Nhóm 6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI

Chủ đề:
1. Ngân hàng Đạo Hồi và ảnh hưởng của ngân hàng Đạo Hồi với Việt Nam khi hội
nhập quốc tế (đặc biệt AEC)
2. Thực trạng và kết quả xử lý nợ xấu tại Việt Nam

Nhóm thuyết trình :

CH310089 Phan Thị Dung


CH310226 Nguyễn Thị Khánh Huyền
CH310265 Kiều Đức Khuê
CH310301 Nguyễn Thị Thùy Linh
CH310451 Vũ Mai Phương
CH310591 Nguyễn Thùy Trang
A. NGÂN HÀNG ĐẠO HỒI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẠO
HỒI VỚI VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP QUỐC TẾ (ĐẶC BIỆT AEC)
I. Ngân hàng Đạo Hồi (Islamic Banking)
1. Khái niệm và nguyên tắc
Khái niệm: Hệ thống ngân hàng Hồi giáo còn được gọi là hệ thống ngân hàng không
lãi suất, là một hệ thống dựa trên các nguyên tắc của luật Hồi giáo và được quản lý bởi
những hệ tư tưởng trong kinh tế Hồi giáo.
Nguyên tắc: Hai nguyên tắc cơ bản của hệ thống ngân hàng Hồi giáo là chia sẻ lợi
nhuận và thua lỗ; không thu lãi hay trả lãi. Các giao dịch tài chính trong ngân hàng Hồi
giáo là một hình thức đầu tư đạo đức độc đáo về mặt văn hóa. Ví dụ các ngân hàng theo
hệ thống này sẽ không thực hiện các khoản đầu tư liên quan đến rượu, cờ bạc, thịt lợn và
các mặt hàng bị cấm khác.
o Đặc điểm của Luật Hồi giáo

 Về nguyên tắc luật Hồi giáo không thay đổi, ổn định mà chỉ có các quan hệ
xã hội thay đổi nên nó phải được áp dụng mềm dẻo. Và khó có thể phân biệt
giữa các quy định của pháp luật và các quy định của tôn giáo
 Luật Hồi giáo có quan niệm về hành vi không giống các hệ thống pháp luật
khác. Theo đó luật Hồi giáo chia hành vi của con người thành 5 loại sau:
hành vi buộc phải làm (obligatoire); hành vi nên làm (recommandes); hành
vi làm cũng được không làm cũng được (indiffrerentes); hành vi bị khiển
trách (blamables); hành vi cấm (interdites). Đây là nguyên tắc đánh giá hành
vi của con người vể cả phương diện pháp luật và đạo đức
o Hệ thống pháp luật Hồi giáo

 Hệ thống pháp luật hồi giáo là hệ thống pháp luật gắn liền với đạo Hồi, có
nguồn chính là kinh Coran - kinh thánh của người theo Hồi giáo.
 Hệ thống pháp luật Hồi giáo chia hành vi con người thành 5 loại: hành vi buộc
phải làm; hành vị nên làm; hành vi làm cũng được, không làm cũng được
(không đáng kể, không cần lưu ý); hành vị đáng bị chê trách; hành vi bị cấm.
 Những quy định của pháp luật Hồi giáo pha trộn giữa quy phạm đạo đức, tôn
giáo và quy phạm pháp luật. Nó vừa là cơ sở để xã hội đánh giá hành vi nào là
thiện hay ác, vừa là cơ sở pháp lí để Thẩm phán xem xét hành vi hợp pháp hay
không hợp pháp.
 Do gắn liền với đạo Hồi và có nguồn chính là kinh Coran nên pháp luật Hồi
giáo có nhiều nét đặc thù so với các hệ thống pháp luật khác. Chẳng hạn, theo

2
quan niệm của luật Hồi giáo thì tội phạm nặng nhất là tội chống lại chúa, bao
gồm 7 loại tội phạm là ngoại tình, vu cáo, uống rượu (tại nơi công cộng cũng
như ở nhà riêng), tội trộm, cướp đường, phản đạo, vi phạm kinh thánh. Các tội
ngoại tình, vu cáo, uống rượu thì phạt bằng roi; tội trộm thì hình phạt là chặt
tay; tội cướp đường bị phạt đóng đính vào thánh giá hoặc cắt cả hai tay và
chân; tội phản đạo và vi phạm kinh thánh thì bị chặt đầu. Các tội phạm giết
người (cố ý và vô ý), cưỡng dâm, gây thương tích (cố ý và vô ý) được gọi là tội
Quesas - tội chống lại cá nhân chứ không phải chống lại chúa nên được coi là ít
nghiêm trọng hơn. Tội trộm là tội chống lại chúa nên có hình phạt nặng là chặt
tay và không được chuộc bằng tiền, trong khi đó, tội giết người không phải là
tội chống lại chúa nên có thể chuộc bằng tiền. Giết một người đàn ông có thể
chuộc tội bằng 100 con lạc đà, giết một người phụ nữ có thể chuộc tội bằng 50
con lạc đà. Trong luật tố tụng (hình sự cũng như dân sự) lời thề trước thánh Ala
được coi là bằng chứng trung thực. Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong
khi các hệ thống pháp luật khác thiết lập quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng
thì pháp luật Hồi giáo lại cho phép người đàn ông có bốn vợ. Nhiều chế định
pháp luật còn mang nặng tư tưởng phong kiến. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật
này cũng đang trên đà cải biến theo xu hướng tiến bộ và hiện đại để phù hợp
với ý thức pháp luật, chuẩn mực pháp luật chung của nhân loại.
 Luật Hồi giáo cấm giao kết hợp đồng cho vay lãi (quy định Riba). Nhưng
người ta có thể lẩn tránh điều cấm kị này bằng cách đưa cho chủ nợ hưởng một
phần thu nhập – với danh nghĩa vật bảo đảm hoặc thỏa thuận phân chia lợi
nhuận, bán trả chậm theo cách nào đó. Mặt khác, cũng có thể quan niệm rằng
việc cấm cho vay lãi chỉ liên quan đến thể nhân và thể nhân này là người có tội.
Còn pháp nhân (ngân hàng, quỹ tiết kiệm, công ty) có thể không bị ràng buộc
bởi quy phạm này.
 Luật Hồi giáo cấm giao kết hợp đồng cho thuê đất. Nhưng người ta có thể giao
kết hợp đồng sử dụng chung đất đai để thay thế cho hợp đồng cho thuê đất.
2. Hoạt động và dịch vụ của ngân hàng Hồi giáo
Ngân hàng Hồi giáo cung cấp hầu hết các sản phẩm và dịch vụ tương tự như một
ngân hàng thương mại bao gồm huy động vốn, cấp tín dụng, các phương thức đầu tư tài
chính và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, phương thức vận hành các dịch vụ này có một số
điểm khác biệt xuất phát từ nguyên tắc tài chính Hồi giáo là không cho phép có lãi suất
trong các giao dịch, không tồn tại sự không chắc chắn và không mang tính chất may rủi,
cụ thể như sau: Đối với hoạt động huy động vốn, người gửi tiền không hưởng lãi mà sẽ

