Keys Ma Sát

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Đáp án trắc nghiệm lực ma sát

1.Điền vào chỗ trống trong phát biểu sau?

Trong trường hợp lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc, lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật (1)…………, có
hướng (2)…………… với hướng của lực tác dụng, có độ lớn (3) …………… độ lớn của lực tác dụng.

Gợi ý các từ khóa:

(1) chuyển động với vận tốc không đổi, chưa chuyển động, trượt trên mặt ngang

(2) cùng hướng, vuông góc, ngược hướng

(3) bằng, lớn hơn, nhỏ hơn

Lời giải

(1)chưa chuyển động.

(2)ngược hướng

(3)bằng

2.Điền vào chỗ trống trong phát biểu sau?

Lực ma sát trượt xuất hiện khi (1)………… giữa các bề mặt. Có hướng (2) ………… với hướng chuyển động.
Độ lớn lực ma sát trượt không phụ thuộc vào (3)……………… và (4)…………… giữa hai bề mặt. Độ lớn lực ma
sát trượt phụ thuộc vào (5)………………… và (6)…………… giữa hai bề mặt.

Gợi ý các từ khóa:

(1) có xu hướng trượt trên nhau; có sự trượt trên nhau; có sự lăn trên nhau

(2) cùng hướng, ngược hướng; song song; vuông góc

(3) vận tốc; áp lực; tình trạng

(4) bản chất; diện tích tiếp xúc

(5) vận tốc trượt; áp lực

(6) bản chất, tình trạng; diện tích tiếp xúc

Lời giải

(1) có sự trượt trên nhau

(2) ngược hướng

(3) vận tốc


(4) diện tích tiếp xúc

(5) áp lực

(6) bản chất, tình trạng

3.Chọn phát biểu sai. Khi một vật trượt trên một mặt phẳng, độ lớn của lực ma sát trượt

A. phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật với mặt phẳng đó.

B. không phụ thuộc vào tốc độ của vật.

C. tỉ lệ với độ lớn áp lực của vật lên mặt phẳng đó.

D. phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

Lời giải

Lực ma sát trượt

- phụ thuộc vào tình trạng, chất liệu của hai mặt tiếp xúc;

- tỉ lệ với áp lực của vật lên mặt tiếp xúc;

- không phụ thuộc vào tốc độ của vật;

- không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa hai mặt tiếp xúc.

Chọn A

4.Hệ số ma sát trượt

A. không phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

B. luôn nhỏ hơn hệ số ma sát lăn.

C. không có đơn vị.

D. tỉ lệ thuận với áp lực của vật lên mặt tiếp xúc.

Lời giải

Hệ số ma sát trượt

- chỉ phụ thuộc vào tình trạng, chất liệu của hai mặt tiếp xúc;

- không phụ áp lực của vật lên mặt tiếp xúc; tốc độ của vật; diện tích tiếp xúc giữa hai mặt tiếp xúc.

- không có đơn vị

- lớn hơn hệ số ma sát lăn nếu hai mặt tiếp xúc giống nhau.

Chọn C

5.Chọn phát biểu sai. Lực ma sát nghỉ

A. có hướng ngược với hướng của thành phần lực song song với mặt tiếp xúc.
B. có độ lớn bằng độ lớn của thành phần lực song song với mặt tiếp xúc.

C. có phương song song với mặt tiếp xúc.

D. là một lực luôn có hại.

Lời giải

Lực ma sát nghỉ

- xuất hiện khi có một thành phần lực song song với mặt tiếp xúc tác dụng lên vật làm vật có xu hướng
chuyển động nhưng vật chưa chuyển động

- có phương song song với mặt tiếp xúc;

- có hướng ngược với hướng của thành phần lực song song với mặt tiếp xúc.;

- có độ lớn bằng độ lớn của thành phần lực song song với mặt tiếp xúc;

- có nhiều lợi ích trong cuộc sống: giúp con người cầm nắm mọi vật, bức trang, đồ vật có thể treo trên
tường, là lực phát động giúp con người chuyển động,….

