Giao Trinh Chinh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 149

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA ĐIỆN- ĐIỆN TỬ

BÀI GIẢNG
KỸ THUẬT ĐIỆN LẠNH
TS. NGUYỄN DÁO

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019

1
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN LẠNH
Nôi dung chính:
Chương 1: CƠ SỞ KỸ THUẬT LẠNH trang 4
I. Lý thuyết về nhiệt
II. Môi chất lạnh
III. Chu trình máy lạnh
Chương 2: CÁC THIẾT BỊ HỆ THỐNG LẠNH trang 47
I. Khái quát
II. Bộ bốc hơi
III. Bộ ngưng tụ
IV. Máy nén
V. Thiết bị tiết lưu
VI. Các thiết bị phụ
VII. Tính chọn các thiết bị
Chương 3: LÀM LẠNH TRONG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ trang 79
I. Khái quát
II. Không khí ẩm
III. Tính toán quá trình làm lạnh không khí
IV. Điều hòa không khí trong tòa nhà
Chương 4: TÍNH CHỌN MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ trang 105
I. Phân tích các hệ thống ĐHKK
II. Các vấn đề cơ bản của hệ thống ĐHKK
III. Tính chọn máy ĐHKK hai cụm (RAC)
IV. Tính chọn máy ĐHKK tổ hợp gọn (PAC)
V. Tính chọn máy ĐHKK VRV
VI. Tính chọn máy ĐHKK làm lạnh nước (WC)
Tài liệu tham khảo:
[1] Bill Whitman, Bill Johnson [2012],
Refrigeration and Air Conditioning Technology,
Delmar Cengage Learning.
[2] Lê Chí Hiệp [2011], Kỹ thuật Điều hòa không khí,

2
Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
[3] Andrew D. Althouse, Carl H. Turnquist, A.F. Bracciano, D.C. Bracciano, and
G.M. Bracciano [2013], Modern Refrigeration and Air Conditioning, Goodheart-
Willcox.
[4] Nguyễn Đức Lợi [2011], Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí. Nhà
xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
[5] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Đinh Văn Thuận [2011], Kỹ thuật lạnh ứng
dụng. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

3
Chương 1: CƠ SỞ KỸ THUẬT LẠNH
Phần I: LÝ THUYẾT VỀ NHIỆT

1.I. CÁC THÔNG SỐ CHẤT KHÍ VÀ HƠI


Tổng quan về năng lượng nhiệt
Năng lượng nhiệt Q và năng lượng cơ học (công) W là hai dạng năng lượng truyền từ
vật thể này sang vật thể khác. Qúa trình truyền công, truyền nhiệt hay biên đổi qua lại
giữa công và nhiệt goi là quá trình nhiệt động.
Năng lượng nhiệt (gọi tắt là nhiệt) có liên quan đến sự chuyển động của các phân tử
và năng lượng cơ học liên quan đến chuyển động của vật thể.

Hình 1.1.1: Mô hình về sự chuyển đổi giữa năng lượng nhiệt và công cơ học
Nhiệt và công được chuyễn đỗi qua lại trong các quá trình nhiệt động. Các quá trình
nhiệt động thường được ứng dụng để biến nhiệt lượng thành công và ngược lại trong
các động cơ nhiệt và máy lạnh. Trong đó chất khí và hơi là chất trung gian (gọi là môi
chất) thực hiện việc nhân nhiệt từ bên ngoài và biến đổi thành năng lượng cơ hoc và
ngược lại.
Môi chất thường là các chất khí hay hơi vì khả năng tăng thể tích cao khi nhận nhiệt
hay ngược lại, làm cho quá trình biến đổi nhiệt thành công hiệu quả (hình 1.1.1).
Ba thông số trạng thái cơ bản của khí, hơi là nhiệt độ, áp suất và thể tích riêng (có thể
đo trực tiếp).
Năm thông số của khí, hơi là các thông số năng lượng: nội năng, entanpy, entropy,
nhiệt lượng và công (có thể được tính qua thông số trạng thái)
1.I.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ thể hiện mức độ nóng lạnh của vật chất. Nhiệt độ có thể được coi là một mô
tả của nhiệt lượng, một vật nhiệt độ cao là vật đó có chứa nhiệt lượng cao.
4
Các loai nhiệt kế thông dụng để đo nhiệt độ:
- Nhiệt kế chất lỏng,
- Nhiệt kế điện trở
- Nhiệt kế cặp nhiệt điện
Các thang nhiệt độ thông dụng:
-Nhiệt độ bách phân (toC),
-Nhiệt độ Farenheit (toF);
-Nhiệt độ tuyệt đối (ToK)
Quan hệ giữa các thang đo nhiệt độ:
o
K= 0C+ 273; 0F =1,80C + 32; 0C= 5/9(0F- 32) (1-1)
Hình 1.1.2. Biểu thị ba thang nhiệt độ
1.I.2. Áp suất
Áp suất là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích chịu lực.
Đối với chất khí và hơi là lực tác động của các phân tử khí hoặc hơi trên bề mặt của
bình chứa.
Đơn vị đo:
Hệ thống SI: N / m2 (hệ thống đơn vị quốc tế)
(đơn vị sử dung thực tế:1 bar = 105 N / m2; 1 MPa = 10 bar ...)
Đơn vị Anh: psi (1 lbf- pao/1 in2 -inch vuông)
1psi = 6894,76 N/m2 = 6,8976 kPa
1 bar = 15 psi; 1 psi = 1/15 = 0,067 bar
Ba loại áp suất:
- Áp suất khí quyển: pa (pa = 15 psi hoặc 1bar)
- Áp suất dư -psig: pp, (pp > pa)
- Áp suất chân không: pn; (pn < pa)
+ Áp suất tuyệt đối: p (dùng trong tính toán, không đo trực tiếp được)
p = pa + pp và p = pa - pn

5
Hình 1.1.3. Biểu thị ba loại áp suất
1.I.3. Thể tích riêng
Thể tích riêng v: là thể tích của 1 đơn vị khối lượng,
- Đơn vị SI: m3/kg
- Đơn vị Anh: ft3/lb
+ Khối lượng riêng (Mật độ) ρ = 1/v
Khối lượng iêng là khối lượng của 1 đơn vị thể tích.
Đơn vị SI: kg/m3
- Đơn vị Anh: lb/ft3
1 kg/m3 = 0,06243 lb/ft3
1.I.4. Phương trình trang thái chất khí
Tại một trạng thái chất của chất khí thì giữa các thông số trạng thái cơ bản (p, v, T) có
mối quan hệ bằng phương trình tạng thái sau: p. V = M RT (ở một trạng thái chất khí
chỉ cần biết 2 thông số cơ bản còn thông số thứ 3 tìm bằng phương trình trạng thái).
Trong đó: T- nhiệt độ chất khi; 0K
M- khối lượng chất khí; kg
(nhiều tài liệu ký hiệu khối lượng môi chất là G)
p- áp suất tuyệt đối chất khí; N/m2
V- thể tích chất khí; m3
R là hằng số chất khí; J/kg. K
R = R/µ
Với: R = 8314; J/kmol. K -Hằng số khí vạn năng;
6
µ- khối lượng kmol của chất khí- kg/kmol.
Bảng hằng số chất khí của một số loại khí thường gặp
Loại khí/công µ -kg/kmol/ Loại khí/công µ -kg/kmol/
thức thức
R-kJ/kg-K R-kJ/kg-K
Không khí 29/288 Carbonic-CO2 44/189
Oxy-O2 32/260 Oxytcarbon-CO 28/297
Nito-N2 28/297 Methan CH4 16/520
Đối với các loại hơi như hơi nước, hơi môi chất lạnh không dùng phương trình trạng
thái mà chỉ dùng bảng và đồ thị thực nghiệm để tìm các thông số cơ bản.
1.1.5. Enthalpy và Entropy
1. Enthalpy: H
Enthalpy là thước đo hàm lượng nhiệt chứa trong môi chất. Enthalpy càng lớn thì nhiệt
chứa trong môi chất càng lớn.
- Entanpy riêng: h = H/M; (M-khối lượng môi chất-kg)
- Đơn vị SI: h [kJ/kg]
- Đơn vị Anh: h [Btu/lb]
2. Entropy: S
Entropy được sử dụng để tính nhiệt lượng trao đổi của môi chất trong quá trình nhiệt
động.
dS = dQ / T -> dQ = TdS (1-2)
Entropy riêng: s = S/M
-Đơn vị SI: s [kJ/kg. K]
- Đơn vị Anh: s [Btu/lb. K]
1.I.6. Năng lượng nhiệt (nhiệt lượng), Q
Nhiệt lượng: dQ = T dS

Trong quá trình nhiệt động học: Q = M ∫ Tds


Nhiệt lượng riêng q = Q / M hoặc q = C x Δt (1-3)
- Đơn vị SI: q [kJ/kg]
7
- Đơn vị Anh: q [Btu/lb]
C- nhiệt dung riêng, C [kJ/kg- K], (C- nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg môi chất
nóng lên 1 độ theo 1 quá trình nhiệt động nào đó. C của một vật liệu thường cho trong
các tài liệu chuyên ngành)
Δt- hiệu số nhiệt độ trong quá trình.
Theo quy ước trong một quá trình nếu Q > 0 là môi chất đã nhận nhiệt, khi Q < 0 là
môi chất đã nhã nhiệt.
Trong một quá trình nhiệt động có thể qua sự tăng hay giảm entropy để biết quá trình
đó môi chất nhận nhiệt hay nhã nhiệt.
Qui ước:
dS <0 -> Q < 0 - nhiệt lượng âm (môi chất nhã nhiêt)
dS > 0 -> Q > 0 – nhiệt lượng dương (môi chất nhận nhiệt)

Hình 1.1.4. Đồ thị T-s biểu diễn quá trình môi chất nhận nhiệt hay nhã nhiệt.
1.I.7. Công (cơ học); W
Công là năng lượng cơ học. Trong quá trình nhiệt động công sinh ra do môi chất
nhận nhiệt từ bên ngoài. Công liên quan đến chuyễn động của 1 vật, được tính bằng
khối lượng nhân với độ di dời của vật nhận công.
Trong quá trình nhiệt động học 1-2 có thể có 2 loại công:

-Công thể tích (do thể tích chất khí thay đổi): Wv = M ∫ (𝑝𝑑𝑣) (1-4)

-Công kỹ thuật (do áp suất chất khí thay đổi): Wp= M∫ (−𝑣𝑑𝑝) (1-5)
- Công riêng: w = W / M;
- Đơn vị SI: w [kJ/kg]
8
- Đơn vị Anh: w [Btu/lb]
Trong một quá trình nhiệt động có thể qua sự tăng hay giảm thể tích hay áp suất để
biết quá trình đó môi chất nhận công hay sinh công.
Qui ước:
dV > 0 hoặc dp <0 -> W> 0 công dương (môi chất sinh công)
dV < 0 hoặc dp > 0 -> W< 0 công âm (môi chất nhận công)

Hình 1.1.5. Đồ thị p-v biểu diễn quá trình môi chất nhận công hay sinh công.
1.I.8. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn
Nhiệt hiện là nhiệt lượng liên quan đến độ tăng hay giảm nhiệt độ của môi chất
trong một quá trình nhiệt động. Môi chất nhận nhiệt từ bên ngoài thì nhiệt độ môi
chất tăng và ngược lại, môi chất nhã nhiệt cho bên ngoài thì nhiệt độ môi chất giảm.
Nhiệt ẩn là nhiệt lượng cung cấp cho môi chất chỉ để thay đổi pha mà không
thay đổi nhiệt độ (ví dụ như nhiệt lượng môi chất nhận vào hay nhã ra trong quá
trình sôi, bốc hơi hay ngưng tụ của chất lỏng).

Hình 1.1.6: Nhiệt hiện và nhiệt ẩn trong quá trình thay đổi thể của nước
9
1 - băng (nước đá), 2 - băng bắt đầu tan chảy, 3 - nước là chất lỏng, 4 - nước sôi,
5 - hơi bão hòa khô, 4->5- Hơi bão hòa (quá trình đun sôi), sau điểm 5 - hơi quá nhiệt
Ví dụ về tính nhiệt hiện và nhiệt ẩn:
Ví dụ 1.1: Một máy lạnh sản xuất nước đá, khối lượng nước đá G = 1000 kg, nhiệt
độ nước ban đầu 300C, nhiệt độ đá ra - 40C.
Cho biết nhiệt dung riêng của nước là Cn = 4,18 kJ/kg. K và của nước đá là Cnd = 2,1
kJ/kg. K, nhiệt đông đặc của nước đá là qnd = 334,5 kJ/kg. Tính nhiệt lượng nhã ra
trong quá trình trên.

Giải:
Nhiệt lượng do nước nhã ra trong quá trình sản xuất nước đá (để đone giản lấy giá trị
tuyệt đối): Q = Q1 + Q2 + Q3
Q1- nhiệt hiện, Q2- nhiệt ẩn, Q3- nhiệt hiện
Q1 = G Cn (30 - 0) = 1000.4,18. (30 - 0) = 125400 kJ
Q2 = G.qnd = 1000. 334,5 = 334500 kJ
Q3 = G Cnd (0 - (- 4)) = 1000. 2,1(0 + 4) = 8400 kJ
Q = 125400 + 334500 + 8400 = 468300 kJ
1.I.2. NHIỆT ĐỘNG HỌC CHẤT KHÍ VÀ HƠI
1.2.1. Định luật nhiệt động I
Định luật nhiệt động I là định luật bảo toàn và biến đổi năng lượng trong lỉnh vực
nhiệt.
Định luật: Nhiệt lượng cung cấp cho môi chất trong 1 quá trình nhiệt động thì một
phần để thay đổi enthanpy của môi chất và một phần sinh công.
10
Công thức của định luật I: Trong quá trình nhiệt động với mục đích nhiệt biến đổi
thành công và ngược lại thì cân bằng năng lượng là:
Q = ∆H + W (1-5)
Trong đó: Q- nhiệt lượng môi chất nhận vào hay nhã ra; kJ
W- công do môi chất sinh ra hay nhận vào; kJ
∆H - độ thay đổi của enthanpy trong quá trình; kJ
Đặc biệt:
- Trong quá trình đoạn nhiệt (môi chất không nhận hay nhã nhiệt): Q = 0 suy ra:
W = - ∆H = H1 – H2 và dS = 0 nên S1 = S2
- Trong quá trình đẵng áp (áp suất môi chất không đổi): p = const suy ra: -vdp = 0
nên Wp = 0 và Q = ∆H = H2 – H1
1.2.2. Định luật nhiệt động II:
Định luật 2 nhiệt động chỉ ra rằng: Máy nhiệt (động cơ nhiệt và máy lạnh) hoạt động
theo chu trình, đó là một quá trình nhiệt động khép kín. Chu trình bao gồm tối thiểu
2 quá trình nhiệt động với một quá trình môi chất nhận nhiệt và một quá trình môi
chất nhã nhiệt (ví dụ: trong hình 1.2.1 thì 2 quá trình là 1a2 và 2b1).

a/ b/
Chu trình động cơ nhiệt Chu trình máy lạnh
Hình 1.2.1: Chu trình động cơ nhiệt và máy lạnh trên đồ thị p-v
Trong chu trình động cơ nhiệt: môi chất nhận nhiệt từ nguồn nhiệt nhiệt có nhiệt độ
cao (nguồn nóng) để sinh công và nhã nhiệt cho nguồn nhiệt nhiệt độ thấp (nguồn
lạnh). Chu trình diễn biến thuận chiều kim đồng hồ (chu trình thuận).

11
Trong chu trình máy lạnh: môi chất nhận công từ bên ngoài để thực hiện việc
truyền nhiệt từ vật có nhiệt độ thấp (nguồn lạnh) đến vật có nhiệt độ cao (nguồn
nóng). Chu trình diễn biến ngược chiều kim đồng hồ (chu trình ngược).
1.2.3. Cân bằng năng lượng trong chu trình
QH = QC + Wcycle (1-6)
a/ Trong chu trình động cơ nhiệt:

+ QH là nhiệt lượng môi chất nhận từ nguồn nóng (hot reservoir).


Trong quá trình 1a2, do thể tích v tăng nên dv > 0 cho nên công sinh ra W1a2 > 0 - có
nghĩa quá trình 1a2 môi chất nhận nhiệt QH từ bên ngoài và sinh công W1a2 = diện
tích hình 41a23 trên đồ thị hình 1.2.1a.
+ QC là nhiệt lượng môi chất nhã cho nguồn lạnh (cold reservoir).

Trong quá trình 2b1, do thể tích v giảm nên dv < 0 cho nên môi chất nhận công từ
bên ngoài W2b1 < 0 (W2a1 = diện tích hình 32b14 trên đồ thị hình 1.2.1a). - có nghĩa
quá trình 2b1 môi chất nhận công W2b1 từ bên ngoài và nhã nhiệt cho vật có nhiệt độ
thấp (môi trường bên ngoài) Q2b1< 0, (vật có nhiệt độ thấp như là nước hay không
khí trong môi trường xung quanh).

+ Wcycle (Wc) là công do chu trình sinh ra cấp cho bên ngoài.
Wcycle = W1a2 – W2b1 > 0 (chu trình sinh công do: W1a2 > W2b1 và Wcycle được thể
hiện bằng diện tích bao bởi chu trình 1a2b1a.
+ Hiệu suất nhiệt dùng để đánh giá hiệu quả biến đổi năng lượng của chu trình:
ηt = Wcycle /QH < 1 (1-7a)

12
b/ Trong chu trình máy lạnh:

+ QC là nhiệt lượng môi chất nhận của nguồn lạnh (cold reservoir) là vật cần làm
lạnh.
Trong quá trình 1b2, do thể tích v tăng nên dv > 0 cho nên công sinh ra W1b2 > 0
(W1b2 = diện tích hình 41b23 trên đồ thị hình 1.2.1b). Có nghĩa quá trình 1b2 môi
chất nhận nhiệt Q2 từ bên ngoài như là vật cần làm lạnh và tăng thể tích.
+ QH là nhiệt lượng môi chất nhã ra cho nguồn nhiệt (hot reservoir) có nhiệt độ cao
(vật có nhiệt độ cao như là nước hay không khí trong môi trường xung quanh).
Trong quá trình 2a1, do thể tích v giảm nên dv < 0 có nghĩa môi chất nhận công từ
bên ngoài W2a1 < 0 – tức là quá trình 2a1 môi chất nhận công W2a1 từ bên ngoài và
nhã nhiệt cho bên ngoài như là không khí hay nước Q2a1< 0.
+ Wcycle là công do chu trình nhận từ bên ngoài như là từ động cơ điện.
Wcycle = W1a2 – W2b1 < 0 (chu trình tiêu hao công)
+ Hệ số làm lạnh (COP) đánh giá hiệu quả biến đổi năng lượng của chu trình:
ε = QC/ Wcycle > 1 (1-7b)
Ví dụ 1.2: Một máy lạnh sản xuất nước đá có thông số hoạt động như ví dụ 1.1, hãy
tính cân bằng năng lượng của chu trình máy lạnh sản xuất nước đá. Cho biết điện
năng tiêu tốn Wc = 40 kWh
Giải:
Cân bằng năng lượng trong chu trình máy lạnh: QH = QC + Wcycle
QC = Q = 468300 kJ- nhiệt lượng máy lạnh thu vào = nhiệt lượng do nước làm đá
nhã ra.
Wcycle- công tiêu hao do động cơ điện kéo máy nén
Wcycle = 40 kWh. 3600 kJ/kWh = 144000 kJ
13
QH- nhiệt lượng bình ngưng (dàn nóng) nhã ra môi trường
QH = QC + Wcycle = 468300 + 144000 = 612300 kJ
ε = QC/Wcycle = 468300/144000 = 3,25
1.3. TRUYỀN NHIỆT
Qúa trình truyền nhiệt trong tự nhiên là nhiệt lượng được truyền từ vùng (vật) nhiệt
độ cao đến vùng (vật) nhiệt độ thấp hơn.
Có ba dạng truyền nhiệt cơ bản:
-Dẫn nhiệt
-Đối lưu nhiệt
-Bức xạ nhiệt
1.3.1. Dẫn nhiệt
Dẫn nhiệt là quá trình truyền năng lượng nhiệt giữa các vật chất (rắn, lỏng, khí) khi
chúng tiếp xúc với nhau và có nhiệt độ khác nhau.
Trong chất rắn dẫn nhiệt là chính.
Khả năng dẫn nhiệt phụ thụôc vào loại vật liêu: tất cả kim loại là chất dẫn nhiệt rất
tốt, các chất là phi kim loại dẫn nhiệt rất kém. Chất khí và lỏng dẫn nhiệt rất kém.

Hình 1.3.1: Mô tả quá trình dẫn nhiệt (ngọn lửa tiếp xúc với ống đồng, dẫn nhiệt
dọc theo ống đồng đến đầu lạnh hơn, đầu lạnh tiếp với tay làm tay nóng lên sau một
thời gian)
Công thức tính nhiệt lượng truyền từ bề mặt nóng đến bề mặt lạnh của vách phẵng
bằng dẫn nhiệt:
.
Q= F ;W (1-7)
14
Trong đó: λ; W/m. K – hệ số dẫn nhiệt, thường là số liệu thực nghiệm, cho trong
các tài liệu chuyên ngành, kim loại có λ lớn nên dẫn nhiệt tốt (đồng 390 W/m. K,
thép Carbon 40-50 W/m. K …) vật liệu cách nhiệt có 𝜆 nhỏ nên dẫn nhiệt kém (λ<
1-2 W/m. K)
F- diện tích bề mặt vách phẵng hay ống trụ mỏng, m2
Δt =| tw1 –tw2 |– hiệu số nhiệt độ giữa 2 bề mặt vách; 0C
δ - độ dày vách; m
1.3.2. Đối lưu nhiệt.
Đối lưu nhiệt là quá trình truyền nhiệt giữa bề mặt vật rắn và dòng chảy của chất
lỏng hoặc khí khi chúng tiếp xúc với nhau và có nhiệt độ khác nhau.
Hai loại: Đối lưu nhiệt tự nhiên và đối lưu nhiệt cưỡng bức.
Hình 1.33: Mô tả quá trình đôi lưu nhiêt.

