Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

H Ư Ơ N G

C
ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

. Định nghĩa và tính chất

Định nghĩa

ĐỊNH NGHĨA. Cho V và W là hai không gian vector. Ta nói f : V → W là một ánh xạ tuyến tính
nếu nó thỏa các điều kiện dưới đây:

(i) f (x + y) = f (x) + f (y), ∀x, y ∈ V

(ii) f (αx) = α f (x), ∀x ∈ V, α ∈ R

Nếu ánh xạ tuyến tính f là song ánh, ta nói f là đẳng cấu. Khi đó, ta cũng nói V đẳng cấu với
W , ký hiệu V $ W . Nếu V = W ta nói f là một toán tử tuyến tính hay phép biến đổi tuyến tính
trên V . Một toán tử tuyến tính song ánh được gọi là một tự đẳng cấu.

NHẬN XÉT.

• Ánh xạ tuyến tính biến vector không thành vector không: f (0V ) = 0W , và vector đối
thành vector đối: f (−x) = − f (x), ∀x ∈ V.

• Các điều kiện (i) và (ii) trong định nghĩa có thể thay bằng điều kiện duy nhất sau:

f (αx + y) = α f (x) + f (y), ∀x, y ∈ V, α ∈ R

Ví dụ 1 Với V và W là hai không gian vector bất kì, ta luôn có các ánh xạ tuyến tính sau:
• Ánh xạ không f : V → W, f (x) = 0W , ∀x ∈ V

• Ánh xạ đồng nhất I d : V → V, I d (x) = x, ∀x ∈ V

Ta gọi đây là các ánh xạ tuyến tính tầm thường.


Ví dụ 2 Các ánh xạ dưới đây đều là ánh xạ tuyến tính:

50
a) ϕ : R → Rn xác định bởi
ϕ(x) = (x, 0, . . . , 0)

b) ϕ : R3 → R2 xác định bởi


ϕ(x1 , x2 , x3 ) = (2x1 + x2 , x1 − 3x2 )

c) ϕ : R2 → R3 xác định bởi

ϕ(x1 , x2 ) = (x1 + 2x2 , 2x1 − x2 , x1 − x2 )

d) ϕ : R3 → R3 xác định bởi

ϕ(x1 , x2 , x3 ) = (2x1 + 2x2 − x3 , x1 , 3x1 + x2 )

e) f A : Rm → Rn xác định bởi

f A (x1 , x2 , . . . , xm ) = (x1 , x2 , . . . , xm )A

trong đó A là ma trận kích thước m × n trên R.

Tính chất của ánh xạ tuyến tính

TÍNH CHẤT. Cho f : V → W là một ánh xạ tuyến tính. Khi đó:

1. f biến một tập phụ thuộc tuyến tính thành một tập phụ thuộc tuyến tính. Cụ thể, nếu
A ⊆ V là một tập con phụ thuộc tuyến tính của V thì tập ảnh f (A) = { f (x) : x ∈ A} ⊆ W của
A là phụ thuộc tuyến tính.

2. Nếu V ( ≤ V thì f (V ( ) ≤ W . Nếu W ( ≤ W thì f −1 (W ( ) = {x ∈ V : f (x) ∈ W ( } ≤ V .

3. Nếu A = {x1 , x2 , . . . , xm } là một hệ sinh của V ( ≤ V thì f (A) = { f (x1 ), f (x2 ), . . . , f (xm )} là một
hệ sinh của f (V ( ) ≤ W .

. Nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính

Định nghĩa

ĐỊNH NGHĨA. Cho f : V → W là một ánh xạ tuyến tính.

(a) Tập hợp K er f = {x ∈ V : f (x) = 0} = f −1 (0) ≤ V được gọi là nhân của ánh xạ f .

(b) Tập hợp I m f = { f (x) : x ∈ V } = f (V ) ≤ W được gọi là ảnh của ánh xạ f .

