Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

27

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập có dạng dữ liệu bảng, là báo cáo tài chính có kiểm toán hàng
năm và báo cáo thường niên trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2021.
Số liệu và các thông tin tài chính khác được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp trên
các trang thông tin điện tử của stock.vn, cafef.vn, Cục Thống kê…Tuy nhiên có một số doanh
nghiệp không có đầy đủ thông tin như: báo cáo tài chính không liên tục trong 10 năm vẫn
được giữ lại do số lượng mẫu của các doanh nghiệp y tế niêm yết trên sàn HOSE khá ít. Do
vậy, mẫu nghiên cứu chỉ có 15 doanh nghiệp ngành y tế niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn
2011 – 2021. Dữ liệu được thiết lập dưới dạng bảng để thuận tiện trong nghiên cứu và hạn
chế vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến.
3.2 Phương pháp phân tích
Bước 1: Thống kê mô tả biến phụ thuộc và biến giải thích của mô hình để đưa ra các
nhận định ban đầu về đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
Bước 2: Kiểm định mức độ tác động của các biến giải thích đến biến phụ thuộc và ý
nghĩa thống kê của các tham số hồi quy: Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp giữa mô hình tác
động cố định (fixed effect model – FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effect
model – REM) bằng phép kiểm Hausman test.
Dữ liệu bảng là dạng dữ liệu có nhiều ưu điểm nhưng gây nhiều khó khăn cho người
nghiên cứu khi ước lượng. Giả sử mô hình hồi quy đơn giản của dữ liệu bảng có các dạng
sau:
Yit = 1 + 2X2it + 3X3it + 4X4it + uit
i là các đơn vị chéo (i= 1,2,3…N)
t là các thời gian chéo (t=1,2,3…N)
Có 3 phương pháp phổ biến dung để hồi quy dữ liệu bảng:
Phương pháp hồi quy gộp (panal OLS): đây là phương pháp đơn giản nhất khi hồi
quy dữ liệu bảng vì không kể đến tính chất không gian và thời gian của dữ liệu, tức xem các
hệ số 1, 2, 3 không thay đổi theo thời gian.
Phương pháp tác động cố định (FEM): đây là phương pháp được dùng khá phổ biến.
Trong phương pháp này, hệ số chặn thay đổi theo không gian. Mỗi công ty sẽ có một hệ số
chặn riêng. Kỹ thuật để tính toán hệ số gốc thay đổi là dùng cách đặt các biến giả:
Yit = 1 + 2D2i + 3D3i + …+ tDt-1
28

Sẽ có N -1 biến giả theo không gian


Phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM): Trong phương pháp tác động ngẫu nhiên
REM, chỉ có một hệ số gốc chung cho các quan sát, là giá trị trung bình của NxT quan sát.
Chênh lệch ngẫu nhiên sẽ được đưa vào sai số it
y*i = xi + I
Các bước lựa chọn mô hình trong bài nghiên cứu:
Dùng kiểm định Likelihood để xác định mô hình nào tốt hơn trong hai nhóm mô hình
là OLS và FEM, REM với giả thuyết:
Ho: hệ số chặn của hàm hồi quy của từng công ty bằng nhau hay mô hình OLS phù
hợp hơn.
H1: hệ số chặn của hàm hồi quy của từng công ty khác nhau hay mô hình FEM hoặc
REM phù hợp hơn.
Dùng kiểm định Hausman để kiểm tra tương quan giữa các biến và thành phần ngẫu
nhiên => xác định giữa mô hình FEM và REM thì mô hình nào phù hợp hơn với giả thuyết:
H0: không có sự khác biệt giữa ước lượng bằng mô hình FEM và REM.
H1: có sự khác biệt giữa ước lượng bằng mô hình FEM và REM.
Nếu giả thuyết H0 được chấp nhận, tức không có sự khác biệt giữa các ước lượng
theo FEM và REM. Lúc này, REM sẽ được chọn do không làm giảm bậc tự do của mô hình.
Nếu giả thuyết Ho bị bác bỏ, tức có sự khác biệt giữa ước lượng theo FEM và REM.
Và khi đó, mô hình FEM là phù hợp hơn vì lúc này ước lượng theo REM sẽ bị chệch.
Sau khi chọn được mô hình tốt nhất, tiến hành kiểm định khuyết tật mô hình.
 Kiểm định các khuyết tật của mô hình
Trong dữ liệu bảng có 2 vấn đề lớn cần khắc phục là tự tương quan và phương sai sai
số thay đổi. Hậu quả của 2 hiện tượng này đều khá nghiêm trọng, có thể làm sai lệch đáng kể
kết quả hồi quy, tham số ước lượng nếu không được xử lý.
Vấn đề tự tương quan thường chỉ xảy ra trong mô hình REM và mô hình này quan
tâm đến cả những khác biệt của riêng các đối tượng phân tích qua thời gian đóng góp vào mô
hình. Nhưng bù lại, REM lại loại bỏ tốt yếu tố phương sai thay đổi.
Ngược lại với mô hình REM, mô hình FEM có tính tác động theo thời gian, do đó,
yếu tố tự tương quan gần như không có trong mô hình này. Trong khi đó, FEM xét đến các
khác biệt cá nhân giữa các công ty trong mẫu nên vấn đề phương sai thay đổi lại là vấn đề
tiềm tàng cần giải quyết trong mô hình này.
29

