Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ THI THỬ HSG 11 SỐ 3

Câu 1: Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học – Liên kết hóa học (2
điểm)
1.1. Một hợp chất A được tạo thành từ các ion M+ và X22-. Trong phân tử M2X2 có tổng số
hạt proton, notron và electron là 116. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 36. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 7 đơn vị. Tổng số hạt proton,
notron, electron trong X22- nhiều hơn trong M+ là 17 hạt.
a) Xác định các nguyên tố M, X và viết công thức phân tử của A.
b) Cho biết vị trí của M, X trong bảng tuần hoàn hóa học.
c) Sắp xếp các ion sau theo chiều tăng dần bán kính: X2-, Y-, Z, M+, N2+ và giải thích. Cho
biết X, Y, Z, M, N lần lượt là các nguyên tố liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn.
1.2. a) Cho các phân tử: CH4, H2O, HCl, CO2, N2 và độ âm điện của các nguyên tố:
Nguyên tố H C N Cl O
Giá trị độ âm 2,20 2,55 3,04 3,16 3,44
điện
a) Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện, xác định loại liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong
các phân tử trên (liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết ion).
Sắp xếp các phân tử đó theo chiều tăng dần sự phân cực của các liên kết hóa học?
b) Trong các phân tử trên, phân tử nào là phân tử phân cực? Phân tử nào là phân tử không
phân cực? Giải thích?
Câu 2: Phản ứng oxi hóa-khử - Năng lượng hóa học – Tốc độ phản ứng (2 điểm)
2.1. Cân bằng các phương trình hóa học sau bằng phương pháp thăng bằng electron, chỉ ra
chất khử và chất oxi hóa:
a) P + NH4ClO4 → H3PO4 + Cl2 + N2 + H2O
b) C6H5-CH2-CH2-CH3 + KMnO4 + H2SO4 → C6H5COOH + CH3COOH + K2SO4 +
MnSO4 + H2O
2.2. Các nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong thực tế là xăng (C 8H18); khí gas hóa lỏng
(C3H8 và C4H10 có tỉ lệ thể tích 40 : 60). Cho phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng
đốt cháy xăng, khí gas hóa lỏng như sau:
0
C3H8(l) + 5O2(g) t→ 3CO2(g) + 4H2O(l) 0
∆ rH 298 = - 2024 kJ
0
C4H10(l) + 6,5O2(g) t→ 4CO2(g) + 5H2O(l) ∆ rH 0298 = - 2668 kJ
0
C8H18(l) + 12,5O2(g) t→ 8CO2(g) + 9H2O(l) ∆ rH 0298 = - 5016 kJ
a) So sánh nhiệt lượng khi đốt cháy 5 lít xăng (biết D của C8H18 là 0,70 kg/L) và 5 lít khí
gas hóa lỏng (biết D của C3H8, C4H10 lần lượt là 0,50 kg/L, 0,57 kg/L ).
b) Để tránh ô nhiễm môi trường người ta nghiên cứu thay ô tô chạy bằng động cơ nhiên
liệu khí hydrogen (H2) cho ô tô chạy bằng động cơ xăng. Để chạy 100 km, ô tô chạy bằng
động cơ xăng hết 8,5 lít xăng, hỏi khi ô tô chạy 100 km bằng động cơ nhiên liệu khí
hydrogen cần bao nhiêu lít khí (đkc). Biết ∆ fH 0298 (H2O) = - 241,8 kJ/mol.
2.3. a)Thực hiện thí nghiệm nghiên cứu động học của phản ứng sau:
A(k) + B(k) → C(k)
Dựa trên kết quả thực nghiệm sau đây:
Thí nghiệm [A] mol/l [B] mol/l Tốc độ mol.l-1.s-1
1 0,010 0,010 1,2.10-4
2 0,010 0,020 2,4.10-4
3 0,020 0,020 9,6.10-4