A B

C
Hình A: Mô tả quá trình đối lưu nhiệt tự nhiên (có sự khác biệt nhiệt độ giữa các
vùng chất lỏng, chất khí nên phát sinh dòng chảy, vùng nóng khí nhẹ hơn di chuyễn
đi lên, vùng lạnh khí di chuyễn đến vùng nóng tạo ra dòng chảy)
Hình B: Mô tả quá trình đối lưu nhiệt cưởng bức (có lực đẩy chất lỏng chất khí từ
quạt, bơm)
Hình C: Mô tả thông số quá trình tính đối lưu nhiệt
15
Công thức tính nhiệt lượng trao đổi giữa bề mặt vật rắn và dòng chất lỏng, chất khí:
Q = α F Δt; W (1-8)
Trong đó: α; W/m2. K – hệ số đối lưu nhiệt, thường là số liệu thực nghiệm hay tính
theo các công thức thức thực nghiệm. Với 1 thiết bị thường cho sẵn α nằm trong một
khoãng nào đó (xem các bảng chương 2, 3)
F- diện tích bề mặt vật rắn, m2
Δt = |tf –tw |– hiệu số nhiệt độ giữa bề mặt vật rắn và chất lỏng, khí; 0C
1.3.3. Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là quá trình truyền nhiệt bằng sóng điện từ. Qúa trình xẫy ra trên bề
mặt vật rắn và chất lỏng và không cần sự tiếp xúc (có thể đi qua chân không). Đối
với chất khí xẫy ra trong toàn bộ thể tích với các bước sóng bức xạ chọn lọc. Qúa
trình truyền nhiệt bức xạ phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích, màu sắc các bề mặt vật,
và khoãng cách giữa chúng. Một dẫn chứng dể nhận biết là truyền nhiệt bức xạ từ
mặt trời tới trái đất.

Hình 1.34: Mô tả quá trình bức xạ nhiệt.


Công thức tính nhiệt lượng trao đổi giữa 2 bề mặt vách rắn phẵng đặt song song:

Q= C0 [( ) −( ) ] F; W (1-9)

Trong đó:
C0; W/m2. K4 – hệ số bức xạ của vật đen tuyệt đối; C0 = 5,67 W/m2K4
ε1, ε2- độ đen của bề mặt vách 1,2, mặt vách càng đen thì độ đen càng cao (các vật
bình thường có 0 < ε < 1), ε thường là số liệu thực nghiệm cho trong các tài liệu
chuyên ngành.
16
F- diện tích bề mặt vật rắn, m2
T1, T2 – nhiệt độ bề mặt vật nóng và vật lạnh, 0K
1.3.4. Truyền nhiệt kết hợp
Trong thực tế, truyền nhiệt thường được thực hiện đồng thời nhiều phương thức
khác nhau, được gọi là truyền nhiệt kết hợp. Ví dụ như tuyền nhiệt giữa môi chất
lạnh chảy trong ống đồng với không khí nóng hơn bên ngoài ống đồng. Qúa trình đó
bao gồm 3 giai đoạn: dòng nhiệt từ không khí truyền cho bề mặt ngoài ống đồng (đối
lưu nhiệt), từ mặt ngoài vào mặt trong ống đồng (dẫn nhiệt) và từ mặt trong ống đến
môi chất lạnh chảy trong ống (đối lưu nhiệt).

Hình 1.3.5: Mô tả quá trình truyền nhiệt kết hợp


Công thức tính nhiệt lượng truyền trong quá trình:
Nhiệt truyền từ chất lỏng nóng lên tường và đến chất lỏng lạnh.
Q = k FΔt; W (1-10)
Trong đó:

k- hệ số truyền nhiệt, k = ; W/m2. K (1-11)

F- diện tích bề mặt của tường; m2


α1, α2 - hệ số tỏa nhiệt đối lưu trên bề mặt nóng và lạnh của vách rắn; W/m2. K
t1, t2 - nhiệt độ môi trường nóng và môi trường lạnh - 0C
δ- độ dày của tường, m
λ- hệ số dẫn nhiệt của vật liệu của tường, W/m. K
Ví dụ 1.3: Một phòng lạnh có vách cách nhiệt xung quanh với tổng diện tích bề mặt
27 m2, nhiệt độ trong buồng lạnh t2 = 00C, nhiệt độ ngoài trời t1 = 350C, hệ số truyền
nhiệt k = 0,3 W/m2. K. Tính nhiệt lượng tổn thất qua vách cách nhiệt.
17
Giải:
Q = k F (t1- t2) = 0,3.27. (35 - 0) = 283,5 W
Ví dụ 1.4: Một phòng lạnh có vách cách nhiệt gồm 4 lớp:
Lớp vữa 1: δ1 = 10 mm, λ1 = 0,82 W/m. K
Lớp gạch 2: δ2 = 240 mm, λ2 = 0,9 W/m. K
Lớp cách nhiêt 3: δ3 = 100 mm, λ3 = 0,028 W/m. K
Lớp vữa xi măng 4: δ4 = 15 mm, λ4 = 1 W/m. K
Hệ số tỏa nhiệt phía mặt trong 7 W/m2K, mặt ngoài 15 W/m2. K
Tính hệ số truyền nhiệt k của vách.
Giải:
Hệ số truyền nhiệt cho vách nhiều lớp : k = ; W/m2.K

Thay số: k = , , , , = 0,245 W/m2. K


, , ,

18
Phần II: MÔI CHẤT LẠNH
Môi chất lạnh (còn gọi là ga lạnh, tác nhân lạnh) là chất trung gian trong các máy
lạnh có nhiệm vụ nhận công từ bên ngoài (ví dụ như động cơ điện) để thực hiện việc
truyền nhiệt từ vật có nhiệt độ thấp đến vật có nhiệt độ cao.
I. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI MÔI CHẤT LẠNH
1. Yêu cầu đối với môi chất lạnh
a. Hóa học:
-Bền vững, không phân ly, polyme hóa ở điều kiện áp suất và nhiệt độ làm việc của
máy lạnh yêu cầu.
-Không ăn mòn vật liệu chế tạo máy lạnh như sắt thép, các vật liệu phi kim loại làm
doăng, bọc cách điện, cách nhiệt. Không phản ứng với dầu bôi trơn, không oxy trong
không khí ẩm và các tạp chất có trong máy lạnh.
b. An toàn cháy nổ:
Không dể cháy, nổ
c. Vật lý:
- Áp suất ngưng tụ không quá cao, ở điều kiện mùa hè Việt Nam khõang từ 15-20
bar.
-Nhiệt độ cuối qúa trình nén thấp.
-Áp suất bay hơi không quá thấp.
-Nhiệt độ đông đặc thấp hơn nhiệt độ bay hơi nhiều.
-Độ nhớt nhỏ, hòa tan dầu tốt, hòa tan nước nhiều, không dẫn điện
d. Tính chất nhiệt động: hệ số lạnh cao
e. Tính sinh lý:
-Không độc hại với người, vật.
-Không ảnh hưởng sản phẩm.
- Có mùi để dể phát hiện rò môi chất lạnh.
f/ Tính kinh tế: rẻ, sản xuất, vận chuyển và bảo quản dể.
g/ Môi trường: không ảnh hưởng môi trường, không phá hủy tầng ozon.
2. Ký hiệu Môi chất lạnh Freon:
19
Môi chất lạnh Freon được điều chế từ các khí gốc là các khí CH4 - metan, C2H6 -
etan, C3H8 - propan. Người ta thay thế toàn bộ hay một số nguyên tử hydro trong các
phân tử khí trên bằng các nguyên tử Clo, Flo để tạo ra các Freon đơn chất khác nhau
có tính chất khác nhau và phạm vi sử dụng cũng khác nhau.
a. Ví dụ: R113:
Từ trái sang phải các ký hiêu có ý nghĩa sau:
R- môi chất lạnh.
1-số nguyên tử C -1, nếu = 0 thì không viết.
1-số nguyên tử H +1.
3-số nguyên tử Flo.
So sánh với khí gốc là C2H6 ta tìm được công thức của R113 là C2Cl3F3
b. Các nguyên tắc ký hiệu:
- Các Freon có 2 chử số như: R12, R22… xuất xứ từ khí gốc CH4.
- Các Freon có 3 chử số: nếu có số 1 đầu (như R113) xuất xứ từ etan C2H6,
số 2 đầu (như R216) là xuất xứ từ propan C3H8
- Các chất có số 4 đầu: hổn hợp không đồng sôi (t s không bằng nhau khi sôi ở cùng
một áp suất) từ 2 hay nhiều freon khác nhau như R 410, R410a…
-Các chất có số 5 đầu tiên như R502 là hổn hợp đồng sôi (t s bằng nhau khi sôi ở
cùng một áp suất).
-Các hơp chất vô cơ (như CO2, H2O, NH3.) có số 7 đầu các số kế tiếp là phân tử
lượng của nó, ví dụ ammoniac –NH3-R717…
II. CÁC MÔI CHẤT LẠNH TRUYỀN THỐNG
1. Amoniac:
a. Công thức hóa học: NH3-R 717
-Là chất khí không màu, có mùi hắc, ở thể lỏng nhiệt độ sôi ở 1 bar là -33,35 0C.
-Sử dụng tốt cho máy nén piston.
-Sử dụng cho máy lạnh công suất trung bình và công suất lớn,
-Sử dụng cho máy lạnh công nghiệp, máy đá, nhiệt độ bốc hơi khoãng từ +10->(-
60)0C…không sử dụng cho máy lạnh trong điều hòa không khí.

20
b. Tính chất vật lý:
Áp suất ngưng tụ vào mùa hè ở Việt Nam là 16,5 bar.
-Nhiệt độ cuối qúa trình nén cao vì vậy cần phải làm mát bằng nước.
-Áp suất với 1 cấp nén cao hơn 1 bar nên tránh được rò rỉ không khí vào môi chất
khi vận hành.
-Năng suất lạnh thể tích qv lớn nên máy gọn.
- Độ nhớt nhỏ, tính lưu động cao, đường ống, van gọn, nhỏ.
-Hệ số dẩn, tỏa nhiệt lớn-thiết bị truyền nhiệt gọn.
- Hòa tan nước tốt, không tắc ẩm.
-Không hòa tan dầu bôi trơn nên khó bôi trơn.
-Dẫn điện, nên không sử dụng máy nén kín
c.Tính chất hóa học:
- Bền ở áp suất và nhiệt độ làm việc, bị phân hủy ở 2600C,
- Không ăn mòn kim loại đen, ăn mòn đồng, không ăn mòn phi kim loại.
d.Tính an toàn cháy nổ: nồng độ trong không khí 13,5-16% thì cháy ở nhiệt độ
6510C
e. Tính chất sinh lý: độc hại với người và sản phẩm bảo quản nên phải sử dụng chất
tải lạnh trung gian.
g. Tính kinh tế: rẻ, dể kiếm, dể vận chuyển, tồn trữ.
2. Môi chất lạnh R22:
a. Công thức hóa học: CHClF2
- Là chất khí không màu, mùi thơm nhẹ, nhiệt độ sôi ở 1 bar là – 40,80C
b. Tính chất vật lý:
-Áp suất ngưng tụ ở Việt Nam vào mùa hè là 16,1 bar, đạt yêu cầu.
- Nhiêt độ cuối tầm nén tương đối cao, cần làm mát tốt.
- Áp suất bay hơi với máy nén 1 cấp lớn hơn 1 bar nên không bị rò rỉ không khí vào
môi chất khi vận hành.
-Độ nhớt cao nên lưu động kém, van và đường kính ống dẫn lớn.

21
- Hòa tan dầu nhưng mức hạn chế, ở -20 -400C không hòa tan dầu, khó bôi trơn,
dầu bám bám vào mặt truyền nhiệt giảm khả năng truyền nhiệt.
- Không hòa tan nước. Không dẫn điện nên dùng được cho máy nén kín, nữa kín, hở.
Ở thể lỏng có dẫn điện nên tránh cho lỏng lọt vào máy nén.
c. Tính chất hóa học:
- Không tác dụng với kim loại, phi kim loại.
- Làm trương phồng chất dẻo, cao su (không làm doăng)
d-Tính an toàn cháy nổ: tốt
e. Tính sinh lý:
- Không độc hại với cơ thể sống,
- Dể bị ngạt nếu nồng độ trong không khí cao.
- Không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
g. Tính k tế: đắt, dể kiếm, dể bảo quản và dự trử.
h. Ứng dụng: rộng rải, đặc biệt trong kỹ thuật điều hòa không khí. Tác hại do hiệu
ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon, năm 2040 bi cấm sử dụng.
3. Môi chất lạnh R502:
R502 là hổn hợp đồng sôi, có qúa trình ngưng tụ, sôi đẳng áp như đơn chất, khắc
phục nhược điểm của R22, dùng thay thế R22 ở khoãng nhiệt độ bay hơi từ -20
- 400 C. Bị cấm sử dụng từ năm 2040 do tác hại đến tầng ôzon.
III. MÔI CHẤT LẠNH THẾ HỆ MỚI
Các môi chất lạnh truyền thống, đặc biệt là Frenon có chứa nguyên tử Clo nên tác
dụng xấu đến môi trường như làm thủng tầng ôzon và có tác hại như khí nhà kính.
Các môi chất lạnh thế hệ mới tuy còn ảnh hưởng vể khí nhà kính nhưng giảm được
tác hại đến tầng ôzon. Hiện nay chỉ mới có R134a là khí đơn chất còn các loại khác
đều là hợp chất không đồng sôi được hổn hợp từ R134a và các đơn chất khác. Người
ta dựa vào đặc tính của R22 để tổng hợp các chất này nên có thể thay thế tốt cho
R22, R12, R502 trong làm lạnh và điều hòa không khí. Hổn hợp môi chất thế hệ mới
thường dùng ngoài R22 và R134a là R404, R407C, R410A…
1. Freon R134a
a. Công thức hóa học: CHClF2
- Là chất khí không màu, mùi thơm nhẹ, nhiệt độ sôi ở 1 bar là –26,50C
22
b. Tính chất vật lý:
-Áp suất ngưng tụ ở Việt Nam vào mùa hè là 12 bar, đạt yêu cầu...
- Áp suất bay hơi với máy nén 1 cấp lớn hơn 1 bar nên không bị rò rỉ không khí vào
môi chất khi vận hành.
- Không có Clo nên không ảnh hưởng Ozon. Sử dụng hệ thống lạnh trung bình (0 0C-
> -20C), và cho điều hòa không khí; Thay thế cho R12.
-Không cháy nổ, an toàn.
-Bền ở điều kiện làm việc, không ăn mòn kim loại và phi kim loại.
2. Freon R404a
-Thành phần: R125/R143/R134A; tỷ lệ: 44/52/4%
- Ở áp suất 1bar nhiệt độ sôi là -46,40C
- Phạm vi sử dụng: từ -20- -500C
- Dùng cho hệ thống lạnh sâu (<-200C), Thay thế R502
3. Freon R407C:
-Thành phần: R32/R125/R134A; tỷ lệ: 23/25/52%
- Ở áp suất 1 bar nhiệt độ sôi là -44C
- Dùng cho ĐHKK dân dụng và công nghiệp, thay thế cho R22
4. Freon R 410A
-Thành phần: R32/R125, tỷ lệ: 50/50%
-Ở áp suất 1bar nhiệt độ sôi là -51,5C
- Dùng cho ĐHKK dân dụng và công nghiệp, thay thế cho R22
II.4. BẢNG VÀ ĐỒ THỊ MÔI CHẤT LẠNH
Trong máy lạnh, môi chất lạnh lỏng sôi và bốc hơi ở áp suất thấp và không đổi trong
bộ bốc hơi (dàn lạnh) để nhận nhiêt của vật vật cần làm lạnh làm cho vật đó lạnh đi
(đây là mục đích của quá trình làm lạnh nhân tạo). Trong bộ ngưng tụ (dàn nóng)
môi chất lạnh hơi áp suất cao nhã nhiệt cho nước, hay không khí trong môi trường
xung quanh để ngưng tụ. Để tính toán các quá trình trên cần phải sử dụng bảng và đồ
thị thực nghiệm.
1. Bảng hơi bảo hòa:

23
Bảng hơi bảo hòa cho biết các thông số ở các trạng thái lỏng sôi, hơi bảo hòa khô
theo nhiệt độ và áp suất sôi. Bao gồm các thông số cơ bản: enthanpy, entropy, thể
tích riêng. Mổi môi chất lạnh có một bảng hơi bảo hòa. Qúa trình tính toán máy lạnh
là sử dụng các bảng của các môi chất lạnh theo nhiệt độ hay á p suất làm việc.
2. Đồ thị môi chất lạnh.
Các thông số cơ bản của môi chất lạnh biến đổi trong quá trình máy lạnh làm việc.
Các trạng thái biến đổi được biểu diễn trên đồ thị qua các pha lỏng chưa sôi, lỏng
sôi, hơi bảo hòa ẩm, hơi bảo hòa khô và hơi quá nhiệt. Trên đồ thị có các quá trình
đẵng áp, đẵng nhiệt, đẵng tích, đẵng enthanpy và đẵng entropy.
Có hai loại đồ thi T-s (nhiệt độ và entropy) và lgp-h (áp suất và entanpy). Đồ thị T-s
thường dùng trong học tập, nghiên cứu, đồ thị lgp - h dùng trong tính toán chu trình
làm việc. Các quá trình trên các đồ thị biểu diễn trên hình vẻ (1.2-1)

Hình 1.2.1. Các quá trình trên các đồ thị T-s và lgp-h
3. Các đồ thị của các môi chất lạnh thông dụng trong máy điều hòa không khí

24
25
26
27
28
4. Các bảng thông số hơi bảo hòa của các môi chất lạnh thông dụng

29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
5. Ví dụ sử dụng đồ thị lgp-h và bảng thông số hơi bảo hòa ẩm các môi chất
lạnh
1. Ví dụ:
a. Sử dụng đồ thị lgp-h của R22 tìm các thông số cơ bản của R22: Điểm 1 có p 1 = 10
bar, t1= 600C
Giải:
-Xác định điểm 1 trên đồ thị: là hơi quá nhiệt:
v1= 0,03 m3/kg.
h1 = 440 kJ/kg
s1 = 1,825 kJ/kg. K
b. Điểm 2 là điểm hơi bảo hòa khô có t = 100C (hơi bảo hòa khô, lỏng sôi dùng
bảng chính xác hơn)
Giải:
Xác định điểm 2 trên đồ thị: là hơi bảo hòa khô:
p2 = 6,807 bar
v2 = 0,03472 m3/kg
h2 = 408,4 kJ/kg
s2 = 1,7378 kJ/kg. K
c. Điểm 3 là điểm lỏng sôi có t = 300C
Giải:
Xác định điểm 3 trên đồ thị: là lỏng sôi:
p3 = 11,919 bar;
v3 = 0,8519 dm3/kg;
h3 = 236,65 kJ/kg
s3 = 1,1263 kJ/kg. K

39
Phần III. CHU TRÌNH MÁY LẠNH NÉN HƠI
III.1. CÁC LOẠI MÁY LẠNH THÔNG DỤNG
1. Máy lạnh nén hơi:
Máy lạnh nén hơi là loại máy lạnh có máy nén sử dụng công cơ học, có môi chất
lạnh chuyễn biến pha từ pha lỏng sang pha hơi và ngược lại để thu nhiệt của vật cần
làm lạnh và nhã nhiệt cho môi trường, thực hiện chu trình ngược chiều kim đồng hồ.
a. Sơ đồ nguyên lý thiết bị: gồm 4 thiết bị chính:
1. Bộ bốc hơi (dàn lạnh)- BBH 1;
2. Máy nén- MN 2;
3. Bộ ngưng tụ (dàn nóng)- BNT 3;
4. Van tiết lưu- VTL4.

Hình 1.3.1. Sơ đồ nguyên lý thiết bị máy lạnh nén hơi và đồ thị T-s
b. Nguyên lý làm việc:
Máy nén hút hơi môi chất lạnh từ bộ bốc hơi để nén tăng áp suất hơi từ p 0 (p1) đến pk
(p2) (p0 -> pk) và đẩy vào bộ ngưng tụ để môi chất hóa lỏng (do nhã nhiệt cho nước
hay không khí làm mát) rồi đẩy qua van tiết lưu để giảm áp suất từ p k về p0 và vào
bộ bốc hơi để nhận nhiệt của vật cần làm lạnh để sôi, bốc hơi.
Các quá trình trong chu trình:
1-2: nén đoạn nhiệt ở MN;
2-3: nhã nhiệt, ngưng tụ ở BNT;
3-4: giảm áp ở VTL;
4-1: sôi, bốc hơi ở BBH.
40
c. Sơ đồ thiết bị thực tế

Hình 1.3.2. Sơ đồ nguyên lý thiết bị máy lạnh nén hơi với các thiết bị cụ thể
Các thiết bị: 1. Máy nén; 2. Dàn nóng và bình chứa cao áp; 3. Dàn lạnh; 4. Van tiết
lưu
1.III.1.2. Máy lạnh hấp thụ:
Là loại máy lạnh không sử dụng công cơ hoc, mà sử dụng nhiệt năng với các mức
nhiệt độ khác nhau. Có thể sử dụng nhiệt thải, nhiệt tái tạo, các nguồn nhiệt rẻ…
Môi chất lạnh là 1 cặp 2 môi chất, có khả năng hấp thụ hoàn toàn vào nhau, có nhiệt
độ sôi cùng 1 áp suất khác nhau cao.
Hiện nay thường sử dụng 2 cặp môi chất:
-Amoniac- nước NH3 - H2O (dùng cho làm lạnh dưới 00C)
- Nước và muối litibrom H2O - LiBr (dùng cho làm lạnh trên 00C và điều hòa không
khí).
a. Sơ đồ thiết bị và nguyên lý làm việc của máy lạnh hấp thụ
1- bình ngưng, 2- van tiết lưu; 3- bình bốc hơi; 4- bình hấp thụ; 5- bơm dung dịch;
6- bình phát sinh; 7- van giảm áp.

41
Hình 1.3.3. Sơ đồ thiết bị của máy lạnh hấp thụ
b. Nguyên lý làm việc: (ví dụ môi chất là NH3-H2O)
Dung dịch đăc (nồng độ amoniac cao) chứa ở bình phát sinh được cấp nhiệt nên NH 3
sôi và bốc hơi ở áp suất pk. Hơi NH3 này được đưa vào bình ngưng tụ và hoạt động
như máy lạnh nén hơi. Dung dịch trong bình phát sinh còn lại có nồng độ NH 3 thấp
chảy qua van tiết lưu để giảm áp và trở về bình hấp thụ, ở đây dung dịch loãng hấp
thụ hơi môi chất lạnh NH3 áp suất p0 từ bình bốc hơi về và trở thành dung dịch đặc,
sau đó được bơm dung dịch đưa về bình phát sinh và chu trình lặp lại.
III.2. CHU TRÌNH MÁY LẠNH NÉN HƠI 1 CẤP
1. Chu trình khô:
a. Khái niệm
Là chu trình máy lạnh nén hơi với hơi hút vào máy nén là hơi bảo hòa khô. Đây là
chu trình cơ bản của máy lạnh nén hơi. Sơ đồ thiết bị là chu trình máy lạnh nén hơi-
hình 1.3.1. Đồ thị lgp-h của chu trình như hình 1.3.4.