Do đó, nếu kết quả kiểm định ở bước 2 xác định mô hình hồi quy là phù hợp là REM
thì luận văn sẽ khắc phục tự tương quan, còn nếu mô hình hồi quy phù hợp là FEM thì luận
văn sẽ khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi trong phần dư.
Phương pháp kiểm định
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: chạy mô hình hồi quy biến phụ thuộc theo các
biến độc lập. Trên ma trận hệ số tương quan cặp:
Nếu hệ số tương quan < 0.9 => kết luận không có đa cộng tuyến.
Nếu hệ số tương quan > 0.9 => kết luận có đa cộng tuyến.
Kiểm định phương sai thay đổi bằng kiểm định Breusch-Pagan với giả thuyết:
Ho: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi.
H1: mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định Breusch - Godfrey với giả
thuyết:
Ho: mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 1.
H1: mô hình có hiện tượng tự tương quan bậc 1.
 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến
Sau khi tìm được mô hình phù hợp nhất tiến hành chạy mô hình hồi quy đa biến với
biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời và các biến độc lập.
Kết quả thu được:
Nếu P-value < 5%: biến có ý nghĩa thống kê.
Nếu P-value > 5%: biến không có ý nghĩa thống kê.
Cột Coefficient thể hiện mức độ và chiều của tác động.
Dấu dương: tác động cùng chiều.
Dấu âm: tác động ngược chiều.
30

3.3 Thống kê mô tả các biến trong mô hình


Trước khi đi vào thực hiện các ước lượng, tác giả thực hiện thống kê mô tả để đưa ra
cái nhìn toàn diện về dữ liệu, từ đó giúp tác giả phát hiện được những quan sát sai khác trong
cỡ mẫu. Thống kê mô tả nhằm thực hiện mô tả tổng quát bộ dữ liệu. Thống kê mô tả phân
tích các chỉ tiêu như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch tiêu chuẩn...
Kết quả thống kê mô tả được trình bày theo bảng 3.1 (chi tiết xem phụ lục 1):
Bảng 3.1: Kết quả thống kê mô tả

Điểm Độ lệch Giá trị Giá trị


Biến Quan sát
trung bình chuả̉ n nhỏ nhất lớn nhất
SIZE 154 27.445 0.956 24.905 29.908
AGE 154 24.409 11.745 7 49
LEQ 154 1.180 2.261 0.108 21.832
LIQ 154 2.193 1.389 0.506 7.427
GROWTH 154 0.095 0.238 -0.882 1.622
TAT 154 0.958 0.438 0.129 2.227
ROA 154 0.071 0.055 -0.122 0.220
ROE 154 0.135 0.083 -0.169 0.388

3.4 Phân tích tương quan


Phân tích tương quan được sử dụng nhằm xem xét mối tương quan giữa các biến độc
lập với nhau thông qua hệ số tương quan, theo đó hệ số tương quan. Để đánh giá mối quan hệ
giữa các biến cao hay thấp thông thường các nghiên cứu xem xét nó với 0.8, nếu hệ số tương
quan cao hơn 0.8 xem như giữa hai biến đang xét có mối tương quan cao. Ngoài ra, trong
trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao và đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng
đa cộng tuyến và cũng là cơ sở để đề tài thực hiện các kiểm định cần thiết và hiệu chỉnh mô
hình nghiên cứu.
Để xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, nghiên cứu sử dụng phân tích
hệ số tương quan nhằm đo lường mức độ quan hệ giữa các biến độc lập với nhau. Mối quan
hệ tương quan giữa biến độc lập sau sẽ được kiểm định về mối quan hệ: Quy mô doanh nghiệp
(SIZE), thời gian hoạt động (AGE), tỷ lệ đòn bẫy tài chính (LEQ), tính thanh khoản (LIQ),
tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và hiệu quả sử dụng tài sản (TAT).
31

Đa cộng tuyến giữa các biến giải thích là một trong những vấn đề có thể dẫn đến kết
quả nghiên cứu cho các tín hiệu sai hoặc hệ số tương quan không hợp lý, sai lệch sai số chuẩn
của hệ số tương quan và ước lượng mô hình sai lệch. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
giữa các biến nghiên cứu, tác giả sử dụng 2 phương pháp: (1) kiểm tra bằng ma trận tương
quan; (2) Kiểm tra bằng hệ số VIF (Variance Inflation Factor). Trước khi ước lượng mô hình
hồi quy, cần kiểm tra giả định quan trọng của mô hình là không xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến.
Mức độ tương quan giữa các biến được đo lường bằng hệ số tương quan r (Pearson).
Kết quả phân tích hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình với số quan sát là 154 giai
đoạn 2011 – 2021 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.2: Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
SIZE AGE LEQ LIQ GROWTH TAT
Hệ số tương quan 1
SIZE
Mức ý nghĩa
Hệ số tương quan 0.110 1
AGE
Mức ý nghĩa 0.173
Hệ số tương quan 0.056 -0.005 1
LEQ
Mức ý nghĩa 0.494 0.950
Hệ số tương quan 0.274 -0.008 -0.230 1
LIQ
Mức ý nghĩa 0.001 0.918 0.004
Hệ số tương quan -0.037 0.064 -0.078 0.091 1
GROWTH
Mức ý nghĩa 0.648 0.428 0.336 0.260
Hệ số tương quan 0.029 0.142 -0.254 0.261 0.225 1
TAT
Mức ý nghĩa 0.723 0.080 0.002 0.001 0.005

