Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 67

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

CÔNG TRÌNH DỰ THI


GIẢI THƯỞNG
ĐỀ TÀI MÔN HỌC XUẤT SẮC UEH500 NĂM 2023

TÊN CÔNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI TÂM LÝ


HỌC SAU KHI CHUYỂN TỪ MÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG SANG MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI THUỘC KHOA/VIỆN: KHOA TOÁN – THỐNG KÊ

MSĐT (Do BTC ghi):

1
TP. Hồ Chí Minh – 2023
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tác động tiêu cực đến
tâm lý sinh viên khi chuyển đổi môi trường sống và học tập, đồng thời tìm hiểu mức
độ quan tâm của sinh viên về vấn đề này và mong muốn của các bạn đối với nhà
trường, gia đình, giảng viên và cả bản thân các bạn trong việc phòng ngừa vấn đề tâm
lý tiêu cực ở sinh viên. Bên cạnh đó, xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu cũng
như thang đo cho các yếu tố.
Với 261 mẫu khảo sát người học tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu
đã khẳng định mối liên hệ giữa các yếu tố tác động đến sự thay đổi tâm lý khi chuyển
đổi từ THPT sang ĐH. Để kiểm chứng sâu hơn, nhóm nghiên cứu cũng xác định các
nguyên nhân, khó khăn tác động đến sự thay đổi tâm lý. Nhóm cũng sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính để kiểm định lại các kết quả nêu trên và khám phá lý do các
yếu tố thuộc nhóm tính chất công việc và thời gian làm việc linh động không tác động
đến sự hài lòng.
Thông qua kết quả trên, nhóm tác giả đề xuất những giải pháp giúp các trường
học và cá nhân có thể thiết kế, xây dựng và phát triển những chương trình về giáo dục
tâm lý, phương pháp giảng dạy, phù hợp,… để sinh viên có thời gian, không gian học
tập tốt nhất.
TỪ KHÓA: Sự thay đổi tâm lý, đại học, trung học phổ thông, vấn đề tâm lý.

2
MỤC LỤC

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Thể hiện giới tính
Biểu đồ 2: Đối tượng khảo sát
Biểu đồ 3: Nơi cư trú
Biểu đồ 4: Người ở cùng đáp viên
Biểu đồ 5: Thể hiện tâm lý về quan hệ giao tiếp xã hội ở trung học phổ thông ( THPT)
Biểu đồ 6: Thể hiện tâm lý quan hệ giao tiếp ở đại học (ĐH)
Biểu đồ 7: Thể hiện tâm lý về gia đình ở THPT
Biểu đồ 8: Thể hiện tâm lý gia đình ở ĐH
Biểu đồ 9: Khó khăn trong việc thích ứng với môi trường mới ở THPT
Biểu đồ 10: Khó khăn trong việc thích ứng với môi trường mới ở ĐH
Biểu đồ 11: Áp lực đồng trang lứa ở THPT
Biểu đồ 12: Áp lực đồng trang lứa ở ĐH
Biểu đồ 13: Áp lực tiền bạc ở THPT
Biểu đồ 14: Áp lực tiền bạc ở ĐH
Biểu đồ 15: Tâm lý về nhà ở trong môi trường THPT
Biểu đồ 4.17: Tâm lý về nhà ở trong môi trường ĐH
Biểu đồ 4.18: Tâm lý về tình yêu ở môi trường THPT
Biểu đồ 4.19: Tâm lý về vấn đề tình yêu ở ĐH
Biểu đồ 4.20: Tâm lý về vấn đề việc làm ở THPT
Biểu đồ 4.21: Tâm lý về vấn đề việc làm ở ĐH
Biểu đồ 4.22: Cảm nhận của đáp viên về những vấn đề tâm lý đã mắc phải ở THPT
Biểu đồ 4.23: Cảm nhận của đáp viên về những vấn đề tâm lý đã mắc phải ở ĐH
Biểu đồ 4.24: Mức độ chia sẻ cho người thân về những vấn đề tâm lý đã mắc phải ở
THPT
Biểu đồ 4.25: Mức độ chia sẻ cho người thân về những vấn đề tâm lý đã mắc phải ở
ĐH
Biểu đồ 4.26: Các cách đáp viên vượt qua các vấn đề tâm lý mắc phải ở THPT
Biểu đồ 4.27: Các cách đáp viên vượt qua các vấn đề tâm lý mắc phải ở ĐH
4
Biểu đồ 4.28: Các trải nghiệm tích cực ở cấp THPT
Biểu đồ 4.29: Các trải nghiệm tích cực ở ĐH
Biểu đồ 4.30: Cảm nhận môi trường đại học khi là học sinh THPT
Biểu đồ 4.31: Thể hiện sự thích nghi với môi trường ĐH
Biểu đồ 4.32: Ảnh hưởng của sự thay đổi tâm lý
Biểu đồ 4.33: Suy nghĩ của đáp viên về tầm quan trọng của sự thay đổi tâm lý
Biểu đồ 4.34: Mong muốn của đáp viên về môi trường học tập

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Việt


THPT Trung học phổ thông
STT Số thứ tự
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
ĐH Đại học
CĐ Cao đẳng
Gen Z Generation Z

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài


Bước vào học tập ở một môi trường ĐH được coi là một bước ngoặt rất quan trọng
đối với sinh viên vì đó là cơ hội để sinh viên tiếp thu những kiến thức và kĩ năng cần
thiết để phục vụ cho công việc sau này. Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay nói chung và sinh
viên nói riêng đang có xu hướng phải chịu nhiều áp lực nặng nề về tài chính, chuyện
học tập, đồng trang lứa, gia đình,… vì họ luôn phải thay đổi bản thân để theo kịp tốc
độ phát triển của xã hội ngày càng hiện đại hoá. Bằng chứng là theo các nghiên cứu
trước đây, sinh viên ĐH đang bị trầm cảm và lo lắng ở mức độ cao (Rotenstein và
Larcombe, 2016). Tỷ lệ sinh viên mắc các vấn đề về tâm lý tại Nhật Bản (Hakami,
2018); Ấn Độ (Jaisoorya và cộng sự, 2017) và Trung Quốc (Li và cộng sự, 2020) lần
lượt là 31%, 34.8% và 84.4%. Ở Việt Nam, tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm, lo âu và căng
thẳng lần lượt được xác định ở 51.6%; 70.3% và 49.9% (Quynh và cộng sự, 2020). Từ
những nghiên cứu này có thể thấy sinh viên ở Việt Nam mắc các vấn đề về tâm lý cao
hơn các nước khác. Vậy tại sao sinh viên ở Việt Nam lại có tỉ lệ cao đến như vậy?
Liệu có phải là do quá trình từ một học sinh THPT thành một sinh viên ĐH đã gặp
nhiều khó khăn về tâm lý mà không có hướng giải quyết, khiến cho vấn đề tâm lý ngày
càng trở lên tiêu cực hơn hơn?
Theo một số nghiên cứu, giai đoạn thay đổi môi trường học tập từ THPT sang
ĐH gặp rất nhiều khó khăn và rào cản như mong muốn thể hiện bản thân, thay đổi môi
trường sống và học cách tiếp nhận nền giáo dục mới ở ĐH (Granieri, Franzoi và
Chung, 2021). Trong báo cáo khảo sát ở Mỹ, 28% sinh viên ĐH năm nhất thường
xuyên cảm thấy bị áp lực và 8% cảm thấy bị suy nhược (HERI, UCLA, 2000). Vì vậy,
để bắt đầu cuộc sống mới tại trường ĐH trở thành một quá trình chuyển đổi vô cùng

6
quan trọng đến sức khoẻ thâm thần của sinh viên (Pedrelli, Nyer, Yeung, Zulauf và
Wilens, 2015).

Vậy nên, làm rõ các vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi môi
trường học tập là rất bức thiết và quan trọng. Chính vì thế, chúng tôi quyết định thực
hiện dự án “Nghiên cứu thay đổi tâm lý học khi chuyển từ môi trường trung học
phổ thông sang môi trường đại học”. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn là cơ sở nền tảng
giúp phát triển những biện pháp nhằm làm giảm các vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý của
các bạn sinh viên, giúp họ có một trải nghiệm học tập ở đại học đáng nhớ, không lo âu,
không căng thẳng,…
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tâm lý sinh viên dẫn đến sự
thay đổi tâm lý khi chuyển đổi môi trường học tập từ THPT sang ĐH?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tác động đến đời sống sinh viên như thế
nào?
- Giải pháp nào có thể giảm thiểu tình trạng khi thay đổi tâm lý tiêu cực từ THPT
sang ĐH?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu


“Nghiên cứu về sự thay đổi tâm lý sau khi chuyển từ môi trường THPT sang môi
trường ĐH” với mục đích hướng đến:
- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân tâm lý mà sinh viên đang gặp phải khi
chuyển sang môi trường ĐH
- Tìm hiểu được mức độ quan tâm và suy nghĩ của sinh viên về sự thay đổi tâm
lý sau khi chuyển từ môi trường THPT sang môi trường ĐH.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của sự thay đổi tâm lý khi chuyển từ môi trường THPT
sang môi trường ĐH.
- Đưa ra các giải pháp giúp cải thiện tình trạng tâm lý đang gặp phải

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


1.4.1 Đối tượng của đề tài nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố gây ra sự thay đổi tâm lý của sinh viên từ môi
trường trung học phổ thông sang môi trường đại học như: quan hệ giao tiếp xã hội, gia

7
đình, tình yêu, tiền bạc, áp lực đồng trang lứa, thích ứng với môi trường mới, nhà ở,
việc làm.
Đối tượng khảo sát là sinh viên trên địa bàn cả nước.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài


Về mặt không gian: nghiên cứu tại các trường đại học trên cả nước thông qua các trang
mạng xã hội.
Về mặt thời gian: dự án nghiên cứu thực hiện từ ngày 9/1/2023 đến 12/4/2023
Hình thức: nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức trực tuyến.

1.5 Phương pháp nghiên cứu


Bài nghiên cứu được sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua dữ liệu
khảo sát lấy từ bảng câu hỏi. Để kiểm định các thang đo một số phương pháp kiểm
định giả thuyết đã được sử dụng.Phần mềm được sử dụng để phân tích số liệu bao gồm
Excel 2016 để mã hóa dữ liệu thô từ bảng khảo sát và xây dụng biểu đồ.

1.6 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Các vấn đề về tâm lý từ trước đến nay luôn được rất nhiều nhà nhà cứu quan tâm. Sau
đây là một số bài nghiên cứu đã chứng minh rằng tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống sinh viên.

1.6.1 Prevalence Of Stress And Coping Strategies Among college Students


(Anil Jain1 and Sandeep Verma, December 2016)
Nghiên cứu định lượng có 550 sinh viên ở 4 trường đại học khác nhau. Tác động
của tâm lý, stress mang tính tiêu cực đến kết quả học tập cho từng cá nhân, sức khỏe
về thể chất lẫn tinh thần đều trở nên suy sụp. Kết quả nghiên cứu là áp lực học tập, tài
chính và áp lực xã hội là ba tác động lớn nhất đến sinh viên

1.6.2 Stress And Anxiety Among College Going First Year Male And
Female Students (Rupali Joshi, 2013)
Mẫu 201 sinh viên gồm 101 nam và 100 nữ. Sinh viên năm nhất cho thấy tâm lý
căng thẳng của sinh viên năm nhất đến từ việc thay đổi môi trường từ THPT qua ĐH
một cách đột ngột (bạn mới, phương pháp học mới, nơi ở xa nhà, chịu trách nhiệm với
bản thân,...) là những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, lo lắng,... Bên cạnh đó, nghiên
8
cứu cũng chỉ ra rằng áp lực tài chính, áp lực xã hội, áp lực đồng trang lứa có tỷ lệ như
nhau ở cả nam và nữ.

1.6.3 A Study On Stress And Its Effects On College Students (R. SATHYA
DEVI and SHAJ MOHAN, 2015)
Nghiên cứu gồm 200 học viên ở hai trường đại học uy tín ở thành phố
Mannarkkad. Áp lực tạo nên tác động tiêu cực đến kết quả học tập của học viên, đặc
biệt đến từ áp lực học tập và áp lực gia đình.