42
Hình 1.3.4. Chu trình khô trên đồ thị lgp-h
b. Các bước tính của bài toán tính chu trình máy lạnh:
-Thành lập chu trình;
-Tính chu trình;
-Tính máy nén.
c. Tính chu trình khô:
-Năng suất lạnh riêng khối lượng: q0 = h1 - h4; kJ/kg (2-1)
-Năng suất nhiệt riêng dàn ngưng: qk = h2 - h3; kJ/kg (2-2)
-Công nén riêng: ws = h2 - h1; kJ/kg
-Tỷ số nén: β = pk/p0 (2-3)
-Hệ số lạnh chu trình.
c. Tính máy nén:
-Tính lưu lượng môi chất hút vào MN:

m= ; kg/s (2-4)

-Tính công suất nén lý thuyết:


Ns = m.ws; W (2-5)
-Tính công suất nén hửu ích:

Ne = ; W (2-6)

ηe- hệ số nén khi kể đến các tổn thất, tra đồ thị hình 1.3.5

43
Hình 1.3.5: Đồ thị tra hệ số nén ηe theo tỷ số nén và loại môi chất lạnh
Các nội dung tính toán tham khảo ví dụ sau.
d. Ví dụ 2.1:
Cho máy lạnh một cấp hoạt động với môi chất R22. Nhiệt độ ngưng tụ bằng 40℃,
nhiệt độ bốc hơi bằng -10℃. Năng suất lạnh Q0 =100 kW. Tính chu trình khô.
Giải
a-Xây dựng chu trình:

-Đồ thị chu trình


-Từ tk = 40℃- tra bảng các thông số hơi bảo hòa của R22 ta có: pk = 15,3 bar và
t0 = -10 ℃ thì p0 = 3,54 bar, ta có bảng thông số sau:
Thông số điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4
p-bar. p0 pk pk p0
t℃ -10 65 40 -10
h- kJ/kg 401,56 440 249,67 249,67

44
b.Tính các đại lượng của chu trình:
- Năng suất lạnh riêng:
q0 = h1- h4 = 401,56 -249,67 = 151,9 kJ/kg
-Năng suất nhiệt bình ngưng:
qk = h2 –h3 = 440 – 249,67 = 190,33 kJ/kg
-Công nén riêng:
ws = h2 - h1 = 440- 401,56 = 38,24 kJ/kg
-Tỉ số nén:
β = pk / p0 = 15,3/3,54 = 4,32
Hệ số lạnh:
ε = q0 /ws = 151,9/38,24= 3,97
c. Tính máy nén:
-Tính lưu lượng môi chất hút vào MN:

m= = 100/151,9= 0,66 kg/s

-Tính công suất nén lý thuyết:


Ns = m.ws= 0,66. 38,24 = 25,55 kW
-Tính công suất nén hửu ích:

Ne = = 25,55/0,77 =33,2 kW

- Tra đồ thi với λ = 4,32 nên ηe =0,77


2. Chu trình hồi nhiệt:
a. Khái niệm
Là chu trình máy lạnh nén hơi với hơi hút vào máy nén là hơi quá nhiệt và lỏng vào
van tiết lưu đã được quá lạnh. Để thực hiện sự thay đổi này người ta lắp thêm bình
hồi nhiệt, trong đó hơi môi chất ra khỏi bộ bốc hơi vào bình hồi nhiệt để nhận nhiệt
của lỏng nóng sau khi ra khỏi bộ ngung tụ. Kết quả hơi hút về máy nén là hơi quá
nhiệt và lỏng vào van tiết lưu là lỏng quá lạnh. Nhiệt lượng hơi hút quá nhiệt xem
như bằng với nhiêt lượng lỏng nóng nhả ra. Đây là ưu điểm lớn của chu trình hồi
nhiệt, do hơi hút là hơi quá nhiệt tránh được lỏng hút vào máy nén, bảo vệ an toàn
vận hành và lỏng quá lạnh làm tăng năng suất lạnh của chu trình. Thực tế chu trình
này được áp dụng cho máy lạnh dùng môi chất Freon trong đó có các máy điều hòa
không khí.

45
Sơ đồ thiết bị hình 1.3.6. Đồ thị lgp-h của chu trình như hình 1.3.7.

Hình 1.3.6: Sơ đồ thiết bị Hình 1.3.7: Đồ thị lgp-h của chu trình.
b. Các quá trình:
1-2- Nén đoạn nhiệt hơi môi chất trong - MN
2-3’- Ngưng tụ đẵng áp hơi môi chất trong bộ ngưng tụ- NT;
3’-3- Quá lạnh lỏng môi chất trong bộ hồi nhiệt- HN;
3-4- Tiết lưu đẳng entanpi trong van tiết lưu-VTL;
4-1’- Bốc hơi đẳng áp, đẳng nhiệt trong bộ bốc hơi -BBH;
1’-1- Quá nhiệt hơi hút trong bộ hồi nhiệt -HN.
3.Tính toán chu trình
Nhiệt lương hơi hút thu vào đúng bằng nhiệt lượng do lỏng nóng nhã ra (bỏ qua tổn
thất):
h3’3 = h3’- h3 = h11’= h1 - h1’
Tăng năng suất lạnh: q0 = h3’- h4
Độ quá nhiệt hơi hút: t1-t1’ = 5-100C ( ví dụ chọn 100C) và t1  250C.
b. Các bước tính:
-Thành lập chu trình;
-Tính chu trình;
-Tính máy nén.

46
c. Tính chu trình:
-Năng suất lạnh riêng khối lượng: q0 = h1’ - h4; kJ/kg
-Năng suất nhiệt riêng dàn ngưng: qk = h2 - h3; kJ/kg
-Công nén riêng đoạn nhiệt (lý thuyết): ws= h2 - h1; kJ/kg
-Tỷ số nén: β = pk/p0
-Hệ số lạnh chu trình.
c. Tính máy nén:
-Tính lưu lượng môi chất hút vào MN:

m= ; kg/s

-Tính công suất nén lý thuyết:


Ns = m.ws; W
-Tính công suất nén hửu ích:

Ne = ; W

ηe- hệ số nén khi kể đến các tổn thất, tra đồ thị hình 1.3.5
d. Ví dụ 2.2:
Cho máy lạnh một cấp sử dụng chu trình hồi nhiệt môi chất R22 làm việc với nhiệt
độ ngưng tụ bằng 40℃, nhiệt độ bốc hơi bằng-10℃. Năng suất lạnh Qo=100 kW.
Tính chu trình hồi nhiệt
Gỉai
a. Xây dựng chu trình:

Từ tk = 40℃ -> pk = 15,3 bar và t0 = -10℃ -> p0 = 3,54 bar


47
h1 - h1’ = 410 - 401,56 = 8,44 kJ/kg -> h3 = h3’- 8,44 = 249,67 - 8,44 = 241,23 kJ/kg
Từ h3 = 241,23 kJ/kg tìm được t3 = 320C
Chọn t1- t1’ = 10 C-> t1 = 0℃, tra đồ thị tìm được h1 = 410 kJ/kg
ta có bảng thông số sau:
Thông điểm 1’ điểm 1 điểm 2 điểm 3’ điểm 3 điểm 4
số
P bar. p0 p0 pk pk pk p0
t℃ -10 0 75 40 32 -10
h kj/kg 401,56 410 450 249,67 241,23 241,23
b. Tính các đại lượng của chu trình
- Năng suất lạnh riêng
q0= h1’- h4 = 401,56 - 241,23 = 160,33 kJ/kg
-Năng suất nhiệt bình ngưng riêng
qk = h2 - h3’ = 450 - 249,67 = 200,33 kJ/kg
-Công nén riêng
ws= h2 - h1 = 450 - 410 = 40 kJ/kg
Tỉ số nén
β = pk / po= 15,3/3,54 = 4,32
-Hệ số lạnh
ε = q0 /l = 160,33/40 = 4
c. Tính máy nén:
-Tính lưu lượng môi chất hút vào MN:

m= = 100/160,33= 0,62 kg/s

-Tính công suất nén lý thuyết:


Ns = m.ws = 0,62. 40 = 24,8 kW
-Tính công suất nén hửu ích:

Ne = = 24,8/0,77= 32,2 kW
48
Chương II: THIẾT BỊ HỆ THỐNG LẠNH

2.1. HỆ THỐNG BỐC HƠI VÀ LÀM LẠNH


1. Các mức làm lạnh
+ Mức cao: nhiệt độ làm lạnh từ: 470F - 600F (8->150C)
+ Mức trung bình: nhiệt độ làm lạnh từ: 280F - 400F (-2-> 40C)
+ Mức nhiệt độ thấp từ: 00F -> -200F (-18-> -290C)
2. Chức năng của thiết bị bốc hơi
Thiết bị bay hơi trong hệ thống làm lạnh chịu trách nhiệm hấp thụ nhiệt vào hệ thống
từ các vật cần được làm lạnh. Quá trình hấp thụ nhiệt này được thực hiện bởi môi
chất lạnh trong bộ bay hơi sôi ở nhiệt độ thấp hơn môi trường được làm lạnh. Ví dụ,
nếu một tủ lạnh duy trì ở 35 °F để bảo quản thực phẩm, dàn lạnh trong tủ lạnh phải
được duy trì ở nhiệt độ thấp hơn 35 °F. Thiết bị bay hơi hoạt động ở nhiệt độ thấp sẽ
loại bỏ nhiệt chứa trong vật cần bảo quản để đưa ra khỏi tủ lạnh.
Hình vẻ 2.1 mô tả nguyên lý hoạt động của tủ lạnh trên. Không khí trong tủ có nhiệt
độ 350F từ phòng vào dàn lạnh để nhã nhiệt cho môi chất trong dàn bốc hơi làm cho
không khí lạnh hơn để lại được thổi vào phòng. Môi chất lạnh sôi bốc hơi ở nhiệt đô
t0 = 200F, quá nhiệt đến 300F trước khi về máy nén. Trong hình có mô tả trạng thái
môi chất ở các vị trí của dàn lạnh.
Năng suất lạnh của bộ bay hơi là khả năng hấp thụ nhiệt Q0, là tham số để chọn các
thiết bị bay hơi và máy nén.

Hình 2.1. Mô tả hoạt động của dàn lạnh.


49
3. Đặc tính trao đổi nhiệt của thiết bị bốc hơi
Vật liệu chế tạo các thiết bị bay hơi là đồng, thép, thép không gỉ, nhôm, tuy theo loại
môi chất lạnh và phạm vi ứng dụng mà sử dụng cho hợp lý.
Qúa trình môi chất sôi, bốc hơi gắn liền với quá trình trao đổi nhiệt với môi trường
bên ngoài. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ của quá trình bao gồm:
Sự trao đổi nhiệt tốt nhất giữa hai chất lỏng. Ví du như môi chất lạnh thể lỏng trong
ống đồng của bộ bốc hơi nếu bên ngoài ống là nước thì quá trình làm lạnh tốt hơn là
không khí.
Tốc độ chảy của môi chất nhanh thì cường độ quá trình trao đổi nhiệt giữa môi chất
và môi trường cao và ngược lại, tốc độ chậm làm giảm cường độ trao đổi nhiệt.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi chất và môi trường cao thì cường độ quá trình sôi,
bốc hơi cao và ngược lại, hiệu số nhiệt đô thấp làm giảm cường độ trao đổi nhiệt.
4. Các thiết bị bốc hơi
4.1. Thiết bị bốc hơi kiểu ống
1. Tổng quan
Đây là loại thiết bị cấu tạo từ các ống như ống đồng, ống thép. Môi chất lạnh thường
lưu động trong ống và thực hiện quá trình trao đổi nhiệt với môi trường có nhiệt độ
cao hơn bên ngoài ống như không khí, nước để sôi, bốc hơi làm cho không khí, nước
bị mất nhiệt và lạnh đi.
Đặc điểm kỹ thuật:
- Ống đống xoắn
- Các tấm nhôm mỏng gắn với mặt ngoài ống đồng bằng cách hàn hay ép chặt.
-Sử dụng quạt để buộc không khí thổi ngang qua các ống đồng, giữa các khe hẹp của
các lá nhôm (hình 2.1).
Đây là loại dàn bốc hơi có hiệu quả cao nhất về trao đổi nhiệt và được ứng dụng
rộng rải trong kỹ thuật điều hòa không khí.

50
Hình 2.2. Bộ trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm

Hình 2.3: Các kiểu Dàn bốc hơi ống đồng cánh nhôm
2.Dàn bốc hơi ống đồng cánh nhôm loại mỏng
Cấu tạo chỉ có một vòng ống đồng nên gọi là mỏng. Công suất lạnh nhỏ, nhưng
được sử dụng nhiều hơn bất kỳ loại trao đổi nhiệt nào khác giữa không khí và môi
chất lạnh. Bộ trao đổi nhiệt này hiệu quả vì có tiếp xúc tốt giữa không khí và bề mặt
truyền nhiệt.

Hình 2.4: Dàn bốc hơi ống đồng cánh nhôm loại mỏng
51
3. Dàn bốc hơi ống đồng cánh nhôm loại dày
Loại dàn lạnh này có công suất lớn, lỏng môi chất lạnh được bộ chia ga phân phối
chảy theo nhiều đường song song vào coil. Đòi hỏi phải cân bằng áp suất giữa các
nhánh để hơi có thể tập trung vào một ống lớn chảy về máy nén.

Hình 2.5: Dàn bốc hơi ống đồng cánh nhôm loại dày môi chất chảy theo nhiều
nhánh trong coil.
4.Thiết bị bay hơi loại tấm:
- Thiết bị bay hơi loại tấm bao gồm hai tấm kim loại được ép chặt, khe hở dạng
đường ống, môi chất lạnh chảy qua đó.
- Tạo một bề mặt ống lớn, tăng công suất và độ bền vững.

Hình 2.5. Dàn bốc hơi kiểu tấm


2.1.4.2. Thiết bị bốc hơi kiểu bình làm lạnh chất lỏng
Là loại bình bốc hơi sử dụng để trao đổi nhiệt giữa chất lỏng và môi chất lạnh. Môi
chất lạnh lỏng lưu động trong ống và nhận nhiệt của chất lỏng trong bình chứa để sôi
và bốc hơi va chất lỏng lạnh đi. Trong hình vẻ 2.6 là sơ đồ bình bốc hơi làm lạnh
52
nước của máy làm lạnh nước trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước
WC.

Hình 2.6: Bình bốc hơi ống vỏ làm lạnh chất nước
2.2. CÁC LOẠI THIẾT BỊ NGƯNG TỤ
1. Tổng quan về bộ ngưng tụ
Bộ ngưng tụ là thiết bị trao đổi nhiệt tương tự như thiết bị bay hơi; nó nhã nhiệt cho
môi trường (nhiệt từ hệ thống được hấp thụ bởi thiết bị bay hơi và nhiệt chuyễn hóa
từ công suất của máy nén).
Quá trình ngưng tụ hơi môi chất trong bộ ngưng tụ gồm ba giai đoạn (hình 2.7):
- Giai đoạn đầu tiên (I): hơi môi chất giảm nhiệt độ từ trạng thái hơi quá nhiệt đến
hơi bão hòa (giai đoạn làm mát 1pha).

- Giai đoạn hai (II): hơi môi chất có nhiệt độ không đổi, tỷ lệ lỏng trong hơi tăng từ
trạng thái hơi bão hòa đến chất lỏng (ngưng tụ), nhiệt lượng nhã ra ở giai đoạn này
là chính, do nhiệt nhiệt lượng chuyễn biến pha rất cao (giai đoạn biến đổi giữa 2
pha).
- Giai đoạn cuối cùng (III): lỏng môi chất từ trạng thái chất lỏng sôi đến chất lỏng
quá lạnh ((giai đoạn làm mát 1pha).
Năng suất nhiệt bộ ngưng tụ là khả năng nhã nhiệt Qk, là tham số để chọn các thiết
bị ngưng tụ.
Các bộ ngung tụ giải nhiệt nước thường đi kèm tháp giải nhiệt để tái sử dụng nước.

53
Hình 2.7: Nguyên lý của quá trình ngung
tụ môi chất lạnh trong bình ngưng tụ.

Ba giai đoạn của quá trình ngưng tụ và biểu đồ thay đổi nhiệt độ trong giai đoạn II
của môi chất lạnh t1 và nước hay không khí giải nhiệt t2
2..2.3. Bộ ngưng tụ làm mát bằng nước
1. Loại ống lồng ống
Bộ ngưng tụ loại ống lồng ống được chế tạo từ một ống lớn chứa trong đó một hay
2,3 ống nhỏ và chúng được cuộn thành như cuộn dây. Nước làm mát chảy trong các
ống nhỏ, môi chất lạnh chảy bên ngoài ống nhỏ, trong ống lớn và trao đổi nhiệt cho
nhau làm cho ga lạnh ngưng tụ. Loại này không thể được làm sạch bằng bàn chải.
Nước làm mát phải được làm sạch bằng hóa chất và không ăn mòn kim loại. Bộ
ngưng tụ loại này thường được làm từ đồng hoặc thép; một số bình ngưng đặc biệt
được làm bằng thép không gỉ hoặc niken để chống ăn mòn hóa học.

Hình 2.8: Bộ ngưng tụ giải nhiêt nước loại ống lồng ống

54
2. Loại ống vỏ
a. Loại ống cuộn
Bộ ngưng tụ loại này thì ống cuộn đặt vào một cái vỏ sau đó đóng lại và hàn. Thông
thường ga lạnh được đưa vào vỏ, và nước làm mát được lưu thông trong cuộn ống.
Vỏ của bình ngưng như một bể chứa thu ga lỏng ngưng ở đáy bình. Bình ngưng này
không được làm sạch bằng máy móc bởi vì cuộn dây không thẳng. Nó phải được
làm sạch bằng hóa chất. Hình 2.10 mô tả bình ngưng ống vỏ và ống cuộn.

Hình 2.10. Mô tả bình ngưng ống vỏ loại ống cuộn


a. Loại chùm ống

55
Hình 2.11. Mô tả bình ngưng ống vỏ loại chùm ống
Các bình ngưng ống vỏ loại chù ống có thể được làm sạch bằng máy móc với bàn
chải. Chúng được chế tạo với các ống được hàn chặt vào hai tấm lắp ống, các tấm này
được hàn chặt vào vỏ ống hình trụ (hình 2-11). Ga lạnh được đưa vào vỏ nằm trong
không gian giữa các ống, và nước giải nhiệt được lưu thông trong các ống. Các đầu
của vỏ dạng hình elip (được gọi là hộp nước), trong hộp nước, nước có các tâm
sngawn để phân phối nước làm mát lưu thông trong các ống được nhiều vòng (pass),
làm cho nước có đủ thời gian nhận nhiệt và tăng nhiệt độ nhiều hơn. Khi cần bảo
dưỡng như làm sạch chỉ cần tháo hộp nước là có thể dùng bàn chải để cọ rửa là được.
Môi chất ngưng tụ được chứa ở đáy vỏ và vẫn được quá lạnh. Đây là bình ngưng đắt
nhất và thường được sử dụng trong các hệ thống lạnh lớn.
2. Loại phun mưa
Trong bình ngưng nước phun mưa, nước được phun lên bề mặt các ống chứa môi chất
lưu động và hấp thụ nhiệt từ môi chất ngưng tụ làm nước nóng lên và bay hơi. Không
khí được quạt hút lên từ mặt bên cạnh, đi qua bình ngưng và hấp thụ nhiệt từ nước.
Quá trình này được dựa trên nguyên tắc làm mát bay hơi, vì nước phun mưa bốc hơi,
thu nhiều nhiệt hơn.

Hình 2.12. Mô tả bình ngưng loại phun mưa


56
2.2.4. Các loại bộ ngưng tụ làm mát bằng không khí –dàn nóng
Bộ ngưng tụ làm mát bằng không khí sử dụng không khí làm môi trường thải nhiệt
cho môi chất lạnh ngưng tụ. Điều này thuận lợi hơn trong các trường hợp khó sử
dụng nước. Cũng như dàn lạnh ống đồng cánh nhôm, dàn ngưng cũng có cấu tạo
như vậy.
Dàn ngưng tụ làm mát bằng không khí có nhiều kiểu dáng khác nhau. Phổ cập là
không khí thổi ngang qua ống đồng, trong các khe của các cánh nhôm hình 2.13.
Trong máy điều hòa không khí lớn, bình ngưng có mẫu khí thổi thẳng đứng. Không
khí đi vào phía dưới và được thổi ra phía trên (hình 2.14). Nguyên lý hoạt động của
dàn ngưng giải nhiệt gió loại ống đồng cánh nhôm được mô tả trong hình 2-15.

Hình 2-13. Dàn ngưng ống đống cánh nhôm gió thổi ngang

Hình 2-14. Dàn ngưng ống đống cánh nhôm gió thổi từ dưới lên

57
Hình 2-15. Nguyên lý hoạt động của dàn ngưng ống đống cánh nhôm mô hình và
thiết bị thực tế
2.3. MÁY NÉN LẠNH
2.3.1. Tổng quan
Máy nén được coi là trung tâm của hệ thống thiết bị làm lạnh. Máy nén để làm tăng
áp suất hơi môi chất từ mức áp suất hút đến mức áp suất đẩy. Ví dụ, trong một hệ
thống nhiệt độ thấp áp suất hút đối với một hệ thống có R-12 là môi chất làm lạnh
có thể có áp suất hút là 3 psig và áp suất xả là 169 psig. Máy nén làm tăng áp suất
166 psig.
Tỷ số nén là áp suất tuyệt đối bên cao chia cho áp suất tuyệt đối bên thấp.
Ví dụ, một máy nén hoạt động với R-134a. Với cùng áp suất dư ngưng tụ 169 psig
và áp suất dư bay hơi 3 pig, tỷ số nén sẽ là:
CR = (169+15)/ (3+15) = 10,22

58
Hình 2-16. Mô tả tỹ số nén
Khi tỷ lệ nén trở nên quá cao (CR ≥ 10-12), dầu bôi trơn quá nóng có thể chuyển
thành cacbon và tạo axit trong hệ thống. Có thể giảm tỷ lệ nén bằng sử dụng nén hai
cấp. Máy máy thứ nhất nén hơi môi chất với CR1 ≈ 0,5 CR xả vào cửa hút của máy
nén thứ hai để nén tiếp cho tổng tỹ số nén = CR (hình 2-16). Tỷ số nén cao hơn 10
thì nên sử dụng máy nén 2 cấp.
2.3.2. Cấu tạo:
Máy nén có nhiều kiểu khác nhau nhưng nguyên lý làm việc thì giống nhau. Chúng
ta khảo sát máy nén piston để hiểu sự hoạt động chung của máy nén. Hình 2-17 mô
tả cấu tạo của máy nén gồm:
1-xi lanh; 2-piston; 3-tay biên; 4-trục khủy;
5-ống nạp khí; 6-ống xả khí; 7-van nạp; 8-van xả.