Nhìn vào bảng 3.2 (chi tiết xem phụ lục 2) kết quả ma trận tương quan cho thấy, hệ
số tương quan giữa các biến độc lập ở mức thấp nhất là 0.029 và cao nhất là 0.274. Kết quả
ma trận tương quan được trình bày trong bảng 3.2 cho thấy hệ số tương quan so sánh từng
cặp giữa các biến giải thích (giữa các biến độc lập với nhau) đều nhỏ hơn 0.8, kết luận rằng
không có đa cộng tuyến giữa các biến giải thích trong mô hình.
32

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến trong mô hình
Độ chấp
Biến độc lập VIF SQRT VIF R2
nhận
SIZE 1.12 1.06 0.89 0.11
AGE 1.04 1.02 0.96 0.04
LEQ 1.12 1.06 0.89 0.11
LIQ 1.22 1.1 0.82 0.18
GROWTH 1.06 1.03 0.94 0.06
TAT 1.19 1.09 0.84 0.16
Điểm trung bình VIF 1.13

Kiểm tra hệ số VIF được trình bày trong bảng 3.3, giá trị trung bình VIF (mean VIF)
là 1.13 thấp hơn so với giá trị so sánh là 5 (chi tiết xem phụ lục 3). Đồng thời VIF của các
biến riêng lẻ nhỏ hơn 2, cho thấy không có hiện tượng tự tương quan (các biến độc lập có
quan hệ mạnh với nhau và gần bằng 1) giữa các biến giải thích trong mô hình (chi tiết xem
phụ lục 3). Với hai thông tin: hệ số tương quan giữa các biến độc lập và nhân tử phóng đại
phương sai VIF vừa được kiểm ra cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình không
xảy ra.
3.5 Ước lượng mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
3.5.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ROA
3.5.1.1 Phân tích các mô hình Pooled OSL, REM, FEM
Mô hình hồi quy đa biến được áp dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ROA
của doanh nghiệp ngành y tế niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2011-2021. Sau khi tiến
hành kiểm tra hiện đa cộng tuyến, các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến ROA của 1 doanh
nghiệp được lựa chọn trong mô hình là: Quy mô doanh nghiệp (SIZE), thời gian hoạt động
(AGE), tỷ lệ đòn bẩy tài chính (LEQ), tính thanh khoản (LIQ), tốc độ tăng trưởng doanh thu
(GROWTH) và hiệu quả sử dụng tài sản (TAT).
33

Bảng 3.4: Kết quả hồ quy các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
Mô hình Pooled
Mô hình FEM Mô hình REM
OLS
Biến độc lập
Hệ số Mức ý Hệ số hồi Mức ý Hệ số Mức ý
hồi quy nghĩa quy nghĩa hồi quy nghĩa
SIZE 0.009 0.007 0.008 0.022 0.008 0.025
AGE -0.001 0.188 0.001 0.156 0.001 0.001
LEQ -0.003 0.059 -0.004 0.004 -0.006 0.000
LIQ 0.008 0.001 0.010 0.000 0.013 0.000
GROWTH 0.029 0.011 0.031 0.009 0.033 0.017
TAT 0.016 0.041 0.025 0.001 0.033 0.000
Hằng số -0.180 0.041 -0.193 0.030 -0.225 0.019
Số quan sát 154 154 154
Hệ số xác định R2 0.283 0.259 0.513
Thống kê F 8.77 79.14 25.77
Prob 0.000 0.000 0.000

Bảng 3.4 trình bày kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ROA của các doanh
nghiệp trên toàn bộ mẫu thu thập theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), mô hình ảnh
hưởng cố định (FEM) và mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) (chi tiết xem phụ lục 4). Kết quả
ước lượng và kiểm định cho thấy:
Ta thấy:
Mô hình FEM có Prob = 0.000 < α=1%,
Mô hình REM có Prob = 00.000 < α=1%
Mô hình OLS có Prob =0.000 < α=1%
Thống kê F trong mô hình REM, FEM và Pooled OLS đều có ý nghĩa thống kê ở
mức 1%. Kết quả này hàm ý rằng các hệ số hồi quy đồng thời bằng không đều bị bác bỏ với
mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là 3 mô hình REM, FEM và Pooled OLS phù hợp và có ý nghĩa thống
kê.
Hệ số xác định R2 là 0.259 đối với mô hình REM, 0.283 đối với mô hình FEM và
trong mô hình Pooled OLS là 0.513. Kết quả này hàm ý rằng, trong mô hình REM các biến
độc lập giải thích được khoảng 25.9% sự thay đổi của ROA của doanh nghiệp, trong mô hình
34

