Đề 1 IA PECH

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1 1.

Trình bày quy định về quyền điều khiển, quyền kiểm tra, quyền nắm thông tin
theo quy định tại Thông tư 40/2014/TT-BCT và Thông tư 31/2019/TT-BCT?
Áp dụng vào NMĐG IA PẾT ĐĂK ĐOA 1?
Trả lời:
Quyền điều khiển
1. Quyền điều khiển là quyền thay đổi chế độ vận hành của hệ
thống điện hoặc thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
2. Mọi sự thay đổi chế độ vận hành hệ thống điện hoặc thiết bị
điện chỉ được tiến hành theo lệnh điều độ của cấp điều độ có quyền
điều khiển, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư
này.
Quyền kiểm tra của điều độ cấp trên
1. Quyền kiểm tra của điều độ cấp trên là quyền cho phép điều độ
cấp dưới hoặc Đơn vị quản lý vận hành thực hiện quyền điều khiển.
2. Mọi lệnh điều độ làm thay đổi chế độ vận hành của hệ thống
điện hoặc thiết bị điện thuộc trường hợp điều độ cấp trên có quyền
kiểm tra phải được sự cho phép của điều độ cấp trên, trừ trường hợp
sự cố hoặc đe dọa sự cố.
3. Sau khi thực hiện xong lệnh điều độ, điều độ cấp dưới hoặc
Đơn vị quản lư vận hành phải báo cáo lại kết quả cho cấp điều độ có
quyền kiểm tra.
Quyền nắm thông tin
Quyền nắm thông tin là quyền được nhận thông báo hoặc cung
cấp trước thông tin về chế độ vận hành của thiết bị điện không thuộc
quyền điều khiển, quyền kiểm tra nhưng làm thay đổi, ảnh hưởng đến
chế độ vận hành của hệ thống điện hoặc thiết bị điện thuộc quyền điều
khiển, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Quyền điều khiển, kiểm tra và nắm thông tin trong các trường
hợp sự cố hoặc đe dọa sự cố
1. Trường hợp xử lý sự cố hoặc đe dọa sự cố, cấp điều độ có
quyền điều khiển được phép ra lệnh điều độ trước. Sau khi thực hiện
lệnh điều độ, cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm báo cáo
ngay cho cấp điều độ có quyền kiểm tra và thông báo cho đơn vị có
quyền nắm thông tin.
2. Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có
nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị) ở nhà
máy điện hoặc trạm điện, cho phép Nhân viên vận hành tại nhà máy
điện, trạm điện, trung tâm điều khiển tiến hành thao tác thiết bị theo
các quy trình liên quan và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự
cố của mình. Sau khi xử lý xong, nhân viên vận hành tại nhà máy
điện, trạm điện, trung tâm điều khiển phải báo cáo ngay cho nhân
viên vận hành cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị bị sự cố.”.

Áp dụng vào nhà máy IA Pết Đăk Đoa:


QUYỀN ĐIỀU KHIỂN:
A0:
+ Công suất hữu công (P) qua MC 231, 232.
A3:
+ Công suất vô công (Q) qua MC 231, 232.
+ Các thiết bị cấp điện áp 220kV
+ MC 331, 332, 331-38, 332-38, CCTU 331, CCTU 332.
TC Nhà máy :
+ Nhà máy điều khiển các thiết bị còn lại trừ các thiết bị thuộc
A0, A3.
QUYỀN KIỂM TRA
. A0 :Các thiết bị thuộc quyền điều khiển A3 và của TC nhà máy
có ảnh hưởng đến công suất P qua MC 231, 232
. A3 : Các thiết bị thuộc quyền điều khiển của TC nhà máy có ảnh
hưởng đến công suất vô công qua MC 231, 232
QUYỀN NẮM THÔNG TIN :
.Trưởng kíp trạm 500Kv Pleiku 3:
+ Thông tin về chế độ vận hành của các thiết bị điện trên xuất
tuyến đường dây 271 tại trạm 220kv Ia Pết
. Trưởng trung tâm điều khiển NMDG Ia Pết:
+ Thông tin về chế độ vận hành của các thiết bị điện trên xuất
tuyến đường dây 272 tại trạm 500kv Pleiku 3
2. Trình bày trình tự, nội dung đăng ký công tác sửa chữa đột xuất MBA T1
NMĐG IA PẾT ĐĂK ĐOA 1?
TL :
Trưởng ca liên hệ và đăng ký công tác trực tiếp với điều độ viên tại Cấp điều
độ có quyền điều khiển. Nêu rõ các lý do của việc đăng ký đột xuất.
• Căn cứ tình hình vận hành hệ thống điện thực tế, Cấp điều độ có quyền điều
khiển sẽ xem xét các đề xuất của ĐVQLVH và phối hợp, bố trí thực hiện bảo
dưỡng, sửa chữa thiết bị vào thời gian hợp lý.
• Trường hợp cần thiết, khi có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc
an toàn thiết bị, Trương ca có thể tách thiết bị để không nguy hiểm cho người
hoặc thiết bị và phải thông báo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển
đầy đủ thông tin về việc tách thiết bị khẩn cấp khỏi vận hành