59
Hình 2-17. Mô tả cấu tạo máy nén piston

2.3.3. Nguyên lý hoạt động


Trục khuỷu quay một vòng 3600 (hình 2.17):
- Từ 00 đến 1800- (hình vẽ b) - quá trình nạp môi chất vào xi lanh, van nạp mở, van
xã đóng, piston đi từ đỉêm chết trên (ĐCT) về điểm chết dưới (ĐCD). Áp suất hơi
môi chất giữ p1 không đổi.
- Từ 1800 đến 2700- (hình vẽ c) - quá trình nén, 2 van nạp và xã đều đóng, piston đi
từ ĐCD đến khoãng ½ xilanh. Áp suất môi chất tăng từ p1 đến p2.
- Từ 2700 đến 3600- (hình vẽ d) - quá trình xã hơi nén, van xã mở, van nạp đóng,
piston đi tiếp hành trình đến ĐCT và kết thúc 1 chu trình.
Như vậy khi trục khuỷu quay 1 vòng thì piston thực hiện 2 hành trình và môi chất
thực hiện 3 quá trình như trên đồ thị: nạp (a-1), nén (1-2), xã (2-b).

60
DCT- điểm chết trên (điểm píston ở gần đỉnh xi lanh nhất)
DCD- điểm chết dưới (điểm píston ở xa đỉnh xi lanh nhất)

Hình 2-17. Mô tả nguyên lý hoạt động của máy nén


2.3.3. Các thông số của quá trình nén:
1. Hiệu suất nén và công suất động cơ:
Ns - công suất nén lý thuyết:
Ns = m.ws
Ne- công suất nén hửu ích (nén thực):
Ne = Ns/ηe
ηe - hs nén, tra đồ thi hình 2-18
m - lưu lượng môi chất lạnh trong máy nén; kg/s;
ws - công nén riêng đoạn nhiệt ws=h2-h1
(h1, h2 - entanpy của môi chất lạnh vào và ra khỏi máy nén- kJ/kg)
công suất động cơ điện: Nel = Ne/ ηđcηtđ = 1,1-1,2. Ne
ηđc - hiệu suất động cơ = 0,9-0,95; ηtđ - hiệu suất bộ truyền động = 0,85-0,9
2. Hệ số lạnh thực: COP(ε) = Q0/Nel
c.Năng suất lạnh của máy nén: Q0 = m. q0; W
q0= h1-h4; kJ/kg
d.Năng suất nhiêt của dàn nóng: Qk = m. qk; W

61
3. Sự thay đổi công suất lạnh của máy nén theo nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ bốc
hơi của môi chất lạnh:
a. Theo nhiệt độ bốc hơi t0: khi t0 giảm thì Q0 giảm (gần đúng: t0 giảm 1
độ thì Q0 giản 4% và t0 tăng 1 độ thì Q0 tăng 4%)
b. Theo nhiệt độ ngưng tụ tk: khi tk giảm thì Q0 tăng (gần đúng: tk giảm 1
độ thì Q0 tăng 1,5% và tk tăng 1 độ thì Q0 giảm 1,5%)

Hình 2-18. Đồ thị xác định hiệu suất nén ηe


4. Chế độ lạnh tiêu chuẩn của máy nén trong máy ĐHKK
- Môi chất lạnh: Frenon
- Nhiệt độ sôi: 50C
- Độ quá nhiệt: 50C
- Nhiệt độ ngưng tụ: 350C
- Nhiệt độ quá lạnh: 300C
2.3.4. Các loại máy nén
1.Máy nén piston: được sử dụng trong hệ thống lạnh thương mại và công nghiệp
và ứng dụng trong điều hòa không khí dân dụng, thương mại.
Các máy nén này có thể là máy nén kín hoặc loại nữa kín. Các máy nén này sử dụng
các môi chất lạnh R-22, R-410A, hoặc R-407C. Một số máy nén được sản xuất
trước năm 1970 có thể sử dụng R-12 hoặc R-500. Môi chất lạnh R-22 là chất làm
lạnh HCFC có chứa clo, nó hết hạn sử dụng năm 2040. R-410A và R-407C là hai
hỗn hợp chất làm lạnh sẽ sớm trở thành chất làm lạnh thay thế dài hạn cho R-22
trong điều hòa không khí.

62
Hình 2-19. Hình 2-20. Sơ đồ cấu tạo Máy nén khí piston
2. Máy nén trục vít:
Được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí thương mại và công nghiệp

Hình 2-20. Sơ đồ cấu tạo Máy nén trục vít


3. Máy nén roto xoắn ốc:
- Được sử dụng trong điều hòa không khí thương mại nhỏ.
- Máy nén xoắn ốc, các quá trình nén, hút xẩy ra giữa hai lá kim loại cuộn dạng
hình xoắn ốc và được hàn vào các đĩa kim loại. Một đĩa lá là cố định và một đĩa lá
quay. Hơi được hút vào một túi hơi giữa hai lá xoắn ốc. Khi quay tiếp tục, túi hơi
được đóng kín, và bị nén dần thành một túi nhỏ hơn ở trung tâm, từ đó được đưa
đưa ra khỏi máy nén qua của nhỏ ở tâm đĩa.
-Máy nén xoắn ốc hiệu quả cao do các yếu tố sau:
■ Nó không yêu cần van; do đó giảm tổn thất áp suất khi hút và đẩy hơi môi chất
lạnh.
■ Các vị trí hút và xả riêng biệt, làm giảm sự truyền nhiệt giữa hơi hút và hơi xả, có
chênh lệch nhiệt độ nhỏ giữa các giai đoạn khác nhau xảy ra trong máy nén.
63
■ Không có thể tích thừa như máy nén piston.

Hình 2-21. Hình 2-20. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động Máy nén roto xoắn ốc
4. Máy nén rôto cánh gạt: được sử dụng trong điều hòa không khí thương mại nhỏ

Hình 2-22. Sơ đồ cấu tạo Máy nén roto cánh gạt


4. Máy nén rôto quay

64
Hình 2-23. Sơ đồ cấu tạo Máy
nén roto quay

Máy nén rotor quay, rotor cánh gạt nhỏ và nhẹ. Máy nén và động cơ được đặt vào
vỏ hình trụ, không gian hơi hút và nén là khoãng trống giữa rotor và vỏ. Điều này
cũng làm giảm kích thước của máy nén quay so với máy nén pittông. Máy nén quay
hiệu quả hơn máy nén pittông và được sử dụng trong máy lạnh trung bình và nhỏ.
5. Máy nén kín

Hình 2-24. Sơ đồ cấu tạo Máy nén kín


5. Máy nén nửa kín.

Hình 2-25. Sơ đồ cấu tạo Máy nén nữa kín


65
Máy nén kín và nữa kín thường được sử dụng rộng rải trong các hệ thống lạnh và
điều hòa không khí dân dụng và thương mại. Các máy nén này có thể được làm mát
bằng không khí. Nhiệt độ khí hút tối đa là thường khoảng 70 ° F, nhiệt độ cuối quá
trình nén tùy thuộc loại môi chất nhưng không vượt quá 2250F. Tốc độ động cơ
3450 vòng / phút hoặc 1750 vòng / phút (60Hz).
Máy nén hiện tại sử dụng động cơ nhanh hơn và các môi chất làm lạnh hiệu quả
hơn như R-22, R-410A và R-407C và các hỗn hợp môi chất lạnh khác thay thế thân
thiện để thiết bị có thể nhỏ hơn và nhẹ hơn.
7.Máy nén hở
Là loại máy nén có công suất lớn và rất lớn. Máy nén và động cơ điện riêng biệt
nhau và truyền lực qua puly và đai hoặc khớp nối ly hợp. Ưu điểm là dể bảo dưỡng
và sửa chửa, có thể sử dụng đông cơ điện tiêu chuẩn. Nhược điểm là có sử rò rỉ môi
chất lạnh ra ngoài qua lổ trục quay.

Hình 2-26. Sơ đồ cấu tạo Máy nén hở


2.4. VAN TIẾT LƯU
2.4.1 Tổng quan
Các thiết bị tiết lưu là thành phần để giảm áp suất môi chất lạnh lỏng từ áp suất
ngưng tụ đến áp suất bốc hơi. Nguyên nhân tạo ra sự giảm áp suất là chất lỏng lưu
động có tổn thất ma sát theo qui luật của hiệu ứng tiết lưu. Các thiết bị tiết lưu được
kết nối thiết bị bay hơi và thiết bị ngưng tụ.
2.4.2. Van tiết lưu nhiêt (TXV)
Van này tự động mở hoặc đóng nhờ vào cảm biến nhiệt.
a. Cấu tạo van tiết lưu nhiệt:

66
Hình 2- 27. Mô tả cấu tạo van tiết lưu nhiệt
1- Khoang áp lực cảm biến; 2- màng cảm biến; 3 ty van; 4- lo xo; 5-vít chỉnh; 6-
bầu cảm biến.
b. Nguyên lý hoạt động của van tiết lưu nhiệt

Hình 2- 28. Mô tả sơ nối van tiết lưu với dàn lạnh


Van tiết lưu nhiệt có nhiệm vụ cấp lỏng liên tục cho dàn lạnh theo tín hiệu độ quá
nhiệt của hơi hút. Van tiết lưu nhiệt cân bằng đơn là loại tín hiệu tác dụng lên một
phía của màng cảm biến áp suất, loại này được dùng nhiều vì cấu tạo đơn giản. Khi
dàn lạnh thiếu ga thì nhiệt độ quá nhiệt của môi chất trong bầu cảm biến 6 tăng làm
tăng áp lực tác động lên màng cảm biến, đẩy cần và van 3 đi xuống làm van mở và
môi chất có áp suất pk đi qua van để giảm về p0 rồi vào dàn lạnh (hình 2.28).
2.4.3. Các ống mao
Ống mao là một ống có đường kính rất nhỏ, khi môi chất lạnh lỏng lưu động qua thì
có ma sat lớn và vì vậy tạo ra sự giảm áp suất p0< pk. Tùy theo độ giảm áp suất lớn
nhỏ mà chiều dài ống tương ứng. Ông mao thường sử dụng như là một van tiết lưu
trong các máy lạnh nhỏ như tủ lạnh gia đình. Ông mao được thay ống nối từ dàn
nóng về dàn lạnh và kep chặt với ống hút để tạo thành bộ hồi nhiệt.

67
Hình 2- 29. Mô tả sơ nối ống mao trong tủ lạnh
2.5. THIẾT BỊ PHỤ
2.5.1. Tổng quan
Ngoài 4 thiết bị chính: máy nén, bộ ngưng tụ, van tiết lưu, bộ bốc hơi, còn có các
thiết bị phụ bảo đảm sự tin cậy cho vận hành. Trong điều kiện cụ thể và tùy thuộc
môi chất lạnh mà có thiết bị phụ cần thiết.
Sơ đồ các thiết bị của hệ thống lạnh với các thiết bị chính và thiết bị phụ cơ bản
(hình 2-29)

Hình 2-30. Sơ đồ các thiế bị của hệ thống lạnh với các thiết bị chính và thiết bị phụ
cơ bản.
2.5.2. Bình chứa

68
Được sử dụng để nhận chất làm lạnh lỏng sau khi thiết bị ngưng tụ hoặc sau van tiết
lưu. Có bình chứa cao áp và bình chứa hạ áp (bình chứa hạ áp là bình chứa tuần
hoàn, chỉ có ở máy lạnh lớn).
Bình chứa cao áp được lắp sau bình ngưng để lưu trử chất lỏng cao áp và để tách hơi
còn chưa ngưng tụ hết khỏi lỏng ngưng, hơi đó có thể quay trở lại bình ngưng để
tiếp tục chuyễn hóa thành lỏng. Lỏng cao áp ở bình chứa chỉ vào van tiết lưu khi dàn
lạnh có nhu cầu cấp lỏng. Có hai loại bình chứa cao áp: loại đặt đứng cho máy lạnh
công suất nhỏ, loại đặt nằm cho máy lạnh công suât lớn.

Hình 2-31. Hai loại bình chứa cao áp đặt đứng và đặt nằm
2.5.3. Pin sấy lọc
Phin sấy lọc là để loại bỏ các cặn bẩn rắn và nước trong dòng chảy của môi chất lạnh
lỏng. Bộ lọc sấy đặt ngay trước van tiết lưu để hạn chế sự tắc nghẽn dòng chảy do
tạp chất hay nước trong môi chất đóng băng.

Hình 2-32. Phin sấy lọc, chứa các hạt hút nước và lưới chắn hạt, cặn bẩn rắn.
2.5.4. Mắt ga
Mắt ga là kính quan sát lắp trên đường lỏng (ngay sau phin sấy lọc). Mắt ga cho
biết sự hiện diện của độ ẩm trong hệ thống. Nhiệm vụ của mắt ga:
- Báo hiệu đủ ga khi dòng ga không sủi bọt.
- Báo hiệu thiếu ga khi dòng ga bị sủi bọt.
69
- Báo hiệu hết ga khi có vệt dầu trên kính.
- Báo hiệu độ ẩm khi các chấm màu trên mắt ga đổi màu.
- Báo hiệu hạt hút ẩm bị rả khi ga vẫn đục.

Hình 2-33. Mắt ga


2.5.5. Bộ hồi nhiệt
Bộ hồi nhiệt này nằm giữa đường hút và đường lỏng. Có nhiệm vụ để quá lạnh lỏng
môi chất sau ngưng tụ trước khi vào van tiết lưu bằng hơi lạnh ra từ dàn lạnh trước
khi vào máy nén trong các máy lạnh Freon. Nhờ đó giảm thiểu việc máy nén hút
lỏng và tăng năng suất lạnh của máy lạnh do quá lạnh lỏng ngưng tụ trước khi vào
van tiết lưu.
Đối với máy lạnh nhỏ chỉ là kẹp hai đường ống đi và về lại với nhau và bọc cách
nhiệt để tăng hiệu quả truyền nhiệt. Đối với máy lạnh lớn thì hai dòng môi chất trao
đổi nhiệt trong bình.
Lỏng môi chất đi trong ống xoắn, hơi đi bên ngoài (hình 2.34).

Hình 2-34. Sơ đồ bộ hồi nhiêt (trái: máy lạnh nhỏ, phải máy lạnh lớn)
2.6. TÍNH CHỌN THIẾT BỊ LẠNH
2.6.1. Vật liệu kỹ thuật lạnh
a. Vật liệu chế tạo máy và thiết bị:
-Sắt thép: chế tạo máy nén, các thiết bị truyền nhiệt, ống dẫn cho tất cả các loại
môi chất lạnh.
-Đồng nhôm: chế tạo thiết bị truyền nhiệt, ống dẫn cho môi chất Freon.
70
- Chú ý: Vật liệu kim loại làm viêc ở nhiệt độ thấp thì khả năng chịu lực giảm, đặc
biệt là khi nhiệt độ làm việc nỏ hơn - 400C.
b. Vật liệu cách nhiêt;
-Bọt xốp STYROPO: khối lượng riêng nhỏ, nhẹ ρ = 10-60 g/m3, hệ số dẫn nhiệt thấp
λ = 0,03-0,04 W/m. K, nhiệt độ chịu đựng cao nhất tmax = 800C. Các tính chất đều
thích hợp làm chất cách nhiệt trong kỹ thuật lạnh.
-Bọt xốp POLYURETHAN: khối lượng riêng nhỏ, nhẹ ρ = 30-50 g/m3, hệ số dẫn
nhiệt rất thấp λ = 0,023-0,03 W/m. K, nhiệt độ chịu đựng cao nhất t max = 1200C. Các
tính chất đều thích hợp làm chất cách nhiệt trong kỹ thuật lạnh.
2.6. 2. Tính chọn các thiết bị truyền nhiệt
1. Tổng quát
Có hai loại bài toán: Tính thiết kế và tính kiểm tra
Mục đích tính thiết kế là tính diện tích bề mặt truyền nhiệt F; m2,
Các thông số cho trước:
-Tải nhiệt bình ngưng Qk = Q0 + Ne (hoặc tính như ở bài toán tính chu trình).
- Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk
- Công thức tính: F = Qk/(k .tTB)
- Nhiệt độ trung bình tTB = (tk- t0)TB và hệ số truyền nhiệt k có thể tra bảng theo
cataloge của thiết bị.
-Sau khi tính được F ta có thể dựa vào cataloge để tìm thiết bị thích hợp.
Tương tự như vậy ta cũng có thể tính chọn thiết bị bay hơi. Thông qua ví dụ sau đây
có thể hiểu được cách chọn các thiết bị: máy nén, bộ ngung tụ, bộ bay hơi.
2. Ví du 2.1:
Máy làm lạnh nước WC sử dụng máy nén MYCOM –Nhật bản loại máy nén piston
F2WA2- môi chất lạnh R22 với nhiệt độ bốc hơi t0 = -100C, nhiệt đô ngưng tụ tk =
350C (bảng Hình 2-35. Catalogue thông số máy nén Mycom- Nhật Bản)
Giải:
a. Tính chọn Bình bốc hơi làm lạnh nước trong máy điều hòa không khí trung tâm
nước WC (water chiller):
Tra bảng máy nén Mycom có năng suất lạnh của bình bốc hơi (bằng của máy nén)
bằng Q0 = 41,1 kW, công nén hửu ích Ne=10,9 kW.
71
-Tra bảng Hình 2-36. Hệ số truyền nhiệt của các loại bộ bốc hơi máy lạnh: hệ số
truyền nhiệt k =375 W/m2K và nhiệt độ trung bình của bình bốc hơi là ΔtTB = 50C
(làm lạnh nước)
-Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt:
F = Q0 / k ΔtTB = 41,1.103/ (375.5) = 22 m2
-Từ bảng hình 2-37. Thông số các loại bình bốc hơi ống vỏ Freon, chọn bình có ký
hiệu YTBP-25 (diện tích bề mặt truyền nhiệt là 25 m2)
b. Tính chọn Bình ngưng tụ giải nhiệt nước
-Tính năng suất lạnh hửu ích của bình ngưng ống vỏ nằm ngang giải nhiệt nước:
Qk = Q0 + Ne = 41,1 + 10,9 = 52 kW
-Tra bảng Hình 2-38. Hệ số truyền nhiệt của các loại bình ngưng tụ máy lạnh: hệ số
truyền nhiệt k= 700 W/m2K và nhiệt độ trung bình của bình là ΔtTB = 50C (giải nhiệt
nước)
-Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt:
F = Q0 / k ΔtTB = 52.103/ (700.5) = 14,86 m2
-Từ bảng hình 2-39. Thông số các loại bình ngưng tụ ống vỏ Freon, chọn bình có ký
hiệu KTP- 18 (diện tích bề mặt truyền nhiệt là 18 m2)
Hình 2-35. Catalogue thông số máy nén Mycom- Nhật Bản

72
Hình 2-36. Hệ số truyền nhiệt và hiệu số nhiệt độ trung bình của các loại bộ bốc
hơi máy lạnh:

73
Hình 2-37. Thông số các loại bình bốc hơi ống vỏ Freon loại YTBP-Nga

Hình 2-38. Hệ số truyền nhiệt và hiệu số nhiệt độ trung bình của các loại bình
ngưng tụ máy lạnh

74
Hình 2-39. Thông số các loại bình ngưng tụ ống vỏ Freon loại KTP -Nga

2.6.3. Tính chọn van tiết lưu


Các đại lượng cần cho việc chọn:
- Năng suất lạnh Q0.
- Loại môi chất lạnh như Freon hoặc Amoniac.
- Nhiệt độ bốc hơi t0.
- Hiệu áp qua van :p = pk - p0 - pi.

75
(pi - tổng tổn thất áp suất trong các thiết bị của hệ thống lạnh như dàn ngưng,
ống dẫn, các van, tê cút của các ống dẫn, phin lọc sấy…thường chon gần đúng pi
=2 bar)
Năng suất danh định của van chọn =1,1-1,2 Q0.
Tính tiếp ví dụ trên:
Môi chất lạnh là R22 có: Q0 = 41,1 kW,
tk = 350C -> pk =13,54 bar,
t0 = -100C -> p0 = 3,54 bar
p =13,54 - 3,54 - 2 = 8 bar và Qv0 = 1,2. 41,1 = 49,3 kW
Tra catalog từ bảng trong Hình 2-40. Thông số các loại van tiết lưu ga R22 chon
van TEX5-12 có p = 8 và Qv0 = 51 kW > 49,3 kW -> đạt yêu cầu.
Hình 2-40. Thông số các loại van tiết lưu ga R22 loại TEX-Trung quốc

76
2.6.3. Tính chọn đường ống

Trong đồ thị tra đường ống của hãng Danfoss cho các đồ thi để tra các đường kính
ống hút (đường a), ống đẩy (đường b) và ống lỏng (đường c) của môi chất lạnh R22
và R717 theo các mức công suất lạnh.
77
Các máy lạnh có công suất trong phạm vi đồ thị thì tra đường kính các đường hút,
đẫy, lỏng theo đồ thị. Các máy lạnh có công suất lớn hơn hay thì có thể chia công
suất nhỏ đi để tra đồ thị sau đó ghép lại thành 1 ống lớn có đường kính tương
đương.
Ví dụ (tiếp theo ví dụ trên)
Máy lạnh có: Môi chất lạnh R22, Q0 = 41,1 kW
Tra đồ thị ở hình 2-41, để tìm đường kính của máy lạnh có Q0 = 41,1 kW, môi chất
lạnh R22.
Chọn năng suất lạnh nhỏ phù hợp với đồ thị là Q0n = Q0/2= 20,55 kW, tra được
đường kính các ống:
-Ông hút: Da = 42 mm-> 2Fa = 2769,5 mm2-> Datd = 59 mm
- Ông đẫy: Db = 25 mm-> 2Fb = 9812,5 mm2-> Dbtd = 35 mm
- Ông lỏng: Dc = 18 mm-> 2Fc = 508,7 mm2-> Dctd = 25 mm
Trong đó:
-Da, Db, Dc: đường kính các ống hút, đẩy, lỏng của máy nhỏ công suất 20,55 kW
-Fa, Fb, Fc: diện tích tiết diện các ống hút, đẩy, lỏng của máy nhỏ công suất 20,55
kW
Datd, Dbtd, Dctd: đường kính tương đương các ống hút, đẩy, lỏng của máy lớn công
suất 20,55. 2 = 41,1 kW
Với kết quả như trên, dựa vào các bảng (trong các tài liệu chuyên ngành) cho sẵn
các cở ống đồng cho máy lạnh để tìm cở ống thích hợp.

