Hướng Dẫn Sử Dụng Tủ Bơm Tăng Áp (INV - Schneider)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

QUANG PHUOC PUMPS AND EQUIPMENT JSC (QPPE)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG


TỦ ĐIỀU KHIỂN BƠM TĂNG ÁP

Booster Pump System (INV – Schneider)


QUANG PHUOC PUMPS AND EQUIPMENT JSC (QPPE)

LỜI MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần bơm và thiết bị Quang Phước cảm ơn vì sự lựa chọn của quý khách hàng đối với sản
phẩn tủ điều khiển bơm tăng áp của công ty Quang Phước. Sản phẩm này được thiết kế để điều khiển 2
bơm hoặc 3 bơm nhằm đáp ứng như cầu cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản suất, và nhiều ứng dụng
khác.
Trong quyển hướng dẫn sử dụng này cung cấp thông tin về tủ điều khiển bơm tăng áp bao gồm : nguyên
lý vận hành, hướng dẫn vận hành, kết nối điều khiển và bảo trì bảo dưỡng hệ thống. Trước khi sử dụng
sản phẩm, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng này để đảm bảo việc vận hành hệ thống hiệu quả nhất.

Booster Pump System (INV – Schneider)


Mục Lục

Mục lục
Chương 1 CÁC THÔNG TIN AN TOÀN -------------------------------------------------------------------- 1
1.1 Thông tin an toàn quan trọng ------------------------------------------------------------------------------ 1
1.2 Thông tin an toàn đối với thiết bị điện trong tủ --------------------------------------------------------- 1
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TỦ ĐIỀU KHIỂN ------------------------------------------------------------ 3
2.1 Thông số tủ điều khiển ------------------------------------------------------------------------------------- 3
2.2 Cấu tạo tủ điều khiển --------------------------------------------------------------------------------------- 3
2.2.1 Thiết bị trên cánh tủ------------------------------------------------------------------------------------ 3
2.2.2 Thiết bị điều khiển bên trong tủ ---------------------------------------------------------------------- 4
2.3 Nguyên lý vận hành của tủ điều khiển-------------------------------------------------------------------- 4
2.3.1 Chế độ điều khiển bằng tay --------------------------------------------------------------------------- 5
2.3.2 Chế độ điều khiển tự động ---------------------------------------------------------------------------- 5
Chương 3 ĐẤU NỐI DÂY NGUỒN VÀ ĐIỀU KHIỂN --------------------------------------------------- 7
3.1 Các lưu ý khi kết nối dây nguồn--------------------------------------------------------------------------- 7
3.2 Kết nối dây nguồn cho tủ điều khiển và dây nguồn ra bơm ------------------------------------------- 7
3.3 Kết nối dây các dây tín hiệu điều khiển ------------------------------------------------------------------ 8
3.3.1 Kết nối dây tín hiệu báo mức ------------------------------------------------------------------------- 8
3.3.2 Kết nối dây tín hiệu báo mức loại 3 que. ------------------------------------------------------------ 8
3.3.3 Kết nối dây tín hiệu báo mức loại 5 que ------------------------------------------------------------ 9
3.3.4 Kết nối dây tín hiệu cảm biến áp suất --------------------------------------------------------------- 9
Chương 4 CÀI ĐẶT BỘ ĐIỀU KHIỂN ÁP SUẤT -------------------------------------------------------- 11
4.1 Giao diện bộ cài đặt áp suất E5CC ----------------------------------------------------------------------- 11
4.2 Cài đặt thông số cho bộ điều khiển áp suất ------------------------------------------------------------- 11
4.2.1 Cài đặt áp suất đặt ------------------------------------------------------------------------------------- 11
4.2.2 Cài đặt áp suất chạy lại của hệ thống --------------------------------------------------------------- 11
4.3 Các lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục ------------------------------------------------------------ 14
Chương 5 CÀI ĐẶT THÔNG SỐ CHẠY BƠM ----------------------------------------------------------- 15
5.1 Giao diện bộ điều khiển Logo ---------------------------------------------------------------------------- 15
5.2 Thao tác cài đặt thời gian cho chu trình rửa lọc -------------------------------------------------------- 15
5.2.1 Thao tác lựa chọn màn hình cài đặt ----------------------------------------------------------------- 15
5.2.2 Thao tác thay đổi thông số cài đặt ------------------------------------------------------------------ 16
Chương 6 CÀI ĐẶT THÔNG SỐ BIẾN TẦN -------------------------------------------------------------- 18
Mục Lục

6.1 Giao diện điều khiển biến tần ATV610 ----------------------------------------------------------------- 18


6.2 Trạng thái đèn LED điều khiển --------------------------------------------------------------------------- 19
6.3 Các bước cài đặt biến tần ---------------------------------------------------------------------------------- 20
6.3.1 Các bước để cài đặt 1 thông số của biến tần ------------------------------------------------------- 20
6.3.2 Khôi phục cài đặt của nhà máy ---------------------------------------------------------------------- 20
6.3.3 Các thông số cài đặt xuất xưởng của biến tần ----------------------------------------------------- 20
6.3.4 Các lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục ------------------------------------------------------- 21
6.4 Các công tác bảo trì bảo dưỡng biến tần ---------------------------------------------------------------- 23
Chương 7 KIỂM TRA VÀ CHẠY THỬ HỆ THỐNG ---------------------------------------------------- 25
7.1 Các công tác chuẩn bị trước khi chạy thử hệ thống ---------------------------------------------------- 25
7.1.1 Kiểm tra nguồn cấp cho tủ điều khiển -------------------------------------------------------------- 25
7.1.2 Kiểm tra đấu nối trong hộp đấu dây động cơ ------------------------------------------------------ 25
7.2 Kiểm tra biến tần trước khi chạy thử -------------------------------------------------------------------- 26
7.2.1 Kiểm tra mức nước và các van trong hệ thống ---------------------------------------------------- 26
7.2.2 Vận hành chạy thử hệ thống ------------------------------------------------------------------------- 26
Chương 8 BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG --------------------------------------------------------------------- 28
8.1 Những khuyến cáo an toàn khi tiến hành bảo trì và bảo dưỡng -------------------------------------- 28
8.2 Bảo dưỡng định kỳ hệ thống ------------------------------------------------------------------------------ 28
Danh mục hình ảnh

