Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 68

Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Phần I TỔNG QUAN


Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
I. Hệ thống
Hệ thống (system) là một khái niệm được xuất phát từ rất lâu trong tự nhiên như hệ mặt
trời, hệ ngân hà,… trong sinh học cơ thể con người cũng là một hệ thống, hệ tuần hoàn
máu,…trong vật lý như hệ thống máy móc, trong hoạt động trao đổi như hệ thống thông
tin.
Một cách tổng quát hệ thống là một tập hợp các thành phần liên kết với nhau, thể hiện qua
một phạm vi (boundary) xác định, hoạt động kết hợp với nhau nhằm đạt đến những mục
đích xác định. Một hệ thống gồm có 9 đặc điểm:
Thành phần (components): một hệ thống được hình thành từ một tập hợp các
thành phần. Một thành phần là một phần đơn giản nhất hoặc là một sự kết hợp của những
phần khác nhau còn được gọi là hệ thống con (subsystem). Việc xem một hệ thống như
một tập hợp các thành phần giúp chúng ta có thể sửa đổi hoặc nâng cấp hệ thống bằng
cách thay đổi các thành phần riêng lẽ mà không cần phải thay đổi hoặc làm ảnh hưởng
đến toàn bộ hệ thống.
Liên kết giữa các thành phần (inter-related components): một chức năng hay
hoạt động của một thành phần liên kết một cách nào đó với các chức năng hay hoạt động
của những thành phần khác. Nói cách khác, đây chính là sự phụ thuộc của một hệ thống
con vào một hệ thống con khác. Ví dụ, trong hệ thống cửa hàng nước giải khát, phòng
bán hàng không thể giao hàng nếu không biết được số tồn kho được báo cáo từ kho (xem
một bộ phận như là một thành phần)
Ranh giới (boundary): hệ thống luôn có một ranh giới xác định phạm vi hệ
thống. bên trong ranh giới chứa đựng tất cả các thành phần, ranh giới giới hạn phạm vi
của hệ thống, tách biệt hệ thống này với những hệ thống khác. Các thành phần bên trong
phạm vi có thể bị thay đổi trong khi đó các sự vật bên ngoài hệ thống đó không thể bị
thay đổi.
Mục đích (purpose): tất cả các thành phần trong hệ thống hoạt động với nhau để
đạt được những mục đích toàn cục của hệ thống. mục đích này chính là lý do để tồn tại hệ
thống.
Môi trường (environment): hệ thống luôn tồn tại bên trong môi trường của nó, là
mọi thứ bên ngoài ranh giới tác động lên hệ thống, trao đổi với hệ thống, tạo đầu vào cho
hệ thống cũng như tiếp nhận đầu ra của hệ thống. Ví dụ, khách hàng
Giao diện (interfaces): là nơi mà hệ thống trao đối với môi trường.
Đầu vào (input): tất cả các sự vật cung cấp cho hệ thống từ môi trường. ví dụ;
nước giải khát mua về từ nhà cung cấp, tiền mặt thu về từ khách hàng, tài sản trang thiết
bị mua từ nhà cung cấp,…
Đầu ra (output): tất cả các sự vật mà hệ thống gởi tới môi trường, đây chính là
kết quả vận hành của hệ thống. Một đầu ra của hệ thống luôn xác định các đối tượng môi
trường mà hệ thống gởi tới. Ví dụ, nước giải khát bán cho khách hàng, tiền mặt thanh
toán cho nhà cung cấp, bảng giá gới tới khách hàng,…

7
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Đầu vào

Phạm vi

Giao diện Liên hệ giữa các thành phần Đầu ra

Hình 1. Minh hoạ về hệ thống và các thành phần của hệ thống


Ràng buộc (constraints): các quy định giới hạn ảnh hưởng tới xử lý và mục đích
của hệ thống. Những ràng buộc này có thể xuất phát từ bên trong (ví dụ: số lượng nhân
viên bị hạn chế) hoặc bên ngoài hệ thống (ví dụ: đúng ngày, điều lệ,…).
Ví dụ, hoạt động của một cửa hàng kinh doanh mua bán nước giải khát. Cửa hàng bán sỉ
và lẽ các loại nước ngọt, nước suối, rượu, bia,…Đối tượng mà cửa hàng giao tiếp là khách
hàng mua các loại nước giải khát, nhà cung cấp cung (các công ty sản xuất nước giải
khát) cấp các loại nước giải khát cho cửa hàng và ngân hàng giao tiếp với cửa hàng thông
qua việc gửi, rút và thành toán tiền mặt cho nhà cung cấp.
Cửa hàng có 3 bộ phận được xắp xếp để thực hiện các công việc khác nhau: kho dùng để
cất giữ hàng, nhập kho từ nước giải khát được giao từ các nhà cung cấp, xuất kho lên
quầy bán hàng cho nhân viên bán hàng để bán cho khách hàng và quản lý thông tin về tồn
kho hàng ngày của tất cả các loại nước giải khát. Phòng bán hàng thực hiện các công việc
bán và nhận đặt nước giải khát của khách hàng cũng như lập hóa đơn và xử lý thanh toán.
Văn phòng dùng để quản lý và theo dõi thông tin về nhập xuất, kế toán, đơn hàng và đặt
mua nước giải khát.
Xem xét cửa hàng dưới quan điểm là một hệ thống, chúng ta phân chia mỗi bộ phận là
một thành phần của hệ thống, các đặc điểm của hệ thống này được minh hoạ ở mô hình
dưới đây:

8
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Môi trường: khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng,…

Đầu vào: Đầu ra:


Nước giải Kho Nước giải
khát, khát,
tiền mặt, Phòng bán tiền mặt,
lao động, hàng bảng giá,
tài sản, hóa đơn,
…. …
Văn phòng

Ranh giới

Hình 2. Xem xét cửa hàng quản lý nước giải khát như là một hệ thống

Để tổng quát hơn, chúng ta xét một ví dụ khác đó là một máy CD nghe nhạc, và xem nó
như là một hệ thống bao gồm những thành phần trong đó:
Thành phần đọc tín hiệu: tất cả thiết bị đọc từ đĩa CD và gởi ra các tín hiệu đọc
được
Thành phần khuếch đại tín hiệu: nhận tín hiệu từ thành phần đọc tín hiệu, khuếch
đại tín hiệu đó và xuất ra tín hiệu đã khuếch đại
Thành phần điều khiển tín hiệu: tập hợp các thiết bị cho phép xác lập các điều
khiển như là: điều chỉnh volumn, bass,…
Thành phần chuyển đổi tín hiệu: nhận các tín hiệu điều khiển và các tín hiệu đã
khuếch đại để sản xuất ra âm nhạc và phát ra to nhỏ tuỳ theo tín hiệu điều khiển.

Thành phần Thành phần


đọc tín hiệu khuếch đại tín
CD
hiệu

Thành phần điều Thành phần


Xác lập điều khiển tín hiệu chuyển đổi tín
khiển Âm nhạc
hiệu

Hệ thống CD player
Hình 3. Xem một máy CD player như một hệ thống

9
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

II. Hệ thống tổ chức


Khái niệm hệ thống trong bối cảnh môi trường kinh tế xã hội gồm các thành phần được tổ
chức kết hợp với nhau hoạt động nhằm đạt đến một mục tiêu kinh tế, xã hội. Trong
trường hợp này được gọi là hệ thống tổ chức kinh tế xã hội.
Các mục tiêu kinh tế xã hội thường bao gồm các mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận.
Mục tiêu lợi nhuận được đặt ra trong các hoạt động kinh doanh, ví dụ như bán hàng, sản
xuất,… Mục tiêu phi lợi nhuận thường được đặt ra trong các hoạt động xã hội, ví dụ như
các hoạt động từ thiện, y tế,… Người ta chia hệ thống tổ chức thành 3 loại như sau:
Tổ chức hành chánh sự nghiệp: hoạt động của các tổ chức thuộc loại này nhằm
mục đích phục vụ cho việc điều hành của nhà nước, phục vụ các yêu cầu của nhân dân.
Mục tiêu của các tổ chức này thường là phi lợi nhuận, ngân sách của tổ chức được cấp từ
ngân sách nhà nước và tạo ra các hoạt động, dịch vụ cho việc điều hành của nhà nước và
lợi ích của nhân dân. Ví dụ như là Uỷ ban nhân dân xã, phường, mặt trận, …
Tổ chức xã hội: hoạt động của các tổ chức này nhằm mục tiêu phi lợi nhuận, các
dịch vụ của tổ chức nhằm trợ giúp về tinh thần, vật chất cho con người mà không nhằm
mục tiêu kinh doanh. Ví dụ như là tổ chức từ thiện, hoạt động y tế, giáo dục,…
Tổ chức kinh tế: hoạt động của tổ chức này nhằm mục tiêu là lợi nhuận, hiệu quả
kinh tế. Đây là loại tổ chức chiếm đa phần trong xã hội như các doanh nghiệp, công ty, xí
nghiệp, … với đa dạng các hoạt động như là sản xuất sản phẩm, bán hàng, xuất nhập
khẩu, ngân hàng, vận chuyển, điện thoại,…
Đặc điểm chung của hệ thống tổ chức so với các hệ thống khác như là hệ thống vật lý, kỹ
thuật, sinh học,… là: của con người và có con người tham gia. Do đó, mục tiêu của chúng
là do con người định ra và thường xuyên góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển
của chúng.

II.1 Môi trường của hệ thống tổ chức (MTTC)


Hệ thống tổ chức là một hệ thống, cho nên một trong những phần quan trọng tạo thành tổ
chức là môi trường tổ chức. Đó chính là những thành phần bên ngoài tổ chức như là con
người, nhà máy, … hệ thống tổ chức khác tác động lên tổ chức nhằm cung cấp đầu vào
cũng như nhận các đầu ra của tổ chức như là hàng hóa, nguyên vật liệu, thông tin,…
MTTC được chia thành 2 loại như sau:
Môi trường kinh tế: khách hàng, nhà cung ứng, ngân hàng,…
Môi trường xã hội: nhà nước, công đoàn,…
Ví dụ: với hệ thống tổ chức cửa hàng nước giải khát thì môi trường tổ chức bao gồm:
Khách hàng: cung cấp tới cửa hàng các yêu cầu mua hàng, nhận hàng từ cửa hàng
và cung cấp thanh toán (tiền) cho cửa hàng.
Nhà cung cấp: nhận đặt mua nước giải khát từ cửa hàng, cung cấp nước giải khát
cho cửa hàng và nhận tiền thanh toán của cửa hàng,…
Sự tác động của môi trường lên tổ chức được biểu diễn như sau:

10
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Môi trường
Môi trường

hàng hoá hàng hoá


Thông lượng Biến đổi
vào dịch vụ dịch vụ Thông lượng
ra
tiền Thông lượng nội bộ tiền

Hình 4. Sự tác động giữa môi trường và tổ chức


Các dòng vào và ra hệ thống được gọi là thông lượng, nội dung của thông lượng bao gồm
dòng hàng hóa, dịch vụ và dòng thông tin, dữ liệu. Sự hoạt động của hệ thống phụ thuộc
rất nhiều vào thông lượng vào và thông lượng ra của hệ thống, sự mất cân bằng của hai
thông lượng này dẫn đến sự mất cân bằng trong hoạt động tố chức, dẫn đến hoạt động của
tổ chức kém hiệu quả, trì trệ và ảnh hưởng đến sự tồn tại của hệ thống. Ví dụ, nhu cầu
mua nuớc giải khát của khách hàng nhiều hơn so với nước giải khát được nhập về từ nhà
cung cấp dẫn đến thiếu nước giải khát bán cho khách hàng, điều này làm cho hoạt động
bán hàng không đạt hiệu quả cao. Hoặc ngược lại, nuớc giải khát mua từ nhà cung cấp
nhiều hơn so với bán cho khách hàng làm cho giá trị tồn kho ngày càng lớn, dẫn đến vốn
thiếu cho các hoạt động khác.
Vấn đề đặt ra cho các hệ thống tổ chức là phải điều khiển được sự cân bằng của thông
lượng vào và ra. Làm sao để khi khách hàng đến mua thì luôn có nuớc giải khát để bán và
nuớc giải khát nhập về vừa đủ, tồn kho không quá nhiều? Để điều hành các hoạt động,
mỗi hệ thống tổ chức đều có một bộ phận để giám sát, quản lý để đảm bảo sự cân bằng
của tổ chức giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả và phát triển đúng mục tiêu. Bộ phận
này còn được gọi là hệ thống quản lý

II.2 Hệ thống quản lý


Là bộ phận đảm nhận hoạt động quản lý của tổ chức bao gồm con người, phương tiện,
phương pháp và biện pháp để kiểm tra nhằm đưa hoạt động của tổ chức đi đúng mục tiêu.

Khách hàng Ranh giới

(8) (1)
(2) (4)
Phòng bán hàng Văn phòng

(2)
(3)
(6) (5) Đơn vị
(7)
Kho ứ

11
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Hình 5. Mô hình hoạt động quản lý đơn hàng của cửa hàng nước giải khát
Các dòng hàng hóa và thông tin được mô tả dưới đây:
(1): Đơn đặt mua nước giải khát của khách hàng gởi đến bộ phận bán hàng
(2): Đơn đặt mua nước giai khát đã được kiểm tra hợp lệ gởi cho văn phòng để theo dõi
và kho để chuẩn bị giao hàng
(3): Thông tin tồn kho và số lượng cần đặt để đáp ứng đơn hàng
(4): Đơn đặt hàng được lập và gởi cho đơn vị cung ứng
(5): Nước giai khát giao từ đơn vị cung ứng vào kho
(6): Phiếu nhập hàng gởi cho văn phòng để theo dõi
(7): Thông báo cho phòng bán hàng tình trạng tồn kho hiện hành
(8): Nước giải khát giao cho khách hàng

II.2.1. Cấu trúc của hệ thống quản lý


Hệ thống quản lý được phân chia theo hình tháp dưới đây, việc phân chia này không có
một ranh giới rõ ràng nó chỉ mang tính chất luận lý chứ không mang ý nghĩa tổ chức vật
lý bởi vì thực tế một nhân viên có thể vừa là lãnh đạo điều hành và tham gia quyết định
hoạt động của tổ chức, vừa là người xử lý thông tin vừa tham gia hoạt động công việc và
như vậy nhân viên đó thuộc cả ba hệ thống. Hơn nữa, một tổ chức trong thực tế thường
được tổ chức thành các phòng ban để đảm nhận các vai trò kinh doanh khác nhau như:
phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán, phòng nhân sự… các phòng
ban này thường đảm nhận luôn các chức năng quản lý, xử lý thông tin và tác nghiệp.

Hệ thống
quyết định
Quyết định, điều hành
Truy vấn, báo cáo

Hệ
Thông tin vào thống Thông tin ra
thông
tin
Nguyên vật liệu, dịch vụ … Hàng hoá, dịch vụ … ra
vào Hệ thống tác nghiệp

Hình 6. Các thành phần của hệ thống quản lý

Hệ thống quyết định: là trung tâm thần kinh của tổ chức, tập trung các con người
làm nhiệm vụ định nghĩa và xác định mục tiêu của tổ chức vươn tới, tác động lên hệ
thống tác vụ để thực hiện hoàn thành mục tiêu đó. Những người thuộc hệ thống này
thường là các lãnh đạo (Tổng giám đốc, giám đốc điều hành, giám đốc bộ phận, trưởng
phòng ban,…). Hệ thống này chiếm một phần nhỏ trong tổ chức nên biểu diễn nó là phần
đỉnh của hình tháp

12
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Hệ thống tác nghiệp: bao gồm các con người thực hiện vật lý hoạt động của tổ
chức (trực tiếp sản xuất, thực hiện dịch vụ) dựa trên mục tiêu và phương hướng được đề
ra bởi hệ thống quyết định. Những người thuộc hệ thống này bao gồm công nhân, kỹ sư,
bác sĩ, giáo viên,… Hệ thống này chiếm phần lớn nhất trong tổ chức nên biểu diễn nó ở
phần đáy của hình tháp.
Hệ thống thông tin: bao gồm các công việc thu thập dữ liệu, thông tin; xử lý và
sản xuất thông tin; truyền tin. Đây là hệ thống trung gian nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin
của 2 hệ thống trên. những người thuộc hệ thống này là những nhân viên xử lý thông tin
của tổ chức (các nhân viên văn phòng)
Mô tả hoạt động của cửa hàng nước giải khát theo sự phân loại cấu trúc trên như sau:
Hệ thống tác vụ: thực hiện việc bán hàng của nhân viên bán hàng, thực hiện giao hàng,
kiểm tra kho, theo dõi công việc và chấm công, thực hiện phỏng vấn tuyển dụng, …
Hệ thống quyết định: mua thêm máy móc thiết bị, tuyển dụng thêm nhân viên mới, điều
chỉnh chế độ lương,…
Hệ thống thông tin: ghi nhận các số liệu nước giải khát được bán ra hàng ngày; xử lý các
báo cáo về doanh thu, tồn kho; theo dõi kế hoạch tuyển dụng nhân viên của hệ thống
quyết định,…
Chúng ta có thể đúc kết lại: một hệ thống quản lý là sự phối hợp hoạt động giữa hệ thống
công việc (bao gồm hệ thống quyết định và hệ thống tác nghiệp) và hệ thống thông tin.
Hệ thống công việc liên quan đến con người và công việc được thực hiện. Hệ thống thông
tin là một hệ thống tồn tại trong một hệ thống quản lý nhằm thu thập dữ liệu, thông tin;
quản lý chúng và tạo ra sản phẩm là thông tin phục vụ cho những đối tượng cần chúng.

III. Hệ thống thông tin (HTTT)


III.1 Thông tin
Thông tin là một khái niệm phản ánh tri thức, sự hiểu biết của con người về một đối
tượng. Ở dạng chung nhất, thông tin là một dạng thông báo nhằm mang lại cho đối tượng
tiếp nhận một sự hiểu biết nhất định nào đó, đây cũng chính là tính chất phản ánh của
thông tin. Cấu trúc của thông tin gồm: chủ thể phản ánh và đối tượng tiếp nhận.

Chủ thể phản Đối tượng tiếp


ánh nhận

Hình 7. Cấu trúc thông tin


Thông tin được thể hiện thông qua vật chất chuyên chở thông tin (dạng thức trình bày
thông tin - chủ thể phản ánh), các vật chuyên chở thông thường là ngôn ngữ, chữ cái, chữ
số, ký số, bảng biểu, đĩa từ,… Còn tri thức mà thông tin mang lại gọi là nội dung thông
tin, thông tin phản ánh tri thức và sự hiểu biết nó phụ thuộc vào đối tượng nhận thông tin.
Cũng nhận được thông tin tồn quỹ tiến mặt của công ty nhưng người kế toán viên có thể
chỉ thấy được còn tiền mặt để chi trong khi cũng thông tin đó cho các chuyên gia tài chính
thì số tiền đó vần không đủ cho các hoạt động đầu tư mở rộng báng hàng trong thời gian
tới,…

13
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Phân biệt dữ liệu và thông tin: trong một quá trình sản xuất sản phẩm, có thể ví dữ liệu
như là nguyên vật liệu và thông tin như là sản phẩm. Vậy dữ liệu là một khái niệm rộng,
thô, rời rạc và thông tin là sản phẩm của quá trình sản xuất từ dữ liệu. Do đó, cũng như
một sản phẩm thì thông tin gắn liền với giá trị sử dụng.

Dữ liệu Sản xuất Sản phẩm thông


thông tin tin

Dữ liệu nhập
hàng
Tính toán Báo cáo tồn
tồn kho kho

Dữ liệu xuất
hàng

Hình 8. Minh họa về sản xuất thông tin


Trong hoạt động của tổ chức thông tin phản ánh chính xác về nhịp sống kinh tế và qui mô
phát triển, cũng như triển vọng và nguy cơ tiềm ẩn của các tổ chức. Trong thời đại ngày
nay, nơi mà xu hướng toàn cầu hóa đang xảy ra dẫn đến tính cạnh tranh ngày càng gay
gắt để giành lấy thị trường thì vai trò thông tin càng trở nên quan trọng và có tính quyết
định đến sự thành bại của hoạt động của tổ chức kinh doanh. Do đó, song song với việc
đầu tư sản phẩm, thị trường,… thì việc đầu tư vào tự động hóa quản lý thông tin (sản xuất
thông tin – tin học hóa hoạt động thông tin) phải được đặt lên hàng đầu của hoạt động
doanh nghiệp.