(c) Số chiều của I m f được gọi là hạng của f , kí hiệu r ( f ).

(d) Số chiều của K er f được gọi là số khuyết của f , kí hiệu d ( f ).

51
Ví dụ 1 Với V và W là hai không gian vector bất kì. Xét ánh xạ không

f :V →W
x *→ 0W

Khi đó, ta có
Im f = 0 K er f = V d ( f ) = dimV r (f ) = 0

Ví dụ 2 Xét ánh xạ tuyến tính f : R3 → R3 xác định bởi f (x, y, z) = (x, y, 0). Khi đó, ta có

I m f = { f (x1 , x2 , x3 ) : (x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 } = {(x1 , x2 , 0) : x1 , x2 ∈ R}


K er f = {(x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 : f (x1 , x2 , x3 ) = (x1 , x2 , 0) = (0, 0, 0)}
= {(x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 : x1 = x2 = 0}
= {(0, 0, x3 ) : x3 ∈ R}

Do đó, r (f ) = 2 d(f ) = 1

Đơn cấu, toàn cấu, đẳng cấu

ĐỊNH NGHĨA. Cho f : V → W là một ánh xạ tuyến tính. Nếu f là đơn ánh (tương ứng toàn ánh,
song ánh) thì f được gọi là đơn cấu (tương ứng toàn cấu, đẳng cấu).

ĐỊNH LÍ. Cho f : V → W là ánh xạ tuyến tính, với dim E < ∞. Khi đó, các khẳng định sau là
tương đương:

1. f là đơn cấu

2. K er f = {0}

3. f biến một họ độc lập tuyến tính thành một họ độc lập tuyến tính

4. f giữ nguyên hạng của mọi họ vector, tức là, nếu A ⊆ V có r (A) = k thì r ( f (A)) = k

5. f giữ nguyên số chiều của mọi không gian con của V , tức là, nếu V ( ≤ V có dimV ( = m
thì dim f (V ( ) = m

6. r ( f ) = dimE

Chứng minh. (1 ⇒ 2) Với mọi x ∈ K er f , ta có f (x) = 0 = f (0) nên x = 0 (do f là đơn ánh). Vậy
K er f = {0}.
(2 ⇒ 3) Cho {x1 , x2 , . . . , xm } độc lập tuyến tính, ta cần chứng minh { f (x1 ), f (x2 ), . . . , f (xm )} độc
lập tuyến tính. Giả sử α1 f (x1 ) + α2 f (x2 ) + . . . + αm f (xm ) = 0. Khi đó, f (α1 x1 + α2 x2 + . . . + αm xm ) = 0.
Do K er f = {0} nên α1 x1 + α2 x2 + . . . + αm xm = 0. Do đó, α1 = α2 = . . . = αm .
(3 ⇒ 4) Giả sử A ⊆ V có r (A) = k . Khi đó, tồn tại trong A một tập k vector độc lập tuyến tính.
Theo (3), ảnh của các vector này qua f là các vector độc lập tuyến tính của f (A). Do đó r ( f (A)) ≥