Danh mục hình ảnh


Hình 1: Bố trí thiết bị trên cánh tủ -------------------------------------------------------------------------------- 3
Hình 2: Bố trí thiết bị bên trong tủ ------------------------------------------------------------------------------- 4
Hình 3: Chế độ điều khiển bằng tay. ----------------------------------------------------------------------------- 5
Hình 4: Bố trí nút ấn điều khiển. ---------------------------------------------------------------------------------- 5
Hình 5: Chế độ điều khiển tự động. ------------------------------------------------------------------------------ 5
Hình 6: Cầu đấu cấp nguồn ---------------------------------------------------------------------------------------- 7
Hình 7: Sơ đồ đấu nối tín hiệu bộ que đo mức 3 que ---------------------------------------------------------- 8
Hình 8: Cầu đấu dây tín hiệu phao báo mức sử dụng 5 que. -------------------------------------------------- 9
Hình 9: Sơ đồ dây cảm biến. ------------------------------------------------------------------------------------- 10
Hình 10: Cầu đấu chờ kết nối cảm biến áp suất. --------------------------------------------------------------- 10
Hình 11:Giao diện bộ điều khiển E5CC ------------------------------------------------------------------------ 11
Hình 12:Màn hình cài đặt Delta P ------------------------------------------------------------------------------- 12
Hình 13 : Màn hình cài đặt Delta P ------------------------------------------------------------------------------ 12
Hình 14: Màn hình cài đặt thông số. ---------------------------------------------------------------------------- 12
Hình 15: giao diện bộ điều khiển Logo. ------------------------------------------------------------------------ 15
Hình 16: Màn hình điều khiển trên bộ Logo. ------------------------------------------------------------------ 15
Hình 17: Màn hình cài đặt thông số ----------------------------------------------------------------------------- 16
Hình 18: Màn hình hiển thị đang trong chế độ cài đặt. ------------------------------------------------------- 16
Hình 19: Các thành phần trong thông số cài đặt. -------------------------------------------------------------- 17
Hình 20: Giao diện điều khiển biến tần ATV610. ------------------------------------------------------------- 18
Hình 21: Chi tiết màn hình điều khiển Graphic display.------------------------------------------------------ 19
Hình 22: Đèn LED trạng thái trên biến tần. -------------------------------------------------------------------- 19
Hình 22: Đấu dây kiểu tam giác --------------------------------------------------------------------------------- 25
Hình 23: Đấu dây kiểu sao --------------------------------------------------------------------------------------- 25
Hình 24: Nhãn động cơ 1.1 kw ---------------------------------------------------------------------------------- 25
Danh mục bảng

Danh mục bảng


Bảng 1: Bảng thông tin an toàn.................................................................................................................1
Bảng 2: Bảng tham khảo dây nguồn .........................................................................................................7
Bảng 3: Bảng lựa chọn đầu Cos ................................................................................................................8
Bảng 4:Bảng thông số cài đặt chức năng bộ điều khiển E5CC ..............................................................13
Bảng 5: Bảng mã lỗi bộ điều khiển E5CC. .............................................................................................14
Bảng 6: Bảng cài đặt thông số chạy bơm ................................................................................................16
Bảng 9: Chi tiết màn hình điều khiển. ....................................................................................................18
Bảng 8: Bảng thông tin màn hình điều khiển Graphic display ...............................................................19
Bảng 9: Bảng thông số cài đặt biến tần ATV610. ..................................................................................20
Bảng 10: Bảng mã lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục của biến tần ATV610 ................................21
Bảng 11: Các công tác kiểm tra định kỳ biến tần. ..................................................................................23
Bảng 12: Bảng thông số kiểm tra biến tần trước khi chạy thử................................................................26
Chương 1 Các thông tin an toàn

Chương 1 CÁC THÔNG TIN AN TOÀN


Nội dung trong chương này, cung cấp các thông tin về cảnh báo và an toàn trong quá trình lắp đặt, vận
hành và bảo dưỡng tủ điện của hệ bơm tăng áp.

Các thông tin an toàn


1.1 Thông tin an toàn quan trọng
Cần độc kỹ những thông tin an toàn, và quan sát thiết bị cũng như tủ điện để nắp bắt được cấu tạo và
đặc điểm của thiết bị trước khi tiến hành lắp đặt, vận hành, bảo trì và bảo dưỡng thiết bị.

Ký hiệu này dùng để cảnh báo nguy hiểm về điện giật, nếu không thực hiện theo các
cảnh báo an toàn về điện có khả năng dẫn đến mất an toàn về điện.
1
Ký hiệu này dùng để cảnh báo những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra.

Đối với các thiết bị điện khi cài đặt, vận hành, hay bảo trì bảo dưỡng cần được thực hiện bởi những
người có đủ năng lực và hiểu biết về điện. Công ty Bơm Quang Phước sẽ không chịu trách nhiệm đối
với các hậu quả phát sinh do việc cài đặt, vận hành, hay bảo trì bảo dưỡng hệ tủ điện bơm tăng áp bởi
người không có đủ năng lực hay không có hiểu biết về điện.
Người có hiểu biết về điện và có kỹ năng, khi lắp đặt và vận hành các thiết bị điện sẽ nhận biết và tránh
được các nguy hiểm.

1.2 Thông tin an toàn đối với thiết bị điện trong tủ


Nên đọc và hiểu những thông tin được nêu trong Bảng 1 trước khi thao tác với tủ điện
Bảng 1: Bảng thông tin an toàn

THÔNG TIN NỘI DUNG CẢNH BÁO

Ngắt tất cả nguồn cấp, bao gồm nguồn điều khiển ngoài có thể
có.

Trước khi thực hiện công việc Đặt nhãn “không bật”, trên tất cả các công tắc nguồn liên quan
với thiết bị đến hệ thống đang tiến hành bảo dưỡng.

Sau khi tắt nguồn, chờ trong khoảng 15 phút để tụ trong biến tần
xả hết điện rồi mới thao tác.

Cần kiểm tra lại các công việc đã được hoàn thành và toàn bộ
quá trình cài đặt không còn nguy cơ gây nguy hiểm.
Trước khi cấp điện lại cho hệ
thống Nếu các cực của nguồn cấp và nguồn đến các bơm đã bị ngắn
mạch với. Hãy tháo nối đất và các đoạn bị ngắn mạch trên đầu
cực nguồn cấp và động cơ ra.

1
Chương 1 Các thông tin an toàn

THÔNG TIN NỘI DUNG CẢNH BÁO

Kiểm tra dây nối đất .

Các thông tin an toàn


Kiểm tra nắp đậy và che chắn của các thiết bị đã được lắp đặt
hoặc đóng lại.

Nhiều thành phần của các thiết bị điện bao gồm cả bảng mạch in,
đều hoạt động với nguồn điện chính lên cần chú ý khi thao tác.

Chỉ sử dụng các dụng cụ và thiết bị đo đã được kiểm định về độ


chính xác và cách điện thích hợp.
Các thông tin khác 1
Không chạm vào các cầu đấu điện, cầu đấu cấp nguồn, khi không
được che chắn.

Khi thực hiện các công việc với động cơ cần ngắt nguồn cấp cho
động cơ, sau đó mới tiến hành các công việc.

2
Chương 2 Tổng quan về tủ điều khiển

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TỦ ĐIỀU KHIỂN

Tổng quan về tủ điều khiển


2.1 Thông số tủ điều khiển

BẢNG THÔNG SỐ TỦ ĐIỀU KHIỂN

Loại tủ Kiểu tủ ngoài trời, 2 lớp cánh

Nguồn cấp 3 phase

Cấp độ IP IP 54

Tần số ( HZ) 50
2
Điện áp (V) 400

2.2 Cấu tạo tủ điều khiển


2.2.1 Thiết bị trên cánh tủ

Chú thích thiết bị trên cánh tủ:


1 1. Đèn báo các pha.
2. Thiết bị cài đặt áp suất.
2 3. Cụm thiết bị báo lỗi và chế độ điều khiển.
4. Cụm thiết bị điều khiển bơm 1.
3
5. Cụm thiết bị điều khiển bơm 2.
4

Hình 1: Bố trí thiết bị trên cánh tủ

3
Chương 2 Tổng quan về tủ điều khiển

2.2.2 Thiết bị điều khiển bên trong tủ

Tổng quan về tủ điều khiển


Chú thích thiết bị bên trong tủ :

1 1. Biến tần điều khiển bơm.