Chọn D

6.Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt tiếp xúc là µt, phản lực mà mặt tiếp xúc tác dụng lên vật là N. Lực
ma sát trượt tác dụng lên vật là Fmst. Hệ thức đúng là

A. B. C. D.

Lời giải

Biểu thức tính độ lớn lực ma sát trượt:

Trong đó:

+ là hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc

+ N là áp lực của vật lên mặt tiếp xúc

Chọn D

7. Khi tăng lực ép của tiếp xúc giữa hai vật thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc

A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng rồi giảm.

Lời giải

Hệ số ma sát trượt không phụ áp lực của vật lên mặt tiếp xúc nên khi tăng lực ép của tiếp xúc giữa hai
vật thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc không đổi.

Chọn C
8.Chiều của lực ma sát nghỉ

A. ngược chiều với vận tốc của vật.

B. ngược chiều với gia tốc của vật.

C. ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.

D. vuông góc với mặt tiếp xúc.

Lời giải

lực ma sát nghỉ ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.

Chọn C

9. Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó giảm 3
lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ

A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần.

C. giảm 6 lần. D. không thay đổi.

Lời giải

Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa hai mặt tiếp xúc nên khi diện tích tiếp xúc
tăng lên hay giảm đi thì độ lớn lực ma sát trượt không thay đổi.

Chọn D

10. Độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ giảm 2 lần nếu

A. tăng hệ số ma sát lên 2 lần.

B. tăng diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt tiếp xúc lên hai lần.

C. giảm tốc độ chuyển động của vật 2 lần.

D. giảm áp lực vật đè lên mặt tiếp xúc đi 2 lần.

Lời giải

Lực ma sát trượt

- phụ thuộc vào tình trạng, chất liệu của hai mặt tiếp xúc;

- tỉ lệ với áp lực của vật lên mặt tiếp xúc;

- không phụ thuộc vào tốc độ của vật;

- không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa hai mặt tiếp xúc.

Nên nếu giảm áp lực 2 lần thì lực ma sát trượt giảm 2 lần

Chọn D
11. Một vật khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là
µ. Gia tốc trọng trường là g. Biểu thức xác định lực ma sát trượt là

A. B. C. D.

Lời giải

Khi vật trượt trên mặt phẳng ngang, áp lực vật đè lên mặt tiếp xúc Q = P = mg.

Lực ma sát:

Chọn A

12. Dưới tác dụng của một lực kéo không đổi song song với mặt tiếp xúc, một viên gạch hình hộp chữ
nhật trượt trên một tấm ván khô được đặt nằm ngang. Trong các cách làm sau đây:

Cách 1: làm ướt tấm ván.

Cách 2: nâng tấm ván lên thành một mặt phẳng nghiêng.

Cách 3: thay đổi tốc độ chuyển động của vật.

Cách 4: lật viên gạch sang một mặt tiếp xúc khác.

Số cách làm cho lực ma sát trượt mà mặt tiếp xúc tác dụng lên vật thay đổi là

A. 1 cách. B. 2 cách. C. 3 cách. D. 4 cách.

Lời giải

Lực ma sát trượt

- phụ thuộc vào tình trạng, chất liệu của hai mặt tiếp xúc;

- tỉ lệ với áp lực của vật lên mặt tiếp xúc;

- không phụ thuộc vào tốc độ của vật;

- không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa hai mặt tiếp xúc.

Nên cách 3 và 4 không làm thay đổi độ lớn của lực ma sát trượt; Cách 1 sẽ làm thay đổi tình trạng bề mặt
tiếp xúc; cách 2 sẽ thay đổi áp lực của vật lên mặt tiếp xúc.

Chọn B

13. Ban đầu, dưới tác dụng của một lực kéo song song với mặt tiếp xúc, một viên gạch hình hộp chữ nhật
trượt trên một tấm gỗ khô được đặt nằm ngang. Độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ giảm đi
nếu

A. làm ướt tấm ván.

B. giữ nguyên độ lớn của lực, thay đổi hướng của lực chếch xuống dưới.

C. giữ nguyên độ lớn của lực, thay đổi hướng của lực chếch lên.
D. giữ nguyên hướng của lực, tăng độ lớn lực tác dụng lên vật.

