Bai Giang TVCT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 245

THỦY VĂN CÔNG TRÌNH

Chương 1: Giới thiệu chung


1.1 Nước và sự phân bố của nước
trên trái đất
1. Vai trò của nước
- Là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
môi trường sống
- Là nguồn tài nguyên hữu hạn, là tài nguyên có thể
tái tạo được thông qua quá trình tuần hoàn nước. Khả
năng tái tạo tùy thuộc vào ứng xử của con người với
tài nguyên này.
2. Phân bố của nưởc trên trái đất

Nước trên Nước ngọt Nước mặt ngọt


Trái đất (thể lỏng)
Sự phân bố nước ở Việt Nam
1.2 Khái niệm về Thuỷ văn và
Thuỷ văn công trình
• Thuỷ văn:
+ Là ngành khoa học nghiên cứu mọi pha của
nước trên trái đất:
-Sự hình thành - phân bố/trữ - vận động
-Đặc tính lý, hoá học
-Sự tương tác với môi trường xung quanh
+ Là một nghành khoa học thuộc lĩnh vực các khoa
học về trái đất được phân ra nhiều chuyên ngành
khoa học:
- Thủy văn lục địa nghiên cứu các hiện tượng
thủy văn xảy ra trên đất liền (Thủy văn lưu
vực, thủy sông ngòi - Động lực học sông, thủy
văn hồ ao đầm lầy, chỉnh trị sông, đo đạc thủy
văn, thủy văn công trình...
- Thủy văn biển - Hải dương học nghiên cứu
các quá trình của nước xảy ra trên biển và đại
dương
• Thuỷ văn công trình:
+ Là ngành khoa học ứng dụng sử dụng các nguyên
tắc thuỷ văn trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật
xuất phát từ sự khai thác nguồn nước trên trái đất của
con người.
+ Nghiên cứu và tính toán các đặc trưng thủy văn
phục vụ xây dựng công trình, thiết lập các mối quan
hệ theo không gian, thời gian hoặc các biến đổi mang
tính địa lý của nước, xác định các rủi ro xã hội liên
quan đến các công trình và hệ thống thuỷ lợi.
1.3 Nhiệm vụ và nội dung môn học
• Nhiệm vụ :
1. Cung cấp những kiến thức cơ bản về sự hình thành
dòng chảy sông ngòi, lưu vực, quá trình hình thành
dòng chảy sông ngòi
2. Các phương pháp đo đạc và thu thập tài liệu thuỷ
văn
3. Cung cấp các phương pháp tính toán các đặc trưng
thuỷ văn thiết kế
4. Phương pháp tính toán cân bằng nước trong hệ
thống (hồ chứa)
Nội dung:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Các nguyên lý thuỷ văn
Chương 3: Phân tích tần suất & phân tích tương quan
Chương 4: Tính toán các đặc trưng thuỷ văn thiết kế
Chương 5: Điều tiết dòng chảy bằng hồ chứa
1.4 Đặc điểm của hiện tượng thuỷ văn
và phương pháp nghiên cứu
1. Đặc điểm hiện tượng thủy văn:
Các hiện tượng thuỷ văn là kết quả tác động của nhiều nhân tố
tự nhiên. Dòng chảy sinh ra trên mặt đất là một quá trình phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: Khí hậu, thời tiết, mặt đệm.... Dòng
chảy sông ngòi là kết quả tổng hợp của các nhân tố trên có thể
định lượng được. Có thể biểu thị đại lượng dòng chảy Y với
các yếu tố trên theo quan hệ:
Y = f(X, Z)
trong đó:
X là nhóm nhân tố khí hậu là nhóm biến đổi nhanh. Nhóm này
tập hợp tất cả các yếu tố khí tượng: Mưa, bốc hơi, nhiệt độ,
gió.;
Z là nhóm nhân tố đặc trưng mặt đệm là nhóm biến đổi
chậm. Nhóm này tập hợp các đặc trưng: diện tích lưu vực,
điều kiện địa hình, địa chất, độ dốc lưu vực, thảm phủ thực
vật.
Các hiện tượng thủy văn vừa mang tính tất định, vừa mang
tính ngẫu nhiên.
Tất định: sự thay đổi có tính chu kỳ (mùa lũ, mùa kiệt).; mối
quan hệ vật lý giữa các nhân tố ảnh hưởng (X, Z) đến các
đặc trưng dòng chảy (Y).; Biến đổi có quy luật theo không
gian bị chi phối bởi tính địa đới của khí hậu
Ngẫu nhiên: phụ thuộc vào sự biến đổi ngẫu nhiên của nhóm
nhân tố khí hậu, khí tượng.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp Phân tích nguyên nhân hình thành Là phương
pháp xây dựng dựa trên tính tất định của hiện tượng thuỷ văn.
- Phân tích căn nguyên: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hình thành các quá trình dòng chảy.
- Tổng hợp địa lý: Hiện tượng thuỷ văn mang tính địa đới,
khu vực. Có thể xây dựng bản đồ phân vùng, bản đồ đẳng trị
các đặc trưng...
- Lưu vực tương tự: mượn thông số, đặc trưng thuỷ văn của
lưu vực khác có nhiều tài liệu hơn.
Phương pháp Thống kê xác suất
- Hiện tượng thuỷ văn mang tính ngẫu nhiên, do đó có thể coi
các đại lượng thuỷ văn đặc trưng là các đại lượng ngẫu nhiên.
Từ đó áp dụng lý thuyết thống kê xác suất để xác định các đặc
trưng thuỷ văn thiết kế theo một tần suât thiết kế đã được quy
định.
Câu hỏi và thảo luận

1. Các khái niệm Thuỷ văn và Thuỷ văn công trình


2. Vòngtuần hoàn nước là gì? Sơ đồ mô tả vòng tuần
hoàn nước.
3.Đặc điểm của hiện tượng thủy văn, Các phương
pháp nghiên cứu
Chương 2: Các nguyên lý thuỷ văn
2.1 Hệ thông sông ngòi - Lưu vực
1. Hệ thống sông ngòi
• Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu, được hình thành
dưới tác động bào mòn của dòng chảy do nước mưa
hoặc tuyết tan
• Sông là một dải lãnh thổ trên đó có dòng nước chảy
tương đối lớn và tương đối ổn định.
• Một tập hợp những sông suối gồm một sông chính
và các phụ lưu phân lưu lớn nhỏ có liên quan chặt chẽ
với nhau về dòng chảy và lưu vực tập trung nước
được gọi là hệ thống sông.
Sông hình nan quạt Sông hình lông chim
Tập hợp toàn bộ các sông suối lớn nhỏ có liên quan đến
nguồn nước sông gọi là hê thống sông: Hê thống sông Hồng;
Hê thống sông Đồng Nai.... Phân loại sông thường theo cách
sau:

•Các sông trực tiếp đổ ra


biển hoặc vào các hồ trong
nội địa gọi là sông chính.
•Sông đổ vào sông chính là
sông nhánh cấp I.
•Sông đổ vào sông nhánh
cấp I là sông nhánh cấp II.
Sông hình cành cây
2. Lưu vực sông
Là phần diện tích mặt đất giới hạn bởi mặt cắt cửa ra
và đường chia nước. Toàn bộ nước trên phần diện tích
đó (kể cả nước mặt và nước ngầm) sẽ chảy ra qua mặt
cắt cửa ra.
Mặt cắt cửa ra. Là mặt cắt ngang sông mà tại đó tiến
hành nghiên cứu, đo đạc lượng nước trên lưu vực
chảy qua (còn gọi là tuyến khống chế ).
Đường chia nước. Là đường nối các điểm cao nhất
xung quanh lưu vực và ngăn cách nó với các lưu vực
khác ở bên cạnh, trên đường phân nước nước sẽ chảy
về các lưu vực sông khác nhau. Để xác định cần dựa
vào bản đồ địa hình.
Có 2 loại đường: đường chia nước mặt và đường chia
nước ngầm. Thực tế thường thì không trùng nhau (gọi
là lưu vực hở). Ứng dụng thực tế thường coi là trùng
nhau (gọi là lưu vực kín).
3. Các đặc trưng hình học của lưu vực sông
• Diện tích lưu vực F (km2): Diện tích khu vực khống
chế bởi đường phân nước và mặt cắt cửa ra.
• Chiều dài sông (Ls) và chiều dài lưu vực (Llv ):
- Ls là chiều dài đường nước chảy trên dòng chính
tính từ nguồn đến mặt cắt cửa ra của lưu vực.
- Llv là chiều dài đường gấp khúc nối từ cửa ra qua
các điếm giữa của các đoạn thẳng cắt ngang lưu vực
cho đến điểm xa nhất của lưu vực.
• Chiều rộng bình quân lưu vực B:
B = F/ Llv
• Độ cao bình quân lưu vực(m):
• Độ dốc lòng sông và độ dốc bình quân lưu vực
- Độ dốc trung bình lòng sông
Js = 2Q/L2
trong đó: Q là tổng diện tích phía dưới đường nối
các điểm cao độ đáy sông, L là tổng độ dài sông
trên mặt phẳng nằm ngang
- Độ dốc trung bình lưu vực

• Mật độ lưới sông: D=ΣL/F (km/km2)


• Một số đặc trưng khác
2.2 Các yếu tố khí hậu, khí tượng
• Các yếu tố khí hậu, khí tượng: mưa, bốc hơi, áp suất
hơi nước, gió...
• Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy là mưa
và bốc hơi.
• Mưa và bốc hơi phụ thuộc vào các yếu tố khí tượng
khác: nhiệt độ, độ ẩm, gió...
1. Mưa
Là hiện tượng nước ở thể lỏng hoặc thể rắn từ các tầng
khí quyển rơi xuống mặt đất.
Có 4 nguyên nhân hình thành mưa.
• Mưa đối lưu • Mưa địa hình • Mưa gió xoáy
• Mưa bão
Các đặc trưng mưa
a) Lượng mưa (mm): là lớp nước mưa rơi trong một
thời đoạn thời gian nào đó. Thời gian xác định lương
mưa nhơ hơn 1 ngày gọi là mưa thời đoạn ngắn (mưa
60 phút, 120 phút...), ngược lại lớn hơn 1 ngày gọi là
thời đoạn dài (mưa ngày, mưa tháng, mưa năm)
b) Cường độ mưa (mm/phút,mm/h): là lượng mưa rơi
trong một đơn vị thời gian.
Mưa trung bình tháng một số trạm ở Việt Nam
mm
Months
Jan. Feb. March April May June July Aug. Sep. Oct. Nov. Dec Total

Lai Chau 4 27 11 139 491 479 780 304 188 4 49 0 2476


Son La 4 17 9 166 267 176 290 174 169 69 11 1 1353
Tuyen Quang 2 32 17 120 288 163 231 175 208 20 14 24 1294
Ha Noi 3 25 29 98 118 211 286 330 388 145 5 21 1659
Bai Chay 4 21 31 44 100 297 410 129 268 80 41 7 1432
Nam Đinh 6 45 32 43 175 60 217 162 179 125 10 33 1087
Vinh 33 35 142 76 204 9 44 637 119 495 45 123 1962
Hue 255 3 100 180 153 17 63 261 307 1544 907 603 4393
Da Nang 153 0 58 55 156 7 24 152 253 1147 894 164 3063
Qui Nhon 68 1 93 23 78 28 5 311 135 673 808 18 2241
Playku 0 0 31 49 306 209 444 522 258 327 168 0 2314
Da Lat 0 0 98 85 338 147 206 530 394 208 148 2 2156
Nha Trang 23 3 40 27 157 49 17 51 168 483 543 4 1565
Vung Tau 2- 8 27 302 314 210 297 173 117 70 2 1522
Ca Mau 38- 39 86 174 322 421 371 307 508 339 1 2606
Lượng mưa không rơi
đều trên toàn bộ lưu vực.
Các đường đăng trị mưa
được sử dụng để mô tả sự
thay đổi mưa theo không
gian.
Đường đẳng trị mưa là
đường cong nối những
điểm có cùng lượng mưa.
Phương pháp tính lượng mưa bình quân lưu vực

a. Phương pháp bình quân số học:


b. Phương pháp đa giác Thiessen
c. Phương pháp đường đẳng trị

F1 = 10km2
F2 = 8km2
F3 = 12km2
F4 = 10km2
Xtb = (1.5*10+2.25*8+2.75*12+3.5*10)
=10+8+12+10
= 2.53cm = 25.3mm
2. Bốc hơi
Bốc hơi là hiện tượng nước chuyển từ trạng thái lỏng hoặc rắn
sang trạng thái hơi. Đại lượng biểu thị lượng bốc hơi ký hiệu Z
(mm) được tính bằng bề dày lớp nước bị bốc thoát trong một
thời đoạn nào đó (ngày, tháng, năm). Theo nguồn gốc bốc hơi
thường chia ra:
• 1. Bốc hơi mặt nước: là bốc hơi trực tiếp từ mặt thoáng của
nước.
• 2. Bốc hơi mặt đất: là bốc hơi trực tiếp từ mặt đất.
• 3. Bốc hơi qua lá cây: Thực vật trong quá trình dinh dưỡng hút
nước từ dưới đất lên, một phần tham gia vào việc tạo thành các
tế bào thực vật, một phần sẽ bốc hơi qua các khí khổng rất nhỏ
trên mặt lá cây, nên còn gọi là thoát hơi thực vật.
• 4. Bốc hơi lưu vực: là lượng bốc hơi tổng hợp trên bề mặt lưu
vực bao gồm lượng bốc hơi từ hồ ao, đầm lầy, bốc hơi mặt đất
và bốc hơi qua lá.
Bốc hơi mặt nước:
•Lượng nước cấp cho bốc hơi rất dồi dào.
•Ít sự ngăn trở quá trình bốc hơi
•Lượng bốc hơi rất lớn
Bốc hơi mặt đất:
•Lượng bốc hơi nhỏ hơn bốc hơi từ mặt nước. Tốc độ
giảm nhanh khi mưa ngừng rơi
Bốc hơi qua mặt lá:
•Bao gồm lượng nước bị giữ trên cây và thoát hơi
nước chiếm thành phần đáng kể ở nơi có thảm phủ
thực vật dày.
• 5. Bốc hơi tiềm năng (Ep): là lượng bốc hơi lớn nhất có
thể xảy ra phụ thuộc vào nhu cầu của khí quyển. Lượng nước
cấp cho bốc hơi tiềm năng luôn đầy đủ và không hạn chế.
Bốc hơi tiềm năng thường đo trong lều khí tượng. Hoặc tính
theo công thức đơn giản: Công thức Thornthwaite (1948):
ET = 16La(10t/I)a (mm/tháng)
Với:
La : hệ số hiệu chỉnh về số giờ ánh sáng ngày / 12
t: nhiệt độ trung bình tháng
I: chỉ số nhiệt lượng hàng năm = tổng 12 tháng chỉ số i
i = (t/5)1,514
a: hằng số thay đổi theo địa phương
a = 6,75.10-7I3 - 7,71.10-5I2 + 1,78.10-2I + 0,498
• 6. Bốc hơi thực tế (Ea): luôn nhỏ hơn hoặc bằng bốc hơi
tiềm năng. Được đo đạc bằng dụng cụ gọi là thùng/chậu đo
bốc hơi (xem hình)
2.3 Dòng chảy sông ngòi
1. Sơ lược sự hình thành dòng chảy sông ngòi
Thuật ngữ “Dòng chảy” được dùng để chỉ khả năng
cung cấp nước của một lưu vực sông nào đó trong
một khoảng thời gian nhất định.
Phân loại dòng chảy sông ngòi:
Theo nguồn gốc:
Dòng chảy mặt
Dòng chảy ngầm
Theo thời gian:
Dòng chảy năm
Dòng chảy lũ
Dòng chảy kiệt
Khi mưa rơi xuống bề mặt lưu vực:
•Một phần bị giữ lại để làm ẩm bề mặt (lá cây, mái
nhà...)
•Một phần bị giữ lại trong các chỗ trũng (điền trũng)
•Một phần bị bốc hơi trở lại: bốc hơi qua lá, bốc hơi bề
mặt.
•Một phần bị thấm xuống đất: giai đoạn đầu thấm nhiều,
giai đoạn sau thấm ít dần và ổn định
•Phần còn lại chảy tràn trên sườn dốc tạo thành các lạch
nước rồi đổ vào suối, suối đổ vào sông nhánh, sông
nhánh đổ vào sông chính và cuối cùng chảy ra cửa ra
của lưu vực. (t = vài giờ, vài ngày)
•Phần dòng chảy sau khi bị thấm xuống đất sẽ tham gia
vào quá trình hình thành dòng chảy ngầm, sau một thời
gian cũng sẽ chảy về cửa ra của lưu vực. (t = tháng).
2. Các đặc trưng biểu thị dòng chảy sông ngòi
a. Lưu lượng nước Q (m3/s): lượng nước chảy qua
mặt cắt ngang sông nào đó của sông trong thời gian 1
giây.
b. Tổng lượng dòng chảy W (m3): lượng nước chảy
qua mặt cắt ngang sông trong một khoảng thời gian T
nào đó từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 (T = t2 - t1)
c. Độ sâu dòng chảy Y (lớp dòng chảy) (mm):
Trải đều tổng lượng nước trên toàn bộ bề mặt diện
tích lưu vực được một lớp nước gọi là độ sâu dòng
chảy hoắc lớp dòng chảy
Y=W/F*10-3
d. Mô đun dòng chảy M (l/s.km2): Trị số lưu lượng
tính trên một đơn vị diện tích tham gia vào sự hình
thành lưu lượng ở tuyến cửa ra của lựu vực
M=Q/F* 103
e. Hệ số dòng chảy: Hê số dòng chảy biểu thị mức độ
tổn thất dòng chảy. Được tính bằng tỉ số giữa độ sâu
dòng chảy và lượng mưa tương ứng sinh ra dòng chảy
đó
α=Y/X
3. Chế độ dòng chảy và sự hình thành các pha dòng
chảy
Sự thay đổi có quy luật của dòng chảy sông ngòi theo
thời gian gọi là chế độ dòng chảy sông ngòi. Nghiên
cứu chế độ dòng chảy là việc nghiên cứu sự thay đổi
của các đặc trưng dòng chảy theo thời gian.
•Xét trong thời kỳ nhiều năm:
Pha nhiều nưởc (những năm liên tục có dòng chảy
phong phú)
Pha ít nước (những năm liên tục có dòng chảy nhỏ)
•Xét trong từng năm
Pha nước lớn (mùa lũ)
Pha nuớc nhỏ (mùa kiệt)
2.4 Phương trình cân bằng nước
1. Nguyên lý cân bằng nước:
“Với một khu vực bất kỳ, chênh lệch giữa lượng
nước đến và lượng nước đi ra khỏi trong một thời
đoạn tính toán bất kỳ bằng sự thay đổi trữ lượng
nước của khu vực đó trong thời đoạn tính toán.”
Wđến-Wđi=ΔW
1)Phương trình cân bằng nước tồng quát: Xét một khu vực bất
kỳ trên lưu vực trong một thời đoạn bất kỳ Δt
Các thành phần nước đến:
• Lượng mưa: X
• Lượng nước ngưng tụ: Z1
• Lượng nước mặt đến: Ym1
• Lượng nước ngầm đến: Yng1
Các thành phần nước đi:
• Lượng bốc hơi: Z2
• Lượng nước mặt đi: Ym2
• Lượng nước ngầm đi: Yng2
Chênh lệch trữ lượng nước trên khu vực tại đầu và cuối thời đoạn
tính toán:
ΔW=W2 -W1
Phương trình cân bằng nước tổng quát:
(X+Z1+Ym1+Yng1) - (Z2+Ym2+Yng2) = ± ΔW
2) Phương trình cân bằng nước của lưu vực sông trong
thời đoạn bất kỳ:
a)Phương trình cân bằng nước đối với lưu vực kín: đường
phân chia nước mặt trùng với đường phân chia nước ngầm
Ym1= 0; Yngl= 0
X = Y + Z + ΔW
Trong đó: Y=Ym2+Yng2 và Z=Z2-Z1
c) Phương trình cân bằng nước đối với lưu vực hở: đường
chia nước mặt không trùng với đường chia nước ngầm do vậy
có sự trao đổi của nước ngầm từ lưu vực khác.
X = Y + Z + ΔW + ΔYng
Trong đó: Y=Ym2; ΔYng = Yng2 - Yng1 Giá trị ΔYng có thể âm
hoặc dương
3) Phương trình cân bằng nước của lưu vực sông trong thời kỳ
nhiều năm:
Ptcbn X = Y + Z + ΔW (cho lưu vực kín) và Ptcbn X = Y + Z + ΔW
+ ΔYng (cho lưu vực hở) là hai ptcbn viết cho thời đoạn bất kỳ. Nếu
ta chọn thời kỳ cbn là Δt = 1 năm thì mỗi năm thứ i ta có thể viết
được một phương trình
Xi = Yi + Zi + ΔWi và Xi = Yi + Zi + ΔWi + ΔYng i . Trong thời kỳ
nhiều năm sẽ có n phương trình. Bằng cách lấy bình quân:

- Đối với lưu vực kín, phương trình trở thành: Xo = Yo + Zo

- Đối với lưu vực hở thành phần khác 0 vì có sự trao


đổi nước hai lưu vực do vậy có phương trình : Xo = Yo + Zo + ΔWo
.
Câu hỏi thảo luận chương 2
• Khái niệm về mưa và các đặc trưng biểu thị
• Các phương pháp tính mưa bình quân lưu vực và điều
kiện ứng dụng
• Khái niệm và ý nghĩa của các đặc trưng biểu thị dòng
chảy
• Viết phương trình cân bằng nước và giải thích các
thành phần của phương trình
• Quá trình hình thành dòng chảy trên sông
Bài tập chương 2
2-1. Một lưu vực 465 km2 có lượng mưa bình quân hàng
năm là 775mm và dòng chảy bình quân hàng năm là 3.8
m3/s. Có bao nhiêu phần trăm lượng mưa bị tổn thất bởi
lưu vực (hệ số dòng chảy)?

2-2. Một lưu vực 9250 km2 có lượng mưa bình quân
hàng năm là 645mm và dòng chảy bình quân hàng năm
là 37.3 m3/s. Lớp nước mưa tổn thất trên lưu vực là bao
nhiêu?
Chương 3: Thống kê xác suất ứng dụng
trong tính toán thủy văn
3.1 Khái niệm về xác suất và tần suất
1. Các khái niệm cơ bản
• Phép thử: Thực hiện một thử nghiệm và quan sát kết
quả thực hiện đối với một hiện tượng ngẫu nhiên nào đó
trong cùng một điều kiện nhất định.
• Kết quả của một phép thử ngẫu nhiên gọi là biến cố
ngẫu nhiên, hoặc nói ngắn gọn là biến cố/biến cố cơ
bản. Tập hợp các biến cố có thể xẩy ra trong một phép
thử gọi là không gian biến cố.
Phân loại biến cố
• Biến cố chắc chắn: là biến cố nhất định phải xuất hiện trong
một phép thử.
• Biến cố không thể có: là biến cố không thể xuất hiện trong
một phép thử.
• Biến cố độc lập: là biến cố mà sự xuất hiện của nó không phụ
thuộc vào sự xuất hiện của các biến cố khác
• Biến cố phụ thuộc: là biến cố mà sự xuất hiện của nó phụ
thuộc vào sự xuất hiện của biến cố khác
• Biến cố tổng: biến cố C được gọi là biến cố tổng của hai biến
cố A và B nếu hoặc A xuất hiện, hoặc B xuất hiện, hoặc cả A và
B cùng xuất hiện đều dẫn đến sự xuất hiện của C.
• Biến cố tích: Biến cố C được gọi là biến cố tích của hai biến
cố A và B khi và chỉ khi cả 2 biến cố A và B đồng thời xuất
hiện tạo nên.
Xác suất
• Định nghĩa cổ điển: Xác suất xuất hiện của một biến cố A
nào đó bằng tỷ số giữa số biến cố cơ bản thuận lợi cho A xuất
hiện trên tổng các biến cố cơ bản của không gian biên cố.
Công thức tính xác suất của biến cố A theo định nghĩa cổ điển:
P(A)=m/n
n là tổng số các biến cố cơ bản của không gian biến cố đang
xét; m là số biến cố cơ bản thuận lợi cho biên cố A xuất hiện.
• Định nghĩa theo thống kê: Xác suất xuất hiện của một biến
cố A nào đó là tần số xuất hiện của biến cố đó khi số lần thực
hiện phép thử tăng lên vô hạn.
Công thức tính xác suất theo định nghĩa thống kê:
P(A)=lim(m/n) với n đến ∞
n là số lần thực hiện phép thử
m là số lần xuất hiện biến cố A
3.2 Đại lượng ngẫu nhiên và luật phân bố
xác suất của đại lượng ngẫu nhiên
1. Khái niệm đại lượng ngẫu nhiên
• Đại lượng ngẫu nhiên (ĐLNN) là một đại lượng mà
trong một phép thử nó nhận một giá trị có thể trong
tập giá trị hay trong một khoảng trên trục số với xác
suất tương ứng của nó.
Ký hiệu X = {x1, x2, x3, ..xn}
Phân loại:
o Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc: Nếu nó nhận một số
giá trị hữu hạn trong khoảng xác định của nó.
o Đại lượng ngẫu nhiên liên tục: Nếu nó nhận bất kỳ
giá trị trong khoảng xác định của nó
2. Luật phân bố xác suất của ĐLNN và Hàm phân bố xác
suất
• Luật phân bố xác suất là luật liên hệ giữa giá trị có thể
nhận được của ĐLNN với xác suất tương ứng:
- Với ĐLNN rời rạc luật phân bố xs thường cho dưới dạng
bảng:
Giá trị có thể của ĐLNN X1 X2 X3 X... Xn
Xác suất (P) P1 P2 P3 P... Pn

-Với ĐLNN liên tục luật phân bố xác suất(hàm mật độ)
cho dưới dạng hàm số:

Miền xác định [-∞< X < ∞]


Miền giá trị [0 < p(x) < 1]
Hàm phân bố xác suất là xác suất đại lượng ngẫu nhiên X là
hàm số biểu thị xác xuất để ĐLNN nhận giá trị có thể nhỏ
hơn hoặc bằng giá trị X (X< x) hay nhận giá trị có thể lớn
hoặc bằng X (X> x) trong đó X là biến số nhận các giá trị
có thể trên miền xác định của nó. Ký hiệu F(x)

Miền xác định [-∞< X < ∞]


Miền giá trị [0 < F(x) < 1]
Như vậy hàm phân bố xác suất là hàm thu được khi lấy tích
phân hàm mật độ xác suất. Nếu biết hàm PPXS có thế tìm
hàm mật độ bằng cách lấy đạo hàm theo X hàm PPXS
3. Tính chất và đồ thị của hàm PPXS
PPXS dạng F(x) = P(X< x) PPXS dạng F(x) = P(X > x)
1. Giá trị F(x) >0 nhận giá trị 1. Giá trị F(x) >0 nhận giá trị
trong khoảng [0,1] trong khoảng [0,1]
- F(-∞) = P(x<-∞) = 0; - F(-∞) = P(x>-∞= 1;
F(+∞) = P(x<+∞) = 1 F(+∞) = P(x>+∞) = 0
- Với (-∞ < x < +∞) - Với (-∞ < x < +∞)
ta có (0 < F(x) < 1) ta có (0 < F(x) < 1)
2. F(x) là hàm đồng biến không 2. F(x) là hàm nghịch biến ko
giảm trên toàn trục số x2> x1 thìtăng trên toàn trục số x2> x1 thì
F(x2) > F(x1). Đồ thị luôn đi lênF(x2) < F(x1). Đồ thị luôn đi
xuống
3. F(x) = P(X< x) liên tục trái 3. F(x) = P(X> x) liên tục phải
tại mỗi điểm xo bất kỳ trên trục tại mỗi điểm xo bất kỳ trên trục
số số
4. Các đặc trưng biểu thị của đại lượng ngẫu nhiên (ĐLNN)

1: Kỳ vọng toán của ĐLNN là mô men gốc bậc nhất của


hàm mật độ xác suất ký hiệu mx = M[X] biểu thị mức
độ tập trung của ĐLNN
x
-Với ĐLNN liên tục mx   xf ( x)dx

n
-Với ĐLNN rời rạc mx   x p( x )
i 1
i i

nếu xác suất p(xi) phân bố đều thì p( xi )  1/ n và kỳ


vọng toán sẽ là:
1 n
x   xi
n i 1
2. Phương sai và khoảng lệch quân phương biểu thị mức
độ phân tán của ĐLNN
-Phương sai ký hiệu Dx =M[ (x - mx)2 ] là kỳ vọng của kỳ
vọng toán. 