3
nhận tiền lời theo một tỷ lệ thỏa thuận trước. Người gửi tiền tìm hiểu trước và ký hợp
đồng tiền gửi nếu đồng ý các điều khoản trong hợp đồng bởi vì sau khi ngân hàng nhận
tiền sẽ thực hiện đầu tư vào các dự án hoặc các loại tài sản và quá trình đầu tư này có thể
lỗ hoặc lời. Trường hợp có lợi nhuận, người gửi tiền sẽ nhận được tiền lời theo tỷ lệ đã
cam kết, nếu bị lỗ, người gửi tiền sẽ cùng chia sẻ những khoản lỗ này với ngân hàng. Giá
trị khoản tiền gửi được ghi nhận vào bên tài sản nợ và tài sản có trong bảng cân đối kế
toán của ngân hàng. Bên tài sản nợ, hợp đồng này là một hợp đồng không hạn chế vì
người gửi tiền đồng ý cho ngân hàng hoàn toàn tự do lựa chọn các khoản huy động vốn
đồng ý chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng. Bên tài sản có, hợp đồng này bị hạn chế vì ngân
hàng chỉ đồng ý tài trợ cho khách hàng đối với một số dự án đầu tư nhất định và chia sẻ
một phần lợi nhuận của dự án. Hoạt động tín dụng của mô hình này được xem như một
mối quan hệ thương mại gồm ba đối tượng tham gia là người bán sản phẩm cho ngân
hàng, người mua (có thể là cá nhân hoặc các doanh nghiệp) và ngân hàng đóng vai trò
trung gian, trợ giúp người mua và người bán.
Tương tự như huy động vốn, ngân hàng không tính lãi. Tuy nhiên, không phải vì
như vậy mà ngân hàng hoạt động phi lợi nhuận, lợi nhuận được tạo ra thông qua hợp đồng
thương mại trong đó ngân hàng cam kết với bên mua sẽ mua các sản phẩm theo đề nghị
và bán lại cho bên mua ở một mức giá gồm giá mua cộng với một khoản lợi nhuận đã
thỏa thuận trước. Do đó, hợp đồng tín dụng này còn gọi là hợp đồng chi phí cộng lãi, có
kỳ hạn thanh toán linh hoạt, mức giá cạnh tranh. Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp các
các sản phẩm phái sinh, tiêu biểu là hợp đồng tương lai theo hình thức hợp đồng bán hàng
và thường được sử dụng để tài trợ cho các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và
tài trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ. Ngân hàng và người mua ký hợp đồng thỏa
thuận giao hàng vào một ngày cụ thể trong tương lai ở mức giá xác định được trả bằng
tiền mặt, ngân hàng thanh toán trước tiền hàng cho người bán, người bán có thể sử dụng
trang trải tình hình tài chính của mình và thực hiện giao hàng vào một ngày xác định
trong tương lai. Ngân hàng có thể chọn lựa một trong các hình thức giao nhận sau:
- Ngân hàng nhận hàng và bán lại thu tiền mặt hoặc tiền ghi sổ;
- Ngân hàng ủy quyền lại cho người bán bán hàng và trả phí (hoặc không tùy thỏa
thuận) cho bên bán hàng;
- Bên bán giao hàng trực tiếp cho bên mua (trong trường hợp hợp đồng đã thỏa
thuận bên bán mua hàng từ ngân hàng và giao trực tiếp cho người mua). Ngân hàng sẽ
kiếm lợi bằng cách bán hàng với giá cao hơn giá mua và thông thường giá mua của ngân
hàng sẽ rẻ hơn mức giá chung trên thị trường. Do vậy, ngân hàng có thể chống lại sự biến

4
động của mức giá, ngăn chặn tác động tiêu cực trong những trường hợp giảm giá đột ngột
hoặc bùng nổ thị trường có thể dẫn đến giá cả bị sụt giảm nghiêm trọng.
Một điểm khác biệt khác trong hoạt động của mô hình ngân hàng Hồi giáo là mối
quan hệ với ngân hàng trung ương. Nếu như đối với các NHTM truyền thống, ngân hàng
trung ương là nơi duy trì các khoản dự trữ bắt buộc, trả lãi cho các khoản dự trữ này và là
nơi cho vay cuối cùng thì đối với các ngân hàng Hồi giáo, do không được nhận tiền lãi từ
các khoản dự trữ bắt buộc nên ngân hàng Hồi giáo sẽ chịu một khoản chi phí trên nguồn
vốn. Vì vậy, các ngân hàng thường đặt mức giá cao để huy động trên thị trường tiền tệ
hoặc chạy thanh khoản trong thời gian ngắn vào một số thời điểm nóng về thanh khoản.
3. Ưu điểm của mô hình ngân hàng Hồi giáo
Nếu một NHTM truyền thống phải đối mặt với các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất...thì mô hình ngân hàng Hồi
giáo sẽ đối mặt với rủi ro chính là rủi ro vỡ nợ; tuy nhiên rủi ro này cũng được đã được
hạn chế bởi các tài sản đảm bảo hình thành ngay từ lúc vay.
Đối với rủi ro tín dụng, mô hình này giúp quản trị rủi ro khá hiệu quả vì:
Thứ nhất, đối với một ngân hàng thương mại truyền thống, rủi ro xảy ra thường xuất
phát từ hai nguyên nhân chính là thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức nhưng đối với
mô hình này, vì lợi tức của hợp đồng được biết trước nên vấn đề về lựa chọn bất lợi và
tâm lý ỷ lại được hạn chế tối đa và do ngân hàng là cổ đông nên ngân hàng sẽ có nhiều
thông tin hơn về dự án đầu tư của công ty.
Thứ hai, trường hợp rủi ro tín dụng xảy ra và để hạn chế tổn thất các NHTM truyền
thống sẽ tịch thu lương đối với các cá nhân hoặc trở thành đối tượng đầu tiên có quyền xử
lý tài sản của công ty và thường gặp nhiều vấn đề vướng mắc trong quá thi hành. Các
ngân hàng Hồi giáo, vì “vật đảm bảo” được hình thành ngay từ khi cho vay nên ngân
hàng đã trở thành chủ tài sản ngay từ đầu và nếu tình trạng vỡ nợ xảy ra, ngân hàng tiến
hành tịch thu các tài sản mà không phải vướng mắc các thủ tục pháp lý hoặc kiện tụng.
Đối với rủi ro thanh khoản, ngân hàng Hồi giáo không cho vay qua đêm vì hoạt
động này liên quan đến lãi suất nên buộc các ngân hàng phải dự trữ thanh khoản cao hơn,
giúp ngân hàng hạn chế tối đa sự thiếu hụt thanh khoản trong hoạt động.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động, ngân hàng trung ương đưa ra
những tiêu chuẩn khắt khe liên quan đến vốn, tài sản, thu nhập, thanh khoản, gọi chung là
mô hình CAMEL đối với các ngân hàng. Nếu xét thấy hoạt động của một ngân hàng có
mức rủi ro cao hơn các ngân hàng khác thì các tỷ lệ này được yêu cầu phải cao hơn nhằm
bảo vệ nhà đầu tư và người gửi tiền.