Lời giải

Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tình trạng, chất liệu của hai mặt tiếp xúc; tỉ lệ với áp lực của vật lên mặt
tiếp xúc;

Cách 1 sẽ làm tăng hệ số ma sát với bề mặt tiếp xúc do đó lực ma sát sẽ tăng lên; Cách 2 sẽ làm tăng áp
lực của vật lên mặt tiếp xúc, lực ma sát sẽ tăng lên; Cách 3 sẽ làm giảm áp lực của vật tiếp xúc và lực ma
sát sẽ giảm đi; Cách 4 không làm thay đổi áp lực nên lực ma sát không đổi.

Chọn C

14. Chọn phát biểu sai. Khi một người đi bộ, lực ma sát tác dụng lên chân người đó

A. là lực ma sát nghỉ.

B. có hướng ngược với hướng chuyển động của người.

C. có phương song song với mặt đường.

D. có vai trò giúp người đó tiến về phía trước.

Lời giải

Khi người đi bộ, chân người đó tác dụng lên mặt tiếp xúc một lực hướng về phía sau. Mặt tiếp xúc sẽ tác
dụng lên chân người đó một lực ma sát nghỉ có hướng ngược lại, như vậy, lực này có hướng cùng hướng
chuyển động của người và có vai trò là lực phát động giúp người tiến về phía trước.

Chọn B

15. Chọn phát biểu sai. Một vật khối lượng m đang nằm yên trên mặt phẳng nghiêng góc so với
phương ngang thì

A. lực ma sát tác dụng lên vật là lực ma sát nghỉ.

B. lực ma sát tác dụng lên vật ngược hướng với thành phần của trọng lực theo phương mặt phẳng
nghiêng.

C. độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật là

D. vật có thể trượt nếu ta tăng góc nghiêng của mặt phẳng nghiêng.

Lời giải

- Khi vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng, lực ma sát nghỉ xuất hiện
cân bằng với

thành phần của trọng lực nên

+
+

- Nêu ta tăng dần góc nghiêng thì độ lớn của tăng dần đến khi nó
có thể vượt qua lực ma sát nghỉ cực đại, khi đó vật sẽ trượt xuống

Chọn C

16. Trong các nhận định nào sau đây:

(1). Đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khứa ở mặt cao su để tăng ma sát trượt.

(2). Việc sử dụng các con lăn, bánh xe, ổ bi trong kĩ thuật và đời sống là để thay thế ma sát trượt bởi ma
sát lăn giúp hạn chế tác hại của lực ma sát trượt.

(3). Cán cuốc khô khó cầm hơn cán cuốc ẩm ướt vì khi cán cuốc ẩm, các thớ gỗ phồng lên, ma sát tăng
lên dễ cầm hơn.

Các nhận định đúng là

A. (1), (2) và (3).B. (2) và (3). C. (2). D. (1) và (2).

Lời giải

Đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khứa ở mặt cao su để tăng ma sát nghỉ. Do đó, nhận định (1) sai, nhận
định (2) và (3) đúng

Chọn B

17. Vai trò của lực ma sát trượt không được thể hiện trong hiện tượng nào sau đây?

A. Phanh xe đạp, ô tô, xe máy giúp xe dừng lại.

B. Người ta quẹt que diêm vào vỏ hộp diêm để tạo ra lửa.

C. Vào mùa đông, xoa hai bàn tay vào nhau giúp tay ta ấm lên.

D. Quyển sách đang nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.

Lời giải

Lực ma sát nghỉ giữ cho quyển sách nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.

Chọn D

18. Một cái vali được đặt trên một băng chuyền đang chuyển động trong sân bay. Lực giữ cho vali nằm
yên trên băng chuyền là

A. lực ma sát nghỉ. B. lực ma sát trượt.

C. trọng lực tác dụng lên vali. D. phản lực của băng chuyền lên vali.

Lời giải

Lực ma sát nghỉ giữ cho vali nằm yên trên băng chuyền.
Chọn A

19. Một thùng gỗ khối lượng m được kéo trượt trên mặt phẳng ngang bởi lực

F 
như hình vẽ. Thùng chuyển động thẳng đều. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt
sàn là . Gia tốc trọng trường là g. Hệ thức nào sau đây không đúng?