III.2 Nội dung thông tin


Trong hoạt động của tổ chức quản lý, thông tin được phân theo hai loại là:
Thông tin tự nhiên: thông tin viết (văn bản), thông tin hình ảnh (tranh ảnh, sơ đồ,
biểu đồ,…), thông tin miệng (lời nói), thông tin âm thanh, xúc giác,…
Thông tin cấu trúc: là các thông tin được chọn lọc từ các thông tin tự nhiên, cô
đọng và được cấu trúc hóa dưới dạng các đặc trưng cụ thể, ví dụ như cấu trúc về mặt
hàng, khách hàng,… thông tin cấu trúc có một số ưu điểm sau:
Truyền đạt nhanh hơn, độ chính xác và tin cậy cao, chiếm ít không gian
Có thể tính toán, xử lý theo thuật giải

III.3 Hoạt động của hệ thống thông tin


Hoạt động sản xuất thông tin cũng tương tự như hoạt động sản xuất một loại sản phẩm.
Nó bắt đầu từ một đối tượng có nhu cầu thông tin, sau đó thực hiện việc xử lý và tạo ra
sản phẩm thông tin đáp ứng yêu cầu. Quy trình tóm tắt được mô tả dưới đây:

14
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Xác định dữ liệu: dựa vào yêu cầu thông tin từ đối tượng yêu cầu, xác định dữ liệu
nào cần thiết cho việc xử lý thông tin (tập tin, cơ sở dữ liệu, chứng từ sổ sách)
Tham khảo và thu thập dữ liệu: tham khảo dữ liệu đã được xác định ở bước trước,
nếu các dữ liệu đó nằm ở ngoài môi trường thì thực hiện việc thu thập. Kết quả của giai
đoạn này thu thập được tất cả nội dung dữ liệu cần thiết để định dạng thông tin.
Tổ chức xử lý dữ liệu: tính toán, điều chỉnh dạng thông tin, tạo kết xuất.
Chuyển thông tin: chuyển thông tin đến các đối tượng yêu cầu thông qua các
phương tiện truyền thông nếu có (fax, mail, thư tín,…).
Truyền đạt thông tin: nếu cần thiết phải tổ chức truyền đạt thông tin cho các đối
tượng yêu cầu để làm rõ kết quả xử lý thông tin so với yêu cầu.
Đối tượng truy cập
thông tin

Truyền đạt
thông tin

Các yêu cầu


thông tin
Chuyển thông
tin

Tổ chức, xử Tham khảo Xác định dữ


Thông tin lý dữ liệu dữ liệu liệu cần thiết

Thu thập, Dữ liệu


điều chỉnh dữ
liệu

Nguồn thông tin dữ liệu hoạt động


bên ngoài
Thành phần

Hình 9. Sơ đồ hoạt động xử lý thông tin

III.4 Các hệ thống thông tin


Trong môi trường hoạt động của hệ thống tổ chức, có nhiều loại người khác nhau có thể
tham gia vào việc phát triển HTTT. Tuỳ theo mức độ, trình độ và nhu cầu thông tin. Do
đó, HTTT được phân thành nhiều loại khác nhau để chuẩn hoá việc xử lý thông tin đáp

15
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

ứng tốt nhất cho các đối tượng sử dụng nó. Việc phân cấp này dựa trên tính năng của hệ
thống hoặc công nghệ được sử dụng để xây dựng hệ thống. Các phân loại hệ thống khác
nhau đòi hỏi sử dụng các phương pháp, kỹ thuật và công cụ khác nhau để phát triển.
Người ta có thể chia HTTT thành ít nhất 4 cấp như sau:

III.4.1. Hệ thống thông tin tác vụ (Transaction Processing Systems - TPS):


Đặc điểm: đây là thông tin ở cấp thấp nhất, thông tin ở cấp này là cơ sở để xử lý và hình
thành thông tin ở cấp cao hơn. Các thông tin ở cấp này liên quan trực tiếp đến các hoạt
động tác nghiệp của các nhân viên trong tổ chức (VD: thông tin về sản phẩm, khách hàng,
thông tin về hóa đơn bán hàng cho khách hàng hàng ngày của công ty,…). Việc xử lý
thông tin ở mức này chủ yếu là ghi nhận, tìm kiếm, phân loại thông tin để sắp xếp và tổ
chức lưu trử thông tin nên việc xử lý thông tin ở mức này không phức tạp và đòi hỏi
không cao. Tuy nhiên, khối lượng thông tin hằng ngày có thể rất lớn và chiếm một tỉ lệ
cao trong toàn bộ HTTT.
Mục đích của việc phát triển TPS cải tiến bằng việc tăng tốc độ xử lý giao tác, sử dụng ít
nhân lực hơn, cải tiến tính hiệu quả và độ chính xác, tích hợp với các HTTT tổ chức khác
hoặc cung cấp thông tin không có trước đó.
Đối tượng: phục vụ cho nhân viên thực thi tác vụ của hệ thống

III.4.2. Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System - MIS)


Đặc điểm: đây là hệ thống các báo biểu báo cáo được tổng kết từ HTTT tác vụ nhằm đáp
ứng cho việc theo dõi, quản lý, đánh giá về tình hình và hoạt động của hệ thống hiện hành
của các cấp lãnh đạo bậc trung như các trưởng, phó phòng, lãnh đạo của những chi nhánh.
Hoạt động của MIS là thu thập thông tin đến từ môi trường và đọc dữ liệu từ hệ thống
TPS mô tả tình trạng hiện tại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rồi chuyển đổi nó
thành các kết xuất dạng tổng hợp có ý nghĩa. (VD: báo cáo doanh thu của từng mặt hàng
trong từng tháng, báo cáo tình hình công nợ của từng khác hàng, thống kê tình hình mua
nguyên vật liệu,…). Thông thường các báo cáo này được sử dụng để theo dõi trong một
thời gian ngắn: ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Đôi lúc các nhà quản lý không biết chính xác những gì họ cần hoặc họ phải sử dụng thông
tin như thế nào. Do đó, các phân tích viên cũng phải có một hiểu biết nhất định về công
việc quản lý và TPS, đề xuất các dạng thức tổng hợp và khai thác thông tin.
Đối tượng: các nhà quản lý bậc trung như các trưởng, phó phòng và các lãnh đạo của các
chi nhánh.

III.4.3. Hệ hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System - DSS)


Đặc điểm: DSS được thiết kế để giúp đỡ các nhà quản lý có cơ sở để quyết định các hoạt
động của hệ thống tổ chức. Thay vì tổng hợp dữ liệu như MIS, DSS cung cấp một môi
trường tương tác giúp cho các nhà ra quyết định có thể thao tác một cách nhanh chóng dữ
liệu và mô hình của các hoạt động quản lý. DSS bao gồm một CSDL (có thể trích ra từ
TPS hoặc MIS), các mô hình toán học hoặc đồ họa của những tiến trình quản lý, và một
giao diện người dùng. DSS có thể sử dụng dữ liệu quá khứ để đánh giá về các tình huống
thay thế hoặc tình huống chọn lựa trong tương lai.
EIS (Executive Information Systems): là một dạng thức của DSS. Thông tin được tổ chức
ở cấp cao nhất, nhấn mạnh khả năng không cấu trúc cho các nhà lãnh đạo cấp cao như
ban giám đốc có thể bắt đầu việc khai thác dữ liệu ở mức độ tổng hợp cao rồi đi xuống
các vùng dữ liệu chi tiết xác định để theo dõi hoạt động của từng chi nhánh và của toàn

16
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

bộ công ty theo từng yêu cầu riêng biệt. Từ đó, họ có một cái nhìn tổng thể và có đầy đủ
cơ sở thông tin để hoạch định chiến lược phát triển của công ty.
Đối tượng: các nhà quản lý cấp cao, các nhà phân tích kinh doanh của công ty

DSS, ES

MIS

TPS

Hình 10. Mô hình tháp các mức độ HTTT

III.4.4. Hệ thống chuyên gia (ES - Expert Systems)


Đặc điểm: là hệ thống cố gắng hệ thống hóa và thao tác tri thức hơn là thông tin. Luật if-
then-else hoặc các dạng thức trình bày tri thức khác mô tả cách mà các chuyên gia sẽ tiếp
cận các tình huống trong một lãnh vực cụ thể của bài toán. Hoạt động của ES là người
dùng làm việc thông qua một hộp thoại tương tác. ES đặt ra câu hỏi và người dùng trả lời,
dựa vào kết quả trả lời, ES sẽ cung cấp các đề nghị dựa vào các luật.
Đối tượng: các lãnh đạo, chuyên gia, các nhà hoạch định chiến lược
Bảng tổng kết các loại HTTT
Loại IS Đặc tính HTTT Phương pháp phát triển
TPS Dung lượng cao, trọng tâm là thu thập dữ hướng xử lý; bao gồm việc
liệu; mục tiêu là hiệu quả của việc hoạt thu thập, hợp lệ hóa và lưu
động và xử lý dữ liệu; giao tiếp với các trữ dữ liệu và sự di chuyển
TPS khác dữ liệu giữa mỗi thành phần

MIS Tổng hợp và tích hợp dữ liệu; có thể bao hướng dữ liệu; liên quan với
gồm luôn dự báo dữ liệu tương lai từ xu việc hiểu những quan hệ
hướng quá khứ;… giữa dữ liệu vì vậy dữ liệu
có thể trược truy cập và
tổng hợp trong nhiều cách;
xây dựng một mô hình dữ
liệu hỗ trợ nhiều nhu cầu sử
dụng khác nhau.
DSS Cung cấp chỉ dẫn trong việc nhận dạng bài hướng dữ liệu và logic
toán, tìm kiếm và đánh giá các tình huống quyết định; thiết kế đối
thay thế, và chọn lựa hoặc so sánh các tình thoại
huống; thường bao gồm luôn các bài toán
bán cấu trúc
ES Cung cấp những trợ giúp có tính chuyên hướng logic quyết định
gia bằng việc hỏi người sử dụng tuần tự chuyên môn hóa bằng cách
những câu hỏi dựa vào những câu trả lời tri thức được gợi ý từ các
trước đó để dẫn dắt tới một kết luận hoặc chuyên gia và được mô tả

17
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

một đề nghị. bằng các luật hoặc bằng các


dạng thức khác.
Mô hình tháp trên minh họa cho thấy sự khác nhau về thông tin ở các mức về khối lượng
thông tin, thời gian đáp ứng thông tin (có những thông tin phải được cung cấp hằng ngày,
những thông tin khác thì hàng tháng, quý,…) và về độ chắc chắn của thông tin (thông tin
về công nợ thì độ chính xác phải là 100%, còn thông tin về đánh giá doanh thu các chi
nhánh ở công ty thì không cần chính xác 100%). Tuy nhiên, các mức độ này trong một tổ
chức phải phù hợp với mô hình hoạt động của tổ chức nhằm cung cấp các sản phẩm thông
tin cần thiết nhất với mục đích và đối tượng của tổ chức đó.
HTTT trong một đơn vị tổ chức có thể bao gồm một vài khía cạnh của mỗi loại HTTT,
tuy nhiên không có sự phân biệt một cách tường minh các chức năng nào thuộc loại nào.
Với vai trò một người phân tích, chúng ta nên nên khảo sát và phân định nhu cầu trên mỗi
loại để có thể áp dụng các phương pháp, kỹ thuật công nghệ và các công cụ liên quan đến
mỗi loại thích hợp nhằm làm cho việc phát triển và khai thác HTTT đạt hiệu quả cao.

III.5 Biểu diễn HTTT


Một HTTT được biểu diễn qua các đặc trưng: các thành phần của HTTT và các mức nhận
thức về HTTT:
Các mức nhận thức về HTTT

Quan niệm

Tổ chức

Vật lý

Các thành phần của HTTT


Xử lý Dữ liệu Bộ xử lý Con người Truyền
thông
Hình 11. Các trục biểu diễn HTTT

III.5.1. Các mức nhận thức về HTTT


Các mức độ con người phản ánh về một HTTT, nói cách khác là các mức độ tiếp cận trừu
tượng hoá khác nhau về hệ thống.
Quan niệm: HTTT được biểu diễn ở mức độ luận lý, trừu tượng hóa, mức độ này HTTT
chỉ thể hiện được là có những gì? Mà không mô tả nó thực hiện ở gốc độ vật lý, ngôn ngữ
lập tình nào?...
Do đó, câu hỏi chính được đặt ra là “cái gì ?” để xác định yêu cầu của hệ thống. Các ngôn
ngữ và mô hình dùng để biểu diễn ở mức này chủ yếu là biểu diễn yêu cầu của hệ thống,
do vậy nó độc lập với tin học và các phương tiện lưu trữ vật lý.
Vật lý: mô tả HTTT một cách cụ thể với một môi trường được chọn lựa, do đó nó được
mô tả liên quan đến các thiết bị tin học: phần cứng, phần mềm, ngôn ngữ cài đặt, mạng
máy tính, cơ sở dữ liệu,…
Câu hỏi chính được đặt ra là “như thế nào ?” với mục đích là xác định cụ thể cách thức
thực hiện hệ thống.
Tổ chức: là mức mô tả trung gian giữa quan niệm và vật lý, xác định sự phân bố dữ liệu
và xử lý trên các bộ xử lý và sự truyền thông giữa các bộ phận, xử lý.

18
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Câu hỏi chính được đặt ra là “Ai? ở đâu? Bao giờ?” với mục đích là xác định cách thức tổ
chức xử lý.

Yêu cầu HTTT


mới

Quan niệm Hệ thống quan niệm Hệ thống quan niệm


(luận lý) hiện tại (luận lý) mới
Các mức nhận thức

Tổ chức

Hệ thống vật lý hiện Hệ thống vật lý mới


Vật lý tại

Hình 12. Trình tự mô hình hóa HTTT

Để biểu diễn một HTTT trong trình tự phát triển, bước đầu tiên là biểu diễn mức độ vật lý
của hệ thống hiện tại nhằm xác định rõ cách thức hoạt động của hệ thống hiện hành: hoạt
động như thế nào?, được bố trí ở những bộ phận đơn vị nào, sử dụng công nghệ gì? kỹ
thuật gì? do ai thực hiện? dùng phương tiện gi? thời gian? ... mức biểu diễn này giúp để
nhận biết tình trạng hiện hành đang hoạt động của hệ thống.
Hệ thống quan niệm hiện tại là bước kế tiếp bằng cách chuyển đổi từ hệ thống vật lý hiện
tại qua việc loại bỏ đi tất cả các khái niệm về kỹ thuật, công nghệ, ngôn ngữ, phương
tiện… mà chỉ chú trọng đến bản chất, nội dung của hệ thống độc lập cách thức cài đặt,
giúp cho người phân tích tìm ra được các tồn tại bên trong hệ thống hiện hành làm cho hệ
thống hoạt động kém hiệu quả, để đề xuất cải tiến mà không chịu ảnh hưởng quá nhiều
vào các yếu tố vật lý vốn là một trong những lý do làm cho hệ thống hoạt động kém hiệu
quả.
Dựa vào hệ thống quan niệm hiện tại cùng với các yêu cầu cho hệ thốg mới được xác
định. Hệ thống quan niệm mới là hệ thống được chỉnh sửa từ hệ thống quan niệm hiện tại
bằng cách bổ sung hoặc loại bỏ các khái niệm không phù hợp hoặc không còn hiệu quả để
đáp ứng được các yêu cầu mới đặt ra. Hệ thống mới này cũng chỉ mô tả bản chất và nội
dung thực hiện chứ chưa mô tả cách thức thực hiện sử dụng công cụ, phương tiện, cách
bố trí trên những tài nguyên nào,…
Hệ thống vật lý mới là sự hiện thực hóa hệ thống quan niệm mới trong một môi trường
(tương lai) cụ thể. Môi trường này chỉ ra cách thức thực hiện hệ thống mới với một giải
pháp phần cứng, con người, ngôn ngữ, các yếu tố vật lý sẽ đầu tư cho hệ thống mới,…
Đây chính là mô hình hệ thống sẽ được áp dụng trong tương lai nhằm mong muốn đem
lại hiệu quả cao trong hoạt động của doanh nghiệp.

19
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

III.5.2. Các thành phần của HTTT


HTTT được mô tả thông qua 5 thành phần: dữ liệu, xử lý, bộ xử lý, con người, truyền
thông. Trong 5 thành phần này thì thành phần dữ liệu và xử lý đóng vai trò quan trọng
nhất và chiếm phần lớn nhất trong quá trình nghiên cứu và phát triển hệ thống.
Dữ liệu: phản ánh khía cạnh tĩnh của HTTT bao gồm các dữ liệu, thông tin được lưu trữ
và khai thác nhằm phản ánh tình trạng quá khứ, hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
Có thể phân chia dữ liệu thành 2 loại sau:
Dữ liệu tĩnh: là dữ liệu ít biến động, ít thay đổi và có một chu trình sống dài trong
hệ thống, nó phản ánh các đối tượng cấu trúc, tài sản, nhân viên, hàng hoá,… của doanh
nghiệp mà chúng ta thường gọi là danh mục. Trong quá trình xem xét hoạt động xử lý của
HTTT thì các dữ liệu này thường ít liên quan đến các quyết định ý nghĩa. Ví dụ: danh
mục hàng hoá, danh sách nhân viên, phòng ban, qui tắc, qui định,…
Dữ liệu biến động: là các dữ liệu phản ánh các giao dịch xảy ra trong hoạt động
kinh doanh, dịch vụ. Các dữ liệu này thường biến đổi và có tần suất cập nhật cao, chu
trình sống được xác định từ khi tạo mới cho đến khi hết báo cáo cuối cùng khai thác dữ
liệu. Ví dụ: đơn đặt hàng, hóa đơn, giao hàng, thu chi, sản xuất,…
Xử lý: phản ánh khía cạnh động của HTTT, mô tả quá trình thông tin được tạo ra, biến
đổi và bị loại bỏ khỏi HTTT với các mục đích sau:
Sản xuất các sản phẩm thông tin mới dựa trên thông tin dữ liệu tồn tại dựa trên các
dạng thức đã được xác định như các chứng từ (hoá đơn, đơn đặt mua hàng,…), các báo
cáo, bản thống kê,…
Cập nhật: tạo mới, chỉnh sửa hoặc huỷ bỏ một thông tin, dữ liệu
Vận chuyển thông tin từ một vị trí này sang vị trí khác: ví dụ như là gởi một thông
báo, đơn đặt hàng,…
Tính chất của xử lý phụ thuộc vào:
Áp dụng một quy tắc thủ tục định sẳn của doanh nghiệp hoặc của môi trường(quy
định VAT, cách tính lương,…)
Diễn ra theo một thứ tự: lập thanh toán rồi lập giao hàng

Dữ liệu tĩnh Dữ liệu động

TT, DL khai thác TT, DL khai thác


TT, DL thu thập
TT, DL lưu

Xử lý

TT, DL thu thập TT chuyển giao


Nguồn cung cấp từ bên ngoài Nguồn khai thác

Hình 13. Mô hình tương tác giữa dữ liệu và xử lý


Con người: là những người có vai trò trong việc điều hành và sử dụng HTTT, chúng ta
chia thành hai nhóm:

20
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Nhóm người dùng: là những người sẽ sử dụng và khai thác HTTT, bao gồm luôn
việc sử dụng phần mềm tin học và xử lý thủ công. Do đó, việc sử dụng khai thác hiệu quả
của họ phản ánh chất lượng của HTTT. Các yêu cầu của hệ thống đến những người này
bao gồm:
Hiểu và nắm bắt các qui tắc quy định trong xử lý thông tin cũng như là vai trò của
mình trong HTTT.
Phải có một kiến thức tin học căn bản và sử dụng được các phần mềm phục vụ
cho công việc của mình. Sẵn sàng học hỏi và dễ dàng nắm bắt những công nghệ mới
trong lãnh vực xử lý thông tin, truyền thông.
Phối hợp tốt với nhóm điều hành trong việc phát triển và duy trì hệ thống.
Nhóm điều hành và phát triển HTTT: bao gồm các phân tích viên, thiết kế viên,
lập trình viên,…có vai trò trong việc xây dựng và bảo trì hệ thống.
Bộ xử lý: máy móc thiết bị dùng để tự động hóa xử lý thông tin, bao gồm các thiết bị
phần cứng: Server, PC,…
Truyền thông: các phương tiện và cách thức trao đổi thông tin giữa các bộ xử lý. Tuỳ
theo đặc điểm và quy mô của HTTT mà việc tổ chức truyền thông sẽ khác nhau. Mạng
điện thoại, fax, mạng cục bộ, mạng diện rộng, mạng toàn cầu.

