2. ÔN tập BT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

MỘT SỐ GỢI Ý ÔN THI CUỐI KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. CÂU HỎI NGẮN

1. Nội dung về mặt chính trị trong chủ nghĩa xã hội?

- Chế độ dân chủ

- Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

2. Nội dung về mặt chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

- Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Liên Xô, đúng
hay sai, vì sao?

- Sai. Vì điểm xuất phát, điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của Liên Xô và Việt Nam khác
nhau. Trái với Liên Xô cũng là Mác-xít. Có thể học hỏi các nước khác nhưng không được
áp dụng một cách máy móc, phải sáng tạo.

4. Kẻ thù nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội là gì?

- Chủ nghĩa cá nhân.

Đọc thêm:

(1) Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù số 1 của chủ nghĩa xã hội đúng hay sai?->sai

(2) Giặc đói giặc dốt có phải là kẻ thù số 1 của chủ nghĩa xã hội, đúng hay sai?-> Sai

(3) Vì sao nói chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù số một của chủ nghĩa xã hội?-> Vì: Chủ nghĩa
cá nhân chỉ quan tâm đặt lợi ích của bản thân lên trên mọi thứ, đây không phải là một lợi
ích chính đáng.

5. Thực chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

- Là quá trình cải biến nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thành nên sản xuất lớn hiện đại.
- Đó cũng là quá trình đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.

- Nhằm xây dựng thành công Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

6. Đặc điểm nào là to nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Việt nam đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng
lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.

7. Tại sao thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam lại lâu dài, khó khăn?

- Vì đây thực sự là một cuộc cách mạng giữa cái mới và cái cũ toàn diện trên mọi lĩnh
vực.

- Nhân dân chưa có kinh nghiệm xây dựng một xã hội mới.

- Luôn bị các thế lực thù địch tấn công, bao vây, cô lập.

8. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

(1) xây dựng nền tảng, cơ sở kinh tế - kỹ thuật, văn hoá - xã hội cho chủ nghĩa xã hội.

(2) Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới (xây dựng chủ nghĩa XH quan trọng hơn cải
tạo xã hội cũ)

9. Điều kiện, nhân tố nào là quyết định đến thành công thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam?

(1) Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng[Đây là yếu tố quan trọng nhất đảm
bảo thắng lợi của thời kỳ quá độ vì Đảng là nơi đưa ra đường lối chính sách để thực hiện
quá độ]

(2) Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước[Quản lí: thực thi chính sách]

(3) Phát huy tính tích cực chủ động của các tổ chức chính trị xã hội của quần chúng.
(4) Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã
hội chủ nghĩa.

[Thêm: 5 tổ chức CT-XH ở Việt Nam: Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu
chiến binh, Hội nông dân, Hội công đoàn.]

10. Tại sao Hồ Chí Minh lại xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu?

+ Nước ta có điều kiện tự nhiên(khí hậu, đất đai, sông ngoài...) thuận lợi.

+ Là một đất nước truyền thống về nông nghiệp -> người dân có kinh nghiệm(không cần
phải mất phí đào tạo.)

+ Giải quyết được nạn đói.

+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, xuất khẩu sản phẩm tạo việc
làm cho người dân.

+ Chi phí thấp, thu hồi vốn nhanh(đầu tư cho nông nghiệp)

11. Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa.Đúng
hay sai, vì sao?

Sai. Vì HCM có chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ,
đặc biệt ưu tiên kinh tế nhà nước nhưng cũng tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

12. Các bước đi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Bước 1: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.[Vì người
dân không có cái ăn cái mặc -> ưu tiên phát triển nông nghiệp sẽ cung cấp thực phẩm, cái
ăn cái mặc cho người dân]

Bước 2: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ. [xuất khẩu nhiều nhất: may
mặc giày da]
Bước 3: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng [chế biến khoáng sản, dầu mỏ, phân bón hóa
chất.]

Lưu ý: đi từ thấp đến cao, bước nào chắc bước ấy, không nóng vội, chủ quan, nhiều hay ít
giai đoạn do lịch sử khách quan quy định.

13. Biện pháp nào là biện pháp quan trọng nhất trong xây dựng thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Đem tài dân, sức dân làm lợi cho dân.

[4 biện pháp xây dựng thời kỳ quá độ

BP1: Kết hợp cải tạo, xây dựng xã hội mới.

BP2: Bảo vệ tổ quốc, kháng chiến - xây dựng xã hội chủ nghĩa.

BP3: Có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm.

BP4: Đem tài sản, sức dân làm lợi cho dân.]

14. Tại sao phải xây dựng, chỉnh đốn Đảng?

- Để phục vụ cho mỗi gian đoạn cách mạng có những nhiệm vụ, mục tiêu khác nhau.

- Đảng viên có nhiều mối quan hệ xã hội, có thể bị thái hóa biến chất.

- Quyền lực chính trị có hai mặt: tốt, xấu.

15. Nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng?

=> Nguyên tắc tập trung dân chủ.

[5 nguyên tắc xd Đảng:

(1) NT tập trung dân chủ.

(2) NT Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.


(3) NT tự phê bình và phê bình.

(4) NT kỷ luật nghiêm minh.

(5) NT đoàn kết nhất trí trong Đảng]

16. Tại sao nhà nước dân chủ lại là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân?

Thứ nhất do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước.

Thứ hai, biểu hiện ở định hướng mục tiêu XHCN.[Vậy tại sao nhà nước hướng tới mục
tiêu XHCN là nhà nước của g/c công nhân? -> Vì chỉ có giai cấp công nhân mới hướng
tới việc đi lên CNXH.]

Thứ ba, thể hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ.[Nguyên tắc của giai cấp công nhân]

Thứ tư, lực lượng của nhà nước đó là liên minh công - nông - tầng lớp trí thức, do giai
cấo công nhân lãnh đạo.

17. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước bằng những phương thức nào?

- Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trưởng để Nhà nước ban hành Pháp luật, Hiến pháp.

