Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ÔN TẬP CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP PHÂN TỬ

Câu 4:
a. Kể tên và vai trò các enzim chính tham gia vào quá trình nhân đôi ADN?
b. Tại sao trong quá trình nhân đôi ADN, hai mạch đơn mới trong cùng một chạc tái bản lại có chiều tổng hợp
ngược nhau?
c. Nhờ đặc điểm nào trong quá trình tự nhân đôi ADN mà ADN con được tạo ra giống với ADN mẹ ban đầu?
Câu 5: Tại sao ở tế bào nhân thực, quá trình tự sao ADN dẫn tới chiều dài ADN ngắn dần theo thời gian?
Ý nghĩa của hiện tượng này và biện pháp khắc phục?
Câu 6: Vì sao enzim ADN polimerase hoạt động cần có đoạn ARN mồi?
Câu 7: So sánh quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
Câu 10: Nêu những điểm khác nhau cơ bản của quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực với sinh vật
nhân sơ. Những điểm khác nhau này có ý nghĩa gì cho sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
2. Hình bên là sơ đồ mô tả quá trình phiên mã và dịch mã trong tế
bào của một loài sinh vật. Quan sát sơ đồ và cho biết:
a) Loài sinh vật này là sinh vật nhân sơ hay sinh vật nhân thực?
Giải thích.
b) Các chữ cái A, B, C trong sơ đồ tương ứng với đầu 3’ hay đầu
5’ của chuỗi pôlinuclêôtit?
c) Tại thời điểm đang xét, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ
ribôxôm nào (1, 2 hay 3) có số axit amin nhiều nhất?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Bài: Nhân đôi ADN
Câu 1: Một đoạn ADN ở khoảng giữa 1 đơn vị nhân đôi như hình vẽ (O là điểm khởi đầu sao chép; I, II, II, IV
chỉ các đoạn mạch đơn của ADN). Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Enzim ADN polymeraza tác động trên 2 đoạn mạch I và III.


I. Trên đoạn mạch II, enzim ADN polymeraza xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 3 - 5.
III. Đoạn mạch IV được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục
IV. Đoạn mạch II được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 2: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa của một đơn vị nhân đôi như hình vẽ (trong đó O là điểm khởi đầu
sao chép, I – II – III – IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN). Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát
biểu đúng?

1
I. Đoạn mạch I được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục.
II. Đoạn mạch II được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn.
III. Đoạn mạch III làm khuôn, mạch mới được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki.
IV. Đoạn mạch IV làm khuôn, mạch mới được tổng hợp cần một đoạn mồi.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 3: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
II. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo thành chạc chữ Y.
III. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’. (sai, theo chiều 5’-> 3’)
IV. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Trong một chạc chữ Y, mạch mới thứ nhất được tổng hợp từ 5’ → 3’, mạch mới thứ hai được tổng hợp từ
3’→ 5’ (mạch nào cũng được tổng hợp theo chiều 5’->3’)
B. Các đoạn Okazaki sau khi tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành một mạch liên tục dưới tác dụng của enzim
ligase
C. Hai ADN mới được tổng hợp từ ADN mẹ theo nguyên tắc bán bảo toàn
D. Mạch liên tục được tổng hợp khi enzim ADN-polimerase di chuyển theo chiều của các enzim tháo xoắn.
Câu 5: Quá trình tự nhân đôi của ADN nhân có các đặc điểm:
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển
của chạc chữ Y.
(6) Enzim nối chỉ tác động vào 1 mạch khuôn trong 1 đơn vị tái bản.
Số phương án đúng là:
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6: Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là:
(1). Số lượng mạch, số lượng đơn phân.
(2). Cấu trúc của đơn phân: ADN có đường C 5H10O4 còn ARN có đường C5H10O5; trong ADN có T không có U
còn trong ARN thì ngược lại.
(3). Về liên kết giữa H3PO4 với đường C5.
(4). Về liên kết hidro và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric.
Có bao nhiêu kết luận đúng:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 7: Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các thành phần nguyên liệu cần thiết cho việc nhân
đôi ADN. Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá trình tái bản ADN
xảy ra. Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nucleotit. Vậy
trong hỗn hợp thành phần tham gia đã thiếu thành phần nào sau đây?
A. Enzim ADN pôlimeraza B. Enzim ligaza C. Các đoạn Okazaki D. Các nuclêôtit