5
Ngoài ra, do ngân hàng Hồi giáo không trả lãi mà chia lợi nhuận nên định kỳ ngân
hàng công bố mức lợi nhuận của các khoản tiền gửi. Như vậy, về mặt lý thuyết thì ngân
hàng có thể sẽ bị lỗ nên khách hàng cũng sẽ phải gánh chịu những khoản lỗ này với ngân
hàng. Nhưng trong thực tế, lợi nhuận kỳ vọng được công bố trước để người gửi tiền cân
nhắc trước khi gửi. Từ đó niềm tin của khách hàng đối với hệ thống ngân hàng được tăng
lên.
Hiện tại, trong quá trình hòa nhập với cộng đồng quốc tế, các ngân hàng Hồi giáo
cũng được phép có lợi nhuận từ việc thu phí các hoạt động như chuyển khoản, thẻ tín
dụng, môi giới.
II. Ảnh hưởng của ngân hàng đạo hồi với Việt Nam khi hội nhập quốc tế (đặc
biệt AEC)
1. Tầm ảnh hưởng
Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra từ năm 2008 khiến nhiều ngân hàng quốc tế lao
đao, trừ các ngân hàng hồi giáo. Thậm chí trong khi một loạt các ngân hàng ở Mỹ phải
đóng cửa thì không một ngân hàng Hồi giáo nào sụp đổ hoặc chính phủ phải tái cấp vốn.
Vì vậy các ngân hàng này đang nhận được nhiều sự ngưỡng mộ và quan tâm của thế giới.
Tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng Hồi giáo gần đây diễn ra rất nhanh. Hiện tại
với dân số Hồi giáo hơn 1 tỉ người, cùng với đó là nhu cầu sử dụng các công cụ tài chính
tuân theo giáo lý đạo Hồi khiến cho tiềm năng phát triển của khu vực này được xem là
khá lớn.
Hiện tại, tốc độ phát triển của khu vực tài chính Hồi giáo được dự báo khoảng 15-
20%/năm và sức hút từ khu vực này khiến các ngân hàng lớn trên thế giới đã tìm cách
xâm nhập thị trường này.
Một số ngân hàng bước đầu đã gặt hái thành công như HSBC của Anh, Citibank của
Mỹ. Ngân hàng HSBC Amanah (ngân hàng chuyên phục vụ người Hồi giáo của HSBC)
ước tính sẽ tăng trưởng 60% doanh thu trong các năm tới. Tuy nhiên cũng có nhiều ngân
hàng phải cuốn gói khỏi khu vực này như Deutsche Bank hay Credit Agricole do không
thể cạnh tranh.
Một lý do khiến các ngân hàng toàn cầu thất bại tại đây cũng đến từ các điều luật ép
buộc các ngân hàng phải hoạt động theo giáo lý đạo Hồi.
2. Thị trường tài chính Hồi giáo của một số nước ngoài
2.1 Thị trường tài chính Hồi giáo của Malaysia
Quốc gia này dẫn đầu thế giới về tài chính và ngân hàng Hồi giáo (Islamic
Banking). Hệ thống ngân hàng Hồi giáo còn được gọi là hệ thống ngân hàng không lãi