2
2. Quạt thông gió tủ điều khiển.
3. Thiết bị đóng cắt nguồn.
4. Thiết bị điều khiển.
5. Bộ điều khiển Logo.
3 6. Cầu đấu nguồn. 2

s
Hình 2: Bố trí thiết bị bên trong tủ

2.3 Nguyên lý vận hành của tủ điều khiển


Tủ điều khiển bơm hệ bơm tăng áp do công ty Quang phước thiết kế và chế tạo có 2 chế độ hoạt động:
a) Chế độ điều khiển bằng tay.
b) Chế độ điều khiển tự động.
Khi bể cấp nước cho hệ thống ở trạng thái cạn thì tủ điều khiển sẽ không cho phép hệ thống hoạt động
nhằm bảo vệ bơm chống chạy khô nước.
Khi tủ điều khiển đang ở chế độ tự động, vì bất cứ lý do nào dẫn đến áp suất tụt xuống mức < 0.02 Bar,
lúc này hệ thống sẽ tự reset lại trong vòng 1 phút và khởi động lại, nhầm loại bỏ sự cố do lỗi bộ điều
khiển Logo.

4
Chương 2 Tổng quan về tủ điều khiển

2.3.1 Chế độ điều khiển bằng tay

Tổng quan về tủ điều khiển


Để chọn chế độ điều khiển bằng tay cần chuyển vị trí công tắc chế độ điều khiển sang vị trí “ MAN”
như Hình 1.

Hình 3: Chế độ điều khiển bằng tay.

Trong chế độ điều khiển bằng tay để điều khiển bơm ta thực hiện như sau: 2
- Ấn nút “RUN” để chạy bơm.
- Ấn nút “STOP” để dừng bơm.
- Đèn báo “Fault” sáng khi bơm hoặc biến tần lỗi.
Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi thông số của biến trở.

1 2 3 4

Hình 4: Bố trí nút ấn điều khiển.


1 : Biến trở 3 : Nút ấn dừng
2 : Nút ấn chạy 4 : Đèn báo lỗi
2.3.2 Chế độ điều khiển tự động
Để chọn chế độ điều khiển bằng tay cần chuyển vị trí công tắc chế độ điều khiển sang vị trí “AUTO”
như Hình 3.

Hình 5: Chế độ điều khiển tự động.


Trong chế độ điều khiển tự động, hệ thống bơm tăng áp được điều khiển tự động bằng bộ điều khiển
logo. Chương trình được lập trình theo nguyên lý sau:

5
Chương 2 Tổng quan về tủ điều khiển

Khi lưu lượng nước sử dụng ít


Nếu nước được sử dụng, áp suất nước trong đường ống giảm xuống, lúc này tín hiệu áp suất truyền từ

Tổng quan về tủ điều khiển


cảm biến áp suất trên đường ống phản hồi về bộ điều khiển áp suất trên tủ điều khiển. khi áp suất giảm
xuống mức áp suất chạy lại bơm hệ thống, thì bộ điều khiển logo sẽ truyền tín hiệu gọi bơm để tăng áp
suất trên đường ống.
Nếu không còn nhu cầu sử dụng nước, áp suất trên đường ống tăng lên đạt đến áp suất mong muốn duy
trì và không giảm xuống nữa, thì bộ điều khiển logo sẽ lệnh dừng bơm.
Nếu lại có nhu cầu sử dụng nước, áp suất nước trong đường ống giảm xuống, thì hệ thống lại hoạt động
lặp lại quy trình trên.

Khi lưu lượng nước sử dụng nhiều


2
Khi có nhu cầu sử dụng nước, áp suất trên đường ống giảm xuống, tín hiệu từ cảm biến áp suất truyền
về bộ điều khiển áp suất trên tủ điều khiển báo mức áp suất trên đường ống đã giảm đến mức áp suất
chạy lại, thì bộ điều khiển Logo sẽ lệnh điều khiển 1 bơm hoạt động để tăng áp suất trên đường ông.
Nếu 1 bơm trong hệ thống hoạt động mức tần số tối đa, nhưng áp suất trên đường ống vẫn chưa đạt được
mức áp suất đặt của hệ thống, lúc này, bộ điều khiển Logo sẽ lệnh điều khiển bơm còn lại trong hệ thống
hoạt động để tăng áp suất hệ thống lên.
Khi nhu cầu sử dụng nước giảm, hoặc áp suất trên hệ thống đạt mức áp suất đặt của hệ thống, thì bộ điều
khiển Logo sẽ điều khiển dừng bơm hỗ trợ, đến khi mức áp suất đạt mức áp suất đặt và duy trì ổn định,
thì bộ điều khiển Logo sẽ dừng hoàn toàn bơm trong hệ thống. Chu trình lặp lại, khi có nhu cầu sử dụng
nước tiếp theo.

6
Chương 3 Đấu nối dây nguồn và điều khiển

Chương 3 ĐẤU NỐI DÂY NGUỒN VÀ ĐIỀU KHIỂN

Đấu nối dây nguồn và điều khiẻn


Nội dung của chương này, cung cấp các hướng dẫn về đấu nối dây nguồn và dây điều khiển từ thiết bị
đển tủ điều khiển.

3.1 Các lưu ý khi kết nối dây nguồn


- Luôn kiểm tra chắc chắn rằng nguồn cấp cho tủ điều khiển bơm tăng áp phải phù hợp với thông
số yêu cầu của tủ điều khiển trước khi đấu nối nguồn vào tủ.
- Cần kiểm tra và kết nối chính xác các pha từ tủ cấp nguồn đến cầu đấu của tủ điều khiển bơm
theo thứ tự sau : Pha R (Bọc đỏ), Pha S (Bọc Vàng), Pha T (Bọc Xanh), Trung tính (Bọc đen).
- Luôn kết nối Dây tiếp địa với cầu đấu tiếp địa bên trong tủ điều khiển bơm.
- Luôn ngắt điện trước khi thực hiện bất kỳ việc đấu nối dây nguồn, tháo dây nguồn hoặc bất kỳ
công tác bảo dưỡng liên quan đến tủ điều khiển bơm. 3
3.2 Kết nối dây nguồn cho tủ điều khiển và dây nguồn ra bơm
Việc cấp nguồn cho tủ điều khiển bơm và đấu nối dây nguồn từ tủ điều khiển ra bơm cần thực hiện tuân
thủ các lưu ý khi kết nối dây nguồn, và cần lựa chọn dây dẫn và bộ kết nối phù hợp. Thứ tự cầu đấu cấp
nguồn cho tủ điều khiển và cầu đấu cấp nguồn cho bơm được thể hiện như Hình 6.

