Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƢƠNG HỌC PHẦN

ĐỘC HỌC VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG

1. Mã học phần: EVS2016


2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ
3. Học phần tiên quyết: EVS2302, EVS3241
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):
PGS.TS. Nguyễn Thị Hà – Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải – Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN
TS. Trần Thị Huyền Nga – Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN
6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về độc học và sức khoẻ môi
trường.
Kỹ năng: Hình thành kỹ năng phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng môi
trường và sức khoẻ con người.
Thái độ, chuyên cần: Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, tỉ mỉ và sáng tạo.
7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

7.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được các khái niệm cơ bản về độc
học, mối liên hệ giữa độc chất và sức khỏe, sự xâm nhập vào cơ thể và cơ chế gây tác
động. Một số kiến thức bổ trợ giúp sinh viên có thể tiếp cận đánh giá nguy cơ, rủi ro
sức khỏe.
7.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Kỹ năng về phân tích đánh giá. Sinh
viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, làm việc cả độc lập và theo nhóm.
7.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả đánh giá độc
chất và ảnh hưởng đến sức khỏe. Có khả năng tìm hiểu, sáng tạo, nghiêm túc trong
nghiên cứu và trong nghiên cứu và vận dụng kiến thức đã được trang bị vào phân tích
thực tiễn.
8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 20% điểm
- Kiểm tra giữa kỳ: 20% điểm
- Kiểm tra cuối kỳ: 60% điểm
9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):
- Tài liệu bắt buộc:
Trịnh Thị Thanh, Độc học và sức khoẻ môi trường, nxb. ĐHQG, 2000
Casarett and Doull's. Toxicology, 7th Ed, Klaassen CD, McGraw-Hill 2008
- Học liệu tham khảo:
Lê Huy Bá, Độc học môi trường, NXB ĐHQG TP. HCM, 2000
Ernest Hodgson. A textbook of modern Toxicology. 3rd edition. A John Wiley & Sons,
Inc., Publication.
10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):
Sinh viên nắm bắt được những kiến thức cơ bản về độc chất, mối liên quan mật thiết
giữa môi trường bị ô nhiễm với sức khoẻ con người, cơ chế tác động của chất độc đến
cơ thể con người, đánh giá và đưa ra các biện pháp phòng tránh tác động xấu của môi
trường bị ô nhiễm đến cơ thể con người.
Sinh viên đi thực tế hoặc qua các bài tập nhóm nhằm bổ cập những kiến thức thực tế
về sức khoẻ môi trường (tác động các chất độc chiến tranh tới sức khoẻ con người, tác
động môi trường ô nhiễm tới các bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội....).
11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):
Chƣơng 1. Một số vấn đề chung về sức khoẻ môi trƣờng (6 tiết)
1.1. Một số khái niệm có liên quan đến sức khoẻ môi trường
1.2. Một số nguồn chính tạo ra độc chất
1.3. Phân loại độc chất
Chƣơng 2. Các hình thức tác động và một số yếu tố ảnh hƣởng độc tính của độc
chất tới cơ thể con ngƣời (9 tiết)
2.1. Đường xâm nhập chất độc vào cơ thể con người
2.2. Quá trình chuyển hoá chất độc trong cơ thể người
2.3. Sự biến đổi các chất độc trong cơ thể con người
2.4. Một số yếu tố chính gây ảnh hưởng tới độc tính của độc chất
Chƣơng 3. Ảnh hƣởng của độc chất và môi trƣờng đến sức khoẻ con ngƣời (9 tiết)
3.1. Ảnh hưởng của chất độc tới các bộ phận cơ thể con người
3.2. Ảnh hưởng nồng độ và thời gian tác động của chất độc tới cơ thể con người
3.3. Ảnh huởng phối hợp của chất độc tới cơ thể con người
3.4. Các hình thức thể hiện tính độc của độc chất đối với cơ thể con người
3.5. Ảnh hưởng của một số chất độc tới sức khoẻ con người
3.6. Ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ con người
Chƣơng 4. Môi trƣờng và điều kiện làm việc với sức khoẻ ngƣời lao động (6 tiết)
4.1. Khái niệm chung về tác hại nghề nghiệp
4.2. Phân loại các tác hại nghề nghiệp
4.3. Các biện pháp quản lý tác hại nghề nghiệp trong lao động.

You might also like