A. B.

C. D.

Lời giải

- Vật trượt đều nên:

- Mặt khác :

Chọn D

20.Một vật khối lượng m được chuyển động trượt trên mặt phẳng ngang hoặc mặt phẳng nghiêng dưới
tác dụng của lực F có độ lớn như nhau (hình 1, 2, 3, 4). Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt tiếp xúc như
nhau trong mọi trường hợp. Vật chịu tác dụng của lực ma sát trượt lớn nhất trong trường hợp nào sau
đây?

Hình
Hình 2 Hình 3
Hình 4
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.

Lời giải

- Hình 1 :

- Hình 2 :

- Hình 3:

- Hình 4 :

Chọn C

21. Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn
300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ

A. lớn hơn 300N. B. nhỏ hơn 300N. C. bằng 300N. D. bằng trọng lượng của vật.
Lời giải

- Vật trượt đều nên :

Chọn C

22. Một vật khối lượng 400 g đang trượt đều trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực F = 0,4 N. Lấy
g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là

A. 4. B. 1. C. 0,1. D. 0,16.

Lời giải

- Vật trượt đều nên :

Chọn C

23. Chọn phát biểu sai

Một vật khối lượng 2 kg đang đứng yên trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt
phẳng ngang là 0,3. Lấy g = 10m/s2. Khi tác dụng của lực F = 4 N theo phương ngang thì

A. vật vẫn đứng yên. B. độ lớn lực ma sát tác dụng lên vật là 4N.

C. độ lớn lực ma sát tác dụng lên vật là 6N. D. lực ma sát tác dụng lên vật là lực ma sát nghỉ.

Lời giải

- Lực ma sát nghỉ cực đại được coi gần đúng bằng lực ma sát trượt nên :

- Nếu tác dụng lực F = 4 N theo phương ngang thì lực này chưa đủ làm vật trượt từ trạng thái nghỉ, do đó
vật đang chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ có độ lớn 4 N và vật vẫn đang đứng yên

Chọn C

24. Một vật khối lượng m = 0,5kg đứng yên trên mặt phẳng
nghiêng dưới tác dụng của lực song song với mặt phẳng
nghiêng có độ lớn 2N (hình vẽ). Lấy g = 10m/s2. . Lực ma
sát tác dụng lên vật trong trường hợp này là

A. 2 N. B. 2,5 N.

C. 0,5 N. D. 4,5 N.

Lời giải

- Vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng nên:


Chọn C

25. Khi đẩy một ván trượt bằng một lực F1 = 20 N theo phương ngang thì nó chuyển động thẳng đều.
Nếu chất lên ván một hòn đá nặng 20kg thì để nó trượt đều phải tác dụng lực F2 = 60 N theo phương
ngang. Hệ số ma sát trượt giữa tấm ván và mặt sàn là

A. 0,25. B. 0,2.

C. 0,1. D. 0,15.

Lời giải

Đặt m là khối lượng tấm ván, ∆m là khối lượng hòn đá. Do cả hai trường hợp đều trượt đều (a = 0) nên
ta có:

Chọn B

25. Một vật có khối lượng 100 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều dưới tác dụng
của một lực nằm ngang, sau khi đi được 100 m, vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và
mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực F là

A. 198 N. B. 45,5 N. C. 100 N. D. 316 N.

Lời giải
y

Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ vật chịu tác dụng của các lực:

Theo định lụât II Newton ta có:

Chiếu lên trục Ox: (1)

Chiếu lên trục Oy: (2)

Từ (1) và (2)
Mặt khác:

Chọn C

26. Cho một vật có khối lượng 10kg đặt trên một sàn nhà. Một người tác dụng một lực là 30N kéo vật

theo phương ngang, hệ số ma sát giữa vật và sàn nhà là . Cho . Tính gia tốc của vật.