1.6.4 Revisiting First-Year College Students’ Mattering: Social Support,


Academic Stress, And The Mattering Experience (ANDREA DIXON
RAYLE and KUO-YI CHUNG, 2008)

533 sinh viên năm nhất tại một trường đại học lớn ở Tây Nam Hoa Kỳ. Nghiên
cứu tập trung vào sinh viên năm thứ nhất đặc biệt chú trong đến môi trường đại học và
bạn bè đại học, kinh nghiệm của sinh viên về vấn đề có liên quan đến hỗ trợ xã hội từ
bạn bè và gia đình và căng thẳng học tập.

1.7 Ý nghĩa của đề tài


1.7.1 Ý nghĩa khoa học
Nhóm tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết để từ đó xác định các yếu tố ảnh
hưởng sức khoẻ tâm lý của sinh viên khi chuyển đổi môi trường học từ THPT sang
ĐH và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn có
thể được sử dụng làm nguồn tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua cuộc khảo sát để nắm bắt được được những áp lực của các học sinh
khi chuyển sang một môi trường mới và với một danh xưng mới đó là sinh viên ĐH
trong đời sống hiện nay, từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm hiểu rõ hơn và
giảm bớt các áp lực của sinh viên Việt Nam đang bị đè nặng, giúp họ có thể trải
nghiệm một cuộc sống sinh viên hạnh phúc, cân bằng hơn.
Nghiên cứu còn giúp các trường ĐH tại TP.HCM xác định được các yếu tố ảnh
hưởng đến vấn đề tâm lý của sinh viên, để từ đó có thể chỉnh sửa, thay đổi và hoàn
thiện những chương trình học tập phù hợp cho sinh viên. Bên cạnh đó là các hoạt động

9
để trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để phòng chống các vấn đề tiêu cực ảnh
hưởng đến tâm lý.
1.8 Kết cấu đề tài
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu: giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: trình bày cơ sở lý thuyết, xây dựng
mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: trình bày phương pháp nghiên cứu trong xây
dựng và kiểm định thang đo.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu: phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận: kết luận kết quả nghiên cứu, đưa ra hạn chế của nghiên cứu và
phương hướng mở rộng cho nghiên cứu.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu về
cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu. Trên cơ sở này, mô hình nghiên cứu được đề xuất và
xây dựng cùng với các giả thuyết. Chương này bao gồm hai phần chính:
(1) Các khái niệm lý thuyết
(2) Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất
2.2 Các khái niệm lý thuyết
2.1.1 Khái niệm “tâm lý”
Tâm lý là hiện tượng tinh thần diễn ra trong đầu óc của mỗi con người, là
những cảm xúc, ý chí, tư tưởng, mong cầu, thị hiếu. Tâm lý luôn gắn liền với hành vi,
là nguyên nhân dẫn đến những hành động có chủ đích. Tâm lý bị tác động, chi phối
bởi nhiều nguyên nhân, hiện tượng xảy ra xung quanh chủ thể, bất giác ảnh hưởng đến
giá trị tinh thần của mỗi con người. Tâm lý chia ra làm loại : tâm lý tích cực và tâm lý
tiêu cực. Tâm lý tích cực mang đến cho con người niềm vui, sự hạnh phúc và sảng
khoái. Ngược lại, tâm lý tiêu cực lâu ngày sẽ dẫn đến các hiện tượng bệnh lý như trầm
cảm,... Tâm trạng u uất, bực dọc, lâu dần không kiểm soát, khống chế được hành vi,
suy nghĩ dẫn đến các cảnh tượng đáng tiếc.
Một số biểu hiện của tâm lý như:
10
- Không hứng thú với các hoạt động ngoại khoá
- Gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ một thông tin hay kiến thức gì đó
hoặc đưa ra một quyết định.
- Thời gian bị rối loạn như ngủ quá nhiều, ngủ ít,…
- Không điều khiển được sức ăn của bản thân như chán ăn, ăn quá nhiều, ăn
không đúng giờ,…
- Ý nghĩ tự tử hoặc tìm mọi cách để tự tử.
- Có các triệu chứng như đau đầu, hay bị đau bụng, tim đập nhanh,...

2.1.2 Khái niệm học sinh “trung học phổ thông”


Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, đối tượng có đủ điều
kiện học Trung học phổ thông (THPT) là các em học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ
sở (THCS) hoặc tương đương và đủ các điều kiện sau đây:
- Độ tuổi: Các em học sinh phải đủ 15 tuổi trở lên vào đầu năm học.
- Học lực: Các em học sinh phải có học lực tương đương với yêu cầu tuyển sinh
của trường THPT. Thông thường, đây là điểm trung bình cộng các môn học ở
THCS.
- Sức khỏe: Các em học sinh phải đáp ứng được các yêu cầu sức khỏe quy định
để có thể học tập tại trường THPT.
- Các điều kiện khác: Ngoài các điều kiện trên, các em học sinh cần đáp ứng các
yêu cầu khác được quy định bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ quan quản
lý giáo dục địa phương.
2.1.3 Khái niệm sinh viên “đại học”
Khi nhắc đến sinh viên ĐH Việt Nam, ai cũng nghĩ rằng trong thành phần
chiểm tỉ lệ cao nhất ở sinh viên ĐH ở độ tuổi 18 – 24, là người Việt, dân tộc Kinh và
phát triển bình thường. Nhưng khi tham khảo số liệu thống kê dân số Việt Nam của
United Nations Population Fund (2021) thì xuất hiện một số thành phần khác như
khoảng 15% sinh viên dân tộc thiểu số, khoảng 7.8% sinh viên bị khuyết tật và khoảng
74.5% là những sinh viên từ 25 tuổi trở lên. Sự đa dạng này không phải tự nhiên có mà
được khuyến khích qua những chính sách của Nhà nước như Nghị định số
141/2020/NĐ – CP quy định chế độ tuyển cử dành cho sinh viên là người dân tộc thiểu

11
số nhằm đạt chỉ tiêu 18 – 20% tổng số sinh viên ĐH và cao đẳng (CĐ) trên cả nước.
Bên cạnh đó, sinh viên là người ngoại quốc cũng đang dần được phổ biến khi các
trường ĐH tích cực mở rộng đào tạo liên kết với các trường ĐH lớn trên thế giới.
Theo từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Sinh viên là người học của một cơ sở
giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp” [7, tr.343]. Theo Nguyễn Thạc và Phạm Thành
Nghị: “Sinh viên đại học là những thanh niên thuộc thời kì tiếp sau” [13, tr.37]. Việc
cho rằng thanh niên nằm trong thời kì chuyển tiếp và sinh viên đại học thuộc thời kì
chuyển tiếp sau cũng phù hợp với quan niệm của nhà tâm lý học người Mĩ Niky Hayes
khi cho rằng “thời thanh niên như một thời kì chuyển tiếp vai trò càng tăng, đến lượt
dẫn đến sự thay đổi nhân cách” [6, tr.803]

2.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu


2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu
2.3.1.1 Vấn đề tâm lý áp lực tiền bạc
Theo Arthur C. Evans và cộng sự (2018) trong Stress in America Generation Z,
tiền bạc và công việc luôn đứng đầu danh sách những yếu tố gây căng thẳng cho người
trưởng thành nói chung và cả hai đều là những yếu tố gây căng thẳng phổ biến đối với
Gen Z. Hơn 81% thế hệ genZ trong độ tuổi từ 18 đến 21 cho biết tiền bạc là nguyên
nhân gây ra căng thẳng đáng kể và gần 2/3 thế hệ Gen Z ở độ tuổi 15 đến 17 tuổi
(63%) cho biết gia đình họ không có đủ tài chính là một khó khăn lớn. Từ đó, nhóm
tác giả đề xuất giả thuyết sau đề kiểm định lại sự chênh lệch về vấn đề tâm lý tiền bạc
này:
H1: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực tiền bạc khi ở môi trường THPT
thông thấp hơn khi ở môi trường ĐH.
2.3.1.2Vấn đề tâm lý về việc làm
Cũng trong nghiên cứu của Arthur C. Evans có gần 77% genZ ở độ tuổi 18 - 21 và
75% genZ ở độ tuổi 15 đến 17 tuổi cho rằng công việc là nguyên nhân gây căng thẳng
tâm lý. Giả thuyết tiếp theo được đề xuất:
H2: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề việc làm khi ở môi trường THPT
thông thấp hơn khi ở môi trường ĐH.
2.3.1.3 Vấn đề tâm lý về nhà ở

12
Trong khi đó vấn đề về nhà ở cũng là một thách thức lớn đối với genZ, khi có tới 31%
genZ nói chung mắc vấn đề tâm lý về nhà ở.
H3: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý nhà ở khi ở môi trường THPT thông thấp
hơn khi ở môi trường ĐH.
2.3.1.4 Vấn đề tâm lý thích ứng với môi trường mới và gia đình
Theo Sade và Coll (2003), khi vào ĐH sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong
việc tìm phương pháp học tập phù hợp với cả bản thân và chương trình đang theo học
cũng như văn hoá giảng dạy tại trường ĐH đó. Cũng trong nghiên cứu của Palmer và
Puri (2006), các khó khăn mà sinh viên gặp phải khi lên ĐH là: Khó khăn khi rời mái
ấm gia đình và bắt đầu cuộc sống ở trường ĐH, xa gia đình, người thân và bạn bè; Khó
khăn khi sống ở môi trường mới, cùng với những người khác; Khó khăn liên quan đến
học tập và sự mong chờ của cá nhân đối với khóa học;…
Vì vậy, thích ứng với môi trường mới được coi là vấn đề nghiêm trọng cần
được phải giải quyết để tránh gây ra những ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý ở sinh viên
khi chuyển đổi môi trường sống. Do đó, nhóm tác giả đề xuất hai giả thuyết sau để
kiểm định sự chênh lệch khi sinh viên thay đổi môi trường học tập, môi trường sống:
H4: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý trong việc thích ứng với môi trường khi ở
môi trường THPT thông thấp hơn khi ở môi trường ĐH.
H5: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý gia đình khi ở môi trường THPT thông cao
hơn khi ở môi trường ĐH.

2.3.1.5 Vấn đề tâm lý tình yêu


Theo kết quả nghiên cứu tại 274 trung tâm tham vấn (Gallagher, Sysko và
Zhang, 2001) có tới 85% trung tâm báo cáo rằng có sự gia tăng các vấn đề tâm lý ở
sinh viên trong đó tấn công tình dục ở trường học (33%) và các vấn đề liên quan tới sự
lạm dụng tình dục sớm (34%). Do đó, giả thuyết được đề xuất dưới đây:
H6: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề tình yêu khi ở môi trường THPT
thông thấp hơn khi ở môi trường ĐH.
2.3.1.6 Vấn đề tâm lý áp lực đồng trang lứa
Nghiên cứu về các khó khăn trong quá trình học tập của sinh viên ở độ tuổi trên
25 chưa tốt nghiệp ĐH, Cross (1978, 1986) chỉ ra rằng những sinh viên này đang mắc

13
vấn đề tâm lý về học tập xuất phát từ thái độ, nhận thức về năng lực bản thân. Ngoài
ra, nghiên cứu sự khác nhau về các vấn đề tâm lí của 120 sinh viên trường ĐH Quốc tế
Hồi giáo có học lực giỏi và yếu, Safree, Yasin và Dzulkifli nhận định rằng, thành tích
học tập kém là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lí ở sinh viên. Kết
quả là những sinh viên có kết quả học tập kém hơn sẽ chịu những ảnh hưởng tâm lý
tiêu cực cao hơn những sinh viên có thành tích học tập cao. Do đó, để kiểm chứng vấn
đề tâm lý áp lực đồng trang lứa giữa học sinh THPT và sinh viên ĐH, nhóm tác giả đã
đề xuất giả thuyết tiếp theo dưới đây:
H7: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực đồng trang lứa khi ở môi trường
THPT thông cao hơn khi ở môi trường ĐH.
2.3.1.7 Vấn đề tâm lý quan hệ giao tiếp xã hội
Nghiên cứu với 118 sinh viên ở Mĩ của Segrin, Chris và Flora, Jeanne (2000) dã
cho rằng, sự thiếu hụt các kĩ năng xã hội chính là một trong những nguyên nhân dẫn
đến những vấn đề tâm lý tiêu cực ở sinh viên. Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết
dưới đây để kiểm chứng một trong những kĩ năng xã hội là vấn đề tâm lý về quan hệ
giao tiếp xã hội khi chuyển đổi môi trường học tập từ THPT sang ĐH.
H8: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý quan hệ giao tiếp xã hội khi ở môi trường
THPT thấp hơn khi ở môi trường ĐH.