78
Chương III: LÀM LẠNH TRONG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
3.1. KHÔNG KHÍ ẨM
3.1.1. Truyền nhiệt giữa con người và môi trường
Cơ thể con người phát ra và hấp thụ nhiệt bằng ba phương pháp của truyền nhiệt:
dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt
Hình 3-1. Diễn tả ba phương pháp truyền nhiệt giữa con người và môi trường. Sự
bốc hơi mồ hôi, hơi thở ra có thể được coi là một cách thứ tư.
Môi trường xung quanh phải là mát hơn cơ thể để cơ thể cảm thấy thoải mái. Thông
thường, khi cơ thể nghỉ ngơi ở trong môi trường xung quanh gần với 75°F (24C) và
50% độ ẩm (xem hình 3.2) với một chuyển động không khí nhẹ, là cơ thể được
thoải mái.
Hình 3-1. Diễn tả các phương pháp truyền nhiệt giữa con người và môi trường

- Biểu đồ hình 3-2 mô tả miền cảm ứng của con người. Ở giữa biểu đồ này có hình
chữ nhật gồm các kết hợp nhiệt độ và độ ẩm mà hầu hết mọi người sẽ cảm thấy thoải
mái. Miền cảm ứng của con người trong khoãng φ = 30-70%; tD = 70-800F
Hình 3-2. Vùng thông số không khí môi trường thường được gọi là sự thoải mái
tổng quát

79
3.1.2. Khái quát về không khí ẩm
1. Tổng quan
Không khí khô bao gồm khoảng 78% Nitơ, 21% Oxy và 1% các loại khí khác.
Không khí thực tế là không khí ẩm và trong không khí có hơi nước, hơi nước trong
không khí ẩm có hơi áp suất thấp.
Áp suất của không khí ẩm bằng tổng áp suất riêng phần của không khí khô và của
hơi nước:
p = pk + ph (3-1)
Nhiệt độ của không khí khô và của hơi nước bằng nhau:
t = th = tk (3-2)
Khối lượng của không khí ẩm bằng tổng khối lượng của không khí khô và hơi nước:
G = Gk + Gh (3-3)
2. Phân loại không khí ẩm
a. Không khí ẩm bảo hòa: là không khí ẩm mà lượng hơi nước trong đó đạt khối
lượng cực đại tức là đạt trạng thái hơi bảo hòa, Ghmax.
b. Không khí ẩm quá bảo hòa: là không khí ẩm mà lượng hơi nước trong đó vượt
quá mức cực đại, tức là đạt trạng thái hơi bảo hòa và có nước ngưng tụ, G h > Ghmax.
c. Không khí ẩm chưa bảo hòa: là không khí ẩm mà lượng hơi nước trong đó chưa đạt
cực đại, tức là đạt trạng thái hơi quá nhiệt, Gh < Ghmax.
Ở trạng thái bình thường không khí ẩm chưa bảo hòa, rất ít trường hợp là quá bảo hòa
và bảo hòa.
3.1.3. Các thông số cơ bản của không khí ẩm
1. Độ ẩm tuyệt đối
Là khối lượng hơi nước trong 1 m3 không khí ẩm.
ρ = Gh / V (3- 4)
Trong đó:
Gh- khối lượng của hơi nước trong khối không khí ẩm đang xét; g;
V- thể tích của khối không khí ẩm đang xét; m3
Hệ thống SI: g/m3

80
Đơn vị Anh: lb/ft3
2.Độ ẩm tương đối
Là tỹ số giữa độ ẩm tuyệt đối của không khí chưa bảo hòa đang xét và không khí bảo
hòa cùng 1 nhiệt độ.
φ= ;% (3-5)

ρh - Độ ẩm tuyệt đối của không khí thực tế


ρhmax - Độ ẩm tuyệt đối của không khí bão hòa
3. Độ chứa hơi
Là lượng hơi nước chứa trong 1 kg không khí ẩm.

d= (3-6)

Trong đó:
Hơi nước (g), không khí (1kg không khí khô)
Đơn vị: Hệ SI: g/kg
Hệ Anh: lb/lb
hoặc grain / lb = 1 gr/lb = 0,1428 g/kg
4. Entanpy của không khí ẩm
Là entanpy của (1+ d) kg không khí ẩm. là thước đo hàm lượng nhiệt trong không
khí ẩm.
h = hk + d hh; kJ/kgk hay Btu/lb (3-7)
5. Nhiệt độ bầu khô t (tD) và nhiệt độ bầu ướt tư(tW):
Có 2 nhiệt kế chất lỏng giống nhau. Nhiệt kế thứ nhất dùng để đo nhiệt độ của
không khí ẩm gọi là nhiệt kế bầu khô, nhiệt độ chỉ là t D, nhiệt kế thứ hai được bọc
bầu lỏng bằng vải ướt gọi nhiệt kế bầu ướt - tW. Khi ở cùng 1 điều kiện thì tD > tW.
Từ nhiệt độ tD và tW người ta tính được độ ẩm tương đối φ% bằng cách sử dụng
bảng.
-Ví dụ: 3.1: 1 phòng có: tD = 760F, tW = 640F -> Δt = tD-tW = 120F tìm được từ bảng
3.1: φ = 52%.
Hình 3-2. Nhiệt kế bầu khô và bầu ướt và bảng để tính độ ẩm tương đối

81
6. Nhiệt độ điểm đọng sương tdw:
Là nhiệt độ ở mà hơi nước trong không khí ẩm bắt đầu ngưng tụ.
3.1.4. Đồ thị t-d của không khí ẩm
1.Tổng quan
Đồ thị t-d của không khí ẩm do Carier người Mỹ tìm ra vào đầu thế kỹ 20. Trục
tung là d- [grai/lb], trục hoành là nhiệt độ khô t0F. Các thông số không khí ẩm được
biểu diền trên đồ thị t-d gồm:
- Nhiệt độ khô tD - 0F
- Nhiệt kế ướt- tW; 0F
- Nhiệt độ điểm sương- tdp; 0F
- Độ ẩm tương đối φ%

- Độ chứa hơi d; gr/lb


- Entanpy- h; Btu/lb
-Tia quá trình: Điểm gốc để xác định SHR= QH/QA (hệ số nhiệt hiện) là điểm gốc
B có tB = 800F, φ = 50% [1]. Đường nối điểm gốc B với trục tung phụ có hệ số nhiệt
hiện SHR =1 là 1 đường thẳng nằm ngang.
Do khi sử dụng đồ thị t-d để tính toán quá trình biến đổi các thông số của không khí
đều sử dụng hệ đơn vị Anh, vì vậy khi cần thiết vẫn phải chuyễn đổi sang hệ đơn vị
SI cho phù hợp với thông lệ sử dụng ở Việt Nam. Sau đây là bảng thống kê quan hệ
tương ứng giữa hai loại đơn vị SI và Anh quốc của một số thông số trong lỉnh vực
làm lạnh và điều hòa không khí.
2. Các chuyễn đổi đơn vị cần nhớ
82
Tên đại Đơn vị Đơn vị SI Tên đại Đơn vị Đơn vị SI
lượng Anh lượng Anh
Áp suất 14,5 psi 1bar Entropy 0,239 1 kJ/kg.K
Btu/lb.F
Thể tích ft3/lb 0,0625 Enthalpy Btu/lb 2,326
riêng m3/kg kJ/kg
Khối lượng Lb/ft3 16 kg/m3 Độ chứa 1 gr/lb 0,1428
riêng hơi d g/kg
Khối lượng 2,205 lb 1 kg Tấn lạnh 1200Btu/h 3,5169 kW

Hình 3-3. Bảng Các chuyễn đổi đơn vị cần nhớ


3.Đồ thị t-d không khí ẩm

Hình 3- 4. Đồ thị t-d không khí ẩm


4. Các đường cơ bản trên đồ thị t-d

83
Hình 3-5 Các đường của các thông số cơ bản trên Đồ thị t-d không khí ẩm
5. Ví dụ tìm các thông số không khí ẩm trên đồ thị
Ví dụ 3.2: Cho trạng thái 1 có nhiệt độ khô tD = 700F, φ =70%. Tìm bằng đồ thị các
thông số của không khí ở trạng thái 1 gồm: i1, d1, tW1, tdb
Giải:
d1= 75 gr/lb x 1,428 = 10,7 g/kg
h1 = 28 Btu/lb x 2,326 = 65,13 kJ/kg
tW1 = 630F = 17,20C
tdw1 = 600F = 15,60C

84
Hình 3-6. Mô tả vị trí điểm 1cho Ví dụ tìm các thông số không khí ẩm trên đồ thị
3.1.4. Biễu diền các quá trình cơ bản của không khí trên đồ thị t-d

Hình 3-7. Mô tả các quá trình cơ bản trên đồ thị t-d


Hình A- quá trình tăng nhiệt độ; Hình B- quá trình giảm nhiệt độ; Hình C- quá
trình giảm độ ẩm; Hình D- quá trình tăng độ ẩm.

85
3.1.5. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí trên đồ thị t-d với sơ
đồ tuần hoàn 1 cấp
1.Sơ đồ (Hình 3-8)
2.Nguyên lý làm việc:
Sơ đồ tuần hoàn một cấp là sơ đồ điều hòa không khí tiện nghi- điều hòa không khí
trong nhà ở, văn phòng, khách sạn… (hình 3.8). Không khí ngoài trời (gió tươi) trạng
thái N (F) với lưu lượng LN và gió hồi trạng thái T (R), lưu lượng LT, được quạt hút
vào buồng hòa trộn 13. Trong buồng hòa trộn tạo ra hổn hợp H (M) với lưu lượng
tổng LT + LN được đưa qua các thiết bị xử lý không khí như phin lọc 2, dàn lạnh 3,
dàn phun ẩm 5 để tăng ẩm khi cần thiết. Khi ra khỏi bộ xử lý không khí (AHU) không
khí có trạng thái O được quạt đẫy qua miệng thổi 7. Trạng thái không khí ở miệng
thổi vào phòng là V. Trong phòng điều hòa không khí tự biến đổi trạng thái từ V đến
T do nhận nhiệt thừa và ẩm thừa trong không gian điều hòa (phụ tải nhiệt phòng điều
hòa) theo hệ số nhiệt hiện phòng SHR (Room Sensible Heat Factor). Sau đó không
khí trong phòng dã qua sử dụng có trạng thái T được quạt 10 hút và thải một phần ra
ngoài theo đường xả và đưa một phần về buồng hòa trộn (gọi là gió hồi) theo đường
gió hồi.
Qúa trình dòng không khí lưu động qua dàn lạnh luôn có khử ẩm. Lớp không khí tiếp
xúc với bề mặt dàn thì có φ =100% - thì hơi nước trong không khí ngưng tụ thành
lỏng, lớp không khí không tiếp xúc có độ ẩm thấp, trung bình toàn dòng khi ra khỏi
dàn lạnh chọn φ = 90-95% (có thể chọn điểm O có φ = 90%).
Xác định điểm O và quá trình tăng nhiệt độ trong phòng ĐHKK O-T: Từ điểm gốc B
(tB = 800F, φB = 50%) vẻ đường có độ dốc bằng SHR = QH/ (QH + QA), nối B với
điểm có hệ sô SHR trên trục tung phụ của đồ thị tạo ra đường SHR-B. Vẻ đường song
song với đường SHR-B đi qua H cắt đường φ = 90% tại điểm O. Nếu bỏ qua tổn thất
nhiệt trên đoạn ống dẫn gió từ O đến V thì xem O trùng V.
-Các trạng thái đặc trưng của hệ thống ĐHKK 1 cấp:
N- không khí ngoài nhà
T- không khí trong phòng ĐHKK
H- không khí hổn hợp trước khi vào dàn lạnh
O- không khí ra khỏi dàn lạnh
V- không khí ở cửa ra miệng phun vào phòng ĐHKK
-Trong đó các loại nhiệt lượng cho trước như sau:

86
- Hệ số nhiệt hiện phòng (Room Sensible Heat Factor):
SHR = QHR/ (QAR +QHR) :
QHR- nhiệt hiện phòng, W
QAR- nhiệt ẩn phòng; W
- Hệ số nhiệt hiện tổng là có kể đến sự có mặt của gió tươi SHG (Grand Sensible
Heat Factor)
SHG = QHG/ (QHG +QAG).
Nhiệt hiện tổng: QHG = QHR + QHN; W
Nhiệt ẩn tổng: QAG = QAR + QAN; W
QHF - nhiệt hiện của gió tươi; W
QAF - nhiệt ẩn của gió tươi; W.

Hình 3-8. Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp

87
1. Biểu diễn các quá trình của hệ thống tuần hoàn một cấp

Hình 3-8b. Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp trên dồ thi t-d

Hình 3-9. Biểu diễn các hệ số nhiệt hiên phòng SHR và nhiệt hiện tổng SHG cúa
các quá trình của hệ thống tuần hoàn một cấp

88
N-H và T-H – quá trình hòa trộn gió tươi N và gió hồi T ; H-O ( xem O≡ 𝑉)- quá
trình làm lạnh và khử ẩm; V-T-quá trình tự biến đổi trạng thái của không khí để
khử phụ tải nhiệt hiện QH và nhiệt ẩn QA trong phòng điều hòa.
2. Công thức tính các đại lượng của quá trình làm lạnh không khí trong hệ thống
ĐHKK
-Các loại công suất nhiệt:
Công suất nhiệt hiện tổng: QHG = 1,2 LG (tH- tO); W
Công suất nhiệt ẩn tổng: QAG= 3 LG (dH – dO); W
Công suất nhiệt hiện gió tươi: QHF = 1,2 LF (tN- tT); W (3-8)
Công suất nhiệt ẩn gió tươi: QAF = 3 LF (dN – dT); W
Các đơn vị của các đại lượng trong các công thức: L (l/s), t (0C), d (g/ kg)
LN- lưu lượng gió tươi; lít/s, LN phụ thuộc vào yêu cầu của phòng điều hòa. Khi yêu
cầu độ sạch cao thì cao, thì tiêu hao năng lượng cao. Thường có yêu cầu tối thiểu để
bảo đảm lượng oxi cần thiết cho con người.
LT- lưu lượng gió tái tuần hoàn- gió hồi; l/s
LH- lưu lượng gió tại điểm hòa trộn; l/s - LH = LT + LF

- Công suất lạnh của dàn lạnh: Q0 = 1,2LH (IH –IO); W; (LH- m3/s)
- Lượng nước ngưng tụ ở dàn lạnh W = 1,2 LH (dH- dO); g/s; (LH- m3/s)

4. Các bước tính toán sơ đồ tuần hoàn một cấp


Sơ đồ tuần hoàn một cấp với các điểm T, N, H, O, V với các hệ số nhiệt hiện SHR
và SHG được trình bày trên hình 3. 9. Các bước tính toán như sau:
- Xác định phụ tải nhiệt hiện và nhiệt ẩn của gió tươi và gió tổng (cho trước hay
tính cân bằng nhiệt ẩm theo các công thức [4] hay tính theo các phần mềm của cấc
hãng như Daikin hay các hãng khác).
- Xác định hệ số SHR và SHG.
- Xác định các điểm T, N, trên đồ thị.
- Kẻ đường nối B với điểm có giá trị SHR và SHG trên trục tung phụ gọi là đường
B-SHR và B-SHG.
- Kẻ đường song song với đường B-SHR qua điểm T. Điểm O là giao điểm giữa
đường T-O và đường φ = 90%.
89
- Kẻ đường song song với đường B-SHG qua điểm O. Điểm H là giao điểm giữa
đường O-H và đường T-N.

- Sau khi xác định được các điểm T, N, H, O thì lập bảng các thông số nhiệt độ, độ
ẩm, enthalpy và độ chứa hơi (ẩm dung).

- Tính các đại lượng của quá trình tuần hoàn một cấp: lưu lượng gió thổi vào phòng
(gió lưu động qua dàn lạnh), năng suất lạnh yêu cầu của dàn lạnh và lưu lượng nước
ngưng ở dàn lạnh.

4.Ví dụ 5.1. (về biểu diễn và tính toán quá trình DHKK 1 cấp):

Môt phòng điều hòa không khí ở Hà Nội có:


Không khí có trạng thái N & T:
tN = 33 0C(900F), φN = 50% (dN = 105 gr/lb = 15 g/kg)
tT = 250C (77 0F), φT= 60%;(dT = 80 gr/lb = 11,4 g/kg)
Cho biết nhiệt hiện phòng 60 kW, nhiệt ẩn phòng 15 kW, lưu lượng gió tươi 1000
l/s, bằng 20% lưu lượng gió tổng). Yêu cầu tính:
1.Tính nhiệt hiện, nhiệt ẩn của gió tươi, gió tổng.
2. Tính hệ số nhiệt hiện phòng SHR và nhiệt hiện tổng SHG
3. Tìm các thông số trạng thái O và H (trạng thái vào H và ra O của dàn lạnh)
4. Tính lưu lượng gió hồi và gió tổng
5. Tính lưu lượng nước ngưng tụ và kiểm tra công suất lạnh của máy lạnh.
Giải
1.Tính nhiệt hiện nhiệt ẩn của gió tươi và gió tổng
-Công suất nhiệt hiện, nhiệt ẩn gió tươi:
QHF = 1,2 L(tN-tT) = 1,2 .1000. (33 – 25) = 9600 W
QAF = 3 L (dN – dT) = 3.1000. (15 – 11,4) = 10800 W
- Công suất nhiệt hiện, nhiệt ẩn của gió tổng:
QHG = QHF + QHR = 9600 + 60000 = 69000 W
QAG = QAF + QAR = 10800 + 15000 = 25800 W

90
-Công suất nhiêt thừa tổng Qt dùng để tính phụ tải lạnh yêu cầu
Q0yc = Qt = QHG + QAG = 69000 + 25800 = 94800 W= 94,8 kW
2. Các hệ số SHR và SHG:
SHR = 60/ (60 + 15) = 0,8
SHG = 69/94,8 = 0,72
3.Tìm thông số điểm H& điểm O: Trên đồ thị t-d:
a/Điểm H- cho tỷ lệ gió tươi/ gió tổng là 0,2
- Tính tH: tH = 0,2 tN + 0,8 tT = 0,2 .33 + 0,8 .25 = 26,60C = 800F
Từ tH= 800F trên truc hoành kẻ dường thẳng đứng cắt đường N-T ở điểm H
tH = 800F = 26,60C, φH= 58%, dH=86 gr/lb =12,28 g/kg, IH=32,5 btu/lb =75,6 kJ/kg)
b/ Điểm O là giao điểm đường H-O (//0,72-B) và φ=90% -> tìm được O
tO = 620F = 16,60C, φO= 90%, dO=74 gr/lb =10,56 g/kg, IO=26 btu/lb =60,5 kJ/kg)
4. Tính lưu lượng gió tổng, gió hồi vào dàn lạnh
-Lưu lượng gió tổng LH = 1/0,2 LN = 5.1000 =5000 l/s = 5m3/s
- Lưu lượng gió hồi LT = LH –LN = 4 m3/s
-Bảng thông số các trạng thái đặc trưng của hệ thống
Thông số toC φ% d- g/kg h- kJ/kg
T (trong nhà) 25 60 11,4 69,77
N (ngoài trời) 33 50 15 89,53
H (hòa trộn) 26,7 58 12,28 75,6
O≡V (thổi vào) 16,7 81 10,26 60,5

5. Lưu lượng nước ngưng trong dàn lạnh và kiểm tra công suất lạnh của dàn lạnh
Lưu lượng nước ngưng tụ:
W = 1,2. LH (dH- dO) = 1,2. 5. (12,28 – 10,26) = 12,12 g/s = 3,34 l/h
Kiểm tra lại công suất dàn lạnh:
Q0 = 1,2. LH (hH – hO) = 1,2. 5. (75,6 – 60,5) = 90,6 kW ≈ 95,4 kW

91
Hình 3-10. Biểu diễn các quá trình của hệ thống tuần hoàn một cấp theo ví dụ 5-1
3.2. ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRONG TÒA NHÀ
3.2.1. Tính phụ tải lạnh của tòa nhà

Theo phương pháp tính tải lạnh Carrier thì Q0 = Qth = QH + QA (3-10)

Trong đó: Qth- tổng nhiệt thừa; W

QH- tổng nhiệt hiện; W

QA- tổng nhiêt ẩn ; W

Trong tòa nhà các loại phụ tải nhiệt được tổng kêt trong sơ đồ hình 3.11:

92
Hình 3.11: Sơ đồ tính các nguồn nhiệt hiện và nhiệt ẩn
Trong phạm vi chương trình, chỉ có thể nêu cụ thể các cách tính các phụ tải nhiệt
hiện và nhiệt ẩn ở mức độ chấp nhận được [5]. Khi thực hiện đồ án sinh viên tự tìm
hiểu các tài liệu chuyên ngành [2], [4] để có các số liệu và công thức chính xác hơn
hay có thể sử dụng các phần mềm tính phụ tải lạnh hiện hành của các hãng máy
lạnh như Daikin, Carrier…
1. Xác định các nguồn nhiệt tỏa ra trong phòng
Lượng nhiệt thừa là tổng của các nguồn nhiệt thành phần. Điều kiện cân bằng nhiệt
ẩm vào mùa hè là máy lạnh phải đủ công suất để cân bằng với nhiệt tổn thất qua kết
cấu bao che, nhiệt ẩm sinh ra do con người, thiết bị và đèn chiếu sáng, do không khí
rò lọt, do bức xạ mặt trời, do bổ sung lượng gió tươi, do nhu cầu vệ sinh và thải
ẩm…(hình 3-7)
Qt = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6; W (3-11)
Qt- tổng nhiệt thừa trong phòng DHKK
Q1- nhiệt truyền qua kết cấu bao che
Q2- nhiệt do con người tỏa ra
Q3- nhiệt do thiết bị điện tỏa ra
Q4- nhiệt do đèn chiếu sáng tỏa ra
Q5- nhiệt do do bức xạ mặt trời
Q6- các nguồn nhiệt khác
a/ Tính Q 1:
Q1 = k F Δt
93
k- hệ số truyền nhiệt; W/m2 K
F- diện tích bề mặt kết cấu bao che gồm tường và cửa sổ, m2.
Δt- hiệu số nhiệt độ trong phòng và ngoài nhà: Δt = tN - tT (tN- lấy theo bảng, phụ
thuộc cấp điều hòa và địa phương- bảng 4.2.2; tT- nhiệt độ trong nhà, phụ thuộc
trạng thái lao động –bảng 4.2.1). Các điều chỉnh cho các trường hợp cụ thể như: Nếu
vách phòng tiếp xúc với bên ngoài qua 1 phòng đệm lấy bằng 0,7. Δt, qua 2 phòng
đệm lấy 0,4. Δt và với 1 phòng điều hòa bên cạnh lấy Δt = 0.