- Đảng lãnh đạo bằng các hoạt động của các tổ chức, cá nhân đảng viên trong bộ máy
nhà nước.

- Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra.

18. Nhân dân có những quyền lực chính trị nào trong nhà nước dân chủ?

=> - Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan nhà nước.

- Có quyền kiểm soát các đại biểu do mình bầu ra.

- Có quyền bãi miễn đại biểu nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân.

19. Luận điểm nào là sáng tạo nhất của Hồ Chí Minh về dân chủ?
=> Dân chủ nghĩa là dân vừa làm chủ và dân vừa là chủ.

20. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình Tam
quyền phân lập của Phương Tây. Đúng hay sai, vì sao?

=> Sai. HCM cũng chia thành 3 mô hình giống TQPL nhưng là để phân công, phối hợp
với nhau, tránh chồng chéo công việc. Không cần phân chia thành TQPL vì cuối cùng
quyền lực cũng nằm trong tay người dân.

21. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước dân chủ?

=> - Pháp luật là nhà nước tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa. Pháp luật quy định
những điều cơ bản nhất của đạo đức, còn trên cả pháp luật, ngoài pháp luật chính là
những điều kiện, đạo đức mà PL không quy định. Pháp luật và đạo đức là hai hình thái ý
thức xã hội kết hợp, bổ sung cho nhau trong thực tế trị nước; muốn trị nước thành công
phải kết hợp GDDD và tăng cường pháp luật; nhấn mạnh vai trò của pháp luật nhưng
không được tuyệt đối pháo luật, xem trọng cả giáo dục đạo đức.

22. Nguồn gốc sinh ra tham ô và lãng phí?

=> Quan liêu.

23. Phân tích câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết… Thành công”

=> Đoàn kết là nguồn gốc, nguyên nhân, điều kiện để dẫn đến thành công.

Muốn thành công thì phải có sự đoàn kết.

Đoàn kết 1 nói về Đảng, Đoàn kết 2 là sự đoàn kết của toàn dân, đoàn kết 3 là đoàn kết
quốc tế.

24. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân?

=>(1) Toàn dân: Toàn thể dân tộc, đồng bào “mọi công dân Việt Nam”, “con Rồng cháu
Tiên”, cá nhân của mỗi người.
(2) Nhân dân trong khối đại đoàn kết bao gồm:

+ Tất cả mọi người Việt Nam trong và ngoài nước “đồng bào”

+ Tất cả các giai cấp tầng lớp, xã hội

+ Tất cả các dân tộc, tôn giáo.

+ Tất cả những người đứng đầu các tôn giáo.

25. Nguyên tắc nào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là quan trọng nhất?

=> TIN DÂN, YÊU DÂN, KÍNH DÂN

26. Hình thức của khối đại đoàn kết dân tộc là gì?

=> Thông qua các mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Mặt trận phản đế đồng minh(1930)

+ Mặt trận dân chủ (1936) (PHONG TRÀO ĐẤU TRANH DÂN CHỦ)

+ Mặt trận nhân dân phản đế(1939)

+ Mặt trận Việt Minh(1941) Hồ Chí Minh về nước 1941

+ Mặt trận Liên Việt(1946)

+ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam(1960): KCCM

+ Mặt trận tổ quốc Việt Nam(1976) HIỆN NAY

27. Chức năng của văn hóa?

(1) Bồi dưỡng lý tưởng đúng và tình cảm đẹp.

(2) Nâng cao dân trí, mở rộng hiểu biết của con người.
(3) Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách, lối sống tốt lành để hướng con người đến
những giá trị chân thiện mỹ, hoàn thiện bản thân.

(4) Văn hóa soi đường cho quốc dân đi.

28. Tính chất của văn hóa?

- Tính dân tộc: VH có cốt cách của dân tộc, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc tính dân tộc; thể
hiện truyền thống dân tộc, kế thừa những giá trị tích cực của truyền thống và phát triển
phù hợp với tình hình mới.

- Tính khoa học: thể hiện ở tính khoa học, tiên tiến, bắt kịp thời đại; chống lại những gì
phản khoa học, phản tiến bộ.

- Tính đại chúng: Lực lượng sáng tạo ra văn hóa: quần chúng; lực lượng hưởng thụ văn
hóa: quần chúng.

29. Phẩm chất đạo đức nào là quan trọng, nổi bật nhất? Tại sao?

=> Trung với nước, hiếu với dân: Vì nó quyết định những phẩm chất khác.

30. Nội dung của phạm trù “Cần” trong tư tưởng Hồ Chí Minh?

- Cần cù chịu khó, dẻo dai bền bỉ -> ngày nào cũng cần cù.

- Cần cù gắn liền với siêng năng. -> mọi người đều phải siêng năng.

- Cần cù phải có kế hoạch

- Cầu cù đi cùng với chuyên(chuyên tâm)

- Kẻ thù của cần là “lười”.

31. Nội dung của phạm trù “Yêu thương con người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh?

- “Yêu thương con người”: dành cho người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột.

- Yêu gia đình, anh em, bạn bè, đồng bào cả nước - nhân loại.
- Tha lỗi cho những người mắc sai lầm, biết sửa chữa.

- Yêu thương nhưng biết phê bình tự phê bình lẫn nhau.

32. Nguyên tắc nào là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây dựng và rèn luyện đạo đức
mới?

=> Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức.

33. Phân tích câu nói “Giống như ngọc càng mài càng sáng. Vàng càng luyện càng
trong”?

=> ''Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong''. Từ nhân sinh quan cho rằng bản tính con người không phải do
trời định sẵn, không phải ''thiên định kỳ tính'' mà đạo đức con người chủ yếu chịu ảnh
hưởng của giáo dục, của xã hội, ''hiền dữ nào phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà
nên”. Con người ta không phải là thánh thần, ai cũng có phần tốt, phần xấu, trong cuộc
sống khó tránh hết những khuyết điểm sai lầm, vì vậy, vấn đề là phải nhận thức được
những điểm yếu để sửa chữa, khơi dậy phần thánh thiện tốt đẹp của con người, đẩy lùi cái
xấu, cái ác.