Hình 14. Mô hình phần cứng và mạng truyền thông của cử hàng Nước giải khát

IV. Các yêu cầu của một phân tích viên hệ thống
Một trong những người có vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của hệ thống1 là các
phân tích viên hệ thống. Sau đây là các yêu cầu kỹ năng của phân tích viên:

1
từ phần này trở về sau chúng ta xem hệ thống cũng chính là HTTT

21
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

IV.1 Kỹ năng phân tích


Suy nghĩ hệ thống
Là cách nhìn nhận và tiếp cận một đối tượng như là một hệ thống (không phải là suy nghĩ
có hệ thống) gồm 9 đặc trưng như đã đề cập ở phần đầu của chương. Đặc biệt là trong
phân tích HTTT, phân tích viên phải có cách tiếp cận toàn diện các vấn đề kinh tế, kỹ
thuật và tổ chức của hệ thống quản lý, không nên chỉ xem xét một số các phân hệ con
(thành phần) mà bỏ qua những thành phần khác, hoặc chỉ tối ứu một số phân hệ mà không
tính đến mối liên hệ ràng buộc với những phân hệ khác và điều này sẽ không mang lại
hiệu quả tối ưu chung cho toàn bộ hệ thống. HTTT được xem như là một hệ thống con
của hệ thống tổ chức, nhận dữ liệu và thông tin vào từ môi trường tổ chức, gởi thông tin
kết quả xử lý hệ thống ra môi trường đó. Xem hình 2 mô tả hoạt động của cửa hàng nước
giải khát như là một hệ thống.
Các khái niệm quan trọng về hệ thống mà phân tích viên phải nắm:
Sự phân rã (decomposition) và phân đoạn (modularity)
Tiếp cận hệ thống một cách tổng thể rồi sau đó đi vào từng lãnh vực. Trong
mỗi lãnh vực lại phân chia thành các vấn đề cụ thể ngày càng chi tiết. Đây
cũng được gọi là phương pháp top-down theo sơ đồ phân cấp sau:

M1 M2

M11 M12 M13 M21 M22

M131 M132

Hình 15. Sự phân chia một hệ thống thành cấu trúc phân cấp
Sự phân rã giúp cho người phát triển có những lợi điểm sau:
 Phân chia hệ thống thành những hệ thống con nhỏ hơn, dễ hiểu và
dễ quản lý hơn
 Tạo thuận lợi cho sự tập trung trên một lãnh vực của hệ thống tại
một thời điểm mà không có sự can thiệp, phân tâm từ những phần
khác.
 Cho phép chú ý và tập trung trên những phần của hệ thống thích
hợp với từng loại đối tượng tiếp nhận cụ thể, không quá chi tiết mà
không thích hợp với kiến thức hoặc sự quan tâm của họ.
 Giúp cho việc xây dựng từng phần của hệ thống một cách độc lập
bởi những nhà phát triển khác nhau

22
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Coupling (sự liên hiệp)


Là mức độ một hệ thống con phụ thuộc vào những cái khác. Các hệ thống con
nên càng độc lập càng tốt. Bởi vì nếu một hệ thống con bị hư hỏng hoặc phải
thay đổi và các hệ thống con khác phụ thuộc nhiều vào nó hoặc cũng không
hoạt động được hoặc có vấn đề về chức năng. Do đó việc phân định những
thành phần của hệ thống dựa trên tính chất này càng yếu càng tốt.
Cohesion (sự kết dính)
Là mức độ mà các chức năng trong một hệ thống con phụ thuộc lẫn nhau để
thực hiện một đơn chức năng, đồng bộ. Trong một hệ thống con, sự kết dính
phải được thể hiện tối đa, sự kết dính càng cao thì sự liên hiệp càng yếu.

Sự liên hiệp Sự kết dính


(coupling) (cohesion)
Thành phần A Thành phần B

Hình 16. Biểu diễn tính coupling và cohesion


Kiến thức nghiệp vụ
Vai trò của một phân tích viên hệ thống là sẽ làm việc trong các doanh nghiệp, hoặc
doanh nghiệp đó chính là doanh nghiệp của mình hoặc doanh nghiệp mà phân tích viên
phải phát triển HTTT. Phân tích viên phải hiểu hoạt động nghiệp vụ, phải nắm bắt các
chức năng, thủ tục của doanh nghiệp. Phải có một kiến thức nhất định loại hình doanh
nghiệp và nghiệp vụ của hệ thống. Ví dụ, nếu một phân tích viên đang phát triển HTTT
cho một doanh nghiệp thuộc loại hình cung cấp dịch vụ internet cho khách hàng (ISP –
Internet Service Provider) mà phân tích viên này không hiểu như thế nào là cung cấp dịch
vụ internet hoạt động thì đó là một bất lợi. Hoặc nếu phân tích viên đang phát triển hệ
thống quản lý nhân sự cho một doanh nghiệp mà lại không có kiến thức và sự hiểu biết về
quản lý nhân sự thì khó có thể xây dựng thành công hệ thống đó.
Xác định vấn đề
Pounds (1969) đã định nghĩa vấn đề là sự khác biệt giữa một tình huống đang tồn tại và
một tình huống mong muốn. Theo Pounds xác định vấn đề là tiến trình xác định sự khác
nhau, vì vậy giải quyết vấn đề là tiến trình tìm ra cách để làm giảm sự khác nhau đó. Một
cách xác định sự khác nhau đó là tìm sự khác biệt đầu ra (về nội dung thông tin) của
HTTT hiện tại và so sánh với đầu ra của HTTT mong muốn. Ví dụ: kết quả doanh thu
hàng tháng của cửa hàng nước giải khát hiện tại còn thấp, cửa hàng muốn tăng doanh số
lên 5% trong tương lại. Đây chính là sự khác biệt nội dung thông tin đầu ra của tình hình
hiện tại và tương lai của hệ thống, và do đó tạo ra một bài toán cần giải quyết. Để giải
quyết bài toán này, các lãnh đạo cửa hàng cần phải phân tích và đưa ra phương hướng
hành động cụ thể (như là: khuyến mãi, tiếp thị, mở rộng bán hàng,…).
Phân tích và giải quyết vấn đề

23
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Khi vấn đề đã được xác định, phân tích viên phải có kỹ năng phân tích bài toán và tìm
cách giải quyết bài toán. Một cách tiếp cận giải quyết được đề xuất bởi Herbert Simon và
đồng nghiệp (1960) bao gồm 4 giai đoạn:
- Thu thập thông tin: tất cả thông tin liên quan đến bài toán sẽ được thu thập
- Thiết kế phương án: tất cả các phương án được đưa ra để giải quyết bài toán dựa
trên các thông tin thu thập được
- Chọn lựa phương án: phương án được đánh giá là khả thi nhất được chọn lựa để
giải quyết bài toán
- Thực hiện: dựa trên phương án được chọn, hành động cài đặt phương án được
chọn để giải quyết bài toán.
Việc tự động hóa hoạt động thông tin của một hệ thống cũng chính là một quá trình tìm
kiếm xác định và giải quyết bài toán. Trong đó quá trình phân tích là một quá trình thu
thập thông tin, thiết kế các phương án và chon lựa phương án khả thi nhất, quá trình thiết
kế cài đặt là quá trình thực hiện phương án được chọn.

Thu Thiết kế Lựa Thực


thập các chọn hiện Bài toán
Bài toán thông phương phương đã giải
tin án án quyết

Hình 17. Sơ đồ các bước trong việc giải quyết một vấn đề của Herbert Simon (1960)

IV.2 Kỹ năng kỹ thuật


Hiểu biết về phần cứng, hệ điều hành, hệ quản trị CSDL, mạng máy tính, các công cụ
phát triển hệ thống và các công nghệ khác liên quan ít nhất về tiềm năng và giới hạn của
nó. Các kỹ năng này giúp cho phân tích viên có thể trao đổi với những thành viên tham
gia phát triển để hiểu và đánh giá được các khó khăn cũng như mức độ phức tạp của từng
giai đoạn.
Không ngừng cập nhật các kiến thức mới về công nghệ, kỹ thuật và giải pháp mới, nhưng
chỉ chú trọng về khái niệm mà không nên đi sâu vào môt công cụ xác định.

IV.3 Kỹ năng quản lý


Quản lý tài nguyên:
Quản lý tài nguyên là quản lý và sử dụng hiệu quả : tài liệu hệ thống, công nghệ thông
tin, nhân lực, và tiền bạc. Gồm những khả năng sau:
 Dự đoán tài nguyên sử dụng (ngân sách)
 Theo dõi và tính toán tài nguyên tiêu thụ
 Học cách sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả
 Đánh giá chất lượng tài nguyên sử dụng

24
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

 Bảo đảm an toàn tránh lạm dụng tại nguyên


 Loại bỏ những tài nguyên không cần thiết và quá hạn
Quản lý dự án:
Khả năng quản lý dự án là một đòi hỏi chính của phân tích viên. Mục đích của quản lý dự
án là điều hành dự án đúng thời gian và trong khuôn khổ ngân sách của nó.
- Phân tích viên phải có khả năng phân chia các công việc của một dự án hoặc một
phần dự án, và có khả năng phân công công việc tới những người đúng với năng
lực.
- Khả năng làm gia tăng động lực của nhân viên để làm đúng tiến độ và hợp tác với
nhau.
- Khả năng quản lý các đối tác cùng liên quan đến dự án hệ thống.
Quản lý rũi ro: khả năng dự phát hiện các rũi ro của dự án và khả năng giảm tối
thiểu các rũi ro đó.
Quản lý thay đổi
Việc áp dụng một hệ thống mới trong doanh nghiệp sẽ dẫn đến các thay đổi về tổ chức và
cách thức làm việc của những nhân viên trong hệ thống. Thông thường, nhân viên không
muốn thay đổi và có xu hướng bảo thủ. Do đó, bất kỳ một thay đổi nào về công việc của
nhân viên trong hệ thống phải được quản lý một cách thận trọng. Vì vậy kỹ năng quản lý
thay đổi là một kỹ năng quan trọng đối với phân tích viên. Phải tạo ra một sự chuyển đổi
tốt êm xuôi trong việc sử dụng hệ thống HTTT củ sang HTTT mới, điều này phải có kỹ
năng thuyết phục nhân viên loại bỏ cách làm việc cũ và chấp nhận cách làm việc mới.

IV.4 Kỹ năng giao tiếp cá nhân


Kỹ năng trao đổi: kỹ năng trao đổi vấn đề một cách rõ ràng và hiệu quả với
những người khác: người sử dụng, nhân viên, quản lý. Phân tích viên phải có khả năng
trao đổi thông tin thông qua nhiều hình thức: giấy tờ (ban ghi nhớ, báo cáo), lời nói (điện
thoại, đạm thoại), trực quan (mô hình, trình bày slide). Kỹ năng trao đổi bằng lời và lắng
nghe là kỹ năng được xem là quan trọng nhất trong môi trường HTTT.
- Phỏng vấn, lắng nghe, đặt câu hỏi
- Trình bày vấn đề qua văn bản, qua buổi giới thiệu
Làm việc một mình hoặc với nhóm:
- Khả năng chia sẽ quan điểm, mục tiêu với nhóm
- Kết hợp các thành viên trong nhóm
- Tổ chức nhóm
- Kỹ năng tạo sự tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm
Quản lý định hướng của hệ thống: đây cũng là một kỹ năng quan trọng của phân
tích viên trong quá trình hệ thống. Bởi vì các thành viên tham gia vào phát triển hệ thống
thường có những mong muốn mà hệ thống mới mang lại sẽ khác với những thành viên
khác, các mong muốn này hay dẫn đến định hướng ban đầu của hệ thống đi lệch mục tiêu
do mong muốn của thành viên đó thường mang tính cá nhân vì thành viên chỉ tham gia
phát triển trong một phần nào đó của hệ thống. Trong quá trình phát triển để đi đúng
hướng đôi khi chúng ta phảo chấp nhận một phần nào đó không cần tối ưu. Hoặc liên

25
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

quan đến vấn đề kỹ thuật trong quá trình xây dựng, một thành viên hay có xu hướng thay
đổi nội dung có lợi chi mình khi gặp phải vấn đề kỹ thuật mà không giải quyết được để
hoàn thành đúng tiến độ công việc.

V. Các bước phát triển HTTT thành HTTT tự động hóa


Để tự động hóa hoạt động xử lý thông tin các tổ chức phải trải qua một quá trình gồm
nhiều bước được gọi là phương pháp luận phát triển hệ thống. Cũng giống như nhiều tiến
trình khác, phát triển HTTT tự động cũng theo chu trình được gọi là vòng đời. Khái niệm
vòng đời là một khái niệm rộng nó bắt đầu từ sự khởi đầu xây dựng cho đến kết thúc việc
khai thác hệ thống, còn nếu chúng ta chỉ chú trọng đến giai đoạn xây dựng và triển khai
thì gọi là phát triển hệ thống. Vòng đời phát triển hệ thống - SDLC (Systems development
life cycle) là một phương pháp luận chung để phát triển hệ thống trong nhiều doanh
nghiệp, tuy nhiên, các giai đoạn trong quá trình này cũng thay đổi khác nhau khoảng từ 3
cho đến 20 tùy theo từng loại hình doanh nghiệp.
Hai khái niệm quan trọng trong việc phát triển hệ thống là tiến trình phát triển và mô
hình, ngôn ngữ mô hình.
Tiến trình phát triễn được biết như là các giai đoạn, trình tự giai đoạn để phát triển
hệ thống
Mô hình (hoặc ngôn ngữ mô hình) được biết như là các phương tiện để biểu diễn
nội dung của hệ thống thông qua các giai đoạn của tiến trình.
Một số mô hình bắt buộc phải được áp dụng trong các tiến trình xác định, một số khác thì
độc lập.

V.1 Các qui trình phát triển hệ thống


Lịch sử xây dựng và phát triển của các tiến trình phát triển hệ thống bắt đầu từ những
năm mà công nghệ thông tin bắt đầu phát triển mạnh cho đến nay. Bao gồm các qui trình
tiêu biểu sau:

V.1.1. Qui trình thác nước

Phân tích

Thiết kế

Lập trình

Thử nghiệm

Nghiệm thu

Hình 18. Qui trình thác nước


Qui trình thác nước được đề xuất trong những năm 1970 bởi Royce. Đây là qui trình khá
nổi tiếng còn được gọi là qui trình tuyến tính minh họa ở hình dưới. Qui trình này đề xuất

26
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

việc phát triển hệ thống qua 5 giai đoạn: phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm tra thử nghiệm
và nghiệm thu. chiều mũi tên cho thấy một giai đoạn bắt đầu thực hiện khi giai đoạn trước
đó phải được hoàn tất. Ví dụ, giai đoạn lập trình bắt đầu khi giai đoạn thiết kế kết thúc.

Nhược điểm của mô hình này là không có sự quay lui, hơn nữa các hệ thống ngày càng có
quy mô lớn với sự tham gia của nhiều thành viên đòi hỏi phải có sự hợp tác và phối hợp
chặt chẽ với nhau, cũng như việc thực hiện hoàn toàn một giai đoạn trên toàn diện hệ
thống lớn là khó khả thi và kém hiệu quả. Qui trình thác nước chỉ áp dụng phát triển
những hệ thống nhỏ, ổn định và các yêu cầu đã xác định rõ ràng.

V.1.2. Qui trình tăng trưởng


Mô hình tăng trưởng do D. R. Grahma đề xuất năm 1989. Qui trình này dựa trên quan
niệm hoàn thành từng thành phần của hệ thống. Mỗi bước tăng trưởng áp dụng qui trình
tuyến tính xây dựng hoàn thành một phần của hệ thống và lặp lại tương tự cho những
phần tiếp theo cho đến khi hoàn thành hệ thống.
Nhược điểm của tiến trình này là chỉ phù hợp cho những hệ thống có sự phân chia rõ ràng
và chuyển giao theo từng phần của hệ thống.

Tăng trưởng 1
Phân tích Thiết kế Lập trình Thử nghiệm Chuyển giao phần 1

Tăng trưởng 2
Phân tích Thiết kế Lập trình Thử nghiệm Chuyển giao phần 2

Tăng trưởng 3
Phân tích Thiết kế Lập trình Thử nghiệm Chuyển giao phần 3

Hình 19. Qui trình tăng trưởng

V.1.3. Qui trình xoắn ốc


Qui trình xoắn ốc được đề xuất bởi Boehm năm 1988. Một đặc điểm quan trọng của qui
trình này là nhấn mạnh việc quản lý rũi ro. Dựa trên khai niệm chu trình phát triển, qui
trình này là các chu trình lặp. Phiên bản lặp đầu tiên là một bản mẫu (prototype) khởi tạo
của hệ thống, các phiên bản lặp tiếp theo là các phiên bản hoàn thiện dần và khắc phục
các sai xót của phiên bản trước đó.
Mỗi chu trình xoắn ốc bao gồm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: trong chu trình đầu tiên là phân tích các nhu cầu. Từ chu trình thứ 2
trở đi là xác định mục tiêu của chu trình hiện hành, các phương án để đạt được mục tiêu
đó và các ràng buộc từ kết quả của những chu trình trước.
Giai đoạn 2: đánh giá các phương án bằng cách xác định các rũi ro và cách giải
quyết.
Giai đoạn 3: xây dựng và kiểm tra sản phẩm kết quả. Đốivới phiên bản đầu tiên
sản phẩm chính là một bản mẫu (prototype), đối với chu trình thứ 2 trở đi thì sản phẩm
được xác định dựa trên yêu cầu và mục tiêu trong giai đoạn đầu của chu trình đó.

27
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Giai đoạn 4: lập kế hoạch triển khai cho chu trình tiếp theo
Qui trình xoắn ốc có thể áp dụng các mô hình khác trong giai đoạn phát triển của mình.
Ví dụ, giai đoạn thứ 3 có thể được thực hiện áp dụng qui trình thác nước.

Xác định mục tiêu, Đánh giá các


các phương án, các phương án
ràng buộc Chu trình 3

Chu trình 2

Chu trình 1

Lập kế hoạch cho Phát triển và


chi trình kế tiếp kiểm tra

Hình 20. Qui trình xoắn ốc

Lập kế hoạch Đánh giá rủi ro


trục tiếp
tục/ dừng

Giao tiếp Thiết kế


khách hàng

Đánh giá của


khách hàng Xây dựng và
triển khai

28
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Hình 21. Một qui trình xoắn ốc khác

V.1.4. Qui trình phát triển nhanh ứng dụng (RAD – Rapid Application Development)
Được đề xuất bởi James Martin vào năm 1991. Mục đích của RAD phát triển hệ thống tốt
hơn, rẽ hơn và nhanh hơn. Bằng việc các người phát triển hệ thống và các người sử dụng
hệ thống sẽ làm việc kết hợp chặt chẽ với nhau, tác động và thúc đẩy cũng như kiểm tra
lẫn nhau để hệ thống được phát triển nhanh chóng và vẫn đáp ứng được nhu cầu của
người sử dụng tôt nhất.
RAD không phải là một phương pháp luận riêng lẽ mà là một chiến lược chung để phát
triển HTTT. Do đó, có nhiều cách tiếp cận khác nhau để để phát triển nhanh ứng dụng,
nhưng đều có một số đặc điểm như sau:
Sử dụng các công cụ phần mềm và các môi trường phát triển trực quan để để biểu
diễn tối đa các kết quả đạt được (dưới dạng prototype), tạo được sự nhanh chóng trong
quá trình mô phỏng và kiểm tra kết quả,
Đẩy nhanh việc phân tích vấn đề, thiết kế một giải pháp hệ thống có thể bằng sự
hợp tác mạnh mẽ giữa người phát triển và người sử dụng,
Nhanh chóng hoàn thành ứng dụng hệ thống đáp ứng người sử dụng, tiết kiệm
được thời gian, tiền bạc và những nguồn lực khác,
Là một quá trình lặp thay đổi và điểu chỉnh

Xác lập yệu


cầu
(Requirement
l i ) Thiết kế
(User design)

Xây dựng
(Construction
)

Chuyển giao
(Cutover)

Hình 22. Mô hình phát triển nhanh (RAD - Rapid Application Development) được James
Martin đề xuất năm 1991
Bốn thành phần quan trọng hỗ trợ cho RAD là:
Công cụ phần mềm,
Con người: phải được đào tạo đủ kỹ năng,
Phương pháp luận chặt chẽ: để đưa ra được các công việc phải làm theo đúng thứ
tự,
Quản lý: sự hỗ trợ và tạo điều kiện thực hiện.

29
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

V.1.5. Qui trình lắp ráp các thành phần


Qui trình này dựa trên việc tái sử dụng các thành phần (component) phần mềm. Việc phát
triển một phần mềm được thực hiện bằng cách tập hợp các thành phần có sẵn. Do đó, điều
quan trọng trước tiên là phải xác định các thành phần có sẵn. Sau đó điều chỉnh các thành
phần này để phù hợp với các thành phần hệ thống cần xây dựng.

Xác định mục tiêu, các


phương án, các ràng buộc: Đánh giá các
Nhận thức, hình Chu trình 3 phương án, thành
thành, tìm kiếm giải phần
pháp
Chu trình 2

Chu trình 1

Lập kế hoạch cho chi Phát triển và kiểm tra:


trình kế tiếp: Bổ sung, điều chỉnh
Đánh giá, tuyển và tích hợp thành
chọn phần

Hình 23. Chu trình xoắn ốc tái sử dụng các thành phần
Các giai đoạn của qui trình lặp được mô tả như sau:
Giai đoạn 1: nhận thức vấn đề, hình thành giải pháp, và tìm kiếm các thành phần
cần thiết. Kết quả của giai đoạn này là một tập hợp các thành phần ứng viên có khả năng
phát triển các thành phần mới của hệ thống bằng việc tái sử dụng, và các giải pháp dựa
trên các tính năng của các thành phần đó.
Giai đoạn 2: xác định các bổ sung cần thiết của các thành phần, các ảnh hưởng của
bổ sung, và các rũi ro. Kết quả của giai đoạn này là các thành phần tái sử dụng và các
công việc điều chỉnh, bổ sung các thành phần.
Giai đoạn 3: bổ sung điều chỉnh và tích hợp các thành phần để xây dựng một hệ
con trong toàn bộ hệ thống.
Giai đoạn 4: Đánh giá việc tái sử dụng của các thành phần bổ sung hoặc điều
chỉnh. Sau đó tuyển chọn các thành phần tích lũy làm cơ sở để tái sử dụng sau đó.

V.1.6. Qui trình đồng nhất của của Rational (RUP – Rational Unified Process)
Qui trình phát triển hệ thống RUP do rational đưa ra bao gồm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn
liên quan đến dòng hoạt động (9 hoạt động). Trong mỗi giai đoạn bao nhiều chu trình.
Tùy theo mục tiêu của từng giai đoạn mà các hoạt động trong giai đoạn này lại nhiều hơn
hoặc ít hơn trong giai đoạn khác. Ví dụ, hoạt động xác định yêu cầu (requirements) trong
giai đoạn inception là hoạt động chính so với giai đoạn construction. Ngược lại, hoạt động
cài đặt triển khai (implementation) trong giai đoạn construction là hoạt động chính trong
khi đó nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong giai đoạn inception. Ngôn ngữ mô hình được

30
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

áp dụng là UML (Unified Modeling Language) trong hầu hết các giai đoạn của quá trình
phát triển. 4 giai đoạn đó là:
inception: mục đích của giai đoạn này là nhằm đạt được sự đồng ý về các mục tiêu
của dự án trong quá trình phát triển. Các hoạt động chính là xác định yêu cầu kinh doanh
và đánh giá sự rũi ro, thiết lập các phương án và phạm vi của dự án.