52
k . Bây giờ, nếu r ( f (A)) > k , tức là f (A) có nhiều hơn k vector độc lập tuyến tính thì ảnh ngược
của các vector này lại là các vector độc lập tuyến tính của A dẫn đến r (A) > k , mâu thuẫn. Vậy
r ( f (A)) = k .
(4 ⇒ 5) Cho V ( ≤ V với dimV ( = m . Ta cần chứng minh dim f (V ( ) = m . Giả sử {u 1 , u 2 , . . . , u m } là
một cơ sở của V ( . Khi đó, { f (u 1 ), f (u 2 ), . . . , f (u m )} là hệ sinh của f (V ) và độc lập tuyến tính (do (4)).
Vậy, { f (u 1 ), f (u 2 ), . . . , f (u m )} là một cơ sở của f (V ), từ đó dim f (V ) = m .
(5 ⇒ 6) r ( f ) = dim f (V ) = dimV .
(6 ⇒ 1) Giả sử r ( f ) = dimV = n . Nếu n = 0 thì V = {0}, hiển nhiên f là đơn cấu. Với n > 0, giả sử
{u 1 , u 2 , . . . , u n } là một cơ sở của V . Khi đó, { f (u 1 ), f (u 2 ), . . . , f (u n )} là tập sinh n phần tử của f (V ) nên
n n
cũng là cơ sở của f (V ) (do dim f (V ) = n ). Với u = αi u i và v = βi u i trong V thỏa f (u) = f (v ) thì
! !
i =1 i =1
n n n
ta có βi f (u i ), nên (αi − βi ) f (u i ) = 0. Do { f (u 1 ), f (u 2 ), . . . , f (u n )} là cơ sở của f (V )
! ! !
αi f (u i ) =
i =1 i =1 i =1
nên αi = βi , ∀i = 1, n . Vậy u = v và f là một đơn cấu.

ĐỊNH LÍ. Cho V và W là hai không gian vector hữu hạn chiều. Khi đó, V $ W ⇔ dimV = dimW .

Chứng minh. (⇒) Ta có V $ W nên tồn tại một đẳng cấu f : V → W . Do đó, dimV = dim f (V ) =
dimW .
(⇐) Đặt n = dimV = dimW . Gọi {v 1 , v 2 , . . . , v n } và {w 1 , w 2 , . . . , w n } lần lượt là cơ sở của V và W .
Xét ánh xạ

f :V →W
n
" n
"
x= αi v i *→ αi w i
i =1 i =1

Ta dễ dàng chứng minh f là một đẳng cấu. Vậy V $ W .

ĐỊNH LÍ. Cho V,W là hai không gian vector hữu hạn chiều và f : V → W là một ánh xạ tuyến
tính. Khi đó, dimV = dim I m f + dim K er f = r ( f ) + d ( f )

Chứng minh. Nếu d ( f ) = 0 thì f là đơn ánh. Khi đó r ( f ) = dim I m f = dimV .


Nếu d ( f ) = p > 0, giả sử {u 1 , u 2 , . . . , u p } là cơ sở của K er f . Ta có thể bổ sung để được
{u 1 , u 2 , . . . , u p , u p+1 , . . . , u n } là cơ sở của V . Khi đó { f (u 1 ), f (u 2 ), . . . , f (u p ), f (u p+1 ), . . . , f (u n )} là một hệ
sinh của I m f .
Vì f (u 1 ) = f (u 2 ) = . . . = f (u p ) = 0 nên { f (u p+1 ), . . . , f (u n )} là một hệ sinh của I m f . Ta chứng minh
tập này là độc lập tuyến tính.
Giả sử αp+1 f (u p+1 ) + . . . + αn f (u n ) = 0. Khi đó, f (αp+1 u p+1 + . . . + αn u n ) = 0 nên αp+1 u p+1 + . . . +
αn u n ∈ K er f . Do đó, αp+1 u p+1 + . . . + αn u n = α1 u 1 + . . . + αp u p . Hay −αp+1 u p+1 − . . . − αn u n + α1 u 1 +
. . . + αp u p = 0.Vì {u 1 , u 2 , . . . , u p , u p+1 , . . . , u n } là cơ sở của V nên ta phải có α1 = α2 = . . . = αn = 0. Vậy
{ f (u p+1 ), . . . , f (u n )} là một cơ sở của I m f nên dim I m f = n − p , và ta có

dimV = n = p + (n − p) = dim K er f + dim I m f .