2.3.2 Mô hình nghiên cứu

14
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
2.4 Tóm tắt
Trong chương 2, nhóm tác giả đã khảo sát và trình bày các cơ sở lý thuyết về các
yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý của sinh viên khi chuyển đổi môi trường học
tập từ THPT sang ĐH. Từ đó, nhóm xây dựng các khái niệm được sử dụng trong
nghiên cứu, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên và đề xuất mô
hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu


Ở chương 2, nhóm tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết để từ đó làm tiền đề để phát
triển phương pháp nghiên cứu ở chương 3.
Chương này bao gồm bốn phần chính:
(1) Quy trình nghiên cứu
(2) Thiết kế nghiên cứu
(3) Các thang đo và bảng câu hỏi
(4) Phương pháp nghiên cứu

3.2 Quy trình nghiên cứu


Quy trình nghiên cứu được thực hiện như trong hình 5 và cụ thể hơn qua các bước
dưới đây:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, đối tượng, mục tiêu và nội dung nghiên cứu.

15
Bước 2: Tham khảo, tìm hiểu các tài liệu, vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm
xây dựng cơ sở lý thuyết, hệ thống các khái niệm và đề xuất mô hình nghiên cứu dựa
trên các thành phần thang đo có sẵn.
Bước 3: Thiết kế nghiên cứu, xác định đối tượng, cách thức khảo sát, cỡ mẫu và xây
dựng bảng câu hỏi.
Bước 4: Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn và tiến hành điều chỉnh cho phù hợp
Bước 5: Điều tra thống kê, tiến hành gửi bảng câu hỏi cho các đáp viên.
Bước 6: Thực hiện phân tích và xử lý dữ liệu thông qua kết quả thu thập dữ liệu, kiểm
định các giả thuyết, phân tích và giải thích kết quả phân tích.
Bước 7: Tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu
Bước 8: Viết báo cáo, truyền đạt các kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất hướng
nghiên cứu trong tương lai.

Hình 2: Quy trình nghiên cứu


3.3 Thiết kế nghiên cứu
3.3.1 Cách thức khảo sát
Các đáp viên sẽ tham gia khảo sát bằng cách trả lời các câu hỏi. Việc trả lời câu
hỏi khảo sát thông qua đường dẫn liên kết Google Form dưới hình thức trực tuyến, vô
danh để đảm bảo bảo mật và tính riêng tư. Đường link được gửi tới đáp viên thông qua

16
tin nhắn trực tiếp (trên Facebook, Messenger, Zalo) và trên tường của các nhóm cộng
đồng cựu sinh viên, các nhóm học tập ở các trường đại học,…
Phương pháp này giúp nhóm lấy mẫu dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí. Đồng thời,
nhóm cũng gửi tặng tới các đáp viên những tài liệu học tiếng anh bổ ích.
3.3.2 Quy mô mẫu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với số lượng mẫu dự
tính 300 mẫu và yêu cầu của người tham gia cuộc khảo sát là sinh viên 18 tuổi trở lên.
Google Forms được dùng để khảo sát trực tuyến cho các mẫu nghiên cứu để làm cơ sở
cho nhóm nghiên cứu thực hiện các công việc phân tích, thống kê, kiểm định các giả
thuyết, phục vụ cho chủ đề nghiên cứu. Bảng khảo sát đã được phân phát hầu hết trong
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng lớn phản hồi từ sinh viên tại trường Đại
học Kinh tế TPHCM với kết quả khảo sát có 261 mẫu nghiên cứu hợp lệ.

3.4 Thang đo
Bảng 1: Tổng hợp thang đo
Tên biến Câu hỏi Thang đo
Giới tính Nam/Nữ Danh nghĩa
Đối tượng
Năm nhất/Năm hai/Năm ba/Năm tư Thứ bậc
khảo sát
Nhà trọ/Nhà riêng/Chung cư/Kí túc xá/Ở cùng
Nơi cư trú Danh nghĩa
gia đình
Người ở cùng
Bạn bè/ Ông bà/ Ba mẹ/ Họ hàng/… Danh nghĩa
đáp viên

Thực trạng, Bạn có đã mắc tâm lý về quan hệ giao tiếp xã


hội/gia đình/thích ứng với môi trường mới/áp lực Danh nghĩa
nguyên nhân
và cảm nhận đồng trang lứa/tiền bạc/nhà ở/tình yêu/việc làm

của sinh viên không?

khi thay đổi Bạn cảm thấy như thế nào về những vấn đề đã
Thứ bậc
tâm lý từ môi mắc phải ?
trường THPT Bạn có chia sẻ những vấn đề tâm lý mà bạn mắc Thứ bậc

17
phải cho người thân không?
Bạn vượt qua những vấn đề tâm lý đó bằng cách Danh nghĩa
nào?
sang môi
Những trải nghiệm tích cực khi là học sinh
trường đại Danh nghĩa
THPT/sinh viên ĐH
học.
Sự thay đổi Sự thay đổi tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của
Danh nghĩa
tâm lý khi bạn như thế nào?

chuyển từ Giả sử nếu bạn mắc phải một vấn đề tâm lý nào
môi trường đó mà quá sức chịu đựng của bạn hoặc bạn không
Danh nghĩa
THPT sang thể nào một mình mà làm giảm hay vượt qua vấn
môi trường đề tâm lý đó thì bạn sẽ làm gì?
ĐH ảnh Suy nghĩ của bạn về tầm quan trọng của việc thay
hưởng đến đổi tâm lý từ môi trường THPT sang môi trường Thứ bậc
cuộc sống của ĐH
bạn như thế
Bạn mong muốn môi trường học tập sẽ có những
nào? Danh nghĩa
hỗ trợ nào giúp giải quyết các vấn đề tâm lý?

3.5 Bảng câu hỏi


Thực trạng, nguyên nhân và cảm nhận của sinh viên khi thay đổi tâm lý từ môi
trường THPT sang môi trường ĐH.

- Bạn có đã mắc tâm lý về quan hệ giao tiếp xã hội/gia đình/thích ứng với môi
trường/áp lực đồng trang lứa/áp lực tiền bạc/nhà ở/tình yêu/việc làm không?
- Bạn cảm thấy như thế nào về những vấn đề đã mắc phải ?
- Bạn có chia sẻ những vấn đề tâm lý mà bạn mắc phải cho người thân không?
- Bạn vượt qua những vấn đề tâm lý đó bằng cách nào ?

Những trải nghiệm tích cực ở môi trường THPT và môi trường ĐH.

- Bạn có những trải nghiệm tích cực nào khi ở môi trường THPT và môi trường
ĐH?
- Bạn cảm nhận môi trường ĐH như thế nào khi còn là học sinh THPT?

18
- Đến bây giờ bạn đã thích ứng với môi trường ĐH chưa?

Sự thay đổi tâm lý khi chuyển từ môi trường THPT sang môi trường ĐH ảnh hưởng
đến cuộc sống của bạn như thế nào?

- Sự thay đổi tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
- Suy nghĩ của bạn về tầm quan trọng của việc thay đổi tâm lý từ môi trường
THPT sang môi trường ĐH.
- Bạn mong muốn môi trường học tập sẽ có những hỗ trợ nào giúp giải quyết các
vấn đề tâm lý?

3.6 Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:
3.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua việc tổng hợp, xây
dựng hệ thống cơ sở lý thuyết từ các công trình nghiên cứu trước đây có mối liên hệ
với đề tài. Việc tìm kiếm được thực hiện thông qua các cơ sở dữ liệu trực tuyến. Đầu
tiên, nhóm tác giả sẽ tiến hành tìm kiếm và tổng hợp lại các bài nghiên cứu có liên
quan đến các vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý của sinh viên, qua đó sẽ thiết lập
cơ sở lý thuyết và các khái niệm liên quan được đề cập đến trong bài nghiên cứu. Bên
cạnh đó, quá trình nghiên cứu định tính còn bao gồm việc tổng hợp và xây dựng thang
đo thông qua việc kế thừa các thang đo từ các nghiên cứu liên quan trước đây.

3.6.2 Nghiên cứu định lượng


Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua dữ liệu lấy từ
bảng câu hỏi. Phần mềm được sử dụng để phân tích số liệu bao gồm Excel 2016 để mã
hóa dữ liệu thô từ bảng khảo sát, Google form để tổng hợp dữ liệu khảo sát. Bên cạnh
đó, sử dụng các công cụ thống kê mô tả (trình bày dữ liệu bằng bảng biểu, đồ thị,...) và
suy diễn thống kê (ước lượng khoảng).

3.7 Tóm tắt

19
Chương 3 thảo luận về quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và phương pháp tiếp cận
nghiên cứu đã được thực hiện như thế nào. Từ đó, nhóm đưa ra các cơ sở xây dựng
thang đo, bảng câu hỏi cũng như những tiêu chí để đánh giá mô hình đề xuất.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu


Chương này sẽ trình bày các kết quả thu được từ quá trình thu thập và phân tích dữ
liệu, bao gồm những nội dung như sau:

(1) Thống kê mô tả

(2) Kiểm định giả thuyết

(3) Kiểm định mô hình cấu trúc

(4) Kết quả hồi quy đa biến

(5) Kết quả phỏng vấn sâu

4.2 Thống kê mô tả
Từ kết quả thu được từ google form, có 261 người tham gia khảo sát.
20
4.2.1 Giới tính

Biểu đồ 1: Thể hiện giới tính

Nhận thấy rằng, khảo sát về giới tính không quá chênh lệch về nam và nữ. Vì vậy mà
bài nghiên cứu sẽ nghiên cứu được sự thay đổi tâm lý của cả nam và nữ một cách
khách quan.

4.2.2 Đối tượng khảo sát

Biều đồ 2: Đối tượng khảo sát


21
Xét theo năm học, tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát lớn nhất là năm một có đến
56.32%, cao gấp gần 4 lần so với tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát học năm hai
(14.94%), gấp 3 lần so với tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát học năm ba (18.01%) và
cao gấp 5 lần so với tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát học năm cuối (10.73%).

4.2.3 Nơi cư trú

Biểu đồ 3: Nơi cư trú

Vì đối tượng tham gia khảo sát là sinh viên nên nơi cư trú chủ yếu là nhà trọ chiếm
44.06%, còn lại là nhà riêng, chung cư, ký túc xá, ở cùng với gia.

4.2.4 Người ở cùng đáp viên

22
Biểu đồ 4: Người ở cùng đáp viên

Sinh viên chủ yếu chung sống bạn bè (61.3%), phần còn lại là chung sống với ông bà,
cha mẹ, họ hàng,.. dao động từ 0.77% đến 17.62%)

4.3 Kiểm định giả thuyết


4.3.1 Thực trạng, nguyên nhân và cảm nhận của sinh viên khi thay đổi tâm lý
từ môi trường THPT sang môi trường ĐH.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân và cảm nhận của sinh viên về sự
thay đổi tâm lý nhóm nghiên cứu đã đặt ra một số câu hỏi và dưới đây là kết quả khảo
sát của 261 người.

4.3.1.1 Bạn có mắc phải áp lực tiền bạc không?

23
Biểu đồ 5: Áp lực tiền bạc ở THPT

Biểu đồ 6: Áp lực tiền bạc ở ĐH

Tâm lý về vấn đề tiền bạc khi ở môi trường THPT và môi trường ĐH có sự
chênh lệch khá lớn, vì khi ở ĐH các bạn sinh viên hầu như phải tự kiểm soát chi tiêu
trong khi ở THPT thì có ba mẹ làm việc đó (môi trường THPT chiếm 56.32%, ĐH
chiếm 80.84% gấp gần 1,5 lần so với THPT).
“Do thói quen không quản lý chi tiêu” đều chiếm tỉ lệ cao ở cả hai môi trường cụ thể là
ở THPT là 36.02%, ở ĐH là 38.31%.