Một vòng lặp


trong giai
đoạn
construction

Hình 24. Qui trình RUP


elaboration: tạo ra một nền tảng kiến trúc hệ thống cung cấp một cơ sở đầu vào ổn
định cho giai đoạn thiết kế và cài đặt. Các hoạt động chính là đánh giá các rũi ro của hệ
thống, xác định một kiến trúc ổn định, xây dựng được một bản mẫu, xác định các thành
phần tái sử dụng, thiết lập các kế hoạch cho các chu trình của giai đoạn construction.
construction: mục đích của giai đoạn này là chọn lọc lại các yêu cầu và hoàn thành
việc cài đặt hệ thống dựa trên kiến trúc của giai đoạn trước, đây được xem là một giai
đoạn sản xuất bao gồm các hoạt động chính là: quản lý và kiểm soát tài nguyên và tối ưu
quá trình, hoàn thành việc phát triển các thành phần và kiểm tra dựa trên các tiêu chuẩn
đánh giá đã xác định, đánh giá sản phẩm hoàn thành dựa trên các tiêu chuẩn ban đầu về
mục đích và tầm nhìn hệ thống.
transition: mục đích của giai đoạn này là đảm bao sản phẩm sẵn sàng tốt nhất để
được sử dụng. Hoạt động chính của giai đoạn này có thể nhiều chu trình con bao gồm:
kiểm tra và đánh giá sản phẩm chuẩn bị cài đặt, điều chỉnh sản phẩm dựa trên các phản
hồi sử dụng, cài đặt và huấn luyện sử dụng, bảo hành bảo trì hệ thống.
Tóm lại, trải qua lịch sử phát triển đã có nhiều qui trình phát triển hệ thống được nghiên
cứu, chuẩn hóa và đưa ra áp dụng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các công ty phát triển
hệ thống hoặc các doanh nghiệp tạo cho mình một qui trình phát triển riêng phù hợp với
nguồn lực, trình độ và mức độ chuyên nghiệp. Một số công ty dựa vào một quy trình
chuẩn nào đó rồi đưa vào thêm các giai đoạn của mình, một số khác thì bỏ bớt một vài
giai đoạn (xem ví dụ một qui trình phát triển dưới).

31
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Enterprise Business Object


Definition Analysis

Business
Enterprise Object Model
Model

Reposi
-tory

Production Business
Application Prototype
Delivery
Tested Protocycling
Applications

Technical
construction

Hình 25. Qui trình phát triển được thiết lập bởi Seer Technology, inc.

V.2 Các bước phát triển HTTT tự động hóa


Qui trình phát triển được đưa ra trong tài liệu này là một qui trình gồm 6 giai đoạn: xác
định và chọn lựa dự án, khởi tạo và lập kế hoạch dự án, phân tích, thiết kế, cài đặt, và bảo
trì.

Xác định và
chọn lựa dự
án
Khởi tạo và
lập kế hoạch
dự án

Phân tích

Thiết kế

Cài đặt

Bảo trì

32
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

Hình 26. Các giai đoạn trong chu trình phát triển hệ thống
Các chu trình xác định này có các đặc tính sau:
Tính tuần tự: thứ tự giai đoạn được thực hiện từ trên xuống, kết quả của giai đoạn
trước sẽ là đầu vào cho giai đoạn sau.
Tính lặp: mỗi giai đoạn có thể quay trở lui tới các giai đoạn trước đó nếu cần thiết
cho đến khi kết quả của nó được chấp nhận.
Tính song song: nhiều hoạt động trong một giai đoạn có thể được thực hiện song
song với các hoạt động của giai đoạn khác.
Có thể phát triển thành qui trình phát triển nhanh (RAD) bao gồm 4 giai đoạn: xác
lập yêu cầu, thiết kế, xây dựng và chuyển giao (qui trình do James Martin đề xuất năm
1991 – hình 19)

V.2.1. Xác định và chọn lựa dự án


Giai đoạn này nhằm xác định nhu cầu cho một hệ thống mới hoặc nâng cấp. Trong một tổ
chức lớn có qui mô lớn, công việc này có thể là một phần của tiến trình lập kế hoạch của
hệ thống. Các nhu cầu thông tin sẽ được kiểm tra tổng thể để xây dựng các dự án thông
tin. Nhu cầu về HTTT của tổ chức đến từ quá trình phát sinh các vấn đề của hệ thống hiện
hành và mong muốn khắc phục hoặc đưa thêm vào các công việc mới, hoặc từ việc nhận
thấy một công nghệ mới (công nghệ thông tin, viễn thông,…) là một cơ hội cần phải được
đầu tư áp dụng để nâng cấp HTTT nhằm tăng tính hiệu quả và cạnh tranh của tổ chức,
hoặc do những thay đổi chính sách kinh tế buộc tổ chức phải cập nhật hoạt động của
mình,…. Giai đoạn này cũng được gọi là giai đoạn tiền dự án, kết quả là xác định được
các dự án phát triển hệ thống nào sẽ được thực hiện, hoặc ít nhất cần phải nghiên cứu.
Các bước thực hiện bao gồm:
Xác định các dự án phát triển có tiềm năng: việc hình thành các dự án đến từ
nhiều nguồn dựa trên nhu cầu, có thể được xác đinh bởi:
- Các nhà quản lý cao nhất: các dự án thường mang tính chiến lược, phạm vi
lớn và có quá trình lâu dài.
- Ban lảnh đạo, quản lý:
- Bộ phận người dùng: dự án được đưa ra không chú trọng đến mục tiêu
chiến lược, thời gian phát triển phải nhanh, không chú trọng đến góc độ
quản lý.
- Nhóm phát triển: chú trọng tích hợp với các hệ thống tồn tại, ít quan tâm
đến việc phân tích về chi phí- lợi nhuận.
Phân loại và xếp hạng dự án: dựa trên việc đánh giá giá trị liên quan đến các
dự án, và được thực hiện bởi các lãnh đạo cao cấp, hội đồng quản trị, các đơn
vị quản lý, các nhóm phát triển HTTT. Các tiêu chuần đánh giá và xếp loại sự
án có thể biến đổi có thể tổng kết trong bảng sau:
Các tiêu chuẩn phân loại và xếp hạng dự án
Tiêu chuẩn đánh giá Mô tả
Phân tích chuổi giá trị Phân tích các hoạt động của doanh nghiệp để xác định
giá trị gia tăng của sản phẩm/ dịch vụ và chi phí để thực
hiện; thông thường bao gồm luôn việc so sánh hoạt

33
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

động, giá trị gia tăng, và chi phí của các doanh nghiệp
khác
Xếp hạng chiến lược Xem xét dự án nào giúp cho doanh nghiệp đạt được các
mục tiêu chiến lược và các mục đích dài hạn
Lợi ích tiềm năng Phân tích các lợi nhuận mang lại, các dịch vụ,… và thời
gian của những lợi nhuận này
Sự sẵn sàng nguồn lực Phân tích các loại nguồn lực cần cho dự án và và sự đáp
ứng của nó so với hiện tại
Độ lớn/ thời gian của dự án Số lượng cá nhân và khoảng thời gian cần thiết để hoàn
thành dự án
Độ khó/ độ rũi ro kỹ thuật Mức độ khó khăn kỹ thuật để hoàn tất thành công dự án
với một ràng buộc về thời gian và nguồn lực

Chọn lựa dự án để phát triển

Nhu cầu thực tế Nguồn lực tồn tại


nhận được và có sẵn

Kết quả quyết định:


. chấp nhận dự án
Các dự án tiềm . từ chối dự án
Quyết định
năng và đang thực chọn lựa dự . hoãn dự án
hiện án . xem xét lại dự án
. kiểm chứng khái
niệm
Môi trường tổ Tiêu chuẩn đánh
chức hiện hành giá

Hình 27. Các nhân tố quyết định sự chọn lựa dự án

V.2.2. Lập kế hoạch và khởi tạo dự án


Hai hoạt động chính của giai đoạn này là khảo sát tổng quan hệ thống, vạch ra các vấn đề
tồn tại trong hệ thống và các cơ hội của hệ thống, cũng như trình bày lý do tại sao hệ
thống nên hoặc không nên được đầu tư phát triển tự động hóa. Một công việc quan trọng
tại thời điểm này là xác định phạm vi của hệ thống đề xuất, trưởng dựa án và nhóm phân
tích viên ban đầu cũng lập một kế hoạch các hoạt động của nhóm trong các giai đoạn tiếp
theo của dự án phát triển hệ thống. Kế hoạch này xác định thời gian và nguồn lực cần
thiết. Đánh giá khả thi của dự án nhất là phải xác định được chi phí cần phải đầu tư và lợi
ít mang lại từ hệ thống. Kết quả của giai đoạn này là xác định được dự án hoặc được chấp
nhận để phát triển, hoặc bị từ chối, hoặc phải định hướng lại.

V.2.3. Phân tích hệ thống


Giai đoạn phân tích bao gồm các bước sau:

34
Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin

- Thu thập yêu cầu hệ thống: các phân tích viên làm việc với người sử dụng đề
xác định tất cả những gì mà người dùng mong muốn từ hệ thống đề xuất.
- Nguyên cứu các yêu cầu và cấu trúc hoá (mô hình hoá) để dễ dàng nhận biết
và loại bỏ những yếu tố dư thừa.
- Phát sinh các phương án thiết kế chọn lựa phù hợp với yêu cầu và so sánh các
phương án này để xác định giải pháp nào là đáp ứng tốt nhất các yêu cầu trong
một mức độ cho phép về chi phí, nhân lực, và kỹ thuật của tổ chức. Kết quả
của giai đoạn này là bản mô tả về phương án được chọn.

V.2.4. Thiết kế
Giai đoạn thiết kế bao gồm 2 bước như sau:
Thiết kế luận lý
Đặc tả HTTT ở mức độ trừu tượng hóa dựa trên kết quả của giải pháp được chọn lựa từ
giai đoạn phân tích. Các khái niệm và mô hình được dùng trong giai đoạn này độc lập với
phần cứng, phần mềm sẽ sử dụng và sự chọn lựa cài đặt. Theo quan điểm lý thuyết ở
bước này thì hệ thống có thể cài đặt trên bất kỳ trên nền tảng phần cứng và phần mềm
nào, điều này cho thấy giai đoạn này chỉ tập trung để biểu diễn khía cạnh chức năng của
hệ thống.
Thiết kế vật lý
Chuyển đổi kết quả thiết kế luận lý sang các đặc tả trên phần cứng, phần mềm và kỹ thuật
đã chọn để cài đặt hệ thống. Cụ thể là đặc tả trên hệ máy tính , hệ quản trị cơ sở dữ liệu,
ngôn ngữ lập trình đã chọn,…. Kết quả của bước này là các đặc tả hệ thống vật lý sẳn
sàng chuyển cho các lập trình viên hoặc những người xây dựng hệ thống khác để lập trình
xây dựng hệ thống.

V.2.5. Lập trình cài đặt


Giai đoạn này bao gồm : lập trình dựa trên các đặc tả hệ thống, kiểm tra thử nghiệm và
cài đặt hệ thống. Giai đoạn này cũng bao gồm tài chuẩn bị tài liệu hướng dẫn sử dụng, các
chương trình huấn luyện sử dụng.

V.2.6. Bảo trì


Điều chỉnh hệ thống phù hợp với nhu cầu sử dụng, các thay đổi phát sinh bao gồm:
- Chức năng sử dụng chưa phù hợp tốt nhất với người sử dụng hoặc khó sử
dụng
- Các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi, đòi hỏi phải chỉnh sửa
sao cho hệ thống vẫn hữu dụng
- Các lỗi hệ thống phát sinh do quá trình kiểm tra còn xót lại
- Nâng cấp phiên bản mới của hệ thống
Bảo trì hệ thống không nên xem như là một giai đoạn tách rời mà nên xem như là một sự
lặp lại chu trình của những giai đoạn trước đòi hỏi phải được nghiên cứu đánh giá và cài
đặt. Tuy nhiên, nếu một HTTT không còn hoạt động như mong muốn do có sự thay đổi
quá lớn về hoạt động kinh doanh, hoặc nhu cầu mới đặt ra vượt quá sự giải quyết của hệ
thống hiện tại, hoặc chi phí để bảo trì là quá lớn. Lúc này yêu cầu về hệ thống mới được
xác lập để thay thế hệ thống hiện tại và một qui trình lại bắt đầu.

35
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

Chương 2 MÔ HÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP MÔ


HÌNH HOÁ HỆ THỐNG
I. Mô hình
Mô hình (model) là một dạng thức trừu tượng về một hệ thống, được hình thành để hiểu
hệ thống trước khi xây dựng hoặc thay đổi hệ thống đó. Theo Efraim Turban, mô hình là
một dạng trình bày đơn giản hoá của thế giới thực. Bởi vì, hệ thống thực tế thì rất phức
tạp và rộng lớn và có những mức độ phức tạp không cần thiết phải được mô tả và giải
quyết. Mô hình cung cấp một phương tiện để quan niệm hoá vấn đề và giúp chúng ta có
thể trao đổi các ý tưởng trong một hình thức cụ thể, không mơ hồ.
Các đặc điểm của một mô hình:
- Diễn đạt một mức độ trừu tượng hóa (ví dụ: mức quan niệm, mức tổ chức,
mức vật lý,…)
- Tuân theo một quan điểm (quan điểm của người mô hình hoá)
- Có một hình thức biểu diễn (văn bản, đồ họa: sơ đồ, biểu đồ, đồ thị,…)
Hầu hết các kỹ thuật mô hình hóa sử dụng trong phân tích thiết kế là các ngôn ngữ đồ họa
(đa số là biểu đồ - diagram), các ngôn ngữ này bao gồm một tập hợp các ký hiệu. Các ký
hiệu này được dùng đi kèm theo các qui tắc của phương pháp luận giúp cho việc trao đổi
các quan hệ thông tin phức tạp được rõ ràng hơn việc mô tả bằng văn bản.

I.1 Mô hình tĩnh và mô hình động


Mô hình tĩnh (static model): được xem như là hình ảnh về thông số hệ thống tại một thời
điểm xác định. Các mô hình tĩnh được dùng để trình bày cấu trúc hoặc những khía cạnh
tĩnh của hệ thống.
Mô hình động (dynamic model): được xem như là một tập hợp các hành vi, thủ tục kết
hợp với nhau để mô tả hành vi của hệ thống. Các mô hình động được dùng để biểu diễn
sự tương tác của các đối tượng để thực hiện công việc hệ thống.

I.2 Mục đích của mô hình hoá


Đứng trước sự gia tăng mức độ phức tạp của một hệ thống, việc trực quan hoá và mô hình
hóa ngày càng trở nên chính yếu trong cách tiếp cận xem xét về một hệ thống. Việc sử
dụng các ký hiệu để trình bày hoặc mô hình hóa bài toán có các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ vấn đề: chúng ta có thể đưa ra được các lỗi hoặc các thiếu xót của
hệ thống từ việc tiếp cận trực quan đồ họa hơn là các dạng trình bày khác như
văn bản, đoạn mã,… Hơn nữa, việc mô hình hoá giúp chúng ta dễ dàng hiểu
được hệ thống.
- Mô phỏng được hình ảnh tương tự của hệ thống: hình thức trình bày của mô
hình có thể đưa ra được một hình ảnh giả lập như hoạt động thực sự của hệ
thống thực tế, điều này giúp cho người tiếp cận cảm thấy thuận tiện khi làm
việc với mô hình (là hình ảnh thu nhỏ của hệ thống thực tế)
- Gia tăng khả năng duy trì hệ thống: các ký hiệu trực quan có thể cải tiến khả
năng duy trì hệ thống. Thay đổi các vị trí được xác định trực quan và việc xác

36
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

nhận trực quan trên mô hình các thay đổi đó sẽ giảm đi các lỗi. Do đó, chúng
ta có thể tạo ra các thay đổi nhanh hơn và các lỗi được kiểm soát hoặc xảy ra ít
hơn.
- Làm đơn giản hóa vấn đề: mô hình hoá có thể biểu diễn hệ thống ở nhiều mức,
từ mức tổng quát đến mức chi tiết, mức càng tổng quát thì ký hiệu sử dụng
càng ít (do đó càng đơn giản hoá việc hiểu) và hệ thống được biểu diễn càng
tổng quát.

II. Phương pháp mô hình hoá


Phương pháp mô hình hoá hệ thống (còn gọi là phương pháp phân tích thiết kế) được
định nghĩa như là một tập hợp các khái niệm, qui tắc và thứ tự dùng để biểu diễn hệ thống
khi thực hiện việc chuyển đổi HTTT thành HTTT tự động hóa.

II.1 Thành phần của một phương pháp


- Tập hợp các khái niệm và mô hình: mỗi phương pháp đều áp dụng một số mô
hình trong quá trình của phương pháp. Ví dụ: phương pháp phân tích cấu trúc
SA sử dụng các nô hình DFD, ERA,… phương pháp hướng đối tượng
BOOCH sử dụng các mô hình: Class diagram, Object diagram, State transition
diagram, Module diagram, Process diagram, Interaction diagram.
- Một qui trình triển khai: chính là một tiến trình phát triển bao gồm các bước,
sản phẩm kết quả của từng bước (như là tài liệu, mô hình kết quả, …). Ví dụ:
các bước trong phương pháp đối tượng của BOOCH bao gồm: quan niệm,
phân tích và phát triển mô hình, thiết kế và tạo kiến trúc hệ thống, tiến hóa và
triển khai, bảo trì.
- Công cụ trợ giúp (CASE tool – Computer – aided Software Engineering): bao
gồm các công cụ trợ giúp trong các bước của tiến trình, các tính năng cần thiết
của một công cụ: thiết lập biểu đồ và mô hình, kiểm tra cú pháp của mô hình,
phát sinh sưu liệu, hỗ trợ biến đổi và điều chỉnh mô hình, kiểm tra và đánh giá
mô hình.
Như đã trình bày ở trên, việc biễu diễn một hệ thống (đặc biệt là chức năng hệ thống) có
thể được đặt ra ở 3 mức: quan niệm (luận lý), tổ chức và vật lý. Việc biểu diễn hệ thống
ở mức vật lý đòi hỏi phải diễn đạt rõ mục đích và cách thực hiện, do đó, nó phải trả lời
cho 2 câu hỏi được đặt ra là “cái gì?” và “như thế nào?”. Câu hỏi “cái gì?” cho biết về nội
dung của hệ thống trong khi đó câu hỏi “như thế nào?” trả lời cho câu hỏi “dùng phương
pháp gì? biện pháp gì? công cụ gì? (tự động hay thủ công)” để hệ thống hoạt động.
Sự biểu diễn hệ thống ở mức quan niệm (luận lý) chỉ tập trung làm rõ mục đích, bản chất
của hệ thống mà không quan tâm đến các yếu tố thực hiện vật lý như là phương pháp,
biện pháp, thời gian, thiết bị, …
Sự biểu diễn hệ thống ở mức tổ chức là mức trung gian giữa vật lý và quan niệm, mục
đích là làm rõ cách thức bố trí thực hiện hệ thống và vai trò của các nhân tố tham gia thực
hiện, do đó nó trả lời cho câu hỏi “ở đâu? Ai?”. Trong một số cách tiếp cận khác đã gom
chung cách biểu diễn tổ chức vào mức vật lý và khi biểu diễn mức vật lý người ta phải
làm rõ luôn cách thức bố trí thực hiện và vai trò nhân tố tham gia.

37
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

III. Lịch sử các phương pháp mô hình hoá


Lích sử phát triển mô hình có thể bắt đầu từ khi việc ứng dụng tin học vào công tác quản
lý một cách rộng rãi. Sau đây chúng ta sẽ phân loại và phân tích các đặc trưng của chúng:

III.1 Thập niên 60


Phương pháp phân tích sơ đẳng với đặc tính chung là chuẩn hóa kỹ thuật của các nhà phát
triển ứng dụng. Các phương pháp tiêu biểu là CORIG, PROTEE, ARIANE,…

III.2 Thập niên 70


Phương pháp Descartes với đặc trưng là phân rã chức năng của HTTT theo mô hình phân
cấp và ứng dụng các phương pháp lập trình cấu trúc, đơn thể và đây được xem như là
phương pháp phân tích thiết kế thế hệ thứ nhất. Các phương pháp tiêu biểu là HIPO,
SADT, SA hay SSA, SA/SD, SSADM, USE, JSD/JSD, AXIAL, MCX,…
Cách tiếp cận
- Sự rút gọn: chia nhỏ công việc ra để đơn giản có thể giải quyết được
- Tính rõ ràng: phân rã thành các chức năng con sao cho có thể cô lập, phân biệt
các chức năng con
- Tính dừng: sự phân rã hệ thống dừng khi một thành phần được phân rã có thể
lập trình được và trở thành đơn thể chương ttình khi cài đặt
Phân loại
- Phân tích cấu trúc: phân rã các chức năng của HTTT bao gồm HIPO, SADT,
PSL/PSA, SA-SD, SSA, SASS
- Khái niệm cấu trúc: dùng để mô tả cấu trúc các đơn thể bao gồm PSL/PSA,
JSD, SA-SD, LCP
Ưu điểm
Một số ưu điểm của phương pháp Descartes như sau:
- Tiếp cận theo hướng từ trên xuống (top – down), phù hợp với cách tiếp nhận
một sự việc tự nhiên của con người, bằng cách tiếp cận tổng thể và phân rã
làm giảm dần độ phức tạp.
- Dễ dàng áp dụng cho các hệ thống được cấu thành bởi những thành phần ghép
nối
- Không tiếp cận chi tiết toàn bộ hệ thống tại một thời điểm mà theo từng bước,
ở mỗi bước sau là sự làm rõ khái niệm tổng quát hơn được mô tả trong bước
trước.
Khuyết điểm
- Thiếu qui luật chính xác trong sự phân rã: thiếu một qui tắc rõ ràng để trợ giúp
cho việc phân rã một khái niệm mức tổng quát thành những khái niệm nào của
mức chi tiết.
- Thiếu các ràng buộc về việc bố trí xứ lý theo thời gian. Ví dụ, khi nào một
chức năng được thực hiên, hoặc chức năng này phải được thực hiện sau chức
năng khác một khoảng thời gian xác định.

