Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH
HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: Lê Trương Niệm


Lớp: 12DHKT_TD

Nhóm 9:

1. Thái Thị Ngọc Huyền – 2007214693


2. Lê Thị Bích Ngọc – 2007214780
3. Ngô Tấn Phát – 2007214838
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan là bài nghiên cứu do nhóm em đã bỏ công sức ra thực hiện trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn đều đã ghi rõ nguồn
gốc.

Tác giả

1
LỜI CÁM ƠN

Nhóm em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Trương Niệm đã dành nhiều
thời gian, hết lòng giúp đỡ tụi em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tuy nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng có lẽ bài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi còn
những sai sót. Vì vậy chúng em kính mong quý thầy cô, các chuyên gia, những người
quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp để đề tài ngày
càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tụi em xin chân thành cảm ơn.

2
TÓM TẮT

3
MỤC LỤC

4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

5
DANH MỤC BẢNG

6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan


1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
Việc ấn định chính sách cổ tức để nhằm phân chia lợi nhuận sau thuế của công ty, đưa
ra quyết định bao nhiêu phần trăm sẽ được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu phần trăm
được sử dụng để chi trả cổ tức cho các cổ đông.
Việc chi trả cổ tức dù theo bất kỳ phương thức nào cũng làm giảm phần lợi nhuận giữ
lại của công ty. Nếu lợi nhuận giữ lại của công ty được đem tái đầu tư hứa hẹn dòng thu
nhập mang lại trong tương lai cho cổ đông, thì cổ tức là dòng thu nhập hiện hữu chắc
chắn mà cổ đông nhận được như là phần thưởng cho kết quả đầu tư của mình.
Chính sách cổ tức là vấn đề quan trọng trong quản lý tài chính với mục tiêu cuối cùng
là tối đa hóa giá trị công ty.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chính sách cổ tức là một trong những vấn đề
được các nhà đầu tư rất chú trọng. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, các
công ty niêm yết chưa có một chính sách cổ tức rõ ràng và đề tài này nhằm xem xét rình
hình chi trả cổ tức của các công ty ngành hàng tiêu dùng để từ đó phân tích những yếu tố
ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức.
1.1.2 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu các tác động ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị của công ty như thế nào.
1.1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích chính sách chi trả cổ tức.
Khách thể nghiên cứu: Các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
1.1.4 Mục tiêu
Mục tiêu chung: Phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành hàng tiêu dùng
niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Tìm hiểu những ưu
điểm và những bất cập.
Mục tiêu cụ thể: Xem xét thực trạng chi trả cổ tức của các công ty ngành hàng tiêu
dùng niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2019 – 2022. Và tìm hiểu chính sách cổ tức
của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn HOSE có ảnh hưởng đến giá trị
công ty hay không.
1.1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng chi trả cổ tức của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn
HOSE có tác động đến giá trị công ty không?