24
H1: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực tiền bạc khi ở môi trường THPT thông
thấp hơn khi ở môi trường ĐH.

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực tiền bạc khi ở môi trường
THPT:
- Cỡ mẫu n1 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực tiền bạc khi ở môi trường THPT: m1 = 126

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực tiền bạc khi ở môi trường ĐH:
- Cỡ mẫu n2 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực tiền bạc khi ở môi trường ĐH: m2 = 211

Ta có p0 = 0.5 và mức ý nghĩa α = 0.05


Gọi p1, p2 lần lượt là tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực tiền bạc ở môi trường
THPT và môi trường ĐH.
Theo giả thuyết, ta đặt ra kiểm định như sau:
H0: p1 = p2
H1: p1 < p2

126 211
Fn 1−Fn 2 −
261 261
z=
√ 1
p 0(1− p 0)( + )
1 =
n 1 n2
√ 0.5(1−0.5)(
1
+
1
261 261
)
= -7.44

1−2 α
Tra bảng giá trị hàm Laplace để tìm z2α thoả: φ ¿z2α) = = 0.45
2

Ta được z2α = 1.6


Vì |z| > z2α nên chấp nhận H1: p1 < p2
Kết luận: giả thuyết đúng

4.3.1.2 Bạn có mắc tâm lý về vấn đề việc làm không?

25
Biểu đồ 7: Tâm lý về vấn đề việc làm ở THPT

Biểu đồ 8: Tâm lý về vấn đề việc làm ở ĐH

Độ tuổi trung bình của người mới bắt đầu đi làm thường là 18 trở lên, cụ thể là
sau khi hoàn thành bậc giáo dục phổ thông cho nên để ý thấy rằng có tới tận 53,26%
học sinh không mắc phải ám ảnh tâm lý vấn đề việc làm. Trong khi đó chỉ có 39.08%
sinh viên là không trải qua tình trạng như vậy. Cũng chính vì vậy mà những nguyên
nhân gây nên áp lực việc làm cho sinh viên khi ở môi trường ĐH chiếm tỉ lệ cao hơn
khi mở môi trường THPT.

26
H2: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề việc làm khi ở môi trường THPT
thông thấp hơn khi ở môi trường ĐH.

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề việc làm khi ở môi trường
THPT:
- Cỡ mẫu n1 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề việc làm khi ở môi trường THPT: m1 = 122

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề việc làm khi ở môi trường
ĐH:
- Cỡ mẫu n2 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề việc làm khi ở môi trường ĐH: m2 = 159

Ta có p0 = 0.5 và mức ý nghĩa α = 0.05


Gọi p1, p2 lần lượt là tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề việc làm ở môi trường
THPT và môi trường ĐH.
Theo giả thuyết, ta đặt ra kiểm định như sau:
H0: p1 = p2
H1: p1 < p2

122 159
Fn 1−Fn 2 −
261 261
z=
√ 1
p 0(1− p 0)( + )
1 =
n 1 n2
√ 0.5(1−0.5)(
1
+
1
261 261
)
= - 3.24

1−2 α
Tra bảng giá trị hàm Laplace để tìm z2α thoả: φ ¿z2α) = = 0.45
2

Ta được z2α = 1.6


Vì |z| > z2α nên chấp nhận H1: p1 < p2
Kết luận: giả thuyết đúng

4.3.1.3 Bạn có mắc phải tâm lý về vấn đề nhà ở không?

27
Biểu đồ 9: Tâm lý về nhà ở trong môi trường THPT

Biểu đồ 10: Tâm lý về nhà ở trong môi trường ĐH

Ở vấn đề tâm lý này có sự khác biệt khá lớn khi ở môi trường THPT và môi
trường ĐH. Khi đang học tập trong môi trường THPT thì phần lớn các đáp viên không
chịu áp lực về nhà ở (49.81%). Trong khi ở môi trường ĐH thì có tới 68.58% sinh viên
bị tâm lý về vấn đề nhà ở. Khi lên ĐH có rất nhiều vấn đề xung quanh nhà ở, chiếm tỉ
lệ cao nhất là “Áp lực về tài chính khi thuê trọ” (55.63%), tiếp đó là “Áp lực từ bạn
cùng phòng” (28.74%).

28
H3: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý nhà ở khi ở môi trường THPT thông thấp hơn
khi ở môi trường ĐH.

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý nhà ở khi ở môi trường THPT:
- Cỡ mẫu n1 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý nhà ở khi ở môi trường THPT: m1 = 131

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý nhà ở khi ở môi trường ĐH:
- Cỡ mẫu n2 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý nhà ở khi ở môi trường ĐH: m2 = 179

Ta có p0 = 0.5 và mức ý nghĩa α = 0.05


Gọi p1, p2 lần lượt là tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý nhà ở ở môi trường THPT và
môi trường ĐH.
Theo giả thuyết, ta đặt ra kiểm định như sau:
H0: p1 = p2
H1: p1 < p2

131 179
Fn 1−Fn 2 −
261 261
z=
√ 1
p 0(1− p 0)( + )
1 =
n 1 n2
√ 0.5(1−0.5)(
1
+
1
261 261
)
= - 4.20

1−2 α
Tra bảng giá trị hàm Laplace để tìm z2α thoả: φ ¿z2α) = = 0.45
2

Ta được z2α = 1.6


Vì |z| > z2α nên chấp nhận H1: p1 < p2
Kết luận: giả thuyết đúng

4.3.1.4 Bạn có gặp khó khăn với thích ứng môi trường mới không?

29
Biểu đồ 11: Khó khăn với việc thích ứng với môi trường mới ở THPT

Biểu đồ 12: Khó khăn trong việc thích ứng với môi trường mới ở ĐH

Từ hai biểu đồ trên ta có thể thấy khi lên ĐH thì các đáp viên ít gặp khó khăn
trong việc thích ứng với môi trường mới hơn khi học tập trong môi trường THPT (ở
môi trường THPT chiếm tới 85.06% đáp viên gặp khó khăn trong vấn đề này nhưng
khi lên ĐH còn số là 80.84%). Vấn đề “Cảm thấy không quản lý tốt thời gian” luôn
đứng đầu ở cả môi trường THPT và ĐH với con số lần lượt là 54.02% và 42.53%.

Khi so sánh nguyên nhân “Không thích ứng với phương pháp học ở đại học/trung học
phổ thông” ở cả hai môi trường cũng có sự chênh lệch rất lớn, ở ĐH chiếm 32.95% và
THPT là 14.56%.
30
H4: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý trong việc thích ứng với môi trường khi ở
môi trường THPT thông thấp hơn khi ở môi trường ĐH.

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý trong việc thích ứng với môi trường khi
ở THPT:
- Cỡ mẫu n1 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý trong việc thích ứng với môi trường mới khi ở THPT:
m1 = 222

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý trong việc thích ứng với môi trường
mới khi ở ĐH:
- Cỡ mẫu n2 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý trong việc thích ứng với môi trường mới khi ở ĐH: m 2 =
243

Ta có p0 = 0.5 và mức ý nghĩa α = 0.05


Gọi p1, p2 lần lượt là tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý trong việc thích ứng với môi
trường mới ở THPT và ĐH.
Theo giả thuyết, ta đặt ra kiểm định như sau:
H0: p1 = p2
H1: p1 < p2

222 243
Fn 1−Fn 2 −
261 261
z=
√ 1
p 0(1− p 0)( + )
1 =
n 1 n2
√ 0.5(1−0.5)(
1
+
1
261 261
)
= - 1.84

1−2 α
Tra bảng giá trị hàm Laplace để tìm z2α thoả: φ ¿z2α) = = 0.45
2

Ta được z2α = 1.6


Vì |z| > z2α nên chấp nhận H1: p1 < p2
Kết luận: giả thuyết đúng

4.3.1.5 Bạn có mắc tâm lý về vấn đề gia đình không?

31
Biểu đồ 13: Thể hiện tâm lý về gia đình ở THPT

Biểu đồ 14: Thể hiện tâm lý về gia đình ở THPT

Thông qua khảo sát, nhận thấy rằng đa phần các đáp viên khi còn là học sinh
THPT đều mắc phải tâm lý về vấn đề gia đình, nó chiếm tới 86.21%. Khi thay đổi môi
trường lên ĐH thì tỉ lệ này giảm nhẹ xuống 75.86%. Nguyên nhân dẫn đến chủ yếu là
do “Khó giao tiếp thoải mái trao đổi với người thân trong gia đình về những vấn đề
trong cuộc sống”. Các nguyên nhân còn lại khi thay đổi môi trường thì tỉ lệ cũng thay
đổi nhưng không đáng kể.
H5: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý gia đình khi ở môi trường THPT thông cao hơn
khi ở môi trường ĐH.

32
Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý gia đình khi ở môi trường THPT:
- Cỡ mẫu n1 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý gia đình khi ở môi trường THPT: m1 = 225

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý gia đình khi ở môi trường ĐH:
- Cỡ mẫu n2 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý gia đình khi ở môi trường ĐH: m2 = 198

Ta có p0 = 0.5 và mức ý nghĩa α = 0.05


Gọi p1, p2 lần lượt là tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý gia đình ở môi trường THPT và
môi trường ĐH.
Theo giả thuyết, ta đặt ra kiểm định như sau:
H0: p1 = p2
H1: p1 > p2

225 198
Fn 1−Fn 2 −
261 261
z=
√ 1
p 0(1− p 0)( + )
1 =
n 1 n2
√ 0.5(1−0.5)(
1
+
1
261 261
)
= 2.36

1−2 α
Tra bảng giá trị hàm Laplace để tìm z2α thoả: φ ¿z2α) = = 0.45
2

Ta được z2α = 1.6


Vì |z| > z2α nên chấp nhận H1: p1 > p2
Kết luận: giả thuyết đúng

4.3.1.6 Bạn có mắc tâm lý về vấn đề tình yêu không?

33
Biểu đồ 15: Tâm lý về tình yêu ở môi trường THPT

Biểu đồ 16: Tâm lý về vấn đề tình yêu ở ĐH

Qua 2 biểu đồ trên có thể thấy rõ một số khác biệt rõ rệt ở hai thời điểm là khi
còn học sinh THPT và khi đã trở thành sinh viên ĐH. Cụ thể chỉ có 31.8% học sinh
THPT mắc phải các vấn đề tâm lý về tình yêu, trong đó nguyên nhân lớn nhất xuất
phát từ việc không nhận được sự ủng hộ của gia đình (17.62%). Trong khi, có tận
57.09% sinh viên ĐH đang mắc phải các vấn đề tâm lý trong chuyện tình yêu. Nhìn

34
vào biểu đồ, rõ ràng, nguyên nhân điển hình nhất vẫn là không đủ thời gian dành cho
đối phương (28.35%).

H6: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề tình yêu khi ở môi trường THPT
thông thấp hơn khi ở môi trường ĐH.

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề tình yêu khi ở môi trường
THPT:
- Cỡ mẫu n1 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề tình yêu khi ở môi trường THPT: m1 = 83

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề tình yêu khi ở môi trường
ĐH:
- Cỡ mẫu n2 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề tình yêu khi ở môi trường ĐH: m2 = 149

Ta có p0 = 0.5 và mức ý nghĩa α = 0.05


Gọi p1, p2 lần lượt là tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý về vấn đề tình yêu ở môi trường
THPT và môi trường ĐH.
Theo giả thuyết, ta đặt ra kiểm định như sau:
H0: p1 = p2
H1: p1 < p2

83 149
Fn 1−Fn 2 −
261 261
z=
√ 1
p 0(1− p 0)( + )
1 =
n 1 n2
√ 0.5(1−0.5)(
1
+
1
261 261
)
= - 5.78

1−2 α
Tra bảng giá trị hàm Laplace để tìm z2α thoả: φ ¿z2α) = = 0.45
2

Ta được z2α = 1.6


Vì |z| > z2α nên chấp nhận H1: p1 < p2
Kết luận: giả thuyết đúng

4.3.1.7 Bạn có bị áp lực đồng trang lứa không?

35
Biểu đồ 17: Áp lực đồng trang lứa ở THPT

Biểu đồ 18: Áp lực đồng trang lứa ở ĐH

Qua kết quả khảo sát, ở cả hai môi trường THPT và ĐH thì vấn đề tâm lý áp lực
đồng trang lứa chiếm tỉ lệ gần như bằng nhau (THPT là 85.82%, ĐH là 83.14%).
Nguyên nhân phần lớn là do “Luôn lấy những điểm yếu của bản thân để so sánh với
điểm mạnh của người khác” và “Luôn để ý đến lời nói của những người xung quanh”.

