm: Lỗi sử dụng từ, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong câu, phụ thuộc
nhiều vào ngôn ngữ nói nên chưa biết cách viết câu đơn đủ, ngắn gọn, có giọng
điệu, chú ý sử dụng quan hệ từ.
Bài tập về nhà:
1. Lập dàn ý phần 2, 3 , 4 của đề bài.
 Gợi ý:
Phần 2: Phân tích, bàn luận, chứng minh:
Luận điểm 1: Tại sao phải biết yêu thương bản thân? Tại sao nhiều
người bị nhầm lẫn yêu thương bản thân với lối sống ích kỉ?
Luận điểm 2: Chúng ta phải làm gì để yêu thương bản thân đúng nghĩa?
Chú ý: phát triển ý từ luận điểm lớn, có thể thêm luận điểm, một luận
điểm 2-3 lí lẽ, ít nhất 1 ví dụ, dẫn chứng thực tế để chứng minh, không áp
đặt quan điểm chủ quan của mình, phân tích nhiều mặt ( tích cực, tiêu
cực, ... ).
Phần 3: Phản đề:
Luận điểm 1: Phê phán những người ái kỷ quá mức dẫn đến ích kỉ, thu
mình.
Luận điểm 2: Không khuyến khích những người sống quá hi sinh vì
người khác mà không biết trân trọng, yêu thương chính mình.
Luận điểm 3: Thực trạng xã hội ngày nay: Con người quá phụ thuộc vào
mạng xã hội, thế giới ảo, chạy đua theo những lời khen chê, bình phẩm,
nhận xét của người khác mà không nhận ra giá trị của bản thân mình, gắn
giá trị của bản thân với tiêu chuẩn của mọi người xung quanh, không biết
trân trọng giá trị của mình. Ngược lại, những kẻ “sống ảo” quá mức lại đề
cao chính mình hơn với giá trị thực của bản thân đem lại. => Sống đúng
đắn, có ý nghĩa, biết tạo dựng giá trị cho chính mình, yêu thương mình
một cách chừng mực, phù hợp, không đổ lỗi , phán xét lối sống của người
khác.
Chú ý: Dẫn chứng cụ thể, gần gũi, có tính thời sự.
Phần 4: Bài học ( nhận thức và hành động )
Bài học nhận thức: Rút ra được ý nghĩa, thông điệp gì?
Bài học hành động: Sau khi nhận ra được bài học ấy thì bản thân phải
làm gì? Có lời kêu gọi nào cho mọi người, cộng đồng hay không?
2. Viết một luận điểm bất kì thành một đoạn văn cụ thể, gạch chân các quan hệ
từ, câu hỏi tu từ sử dụng trong câu.

You might also like