53
. Ma trận của ánh xạ tuyến tính

ĐỊNH LÍ. Cho V và W là hai không gian vector. Giả sử {u 1 , u 2 , . . . , u n } là một cơ sở của V và
{w 1 , w 2 , . . . , w n } là một tập con các vector của W . Khi đó, tồn tại duy nhất một ánh xạ tuyến
tính f : V → W sao cho f (u i ) = w i , ∀i ∈ 1, n .

n
Chứng minh. Lấy x ∈ V , ta có x = αi u i , với các αi ∈ R.
!
i =1
Xét ánh xạ

f :V →W
n
"
x *→ f (x) = αi w i
i =1

n n
Với mọi x = βi u i ∈ V ta có
! !
αi u i , y =
i =1 i =1

n
" n
" n
"
f (αx + y) = f (α αi u i + βi u i ) = f ( (ααi + βi )u i )
i =1 i =1 i =1
n
" n
" n
"
= (ααi + βi )w i = α αi w i + βi w i
i =1 i =1 i =1
= α f (x) + f (y)

Như vậy, f là ánh xạ tuyến tính và ta có f (u i ) = w i , ∀i ∈ 1, n .


Tính duy nhất: nếu g : V → W là ánh xạ tuyến tính thỏa g (u i ) = w i , ∀i ∈ 1, n thì ta có
n
" n
" n
"
g (x) = g ( αi u i ) = αi w i = f (x), ∀x = αi u i ∈ V
i =1 i =1 i =1

nên g = f .

Ví dụ 1 Trong không gian vector R3 với {e 1 , e 2 , e 3 } là cơ sở chính tắc và trong không gian
vector R2 , cho 3 vector v 1 = (1, 1), v 2 = (2, 3), v 3 = (4, 5). Tìm ánh xạ tuyến tính f : R3 → R2 sao cho
f (e i ) = v i , i = 1, 2, 3.
Giải Đặt

f : R3 → R2
x = (x1 , x2 , x3 ) *→ x1 v 1 + x2 v 2 + x3 v 3

f (x) = x1 (1, 1) + x2 (2, 3) + x3 (4, 5) = (x1 + 2x2 + 4x3 , x1 + 3x2 + 5x3 )


Thì f là ánh xạ tuyến tính thỏa

f (1, 0, 0) = (1, 1) f (0, 1, 0) = (2, 3) f (0, 0, 1) = (4, 5)

54
ĐỊNH NGHĨA. Cho V,W là hai không gian vector và f : V → W là ánh xạ tuyến tính. Gọi
{u 1 , u 2 , . . . , u n } và {w 1 , w 2 , . . . , w m } lần lượt là cơ sở của V và W . Ta có
 
f (u 1 ) = a11 w 1 + a21 w 2 + . . . + am1 w m a11 a12 . . . a1n
f (u 2 ) = a12 w 1 + a22 w 2 + . . . + am2 w m a
 21 a22 . . . a2n 

A= 
........................................ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
f (u n ) = a1n w 1 + a2n w 2 + . . . + amn w m am1 am2 . . . amn

Ta nói ma trận A với cột thứ i là tọa độ của vector f (u i ) đối với cơ sở {w 1 , w 2 , . . . , w m } của
không gian vector V là ma trận của ánh xạ tuyến tính f theo các cơ sở {u 1 , u 2 , . . . , u n } và
{w 1 , w 2 , . . . , w m }. Vì ánh xạ tuyến tính f là duy nhất nên A cũng duy nhất.

Ví dụ 2 Cho f : R2 → R3 xác định bởi (x, y) *→ (x, x + y, x − y). Tìm ma trận của f theo các cơ
sở {e 1 = (1, 0), e 2 = (2, 0)} và {u 1 = (1, 1, 1), u 2 = (1, 1, 0), u 3 = (1, 0, 0)}.
Giải Ta có:

f (e 1 ) = f (1, 0) = (1, 1, 1) = 1u 1 + 0u 2 + 0u 3
f (e 2 ) = f (0, 1) = (1, 1, −1) = −1u 1 + 2u 2 − 1u 3