Hệ số truyền nhiệt k: k = ; W/m2 K (3-12)

αN – hệ số tỏa nhiệt bề mặt vách ngoài lấy αN = 20 W/m2 K


αT – hệ số tỏa nhiệt bề mặt vách trong lấy αN = 10 W/m2 K (đối với trần nhà và nền
nhà lấy αT = 6-7 W/m2 K)
δi- độ dày lớp vách thứ i của phòng DHKK; m
λi- hệ số dẫn nhiệt vật liệu lớp vách thứ i của phòng DHKK; W/m K
Đối với công trình ở vùng có gió nhiều, mạnh tăng k lên 5-10%, vách phía hướng
đông, tây tăng lên 10%, hướng đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc tăng 5%, công
trình có độ cao 4 m trở lên thì bổ sung 2%/m cao nhưng không quá 15%. Lưu ý: tải
nhiệt bên ngoài vào phòng ĐHKK bao gồm tất cả các diện tích bao che và kính cửa
sổ, tuy nhiên mức độ lớn nhỏ của từng vách là do điều kiện cụ thể.
b/ Tính Q 2: Q2h = n. qh & Q2a = n. qa (3-13)
n – số người ở trong phòng, chọn: văn phòng 6-20 m2/người, cửa hàng 2 m2/người,
nhà hàng 1-1,5 m2/người, vũ trường 0,5 m2/người.
qh, qa – nhiệt hiện, nhiệt ẩn do người tỏa ra W/người (bảng 3-15)
c/ Tính Q3:
Nhiệt lượng do thiết bị máy móc tỏa ra tính theo công thức:
Q3 = ΣNi.K
Ni- công suất điện ghi trên dụng cụ; W
Đối với động cơ điện: Ni= Ndc/ηđc (3-14)
Ndc – tổng công suất động cơ lắp đặt, W
K- hệ số làm viêc đồng thời (chỉ tính cho công trình lớn như: công sở = 0,7-0,85,
nhà cao tầng, khách sạn 0,3-0,85, cửa hàng bách hóa 0,9-1)
94
ηdc- hiệu suất động cơ = 0,8-0,85
d/ Tính Q 4:
Q4 = Nđ (3-15)
Nđ- tổng công suất đèn chiếu sáng cụ thể hay chọn khoảng 10-12 W/m2 sàn
e/ Tính Q 5:
Tổng dòng nhiệt bức xạ mặt trời qua kính cửa - Qk và qua kết cấu bao che - Qbc.
Thường tính tải nhiệt bức xạ theo cường độ bức xạ cực đại khi ở chế độ ổn định
nhiệt và thêm các hệ số làm suy giảm nhiệt lượng bức xạ vào phòng.
Lưu ý: tải nhiệt bên ngoài vào phòng ĐHKK do bức xạ mặt trời không đồng thời, ví
dụ lúc 9 giờ thì bức xạ mạnh ở vách hướng đông và vách hướng tây rất nhỏ nhưng
lúc 14 giờ thí ngược lại. Vì vậy tính tải nhiệt bức xạ vào phòng là chỉ cần tính vách
có hướng có cường độ bức xạ RTmax lớn nhất (bảng 3-16). Ngoài ra còn phải cân đối
với diện tích kính cửa sổ các vách vì bức xạ qua kính cửa sổ có cường độ cao hơn
kết cấu bao che khác rất nhiều.
+ Tổng dòng nhiệt bức xạ mặt trời qua kính cửa sổ- Qk:
Qk = Fk. RTmax. η1. η2. η3. η4 (3-16)
Fk- diện tích kính cửa sổ; m2
RTmax - cường độ bức xạ cực đại đã qua cửa sổ vào phòng qua mặt đứng (bảng 3-
16), W/m2
η1.- hệ số trong suốt của kính, với cửa 1 lớp kính trong η1 = 0,9
η2.- hệ số bám bẩn của kính, với cửa 1 lớp kính trong η2 = 0,8
η3.- hệ số che khuất của khung cửa sổ và khúc xạ của kính, với cửa 1 lớp kính cơ
bản (kính trong dày 3 mm) khung gổ η3 = 0,61-0,64, khung kim loại 1 lớp kính cơ
bản η3 = 0,75-0,79, kính dày 6 mm nhân thêm hệ số: trong 0,94, màu xám 0,73,
màu xanh da trời 0,57, màu vàng 0,44, kính khuếch tán 0,7.
η4 – hệ số tán xạ do che chắn, ô văng: 0,5, mành mành: 0,25, cửa chớp: 0,3, rèm che
sáng màu: 0,3, rèm che màu tối màu: 0,6.
+ Tổng dòng nhiệt bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che - Qbc:
Qbc = 0,047 k. εs. F. (RTmax/0,88)
k- hệ số truyền nhiệt W/m2. K

95
εs- hệ số độ đen của mặt vách ngoài: ngói xi măng xám 0,65, bê tông củ 0,83, tường
sơn xanh 0,64, màu vàng 0,44.
F- diện tích vách nhận bức xạ của tường và cửa sổ; m2
(RTmax/0,88)- cường độ bức xạ cực đại đến bên ngoài kính, vách tường; W/m2
f/ Tính Q6:
Q6 là nhiệt lượng từ ngoài vào phòng, như gió tươi (gió cần thiết được quạt đưa
vào), không khí rò lọt vào (do lọt qua các khe cửa, lổ trống, do mở cửa… có công
thức tính cụ thể). Đối với nhiệt lượng do mang các vật nóng vào, thì phải tính cụ thể
cho từng trường hợp.
+ Đối với gió tươi tính theo công thức - Q6th & Q6ta:
Q6th = 1,2. n. l (tN - tT)
Q6ta = 3. n. l (dN – dT); W
n- số ngưới trong phòng; văn phòng 6-20 m2/ người, cửa hàng 2 m2/ người, nhà
hàng 1-1,5 m2/ người, vũ trường 0,5 m2/ người.
l- lượng gió tươi cho 1 người: văn phòng 7,5 l/s; cửa hàng 3,5-5 l/s.
dN, dT- độ chứa hơi không khí bên ngoài và trong phòng, tra đồ thị t-d.
+ Đối với gió lọt tính theo công thức- Q6lh & Q6la:
Q6lh = 0,39 ξ V (tN - tT)
Q6la = 0,84 ξ V (dN – dT)
V – thể tích phòng, m3;
ξ - hệ số, với V < 500 m3 lấy ξ = 0,7; V =500 m3 lấy ξ = 0,5; V= 1000 m3 lấy ξ =
0,55
2. Xác định phụ tải lạnh
Thông thường tính phụ tải lạnh được tính theo công thức (3-10), nhưng cần
lưu ý: khi tính phụ tải nhiệt riêng rẻ từng vách phòng ĐHKK thì các vách có các
hướng khác nhau nên phụ tải nhiệt cực đại rơi vào các giờ khác nhau. Cần lưu ý
rằng trong tính phụ tải nhiệt qua kết cấu bao che thì thành phần truyền nhiệt đều
phải tính cho các vách và tính tổng nhiệt lượng để đưa vào phụ tải chung. Đối với
bức xạ nhiệt thì chỉ tính cho vách có tiếp xúc với bức xạ mặt trời R Tmax cao nhất
nhất và cần chú ý vách có nhiều cửa sổ kính.

96
Vì vậy cần chọn giá trị Qt của phòng ĐHKK bằng giá trị tối cao ở cùng 1 thời
điểm khi cộng các nhiệt thừa thành phần còn lại, sao cho thỏa mãn được phụ tải
đỉnh của các vách phòng, nghĩa là:
Q0 >= Qt= ΣQHi + ΣQAi. Ngoài ra cần phải chú ý về tác động đồng thời, tác động trễ
của các phụ tải nhiệt làm cho tổng nhiệt thừa chung cần có sự điều chỉnh (xem thêm
[4])
3. Ví dụ 5-2:
Có một căn phòng trong một tòa nhà văn phòng ở tp HCM với thông số sau:
- Có 1 vách hướng đông, có 1 cửa sổ diện tích 4 m2, khung kim loại, kính xám dày
6 mm có màn che màu đậm. Vách tường có kết cấu xây dựng (giống các tường còn
lại) là gạch xây có lổ dày 200 mm có trát vữa xi măng, diện tích tường kể cả cửa sổ
là 30 m2, cao 3 m, sơn màu vàng.
-Vách đối diện tiếp xúc với hành lang giữa nhà, không ĐHKK, có cửa đi 4m2 bằng
kính xám dày 6 mm.
- Các vách hướng nam, bắc, trần và sàn tiếp xúc với các phòng có ĐHKK, có diện
tích 20 m2,
-Thiết bị điện trong phòng gồm có: 4 bóng đèn 20 W/cái, 4 máy tính để bàn 100
W/cái.
Tính nhiệt lượng truyền vào phòng và phụ tải lạnh cần

Hình 3-12. Biểu diễn sơ đồ căn phòng theo ví dụ 5-2


Giải
1.Tổng nhiệt hiện qua kết cấu bao che của phòng Q1:
-Vách hướng đông:
Truyên nhiệt qua tường bao: Q1 = k F Δt
97
k= = , = 1,87 W/m2 K
,

Vách hướng đông tăng 10% -> k = 2,06 W/m2 K


tN = 35,6 0C; tT =250C (bảng 4.2.1, 4.2.4- DHKK cấp 3)
Q1t = 2,06. (30- 4). (35,6- 25) = 567,7 W
Truyền nhiệt qua cửa sổ với hệ số dẫn nhiệt của kính λ = 0,76 W/m. K

k= = , = 6,3 W/m. K
,

hướng đông: k = 7,0 W/m. K


Q1cs = 7,0. 4. (35,6- 25) = 297 W
Q1 = Q1t + Q1cs = 567,7 + 297 = 864,7 W/m. K
-Vách hướng tây: Q1T = k F Δt = Q1Tt + Q1Tcd
Q1Tt = 1,87. 26. (35,6 - 25). 0,4 = 206 W
Q1Tcđ = 6,3. 4. (35,6 - 25). 0,4 = 106,8 W
Q1T = 206 + 106,8 = 312,8 W
- 2 vách còn lại và trần, sàn: Q1N = Q1B = Qs1 = Qtr1 = 0
-Tổng nhiệt hiện qua kết cấu bao che của phòng:
Q1 = 864,7 + 312,8 =1177,5 W
+ Tính Q2:
Diện tích sàn = (30/3 x 20/3) = 66,7 m2,
chọn 10 m2/người -> số người n = 66,7/10 = 7 ng; qh = 65 W/ng, qa = 65 W/ng
Q2h = (n. qh) = 7. 65 = 455 W
Q2a = (n. qa) = 7. 65 = 455 W
+Tính Q3 (do máy tính tỏa ra): Q3 = ΣNi = 4.100 = 400W
+ Tính Q4 (do đèn tỏa ra): Q4 = 4 .20 = 80 W
+ Tính Q5- Bức xạ qua tường bao và cửa sổ hướng đông
-Bức xạ qua tường
Q5bc = 0,047 k. εs. F. (RTmax /0,88) = 0,047. 2,06. 0,44. 24. 517/0,88 = 600,7 W
98
Bức xạ qua kính cửa sổ:
Q5k = Fk. RTmax. η1. η2. η3. η4
Tra bảng có RTmax = 517 W/m2 –hướng đông cường độ bức xạ cực đại qua cửa sổ
vào phòng tháng 9 (bảng 3-16 lấy ở thành phố Hồ Chí Minh có vĩ đô 100N).
Khung kim loại 1 lớp kính trong dày 6 mm hệ số kính η3 = 0.77. 0,94 = 0,72
η4 = 0,6- có rèm đậm; η1= 0,9; η2 = 0,8.
Q5k = 4. 517. 0,9. 0,8. 0,72. 0,6 = 635 W
Q5 = (Q5bc + Q5k) = 600,7 + 635 = 1235,7 W
+ Tính Q6: do gió tươi và gió lọt
Q6ht = 1,2. n. l (tN - tT) =1,2. 7. 7,5 (35,6- 25) = 678 W
Q6at = 3.n. l (dN – dT) = 3. 7. 7,5 (103 – 68). 0,1428 = 787 W-
(trong đó: trong nhà N-96 0F/50% & ngoài nhà T-770F/60%)
Q6hl = 0,39 ξ V (tN - tT) = 0,39. 0,7 (66,7. 3). (35,6- 25) = 579 W
Q6al = 0,84 ξ V (dN – dT) = 0,84. 0,7. (66,7. 3) (103 – 68). 0,1428 = 588 W
Q6h = 678 + 579 = 1257 W
Q6a = 787 + 588 = 1375 W
Tổng nhiệt hiện QH = 1177,5 + 455 + 400 + 80 + 1235,7+ 1257 = 4605,2 W
Tổng nhiệt ẩn QA = 455 + 1375 = 1830 W
Tổng phụ tải lạnh yêu cầu: Q0yc = QH + QA = 4605,2 + 1830 = 6435,2 W
4. Một số tài liệu phục vụ tính phụ tải nhiệt tòa nhà

99
a. Hình 3.13: Bảng thông số nhiệt hiện và nhiệt ẩn do con người tỏa ra-
W/người (đàn ông lấy bằng 100%-phụ nữ lấy bằng 085%, trẻ em bằng75%)

b. Hình 3.14: Bảng CĐBX mặt trời vào phòng qua cửa sổ kính cơ bản cực đại
RTmax; W/m2.
c. Hệ số dẫn nhiệt vật liệu lớp vách

100
- Gach thường +vữa ximang λ = 0,81 W/m. K
- Gach lổ +vữa ximang λ = 0,52 W/m. K
- Kinh cửa sổ: λ = 0,76 W/m. K
- Vữa trát ximang λ = 0,93 W/m. K
- Tấm bê ton dày 100 mm + vữa trát ximang dày 25 mm λ = 1,72 W/m. K
- Tấm bê ton dày 150 mm + vữa trát ximang dày 25 mm λ = 1,62 W/m. K
- Cụ thể và thêm các vật liệu khác xem bảng 4.11, 4. 12 sách hướng dan thiết
kế hệ thống ĐHKK-Nguyễn đức Lợi
3.2.2. Hệ thống thiết bị điều hòa không khí của tòa nhà
1. Sơ đồ tầng của tòa nhà có tải lạnh

Hình 3.15: Sơ đồ sơ đồ một căn hộ với các dạng phụ tải lạnh cần thiết.
2. Sơ đồ hệ thống thiết bị điều hòa không khí của tòa nhà

101
Hình 3-16. Sơ đồ hệ thống thiết bị xử lý không khí.
Các ký hiệu trong hình:
N- Không khí ngoài trời
T- Không khí tái tuần hoàn (gió hồi)
M- Điểm hỗn hợp không khí
O = V- Gió thổi vào phòng
1-Máy nén; 2- Dàn nóng; 3- Van tiết lưu; 4 – Dàn lạnh; 5- Quạt; 6- Ông dẫn gió
lạnh; 7. Miệng thổi; 8 Phòng điều hòa; 9- Đường gió hồi; 10- Không khí ngoài trời;
11- Quạt không khí thải; 12- Không khí thải.
3. Các thông số để tính phụ tải lạnh trong tòa nhà

102
1. Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí ngoài trời -tN, φN
2. Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong nhà - t T, φT
Các thông số khí hậu và điều hòa không khí ở Việt Nam trong chương 4.
4. Hệ thống vận tải hàng không khí
Hệ thống các thiết bị vận tải không khí bao gồm:
- Các quạt và động cơ
- Hệ thống ống gió hồi
- Hệ thống ống gió lạnh và miệng thổi khuếch tán
- Hệ thống ống khí thải

Hình 3-17. Sơ đồ hệ thống thiết bị hòa trộn không khí của một tòa nhà.

103
Hình 3-18. Sơ đồ hệ thống ống phân phói gió của một tòa nhà.

Hình 3-19. Sơ đồ bố trí miệng thổi, miệng hút không khi trong 1 phòng.
3.2.3. Ứng dụng tính COP của máy ĐHKK trong tòa nhà:
1. Ứơc lượng COP của máy ĐHKK 2 cục
Ví dụ 1: máy ĐHKK 2 cục có công suất =1,5 HP. Các thông số đo được trong quá
trình máy hoạt động:
- gió cấp (cửa ra DL –điểm O) Nhiệt độ 12,2 0C và độ ẩm 92,3%
- gió trộn (cửa vào DL= điểm H): nhiệt độ 26,10C và độ ẩm 52,9%
- Lưu lượng gió trộn = Lưu lượng gió qua DL: L = 0,08735 m3/s
Giải
Theo ẩm đồ: - Gió cấp: độ chứa hơi dO = 58 gr/lb;
- Gió trộn: độ chứa hơi dH = 75 gr/lb;
-Lưu lượng thể tích dòng gió trộn L = 0,08735 m3/s
Suy ra lưu lượng khối lượng: G = Lρ = 0,08735 .1,21 = 0,106 kg/s
- Công thức tính:
Công suất nhiệt hiện: QH = 1,2 L(tH-tO); W
Công suất nhiệt ẩn: QA= 3 L (dH – dO); W
- với đơn vị các đại lượng L[l/s), t(0C), d(g/kg)

104
Tải nhiệt hiện QH = 1,2. 87,35 (26,1 – 12,2) = 1,457 kW
Trong đó: 1,21 kg/m3- khối lượng riêng của không khí.
-Tải nhiệt ẩn QA = 3 L(dH-dO) = 3. 87,35. (75-58) .0,1428 = 0,636 kW
-Tổng tải lạnh Q0 = QH + QA = 1,457 + 0,636 = 2,093kW
Suy ra: COP = Q0/PE = 2,093/ (1,5 .0,75) = 1,86
3. Ví dụ tính các thông số máy lạnh khi sử dụng ẩm đồ t-d
Ví dụ 2.
Môt máy ĐHKK 2 cục có công suất điện PE= 1,5 HP. Các thông số đo được trong
quá trình máy hoạt động:
- Gió lạnh cấp ở cửa ra dàn lạnh có nhiệt độ 12 0C độ ẩm 90%
-Gió hổn hợp vào dàn lạnh có nhiệt độ 260C và độ ẩm 50%
- Lưu lượng dòng gió ở cửa ra dàn lạnh là 0,1 m3/s
Yêu cầu tính:
1.Tính các thông số ở các điểm H&O theo ẩm đồ t-d
2.Tính các loại phụ tải nhiệt
3.Tính các thông số máy lạnh
Giải
1.Tính các thông số ở các điểm O&H theo ẩm đồ t-d
-Điểm O:
tO =120C = 53,60F; φO = 90%; dO = 56 gr/lb. 0,1428 = 8,0 g/kg ; hO= 21,5 Btu/lb.
2,326 = 50 kJ/kg
-Điểm H:
tH =260C = 78,80F; φH = 50%; dH = 74 gr/lb. 0,1428 = 10,57 g/kg hH= 29,5 Btu/lb.
2,326 = 68,6kJ/kg
2.Tính các loại phụ tải nhiệt
-Lưu lượng dòng gió ở cửa ra dàn lạnh là gió hổn hợp đi qua dàn lạnh LH = 0,1 m3/s
= 100 l/s
-Phụ tải nhiệt hiện tổng:

105
QHG = 1,2LG (tH- tO) = 1,2.100. (26 – 12) = 1680 W
Phụ tải nhiệt ẩn tổng :
QAG = 3LG (dH-dO) = 3. 100. (10,57 – 8,0) = 771 W
- Tổng nhiệt thừa dùng để tính công suất lạnh của phụ tải
Q0yc = QG = QHG + QAG = 1,68 + 0,771 = 2,451 kW
3.Tính các thông số máy lạnh
-Tính COP:
COP = QG/PE = 2,451 / (1,5 .0,75) = 2,18
-Tính SHG:
SHG = QHG/QG = 1680/2451= 0,685
-Tính lưu lượng nước ngưng tụ trong dàn lạnh:
W =1,2 LH (dH – dO) = 1,2.0,1(10,57 - 8) = 0,3 g/s = 1,11 l/h
-Tính công suất lạnh của dàn lạnh.
Q0 =1,2 LH (hH – hO) = 1,2.0,1(68,6 -50) = 2,22 kW = 2,45 kW (gần bằng vì sai số
do đọc đồ thị)
3. Ví dụ tính COP của hệ thông DHKK trung tâm
Ví dụ 3: Một tòa nhà 5 tầng tại tp. HCM có hệ thống DHKK gồm 2 chiller của
hảng Carrier model 30HXC155 (máy nén trục vít, 150 tấn lạnh). Trong đó 1 cái dự
phòng. Tòa nhà có 6 AHU để DHKK cho các văn phòng, thời gian vận hành
10h/ngày. Cần tính COP của hệ thông DHKK. Các thông số vân hành cho theo
bảng sau:
Thông số toC φ% d- g/kg
R (trong nhà) 21 54,2 8,4
F (ngoài trời) 28,5 65 16
M (hòa trộn) 25,2 50 10,5
O≡V (thổi vào) 14,3 81 8,4

Cho biết lưu lượng gió câp L = 3,528 m3/s

106
Hình 3-20. Sơ đồ AHU.
Bài giải
1. Tính các đai lượng năng lượng AHU1
Nhiệt hiện: QH = 1,2. L (tM –tO) = 1,2. 3,528.103. (25,2- 14,3) = 46146
W= 46,15 kW
Nhiệt ẩn: QA = 3.L(dM – dO) = 3.3,528.103. (10,5 -8,4) = 22226,4 W
=22,23 kW
Tổng tải nhiệt của AHU1: Q1 = 46,2 + 22,2 = 68,4 kW
2.Tính tương tự cho các AHU còn lại ta có các thông số trong bảng sau:

Thông số AHU1 AHU2 AHU3 AHU4 AHU5 AHU6


QH-kW 46,15 47,19 49,9 53,9 54,4 49,5
QA- kW 22,23 28,55 28,78 28,28 29,32 23,65
Q- kW 68,38 75,74 78,68 82,13 83,72 73,15
Quạt AHU- 4,01 3,98 4,2 4,38 4,6 4,22
kW
3.Phụ tải điện của các thành phần trong hệ thống
Các thông số Gía trị
Tông tải nhiệt-kWh 462,35
Tải điện máy lạnh chiller- kWe 104,55
Quạt tháp giải nhiệt- kWe 7,58
107
Bơm nước chiller-kWe 8,28
Bơm nước bình ngưng-kWe 8,43
Tổng tải quạt AHU-kWe 25.35
4.Tính COP của hệ thông DHKK
462,35
COP = = 3,0
104,55+7,58+8,21+8,43+25,35

108
Chương IV: TÍNH CHỌN MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
4.1. – PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
4.1.1. Yêu cầu đối với một hệ thống điều hòa không khí
1. Ba vấn đề cơ bản

Vấn đề 1: Phải lựa chọn hệ thống ĐHKK phù hợp với công trình hiện tại, phải
phát huy hết ưu điểm và hạn chế tối đa những khuyết điểm của hệ thống nhưng vẫn
đảm bào yêu cầu của công trình.