Câu 2 1. Trình bày phương thức rơle bảo vệ MBA T1 NMĐG IA PẾT ĐĂK ĐOA 1?
Trả lời:
Máy biến áp và ngăn lộ T1 NMDG IA PẾT được trang bị 2 nhóm bảo vệ
Nhóm 1 là các bảo vệ công nghệ bao gồm:
- Rơ le hơi (96B);
- Rơ le bảo vệ bộ đổi nấc (96P);
- Rơ le mức dầu thấp (71Q);
- Rơ le nhiệt độ cao (26Q, 26W);
- Rơ le áp lực dầu (63Q)
- Role áp suất tang cao (PDR)
Trong đó Rơ le bảo vệ chính là: Rơ le hoi F96. Rơle này nằm ở đường ống
dẫn dầu từ MBA đến bình dầu phụ. Rơ le hơi có 2 mức cảnh báo cơ bản
96-1 là cành báo tín hiệu báo alarm
96-2 sẽ cắt MC 2 đầu MBA.
Nhóm 2 là các bảo vệ theo dòng điện bao gồm:
+ Bảo vệ chính: 2 Relay so lệch MBA F87T (F87T1 và F87T2):
- Relay F87T1 với chức năng bảo vệ chính là: so lệch 87T và tích hợp các
bảo vệ khác như: 64REF, 50/51, 50/51N, FR, 74.
Relay này lấy tín hiệu dòng từ các TI chân sứ MBA
- Relay F87T2 với chức năng bảo vệ chính là: so lệch 87T và tích hợp các
bảo vệ khác như: 49, 50/51, 50/51N, FR.
Relay này lấy tín hiệu dòng từ các TI hai đầu MBA là TI2T1 và TI331
+ Bảo vệ dự phòng: Relay F67
Relay F67 với chức năng bảo vệ chính là: 67/67N và tích hợp các chức năng
khác như: 50/51, 50/51N, SOTF (chống đóng vào điểm sự cố), 27/59, 25, 81,
FR.
Relay này lấy tín hiệu dòng từ TI2T1 và lấy tín hiệu áp từ TU2T1 và TU
thanh cái TUC21 và TUC22.

2. Trình tự xử lý của Trưởng ca khi sự cố MBA T1 NMĐG IA PẾT ĐĂK ĐOA


1 do bảo vệ rơ le hơi F96 tác động?
TL:
Khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu, Trưởng ca cử phụ ca phải tiến hành
xem xét bên ngoài máy biến áp, lấy mẫu khí trong rơ le để phân tích và kiểm tra
tính chất cháy của khí:
TH1: Trường hợp khí cháy được hoặc trong khí có chứa những sản phẩm
do phân hủy chất cách điện phải báo cáo ngay với với Cấp điều độ có quyền
điều khiển để tách máy biến áp;
TH2: Trường hợp chất khí không mầu, không mùi, không đốt cháy được
thì vẫn có thể để máy biến áp tiếp tục vận hành và phải tăng cường kiểm tra
giám sát tình trạng máy biến áp.

Câu 3 1.Trình bày về Thao tác thanh cái theo quy định tại Thông tư 44/2014/TT-BCT
và Thông tư 31/2019/TT-BCT?
TL:
* Trước khi thao tác đưa thanh cái dự phòng vào vận hành phải thực hiện các
việc sau:
a) Kiểm tra thanh cái dự phòng không có tiếp địa di động, các dao tiếp địa
cố định đã được cắt hết;
b) Dùng máy cắt liên lạc thanh cái có rơ le bảo vệ để đóng điện thử thanh
cái dự phòng. Trường hợp không có máy cắt liên lạc thanh cái, phải lựa chọn
máy cắt của điểm đấu thích hợp để đóng điện vào thanh cái dự phòng.
* Trước khi thao tác chuyển đổi thanh cái phải thực hiện các việc sau:
a) Kiểm tra rơ le bảo vệ so lệch thanh cái, cô lập rơ le bảo vệ so lệch thanh
cái (nếu cần) theo quy định của Đơn vị quản lý vận hành (sau khi kết thúc thao
tác, phải đưa rơ le bảo vệ so lệch thanh cái trở lại làm việc);
b) Kiểm tra máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc hai thanh cái đang đóng.
Phải cắt điện mạch điều khiển hoặc khóa máy cắt liên lạc trong thời gian thao
tác dao cách ly để chuyển điểm đấu;
c) Theo dõi sự thay đổi trào lưu công suất, dòng điện qua máy cắt liên lạc.
Lựa chọn bước thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác
hợp lý để tránh quá tải máy cắt liên lạc.
* Đơn vị quản lý vận hành phải lập phiếu thao tác mẫu áp dụng cho thao tác
chuyển đổi thanh cái. Phiếu thao tác mẫu này ghi rõ trình tự các bước thao tác
nhất thứ và nhị thứ phù hợp với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị thứ của trạm điện.

2.Viết phiếu thao tác tách MC 212 NMĐG IA PẾT ĐĂK ĐOA 1 để bảo dưỡng
theo kế hoạch.

You might also like