34. Luận điểm nào là sáng tạo nhất của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc?

=> Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có thể nổ ra sớm hơn và thành
công trước cách mạng chính quốc.

35. Yếu tố nào là động lực quan trọng nhất trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

=> Con người.

II. TỰ LUẬN

1. Phân tích tính tất yếu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
(1) Xuất phát từ quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội loài người,
xu thế tất yếu của thời đại.

+ Tất yếu khách quan: là 1 quy luật phát triển của XH

+ XH luônvaajn động biến đổi

+ XH thay thế 5 chế độ khác nhau: CSNT - Chiếm hữu NL - PK - TBCN - Cộng sản chủ
nghĩa.

+ Tại sao lại có sự phân chia giai cấp?: Vì có sự tư hữu về quan hệ sản xuất, từ đó xã hội
phân chia thành 2 loại: ngồi mát ăn bát vàng hay còn gọi là giai cấp thống trị, và làm lục
nhưng không có tiền, của cải: gọi là giai cấp bị trị => dẫn đến mâu thuẫn giai cấp, có mâu
thuẫn sẽ có đấu tranh, cách mạng xã hội thắng thì 1 chế độ mới sẽ ra đời.

+ Ở Việt Nam có 2 mâu thuẫn xã hội là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn xã hội, có mâu
thuẫn sẽ có đấu tranh, lực lượng lãnh đạo là gia cấp công nhân khởi đầu là cách mạng
tháng 8 thành công và lập ra một chế độ mới.

(2) Ra đời chính từ sự tàn tạo của chủ nghĩa tư bản

+ Người dân chỉ tin vào những điều tai nghe mắt thấy, sự tàn bạo của CNTB nhân dân đã
cảm nhận đầy đủ, trực tiếp. Đồng thời nghe thấy những điều hay, XH tốt đẹp của XHCN
-> Người dân đã lựa chọn đi theo con đường XHCN.

(3) Xét về con đưỡng cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc mới chỉ là cấp độ đầu tiên, đi
lên chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được giai cấp, con người.

(4) HCM kế thừa tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa mác lên nin để luận
chứng một cách toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội từ một nước phong kiến, bỏ
qua tư bản chủ nghĩa ở nước ta.

(5) Tính tất yếuc còn xuất phát từ tương quan so sánh lực lượng giữa giai cấp tư sản và
giai cấp vô sản trong cách mạng giải phóng dân tộc.
+ GCTS đã đấu tranh nhưng không đủ sức chiến thắng

+ GCCN dưới sự lãnh đạo của DCSVN, Cách mạng tháng tám thành công, là bước đệm
đẻ tiến lên con đường XHCN.

2. Phân tích những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thứ nhất, nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước phải làm cho nhân dân
thoát cảnh bần hàn, được ấm no, có công ăn việc làm, sống một đời hạnh phúc. Muốn
làm được như thế thì phải giải quyết những cái thiết thực cho người dân. Để làm cho dân
giàu - nước mạnh thì dân phải biét lao động; cán bộ nhà nước phải hướng dẫn cho người
dân lao động, khi người dân gặp khó khăn thì giải quyết khó khăn cho người dân.

Thứ hai, Lấy nhà xưởng, xe lửa, ngân hàng... làm của chung”

Quan niệm về tư liệu sản xuất: trước đây tư liệu sản xuất thuộc quyêgn sở hữu của giai
cấp thống trị, giai cấp tư sản; còn XHCN thì là của chung, sở hữu chung, sở hữu XH.

Thứ ba, Là chế độ không có việc áp bức bóc lột, ai làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, không
làm không ăn, tất nhiên trừ người già cả, đau yếu và trẻ con.

- Trước đây sự áp bức bóc lột là do sự sở hữu về tư liệu sản xuất, khi ở XHCN thì tư liệu
sản xuất là của chung vì thế không còn cơ sở cho sự bóc lột, áp bức.

- Ai bỏ sức ra lao động bao nhiêu thì sẽ được nhận lại bấy nhiêu(phân phối theo năng lực)
-> công bằng trong sức lao động.

Thứ tư, là XH gắn với nền sản xuất kỹ thuật cao, với sự phát triển văn hóa của nhân dân,
là xã hội phát huy tính cách riêng, sở trường riêng để cải thiện đời sống riêng của mỗi
người.

- Ngày xưa để hưởng thụ được văn hóa phải là giai cấp thống trj hoặc những người có
điều kiện, nhân dân không thể hưởng thụ, còn nay và văn hóa của nhân dân, văn hóa dành
cho nhân dân.
- phát huy tính cách riêng, sở trường riêng để cải thiện đời sống riêng của mỗi người khác
với chủ nghĩa cá nhân (đề cao lợi ích của bản thân lên tất cả), mà lợi ích riêng nhưng
không được trái ngược với XH, không được ăn cướp của XH, phải là lợi ích chính đáng.

Thứ năm, là công trình tập thể của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, chế độ
dân chủ nhân dân được thành lập.

Đặc trưng XHCN ở VN theo TTHCM:

(1) Là chế độ do nhân dân làm chủ.

(2) Có nền KT phát triển, gắn với KH-KT, lực lượng sản xuất phát triển và chế độ công
hữu.

(3) Chế độ xã hội công bằng bình đẳng, không còn áp bức bóc lột.

(4) Phát triển cao về VH - DD

(5) Là công trình tập thể của nhân dân.