+ Đối với ĐLNN liên tục Dx    x  mx  f ( x)dx


2


n
+ Đối với ĐLNN rời rạc Dx    xi  mx  p ( xi )
2

i 1

-Khoảng lệch quân phương  x  Dx

-Hệ số phân tán: là đặc trưng không thứ nguyên biểu thị
độ phân tán của ĐLNN so với kỳ vọng ký hiệu Cv
x
Cv 
mx
3. Hệ số thiên lệch
Đồ thị hàm mật độ có thể đối xứng(như phân bố chuẩn)
hoặc không đối xứng quanh trục tung có gốc là kỳ vọng
tính đối xứng được đánh giá momen bậc ba:


+ Đối với ĐLNN liên tục 3   x  m 


3
x f ( x)dx

n

+ Đối với ĐLNN rời rạc 3    xi  mx  p ( xi )


3

i 1

33
Hệ số thiên lệch ký hiệu Cs Cs  3
x
3.3 Khái niệm về mẫu và tổng thể, phương
pháp chọn mẫu
Tổng thể Số lượng các giá trị có thể mà ĐLNN có
thể nhận được là lớn vô cùng. Tập hợp tất cả các giá
trị mà ĐLNN X có thể nhận được gọi là tổng thể.
Ký hiệu: N
Mẫu Trong nghiên cứu không thể nào NC hết tất cả
các giá trị của tổng thể mà chỉ NC trên một tập giá
trị với số lượng rất nhỏ. Tập hợp hữu hạn các số liệu
thu thập được của tổng thể gọi là mẫu.
Ký hiệu: n
• Các yêu cầu của mẫu trong thống kê:
- Tính đại biểu: mẫu được chọn có những tính chất
của tổng thể. Muốn vậy, dung lượng mẫu phải đủ lớn
đảm bảo sai số lấy mẫu; mẫu phải bao gồm các giá
trị số đặc trưng lớn, nhỏ và trung bình
- Tính độc lập: các số liệu của mẫu không phụ thuộc
lẫn nhau
- Tính đồng nhất: cùng loại, cùng nguyên nhân hình
thành hoặc cùng điều kiện xuất hiện
3.4 Hàm tần suất luỹ tích và hàm mật độ tần
suất
• Khái niệm
Trong thống kê toán thường chỉ thu được hữu hạn các
gía trị của ĐLNN (mẫu có dung lượng n) tức là thu
được các giá trị rời rạc từ tổng thể mặc dù ĐLNN có thể
là liên tục. Do vậy có thể dùng các công thức định nghĩa
của ĐLNN rời rạc để tính toán. Các hiện tượng thủy văn
là ĐLNN liên tục, các giá trị thu được rời rạc vì vậy
trong thủy văn qui ước cách gọi riêng: Xác suất gọi là
Tần suất và theo đó có Hàm mật độ xác suất-Hàm mật
độ tần suất; Hàm PPXS-Hàm tần suất tích lũy
• Hàm phân bố xác suất của đại lượng ngẫu nhiên dùng
trong Thủy văn
Hàm phân bố xác suất F(x) là xác suất để cho đại lượng
ngẫu nhiên X nhận các giá trị lớn hơn hoặc bằng một giá
trị x, trong đó x là biến số nhận các giá trị có thể trên miền
xác định của nó.
F(x) = P(X > x)
Tính chất hàm phân bố xác suất:
• Luôn dương và nhận giá trị trong khoảng [0,1]
• F(-∞)=1
• F(∞)=0
• Là hàm nghịch biến và không tăng trên toàn trục số
• Liên tục bên phải tại mỗi điểm x0
Hàm mật độ xác suất
P ( x  X  x  x)
• Công thức f ( x)  lim
x 0 x
• Tính chất 
• 1. F ( x)  
x
f ( x)dx

• 2. Hàm f(x) luôn dương và biến đổi từ 0 đến 1




• 3. 

f ( x)dx  1
Đồ thị hàm mật độ xác suất dạng quả chuông

Đặc điểm của đồ thị hàm mật độ xác suất


Hoàn toàn nằm trên trục hoành
Hình dạng đồ thị hàm mật độ tần suất có dạng hình quả
chuông
Hàm mật độ xác suất nhận trục 0x làm tiệm cận ngang
Có một giá trị cực đại
Hàm tần suất luỹ tích/Hàm phân bố xác suất
Trong thống kê toán học, thường chỉ thu được mẫu
có dung lượng n (rời rạc).
Mẫu n đó được coi là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc.
F(xi) = P(X>xi)
Được gọi là hàm tần suất luỹ tích.
Đồ thị của nó thường được gọi là “đường tần suất”
Hàm mật độ tần suất/Hàm mật độ xác suất
Là xác suất để cho đại lượng ngẫu nhiên X nhận
các giá trị nằm trong khoảng từ x đến x-Δx
Công thức: p(xi) = P(xi) - P(xi - Δx)
3.5 Ước lượng các tham số thống kê
1. Tham số biểu thị xu thế tập trung
- Số đông (Xđ): là trị số có xác suất xuất hiện lớn
nhất(tương ứng với giá trị cực đại của hàm mật độ tần
suất).
- Trị số trung bình: là ước lượng không chệch của kỳ
vọng toán của đại lượng ngẫu nhiên(n là dung lượng
mẫu)
n
1
x   xi
n i 1
n
x   xi p (xi )
i 1
2. Tham số biểu thị xu hướng phân tán
-Khoảng lệch quân phương σx:

n 2
1
x  
n  1 i 1
 xi  x 

-Hệ số phân tán Cv:

x n 2
1 xi
Cv 
x
 
n  1 i 1
 ki  1 ; ki 
x
3. Tham số biểu thị tính đối xứng :
Hệ số thiên lệch Cs
n n

 x  x  k  1
3 3
i i
xi
Cs  i 1
 i 1
; ki 
 n  3  xCv   n  3  Cv 
3 3
x
Đường quá trình mưa năm trạm A

X0 của trạm A???


Sai số tuyệt đối Sai số tương đối
Đối với trị số bình quân
x 100 * Cv
x   x % 
'

n n
Đối với hệ số phân tán
C 100
C  v 1  Cv2  % 
'
Cv 1  Cv2  % 
v
2n 2n
Đối với hệ số thiên lệch
C 
6
1  6Cv2  5Cv4   % 
'
Cs
100 6
Cs n
1  6Cv
2
 5Cv 
4
s
n
3.6 Tần suất kình nghiệm và đường TSKN
Khái niệm: Tần xuất kinh nghiệm là xác suất để cho
đại lượng ngẫu nhiên X nhận giá trị lớn hơn hoặc
bằng x được ước lượng từ mẫu (chuỗi số liệu thực
đo).
P(X>xi)=m/n
Các công thức kinh nghiệm tính tần xuất thường
dùng trong thuỷ văn:

Dạng tổng quát:

Công thức Hazen (a=0,5):

Công thức Chegôđaép (a=0,3):

Công thức Weibull (a=0):


• Đường tần suất là đường quan hệ giữa tần suất
luỹ tích và giá trị của biến ngẫu nhiên
- Đường tần suất kinh nghiệm: là bằng điểm điểm
biểu diễn tần suất xuất hiện của đại lượng ngẫu
nhiên nhận giá trị X > xi Tần xuất được tính theo
các công thức kinh nghiệm
- Đường tần suất lý luận:Đường cong trơn phù
hợp với đường tần xuất kinh nghiệm gọi là đường
tần suất lý luận. Đường tần suất lý luận là đồ thị
hàm phân phối xác suất.
Cách vẽ đường tần suất kinh nghiệm:
1. Sắp xếp chuỗi số liệu từ lớn đến nhỏ (đánh số thứ
tự)
2. Tính tần suất theo 1 trong 3 công thức kinh
nghiệm với m là số thứ tự, n là số số liệu thống kê.
3. Chấm các điểm P ~ xi (điểm kinh nghiệm)
3.7 Đường Tần suất lý luận
Đường tần suất kinh nghiệm chỉ phản ánh được quy luật
phân bố xác suất của hiện tượng thuỷ văn trong phạm vi
các giá trị thực nghiệm.
Đường tần suất lý luận là đồ thị một hàm phân bố xác
suất toán học mô tả phân bố xác suất của đại lượng
ngẫu nhiên nhằm ngoại suy các giá trị nằm ngoài các
giá trị thực nghiệm.
Luật phân bố xác suất Pearson III
Hàm mật độ có dạng:

a

 
x
x  d
y  y0 1   e d
 a

Trong đó
• y0: là giá trị lớn nhất của hàm tương ứng với số đông xđ
   1 2Cs

4
y0   ;  2
e    Cv Cs

Giá trị hàm Γ(a) có bảng tra sẵn


• d: bán kính lệch (khoảng cách giữa trị số bình quân và
số đông)
CvCs
d x
2
a: khoảng cách từ vị trí số đông đến giá trị nhỏ nhất

2Cv
a x d
Cs
•Đồ thị của hàm phân phối Pearson III được gọi là
đường tần suất lý luận Pearson III (P-III)
Đặc điểm:
• Một đầu bị chặn tại x0, một đầu nhận trục hoành làm tiệm cận,
có 1 số đông. x0 là giá trị nhỏ nhất: 2Cv
x  x0  x
Cs
• Có 3 đặc trưng là tham số xtb, Cv, Cs.
• Phân phối lệch phụ thuộc vào bán kính lệch d
- d>0: lệch dương (đỉnh của hàm mật độ nằm bên trái trị số bình
quân)
- d<0: lệch âm (đỉnh của hàm mật độ nằm bên phải trị số bình
quân)
- d=0: đỉnh của hàm mật độ trùng với vị trí số bình quân
• Điều kiện ứng dụng
2Cv x0
2Cv  Cs  ; k0 
1  k0 x
Hàm PPXS Pearson III F(X> x) được xác định bằng cách lấy
tích phân hàm mật độ. Việc tích phân trực tiếp hàm mật độ rất
khó. Trong thực hành tiến hành lập bảng tính (Xp ~ P) theo công
thức

x p    PCv  1 x
Với ΦP tra bảng Fôxtơ - Rưpkin (phụ lục 1) phụ thuộc Cs và P.
Bảng Fôxtơ - Rưpkin

Lưu ý: Khi Cs<0 thì Φp (Cs<0)=- Φ(100-p)(Cs>0)


Bảng tính đường tần suất lý luận

P(%) 0.01 0.1 1 5 .. 50 .. 75 80 90 99 99.9

Φ(CS,P)

KP=Φ.CV+1

Xp=Kp. X
Luật phân bố xác suất Kritxki - Menken
Điều kiện xây dựng:
- Dùng 3 tham số giống như P-III
- Chỉ có 1 số đông
- Giá trị của đại lượng ngẫu nhiên có thể thay đổi từ 0 < x
<+∞
Lấy dạng hàm P-III với Cs = 2Cv làm cơ sở, xây dựng hàm
mật độ. Với a, b: hằng số
1
2 
  
 x    x b
1 1    
     2 ; f ( x)   x e a
b

  x  Cv  b b( )

Cách xác định: XP=KP*Xtb với KP tra bảng phụ lục.


Phân biệt P-III với K-M
• 2 hàm phân bố đều có dạng hình quả chuông có
một số đông và đều dùng 3 đặc trưng thống kê:
Xtb, Cv, Cs.
• Khi Cs = 2Cv đường tần suất trùng nhau
• 2 hàm đều có tiệm cận với trục hoành khi x dần
đến vô cùng, đầu kia bị chặn tại x0. Với P-III, x0
có thể âm hoặc dương. Với K-M, x0 = 0.
3.8 Ảnh hưởng của tham số thống kê
1. Hệ số trung bình Xtb
2. Hệ số phân tán Cv
3. Hệ số thiên lệch Cs
3.9 Phương pháp vẽ đường tần suất lý luận
1. Phương pháp đường thích hợp
• Xác định các đặc trưng thống kế: Xtb, Cv, Cs
• Vẽ đường tần suất kinh nghiệm
• Lựa chọn đường phân bố xác suất (P-III hoặc K-
M)
• Xây dựng đường tần suất lý luận
• Kiểm tra sự phù hợp giữa 2 đường kinh nghiệm và
lý luận
• Nếu chưa phù hợp thì giả thiết lại các đặc trưng
thống kê
2. Phương pháp 3 điểm
- Vẽ đường tần suất kinh nghiệm
- Lựa chọn 3 điểm trên đường TSKN (x1,p1);
(x2,p2); (x3,p3). Nên chọn 3 điểm đã có sẵn bảng
tra (X1%, X50%, X99%), (X3%, X50%, X97%), (X5%,
X50%, X95%), (X10%, X50%, X90%)
x1  x3  2 x2 1  3  2  2
- Tính hệ số lệch S: s  x1  x3  1 3
- Tra quan hệ S = f(Cs) được Cs
x1  x3
- Tra Φ2 và Φ1 - Φ3 theo Cs, tính   1  3
- Tính Cv = σ/Xtb
- Có 3 tham số Xtb, Cv, Cs vẽ đường tần suất lý
luận
3.10 Phân tích tương quan tuyến tính
1. Khái niệm chung. Khi nghiên cứu các hiện tượng
thủy văn thường gặp trường hợp tài liệu có được quá
ngắn. Phân tích các đặc trưng Thủy văn thấy chúng có
mối quan hệ:
1) Quan hệ hàm số: Hai chuỗi X, Y có quan hệ hàm số
Y = f(X). Mỗi một giá trị X, xác định được giá trị Y.
2) Không có quan hệ: Không tìm được mối liên hệ nào
giữa X và Y
3) Quan hệ tương quan: Tập hợp nhiều số liệu thì quan
hệ giữa X và Y có tính quy luật và tạo thành một xu thế
nào đó.
Đường hồi quy:
Giả sử có hai đại lượng X và Y có quan hệ thống kê với
nhau, trong đó Y là biến phụ thuộc còn X là biến độc lập.
Giả sử tiến hành n lần thí nghiệm hoặc quan trắc, sẽ nhận
được n cặp số liệu như sau:
(x1, y1); (x2, y2); .... ; (xi, yi);.....; (xn,yn)
Yêu cầu thiết lập quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến
phụ thuộc Y theo biến độc lập X theo dạng tương quan
thẳng (tương quan tuyến tính).
Tương ứng với giá trị xi là giá trị trung bình của các đại
lượng y (trị số bình quân có điều kiện).
Đường phối hợp tốt nhất biểu thị quan hệ giữa xi và trị số
bình quân có điều kiện là đường thẳng hồi quy.
Phương trình của đường thẳng hồi quy: y = b0 + b1x là
phương trình hồi quy tuyến tính
a. Xác định pt hồi quy tuyến tính bằng giải tích
Khoảng lệch giữa điểm thực đo (xi, yi) với đường thẳng hồi
quy là:
yi - y = yi - (b0+b1xi)
Theo phương pháp bình phương tối thiểu, muốn cho đường
thẳng phối hợp tốt nhất thì tổng bình phương của khoảng lệch
phải nhỏ nhất, nghĩa là:
n n

  y  y     y  b  b1 xi    min
2 2
i i 0
i 1 i 1

Tức lại đạo hàm riêng theo b0 và b1 phải bằng 0


   y   b  b x  2
  i 0 1 i
0
 b0

   yi   b0  b1 xi  
2

 0
 b1
Giải hệ trên ta có nghiệm:

b 
  y  y  x  x  
i i
;b y
  y  y  x  x  
i i
x
 x  x   x  x 
1 2 0 2
i i

Thay b0, b1 vào được pt hồi quy tuyến tính Y theo X

Phương trình hồi quy tuyến tính X theo Y


Hệ số tương quan r biểu thị mức độ tương quan chặt chẽ giữa
hai biến X và Y.
r được tính theo công thức sau: r     yi  y  xi  x  

 x  x   y  y 
2 2

  k  1  k  1
i i

Hoặc yi xi xi yi
r ; k xi  ; k yi 
  k  1   k  1 x y
2 2
xi yi

Giá trị 0 < r < 1. Đối với hiện tượng thuỷ văn, hai đại lượng
X và Y được coi là có quan hệ chặt chẽ với nhau khi r  0.8
Phương trình hồi quy viết gọn theo hệ số tương quan:

y  x  x   y  y 
2 2

yi  y  r  xi  x  ; x  i
; y  i

x n 1 n 1
b. Xác định phương trình hồi quy tuyến tính bằng đồ giải
1. Chấm điểm quan hệ thực nghiệm giữa hai đại lượng X và Y.
2. Qua trung tâm nhóm điểm quan hệ kẻ đường thẳng sao cho
phù hợp nhất với các điểm kinh nghiệm và coi đường đó là
đường hồi quy tuyến tính có dạng: y=b0+b1x.
3. Xác định giá trị b0 và b1 bằng cách chọn hai điểm bất kỳ trên
đường thẳng đã vẽ có toạ độ là (x1, y1) và (x2, y2). Lập hệ
phương trình:
y1=b0+b1x1
y2=b0+b1x2
Giải hệ phương trình trên sẽ tìm được b0 và b1.
Bài tập thực hành:
Lưu vực A tiến hành đo đạc Q từ (1990 - 2000). Lưu vực B
tương tự liền kề tiến hành đo đạc Q từ (1990 - 2003). Kéo dài
dòng chảy năm lưu vực A từ số liệu lưu vực B theo phương
pháp tương quan.

Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996


A 255 245 244 233 238 240 247
B 219 218 217 210 215 213 216
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
A 228 262 243 249 ? ? ?
B 211 222 215 219 217 221 215
Câu hỏi thảo luận chương 3
1. Phân biệt khái niệm xác suất và tần suất
2. Khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên, mẫu, tổng thể,
nguyên tắc chọn mẫu
3. Khái niệm phân bố tần suất đại lượng ngẫu nhiên rời
rạc, mật độ tần suất (liên tục), đường tần suất kinh
nghiệm, lý luận, các hàm phân bố PIII và K-M
4. Các công thức tính tần suất kinh nghiệm.
5. Các tham số thống kê và ảnh hưởng của tham số
thống kê đến đường tần suất, ứng dụng.
6. Các phương pháp vẽ đường tần suất
7. Khái niệm về tương quan thống kê, đường hồi quy,
cách xác định, hệ số tương quan
Chương 4: Tính toán các đặc trưng thuỷ
văn thiết kế
4.1 Nhiệm vụ và nội dung
Nhiệm vụ:
• Khi thiết kế các công trình thuỷ lợi cần đảm bảo yêu cầu ở
một mức độ nhất định về quy mô kích thước công trình,
mức bảo đảm cấp nước. Trong khi các đặc trưng thủy văn
thay đổi liên tục theo thời gian (ngày, tháng, năm) ngẫu
nhiên. Do vậy phải tính toán xác định, lựa chọn đặc trưng
đại biểu làm tài liệu thiết kế.
• Mức độ đảm bảo thường được biểu thị qua tần suất đảm
bảo Pđb = P(qcấp > q) trong đó q là yêu cầu cấp nước, qcấp là
lượng nước mà công trình cấp được.
• Tần suất bảo đảm một số ngành
- Cấp nước tưới: 75%-85%
- Thuỷ điện: 85%-95%
- Cấp nước cho nhà máy nhiệt điện: 85%-95%
- Cấp nước cho các ngành luyện kim: 90%-95%

Nội dung tính toán:


• Dòng chảy năm thiết kế (cấp nước...)
• Dòng chảy lũ thiết kế (chống lũ...)
• Dòng chảy kiệt thiết kế (cấp nước ...)
• Mực nước thiết kế
• Dòng chảy bùn cát
4.2 Tài liệu phục vụ tính toán
1. Quy phạm, quy định, tiêu chuẩn tính toán (QPTL C6-77)
2. Các nguồn tài liệu sẵn có:
Tài liệu đặc trưng thủy văn do Tổng cục khí tượng thủy văn
chỉnh biên và đã xuất bản dưới hình thức niên giám và sổ
đặc trưng. Tuy nhiên tại các vị trí công trình không phải lúc
nào cũng có đầy đủ số liệu. Do vậy trong khi tính toán chia
ra 3 trường hợp (trường hợp có đủ số liệu, có ít số liệu,
không có số liệu). Khi đó phải thu thập thêm :
- Tài liệu thủy văn ở các trạm dùng riêng;
- Tài liệu điều tra khảo sát thủy văn vùng công trình;
- Tài liệu tổng hợp tình hình thủy văn từng địa phương, đặc
điểm thủy văn các tỉnh.
3. Thiết lập hệ thống các trạm đo (trạm quan trắc) để thu
thập thông tin khí tượng thuỷ văn
+ Trạm KT: trạm chỉ đo một số yếu tố khí tượng: mưa, gió,
bốc hơi...
+ Trạm KH: đo tương đối đầy đủ các yếu tố KT và mức độ
chi tiết
+ Trạm thuỷ văn: phân cấp (Giáo trình TVCT - Tr. 76)
4.3 Tính toán đặc trưng dòng chảy năm
thiết kế
I. Các khái niệm
a. Dòng chảy năm: là lượng dòng chảy sinh ra của
lưu vực trong thời đoạn bằng một năm cùng với sự
thay đổi của nó trong năm. Các đại lượng biểu thị:
Wn (m3), Qn (m3/s), Mn (l/s.km2), Yn (mm), αn
Wn = 31,5.106.Qn = 31,5.103.M.F = Yn.F.103
b. Chuẩn dòng chảy năm: là trị số trung bình đặc
trưng dòng chảy năm trong thời kỳ nhiều năm đã
tiến tới ổn định, với điều kiện cảnh quan địa lý, địa
chất không thay đổi..
Các đại lượng biểu thị chuẩn dòng chảy năm:
W0 (m3), Q0 (m3/s), M0 (l/s.km2), Y0 (mm), α0
Khi n đủ lớn thì Q0 tính theo công thức:
1 n
Q0   Qi
n i 1
Tính ổn định nhận biết khi ta thêm vào chuỗi số
liệu m năm thì giá trị Q0 thay đổi rất ít.
nm
1 n 1
Q0   Qi  Q0n m   Qi
n i 1 n  m i 1
c. Dòng chảy năm thiết kế: là dòng chảy năm được tính
ứng với một tần suất thiết kế nào đó.
Các đặc trưng biểu thị:
Wnp(m3), Qnp(m3/s), Mnp(l/s.km2), Ynp(mm)
d. Mùa dòng chảy. Trong năm dòng chảy thường chia
thành 2 mùa có tính chất khác nhau giữa mùa lũ và mùa
kiệt. Do vậy việc NC cũng tiến hành cho các mùa. Có 2
khái niệm năm: năm lịch và năm thuỷ văn (bắt đầu vào
mùa lũ và kết thúc vào mùa kiệt kế tiếp).
Tiêu chuẩn phân mùa: lũ và kiệt
Các tháng mùa lũ là tháng có lưu lượng dòng chảy bình
quân tháng lớn hơn lưu lượng dòng chảy bình quân năm
với một tần suất xuất hiện lớn hơn 50%:
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
1962 5.7 1.82 1.38 3.82 25.3 99.4 84.7 51.4 20.9 13.3 7.85 4.85 26.7
1963 2.66 2.48 2.37 2.79 5.27 5.5 33.9 73 45.9 15 11 6.09 17.2
1964 4.36 2.6 2.42 18.2 12.2 29.6 75.4 28.8 96.2 30.4 12.1 7.92 26.7
1965 4.19 3.62 3.5 30.2 19.4 127 98.2 28.7 21.3 18.5 12 9.18 31.3
1966 4.59 4.2 3.63 8.02 3.79 70.4 40.1 33.1 18.8 6.14 5.12 4.31 16.9
1967 2.28 2.66 2.94 11.6 19.4 18.1 12.7 27.4 51.6 7.38 5.21 3.52 13.7
1968 2.7 2.7 4.42 22 9.86 65.9 60.8 131 56.4 20.2 8.44 6.66 32.6
1969 3.77 3.69 2.97 6.74 30.2 16.4 9.81 95.1 28.4 10.1 9.03 4.24 18.4
1970 2.57 2.24 2.2 5.6 14.4 56.3 83 54 27 8.65 4.91 3.6 22.0
1971 2.24 1.65 2.16 2.34 43.4 33.4 157 164 40.1 13.6 6.12 3.62 39.1
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
1962 5.7 1.82 1.38 3.82 25.3 99.4 84.7 51.4 20.9 13.3 7.85 4.85 26.7
1963 2.66 2.48 2.37 2.79 5.27 5.5 33.9 73 45.9 15 11 6.09 17.2
1964 4.36 2.6 2.42 18.2 12.2 29.6 75.4 28.8 96.2 30.4 12.1 7.92 26.7
1965 4.19 3.62 3.5 30.2 19.4 127 98.2 28.7 21.3 18.5 12 9.18 31.3
1966 4.59 4.2 3.63 8.02 3.79 70.4 40.1 33.1 18.8 6.14 5.12 4.31 16.9
1967 2.28 2.66 2.94 11.6 19.4 18.1 12.7 27.4 51.6 7.38 5.21 3.52 13.7
1968 2.7 2.7 4.42 22 9.86 65.9 60.8 131 56.4 20.2 8.44 6.66 32.6
1969 3.77 3.69 2.97 6.74 30.2 16.4 9.81 95.1 28.4 10.1 9.03 4.24 18.4
1970 2.57 2.24 2.2 5.6 14.4 56.3 83 54 27 8.65 4.91 3.6 22.0
1971 2.24 1.65 2.16 2.34 43.4 33.4 157 164 40.1 13.6 6.12 3.62 39.1
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
1962 5.7 1.82 1.38 3.82 25.3 99.4 84.7 51.4 20.9 13.3 7.85 4.85 26.7
1963 2.66 2.48 2.37 2.79 5.27 5.5 33.9 73 45.9 15 11 6.09 17.2
1964 4.36 2.6 2.42 18.2 12.2 29.6 75.4 28.8 96.2 30.4 12.1 7.92 26.7
1965 4.19 3.62 3.5 30.2 19.4 127 98.2 28.7 21.3 18.5 12 9.18 31.3
1966 4.59 4.2 3.63 8.02 3.79 70.4 40.1 33.1 18.8 6.14 5.12 4.31 16.9
1967 2.28 2.66 2.94 11.6 19.4 18.1 12.7 27.4 51.6 7.38 5.21 3.52 13.7
1968 2.7 2.7 4.42 22 9.86 65.9 60.8 131 56.4 20.2 8.44 6.66 32.6
1969 3.77 3.69 2.97 6.74 30.2 16.4 9.81 95.1 28.4 10.1 9.03 4.24 18.4
1970 2.57 2.24 2.2 5.6 14.4 56.3 83 54 27 8.65 4.91 3.6 22.0
1971 2.24 1.65 2.16 2.34 43.4 33.4 157 164 40.1 13.6 6.12 3.62 39.1
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
1962 5.7 1.82 1.38 3.82 25.3 99.4 84.7 51.4 20.9 13.3 7.85 4.85 26.7
1963 2.66 2.48 2.37 2.79 5.27 5.5 33.9 73 45.9 15 11 6.09 17.2
1964 4.36 2.6 2.42 18.2 12.2 29.6 75.4 28.8 96.2 30.4 12.1 7.92 26.7
1965 4.19 3.62 3.5 30.2 19.4 127 98.2 28.7 21.3 18.5 12 9.18 31.3
1966 4.59 4.2 3.63 8.02 3.79 70.4 40.1 33.1 18.8 6.14 5.12 4.31 16.9
1967 2.28 2.66 2.94 11.6 19.4 18.1 12.7 27.4 51.6 7.38 5.21 3.52 13.7
1968 2.7 2.7 4.42 22 9.86 65.9 60.8 131 56.4 20.2 8.44 6.66 32.6
1969 3.77 3.69 2.97 6.74 30.2 16.4 9.81 95.1 28.4 10.1 9.03 4.24 18.4
1970 2.57 2.24 2.2 5.6 14.4 56.3 83 54 27 8.65 4.91 3.6 22.0
1971 2.24 1.65 2.16 2.34 43.4 33.4 157 164 40.1 13.6 6.12 3.62 39.1
P 30% 70% 80% 90% 80% 10%
Khái niệm
e. Phân phối dòng chảy năm.
Sự thay đổi dòng chảy theo thời đoạn thời gian (Δt = ngày,
tuần, tháng hoặc mùa) trong một năm là phân phối dòng
chảy năm.
Để mô tả phân phối dòng chảy năm có hai cách:
•Dạng quá trình thời gian. Biểu thị sự thay đổi dòng chảy
(lưu lượng hoặc tổng lượng dòng chảy) theo với thời đoạn
tuần, tháng hoặc mùa)

Biểu đồ phân phối dòng chảy


năm: Quá trình lưu lượng trung
bình tháng trong năm tại trạm
thuỷ văn Phú ninh, sông Tam
kỳ-Quảng nam
•Đường duy trì lưu lượng bình quân ngày
Đường duy trì lưu lượng là đường cong quan hệ giữa hai đại
lượng Ti và Qi . Trong đó: Qi là lưu lượng bình quân ngày
tương ứng với cấp i nào đó; Ti là thời gian duy trì một lưu
lượng lớn hơn hoặc bằng giá trị Qi của cấp đó, Ti =T(Q > Qi).
• Thống kê lưu lượng bình quân ngày xác định giá trị Qmin,
Qmax
• Chọn số cấp lưu lượng trong khoảng từ Qmin đến Qmax (n
cấp)
• Đếm số ngày có lưu lượng lớn hơn hoặc bằng các giá trị
của mỗi cấp lưu lượng (T)
• Tính tỉ lệ % của Ti so với tổng số ngày của chuỗi tài liệu
thống kê
Đường duy trì lưu lượng bình quân ngày
f. Đường luỹ tích sai chuân
Gọi Ki=Qi/Q0 là hệ số mô đun (hoặc còn gọi là hệ số biến
suất). Khi đó, đường quan hệ giữa giá trị   K i  1 với
thời gian t được gọi là đường luỹ tích sai chuẩn.
Đường lũy tích sai chuẩn cho ta thấy được các pha dòng
chảy(nước lớn, nước nước trung bình), tính chu kỳ của
dòng chảy trong thời kỳ nhiều năm
Đường lũy tích sai chuẩn

Đường luỹ tích sai chuân Sm=f(t) cúa đặc trưng lưu lượng dòng chảy năm tại một
trạm thuỷ văn thời kỳ 1903 - 1994
II. Xác định dòng chảy năm thiết kế:
1.Xác định các đặc trưng thống kê dòng chảy năm:
-Lưu lượng bình quân nhiều năm(Chuẩn dòng chảy năm)
1 n
Qbq   Qi
n i 1
-Hệ số phân tán:
n 2
1 Qi
Cv  
n  1 i 1
 ki  1 ; ki 
Qbq
-Hệ số thiên lệch:
n

k  1
3
i
Qi
Cs  i 1
; ki 
(n  3)Cv
3
Qbq
2. Xác định các đặc trưng dòng chảy năm thiết kế:
Lưu lượng dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế
Qp = Kp.Qo
trong đó
Kp hệ số biến xuất dòng chảy năm thiết kế:
- Với phân phối tần suất P-III Kp = (Φ(Cs, P).Cv + 1)
Φ(Cs, P) tra bảng Foxtơ - Rưpkin
- Với phân phối tần suất K-M tra phụ lục
3. Xác định phân phối dòng chảy năm thiết kế:
Khi có nhiều tài liệu thực đo dòng chảy để xác định ppdc
năm thiết kế ta tiến hành:
+ Chọn ra ppdc của một năm cụ thể và giả thiết ppdc năm
thiết kế tương tự với năm đó. Năm chọn gọi là năm
điển(đh) có các điều kiện:
-Là năm có tài liệu tin cậy, có Qđh ~ Qp
-Là năm có ppdc bất lợi (mùa kiệt kéo dài, tỷ lệ dc mùa
kiệt so với cả năm nhỏ)
+ Thu phóng biến đổi ppdc năm điển hình thành ppdc
năm thiết kế theo một trong 2 cách:
a.Phương pháp thu phóng cùng tỷ số:
-Tính tỷ số
Kp=Qp/Qdh= Wp/Wdh
-Xác định ppdc năm thiết kế:
Qip = kp.Qiđh
Wip = kp.Widdh
b. Phương pháp thu phóng hai tỷ số (kiệt, lũ):
- Phân mùa dc(mùa lũ, mùa kiệt), vẽ đường tần suất Wk-P,
xác định Wkp
- Chọn năm điển hình là năm có tài liệu tin cậy, có tổng
lượng dc mùa kiệt xấp xỉ dc mùa kiệt thiết kế
-Tính
K1=Wkp/Wkdh=Qkp/Qkdh
K2=(Wp -Wkp)/ (Wdh -Wkdh)
- Thu phóng mùa kiệt theo K1 mùa lũ theo K2
4. Trình bày kết quả:
-Các đặc trưng thống kê dòng chảy năm thiết kế
Diện Các đặc trưng thống kê dc năm Tần suất TK
Tên
tích Ghi
lưu Qo Wo Mo Yo
LV 75 85 chú
vực m 3/s 10 6m3 (l/s.km2)
(mm)
F(km2)
A 250 40.3 15 48 420 26,3 22.6

