Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ
BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU
GIẢNG VIÊN:
DANH SÁCH NHÓM
BỐ SUNG BÀI THẢO LUẬN THỨ 6
 Di sản dùng vào việc thờ cúng
 Bản án số 211/2009/DSPT ngày 16/9/2009 của Tòa án nhân dân Huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai.
Tóm tắt:
- Chủ thể tranh chấp:
+ Nguyên đơn: Anh Phạm Văn Được;
+ Bị đơn: anh Phạm Văn Tân, chị Phạm Thị Hương
- Vấn đề tranh chấp giữa các bên: Tranh chấp di sản thừa kế.
- Lý do tranh chấp:
+ Di sản được chia đều cho 7 người con của bà Lùng, người quản lý di sản là
anh Được (một trong 7 người con của bà Lùng).
+ Anh Tân và chị Hương (2 người con khác của bà Lùng) không đồng ý
chia di sản.
- Quyết định của Tòa án:
+ Đồng ý tiến hành chia di sản của bà Lùng;
+ Giao cho anh Được được quyền sở hữu, sử dụng căn nhà;
+ Anh Được có trách nhiệm phải thanh toán giá trị tài sản thừa kế cho anh
Tân và chị Hương mỗi người 37.424.000 đồng.
- Lý do:
+ Có 5/7 anh chị em của anh Được đồng ý chia di sản và giao cho anh
Được sở hữu tài sản
+ Sau khi đồng ý chia di sản, 4 trong 7 người con của bà Lùng đã không
nhận di sản mà cho anh Được phần của mình.
1. Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
- CSPL:
Điều 645: Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng
thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được
chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ
định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những
người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào
việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng
thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di
sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số
những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài
sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng.
 Điều kiện di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý:
- Người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng;
- Sau khi đã thanh toán đầy đủ nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc;
- Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đã được
hưởng phần di sản theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015.
2. Đoạn nào của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng
vào việc thờ cúng?
- Trong Bản án, nội dung di sản có tranh chấp được di chúc dùng vào việc
thờ cúng được thể hiện qua đoạn văn bản sau:
- “Tại tờ di chúc ngày 08 tháng 07 năm 2004 bà Lùng để lại nhà đất cho 7
người con đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ, anh Được đang là người
thừa kế di sản”
3. Các điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng một cách hợp pháp có
được thỏa mãn trong vụ việc đang nghiên cứu không?
- Căn cứ vào Điều 670 BLDS năm 2005 thì điều kiện để di sản dùng vào việc
thừa kế là:
Tài sản của người chết đã đủ thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó và còn
thừa lại. Di chúc không định đoạt toàn bộ di sản chỉ dùng vào việc thờ cúng.
Trong vấn đề đang nghiên cứu, hai điều kiện trên hoàn toàn thoả mãn.
Nội dung như sau: trong vụ việc không nói đến vấn đề thanh toán nghĩa vụ tài
sản của bà Lùng nên có thể xem nghĩa vụ đó không có hoặc đã hoàn tất.
Phần tài sản của bà Lùng để lại dùng để thờ cúng là nhà đất, đấy không phải
toàn bộ tài sản của bà Lùng.
4. Ai đồng ý và ai không đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ
tranh chấp này? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Trong vụ tranh chấp này, có 5/7 người con của bà Lùng đồng ý chia di sản. Cụ
thể là: anh Thảo, anh Xuân, anh Nhành, chị Hoa, anh Được. Hai người không
đồng ý là anh Tân và chị Hương.
- Đoạn thể hiện trong bản án: “ngày 08 tháng 7 năm 2004 mẹ anh lập di chúc để
lại cho 07 anh chị em, hiện tại anh quản lý đất, năm 2005 năm anh chị hợp lại
chia di sản của mẹ anh, nhưng anh Tân và chị Hương không đồng ý.”
5. Cuối cùng Tòa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc
thờ cúng không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Cuối cùng Tòa án chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ
cúng. Tại tờ di chúc ngày 07 tháng 7 năm 2004 bà Lùng để lại nhà đất cho 7
người con đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ. Nguyên đơn (anh Phan Văn
Được) kiện bị đơn (anh Phan Văn Tân và chị Phan Thị Hương) yêu cầu Tòa
án xử vụ án, yêu cầu chia di sản thừa kế của mẹ anh cho 07 anh chị em, anh
được sở hữu sử dụng nhà đất và chia bằng tiền cho 6 anh chị em giá trị tương
ứng với phần di sản được hưởng. Theo đó, sau quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ
án, Hội đồng xét xử nhận định và đưa ra quyết định ở đoạn:
- “Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phan Văn Được đối với
Phan Văn Tân, chị Phan Thị Hương và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
anh Phan Văn Thảo,anh Phan Văn Xuân, anh Phan Văn Nhành, chị Phan Thị
Hoa về việc “Tranh chấp di sản thừa kế”.