#A. 4 m/s2. B. 3 m/s2. C. 2 m/s2. D. 1m/s2.

Lời giải

Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ vật chịu tác dụng của các lực:

Theo định lụât II Newton ta có:

Chiếu lên trục Ox: (1)

Chiếu lên trục Oy: (2)

Từ (1) và (2):

Chọn D

27. Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc

độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng mặt băng là . Lấy . Quãng đường
mà quả bóng đi được cho đến khi dừng lại là

#A. 30 m. B. 45 m. C. 51 m. D. 57 m.
y
Lời giải

Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ vật chịu tác dụng của các lực: x

Theo định lụât II Newton ta có:


Chiếu lên trục Ox: (1)

Chiếu lên trục Oy: (2)

Từ (1) và (2):

Quãng đường quả bóng đi được cho đến khi dừng lại là

Chọn C

28. Một vật có khối lượng m= 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn

là . Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F= 2 N có phương nằm ngang. Cho . Sau 1 s
lực F ngừng tác dụng. Quãng đường mà vật đi tiếp cho đến lúc dừng lại là

A. 0,67 m. B. 1,24 m. C. 1,36 m. D. 1,65 m.

Lời giải

Giai đoạn 1: Khi vật đang chịu tác dụng của lực kéo F
y
Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ, vật chịu tác dụng của các lực:
x

Theo định lụât II Newton ta có:

Chiếu lên trục Ox: (1)

Chiếu lên trục Oy: (2)

Từ (1) và (2):

Vận tốc của vật sau 1 s đầu chuyển động:

Giai đoạn 2: Khi vật không chịu tác dụng của lực kéo F

Gia tốc vật thu được trong giai đoạn này:


Quãng đường quả bóng đi được cho đến khi dừng lại là

Chọn A

30. Một vật có khối lượng 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và
mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 4,5 N theo phương song song với mặt
bàn trong khoảng thời gian 2 giây rồi thôi tác dụng. Quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi
dừng lại là

A. 1 m. B. 4 m. C. 2 m. D. 3 m.

Lời giải

Giai đoạn 1: Khi vật đang chịu tác dụng của lực kéo F
y
Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ, vật chịu tác dụng của các lực:
x

Theo định lụât II Newton ta có:

Chiếu lên trục Ox: (1)

Chiếu lên trục Oy: (2)

Từ (1) và (2):

Quãng đường vật đi trong 2 giây đầu:

Vận tốc của vật sau 1 s đầu chuyển động:

Giai đoạn 2: Khi vật không chịu tác dụng của lực kéo F

Gia tốc vật thu được trong giai đoạn này:

Quãng đường quả bóng đi được cho đến khi dừng lại là
⟹ Tổng quãng đường: s = s1 + s2 = 3 m.

Chọn D

31. Vật có m = 1kg đang đứng yên. Tác dụng một lực F = 5N hợp với phương chuyển động một góc là
. Sau khi chuyển động 4s, vật đi được một quãng đường là 4m, cho g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt
giữa vật và mặt sàn là

A. 0,31. B. 0,41. C. 0,51. D. 0,21.

Lời giải

Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ vật chịu tác dụng của các lực:

Theo định lụât II Newton ta có:

Chiếu lên trục Ox: (1)

Chiếu lên trục Oy: (2)

Từ (1) và (2)

Vậy

Chọn C m

32.

Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng hợp với
phương nằm ngang một góc α (hình vẽ). Hệ số ma sát trượt
giữa vật mà mặt phẳng nghiêng là μt. Khi được thả ra, vật
trượt xuống. Gia tốc của vật phụ thuộc vào nhữn đại lượng
nào?

A. μt, m, α B. μt, g, α C. μt, m, g D. μt, m, g, α

Lời giải

+ Có ba lực tác dụng lên vật khi vật trượt xuống mặt phẳng

nghiêng:
+ Áp dụng định luật II Niuton, ta có:

+ Chọn hệ trục gồm: Ox hướng theo chiều chuyển động của


vật: trên mặt phẳng nghiêng, Oy vuông góc với Ox và hướng
xuống.