FEM các biến độc lập giải thích được khoảng 28.3% sự thay đổi của ROA của doanh nghiệp
và trong mô hình Pooled OLS các biến độc lập giải thích được khoảng 51.3% sự thay đổi của
ROA của doanh nghiệp.
Căn cứ lựa chọn giữa 3 mô hình REM, FEM và Pooled OLS như sau:
Kiểm định Breusch and Pagan LM được thực hiện để làm kiểm định lựa chọn giữa
OLS và REM với giả thuyết H0: Mô hình phù hợp là OLS. Kết quả cho p value < 5%: Mô
hình REM sẽ được lựa chọn (chi tiết xem phụ lục 4).
Kiểm định Wald được dùng để giúp đánh giá mô hình phù hợp trong hai mô hình
OLS và FEM với giả thuyết H0: Mô hình phù hợp là OLS. Kết quả đánh giá kiểm định Wald
cho giá trị p = 0.000 < 0.05, ta bác bỏ H0 nên mô hình FEM sẽ là mô hình được chọn. Tiếp
tục dùng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM (chi tiết xem phụ lục
4).
Kiểm định Hausman sẽ được sử dụng để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp
giữa hai phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM). Giả
thuyết H0 cho rằng không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng với các
biến giải thích Xit trong mô hình. Ước lượng REM là hợp lý theo giả thuyết H0 nhưng lại
không phù hợp ở giả thuyết thay thế. Ước lượng FEM là hợp lý cho cả giả thuyết H0 và giả
thuyết thay thế.
Kết quả của kiểm định Hausman: Chi2 (6) = 12.64 và Prob > chi2 =0.049 < 5% (chi
tiết xem phụ lục 4). Mô hình FEM phù hợp hơn REM. Vì vậy, trong phần trình bày tiếp theo
nghiên cứu sử dụng kết quả từ mô hình hiệu ứng cố định (FEM) để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến ROA của doanh nghiệp ngành y tế niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2011-
2021.
3.5.1.2 Kiểm tra các khuyết tật trong mô hình hồi quy
Ngoài việc kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả thực hiện thêm kiểm tra xem
mô hình có vi phạm hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan giữa
các phần dư.
 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Đặt giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Ta có P value = 0.000 < 5%
Bác bỏ giả thuyết H0.
Kết luận: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
35

Bảng 3.5: Kết quả kiểm định hiện tương phương sai sai số thay đổi
. xttest3

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity


in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (15) = 2377.61


Prob>chi2 = 0.0000

 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư


Đặt giả thuyết H0: Không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư
Kiểm định Wooldridge cho hiện tượng tự tương quan. Ta có P value = 0.007 < 5%:
bác bỏ giả thuyết H0: chứng tỏ có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định tự tương quan giữa các phần dư
. xtserial ROA SIZE AGE LEQ LIQ GROWTH TAT

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 14) = 9.865
Prob > F = 0.0072

Bảng 3.7: Kết quả hồi quy mô hình FEM sau khi khắc phục phương sai sai số thay đổi
Mô hình FEM
Biến độc lập
Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa
SIZE 0.009 0.010
AGE 0.001 0.012
LEQ -0.004 0.002
LIQ 0.007 0.000
GROWTH 0.024 0.026
TAT 0.029 0.000
Hằng số -0.220 0.015
Số quan sát 154
Hệ số xác định R2 0.283
Thống kê F 96.7
Prob 0.000
36

Như vậy, trong phần thảo luận kết quả nghiên cứu đối với các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn HOSE giai đoạn 2011 - 2021, nghiên cứu sẽ dựa trên mô hình ảnh hưởng cố định
(FEM) với sự kiểm soát ảnh hưởng của phương sai thay đổi và tự tương quan giữa các phần
dư. Theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (FEM), kết quả hồi quy viết lại như sau:
ROA = -0.220 + 0.009*SIZE + 0.001*AGE -0.004*LEQ + 0.007*LIQ +
0.024*GROWTH + 0.029*TAT
Quy mô doanh nghiệp (SIZE): Có tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh doanh (ROA), nghĩa
là các doanh nghiệp lớn hơn có xu hướng hoạt động tốt hơn. Kết quả này phù hợp với lý
thuyết đánh đổi, cho rằng các công ty lớn hơn có khả năng tiếp cận vốn vay nhiều hơn và có
thể phân tán rủi ro, cho phép họ hưởng lợi từ lá chắn thuế và lãi suất thấp hơn, dẫn đến hiệu
quả hoạt động được cải thiện (Sheikh và Wang, 2013). Alghusin (2015) và Alarussi và
Alhaderi (2018) cũng đã thực hiện các nghiên cứu khẳng định tác động tích cực của quy mô
doanh nghiệp đến hiệu quả kinh doanh. Trong ngành dệt may, các doanh nghiệp lớn hơn
(SIZE) có lợi thế hơn các doanh nghiệp nhỏ hơn khi tiếp cận công nghệ tiên tiến và đa dạng
hóa, giúp giảm rủi ro và khả năng phá sản. Hơn nữa, các công ty lớn hơn có xu hướng có
thương hiệu và uy tín lâu đời trên thị trường, giúp họ dễ dàng đảm bảo nguồn vốn bên ngoài
và thúc đẩy doanh số bán hàng. Những phát hiện của nghiên cứu này một lần nữa ủng hộ quan
điểm rằng có một mối tương quan tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và ROA.
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE): Tuổi doanh nghiệp với lợi nhuận trên
tài sản (ROA) có mối tương quan thuận đáng kể ở mức ý nghĩa 5%. Thời gian hoạt động của
công ty tăng thêm 1 năm thì ROA tương ứng tăng 0,009%. Các công ty thành lập sớm có lợi
thế hơn về thị trường, uy tín và kinh nghiệm quản lý so với các công ty thành lập sau. Do đó,
một doanh nghiệp được thành lập càng lâu thì càng có khả năng hoạt động hiệu quả. Những
phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Chander và Aggarwal (2008), cũng
như của Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014).
Tăng trưởng (GROWTH): Những phát hiện của nghiên cứu ngụ ý rằng có tồn tại một
mối tương quan mang tính xây dựng giữa tăng trưởng và ROA. Điều này chỉ ra rằng khi một
công ty tăng trưởng, ROA của nó trở nên lớn hơn đáng kể. Một cuộc kiểm tra chi tiết hơn về
các mô hình hiệu ứng cố định cho thấy rằng, tách biệt với các biến số khác, khi tốc độ tăng
trưởng doanh thu của công ty tăng 1%, ROA của công ty đó cũng sẽ tăng 0,024% và ngược
lại. Phát hiện này phù hợp với kết luận của các nghiên cứu trước đây, chẳng hạn như những
nghiên cứu được thực hiện bởi Agiomirgianakis và Papadogonas (2006) và Yazdanfar (2013).
37