3. Phân tích những động lực và trở lực trong xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Động lực

1. Tất cả các nguồn nội lực: vốn, khoa học kỹ thuật, con người, trong đó con người là
quan trọng nhất.

- Vốn: HCM nghiên cứu huy động vốn của các nước TBCN trên thế giới, thì nguồn vốn
đến từ bóc lột nhân dân trong nước, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa, vay vốn nước
ngoài. Ở VN, HCM cho rằn phải dành dụng để xây dựng đất nước: phải tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm, cả nước phải tiết kiện: tích lũy XHCN, chi tiêu một cách hợp lý: chi
tiêu cho sản xuất(quan trọng hơn vì sx ra của cải) - chi tiêu cho tiêu dùng.
- KHKT: Học hỏi KHKT của các nước trên TG(học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao
công nghệ); cải tiến kỹ thuật; sáng kiến kinh nghiệm => ưu tiên phát triển tầng lớp trí
thức khoa học, coi trọng nhân tài.

- Con người: con người cộng đồng phải phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc. Con người
cá nhân phải chú ý đến các giải pháp: tác động đến nhu cầu và lợi ích(tăng lương,
thưởng...); các giải pháp kích thích về chính trị, về tinh thần(môi trường làm việc, thi
đua,...); thực hiện công bằng xã hội(phụ thuộc vào năng lực của mỗi người...)

(2) Chú trọng khai thác các ngoại lực: hợp tác đặc biệt với các nước xã hội chủ nghĩa anh
em; tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, mở rộng làm ăn buôn bán hợp tác với tất
cả các nước trên TG; tận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại.

(3) Nhận diện và khắc phục các lực cản của chủ nghĩa xã hội.

+ Trở lực nguy hiểm nhất của CHXN là chủ nghĩa cá nhân - căn bệnh “mẹ” kẻ thù chính
của CNXH đẻ ra nhiều thứ bệnh nguy hiểm.

+ Ba thức giặc nội xâm(những thứ giặc ẩn giấu bên trong, khó phát hiện hơn cả giặc
ngoại xâm): Tham ô(ăn cắp, lấy của công làm của riêng), quan liêu(là mảnh đất để tham
ô và lãng phí phát triển, không quan tâm đến công việc của mình, không để ý đến cấp
dưới), lãng phí(chi tiêu phung phí) -> Tội lãng phí nguy hiểm hơn, khi cả một XH lãng
phí thì tổn thất lớn hơn tham ô, việc làm đó khiến người thực hiện không biết mình sai ở
đâu. [Tham ô và lãng phí là do quan liêu sinh ra, còn cả 3 cái đó đều do chủ nghĩa cá
nhân sinh ra.]

+ Tệ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết.

+ Sự chủ quan, lười biếng, bảo thủ, không chịu học thêm cái mới.

4. Phân tích bước đi, nguyên tắc, phương pháp xây dựng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội?

2 nguyên tắc - 3 bước đi - 4 phương pháp


2 nguyên tắc:

- NT1: Mọi tư tưởng, hành động đều phải thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lenin;
học hỏi kinh nghiệm các nước anh em, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với Việt Nam.

+ HCM chủ trương xây dựng CHXN theo nguyên tắc luôn học hỏi nhưng không được áp
dụng một cách máy móc, khi đưa ra đường lối phải phù hợp với hoàn cảnh đất nước.

- NT2: Xác định bước đi cần căn cứ vào điều kiện thực tế, nhu cần, và khả năng thực tế
của nhân dân.

Cần thận trọng, tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn.

3 bước đi

Bước 1: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Trong
hoàn cảnh người dân không có cái ăn cái mặc thì nông nghiệp chính là cái cung cấp cho
người dân cái ăn cái mặt, vì thế phải đặt nông nghiệp lên hàng đầu.

Bước 2: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ. Mặt hàng được xuất khẩu
nhiều nhất là may mặc và giày da.

Bước 3: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như chế biến khoáng sản, dầu mỏ, phân bón
hóa chất.

=> Lưu ý: đi từ thấp đến cao, bước nào chắc bước ấy, không nóng vội, chủ quan, nhiều
hay ít giai đoạn là do lịch sử khách quan quy định.

4 biện pháp

- Kết hợp cải tạo - xây dựng xã hội mới

- Bảo vệ tổ quốc, kháng chiến - xây dựng xã hội chủ nghĩa.

- Có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm.

- Đem tài dân, sức dân làm lợi cho dân


=> Biện pháp đem tài dân, sức dân làm lợi cho dân là quan trọng nhất.

5. Phân tích những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam?

Những luận điểm sánng tạo của HCM về Đảng cộng sản VN:

1. Vai trò của Đảng

2. Bản chất của Đảng

3. Nguồn gốc ra đời của Đảng

4. Xây dựng Đảng

(1) Vai trò của Đảng: “Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu để dưa cách mạng Việt Nam
đến thắng lợi.

+ Trước khi cách mạng muốn thành công cần có Đảng lãnh đạo, trong nước thì giác ngộ,
tập hợp, giáo dục, tổ chức, lãnh đạo quần chúng; ngoài nước thì liên hệ với các dân tộc,
giai cấp bị ápbuwsc trên thế giới.

+ Trong quá trình cách mạng cần có Đảng lãnh đạo kháng chiến cách mạng mới thành
công, kiến quốc mới thắng lợi.

+ Sau khi CM thành công cần có Đảng lãnh đạo vì giai cấp đấu tranh trong nước và mưu
mô đế quốc xâm lược vẫn còn, xây dựng kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội, giáo dục
quần chúng để đưa nhân dân lao động đến thắng lợi hoàn toàn.

(2) Nguồn gốc ra đời của Đảng: “Chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công dân và
phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập ĐCS Đông Dương vào đầu năm 1930.

+ Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, sự kết hớp của chủ nghĩa MLENIN và
phong trào công nhân đã dẫn đến sự ra đời của ĐCS

+ Theo quan điểm TTHCM, ĐCS ra đời với sự kết hợp của chủ nghĩa Mác Lênin, phong
trào công nhân và phong trào yêu nước, đây là điểm sáng tạo của Bác Hồ.
- CN MLN đem lại con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam: cách mạng vô sản(độc
lập dân tộc - xã hội chủ nghĩa)

- Phong trào yêu nước:

+ Đấu tranh chống giặc ngoại xâm, yêu nước là truyền thống tốt đẹp hàng nghìn
năm của dân tộc Việt Nam.

+ Phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ từ khi thực dân pháp xâm chiếm việt nam

+ Phong trào yêu nước cuẩ Việt Nam bao gồm cả các phong trào của nông dân và
tầng lớp trí thức

+ Phong trào yêu nước của Việt Nam là một trong những nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến sự ra đời của ĐCSVN

[1 số phong trào yêu nước của VN:

- Phong trào Vô sản hóa: 1925: thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên(Đông
Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng), Đông Dương cộng sản Liên Đoàn,
Tân Việt cách mạng Đảng(1 trong 3 tổ chức tiền thân của Đảng do phong trào yêu
nước)]

- Phong trào công nhân:

+ Tính ý thức, tổ chức kỷ luật cao: Công nhân làm việc theo dây chuyền sản xuất,
mỗi người là một mắc xích quan trọng, ảnh hưởng đến cả toàn bộ quá trình -> có ý
thức tổ chức, kỷ luật cao.

+ Tinh thần đấu tranh triệu để: Vì công nhân là giai cấp vô sản, không có của cải
gì trong tay, họ không có gì để mất -> đấu tranh đến cùng.

+ Tính tiên phong trong cách mạng: công nhân làm trong lĩnh vực công nghiệp ->
tiếp xúc với KHKT -> Tiên phong trong công việc tìm hiểu, sáng tạo.
+ Sớm giác ngộ lý luận Mác Lênin.

(3) Bản chất của Đảng: “Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của
nhân dân lao động, và do đó, là Đảng của dân tộc Việt Nam.”

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác: Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân -> vì
ở phương tây chỉ có đấu tranh giai cấp.

- Theo quan điểm TTHCM, Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Ở Việt Nam ngoài đấu tranh giai cấp ra còn có đấu
tranh giải phóng dân tộc, mà trong cuộc đấu tranh dân tộc còn có nhân dân lao động và
toàn thể dân tộc Việt Nam. -> Đây là một điểm sáng tạo của HCM.

(4) Tư tưởng HCM về lý do xây dựng Đảng:

- Để phục vụ cho mỗi giai đoạn cách mạng có những nhiệm vụ, mục tiêu khác nhau.

- Đảng viên có nhiều mối quan hệ xã hội, có thể bị thoái hóa biến chất.

- Quyền lực chính trị cũng có tính 2 mặt: mặt tốt và mặt xấu.

6. Phân tích sự thống nhất giữa tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước?

a, Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước:

- Bản chất giai cấp của nhà nước - Nhà nước luôn mang bản chất của một giai cấp.

- Nhà nước dân chủ mang bản chất giai cấp công nhân, bởi vì:

+ Do ĐCS lãnh đạo nhà nước, Đảng cộng sản từ giai cấp công nhân mà ra.

+ Nhà nước có mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa: chỉ có giai cấp công nhân mới
hướng đến việc đi lên CHXH

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ: nguyên tắc của giai cấp công nhân.
+ Lực lượng của nhà nước đó là liên minh công - nông - tầng lớp trí thức, do giai cấp
công nhân lãnh đạo.

- Nhà nước thống nhất giữa tính giai cấp với tính nhân dân và tính dân tộc:

+ Nhà nước có được là do đấu tranh của đại đa số nhân dân, nhiều tầng lớp, giai cấp, của
khối đại đoàn kết toàn dân.

+ Ngoài chăm sóc đến lợi ích của GCCN, còn đảm bảo lợi ích của các giai cấp khác.

+ Nhà nước lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã
hội.

7. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới – nhà nước thể hiện quyền làm
chủ của nhân dân?

Nhà nước của dân(6 ý) - Nhà nước do dân(3 ý) - Nhà nước vì dân(3 ý)

(1) Nhà nước của dân

- Nhà nước của dân: Nhà nước thuộc quyền sở hữu của dân, dân là chủ, địa vị cao nhất
thuộc về dân

- Nhà nước của dân không phải nhà nước phi giai cấp, mà nhân dân được hiểu là 4 giai
cấp chính: công - nông - tư sản dân tộc - tiểu tư sản. Gọi là nhà nước của dân mà không
gọi là nhà nước của 4 giai cấp vì nó thể hiện tinh thần đoàn kết(không chia rẽ giai cấp mà
hợp lại thành một thể đoàn kết), thể hiện bình đẳng giữ các giai cấp trong việc xây dựng
và bảo vệ nhà nước.

- Quyền lực thuộc về nhân dân(quyền lực chính trị): nhân dân có 3 quyền cơ bản: Bầu cử
và ứng cử vào cơ quan nhà nước; kiểm soát các đại biểu do mình bầu ra; có quyền bãi
miễn đại biểu nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiềm của nhân
dân.
- Dân chủ nghĩa là dân vừa làm chủ vừa là chủ. Đây là một điểm sáng tạo nhất của HCM:
Dân là chủ-> nói về thân phận địa vị của dân; dân làm chủ -> nói về trách nhiệm, hành vi
tương xứng với thân phận đó.

- Dân làm chủ, các bộ là đày tớ trung thành của nhân dân: đó là thái độ tậm tâm, tận tụy
đối với nhân dân chứ không phải là nô lệ của nhân dân.

- Làm sao để cán bộ có thể trở thành đày tớ trung thành của người dân: hướng dẫn chỉ
bảo và giải quyết các vướng mắc khó khăn của người dân.

(2) Nhà nước do dân(Do dân xây dựng và thực hiện các công việc nhà nước)

- Nhân dân lập ra Nhà nước:

+ Nhân dân đấu tranh giành chính quyền(cách mạng tháng 8)

+ Sau đó lập nên nhà nước.

Nhân dân bầu cử -> Lập ra quốc hội -> Quốc hội bầu ra chính phủ

- Nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước: phải để cho dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra, giám sát, hưởng thụ.

- Nhân dân đóng thuế để nhà nước chi tiêu: Đây là yếu tố quyết định nhà nước là của dân,
do dân -> Nhà nước dùng tiền của dân để thực hiện các hoạt động cho nhân dân: thiên tai
lũ lụt,...