8
Các nhân tố EPS, tỷ suất cổ tức năm trước, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính có ảnh
hưởng đến tỷ suất cổ tức của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn HOSE
hay không?
1.1.6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định lượng.
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
- Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng.
1.1.7 Quy trình thực hiện các phương pháp
Về các thông tin nhóm tác giả sẽ tiến hành xử lý các thông tin trên báo cáo tài chính
của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn HOSE để tiến hành lấy dữ liệu
tính toán các số liệu cần thiết để chạy dữ liệu. Dữ liệu bao gồm 50 công ty ngành hàng
tiêu dùng trong 4 năm liên tục trong giai đoạn 2019 – 2022.
1.1.8 Phạm vi và hạn chế nghiên cứu
Chỉ tổng hợp, quan sát, phân tích dựa trên các số liệu đã công bố trên các phương tiện
thông tin truyền thông mà không cần phải lập ra các câu hỏi để tạo bảng khảo sát vì số
liệu có sức thuyết phục khá tốt, đo lường mức độ tác động của những yếu tố tác động lên
quyết định lựa chọn chính sách cổ tức của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng
khoán TP.HCM.
Những nghiên cứu này chỉ nhằm tạo cho những công ty niêm yết nói riêng mà còn là
tất cả các công ty cổ phần nói chung, một mức độ nhận thức chính xác và phù hợp về tầm
quan trọng của chính sách cổ tức và ảnh hưởng của nó đến giá trị của doanh nghiệp lớn
như thế nào thông qua việc phân tích dựa trên lý thuyết của M&M và phân tích các bất
hoàn hảo của lý thuyết ấy ứng dụng vào trong thực tế. Do đó, nghiên cứu này bỏ qua hầu
như rất nhiều quan điểm của các lý thuyết về cổ tức không liên quan.
1.1.9 Khung phân tích
Nghiên cứu sẽ tìm hiểu về các tác động của quy mô công ty, tỷ suất cổ tức năm trước,
thu nhập trên mỗi cổ phần, đòn bẩy tài chính đến tỷ suất cổ tức của các công ty ngành
hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE để tìm ra những ưu điểm và những
điểm bất cập của chính sách cổ tức ở Việt Nam.

9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm về cổ tức và các chính sách cổ tức
2.1.1.1 Cổ tức
Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng
những loại tài sản khác từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã
thực hiện nghĩa vụ tài chính hoàn tất. Theo luật Doanh nghiệp năm 2005, cổ tức trả cho
cổ phần ưu đã được thực hiện theo các quy tác, điều kiện áp dụng EU cho mỗi loại cổ
phần ưu đãi khác nhau, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi
nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả được trích từ nguồn lợi nhuân giữ lại của công
ty.
Cổ tức còn được gọi là lợi tức cổ phần, cổ tức là như nhau cho mọi cổ phiếu cùng một
loại, hoặc cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường), cổ phiếu ưu đãi. Sau khi thông báo chi
trả cổ tức được công bố, cổ tức sẽ trở thành khoản phải trả của công ty.
2.1.1.2 Cách thức, quá trình chi trả cổ tức
 Các hình thức chi trả cổ tức
 Trả cổ tức bằng tiền mặt
Cổ tức bằng tiền mặt là loại cổ tức phổ biến nhất. Nếu chọn thanh toán bằng tiền mặt
thì phải sử dụng đơn vị tiền tệ là Đồng Việt Nam và có thể thanh toán bằng séc, chuyển
khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của
các cổ đông.
Cổ tức tiền mặt là số đơn vị tiền tệ mà công ty thanh toán cho cổ đông tính trên phần
trăm mệnh giá một cổ phần. Hiện nay các cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam đều có mệnh giá
thống nhất là 10.000 đồng.
 Trả cổ tức bằng cổ phần
Khi doanh nghiệp có nhu cầu giữ lại lợi nhuận để đầu tư phát triển, họ hoàn toàn có thể
sử dụng cổ phiếu được phép phát hành hoặc có thể là cổ phiếu quỹ để trả cổ tức. Khoản
cổ tức cho từng cổ phiếu theo cách trả này là phần cổ phần thay cho khoản tiền.
Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như việc tách cổ phiếu, cả hai trường hợp đều
làm số lượng cổ phần tăng lên và giá trị cổ phần giảm xuống. Trả cổ tức bằng cổ phiếu
làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên và lợi nhuận chưa phân phối giảm xuống, trong khi
tách cổ phiếu làm giảm mệnh giá mỗi cổ phần.
LƯU Ý: Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không cần làm các thủ tục
chào các những cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124, 125 của Luật Doanh Nghiệp
2020. Công ty bắt buộc đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng số giá trị mệnh giá
10
những cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong khoản thời gian là 10 ngày, kể từ ngày doanh
nghiệp hoàn thành xong việc thanh toán cổ tức.
Lợi ích và hạn chế của việc thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu:
Lợi ích:
- Khi thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư không bị đánh thuế 2 lần nếu
nhận được cổ tức bằng cổ phiếu vì vậy sẽ làm tăng tính thanh khoản cho thị trường.
- Khi chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp doanh nghiệp sẽ giữ lại được phần vốn để có
thể vượt qua giai đoạn khó khăn của doanh nghiệp khi mở rộng kinh doanh hay đầu
tư vào những dự án mang lại lợi nhuận lâu dài hơn.
- Khi trả cổ tức bằng cổ phiếu giúp làm số lượng cổ phiếu được lưu hành sẽ tăng lên,
gián tiếp tăng tính thanh khoản của những cổ phiếu đó.
- Hình thức này làm giảm giá trị cổ phiếu, thu hút những nhà đầu tư khác mua vào, đặc
biệt khi có tin được chia cổ tức.
- Nếu doanh nghiệp đang mở rộng đầu tư thì hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu giúp
vốn đầu tư giảm nhanh hơn nhiều so với chia tiền mặt.
Hạn chế:
- Trong trường hợp mà sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, công ty hoạt động không hiệu
quả thì giá cổ phiếu hoàn toàn có thể bị giảm xuống.
- Nhà đầu tư phải chờ một khoảng thời gian tương đối lâu (cụ thể là vài tháng) để cổ
phiếu mới phát hành được chuyển vào tài khoản, sau đó mới có thể bán.
- Nhà đầu tư cũng cần phân tích kĩ và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp sử dụng thủ thuật tài chính, báo cáo kinh doanh tích cực nhưng
thực chất không tạo ra dòng tiền, lợi nhuận cao nhưng nằm nhiều ở khoản phải thu,
tài sản dở dang...
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu khiến cho giá cổ phiếu bị pha loãng, khó tăng trở lại, khó trả
cổ tức cao cho năm tiếp theo.
 Trả cổ tức bằng tải sản khác
Hình thức này khá ít xuất hiện so với hai hình thức bên trên, tuy nhiên sẽ có trường
hợp tùy theo điều lệ của mỗi công ty mà có thêm hình thức chi trả cổ tức này. Doanh
nghiệp có thể trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản hay cổ
phiếu của các công ty khác do doanh nghiệp sở hữu.
 Quá trình chi trả cổ tức
Phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn là 6 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội
đồng cổ đông hằng năm.
Hội đồng quản trị cần lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức
được trả đối với từng phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày mỗi lần trả cổ
tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi đi bằng phương thức bảo đảm đến cổ đông theo địa
11
chỉ đã đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước thời gian thực hiện chi
trả cổ tức. Thông báo bắt buộc phải có các nội dung sau đây:
- Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ CCCD, Giấy chứng minh nhân dân,
Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân.

- Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ
đông là tổ chức.
- Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng
số cổ tức mà cổ đông đó được nhận.
- Thời điểm và phương thức trả cổ tức.
- Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật
của công ty.
2.1.1.3 Các chính sách chi trả cổ tức
 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động
Chính sách này xác nhận một doanh nghiệp có nên giữ lại phần lợi nhuận khi doanh
nghiệp có những cơ hội đầu tư rất hứa hẹn với các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất mong
đợi mà những nhà cổ đông đòi hỏi.
Ngoài ra, nguyên lý giữ lại lợi nhuận thụ động cũng đề xuất các công ty “tăng trưởng”
thông thường sẽ có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn so với các công ty đang trong giai đoạn
hưng thịnh nhất. Nói cách khác, chính sách này tùy thuộc vào cơ hội đầu tư có sẵn. Tuy
nhiên, hầu hết những doanh nghiệp thường cố gắng để duy trì một mức cổ tức ổn định nào
đó theo thời gian. Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã bỏ qua nguyên lý về
chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, mà vì cổ tức có thể được duy trì sự ổn định hàng
năm theo hai cách:
- Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận ổn định với tỷ lệ khá cao trong những
năm có nhu cầu vốn cao. Nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc, hội
đồng quản trị hoàn toàn có thể thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải
giảm cổ tức.
- Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó tăng tỷ
lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức. Nếu doanh
nghiệp có thêm nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm thì chính sách vay nợ sẽ
phù hợp hơn so với cắt giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp
cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp.
 Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định
Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối ổn định.
Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng tiền mặt chi
trả cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác. Tương tự, những sự gia tăng trong tỷ lệ cổ tức cũng
12
thường bị trì hoãn cho đến khi các giám đốc tài chính công bố rằng các khoản lợi nhuận
trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn. Như vậy, tỷ lệ cổ tức có
khuynh hướng đi theo sau một gia tăng trong lợi nhuận và đồng thời cũng thường trì hoãn
lại trong một chừng mực nào đó.
 Các chính sách chi trả cổ tức khác
Ngoài các chính sách phía trên, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng các chính sách cổ
tức khác như:
- Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi
nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng có thể dao động theo.
- Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối
năm. Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc
nhu cầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai. Ngay cả khi
doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông cậy vào một
mức chi trả cổ tức đều đặn của họ; còn khi lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử
dụng ngay nguồn tiền dôi ra này, các doanh nghiệp sẽ công bố một mức cổ tức
thưởng cuối năm. Chính sách này giúp ban điều hành có thể linh hoạt giữ lại lợi
nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư là muốn nhận được
một mức cổ tức “bảo đảm”.
2.2 Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán là nơi lưu chuyển vốn trung và dài hạn, cung ứng vốn cho đầu
tư phát triển thông qua công cụ chứng khoán (chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu).
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Chứng khoán đã ngày càng lớn
mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ về quy mô, không ngừng
hoàn thiện về cấu trúc, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy hội
nhập quốc tế, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế (Theo Bộ Tài chính).
2.3 Tổng quan về các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng thuộc nông lâm ngư
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
a. Lịch sử hình thành và phát triển ngành hàng tiêu dùng nông lâm ngư nghiệp ở Việt
Nam
Trong giai đoạn trước và trong chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào
nông nghiệp với các sản phẩm như lúa gạo và cao su, trong khi ngành lâm nghiệp và ngư
nghiệp còn khá sơ khai. Sau chiến tranh, đặc biệt với sự bắt đầu của chính sách Đổi mới
vào 1986, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong tất cả ba lĩnh vực này.
Nông nghiệp phát triển từ việc tập trung vào sản xuất lương thực đến việc xuất khẩu. Lâm
nghiệp và ngư nghiệp cũng đã được hiện đại hóa và trở thành ngành công nghiệp quan
trọng. Sự hội nhập quốc tế và áp dụng công nghệ hiện đại từ đầu thế kỷ 21 đã thúc đẩy sự

