Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Pham Van Trong Education Chuỗi tổng ôn kiến thức hóa học

TỔNG ÔN LÝ THUYẾT ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI-PHẦN 2

Câu 1: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
A. Bạc. B. Nhôm. C. Vàng. D. Đồng.
Câu 2: Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.
Câu 3: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H2?
A. Na. B. Ba. C. Al. D. Fe.
Câu 4: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. Cu. B. Ba. C. Ag. D. Mg.
Câu 5: Ở nhiệt độ cao, Al khử được oxit kim loại nào sau đây thành kim loại?
A. Na2O. B. CuO. C. MgO. D. K2O.
Câu 6: Hỗn hợp kim loại Fe và Cu tan hoàn toàn trong dung dịch nào sau đây?
A. dung dịch FeCl3. B. dung dịch HNO3 đặc, nguội.
C. dung dịch H2SO4 đặc, nguội. D. dung dịch HCl.
Câu 7: Để bảo vệ các đường ống dẫn nước làm bằng thép chôn sâu trong lòng đất có thể gắn miếng kim loại
nào sau đây vào các đường ống đó?
A. Ni. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 8: Cho bột Fe dư tác dụng với dung dịch nào sau đây, thu được sản phẩm chứa hai muối?
A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. NaHSO4. D. AgNO3.
Câu 9: Dẫn khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, MgO nung nóng, thu được chất rắn X. Cho X tác dụng
với dung dịch chứa AgNO3 dư, thu được chất rắn Y. Thành phần của Y là
A. MgO và Ag. B. Ag.
C. Ag và Cu. D. MgO, FeO và Ag.
Câu 10: Kim loại không có tính chất chung nào sau đây
A. Tính dẫn điện. B. Có ánh kim. C. Tính dẻo. D. Tính đàn hồi.
Câu 11: Ở nhiệt độ thường kim loại Fe tác dụng với chất nào sau đây?
A. NaCl. B. AgNO3. C. MgSO4. D. NaOH.
Câu 12: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau
phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm?
A. Cu, Fe, Al, Mg. B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
C. Cu, Fe, Al2O3, MgO. D. Cu, Fe, Al, MgO.
Câu 13: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất (nhẹ nhất) ?
A. Cs. B. Na. C. Os. D. Li.
Câu 14: Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây ?
A. Dung dịch H2SO4 loãng, nguội. B. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.
C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl.
Câu 15: Kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng là
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Au.

1
Pham Van Trong Education Chuỗi tổng ôn kiến thức hóa học

Câu 16: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại nào sau đây ?
A. Mg. B. Cu. C. Ag. D. Ba.
Câu 17: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Cu2+. B. Na+. C. Mg2+. D. Ag+.
Câu 18: Dãy gồm các ion kim loại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa là:
A. Al3+, Cu2+, Fe2+. B. Cu2+, Fe2+, Al3+. C. Cu2+, A13+, Fe2+. D. Fe2+, Cu2 , Al3+.
Câu 19: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung
dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. HNO3. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 20: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Na. C. Mg. D. Cu.
Câu 21: Kim loại nào sau đây chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Zn. B. Fe. C. Ag. D. Ca.
Câu 22: Các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
A. Al, Cu, Ag. B. Zn, Cu, Ag. C. Na, Mg, Al. D. Mg, Fe, Cu.
Câu 23: Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường gọi là
A. sự khử kim loại. B. sự tác dụng của kim loại với nước.
C. sự ăn mòn hoá học. D. sự ăn mòn điện hoá.
Câu 24: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra sự ăn mòn điện hóa học?
A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4.
B. Đốt dây Al trong bình đựng khí O2.
C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl.
D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch HNO3 loãng.
Câu 25: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. B. Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuCl2.
C. Nhúng dây Al vào dung dịch HCl. D. Đốt dây thép trong bình đựng khí Cl2.
Câu 26: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Nhúng thanh Al vào dung dịch CuSO4.
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng.
C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch AgNO3.
Câu 27: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Để thanh thép đã được phủ sơn kín trong không khí khô.
B. Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.
C. Cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
D. Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HCl.
Câu 28: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Nhúng thanh Al vào dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và CuSO4.
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