Vậy ma trận của f đối với cặp cơ sở trên là


 
1 −1
0 2 
 

0 −1

. Liên hệ giữa tọa độ của ảnh và tạo ảnh của một ánh xạ tuyến
tính

Cho f : V → W là ánh xạ tuyến tính có ma trận theo các cơ sở B = {u 1 , u 2 , . . . , u n } và C = {w 1 , w 2 , . . . , w m }


là  
a11 a12 . . . a1n
a
 21 a22 . . . a2n 

A= 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
am1 am2 . . . amn

Lấy x là một vector bất kì của V , ta có x = α1 u 1 + α2 u 2 + . . . + αn u n , αi ∈ R, ∀i = 1, . . . , n


Với y = f (x) ∈ W thì y = β1 w 1 + β2 w 2 + . . . + βm w m (1).

f (x) = α1 f (u 1 ) + α2 f (u 2 ) + . . . + αn f (u n )
= α1 (a11 w 1 + a21 w 1 + . . . + am1 w m ) + α2 (a12 w 1 + a22 w 1 + . . . + am2 w m )
+ . . . + αn (a1n w 1 + a2n w 1 + . . . + amn w m )
= (a11 α1 + a12 α2 + . . . + a1n αn )w 1 + (a21 α1 + a22 α2 + . . . + a2n αn )w 2
+ . . . + (am1 α1 + am2 α2 + . . . + amn αn )w m (2)

55
Từ (1) và (2) ta được
    
β1 α1


 β1 = a11 α1 + a12 α2 + . . . +a1n αn a11 a12 . . . a1n
 β2   a21 a22 . . . a2n  α2 

 β = a α + a α + . . . +a α     
2 21 1 22 2 2n n  . = . 

 .  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 .. 

.........................................  .  
 


βm = am1 α1 + am2 α2 + . . . +amn αn am1 am2 . . . amn

βm αn

Vậy [y]C = A[x]B .

LƯU Ý. Nếu V = W thì f là phép biến đổi tuyến tính trong V và ma trận của f là ma trận
vuông.

. Phép toán trên ánh xạ tuyến tính và ma trận của chúng

ĐỊNH NGHĨA. Cho U ,V,W là các không gian vector hữu hạn chiều. Khi đó, với f , g : U → V và
h : V → W là các ánh xạ tuyến tính ta định nghĩa

• Tổng của hai ánh xạ tuyến tính f và g là ánh xạ tuyến tính f + g : U → V được xác định
bởi ( f + g )(x) = f (x) + g (x), ∀x ∈ U .

• Tích của một số α ∈ R và ánh xạ tuyến tính f là ánh xạ tuyến tính α f : U → V được xác
định bởi (α f )(x) = α f (x)

• Tích của hai ánh xạ tuyến tính g và h theo thứ tự đó là ánh xạ tuyến tính h ◦ g : U → W
xác định bởi h ◦ g (x) = h[ f (x)]

ĐỊNH LÍ. Cho f , g , h như trên là các ánh xạ tuyến tính có các ma trận tương ứng là A, B,C . Khi
đó, f + g , α f , h ◦ f cũng là các ánh xạ tuyến tính và có ma trận tương ứng theo cơ sở ban đầu
là A + B, αA,C A.

Chứng minh. Ta chứng minh cho f + g , các trường hợp khác chứng minh tương tự.

( f + g )(αx + βy) = f (αx + βy) + g (αx + βy) = α f (x) + β f (y) + αg (x) + βg (y)
= α[ f (x) + g (x)] + β[ f (y) + g (y)] = α( f + g )(x) + β( f + g )(y)

ĐỊNH LÍ. Cho V là không gian vector và f : V → V là một tự đẳng cấu có ma trận theo cơ sở
{u 1 , u 2 , . . . , u n } là A . Khi đó, ánh xạ ngược f −1 : V → V cũng là một tự đẳng cấu và ma trận của
f −1 theo cơ sở trên là A −1 .