38
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

- Khó khăn trong việc tái sử dụng một chức năng mô tả theo yêu cầu ở mức cao
- Khó khăn trong việc phân rã một hệ thống lớn (toàn đơn vị) do HTTT này
được cấu thành bởi nhiều phân hệ con với các thông tin giao tiếp phức tạp

III.3 Thập niên 80


Phương pháp hệ thống với cách tiếp cận toàn cục HTTT từ khái niệm các thành phần dữ
liệu, xử lý, biến cố và có ứng dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu vào công việc quản lý dữ liệu
thông tin hệ thống. Phân rã HTTT thành các hệ thống con và nghiên cứu sự liên kết, tác
động giữa chúng và giữa hệ thống con với môi trường ngoài. Phương pháp hệ thống được
xem như là phương pháp phân tích thiết kế thế hệ thứ hai, gồm các mô hình tiêu biểu là
MERISE, IDA, REMORA, IA,…
Cách tiếp cận
- Tính toàn thể: diễn đạt sự tương tác giữa các hệ thống con
- Tính đúng đắn: tìm kiếm sự phân rã, kết hợp các hệ thống con sao cho hành vi
của nó tiêu biểu nhất của hệ thống trong môi trường tác động lên hệ thống con
đó.
Phân loại
Nhìn chung các mô hình ở giai đoạn này gồm 2 hướng riêng biệt và đầy đủ cho HTTT
như sau:
- Mô hình cấu trúc dữ liệu của hệ thống (hướng tiếp cận CSDL)
 Mô hình thực thể - kết hợp (ER) của Chen
 Mô hình thực thể phát triển - kết hợp dạng nhị phân
 Mô hình ngữ nghĩa
- Mô hình hành vi hệ thống (tiếp cận theo hướng xử lý)
 Tiếp tục với tiếp cận chức năng của các phương pháp Descartes
 Biểu diễn trạng thái, biến cố hệ thống: các mô hình trạng thái biểu diễn các
trạng thái đối tượng hệ thống và xem xét khi nào, bằng cách nào đối tượng
chuyển đổi từ trạng thái này qua trạng thái khác. Mô hình sự kiện biểu
diễn các sự kiện bên trong và bên ngoài tác động lên hoạt động hệ thống
và các hành động tiếp diễn của hệ thống đáp ứng sự kiện đó.
Bao gồm 2 trường phái:
 Lưỡng phần dữ liệu và xử lý: MCT, SADT, DFD, MERISE,…
 Không phân biệt rõ ràng giữa dữ liệu và xử lý: IDA, Remora, ACM-
PCM, CIAM, Dades
Ưu điểm
- Mô hình ERA được sử dụng rộng rãi nhất (cho đến ngày nay), có thể chuyển
đổi gần như hoàn toàn các khái niệm của nó sang mô hình quan hệ để cài đặt
trong một hệ quản trị CSDL quan hệ.
- Đưa ra 2 cách tiếp cận của hệ thống về dữ liệu và xử lý là tiền đề cho tiếp cận
hướng đối tượng sau này.

39
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

- Đã quan tâm đến những thành phần không tin học hóa trong HTTT (MOT
Merise, lược đồ ngoài,…)
Khuyết điểm
- Lưỡng phần dữ liệu và xử lý
- Các chú thích sẽ khó khăn khi trình bày dưới dạng mô hình đồ hoạ

III.4 Thập niên 90 đến nay


Phương pháp đối tượng là sự tổng hợp của phương pháp Descartes và phương pháp hệ
thống. Trong khi các mô hình được đưa ra trong những thập niên trước thường đưa ra dữ
liệu và xứ lý theo 2 hướng độc lập nhau. Khái niệm đối tượng là sự tổng hợp giữa khái
niệm xử lý và khái niệm dữ liệu chung trong một cách tiếp cận. Và một HTTT là một tập
hợp các đối tượng liên kết nội. Phương pháp hướng đối tượng được xem là phương pháp
phân tích thiết kế thế hệ thứ ba, các mô hình tiêu biểu là OOD, HOOD, BON, OSA, … và
sau này là OOSA, OOA, OMT, CRC, OOM, OOAD, RUP/UML
Đặc trưng cơ bản
- Tính bao bọc (encapsulation): quan niệm mối quan hệ giữa đối tượng nhận và
đối tượng cung cấp thông qua khái niệm hộp đen. Nghĩa là đối tượng nhận chỉ
truy xuất đối tượng cung cấp qua giao diện được định nghĩa bởi đối tượng
cung cấp, đối tượng nhận không được truy cập đến các đặc trưng được xem là
“nội bộ” của đối tượng cung cấp.
- Tính phân loại (classification): gom nhóm các đối tượng có cùng cấu trúc và
hành vi vào một lớp (class).
- Tính kết hợp (aggregation): kết hợp các đối tượng và các đối tượng cấu thành
nó để mô tả cấu trúc cục bộ của đối tượng (ví dụ: toà nhà <-> phòng, xe <->
sườn xe, bánh xe,… ) , hoặc sự liên kết phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối tượng.
- Tính thừa kế (heritage): phân loại tổng quát hoá và chuyên biệt hoá các đối
tượng, và cho phép chia sẽ các đặc trưng của một đối tượng.
Phân loại
Phương pháp lập trình hướng đối tượng được chia thành 2 hướng như sau:
- Hướng lập trình: từ lập trình đơn thể chuyển sang lập trình hướng đối tượng
với lý thuyết cơ bản dựa trên việc trừu tượng hóa kiểu dữ liệu.
- Hướng hệ quản trị CSDL: phát triển thành CSDL hướng đối tượng
Có 2 cách tiếp cận riêng biệt:
- Phương pháp kỹ thuật: hướng công nghệ phần mềm như OOD, HOOD, BON,
BOOCH, MECANO, OODA,…
- Phương pháp toàn cục: hướng về HTTT như OOA, OOSA, OOAD, OMT,
OOM,…
Ưu điểm
- Cấu trúc hoá được các cấu trúc phức tạp và sử dụng được cấu trúc đệ qui: các
phương pháp đối tượng đều sử dụng các mô hình bao gồm nhiều khái niệm để
biểu diễn nhiều ngữ nghĩa khác nhau của hệ thống. Ví dụ: trong mô hình class
của OMT có khái niệm mối kết hợp thành phần cho phép mô tả một đối tượng

40
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

là một thành phần của đối tượng khác, trong khi nếu dùng mô hình ER truyền
thống không có khái niệm này do đó không thể biểu diễn được quan hệ thành
phần.
- Xác định được đối tượng của hệ thống qua định danh đối tượng2
- Tính thừa kế được đưa ra tạo tiền đề cho việc tái sử dụng
Khuyết điểm
Phương pháp hướng đối tượng vẫn còn bộc lộ khá nhiều khuyết điểm như sau:
- Nhiều khái niệm biểu diễn, khá rắc rối trong việc phân biệt ngữ nghĩa một số
khái niệm gần nhau. Ví dụ: phân biệt quan hệ tham chiếu (references) và kết
hợp (composite).
- Xác định một đối tượng khá khó khăn vì đối tượng có thể là đối tượng cài đặt,
đối tượng cấu trúc hoặc đối tượng giao diện (tất cả thành phần của hệ thống
đều đối tượng hoá)
- Hướng tiếp cận về hệ thống vẫn còn đơn giản với cách thực hiện thông thường
như sau:
- Xác định trước hết kiểu của đối tượng rồi sau đó xác định hành vi của đối
tượng hay ngược lại
- Dùng lược đồ thực thể kết hợp rồi chuyển sang lược đồ hướng đối tượng

Các phương pháp


đối tượng

Phương pháp thừa Phương pháp với


kế sự kế thừa

HOOD3
Phương pháp phát Phương pháp thuần
HOOD4 sinh từ mô hình EA đối tượng

CLASS - RELATION OOA/OOD OOSA OMT BON BOOCH OOSE

RUP/UML FUSION

Hình 28. Phân loại các phương pháp đối tượng

2
OID: Object Iden tifier

41
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

Xöû RUP/UML Thôøi gian


lyù
OMT OO
Sadt OOA
OOD CRC
OOSA
Axial 90 Tiếp cận đối
Sa/s tượng
Remora
d Ida
Ssa Merise
Tiếp cận hệ
Hipo 80
thống
Tiếp cận Descartes
70 Jsd
Proteeù
Ariann
60
Cori Nia Döõ lieäu

Hình 29. Tổng hợp lịch sử các phương pháp theo tiếp cận dữ liệu và xử lý

IV. Một số mô hình tiêu biểu


Sau đây chúng ta xem xét qua một số mô hình tiêu biểu được đúc kết lại trong quá trình
phát triển. Các mô hình sẽ được trình bày theo từng nhóm bao gồm mô hình tổ chức, mô
hình dòng dữ liệu, mô hình động, mô hình dữ liệu, mô hình ngữ nghĩa và mô hình hướng
đối tượng.

IV.1 Mô hình tổ chức


IV.1.1. Mô hình chức năng
Mô hình chức năng hay còn gọi là mô hình phân cấp chức năng là mô hình dùng để biểu
diễn việc phân rã một chức năng tổng hợp thành những chức năng chi tiết. Mỗi nút trong
mô hình là một chức năng hệ thống và liên hệ giữa các chức năng là liên hệ bao hàm.
Như vậy mô hình chức năng sẽ tạo thành một cây cấu trúc.
Phân rã chức năng của hệ thống quản lý cửa hàng nước giải khát như sau:

Hệ quản lý cửa hàng

Bán hàng Kế toán Quản lý tồn kho

Bán lẽ Quản lý đơn Quản công nợ Quản lý nhập hàng Quản lý xuất Báo cáo tồn
hàng

Hình 30. Mô hình phân cấp chức năng của hệ thống quản lý cửa hàng NGK

42
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

Ưu điểm
- Thuận lợi cho việc phân tích từ trên xuống: cho một cách nhìn bao quát từ
tổng hợp đến chi tiết
- Làm giảm độ phức tạp
- Phù hợp cho cách phân tích thiết kế theo từng bước: dễ thành lập mô hình vì
chỉ cần phân rã dần dần.
Khuyết điểm
- Khó để mô hình hoá một hệ thống phức tạp với quá nhiều chi tiết, vì khi đó
mô hình sẽ rất lớn và phức tạp
- Không mô tả được sự trao đổi thông tin giữa các chức năng
- Không cho thấy được trình tự xử lý giữa các chức năng

IV.1.2. Mô hình tố chức xử lý (mô hình hệ thống)


Hoạt động xử lý đặt hàng hiện tại của cửa hàng nước giải khát được biểu diễn dùng mô
hình tổ chức xứ lý dưới đây:
Khách hàng Bộ phận bán hàng Kho Văn phòng

Đặt mua NGK

ĐĐ hàng Kiểm tra đơn


hàng

ĐĐ hàng Kiểm tồn kho Lưu đơn hàng


không hợp lệ ĐĐ hàng
hợp lệ

Tồn kho

CSDL
Lên kế hoạch Danh
giao sách tồn
kho
ĐĐ hàng

Lập phiếu
giao hàng

Phiếu giao Lưu phiếu


Phiếu giao
hàng giao hàng
hàng
Ghi nhận tồn
kho mới

Hình 31. Sơ đồ dòng công việc của họat động bán hàng cửa hàng NGK

43
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

Xử lý định nghĩa
Xử lý thông tin Điều kiện Dữ liệu trước

Tập chứng từ
Chứng từ (giấy) (giấy) Đầu cuối Chuẩn bị

Nhập liệu Thao tác thủ Phiếu (thẻ) Dữ liệu lưu trữ
công

Thiết bị lưu trữ Thiết bị lưu trữ tuần Lưu trữ nội (tại
Màn hình (đĩa từ) tự (băng từ) chỗ)

Mô hình này dùng để mô tả quá trình xử lý thông tin của HTTT ở mức vật lý và tổ chức.
Do đó, người ta thường dùng mô hình này để biểu diễn trạng thái hiện hành của hệ thống
cũ. Mô hình này rất được thịnh hành vào những năm 60-70, và cho đến nay đối với một
số hệ thống phức tạp thì người ta vẫn dùng mô hình này trong quá trình phân tích hệ
thống.
Ưu điểm
- Tích hợp được dữ liệu với xử lý và tổ chức
- Chỉ rõ trình tự công việc và thông tin chuyển giao giữa các công việc
Khuyết điểm
- Không thích hợp với xử lý giao tác

IV.2 Mô hình dòng dữ liệu


IV.2.1. Mô hình tương tác thông tin
Phương pháp: RACINES, BOOCH, …
Mô tả sự tương tác thông tin giữa các đối tượng trong quá trình giải quyết đơn hàng của
cửa hàng nước giải khát dưới đây:

44
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

Đơn đặt mua NGK

Khách Phòng bán


ĐĐ hàng bị từ chối hàng
hàng
Đơn đặt mua NGK
Thông tin giao NGK

NGK
Thông tin giao

NGK
Đơn đặt mua
Tồn kho Kho

Văn phòng

Tác nhân

Dòng dữ liệu, thông tin

Ưu điểm
- Đơn giản: mô hình chỉ dựa vào 2 khái niệm là tác nhân và dòng dữ liệu
- Diễn tả được nội dung thông tin truyền thông giữa các thành phần hệ thống
Khuyết điểm
Ngoài việc diễn tả được nội dung thông tin di chuyển và các thành phần hệ thống, mô
hình chưa mô tả được hoạt động xử lý, thời gian xử lý,… của hệ thống

IV.2.2. Mô hình dòng dữ liệu


Phương pháp: SA, OMT,…
Biểu diễn một phần của qui trình xử lý đặt hàng của cửa hàng nước giải khát dùng mô
hình dòng dữ liệu như sau:

45
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

Kiểm tra ĐĐH hợp Lưu ĐĐ


lệ hàng ĐĐ H mới
Đơn đặt mua NGK ĐĐ hàng
Đơn đặt mua NGK
Khách hàng
ĐĐH không hợp lệ ĐĐ mua NGK

ĐĐH bị từ chối Tính tồn


Thông báo kho
từ chối ĐĐ Thông tin tồn kho
hàng
Tồn kho NGK
NGK giao + hóa đơn ĐĐH đủ hàng giao
Lập hóa
đơn giao
hàng Hóa đơn giao hàng
Hoá đơn giao hàng

Xử lý Đầu cuối

Dòng dữ liệu Kho dữ liệu

Ưu điểm
- Biểu diễn rõ việc truyền thông và nội dung thông tin di chuyển
- Biểu diễn được các xử lý trên dữ liệu
- Minh họa được các đối tượng môi trường của hệ thống
- Biểu diễn được thông tin được cất giữ bên trong hệ thống
Khuyết điểm
- Chưa biểu diễn được tính đồng bộ trong xử lý
- Chưa biểu diễn được khái niệm thời gian
- Chưa biểu diễn được vai trò của thành phần tham gia xử lý thông tin

IV.3 Mô hình động


Mô hình động biểu diễn về biến cố của hệ thống, sự đồng bộ của các biến có và sự thay
đổi trạng thái của các đối tượng trong hệ thống.

IV.3.1. Mô hình mạng Petri-net


Dùng mô hình Petri-net biểu diễn trạng thái của một đơn đặt mua nước giải khát tại cửa
hàng nước giải khát.

46
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

Đặt hàng Lên lịch giao Đã lên Trạng thái


hàng lịch
ĐĐ hàng Biến cố
mới
Thanh toán Trạng thái hiện
hành
Giao hàng
Đã thanh Đã giao
toán

Ưu điểm
Diễn tả rõ các khái niệm động: các trạng thái của đối tượng, thứ tự chuyển đổi từ trạng
thái này sang trạng thái khác, các sự kiện gây nên sự chuyển đổi trạng thái
Khuyết điểm
Không mô tả được các đối tượng

IV.3.2. Mô hình trạng thái


Phương pháp: OMT, BOOCH, RUP/UML,…

Chấp nhận đặt


Đặt hàng hàng
ĐĐ hàng mới Hợp lệ Trạng thái khởi tạo

Trạng thái kết thúc


Từ chối do không Lên lịch giao
hợp lệ
Trạng thái
Bị từ chối Đã lên lịch giao
Biến cố
1 tháng Thanh toán

Đã thanh toán

Giao hàng

2 năm Đã giao

Tương tự như mô hình Petri-net, dùng để biểu diễn trạng thái của một đối tượng và sự
chuyển dịch giữa các trạng thái. Ngoài các ưu và kuyết điểm như mô hình Petri-net mô
hình trạng thái còn có những ưu điểm như:
- Có thể phân cấp trạng thái từ tổng quát thành các trạng thái chi tiết
- Biểu diễn được trạng thái bắt đầu và trạng thái thực sự kết thúc của đối tượng
(bị hũy bỏ khỏi hệ thống)

47
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

IV.3.3. Mô hình xử lý Merise


Biểu diễn quá trình xử lý đơn đặt mua NGK của cửa hàng nước giải phát dùng mô hình
Merise

Đặt hàng
Biến cố

Kiểm tra đơn hàng


Đồng bộ
Được Không
Hành động

Thanh toán Lên lịch giao Từ chối


đơn hàng(a) hàng (b) đơn hàng

a và b

Giao hàng
Đơn hàng
Luôn luôn đã giao

Ưu điểm
- Diễn tả được tại sao xảy ra các xử lý và các tính huống kết quả xử lý: mô tả
được xử lý kiểm tra đơn hàng có 2 tình huống kết quả tạo ra 2 sự kiện khác
nhau
- Sự đồng bộ: 2 biến cố thanh toán đơn hàng và lên lịch giao hàng phải xảy ra
cho một đơn hàng mua nước giải khát thì hành động giao hàng mới được thực
hiện
Khuyết điểm
- Phân chia giữa dữ liệu và xử lý: mô hình Merise được mô tả trên đây chỉ mô
hình hóa hoạt động xử lý của hệ thống, hoàn toàn không đề cập đến dữ liệu xử
lý của hệ thống.

IV.4 Mô hình dữ liệu


Mô hình dữ liệu là mô hình quan trọng nhất trong quá trình mô hình hóa HTTT, bởi vì nó
biểu diễn được cấu trúc dữ liệu và thông tin vốn là thành phần chính biểu diễn nội dung
đầu vào và kết quả đầu ra của hệ thống.

IV.4.1. Mô hình quan hệ


Là mô hình phổ biến, nó cũng được các hệ quản trị CSDL nổi tiếng chọn làm mô hình cài
đặt để quản lý CSDL (Oracle, Sysbase, Ms SQL Server,…) và hiện nay được ứng dụng
rất phổ biến trong giới công nghiệp.