Hình 6: Cầu đấu cấp nguồn


Trong Hình 6 Cầu đấu “TB-1” là cầu đấu cấp nguồn cho tủ điều khiển bơm, cầu đấu “TB-2”, “TB-3” là
các cầu đấu cấp nguồn ra bơm. Để lựa chọn loại đầu cos và dây dẫn phù hợp với từng công suất của
bơm, có thể tham khảo bảng thông số đầu cos và dây dẫn phía dưới, áp dụng với khoảng cách từ tủ cấp
nguồn đến tủ điều khiển bơm < 100m.
Bảng 2: Bảng tham khảo dây nguồn

Công suất bơm ( kW) 2.2 4 5.5 7.5 11 15

Tiết diện dây cấp cho bơm (mm2) 2.5 4 4 6 10 10

Tiết diện dây nguồn tổng hệ 2 bơm


4 6 10 10 16 25
(mm2)
Tiết diện dây nguồn tổng hệ 3 bơm 35
6 10 16 16 25
(mm2)

7
Chương 3 Đấu nối dây nguồn và điều khiển

Bảng 3: Bảng lựa chọn đầu Cos

Đấu nối dây nguồn và điều khiẻn


Tiết diện dây
2.5 4 6 10 16 25 35
(mm2)
Loại đầu cos SC2.5-4 SC4-4 SC6-6 SC10-8 SC16-10 SC25-10 SC35-12

Ốc tương thích M3 M3.5 M4 M6 M8 M8 M10

Lực vặn (N- m) 1.2 3.0 4.0 5.8 13.5 13.5 27

3.3 Kết nối dây các dây tín hiệu điều khiển
3.3.1 Kết nối dây tín hiệu báo mức
3
Tủ điều khiển bơm tăng áp do bên Công ty Quang Phước chế tạo có 2 lựa chọn về loại que đo báo mức
như sau:
- Loại báo mức nước sử dụng 3 que đo.
- Loại báo mức nước sử dụng 5 que đo.
3.3.2 Kết nối dây tín hiệu báo mức loại 3 que.
Để kết nối dây tín hiệu từ bộ báo mức 3 que về tủ điều khiển bơm, thì bên trong tủ điều khiển đã để chờ
sẵn cầu đấu dây như Hình 7.

Hình 7: Sơ đồ đấu nối tín hiệu bộ que đo mức 3 que


Dây tín hiệu đấu nối từ bộ que đo về đến cầu đấu chờ tại tủ điều khiển theo thứ tự như sau:
- Dây tín hiệu của que đo dài nhất chân Com kết nối với chân E3.
- Dây tín hiệu của que đo báo mức cạn kết nối với chân E2.

8
Chương 3 Đấu nối dây nguồn và điều khiển

- Dây tín hiệu của que đo báo mức đầy kết nối với chân E1.

Đấu nối dây nguồn và điều khiẻn


3.3.3 Kết nối dây tín hiệu báo mức loại 5 que
Để kết nối dây tín hiệu từ bộ báo mức 5 que về tủ điều khiển bơm, thì bên trong tủ điều khiển đã để chờ
sẵn cầu đấu dây như Hình 8.

Hình 8: Cầu đấu dây tín hiệu phao báo mức sử dụng 5 que.
Dây tín hiệu đấu nối từ bộ que đo về đến cầu đấu chờ tại tủ điều khiển theo thứ tự như sau:
- Dây tín hiệu của que đo dài nhất chân Com kết nối với chân E5.
- Dây tín hiệu của que đo báo mức nước rất thấp nối với chân E4.
- Dây tín hiệu của que đo báo mức nước thấp nối với chân E3.
- Dây tín hiệu của que đo báo mức nước đầy nối với chân E2.
- Dây tín hiệu cảu que đo báo mức nước tràn nối với chân E1.
Lưu ý : Đối với dây tín hiệu để đấu nối tín hiệu phao có thể sử dụng dây có tiết diện 1.5 mm2 .
3.3.4 Kết nối dây tín hiệu cảm biến áp suất
Thông số kỹ thuật của cảm biến áp suất sử dụng trong hệ bơm tăng áp do công ty Quang Phước như sau:
- Model : BDF-CTA010.
- Nguồn cấp : 24VDC.
- Tín hiệu đầu ra : 4-20mA.
- Dải đo : 0-10 Bar.

9
Chương 3 Đấu nối dây nguồn và điều khiển

Sơ đồ dây cảm biến áp suất được thể hiện như Hình 9.

Đấu nối dây nguồn và điều khiẻn


3

Hình 9: Sơ đồ dây cảm biến.

Bên trong tủ điều khiển, có để chờ sẵn tại cầu đấu để kết nối với dây từ cảm biến áp suất được thể
hiện như Hình 10.

Hình 10: Cầu đấu chờ kết nối cảm biến áp suất.
Để kết nối dây cảm biến áp suất và dây chờ tại cầu đấu thứ tự kết nối như sau:
- Dây Green của cảm biến kết nối với chân AI+ trên cầu đấu.
- Dây Red của cảm biến kết nối với chân 24VDC trên cầu đấu.
- Dây Black của cảm biến kết nối với chân 0VDC trên cầu đấu.

10
Chương 4 Cài đặt bộ điều khiển áp suất

Chương 4 CÀI ĐẶT BỘ ĐIỀU KHIỂN ÁP SUẤT


4.1 Giao diện bộ cài đặt áp suất E5CC

Cài đặt bộ điều khiển áp suất


Tủ điều khiển hệ thống bơm tăng áp của công ty Quang Phước sử dụng bộ điều khiển áp suất E5CC của
Omron, Bộ điều khiển áp suất E5CC có giao diện như Hình 9.

8 2

7 4
3

4
6 5
Hình 11:Giao diện bộ điều khiển E5CC

1) Hiển thị áp suất hiện tại trên đường ống. 2) Hiển thị áp suất cài đặt.

3) Phím lên. 4) Phím xuống.

5) Phím Shift. 6) Phím chế độ hoạt động.

7) Phím mức. 8) Chỉ thị hoạt động.

4.2 Cài đặt thông số cho bộ điều khiển áp suất


4.2.1 Cài đặt áp suất đặt
Trong một hệ thống cấp nước sinh hoạt hoặc sản xuất hay bất kỳ hệ thống liên quan đến duy trì áp suất
trên hệ thống, mức áp suất đặt là mức áp suất mong muốn duy trì trên đường ống của hệ thống, việc cài
đặt mức áp suất đặt như sau:
Tại màn Giao diện cài đặt của bộ điều khiển E5CC, Nhấn phím xuống “” để giảm giá trị cài đặt, nhấn
phím lên “” để tăng giá trị cài đặt. Nhấn phím Shift để lưu giá trị cài đặt hoặc sau thời gian 5s bộ
điều khiển sẽ tự động lưu.
4.2.2 Cài đặt áp suất chạy lại của hệ thống
Áp suất chạy lại của hệ thống được tính như sau:
Á𝑝 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑐ℎạ𝑦 𝑙ạ𝑖 Á𝑝 𝑠𝑢ấ𝑡 đặ𝑡 𝐷𝑒𝑙𝑡𝑎 𝑃
Để cài đặt mức Delta P ta thực hiện như sau:

11
Chương 4 Cài đặt bộ điều khiển áp suất

Bước 1 : Tại màn hình chính của bộ điều khiển E5CC ấn phím Shift để di chuyển đến màn hình
AL-1 như Hình 12.