13
phát triển này, giúp Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản chủ
chốt trên thế giới.
b. Giới thiệu các doanh nghiệp hàng tiêu dùng thuộc nông lâm ngư nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự niêm yết của nhiều doanh nghiệp
hàng đầu trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Một số công ty nổi bật bao gồm:
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (LTG): Nổi tiếng trong sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm nông nghiệp như giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
- Công ty Cố phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV): Một phần của Tập đoàn Charoen
Pokphand, chuyên về thức ăn chăn nuôi, thủy sản và sản phẩm từ chăn nuôi.
- Công ty Cổ phần Vinamilk (VNM): Là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất
sữa và các sản phầm từ sữa và dải sản phẩm rộng lớn.
- Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú (MPC): Được biết đến với việc sản xuất và xuất
khẩu tôm, Minh Phú là một trong những nhà xuất khẩu tôm hàng đầu.
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG): Tuy chủ yếu tập trung vào sản xuất thép,
Hòa Phát cũng tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi.
- Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Masan (MSN): Hoạt động mạnh mẽ trong
chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn gia súc, thủy sản.
Những công ty này không chỉ đóng góp tích cực cho ngành hàng tiêu dùng nông lâm
ngư nghiệp mà còn là lựa chọn đầu tư quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
c. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng thuộc
nông lâm ngư nghiệp khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng thuộc nông lâm ngư nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam thường phản ánh một bức tranh đa dạng về tình hình kinh
doanh. Chịu ảnh hưởng từ biến động giá cả hàng hóa toàn cầu, chính sách kinh tế và yếu
tố môi trường, hoạt động kinh doanh của họ biến đổi theo thời gian. Các công ty này
thường đối mặt với rui ro từ yếu tố khí hậu và thách thức từ quy định xuất nhập khẩu. Tuy
nhiên, nhiều công ty đã chứng minh khả năng thích nghi qua việc đầu tư vào công nghệ,
cải thiện chất lượng sản phầm và mở rộng thị trường. Tăng trưởng và mở rộng sau khi
niêm yết cho thấy sức mạnh vốn của họ.
2.4 Lịch sử các nghiên cứu trước đó
2.4.1 Các nghiên cứu trong nước về vấn đề cổ tức
Hiện nay ở Việt Nam, cổ tức là vấn đề mà các nhà đầu tư, cổ đông và các nhà quản lý
doanh nghiệp rất chú trọng vì nó là một phần lợi nhuận mà các nhà đầu tư và cổ đông sẽ
nhận được. Chính vì thế, ở Việt Nam đã có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề chi trả cổ
tức, cụ thể:

14
 Bài nghiên cứu của Lê Ngọc Nguyên về “Phân tích chính sách cổ tức của các
doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM”, tại đây tác giả đã xem xét
thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE giai đoạn năm 2006 –
2011 và chạy mô hình hồi quy để xem sự ảnh hưởng của các nhân tố EPS, tỷ suất
cổ tức năm trước, tốc độ tăng tài sản và quy mô công ty có ảnh hưởng đến tỷ suất
cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn HOSE hay không. Từ đó, tác giả đề xuất
một số gợi ý về chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trong tương lai.
 Bài nghiên cứu của Trần Thị Hải Lý và Đỗ Thị Bảy về “Cấu trúc sở hữu và
chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết: Bằng chứng tại Việt Nam”. Tác
giả xem xét mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và cấu trúc sở hữu của các công ty
phi tài chính được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE)
trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng
giải quyết vấn đề nội sinh nhằm đưa ra các kết quả thực nghiệm tin cậy về mối
quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam.
 Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Trang và Bùi Kinh Phương về “Nghiên
cứu các yếu tố quyết định đến chính sách chi trả cổ tức bằng kĩ thuật hồi quy Fama
– MacBeth: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”. Tác giả xem xét các yếu tố
quyết định đến chính sách chi trả cổ tức của công ty phi tài chính trên Thị trường
Chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2015 bằng kỹ thuật hồi quy Fama –
MacBeth từ đó phân tích tác động của quy mô công ty, tính thanh khoản của cổ
phiếu, đòn bẩy tài chính và mức độ nắm giữ tiền lên quyết định chi trả cổ tức công
ty.
 Bài nghiên cứu của Nguyễn Linh Giang về “Ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận
lên chính sách cổ tức ở Việt Nam”. Tác giả xem xét kỹ vấn đề quản trị lợi nhuận
và phân bổ hợp lý lợi nhuận để lại trong hoạt động kinh doanh và thanh toán cổ
tức. Cải thiện tác động tích cực của việc tạo ra lợi nhuận bằng cách quản lý hiệu
quả các khoản trích trước bất thường.
 Bài nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến về “Các nhân tố ảnh
hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến
chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE) nhằm làm phong phú thêm các bằng chứng thực nghiệm
liên quan đến vấn đề này.
 Bài nghiên cứu của Bùi Kim Phương về “Tính thanh khoản của cổ phiếu và
chính sách cổ tức”. Nghiên cứu này cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu có khả
năng giải thích đáng kể cho quyết định chi trả cổ tức của công ty bên cạnh các yếu
tố khác như khả năng sinh lợi, vòng đời công ty, mức độ nắm giữ tiền của công ty.
 Bài nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh và Phạm Thị Yến Nhi về “Ảnh hưởng
của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị
trường Chứng khoán Việt Nam”. Tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách
cổ tức và biến động giá cổ phiếu các công ty trên thị trường VN. Từ đó kết hợp với
đặc điểm của thị trường tại VN, tác giả đưa ra gợi ý cho các nhà quản trị tài chính
15
về chính sách phân phối lợi nhuận giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan ảnh
hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu, hỗ trợ cho việc ra quyết
định.
 Bài nghiên cứu của Phan Ngọc Thùy Như và Nguyễn Kim Phước về “Các yếu tố
ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành công nghiệp niêm yết tại
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả tìm hiểu liệu chính
sách cổ tức của các công ty nhóm ngành Công nghiệp chịu sự tác động bởi những
nhân tố nào, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 39 công ty nhóm ngành công nghiệp
đã và đang niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) trong 13 năm liên tục trong giai đoạn 2009 – 2020.
 Bài nghiên cứu của Nguyễn Kim Phước, Phạm Minh Tiến về “Các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức: nghiên cứu thực nghiệm các công ty hàng tiêu