2
Pham Van Trong Education Chuỗi tổng ôn kiến thức hóa học

C. Để đinh sắt (làm bằng thép cacbon) trong không khí ẩm.
D. Nhúng thanh sắt (làm bằng thép cacbon) vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 29: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.
B. Đốt sợi dây đồng trong bình đựng khí clo.
C. Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
D. Đốt dây kim loại Cu nguyên chất trong khí O2.
Câu 30: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.
B. Cho lá kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
C. Để một vật bằng gang (là hợp kim Fe-C) trong không khí ẩm.
D. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.
Câu 31: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tôn (sắt tráng kẽm) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong,
sẽ xảy ra quá trình
A. Zn bị ăn mòn hóa học. B. Fe bị ăn mòn điện hóa.
C. Fe bị ăn mòn hóa học. D. Zn bị ăn mòn điện hóa.
Câu 32: Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, FeCl2, AgNO3, CuSO4. Nhúng vào dung dịch một thanh sắt nguyên
chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn hóa học là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 33: Cho các hợp kim sau: Cu – Fe (1); Zn – Fe (2); Fe – C (3); Sn – Fe (4). Khi tiếp xúc với dung dịch
chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là
A. (1), (3) và (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (2) và (4).
Câu 34: Có bốn thanh sắt được đặt tiếp xúc với những kim loại khác nhau và nhúng trong các dung dịch HCl
như hình vẽ dưới đây:

Thanh sắt bị hòa tan nhanh nhất sẽ là thanh được đặt tiếp xúc với:
A. Sn. B. Zn. C. Cu. D. Ni.
Câu 35: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào
mặt ngoài của ống thép những khối kim loại.
A. Cu. B. Ag. C. Pb. D. Zn.
Câu 36: Hai dây phơi làm bằng hai kim loại nguyên chất là Cu và Al, được nối với nhau rồi để trong không khí
ẩm. Chỗ nối của 2 dây kim loại có thể xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Al là cực dương và bị ăn mòn.
B. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Cu là cực âm và bị ăn mòn.
C. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Cu là cực dương và bị ăn mòn.
D. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Al là cực âm và bị ăn mòn.

3
Pham Van Trong Education Chuỗi tổng ôn kiến thức hóa học

Câu 37: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Cắt miếng tôn (Fe tráng Zn) để ngoài không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch HCl loãng có vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn dây Al vào đinh sắt rồi nhúng vào dung dịch NaOH
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 38: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
B. Để một vật bằng gang trong không khí ẩm.
C. Nhúng thanh Al vào dung dịch H2SO4 loãng.
D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3.
Câu 39: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Nhúng dây Al vào dung dịch HCl.
B. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2.
D. Đốt dây Fe trong bình đựng khí Cl2.
Câu 40: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa HCl loãng.
(2) Để vật bằng gang trong môi trường không khí ẩm.
(3) Nhúng thanh Cu dư vào dung dịch FeCl3.
(4) Đốt thanh sắt trong oxi ở nhiệt độ cao.
(5) Thả một đinh Fe vào dung dịch chứa H2SO4 loãng có một lượng nhỏ dung dịch CuSO4.
Số trường hợp chỉ xuất hiện hiện tượng ăn mòn hóa học là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 41: Tiến hành các thí nghiệm sau:
– TN1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng;
– TN2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4;
– TN3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3;
– TN4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm;
– TN5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4;
– TN6: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch ZnSO4;
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 42: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3.
(b) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(c) Cắt miếng sắt tây (sắt trang thiếc), để trong không khí ẩm.
(d) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

4
Pham Van Trong Education Chuỗi tổng ôn kiến thức hóa học

(e) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 2 B. 4. C. 1. D. 3
Câu 43: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho miếng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch FeCl3.
(c) Cho Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và CuSO4.
(d) Cho Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2.
(e) Cho Al và Mg tác dụng với khí Cl2 khô.
Số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 44: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1
Câu 45: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho miếng kẽm vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ thêm vài giọt CuSO4.
(2) Đốt dây thép trong bình đựng đầy khí oxi.
(3) Cho lá thép vào dung dịch ZnSO4.
(4) Cho lá nhôm vào dung dịch CuSO4.
Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 46: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khỉ O2.
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 47: Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
TN2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
TN3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
TN4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
Số trường hợp có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