Cài đặt bộ điều khiển áp suất


4

Hình
Hình 13 : Mànhình
12:Màn hìnhcài
càiđặt
đặtDelta
DeltaPP

Bước 2 : Khi đang ở màn hình cài đặt Delta P như Hình 10, Nhấn phím xuống “” để giảm giá trị
cài đặt, nhấn phím lên “” để tăng giá trị cài đặt. Nhấn phím Shift để lưu giá trị cài đặt hoặc
sau thời gian 5s bộ điều khiển sẽ tự động lưu.

Bước 3 : Để duy chuyển về lại giao diện chính của bộ E5CC tiếp tục ấn phím Shift đến khi quay
lại giao diện chính.
Kiểm tra các thông số cài đặt xuất xưởng
Trước khi sản phẩm đến tay khách hàng, các thông số chức năng của bộ điều khiển E5CC đã được Công
ty Quang Phước cài đặt sẵn, trước khi tiến hành chạy thử hệ thống cần kiểm tra các thông số của bộ
E5CC với các thông số được ghi tại Error! Reference source not found., nếu có sự sai khác về thông
số cài đặt cần điều chỉnh lại thông số theo bảng cài đặt xuất xưởng.
Để vào màn hình thông số cài đặt chức năng, tại giao diện chính của bộ điều khiển E5CC, nhấn giữ phím
mức đến khi di chuyển đến màn hình mới như Hình 14, tiến hành kiểm tra các thông số bằng cách
bấm phím Shift để di chuyển đến từng thông số. Nhấn giữ phím mức để thoát phần cài đặt.

Mã chức năng

Giá trị cài đặt

Hình 14: Màn hình cài đặt thông số.

12
Chương 4 Cài đặt bộ điều khiển áp suất

Bảng 4:Bảng thông số cài đặt chức năng bộ điều khiển E5CC

Cài đặt bộ điều khiển áp suất


MÃ MÔ TẢ GIÁ TRỊ CÀI ĐẶT XUẤT XƯỞNG

Input Sensor type 25

Scaling upper limit 100

Scaling lower limit 0

Decimal point 1

SP upper limit 10 4

SP lower limit 0

Mode control PID

Standard or Heating/Cooling Standard control = STND

Alarm 1 Type 3

Alarm 1 1

Alarm 2 Type 9

Alarm 2 0.08

Control Output 1 Signal 0-20

Process Value Input Shift 0.0

Proportional Band 3

Integral Time 5

Derivative Time 1

13
Chương 4 Cài đặt bộ điều khiển áp suất

4.3 Các lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục


Khi tại giao diện chính của bộ điều khiển áp suất E5CC xuất hiện lỗi, thì cần kiểm tra thông số lỗi và

Cài đặt bộ điều khiển áp suất


biện pháp khắc phục như bảng mã lỗi phía dưới:
Bảng 5: Bảng mã lỗi bộ điều khiển E5CC.

MÃ LỖI MÔ TẢ NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC


Kiểm tra lại kết nối cảm biến
Đầu vào cảm biến kết nối chưa
với bộ điều khiển đã kết nối
chính xác.
chính xác hay chưa.
Loại cảm biến lựa chọn chưa Kiểm tra loại cảm biến đã lựa
Input error
phù hợp. chọn đúng hay không.

Dây kết nối cảm biến và bộ Kiểm tra dây cảm biến có bị đứt 4
điều khiển gặp vấn đề. hay gặp sự cố hay không.

Ngắt tạm nguồn điều khiển của


bộ điều khiển E5CC trong 1
phút, nếu sau 1 phút khởi động
Đây là lỗi do mạch điều khiển
A/D converter error lại không còn lỗi thì lỗi đã được
bên trong của bộ điều khiển.
xử lý.
Nếu lỗi vẫn còn cần liên hệ nhà
cung cấp.

Ngắt tạm nguồn điều khiển của


bộ điều khiển E5CC trong 1
phút, nếu sau 1 phút khởi động
Đây là một lỗi của bộ nhớ bên
Memory error lại không còn lỗi thì lỗi đã được
trong bộ điều khiển E5CC
xử lý.
Nếu lỗi vẫn còn cần liên hệ nhà
cung cấp.

14
Chương 5 Cài đặt thông số chạy bơm

Chương 5 CÀI ĐẶT THÔNG SỐ CHẠY BƠM


Nội dung của chương này, cung cấp các thông tin và các thao táo để người vận hành có thể cài đặt các

Cài đặt thông số chạy bơm


thông số chạy bơm trên bộ điều khiển Logo.

5.1 Giao diện bộ điều khiển Logo


Giao diện điều khiển của bộ điều khiển Logo được thể hiện như Hình 15.

2 5
5 4

Hình 15: giao diện bộ điều khiển Logo.

1 : Đầu vào bộ điều khiển Logo 4 : Nút ấn OK


2 : Màn hình hiển thị 5 : Nút ấn Esc
3 : Nút ấn chức năng 6 : Đầu ra bộ điều khiển Logo
5.2 Thao tác cài đặt thời gian cho chu trình rửa lọc
5.2.1 Thao tác lựa chọn màn hình cài đặt
Trên bộ lập trình logo, khi màn hình đang ở chế độ nghỉ màn hình tối thì ấn nút bất kỳ để vào chế độ
màn hình điều khiển, khi vào màn hình điều khiển nếu màn hình không phải màn hình như Hình 16 thì
ấn nút ▲ để vào màn hình điều khiển.

DATE : 2022-03-30
TIME : WE 20:34

PRESS : ESC + > KEY


TO SETTING MENU

Hình 16: Màn hình điều khiển trên bộ Logo.

15
Chương 5 Cài đặt thông số chạy bơm

Khi vào đến màn hình điều khiển, để chuyển sang màn hình cài đặt cho hệ thống và các màn hình khác
nhấn tổ hợp phím sau “ESC + ►”, sẽ di chuyển đến màn hình cài đặt như Error! Reference source not
found..

Cài đặt thông số chạy bơm


SETTING PUMP 1
T-S-A-P1 : 30 : 00 m
T-S-D-P1 : 40 : 00 s
T-D-S-P1 : 30 : 00 s
T-NR-P1 : 45 : 00 s
F-HZ-P1 : 950

Hình 17: Màn hình cài đặt thông số

Chi tiết các thông số cài đặt của từng bơm được ghi trong bảng
5
Bảng 6: Bảng cài đặt thông số chạy bơm

Mã cài đặt Nội dung Giá trị cài đặt mặc định

T-S-A Cài đặt thời gian dừng luân phiên theo giờ 30 Phút

T-S-D Cài đặt thời gian dừng trễ khi đủ áp 40 Giây

T-D-S Cài đặt thời gian trễ gọi bơm hỗ trợ 30 Giây

Cài đặt thời gian gọi bơm hỗ trợ khi có tín hiệu
T-NR 45 Giây
gọi bơm nhưng bơm không chạy

F-HZ Thông số gọi bơm hỗ trợ 950

Lưu ý: P1 là thứ tự bơm cài đặt.