6
suất; hoạt động dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là không thu và trả lãi; và chia sẻ lợi nhuận
và thua lỗ.
Việc thành lập BIMB (ngân hàng Hồi giáo Malaysia Berhad) là một bước
quan trọng tiến đến hệ thống tài chính miễn lợi tức ở Malaysia. Điều này đánh dấu việc ra
đời nhiều tổ chức thương mại Hồi giáo dưới phương thức mới của chính sách Hồi giáo
của ông Mahathir Muhammad.
Malaysia cho thấy sự tăng trưởng năng động với một hệ thống tài chính Hồi giáo
toàn diện được hỗ trợ bởi các khung quản trị pháp lý chặt chẽ. Hệ thống tài chính Hồi
giáo bao gồm bốn thành phần chính, đó là ngân hàng Hồi giáo, Bảo hiểm Hồi giáo và tái
bảo hiểm; Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Hồi giáo và thị trường vốn Hồi giáo. Các
ngân hàng Hồi giáo chiếm 24,2% trong tổng tài sản ngân hàng của quốc gia
Mô hình ngân hàng Hồi giáo của Malaysia có một số điểm cần quan tâm như
sau: Malaysia là một quốc gia có tỷ lệ người dân theo đạo Hồi tương đối cao, thế nên họ
thiết lập hệ thống ngân hàng Hồi giáo song song với hệ thống ngân hàng truyền thống.
Tuy nhiên, Việt Nam lại là một quốc gia với tỷ lệ người theo đạo Hồi thấp, do đó chúng ta
chỉ giới hạn ở việc khai thác các sản phẩm Hồi giáo thông qua các sản phẩm dịch vụ Hồi
giáo do các ngân hàng truyền thống cung cấp. Đây cũng là một hình thức mà Malaysia đã
triển khai từ năm 1993. Bộ phận cung cấp dịch vụ này phải tuân thủ hoàn toàn theo luật
Shariah (luật Đạo hồi) và có một nguồn vốn tối thiểu ban đầu. Khi dịch vụ này phát triển
thì Malaysia lại mở rộng hệ thống ngân hàng Hồi giáo ở mức cao hơn, đó là việc các ngân
hàng truyền thống thiết lập các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo và sau đó phát triển thành
ngân hàng Hồi giáo độc lập. Đây cũng là một kinh nghiệm cho Việt Nam khi ứng dụng
mô hình ngân hàng Hồi giáo: ngân hàng truyền thống sẽ xây dựng các sản phẩm tài chính
theo mô hình Hồi giáo để đáp ứng nhu cầu đa dạng cho đại đa số người dân Việt Nam ,
bao gồm những người theo và không theo đạo Hồi.
2.2 Thị trường tài chính Hồi Giáo của Singapore
Singapore đã nổi lên như một trung tâm tài chính danh tiếng trên thế giới, nó
cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ tài chính. Bởi vì tài chính Hồi giáo ngày càng trở thành
một thành phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính toàn cầu nên Singapore muốn
đảm bảo rằng mọi người sẽ có thể sử dụng sản phẩm tài chính Hồi giáo ở ngay trên đất
nước mình. Phương pháp của Singapore là cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính Hồi
giáo như một loại hình dịch vụ tài chính do trung tâm tài chính thế giới cung cấp.
Singapore đang công khai xúc tiến mong muốn trở thành trung tâm tài chính
Hồi giáo của châu Á. Bằng chứng là Singapore cho phép một số ngân hàng Trung Đông

7
mở văn phòng tại đây, ban hành những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối
tượng tham gia, trang bị nguồn nhân lực đầy đủ các yếu tố về chuyên môn cũng như kinh
nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng Hồi giáo.
Việc ứng dụng mô hình tài chính Hồi giáo trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như một luồng gió mới thổi vào thị trường tài chính của quốc đảo này. Ngân hàng DBS
lớn nhất Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore mới đây đã hợp tác với hơn hai mươi nhà
đầu tư Trung Đông để thành lập Ngân hàng Hồi giáo châu Á với số vốn ban đầu là 418
triệu USD, trong đó DBS đóng góp 60%. DBS bắt đầu xâm nhập mạnh mẽ vào lĩnh vực
tài chính phục vụ người Hồi giáo trong năm 2006, khi nhận được giấy phép hoạt động tại
Dubai - nơi mà ngân hàng này đã mở một chi nhánh chính cung cấp các dịch vụ và sản
phẩm bán buôn trong lĩnh vực ngân hàng.
Singapore được mệnh danh là con rồng châu Á, một quốc gia có tốc độ phát triển
kinh tế cao trong khu vực. Đối với Singapore, đảo quốc này đã thiết lập hệ thống ngân
hàng Hồi giáo với tổ chức sáng lập bao gồm ngân hàng DBS và một số nhà đầu tư Trung
Đông. Mục tiêu của ngân hàng Hồi giáo Singapore là tấn công vào thị trường các nước
Trung Đông để tận dụng nguồn vốn lớn của khu vực giàu có này.
2.3 Thị trường tài chính Hồi Giáo của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia châu Á đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa tương tự
như Việt Nam với dân số hơn 1,3 tỷ người, trong đó cư dân theo Đạo hồi vào khoảng 20
triệu người. Cư dân theo đạo Hồi tập trung đông nhất ở các tỉnh phía tây bắc như
Xinjiang, Gansu, Ningxia và một số ở phái tây nam thuộc tỉnh Vân Nam, và ở trung tâm
tỉnh Henan Trung Quốc.Việc ứng dụng mô hình ngân hàng Hồi giáo vào hệ thống tài
chính của một quốc gia đi theo định hướng chủ nghĩa xã hội là một thành tích lớn.
Trung Quốc đang hướng đến mô hình tài chính và ngân hàng Hồi giáo nhằm tập
trung vào thị trường Trung Đông và thu hút các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư
vào các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tiềm năng tăng trưởng các ngành
công nghiệp của Trung Quốc là vô cùng to lớn do Trung Quốc là một quốc gia có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, thuận lợi lớn về dân số.
Giống như các thị trường truyền thống khác, Trung Quốc đã nhận thấy được tầm
quan trọng của việc kế hợp tài chính Hồi giáo vào hệ thống ngân hàng nhằm tạo nên một
trung tâm tài chính hoàn thiện. Hồng Kông và Thẩm Dương đã công bố kế hoạch thiết lập
các trung tâm tài chính Hồi giáo trong khu vực. Việc giới thiệu ngân hàng tài chính Hồi
giáo cùng các sản phẩm, dịch vụ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư vào Thẩm
Dương, bổ sung và đa dạng hoá các sản phẩm tài chính của hệ thống ngân hàng cổ truyền.

