Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TRƯƠNG VIÊN

Câu 1.Dòng nào nói lên nhân vật chính trong trích đoạn trên?

A. Lính hầu và Mụ.


B. Thị Phương và Trương Viên.
C. Trương Viên và Lính hầu.
D. Trương Viên và Mụ.

Câu 2.Dòng nào nói lên hình ảnh là vật giao ước trong đoạn trích trên?

A. Tờ mây.
B. Ngọc kim quyết.
C. Chiếc quạt.
D. Chiếc khăn.

Câu 3.Đáp án nào sau đây không nêu đúng ý nghĩa của chi tiết vật giao ước?

A. Làm cho mắt Thị Phương sáng ra.


B. Thể hiện niềm tin tưởng, sự thủy chung.
C. Thể hiện sự cách trở, biệt ly của Trương Viên và Thị Phương.
D. Giúp các nhân vật trong gia đình đoàn tụ.

Câu 4.Đoạn trích có sử dụng kết hợp những cách nói, cách hát nào?

A. Hát trần tình, hát tiếp, nói sử, hát vãn trò.
B. Hát trần tình, hát hề, nói sử, hát vãn trò.
C. Hát trần tình, hát tiếp, hát sắp đếm, hát vãn trò.
D. Hát trận tình, hát tiếp, nói sử, hát cách.

Câu 5.Dòng nào nói đúng nguồn gốc xuất thân của Thị Phương?

A. Con quan Thừa tướng.


B. Con nhà nghèo khó.
C. Con mồ côi.
D. Con nhà địa chủ.

Câu 6.Vì sao Thị Phương lại không tin khi Trương Viên lên tiếng nhận mình là vợ ?

A. Vì Thị Phương luôn một mực thủy chung, tiết nghĩa và mắt không nhìn thấy gì.
B. Vì Thị Phương nghe theo lời mách bảo của Mụ.
C. Vì Thị Phương vốn là người đa nghi.
D. Vì cách ứng xử của Trương Viên không đủ cho Thị Phương tin tưởng.

Câu 7.Dòng nào KHÔNG được coi là căn cứ để xác định văn bản chèo?
A. Sự kết hợp ngôn ngữ độc thoại, đối thoại và bàng thoại.
B. Nhân vật ít và khắc họa nhân vật tình huống.
C. Nghệ thuật tổng hợp, kết hợp với hát, múa…
D. Ngôn ngữ ước lệ, gắn với hành động nhân vật.

Câu 8.Sự việc nào khắc họa rõ nét nhân vật chính và chủ đề của tác phẩm?

A. Khi lính hầu mời hai mẹ con bà hát xẩm vào hát cho Trương Viên nghe.
B. Khi Trương Viên say mê trước giọng hát của Thị Phương.
C. Khi Trương Viên đưa ra ngọc kim quyết, mắt Thị Phương sáng trở lại…
D. Khi Thị Phương không tin và không nhận Trương Viên.

Câu 9.

“Trương Viên, Trương Viên/Người chồng tôi là Trương Viên…”, làn điệu hát chèo nào được sử
dụng để thể hiện phần văn bản trên?

A. Hát tiếp.
B. Hát sử.
C. Hát trần tình.
D. Hát vãn trò.

Câu 10.Nhận xét đúng nhất khi đánh giá về nhân vật Trương Viên và Thị Phương?

A. Trương Viên nho nhã, tài năng, trung hiếu, nghĩa tình; Thị Phương thủy chung, hiếu thảo, son sắt, giàu
đức hi sinh.
B. Trương Viên trung hiếu với mẹ, vô tình với vợ; Thị Phương thủy chung, hiếu thảo, son sắt, giàu đức hi
sinh.
C. Trương Viên tài năng nhưng vô cảm; Thị Phương thủy chung, hiếu thảo, son sắt, giàu đức hi sinh.
D. Trương Viên nho nhã, tài năng, trung hiếu, nghĩa tình; Thị Phương thiếu niềm tin, hay hoài nghi.

Trả lời câu hỏi sau:

Câu 11.Vẻ đẹp ở tấm lòng hiếu thảo của Thị Phương với mẹ chồng (nuôi mẹ, hi sinh đôi mắt của bản thân
thay mẹ già) làm em suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong xã hội Việt
Nam? (khoảng 8 dòng)

Câu 12.Em rút ra cho mình bài học nào từ đoạn trích trên? Vì sao?

You might also like