mai kiều liên

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Khái niệm
Phong cách giao tiếp là cách thức mà một cá nhân thích sử dụng để giao
tiếp với người khác. Thực tế là nhiều mối quan hệ giữa con người với nhau
đòi hỏi có sự trao đổi thông tin nói lên ý nghĩa quan trọng của phong cách
giao tiếp.
Về nhà quản trị làm cho hoạt động trao đổi thông tin giữa các cá nhân có hiệu
quả trở nên rất quan trọng. Cách thức mà nhà quản trị trao đổi thông tin ở
cương vị người gửi lẫn cương vị người nhận đóng vai trò quan trọng để nâng
cao hiệu quả của công việc.
Trên lý thuyết, các nhà quản trị mong muốn trao đổi thông tin hiệu quả có thể
sử dụng cả phương pháp phơi bày và thông tin phản hồi để mở rộng lĩnh vực
hiểu biết chung, miền vũ đài. Tuy nhiên, trong thực tế không phải bao giờ nhà
quản trị cũng có thể sử dụng cả hai phương pháp này. Khả năng của họ trong
vấn đề này cũng khác nhau, ít nhất có thể xác định có bốn phong cách quản trị
khác nhau.
- Phong cách 1: Các nhà quản trị không thích sử dụng phương pháp phơi bày
và cũng không thích sử dụng thông tin phản hồi. Miền không biết chiếm ưu
thế trong phong cách này, bởi vì nhà quản trị không muốn mở rộng lĩnh vực
kiến thức của bản thân hay kiến thức của người khác. Các nhà quản trị kiểu
này thường tỏ ra xa lánh và lạnh nhạt với người khác. Đây là đặc điểm của
nhà quản trị độc đoán.
- Phong cách 2: Một số nhà quản trị mong muốn đem lại sự hài lòng nào đó
đối với cấp dưới nhưng không có khả năng nói chuyện cởi mở và bộc lộ cảm
giác, ý kiến của mình. Vì thế, nhà quản trị kiểu này không thể sử dụng cách
phơi bày và họ phải dựa vào thông tin phản hồi. Cấp dưới thường không tin
cậy những nhà quản trị như vậy, bởi vì họ cảm thấy rằng những nhà quản trị
này thường giấu giếm các ý tưởng và ý kiến của họ. Đây là đặc điểm thường
thấy ở những nhà quản trị có phong cách lãnh đạo dễ dãi.
- Phong cách 3: Các nhà quản trị đánh giá cao những ý tưởng và ý kiến của
bản thân, chứ không phải là của người khác, thường sử dụng cách phơi bày
bằng cái giá của thông tin phản hồi. Hậu quả của phong cách này là điểm mù
tồn tại mãi mãi và còn mở rộng ra. Các nhà quản trị kiểu này thường có
những người dưới quyền không thân thiện, không vững vàng và hay bực bội.
Những người dưới quyền nhận ra ngay rằng các nhà quản trị như vậy chủ
yếu quan tâm đến việc duy trì ý thức về tầm quan trọng và uy thế của bản
thân mình.
- Phong cách 4: Phong cách trao đổi thông tin giữa các cá nhân có hiệu quả
nhất là phong cách sử dụng cân bằng phương pháp phơi bày và thông tin
phản hồi. Những nhà quản trị yên tâm với vị trí của mình cảm thấy có thể
thoải mái bộc lộ cảm giác của chính mình và thu thập thông tin phản hồi của
người khác. Trong trường hợp này miền vũ đài sẽ mở rộng ra và việc trao
đổi thông tin trở nên hiệu quả hơn.
 Tóm lại, yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của việc trao đổi
thông tin giữa các cá nhân là phong cách giao tiếp, thái độ của nhà quản
trị đối với việc phơi bày và thông tin phản hồi.