48
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

Phương pháp: E.F.Codd,…


NGK(MA_NGK, TEN_NGK, HIEU, LOAI, DVTINH, DON_GIA)
ĐĐHANG_NGK(SO_DDH, NGAY_DAT, KHACH_HANG, NGAYGIAO, TRANG
THAI)
CHITIET_DDH(MA_NGK, SO_DDH, SL_DAT, DONGIA_DAT)

Cấu trúc cơ bản


QUAN_HỆ1 (THUỘC TÍNH KHÓA1, THUỘC TÍNH,…)

QUAN_HỆ2 (THUỘC TÍNH KHÓA2, THUỘC TÍNH KHÓA NGOẠI,…)


Ưu điểm
- Các khái niệm đơn giản.
- Có các ngôn ngữ thao tác hỗ trợ: SQL, đại số quan hệ, phép tính quan hệ,…
- Có nhiều hệ quản trị CSDL chọn làm mô hình cài đặt
Khuyết điểm
- Vẫn còn khó khăn trong việc chuẩn hóa

IV.4.2. Mô hình mạng


Biểu diễn cấu trúc về dữ liệu của đơn đặt mua nước giải khát của cửa hàng nước giải khát
như trong sơ đồ sau

NGK LOAI_NGK Loại thực thể

Liên kết 1-1


CHITIET_DDH

ĐĐHANG_NGK KHÁCH_HANG

Ưu điểm
- Khái niệm đơn giản: chỉ có một một liên hệ duy nhất
Khuyết điểm
- Không có mối kết hợp dạng nhiều - nhiều

IV.4.3. Mô hình thực thể - kết hợp


Phương pháp: P.P.S.Chen,…

49
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

NGK (1,1) (0,n) LOẠI_NGK


THUỘC

(0,n)

ĐẶT

(1,n)

ĐĐHÀNG_NGK (1,1) (1,n) KHÁCH_HÀNG


CỦA

Thực thể Mối kết hợp

Ưu điểm
Phân biệt được thực thể và liên kết giữa các thực thể
Khuyết điểm
Không có hệ quản trị CSDL nào cài đặt mô hình này

IV.5 Mô hình hướng đối tượng


Mô hình hướng đối tượng bắt đầu phát triển vào đầu thập niên 90 dựa trên cơ sở sự phát
triển của các phương pháp lập trình hướng đối tượng và các hệ quản trị CSDL hướng đối
tượng. Các phương pháp tiêu biểu cho phương pháp hướng đối tượng là: OOA, OMT,
OOAD, OOSA, MOO, …

50
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

IV.5.1. Mô hình hướng đối tượng theo OOA

NGK
n
Mã số
Đối tác Tên
Mã số ĐVT
Họ tên Đơn giá
Địa chỉ
Điện thoại
1

n n

NGK đặt
Số lượng đặt
Khách hàng Đơn giá
Nhà cung ứng
Trị giá()
Phương thức thanh toán Công nợ tối đa
Trị giá đặt hàng()

1
ĐĐ Hàng
Mã số
Ngày đặt
Ngày giao
n Tổng trị giá
Tính trị gia ĐĐ hàng()

Tổng quát hoá Thành phần Thông điệp


Lớp & đối tượng Kết hợp (IS – A) (Is – Part - Of) (Message)

IV.5.2. UML (Unified Modeling Language)


Phiên bản 1.0 của UML được ba tác giả Rumbaugh, Booch, Jacobson vào năm 1997 trong
việc nổ lực tích hợp giữa Unified Method và OOSE và đến năm 2003 phiên bản nâng cấp
1.5 đã được giới thiệu, phiên bản 2.0 được công bố vào năm 2004.
UML là một ngôn ngữ tập trung vào việc chuẩn hóa về ngôn ngữ mô hình hóa, không
phải là một chuẩn của tiến trình. Do đó, nó phải được sử dụng với một phương pháp luận.
UML bao phủ tất cả các giai đọan mô hình hóa một hệ thống bao gồm từ lúc khởi tạo đến
khi kết thúc hệ thống và chia làm 9 sơ đồ sau:
- Các sơ đồ tĩnh:
 Sơ đồ lớp (class diagram)
 Sơ đồ đối tượng (object diagram)
 Sơ đố use case (use case diagram)

51
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

 Sơ đồ thành phần (component diagram)


 Sơ đồ triển khai (deployment diagram)
- Các sơ đồ động:
 Sơ đồ tương tác (nteraction diagram):
o Sơ đồ tuần tự (sequence diagram)
o Sơ đồ cộng tác (collaboraton diagram)
 Sơ đồ họat động (activity diagram)
 Sơ đồ chuyển dịch trạng thái (state transition diagram)

Một số ví dụ về UML
Sơ đồ use case: mô tả hoạt động bán hàng cửa hàng NGK

Lập hoá đơn


Nhân viên bán
Khách hàng hàng

Xử lý đặt hàng

Kho

Xử lý thanh toán đơn hàng

Khách quen Xác định tồn kho


Giao hàng
<<include>>

Sơ đồ lớp

Hoá đơn Khách hàng


Số HĐ 0..* 0..1 Họ tên KH
Trị giá HĐ Địa chỉ
Mô tả Điện thoại

Sơ đồ đối tượng

52
Phần 1 - Tổng quan Chương 2 Mô hình và các phương pháp mô hình hoá hệ thống

Hd001: Hoá đơn

Số HĐ = 001
Trị giá HĐ = 1.000.000 KH01: Khách hàng
Mô tả =’Mua hàng sinh nhật’
Họ tên KH = ‘Ng. Văn A’
Địa chỉ = ‘F1- Q.10 – HCM’
Mô tả = 088123456
Hd002: Hoá đơn

Số HĐ = 002
Trị giá HĐ = 500.000
Mô tả =’Mua hàng bán lẽ’

Sơ đồ tuần tự: cho use case xử lý đặt hàng

/ : Khách hàng / : Nhân viên / : Đơn hàng / : Tồn kho / : Hoá đơn
bán hàng GH
Đặt hàng
Kiểm tra đơn hàng

[Không hợp lệ] Từ chối ĐH

[Hợp lệ] Lưu đơn hàng


Kiểm tra tồn kho

Tồn kho

[Đủ hàng] Lập hoá đơn giao hàng


In hoá đơn
Gởi hoá đơn

V. Câu hỏi và bài tập


1. Mô hình là gì? Mô hình được chia thành mấy loại trong việc mô hình hoá hệ thống?
2. Như thế nào là một phương pháp mô hình hoá? Có bao nhiêu thành phần của một
phương pháp?
3. Trong lịch sử của việc phát triển hệ thống? Các phương pháp được phân chia thành
mấy loại? đó là gì?
4. Nêu đặc trưng, ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp hướng đối tượng?

53
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

Chương 3 KHỞI TẠO VÀ LẬP KẾ HOẠCH HỆ THỐNG


I. Tiến trình khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống
Sau khi đã xác định được được dự án hệ thống mới mà tổ chức cần phải đầu tư. Bước tiếp
theo là khởi động và bắt đầu triển khai hệ thống. Đây được xem là giai đoạn tiền phân
tích, các hoạt động trong giai đoạn này nhằm xác định và chuẩn bị nguồn lực của tổ chức
để phát triển hệ thống, khảo sát sơ khởi để xác định phạm vi hệ thống và đánh giá tính
khả thi của hệ thống. Kết quả của giai đoạn là xây dựng được bản tài liệu mô tả tổng quan
về hệ thống làm cơ sở để triển khai cho các giai đoạn tiếp theo. Các công việc bao gồm:

Khởi tạo hệ thống

Xác định
và chọn lựa
dự án Lập kế hoạch phát triển hệ thống

Phân tích
hệ thống

I.1 Khởi tạo hệ thống


Bao gồm các hoạt động nhằm trợ giúp trong việc tổ chức một đội ngũ để quản lý việc lập
kế hoạch dự án. Trong quá trình khởi tạo, một hoặc nhiều phân tích viên được giao nhiệm
vụ để làm việc với khách hàng nhằm thiết lập ra các chuẩn mực làm việc và các nguyên
tắc giao tiếp. Cụ thể gồm các bước sau:
- Thiết lập đội ngũ ban đầu cho hệ thống: tổ chức thành các thành viên chủ chốt
bàn đầu, các thành viên này chịu trách nhiệm và hình thành các hoạt động
khởi động của dự án hệ thống. Trong đội ngũ này phải có ít nhất một đại diện
người dùng (khách hàng) và một đại diện nhóm phát triển hệ thống (thường
trưởng dự án hệ thống - không cần phải bao gồm các thành viên lập trình hoặc
triển khai)
- Thiết lập quan hệ làm việc với khách hàng: đây là một bước quan trọng nhằm
tạo ra một sự liên hệ đầu tiên với khách hàng để tạo ra một sự thông suốt và
cởi mở trong quá trình làm việc tiếp theo. Thông thường những người được
giao nhiệm vụ liên lạc làm việc với khách hàng phải có kiến thức chuyên môn,
am hiểu về nghiệp vụ và có kỹ năng giao tiếp.
- Xây dựng kế hoạch khởi tạo hệ thống: xác định các hoạt động cần có để tổ
chức đội ngũ ban đầu. Công việc của đội ngũ này là xác định phạm vi của hệ
thống
- Xây dựng các nguyên tắc quản lý: bước này bao gồm thiết lập các nguyên tắc
thủ tục giao tiếp trong đội ngũ, các hình thức báo cáo công việc giữa các thành
viên, vai trò của từng thành viên, các qui định về thay đổi dự án, các hình thức
và qui định thu chi của dự án.

54
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

- Xây dựng môi trường quản lý hệ thống và tài liệu cho hệ thống: xác định các
công cụ sử dụng để quản lý hệ thống, tài liệu cần tham khảo, các tài liệu hệ
thống phát sinh,…

I.2 Lập kế hoạch hệ thống3


Phần thứ hai của giai đoạn này là lập kế hoạch hệ thống. Đây này là một tiến trình nhằm
xác định cụ thể, rõ ràng các hoạt động và những công việc cần thực hiện để hoàn thành
mỗi hoạt động đó. Mục đích của phần này là để xây dựng xong tài liệu mô tả hệ thống
được mô tả chi tiết ở phần sau của chương. Các hoạt động trong phần này thường biến đổi
tùy thuôc vào từng hệ thống, bao gồm các bước như sau:
- Mô tả phạm vi dự án, các phương án, và tính khả thi
- Phân chia các công việc cần thực hiện: liệt kê ra các công việc cần có để hoàn
thành hệ thống, thứ tự thực hiện (tuần tự hoặc song song), sự phụ thuộc kết
quả giữa các công việc này.
- Ước lượng và xây dựng một kế hoạch tài nguyên hệ thống: mục đích của hoạt
động này là ước lượng nhu cầu về tài nguyên (nhân lực, máy móc thiết bị, tài
chính,…) cho mỗi công việc được phân chia ở bước trên và từ đó thành lập
một kế hoạch tài nguyên hệ thống nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực hiện có.
Trong đó, kế hoạch về nhân lực là quan trọng nhất. Phương pháp thông
thường để xác định nhân lực cần thiết cho hệ thống là xác định độ lớn của hệ
thống từ độ lớn đó ước lượng nhân lực cần thiết để hoàn thành dự án. Sau đó,
gán công việc tới từng nhân viên đúng với kỹ năng của từng người. Một số
phương pháp ước lượng đó là: phân tích (decomposition - Pressman, 1992),
mô hình hóa (modeling – COCOMO – Boehm, 1981), ước lượng điểm chức
năng (Grupe & Clevenger, 1991)
- Phác thảo lịch thực hiện: sau khi công việc được được gán cụ thể tới từng
thành viên. Phân tích viên sẽ đánh giá độ phức tạp để xác định thời gian ước
lượng cho từng công việc và thời gian để bắt đầu công việc đó. Thông thường
việc xác định lịch thực hiện là một quá trình lặp sao cho cuối cùng nó được
chấp nhận bởi các thành viên và khách hàng.
- Xác định và đánh giá rũi ro: xác định tất cả các nguy cơ rũi ro có thể của hệ
thống, ước lượng hậu quả những rũi ro sẽ mang lại (chi tiết về độ rũi ro được
mô tả trong phần đánh giá khả thi kỹ thuật).
- Xây dựng kế hoạch ngân sách: phác thảo chi phí và thu nhập kế hoạch của hệ
thống (xem phần đánh giá khả thi kinh tế dưới đây)
- Xây dựng tài liệu mô tả hệ thống: tất cả các kết quả làm việc trên hệ thống sẽ
được mô tả trong tài liệu mô tả hệ thống. Tài liêu này sẽ là cơ sở cho tất cả các
đối tượng liên quan để triển khai dự án hệ thống trong các giai đoạn sau.
Bước thực hiện Kết quả
Mô tả phạm vi hệ thống, các phương án Bản mô tả hệ thống, phạm vi hệ thống,
sơ khởi tóm lược các phương án và tiềm năng

3
Phần này liên quan rất nhiều đến kiến thức quản lý dự án, do đó, để hiểu chi tiết các Anh Chị nên tham
khảo thêm sách về quản lý dự án. Trong tài liệu này chỉ liệt kê các bước thực hiện và ý nghĩa kết quả của
nó, không trình bày chi tiết cách thực hiện.

55
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

Phân chia các công việc cần thực hiện Danh sách các mục công việc từ tổng
quát đến chi tiết
Ước lượng và xây dựng kế hoạch tài Bản mô tả các tài nguyên sẽ sử dụng, đặc
nguyên hệ thống biệt là mô tả các thành viên tham gia hệ
thống
Phác thảo lịch thời gian thực hiện Một kế hoạch đầy đủ công việc, thành
viên tham gia công việc và thời gian bắt
đầu và kết thúc từng công việc
Xác định và đánh giá độ rũi ro Bản đánh giá rũi ro của hệ thống
Lập kế hoạch ngân sách Bản đánh giá khả thi kinh tế
Xây dựng tài liệu mô tả hệ thống Tài liệu mô tả hệ thống

I.2.1. Xây dựng kế hoạch


Tài liệu biểu diễn về kế hoạch dự án có thể được hình thành bởi các báo biểu dạng đồ hoạ
hoặc văn bản, trong đó hình thức đồ hoạ đã trở thành phổ biến nhất trong việc mô tả các
kế hoạch hệ thống. Trong phần này chúng ta chúng ta tìm hiểu qua về hai loại biểu đồ
đang được dùng phổ biến để biểu diễn kế hoạch:
Biểu đồ Gantt (Gantt chart): trình bày một kế hoạch bằng cách hiển thị mỗi công việc
(task) bằng một thanh ngang, trong đó chiều dài của thanh ngang này là độ lớn thời gian
cần có để hoành thành công việc đó. Có thể dùng nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau để
đánh dấu nhiều loại công việc khác nhau. Biểu đồ Gantt không chỉ ra thứ tự của các công
việc, nhưng lại chỉ ra một hoạt động khi nào sẽ bắt đầu và kết thúc. Do đó, biểu đồ Gantt
thường dùng để lập kế hoạch cho các dự án nhỏ hoặc một phần con của dự án lơn hơn,
các hoạt động của một người đơn, và giám sát tiến trình các hoạt động so với ngày hoàn
thành đã được đưa ra.
Biểu đồ PERT (Program Evaluation Review Technique): biểu diễn một kế hoạch của
dự án qua các hoạt động và mối quan hệ giữa các hoạt động. Cũng giống như biểu đồ
Gantt, các loại khác nhau của công việc cũng có thể đánh dấu bởi các chi tiết khác nhau
trên biểu đồ PERT. Sự khác nhau ở đây là thứ tự của hoạt động sẽ được chỉ ra bằng cách
kết nối một hoạt động với hoạt động trước và hoạt động sau. Tuy nhiên, kích thước của
ký hiệu (node) dùng biểu diễn hoạt động không ám chỉ khoảng thời gian của hoạt động
đó.
Biểu đồ PERT có hai khái niệm chính: mũi tên và node. Mũi tên chỉ ra thứ tự của các hoạt
động trong khi node mô tả hoạt động bao gồm thời gian và tài nguyên được sử dụng.
Trong một số tình huống biểu đồ PERT được ưu tiên hơn, nhưng trong một số tình huống
khác Gantt chart dể dàng hơn để hiển thị các khía cạnh của dự án:
- Biểu đồ Gantt chỉ ra khoảng thời gian của hoạt động trong khi đó PERT chart
chỉ ra thứ tự phụ thuộc giữa các hoạt động.
- Biểu đồ Gantt chỉ ra thời gian chồng lắp của các hoạt động trong khi biểu đồ
PERT không chỉ ra thời gian chồng lắp nhưng các hoạt động nào có thể được
thực hiện song song.
- Một vài dạng thức của biểu đồ Gantt có thể cho thấy thời gian dao động trong
một khoảng bắt đầu sớm nhất hoặc hoàn thành trể nhất, trong khi biểu PERT
hiển thị điều này trong hình chữ nhật mô tả hoạt động.

56
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

Ngoài ra, quản lý dự án cũng phải dùng các biểu mẫu dạng văn bản khác để trình bày về
tài nguyên sử dụng bởi công việc, sự dao động dự án, và chi phí để điều khiển hoạt động.
Khi quản lý một dự án, nhà quản lý sẽ xem xét lại trạng thái của tất cả hoạt động dự án
đang thực hiện theo định kỳ. Trong quá trình này, nhà quản lý sẽ đánh giá xem hoạt động
có kết thúc sớm, đúng thời gian hay trể. Nếu hoạt động kết thúc sớm hoặc trể, khoảng
thời gian của hoạt động đó có thể được cập nhật lại. Và điều này có thể dẫn đến tất cả
hoạt động tiếp theo cũng có thể thay đổi (hoặc sớm hơn hoặc kéo dài hơn). Sự thay đổi
như vậy cũng sẽ làm thay đổi biểu đồ Gantt và PERT dùng để biểu diễn các hoạt động dự
án.
Trình bày một kế hoạch dự án
Lập kế hoạch và quản lý dự án đòi hỏi thời gian, chi phí và tài nguyên được kiểm soát.
Tài nguyên là con người, trang thiết bị, công cụ, nguyên liệu được dùng trong việc thiết
lập một hoạt động và biểu đồ PERT là một kỹ thuật lặp lịch đường dẫn tới hạn4 phổ biến
nhất trong việc kiểm soát tài nguyên và khi sử dụng nó một dự án phải có:
- Hoạt động phải được định nghĩa rõ ràng và phải có điểm bắt đầu và kết thúc
- Hoạt động có thể được thực hiện độc lập với các hoạt động khác
- Hoạt động phải có thứ tự
- Hoạt động khi hoàn thành phải phục vụ cho mục tiêu dự án
Các bước thiết lập một kế hoạch có thể được phác thảo ra như sau:
- Xác định các hoạt động cho dự án hệ thống: liệt kê tất cả các công việc cần có
để phát triển hệ thống, các công việc này chính là các giai đoạn trong qui trình
hoặc các công việc trong từng giai đoạn cần có để xây dựng hệ thống. Ví dụ:
để xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng NGK, các công việc bao gồm:
 Thu thập yêu cầu hệ thống
 Phân tích hệ thống
 Phân tích dữ liệu hệ thống
 Thiết kế kiến trúc hệ thống
 Thiết kế dữ liệu
 Thiết kế giao diện
 Thiết kế report
 Lập trình
 Thử nghiệm
 Biên soạn tài liệu
 Cài đặt hệ thống (bao gồm hướng dẫn sử dụng)
- Xác định thời gian dự tính và tính toán thời gian hoàn thành mong muốn cho
mỗi hoạt động: một phương pháp chuẩn xác định thời gian mong muốn hoàn
thành một hoạt động là dựa trên một công thức tính toán của 3 tham số: thời
gian tốt nhất - tối thiểu (o – optimistic), thời gian xấu nhất - tối đa (p –

4
Đường dẫn tới hạn (critical path): tuần tự các hoạt động gồm thứ tự và khoảng thời gian ảnh hưởng trực
tiếp đến ngày hoàn thành của một dự án

57
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

pestimistic), và thời gian thực tế (r – realistic) là thời gian đòi hỏi mà theo
người lập kế hoạch là hợp lý nhất để hoàn thành công việc. Thời gian dự tính
(ET – Estimated time) để hoàn thành công việc được xác định theo công thức
sau:
oir  p
ET 
2i
i: là hệ số trọng số, vì thời gian dự tính phải gần với thời gian thực tế nên i phải là
số lớn (i = 4).
Công việc Thời gian thiết lập Thời gian ước tính (ET)
(tuần) o + 4r + p
o r p 6
1) Thu thập yêu cầu hệ thống 1 3 6 3
2) Phân tích hệ thống 3 4 5 4
3) Phân tích dữ liệu hệ thống 1 2 4 2
4) Thiết kế kiến trúc hệ thống 1 4 6 4
5) Thiết kế dữ liệu 1 1 2 1
6) Thiết kế giao diện 1 1 2 1
7) Thiết kế report 1 1 2 1
8) Lập trình 3 5 10 5.5
9) Thử nghiệm 1 1 2 1
10) Biên soạn tài liệu 1 2 4 2
11) Cài đặt hệ thống (bao gồm 1 1 2 1
hướng dẫn sử dụng)
Hình 32. Bảng tính toán thời gian dự tính cho các công việc của dự án hệ thống cửa hàng
NGK
- Xác định thứ tự của hoạt động và sự liên quan phụ thuộc giữa chúng bằng
cách xây dựng biểu đồ Gantt và PERT: bước này cho phép chúng ta thiết lập
sự liên kết giữa các công việc trong toàn bộ dự án bằng cách ứng với mỗi công
việc chúng ta chỉ ra công việc phải hoàn thành trước nó. Bảng sau mô tả sự
liên quan phục thuộc của một hoạt động vào một hoạt động trước đó của cửa
hàng NGK. Ví dụ: giai đoạn phân tích hệ thống hoặc phân tích dữ liệu hệ
thống phải thực hiện sau giai đoạn thu thập yêu cầu hệ thống.
Công việc Công việc trước
1) Thu thập yêu cầu hệ thống --
2) Phân tích hệ thống 1
3) Phân tích dữ liệu hệ thống 1
4) Thiết kế kiến trúc hệ thống 2
5) Thiết kế dữ liệu 3

58
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

6) Thiết kế giao diện 3


7) Thiết kế report 3
8) Lập trình 4-5
9) Thử nghiệm 8
10) Biên soạn tài liệu 6-7
11) Cài đặt hệ thống (bao gồm 9-10
hướng dẫn sử dụng)
Hình 33. Bảng thứ tự các hoạt động của dự án

Hình 34. Biểu đồ Gantt kế hoạch của hệ thống cửa hàng NGK

2 4 8 9

1
5
11
3
6
10
7

Hình 35. Biểu đồ PERT kế hoạch của hệ thống cửa hàng NGK
- Xác định đường dẫn tới hạn:

59
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

Đường dẫn tới hạn của một biểu đồ PERT là tuần tự các hoạt động liên kết để tạo
ra thời gian của toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Tất cả các node trong thứ tự
này được xem như là trong đường dẫn tới hạn. Đường dẫn tới hạn thể hiện thời
gian ngắn nhất mà dự án có thể được hoàn thành. Nói cách khác, bất kỳ hoạt động
nào trên đường dẫn này bị trì hoãn thì sẽ làm trì hoãn toàn bộ dự án. Tuy nhiên,
các node không nằm trên đường dẫn này có thể bị trể tiến độ nhưng không ảnh
hưởng đến tiến độ của toàn bộ dự án. Những node này được xem như có chứa
đựng một khoảng thời gian dao động (slack time) và cho phép người quản lý linh
động hơn trong việc xác lập thời gian.
Để xác định dường dẫn tới hạn và thời gian mong muốn hoàn thành dự án, chúng
ta xác định thời gian mong muốn hoàn thành sớm nhất (TE) và trể nhất (TE) cho
mỗi hoạt động. TE được tính bằng việc cộng dồn tất cả ET của mỗi hoạt động
trước nó tính từ trái sang phải (đến hoạt động đó). Ví dụ: TE của hoạt động 2 là ET
(1) + ET (2) = 7 tuần, TE của hoạt động 8 là ET (1) + Max {(ET (2) + ET (4)),
ET(5)} + ET (8) = 3 + Max {8,1} + 5,5 = 16,5 tuần. TE của hoạt động cuối cùng
chính là thời gian cần để hoàn thành toàn bộ hệ thống. Đây chỉ là thời gian ước
tính, do đó thực tế có thể hoàn thành sớm hơn hoặc trể hơn so với thời gian này.