36
Từ con số này ta có thể thấy rõ rằng trong xã hội ngày càng phát triển và cạnh
tranh khốc liệt như hiện tại thì vấn đề “Áp lực đồng trang lứa” vẫn luôn là mối đe dọa
và là một áp lực vô hình luôn đè nặng lên vai mỗi chúng ta. Theo một nghiên cứu của
Hội nghị Quốc tế về Sức khỏe Tâm thần, khoảng 75% người trẻ trong độ tuổi từ 18
đến 24 tuổi từng trải qua áp lực đồng trang sức trong suốt cuộc đời của mình.

H7: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực đồng trang lứa khi ở môi trường THPT
thông cao hơn khi ở môi trường ĐH.

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực đồng trang lứa khi ở môi trường
THPT:
- Cỡ mẫu n1 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực đồng trang lứa khi ở môi trường THPT: m1 = 224

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực đồng trang lứa khi ở môi trường
ĐH:
- Cỡ mẫu n2 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực đồng trang lứa khi ở môi trường ĐH: m2 = 189

Ta có p0 = 0.5 và mức ý nghĩa α = 0.05


Gọi p1, p2 lần lượt là tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý áp lực đồng trang lứa ở môi
trường THPT và môi trường ĐH.
Theo giả thuyết, ta đặt ra kiểm định như sau:
H0: p1 = p2
H1: p1 > p2

224 189
Fn 1−Fn 2 −
261 261
z=
√ 1
p 0(1− p 0)( + )
1 =
n 1 n2
√ 0.5(1−0.5)(
1
+
1
261 261
)
= 3.06

1−2 α
Tra bảng giá trị hàm Laplace để tìm z2α thoả: φ ¿z2α) = = 0.45
2

Ta được z2α = 1.6


Vì |z| > z2α nên chấp nhận H1: p1 > p2
37
Kết luận: giả thuyết đúng

4.3.1.8 Bạn có đã mắc tâm lý về quan hệ giao tiếp xã hội không?

Biểu đồ 19: Thể hiện tâm lý quan hệ giao tiếp xã hội ở THPT

Biều đồ 20: Thể hiện tâm lý quan hệ giao tiếp ở ĐH

38
Hai biểu đồ có tỉ lệ khá tương tự nhau khi mà vấn đề “Khó có thể bắt chuyện, làm
quen với người khác” và “Không biết cách chia sẻ, diễn đạt ý kiến của mình với bạn
bè, thầy cô” chiếm vị trí cao nhất ở cả hai môi trường.

H8: Tỷ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý quan hệ giao tiếp khi ở môi trường THPT thấp
hơn khi ở môi trường ĐH.

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý quan hệ giao tiếp khi ở môi trường
THPT:
- Cỡ mẫu n1 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý quan hệ giao tiếp khi ở môi trường THPT: m1 = 201

Khảo sát tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý quan hệ giao tiếp khi ở môi trường
ĐH:
- Cỡ mẫu n2 = 261
- Sinh viên mắc vấn đề tâm lý quan hệ giao tiếp khi ở môi trường ĐH: m2 = 230

Ta có p0 = 0.5 và mức ý nghĩa α = 0.05


Gọi p1, p2 lần lượt là tỉ lệ sinh viên mắc vấn đề tâm lý quan hệ giao tiếp ở môi trường
THPT và môi trường ĐH.
Theo giả thuyết, ta đặt ra kiểm định như sau:
H0: p1 = p2
H1: p1 < p2

201 230
Fn 1−Fn 2 −
261 261
z=
√ 1
p 0(1− p 0)( + )
1 =
n 1 n2
√ 0.5(1−0.5)(
1
+
1
261 261
)
= -2.54

1−2 α
Tra bảng giá trị hàm Laplace để tìm z2α thoả: φ ¿z2α) = = 0.45
2

Ta được z2α = 1.6


Vì |z| > z2α nên chấp nhận H1: p1 < p2
Kết luận: giả thuyết đúng

39
4.3.1.9 Bạn cảm thấy như thế nào về những vấn đề đã mắc phải?

Biểu đồ 21: Cảm nhận của đáp viên về những vấn đề tâm lý đã mắc phải ở THPT

Biểu đồ 22: Cảm nhận của đáp viên về những vấn đề tâm lý đã mắc phải ở
ĐH

Tuy đa số đều gặp phải những vấn đề tâm lý chung nhưng qua 2 biểu đồ trên có
thể thấy dù ở giai đoạn nào, phần lớn học sinh sinh viên đều giữ thái độ lạc quan với
các vấn đề mình gặp phải khi chiếm tỉ lệ lớn nhất là cảm thấy bình thường với những

40
trải nghiệm không mấy suôn sẻ (cụ thể ở THPT là 53%, ĐH là 59%). Một góc từ biểu
đồ cho thấy một lượng người không nhỏ cảm thấy các vấn đề đó tệ (học sinh là 28%,
sinh viên là 27%). Và số rất ít người cảm thấy các vấn đề xảy ra là tốt và rất.

4.3.1.10 Bạn có chia sẻ những vấn đề tâm lý mà bạn mắc phải cho
người thân không?

Biểu đồ 23: Mức độ chia sẻ cho người thân về những vấn đề tâm lý đã mắc phải ở
THPT

41
Biểu đồ 24: Mức độ chia sẻ cho người thân về những vấn đề tâm lý đã mắc phải ở
ĐH

Từ hai biểu đồ khảo sát, ta có thể thấy số liệu ở hai môi trường khá là tương
đồng. Khi được hỏi về việc chia sẻ những vấn đề tâm lý thì có 37% khi còn học THPT
và 34.48% khi đã là sinh viên ĐH chỉ thỉnh thoảng chia sẻ những trục trặc của bản
thân cho người thân, và có tới 1/3 (THPT 29%, ĐH 36.02%) trên tổng số câu trả lời
cho thấy họ chỉ hiếm khi chia sẻ vấn đề tâm lý của mình.

4.3.1.11 Bạn vượt qua những vấn đề tâm lý đó bằng cách nào?

Biểu đồ 25: Các cách đáp viên vượt qua các vấn đề tâm lý mắc phải ở THPT

42
Biểu đồ 26: Các cách đáp viên vượt qua các vấn đề tâm lý mắc phải ở ĐH

Qua cuộc khảo sát và từ các biểu đồ thông tin được thu thập có thể thấy đa số
các bạn khi là học sinh hay sinh viên đều chọn liệu pháp “Tự lấy lại tinh thần bằng
cách nghỉ ngơi, đi chơi,..”(cụ thể ở THPT là 43.68% và ĐH là 55.17%). Đây có vẻ như
là một biện pháp hiệu quả giúp cho học sinh, sinh viên tìm kiếm sự cân bằng trong
cuộc sống, cân bằng giữa việc học tập và giải trí. Khi còn là học sinh THPT thì sinh
viên sẽ có xu hướng tìm người thân để chia sẻ những vấn đề tâm lý mắc phải nhiều
hơn khi trở thành sinh viên ĐH.

4.4 Những trải nghiệm tích cực ở môi trường THPT và môi trường ĐH.
4.4.1 Bạn có những trải nghiệm tích cực nào khi ở môi trường THPT và môi
trường ĐH?

43
Biểu đồ 27: Các trải nghiệm tích cực ở THPT

Biểu đồ 28: Các trải nghiệm tích cực ở ĐH

Có thể thấy, kết quả được lựa chọn ít nhất ở cả 2 giai đoạn đó chính là không có trải
nghiệm tích cực nào, chỉ 10.73% lựa chọn ở giai đoạn THPT và 7.28% ở giai đoạn là
sinh viên ĐH.

Ở giai đoạn THPT, biểu đồ đã cho ra yếu tố “Có mối quan hệ xung quanh tốt”
chiếm tận 59.39% cho rằng yếu tố này đem lại cho người tham gia khảo sát trải
nghiệm tích cực, chiếm số lượng lớn nhất trong số 5 yếu tố của tiêu chí này.

44
4.4.2 Bạn cảm nhận môi trường ĐH như thế nào khi còn là học sinh THPT?

Biểu đồ 29: Cảm nhận môi trường đại học khi là học sinh THPT

Từ biểu đồ của câu hỏi “Bạn cảm nhận môi trường ĐH như thế nào khi còn là học
sinh THPT”. Kết quả thật bất ngờ khi yếu tố “Năng động” lại được lựa chọn nhiều
nhất với số phần trăm là 42.91%. “Vừa học vừa chơi” đứng thứ 2 trong biểu đồ và có
38.7% và thấp nhất là “Vừa học vừa làm” chỉ chiếm vỏn vẹn 13.79%, còn lại là yếu tố
“Học quá nhiều”

Nhưng khi đã được trải nghiệm môi trường học tập ĐH thì sinh viên lại cảm thấy
chán nản, lo lắng, căng thẳng, thất vọng, mệt mỏi, cô độc… Điều này đã được chứng
minh bởi dự án nghiên cứu một nhóm 351 sinh viên ở Anh, Andrew và Wilding (2004)
đã phát hiện ra 40% sinh viên có vấn đề tâm lý, luôn cảm thấy lo lắng và căng thẳng.
Kết quả nghiên cứu của Sarason I.G. và Sarason B.R (2002) cũng cho thấy sinh viên
khi vào ĐH vì không thể học tốt nên dẫn đến căng thẳng, lo âu,...Từ đó, ta có thể thấy
khi còn là học sinh THPT các bạn chưa nhận thức được những khó khăn và thách thức
khi học đại học.

4.4.3 Đến bây giờ bạn đã thích ứng với môi trường ĐH chưa?

45
Biểu đồ 30: Thể hiện sự thích nghi với môi trường ĐH

Với phần trăm người tham gia khảo sát đa phần là các bạn sinh viên năm nhất
thì lựa chọn “chưa thích ứng” chiếm đa số với số phần trăm cao gần ¾ lượng người
tham gia là 72%.

4.5 Sự thay đổi tâm lý khi chuyển từ môi trường THPT sang môi trường ĐH ảnh
hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
4.5.1 Sự thay đổi tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?

46
Biểu đồ 31: Ảnh hưởng của sự thay đổi tâm lý

Vấn đề sự tâm lý từ môi trường THPT sang môi trường ĐH ảnh hưởng rất nhiều
đến cuộc sống của mỗi người, qua kết quả thu được có thể thấy phiếu “Làm bạn có
cảm giác lo lắng, chán nản” đứng đầu với 42.8%, sau đó là “Mất động lực, không tập
trung học tập dẫn đến kết quả học tập kém” (30%) từ đây ta có thể thấy sự thay đổi
tâm lý ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập. Bên cạnh những yếu tố tiêu cực thì
những vấn đề tích cực cũng rất khả quan như “Làm bạn hoà nhập tốt hơn khí lên đại
học” (21.4%) hay “giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp” (22.2%), “Giúp bạn năng động,
hoạt bát, lạc quan hơn,...” (16.5%).

4.4.2 Suy nghĩ của bạn về tầm quan trọng của việc thay đổi tâm lý từ môi
trường THPT sang môi trường ĐH.

47
Biểu đồ 32: Suy nghĩ của đáp viên về tầm quan trọng của sự thay đổi tâm lý

Với 261 người tham gia khảo sát khi được hỏi “Bạn suy nghĩ như thế nào về
tầm quan trọng của việc thay đổi tâm lý từ môi trường THPT sang môi trường ĐH?”
với những yếu tố mà nhóm nghiên cứu đưa ra nhìn trung tỉ lệ “Đồng ý” và “Trung
lập” chiếm vị trí cao.