8
Trung Quốc là một quốc gia có chế độ chính trị tương đồng với Việt Nam, đã ứng
dụng thành công mô hình tài chính Hồi giáo. Hệ thống ngân hàng Hồi giáo tồn tại song
song với hệ thống ngân hàng cổ truyền, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ tài
chính nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư và của đông đảo người
dân.Với sự thiết lập hệ thống ngân hàng Hồi giáo, Trung Quốc đã chứng tỏ được cái nhìn
xa rộng của mình trong việc tranh thủ được nguồn vốn dồi dào từ khu vực Trung Đông.
Trung Quốc đã biết tận dụng những lợi thế nhất định của quốc gia mình, về dân số, về tốc
độ tăng trưởng kinh tế, tình hình chính trị ổn định để tạo ra một môi trường kinh doanh
mới, cụ thể là hệ thống ngân hàng tài chính Hồi giáo. Sản phẩm Hồi giáo được sử dụng
phổ biến là Murabahah, đây là sản phẩm đáp ứng được đa số nhu cầu về nhà ở của người
dân ít vốn. Người mua nhà chỉ cần thanh toán trước 20% cho ngân hàng hồi giáo vào
ngày mua nhà và có quyền tất toán món nợ này vào bất kỳ lúc nào họ muốn. Đây cũng là
một nhu cầu thiết yếu của đại đa số người dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Lợi ích được khi ứng dụng mô hình ngân hàng Hồi giáo vào việc phát triển
dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
Việc ứng dụng mô hình ngân hàng Hồi giáo để tạo ra các sản phẩm tài chính trong
lĩnh vực bán lẻ của ngân hàng thương mại Việt Nam mang lại những lợi ích sau:
Thứ nhất, điều kiện hiện tại của Việt Nam rất thuận lợi và có sức thu hút một bộ
phận giới đầu tư Trung Đông đang trên đường tìm kiếm cơ hội đầu tư . Do đó, việc ứng
dụng mô hình tài chính Hồi giáo vào hệ thống ngân hàng thương mại hiện tại sẽ tranh thủ
và tận dụng được nguồn vốn đầu tư này, đây sẽ là một thuận lợi lớn cho quá trình đưa
nước ta thoát khỏi suy thoái kinh tế và tiến lên trên bước đường hội nhập kinh tế toàn cầu.
Thứ hai, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với hệ thống tài
chính thế giới thì việc ứng dụng mô hình này sẽ một phần nào đó bảo vệ hệ thống ngân
hàng tránh khỏi những tác động sâu rộng từ những cuộc khủng hoảng tài chính có quy mô
toàn cầu. Do hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế nên khi hệ thống ngân
hàng an toàn thì sẽ tác động tích cực đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung trong điều kiện
có xảy ra khủng hoảng tài chính.
Thứ ba, trong khi ngân hàng Việt Nam đang thiếu trầm trọng những sản phẩm, dịch
vụ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân thì việc tạo ra những sản phẩm mới theo
mô hình ngân hàng Hồi giáo sẽ tạo ra một luồng sinh khí mới cho cả ngân hàng và khách
hàng. Khách hàng thì có thêm nhiều cơ hội lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình
nhất trong khi ngân hàng có thể gia tăng nguồn thu nhập có được từ việc cung cấp các sản
phẩm này.

9
4. Những khó khăn khi ứng dụng mô hình ngân hàng Hồi giáo vào việc phát
triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
Khó khăn dễ thấy nhất là đại đa số người dân Việt Nam hoàn toàn xa lạ với mô hình
ngân hàng Hồi giáo. Điều này sẽ phần nào hạn chế quá trình tiếp cận với mô hình mới do
đội ngũ cán bộ chuyên trách trong các ngân hàng cũng như khách hàng sử dụng chưa có
một nền tảng kiến thức về loại mô hình này, do đó đòi hỏi các ngân hàng khi bắt tay vào
việc ứng dụng này sẽ cần thời gian để gửi các cán bộ ra nước ngoài học tập về mô hình
này. Thêm vào đó, việc tồn tại hai hệ thống luật pháp là hệ thống pháp luật Việt Nam hiện
tại và hệ thống luật pháp đạo Hồi trong cùng một hợp đồng giao dịch sẽ gây nên sự xáo
trộn, khó khăn trong việc giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Thứ đến, các nghiệp vụ giao dịch tài chính Hồi giáo liên quan đến việc nắm giữ,
quản lý hàng tồn kho là những loại hàng hoá có giá trị lớn, khối lượng lớn như bất động
sản, ô tô, nhà xưởng, thành phẩm… sẽ làm tăng thêm phần công việc cho các ngân hàng
thương mại trong việc quản lý hàng tồn kho.
Về lâu dài các thành viên của AEC sẽ hội nhập sâu rộng hơn nên việc đa dạng hóa
các sản phẩm, dịch vụ hiện đang phổ biến tại các nước này nhằm phù hợp với xu hướng
chung là điều tất yếu. Các gợi ý cho việc vận dụng mô hình Hồi giáo như sau:
Thứ nhất, việc ứng dụng mô hình không phải đột ngột loại bỏ hẳn lãi suất trong
hoạt động huy động, cấp tín dụng và các hoạt động khác mà sẽ nhấn mạnh vào việc thiết
lập lại hợp đồng tài trợ, kỹ thuật tài trợ và ý tưởng về việc tham gia vốn của khách hàng,
từ đó giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
Thứ hai, có thể cho phép các NHTM đưa ra gói sản phẩm của mô hình ngân hàng
Hồi giáo bên cạnh gói sản phẩm của mô hình NHTM truyền thống. Trong đó, khách hàng
được lựa chọn một trong hai hình thức gửi tiền:
+ Hình thức lựa chọn thứ nhất là khách hàng chọn gửi những sản phẩm tiền gửi
truyền thống với lãi suất thấp hoặc không có lãi suất và được bảo hiểm ở một mức cố
định;
+ Hình thức lựa chọn thứ hai là chọn gửi tiền theo mô hình ngân hàng Hồi giáo với
mức lãi cao hơn nhưng không được bảo hiểm tiền gửi. Khi đó, NHTM sẽ trở thành một tổ
chức tài chính “lưỡng kép”, kết hợp giữa NHTM và quỹ hỗ tương, cho phép mở rộng cơ
hội gia tăng hoạt động của quỹ hỗ tương ra một nhóm lớn dân số, giúp giảm áp lực lên
quỹ bảo hiểm tiền gửi. Khi đó, rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM càng được giảm
thiểu vì có thêm sự hỗ trợ của ngân hàng trung ương với vai trò là người cho vay cuối
cùng của ngân hàng trung ương, từ đó giúp giảm nguy cơ khủng hoảng tài chính xảy ra.