Khả năng thanh toán (LIQ): Theo kết quả nghiên cứu, giữa khả năng thanh khoản
(LIQ) và tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) có mối tương quan thuận với nhau ở mức ý nghĩa
5%. Tính thanh khoản đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ lệ thanh khoản cao trong lĩnh vực y tế cho thấy tình hình tài chính vững mạnh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế vay nợ có thể dẫn đến giảm
hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hàng tồn kho thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tài
sản ngắn hạn của doanh nghiệp y tế. Là một doanh nghiệp thương mại, tổng giá trị sản phẩm
của ngành cũng cao, điều đó có nghĩa là hàng tồn kho lớn có thể cho thấy khả năng tiêu thụ
sản phẩm kém. Ngoài ra, tỷ lệ thanh khoản cao có thể cho thấy doanh nghiệp có quá nhiều tài
sản nhàn rỗi không được đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của luận án
này tương tự như kết quả nghiên cứu của Goddard et al. (2005), Chander và Aggarwal (2008),
Chu Thị Thu Thủy và cộng sự. (2015).
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (LEQ): Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Goddard và các
cộng sự (2005), Odusanya và cộng sự (2018), Alarussi và Alhaderi (2018), Nguyễn Thùy
Dương và cộng sự (2018), tỷ lệ đòn bẩy tài chính (LEQ) có tác động ngược chiều đến ROA.
Nghiên cứu cho thấy rằng LEQ tăng 1% sẽ dẫn đến giảm 0,004% ROA. Điều này cho thấy
các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao hoạt động kém hiệu quả hơn. Khi các
doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng, áp lực trả nợ gốc và lãi vay tăng lên
khiến họ gặp khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh. Do đó, điều quan trọng là các doanh
nghiệp phải ưu tiên các khoản nợ ít gánh nặng hơn, chẳng hạn như sử dụng vốn từ các nhà
cung cấp. Qua đó, doanh nghiệp tận dụng được các khoản nợ, vốn vay để nâng cao hiệu quả
hoạt động.
Hiệu quả sử dụng tài sản (TAT): Các nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan tích cực
giữa hiệu quả sử dụng tài sản và lợi nhuận trên tài sản (ROA), chỉ ra rằng vòng quay tài sản
tăng có thể dẫn đến ROA tăng tương ứng. Cụ thể, phân tích mô hình hiệu ứng cố định chỉ ra
rằng khi tốc độ luân chuyển tài sản của công ty tăng 1 đơn vị, ROA dự kiến sẽ tăng 0,029%.
Ngược lại, khi vòng quay tài sản giảm, ROA dự kiến sẽ giảm. Những phát hiện này cho thấy
rằng một doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của mình bằng cách đầu tư hiệu
quả vào TSCĐ như thiết bị mới và công nghệ cải tiến. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu
được thực hiện bởi Warrad và Al Omari (2015) cũng như Skolnik (2002).
38

3.5.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ROE


3.5.2.1 Phân tích các mô hình Pooled OSL, REM, FEM
Bảng 3.8 dưới đây trình bày kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của các
doanh nghiệp ngành y tế trên toàn bộ mẫu theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), mô
hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) (chi tiết xem phụ lục
5).
Bảng 3.8: Kết quả hồ quy các nhân tố ảnh hưởng đến ROE
Mô hình Pooled
Mô hình FEM Mô hình REM
OLS
Biến độc lập
Hệ số Mức ý Hệ số Mức ý Hệ số Mức ý
hồi quy nghĩa hồi quy nghĩa hồi quy nghĩa
SIZE 0.022 0.000 0.016 0.000 0.010 0.108
AGE -0.006 0.000 0.000 0.000 0.001 0.014
LEQ -0.007 0.011 -0.006 0.011 -0.005 0.079
LIQ 0.012 0.003 0.013 0.003 0.013 0.003
GROWTH 0.055 0.006 0.066 0.006 0.078 0.001
TAT 0.008 0.580 0.027 0.580 0.046 0.001
Hằng số -0.361 0.022 -0.354 0.022 -0.244 0.144
Số quan sát 154 154 154
Hệ số xác định R2 0.339 0.241 0.343
Thống kê F 11.36 52.74 12.79
Prob 0.000 0.000 0.000

Kết quả ước lượng và kiểm định cho thấy:


Thống kê F trong mô hình FEM, REM và Pooled OLS đều có ý nghĩa thống kê ở
mức 1%. Kết quả này hàm ý rằng các hệ số hồi quy đồng thời bằng không đều bị bác bỏ với
mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là cả 3 mô hình FEM, REM và Pooled OLS phù hợp và có ý nghĩa
thống kê.
Hệ số xác định R2 là 0.241 đối với mô hình REM, 0.339 đối với mô hình FEM và
trong mô hình Pooled OLS là 0.343. Kết quả này hàm ý rằng, trong mô hình REM các biến
độc lập giải thích được khoảng 24.1% sự thay đổi của ROE, trong mô hình FEM các biến độc
39

lập giải thích được khoảng 33.9% sự thay đổi của ROE và trong mô hình Pooled OLS các
biến độc lập giải thích được khoảng 34.3% sự thay đổi của LTLEV của các doanh nghiệp.
Căn cứ lựa chọn giữa 3 mô hình REM, FEM và Pooled OLS như sau:
Bảng 3.9: Kết quả lựa chọn mô hình ROE
Mô hình (kiểm định) Kết quả phân tích Kết luận
F (6,147) = 12.79
OLS (F-test) P-value > F = 0.0000 Chọn OLS

OLS và FEM chi2 (15) = 5968.78


Chọn FEM
(Wald test) Prob>chi2 = 0.0000
OLS và REM chibar2 (01) = 19.53
Chọn REM
(Breusch Pagan) P-value > chibar2 = 0.0000
FEM và REM chi2 (6) = 24.42
Chọn FEM
(Hausman) P-value > chi2 = 0.0004

Như vậy, theo bảng 3.9, mô hình (ROE) được hồi quy theo FEM là phù hợp nhất.
3.5.2.2 Kiểm tra các khuyết tật trong mô hình hồi quy
 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Đặt giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Ta có P value = 0.000 < 5%
Bác bỏ giả thuyết H0.
Kết luận: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Bảng 3.10: Kết quả kiểm định hiện tương phương sai sai số thay đổi

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity


in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (15) = 5968.78


Prob>chi2 = 0.0000

 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư


Đặt giả thuyết H0: Không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư
Kiểm định Wooldridge cho hiện tượng tự tương quan. Ta có P value = 0.000 < 5%:
bác bỏ giả thuyết H0: chứng tỏ có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư
40

Bảng 3.11: Kết quả kiểm định tự tương quan giữa các phần dư

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 14) = 5.981
Prob > F = 0.0283

Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, với ước lượng hồi
quy bằng phương pháp GLS để khắc phục phương sai thay đổi và tự tương quan trong STATA
được áp dụng. Kết quả thể hiện ở Bảng 3.12 như sau:
Bảng 3.12: Kết quả hồi quy mô hình FEM sau khi khắc phục phương sai sai số thay
đổi
Mô hình FEM
Biến độc lập
Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa
SIZE 0.012 0.005
AGE 0.001 0.001
LEQ -0.002 0.162
LIQ 0.007 0.002
GROWTH 0.070 0.000
TAT 0.037 0.000
Hằng số -0.270 0.017
Số quan sát 154
Hệ số xác định R2 0.339
Thống kê F 97.68
Prob 0.000

Như vậy, trong phần thảo luận kết quả nghiên cứu đối với các doanh nghiệp ngành y
tế, luận văn sẽ dựa trên mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) với sự kiểm soát ảnh hưởng của
phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư. Theo mô hình ảnh hưởng
ngẫu nhiên (REM), kết quả hồi quy viết lại như sau:
ROE = -0.270 + 0.012*SIZE + 0.001*AGE + 0.007*LIQ + 0.070*GROWTH +0.037*TAT
(2)
Kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 3.12 cho thấy có 5 trong số 6 biến giải thích
được đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đó là: Quy mô doanh nghiệp (SIZE),
thời gian hoạt động (AGE), tính thanh khoản (LIQ), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH)
41

và hiệu quả sử dụng tài sản (TAT). Ảnh hưởng của từng nhân tố (biến giải thích) đến ROE
của các doanh nghiệp (biến phụ thuộc) được diễn giải như sau:
Quy mô doanh nghiệp (SIZE): Kết quả nghiên cứu cho thấy biến SIZE có tác động
tích cực đến ROE của doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Phát hiện này phù hợp
kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Alghusin (2015) và Alarussi và Alhaderi (2018).
Tương tự, biến SIZE cũng có ảnh hưởng cùng chiều đến ROA của doanh nghiệp. Có thể thấy
các doanh nghiệp có quy mô lớn thường mạnh về tài chính, có uy tín, có thể khai thác lợi thế
quy mô để từ đó tối thiểu chi phí và tăng lợi nhuận.
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE): Kết quả phân tích cho thấy thời gian
hoạt động có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời, cụ thể là AGE tác động trực tiếp lên
khả năng sinh lời ROE cũng như ROA. Kết quả của nhóm tác giả hoàn toàn đồng nhất với
nghiên cứu của Liargovas & Skandalis (2010) và MM Omondi, W Muturi (2013) khi cho
rằng các công ty có thời gian hoạt động lâu dài sẽ có kinh nghiệm và mạng lưới kinh doanh
cũng như khả năng đánh giá các cơ hội kinh doanh tốt hơn, do đó khả năng sinh lời sẽ cao
hơn so với các doanh nghiệp mới hoạt động.
Tính thanh khoản (LIQ): Có tác động dương đến ROE, tức là doanh nghiệp ngành y
tế cần áp dụng mô hình quản trị vốn lưu động toàn diện, vì việc quản trị vốn lưu động tốt có
tác động tích cực đến cân bằng tài chính và gia tăng hiệu quả của việc mở rộng quy mô nợ
vay.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH): Có tác động thuận lợi đến ROE do tăng
trưởng là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu trong suốt quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh. Để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp
y tế phải tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh. Điều này là do tăng trưởng là điều kiện tiên
quyết cơ bản để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình, cho phép họ tích lũy vốn, đầu
tư mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo dựng uy tín tích cực đối với khách hàng, nhà đầu tư
và nhà cung cấp.
Hiệu quả sử dụng tài sản (TAT): Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng
chiều giữa vòng quay tài sản và ROE. Chỉ tiêu TAT cho biết năng lực sử dụng vốn của doanh
nghiệp ngành y tế, với số vòng quay của tài sản thấp chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động không
hiệu quả hay doanh thu thu được từ việc sử dụng tài sản thấp. Phát hiện này phù hợp kết quả
nghiên cứu của một số tác giả như: Agiomirgianakis và Papadogonas (2006), Chander và
Aggarwal (2008), Tan và Floros (2012) và Alarussi và Alhaderi (2018).
42