(3) Nhà nước vì dân(Nhà nước đem lại lợi ích cho dân)

- Nhà nước phải phục vụ cuộc sống hàng ngày của nhân dân, không được có đặc quyền
đặc lợi, làm lợi cho dân: chăm lo mọi việc từ việc lớn(giành độc lập tự do cho nhân dân)
đến việc nhỏ(ăn, uống, mặc,...)

Làm cho dân có ăn -> Phương diện nông nghiệp, muốn để mùa có ăn->
công tác thủy lợi
Làm cho dân có mặc -> phát triển may mặc -> Phát triển nông nghiệp

Làm cho dân có chỗ ở -> lấy gỗ trồng nhà -> trồng cây gây rừng

Làm cho dân có học hành -> giáo viên dạy học

- Cơ quan nhà nước và cán bộ quản lý nhà nước phải lấy sự phục vụ nhân dân làm mục
đích: xem nhân dân là đối tượng để phục vụ.

- Nhà nước không chỉ làm lợi cho dân mà còn phải yêu dân, kính dân.

8. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ?

a, Xây dựng nhà nước phải hợp hiến, hợp pháp:

- Bác Hồ đã gửi đến hội nghị Bản yêu sách của nhân dân An Nam: đòi đảm bảo cho
người Đông Dương có nền PL như châu Âu, ra các đạo luật thay thế các sắc lệnh. Vì sao
phải yêu cầu dùng đạo luật thay thế sắc lệnh: vì sắc lệnh chỉ do 1 người đứng đầu, 1 cá
nhân ban hành, dễ dàng bị thay đổi; còn đạo luật do cơ quan lập pháp Quốc hội ban hành,
cố đinh và không dễ bị thay đổi. Pháp luật có thể áp dụng trên tất cả lãnh thổ, đáng lẽ
Pháp phải sử dụng đạo luật ở Việt Nam nhưng Pháp lại sử dụng sắc lệnh với Việt Nam ->
Nếu pháp dùng đạo luật ở Việt Nam thì Pháp phải thừa nhận VN là 1 nước ngang hàng
với pháp, thừa nhận công dân VN cũng là công dân Pháp.

- Sau khi nhà nước việt nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Bác càng rất quan tâm đến
Hiến pháp và Pháp luật:

+ Bác tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước 6/1/1946: Quốc hội đầu tiên được diễn ra,
lần đầu tiên người dân được làm chủ ĐN của mình, lần đầu tiên được cầm lá phiếu cử tri
để bầu cử ra quốc hội phục vụ cho mình -> Lần đầu tiên tôi là 1 công dân.

+ Bác trực tiếp chỉ đạo biên soạn 2 bản hiến pháp(1946 - 1959)

=> Nhà nước VNDCCH mang tính hợp pháp hợp hiến.
b, Đưa pháp luật vào đời sống:

- Quản lý xã hội có thể bằng nhiều cách(Đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán, hương
ước lệ làng, pháp luật,...) nhưng quan trọng nhất bằng Pháp luật, Hiến pháp là pháp luật
tối cao.(Vì pháp luật có thể áp dụng trên toàn lãnh thổ, nhưng hương ước thì không)

- Cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước: quyền lập
pháp(quốc hội) - hành pháp(chính phủ) - tư pháp(viện kiểm sát nhân dân tối cao và tòa án
nhân dân tối cao)(Tam quyền phân lập: ở VN không cần tam quyền phân lập như phương
tây, nhưng cần có sự phân công, phối hợp giữa ba cơ quan này.

- Làm thế nào để Pháp luật thực thi trong thực tế:

+ Xây dựng một nền pháp chế, hệ thống pháp luật thực sự hoàn thiện, đầy đủ, đảm bảo
quyền dân chủ thực sự cho nhân dân.

+ Cơ quan nhà nước, cán bộ phải gương mẫu chấp hành, đủ đức, đủ tài.

+ Người dân phải hiểu và tuyệt đối chấp hành.

+ Thực thi pháp luật phải công tâm, nghiêm minh, bình đẳng và minh bạch.

9. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các biện pháp xây dựng nhà nước trong sạch, vững
mạnh?

(1) Đề phòng khắc phục những tiêu cực trong nhà nước:

Bác Hồ phát hiện 6 căn bệnh trong hệ thống nhà nước:

- Trái phép: làm trái với quy định pháp luật, lợi dụng việc công để trả thù tư.

- Cậy thế: ỷ vào lợi thế, quyền lực của mình mà hống hách với người dân.

- Hủ hóa: ăn chơi xa xỉ, hoang phí(tham nhũng, buôn bán trái phép để ăn chơi)

- Tư túng: bao che, dung túng cho người thân vi phạm pháp luật.
- Chia rẽ: mất đoàn kết, dùng bên này chống lại bên kia

- Kiêu ngạo: nghĩ rằng mình là quan và có quyền hách dịch với dân.

-> Đến bây giờ vẫn đang còn tồi tại, TT của Bác đã vượt qua thời đại.

-> Nội lực mạnh thì mới chống được ngoại xâm, muốn nội lực mạnh thì phải chữa hết sáu
căn bệnh này.

Biện pháp khắc phục:

- Kiên quyết sửa chữa chính mình: Đối với mình: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

- Đối với người: yêu thương, quý trọng, tin tưởng nhân dân, hết lòng phụng sự nhân dân,
lắng nghe ý kiến của dân.

- Đối với việc: tận tụy với công việc.

(2) Chống ba thức giặc nội xâm: tham ô, quan liêu, lãng phí.

- Tham ô: ăn cắp, lấy của công làm của riêng.

- Quan liêu: là mảnh đất để tham ô và lãng phí phát triển, không quan tâm đến công việc
của mình, không để ý đến cấp dưới.

- Lãng phí: chi tiêu phung phí. Tội lãng phí nguy hiểm hơn, khi cả một XH lãng phí thì
tổn thất lớn hơn tham ô, việc làm đó khiến người thực hiện không biết mình sai ở đâu.