2
Câu 8: Câu nào sau đây mô tả đúng nhất bản chất của nguyên tắc bán bảo toàn trong nhân đôi ADN
A. Sau quá trình nhân đôi, tạo thành hai phân tử ADN mới, mỗi phân tử ADN gồm một mạch cũ và một mạch
mới tổng hợp.
B. Trong nhân đôi, một mạch mới được tổng hợp liên tục, còn mạch mới thứ hai được tổng hợp đứt đoạn.
C. Trong mỗi phân tử ADN mới được tạo thành, có lượng A=T và G=X.
D. Sau quá trình nhân đôi , tạo thành hai phân tử ADN , một phân tử ADN là cũ và một phân tử ADN là hoàn
toàn mới.
Câu 9: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không
đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng
hợp từ một phân tử ADN mẹ.
B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
Câu 10: Cho những phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ
phân tử:
(1) Cơ chế điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân thực phức tạp hơn cơ chế điều hòa hoạt động gen của sinh
vật nhân sơ.
(2) Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp từ một đến nhiều chuỗi polopeptit cùng loại rồi tự hủy.
(3) Đoạn okazaki ở vi khuẩn có thể dài từ 1000 – 2000 cặp nu.
(4) Sự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở kì trung gian (kì này kéo dài từ 6 – 10 giờ).
(5) Enzim ADN polimeraza chỉ có thể bổ sung nu mới vào đầu 5’ – OH tự do.
(6) Tất cả các gen ở sinh vật nhân thực đều có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ giữa các đoạn mã hóa axit
amin (exon) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
(7) Mỗi đơn vị nhân đôi gồm 2 chạc hình chữ Y, mỗi chạc có 2 mạch, phát sinh từ hai điểm khởi đầu và được
nhân đôi không đồng thời.
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Bài 2. Phiên mã và dịch mã
Câu 1: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về cơ chế sao mã của gen?
(1) Chỉ có 1 trong 2 mạch của gen làm khuôn điều khiển cơ chế sao mã.
(2) Mạch khuôn của gen có chiều 3’-5’, còn mARN được tổng hợp thì có chiều ngược lại 5’-3’.
(3) Khi biết tỉ lệ % hay số lượng từng loại đơn phân trong mARN ta có thể suy ra tỉ lệ hay số lượng từng loại
đơn phân của gen và ngược lại.
(4) Enzim ARN polimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’-5’ để tổng hợp nên phân tử mARN có chiều
5’-3’ theo nguyên tắc bổ sung: A-U, T-A, G-X, X-G.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là fMet.
B. Khi dịch mã, riboxom di chuyển theo chiều 5’-3’ trên mARN.
C. Trong cùng một thời điểm, có thể có nhiều riboxom tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
D. Khi dịch mã, tARN chỉ gắn với một loại axit amin, axit amin được gắn vào đầu 5’ của chuỗi polinu.
Câu 3: Sự khác nhau giữa quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực được thể hiện ở bước:
A. Khởi đầu B. kéo dài C. kết thúc D. sau kết thúc
Câu 4: Có nhiều trường hợp trong tế bào của sinh vật nhân chuẩn, cùng một gen được phiên mã tạo thành ARN
nhưng lại tổng hợp ra nhiều loại prôtêin khác nhau. Tại sao lại như vậy?
A. Do gen đó chứa nhiều đoạn intron khác nhau.
B. Do trong quá trình cắt intron, có sự sắp xếp lại của các đoạn exon theo các cách khác nhau.
C. Do trong quá trình tạo mARN trưởng thành, một số intron có thể không bị cắt khỏi mARN.
D. Do gen đó chứa nhiều đoạn exon khác nhau
Câu 5: Cho các sự kiện diễn ra trong phiên mã
1. ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu
2. ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3’-5’
3
3. ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3’-5’
4. Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã
Trình tự đúng khi nói về quá trình phiên mã là
A. 1-2-3-4 B. 2-1-3-4 C. 2-3-1-4 D. 1-3-2-4
Câu 6: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình dịch mã:
(1) Ở tế bào nhân sơ, sau khi chuỗi polipeptit được tổng hợp xong, axit amin foocmin Metionin được cắt khỏi
chuỗi polipeptit.
(2) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá
trình dịch mã tiếp theo.
(3) Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Metionin đến riboxom để bắt đầu dịch
mã.
(4) Tất cả chuỗi polipeptit sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc
cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học.
(5) Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc UAA.
A. 2 B. 3 C. 4 D.1
Câu 7: Khi nói về quá trình dịch mã, xét các kết luận sau đây:
(1) Ở trên một phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc
đặc hiệu với một loại riboxom.
(2) Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của
tARN với bộ ba mã hóa trên mARN.
(3) Các riboxom trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ
ba kết thúc.
(4) Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một
mARN luôn có cấu trúc giống nhau.