Trong đó ý kiến “Tâm lý phải tích cực thì công việc mới phát triển”, “Tâm lý
ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, tâm lý phải tốt thì chất lượng cuộc sống, học tập
mới tốt” và “Rất quan trọng vì cuộc sống ngày càng cạnh tranh nên từ đó mà các vấn

48
đề về tâm lý ngày càng nhiều và nghiệm trọng hơn” chiếm tỉ lệ “Đồng ý” và “Hoàn
toàn đồng ý” cao nhất trong năm ý kiến.

Ý kiến “ Không quan trọng vì cuộc sống này chỉ cần tiền là đủ” có tỉ lệ “Không
đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý” cao nhất.

4.5 Đưa ra các giải pháp giúp cải thiện tình trạng tâm lý đang gặp phải
Để đưa ra giải pháp giúp cải thiện tình trạng tâm lý đang gặp phải, nhóm nghiên
cứu đưa ra câu hỏi: ”Bạn mong muốn môi trường học tập sẽ có những hỗ trợ nào giúp
giải quyết các vấn đề tâm lý?” và thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 33: Mong muốn của đáp viên về môi trường học tập

“Có câu lạc bộ chuyên lắng nghe, tâm sự những vấn đề tâm lý bạn gặp phải” và “Có
đường dây nóng giúp bạn chia sẻ những câu chuyện khó nới, chia sẻ,...” chiếm tỉ lệ
cao nhất là 48.97%. Hiện nay đã có một số câu lạc bộ chuyên tư vấn tâm lý cho sinh
viên như: Câu lạc bộ Sinh viên Tâm lý, hay những đội ngũ chuyên tư vấn tâm lý trong
các trường học THPT và ĐH,... Đường dây nóng hỗ trợ tâm lý cũng phổ biến khá
nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác. Các hỗ trợ còn lại chiếm
các tỉ lệ có sự chênh lệch không lớn, dao động từ 24.3% đến 27.2%.
4.6 Tóm tắt

49
Tại chương 4, với mức ý nghĩa 5% nhóm tác giả đã kiểm định giả thiết theo mô hình
đã đề xuất. Bên cạnh đó là những câu hỏi liên quan đến cảm nhận của sinh viên, ảnh
hưởng của các vấn đề tâm lý tiêu cực khi chuyển đến môi trường học tập mới và
những mong muốn hỗ trợ từ nhà trường, gia đình, bạn bè,…
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Giới thiệu
Ở chương trước, nhóm đã trình bày các kết quả của nghiên cứu gồm kiểm định
mô hình đo lường và cấu trúc, kiểm định giả thuyết chính phụ và kết quả phỏng vấn
sâu.
Thông qua kết quả ở chương 4, chương cuối cùng của bài báo cáo này sẽ đề cập đến
các
phần:
(1) Kết luận
(2) Khuyến nghị
(3) Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.2 Kết luận
Theo kết quả nghiên cứu tại 274 trung tâm tham vấn (Gallagher, Sysko và
Zhang, 2001), có 85% trung tâm báo cáo rằng, có sự gia tăng các vấn đề tâm lí nghiêm
trọng ở đối tượng sinh viên trong hơn 5 năm qua, bao gồm thất bại trong học tập
(71%), tự sát, tự gây tổn thương cho cơ thể (51%), rối loạn ăn uống (38%), các vấn đề
về chất cồn (45%), sử dụng các chất kích thích khác (49%), tấn công tình dục ở trường
học (33%) và các vấn đề liên quan tới sự lạm dụng tình dục sớm (34%). Theo đánh
giá, có khoảng 16% số sinh viên gặp các vấn đề tâm lí nghiêm trọng (Gallagher, Gill
và Sysko, 2000). Ngoài những vấn đề tâm lý nghiêm trọng trên, nhóm quyết định làm
bài nghiên cứu các vấn đề khác gây ảnh hưởng đến tâm lý khi chuyển đổi môi trường
học, kết quả là khi chuyển từ môi trường THPT sang ĐH thì có một số vấn đề có tỉ lệ
sinh viên ở môi trường THPT thấp hơn tỉ lệ sinh viên ở môi trường ĐH bao gồm các
vấn đề tâm lý: tiền bạc (THPT: 48.28%, ĐH: 80.84%), việc làm (THPT: 46.74%, ĐH:
60.92%), nhà ở (THPT: 50.19%, 68.58%), thích nghi với môi trường mới (THPT:
85.06%, ĐH: 93.10%), tình yêu (THPT: 31.80%, ĐH: 57.09%) và quan hệ giao tiếp xã
hội (THPT: 77.01%, ĐH: 88.12%). Chỉ có vấn đề tâm lý về gia đình (THPT: 86.21%,

50
ĐH: 75.86%) và áp lực đồng trang lứa (THPT: 85.82%, ĐH: 72.41%) là hai vấn đề có
tỉ lệ sinh viên ở THPT cao hơn ĐH.
Khi còn là học sinh THPT đều gặp khó khăn về tâm lý, đó là những khó khăn
trong vấn đề quan hệ giao tiếp xã hội, tình yêu, gia đình, tài chính, áp lực đồng trang
lứa, thích ứng với môi trường mới, nhà ở và việc làm,… Các em đều có các khó khăn
tâm lý ở các mức độ khác nhau, trong đó khó khăn về quan hệ giao tiếp xã hội, gia
đình, thích ứng với môi trường mới và áp lực đồng trang là những vấn đề chiếm tỉ lệ
cao. Khi lên đại học những vấn đề tâm lý mắc phải ở THPT không giảm thậm chí các
vấn đề tâm lý về nhà ở, việc làm, tài chính,...còn có xu hướng tăng lên.

Tuy gặp phải nhiều vấn đề tâm lý tiêu cực nhưng khi ở cả hai môi trường thì
các sinh viên đều có những trải nghiệm tích cực như thoải mái thời gian, các mối quan
hệ xung quanh tốt, được học tập trong môi trường năng động,... điều đó có thể thấy các
vấn đề về thay đổi tâm lý khi chuyển từ môi trường THPT sang môi trường ĐH ngày
càng được quan tâm. Cũng chính vì thế mà tỉ lệ sinh viên thích ứng với môi trường
ĐH chiếm tỉ lệ rất cao là 72%.

Khi còn là học sinh THPT khi gặp khó khăn tâm lý đều có quyết định sẽ tìm
kiếm sự giúp đỡ bằng cách chia sẻ cho ba mẹ (22.99%), họ hàng (32.18%), bạn bè
(36.40%) và thấp nhất là tìm đến bác sĩ tâm lý (3.83%) nhưng có tới 43.68% tự mình
vượt qua vấn đề tâm lý đó bằng cách tự nghỉ ngơi, đi chơi,... Khi chuyển sang môi
trường ĐH thì tỉ lệ tự mình vượt qua các vấn đề tâm lý (55.17%) và tìm đến bác sĩ tâm
lý (25.29%) tăng mạnh nhưng uyết định đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân là
bạn bè (26.82%), họ hàng (23.75%), ba mẹ (26.82%) có dấu hiệu giảm. Chính vì thế
mà cả ở môi trường THPT và môi trường ĐH tỉ lệ “thỉnh thoảng chia sẻ” và “hiếm khi
chia sẻ” với người thân khi gặp phải vấn đề tâm lý luôn chiếm vị trí rất cao.

Sự thay đổi tâm lý khi chuyển từ THPT sang ĐH cũng ảnh hưởng tiêu cực tới
cuộc sống của các bạn sinh viên như: “Làm bạn có cảm giác cô đơn, sợ hãi” (39.85%)
“Mất động lực, không tập trung học tập dẫn đến kết quả học tập kém” (27.97%) và
“Làm bạn có cảm giác muốn nghỉ học” (25.67%). Bbên cạnh đó vẫn có tác động tích
cực đến sinh viên nhưng với tỉ lệ thấp hơn “Làm bạn hòa nhập tốt hơn khi lên đại học”

51
(19.92%), “Giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp” (20.69%), “Giúp bạn trưởng thành
hơn” (26.05%), và “Giúp bạn năng động, hoạt bát, lạc quan,… hơn” (15.33%).

5.3 Khuyến nghị


Qua những phân tích các yếu tố làm thay đổi tâm lý sinh viên từ môi trường
THPT sang ĐH thì chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất biện pháp để góp
phần giảm thiểu tình trạng mắc bệnh tâm lý khi chuyển đổi môi trường học tập từ
THPT sang ĐH.
5.3.1 Dành cho nhà tư vấn học đường
Để giảm những khó khăn trong quá trình học tập thì các nhà tâm lý học và tham
vấn tâm lý trong nhà trường đóng vai trò rất quan trọng (Caplan, 1970; Friend và
Cook, 1996). Mặc dù sự tham vấn tâm lý chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề cá nhân
của người học nhưng trong nhiều trường hợp nó liên quan tới sự cộng tác của tập thể
nhằm cải thiện môi trường lớp học, trường học và thúc đẩy sự phát triển tâm lí tích cực
của tất cả các sinh viên. Vậy nên, tại các trường ĐH thậm chí là trường THPT cần tăng
cường hoạt động phòng ngừa và cần có các bộ phận tham vấn tâm lý để hỗ trợ học
sinh, sinh viên để giúp đỡ các vấn đề cá nhân, học tập, nghề nghiệp. Tuy nhiên, vai trò
và chức năng của bộ phận tham vấn thuộc các trường ĐH tiếp tục thay đổi để đáp ứng
với một loạt các yếu tố xã hội, chính trị và kinh tế (CAS, 1999). Theo Archer và
Cooper (1998), việc cung cấp dịch vụ tham vấn cho sinh viên về sự đa văn hóa và giới
tính, nhu cầu phát triển và nghề nghiệp, sự thay đổi cuộc sống, sự căng thẳng, bạo lực
và các vấn đề tâm lí nghiêm trọng khác là một trong những thách thức lớn của bộ phận
tham vấn thuộc các trường ĐH. Như vậy, từ những cơ sở làm rõ những nguyên nhân
dẫn đến các vấn đề tâm lý ở sinh viên khi chuyển cấp học thì nhà trường chắc chắn cần
phải có các biện pháp can thiệp phù hợp và hữu hiệu mới có thể hạn chế được những
vấn đề tâm lý. Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn học đường cần phải đảm bảo có phòng
riêng biệt, đảm bảo bí mật và dễ dàng để học sinh và sinh viên tiếp cận hơn.
Tổ chức những buổi tuyên truyền, buổi talkshow, workshop,.. về giáo dục giúp
nâng cao nhận thức cho học sinh THPT và sinh viên ĐH về tầm quan trọng của tư vấn
tâm lý học đường và cách nhận biết về những nhà tư vấn học đường, văn phòng tư vấn
học đường uy tín, chất lượng. Vì theo Nguyễn Thế Hùng (2008), để hạn chế những
khó khăn tâm lý thì điều quan đầu tiên cần làm là phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường,
52
giáo viên, giảng viên, và sinh viên. Điều này cho thấy, trường ĐH cần chủ động tạo ra
những không gian học tập thoải mái, năng động, an toàn,… để sinh viên có thể tin
tưởng tham gia tìm hiểu những hoạt động phòng chống các vấn đề tiêu cực gây ra các
bệnh tâm lý. Đi đầu trong việc đồng hành cùng sinh viên vượt qua những khó khăn,
thách thức, rào cản,… ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý sinh viên là Wellbeing - RMIT
Vietnam trên nền tảng Facebook của đại học RMIT Việt Nam, trang này được sử dụng
truyền tải những thông tin về sức khỏe tâm lý cho sinh viên. Bên cạnh đó, RMIT
thường xuyên tổ chức các buổi workshop, talkshow,… để tạo không gian cho sinh viên
thảo luận về các vấn đề đang còn nhiều bất cập trong xã hội hiện nay, từ đó nâng cao
khả năng nhận thức các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tâm lý để
đưa ra những biện pháp phù hợp với bản thân.
Tư vấn viên nên tổ chức một số hoạt động để giới thiệu mình với học sinh, sinh
viên. Văn phòng tư vấn phải được giới thiệu như là nơi để học sinh, sinh viên gỡ rối
những khó khăn mà mình đang gặp phải, chứ không phải là nơi dành cho các trường
hợp bị kỷ luật. Giới thiệu thêm những dịch vụ khác mà phòng tư vấn học đường có thể
cung cấp: tư vấn nghề nghiệp, tư vấn nhóm…

Mở ra một số câu lạc bộ về tâm lý học đường để lắng nghe chia sẻ các khó khăn
của học sinh, sinh viên. Theo Gladding ST. 373p có khoảng 25% tổng số sinh viên tìm
kiếm trợ giúp từ phòng tư vấn tâm lý có chẩn đoán rối loạn trầm cảm. Theo nghiên cứu
“Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên năm nhất trường đại học Y Hà Nội 2019” của
Nguyễn Thị Thu Thủy và Đặng Thùy Dương cho thấy có 87.7% sinh viên cho biết họ
sẽ đến phòng tham vấn tâm lý nếu phòng được thành lập. Vậy nên, câu lạc bộ về tâm
lý học đường là giải pháp rất hiệu quả, không những giúp sinh viên đang gặp khó khăn
trong việc điều trị bệnh tâm lý mà còn giúp các bạn hoà nhập được với nhiều bạn mới
thông qua các hoạt động mà câu lạc bộ tổ chức.