5.2.2 Thao tác thay đổi thông số cài đặt
Trong quá trình hoạt động của hệ thống, các thông số cài đặt luôn có sự thay đổi, vì vậy để thay đổi các
thông số cài đặt trên màn hình cài đặt tại Error! Reference source not found. ta tiến hành như sau.
Bước 1 : Tại màn hình cài đặt, nhấn giữ nút “ESC” cho đến khi màn hình hiển thị như Hình 18.

SETTING
T-CLEAR :
T-OPEN-V1 : 05 : 00 m
T-OPEN-V2 : 05 : 00 m

Hình 18: Màn hình hiển thị đang trong chế độ cài đặt.

16
Chương 5 Cài đặt thông số chạy bơm

Bước 2 : Khi màn hình đã ở trong chế độ cài đặt như Hình 18, sử dụng các nút ấn chức năng ▲,▼,◄,►
để di chuyển đến vị trí thông số cần thay đổi, ấn nút “OK” để tiến hành thay đổi thông số.
Bước 3 : Sau khi đã lựa chọn thông số muốn cài đặt, sử dụng các nút ▲,▼ để tăng hoặc giảm giá trị cài

Cài đặt thông số chạy bơm


đặt , các nút ◄,► để di chuyển sang các thành phần trong thông số đang cài đặt. các thành phần của
một thông số cài đặt được thể hiện như Hình 19.

1 2
SETTING
T-CLEAR :
T-OPEN-V1 : 05 : 00 m
T-OPEN-V2 : 05 : 00 m

Hình 19: Các thành phần trong thông số cài đặt.


5

Trong đó :
1 : Thông số cài đặt thời gian.
2 : Đơn vị thời gian (giờ - h , phút - m, giây - s).

Bước 4 : Sau khi cài đặt xong thông số, nhấn nút “OK” để lưu thông số, sau đó nhấn nút “ESC” để trở
lại màn hình giám sát.
Bước 5 : Để quay trở lại màn hình ban đầu nhấn tổ hợp phím “ESC + >” đến khi quay lại màn hình ban
đầu.

17
Chương 6 Cài đặt thông số biến tần

Chương 6 CÀI ĐẶT THÔNG SỐ BIẾN TẦN


6.1 Giao diện điều khiển biến tần ATV610
Chi tiết giao diện điều khiển của biến tần được thể hiện qua Hình 20.

Cài đặt thông số biến tần


6

Hình 20: Giao diện điều khiển biến tần ATV610.

Bảng 7: Chi tiết màn hình điều khiển.

1 STOP/ RESET : Nút ấn dừng lệnh hoặc xóa một lỗi hiện hành
2 ESC : Nút ấn này dùng để thoát khỏi Menu hoặc một thông số đang cài đặt.
3 Graphic display : Màn hình hiển thị
4 Home : Nút ấn cho phép quay về trang màn hình Home
5 Run : Thực hiện chức năng chạy khi được cài đặt
6 Touch wheel / Ok : Nút ấn này sử dụng để lưu giá trị hiện tại hoặc truy cập vào lựa chọn vào
Menu hoặc thông số. The touch wheel được sử dụng để lựa chọn nhanh tới
các Menus. Các mũi tên lên/xuống được sử dụng để lựa chọn các thông số,
các mũi tên trái/phải được sử dụng để lựa chọn vị trí trong thông số cài đặt.

18
Chương 6 Cài đặt thông số biến tần

Chi tiết điều khiển trên màn hình


Thông tin chi tiết các chức năng trên màn hình Graphic display thể hiện trên hình

Cài đặt thông số biến tần


Hình 21: Chi tiết màn hình điều khiển Graphic display.

Bảng 8: Bảng thông tin màn hình điều khiển Graphic display 6

1 Thanh màn hình : chứa nội dung có thể cài đặt


2 Trạng thái biến tần
Thể hiện kênh điều khiển :
TERM : cầu đấu.
3 HMI : Màn hình hiển thị kết nối.
MDB : Đang kết nối Modbus.
NET : Chế độ fieldbus.
4 Chế độ hoạt động người dùng cài.
5 Menu line : Tên các thư mục chức năng hiện đang chọn
6 Thể hiện các Menus, SubMenus, Thông số, giá trị .

6.2 Trạng thái đèn LED điều khiển

Key LED Color LED Status Drive Status


Sáng chớp Sẵn sàng hoạt động.
1 Green Nhấp nháy Đang tăng tốc hoặc giảm tốc.
Sáng Đang chạy.
Sáng chớp Có cảnh báo.
2 Red
Sáng Trạng thái vận hành lỗi.
4 Yellow Sáng chớp Đang giao tiếp Modbus.
5 Green Sáng Đang kết nối chế độ Fieldbus.
Sáng Kết nối Fieldbus lỗi.
6 Red
Sáng chớp Kết nối Fieldbus không chính xác.

Hình 22: Đèn LED trạng thái trên biến tần.

19
Chương 6 Cài đặt thông số biến tần

6.3 Các bước cài đặt biến tần


6.3.1 Các bước để cài đặt 1 thông số của biến tần
Để cài đặt một thông số bất kỳ của biến tần

Cài đặt thông số biến tần


Bước 1 : Nhấn Phím “Home” để vào màn hình cài đặt.
Bước 2 : Trong màn hình cài đặt lựa chọn thư mục chức năng muốn cài đặt, sau đó ấn “OK”.
Bước 3 : Trong thư mục cài đặt lựa chọn thông số muốn cài đặt, sau đó ấn “OK”.
Bước 4 : Cài đặt thông số, Sau đó ấn “OK” để lưu thông số.
6.3.2 Khôi phục cài đặt của nhà máy
Trước khi tiến hành cài đặt các thông số của biến tần cần khôi phục lại cài đặt của nhà máy quy trình
thực hiện như sau:
6
Bước 1 : Từ màn hình chính Main menu ấn nút Home để vào màn hình cài đặt.
Bước 2 : Trong màn hình Home tìm đến thư mục chức năng “File management” nhấn “OK”.
Bước 3 : Trong thư mục “File management” chọn đến chức năng “Factory Setting”, sau đó tìm đến
thông số “Parameter Group List” cài đặt = “ALL”.
Bước 4 : Sau khi cài đặt xong thông số nhấn “OK” để hoàn thiện việc khôi phục cài đặt của nhà máy.
6.3.3 Các thông số cài đặt xuất xưởng của biến tần
Các thông số cài đặt biến tần, bên công ty Quang Phước đã tiến hành cài đặt và chạy thử trước khi xuất
xưởng, thông số cụ thể được cài ghi trong Bảng 9.
Bảng 9: Bảng thông số cài đặt biến tần ATV610.