dùng”. Nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ chi trả cổ tức
của các công ty hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM
(HOSE). Nghiên cứu phát hiện có sự khác biệt đáng kể giữa 2 hình thức chi trả cổ
tức, trong đó, các công ty thường chọn hình chi trả cổ tức bằng tiền mặt nhiều hơn
với mức chi trả cao hơn so với hình thức chi trả bằng cổ phiếu.
2.5 Lý thuyết về sự ảnh hưởng của cổ tức và các chính sách cổ tức
2.5.1 Lý thuyết dòng tiền tự do
Dòng tiền tự do được mô tả là dòng tiền ròng sau khi trừ đi tất cả các nhu cầu của các
dự án NPV dương. Jensen (1986) cho rằng khi có dòng tiền tự do thặng dư sẽ làm tăng
xung đột giữa chủ sở hữu và nhà quản lý.
Lý thuyết này giả định rằng các công ty chi trả cổ tức nhằm mục đích khắc phục những
vấn đề đại diện bắt đầu từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểu soát trong công ty
lớn có quyển sở hữu phân tán. Trong một công ty như vậy, đa số các đầu tư hoàn toàn
không có khả năng hoặc động cơ để giám sát và kiểm soát tất cả các hoạt động của nhà
quản lí. Khi xảy ra trường hợp đó, nhà quản lí sẽ có động cơ tham gia vào các hoạt động
mà có thể không phải vì lợi ích tốt nhất của các nhà đầu tư.
Một biểu hiện của điều này khi các nhà quản lí có một lượng lớn dòng tiền nhưng cơ
hội cho chúng ta đầu tư lại bị hạn chế rất nhiều. Đầu tư quá mức thường xảy ra ở các công
ty có mức dòng tiền tự do lớn nhất. Ban quản lí sẽ vì lợi ích của bản than mà có động cơ
đầu tư tiền mặt dư thừa vào những hoạt động làm giảm giá trị của công ty. Các hành động
này bao gồm những đặc quyền không cần thiết hoặc mua lại và mở rộng công ty mà
không có cơ sở. Do đó, các nhà nghiên cứu thường gọi kịch bản này là vấn đề đầu tư quá
mức cần thiết.
2.5.2 Lý thuyết chính sách cổ tức ổn định
Là chính sách mà theo đó công ty cổ phần có thể thực hiện việc chi trả cổ tức theo một
tỉ lệ ổn định tính trên lợi nhuận sau thuế của công ty.
16
Khi thực hiện theo chính sách này, nếu như lợi nhuận doanh nghiệp thường xuyên biến
động sẽ kéo theo sự biến động của cổ tức khi đó nhà đầu tư sẽ đánh giá hoạt động kinh
doanh của công ty có nhiều biến động và rủi ro, dẫn đến tỉ suất sinh lời đòi hỏi của nhà
đầu tư sẽ có thể tăng lên và làm cho giá cổ phiếu trên thị trường có thể giảm xuống.
Công ty luôn giữ được một phần lợi nhuận để lại công ty dành tái đầu tư.
Nếu thực hiện theo chính sách này sẽ thể hiện sự nhất quán của nhà quản trị công ty
trong việc trả cổ tức. Trong trường hợp công ty có doanh thu và lợi nhuận tương đối ổn
định thì cổ tức trả hàng năm cũng ổn định theo.
Tuy nhiên, theo đuổi chính sách này cũng làm lộ rõ tính bấp bênh trong hoạt động kinh
doanh của công ty, vì cổ tức sẽ thay đổi khi lợi nhuận thay đổi.
2.5.3 Lý thuyết vòng đời về cổ tức
Theo DeAngelo và cộng sự (2006), trong những năm đầu mới thành lập, công ty trả cổ
tức ít hơn khi các cơ hội đầu tư cao hơn so với vốn được tạo ra từ nội bộ. Ngược lại trong
những năm sau đó, công ty trả cổ tức nhiều hơn để giảm thiểu khả năng dòng tiền tự do bị
lãng phí do vốn được tạo ra từ nội bộ đã cao hơn các cơ hội đầu tư.
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.6.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu
Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này kế
thừa và đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất cổ tức
của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn HOSE.
Tác giả Nhân tố tác động Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu của Lê Ngọc Quy mô công ty, tỷ suất cổ Qua việc thống kê thực
Nguyên (2012) tức của các năm trước, tốc trạng chi trả cổ tức của các
độ tăng tài sản và thu nhập công ty niêm yết trên sàn
trên mỗi cổ phần HOSE giai đoạn 2006 –
2011 cho thấy các công ty
trong giai đoạn này có tỷ lệ
chi trả cổ tức 30 – 60%
chiếm đa số. Xu hướng chi
trả cổ tức bằng cổ phiếu
được ưa chuộng trong giai
đoạn này. Cuối cùng tác giả
sử dụng phương pháp hồi
quy OLS để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến
chính sách cổ tức của các
công ty niêm yết trên sàn
HOSE giai đoạn 2007 –