-Phân phối dòng chảy năm thiết kế


Tháng VIII IX X XI XII I II III IV V VI VII Năm
Q(m3/s) 38,5 24,8 31,5 20,6 9,70 3,70 0,80 0,50 0,40 3,50 3,40 5,40 11,7
W(106m3) 103 59,2 84,4 53,0 26,0 10,0 4,0 1,3 1,0 9,4 8,8 14,5 372,6
Tỷ lệ % 27,6 15,9 24,6 14,3 6,97 4,7 0,54 0,35 0,26 4,52 4,38 3,38 100
III. Xác định dòng chảy năm thiết kế cho các trường hợp
1. Tính toán dòng chảy năm thiết kế khi có nhiều tài liệu
đo đạc
Tiến hành thu thập chọn mẫu đảm bảo tính đồng nhất, đại
biểu và độc lập.
(1) Kiểm tra các tính chất của mẫu:
a. Kiểm tra tính độc lập?
Đảm bảo các trị số của mẫu xuất hiện không phụ thuộc
nhau. Để xác định thường xây dựng tương quan dòng chảy
2 năm kề nhau. Nếu được hệ số tương quan r <0,3 có coi
mối liên hệ nhưng tương quan giữa chúng không lớn nên
có thể coi lượng dòng chảy năm giữa các năm độc lập.
b: Kiểm tra tính đồng nhất?
Dòng chảy năm phải có cùng nguyên nhân hình thành thể
hiện.
1. Đo liên tục: không được gián đoạn (thiếu tài liệu đo).
2. Phải cùng loại và cùng nguyên nhân hình thành.
c: Kiểm tra tính đại biểu của mẫu
- Kiểm tra sai số lấy mẫu bằng cách xác định số năm cần
thiết để đảm bảo sai số cho phép:
+ Theo sai số lấy mẫu cho phép của trị bình quân:
Cv2 *104
n 2
; else  Q0  Qn   Qn
 Q' 0 n 
+ Theo sai số của hệ số phân tán:

n
 v
1  C 2
*10 4

2
 
'
Cv
-Kiểm tra tính đại biểu của thời kỳ quan trắc bằng đường lũy
tích sai chuẩn. Bằng cách so sánh đường ltsc của trạm tính
toán với đường ltsc của trạm gốc(trạm tương tự thủy văn có
nhiều tài liệu) về dao động đồng bộ, tính hệ số Kcp = 1+Δcp
với
Sc  S d
cp 
m
trong đó Sđ và Sc là giá trị độ lệch tích lũy từ năm đầu đến
năm cuối
Khi Kcp = 1 Thời kỳ đo đạc đại biểu
Khi Kcp > 1 Thời kỳ đo đạc dòng chảy thiên lớn
Khi Kcp < 1 Thời kỳ đo đạc dòng chảy thiên nhỏ
(2) Tính toán các đặc trưng dòng chảy năm thiết kế:
Qbq, Cv, Cs; Tính và vẽ đường tần suất kinh
nghiệm, đường tần suất lý luận; Tính giá trị dòng
chảy năm thiết kế Qnp=?
(3) Tính phân phối dòng chảy năm thiết kế
2. Tính toán dòng chảy năm thiết kế khi có ít tài
liệu đo đạc
+ Khi có ít tài liệu cần kéo dài (bổ sung) tài liệu rồi
tính toán như trường hợp có đủ tài liệu. Việc kéo dài
chủ yếu thực hiện chủ yếu là dòng chảy năm bằng
cách thiết lập các phương trình tương quan:
(1) thiết lập tương quan dòng chảy năm lưu vực tính
toán (Qtt) và dòng chảy năm lưu vực tương tự (Qa)
(2) Thiết lập quan hệ tương quan lớp dòng chảy
(Ytt) và mưa năm của lưu vực tính toán
(3) Tính toán dòng chảy năm bằng mô hình toán
+ Lưu vực tương tự?
- Là lưu vực có nhiều tài liệu đo đạc và có điều kiện hình thành
dòng chảy tương tự lưu vực tính toán
- Là lưu vực có cùng điều kiện khí hậu của lưu vực tính toán và
có :
•Điều kiện địa hình, địa chất và thổ nhưỡng, mức độ che phủ của
rừng tương tự như lưu vực nghiên cứu.
•Diện tích lưu vực tương tự không chênh quá nhiều so với lưu
vực nghiên cứu. Trong thực tế tính toán nên chọn lưu vực tương
tự có diện tích chênh lệch không quá 10 lần so với lưu vực
nghiên cứu.
•Chất liệu tài liệu tốt và có tài liệu dài, đủ để xác định chính xác
các tham số thống kê của đường tần suất dòng chảy năm.
•Có tài liệu quan trắc cùng thời gian với lưu vực nghiên cứu,
quan hệ tương quan tuyến tính giữa lượng dòng chảy năm hai
lưu vực chặt chẽ.
+ Phương pháp kéo dài
a)Phương pháp trực tiếp:
Sử dụng phương trình tương quan hoặc mô hình toán
kéo dài trực tiếp (bổ sung số liệu những năm thiếu) số
liệu cho lưu vực tính toán sau đó thực hiện tính toán
dòng chảy năm thiết kế như trường hợp đủ số liệu để
tính (Qo, Cv, Cs).
Phương pháp này ít nhiều làm mất đi tính ngẫu nhiên
của ĐLNN do vậy số số liệu kéo dài thường không quá
1/3 số năm cần tính toán(N). Nếu số liệu bổ sung nhiều
hơn 1/3 (N) thì sử dụng phương pháp gián tiếp để tính
b. Phương pháp gián tiếp:
(1) Xác định dòng chảy chuẩn: Sử dụng quan hệ tương quan để
xác định các tham số thống kê dòng chảy năm thiết kế Qo hoặc
(Wo, Mo, Yo) mà không phải vẽ đường tần suất.
Lưu vực tương tự có nhiều tài liệu nên đã xác định được các
tham số thống kế Qoa, Moa, Cva, Csa nên tính được các đặc trưng
của lưu vực tính toán theo công thức:
Qo = k*Qoa + b trong đó Qo, Qoa là chuẩn dòng chảy năm của
lưu vực tính toán và lưu vực tương tự, k, b hằng số
Mo = km.Moa +bm trong đó Mo, Moa là chuẩn mô đun dòng chảy
năm lưu vực tính toán và lưu vực tương tự , km, bm là hằng số
(2)Xác định hệ số phân tán Cv, hệ số thiên lệch Cs :
Phương pháp của Viện Thuỷ năng Matxcơva:
-Hệ số phân tán:
Cv = CvaMoatgα/M0
Trong đó; Moa và Cva là mô đun dòng chảy chuẩn và hệ số
phân tán của lưu vực tương tự; M0 và Cv là mô đun dòng
chảy chuẩn và hệ số phân tán của lưu vực tính toán,
- Hệ số thiên lệch:
Cs = mCv; m = CSa/CVa
3. Tính toán dòng chảy năm thiết kế khi không có
tài liệu đo đạc
a. Xác định chuẩn dòng chảy:
(1) Phương pháp lưu vực tương tự:
+ Tính theo lượng mưa năm: Y0 = α0.X0 trong đó
α0 = α0a;
α0a hệ số dòng chảy chuẩn của lưu vực tương tự:
α0a= Y0a/X0a
+ Tính theo mô đun dòng chảy chuẩn: M0 = KM0a
Trong đó: Fa, F: diện tích lưu vực tương tự và lưu
vực tính toán.
K hệ số hiệu chỉnh , n =0,2 - 0,25.
K=(F/Fa)n
(2) Phương pháp tổng hợp địa lý

Khi Flv < 100 km2 thì

M 0i  M 0i 1
 2  F 
n

M0    với (0,2< n<0,25)


F  100 
(3) Công thức kinh nghiệm:
Y0 = a (X0 - b)
X0: lượng mưa bình quân
Zo: Khả năng bốc hơi lớn nhất của lưu vực
a,b,n: Thông số phản ánh đặc điểm địa hình
 
 
 1 

Y0  1  1/ n  X0
   X0   
n

 1     
   Z 0   
b. Xác định hệ số phân tán:
Công thức Xô-kô-lốp-sky
Cv = a - 0,063lg(F+1)
Trong đó: F là diện tích lưu vực (km2); a là thông số
đặc trưng cho ảnh hưởng của điều kiện địa lý khí
hậu. Trong tính toán thực tế a được lấy theo lưu vực
tương tự và công thức tính Cv sẽ là:
Cv =Cva- 0,063lg[(F+1)/ (Fa+1)]
c. Xác định hệ số thiên lệch:
Hệ số thiên lệch Cs được xác định theo công thức Cs
= mCv, trong đó m được lấy theo lưu vực tương tự.
Trong trường không chọn được lưu vực tương tự có
thể lấy Cs = 2Cv.
4.4 Tính toán lũ thiết kế
1. Khái niệm
- Lũ là sự gia tăng dòng
chảy đột biến so với bình
thường.
Khoảng thời gian từ bắt đầu
đến kết thúc (trở về bình
thường) gọi là thời gian của
trận lũ.
- Các đặc trưng trận lũ:
Đường quá trình lũ Q~t, Lưu lượng đỉnh lũ Qmax,
tổng lượng lũ Wmax, Thời gian lũ T, lũ lên TL, lũ
xuống Tx ...
Tổng lượng lũ: t1

W   Qdt
t2

Cường suất lũ:


dQ
dt
Cường suất mực nước lũ:
dH
Tx dt
Tỷ số  
Tl
Đối với lưu vực vừa và nhỏ γ=2~3
2. Sự hình thành dòng chảy lũ
• Tại t0: thời điểm bắt đầu mưa
• Từ t0 - t1: at<Kt giai đoạn tổn thất hoàn toàn
H0: lượng tổn thất ban đầu
• Tại t1: at1=Kt1 bắt đầu quá trình dòng chảy
• Từ t1 - t2: at >Kt thời kỳ cấp nước
ht=at - Kt gọi là cường độ cấp nước (hoặc cường độ mưa
hiệu quả)
• Tại t2: at = Kt kết thúc thời kỳ cấp nước
t1 t1

Ycn   ht dt    at  K t  dt
t2 t2

Trong đó Ycn: Lớp cấp nước (lượng mưa hiệu quả)


• Từ t2 - t3: at<Kt
• Tại t3: kết thúc quá trình dòng chảy lũ
Quá trình hình thành dòng chảy lũ phụ thuộc vào:
•Quá trình mưa
•Quá trình tổn thất (chủ yếu do thấm)
•Quá trình tập trung nước về tuyến cửa ra
3. Các đặc trưng lượng mưa và cường độ mưa
(1)Lượng mưa.
a. Lượng mưa trận mưa. Là độ cao cột nước đo được của
một trận mưa. Lượng mưa thường ký hiệu H(mm), dụng cụ
đo mưa gọi là vũ lượng kế (máy đo mưa) hoặc máy đo mưa
tự ghi.
b. Lượng mưa lớn nhất. Là lượng mưa lớn nhất trong
khoảng thời gian T ký hiệu HT . HT được xác định từ biêu đồ
tích lũy lượng mưa
(2)Các đặc trưng cường độ mưa.
a. Cường độ mưa tức thời: at (mm/giờ; mm/phút)
Lượng mưa trong một đơn vị thời gian tại một thời điểm bất
kỳ ký hiệu là at gọi là cường độ mưa tức thời. Sự thay đổi
của cường độ mưa theo thời gian trong một trận mưa gọi là
quá trình mưa ký hiệu (at ~ t)
b. Cường độ mưa bình quân thời đoạn: Là cường độ mưa tính
bình quân trong khoảng thời gian Δt, được tính theo công thức

t1
H t1 t2
at  ; H t1 t2   at dt
t
c. Cường độ mưa bình quân lớn nhất thời t2
đoạn aT:
Là cường độ mưa trong khoảng thời gian T được chọn trên
đường quá trình mưa at ~t sao cho cường độ mưa trong thời
đoạn đó là lớn nhất

HT
aT 
T HT tăng. Đường quan hệ
Nhận xét: Khi T tăng aT giảm còn
aT~T luôn giảm, đường quan hệ HT~T luôn tăng
d. Đường cong triết giảm mưa
- Dựa vào tài liệu mưa tự ghi và tài liệu mưa ngày lớn nhất
trên toàn lãnh thổ Việt nam: Tính lượng mưa lớn nhất thời
đoạn T ứng với tần suất thiết kế P (HTp) đts (HTp ~ P); Tính
lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế P (Hnp) từ
đts (Hnp ~ P).
- Lập tỷ số: ΨTp= HTp /Hnp
T và P là các giá trị thay đổi nên ΨTp= f(T,P)
- Vẽ quan hệ (Ψtp ~ T) thấy rằng khi T tăng thì Ψtp giảm do vậy
gọi đường quan hệ (ΨTp ~ T) là Đường cong triết giảm mưa
- Hàm ΨTp có tính chất: (1) Tính vùng rõ rệt (Việt Nam được
chia thành 15 vùng mưa); (2) Trong cùng 1 vùng mưa, với tần
suất nhỏ P=(1-20%) thì các đường (ΨTp ~ T) rất xít nhau nên
không phụ thuộc vào P tức là ΨTp= f(T). Do các đường xít
nhau nên có thể lấy đường trung bình (ΨT ~ T ) thay cho cụm
đường (ΨTp ~ T ) với các P nhỏ.
e. Cường độ mưa bình quân lớn nhất và lượng mưa lớn
nhất thời đoạn thiết kế.
Theo đường cong triết giảm mưa có công thức:
- Cường độ mưa bình quân lớn nhất thời đoạn thiết kế
T
aTp   T * H np ;  T 
T
- Lượng mưa lớn nhất thời đoạn thiết kế
H Tp   T * H np
Liên hệ aTp và HTp:

T
H Tp
aTp   * H np   T * H np
T T
4. Tổn thất dòng chảy lũ
Các loại tổn thất:
Thấm (chủ yếu)
Điền trũng (ao, hồ)
Bốc hơi (bao gồm bốc thoát hơi thực vật)
Giữ lại ở lớp thảm thực vật
Hệ số dòng chảy lũ (đặc trưng biểu thị tổn thất dòng chảy
lũ)
Hệ số dòng chảy lũ phụ thuộc vào lượng mưa, cường độ
mưa, và các yếu tố mặt đệm như loại đất trên lưu vực, mật
độ che phủ của rừng... Hai loại hệ số dòng chảy lũ thường sử
dụng:
(1) Hệ số dòng chảy đỉnh lũ (αT) là tỷ số giữa lớp nước lũ
trong khoảng thời gian cấp nước Tcn với lượng mưa lớn
nhất trong khoảng thời gian đó (HTcn). Thường chọn T=τ
(thời gian tập trung dòng chảy)
Y
 
H
(2) Hệ số dòng chảy trận lũ (φ): là tỷ số giữa lớp dòng chảy
lũ của toàn trận lũ với lượng mưa tương ứng sinh ra trận lũ
đó (H).
Y