10
5. Mô hình ngân hàng Hồi giáo với định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán
lẻ tại Việt Nam
Hồi giáo là tôn giáo lớn, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tài chính Hồi giáo với hoạt động của ngân
hàng Hồi giáo có nhiều đặc thù riêng đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thế giới
nói chung, và của nhiều quốc gia Hồi giáo nói riêng ngày càng phát triển
Gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, VN cũng như các nước thành viên sẽ phải
tuân thủ 4 trụ cột chính bao gồm: Tiến tới một thị trường và một nền tảng sản xuất duy
nhất, một khu vực có kinh tế cạnh tranh cao, có nền kinh tế phát triển công bằng và gia
nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu.
Các sản phẩm, dịch vụ tài chính Hồi giáo hầu như được các ngân hàng lớn trên thế
giới ứng dụng tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người sử
dụng và ngày càng ăn nên làm ra. Việc ứng dụng mô hình tài chính Hồi giáo để tạo ra
những sản phẩm, dịch vụ tài chính cho các ngân hàng thương mại Việt nam có ý nghĩa rất
đặc biệt trong bối cảnh hiện nay bởi lẽ mô hình ngân hàng Hồi giáo hoàn toàn phù hợp
với điều kiện của Việt Nam.
Thứ nhất, trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, áp lực cạnh tranh là cực kỳ
khốc liệt, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khi mà cơ chế hoạt động là như
nhau, lợi ích (lãi suất, khuyến mãi…) các ngân hàng đem đến cho khách hàng là như nhau
thì việc tạo ra những sản phẩm mới thoả mãn nhu cầu của khách hàng là điều cần thiết để
khẳng định sự khác biệt về chất lượng dịch vụ tài chính giữa các ngân hàng thương mại.
Thật vậy, yêu cầu của khách hàng ngày nay không còn gói gọn trong việc sử dụng các
dịch vụ tài chính truyền thống mà là sự đòi hỏi các giải pháp tài chính hoàn hảo, là sự tiện
lợi, nhanh chóng…và điều này chỉ có được khi ngân hàng mở rộng các sản phẩm tài chính
dựa trên mô hình tài chính Hồi giáo.
Thứ hai, lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam từ các sản phẩm, dịch vụ
truyền thống ngày càng sụt giảm, thậm chí là chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong các hoạt động của
ngân hàng. Đây là một nhược điểm của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi
chúng ta đang đi theo vết xe đổ của các nước phương Tây bởi lẽ đó chính là một trong
những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ngân hàng có nhiệm
vụ giữ tiền của khách hàng thì không nên mạo hiểm dùng tiền đó để đầu tư vào hoạt động
nhiều rủi ro như đầu tư chứng khoán. Nếu thất bại, ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán
cho khách hàng và điều này dẫn đến những hệ luỵ cho nền kinh tế. Trong khi đó, mô hình
ngân hàng Hồi giáo lại khắc phục được nhược điểm này, nó không cho phép đầu tư vào

11
những lĩnh vực mạo hiểm, nghiêm cấm sử dụng công cụ lãi suất. Việc ứng dụng mô hình
ngân hàng Hồi giáo để tạo ra các sản phẩm tài chính sẽ là một giải pháp hoàn hảo bổ sung
cho các sản phẩm, dịch vụ truyền thống mà các ngân hàng thương mại hiện đang sử dụng.

12
B. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU
1. Khái niệm
Trong các sách giáo khoa tài chính nước ngoài. Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ
hầu như không có khả năng được thanh toán và bắt buộc phải xử lý bằng bút toán xoá nợ.
Theo điều 13, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành
theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam có đề cập đến nợ xấu: "Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách
hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi không
được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ xấu".
Ngoài ra còn có khái niệm nợ tồn đọng: là các khoản nợ phải thu, phải trả đã quá
thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý nhưng vẫn chưa thanh
toán được.
Các khoản nợ xấu là biểu hiện không lành mạnh của hoạt động tín dụng có thể gây
cho NHTM rủi ro đọng vốn (do khách hàng trả chậm) hoặc rủi ro mất vốn (do khách hàng
không trả được nợ).
Như vậy có thể thấy nợ xấu thực chất là khoản tín dụng được cấp ra nhưng không
thu hồi được đúng theo thỏa thuận. Đó chính là mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo,
trước hết nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn và tính hoàn trả, gây
nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng.
2. Phân loại các nhóm nợ xấu
Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng)
theo 05 nhóm như sau:
2.1. Các nhóm nợ chưa bị xem là nợ xấu
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và
lãi đúng hạn;
+ Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
+ Khoản nợ được phân loại nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (tại mục 2.3 dưới đây).
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày;

13
(Trừ khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn, khoản nợ
được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn (tại mục 2.4 dưới đây).);
+ Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn;
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được
phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN (Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp
hơn hoặc cao hơn).
2.2. Các nhóm nợ được xem là nợ xấu
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
+ Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn;
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được
phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
+ Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo thỏa thuận;
(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)
+ Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời
gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức
tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín
dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín
dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
+ Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ
ngày có quyết định thu hồi;

14
+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
+ Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư
11/2021/TT-NHNN.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn;
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được
phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
+ Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-
NHNN chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết
định thu hồi;
+ Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi
theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60
ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
+ Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư
11/2021/TT-NHNN.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được
cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên;

15
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1).)
+ Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-
NHNN chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi
theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định
thu hồi;
+ Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư
11/2021/TT-NHNN;
+ Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư
11/2021/TT-NHNN.
2.3. Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn
Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau
đây:
- Đối với khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân
loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện
sau đây:
+ Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với
nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu
03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ
ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu
đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
- Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện sau đây:

16
+ Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong
thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ
ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu
để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã
được cơ cấu lại.
2.4. Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn
Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau
đây:
- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền,
khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên
tục;
- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin theo yêu
cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ
của khách hàng;
- Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm
a, b Khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ
có rủi ro thấp hơn;
- Khoản nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu
3.1. Các yếu tố vĩ mô
Yếu tố vĩ mô bao gồm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, các yếu tố khách quan
bên ngoài ngân hàng, tác động đến nợ xấu và hiệu hoạt động của ngân hàng. Một số
nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ
thất nghiệp, lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực, cung tiền,… đều tác động đến nợ xấu ngân
hàng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức thu
nhập cao hơn, do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay làm cho nợ xấu giảm
xuống. Ngược lại, khi có sự suy thoái trong nền kinh tế, khả năng trả nợ của người đi vay
có vấn đề, làm nợ xấu sẽ tăng lên.
Tỷ lệ lạm phát: lạm phát làm giảm giá trị khoản vay nên làm thuận lợi hơn về khả
năng trả nợ, tuy nhiên lạm phát tăng cũng làm giảm thu nhập thực của khách hàng, một