Chứng minh. ∀x, y ∈ V, ∀s, t ∈ R, ta có f (x) = u ⇔ f −1 (u), f (y) = v ⇔ y = f −1 (v )


Ta có f (αx + βy) = α f (x) + β f (y) = αu + βv .
Lấy ảnh ngược qua f ta được αx + βy = α f −1 (u) + β f −1 (v ) = f −1 (αu + βv )

56
Vậy f −1 là ánh xạ tuyến tính.
Gọi B là ma trận của f −1 theo cơ sở {u 1 , u 2 , . . . , u n }. Ta có

f −1 f = f f −1 = I dV ⇒ AB = B A = I n ⇒ B = A −1

Ví dụ 1 Cho ánh xạ tuyến tính

f : R2 → R2
(x1 , x2 ) *→ (x1 + x2 , 2x1 )

Khi đó, ta dễ dàng kiểm tra f là một đẳng cấu. Ta sẽ xác định f −1 và ma trận của nó.
Ta có f (1, 0) = (1, 2), f (0, 1) = (1, 0) - .
1 1
Ma trận của f theo cơ sở chính tắc là A =
2 0
1
 
0
Ma trận của ánh xạ ngược f −1 là A −1 =  1 .
2

1 −
2
Vậy, ánh xạ f −1 xác định bởi
- .
−1 −1 x 1 1 1
f (x1 , x2 ) = A = ( x2 , x1 − x2 )
x2 2 2

. Ma trận của ánh xạ tuyến tính đối với hai cơ sở

Cho f : V → W là ánh xạ tuyến tính, B = {u 1 , u 2 , . . . , u n } và B ( = {u 1( , u 2( , . . . , u n( } là hai cơ sở của V ,


C = {w 1 , w 2 , . . . , w m } và C ( = {w 1( , w 2( , . . . , w m (
} là hai cơ sở của W . Giả sử ma trận của f đối với cơ sở
B và C là A , đối với cơ sở B và C là A . Đặt P := (B → B ( ) và Q := C → C ( lần lượt là ma trận chuyển
( ( (

cơ sở từ B sang B ( và từ C sang C (. Ta sẽ tìm mối liên hệ giữa A và A ( .


Lấy x ∈ V , giả sử tọa độ của x đối với cơ sở B và B ( lần lượt là [x]B = (x1 , x2 , . . . , xn ) và [x]B ( =
(y 1 , y 2 , . . . , y n ). Khi đó, f (x) ∈ W , ta giả sử tọa độ của f (x) đối với cơ sở C và C ( lần lượt là: [ f (x)]C =
(s 1 , s 2 , . . . , s m ) và [ f (x)]C ( = (t1 , t2 , . . . , tm ).
Ta có
               
x1 y1 s1 t1 s1 x1 t1 y1
 x2  y   s2  t   s2  x   t2  y 
               
 .  = P  .2  ,  .  = Q  .2  ,  .  = A  .2  ,  .  = A (  .2 
 .   .   .   .   .   .   .   . 
 .   .   .   .   .   .   .   . 
xn yn sm tm sm xn tm yn
Do đó        
t1 s1 x1 y1
 t2  s  x  y 
       
 .  = Q −1  .2  = Q −1 A  .2  = Q −1 AP  .2 
 .   .   .   . 
 .   .   .   . 
tm sm xn yn

57
Như vậy, B = Q −1 AP và A = QBP −1
Đặc biệt, khi f là phép biến đổi tuyến tính trên V , với B, B ( là hai cơ sở của V và A, A ( là ma
trận của f ứng với hai cơ sở đó, ta có A ( = P −1 AP hay A = P A ( P −1 . Hai ma trận A và A ( là đồng
dạng theo nghĩa sau:

ĐỊNH NGHĨA. Một ma trận B được gọi là đồng dạng với ma trận A nếu tồn tại một ma trận
không suy biến P sao cho B = P −1 AP .