Xác định bậc phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng ở pha khí (300K) của phản ứng.
b) Hãy giải thích các hiện tượng sau:
- Các nhà khảo cổ thường tìm được xác các loài động thực vật thời tiền sử nguyên vẹn
trong băng. Hãy giải thích tại sao băng lại giúp bảo quản xác động thực vật.
- Để làm sữa chua, rượu,… người ta sử dụng các loại men thích hợp.
- Khi dùng MnO2 làm xúc tác trong phản ứng phân hủy H 2O2, tại sao ta cần dùng MnO 2 ở
dạng bột chứ không dùng ở dạng viên.
Câu 3: Cân bằng hóa học – Cân bằng ion trong dung dịch(4 điểm)
3.1. a) Hằng số cân bằng của phản ứng :
H2 (k) + I2(k) 2HI (k) ở 6000C bằng 64
Xét hỗn hợp ban đầu gồm hydrogen và idodine ở dạng khí chứa trong bình 1L.
a.1) Nếu trộn H2 và I2 theo tỉ lệ mol 2:1 và đun nóng hỗn hợp tới 600 0C thì có bao nhiêu
phần trăm I2 tham gia phản ứng ?
a.2) Cần trộn H2 và I2 theo tỉ lệ như thế nào để có 99% I2 tham gia phản ứng (6000C)
b) Biết độ điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion và tổng số phân tử hòa tan.
Hãy cho biết trong những trường hợp dưới đây, độ điện li của CH 3COOH trong dung dịch
thay đổi như thế nào và giải thích.
Trường hợp 1: thêm nước vào.
Trường hợp 2: sục 1 ít khí HCl vào.
Trường hợp 3: thêm 1 ít CH3COONa rắn vào.
Trường hợp 4: thêm 1 ít NaOH rắn vào.
3.2. a) Cho dung dịch X chứa: 0,01 mol Na +; 0,02 mol K+; 0,005 mol SO42-; x mol OH- vào
dung dịch Y chứa: 0,015 mol Ba 2+; 0,01 mol K+; 0,03 mol Cl- ; y mol HCO3- thu được 1 lít
dung dịch Z. Tính pH của dung dịch Z.
b) Chỉ dùng chất chỉ thị phenolphtalein, hãy phân biệt các dung dịch: NaHSO 4, Na2CO3,
BaCl2, NaCl, Mg(NO3)2. Các phản ứng minh họa viết dưới dạng ion thu gọn.
3.3. Acid oxalic là một acid hai nấc với công thức tổng quát H2C2O4 (kí hiệu là H2A). Acid
oxalic được sử dụng trong một số sản phẩm hóa chất dùng trong gia đình, chẳng hạn một
số chất tẩy rửa hay trong việc đánh gỉ sét.
Người ta thực hiện thí nghiệm chuẩn độ 2 nấc 10mL dung dung dịch acid oxalic 0,1M
bằng dung dịch NaOH.
a) Tính pH của dung dịch acid oxalic 0,1M. Biết giá trị pKa 1 và pKa2 tương ứng là 1,23 và
4,19.
b) Viết phương trình chuẩn độ 2 nấc của acid oxalic và tính thể tích (mL) dung dịch NaOH
0,1M cần dùng.
c) Nêu tên hai dụng cụ A, B lần lượt dùng để đựng dung dịch acid oxalic và dung dịch
chuẩn NaOH.
d) Tính pH tại điểm tương đương của phép chuẩn độ này. Qua đó chọn chất chỉ thị phù
hợp.
Cho bảng thông tin về một số chất chỉ thị thông dụng dưới đây:
Chất chỉ thị Khoảng pH Sự đổi màu
Metyl vàng 2,9 – 4,0 Đỏ – vàng
Metyl da cam 3,1 – 4,4 Đỏ – da cam
Phenolphtalein 8,0 – 9,8 Không màu – đỏ

Câu 4: Halogen – Nitrogen – Sulfur (4 điểm)