17
khi tiền lương tăng chậm hơn lạm phát thì sẽ dẫn đến rủi ro nợ xấu cho các khoản vay của
khách hàng tại ngân hàng (Fofack 2005).
Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc
làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội. Nguyên nhân do tình trạng hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ sa sút nên phải sa thải bớt một lượng người
lao động hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía người lao động không muốn tìm kiếm
việc làm. Khi người lao động bị thất nghiệp sẽ không có thu nhập để trả nợ vay ngân
hàng, và do đó tăng nợ xấu.
3.2 các yếu tố vi mô
Yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu bao gồm các yếu tố xuất phát từ chính ngân hàng
như quy mô, hiệu quả hoạt động, tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Quy mô ngân hàng: Ngân hàng có quy mô lớn phản ánh ngân hàng có sức mạnh
lớn, ngân hàng cho vay ở nhóm phân khúc khách hàng tiềm năng và có khả năng trả nợ
tốt do đó tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp. Tuy nhiên ở một góc độ khác, các ngân hàng lớn thường xu
hướng chấp nhận mức rủi ro cao, các ngân hàng tăng tỷ lệ đòn bẩy và tối đa hóa lợi nhuận
bằng cách cho vay khách hàng dưới chuẩn, nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng, đầu tư
vào danh mục rủi ro cao, tăng nguy cơ rủi ro tín dụng và do đó nguy cơ nợ xấu sẽ tăng
cao.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng: một số nghiên cứu thực nghiệm cho rằng các ngân
hàng mở rộng hoạt động tín dụng sẽ giúp người cần vốn dễ dàng tiếp cận khoản vay hơn,
đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế và nợ xấu sẽ giảm
xuống. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng khi tăng trưởng tín dụng quá nóng và
tập trung cho vay vào các đối tượng không đủ chuẩn sẽ không đảm bảo khả năng trả nợ,
làm tăng nợ xấu.
Tỷ suất sinh lời: tỷ suất sinh lời là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, tỷ suất sinh lời được đo lường dựa trên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngân hàng có tỷ suất sinh lời ổn
định sẽ kiểm soát tốt được rủi ro hoạt động, giảm thiểu được nợ xấu
Dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch
toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho các tổn thất có thể sẽ xảy ra cho các ngân
hàng. Dự phòng gia tăng làm tăng dự trữ cho ngân hàng để hạn chế nợ xấu. Một số nghiên
cứu cũng chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu

18
Tỷ lệ nợ xấu năm trước: Nợ xấu là vấn đề không thể giải quyết dứt điểm trong
vòng một năm mà thường phải kéo dài qua nhiều năm, do đó chỉ tiêu này cũng phản ánh
được nợ xấu năm nay của ngân hàng và mối quan hệ này là cùng chiều.
II. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM
1. Tình hình Quý I/2023
Cập nhật báo cáo tài chính quý 1/2023 của 27 ngân hàng niêm yết cho thấy, nợ cần
chú ý (nhóm 2) đã tăng 43% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ dư nợ vay nhóm 2-5/tổng dư
nợ tăng mạnh từ 3,4% trong quý 4/2022 lên 4,4% trong quý 1/2023. Có 8 ngân hàng tăng
trưởng nợ xấu nhiều nhất trong quý 1/2023; trong số đó chỉ có 2 đơn vị duy trì được tỷ lệ
nợ xấu nội bảng dưới 3% (lần lượt là 1,76% và 2,02%).

Một ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, đã đạt “danh hiệu quán quân” nợ xấu
quý 1 khi tính tới ngày 31/3/2023, nợ nhóm 1 của ngân hàng này giảm 10,3% so với hồi
đầu năm, xuống mức 32.778 tỷ đồng. Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng 51% lên mức
3.953,6 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng tới 147,4% lên mức
2.542,5 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 18,7% lên mức 5.043,5 tỷ đồng. Nợ nhóm
5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 3,1%, ở mức gần 3.383 tỷ đồng. Do đó, ngân hàng này
có tổng nợ xấu gần 10.969 tỷ đồng (tăng 28,2% so với hồi đầu năm) và tỷ lệ nợ xấu nội
bảng này là 23%.
Vị trí “á quân” nợ xấu thuộc về một ngân hàng khác đứng đầu quy mô khối tư nhân,
với tỷ lệ nợ xấu nội bảng lên tới 6,24% khi kết thúc quý 1, tăng 0,51% so với quý 4/2022.
19
Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu tại 4 ngân hàng khác lần lượt là: 4,01%; 4,3%; 2 đơn vị tiếp theo
xấp xỉ 3,65%; 3 đơn vị có tỷ lệ nợ xấu nội bảng xấp xỉ 3%.
Tại nhiều ngân hàng khác, dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn được kiểm soát dưới 3%
nhưng tỷ lệ nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) lại tăng mạnh.
Đơn cử như MSB, trong quý 1/2023, khoản vay nhóm 2 đã tăng 146% so với đầu
năm, lên 4.337 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 2.700 tỷ đồng; trong đó, chỉ riêng 2 khách hàng
là Novaland và Tập đoàn xây dựng Hòa Bình đã đóng góp 1.150 tỷ đồng và 545 tỷ đồng;
nợ nhóm 2 của nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và khách hàng cá nhân lần lượt là
450 tỷ đồng và 555 tỷ đồng.
Không chỉ các ngân hàng có tỷ lệ cho vay bất động sản, xây dựng cao mới phải chịu
áp lực nợ xấu cao. ACB, một trong những ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tài
sản lành mạnh nhất hệ thống với tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 1% trong quý 1/2023
nhưng nợ nhóm 3 và 4 tăng mạnh. ACB là ngân hàng nói không với trái phiếu doanh
nghiệp; cho vay bất động sản, xây dựng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tín dụng.

