Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG TRUNG HỌC VINSCHOOL

**********
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC PHẦN 3
Môn Toán – Lớp 7 - Hệ Chuẩn Vinschool
I/ Lý thuyết
Nội dung Kiến thức trọng tâm

− Xem xét dữ liệu nào cần thu thập (bao gồm cả loại dữ liệu
tương ứng) cho các câu hỏi điều tra.

− Lựa chọn và giải thích được lí do lựa chọn phương pháp thu
thập dữ liệu trong các tình huống cụ thể.

− Lựa chọn và giải thích được lí do lựa chọn phương pháp lấy
mẫu dữ liệu trong các tình huống cụ thể.

− Thực hành thử nghiệm được các phương pháp thu thập và
Chương 9. Thu thập
lấy mẫu dữ liệu trong các tình huống cụ thể.
dữ liệu
− Kiểm tra tính chính xác của các dự đoán ban đầu cho các câu
hỏi thống kê liên quan dựa trên dữ liệu được thu thập.

− Mô tả và lấy được ví dụ về các phương pháp lấy mẫu khi


điều tra thống kê.

− Giải thích được ưu/nhược điểm của một số phương pháp lấy
mẫu để phục vụ điều tra thống kê.

− Xác minh tính phù hợp của các phương pháp lấy mẫu dữ liệu
trong các tình huống cụ thể.

II/ Bài tập tham khảo:


- Các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập.
- Phần Kiểm tra sự tiến bộ của em cuối mỗi chương (Sách giáo khoa)
- Bài tập thêm:
1 Điền các loại dữ liệu: dữ liệu rời rạc, dữ liệu liên tục, dữ liệu phân loại vào chỗ trống tương ứng.

Câu hỏi Loại dữ liệu

Có bao nhiêu người thích đến cửa hàng vào cuối tuần? Dữ liệu rời rạc
Môn học em yêu thích nhất là môn nào? Dữ liệu phân loại

Chiều cao trung bình của các bạn học sinh khối 7 là bao nhiêu? Dữ liệu liên tục

2 Điền tên các phương pháp lấy mẫu (lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, lấy mẫu thuận tiện, lẫy mẫu
ngẫu nhiên phân tầng, lấy mẫu theo cụm) vào chỗ trống thích hợp trong bảng sau:

Cách lấy mẫu Tên phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu bằng cách từ danh sách công nhân toàn công ty, PP lấy mẫu ngẫu nhiên đơn
chọn ngẫu nhiên 100 công nhân tại một nhà máy để khảo sát giản

Lấy mẫu bằng cách tại thời điểm 9 giờ 35 phút (ra chơi buổi PP lấy mẫu thuận tiện
sáng), em đứng ở hành lang và khảo sát ý kiến của 25 bạn đầu
tiên em gặp.

Lấy mẫu bằng cách từ danh sách lớp, chọn ra 10 HS nam và PP lấy mẫu ngẫu nhiên phân
10 HS nữ trong lớp để tiến hành khảo sát tầng

Lấy mẫu bằng cách chọn ngẫu nhiên 2 HS ở mỗi lớp để tham PP lấy mẫu theo cụm
gia Vinser Talk đến khi nào đủ 60 HS.

2’ Cho hai câu hỏi về bài tập về nhà:

• Mỗi tối, học sinh phải làm bao nhiêu bài tập về nhà?

• Học sinh dành nhiều thời gian nhất cho môn học nào?
a Em cần phải thu thập dữ liệu gì để trả lời hai câu hỏi này?
(1) Số lượng bài tập học sinh phải làm mỗi tối,
(2) Thời gian học sinh dành cho mỗi môn học/ (2’) Môn học học sinh dành nhiều thời gian
nhất
b Đó là loại dữ liệu nào?
(1) Số lượng bài tập học sinh phải làm mỗi tối: Dữ liệu rời rạc
(2) Thời gian học sinh dành cho mỗi môn học: Dữ liệu liên tục
(2’) Môn học học sinh dành nhiều thời gian nhất: Dữ liệu phân loại
c Em quyết định thu thập dữ liệu từ một mẫu gồm các học sinh trong trường. Em sẽ chọn mẫu bằng
cách nào?
Cách 1: Từ danh sách của khối 7, chọn ngẫu nhiên 100 bạn.
Cách 2: Từ danh sách của khối 7, chọn 50 bạn nam và 50 bạn.
Cách 3: Chọn mỗi khối 25 bạn, gồm cả nam và nữ cho đến khi đủ 100 bạn
…….
3 Em muốn chọn một mẫu gồm 20 bạn từ các học sinh trong khối.
a Mô tả ba cách để chọn mẫu.
Cách 1: Chọn 20 bạn ngẫu nhiên
Cách 2: Chọn 10 nam và 10 nữ trong khối
Cách 3: Chọn mỗi lớp 1 bạn nam và 1 bạn nữ cho đến khi đủ 20 bạn.
b Phương pháp nào em cho là tốt nhất?
Đưa ra một ưu điểm và một nhược điểm của phương pháp đó.
Cách 3:
Ưu điểm: Đa dạng học sinh các lớp, cân bằng về giới tính
Nhược điểm: Mất nhiều thời gian hơn để chọn lọc và đi khảo sát
4 Có 20 bạn nữ và 30 bạn nam trong một câu lạc bộ thể thao.
Em muốn phỏng vấn một mẫu đại diện gồm 10 người.
Mô tả cách em sẽ chọn mẫu.
Chọn 5 bạn nam (gồm các độ tuổi khác nhau) và 5 bạn nữ (gồm các độ tuổi khác nhau)
5 Em muốn tìm hiểu các bạn học sinh khối 7 hiểu như nào về bạo lực học đường. Em muốn chọn một
mẫu gồm 200 bạn học sinh khối 7.
a Mô tả 3 cách em sẽ chọn mẫu.
Cách 1: Chọn ngẫu nhiên 200 bạn
Cách 2: Chọn 100 bạn nam và 100 bạn nữ
Cách 3: Chọn mỗi lớp 5 bạn nam và 5 bạn nữ cho đến khi đủ 200 bạn
b Mô tả hai phương pháp em có thể sử dụng để thu thập dữ liệu.
Phương pháp 1: Phỏng vấn
Phương pháp 2: Bảng câu hỏi
c Chỉ ra một ưu điểm và một nhược điểm cho mỗi phương pháp.