5
Pham Van Trong Education Chuỗi tổng ôn kiến thức hóa học

Câu 48: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho bột Cu vào dd FeCl3.
(b) Đốt dây Fe trong hơi brom dư.
(c) Cho bột Fe3O4 vào dd H2SO4 đặc, nóng, dư.
(d) Cho bột Fe dư vào dd AgNO3.
(e) Cho bột Fe dư vào dd HNO3 loãng.
(f) Cho bột FeO vào dd KHSO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt(II) là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 49: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3;
(2) Trộn lẫn dung dịch AgNO3 với dung dịch Fe(NO3)2;
(3) Nung đỏ dây thép rồi cho vào bình chứa khí Cl2;
(4) Trộn lẫn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl;
(5) Cho Fe3O4 và dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm sinh ra muối sắt(II) là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 50: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Cho HI dư phản ứng với Fe2O3
(3) Cho Fe3O4 vào dd HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dd H2SO4 dư.
(5) Đổ dung dịch Br2 vào dd FeSO4.
(6) Cho FeCl2 vào dd AgNO3 (dư).
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 51: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe2O3 vào dd HNO3 loãng dư.
(2) Cho Fe(OH)3 vào dd HCl loãng dư.
(3) Bột bột sắt đến dư vào dd HNO3 loãng.
(4) Sục khí Cl2 vào dd FeCl2.
(5) Cho bột Fe vào lượng dư dd AgNO3.
(6) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được muối Fe (III) là.
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 52: Cho bột Fe vào dung dịch gồm NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X,
chất rắn Y và hỗn hợp khí NO, H2. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Các chất tan trong X là
A. FeCl2, NaCl. B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl.
C. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3. D. FeCl3, NaCl.

6
Pham Van Trong Education Chuỗi tổng ôn kiến thức hóa học

Câu 53: Có 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch cùng số mol: Cu(NO3)2; Pb(NO3)2; Zn(NO3)2 được đánh số theo
thứ tự ống là 1, 2, 3. Nhúng 3 lá kẽm( giống hệt nhau) X, Y, Z vào 3 ống thì khối lượng mỗi lá kẽm sẽ
A. X tăng, Y giảm, Z không đổi. B. X tăng, Y tăng, Z không đổi.
C. X giảm, Y tăng, Z không đổi. D. X giảm, Y giảm, Z không đổi.
Câu 54: Kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit kim loại N
nung nóng, oxit này bị khử cho kim loại N. M và N có thể là cặp kim loại nào sau đây?
A. Thủy ngân và kẽm. B. Kẽm và đồng. C. Đồng và bạc. D. Đồng và chì.
Câu 55: Kim loại nào sau đây được tạo thành khi điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối sunfat tương
ứng?
A. Na. B. Al. C. Mg. D. Cu.
Câu 56: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Ở catot xảy ra sự khử ion kim loại Natri.
B. Ở anot xảy ra sự oxi hóa H2O.
C. Ở anot sinh ra khí H2.
D. Ở catot xảy ra sự khử nước.
Câu 57: Trong 4 dung dịch muối: CuSO4, K2SO4, NaCl, KNO3. Dung dịch sau khi điện phân (điện cực trơ)
tạo ra một dung dịch axit là
A. NaCl. B. CuSO4. C. K2SO4. D. KNO3.
Câu 58: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để
dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42-
không bị điện phân trong dung dịch)
A. b > 2a. B. b = 2a. C. b < 2a. D. 2b = a.
Câu 59: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm x mol CuSO4 và y mol NaCl (có màng ngăn, điện cực trơ) đến
khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí thoát ra ở anot bằng 4 lần số mol
khí thoát ra từ catot (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ x: y là
A. 2: 5. B. 4: 3. C. 8: 3. D. 3: 8.
Câu 60: Hình bên là thiết bị điện phân H2O (có hòa tan chất điện li) để điều chế oxi và hidro.

Nhận định nào sau đây không đúng?

7
Pham Van Trong Education Chuỗi tổng ôn kiến thức hóa học

A. Tỉ lệ khối lượng khí thoát ra ở điện cực là mA : mB = 1 : 8.


B. Dung dịch chất điện li có thể dùng là NaOH, NaSO4 hoặc H2SO4.
C. Ở catot thu được khi H2, anot thu được khí O2.
D. Nồng độ các chất điện li trong quá trình điện phân tăng dần.
Câu 61: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng cùng nồng độ và cho vào mỗi
ống một mẩu kẽm như nhau.
- Bước 2: Nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm thứ nhất.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 1, xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học, lượng khí thoát ra từ mỗi ống nghiệm đều như nhau.
(b) Ở bước 2, ống nghiệm thứ nhất xảy ra sự ăn mòn điện hóa do Zn khử Cu tạo thành cặp điện cực Zn-
Cu.
(c) Khi cho thêm vài giọt muối CuSO4 vào ống nghiệm thứ nhất, thấy bọt khí thoát ra nhanh hơn so với
ống nghiệm thứ hai.
(d) Ở bước 2, có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4 thì hiện tượng xảy ra tương tự.
(e) Nếu thay mẩu kẽm bằng mẩu sắt thì tốc độ giải phóng khí sẽ chậm hơn.
(f) Ở bước 1, Zn bị khử thành Zn2+
Số nhận định đúng là:
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 62: Tiến hành thí nghiệm: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau 10 phút,
trong các phát biểu sau:
(a) Dung dịch màu xanh nhạt dần;
(b) Có kim loại màu đỏ bám quanh đinh sắt;
(c) Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng sắt có tính khử mạnh hơn đồng;
(d) Ở thí nghiệm trên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 63: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc với nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Nối
thanh kẽm và thanh đồng bằng dây dẫn (có một khóa X) như hình dưới đây:

Cho các phát biểu sau:


(a) Khi thay dung dịch H2SO4 bằng ancol etylic, thanh kẽm không bị ăn mòn.
(b) Khi đóng khóa X có bọt khí thoát ra ở thanh kẽm.

8
Pham Van Trong Education Chuỗi tổng ôn kiến thức hóa học

(c) Tốc độ bọt khí thoát ra khi mở khóa X và khi đóng khóa X là như nhau.
(d) Khi mở khóa X hay đóng khóa X, thanh kẽm đều bị ăn mòn.
(e) Khi đóng khóa X có dòng electron chuyển dời từ thanh đồng sang thanh kẽm.
(g) Khi đóng khóa X, thanh kẽm đóng vai trò cực âm và bị oxi hóa.
(h) Khi thay thanh đồng bằng thanh magiê, thanh kẽm vẫn bị ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 64: Tiến hành thí nghiệm khử Fe2O3 bằng CO theo các bước sau:
Bước 1: Rót khoảng 5 ml HCOOH đặc vào bình cầu có nhánh.
Bước 2: Rót H2SO4 đặc vào phễu giọt (1/2 phễu – 15 ml).
Bước 3: Cho vào ống thủy tinh 2 đầu 1 gam bột Fe2O3 đã sấy khô, dàn mỏng.
Bước 4: Lắp dụng cụ như hình vẽ bên dưới.

Bước 5: Mở từ từ khóa phễu chiết (khóa K) cho H2SO4 đặc chảy xuống bình cầu rồi khóa lại. Đun nóng đều
ống thủy tinh 2 đầu rồi tập trung đun nóng chỗ có Fe2O3 khoảng 2 – 5 phút.
Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên
(a) Ở bước 2, có thể thay H2SO4 đặc bằng HCl đặc.
(b) Khí CO đi qua ống thủy tinh làm cho chất rắn từ màu xám trắng chuyển sang màu đỏ nâu.
(c) Có thể dùng dung dịch axit H2SO4 loãng để hòa tan chất rắn trong ống thủy tinh sau phản ứng.
(d) Thay Fe2O3 bằng Al2O3 thì dung dịch Ca(OH)2 vẫn có kết tủa xuất hiện.
(e) Khi tháo dụng cụ, nên tháo vòi dẫn ra khỏi nước vôi trong rồi mới tắt đèn cồn.
(g) Khí CO khi cháy trong không khí cho ngọn lửa màu lam nhạt và tỏa nhiều nhiệt.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 65: Tiến hành thí nghiệm sau:
Rót vào hai ống nghiệm mỗi ống 5 ml dung dịch HCl 10%. Cho vào mỗi ống một viên kẽm (cùng kích thước,
khối lượng).
- Ống 1: Để yên.
- Ống 2: Nhỏ thêm 3 - 4 giọt dung dịch CuCl2.
Cho các phát biểu sau:
(1) Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1.
(2) Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá học.
(3) Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành Zn2+.
(4) Ở ống 2, nếu thay dung dịch CuCl2 bằng dung dịch MgSO4, hiện tượng thoát khí xảy ra càng mạnh.
9
Pham Van Trong Education Chuỗi tổng ôn kiến thức hóa học

(5) Có thể thay 5ml dung dịch HCl 10% bằng 5 ml dung dịch H2SO4 10%.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 66: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng.
Bước 2: Cho 3 mẫu kim loại có kích thước tương đương là Al, Fe, Cu vào 3 ống nghiệm.
Bước 3: Quan sát, so sánh lượng bọt khí hiđro thoát ra ở các ống nghiệm trên.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ống nghiệm chứa Cu không thoát khí H2 vì Cu không phản ứng với dung dịch HCl.
B. Ống nghiệm chứa Al thoát khí mạnh hơn ống nghiệm chứa Fe.
C. Ống nghiệm chứa Fe thoát khí mạnh hơn ống nghiệm chứa Al.
D. Khí H2 thoát ra ở 2 ống nghiệm chứa Al và Fe.

10

You might also like