H
4.5 Thời gian tập trung dòng chảy
1. Khái niệm:
a. Thời gian tập trung dòng chảy là khoảng thời gian để một
chất điểm nước tại vị trí xa nhất trên lưu vực chuyển động
tới tuyến cửa ra. Ký hiệu: τ. Quá trình chuyển động của
nước tới tuyến cửa ra gọi là quá trình tập trung nươc, quá
trình gồm hai giai đoạn:
Ld
• Tập trung dòng chảy trên sườn dốc (τd) d 
vd

Ls
• Tập trung dòng chảy trong sông (τs) s 
vs
Hai quá trình này thực chất không thể phân tách ra được
b. Đường đẳng thời là đường cong nối tất cả các điểm trên
lưu vực có cùng thời gian tập trung dòng chảy về tuyến cửa
ra.
2. Công thức tính thời gian tập trung dòng chảy:
- Alexayep
   d  1.15 s
1.1

- Kirpich
0.06628 * L0.77
tc 
S 0.385
- Hathaway
0.606 *  Ln 
0.467

tc 
S 0.234
4.6 Công thức căn nguyên dòng chảy
1. Trường hợp 1: τ < Tcn
Ví dụ 1:
• Giả sử có một trận mưa với thời gian mưa hiệu quả
là 5 giờ với lượng mưa tương ứng là h1, h2, h3, h4, h5
Tcn=5 (giờ)
• Giả sử lưu vực A được phân chia bởi các đường
đẳng thời thành các diện tích bộ phận f1, f2, f3.
τ = 3 (giờ)
Như vậy τ < Tcn
• Tại thời điểm ban đầu, lưu lượng đo tại tuyến cửa ra của
lưu vực là:
Tại t0: Q0 = 0
• Sau 1h: Q1= h1f1
• Sau 2h: Q2= h1f2 + h2f1
• Sau 3h: Q3= h1f3+h2f2+h3f1
• Sau 4h: Q4= h2f3 +h3f2 +h4f1
• Sau 5h: Q5= h3f3+ h4f2+h5f1
• Sau 6h: Q6= h4f3+h5f2
• Sau 7h: Q7= h5f3
• Sau 8h: Q8=0
2.Trường hợp 2: τ = Tcn
Ví dụ 2:
• Giả sử có một trận mưa với thời gian mưa hiệu quả
là 3 giờ với lượng mưa tương ứng là h1, h2, h3.
Tcn=3 (giờ)
• Giả sử lưu vực A được phân chia bởi các đường
đẳng thời thành các diện tích bộ phận f1, f2, f3.
τ= 3 (giờ)
Như vậy τ = Tcn
• Tại thời điểm ban đầu, lưu lượng đo tại tuyến cửa ra của
lưu vực là:
Tại t0: Q0 = 0
• Sau 1h: Q1= h1f1
• Sau 2h: Q2= h1f2 + h2f1
• Sau 3h: Q3= h1f3+h2f2+h3f1
• Sau 4h: Q4= h2f3 +h3f2
• Sau 5h: Q5= h3f3
• Sau 6h: Q6=0
3. Trường hợp 3: τ > Tcn
Ví dụ 3:
• Giả sử có một trận mưa với thời gian mưa hiệu quả
là 2 giờ với lượng mưa tương ứng là h1, h2.
Tcn=2 (giờ)
• Giả sử lưu vực A được phân chia bởi các đường
đẳng thời thành các diện tích bộ phận f1, f2, f3.
τ = 3 (giờ)
Như vậy τ > Tcn
• Tại thời điểm ban đầu, lưu lượng đo tại tuyến cửa ra của
lưu vực là:

Tại t0: Q0 = 0
• Sau 1h: Q1= h1f1
• Sau 2h: Q2= h1f2 + h2f1
• Sau 3h: Q3= h1f3+h2f2
• Sau 4h: Q4= h2f3
• Sau 5h: Q5= 0
4. Công thức căn nguyên dòng chảy
Công thức căn nguyên dòng chảy là công thức khái
quát hóa và tính toán quá trình lưu lượng ở tuyến cửa
ra của lưu vực trên cơ sở lý thuyết đường đẳng thời
k i
Qi   hk fi k 1
k 1
Trong đó:
• i: thời điểm tính toán
• k < m, với m là số thời đoạn mưa hiệu quả
• i-k <n, với n là số mảnh diện tích được phân chia
bởi các đường đẳng thời
4.7 Nội dung tính toán lũ thiết kế
1. Khái niệm:
(1) Trận lũ được sử dụng để xác định dung tích
chống lũ và các thông số thiết kế của công trình
tháo lũ được gọi là lũ thiết kế.
(2) Lũ thiết kế được đánh giá bằng 3 đặc trưng: lưu
lượng đỉnh lũ thiết kế (Qmaxp), tổng lượng lũ thiết kế
(Wmaxp) và đường quá trình lũ thiết kế (Q~t).
(3) Tiêu chuẩn chọn lũ thiết kế:
- Theo tần suất,
- Theo lũ lớn nhất khả năng (PMF),
- Theo lũ trận thực đo.
(4) Tiêu chuẩn chống lũ theo tần suất:

QPVN 08-75 TCVN 5060-90 TCXDVN 285:2002


Cấp
Công Loại công trình Loại công trình Loại công trình

trình Lâu Tạm Dần Lâu Tạm Dần Thiết Kiểm Tạm Dẫn
dài thời dòng dài thời dòng kế tra thời dòng
I 0.1 10.0 5.0 0.1 5.0 5.0 0.1 0.02 5.0 5.0
II 0.5 10.0 5.0 0.5 5.0 5.0 0.5 0.1 5.0 5.0
III 1.0 10.0 10.0 1.0 10.0 10.0 1.0 0.2 10.0 10.0
IV 1.5 10.0 10.0 1.5 10.0 10.0 1.5 0.5 10.0 10.0
V 2.0 10.0 10.0 2.0 10.0 10.0 2.0 10.0 10.0
1.Xác định lũ thiết kế khi có nhiều tài liệu thực đo
(1)Chọn mẫu mẫu thống kê Qmax: có hai cách chọn
Cách 1. Mỗi năm chọn 1 đỉnh lũ lớn nhất trong năm
và công thức tính tần suất kinh nghiệm
Cách 2 Mỗi năm chọn nhiều đỉnh lũ:
❖ Mỗi năm chọn một số trị số Qmax cố định
❖ Mỗi năm chọn một số trị số Qmax>= Qgh nào đó
Theo cách này tần suất kinh nghiệm tính theo công
thức p=1-(1-pL)s
trong đó: pL=m/(NT+1)*100 % và s= NT/n
trong đó: NT là tổng số trận lũ chọn, n số năm có tài
liệu
6. Tính toán lũ thiết kế
* Xác định tổng lượng lũ thiết kế: Đối với trường
hợp nhiều tài liệu thì làm tương tự như là xác định
đỉnh lũ thiết kế.
Lưu ý: đặc trưng đỉnh lũ và tổng lượng lũ được
chọn trong cùng một trận lũ.
* Xác định quá trình lũ thiết kế: chọn một trận lũ
điển hình, sau đó thu phóng để có quá trình lũ thiết
kế.
Yêu cầu của một trận lũ điển hình
o Phải là một trận lũ thực đo
o Đỉnh lũ (hoặc lượng lũ) của trận lũ điển hình xấp
xỉ với đỉnh lũ (hoặc lượng lũ) thiết kế
o Có hình dạng bất lợi đối với công trình
Thu phóng cùng tỷ số:
Nhân tung độ của đường quá trình lũ điển hình với cùng một
tỷ số KQ hoặc KW thời gian giữ nguyên không đổi được
đường quá trình lũ thiết kế.
Trong đó:
Qmp Wmp
KQ  ; KW 
Qmdh Wmdh

Qmp , Qmđh: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế và lũ điển hình


Wmp, Wmđh: Tổng lượng lũ thiết kế và lũ điển hình
Khi đó:
Qip=Qiđh KQ hoặc Wip=WiđhKW
Trong đó Qip, Qiđh là tung độ của đường quá trình lũ thiết kế
và lũ điển hình
Thu phóng theo 2 tỷ số:
•Các tung độ của đường quá trình lũ điển hình được nhân
với tỉ số KQ để có tung độ của đường quá trình lũ thiết kế
Qmp
KQ 
Qmdh
Sau khi thu phóng, tổng lũ thiết kế là Wp, thời gian kéo dài
trận lũ thiết kế là Tp
2Wp
Tp 
Qmp f
Với f: hệ số hình dạng của đường quá trình lũ. Với lũ tam
giác f=1. Tương tự với trận lũ điển hình:
2Wdh
Tdh 
Qmdh f
Thu phóng theo 2 tỷ số:
* Các hoành độ của đường quá trình lũ điển hình
được nhân với tỉ số KT để có hoành độ của đường
quá trình lũ thiết kế

Tp Wp Qdh K w
KT   
Tdh Wdh Qmp K Q

Như vậy quá trình lũ thiết kế sẽ có đỉnh lũ bằng


Qmaxp và tổng lượng lũ đúng bằng Wmaxp.
b. Xác định lũ thiết kế khi không có tài liệu thực đo
* Phân loại các phương pháp:
Công thức lý luận: là loại công thức được xây dựng trên cơ sở
công thức căn nguyên dòng chảy, từ đó xây dựng mối liên hệ
giữa đỉnh lũ với các đặc trưng mưa gây lũ và các yếu tố ảnh
hưởng của mặt đệm. Điển hình: công thức cường độ giới hạn
Công thức kinh nghiệm: là loại công thức đã hoàn toàn dựa
trên cơ sở tổng hợp tài liệu thực đo về lũ nhằm xác định mối
quan hệ giữa lưu lượng đỉnh lũ với các nhân tố ảnh hưởng, từ
đó dùng một công thức toán học để thể hiện mối quan hệ đó.
Điển hình: công thức triết giảm mô đun đỉnh lũ theo diện tích
lưu vực sông.
Công thức bán kinh nghiệm: là loại công thức trung gian của
2 loại trên, nghĩa là vừa dựa vào phân tích căn nguyên của sự
hình thành dòng chảy lũ vừa tổng hợp theo tài liệu thực đo để
tham số hóa các công thức tính toán.
Điển hình: công thức Xôkôlôpxki
•Quy định của Quy phạm Thuỷ lợi C6-77
- Khi diện tích lưu vực nhỏ hơn 100km2 thì đỉnh lũ
được tính bằng công thức Cường độ giới hạn.
- Khi diện tích lưu vực lớn hơn 100km2 thì dùng
công thức triết giảm hoặc công thức Xô-kô-lôp-sky.
1) Công thức Cường độ giới hạn
Q maxp = K. α τ .a τP .F
F: Diện tích lưu vực
aτP: cường độ mưa bình quân lớn nhất thời đoạn ứng
với tần suất P với thời đoạn tính toán là thời gian tập
trung dòng chảy τ. Được xác định theo công thức
kinh nghiệm hoặc đường cong triết giảm
ατ: Hệ số dòng chảy lũ phụ thuộc (loại đất, F, Hnp) (tra
bảng)
K: Hệ số chuyển đổi với K = 16,67 nếu aτP tính bằng
(mm/phút) và K = 0,278 nếu aτP tính bằng (mm/giờ).
Đặt: aτp = Ψ(τ )Hnp
Hnp: lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất P
Đặt AP = 16.67 Ψ(τ)
Ta có: Qmaxp=Ap .α . Hnp .F
AP tra bảng theo vùng và (Φs,τd)
2) Công thức triết giảm

Trong đó:
n là hệ số triết giảm. Xác định bằng cách tra bảng (phụ lục)
AP: Thông số địa lý khí hậu có thể xác định bằng tra bảng
hoặc từ lưu vực tương tự.
3) Công thức Xô-kô-lôp-sky

Trong đó:
α là hệ số dòng chảy (tra bảng theo vùng)
HT: lượng mưa thiết kế trong thời gian tính toán T
H0: lớp tổn thất ban đầu (tra bảng theo vùng)
f: hệ số hình dạng lũ
c. Tính toán tổng lượng lũ
•Mượn quan hệ Qmaxp ~ Wmp của lưu vực tương tự
•Sử dụng công thức kinh nghiệm:
Với lưu vực nhỏ F<1km2 thì tính theo lượng mưa
lớn nhất trong thời đoạn 150 phút: Wmp =
103αΨ(150).Hnp.F
Với lưu vực có F =1-50km2: Wmp =103α.Hnp.F
Trong đó: Hnp - lượng mưa ngày thiết kế và tính
theo lượng mưa lớn nhất trong thời đoạn 1 ngày.
d. Đường quá trình lũ thiết kế Q(t) ~ t
•Sử dụng mô hình toán thuỷ văn
•Khái quát hoá theo dạng toán học nào đó
+ Dạng tam giác
+ Dạng hình thang
+ Dạng Xô-kô-lôp-sky
d. Đường quá trình lũ thiết kế Q(t) ~ t
•Dạng tam giác
Thời gian kéo dài trận lũ:
Tlu=2Wmp/Qmp
Tlu=Tl+Tx
Ta có:
γ= Tx/ Tl
Đối với lưu vực nhỏ γ =1.5-2
Đối với lưu vực lớn γ =2.5-3.5 hoặc lấy theo lưu
vực tương tự
•Dạng hình thang
Thời gian kéo dài trận lũ:
Tlu=2Wmp/1.1Qmp
•Dạng Xô-kô-lôp-sky
Qt=Qm(t/tl)m; Qt=Qm(tx-t/tx)n
Lũ do mưa rào thường lấy m=2, n=3
Bài tập chương 4
Câu 1: Một lưu vực có: thời gian chảy truyền τ =4h;
diện tích các mảnh là: f1=10km2; f2=12km2; f3=16
km2; f4=15km2; và lượng mưa hiệu quả là h1=3cm;
h2=4cm; h3=6cm; h4=11cm; h5=8cm;
Áp dụng CT căn nguyên
dòng chảy xác định Q~t.
Qmax=?
Câu 2: Một công trình dự kiến xây dựng trên lưu
vực có các đặc trưng như sau: FA = 50 km2;Ls = 14.3
km; Js = 5.0 %o; Ld = 3.10 km; Jd = 30 %o
Đây là một lưu vực bộ phận của lưu vực sông Thao;
Đặc điểm sườn dốc bằng phẳng
Đặc điểm lòng sông: sông vùng núi, lòng sông nhiều
đá
Đặc điểm đất: cấp IV
Lượng mưa ngày thiết kế: 215mm
Hãy tính:
1. Thời gian tập trung dòng chảy
2. Q đỉnh lũ
3. Xây dựng đường quá trình lũ tam giác
Câu 3:
• Tính toán lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tần suất P=1%
cho lưu vực A không có tài liệu đo đạc dòng chảy.
Trong vùng nghiên cứu có lưu vực B là lưu vực
tương tự có nhiều tài liệu đo đạc và tính được các
tham số thống kê của đặc trưng lưu lượng đỉnh lũ
như sau: =3500 m3/s. Lưu vực A có diện tích lưu
vực F = 1500 km2, Lưu vực B có diện tích lưu vực
Fb = 1800 km2, hệ số triết giảm môdun đỉnh lũ theo
diện tích lưu vực là n =0,25.
Chương 5: Điều tiết dòng chảy bằng hồ chứa
5.1 Hồ chứa và điều tiết dòng chảy bằng hồ chứa
Khái niệm chung
• Sự cần thiết điều tiết dòng chảy:
• Các nguồn nước trong tự nhiên có đặc điểm:
• phân bố không đều theo không gian
• phân bố không đều theo thời gian
• Nhu cầu về nước của con người cũng biến đổi
theo không gian và thời gian
• Sự biến động nhu cầu về nước của con người và
sự biến động dòng chảy tự nhiên thường lệch pha
nhau
Khái niệm điều tiết dòng chảy
• Điều tiết dòng chảy là tất cả các tác động của con người
vào dòng chảy tự nhiên nhằm phân phối lại dòng chảy tự
nhiên theo thời gian, không gian cho phù hợp với yêu cầu về
nước của con người.
Các biện pháp điều tiết dòng chảy
• Biện pháp công trình:
• Đê • Kè • Kho nước (hồ chứa) • Trạm bơm • Cống...
Trong đó, hồ chứa 'là biện pháp công trình có khả năng làm
thay đổi sâu sắc chế độ dòng chảy sông ngòi theo thời gian và
không gian. Ngoài ra, hồ chứa còn làm thay đổi thế năng và
động năng ở những vị trí cục bộ được ứng dụng để xây dựng
các nhà máy thủy điện.
• Biện pháp phi công trình:
• Biện pháp nông nghiệp: bờ vùng bờ thửa, ruộng bậc thang
• Biện pháp lâm nghiệp: trồng rừng
Phân loại điều tiết dòng chảy
- Theo nhiệm vụ:
• Điều tiết phục vụ nông nghiệp
• Điều tiết phục vụ phát điện
• Điều tiết phục vụ công nghiệp
• Điều tiết lợi dụng tổng hợp...
- Theo chu kỳ điều tiết:
• Điều tiết năm
• Điều tiết nhiều năm
• Điều tiết tuần
• Điều tiết ngày đêm
- Các bài toán điều tiết đặc biệt:
• Điều tiết lũ
• Điêu tiết bổ sung
• Điều tiết bậc thang
Kho nước
• Kho nước là nơi trữ nước với dung tích lớn nhỏ khác nhau:
• Bể chứa nước kín: bể bằng kim loại, đá xây hoặc bê tông,
được đặt ở trên cao (các tháp nước), trên mặt đất hoặc dưới
nước
• Bể chứa nước hở: được xây dựng trên mặt đất hoặc vừa
đào vừa đắp.
• Kiểu hồ chứa: được xây dựng ngay trên các khe suối, trên
sông bằng các đập chắn ngang sông
Hồ chứa và các công trình đầu mối
• Hồ chứa là công trình trữ nước nhân tạo được xây dựng
trên các khe suối, trên sông bằng các đập chắn ngang sông.
• Chức năng chính của hồ chứa là làm ổn định dòng chảy
bằng cách điều tiết khả năng cấp nước của dòng chảy tự
nhiên hoặc thỏa mãn các yêu cầu về nước khác nhau của các
hộ dùng nước.
- Các công trình đầu mối:
• Đập chắn
• Công trình lấy nước: cống lấy nước
• Công trình tháo lũ: đập tràn tự do, cống ngầm, xi phông
hoặc kết hợp. Các công trình tháo lũ có hai hình thức: có
cửa đóng mở hoặc không có cửa đóng mở.
Một số hình ảnh về hồ chứa