2. Tình hình Quý II/2023


Đến cuối quý 2/2023,
tổng nợ xấu của 27 ngân hàng
niêm yết là 188.641,24 tỷ
đồng; tăng 66.419,74 tỷ đồng
so với cùng kỳ 2022
(122.221,5 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ
xấu nội bảng (NPL) toàn
ngành ở mức 2,07%; tăng
0,57% so với quý 2 năm 2022.
Tại ngày 30/6/2023,
Vietcombank tiếp tục là ngân
hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu
cao nhất hệ thống, đạt 387%
và tăng 70% so với đầu năm.
Vietcombank cũng bỏ xa các

20
ngân hàng còn lại, chẳng hạn, gấp hơn 2 lần ngân hàng đứng thứ 2 là VietinBank (169%)
và gấp gần 4 lần ACB.
Hiện Vietcombank là ngân hàng có chất lượng tài sản hàng đầu. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ
cho vay của nhà băng này ở mức thấp nhất trong các ngân hàng niêm yết tại thời điểm
cuối tháng 6/2023.
VietinBank ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu suy giảm, tuy nhiên mức độ giảm không
mạnh như các ngân hàng khác, giúp nhà băng này vươn lên vị trí á quân về tỷ lệ bao phủ
nợ xấu, đạt 169%. VietinBank cũng là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp
nhất hiện nay, ở mức 1,3%.
Ngoài ra còn 6 ngân hàng khác ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100%, tức cứ 1
đồng nợ xấu thì đã trích lập hơn 1 đồng, gồm BacABank (158%), MB (156%), BIDV
(153%), Agribank (128%), Techcombank (116%) và ACB (108%). Bên cạnh đó,
SeABank cũng đạt xấp xỉ 100%.
Hầu hết những ngân hàng trên cũng thuộc nhóm có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất hệ
thống, chẳng hạn như Techcombank chỉ ở mức 1,07%, ACB 1,06%, BacABank 0,7%.
Trong bối cảnh nợ xấu tăng mạnh, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của hầu hết nhà băng suy
giảm trong nửa đầu năm nay. Trong 28 ngân hàng được thống kê thì chỉ có 3 ngân hàng
cải thiện được tỷ lệ này là Vietcombank, Kienlongbank và SHB. Trong đó, Vietcombank
là ngân hàng ghi nhận sự cải thiện mạnh mẽ nhất, tăng 70%. Kienlongbank và SHB tăng
nhẹ 4%.
MB là ngân hàng chứng kiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu suy giảm mạnh nhất, từ 238%
xuống còn 156%. Theo đó, MB đứng thứ 4 trong hệ thống về chỉ số này. Nếu xét riêng
ngân hàng mẹ MB thì tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã giảm từ 330% xuống 197%.
Nhiều ngân hàng nhỏ ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở dưới 50% như OCB,
Saigonbank, vietABank, NamABank, PGBank, ABBank, VietBank, NCB,…Trong đó,
NCB là ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất.
III. CHỦ TRƯƠNG VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM
Ngày 21 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí
điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng1. Nghị quyết sẽ có hiệu lực trong 05 năm từ
ngày 15/8/2017. Nghị quyết này đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới (so với pháp
luật hiện hành) về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, góp phần tạo lập cơ sở
pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu.

21
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC Nguyễn Tiến Đông, Nghị quyết 42 sẽ
tháo gỡ về cơ bản những vướng mắc của VAMC trong khi thực hiện giải quyết nợ xấu.
Trong đó, vướng mắc lớn nhất là khẳng định quyền chủ nợ và tạo hành lang pháp lý thông
thoáng hơn cho cả VAMC và các ngân hàng trong xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 42 còn có quy định rất quan trọng đó là cho phép VAMC,
ngân hàng được mua bán khoản nợ xấu thấp hơn giá trị sổ sách. Đây vốn là trở ngại rất
lớn đối với VAMC cũng như ngân hàng trong thời gian qua do liên quan đến trách nhiệm
của người cho vay.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Lê Xuân Nghĩa đánh giá, việc cho phép các ngân
hàng thoái lãi dự thu đồng thời cho phép bán nợ xấu thấp hơn giá sổ sách là hai nội dung
rất quan trọng được các ngân hàng kỳ vọng nhiều để xử lý nợ xấu.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2023, toàn hệ thống xử
lý được 128,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 46,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tại báo cáo vừa gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ năm 2012 đến nay,
các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất
lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn
đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro.
Kết quả, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống đã xử lý được
1.695,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, TCTD tự xử lý ở mức cao 1.271,7 nghìn tỷ đồng
(chiếm 75% trong tổng nợ xấu được xử lý), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và
tổ chức, cá nhân khác) 424 nghìn tỷ đồng, chiếm 25% trong tổng nợ xấu được xử lý.
Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2023, toàn hệ thống xử lý được 128,8 nghìn tỷ
đồng nợ xấu, tăng 46,3% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh việc xử lý nợ xấu nội bảng, kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết
42 cũng đạt được kết quả tích cực. Lũy kế từ khi Nghị quyết có hiệu lực (ngày 15/8/2017)
đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 425,9 nghìn tỷ đồng nợ xấu
xác định theo Nghị quyết 42.
Đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%58 (cao hơn mức 2,0% cuối
năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán VAMC chưa xử
lý và nợ tiềm ẩn59 của hệ thống các TCTD là 6,16% so với tổng dư nợ.
Theo nghị quyết của Quốc hội, phấn đấu đến cuối năm 2025, đưa nợ xấu toàn hệ
thống các tổ chức tín dụng (không bao gồm các NHTM yếu kém) ở mức dưới 3%, bao
gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn
trở thành nợ xấu.

22
NHNN nhận định thời gian tới, chất lượng tín dụng của hệ thống các TCTD có thể
tiếp tục chịu áp lực từ nhiều yếu tố. Diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước
có nhiều điểm bất lợi, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ
của khách hàng, làm gia tăng nợ xấu, gây áp lực trong việc trích lập dự phòng để xử lý nợ
xấu cũng như tiến độ xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu của các TCTD.
Trong khi đó, công tác xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn, một số nguyên nhân
được NHNN xác định như doanh nghiệp đang chịu những tác động bất lợi, tiêu cực từ
môi trường bên ngoài, làm suy giảm khả năng trả các khoản nợ quá hạn của các hộ gia
đình và doanh nghiệp;
NHNN cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ,
hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật
của kinh tế thị trường, theo thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với
điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các
TCTD, trong đó lưu ý chất lượng tín dụng, tình hình xử lý nợ xấu của các TCTD nhằm
phát hiện các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, hành vi vi phạm pháp luật để có biện pháp phòng
ngừa, xử lý phù hợp.

23

You might also like