Hoạt TE TL Thời gian dao động Thuộc đường dẫn


động TL – TE
1 3 3 0 
2 7 7 0 
3 5 10 5
4 11 11 0 
5 6 11 5
6 6 15,5 9,5
7 6 15,5 9,5
8 16,5 16,5 0 
9 17,5 17,5 0 
10 8 17,5 9,5
11 18,5 18,5 0 

Thời gian mong muốn hoàn thành trể nhất (TL) là thời gian trong đó một hoạt
động có thể được hoàn thành mà không làm trể tiến độ dự án. TL được tính từ trái
qua phải và bằng cách bắt đầu từ hoạt động cuối cùng (hoạt động 11) rồi trừ dần
cho ET của mỗi hoạt động. VD: TL (11) = TE(11) = 18,5, TL(9) và TL (10) được
tính bằng cách lấy TL(11) – ET(11) = 18,5 – 1 = 17,5 cứ lần lượt như vậy tính cho
TL(8), TL(7),… Trường hợp các node phân nhánh như 3 và 1 được tính bằng cách
lấy min của các nhánh (TL(3) = Min{TL(5) – ET(5); TL(6) – ET(6); TL(7) –
ET(7)} = Min {10; 14,5; 14,5} = 10. Thời gian dao động của mỗi hoạt động sẽ là
TL – TE. Tất cả các hoạt động có thời gian dao động là 0 thì thuộc đường dẫn tới
hạn (xem hình) đó là: 1 – 2- 4 – 8 – 9 - 11

60
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

TE = 7 TE = 11 TE = 16,5 TE = 17,5
TL = 7 TL = 11 TL = 16,5 TL = 17,5

2 4 8 9
TE = 3 ET= 4 ET= 4 ET= 5,5 ET= 1
TL = 3 TE = 18,5
TL = 18,5
1 TE = 5
ET= 3 5 TE = 6
TL =10 11
ET= 1 TL = 11
3 ET= 1
ET= 2 TE = 8
6 TL = 17,5
ET= 1 TE = 6 10
TL = 15,5
ET= 2

7 TE = 6 Đường dẫn tới hạn


ET= 1 TL = 15,5 Đường dẫn không tới hạn

Hình 36. Biểu đồ PERT có xác định dường dẫn tới hạn
Các hoạt động thuộc đường dẫn phải được quản lý chặt chẽ về tiến độ, bởi vì sự
trì hoãn kéo dài hoặc rút ngắn của những hoạt động này sẽ có thể kéo theo sự trì
hoãn hoặc rút ngắn của tiến độ toàn bộ dự án. Trong khi các hoạt động không
thuộc đường dẫn cho phép có một độ giãn, độ giãn này được tính bằng khoảng
thời gian dao động. Việc lập kế hoạch có độ dao động của các hoạt động càng nhỏ
thì càng thể hiện tính hợp lý và tối ưu trong việc sử dụng nguồn lực, tuy nhiên nó
cũng mang lại rũi ro cao hơn khi có hoạt động bị kéo dài thời gian thực hiện.

II. Đánh giá khả thi


II.1 Khả thi về kinh tế
Mục đích là xác định các lợi ít tài chính và các chi phí liên quan trong việc phát triển hệ
thống. Đo đó, đánh giá khả thi về kinh tế cũng được gọi là phân tích chi phí - lợi nhuận.

II.1.1. Xác định lợi nhuận


Một dự án có thể mang lại nhiều lợi nhuận như là: tự động hóa các công việc nhàm chán,
giảm bớt lỗi thực hiện, cung cấp các dịch vụ có tính sáng tạo cho khách hàng và nhà cung
cấp và cải tiến tính hiệu quả, tốc độ, sự uyển chuyển, tinh thần của tổ chức… Tổng quát,
có thể phân thành hai loại như sau:
Lợi nhuận hữu hình: các lợi nhuận thuộc loại này là các lợi nhuận mà việc xác định nó
có thể đo lường được, hoặc chuyển đổi thành một đơn vị tiền tệ (VND, USD,…). Có thể
có một số lợi nhuận sau:
Loại bỏ hoặc giảm chi phí
Giảm lỗi phát sinh
Gia tăng tính uyển chuyển
Gia tăng tốc độ hoạt động

61
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

Cải tiến việc điều khiển và lập kế hoạch quản lý


Mở ra các thị trường mới và gia tăng cơ hội bán hàng
Tuy nhiên, không phải tất cả các lợi nhuận hữu hình có thể xác định được ví dụ: giảm thời
gian thi hành công việc X 50% thì khó để đo lường bằng đơn vị tiền tệ.
Ví dụ: dự án xây dựng hệ thống quản lý bán hàng của cửa hàng nước giải khát có thể tổng
hợp được các lợi nhuận hữu hình như bảng sau:
Bảng tổng hợp lợi nhuận hữu hình
Dự án hệ thống quản lý bán hàng
Lợi nhuận Năm 1 đến 5
- Loại bỏ và giảm chi phí
o Chi phí lương 21,6
o Chi phí điều chỉnh lỗi tính 5.4
toán
o Chi phí giấy tờ 3
- Gia tăng tính uyển chuyển
- Gia tăng tốc độ hoạt động 5
- Gia tăng cơ hội bán hàng và mở ra 20
những thị trường mới

Tổng cộng 55

Trong đó, nếu hệ thống mới được triển khai thì công việc quản lý hồ sơ tại bộ phận bán
hàng sẽ giảm đi 2 người (có thể chuyên đi làm công việc khác hoặc chuyển tới quầy
hàng). Lương của nhân viên này là 1 triệu/tháng và 0,8 triệu/tháng, như vậy một năm sẽ
giảm được 21,6 triệu. Hơn nữa, qua phân tích cũng cho thấy, việc tính toán số liệu thủ
công thường hay tính sai và thời gian để điều chỉnh số liệu sai mất khoảng 15% của 2
nhân viên (1 ở kho và 1 ở văn phòng). Lương mỗi nhân viên 1,5 triệu/tháng, hệ thống mới
sẽ giảm hoàn toàn việc tính sai số liệu, vậy mỗi năm cửa hàng sẽ giảm đi 5,4 triệu
(2*12*1,5*15%). Việc xử lý thông tin trên máy tính sẽ giảm đi hàng năm ước tính 3 triệu
thay vì phải lưu trữ thông tin trên sổ sách. Các lợi nhuận như tăng tốc độ xử lý thông tin
là 5 triệu/năm và hệ thống mới cho phép mở rộng qui mô hoạt động nhưng vẫn quản lý
được thông tin, lợi nhuận này ước tính hàng năm là 20 triệu.
Lợi nhuận vô hình: là các lợi nhuận mà không thể xác định được bằng đơn vị tiền tệ tại
thời điểm hiện tại. Một số lợi nhuận hữu hình cũng có thể xem là vô hình vì không thể
xác định tại giai đoạn này của dự án. Chúng có thể chuyển thành các lợi nhuận hữu hình
trong các giai đoạn sau khi chúng ta có thể hiểu rõ và xàc định được. Một số lợi nhuận vô
hình được liệt kê trong bảng sau:
Các lợi nhuận vô hình từ việc phát triển HTTT tự động hóa
 Thông tin cung cấp  Hỗ trợ ra quyết
đúng thời gian hơn định nhanh hơn
 Cải tiến việc hoạch  Hiệu quả trong việc
định tổ chức xử lý thông tin
 Tăng tính uyển  Cải tiến việc sử
chuyển dụng tài sản
 Tính sẳn sàng của  Cải tiến việc điều
thông tin mới, tốt khiển nguồn lực

62
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

hơn và nhiều hơn 


Tăng độ chính xác
 Tạo ra những cơ trong hoạt động
hội học tập nâng văn phòng
cao kiến thức cho  Cải tiến tiến trình
nhân viên làm việc, thái độ
làm việc của nhân
viên
 Tác động tích cực
đến môi trường xã
hội
Ví dụ: lợi nhuận vô hình của việc tự động hóa HTTT của hoạt động cửa hàng nước giải
khát có thể liệt kê như sau
Một số lợi nhuận vô hình của HTTT cửa hàng NGK
STT Tên lợi nhuận vô hình
1 Các báo cáo về doanh số, tồn kho, công nợ được cung cấp bất kỳ khi
nào.
2 Nhân viên sẽ có cơ hội học tập các kiến thức cơ bản về máy tính,
cách sử dụng một phần mềm trong công việc của mình (các nhân viên
của cửa hàng vốn đa số chưa có kiến thức cơ bản về máy tính)
3 Hạn chế được việc xử lý tính toán sai lệch các số liệu (việc tính toán
số liệu kinh doanh lâu nay tiêu tốn nhiều thời gian vì việc tính sai)
4 Tác động tích cực đến môi trường xã hội: thành công của dự án
HTTT sẽ tác động tích cực đến các đơn vị cung cấp vốn hơn 80%)
vẫn xử lý thông tin thủ công, nó cũng cải thiện đời sống xã hội của
nhân viên do lợi nhuận của nó mang lại.

II.1.2. Xác định chi phí


Tương tự như xác định lợi nhuận, một HTTT cũng bao gồm hai loại chi phí. Chi phí hữu
hình là chi phí có thể đo lường được bao gồm: chi phí phần cứng, chi phí lao động, chi
phí hoạt động như là đào tạo nhân viên và xây dựng5 đổi mới, nâng cấp hệ thống. Chi phí
vô hình có thể bao gồm việc đánh mất sự tín nhiệm của khách hàng, đánh mất nhuệ khí
của nhân viên, hoặc hoạt động kém hiệu quả. Có thể liệt kê các chi phí theo bảng sau:

Bảng các chi phí có thể của HTTT


Loại chi Ví dụ Loại chi Ví dụ
phí phí
Hoạt động Chi phí tư vấn Liên Phần mềm ứng dụng
tiếp nhận Trang thiết bị mua hoặc thuê quan dự Nhân sự, quản lý
Chi phí cài đặt trang thiết bị án Đào tạo người dùng sử dụng
Chuẩn bị hoặc bổ sung địa Thu thập và phân tích dữ liệu
điểm Chuẩn bị tài liệu
Chi phí vốn

5
Một phương pháp xác định chi phí xây dựng phần mềm tính bằng số tháng làm việc là COCOMO
(COnstructive COst MOdel) đề xuất bởi Barry Boehm

63
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

Khởi động Hệ điều hành Hoạt Chi phí bảo trì hệ thống
Cài đặt trang thiết bị truyền động Thuê không gian hoạt động
thông và trang thiết bị
Khởi động nhân viên Khấu hao tài sản
Tìm kiếm nhân sự và các Quản lý, vận hành
hoạt động thuê mướn

Chúng ta cũng có thể phân loại chi phí HTTT thành chi phí ban đầu (một lần) và chi phí
định kỳ (lặp lại). Chi phí ban đầu phát sinh một lần trong giai đoạn bắt đầu và phát triển
hệ thống và khởi động hệ thống hoạt động6. Có thể được liệt kê trong bảng sau:

Bảng danh sách chi phí ban đầu phát triển


HTTT
 Chi phí phát triển hệ thống
 Chi phí mua mới phần mềm và phần cứng
 Chi phí đào tạo sử dụng
 Chi phí chuẩn bị môi trường và địa điểm
 Chi phí chuyển đổi dữ liệu và hệ thống

Ví dụ: bảng chi phí ban đầu để đầu tư tự động hóa HTTT của cửa hàng nước
giải khát được mô tả theo bảng dưới đây:

Bảng chi phí ban đầu


Dự án hệ thống quản lý bán hàng
Chi phí Năm 0
 Chi phí phát triển hệ thống 60
 Chi phí mua mới phần mềm và 55
phần cứng
 Chi phí đào tạo sử dụng 2
 Chi phí chuẩn bị môi trường và 2
địa điểm
 Chi phí chuyển đổi dữ liệu và hệ 0
thống
Tổng cộng 119
Trong đó, phát triển hệ thống phần mềm bán hàng cho cửa hàng phải mất 4 tháng với chi
phí 60 triệu VND. Để hệ thống hoạt động, công ty cần phải trang bị 2 máy PC cho bộ
phận bán hàng để nhập số liệu bán hàng hằng ngày. Một máy PC tại kho cho thủ kho,
máy này cũng được dùng làm Server. Một máy PC cho văn phòng cho nhân viên dùng
làm nhập liệu và in ấn, thống kê báo cáo mỗi máy 7 triệu VND riêng máy Server 10 triệu
VND, chi phí mua licence phần mềm SQL Server là 20 triệu VND. Vậy chi phí trang bị
máy là 31 triệu VND. Công ty cũng trang bị hệ thống mạng LAN nối các máy của công ty
với chi phí là 4 triệu VND. Như vậy chi phí mua phần mềm và phần cứng là 55 triệu
VND. Việc đào tạo sử dụng hệ thống diễn ra trong một tuần với tổng chi phí là 2 triệu
VND. Chi phí cho việc sắp xếp vị trí, chuẩn bị số liệu ban đầu và cài đặt các phần mềm là
2 triệu VND

6
Đối với một số dự án lớn, bảng chi phí ban đầu này có thể được lập cho nhiều năm, mỗi năm một bảng

64
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

Chi phí định kỳ phát sinh từ việc cải tiến, nâng cấp và sử dụng hệ thống. Các chi phí có
thể là:
Các loại chi phí định kỳ
 Chi phí bảo hành và sử dụng phần mềm
 Chi phí phát sinh dung lượng lưu trữ dữ liệu
 Chi phí phát sinh truyền thông
 Chi phí thuê mới phần mềm và phần cứng
 Chi phí cung ứng và các chi phí khác (ví dụ,
giấy tờ, báo biểu,…)

Tóm lại, chi phí ban đầu là các khoản chi phí đã được thanh toán hoặc trong một khoảng
xác định và có tỉ lệ cố định. Chi phí định kỳ là các khoản phí có thể thay đổi trong quá
trình sử dụng.
Chi phí hàng năm trong việc duy trì hệ thống của cửa hàng nước giải khát được mô tả
theo bảng sau:
Bảng chi phí định kỳ
Dự án hệ thống quản lý bán hàng
Chi phí Năm 1 đến 5
 Chi phí bảo hành phần mềm 10
 Chi phí phát sinh dung lượng lưu 5
trữ dữ liệu
 Chi phí truyền thông 0
 Chi phí thuê mới phần mềm và 0
phần cứng
 Chi phí cung ứng 0
Tổng cộng
15

II.1.3. Phương pháp đánh giá


Phương pháp giá trị theo thời gian (TVM – Time Value of Money)
TVM là một phương pháp thực hiện dựa trên so sánh giá trị hiện tại với các kết quả mong
muốn trong tương lai. Như đã trình bày, chi phí để đầu tư tự động hóa HTTT bao gồm chi
phí ban đầu và chi phí định kỳ, mặt khác lợi nhuận mà HTTT mang lại tuỳ thuộc vào từng
dự án. Có những dự án có thể mang lại hiệu quả trong một thời gian ngắn, nhưng cũng có
những dự án mà kết quả của nó mang lại trong một vài năm sau. Hơn nữa , giá trị bằng
tiền tại một thời điểm có thể thay đổi trong tương lai. Vì nhiều dự án có thể cạnh tranh
với cùng một giá trị đầu tư nhưng mang lại những kết quả khác nhau trong quá trình triển
khai, do đó tất cả chi phí dự án phải được đánh giá qua giá trị hiện tại khi so sánh các
khoản đầu tư.
Công thức của TVM:
 1 
PVn  Y   n 
 1  i  

Trong đó:

65
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

PVn : giá trị hiện tại (present value) của số tiền Y trong năm thứ n
i: tỉ lệ giảm (discount rate) hay tỉ lệ tăng trưởng của giá trị tiền

Ví dụ: Một người muốn thuê một căn nhà trong 3 năm và được chủ nhà đồng ý với một
năm là 10 triệu đồng. Theo cách trả này thì trong 3 năm người thuê nhà phải trả cho chủ
nhà là 30 triệu. Vậy nếu người thuê muốn trả một lúc tại thời điểm bắt đầu thuê thì chủ
nhà sẽ đồng ý bao nhiêu là hợp lý? nhiều hơn hay ít hơn? Vì tiền tại thời điểm hiện tại sẽ
có giá trị khác tại một thời điểm trong tương lai. Bởi vì chủ nhà có thể dùng số tiền đó để
kinh doanh sinh lãi. Giả sử chủ nhà dùng số tiền đó để gởi ngân hàng hoặc mở cửa hàng
kinh doanh với lãi suất hàng năm là 10%. Suy ra, giá trị mỗi năm 10 triệu mà chủ nhà có
thể chấp nhận tại thời điểm hiện tại theo công thức TVM là:

 1 
PV1  10.000.000   1
 10.000.000  0.9091  9.091.000
 1  0 . 1 

 1 
PV2  10.000.000   2 
 10.000.000  0.8264  8.264.000
 1  0 . 1 

 1 
PV3  10.000.000   3
 10.000.000  0.7513  7.513.000
 1  0 . 1 

Vậy giá trị hiện tại ròng (NPV – Net present value) cho cả 3 lần trả 10 triệu là:
9.091.000 + 8.264.000 + 7.523.000 = 25.686.000 đây là giá trị mà chủ nhà có thể chấp
nhận cho người thuê trả một lần tại thời điểm bán ứng với 3 lần trả mỗi lần 10 triệu.
Liên quan đến việc đánh giá khả thi kinh tế tất cả giá trị chí phí và lợi nhuận của dự án
phải được tính trên giá trị hiện tại. Việc đánh giá này dựa trên khoảng thời gian là chu
trình sống của hệ thống, tùy theo từng hệ thống mà khoảng thời gian này có thể khác
nhau. Giả sử dự án của cửa hàng nước giải khát kéo dài 5 năm, chúng ta có bảng phân
tích như sau:

66
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

CỬA HÀNG NƯỚC GIẢI KHÁT


Phân tích khả thi kinh tế

Thời gian dự án
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng cộng
Lợi nhuận ròng 0.0000 55.0000 55.0000 55.0000 55.0000 55.0000 275.0000
Tỉ lệ giảm (10%) 1.0000 0.9091 0.8264 0.7513 0.6830 0.6209
PV của lợi nhuận 0.0000 50.0000 45.4545 41.3223 37.5657 34.1507

NPV lợi nhuận lũy kế 0.0000 50.0000 95.4545 136.7769 174.3426 208.4933 208.4933

Chi phí ban đầu (119.0000) (119.0000)

Chi phí định kỳ (15.0000) (15.0000) (15.0000) (15.0000) (15.0000) (75.0000)


Tỉ lệ giảm (10%) 1.0000 0.9091 0.8264 0.7513 0.6830 0.6209
PV của chi phí định kỳ 0.0000 (13.6364) (12.3967) (11.2697) (10.2452) (9.3138) (56.8618)

NPV chi phí lũy kế (119.0000) (132.6364) (145.0331) (156.3028) (166.5480) (175.8618) (175.8618)

NPVdự án = NPV lợi nhuận lũy kế - NPV chi phí lũy kế 32.6315

ROI 0.1856

NPV dòng tiền hàng năm (119.0000) 36.3636 33.0579 30.0526 27.3205 24.8369
NPV dòng tiền lũy kế (119.0000) (82.6364) (49.5785) (19.5259) 7.7946 32.6315

Trong bảng phân tích cho thấy, tổng NPV lợi nhuận lũy kế hữu hình sau 5 năm là
208,4933 triệu VND, tổng NPV chi phí lũy kế sau 5 năm là 175,8618 triệu VND và NPV
của hệ thống là 32,6315 triệu VND. Như vậy, lợi nhuận vượt chi phí hệ thống sẽ có lãi.
Tỉ lệ kết quả đầu tư ROI (return on investment)
NPV du an
ROI 
NPV chi phi luy ke
chỉ số này cho phép đánh giá tỉ lệ giữa tiền thu được và tiền kinh phí đầu tư cho dự án. Vì
các phương án khác nhau cho một dự án có thể khác nhau về chi phí và hiệu quả mong
muốn đem lại, do đó chi số này rất hữu dụng để so sánh dựa trên một cơ sở kinh tế.Với
dự án của cửa hàng nước giải khát tỉ lệ này là 0,1856.
Phân tích điểm hòa vốn
Mục đích việc phân tích điểm hòa vốn là phát hiện ra thời gian nào lợi nhuận triệt tiêu chi
phí (điểm giao nhau của đồ thị biểu diễn NPV của lợi nhuận và đồ thị của NPV của chi
phí). Các bước:
Xác định NPV dòng tiền hàng năm = NPV của lợi nhuận - NPV của chi phí
Xác định NPV dòng tiền lũy kế =  (NPV dòng tiền hàng năm)
Dựa vào NPV dòng tiền lũy kế, chúng ta phát hiện ra khoảng giữa 2 năm giá trị chuyển từ
âm thành dương (năm thứ 3 và thứ 4 so với bảng trên) xảy ra điểm hòa vốn. Việc xác
định chính xác điểm hòa vốn theo công thức sau:
NPV dong tien nami  NPV dong tien luy ke
BEA( Break  Even Ratio) 
NPV dong tien nami

67
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

Với i là năm ứng với NPV dòng tiền lũy kế bắt đầu có giá trị dương

27,3205  7,7946
BEA   0,7147
27,3205

Vậy điểm hòa vốn sẽ xảy ra vào thời điểm năm thứ 3,7

250

200
Tiền (triệu VND)

150

100

50
Điểm hòa
vốn
0
0 1 2 3 4 5
Năm

NPV lợi nhuận lũy kế NPV chi phí lũy kế

Hình 37. Đồ thị biểu diễn BEA của dự án cửa hàng nước giải khát

Tóm lại có nhiều kỹ thuật đánh giá khả thi kinh tế, bởi vì hầu hết các dự án HTTT sẽ sinh
lợi sau hơn một năm hoạt động và chi phí để đầu tư cũng trãi dài hơn một năm, do đó hầu
hết các kỹ thuật phân tích khả thi về kinh tế đều sử dụng khái niệm TVM. Ví dụ trên đây
đơn giản về số hiệu hàng năm của chi phí và lợi nhuận, trong khi đó số liệu này cũng phải
xác định lại hàng năm và có thể thay đổi. Hơn nữa việc phân tích này chỉ dựa trên các loại
lợi nhuận và chi phí hữu hình đã lượng hóa, trong khi đó các loại chi phí và lợi nhuận vô
hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai dự án.