0
5.2 Các tài liệu cần thiết cho tính toán điều tiết dòng
chảy
• Tài liệu khí tượng thuỷ văn
• Tài liệu địa hình địa chất
• Tài liệu dân sinh kinh tế
a. Tài liệu khí tượng thủy văn
• Tài liệu Khí tượng:
• Lượng và quá trình thay đổi theo không gian và thời gian
của mưa, bôc hơi, nhiệt độ, độ âm, gió, độ bức xạ, sô giờ
năng ...
• Các đặc trưng bôc hơi thiết kế
• Tài liệu Thủy văn: đặc biệt là các đặc trưng thủy văn thiết
kế
• Tình hình địa lý thủy văn của lưu vực
• Tài liệu dòng chảy năm và sự thay đổi dòng chảy trong
năm, trong nhiều năm (lượng và phân phôi dòng chảy năm
thiết kế)
• Tài liệu dòng chảy lũ (đỉnh lũ, lượng lũ và quá trình lũ thiết
kế)
• Tài liệu dòng chảy kiệt (dòng chảy kiệt thiết kế)
• Tài liệu dòng chảy bùn cát.
b. Tài liệu địa hình, địa chất
• Tài liệu địa hình:
- Các quan hệ đặc trưng địa hình lòng hồ Z~V, Z~F
• Quan hệ Z~F được xây dựng từ bản đồ địa hình vùng
lòng hồ
• Quan hệ Z~V được xây dựng dựa theo quan hệ Z~F với
cách tính DV gần đúng như sau:
- Tài liệu địa chất:
• Tình hình đất đai thổ nhưỡng vùng xây dựng lòng hồ
b. Tài liệu địa hình, địa chất
• Xác định quan hệ Z~F~V
Quan hệ Z~V~F của hồ chứa
Capacity - W (mill. m3)

Surface - F (Km2)
c. Tài liệu dân sinh kinh tế
- Tài liệu yêu cầu về nước:
• Yêu cầu dùng nước: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt
...
• Yêu cầu sử dụng nước: phát điện, giao thông, nuôi trồng
thủy sản, du lịch, bảo vệ môi trường .
• Yêu cầu phòng lũ
- Các tài liệu dân sinh kinh tế khác:
• Dân cư và phân bố dân cư ở hạ lưu và thượng lưu hồ
• Các tài nguyên thiên nhiên: rừng, khoáng sản, các tài
nguyên khác nằm trong vùng ảnh hưởng của hồ
• Các hoạt động kinh tế vùng bị ảnh hưởng
• Các vấn đề chính trị, xã hội và dân tộc
Ghi chú: Mức độ chi tiết của các loại tài liệu này tùy thuộc
và tính chất và quy mô của của hệ thống công trình
5.3. Các thành phần dung tích và mực nước của hồ
chứa

Sơ họa mặt cắt hồ chứa


a) Dung tích chết và mực nước chết
Dung tích chết (Vc): là phần dung tích dưới cùng của hồ
chứa không tham gia vào quá trình điêu tiết dòng chảy, còn
gọi là dung tích lót đáy.
Mực nước chết (Hc): là giới hạn trên của dung tích chết Vc.
Hc và Vc có quan hệ với nhau theo quan hệ đặc trưng địa
hình lòng hồ Z~V.
Nguyên tắc lựa chọn:
Chứa đựng toàn bộ bùn cát đến hồ chứa trong thời gian hoạt
động của công trình Vc > Vbl
Bảo đảm đầu nước tưới tự chảy Hc > Zcống=Zruộng + DZ + a
Bảo đảm cột nước tối thiểu để phát điện
Bảo đảm mực nước tối thiểu để giao thông trong mùa kiệt
Bảo đảm dung tích tối thiểu để nuôi trồng thuỷ sản
Bảo đảm dung tích tối thiểu để du lịch và vệ sinh môi
trường
Phương pháp giản hóa tính bồi lắng hồ chứa
* Dung tích bồi lắng tổng cộng vbl:
Vbl = Vll+Vdđ
• Dung tích bùn cát lơ lửng Vll:
Vll =Kbl(R10*T/γ)*31.5*106
• Kb1: hệ số phản ánh khả năng bồi lắng lượng bùn cát lơ
lửng
• y: dung trọng riêng bùn cát (tấn/m3)
• T: tuổi thọ công trình
• R10: lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân nhiều năm
(kg/m3)
• Dung tích bùn cát di đáy Vdđ:
Tính gần đúng bằng 20% - 80% Vll, tùy theo điều kiện
vùng xây dựng hồ chứa
Dung tích hiệu dụng và mực nước dâng bình thường
• Dung tích hiệu dụng (Vh) là phần dung tích nằm phía trên
dung tích chết Vc, làm nhiệm vụ điều tiết cấp nước cho các
đối tượng dùng nước. Còn gọi là dung tích hữu ích.
• Mực nước dâng bình thường (Hbt) là giới hạn trên của dung
tích hiệu dụng.
• Dung tích khống chế phần dung tích chết và dung tích hiệu
dụng: Vbt = Vc + Vh
• Hbt là Vbt có quan hệ theo đường cong Z~V
- Nguyên tắc lựa chọn:
• Căn cứ vào đường quá trình nước đến thiết kế
• Căn cứ vào đường quá trình nước dùng thiết kế
• Căn cứ vào điều kiện địa hình địa chất của vùng hồ chứa
• Tính toán điều tiết cấp nước xác định các đặc trưng hồ chứa
• Lựa chọn các đặc trưng thiết kế của hồ chứa theo các điều
kiện kinh tế và kỹ thuật.
Dung tích siêu cao và mực nước siêu cao
- Dung tích siêu cao (Vsc) là bộ phận dung tích trên cùng của
hồ chứa, làm nhiệm vụ trữ lũ tạm thời trong thời gian lũ đến
công trình với mục đích giảm khả năng tháo lũ về hạ lưu,
giảm kích thước công trình xả lũ. Còn gọi là dung tích gia
cường.
- Mực nước siêu cao (Hsc) là giới hạn trên của dung tích siêu
cao.
• Gọi VT là dung tích toàn bộ hồ chứa: VT = Vc + Vh + Vsc
• Hsc và VT có quan hệ theo đường cong Z ~ V.
- Nguyên tăc lựa chọn:
• Căn cứ vào đường quá trình lũ thiết kế đến hồ
• Căn cứ vào yêu cầu phòng lũ ở hạ du
• Căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất, dân sinh kinh tế
vùng xây dựng hồ chứa
• Giải quyết bài toán kinh tế kỹ thuật
Dung tích kết hợp và mực nước trước lũ
- Dung tích kết hợp (Vkh) là dung tích vừa làm nhiệm vụ
cấp nước vừa làm nhiệm vụ phòng lũ
• Ở một số hồ chứa, vào đầu mùa lũ người ta tận dụng một
phân của Vh đê trữ lũ, gọi là Vkh. Khi đó, dung tích làm
nhiệm vụ phòng lũ của hồ chứa là: Vpl = Vkh + Vsc.
• Vkh sẽ được lấp đầy vào cuối mùa lũ đê lấy nước cấp cho
thời kỳ mùa kiệt.
- Mực nước trước lũ (Ztl) là mực nước giới hạn dưới của
dung tích kết hợp
• Gọi Vtl là dung tích trước lũ: Vtl = Vc + Vh - Vkh
• Htl và Vtl có quan hệ theo đường cong Z~V.
5.4 Các loại tổn thất khi xây dựng hồ chứa
• Tổn thất do bốc hơi phụ thêm
• Tổn thất do thấm
Tính toán tôn thât do bôc hơi phụ thêm
Trước khi xây dựng hồ chứa, trên bề mặt lưu vực có lượng
bốc hơi gọi là bốc hơi lưu vực Zlv
• Do bề mặt lưu vực rất đa dạng nên lượng bốc hơi lưu
vực trên thực tê rất khó đo đạc
• Lượng bốc hơi lưu vực bình quân nhiều năm có thể xác
định dựa trên phương trình cân băng nước viêt cho lưu
vực.
Zlv0=Z0=X0-Y0 (Trường hợp lưu vực kín)
Sau khi xây dựng hồ chứa làm ngập một phần lưu vực và
phần bị ngập này sẽ có lượng bốc hơi là bốc hơi mặt nước
Zn.
Thông thường Zn>Zlv
Lớp bốc hơi phụ thêm (mm): ΔZ = Zn-Zlv
Lượng bốc hơi phụ thêm (m3): Wbh= ΔZ. F.103
Bốc hơi phụ thêm thiết kế
• Xác định lượng bốc hơi phụ thêm ứng với tần suất thiết kế:
• Lựa chọn tần suất tính toán Pz:
• Trường hợp 1: Quan hệ giữa lượng mưa và lượng bốc hơi là
chặt chẽ thì lựa chọn Pz=1 -Py
• Trường hợp 2: Quan hệ giữa lượng mưa và lượng bốc hơi là
không chặt chẽ thì lựa chọn Pz=50%
• Trường hợp 3: Nếu ít tài liệu thì lấy năm có lượng bốc hơi
lớn nhất
• Xác định lượng bốc hơi mặt nước bình quân nhiều năm Zn0
• Xác định lượng bốc hơi phụ thêm bình quân nhiều năm:
ΔZ0 = Zn0-Zlv0
• Lựa chọn các đặc trưng thống kê: Cv, Cs
• Xác định lượng bốc hơi phụ thêm thiết kế
ΔZpz= f(ΔZ0, Pz,Cv,Cs)
• Xác định phân phối bốc hơi phụ thêm thiết kế:
• Xác định lượng bốc hơi mặt nước ứng với tần suất thiết
kế Znp
• Mượn dạng phân phối bốc hơi mặt nước tính bình quân
trong nhiều năm Zni ~ t
• Tính tỷ số thu phóng: K= ΔZ0/Znp
• Tính lượng bốc phụ thêm từng tháng theo công thức:
ΔZi = KZni
Tính toán tổn thất do thấm
• Lượng tổn thất do thấm Wth là lượng nước bị mất đi do
thấm qua đáy hồ, qua thân đập, qua công trình lấy nước,
qua vai đập, rò rỉ.
• Wth phụ thuộc vào:
• Vật liệu xây dựng công trình
• địa chất lòng hồ
• cột nước trong hồ tại thời điểm tính toán
• Trong tính toán điều tiết, Wth thường lấy bằng tỉ lệ phần
trăm dung tích trữ trong hồ tại thời điểm tính toán
Wth(t) = K%. V(t)
Tiêu chuẩn thấm trong hồ chứa

Điều kiện Lượng thấm tính Lớp thấm tính theo diện tích
địa chất theo lượng nước bình quân (m)
lòng hồ bình quân (%)
Năm Tháng Năm Ngày đêm
Tốt 5-10 0.5-1 <0.5 0.001-0.002
Bình quân 10-20 1-1.5 0.5-1 0.002-0.003
Xấu 20-30 1.5-3 1-2 0.003-0.004
5.5 Tính toán điều tiết cấp nước
I. Khái niệm chung
• Hồ chứa điều tiết cấp nước là hồ chứa chỉ có
nhiệm vụ cấp nước.
• Hai hình thức hồ chứa cấp nước dài hạn thường
gặp:
• Hồ chứa điều tiết năm
• Hồ chứa điều tiết nhiều năm
a. Hồ chứa điều tiết năm
• Hồ chứa điều tiết năm (mùa) là hồ chứa có
nhiệm vụ tích lượng nước thừa của các thời kỳ
thừa nước để cấp bổ sung cho các thời kỳ thiếu
nước, chu kỳ hoạt động là một năm.
• Hồ chứa điều tiết một lần
• Hồ chứa điều tiết hai hay nhiều lần độc lập
• Hồ chứa điều tiết hai hay nhiều lần không độc lập
Điều tiết một lần

Vh=V-
Trong một năm, có một thời kỳ thừa nước một thời kỳ
thiếu nước. Lượng nước thừa (V+) lớn hơn lượng nước
thiếu (V-)
Điều tiết hai lần độc lập

Vh=max(V1,V2)
Trong một năm có hai thời kỳ thừa nước, hai thời kỳ thiếu
nước. Lượng nước thừa lớn hơn lượng nước thiếu kế tiếp
nó: V1+ >V1-; V2+>V2-
Điều tiết hai lần không độc lập