Thư mục chức năng Thư mục cài đặt Thông số cài đặt Giá trị cài đặt
Nominal Motor Power
Tham khảo Nameplate
Nom Motor Current
động cơ
Motor Th Current
Acceleration 10
Simply start Simply start Deceleration 10
Low speed 35
High speed 50
Output Ph Rotation ABC
Config Ref Freq 1 AI1
Motor Standard 50
Complete setting Motor parameter Tham khảo Nameplate
Nominal motor Power
động cơ

20
Chương 6 Cài đặt thông số biến tần

Thư mục chức năng Thư mục cài đặt Thông số cài đặt Giá trị cài đặt
Nom Motor Voltage 400
Tham khảo Nameplate
Nom Motor Current

Cài đặt thông số biến tần


động cơ
Nominal Motor Freq 50
Tham khảo Nameplate
Nominal Motor Speed
động cơ
Max Frequency 50
Motor Control Type U/F VC Quad
Output Ph Rotation ABC
Command and
Control Mode Separate 6
Reference
AI1 Type 10U
AI1 Min. value 0
AI1 Max. value 10
AQ1 Assignment Motor Frequency (OFr)
AQ1 Type 10U
AQ1 min output 0
Input/Output AQ1 max Output 10
Scaling AQ1 min 0
Scaling AQ1 max 100
R1 Assignment Operating State Fault
R1 Active at 0
R2 Assignment Drive Running
R2 Active at 1
2 Preset Freq DI3
Generic functions
Preset speed 2 50

6.3.4 Các lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục


Bảng 10: Bảng mã lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục của biến tần ATV610

Mã lỗi Tên lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục


Khối điều khiển bị thay
CFF Incorrect Configuration Kiểm tra lại các khối điều khiển
đổi

21
Chương 6 Cài đặt thông số biến tần

Mã lỗi Tên lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục


Cấu hình hiện tại của Kiểm tra lại các cài đặt xem có
biến tần không đồng bộ bị thay đổi hay không

Cài đặt thông số biến tần


Mất tìn hiệu Analog tại Kiểm tra lại dây kết nối đến đầu
đầu vào AI1 vào Analog
LFF1 AI1 4-20mA loss
Lỗi do dòng điện đầu
Kiểm tra lại phần cài đặt
vào AI1 nhỏ hơn 2mA

Thông số cài đặt của Kiểm tra lại thông số cài đặt của
động cơ khôn chính xác động cơ

Kiểm tra lại công suất của động


OCF Overcurrent
Tải quá nặng
cơ 6
Giảm giá trị tại thông số Current
limitation
Khóa cứng
Tăng giá trị Switching
frequency.
Kiểm tra lại thông số cài đặt quả
OLF Motor Overload Động cơ bị quá tải
động cơ

OPF1 Single Output Phase Loss Mất 1 pha tới động cơ Kiểm tra lại dây nối động cơ

Động cơ chưa được kết


Kiểm tra lại dây kết nối đến
nối hoặc công suất động
động cơ
cơ quá nhỏ
OPF2 Output Phase Loss
Dòng điện ra động cơ
Kiểm tra lại thông số cài đặt
không ổn định

Điện áp đầu vào quá cao

OSF Supply Mains Overvoltage Kiểm tra lại nguồn đầu vào
Nguồn đầu vào không
ổn định
Kiểm tra lại kết nối từ biến tần
đến thiết bị và cách điện của
động cơ
Ngắn mạch hoặc chạm
Điều chỉnh lại thông số
SCF1 Motor short circuit đất tại đầu ra của biến
Switching frequency
tần

Kết nối cuộn cảm với động cơ

22
Chương 6 Cài đặt thông số biến tần

Mã lỗi Tên lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục


Kiểm tra lại dây kết nối từ biến
tần đến động cơ và kiểm tra
cách điện động cơ

Cài đặt thông số biến tần


Điều chỉnh lại thông số
Switching frequency
Dò điện tại đầu ra của
SCF3 Ground Short Circuit
biến tần
Kết nối cuộn cảm với động cơ

Nếu cáp kết nối quá dài kiểm tra


lại thông số Ground Fault
Activation

6
6.4 Các công tác bảo trì bảo dưỡng biến tần
Để đảm bảo việc hoạt động của biến tần đạt hiệu quả tốt nhất, thì việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ
biến tần là rất quan trọng. Các công tác kiểm tra và bảo dưỡng biến tần có thể tham khảo Bảng 9.
Bảng 11: Các công tác kiểm tra định kỳ biến tần.

Mục kiểm tra Nội dung kiểm tra Phương thức kiểm tra
Môi trường xung quanh Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, độ rung và Kiểm tra bằng thiết bị.
biến tần không khí xung quanh biến tần ( Bụi, Kiểm tra trực quan.
khí, dầu và giọt nước).
Kiểm tra để đảm bảo không để các dụng
cụ hoặc vật liệu là khác hoặc các vật
nguy hiểm xung quanh biến tần.

Kiểm tra bên ngoài biến Kiểm tra các để đảm bảo rằng các bu Kiểm tra trực quan.
tần lông giữ chặt dây dẫn không bị lỏng Sử dụng công cụ kiểm tra lại
trước khi bật nguồn. độ chặt của bu lông, nếu lỏng
Kiểm tra biến tần có các dấu hiệu bị quá cần vặn chặt lại trước khi bật
nhiệt, đổi màu và các lỗi khác trên bề nguồn.
mặt biến tần.
Kiểm tra độ ồn, mùi hoặc những dấu
hiệu bất thường khác.

Kiểm tra quạt làm mát Kiểm tra quạt có tiếng ồn bất thường Kiểm tra trực quan.
của biến tần hay không và các rung động bất thường
trong quá trình quạt hoạt động.

Kiểm tra Keypad Kiểm tra các chức năng của Keypad. Kiểm tra trực quan.
Kiểm tra bằng các thao tác lên
Keypad.

23
Chương 6 Cài đặt thông số biến tần

Mục kiểm tra Nội dung kiểm tra Phương thức kiểm tra
Chạy thử biến tần Điều khiển biến tần hoạt động và theo Kiểm tra và giám sát quá trình
dõi chạy thử.

Cài đặt thông số biến tần


6

24
Chương 7 Kiểm tra và chạy thử hệ thống

Chương 7 KIỂM TRA VÀ CHẠY THỬ HỆ THỐNG

Kiểm tra và chạy thử hệ thống


7.1 Các công tác chuẩn bị trước khi chạy thử hệ thống
7.1.1 Kiểm tra nguồn cấp cho tủ điều khiển
Trước khi tiến hành chạy thử hệ thống bơm tăng áp, cần kiểm tra điện áp đầu vào của tủ điều khiển để
đảm bảo nguồn cấp ổn định cho tủ điều khiển, kiểm tra các kết nối dây nguồn đảm bảo bộ chặt của bu
lông không bị lỏng. Thông số yêu cầu của tủ điều khiển có thể xem chi tiết tại chương 1.
7.1.2 Kiểm tra đấu nối trong hộp đấu dây động cơ
Đối với từng động cơv cần kiểm tra cách đấu dây trên nhãn động cơ theo điện áp nguồn cấp, để lựa chọn
kiểu đấu là đấu Sao hay đấu Tam giác, tham khảo phương pháp đấu dây bên Hình 24 và Hình 23.