+ Chiếu biểu thức vecto (1) lên trục Ox, Oy ta được:

Theo trục Ox: Px – Fms = ma ⟺ Px – μ.N = ma (2)

Theo trục Oy: Py - N = 0 (3) (theo trục Oy vật không có gia tốc)

Thế (3) vào (2):

Kết quả cho thấy gia tốc a của vật trượt có ma sát trên mặt
phẳng nghiêng phụ thuộc vào g, μ, α.

Chọn B

33. Một khúc gỗ khối lượng 2 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực F hướng chếch lên
và hợp với phương nằm ngang một góc α=30o. Khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,0
m/s2 trên sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị của F là

A. 4,24 N. B. 4,85 N. C. 6,21 N. D. 5,12 N.

Lời giải

Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ.

Vật chịu tác dụng của các lực:

Theo định lụât II Newton ta có:

Chiếu lên trục Ox: (1)

Chiếu lên trục Oy: (2)

Từ (1) và (2)

Chọn C
34. Một cái hòm có khối lượng m = 20 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F hướng
chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc như hình vẽ. Hòm chuyển động thẳng
đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà . Lấy g = 10m/s2. Độ lớn của lực F
bằng

A. 57,56 N.

B. 46,5 N.

C. 42,6 N. y

D. 52,3 N.

Lời giải

Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ. x

Vật chịu tác dụng của các lực:

Theo định lụât II Newton ta có: 


F

Chiếu lên trục Ox: (1)

Chiếu lên trục Oy: (2)

Từ (1) và (2)

Chọn A

35. Một cái hòm khối lượng m = 40kg đặt trên mặt sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là μt = 0,2.
Người ta đẩy hòm bằng một lực F = 200N theo phương hợp với phương nằm ngang một góc α = 30°, chếch xuống
phía dưới (Hình vẽ). Lấy g = 9,8 m/s2. Gia tốc của hòm là

A. 1,87 m/s2. B. 2,87 m/s2. C. 0,87 m/s2. D. 3,87 m/s2.

Lời giải

Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ.

x
Vật chịu tác dụng của các lực:

Theo định lụât II Newton ta có:

Chiếu lên trục Ox: (1)

Chiếu lên trục Oy: (2)

Từ (1) và (2)

Chọn A

36.

Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng α = 30°),
được truyền một vận tốc ban đầu v0 = 20m/s (hình vẽ). Hệ số
ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Độ cao lớn nhất
H mà vật đạt tới là
H
A. 0,451 m.

B. 0,134 m.

C. 0,342 m.

D. 1,145 m.

Lời giải

Các lực tác dụng lên vật được biểu diễn như hình vẽ.

Áp dụng định luật II Newton ta có:

Chiếu (*) lên Ox: -Px – Fms = ma (1)


Chiếu (*) lên Oy: -Py + N = 0 (2)

Từ (2) => N = Py = P.cosα

Từ (1)

Vật chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nghiêng, khi dừng lại v = 0, vật đi được quảng đường S thỏa
mãn:

Độ cao lớn nhất H mà vật đạt tới là: H = S.sinα = 0,268.sin30° = 0,134m.

Chọn B

37.

Cho một mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang và có chiều dài 25m. Đặt một vật tại đỉnh mặt

phẳng nghiêng rồi cho trượt xuống thì có vận tốc ở cuối chân dốc là 10 (m/s). Lấy . Hệ số ma sát giữa
vật và mặt phẳng nghiêng là

A. 0,34. B. 0,53. C. 0,73. D. 0,81.

Lời giải

+ Có ba lực tác dụng lên vật khi vật trượt xuống mặt phẳng

nghiêng:

+ Áp dụng định luật II Niuton, ta có: (1)

+ Chọn hệ trục gồm: Ox hướng theo chiều chuyển động của


vật: trên mặt phẳng nghiêng, Oy vuông góc với Ox và hướng
xuống.