T=1năm

Trong một năm có hai thời kỳ thừa nước, hai thời kỳ


thiếu nước. V1+ >V1-; V2+<V2.
b. Hồ chứa điều tiết nhiều năm
• Hồ chứa điều tiết nhiều năm là hồ chứa có
nhiệm vụ:
• tích lượng nước thừa mùa lũ cấp bổ sung cho
mùa kiệt và
• tích lượng nước thừa của các năm nhiều nước để
cấp bổ sung cho các năm ít nước
Chu kỳ hoạt động là một nhóm năm.
Dấu hiệu nhận biết hình thức điều tiết
- Wq<Wp hoặc q<Qp ( cầu nhở hơn cung) – ĐT
năm
- Wp<Wq<W0 hoặc Qp<q<Q0 – ĐT nhiều năm
Các hệ sô cơ bản hay sử dụng
• Hệ sô nước đến (biến suất) Ki = Qj/Q0
Trong đó: Qi là lưu lượng bình quân năm thứ i
Q0 là chuẩn dòng chảy năm
• Hệ số nước dùng α = q/Q0
Trong đó: q là lưu lượng bình quân năm của nước
dùng
• Hệ số dung tích hiệu dụng βh= Vh/W0
Với hồ chứa điều tiết nhiều năm:
• Hệ số thành phần dung tích năm
βn=Vn/W0
• Hệ số thành phần dung tích nhiều năm
βnn= Vnn/W0
Mức bảo đảm cấp nước
- Mức bảo đảm cấp nước là tần suất để cho các yêu
cầu về nước không bị phá hoại, thường gọi là tần
suất đảm bảo cấp nước
- Tần suất bảo đảm cấp nước có thể được biểu thị
theo:
• Số năm thiếu nước
• Thời gian liên tục bị thiếu nước trong 1 năm
• Lượng nước thiếu ở những năm bị thiếu
- Trong thực tế, tần suất bảo đảm cấp nước thường
được đánh giá bằng số năm đảm bảo cấp nước tính
theo phần trăm (cách 1)
Tần suất thiết kế ở một số ngành dùng nước

TT Yêu cầu về cung cấp nước Mức bảo đảm P


(%)
1 Không cho phép gián đoạn hoặc 95
giảm yêu cầu cấp nước
2 Không cho phép gián đoạn nhưng 90
cho phép giảm yêu cầu cấp nước
3 Cho phép gián đoạn trong thời gian 80
ngắn và giảm yêu cầu cấp nước
4 Cho tưới ruộng 75
5 Nhà máy, nhiệt điện và thuỷ điện 90

40
5.6 Các bài toán điều tiết cấp nước
- Bài toán thiết kế:
• Biết quá trình nước đến thiết kế (Q~t)p
• Biết quá trình nước dùng thiết kế (q~t)p
• Tìm dung tích hiệu dụng của hồ chứa Vh?
- Bài toán vận hành
• Biết quá trình nước đến thiết kế (Q~t)p
• Biết dung tích hiệu dụng của hồ chứa Vh
• Tìm quá trình nước dùng thiết kế (q~t)p?
- Bài toán tìm mức đảm bảo cấp nước
• Biết quá trình nước đến (Q~t)
• Biết quá trình nước dùng (q~t)
• Biết dung tích hiệu dụng của hồ chứa Vh
• Tìm mức đảm bảo cấp nước P?
Các phương pháp tính toán điêu tiết câp nước
- Phương pháp trình tự thời gian:
• Cơ sở: coi dòng chảy trong tương lai (trong quá
trình khai thác) giống như quá trình dòng chảy
trong quá khứ quan trắc được
• Phương pháp tính toán
• Phương pháp lập bảng
• Phương pháp đồ giải
• Phương pháp điều tiết toàn liệt
- Phương pháp thống kê xác suất
• Cơ sở: Coi luật phân bố xác suất của dòng chảy
trong tương lai giống như trong quá khứ
I. Tính toán hồ chứa điều tiết năm
• Nguyên lý tính điều tiết:
• Giải phương trình cân bằng nước viết cho hồ chứa trong
một thời đoạn bất kỳ Δt:
(Q-q) Δt = V2 - V1
Trong đó:
• Δt: thời đoạn tính toán
• Q: lưu lượng đến hồ bình quân trong thời đoạn Δt
• q: lưu lượng ra khỏi hồ bình quân trong thời đoạn Δt
q= qyêu cầu + qthấm +qbốc hơi + qxả thừa
• V1, V2: dung tích hồ tại đầu và cuối thời đoạn tính toán
Do qthấm = f(V); qbốchơi = f(F) nên không thể giải trực tiếp
phương trình cân bằng nước mà phải thông qua phương pháp
giải thử dần kết hợp sử dụng các quan hệ địa hình lòng hồ
Z~F, Z~W
Ghi chú:
• WQ = Q.Δt
• Wq = q.Δt
• Tạm tính dung tích hiệu dụng của hồ:
• Đt 1 lần: Vh = SV- (tổng cột 5)
• Đt 2 lần độc lập: Vh= max (V1-, V2-)
• Đt 2 lần không độc lập: Vh = V1- + V2- - V2+
• Quá trình dung tích hồ Vi bao gồm hai giai đoạn:
• Tích nước vào hồ (lũy tích cột 4) nhưng phải đảm bảo
điều kiện: Vi< Vh+Vc
• Cấp nước từ hồ (trừ đi các số hạng của cột 5)
• Thời điểm ban đầu và kết thúc Vi = Vc
• Vào mùa lũ khi Vi > Vh+Vc, lượng xả thừa được ghi ở
cột 7
• Kiêm tra sai sô giữa hai lân tính toán
Vh'  Vh
V  %   '
100%  
Vh
• Nếu đạt thì không cân tính lại
• Nếu không đạt thì tính lại
• Bảng 4giông bảng 2 nhưng với:
Cột (2) của Bảng 4 = Cột (6) của Bảng 3
• Bảng 5 giông bảng 3 nhưng với:
Cột (3) bảng 5 = Cột (3) Bảng 1 + Cột (8) Bảng 4
• Cứ làm như vậy cho đến khi sai sô giữa hai lân tính toán
Vh đạt yêu câu.
II. Tính toán điêu tiết nhiêu năm băng phương
pháp thống kê xác suất
• Đối với hồ chứa điểu tiết nhiễu năm, dung tích
hiệu dụng Vh được chia làm hai thành phần:
• Thành phần dung tích năm Vn
• Thành phần dung tích nhiều năm Vnn
Vh = Vn +Vnn
Tương ứng có:
βh = βn + βnn
Sử dụng phương pháp thống kê xác suất xác định
thành phần dung tích nhiều năm Vnn
• Bài toán Kritxki- Menken II:
• Cho biết
• Luật phân bố xác suất dòng chảy đên hồ chứa là
(K~P)
• Hệ số thành phần dung tích nhiều năm βnn
• Hệ số nước dùng α
• Tìm tần suất đảm bảo cấp nước P
Biêu đô Pletskôp
• Trên cơ sở giải hàng loạt các bài toán K-MII
cho trường hợp Cs = 2Cv, tác giả Pletskôp đã vẽ
được quan hệ có dạng:
βnn = f (α, Cv, P)
• Biểu đồ được xây dựng với các tần suất riêng
biệt là những tần suất thường dùng trong thiết kế
(75%, 80%, 85%, 90%, 95%, 97%)
• Khi biết 3 trong 4 trị sô thì sẽ xác định được trị
sô còn lại.
• Cấu tạo biểu đồ Pletskop
Ứng dụng biểu đồ Pletskop
• Bài toán 1: Biêt oc, Cv, p tìm Pnn

Ghi chú: Trong TH không chọn được biểu đồ có giá trị


P như đã cho thì có thể tiến hành nội suy
• Bài toán 3: Biết α, βnn, Cv, tìm P
• Giả sử chưa biết βnn
• Từ Cv và α, tra tất cả các biểu đồ có sẵn với các
tần suất khác nhau để xác định βnn
• Xây dựng quan hệ βnn ~P
• Ứng với βnn đã cho tra quan hệ xác định P
Ứng dụng biểu đồ Pletskop trường hợp Cs #2CV
• Giả sử Cs=mCv
• Thực hiện phép đổi biến:
Cv   0
C 
'
; 
'

1  0 1  0
v

Trong đó
m2
0 
m
• Sau khi biến đổi sẽ có Cs' = 2Cv'. Việc ứng dụng
biêu đô Pletskop tiến hành bình thường.
• Với Cv', α' đã biết tra được βnn’. Sau đó phải
chuyên đổi về βnn theo công thức:  nn   nn' 1   0 
Xác định thành phần dung tích Vn của hồ chứa
điều tiết nhiều năm
• Lựa chọn năm tính toán:
• Không thể là năm thừa nước (K>α) vì vào năm
nhiều nước mùa lũ lớn thường kèm theo mùa kiệt
cũng lớn, khi đó lượng nước thiêu mùa kiệt nhỏ.
Nêu tính Vn cho trường hợp này sẽ không an toàn.
• Không thể là năm thiêu nước (K< α) vì vào năm
thiêu nước dù có tích hêt lượng nước thừa của mùa
lũ vân không đảm bảo đủ câp nước
• Chọn năm tính toán có K = α
TH1: K>α

T=1năm Vn=V-
TH2: K<α

T=1năm Vn=V+
TH3: K=α

Vn=(q-Qk)Tk
Trong đó: Qk là lưu lượng bình quân mùa kiệt (m3/s)
q là lưu lượng nước dùng (m3/s)
Tk: thời gian kiệt (tính theo tháng)
Vn là thành phần dung tích năm của hồ chứa điều tiết
nhiều năm
5.6 Tính toán điều tiết lũ
I. Khái niệm chung
• Là một nội dung quan trọng khi thiết kế hồ chứa
để xác định quy mô, kích thước của công trình xả
lũ, dung tích điều tiết lũ, mực nước lớn nhất trong
hồ.
• Điều tiết lũ là toàn bộ công việc nhằm giảm
lượng dòng chảy trong mùa lũ để đảm bảo an toàn
cho bản thân công trình và thoả mãn yêu cầu
phòng lũ cho hạ du.
Chông lũ cho công trình và Phòng lũ cho hạ du
• Nhiệm vụ chống lũ:
• Là nhiệm vụ được đặt ra theo đó cần đảm bảo an
toàn cho hệ thống công trình (hồ chứa, đê, ...) khi
xảy ra trận lũ thiết kế tại tuyến công trình
• Nhiệm vụ phòng lũ:
• Là nhiệm vụ được đặt ra theo đó cần bảo đảm an
toàn cho vùng phòng lũ khi xảy ra trận lũ thiết kế ở
vùng phòng lũ
• Tiêu chuẩn chống lũ cho công trình:
1. Lựa chọn theo tần suất: lũ thiết kế được chọn là trận lũ
tương ứng với một tần suất nào đó.
2. Lựa chọn theo tiêu chuẩn lũ cực hạn: Lũ lớn nhất khả
năng xảy ra
3.Lựa chọn theo lũ thực đo: trận lũ lớn đã xảy ra trong quá
khứ
• Tiêu chuân phòng lũ hạ du:
1. Lũ thiết kế tại tuyến phòng lũ chọn theo tần suất.
2. Lũ thiết kế tại tuyến phòng lũ chọn theo trận lũ lớn trong
quá khứ.
• Mực nước khống chế và lưu lượng an toàn: mực nước
sông không được vượt quá một giá trị cho phép nào đó, lưu
lượng tương ứng với mực nước khống chế được gọi là lưu
lượng an toàn.
II. Các biện pháp phòng chống lũ
Biện pháp công trình:
• Đắp đê • Xây dựng hồ chứa phòng lũ
• Công trình phân lũ • Hình thành các khu chậm lũ
• Hệ thống công trình thoát lũ • Cải tạo lòng sông
• Biện pháp phi công trình:
• Bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn
• Là biện pháp tích cực nhất
• Giảm được sự khốc liệt của lũ
• Chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước
• Đảm bảo sự cân bằng sinh thái
• Phòng tránh lũ
• Quy hoạch khu dân cư và khu vực sản xuất
• Tăng cường công tác dự báo và cảnh báo lũ
• Sống chung với lũ
III. Phương pháp tính toán điều tiết lũ
• Bài toán thiết kế:
• Biết
• Quá trình lũ đến hồ ứng với tần suất thiết kế (Q~t)p
• Kích thước của các công trình xả lũ
• Tìm
• Quá trình xả lũ
• Dung tích siêu cao (mực nước siêu cao)
• Bài toán nghịch:
• Biết (Q~t)p; Vsc (Hsc).
• Tìm (qxả~t)p và kích thước của các công trình xả lũ?
Bài toán tìm tân suât đảm bảo chông lũ P.
Các tài liệu cần thiết
• Tài liệu khí tượng thủy văn
• Quá trình lũ thiết kế (Q~t)p
• Tài liệu địa hình địa chất
• Các quan hệ đặc trưng địa hình lòng hồ Z~V~F
• Tài liệu địa chất vùng lòng hồ
• Tài liệu dân sinh kinh tế
• Tài liệu về các công trình xả lũ
• Kích thước B, w, m
• Quan hệ qxả ~Ztl và qxả ~Zhl
• Tài liệu về lưu lượng an toàn (qat) hoặc mực nước khống chế
(Hkc)
Nguyên lý tính toán điều tiết lũ
- Dòng chảy trong sông trong thời kỳ có lũ là dòng không ổn
định được mô tả bởi hệ phương trình Saint-Venant:
+ Phương trình liên tục:

+ Phương trình động lực:


Nguyên lý tính toán điều tiết lũ
• Khi lũ di chuyển qua hồ chứa có các đặc điểm sau:
- Mặt cắt mở rộng đột ngột
- Độ dốc đường mặt nước nhỏ
- Độ sâu dòng chảy rất lớn
- Tốc độ dòng chảy rất nhỏ
• Khi đó:
- PT liên tục = PT cân bằng nước;
- PT động lực được thay bằng các công thức thủy lực tính lưu
lượng xả qua công trình
Nguyên lý tính toán điều tiết lũ
• Nguyên lý tính toán điều tiết lũ bằng hồ chứa chính là
sự hợp giải hệ hai phương trình cơ bản sau:
- PT cân bằng nước

- PT động lực q = f[A, Z, Zh]


- Các quan hệ phụ trợ:
- Đường quan hệ mực nước dung tích Z~V
- Đường quan hệ mực nước và lưu lượng hạ lưu: H~Q
Nguyên lý tính toán điều tiết lũ
• Viết lại PT cân bằng nước theo dạng sai phân:

- PT động lực có dạng cụ thể tùy theo hình thức công trình
xả lũ. Ví dụ:
- Đối với đập tràn chảy tự do
- Đối với đập tràn chảy ngập
- Đối với lỗ chảy tự do
- Đối với lỗ chảy ngập
IV. Phương pháp tính toán điều tiết lũ
Phương pháp lặp trực tiếp
- Viết lại hệ phương trình cơ bản dưới dạng:
Quá trình tính toán
Tại thời đoạn tính toán bất kỳ
- Bước 1: Giả định giá trị q2gt ở cuối thời đoạn tính toán,
tính giá trị V2 theo phương trình (1)
- Bước 2: Tra quan hệ Z~V xác định Z2
- Bước 3: Tính giá trị q2tt theo phương trình (2) và kiểm tra
điều kiện:

Với e là số dương tùy ý được ấn định trước, chính là sai số


cho phép giữa hai lần tính.
- Nếu sai số thỏa mãn thì chuyển sang thời đoạn tiếp theo
- Nếu sai số không thỏa mãn thì quay lại bước 1

You might also like