3.6 Phương pháp, thủ tục và kết quả nghiên cứu


Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Square - OLS), chúng
tôi ước lượng các tham số của mô hình. Đầu tiên, các kiểm định cần thiết về các giả định của
các mô hình ước lượng được thực hiện. Kết quả kiểm định các nhân tố khuếch đại phương
sai (variance inflation factors/VIF) cho thấy, giá trị trung bình VIF trong các mô hình đều nhỏ
hơn 5. Điều này cho phép chúng tôi kết luận các mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng
tuyến giữa các biến giải thích. Kiểm định Breusch- Pagan/Cook-Weisberg được sử dụng để
kiểm tra về phương sai sai số thay đổi (Heteroscedasticity), kiểm định Skewness/Kurtosis
được sử dụng để kiểm tra về giả định phân phối chuẩn phần dư của các mô hình (Normality).
Kết quả các kiểm định được trình bày ở bảng 3.13 và 3.14 cho thấy, giả định về tính phân
phối chuẩn của phần dư của mô hình được tuân thủ. Tuy nhiên, giả định về phương sai sai số
thay đổi bị vi phạm. Điều này cho phép tác giả sử dụng hồi quy OLS có hiệu chỉnh phương
sai sai số thay đổi (robust standard errors) để ước lượng các mô hình. Kết quả hồi quy bởi
phương pháp OLS được trình bày trong bảng 3.14.
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định VIF
Biến VIF 1/VIF
SIZE 1.12 0.1072
AGE 1.04 0.0395
LEQ 1.12 0.1063
LIQ 1.22 0.1809
GROWTH 1.06 0.0566
TAT 1.19 0.1617

Trung bình VIF 1.13

Bảng 3.14: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanhnghiệp ngành
y tế niêm yết trên sàn HOSE
Mô hình FEM Mô hình REM Mô hình Pooled OLS
Mức Mức Mức
Biến độc lập
Hệ số hồi quy ý Hệ số hồi quy ý Hệ số hồi quy ý
nghĩa nghĩa nghĩa
SIZE 0.022 0.000 0.016 0.000 0.010 0.108
43

AGE -0.006 0.000 0.000 0.000 0.001 0.014


LEQ -0.007 0.011 -0.006 0.011 -0.005 0.079
LIQ 0.012 0.003 0.013 0.003 0.013 0.003
GROWTH 0.055 0.006 0.066 0.006 0.078 0.001
TAT 0.008 0.580 0.027 0.580 0.046 0.001
Hằng số -0.361 0.022 -0.354 0.022 -0.244 0.144
Số quan sát 154 154 154
Hệ số xác định
0.339 0.241 0.343
R2
Thống kê F 11.36 52.74 12.79
Prob 0.000 0.000 0.000

Các ước lượng OLS đã xử lý vấn đề phương sai sai số thay đổi (robust standard
errors).
 Khả năng thanh toán (LIQ): Kết quả ước lượng chỉ ra rằng khả năng thanh toán
ngắn hạn tỷ lệ thuận với ROE và đạt mức ý nghĩa thống kê 5%. Trong kinh doanh vấn đề làm
cho các nhà kinh doanh lo ngại là các khoản nợ nần dây dưa, các khoản phải thu không có
khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải
duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì
các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Mặt
khác, nếu công ty duy trì khả năng thanh toán ngắn hạn thấp, tức là vận dụng nợ ngắn hạn để
đầu tư. Vì vậy, chi phí tài chính thấp thì lợi nhuận cao. Nhìn chung, ngành y tế có khả năng
thanh toán tốt, được sự tín nhiệm của các ngân hàng, là cơ sở để các doanh nghiệp trong ngành
được vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi.
 Quy mô doanh nghiệp (SIZE): tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp
ngành y tế niêm yết trên 11.000 tỷ đồng. Mức ý nghĩa 10% mang dấu dương cho thấy quy
mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với hiệu quả tài chính. Tức là công ty càng lớn thì hiệu quả tài
chính càng cao. Khi các doanh nghiệp ngành y tế có quy mô càng lớn thì sẽ có điều kiện để
đầu tư một dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại, giúp khai hác được lợi thế của việc
chuyên môn hóa, nhờ đó năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm sẽ tăng lên, tạo thuận lợi
về uy tín và thương hiệu công ty, mà điều đó là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp ngành
y tế, nơi đòi hỏi sự uy tín và chất lượng là trên hết. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp bán được
44