Ví dụ 1 Trong không gian vector R3 , cho cơ sở chính tắc B 0 = {e 1 , e 2 , e 3 } và cơ sở B 1 =


{u 1 , u 2 , u 3 } với u 1 = 2e 1 − e 2 + 3e 3 , u 2 = e 1 + e 3 , u 3 = −e 2 + 2e 3 .

a. Tìm tọa độ của vector x = 3e 1 − 2e 2 = (3, −1, 0) đối với cơ sở B 1 .

b. Cho

f : R3 → R3
x = (x1 , x2 , x3 ) *→ f (x) = (x1 , x1 + x2 , x1 + x2 + x3 )

, trong đó các tọa độ được xét đối với cơ sở chính tắc. Tìm ma trận của f theo cơ sở B 0 và B 1 .

Giải a. Ma trận chuyển cơ sở từ B 0 sang B 1 là:


 
2 1 0
P = (B 0 → B 1 ) =  −1 0 −1 
 

3 1 2
 
1 −2 −1
Do đó, P −1 = (B 1 → B 0 ) =  −1 4 2  là ma trận chuyển cơ sở từ B 1 sang B 0 .
 

−1 1 1
Giả sử (a1 , a2 , a3 ) là tọa độ của x = (−3, 1, 0) đối với cơ sở B 1 , ta có:
        
a1 3 1 −2 −1 3 5
−1 
 a2  = P  −1  =  −1 4 2   −1  =  −7 
       

a3 0 −1 1 1 0 −4

b. Ma trận của f đối với cơ sở B 0 là:


 
1 0 0
A=1 1 0
 

1 1 1

Gọi A ( là ma trận của f đối với cơ sở B 1 , ta có:


     
1 −2 −1 1 0 0 2 1 0 −4 −3 1
A ( = P −1 AP =  −1 4 2   1 1 0   −1 0 −1  =  10 7 −2 
     

−1 1 1 1 1 1 3 1 2 3 2 0

58
Bài tập chương 4

1 Ánh xạ f : R3 → R2 sau đây có là ánh xạ tuyến tínhhay không


a. f (x, y, z) = (x, x + y + z) b. f (x, y, z) = (0, 0)
c. f (x, y, z) = (1, 1) d. f (x, y, z) = (2x + y, 3y − 4z)
2 Ánh xạ (R) → R dưới đây có là ánh xạ
/- f : M2.0 /-tuyến.0
tínhkhông
- .
a b a b a b
a. f = a +d b. f = det
c d c d c d
/- .0 /- .0
a b a b
c. f = 2a + 3b + c − d d. f = a2 + b2
c d c d

3 Cho ánh xạ tuyến tính f : R2 → R2 xác định bởi f (3, 1) = (2, −4), f (1, 1) = (0, 2). Xác định f (x, y).

4 Cho ánh xạ tuyến tính f : R4 → R3 xác định bởi f (x, y, z, t ) = (x − y + z, 2x + z, 2y + x − t ). Tìm một
cơ sở của ker f và một cơ sở của I m f . Xác định tính đơn cấu, toàn cấu của f .
5 Cho

f : R3 → R3
(x1 , x2 , x3 ) *→ (x1 + x2 + x3 , x1 − x2 , 2x1 + x3 )

a. Chứng tỏ f là ánh xạ tuyến tính

b. Xác định dim I m f , dimker f

6 Cho T : R3 → R2 là một ánh xạ ma trận và giả sử


     
1 - . 0 - . 0 - .
1 3 4
T  0  = , T  1  = , T  0  =
     
1 0 −7
0 0 1

a. Tìm ma trận của T


 
1
b. Tìm T  3 
 

8


x
c. Tìm T  y 
 

7 Chứng minh rằng ánh xạ f sau là ánh xạ tuyến tính. Tìm ma trận của nó theo cơ sở chính
tắc

a. f : R3 → R xác định bởi f (x, y, z) = x + 2y + 3z

b. f : R3 → R3 xác định bởi f (x, y, z) = (x + y, y + z, x + z)

59
- .
2 −1
8 Cho T : R2 → R2 là một ánh xạ (nhân với ma trận)
−8 4

a. Vector nào dưới đây thuộc tập I m(T )?