4.1. Trong công nghiệp cũng như trong phòng thí nghiệm, Br 2 có thể được điều chế bằng
phương pháp dùng Cl2 oxi hóa ion Br- trong dung dịch muối. Công nghiệp hóa học điều
chế Br2 từ nước biển (chứa brom ở dạng NaBr) theo quy trình sau: sục khí Cl 2 vào nước
biển đã được axit hóa bằng dung dịch H2SO4, sau đó chưng cất thu được Br2 sạch.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế Br2 từ nước biển.
b) Nêu vai trò của H2SO4.
c) Br2 lỏng hay hơi đều rất độc. Khi làm thí nghiệm, do sơ suất một học sinh làm đổ một
lượng Br2 lỏng. Đề xuất một hóa chất thông dụng để xử lý Br 2 bị đổ ra, viết phương trình
hóa học giải thích.
4.2. a) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết các chất ứng với các chữ cái (A),
(B),... tương ứng.
(1) FeS2 + khí (A)  chất rắn (B) + khí (D) (2) (D) + khí (E)  chất rắn (F) +
H2O
(3) (F) + (A)  (D) (4) (E) + NaOH  (G) + H2O
(5) (G) + NaOH  (H) + H2O (6) (H) + (I)  (K) + (L)
(7) (K) + HCl  (I) + (E) (8) (E) + Cl2 + H2O  ...
b) Đốt bột sắt trong khí oxygen thu được hỗn hợp chất rắn X gồm Fe và oxide sắt. Hòa tan
hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch chứa 0,8 mol H 2SO4 đặc, dư, đun nóng, thu
được dung dịch Y và khí V (lít) SO 2 (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Cho 350ml dung
dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa và dung dịch Z chứa m (gam)
chất tan. Tính V, m.
4.3. a) Quan sát hình vẽ mô tả bộ dụng cụ và hóa chất dùng để điều chế và thu khí NH 3
trong phòng thí nghiệm.
Khi tiến hành thí nghiệm tại sao:
a.1) Cần úp ngược ống nghiệm thu khí trên
ống dẫn khí.
a.2) Ống nghiệm chứa hỗn hợp hóa chất được
lắp nghiêng cho miệng ống hơi chúc xuống.
a.3) Đặt một mảnh giấy quỳ tím ẩm ở bên
ngoài miệng ống nghiệm thu khí.
Sau khi bình đầy khí thì còn lượng dư NH3.
a.4) Đề xuất phương án xử lí khí NH 3 dư sau
khi thu xong.
b) Nêu hiện tượng và viết phương trình minh họa cho các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan đồng vào hỗn hợp dung dịch KNO3 và H2SO4.
Thí nghiệm 2: Để hai bình đựng khí HCl và ammonia hở nắp cạnh nhau.
Thí nghiệm 3: Sục khí ammonia đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp muối FeCl2 và CuCl2.
Câu 5: Tổng hợp vô cơ (4 điểm)
5.1. Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ:
Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm
khi khóa K đóng, khóa K mở và giải thích. Biết các chất
X, Y, Z, T trong mỗi thí nghiệm lần lượt là:
- Thí nghiệm 1: H2SO4 đặc, C, dung dịch KMnO4,
dung dịch Br2.
- Thí nghiệm 2: dung dịch HCl, KMnO4, dung dịch
KBr, dung dịch FeCl2.
5.2. Cho các phản ứng sau:
(1) X1 + X2 + X3 HCl + H2SO4
(2) A1 + A2 SO2 + H2O
(3) B1 + B2 NH3 + Ca(NO3)2 + H2O
(4) D1 + D2 + D3 Cl2 + MnSO4 + K2SO4+ Na2SO4 + H2O
(5) Y1 + Y2 Fe2(SO4)3 + FeCl3
Chọn các chất phù hợp và hoàn thành các phương trình hóa học trên.

Câu 6: Đại cương hóa học hữu cơ – Xác định CTCT hợp chất hữu cơ (4 điểm)
6.1. Đốt cháy hoàn toàn một hydrocarbon X, sản phẩm thu được cho hấp thụ hết vào 1 lít
dung dịch Ca(OH)2 0,2M được sản phẩm có chứa kết tủa. Cho thêm dung dịch Ba(OH) 2
vào sản phẩm (phản ứng vừa đủ) thấy lượng kết tủa tăng lên, tổng khối lượng kết tủa thu
được là 39,7 gam, khối lượng dung dịch cuối cùng tăng lên 77,1 gam.
a) Xác định CTPT của hydrocarbon X, biết tỷ khối của X với không khí nhỏ hơn 1,5.
b) Viết các CTCT có thể có X.
6.2. Cho các đồng phân cấu tạo có cùng CTPT là C4H8O2 dưới đây:

Gán ghép các CTCT trên với các phổ IR tương ứng sau.
(không cần giải thích)

----------------------------Hết----------------------------

You might also like