Bảng câu hỏi Phỏng vấn

Hỏi được nhiều người trong Có thể khai thác thêm nhiều
Ưu điểm
cùng 1 khoảng thời gian thông tin

Không linh hoạt được trong Cần chuẩn bị không gian,


Nhược điểm
các câu hỏi/ câu trả lời dụng cụ, mất nhiều thời gian

d Em sẽ chọn phương pháp nào? Giải thích vì sao em chọn phương pháp đó.
Em chọn phương pháp bảng câu hỏi để tiết kiệm thời gian
Hoặc em chọn phương pháp phỏng vấn để hỏi thêm được thông tin
6 Một nhà máy lớn có nhà hàng để nhân viên ăn trưa. Arun đang khảo sát cách để cải thiện nhà
hàng.
a Nêu một nhược điểm trong phương pháp của Arun.
Kết quả nhận được có thể không đại diện cho tất cả
các công nhân, ví dụ tất cả số công nhân đó đều đến
từ cùng một bộ phận của công ty và đây chỉ là những
người đi ăn sớm.
b Đưa ra một cách lấy mẫu tốt hơn. Vì sao?
Phát khảo sát cho 200 người vào những khoảng thời
gian khác nhau, bao gồm cả nam và nữ, ở các độ tuổi khác nhau vì số lượng mẫu lớn và đa
dạng sẽ cho kết quả khảo sát tốt hơn.
c Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách lấy mẫu?
Giới tính, độ tuổi, …
7 Khách hàng tại hai khách sạn được yêu cầu chấm điểm chất lượng dịch vụ trên thang điểm từ 1 đến 5.
1 là điểm kém, trong khi đó 5 là điểm xuất sắc. Biểu đồ sau cho thấy kết quả

Cho phỏng đoán sau: Khách sạn A cung cấp dịch vụ tốt hơn khách sạn B.
a Dữ liệu có góp phần khẳng định cho phỏng đoán không? Giải thích câu trả lời của em.
Dữ liệu trên không góp phần khẳng định cho phỏng đoán vì:
Khách sạn A khảo sát 10 + 10 + 15 + 25 + 20 = 80 người, trong đó 45 người chấm điểm 4, 5;
chiếm tỉ lệ khoảng 50%.
Khách sạn B khảo sát 6 + 4 + 7 + 10 + 9 = 36 người, trong đó 19 người chấm điểm 4, 5; chiếm
tỉ lệ khoảng 50%
b Nêu một cách để cải tiến khảo sát.
Có thể chọn cỡ mẫu lớn hơn cho khách sạn B để cỡ mẫu của hai khách sạn gần như nhau.
8 Arun và Sofia thực hiện một khảo sát với các phụ huynh liên quan đến bài tập về nhà. Một phỏng đoán
được đưa ra là phụ huynh muốn có nhiều bài tập về nhà hơn. Để kiểm tra điều này, mỗi bạn đặt câu
hỏi như sau với một mẫu gồm 50 phụ huynh: “Số lượng bài tập về nhà mà con của phụ huynh được
giao có quá ít/ vừa đủ/ quá nhiều không? (chọn một
câu trả lời).
Biểu đồ bên cho thấy kết quả:
a Kết quả khảo sát của Arun có góp phần khẳng
định cho phỏng đoán không? Vì sao?
Kết quả khảo sát của Arun không góp phần
khẳng định cho phỏng đoán vì nhiều phụ huynh
đang cảm thấy con đang có “quá nhiều” bài tập
(đường màu đỏ của lựa chọn “quá nhiều” là dài
nhất)
b Kết quả khảo sát của Sofia có góp phần khẳng
định cho phỏng đoán không? Vì sao?
Kết quả khảo sát của Sofia góp phần khẳng định cho phỏng đoán vì nhiều phụ huynh đang
cảm thấy con đang có “quá ít” bài tập (đường màu xanh của lựa chọn “quá ít” là dài nhất)
c Đưa ra lý do khiến kết quả của hai khảo sát có thể khác nhau
Kết quả khảo sát có thể khác nhau do việc chọn mẫu là những cha mẹ của những đứa trẻ
trong hai nhóm tuổi khác nhau.

CHÚC CÁC CON ÔN TẬP TỐT!

You might also like