Vấn đề 2: Năng suất lạnh tính toán phải đảm bảo đáp ứng được khi ở điều kiện
ngoài thực tế, tức là năng suất tính toán chỉ được chênh lệch so với năng suất thiết bị
trong một khoảng hợp lý.

Vấn đề 3: Lượng điện năng tiêu tốn phải được đảm bảo tiết kiệm chi phí cho nhà
đầu tư và sử dụng.

2. Các loại máy ĐHKK:


1. Máy ĐHKK cục bộ (RAC)
2. Máy ĐHKK 2 cụm kiểu tổ hợp gọn (PAC).
3. Máy ĐHKK VRV (được tách ra từ nhóm PAC)
4. Máy ĐHKK Trung tâm nước WC
Hình 4.1. Sơ đồ các loại máy ĐHKK

109
4.1.2. Máy điều hoà cục bộ (RAC)
Hệ thống RAC gồm máy điều hoà cửa sổ, máy điều hoà tách (hai và nhiều cụm loại
nhỏ) năng suất lạnh nhỏ dưới 7kW (24000 BTU/h). Đây là loại máy nhỏ hoạt động
tự động, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng, tuổi thọ trung bình, độ
tin cậy cao, giá thành rẻ, rất thích hợp đối với các phòng và các căn hộ nhỏ và tiền
điện thanh toán riêng biệt theo từng máy.

110
Hình 4.1.1 Máy ĐHKK RAC-A/A một cụm-cửa sổ

Hình 4.1.2. Máy ĐHKK RAC-A/A hai cụm

Hình 4.1.3. Máy ĐHKK RAC-A/A- dàn lạnh áp trần, treo tường, dàn nóng
111
4.1.2. Hệ thống máy ĐHKK tổ hợp gọn- PAC
Là hệ thống chỉ có 2 cụm DN&DL. (sản xuất theo tổ hợp gọn ở nhà máy), công suất
>7 đến hàng ngàn kW
4.1.2.1. Các loại máy PAC
Có 3 loại: không có ống gió, có ống gió; dàn nóng đặt xa (giải nhiệt gió)
Hệ thống điều hoà PAC (máy ĐHKK tách hai cụm) có ống gió chủ yếu gồm:
- Máy lạnh làm lạnh không khí trực tiếp bằng ga.
- Hệ thống ống dẫn ga;
- Hệ thống nước hoặc không khí giải nhiệt.
- Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí.
- Hệ thống tiêu âm và giảm âm.
- Hệ thống lọc bụi, thanh trùng và diệt khuẩn cho không khí.
- Hệ thống tự điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng, điều chỉnh gió tươi, gió hồi và
phân phối không khí, điều chỉnh năng suất lạnh, và điều khiển cũng như báo hiệu và
bảo vệ toàn bộ hệ thống, có thể có buồng phun AHU hay Bộ xử lý không khí.

Hình 4.1.1. Máy ĐHKK PAC-A/W có ống gió

112
Hình 4.1.2. Máy ĐHKK PAC-A/A có ống gió

Hình 4.1.3. Máy ĐHKK PAC-A/W không có ống gió (dạng tủ)

113
Hình 4.1.4. Máy ĐHKK PAC-A/A dàn ngưng đặt xa (dạng tủ)

114
Hình 4.1.5. Các dàn lạnh Máy ĐHKK PAC-A/A có ống gió và các hệ thống ống gió
4.1.2.2. Các ưu, nhược điểm
1. Các ưu điểm
- Đường ống dẫn ga ngắn nên vòng tuần hoàn ga ít bị tắc nghẽn và rò rỉ ga.
- Có thể khống chế nhiệt độ, độ ẩm trong không gian điều hoà nhờ buồng phun
AHU.
- Có khả năng xử lý không khí với độ sạch cao, đáp ứng mọi yêu cầu đề ra cả về độ
sạch bụi bẩn, tạp chất, hoá chất và mùi.
2. Các nhược điểm
- Tốn diện tích lắp đặt, do đường ống gió cồng kềnh.
- Tốn nhân lực để thi công lắp đặt hệ thống.
- Vấn đề cách nhiệt đường ống gió phức tạo, đặc biệt do đọng sương rớt lên trần giả
vì độ ẩm ở Việt Nam cao.
- Khó khống chế nhiệt độ và độ ẩm theo từng phòng riêng rẽ.
4.1.3. Hệ thống máy ĐHKK VRV
VRV (Variable Refrigerant Volume) là điều chỉnh năng suất lạnh qua điều chỉnh
lưu lượng môi chất.
Các thế hệ của máy ĐHKK VRV:
115
4.1.3.1. Các tính năng của máy VRVIII
- Môi chất lạnh R410A
-Tăng công suất và số dàn lạnh trực tiếp đặt trong các phòng.
-Tăng chiều cao và chiều dài đường ống giữa cụm dàn nóng và cụm dàn lạnh
(chênh lệch chiều cao tối đa H max = 90m (loại 5 HP tối đa 50 m), chiều dài đường
ống ga thực tối đa Lmax = 190 m)
- Máy điều hoà VRV chủ yếu sử dụng cho điều hoà tiện nghi.
-Tổ MN ngưng tụ có hai máy nén, trong đó có 1 MN điều chỉnh năng suất lạnh theo
kiểu on-off ,1 MN điều chỉnh bậc theo máy biến tần, số bậc điều chỉnh từ 0 đến
100% gồm 21 bậc, do đó có sự tiết kiệm năng lượng.
- Các máy VRVIII có các dãy công suất hợp lý lắp ghép đáp ứng nhu cầu năng suất
lạnh khác nhau (dãy công suất lạnh từ 14 kW đến 148 kW, tương ứng với công suất
dàn nóng từ 5-54 HP), trung bình quan hệ công suất lạnh với công suất dàn nóng
(công suất điện máy nén là chính) khoãng 2,8 kW lạnh/1 HP. Thích hợp cho các toà
nhà cao tầng hàng trăm mét với nhiều phòng đa chức năng.
- Độ tin cậy cao do các chi tiết lắp ráp được chế tạo toàn bộ tại nhà máy với chất
lượng cao.
- Khả năng sửa chữa và bảo dưỡng nhanh chóng nhờ các thiết bị tự phát hiện hư
hỏng chuyên dùng và sự kết nối để phát hiện hư hỏng tại trung tâm qua internet.
4.1.3.2. Các đặc tính của máy VRV III.
1 Phạm vi sử dụng: Tăng chiều cao giữa dàn nóng và dàn lạnh lên đế 90 m. Chiều
dài đường ống ga từ dàn nóng đến dàn lạnh xa nhất là 190 m. Chênh lệch chiều
cao các dàn lạnh trong 1 dàn nóng chung là 15 m.

116
Hình 4.1.6. Mô tả phạm vi sử dụng Máy ĐHKK VRVIII A/A
-Phân loại Dàn lạnh máy VRVIII:

117
2. Hệ số COP cao

COP (ε) = (4-1)

Hệ số COP non tải cho VRVIII COP cao:


100% tải –COP = 3,17; 75% tải- COP = 4,64;
50% tải – COP =5,84; 25% tải- COP = 4,53.
Hệ số COP có thể lấy theo các bảng, các cataloge của dàn nóng của các hảng máy
lạnh (ví dụ bảng 4.2.3b có thể hiểu gần đúng COP qua chỉ số cống suất lạnh dàn
nóng:
2,8 kW/ 1HP => COP = 2,8/0,75 = 3,73
3.Tỹ lệ kết nối: tổng năng suất dàn nóng/tổng năng suất dàn lạnh.
a. Các dàn nóng ghép với các dàn lạnh chuyên dụng cho máy VRV như: FXDQ,
FXSQ, FXAQ model đều có tỹ lệ kết nói 200%.
b. Các kiểu dàn nóng khác (hình 4.1.7):
- Dàn nóng đơn: 200%
- Dàn nóng ghép hai: 160%
- Dàn nóng ghép ba: 130%

118
Hình 4.1.7. Mô tả ghép nối dàn nóng Máy ĐHKK VRV A/A
4.Năng suất lạnh của một dàn nóng:
Năng suất lạnh của 01 dàn nóng từ 14-148 kW (5-54 HP), bậc công suất là 2 HP.
5.Số dàn lạnh max có thể kết nối với 1 dàn nóng:
CSDN 5 8 10 12 14 16 18 20 22
SDL 8 13 16 19 23 26 29 32 35
CSDN 24 26 28 30 32 34 36 38 40-54
SDL 39 42 45 48 52 55 58 61 64

CSDN-CS dàn nóng-HP


SDL- Số dàn lạnh

4.1.3.3. Hệ thống gió tươi


1. Hệ thống PAU
-Đối với các phòng điều hòa dân dụng cho các hộ dân cư hay văn phòng kích thước
nhỏ có thể lắp quạt hút để hút gió trong phòng đưa ra ngoài, qua đó tạo điều kiện
cho gió tươi vào phòng (qua việc mở cửa ra vào phòng hay gió lọt qua các khe
hở).Cũng có thể có hệ thống cấp gió tươi và hút gió thải cho từng phòng.
Với các phòng ĐHKK lớn hay các phòng đặc biệt thải ra nhiều khí bẩn cần thiết
phải có hệ thống cấp gió tươi PAU. PAU là dàn lạnh có thể đưa nhiệt độ gió tươi
giảm đến 170C, từ 35-180C (loại dàn lạnh thông thường chỉ có thể giảm nhiệt độ 8-
90C). Tuy nhiên khi kết nối cần tuân thủ các điều kiện sau:
-Tông năng suất lạnh của PAU nhỏ hơn khoãng 20% năng suất lạnh của dàn nóng.
119
- Hình 4.1.8. giới thiệu sơ đồ kết nối PAU với dàn nóng VRVIII.

Hình 4.1.8. Sơ đồ kết nối PAU với dàn nóng VRVIII


-Hình 4.1.9. giới thiệu bảng thông số các PAU của Daikin

Hình 4.1.9. Bảng thông số các PAU của Daikin


3. Hệ thống gió tươi: 3 phương pháp: 1-PAU; 2-HRV; 3- HRV+PAU
HRV là dàn lạnh VRV có hồi nhiệt, trong đó gió thải có nhiệt độ thấp trao dổi
nhiệt với gió tươi, như vậy gió tươi khi vào máy lạnh đã có nhiệt độ thấp, tiết
kiệm năng lượng.

Hình 4.1.10. Sơ đồ kết hợp HRV + PAU


120
4.1.3.4. Các ưu, nhược điểm
1. Ưu điểm:
Tiết kiệm điện năng, vận hành đơn giản, tốn ít công lắp đặt, thiết bị gọn nhẹ tự động
hóa cao.
2. Nhược điểm
-Phải có thiết bị cấp gió tươi đi kèm khi diện tích phòng điều hòa lớn.
-Ga vận chuyển trong hệ thống phức tạp dễ gây rò rỉ và tắc nghẽn.
4.1.4. Hệ thống máy ĐHKK trung tâm nước- WC
4.1.4.1. Tổng quan
Hệ thống sử dụng nước lạnh 7oC để làm lạnh không khí gián tiếp qua các dàn trao
đổi nhiệt FCU và AHU. Hệ thống gồm:
-Máy làm lạnh nước (water chiller) hay máy sản xuất nước lạnh thường từ
12oC xuống 7oC
-Hệ thống ống dẫn nước lạnh và các bơm nước
-Hệ thống nước giải nhiệt
-Các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh FCU (fan coil unit) hoặc AHU (air
handling unit)
-Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí
-Hệ thống tiêu âm và giảm âm
-Hệ thống lọc bụi, thanh trùng và diệt khuẩn cho không khí
-Bộ xử lí không khí.
-Hệ thống tự điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng, điều chỉnh gió tươi, gió hồi
và phân phối không khí, điều chỉnh năng suất lạnh, và điều khiển cũng như
báo hiệu và bảo vệ toàn bộ hệ thống
4.1.4.2. Các đặc tính của máy WC- W/W
Trong các tòa nhà thì máy làm lạnh nước giải nhiệt nước cùng hệ thống bơm
thường được bố trí ở dưới tầng hầm hoặc tầng trệt, tháp giải nhiệt đặt trên tầng
thượng. Trái lại, máy làm lạnh nước giải nhiệt gió thường được đặt trên tầng
thượng.
121
Nước lạnh được làm lạnh trong bình bốc hơi xuống 7 oC rồi được bơm nước lạnh
đưa đến các dàn trao đổi nhiệt FCU hoặc AHU. Ở đây nước thu nhiệt của không khí
nóng trong phòng để nóng lên đến 12oC và lại được bơm đẩy về bình bốc hơi để tái
làm lạnh xuống 7oC, khép kín vòng tuần hoàn nước lạnh. Đối với hệ thống lạnh kín
(không có dàn phun ở AHU) cần phải có thêm bình giãn nở để bù nước trong hệ
thống giãn nở khi thay đổi nhiệt độ. Nếu so sánh về diện tích lắp đặt ta thấy hệ
thống có máy làm lạnh nước giải nhiệt nước tốn thêm một diện tích lắp đặt ở tầng
dưới cùng.

Hình 4.1.11. Sơ đồ nguyên lý hệ thống ĐHKK trung tâm nước WC –W/W

1-máy nén; 2- bình ngưng; 3- bình làm lạnh nước- WC;


4- van tiết lưu; 5- tháp giải nhiệt; 6- bơm nước giải nhiệt

122
Hình 4.1.12. Máy làm lạnh nước (water chiller)
Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước là một tổ hợp hoàn chỉnh nguyên cụm. Tất cả
mọi công tác lắp ráp, thử bền, thử kín, nạp gas được tiến hành tại nhà máy chế tạo
nên chất lượng rất cao. Người sử dụng chỉ cần nối với hệ thống nước giải nhiệt và
hệ thống nước lạnh là máy có thể vận hành được ngay. Để tiết kiệm nước giải nhiệt
người ta sử dụng nước tuần hoàn với tháp giải nhiệt nước. Trong một tổ máy
thường có 3 đến 4 máy nén, việc lắp nhiều máy nén trong một cụm máy để dễ dàng
điều chỉnh năng suất lạnh theo từng bậc. Có thể luân phiên bảo trì và khởi động
tránh dòng khởi động quá lớn.
Máy làm lạnh nước giải nhiệt gió WC-W/A:
Loại máy này chỉ khác máy làm lạnh nước giải nhiệt nước ở dàn ngưng làm mát
bằng không khí. Cồng kềnh, không cần nước và hệ thống nước, nên có thể lắp trên
tầng thượng. Công suất đơn vị nhỏ, tiêu tốn điện hơn làm mát bằng nước. Đây cũng
là vấn đề đặt ra đối với người thiết kế khi chọn máy.

123
4.1.3.4. Các ưu, nhược điểm
1. Các ưu điểm:
-Có vòng tuần hoàn an toàn do sử dụng nước.
-Có thể khống chế nhiệt độ và độ ẩm theo từng phòng riêng rẽ,
-Thích hợp cho các toà nhà với mọi chiều cao và không phá vỡ cảnh quan
-Ống nước so với ống gió nhỏ hơn nhiều, tiết kiệm vật liệu và diện tích lắp
đặt.
-Có khả năng xử lý không khí với độ sạch cao,
-Ít phải bảo dưỡng và sửa chữa
2. Các nhược điểm
- Cần phải có hệ thống lấy gió tươi cho các FCU
-Cách nhiệt cho hệ thống nước lạnh tốn kém và dể bị đọng ẩm
-Lắp đặt khó
- Công nhân vận hành phải lành nghề
-Cần định kỳ bảo dưỡng máy lạnh và các FCU.
4.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
4.2.1. Ba yêu cầu cơ bản
Các hệ thống DHKK hiện nay thường được chế tao nguyên cụm ở các nhà máy chế
tạo thiết bị lạnh. Thiết kế là căn cứ vào yêu cầu của công trình mà chọn lựa thiết bị
phù hợp. Có ba yêu cầu cơ bản khi thiết kế:
1. Thiêt bị phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công trình
2. Năng suất lạnh của hệ thống ĐHKK thực tế phải đủ cấp lạnh cho công trình
3. Hệ số lạnh COP của hệ thống ĐHKK phải cao, tiết kiệm điện năng.
Giá trị COP tối thiểu của các máy ĐHKK (các máy ĐHKK VRV có biểu COP tối
thiểu riêng, mục 4.1.3.2):
-Máy 2 cục COP =1,5-2
-Máy ĐHKK trung tâm có công suất lạnh < 19 kW:
COP ≥2,6 (giải nhiệt gió), COP ≥ 2,9 (giải nhiệt nước)
-Máy ĐHKK trung tâm có công suất lạnh ≥ 19 kW:

124
COP ≥2,7 (giải nhiệt gió), COP ≥ 2,9 (giải nhiệt nước)
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạnh Q0
1. Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh tk phụ thuộc và nhiêt độ nước vào bình
ngưng hay nhiệt độ không khí vào dàn nóng để giải nhiệt do môi chất lạnh ngưng tụ
tỏa ra. Nhiệt độ tk cao hơn nhiệt độ nước vào bình ngưng khoãng 5 0C, nếu là không
khí khoãng 100C. Trong dàn nóng, bình ngưng nước, không khí tăng nhiệt độ
khoãng 50C. Nhiệt độ ngưng tụ càng cao thì năng suất lạnh của máy lạnh càng giảm
và ngược lại.
2. Nhiệt độ bốc hơi của môi chất lạnh t0 phụ thuộc và nhiêt độ nước lạnh ra khỏi
bình bốc hơi hay nhiệt độ không khí vào dàn lạnh. Nhiệt độ t 0 thấp hơn nhiệt độ
nước vào bình bốc hơi khoãng 50C, nếu là không khí khoãng 10-150C. Nước, không
khí giảm nhiệt độ khoãng 50C khi lưu động trong bình bốc hơi hay trong dàn lạnh.
Nhiệt độ bốc hơi càng thấp thì năng suất lạnh của máy lạnh càng giảm và ngược lại.
3. Chiều dài đường ống ga càng lớn, chênh lệch độ cao giữa hai cụm dàn nóng và
dàn lạnh càng lớn thì năng suất lạnh của máy lạnh càng giảm.
4. Lưu lượng gió qua dàn lạnh hay nước qua FCU có 3 mức HI, MED, LOW. Mức
HI tướng ứng với chế độ năng suất lạnh cao nhất và LOW- nhỏ nhất.
4.2.3. Các loại năng suất lạnh- NSL
1. NSL (phụ tải lạnh) yêu cầu của Phòng DHKK theo điều kiện thực Q 0yc: NSL
tính theo nhiệt độ ngoài trời, trong nhà thực tế và các điều kiện như gió hồi, phụ tải
của các thiết bị trong phòng…, nếu không xác định được thì lấy theo tiêu chuẩn
chung của địa phương tN và theo điều kiện làm việc trong phòng (tT).
2. NSL tiêu chuẩn của máy lạnh Q0: NSL của máy lạnh theo điều kiện xuất
xưỡng của hãng chế tạo (theo catalogue)
3.NSL thực của máy lạnh Q0t: NSL của máy lạnh theo nhiệt độ ngoài trời và trong
nhà thực tế (có thay đổi so với Q0).
Q0t = Q0α1α2α3 ≥ Q0yc (1)
4.NSL tiêu chuẩn tối thiểu của máy lạnh cần thiết cho phòng ĐHKK Q 0min
Từ (1) ta có công suất máy lạnh tối thiểu: Q0min= Q0yc /α1α2α3
Điều kiện chọn máy lạnh: Q0 ≥ Q0min ≥ Q0yc (2)
NSL (theo catalogue Q0) của máy lạnh thường chọn theo công thức (2).
Trong các công thức trên thì:

125
- Hệ số α1 là hiệu chỉnh nhiệt độ không khí ngoài nhà thực tế tại nơi lắp máy so
với nhiệt độ tiêu chuẩn (xuất xưởng) của công ty sản xuất máy.
- Tương tự hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ trong nhà α2, hệ số hiệu chỉnh α3 về
khoãng cách giữa dàn nóng tới dàn lạnh và chênh lệch độ cao giữa 2 dàn thực
tế so với tiêu chuẩn nhà máy.
4.2.4. Xác định phụ tải lạnh của phòng ĐHKK ở Việt Nam
1. Một số thông số của tiêu chuẩn Việt Nam về ĐHKK
Bảng 4.2.1. Một số thông số ĐHKK theo trạng thái lao động

Bảng 4.2.2. Các cấp ĐHKK

Trong các bảng:


tmax- nhiệt độ cao nhất từng có ở địa phương
ttbmax-nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất;
φ13-15: độ ẩm trung bình lúc 13-15 h của tháng nóng nhất
Tương tự như vậy cho các thông số mùa đông
Chú ý:
126
- Đối với các cấp điều hòa không khí nhiệt độ ngoài trời tính theo các câp trên cho
phép sai số: cấp1 sai số dưới 35h/năm, cấp 2 dưới 200h/năm, cấp 3 dưới 40 h/năm.
- Số liệu cụ thể của các thông số tmax, ttbmax, φ13-15 cả các địa phương của Việt Nam
tham khảo trong bảng 1-7 trang 22[4]
Bảng 4.2.4. Một số thông số ĐHKK của TP.HCM và Hà Nội theo tiêu chuẫn Việt
Nam

tw1; tw2: nhiệt độ nước giải nhiệt bình ngưng vào và ra.
tư: nhiệt độ nhiệt kế ướt ngoài nhà
4.Bảng phụ tải tiêu chuẩn đề xuất cho một số phòng ĐHKK tiêu biểu
Đối với các công trình ĐHKK dân dụng thì NSL tính cụ thể cho từng phòng, trên
cơ sở đó có thể chọn thiết bị đơn lẻ (máy lạnh phòng) hay tổng hợp để chọn máy
lạnh tập trung.
-Việc tính phụ tải lạnh phải qua các bước tính cân bằng nhiệt và ẩm bằng công thức
hay phần mềm.
-Đối với các công trình không yêu cầu độ chính xác cao có thể tham khảo bảng
4.2.1. Có điều chỉnh trong các trường hợp sau:
-Có sử dụng gió hồi :NSL giảm 9-10%
-Nhà có nhiều kính làm cửa hay vách: tăng NSL từ 5 -20% (30-100% kính)
-Có thiết bị phát nhiệt trong phòng, phải cộng thêm NSL tùy vào công suất điện,
nhiệt của thiết bị.
- Nếu công trình ĐHKK là cấp 1 thì lấy số cao, cấp 3 số nhỏ, cấp 2 lấy trung
bình cộng của cấp1 và cấp 3.
Bảng 4.2.5. Năng suất lạnh của một số loại phòng ĐHKK (định hướng)
127
4.3. TÍNH CHỌN MÁY ĐHKK
4.3.1. Tính chọn máy điều hoà cục bộ (RAC)
1. Tìm hệ số hiệu chỉnh
Các hệ số α1, α2, α3 là các hệ số hiệu chỉnh đã nói ở trên. Trong phần này sử dụng
điều kiện tiêu chuẩn xuất xưởng của máy ĐHKK là của hãng Daikin- Nhật Bản, các
hãng khác vẫn có thể sử dụng được.
2.Các đồ thị để xác định các hệ số hiệu chỉnh:

128
4. Catalogue:

129
4. Ví dụ 4.1
Phòng ĐHKK có Q0yc = 5 kW, nhiệt độ không khí trong nhà tT = 250C, φT = 60%,
nhiệt độ ngoài trời tN = 400C. Chọn máy ĐHKK 2 cụm RAC, cho chiều dài ống ga là
5m, chênh lệch độ cao giữa 2 dàn là 3m. Máy nén piston.
Giải:

130
Tra đồ thị 5.2,5.3,5.4 [4], ta có: α1= 0,95; α2= 0,91; α3= 0,97
-Tính năng suất tiêu chuẩn tối thiểu của máy:
Q0min = Q0yc /α1 α2 α3 = 5/0,95. 0,91. 0,97 = 5,96 kW
-Chọn máy: bảng 2.3[4], ta chọn được 1 máy ĐHKK Daikin 2 cụm-RAC
FT60GAVE/R60GV1, điện 1 pha 220 V, 50 Hz, năng suất lạnh Q0 = 6,4 kW.
- kiểm tra: Q0 =6,4 kW >Q0min = 5,96 kW > 5 kW = Q0yc -> đạt.
4.3.2. Tính chọn máy ĐHKK gọn kiểu tách-PAC-A/A
1.Tìm hệ số hiệu chỉnh
Loại máy nguyên cụm, có hay không có ống gió, dàn nóng đi cùng hay đặt xa, công
suất lạnh Q0 hàng trăm kW (36.000 ÷ 100.000 Btu/h). Có catalog thương mại và kỹ
thuật (có thể tra Q0 thực theo catalog kỹ thuật).
Khi chỉ có catalog thương mại cần tính Q0tyc theo các α (đồ thị α1, α2, α3- PAC-A/A)
của hãng Daikin, các hãng khác có sai số, có thể dùng được.
α3 để tính máy PAC có 2, 3 cụm. (Máy 1 cụm α3 = 1)
α3 không phụ thuộc chênh lệch độ cao giữa các cụm Δh< 30m, chỉ phụ thuộc chiều
dài ống ga và loại dàn nóng.
α3 phụ thuộc vào ký hiệu dàn nóng (xem bảng)
2.Các đồ thị

131
3. Ví dụ 4.2
Phòng ĐHKK là 1 phòng máy tính ở tp. Hồ Chí Minh – ĐHKK cấp 3 (t N = 35,6, φN
= 49,7%), không khí có tT = 200C, tƯT = 140C. Chọn máy ĐHKK PAC-A/A 2 cụm,
có ống gió chiều dài ống gas là 60 m, độ cao giữa 2 dàn là 20 m. Q 0yc =149 kW.
Giải:
Tính theo điều kiện: Q0> Q0min > Q0yc = 149 kW.
1. Tra đồ thị đồ thị 5-5, 5-5 [4] để tìm α1, α2, α3 - PAC-A/A
α1= 0,99; α2= 0,85; α3=0,88 (sử dụng dàn nóng RU10KY1 đường 3- α3=0,88 )
2.Tính: Q0min = Q0yc/(α1α2α3) = 149 / (0,99.0,85.0,88) = 201,2 kW
3.Chọn máy: bảng 7-4 ta chọn 2 máy ĐHKK Daikin FD20KY1(Q0=59,3 kW), và 2
máy FD15KY1(Q0 = 48,6 kW), có 2 dàn nóng, có ống gió.
Q0 = 2(59,3 + 48,6) = 215,8 kW
4.So sánh: Q0=215,8 kW >Q0min = 201,2 kW > Q0yc = 149 kW.
132
4.Catalogue
Bảng 4.2.2. Cataloge của máy PAC-A/A Daikin

4.3.3. Tính chọn máy ĐHKK gọn kiểu tách giải nhiệt nước-PAC-A/W
1. Tìm hệ số hiệu chỉnh
Loại máy nguyên cụm, rất gọn, dàn lạnh có hay không có ống gió, công suất lạnh
Q0 hàng trăm kW. Có catalog thương mại và kỹ thuật (có thể tra Q0 thực theo
catalog kỹ thuật).
Khi chỉ có catalog thương mại cần tính Q0tyc theo các đồ thị 5-13, 5-14 [4] để tìm α1,
α2 (đồ thị theo máy của hảng Daikin, các hảng khác có sai số, có thể dùng được) sau
đó tìm máy ĐHKK PAC-W/A của hảng Daikin theo bảng 2-11 [4].
-Máy 1 cụm nên α3=1

133
-Tính Q0tyc = Q0yc/ α1α2
2. Các đồ thị

3.Cataloge: Bảng 2.11[4]

134
4.Ví dụ 4.3
Phòng ĐHKK là 1 nhà máy giày ở Hà Nội – ĐHKK cấp 3 (t N =35,10C, tưN=
27,60C), không khí có tT = 260C, tưT = 190C. Chọn máy ĐHKK PAC-A/W. Cho Q0yc
=120 kW.
Giải:
1.Cần tính các α1theo nhiệt độ nước làm mát bình ngưng và α2 –theo nhiệt độ trong
nhà (bảng 4.2.2)
-Nhiệt độ nước vào BN thực tw1= tưN + (3-5)0C =27,6 +4 =31,60C chọn tw1 = 320C
-Nhiệt độ nước ra BN thực tw2 = tw1+ 5 = 32 + 5 = 370C
2-Tra đồ thị ĐT α1, α2 - PAC-W/A có α1 =0,99, α2 = 0,96
3.Tính: Q0min = Q0yc/α1α2 = 120/ (0,99.0,96) = 126,3 kW
4.Chọn máy: bảng 2.11[4] ta chọn 1 máy ĐHKK Daikin PAC-A/W; ỤCJ1320N,
Q0 = 130,7 kW
5-So sánh: Q0 = 130,7 kW > Q0min = 126,3 kW > Q0yc= 120 kW - đạt
5.Ví dụ 4.4.
Phòng ĐHKK là 1 hội trường diện tích 500m2 ở tp.HCM – ĐHKK cấp 3 (tN=35,6C,
tƯn= 26,5C), không khí trong phòng có tT = 25C, tưT= 190C. Chọn máy ĐHKK
PAC-W/A phụ tải lạnh phòng DHKK tính theo bảng 4-1.
Giải:
1-Tính Q0yc = (500 x 300) = 150000 W =150 kW (bảng 4.1)
2.Cần tính tw2 thực
-Nhiệt độ nước vào BN thực tw1= tưN + (3-5)0C = 26,5 +4 = 30,50C chọn tw1= 310C
-Nhiệt độ nước ra BN thực tw2 = tw1+ 5 =31 + 5= 360C
3-Tra đồ thị 5.13, 5.14 có α1 = 0,98; α2 = 0,945
4.Tính: Q0min = Q0yc/α1α2 = 150 / (0,98. 0,945) = 162 kW
5.Chọn máy: bảng 2.11 chọn 1 máy ĐHKK Daikin PAC-W/A; ỤCJ2000, Q 0=
189,8 kW
6- So sánh: Q0 = 189 kW > Q0min = 162 kW > Q0yc = 150 kW- đạt

135
6.Ví dụ 4.5
Tiêp theo ví dụ 4.4, hội trường trên có 4 phòng nhỏ, trong đó có 2 phòng với diện
tích 150m2/phòng, 2 phòng có diện tích 100 m2/phòng, tính lưu lượng gió lạnh cần
cung cấp cho các phòng trên khi sử dụng máy PAC có ống gió.
Giải:
1-Tính Q0yc cho 2 loại phòng trên:
(1)-Loại phòng 150m2: Q0ycR1 = (150 /500) x 150 = 45 kW
(2)-Loại phòng 100m2: Q0ycR2 = (150 /500) x 100 = 30 kW
2.Cần tính tính lưu lượng gió lạnh cần cung cấp L cho các phòng trên.
-Công thức tính: Q0ycR = 1,2 LCp Δt
(L-lưu lượng gió lạnh –m3/s; Cp- nhiệt dung riêng của không khi =1 kJ/kg- độ; Δt-
hiệu số nhiệt độ gió hồi và gió cấp cho phòng =50C)
-> L = Q0ycR /1,2 Cp Δt = Q0ycR / (1,2 .1000. 5) = Q0ycR / 6000- m3/s
3- Tinh cho loại phòng (1): L1 = 45000/6000 = 7,5 m3/s
4- Tinh cho loại phòng (2): L2 = 30000/6000 = 5 m3/s
4.3.4. Tính chọn máy ĐHKK VRV-A/A
1. Tìm hệ số hiệu chỉnh
Máy ĐHKK VRV A/A giải nhiệt gió là loại có 1 dàn nóng với nhiều dàn lạnh của
hãng Daikin. Sản phẩm cùng loại của các hãng khác có ký hiệu VRF. Năng suất
lạnh thực của dàn nóng và các dàn lạnh đều phải hiệu chỉnh.
Năng suất lạnh của dàn nóng điều chỉnh theo công thức:
Q0tDN = Q0DN. α1α2 α3 α4
α1- Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ ngoài nhà
α2- Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ trong nhà
α3- Hệ số hiệu chỉnh chiều dài ống ga và độ cao giữa 2 dàn
α4- Hệ số hiệu chỉnh tỷ lệ kết nối DL với DN: Q0DL/Q0DN (Q0DL- năng suất lạnh tiêu
chuẩn tổng các DL; Q0DN- năng suất lạnh tiêu chuẩn của DN)
2. Các đồ thị

136
137
Ví dụ tra đồ thị α3 và Ltd:
Hp =30 m, Ltd = 100 m theo đồ thị hình 5-10 ta có α3 =0,85
Ltd = L1 +L2 (hình 5.11) -> Ltd = 80 +40 =120 m.

138
Bảng 4.2.3a. Hệ số hiệu chỉnh α3 với Ltd =100m, H=50m
CS DN 5 8 10 12,14 16,18 20 22 24
HP
α3 0,74 0,83 0,84 0,897 0.85 0,845 0,8 0,897

CSDN 26,28 30 32,34 36 38,40 42,44 46,48 50,52 54


HP
α3 0,86 0,86 0,85 0,905 0,86 0,86 0,85 0,85 0,85

Chử viết tắt: CS DN HP: công suất dàn nóng [HP]


3.Catalogue:
Bảng 4.2.3b. Bảng công suất dàn Lạnh dùng cho máy VRVIII.
Các ký hiệu của dàn lạnh VRVIII:
FX- kiểu DL VRV: C – dấu trần 2 hướng thổi, F –đa hướng thổi; A- kiểu treo
tường, L- kiểu đặt sàn,
Q- môi chất lạnh R410A;
V- điện 220V/ 50-60 Hz
P- Kiểu DL loại thông thường
M- thiết kế loại tiêu chuẩn

139
Hình 4.2.3c. Bảng công suất dàn nóng dùng cho máy VRVIII.
Hình 4.2.3 b. Bảng dàn nóng máy VRVIII, 1 chiều lạnh, loại thông thường, môi chất
R410A.
Các ký hiệu trong bảng dàn nóng:
RX- Một chiều lạnh
RXY- 2 chiều nóng lạnh;
Q- Môi chất lạnh R410A;
5- Công suất DN-HP;
P- Kiểu DN loại thông thường
PH- Kiểu DN loại COP cao.

140
4.Ví dụ 4.6
Phòng ĐHKK là 1 phòng làm việc ở Hà Nội – ĐHKK cấp 2 (t N = 36,10C), và tT =
240C. Chọn máy ĐHKK VRV-A/A gồm 1 dàn nóng và 4 dàn lạnh giấu trần. Cho
biết chênh lệch chiều cao giữa DN và DL là 30 m, chiều dài ống tổng là 60 m, các
ống nhánh song song và bằng nhau là 40 m (tổng chiều dài Ltd = 100 m). Cho năng
suất lạnh yêu cầu của phòng là Q0yc = 30 kW.
Giải:
1. Chọn dàn lạnh
1-Tra đồ thị 5.8, 5.9 có α1= 0,99; α2= 0,9;
2. Tạm tính công suất tiêu chuẩn min của 1 dàn lạnh với α4 =1, α3 = 1:
Q0DLmin1 = Q0yc /(α1α2α3 α4) = 30/ (0,99.0,9. 1.1) = 33,7 kW
3. Từ Q0DLmin=33,7 kW, Theo bảng 4.2.1 ta chọn 4 dàn lạnh FXFQ100SVM có Q0 =
11,2 kW
(theo kinh nghiệm chọn khoãng: Q0DL = (1,35-1,45) Q0yc )
-Tổng công suất 4 dàn lạnh: Q0DL = (11,2x 4) = 44,8 kW
4. So sánh DL: Q0DL= 44,8 kW > Q0DLmin= 33,7 kW > 30 kW = Q0yc - đạt.

141
2. Chọn dàn nóng
Điều kiện: CS lạnh của DN ≥CS lạnh min của các DL (Q0DN ≥ Q0DLmin= 33,7 kW).
1. Chọn CS dàn nóng nhỏ hơn CS dàn lạnh đã chọn một ít để cho α4 >1
-với Q0DL= 44,8 kW, Chọn 1 dàn nóng RXYQ14P có Q0DN = 40,2 kW CS điện 14
HP, (bảng 4.2.2)
3. Tính α4, α3 và tỷ lệ kết nối và tính lai Q0DLt
Tỹ lệ kết nối: Q0DL/Q0DN = 44,8 /40,2 = 1,1 -> α4 = 1,02 và α3 = 0,897
4. Tính lại Q0DLmin = 30/ (0,99.0,9.0,897.1,02) = 36,8 kW
5. So sánh: Q0DN = 40,2 kW > Q0DLmin = 36,8 kW > 30 kW = Q0yc – đạt
6. Kết quả:
Sử dung 4 DL: FXFQ100SVM Q0 = 11,2 kW & 1 DN RXYQ14P Q0DN = 40,2 kW.
4.3.5. Tính chọn Máy ĐHKK làm lạnh nước giải nhiệt nước WC-W/W
1. Tìm hệ số hiệu chỉnh
Loại máy gọn, có công suất lạnh Q0 từ vài chục đến hàng ngàn kW còn gọi là hệ
thống trung tâm nước. Hệ thống máy lạnh làm lạnh nước đến 70C và sử dụng FCU,
AHU để làm lạnh không khí trong phòng.
Hệ thống thiết bị gồm có: - máy làm lạnh nước từ 12-7 0C; hệ thống ống dẫn nước
lạnh vào các phòng; các dàn lạnh FCU, AHU để làm lạnh không khí trong phòng,
hệ thống gió tươi gió hồi vận chuyển không khí, hệ thống tiêu âm, lọc bụi, hệ thống
điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, năng suất lạnh.
Hệ thống đa dạng công suất và chủng loại nên các hệ số điều chỉnh còn phụ thuộc
vào cở công suất chủng loại máy, môi chất lạnh và phương pháp điều chỉnh năng
suất lạnh.

Năng suất lạnh thực Q0t loại WC-W/W phụ thuộc vào nhiệt độ nước giải nhiệt ra
khỏi bình ngưng tw2 (tiêu chuẩn tw2 = 350C) và nhiệt độ nước lạnh ra khỏi bình bốc
hơi. Thực tế nhiệt độ nước giải nhiệt ra lấy theo từng địa phương lắp máy.

Catalog thương mại máy 30GH. của Carrier-bảng 2-13[4], MCL R22, R134A,
R407C
2. Các đồ thị
Hình 4.2.3. Bảng 5.15. [4] đồ thị hệ số hiệu chỉnh α1 của máy WC-W/W.

142
Hình 4.2.3. Bảng 5.6. [4] đồ thị hệ số hiệu chỉnh α2 của máy WC-W/W.

3.Catalogue

143
4.Ví dụ. 4.7.
Phòng ĐHKK là 1 nhà máy giày ở Hà Nội – ĐHKK cấp 3 (t N = 35,10C, tưN =
27,60C), nhiệt độ nước ra khỏi dàn lạnh là 50C. Chọn máy ĐHKK WC-W/W. Cho
công suất phòng điều hòa Q0yc = 300 kW.
Giải:
1. Cần tính các α1, α2 theo nhiệt độ nước làm mát bình ngưng- BN
Nhiệt độ nước vào BN thực tế tw1= tưN + (3-5)0C = 27,6 + 4 = 31,60C chọn tw1 =
320C
-Nhiệt độ nước ra BN thực tw2 = tw1 + 5 = 370C
2-Tra đồ thị 5.15, 5.16 có α1 = 0,97, α2 = 0,94
3. Tính: Q0min = Q0yc /α1α2 = 300/ (0,97. 0,94) = 322,4 kW
4. Chọn máy: dùng bảng 2-13 [4] ta chọn 1 máy ĐHKK Carrier WC-W/W loại
30HK 0120, Q0 = 343 kW, R22, 7-120C
5. So sánh: Q0 = 343 kW > Q0min = 322,4 kW > 300 kW = Q0yc – đạt

144
4.3.6. Tính chọn Máy ĐHKK làm lạnh nước giải nhiệt gió WC-W/A
1. Tìm hệ số hiệu chỉnh
Chỉ khác loại WC-W/W là dàn nóng làm mát bằng không khí, giảm được hệ thống
làm mát nước giải nhiệt, nhiệt đô ngưng tụ tk cao, tiêu tốn điện cao (bảng 2-16[4]).
Các hệ thống khác như FCU, AHU đều giống như máy WC-W/W.
Loại máy này có công suất lạnh Q0 từ vài chục đến hàng trăm kW.
Khi chỉ có catalog thương mại cần tính Q0t của máy theo các α1, α2
α1- tính theo nhiệt độ ngoài nhà tN (nhiệt độ không khí làm mát bình ngưng-BN)
α2- tính theo nhiệt độ nước lạnh ra khỏi bộ bốc hơi-BBH
Tra α1, α2 theo đồ thị 5.18, 5.19 [4] của hãng Daikin (các hảng khác có sai số, có thể
dùng được)
Catalog thương mại máy UWPY của Daikin-bảng 5.11[4] và UWPY 750AYE bảng
5.12[4], môi chất R407C
Catalog thương mại máy 30GH. của Carrier-bảng 2-16[4], MCL R22
2. Các đồ thị

145
3.Catalogue

4.Ví dụ 4.8.
Phòng ĐHKK là 1 nhà máy giày ở TP.HCM – ĐHKK cấp 3 (tN = 35,60C, tƯn =
26,50C), nhiệt độ nước ra khỏi dàn lạnh là 50C. Chọn máy ĐHKK WC-W/A. Cho
công suất phòng điều hòa Q0yc = 200 kW.
Giải:
Cần tính các α1, α2 theo độ không khí nước làm mát dàn ngưng- DN
Nhiệt độ không khi vào DN tiêu chuẩn: tN= 35,60C
Nhiệt độ nước ra khỏi BBH-50C
Chọn máy: dùng bảng 2-16 [4] ta chọn 1 máy ĐHKK Carrier WC-A/W loại 30 GH
085, Q0 = 254 kW, R22, 7-120C
-Tra đồ thị 5.15, 5.16 có α1 = 0,99, α2= 0,96
146
-Tính: Q0min = Q0yc /α1α2 = 200/ (0,99. 0,96) = 210,4 kW
So sánh: Q0 = 254 kW > Q0min = 210,4 kW> Q0yc = 200 kW-> đạt
4.3.6. Tính chọn FCU và AHU cho các máy WC-W/W và WC-W/A.
1. Tìm hệ số hiệu chỉnh
FCU (Fan coil unit): Bộ trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm, nước lạnh đi trong ống,
không khí đi ngoài được làm lạnh bởi nước lạnh. Cấu tạo giống dàn lạnh bay hơi có
các loại: treo tường, tủ tường, đặt sàn, dấu trần, treo trần.
AHU (Air handling unit): cấu tạo và chức năng như FCU, có công suất cao hơn,
dùng cho phòng lớn, có bộ hòa gió tươi, lọc bụi, điều chỉnh độ ẩm.
Tính Q0t = Q0 α1α2
2. Các đồ thị
Hệ số α1, α2 tra theo đồ thị 5-22, 5-23

147
3.Catalogue
Thiết bị FCU, AHU tra theo bảng 5- 17 và 2-18 [4]

4.Ví dụ 4.9.
Tính chọn FCU cho 5 phòng nhỏ có Q0ycN = 5 kW, và AHU cho một phòng lớn có
Q0ycL = 50 kW. Cho biết nhiệt độ nước lạnh vào ra 7-120C và nhiệt độ phòng tT =
260C.
Giải
Tính hệ số hiệu chỉnh: α1 (đồ thị 5-22): α1=1; α2 (đồ thị 2-23): α2= 0,95
1- Tính chọn FCU
148
-Tính Q0Nmin = Q0ycN / α1α2 = 5 / (1.0,95) = 5,3 kW
-Chọn FCU: bảng 5.17[4] ta chọn 5 FCU cho 5 phòng nhỏ là: 42CMA 006 máy
Carrier có Q0 = 5,896 kW
- So sánh Q0 = 5,896 kW> Q0Nmin = 5,3kW >5 kW= Q0ycN –đạt
2- Tính chọn AHU
-Tính Q0Lmin = Q0ycL /α1α2 = 50/ (1.0,95) = 52,6 kW
- Chọn máy AHU: bảng 5.17[4] ta chọn AHU cho 1phòng lớn là: máy Carrier
40HWRW 016 có Q0 = 60,7 kW.
- So sánh: Q0=60,7 kW > Q0Lmin = 52,6 kW > 50 kW = Q0ycL-đạt.

149

You might also like