+ Chiếu biểu thức vecto (1) lên trục Ox, Oy ta được:

Theo trục Ox: Px – Fms = ma ⟺ Px – μ.N = ma (2)

Theo trục Oy: Py - N = 0 (3)

Gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng

(4)
Từ (1); (2); (3): ta có:

Chọn A

38.

Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 15 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m, cao
10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μ = 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường dốc vật đi được đến khi
dừng hẳn và tốc độ của vật khi nó trở lại chân dốc lần lượt là

A. 100 m và 8,6 m/s. B. 75 m và 4,3 m/s.

C. 100 m và 4,3 m/s. D. 75 m và 8,6 m/s.

Lời giải

-Giai đoạn 1: Khi vật chuyển động từ dưới lên trên theo mặt phẳng nghiêng:

Các lực tác dụng lên vật được biểu diễn như hình vẽ.

Áp dụng định luật II Newton ta có:

Chiếu (*) lên Ox: -Px – Fms = ma (1)

Chiếu (*) lên Oy: -Py + N = 0 (2)

Từ (2) => N = Py = P.cosα

Từ (1)

Vật chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nghiêng, khi dừng lại v = 0, vật đi được quãng đường S thỏa
mãn:
-Giai đoạn 2: Khi vật trượt xuống dọc theo mặt phẳng nghiêng:

Vật sẽ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a’

Px – Fms = ma’ ⟺ Px – μ.N = ma (2)

Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng trong lần trượt xuống:

Chọn D

39.

Cho một vật trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng dài 40m và nghiêng một góc so với mặt ngang. Lấy
g = 10m/s2. Tới chân mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật với
mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng ngang đều bằng 0,2. Quãng đường đi thêm trên mặt phẳng ngang cho đến khi
dừng lại hẳn là

A. 19,2m. B. 75,2m. C. 66 m. D. 82,81m.

Lời giải

Giai đoạn 1: Khi vật trượt trên mặt phẳng nghiêng

+ Có ba lực tác dụng lên vật khi vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng:

+ Áp dụng định luật II Niuton, ta có:

+ Chọn hệ trục gồm: Ox hướng theo chiều chuyển động của vật: trên mặt
phẳng nghiêng, Oy vuông góc với Ox và hướng xuống.

+ Chiếu biểu thức vecto (1) lên trục Ox, Oy ta được:

Theo trục Ox: Px – Fms = ma ⟺ Px – μ.N = ma (2)

Theo trục Oy: Py - N = 0 (3) (theo trục Oy vật không có gia tốc)

Thế (3) vào (2):


Vận tốc của vật ở cuối chân mặt phẳng nghiêng:

-Giai đoạn 2: Vật trượt trên mặt phẳng ngang:

Chọn hệ quy chiếu Oxy như hình vẽ, chiều dương (+) Ox là chiều chuyển động

Áp dụng định luật II Newton

Ta có

Chiếu lên trục Ox:

Chiếu lên trục Oy: N’ – P = 0 N’ = P=mg

Để vật dừng lại thì

Áp dụng công thức:

Chọn C

40.

Một vật khối lượng đang trượt thẳng đều với tốc độ 4 m/s trên mặt phẳng ngang dưới tác
dụng của một lực kéo nằm ngang có độ lớn không đổi. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang

là 0,3. Người ta thả nhẹ nhàng một vật khác có khối lượng lên trên vật . Lấy g= 10 m/s2.
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chuyển động của hệ vật ngay sau đó?

A. Hệ vật tiếp tục chuyển động thẳng đều.

B. Hệ vật sẽ lập tức dừng lại.

C. Hệ vật sẽ chuyển động chậm dần đều với độ lớn gia tốc bằng .

D. Hệ vật sẽ chuyển động chậm dần đều với độ lớn gia tốc bằng .

Lời giải
Giai đoạn 1: Khi vật m1 trượt đều dưới tác dụng của lực kéo F

Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ, vật chịu tác dụng của các lực:

Theo định lụât II Newton ta có:

Chiếu lên trục Ox: (1)

Từ (1) và (2):

Giai đoạn 2: Khi hệ vật chuyển động dưới tác dụng của lực kéo F

Chọn D

You might also like