II.2 Khả thi về kỹ thuật


Mục đích của phần đánh giá này là để đạt được sự hiểu biết nhất địnhvề khả năng của tổ
chức nhằm xây dựng HTTT tự động hóa. Phân tích này bao gồm việc đánh giá sự hiểu
biết của nhóm phát triển về khả năng phần cứng, phần mềm và môi trường hoạt động của
HTTT tương lai. Các yếu tố đánh giá các mặt này bao gồm: độ lớn hệ thống, độ phức tạp
của hệ thống và kinh nghiệm của nhóm triển khai với các hệ thống tương tự.
Việc đánh giá này thực chất là đánh giá rũi ro về mặt kỹ thuật nhằm có thể đưa ra được
phương thức quản lý hoặc giản lược tối đa có thể các rũi ro xảy ra trong quá trình triển
khai. Bởi vì tất cả các dự án đều có các rũi ro xảy ra và hậu quả của nó sẽ làm cho chi phí
tăng lên, thời gian kéo dài, dự án đi chệch mục tiêu,… hoặc trường hợp xấu nhất có thể
huỷ bỏ dự án. Do đó, việc xác định và quản lý các rũi ro là một phần không thể thiếu
trong quá trình phát triển HTTT, nó giúp cho việc triển khai hệ thống sẽ có mức độ thành
công cao. Các yếu tố chính liên quan đến việc đánh giá các rũi ro kỹ thuật được liệt kê
sau:

68
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

Các yếu tố đánh giá rũi ro dự án


Yếu tố rũi ro Chi tiết liên quan
Độ lớn dự án o Số lượng các thành viên tham gia dự án
o Thời gian quá trình dự án
o Số lượng các phòng ban liên quan đến dự án
o Kích thước phần lập trình
Cấu trúc dự án o Làm mới hệ thống hoặc nâng cấp hệ thống tồn tại
o Các thay đổi tổ chức, thủ tục, cấu trúc và nhân sự từ hệ
thống
o Sự nhận thức và thiện chí của người dùng trong nỗ lực
tham gia vào hệ thống
Nhóm phát triển o Sự quen thuộc với phần cứng được chọn, môi trường
phát triển phần mềm và hệ điều hành
o Sự quen thuộc với lãnh vực ứng dụng được đề xuất
o Sự quen thuộc với việc xây dựng các hệ thống tương tự
có cùng độ lớn
Nhóm người dùng o Sự quen thuộc với tiến trình phát triển HTTT
o Sự quen thuộc với lãnh vực ứng dụng
o Sự quen thuộc với việc sử dụng các hệ thống tương tự

kết hợp với 4 yếu tố trên, chúng ta có các luật đánh giá rũi ro kỹ thuật sau:
Các dự án lớn thì rũi ro hơn các dự án nhỏ: một dự án lớn có thời gian kéo dài sẽ
có nguy cơ về sự thay đổi (thay đổi yêu cầu, thay đổi mục tiêu, thay đổi nhân sự, thay đổi
tài nguyên,…), có nhiều phòng ban liên quan sẽ có nguy cơ về tổ chức, về việc xác nhận
một vấn đề,… , có nhiều thành viên tham gia thì sẽ có nguy cơ rũi ro về quản lý,…
Một hệ thống có các yêu cầu được chấp nhận một cách dễ dàng và được kết cấu
cao sẽ ít rũi ro hơn hệ thống có yêu cầu lộn xộn, không rõ ràng hoặc chỉ được thẩm định
bởi một cá nhân
Việc phát triển một hệ thống sử dụng công nghệ phổ biến và chuẩn hoá sẽ ít rũi ro
hơn việc sử dụng công nghệ mới và không chuẩn
Dự án ít rũi ro hơn khi nhóm người dùng quen thuộc với tiến trình phát triển hệ
thống và lãnh vực ứng dụng: Các dự án HTTT thành công đòi hỏi phải có sự tham gia và
hợp tác tích cực giữa người dùng và các nhóm phát triển. Những người dùng quen thuộc
với tiến trình phát triển và lãnh vực ứng dụng có khả năng hơn để hiểu sự cần thiết tham
gia của họ và như thế nào sự tham gia này ảnh hưởng đến sự thành công của dự án
Một ma trận đánh giá độ rũi ro liên quan tới các luật được Cash và cộng sự đề xuất năm
1992 như sau:

Low struture High Structure


High Familiarity Large project (1) (2)
with Technology or Low risk Low risk
Application Area
Small project (3) (4)
Very low risk Very low risk
Low Familiarity Large project (5) (6)

69
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

with Technology or Very high risk Medium risk


Application Area
Small project (7) (8)
High risk Medium-low risk

Mẫu đánh giá về độ rũi ro kỹ thuật được đề xuất như sau:


Dự án:…………… Người đánh giá: ……………. Ngày:…/../…
STT Rũi ro Đánh giá Mô tả đánh giá Mô tả khắc
phục

Ví dụ: đánh giá rũi ro kỹ thuật trong việc triễn khai hệ thống quản lý Cửa hàng nước giải
khát.
Dự án: Hệ thống quản lý cửa Người đánh giá: Nguyễn Văn A…. Ngày:01/07/2003
hàng nước giải khát……………
STT Rũi ro Đánh Mô tả đánh giá Mô tả khắc phục
giá
1 Sự quen thuộc của người Cao 2/3 nhân viên các phòng Xây dựng một kế hoạch
dùng với việc sử dụng ban chưa quen thuộc với đào tạo tin học căn bản
các hệ thống tương tự việc sử dụng máy tính sớm song song với việc
phát triển hệ thống
2 Sự quen thuộc với tiến Cao Tất cả nhân viên chưa Nếu được lập một kế
trình phát triển hệ thống từng tham gia vào phát hoạch trình bày tầm
triển một hệ thống nào quan trọng và vai trò
trước đây từng giai đoạn của nhân
viên tham gia vào hệ
thống
3 Thay đổi tổ chức, cơ cấu Thấp Không ảnh hưởng
4 Sự nhận thức và thiện chí Rất thấp 4/5 nhân viên đều mong
của người dùng trong nỗ muốn xây dựng hệ thống
lực tham gia vào hệ mới
thống
5 Sự quen thuộc của nhóm Thấp Đã từng phát triển hệ 2
phát triển trong lãnh vực thống tương tự trước đây
đề xuất
6 Kích thước hệ thống Thấp hệ thống chỉ bao gồm 2
phân hệ con và ước tính
thời gian triển khai <= 3
tháng với 5 thành viên
tham gia
Bảng đánh giá tổng hợp rũi ro kỹ thuật của hệ thống theo ma trận được đề xuất bởi Cash,
1992.

70
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

Low struture High Structure


High Familiarity Large project (1) (2)
with Technology or Low risk Low risk
Application Area
Small project (3) (4)
Very low risk Very low risk
Low Familiarity Large project (5) (6)
with Technology or Very high risk Medium risk
Application Area
Small project (7) (8)
High risk Medium-low risk
Trong đó, phần tô nền xám là phần liên quan đến hệ thống. Kết quả tổng hợp là ô số (3)
cho biết độ rũi ro về kỹ thuật là rất thấp.

II.3 Khả thi về hoạt động


Là tiến trình đánh giá mức độ mà dự án HTTT giải quyết các vấn đề kinh doanh hoặc tạo
thuận lợi cho các cơ hội kinh doanh đã được phác thảo và nghiên cứu ban đầu khi đặt vấn
đề về dự án, việc đánh giá này cũng bao gồm việc phân tích sự tác động của hệ thống mới
về cấu trúc và thủ tục của đơn vị, các hệ thống có tác động rộng rãi và đáng kể đến thủ tục
và cấu trúc của đơn vị sẽ có nhiều rũi ro hơn.
Dự án:…………… Người đánh giá: …………. Ngày:…/../…
STT Rũi ro Đánh giá Mô tả đánh giá Mô tả khắc
phục
1 Giải quyết được vấn đề
kinh doanh hoặc tạo ra
những cơ hội mới được
đặt ra cho dự án (liệt kê
từng vấn đề cụ thể và
đánh giá)
2 Tác động của hệ thống
mới về cấu trúc và thủ
tục của đơn vị

II.4 Khả thi về lịch thực hiện


Là tiến trình đánh giá mức độ về khung thời thời gian và ngày hoàn thành tất cả các hoạt
động chính của dự án khả thi với thời điểm mốc của đơn vị, và với khung thời gian đó có
giải quyết hết tất cả các nhu cầu và các ảnh hưởng ràng buộc của đơn vị không? Ví dụ,
thời điểm giới hạn nộp thuế, một thời điểm đặc biệt trong chu trình kinh doanh (như là tới
mùa Tết phải đưa ra sản phẩm mới), hoặc ít nhất bởi đối thủ cạnh tranh cũng mong muốn
đưa ra một hệ thống tương tự do đó phải tranh thủ thời gian để hệ thống của đơn vị phải
đưa ra trước đối thủ. Hoặc có những hệ thống mà sự hoàn thành của nó tại một thời điểm
thì tạo ra một cơ hội kinh doanh rất lớn hoặc sau thời điểm đó thì có ý nghĩa gì hết.

71
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

Tuy nhiên, các hoạt động được thực hiện đúng thời gian khi nguồn lực dự trù cho hoạt
động đó là sẳn sàng trong thời gian hoạch định. Ví du, việc triển khai kiểm tra và sử dụng
thử nghiệm sẽ khó thành công khi dự trù thực hiện vào những ngày mùa hàng cao điểm
và tất cả nhân viên của công ty đều rất bận rộn cho công việc của mình, thì chắc chắn dù
cố gắng đến đâu đi nữa thì các nhân viên đều không thể có đủ thời gian để hoàn thành
việc sử dụng thử nghiệm một cách đầy trách nhiệm. Điều này dẫn đến một rũi ro là thời
gian hoàn thành sẽ kéo dài ra.

II.5 Khả thi hợp đồng và hợp luật


Là đánh giá bao gồm bản quyền, sự vi phạm bảo mật, luật lao động, luật chống độc
quyền, các điệu lệ thương mại nước ngoài, các chuẩn báo cáo tài chính,… trong việc phát
triển hệ thống. Do đó, phải khảo sát các hợp đồng, bản quyền phần mềm phần cứng, các
thoả thuận về bảo vệ bí mật thông tin với đối tác, khách hàng.

III. Xây dựng tài liệu mô tả hệ thống


Tất cả các kết quả liên quan đến hệ thống cho đến giai đoạn này được mô tả trong một tài
liệu gọi là Tài liệu kế hoạch phát triển hệ thống. Tài liệu sẽ được gởi đến tất cả các thành
viên tham gia để kiểm tra lại tất cả các điều khoản được đặt ra cho hệ thống trước khi đưa
vào thực hiện. Tài liệu này chính là đầu ra của giai đoạn này, dùng làm cơ sở đầu vào cho
giai đoạn phân tích. Tài liệu bao gồm 4 mục chính được liệt kê trong bảng sau:

TÀI LIỆU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG


1.0 Giới thiệu
1.1 Tổng quan về hệ thống: giới thiệu tóm tắt về phạm vi, tính khả thi, yêu cầu
tài nguyên, lịch biểu. Thêm phần diễn giải bài toán, môi trường hệ thống
sẽ cài đặt và các ràng buộc của hệ thống
1.2 Đề xuất:
2.0 Mô tả tả hệ thống
2.1 Các phương án: cung cấp một trình bày ngắn gọn về các cấu hình phương
án hệ thống.
2.2 Mô tả hệ thống: cung cấp một mô tả về phương án được chọn và trình bày
về thông tin vào, các xử lý thông tin và thông tin kết quả.
3.0 Đánh giá khả thi
3.1 Phân tích khả thi kinh tế: cung cấp một chứng minh khả thi kinh tế dựa
trên việc phân tích chi phí – lơi nhuận.
3.2 Phân tích khả thi kỹ thuật: cung cấp một mô tả về rũi ro kỹ thuật và một tỉ
lệ rũi ro toàn bộ hệ thống.
3.3 Phân tích khả thi hoạt động: cung cấp một mô tả về các thức mà hệ thống
mới sẽ giải quyết được các vấn đề quản lý đặt ra và tạo ra các cơ hội mới
về các hoạt động kinh doanh.
3.4 Phân tích khả thi về hợp đồng và hợp luật: mô tả về các rũi ro hợp đồng và
hợp luật của hệ thống.
4.0 Các phát sinh về quản lý
4.1 Quản lý thành viên tham gia: cung cấp bản mô tả vai trò của các thành
viên tham gia và quan hệ trách nhiệm công việc giữa các thành viên.
4.2 Kế hoạch trao đổi: cung cấp mô tả về các nguyên tắc giao tiếp theo từng
loại đối tượng: người quản lý, thành viên, khách hàng.
4.3 Các qui định thủ tục: mô tả các bước đánh giá và chấp nhận bởi khách

72
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

hàng.
4.4 Các liên quan khác: các phát sinh khác không liên quan đến các kế hoạch

Phần giới thiệu


Mục đích của phần giới thiệu là cung cấp một tổng quan của toàn bộ tài liệu và phác thảo
một tiến trình hành động cho hệ thống. Phần này bao gồm một vài trang, mặc dù đây là
phần đầu tiên trong tài liệu nhưng nó thường được xây dựng sau cùng bởi vì các ý tưởng
chung nhất được xác định sau khi tất cả các phần chi tiết khác phải rõ ràng.
Một hoạt động khởi tạo được thực hiện là định nghĩa phạm vi của hệ thống, việc xác định
phạm vi hệ thống phụ thuộc vào 4 yếu tố sau:
Những bộ phận nào của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng hoặc sử dụng hệ thống?
Những hệ thống nào tương tác hoặc phái thích ứng với hệ thống mới, hệ thống
nào bị thay đổi khi triển khai hệ thống mới?
Những đối tượng nào bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp liên quan đến hệ
thống?
Các tiềm năng nào của hệ thống đáng được quan tâm?

Mô tả phạm vi hệ thống: Người lập: Nguyễn Văn A……


Cửa hàng Nước giải khát….. Ngày: 05/07/2003
Thông tin tổng quan
Tên dự án: Quản lý bán hàng
Nhà tài trợ: ……………………
Quản lý dự án: Nguyễn Văn A
Phát biểu vấn đề
Công việc bán hàng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Cửa hàng có nhu cầu cải tiến việc
tự động lưu trữ, xử lý tính toán, tìm kiến và in ấn báo cáo nhằm đáp ứng được một khối
lượng lớn về xử lý thống tin và tính chính xác của thông tin. Đây chính là một cơ hội cải
tiến để Cửa hàng nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm hoàn thành các mục tiêu kinh doanh
đề ra.
Mục tiêu
- Cho phép bộ phận bán hàng lưu trữ tất cả thông tin về bán hàng hằng ngày và
tìm kiếm thông tin khách hàng, chứng từ, tồn kho chính xác để trợ giúp cho
công việc bán hàng.
- Bộ phận kho tự động hóa thông tin tồn kho để giúp cho họ có thể truy cập thông
tin tồn kho nhanh chóng nhằm cung cấp nhanh chóng cho các bộ phận khác và
quản lý nhập kho hợp lý.
Mô tả
Hệ thống mới sẽ thu thập tất cả thông tin về đơn đặt hàng, hóa đơn giao hàng, các chứng
từ về nhập xuất kho, tính toán thông tin tồn kho tại bất kỳ thời điểm trong ngày, hỗ trợ
hiển thị và báo cáo thông tin tổng hợp bán hàng cho khách hàng, doanh thu hàng tháng và
tổng hợp các thông tin mua hàng từ nhà cung cấp giúp cho việc xác định và chọn lựa tốt
nhất nhà cung cấp cho từng loại nước giải khát.
Lợi ít mang lại
(cung cấp bảng tóm tắt các lợi nhuận dựa trên kết quả phân tích lợi nhuận ở trên)
Các bước thực hiện
- Phân tích thiết kế
- Lập trình

73
Phần 1 - Tổng quan Chương 3 - Khởi tạo và lập kế hoạch hệ thống

- Biên soạn tài liệu


- Huấn luyện sử dụng
Thời gian ước tính
4 tháng

Mô tả hệ thống
Phác thảo các phương án chọn lựa sơ khởi cho hệ thống và đề xuất một phương án thích
hợp nhất. Các phương án ở giai đoạn này được mô tả ở mức cao, có thể bao gồm một
trong những dạng sau:
Cơ sở dữ liệu tập trung với hệ thống phần cứng tương ứng
Cơ sở dữ liệu phân tán với các vị trí phân tán tương ứng
Phương án mua phần mềm đóng gói
Đánh giá khả thi
Phác thảo các đánh giá khả thi về kinh tế, kỹ thuật, hoạt động và hợp luật. Phần này cũng
bao gồm luôn lịch biểu ước tính thời gian thực hiện các giai đoạn được xác định bởi biểu
đồ PERT và Gantt
Các phát sinh về quản lý
Phần đầu tiên trong đoạn này xác định những loại người nào sẽ tham gia hệ thống, ai sẽ
chịu trách nhiệm trên công việc gì, và công việc sẽ được kiểm tra và giám sát như thế
nào.
Phần thứ hai diễn giải các nguyên tắc, hình thức để trảo đổi làm việc giữa các thành viên,
bao gồm luôn các cơ chế để các thành viên chia sẽ thông tin.

III.1 Kiểm tra và xác nhận tài liệu hệ thống


Trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo, tất cả thành viên phải kiểm tra lại Tài liệu mô
tả hệ thống. Mục đích là đảm bảo tất cả các bên liên quan phải hiểu và đồng ý với bản Tài
liệu kế hoạch phát triển hệ thống, và để đảm bảo rằng hệ thống được đề nghị phù hợp với
các chuẩn mực của đơn vị và đang hướng đúng mục tiêu. Thông thường một cuộc họp
được tổ chức bao gồm những thành viên liên quan để đảm bảo tính khách quan và nhờ
cuộc họp này mọi mơ hồ về hệ thống sẽ được làm sáng tỏ và mọi người sẽ hiểu thông
suốt về hệ thống mới. Các thành viên tham dự cuộc họp bao gồm:
- Điều phối viên: người lập kế hoạch cuộc họp và điều phối nội dung buổi
họp. Thường là trưởng dự án hoặc phân tích viên có trách nhiệm chính
trong giai đoạn này.
- Người đại diện: những đại diện cho những nhóm công việc trong giai đoạn
sẽ trình bày công việc của nhóm mình.
- Người dùng: người sẽ sử dụng hệ thống mới nhằm đảm bảo rằng các công
việc thoả mãn nhu cầu sử dụng.
- Thư ký: người ghi nhận các thông tin của cuộc họp
- Giám sát viên: vai trò của người này là đảm bảo kết quả phù hợp với các
chuẩn kỹ thuật của đơn vị (thủ tục, phương pháp, định dạng tài liệu,…)

74

You might also like