Hình 24: Đấu dây kiểu sao

Hình 23: Đấu dây kiểu tam giác


Ví dụ: đối với nhãn động cơ như Hình 25.

Hình 25: Nhãn động cơ 1.1 kw

25
Chương 7 Kiểm tra và chạy thử hệ thống

Với thông số động cơ như Hình 25 là: Động cơ 3 pha , công suất 1.1kw và điện áp là 400V thì cần đấu
nối theo phương pháp đấu Sao.

Kiểm tra và chạy thử hệ thống


7.2 Kiểm tra biến tần trước khi chạy thử
Bảng 12: Bảng thông số kiểm tra biến tần trước khi chạy thử.

HẠNG MỤC KIỂM TRA NỘI DUNG KIỂM TRA

- Kiểm tra bu lông bắt tại phần vỏ biên tần có bị lỏng


hoặc thiếu không.
Kiểm tra phần vỏ biến tần
- Kiểm tra phần vỏ biên tần có bất thường gì không.

- Kiểm tra bu lông và vít có bị lỏng hoặc mất hay không.


7
Kiểm tra chung - Kiểm tra phần dây cáp cấp nguồn có bị lỏng, đứt , hở
mạch hay đổi màu bất thường hay không.
Kiểm tra mạch
điều khiển và Kiểm tra dây điều - Kiểm tra dây điều khiển kết nối tới biến tần có bị thiếu
cấp nguồn của khiển hay lỏng không.
biến tần

Kiểm tra cầu đấu - Kiểm tra cầu đấu dây có dấu hiệu bất thường hay
dây không.

- Kiểm tra quạt làm mát của biến tần có sự bất thường
Kiểm tra quạt làm mát của biến tần hay không.
- Kiểm tra ốc bắt có bị lỏng hay không.

7.2.1 Kiểm tra mức nước và các van trong hệ thống


Sau khi kiểm tra phần tủ điện điều khiển đã đảm bảo đủ điều kiện tiến hành chạy thử, cần kiểm tra thêm
mức nước trong bể chứa phải đảm bảo đủ để tiến hành chạy thử.
Kiểm tra các van khóa trong hệ bơm tăng áp hoạt động bình thường, không bị kẹt hay hỏng.
7.2.2 Vận hành chạy thử hệ thống
Sau khi các công tác kiểm tra trước khi chạy thử đã hoàn tất, và hệ thống đủ điều kiện để tiến hành chạy
thử , thì tiến hành chạy thử hệ thống như sau:
- Bước 1: Tiến hành cấp nguồn vào tủ điều khiển và kiểm tra nguồn điện cấp vào tủ.
- Bước 2: Cấp nguồn vào mạch điều khiển và biến tần, đồng thời mồi nước cho bơm.

26
Chương 7 Kiểm tra và chạy thử hệ thống

- Bước 3: Kiểm tra các thông số cài đặt của biến tần với thông số cài đặt xuất xưởng.
- Bước 4: Chuyển chế độ hoạt động của tủ sang chế độ bằng tay.

Kiểm tra và chạy thử hệ thống


- Bước 5: Tiến hành chạy ngắn để kiểm tra chiều quay thực tế của các bơm trong hệ thống với chiều
quay ghi trên bơm. Nếu chiều quay thực tế của bơm khác với chiều quay ghi trên thân bơm cần hiệu
chỉnh lại bằng cách thay đổi vị trí 2 pha tại đầu ra biến tần hoặc thay đổi thông số E98 = 99.
- Bước 6: Sau khi chiều quay của bơm đã đúng, tiến hành chạy bơm và kiểm tra áp suất tại đồng hồ
cơ và áp suất trên bộ điều khiển E5CC có bằng nhau hay không. Nếu có sự sai khác cần hiệu chỉnh
lại để đảm bảo áp suất phản hồi về tủ điện được chính xác.
- Bước 7: Sau khi áp suất thực tế và áp suất phản hồi đã chính xác, đồng thời bơm vận hành đã lên đủ
áp ghi trên thông số bơm. Thì chuyển chế độ hoạt động sang chế độ tự động và giám sát việc hoạt
động của hệ thống với nguyên lý của tủ.
Bước 8: Khi hệ thống đã hoạt động đúng theo nguyên lý của tủ và các đèn báo tín hiệu trên tủ thể hiện 7
đúng trạng thái, việc tiến hành chạy thử đã hoàn tất và đưa vào sử dụng.

27
Chương 8 Bảo trì và bảo dưỡng

Chương 8 BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG


Trong chương này, cung cấp cho người sử dụng nhưng khuyến cáo và nội dung cần thực hiện khi tiến
hành bảo trì bảo dưỡng hệ bơm tăng áp.

8.1 Những khuyến cáo an toàn khi tiến hành bảo trì và bảo dưỡng

Bảo trì và bảo dưỡng


- Không bao giờ được tiến hành bảo dưỡng thiết bị hoặc động cơ trong khi nguồn điện vẫn được
cấp tới thiết bị hoặc động cơ. Cần ngắt kết nối nguồn cấp, và luôn đợi ít nhất 5 phút từ khi ngắt
nguồn để lượng điện do tụ điện lưu trữ được của biến tần hoặc các thiết bị khác được xả hết rồi
mới tiến hành bảo dưỡng thiết bị hoặc động cơ.
- Luôn luôn phải kiểm tra điện trở cách điện của thiết bị bằng đồng hồ vạn năng (điện trở kháng ít
nhất phải là 1 Mohm). Điều này để đảm bảo không có điện áp giữa đầu vào pha U1,V1 và W1
với đất.
8
- Không được tiến hành kiểm tra các dây điều khiển nối tới biến tần khi nguồn điều khiển chưa
được ngắt, vì các nguồn điều khiển này có thể gây nguy hiểm ngay cả khi biến tần đã được tắt.

8.2 Bảo dưỡng định kỳ hệ thống


- Thường xuyên kiểm tra các điều kiện bên trong tủ điều khiển, sự tiếp xúc của các kết nối tại cầu
đấu hoặc nước bên trong tủ điện.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng thông gió của tủ điều khiển bằng tay. Nếu gió thoát ra quá
nóng hoặc quá yếu, cần vệ sinh và thay thế lọc gió. Nên kiểm tra hàng ngày và vệ sinh định kỳ
3 tháng/ 1 lần.
- Khi hệ thống không hoạt động trong thời gian dài, cần ngắt nguồn điện cấp đến.
- Thường xuyên đóng kín cánh tủ, bịt các khe hở để không cho côn trùng, sinh vật gặm nhấm phá
hoại.
- Kiểm tra các thông số về dòng điện , điện áp của tủ điện, định kỳ hàng tuần.
- Kiểm tra độ kín nước của gioăng, nếu bị rò rỉ cần thay thế, Định kỳ hàng tuần.
- Kiểm tra áp suất trên đồng hồ cơ và áp suất phản hồi trên bộ điều khiển E5CC, Định kỳ hàng
tuần.
- Thực hiện các công tác kiểm tra và bảo dưỡng biến tần như Bảng 11, định kỳ 1 tháng/ 1 lần

28

You might also like