nhiều sản phẩm hơn, đồng thời khi bán được một khối lượng hàng lớn thì chi phí đàm phán,
liên lạc (điện thoại, fax…) không tăng tương ứng so với trường hợp bán một khối lượng hàng
nhỏ hơn, điều này giúp tiết kiệm được chi phí giao dịch. Không những vậy, các doanh nghiệp
có quy mô lớn thì có sức mạnh tài chính lớn nên có khả năng tiếp cận nguồn vốn tốt hơn, dễ
dang huy động nguồn vốn hơn, mức vay cao hơn cũng như có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh
hơn.
 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE): hệ số hồi quy mang dấu dương
cho thấy yếu tố này ảnh hưởng tích cực và mang ý nghĩa thống kê đến hiệu quả tài chính của
các doanh nghiệp ngành y tế niêm yết trên sàn HOSE. Các doanh nghiệp có lịch sử hoạt động
lâu dài đều có tay nghề và kinh nghiệm cao, thường các công ty này ít vay nợ nên hiệu quả
tài chính sẽ cao hơn các công ty trẻ.Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới sẽ đem lại nhiều sản
phẩm được áp dụng theo công nghệ cao, ngoài ra, các doanh nghiệp mới đa số là các công ty
tư nhân hoặc cổ phần, do đó sẽ thu hút được vốn đầu tư nhiều hơn.
 Hiệu quả sử dụng tài sản (TAT): Có tác động cùng chiều và mang ý nghĩa thống
kê đến hiệu quả tài chính. Các doanh nghiệp ngành y tế niêm yết trên sàn HOSE có tỷ trọng
TSCĐ/TTS thấp do các doanh nghiệp này chủ yếu thực hiện phân phối hàng hoá, không cần
đầu tư nhiều vào hệ thống nhà máy sản xuất. Các doanh nghiệp có tỷ lệ TSCĐ/TTS càng thấp
thường có mức nợ thấp hơn hoặc tỷ lệ nợ tỷ lệ thuận với cơ cấu tài sản của họ. Việc cân đối
chi phí đầu tư vào TSCĐ là một lợi thế để các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
 Đòn bẩy tài chính (LEQ): Theo kết quả ở bảng 3.14, đòn bẩy tài chính có ý
nghĩa thống kê 10%, tỷ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động tài chính. Trong giai đoạn này, ngành
y tế phải vay mượn nhiều hơn để tài trợ cho tăng trưởng. Tuy nhiên, hệ số nợ này vẫn ở mức
rất thấp, cho thấy đây vẫn là một đòn bẩy tài chính vừa phải. Trong cơ cấu nợ của ngành, tỷ
trọng chủ yếu là nợ ngắn hạn dùng để tài trợ vốn lưu động. Các doanh nghiệp đầu ngành (gồm
Dược Hậu Giang, Domesco, Traphaco, Mekophar, Imexpharm) có tỷ lệ nợ vay có xu hướng
tăng, tuy nhiên tỷ lệ nợ vay lại thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Kết quả này phù hợp
với thuyết trình tự tài trợ về tài trợ, tức là các công ty này đang có lãi và có lợi nhuận tương
đối lớn so với nhu cầu đầu tư mới nên chủ yếu dựa vào các nguồn tài trợ. Cái nội sinh là lợi
nhuận giữ lại, không cần huy động một lượng vốn lớn từ các nguồn vốn bên ngoài để giữ tỷ
lệ nợ ở mức thấp.
 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH): Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc
độ tăng trưởng có tác động thuận lợi đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp do tăng trưởng
45

là điều kiện tất yếu để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu của mình, cho phép họ tích lũy
vốn, đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo dựng uy tín tích cực đối với khách hàng,
nhà đầu tư và nhà cung cấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần có những chiến lược tăng
trưởng doanh thu phù hợp với năng lực của doanh nghiệp để việc tăng trưởng doanh thu đi
đôi với tăng trưởng lợi nhuận.
46

Tóm tắt chương 3


Chương 3 trình bày kết quả tác động đặc điểm của doanh nghiệp ngành y tế đến hiệu
quả tài chính của các doanh nghiệp (ROA, ROE) trên sàn HOSE giai đoạn 2011 -2021 bằng
các mô hình Pool OLS, FEM, REM với ước lượng hồi quy bằng phương pháp GLS để khắc
phục các khuyết tật của chọn mô hình. Chương 3 đã trình bày kết quả phân tích hồi quy nhằm
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình ảnh hưởng cố định
(FEM) sau khi kiểm soát ảnh hưởng của phương sai thay đổi và tự tương quan giữa các phần
dư là phù hợp với nghiên cứu. Theo đó Quy mô doanh nghiệp (SIZE), thời gian hoạt động
(AGE), tỷ lệ đòn bẫy tài chính (LEQ), tính thanh khoản (LIQ), tốc độ tăng trưởng doanh thu
(GROWTH) và hiệu quả sử dụng tài sản (TAT) có ảnh hưởng đến ROA của các doanh nghiệp
ngành y tế ở mức ý nghĩa 5%. Trong khi đó, quy mô doanh nghiệp (SIZE), thời gian hoạt
động (AGE), tính thanh khoản (LIQ), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và hiệu quả
sử dụng tài sản (TAT) có ảnh hưởng đến ROE của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 5%. Trong
chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày đề xuất một số hàm ý quản trị để giúp doanh nghiệp
thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp ngành y tế.

You might also like