Giao cho anh Được được quyền sở hữu, sử dụng căn nhà diện tích 57,25m2
kết cấu móng cột xây gạch, tường xây gạch, mái lợp tole xi măng, xà gồ gỗ,
nền lát gạch ceramic, cửa sắt trên diện tích 86m đất thừa số 27-tờ bản đồ số 25
- Thị trấn Long Thành - Huyện Long Thành - Tỉnh Đồng Nai giới hạn bởi các
điểm 1, 2 ...8, 1 có tứ cận:
Đông giáp đường nhựa và mương thoát nước: 4,98m.
Tây giáp thừa số 4: 4,60m.
Nam giáp thửa số 28: 18,76m.
Bắc giáp thừa số 10: 17,66m.
Theo trích lục và đo tách thửa đất bản đồ địa chính số 3027/2009 ngày 29
tháng 55 năm 2009 của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Long
Thành.
Anh Được phải có trách nhiệm thanh toán giá trị di sản thừa kế cho anh Tân
và chị Hương mỗi người số tiền là 37.424.000đ (bằng chữ: ba mươi bảy triệu
bốn trăm hai mươi bốn ngàn đồng)”
6. Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong
BLDS và giải pháp của Tòa án trong vụ việc đang được nghiên cứu.
- Người Việt Nam vốn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, luôn xem đây là trách
nhiệm hệ trọng, thiêng liêng của con cháu để thể hiện sự thành kính, biết ơn
đối đối với những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, mang tính chất
đạo đức và văn hóa. Cũng chính vì lẽ đó, đối với những di sản dùng vào việc
thờ cúng có những quy ước chặt chẽ của gia đình, dòng tộc. Từ ngày xưa vấn
đề này đã được ghi nhận ở Điều 390 Quốc triều hình luật. Đến những năm 90
thì pháp luật quy định cho phép cá nhân lập di chúc dành một phần tài sản của
mình dùng vào việc thờ cúng. Lúc này vấn đề cũng được cụ thể hóa tại Điều
21 Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Nhà nước ta hiện nay rất tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng của nhân dân. Vì thế, pháp luật Việt Nam Nam quy định tại
Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 đã cho phép người lập di chúc có quyền dành
một phần di sản trong khối di sản để thờ cúng. Để phục vụ cho việc thờ cúng,
di sản thường được để lại nhà ở gắn liền với với quyền sử dụng đất. Những
quy định này cụ thể vấn đề hơn những bộ luật trước đó. Tuy nhiên, những quy
định này còn khá ít và sơ lược, chỉ được dự liệu tại một Điều 645 Bộ luật Dân
sự năm 2015.
- Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 như
sau: “Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã
được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người
được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của
những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng
vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.
- Khi tài sản trở thành di sản dùng vào việc thờ cúng theo di chúc của người để
lại di sản thì tài sản này không được chia thừa kế mà được giao cho người đã
được chỉ định trong di chúc quản lý hoặc giao cho người được những người
thừa kế cử ra để thực hiện việc thờ cúng. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015
và các luật khác có liên quan đều không đề cập đến việc cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu đối với các loại tài sản phải đăng ký trong di sản này (trừ quy
định tại khoản 5 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 về cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho
cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ
đường, nhà thờ họ trong trường hợp không có tranh chấp). Điều này là quan
trọng, vì theo pháp luật hiện hành, một khi được pháp luật công nhận là người
sở hữu hợp pháp thì chủ thể có thể thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản
(một cách thuận lợi trong trường hợp không có người tranh chấp hoặc trong
trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền không biết về nội dung di chúc
về việc dùng tài sản làm di sản thờ cúng), bao gồm cả việc chuyển nhượng cho
chủ thể khác với mục tiêu không phải để phục vụ công việc thờ cúng. Nếu loại
tài sản phải đăng ký vẫn có tên chủ sở hữu là người để lại di sản thì bất hợp lý.
Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật hiện hành, sản nghiệp của một người sẽ
không còn một khi người này không còn hiện hữu. Tuy nhiên, nếu cho phép di
sản thờ cúng được chuyển tên sang cho người quản lý hoặc người thừa kế, nếu
không có sự giám sát từ những người có quyền và lợi ích liên quan, không ai
có thể đảm bảo di nguyện của người để lại di sản sẽ được nghiêm túc thực
hiện vì khái niệm về hạn chế quyền sở hữu còn chưa phổ biến tại Việt Nam.
- Thứ hai, quy định của pháp luật hiện hành không đảm bảo di sản sẽ trường tồn
và di nguyện của người quá cố sẽ được tuân thủ sau khoản thời gian nêu trên.
Theo khoản 1, Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, “… trường hợp tất cả những
người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về
người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa
kế theo pháp luật”. Vì không có quy định về nghĩa vụ phải sử dụng di sản để
thực hiện hoạt động thờ cúng, di sản dùng cho thờ cúng có thể trở thành tài
sản thuộc quyền sở hữu riêng của người được xác lập quyền sở hữu theo nội
dung điều luật nêu trên. Kết quả là người chủ sở hữu di sản có quyền định đoạt
di sản theo ý chí của mình và không loại trừ trường hợp chỉ qua vài năm, hoạt
động thờ cúng sẽ không còn được thực hiện. Điều này hoàn toàn trái với di
nguyện của người để lại di sản. Pháp luật cũng bỏ ngỏ giải pháp xử lý di sản
trong trường hợp tất cả những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật chết.
Nguyện vọng để lại tài sản cho mục đích cá nhân nhiều đời (ví dụ: thờ cúng tổ
tiên) của các chủ thể là chính đáng cần được pháp luật bảo vệ.
- Thứ ba, về nghĩa vụ phải “quản lý để thực hiện việc thờ cúng” của người quản
lý di sản thờ cúng, mặc dù pháp luật không quy định cấm dùng tài sản thờ
cúng để khai thác về mặt thương mại hoặc sản xuất kinh doanh nhưng có thể
hiểu, người quản lý cũng cần tuân theo quy định chung về nghĩa vụ và quyền
của người quản lý di sản. Theo đó, người quản lý di sản có nghĩa vụ “bảo quản
di sản” và “không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định
đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý
bằng văn bản”. Trong trường hợp người quản lý di sản thờ cúng không phải là
người thừa kế duy nhất, nếu thiếu sự đồng ý của những người đồng thừa kế,
người này khó có thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào đối với di sản cho dù là
nhằm mục đích phục vụ cho việc thờ cúng. Điều này gây khó khăn cho người
quản lý khi nguồn thu không đủ để phục vụ nghĩa vụ được giao; đồng thời,
triệt tiêu khả năng phát sinh lợi nhuận của tài sản.
- Thứ tư, di sản thờ cúng có thời điểm kết thúc hay không. Nếu sử dụng qua
nhiều đời sẽ không còn được nguyên trạng nữa thì cơ chế nào cho phép người
quản lý di sản thờ cúng tôn tạo, xây dựng mới nhà thờ cũng như tất cả các đồ
thờ cúng và vấn đề sở hữu di sản thờ cúng sẽ xử lý ra sao.
Dựa vào những quy định của pháp luật hiện hành, giải pháp của Tòa án ở vụ
việc nêu trên có phần không đúng với quy định của Bộ luật Dân sự. Nhưng xét
về tình và tính thực tiễn nguyện vọng của những người thừa kế thì cách xử của
Tòa vẫn đưa đến được kết quả là phần di sản vẫn dùng để thờ cúng. Bởi lẽ
phần nhà đất được chia thừa kế là chia theo giá trị, anh Nhành, anh Thảo, anh
Xuân, chị Hoa không nhận di sản mà cho lại anh Được; căn nhà vẫn được giữ
nguyên và anh Được là người quản lý căn nhà và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng
chính. Việc bất hợp lý ở đây đó là, di sản để thờ cúng nếu theo di chúc thì ta
xác định là sở hữu chung của những người thừa kế, vậy thì không được định
đoạt, chia lẻ mà chỉ được quản lý. Tuy nhiên, Tòa án lại xử chia di sản và anh
Được phải thanh toán giá trị di sản phần thừa kế cho hai người. Như vậy, tức
là đã xé lẻ di sản ra, đánh mất bản chất chỉ quản lý để thờ cúng mà không định
đoạt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.
2. Bản án số 211/2009/DSPT ngày 16/9/2009 của Tòa án nhân dân Huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai.

You might also like