(3) Tăng cường Pháp luật với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng

- Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội kết hợp, bổ sung cho nhau trong thực
tế trị nước.

+ Đạo đức: ưu điểm là hướng con người đến cái thiện, nhưng không có tính bắt buộc.

+ Pháp luật: mang tính bắt buộc cưỡng chế nhưng không thấu tình đạt lý, cứng nhắc dễ
tạo ra mâu thuẫn.
=> GD đạo đức luôn phải đi trước pháp luật

- Trong lịch sử, muốn trị nước thành công: phải kết hợp giáo dục đạo đức và tăng cường
pháp luậtt.

- Nhấn mạnh vai trò của Pháp luật nhưng không được tuyệt đối pháp luật, xem trọng cả
giáo dục đạo đức.

10. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của đoàn kết dân tộc?

a, Đoàn kết là chiến lược cách mạng, đảm bảo sự thành công của cách mạng Việt Nam.

- Đoàn kết là chiến lược của cách mạng:

+ Chiến lược là những nhiệm vụ lâu dài, xuyên suốt. Sách lượng là những nhiệm vụ trước
mắt, ngắn hạn.

Việt Nam có các chiến lược sau đây:

1/ Giành độc lập dân tộc -> Thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc việt nam

2/ Xây dựng chủ nghĩa xã hội

3/ Xây dựng khối đại đoàn kết.

-> Nguyên nhân thất bại của các phong trào trước là do thiếu sự đoàn kết

+ Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng -> lực lượng phải đoàn kết

+ Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ khác nhau, nhưng giai đoạn nào cũng cần có sự đoàn kết.

+ Đoàn kết là điểm mẹ của cách mạng, điểm mẹ thành công, các điểm khác mới thành
công.

- Đoàn kết đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam

+ Trước khi có Đảng, chưa có đường lỗi đại đoàn kết toàn dân tộc, cách mạng VN như
đêm đông đen tối, không có đường ra.
+ Khi có Đảng thực tiễn cách mạng việt nam đã thay đổi bản chất

=> HCM đã rút ra chân lý:

+ Đoàn kết là sức mạng của chúng ta

+ Đoàn kết là điểm mẹ.

“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công”

b, Đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của CM Việt Nam: Đoàn kết không chỉ là
mục tiêu chúng ta hướng đến mà còn là con đường chúng ta đi

- Mục tiêu: là đích hướng đến của CM Việt Nam

“ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”

- Nhiệm vụ: cách mạng Việt Nam phaỉ tiến hành xây dựng khối đại đoàn kết.

“Dân ta xin nhớ chữ đồng

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”

+ Đồng tình: đồng ý với quan điểm của Đảng: ủng hộ chiến lược CMVN: giải phóng dân
tộc và xây dựng CNXH

+ Đồng sức: cùng chung sức mạnh tinh thần và vật chất

+ Đồng lòng: cùng nhau đoàn kết để vượt qua khó khăn thử thách

+ Đồng minh: liên minh, đoàn kết với các nước đồng minh: Mỹ, Pháp, Liên Xô => sự
đoàn kết quốc tế.

11. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của đạo đức?

a, Đạo đức là gốc của con người


Chủ nghĩa MLENIN nói đến đạo đức là đạo đức của CNCS nói chung, còn Bác Hồ nói
đến đạo đức là đạo đức của người cán bộ.

(1) Đạo đức là đời sốn tinh thần của xh, do cơ sở hạ tầng(KT-XH) quyết định, song tác
động trở lại với xh.

+ Là đời sống tinh thần của xh: con người có 2 đ.sống tất cả: vật chất và tinh thần. Trong
đó đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần -> vật chất quyết định đến đạo đức của
c.người.

Tác động tích cực: cung cấp những cơ sở vật chất thiết yếu, điều kiện để đạo đức
được hình thành

Tiêu cực: kìm hãm đạo đức, trước khi có đạo đức con người cần phải có ăn,
uống,...

=> Cơ sở kinh tế thay đổi, đạo đức xh sẽ thay đổi. Các chế độ nào sẽ sinh ra đạo đức của
chế độ ấy(ví dụ: chế độ phong kiến thì đạo đức quy định phải trung thành với vua)

+ Đạo đức tác động lại với xh: Đạo đức không phải chỉ do kinh tế sinh ra mà đối khi còn
có yếu tố văn hóa truyền thống -> thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, người dân VN đứng
lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm...

(2) DD là gốc, nền tảng, sức mạnh, tiêu chuẩn đánh giá cán bộ đảng viên.

- Gốc, nền tảng:

+ Con người có 2 phần: phần CON và phần NGƯỜI.

Con: tự nhiên, sinh học, động vật cấp cao trong giới tự nhiên

Người: mang tính xh, nhưng cái tạo nên phần người là do giáo dục, đạo đức tạo
nên.

-> Đạo đức là tiêu chuẩn, cơ sở để phân biệt con người với động vật.
- là sức mạnh: giúp con người tránh khỏi những cám dỗ, vượt qua những khó khăn thách
thức.

- là tiêu chuẩn đánh giá cán bộ đảng viên: người cán bộ không phải chỉ có viết lên trán 2
chữ cộng sản là được người dân yêu mến mà người dân chỉ yêu mến những cán bộ có 2
chữ Đạo đức

-> thể hiện bằng hành động: quan tâm chăm sóc người dân, chỉ bảo người dân biết cách
lao động và giải quyết khó khăn cho người dân.

(3) Là thước đo đánh giá lòng cao thượng và giúp mỗi người hoàn thiện bản thân

- lòng cao thượng: làm tốt trách nhiệm của bản thân

- hoàn thiện: con người không bao giờ hoàn thiện, luôn có khuyết điểm, quan trọng là
mình phải nhận ra và sửa đổi nó. Cách duy nhất để sửa đổi là rèn luyện đạo đức.