2. Phong cách giao tiếp của Chủ tịch ủy ban chiến lược Mai Kiều Liên:
Trực tiếp, quyết đoán và tôn trọng, quan tâm.
- Trực tiếp, quyết đoán
+ Phong cách giao tiếp của bà Mai Kiều Liên được cho là rất trực tiếp,
thẳng thắn, dân chủ và quyết đoán. Bà là chuyên gia trong ngành sữa và thực
phẩm, có phong cách lãnh đạo sáng tạo, luôn tìm kiếm sự đổi mới và cải tiến
trong quản lý, đồng thời là người rất quyết tâm, có đạo đức và trên hết là khiêm
tốn. Với quyết tâm của mình, bà đã giúp Vinamilk vượt qua cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, dẫn dắt thị phần Vinamilk
trên thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Hơn nữa, bà không những quyết
đoán mà còn có tinh thần dân chủ, hiện bà đang quản lí rất nhiều chi nhánh với
hàng trăm nghìn nhân viên vì vậy việc mỗi người đều có một quan điểm khác
nhau là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với cương vị là một nhà quản trị,
bà Liên luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến cũng như suy nghĩ và mong muốn của
các nhân viên từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của công ty.
 Biên lợi nhuận gộp ("LNG") hợp nhất quý II/2023 đạt 40,5%, tăng 170 điểm
cơ bản so với quý trước và tương đương với cùng kỳ 2022.
 Doanh thu tài chính hợp nhất quý II/2023 đạt 384 tỷ đồng, tăng 42 tỷ đồng
so với cùng kỳ năm trước.
 Biên lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,7%, tăng 100 điểm cơ bản so với
quý trước và tăng 60 điểm cơ bản so với cùng kỳ 2022.
 Sau khi thay đổi logo, giá trị thương hiệu của Vinamilk đã tăng lên mốc 3 tỷ
USD từ con số 2.8 tỷ USD năm trước (dữ liệu Brand Finance, 2023), khẳng
định vị trí số 1 trong các thương hiệu thực phẩm tại Việt Nam, đồng thời là
thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới. ở quý 2/2023 đã xuất hiện tín hiệu
đảo chiều rõ nét khi doanh thu thuần đạt 15.200 tỷ đồng (tăng 1,6% so với
cùng kỳ và 8,6% so với quý trước) và lợi nhuận đạt 2.220 tỷ đồng (tăng
5,6% so với cùng kỳ và 16,5% so với quý trước). Đây là quý đầu tiên VNM
công bố lợi nhuận tăng trưởng sau 5 quý sụt giảm liên tiếp.
+ Luôn tạo lòng tin không chỉ với người tiêu dùng mà còn với các nhân
viên trong tập đoàn và chia sẻ những mục tiêu, kế hoạch phát triển của
Vinamilk với công chúng. Là một nhà lãnh đạo tài ba, bà quan niệm rằng:
“Với tầm nhìn chiến lược, hành xử công bằng và chuẩn mực sẽ giúp tạo dựng
lòng tin cho toàn bộ nhân viên cổ đông và các đối tác làm nền tảng để thương
hiệu thực hiện “lời hứa thương hiệu” với khách hàng. Nếu trong nội bộ mà mất
đi lòng tin thì không thể tạo dựng được sự tín nhiệm từ các khách hàng bên
ngoài.” Bà luôn minh bạch, công khai trong mọi hoạt động, với những ý kiến
trái chiều của các cá nhân, bà luôn xem xét kiểm tra kỹ lưỡng thông tin để xác
thực sự việc, sau đó đều công khai xử lý nhắc nhở những điều mà chưa đạt
được hay cần cải thiện. Bà xây dựng lòng tin trong lòng các nhân viên từ những
hành động nhỏ nhất khi thực hiện những điều mà mình đã nói, đã đưa ra. Với
khách hàng thì sự tin tưởng đối với bà lại càng được đặt lên hàng đầu.
 Vinamilk luôn giữ được những vị khánh cũ và đồng thời thu hút nhiều khách
hàng mới bởi sự tin tưởng về tập đoàn cũng như chất lượng của sản phẩm.
 Theo báo cáo ngành Thực phẩm và Đồ uống 2022 của Brand Finance,
Vinamilk lại tiếp tục lập kỉ lục mới khi gia tăng giá trị thương hiệu của mình
18%, đạt 2,8 tỷ USD, vươn lên vị trí thương hiệu tiềm năng nhất trong
ngành sữa toàn cầu