17
2011. Cụ thể tỷ suất cổ tức
cao khi thu nhập trên mỗi
cổ phần cao và tỷ suất cổ
tức của năm trước cao. Tỷ
suất cổ tức và quy mô công
ty có mối quan hệ nghịch
biến. Đồng thời, không tìm
thấy mỗi quan hệ có ý
nghĩa giữa tốc độ tăng tài
sản và tỷ suất cổ tức của
công ty.
Nghiên cứu của Nguyễn Khả năng sinh lời (ROA); Kết quả thực nghiêm cho
Thị Ngọc Trang và Bùi cơ hội tăng trưởng (MB, thấy khả năng sinh lợi, mức
Kim Phương (2017) DAA); Quy mô công ty độ nắm giữ tiền và vòng
(SIZE); Đòn bẩy tài chính đời công ty có tác động tích
(LTDA); Mức độ nắm giữ cực đến quyết định chi trả
tiền (CASHA); Tính thanh cổ tức. Ngược lại, cơ hội
khoản của cổ phiếu (TOR); tăng trưởng, đòn bẩy tài
Vòng đời công ty (RETA); chính và tính thanh khoản
Rủi ro (SYS, IDIO) của cố phiếu có tác động
tiêu cực lên chính sách chi
trả cổ tức của công ty,
Trong khi đó quy mô công
ty và rủi ro lại không có
ảnh hưởng đến chính sách
chi trả cổ tức.
Nghiên cứu của Phan Ngọc Thu nhập trên mỗi cổ phần Kết quả thống kê mẫu
Thùy Như và Nguyễn Kim (EPS); Tỷ lệ nợ trên vốn nghiên cứu dữ liệu của 39
Phước (2021) chủ sở hữu (LEV); Khả công ty thuộc nhóm ngành
năng thanh toán hiện hành công nghiệp niêm yết tại
(CP); Tốc độ tăng doanh HOSE trong giai đoạn 2009
thu (SAG); Quy mô công ty – 2010 cho thấy đặc điểm
(SIZE); Sở hữu nhà nước chung của các công ty
(SCA); Sở hữu nước ngoài ngành công nghiệp là quy
(FCA); Hình thức chi trả cổ mô tài sản lớn, một phần
tức bằng tiền và cổ phiếu được tài trợ từ nguồn vốn
(CSD). vay nên tỷ lệ nợ trên vốn
chủ sở hữu của công ty
cũng rất cao. Với kỳ vọng
tìm ra các nhân tố tác động
đến tỷ lệ chia cổ tức của
các công ty nhóm ngành
công nghiệp niêm yết trên
sàn HOSE trong giai đoạn