Tư vấn viên cần phải không ngừng cập nhật kiến thức chuyên môn và được đào
tạo nâng cao để có thể chuyên nghiệp hơn trong công tác tư vấn học đường. Bài toán
kiểm trachất lượng của các nhà tham vấn tâm lý tại Việt Nam còn khá nan giản do
chưa có những hiệp hội tư vấn tâm lý và giám sát chất lượng mang tầm quốc gia và
quốc tế. ĐH Hoa Sen và nhóm Sài Gòn PsycHub hiện đang khá tích cực trong việc

53
công khai chứng chỉ, chất lượng đào tạo của các nhà tham vấn tâm lý của nhóm. Năm
2015, trường ĐH Khoa học – Xã hội & Nhân văn - ĐHQG-HCM thiết kế và tổ chức
đào tạo chương trình cử nhân tư vấn tâm lý tương đối giống với chương trình thạc sĩ tư
vấn tâm lý tại Mỹ, hứa hẹn sẽ góp phần cải thiện được sự khan hiếm nguồn nhân lực
chất lượng trong ngành nghề này. Một điểm cần lưu ý rằng, dù có bằng cấp tiến sĩ tâm
lý học nhưng không được đào tạo và thực tập kỹ năng tham vấn (counseling skills) thì
các “chuyên gia tham vấn” này sẽ không khác gì những nhà nghiên cứu toán học đi
dạy toán mà không được đào tạo kỹ năng sư phạm.

Về phương pháp điều trị tâm lý (treatment) và quản lý sau điều trị (after
treatment) trong môi trường ĐH, có thể áp dụng những mô hình trị liệu tâm lý đã và
đang được sử dụng phổ biến trong tư vấn tâm lý học đường (school counseling) như:
tư vấn tập trung vào cá nhân con người (person-centered counseling), liệu pháp thực tế
(reality therapy), phương pháp tiếp cận hành vi nhận thức (cognitive behavioral
approaches), tư vấn ngắn gọn tập trung vào giải pháp (solution-focused brief
counseling), liệu pháp tường thuật (narrative therapy) và các phương pháp trị liệu sáng
tạo như nghệ thuật và âm nhạc (creative counseling approaches).
Nhưng bên cạnh đó vấn đề chi phí vẫn là mối lo hàng đầu khiến các bạn sinh viên
không tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý. Chúng ta có thể tham khảo một số
phương pháp can thiệp tâm lý từ một số trường đại học của bang California:
- Giảm tối đa chi phí tham vấn, tư vấn tâm lý cho sinh viên, để khuyến khích sinh
viên tìm kiếm sự giúp đỡ sớm nhất ngay từ lúc bắt đầu gặp khó khăn với các
vấn đề sức khỏe tâm lý
- Kết hợp với các bệnh viện, cơ sở y tế lân cận để cung cấp dịch vụ can thiệp
khủng hoảng miễn phí cho sinh viên
- Sử dụng TAO (Therapy Assistance Online), một nền tảng hỗ trợ trực tuyến, nơi
sinh viên có thể tự tìm kiếm các nguồn tự trợ giúp (self-help), các biện pháp can
thiệp rối loạn lo âu, trầm cảm, và các công cụ để rèn luyện chánh niệm
(mindfulness), tăng cường sức khỏe toàn diện (wellness)
- Giới thiệu các đường dây nóng ngăn ngừa tự sát để sinh viên luôn có một kế
hoạch an toàn (safety plan) cho mình và người thân cận trong giây phút một

54
mình đối mặt với khủng hoảng
5.3.2 Dành cho cha mẹ học sinh
Cha mẹ cần dành thời gian chất lượng với con cái của mình, để tăng sự tin
tưởng và tự tin đối với cha mẹ, qua đó các dễ dàng bộc lộ và cởi mở hơn khi tâm sự
những nỗi lo lắng, sợ hãi và những khó khăn gặp phải.

5.3.3 Dành cho học sinh, sinh viên


Thúc đẩy và khuyến khích sự cởi mở hơn ở học sinh, sinh viên trong việc chia
sẻ vấn đề tâm lý và tìm sự giúp đỡ về tâm lý khi cần thiết
Học sinh, sinh viên cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng giải quyết
vấn đề để bảo vệ mình khỏi những áp lực khác nhau mà họ gặp trong cuộc sống hằng
ngày vì theo nghiên cứu của Hương Nguyễn và Chi Nguyễn khảo sát trên 350 sinh
viên đại học Việt Nam cho thấy chỉ 32% sinh viên nhận diện được các triệu chứng
trầm cảm cơ bản.
“Chúng tôi theo đuổi truyền thống giáo dục khai phóng của Mỹ nhưng chúng
tôi là một cơ sở giáo dục Việt Nam có gốc rễ từ xã hội này. Chúng tôi không chỉ muốn
trở thành một bản sao của người Mỹ”[14] để nhấn mạnh rằng, công cuộc phát triển nền
giáo dục đại học tại Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của những người trẻ và những công
trình nghiên cứu tâm huyết, sẽ hoàn toàn có thể tạo ra một hướng đi riêng đầy sáng tạo
cho Việt Nam. Để làm được điều này, mình hy vọng Việt Nam sẽ có nhiều hơn những
sự hợp tác, nghiên cứu định tính từ các trung tâm/văn phòng tư vấn tâm lý và hỗ trợ
sinh viên để có thể tạo tiền đề dữ liệu và gợi mở những câu hỏi nghiên cứu tiếp theo.

5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo


5.4.1 Hạn chế
Bên cạnh những đóng góp và kết quả đạt được như trên, nghiên cứu này vẫn còn tồn
tại một số hạn chế như sau:
Một là do nguồn ngân sách có giới hạn nên nghiên cứu chỉ được thực hiện theo
hình thức trực tuyến trên địa bàn TP.HCM với khoảng 261 mẫu khảo sát hợp lệ. Việc
thực hiện nghiên cứu theo hình thức trực tuyến gây ra một số khó khăn nhất định như
khó khăn trong việc tương tác trực tuyến thường xuyên và liên tục với các đối tượng
khảo sát, một số đối tượng khi trả lời bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến chưa thực sự trả
55
lời đúng suy nghĩ và dựa trên trải nghiệm cá nhân của họ. Điều này phần nào cũng ảnh
hưởng nhất định đến kết quả nghiên cứu.
Hai là hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu. Bài nghiên cứu cũng chỉ
đánh giá được một số yếu tố nổi bật ảnh hướng đến sức khoẻ đến tâm lý sinh viên khi
thay đổi môi trường sống và học tập mà chưa nghiên cứu hết tất cả các yếu tố ảnh
hưởng. Bên cạnh đó, người học tại mỗi trường, mỗi ngành và mỗi địa phương đều có
những đặc điểm riêng mà trong nghiên cứu này có thể không đề cập đến.
Ba là hạn chế về phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu. Phương pháp chọn
mẫu thuận tiện được thực hiện trong nghiên cứu này tuy dễ thực hiện, ít tốn kém
nhưng không đánh giá được tác động của các sai số chọn mẫu lên kết quả nghiên cứu.
Phương pháp này cũng làm các dữ liệu về độ tuổi, giới tính thu thập được còn có sự
chênh lệch nhiều, vì vậy không phản ánh được tổng quát thị trường khảo sát. Ngoài ra,
kích thước mẫu chỉ hơn quy mô mẫu tối thiểu một chút nên kết quả nghiên cứu này có
thể có nhiều sai lệch. Nghiên cứu có kích thước mẫu lớn hơn sẽ cho kết quả chính xác
hơn.
5.4.2 Phướng hướng nghiên cứu tiếp theo
Sau quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả dựa trên những hạn chế đã
được liệt kê ở trên làm cơ sở đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm để cải thiện
chuyên môn hơn cho những dự án học tập tiếp theo:
Thứ nhất, nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng
khảo sát với quy mô mẫu lớn hơn để xác định được nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức
khoẻ tâm lý sinh viên hơn, từ đó có những giải pháp thiết thực và hiệu quả hơn.
Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất và quy mô mẫu lớn
hơn để tăng tính đại diện và thể hiện được tính chất của tổng thể nghiên cứu.
Thứ hai, nghiên cứu định tính phân tích các tài liệu về đề tài này qua các năm
và trong thời gian dài hạn để đưa ra kết luận nhóm yếu tố nào có sự ảnh hưởng lớn
nhất đến sức khoẻ tâm lý sinh viên. Có thể thực hiện nghiên cứu theo từng nhóm
ngành, lĩnh vực và địa phương để xem xét đầy đủ các điều kiện riêng của từng lĩnh vực
cũng như tăng thêm độ chính xác cho bài nghiên cứu.

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt:
1. Trang Thanh Nhã, Bùi Ngô Mai Ngân, Trịnh Trung Anh, Phan Trí Vinh (2021):”
Thất bại trong học tập ở sinh viên năm nhất: Các yếu tố tác động, lưu ý trong áp
dụng mô hình giảm thiểu và phòng ngừa giai đoạn COVID_19”
2. Nhan Thị Lạc An (2010): “Cách ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh
trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh”
3. Nguyễn Thị Bình (2015):”Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm”
4. ThS. Nguyễn Thị Bích Vân GVCH Khoa KTKT: “Quản trị sự thay đổi trong tổ

chức”. http://ktkt.vanlanguni.edu.vn/gioi-thieu/detail/quan-tri-su-thay-doi-trong-to-
chuc-284.html
5. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Đặng Thuỳ Dương (2019): “Nhu cầu tham vấn tâm lý của
sinh viên năm nhất trường đại học Y Hà Nội 2019”

Tài liệu Tiếng Anh


1. (ANDREA DIXON RAYLE, KUO-YI CHUNG, 2008) “Revisiting First-Year

57
College Students’ Mattering: Social Support, Academic Stress, And The Mattering
Experience”.

2. (M. Maajida Aafreen1 , V. Vishnu Priya2 , R.Gayathri, 2018) “Effect Of Stress On


Academic Performance Of Students In Different Streams”

3. College Students.” International Journal of Scientific Engineering and Applied


Science (17): 2395–3470. www.ijseas.com

4. Sathya, Devi R, and Shaj Mohan. 2015. “A Study on Stress and Its Effects on”.

5. Joshi, Rupali. 2013. “Stress and Anxiety among College Going First Year Male and
Female Students.” Indian Journal of Health and Wellbeing 4(8): 4(5), 1199-1202–
1202.