Có bao nhiêu kết luận sai?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng :
A. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã AUU hoặc AUX hoặc AXU gắn vào một bộ ba
kết thúc trên mARN.
B. Quá trình tổng hợp chuỗi protein chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã UAX liên kết được với
bộ ba mở đầu trên mARN.
C. Quá trình tổng hợp chuỗi protein chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã AUG liên kết được với
bộ ba mở đầu trên mARN.
D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN trong bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba kết thúc trên mARN
Câu 9: Trong quá trình tổng hợp prôtêin, pôlixôm có vai trò
A.Tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
B.Giúp ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
C.Gắn các axit amin với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit.
D.Gắn tiểu phần lớn với tiểu phần bé để tạo ribôxôm hoàn chỉnh.
Câu 10: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực nhận định nào sau đây không đúng?
A. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
C.Trong quá trình dịch mã, ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều 3’→ 5’ .
D.Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã.
Câu 11: Một phân tử mARN có chiều dài 5100Å, phân tử này mang thông tin mã hoá cho bao nhiêu axit amin
trên chuỗi polipeptit tạo ra qua quá trình dịch mã?
A. 600 axit amin. B. 499 axit amin. C. 9500 axit amin. D. 498 axit amin.
Câu 12: Tín hiệu để quá trình dịch mã kết thúc là khi:
A. Ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với hai tiểu phần lớn và bé.
B. Ribôxôm di chuyển đến mã bộ ba AUG.
C. Ribôxôm gắn axit amin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlypeptit.
D. Ribôxôm tiếp xúc với một trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA.
4
Câu 13: ARN polimerase nhận biết vị trí khởi đầu phiên mã của một gen trên ADN nhờ vào:
A. Một trình tự nucleotit đặc hiệu gọi là promoter.
B. tARN hoạt động để chuyển thông tin đến ARN polimerase.
C. ARN polimerase tìm mã mở đầu AUG.
D. Riboxom hướng ARN polimerase đến đúng chỗ trên phân tử ADN.
Câu 14: (1) gen. (2) mARN. (3) axit amin. (4) tARN. (5) ribôxôm. (6) enzim.
Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit là
A. 2, 3, 4, 6. B.1, 2, 3, 4, 5. C.3, 4, 5, 6. D. 2, 3, 4, 5, 6.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.
B. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.
C. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 16: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A,
G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp
nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi
loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A. G = X = 360, A = T = 240. B. G = X = 240, A = T = 360.
C. G = X = 280, A = T = 320. D. G = X = 320, A = T = 280.
Câu 17: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.
B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.
C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
Câu 18: Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình phiên mã và dịch
mã trong tế bào của một loài sinh vật nhân sơ. Có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Chữ cái B trong hình tương ứng với đầu 5’ của mạch
gốc gen.
II. Chữ cái C trong hình tương ứng với đầu 3’ của
mARN.
III. Quá trình tổng hợp phân tử mARN 3 hoàn thành
sớm hơn quá trình tổng hợp các mARN còn lại.
IV. Tại thời điểm đang xét, ở mARN thứ 1, chuỗi
polipeptit được tổng hợp từ riboxom 1 có số axit amin nhiều
nhất.
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 19: Cho biết các cođon mã hóa axit amin như sau:
5’AUG3’ 5’AGU3’ 5’UAU3’ 5’XAU3’ 5’GAU3’
Codon
5’AGX3’ 5’UAX3’ 5’XAX3’ 5’GAX3’
Axit amin Met Ser Tyr His Asp
Một đoạn mạch mã gốc của gen D có trình tự nucleotit là: 3’-TAX XTA GTA ATG TXA ATX-5’. Gen D bị
đột biến thành các alen có trình tự nucleotit như sau:
D1: 3’-TAX XTA GTA ATG TXA ATG ATX-5’.
D2: 3’-TAX XTA GTG ATG TXA ATG ATX-5’.
D3: 3’-TAX XTG GTA ATG TXA ATG ATX-5’.
D4: 3’-TAX XTA GTA ATG TXG ATG ATX-5’.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen D3 và alen D4 có số liên kết hidro bằng nhau.
II. Trình tự axit amin của chuỗi polipeptit do alen D4 quy định là: Met – Asp – His – Ser – Tyr – His.

5
III. Trình tự axit amin của chuỗi polipeptit do alen D2 quy định và trình tự axit amin của chuỗi polipeptit
do alen D4 quy định là giống nhau.
IV. Nếu alen D2 phiên mã 5 lần và mỗi phân tử mARN có 10 riboxom tham gia dịch mã thì sẽ cần 100
axit amin Tyr để tổng hợp các đoạn polipeptit tương ứng với đoạn mạch gốc nói trên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like