Bài Tập Mẫu Về Hồi Quy Đa Biến Có Kết Hợp Với Biến Độc Lập Là Biến Giả

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

BÀI TẬP MẪU VỀ HỒI QUY ĐA BIẾN CÓ KẾT HỢP VỚI BIẾN ĐỘC LẬP LÀ BIẾN GIẢ

BT01: Cho kết quả hồi quy từ phần mềm Eviews như sau:

Trong đó:
HRWAGE: lương theo giờ (USD/h) ; EDUC: số năm đi học (năm) ; AGE: tuổi (năm)
MALE là biến giả (MALE = 1 là Nam; MALE=0 là nữ); MARR là biến giả (MARR=1 đã kết
hôn; MARR=0 là độc thân)
a. Viết hàm hồi quy mẫu. Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy các biến độc lập.
HRWAGE^ = -3.7327 + 0.3983*EDUC + 0.0608*AGE + 2.6207*MALE - 0.0358*MARR
Theo kết quả hồi quy mẫu, với điều kiện các yếu tố khác không đổi:

Hệ số hồi quy của biến EDUC = 0.3983 (hoặc  EDUC = 0.3983 ): Khi số năm đi học tăng 1 năm
thì lương theo giờ trung bình tăng 0.3983 (USD/h).
Hệ số hồi quy của biến AGE = 0.0608: Khi tuổi tăng 1 năm thì lương theo giờ trung bình
tăng 0.0608 (USD/h).
Hệ số hồi quy của biến MALE = 2.6207: Mức chênh lệch lương theo giờ trung bình giữa
nam và nữ là 0.3983 (USD/h).
Hệ số hồi quy của biến MARR = - 0.0358: Mức chênh lệch lương theo giờ trung bình giữa
người đã kết hôn và người độc thân là - 0.0358 (USD/h).
b. Xác định khoảng tin cậy 95% hệ số hồi quy tổng thể các biến độc lập và ý nghĩa
Tra bảng T(0.05/2;532-5)=T(0.025;527)=1.96
βEDUC ϵ (0.2908; 0.5059): Khi số năm đi học tăng 1 năm thì lương theo giờ trung bình tăng từ
0.2908 (USD/h) đến 0.5059 (USD/h), với điều kiện các yếu tố khác như nhau.
βAGE ϵ (0.035; 0.087): Khi tuổi tăng 1 năm thì lương theo giờ trung bình tăng từ 0.035
(USD/h) đến 0.087 (USD/h), với điều kiện các yếu tố khác như nhau.
βMALE ϵ (2.0505; 3.1909): Mức chênh lệch lương theo giờ trung bình giữa nam và nữ từ
2.0505 (USD/h) đến 2.1909 (USD/h), với điều kiện các yếu tố khác như nhau.
βMARR ϵ (-0.7715; 0.6998): Không có ý nghĩa
c. Các yếu tố nào có ảnh hưởng hoặc không có ảnh hưởng đến lương theo giờ?
XÉT BIẾN EDUC
Giả thuyết: H0: βEDUC = 0
Cách 1: Ta có |tEDUC |= 7.275296 > T (0.025;527) = 1.96
Bác bỏ H0. Khi số năm đi học có ảnh hưởng đến lương theo giờ.
Cách 2: Dùng khoảng tin cậy
Ta có βEDUC =0 không nằm trong khoảng tin cậy (0.2908; 0.5059)
Bác bỏ H0. Khi số năm đi học có ảnh hưởng đến lương theo giờ.
Cách 3: Dùng p-value = 0.0000 < α = 0.05
Bác bỏ H0. Khi số năm đi học có ảnh hưởng đến lương theo giờ.
Xét tương tự cho biến AGE
XÉT BIẾN MALE:
Giả thuyết: H0: βMALE = 0 (Lương theo giờ của nam và nữ như nhau)

Cách 1: Ta có |tMALE |= 9.029165 > T (0.025;527) = 1.96


Bác bỏ H0. Có chênh lệch tiền lương theo giờ giữa nam và nữ
(do  MALE = 2.620714>0 : Lương của nam cao hơn lương của nữ)

Cách 3: Dùng p-value


Ta có: p-value = 0.0000 < α = 0.05
Bác bỏ H0. Có khác biệt tiền lương theo giờ giữa nam và nữ
XÉT BIẾN MARR

Giả thuyết: H0: βMARR = 0 (Không có khác biệt về lương giữa người kết hôn và người độc
thân)

Cách 1: Ta có |tMARR |= -0.095712< T (0.025;527) = 1.96


Không Bác bỏ H0. Không có chênh lệch tiền lương theo giờ giữa người kết hôn và người
độc thân
Cách 3: Dùng p-value
Ta có: p-value = 0.9238 > α = 0.05
Không Bác bỏ H0. Lương theo giờ của người kết hôn và Lương theo giờ của người độc
thân như nhau.
BT2 Cho kết quả hồi quy sau

Trong đó:
SALARY: Lương khởi điểm (triệu đồng/tháng)
GPA: Điểm tốt nghiệp
COST: Chi phí học tập (triệu đồng/tháng)
TOP10 là biến giả (TOP10 = 1 nếu tốt nghiệp trong TOP 10; TOP10 =0 nếu tốt nghiệp
ngoài TOP 10)
a. Viết hàm hồi quy mẫu. Giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy của biến độc lập:

LOG(SALARY) = 5.7796 + 0.8682*GPA + 0.2001*LOG(COST) + 0.1538*TOP10 + e

Theo kết quả hồi quy mẫu, với điều kiện các yếu tố khác không đổi:
βGPA^ = 0.8682: Khi điểm tốt nghiệp tăng 1 điểm thì lương khởi điểm trung bình tăng
86.82%.
βLOG(COST)^ = 0.2001: Khi Chi phí học tập tăng 1% thì lương khởi điểm trung bình tăng
0.2001%.
βTOP10^ = 0.1538: Mức chênh lệch về lương khởi điểm trung bình giữa người tốt nghiệp
trong TOP 10 và người tốt nghiệp ngoài TOP 10 là 15,38%. (Hoặc Lương khởi điểm
trung bình của người tốt nghiệp trong TOP 10 cao hơn lương khởi điểm trung bình của
người tốt nghiệp ngoài TOP 10 là 15.38%)
BT3: Cho kết quả hồi quy sau:

Trong đó:
SALARY: Lương khởi điểm (triệu đồng/năm)
COST: Chi phí học tập (triệu đồng/tháng)
RANK: Thứ hạng tốt nghiệp
EAST là biến giả (EAST = 1 nếu ở miền đông; EAST =0 nếu ở miền khác)
a. Viết hàm hồi quy mẫu. Giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy của biến độc lập:

SALARY = 39101.8624+ 1740.9864*LOG(COST) - 204.9249*RANK + 996.3271*EAST + e

Theo kết quả hồi quy mẫu, với điều kiện các yếu tố khác không đổi:

βLOG(COST)^ = 1740.9864: Khi Chi phí học tập tăng 1% thì lương khởi điểm trung bình
tăng 17.409864 (triệu đồng/năm).
βRANK^ = - 204.9249: Khi thứ hạng tốt nghiệp tăng 1 về lương khởi điểm trung bình giảm
204.9249 (triệu đồng/năm)
βEAST^ = 996.3271: Chênh lệch về lương khởi điểm trung bình giữa người ở miền đông và
miền khác là 996.3271 (triệu đồng/năm)

You might also like