• (1,-4)
• (5,0)
• (-3,12)

b. Vector nào dưới đây thuộc tập ker T ?

• (5,10)
• (3,2)
• (1,1)

9 Cho V là một không gian vector, cho T : V → V xác định bởi T (v ) = 3v

a. Tìm ker(T )

b. Tìm I m(T )

10 Tìm số chiều của ker(T ) và I m(T ) với

a. T cho ở Bài tập 4

b. T cho ở Bài tập 5

11 Tìm ánh xạ tuyến tínhT : P 2 → P 2 xác định bởi T (1) = 1+x, T (x) = 3−x 2 , T (x 2 ) = 4+2x−3x 2 .
Tính T (2 − 2x + 3x 2 ).
12 Tính dim(ker(T )) trong đó

a. T : R5 → R7 có hạng là 3

b. T : P 4 → P 3 có hạng là 1

c. I m của T : R6 → R3 là R3

d. T : M2 (R) → M2 (R) có hạng là 3.

13 Cho T : R2 → R3 xác định bởi

T (x1 , x2 ) = (x1 + 2x2 , −x1 , 0)

a. Tìm ma trận của T đối với các cơ sở B = {u 1 , u 2 } trong R3 và B ( = {v 1 , v 2 , v 3 } trong R3 :


u 1 = (1, 3), u 2 = (−2, 4), v 1 = (1, 1, 1), v 2 = (2, 2, 0), v 3 = (3, 0, 0)

b. Dùng ma trận thu được ở a. để tính T (8, 3).

60
- .
1 3
14 Cho v 1 = (1, 3), v 2 = (−1, 4) và A = là ma trận của ánh xạ T : R2 → R2 đối với cơ sở
−2 5
B = {v 1 , v 2 }

a. Tìm [T (v 1 )]B và [T (v 2 )]B

b. Tìm T (v 1 ) và T (v 2 )

c. Tìm T (1, 1)
 
1 3 −1
15 Cho A =  2 0 5  là ma trận của ánh xạ T : P 2 → P 2 đối với cơ sở B = {}v 1 , v 2 , v 3 , với
 

6 −2 4
v 1 = 3x + 3x , v 2 = −1 + 3x + 2x 2 , v 3 = 3 + 7x + 2x 2
2

a. Tìm [T (v 1 )]B , [T (v 2 )]B , [T (v 3 )]B

b. Tìm T (v 1 ), T (v 2 ), T (v 3 )

c. Tìm T (1 + x 2 )

16 Cho ánh xạ f : R4 → R3 xác định bởi

x = (x1 , x2 , x3 , x4 ) *→ f (x) = (x1 − x2 + x3 , 2x1 + x4 , 2x2 + x3 − x4 )

a. Chứng minh f là ánh xạ tuyến tính

b. Tìm ma trận của f đối với cặp cơ sở A và B sau đây

A = {w 1 = (1, 1, 1, 1), w 2 = (0, 1, 1, 1), w 3 = (0, 0, 1, 1), w 4 = (0, 0, 0, 1)}


B = {u 1 = (1, 1, 1), u 2 = (1, 1, 0), u 3 = (1, 0, 0)}

17 Toán tửtuyến tính trên không gian vectorR3 có ma trận trong cơ sở chính tắc B 0 = {e 1 , e 2 , e 3 }
0 −2 1
là  3 1 0 . Tìm ma trận của f đối với cơ sở B = {u 1 , u 2 , u 3 }, trong đó
 

2 −1 0

u 1 = 3e 1 + e 2 + 2e 3 , u 2 = 2e 1 + e 2 + 2e 3 , u 3 = −e 1 + 2e 2 + 5e 3

61

You might also like