(4) Giữa tài và đức, HCM coi trọng đạo đức. Người có tài mà không có đức là người vô
dụng, người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó khăn.

(5) HCM làm một cuộc CM trên lĩnh vực DD -> xây dựng dd mới - đạo đức cách mạng:
trung với nước, hiếu với dân.

(6) Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên: CM có thành công hay thất bại là
do người cán bộ có đạo đức hay không.

- Đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn đối với CNXH: người dân bị đạo đức của những
người cán bộ hấn dẫn -> đi theo cách mạng.

12. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức cơ bản?

Hồ Chí Minh không phải người đầu tiên nói về các phẩm chất đạo đức mà người có sự kế
thứca các phẩm chất của Đạo giáo, đạo đức truyền thống. Không những thế người có sự
nâng tầm, phát triển các phẩm chất đạo đức ấy.
Phẩm chất Nho Giáo HCM

Trung - Trung thành - Trung với nước-> Đất nước, tổ


quốc, dân tộc, đồng bào
- Nhân dân trung thành với vua vì
vua là thiên tử, là con của trời. Mọi - Quyết tử cho tổ quốc quyết
quyền hành đều thuộc về vua, vua sinh, không có gì quý hơn độc
bảo chết phải chết, bảo sống phải lập tự do.
sống
- Thời bình: x.dựng tổ quốc với
- H/chế: nếu vị vua không anh minh mục tiêu dân giàu nước mạnh.
thì sự trung thành sẽ trở nên mù “đừng hỏi...hôm nay”
quáng.
- Số đông giành cho Đất nước
- Số đông giành cho số ít.

Hiếu - Hiếu thảo - Hiếu với dân: không bất hiếu


với cha mẹ, cha mẹ chính là một
- Hiếu với bố mẹ: con người do bố
phần của ngươi dân
mẹ sinh ra.
- Yêu thương cha mẹ
- Yêu thương cha mẹ, nghe lời cha
mẹ, phụng dưỡng cha mẹ. - Yêu thương cha mẹ của người
khác
- H.chế: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó,
áp đặt một chiều. - Hỗ trợ giúp đỡ người dân, yêu
dân, kính dân, xem dân là gốc.

-> HCM có nghĩa rộng hơn

Cần - Cần cù, chịu khó - Cần cù chịu khó, dẻo dai bền
bỉ -> ngày nào cũng cần cù
- 1 người làm giàu cho bản thân
- Cần cù bù siêng năng-> mọi
người đều phải siêng năng

- Cần cù phải có kế hoạch

- Cần đi cùng với chuyên, lười là


kẻ thù của cần

Kiệm 1 người tiết kiệm làm giàu cho - tiết kiệm không xa xỉ, không
chính bản thân họ hoang phí, không chi tiêu bừa
bãi

- cần kiệm luôn đi đôi với nhau

- Kiệm: vật chất, nhân lực, thời


gian(quan trọng nhất)

Liêm - Quan phải thanh liêm - trong sạch, đạo đức, thanh liêm
-> mọi người đều phải có chữ
liêm

BH nói người mà không liêm thì


không bằng súc vật

Chính: chính - chính với mình, với người, với


trực ngay công việc
thẳng

Chí công vô - Phải có chữ nhân(nhân đức:


tư yêu thương con người)

- Tií: thông minh, biết đúng sai


phải trái

- Tín: uy tín
- Dũng: dũng cảm

- Liên: liêm sỉ

Yêu thương - những người nghèo đói trong


con người xh

- gia đình, anh em, bạn bè,

- tha lỗi cho người mắc sai lầm


biết sữa chữa.

[Đọc thêm: => Trong 4 phẩm chất trung - hiếu - cần - kiệm, phẩm chất trung với nước,
hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất: bvi nó là phẩm chất quyết định các phẩm
chất khác.]

13. So sánh sự khác biệt trong quan điểm của Hồ Chí Minh và Nho giáo về những phẩm
chất Trung – Hiếu – Cần – Kiệm?

Phẩm chất Nho Giáo HCM

Trung - Trung thành - Trung với nước-> Đất nước, tổ


quốc, dân tộc, đồng bào
- Nhân dân trung thành với vua vì
vua là thiên tử, là con của trời. Mọi - Quyết tử cho tổ quốc quyết
quyền hành đều thuộc về vua, vua sinh, không có gì quý hơn độc
bảo chết phải chết, bảo sống phải lập tự do.
sống
- Thời bình: x.dựng tổ quốc với
- H/chế: nếu vị vua không anh minh mục tiêu dân giàu nước mạnh.
thì sự trung thành sẽ trở nên mù “đừng hỏi...hôm nay”
quáng.
- Số đông giành cho Đất nước
- Số đông giành cho số ít.
Hiếu - Hiếu thảo - Hiếu với dân: không bất hiếu
với cha mẹ, cha mẹ chính là một
- Hiếu với bố mẹ: con người do bố
phần của ngươi dân
mẹ sinh ra.
- Yêu thương cha mẹ
- Yêu thương cha mẹ, nghe lời cha
mẹ, phụng dưỡng cha mẹ. - Yêu thương cha mẹ của người
khác
- H.chế: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó,
áp đặt một chiều. - Hỗ trợ giúp đỡ người dân, yêu
dân, kính dân, xem dân là gốc.

-> HCM có nghĩa rộng hơn

Cần - Cần cù, chịu khó - Cần cù chịu khó, dẻo dai bền
bỉ -> ngày nào cũng cần cù
- 1 người làm giàu cho bản thân
- Cần cù bù siêng năng-> mọi
người đều phải siêng năng

- Cần cù phải có kế hoạch

- Cần đi cùng với chuyên, lười là


kẻ thù của cần

Kiệm 1 người tiết kiệm làm giàu cho - tiết kiệm không xa xỉ, không
chính bản thân họ hoang phí, không chi tiêu bừa
bãi

- cần kiệm luôn đi đôi với nhau

- Kiệm: vật chất, nhân lực, thời


gian(quan trọng nhất)

You might also like