6. Anil Jain, and Verma Sandeep. 2016. “Prevalence of Stress and Coping Strategies
Among College Students.” Journal of Advanced Medical and Dental Sciences
Research |Vol 4(6): 6. www.jamdsr.com.
7. Eilidh Cage, Emma Jones, Gemma Ryan, Gareth Hughes, Leigh Spanner (2021)
“Student mental health and transitions into, through and out of university: student
and staff perspectives”

PHỤ LỤC 1
FORM KHẢO SÁT
Câu hỏi sàng lọc
1. Bạn thuộc giới tính nào ?
 Nam
 Nữ

58
2. Bạn hiện đang là sinh viên năm mấy ?
 Năm nhất
 Năm hai
 Năm ba
 Năm tư
3. Bạn đang học tại các tỉnh lẻ hay ở các thành phố nào ?
 Thành phố Hồ Chí Minh
 Vùng khác
4. Nơi cư trú hiện tại của bạn là gì ?
 Nhà trọ
 Nhà riêng
 Chung cư
 Kí túc xá
5. Hiện bạn đang ở cùng ai ?
 Bố mẹ
 Ông bà
 Bạn bè
 Họ hàng
Các vấn đề mắc phải khi là học sinh trung học phổ thông.
6. Bạn có đã mắc tâm lý về quan hệ giao tiếp xã hội không?
 Quan hệ giữa các bạn cùng phòng/bạn học thường xuyên căng thẳng
 Không biết cách chia sẻ, diễn đạt ý kiến của mình với bạn bè, thầy cô
 Khó có thể bắt chuyện, làm quen với người khác
 Lo lắng bản thân không có nhiều mối quan hệ để phát triển bản thân
 Không
7. Bạn có đã mắc tâm lý về vấn đề gia đình không?
 Kỳ vọng của ba mẹ về thành tích học tập quá cao
 Gia đình không có vị trí, tiếng nói trong xã hội

59
 Khó giao tiếp thoải mái, trao đổi với người thân trong gia đình về những vấn đề
trong cuộc sống
 Xung đột quan điểm với ba mẹ, người thân về học tập, nghề nghiệp trong tương
lai
 Cảm thấy cô đơn khi ở xa gia đình, người thân
 Cảm thấy phiền não khi không thể chia sẻ gánh nặng với gia đình
 Không
8. Bạn có đã gặp khó khăn trong việc thích ứng môi trường mới không?
 Không theo được nhịp sống của học sinh
 Không thích ứng với phương pháp học ở cấp 3
 Cảm thấy không quản lý tốt thời gian
 Sức khỏe không tốt
 Khó tìm ra phương pháp nghỉ ngơi đúng đắn
 Cảm thấy bị cô lập
 Không
9. Bạn có đã bị áp lực đồng trang lứa không?
 Bị ảnh hưởng bởi định kiến xã hội
 Bị tác động bởi " Mạng Xã Hội "Do bạn luôn để ý đến lời nói của những người
xung quanh
 Do bạn tự ti về gia đình mình
 Do bạn luôn lấy những điểm yếu của bản thân để so sánh với điểm mạnh của
người khác
 Không
10. Bạn có đã mắc phải áp lực tiền bạc không?
 Phiền não về học phí và sinh hoạt phí
 Do không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống dẫn đến khó phát triển bản thân
 Do thói quen không quản lý chi tiêu
 Chưa hài lòng với cuộc sống hiện tại
 Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn mà cảm thấy mất cân bằng cuộc sống.
60
 Thường xuyên phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống
 Không
11. Bạn có đã mắc phải tâm lý về vấn đề nhà ở không?
 Áp lực từ ba mẹ quá kiểm soát
 Áp lực về tài chính khi thuê trọ
 Áp lực từ bạn cùng phòng
 Áp lực từ chủ trọ
 Áp lực từ môi trường trọ xung quanh
 Không
12. Bạn có đã mắc tâm lý về vấn đề tình yêu không?
 Bất đồng quan điểm
 Bất đồng ngôn ngữ
 Người thứ ba
 Không nhận được sự ủng hộ từ gia đình
 Không có đủ thời gian cho đối phương
 Sự nhạt nhòa trong tình yêu
 Bị người ngoài suy xét
 Không
13. Bạn có đã mắc tâm lý về vấn đề việc làm không?
 Do mức lương thấp không phù hợp
 Việc làm thực tế không như mong đợi
 Khối lượng công việc việc quá tải
 Chọn sai công việc
 Bất mãn về quản lý, cấp trên
 Bị cô lập trong môi trường làm việc
 Không nhận được sự đồng cảm từ gia đình
 Không
14. Bạn cảm thấy như thế nào về những vấn đề đã mắc phải ?

61
 Rất tệ
 Tệ
 Bình thường
 Tốt
 Rất tốt
15. Bạn có chia sẻ những vấn đề tâm lý mà bạn mắc phải cho người thân không?
 Không bao giờ
 Hiếm khi chia sẻ
 Thỉnh thoảng chia sẻ
 Thường xuyên chia sẻ
 Luôn luôn chia sẻ
16. Bạn vượt qua những vấn đề tâm lý đó bằng cách nào ?
 Tự lấy lại tinh thần bằng cách nghỉ ngơi, đi chơi,...
 Chia sẻ với người thân
 Chia sẻ với bạn bè
 Đến gặp bác sĩ tâm lý
Những trải nghiệm tích cực tại trung học phổ thông
17. Bạn đã trải nghiệm việc tích cực nào khi còn là học sinh cấp 3 ?
 Được học tập trong môi trường năng động.
 Thoải mái thời gian
 Các mối quan hệ xung quanh tốt
 Không bị áp lực học tập
 Không có gánh nặng tài chính
 Không có trải nghiệm tích cực nào
18. Khi còn là học sinh cấp 3 bạn cảm nhận môi trường đại học như thế nào?
 Năng động
 Học quá nhiều
 Vừa học vừa chơi
 Vừa học vừa làm
62
Thực trạng và nguyên nhân của các vấn đề mắc phải khi là sinh viên đại học
19. Bạn có đang mắc phải tâm lý về vấn đề quan hệ giao tiếp xã hội không?
 Quan hệ giữa các bạn cùng phòng/bạn học thường xuyên căng thẳng
 Không biết cách chia sẻ, diễn đạt ý kiến của mình với bạn bè, thầy cô
 Khó có thể bắt chuyện, làm quen với người khác
 Lo lắng bản thân không có nhiều mối quan hệ để phát triển bản thân
 Không
20. Bạn có đang mắc phải tâm lý về vấn đề gia đình không?
 Kỳ vọng của ba mẹ về thành tích học tập quá cao
 Gia đình không có vị trí, tiếng nói trong xã hội
 Khó giao tiếp thoải mái, trao đổi với người thân trong gia đình về những vấn đề
trong cuộc sống
 Xung đột quan điểm với ba mẹ, người thân về học tập, nghề nghiệp trong tương
lai
 Cảm thấy cô đơn khi ở xa gia đình, người thân
 Cảm thấy phiền não khi không thể chia sẻ gánh nặng với gia đình
 Không
21. Bạn có đang mắc tâm lý về vấn đề thích ứng môi trường mới không?
 Không theo được nhịp sống của sinh viên
 Không thích ứng với phương pháp học ở đại học
 Cảm thấy không quản lý tốt thời gian
 Sức khỏe không tốt
 Cảm thấy bị cô lập
 Không
22.Bạn có đang mắc tâm lý về vấn đề áp lực đồng trang lứa không?
 Bị ảnh hưởng bởi định kiến xã hội
 Bị tác động bởi " Mạng Xã Hội "
 Do bạn luôn để ý đến lời nói của những người xung quanh
 Do bạn tự ti về gia đình mình
63
 Do bạn luôn lấy những điểm yếu của bản thân để so sánh với điểm mạnh của
người khác
 Không
23.Bạn có mắc phải tâm lý về vấn đề tiền bạc không ?
 Phiền não về học phí và sinh hoạt phí
 Do không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống dẫn đến khó phát triển bản thân
 Do thói quen không quản lý chi tiêu
 Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn mà cảm thấy mất cân bằng cuộc sống.
 Thường xuyên phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống
 Không
24.Bạn có đang mắc phải tâm lý về vấn đề nhà ở không?
 Áp lực từ ba mẹ quá kiểm soát
 Áp lực về tài chính khi thuê trọ
 Áp lực từ bạn cùng phòng
 Áp lực từ chủ trọ
 Áp lực từ môi trường trọ xung quanh
 Không
25.Bạn có đang mắc tâm lý về vấn đề tình yêu không?
 Bất đồng quan điểm
 Bất đồng ngôn ngữ
 Người thứ ba
 Không nhận được sự ủng hộ từ gia đình
 Không có đủ thời gian cho đối phương
 Bị người ngoài suy xét
 Không
26.Bạn có đang mắc phải tâm lý về vấn đề việc làm không?
 Do mức lương thấp không phù hợp
 Việc làm thực tế không như mong đợi
 Khối lượng công việc việc quá tải
64
 Chọn sai công việc
 Bất mãn về quản lý, cấp trên
 Bị cô lập trong môi trường làm việc
 Không nhận được sự đồng cảm từ gia đình
 Không
27.Bạn cảm thấy như thế nào khi mắc phải các vấn đề tâm lý ?
 Rất tệ
 Tệ
 Bình thường
 Tốt
 Rất tốt
28.Bạn có chia sẻ những vấn đề tâm lý mà bạn mắc phải cho người thân không?
 Không bao giờ chia sẻ
 Hiếm khi chia sẻ
 Thỉnh thoảng chia sẻ
 Thường xuyên chia sẻ
 Luôn luôn chia sẻ
29.Bạn vượt qua những vấn đề tâm lý đó bằng cách nào ?
 Tự lấy lại tinh thần bằng cách nghỉ ngơi, đi chơi,...
 Chia sẻ với người thân
 Chia sẻ với ba mẹ
 Chia sẻ với bạn bè
 Đến gặp bác sĩ tâm lý
Những trải nghiệm tích cực ở đại học
30. Bạn đã trải nghiệm việc tích cực nào khi bạn là sinh viên đại học?
 Được học tập trong môi trường năng động.
 Thoải mái thời gian
 Các mối quan hệ xung quanh tốt
 Không bị áp lực học tập
65
 Không có gánh nặng tài chính
 Không có tải nghiệm tích cực nào
31.Đến bây giờ bạn đã thích ứng được với môi trường đại học được hay chưa?
 Chưa thích ứng
 Đã thích ứng
SỰ THAY ĐỔI TÂM LÝ KHI CHUYỂN TỪ MÔI TRƯỜNG PHỔ THÔNG
SANG MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC SỐNG CỦA BẠN
NHƯ THẾ NÀO?
32.Sự thay đổi tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
 Mất động lực, không tập trung học tập dẫn đến kết quả học tập kém
 Làm bạn có cảm giác lo lắng, chán nản
 Làm bạn có cảm giác cô đơn, sợ hãi
 Làm bạn có cảm giác muốn nghỉ học
 Làm bạn hòa nhập tốt hơn khi lên đại học
 Giúp bạn tự tin, giao tiếp tốt hơn
 Giúp bạn trưởng thành hơn
 Giúp bạn năng động, hoạt bát, lạc quan,... hơn
33. Giả sử nếu bạn mắc phải một vấn đề tâm lý nào đó mà quá sức chịu đựng của bạn
hoặc bạn không thể nào một mình mà làm giảm hay vượt qua vấn đề tâm lý đó thì bạn
sẽ làm gì?
 Chia sẻ cho người thân
 Chia sẻ cho bạn bè
 Đến gặp bác sĩ tâm lý
 Chia sẻ cho ba mẹ
34. Suy nghĩ của bạn về tầm quan trọng của việc thay đổi tâm lý từ môi trường trung
học phổ thông sang môi trường đại học.
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Trung lập

66
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
 Không quan trọng vì cuộc sống hiện nay chỉ cần tiền là đủ
 Rất quan trọng vì cuộc sống ngày càng cạnh tranh nên từ đó mà các vấn đề về
tâm lý ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn
 Tâm lý phải tích cực thì công việc mới phát triển
 Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, tâm lý phải tốt thì chất lượng cuộc
sống, học tập mới tốt
 Vấn đề về tâm lý khá quan trọng nhưng lâu dần thì vẫn sẽ có thể vượt qua mà
không cần quan tâm hay gây ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống
35. Bạn mong muốn môi trường học tập sẽ có những hỗ trợ nào giúp giải quyết các
vấn đề tâm lý?
 Có bác sĩ tâm lý ở trường đại học hỗ trợ bạn các vấn đề tâm lý.
 Có đường dây nóng giúp bạn chia sẻ những câu chuyện khó nói, chia sẻ những
áp lực mà bạn gặp phải trong cuộc sống
 Không có bất cứ hỗ trợ nào
 Có CLB chuyên lắng nghe, tâm sự những vấn đề tâm lý bạn gặp phải
 Tổ chức một số buổi talkshow giúp giải quyết các vấn đề tâm lý

67

You might also like