Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài Tập Số 1

I. Đọc Chương 01 Tổng quan về Tài chính quốc tế và hệ thống tiền tệ quốc tế
II. Trả lời các câu hỏi sau đây

Câu 1: Sử dụng đồ thị cung cầu về tỷ giá để diễn tả những hiện tượng sau:

 Giá USD tăng so với VND, do đó, nhu cầu cho USD giảm đi do hàng hóa Mỹ đắt hơn cho
người tiêu dùng Việt Nam
 Giá USD tăng so với VND, do đó, kích thích xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp
xuất khẩu thu được nhiều USD hơn, gửi vào ngân hàng. Điều này làm cho nguồn cung USD
tăng lên
 Do trình độ khoa học kỹ thuật tiến bộ, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng tốt
hơn. Do đó, người tiêu dùng Mỹ mua nhiều hàng xuất khẩu của Việt Nam hơn, ngay cả khi tỷ
giá không thay đổi
 Do căng thẳng biển đảo, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch
giảm mạnh, ngay cả khi tỷ giá VND, nhân dân tệ không thay đổi. Trước tình hình này,
NHNN phải can thiệp để giữ tỷ giá không thay đổi.

Câu 2: Tóm tắt về hệ thống bản vị vàng trong từ 5 đến 10 dòng (ngắn gọn, đủ ý), trong đó nêu lên:

a. Định nghĩa
b. Ưu điểm
c. Nhược điểm
d. Tại sao hệ thống này sụp đổ

Câu 3: Tóm tắt về hệ thống Bretton Woods trong từ 5 đến 10 dòng (ngắn gọn, đủ ý), trong đó nêu lên:

a. Định nghĩa
b. Ưu điểm
c. Nhược điểm
d. Tại sao hệ thống này sụp đổ

Câu 4: Trên đồ thị cung cầu ngoại tệ, hãy diễn tả những sự kiện sau:

a. Kinh tế Nhật Bản hồi phục nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ 2 và xuất khẩu sang
Hoa Kỳ tăng vọt
b. Trên lý thuyết, đồng yên nhật sẽ tăng giá so với USD, tuy nhiên Ngân hàng trung ương
Nhật Bản tung tiền yên nhật để mua USD, giữ cho tỷ giá không thay đổi

Câu 5: Download số liệu về GDP Nhật Bản và GDP Trung Quốc theo link sau:

http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD
Download số liệu về Dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản và Trung Quốc theo link sau:
http://data.worldbank.org/indicator/FI.RES.TOTL.CD
 Từ 2 số liệu này, vẽ đồ thị (trên excel) về dự trữ ngoại tệ tính theo %GDP của Nhật Bản
và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay. In 2 đồ thị này ra và nộp cùng bài tập
 Bạn có thấy dự trữ ngoại tệ (tính theo %GDP) của Nhật Bản tăng vọt khoảng trước thời
kỳ sụp đổ của Bretton Woods không? Theo bạn thì lý do tại sao?
 Bạn có thấy dự trữ ngoại tệ (tính theo %GDP) của Trung Quốc tăng cao trong thời gian
gần đây không? Theo bạn lý do vì sao?

Câu 6: Tìm 1 nước có chế độ tỷ giá thả nổi và 1 nước có chế độ tỷ giá cố định (khác với 2 nước trong bài
giảng). Vẽ đồ thị về tỷ giá của 2 nước này theo thời gian. Bạn có thể lấy số liệu về tỷ giá tại đây:

http://data.worldbank.org/indicator/PA.NUS.FCRF

Câu 7: Nêu lên các chi phí cho dự trữ ngoại tệ

Câu 8: Nêu lên ưu, nhược điểm của tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi.

Câu 9: Hãy xem nội dung của phóng sự: “Việt Nam chưa bị Mỹ coi là nước thao túng tiền tệ” từ Tin tức
FBNC TV (tháng 1/2020). Đường link tại:

https://www.youtube.com/watch?v=ZSReASm-ZTE

Hãy trả lời những câu hỏi sau:

a. Theo phóng sự này, ba tiêu chí để Hoa Kỳ coi một quốc gia là “thao túng tiền tệ” là gì?
b. Sử dụng mô hình xác định tỷ giá dựa trên quan hệ xuất nhập khẩu đã học, bạn hãy giải
thích tại sao, theo quan điểm từ phía Mỹ, đây lại là 03 tiêu chí xác định một quốc gia là
thao túng tiền tệ. Lưu ý: Bạn cần liên hệ với các kiến thức đã học trên lớp.
c. Cũng theo phóng sự này, tại sao Việt Nam chưa bị Hoa Kỳ coi là quốc gia thao túng tiền
tệ. Lưu ý: Bạn cần liên hệ với các kiến thức đã học trên lớp.

You might also like