- Tôn trọng, quan tâm


+ Bà Mai Kiều Liên có khả năng lắng nghe tốt và luôn tôn trọng ý kiến của
người khác. Bà luôn lắng nghe ý kiến từ các nhân viên và khuyến khích sự
tham gia tích cực của tất cả mọi người. Phần lớn các công việc bà đều xử lý qua
email. Nhân viên trong công ty khi bất cứ ai có bức xúc gì đều có thể gửi qua
email và bà sẽ trả lời ngay. Bà đã lập một hòm mail riêng cho các nhân viên và
lãnh đạo công ty để tiếp nhận ý kiến của mọi người một cách khách quan nhất
và có thể dễ dàng theo dõi các vấn đề thắc mắc, đặc biệt những người có chung
mối băn khoăn thì điều này sẽ giúp họ giải quyết khúc mắc nhanh chóng.
 "Làm sao cho mọi người cảm thấy rằng 5 giờ chiều thích về nhà và 8 giờ
sáng thích lên công ty, đó là một công ty thành công".
 Mặc dù là người quản lý cấp cao nhưng bà rất tỉ mỉ, nắm công việc ở những
chi tiết rất nhỏ, sâu sát từng sản phẩm của Vinamilk. Nhờ vậy mà bà luôn có
sức thuyết phục đối với cán bộ công nhân viên, thống nhất được mọi người
thành một khối để phát huy sức mạnh của tập thể.
+ Bà có khả năng thuyết phục và truyền cảm hứng cho những người xung
quanh. Gắn bó với Vinamilk và ngành sữa Việt Nam, bà Mai Kiều Liên không
chỉ để lại dấu ấn mạnh mẽ với cương vị là một nữ lãnh đạo tài ba trên thương
trường với câu mà còn là hình ảnh truyền cảm hứng của người Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới từ chính những giá trị sống, trách nhiệm của mình vào những
hoạt động hướng tới cộng đồng của Vinamilk. Với mục đích tốt đẹp và tầm
nhìn xa, các quyết định của bà cũng như mọi hoạt động của Vinamilk luôn xoay
quanh việc làm sao để đưa đến cộng đồng những sản phẩm dinh dưỡng có lợi
nhất cho sức khỏe, làm sao để trẻ em Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể
chất và trí tuệ.
 Hàng loạt chương trình hướng về cộng đồng đặc biệt là đối tượng trẻ em đã
được Vinamilk thực hiện như Chương trình Quỹ sữa vươn cao Việt Nam,
Chương trình Sữa học đường đã đem lại lợi ích cho hàng triệu trẻ em Việt
Nam.
 Kết luận: Có thể thấy được rằng, phong cách giao tiếp của bà Mai Kiều
Liên chính là phong cách giao tiếp hiệu quả nhất - Phong cách cân bằng giữa
phương pháp phơi bày và thông tin phản hồi.
 Luôn sẵn sàng chia sẻ những quyết định, mục tiêu, kế hoạch của mình với
toàn bộ nhân viên.
 Lắng nghe, trao đổi và đưa ra lời khuyên hữu ích với nhân viên.
 Trở thành một vị lãnh đạo đáng tin cậy với những hành động, lời nói quyết
đoán và dân chủ.
 Bà Mai Kiều Liên là người có phong cách giao tiếp rất quyết đoán, dân chủ
và luôn lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của mọi người.

Phương pháp phơi bày:


Bà Mai Kiều Liên có khả năng lắng nghe tốt và luôn tôn trọng ý kiến của
người khác. Bà luôn lắng nghe ý kiến từ các nhân viên và khuyến khích sự tham
gia tích cực của tất cả mọi người. Phần lớn các công việc bà đều xử lý qua email.
Nhân viên trong công ty khi bất cứ ai có bức xúc gì đều có thể gửi qua email và bà
sẽ trả lời ngay. Bà đã lập một hòm mail riêng cho các nhân viên và lãnh đạo công
ty để tiếp nhận ý kiến của mọi người một cách khách quan nhất và có thể dễ dàng
theo dõi các vấn đề thắc mắc, đặc biệt những người có chung mối băn khoăn thì
điều này sẽ giúp họ giải quyết khúc mắc nhanh chóng.

Thông tin phản hồi:


, luôn tìm kiếm sự đổi mới và cải tiến trong quản lý, đồng thời là người rất quyết
tâm, có đạo đức và trên hết là khiêm tốn. Với quyết tâm của mình, bà đã giúp
Vinamilk vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, dẫn dắt thị phần Vinamilk trên thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
với cương vị là một nhà quản trị, bà Liên luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến cũng như
suy nghĩ và mong muốn của các nhân viên từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất cho sự
phát triển của công ty.

You might also like