18
2009 – 2020 bằng phương
pháp FGLS để phân tích số
liệu của 39 công ty trong
nhóm ngành này. Kết quả
cho thấy các yếu tố: Thu
nhập trên mỗi cổ phần, tỷ lệ
nợ trên vốn chủ sở hữu,
quy mô công ty, sở hữu
nước ngoài và hình thức chi
trả cổ tức bằng tiền hay cổ
phiếu có tác động đến tỷ lệ
chi trả cổ tức (DIV). Cụ thể
thu nhập trên mỗi cổ phần
và hình thức chi trả cổ tức
(CSD) là hai biến tác động
cùng chiều đến tỷ lệ chi trả
cổ tức (DIV).
Nghiên cứu của Đặng Thị Tỷ suất cổ tức bằng tiền - DPO quan hệ cùng chiều
Quỳnh Anh và Phạm Thị mặt (CDY); tỷ suất cổ tức với biến động giá cổ phiếu
Yến Nhi (2015) bằng cổ phiếu (SDY); tỷ lệ khi ở cả 3 mô hình đều cho
chi trả cổ tức (DPO); và tốc hệ số hồi quy dương ở mức
độ tăng trưởng cổ tức ý nghĩa 5%. Khi tăng tỷ
(DG); quy mô công ty suất cổ tức bằng tiền mặt
(SIZE); tỷ lệ nợ dài hạn hoặc bằng cổ phiếu thì giá
trên tổng tài sản (LEV); cổ phiếu biến động tăng và
biến động thu nhập (EV) và ngược lại. Biến DG có mối
tốc độ tăng trưởng tài sản quan hệ âm với biến động
(GA). giá song biến này không có
ý nghĩa thống kê.
- Biến SIZE quan hệ ngược
chiều với biến động giá,
điều này phù hợp với kì
vọng và lý thuyết cổ điển.
Biến LEV có mối quan hệ
cùng chiều với biến động
giá doanh nghiệp khi cho
hệ số hồi quy dương ở cả 2
mô hình với mức ý nghĩa
1%.
2.6.2 Tóm tắt các kết quả lý thuyết về nghiên cứu thực nghiệm
Các kết quả lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm được trình bày tím tắt thông quan
bảng dưới đây:
Nhân tố tác động đến tỷ suất cổ tức Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
19
Quy mô công ty Lê Ngọc Nguyên (2012), Trần Thị Hải Lý
và Đỗ Thị Bảy (2015), Nguyễn Thị Ngọc
Trang và Bùi Kim Phương (2017), Đặng
Thị Quỳnh Anh và Phạm Thị Yến Nhi
(2015), Phan Ngọc Thùy Như và Nguyễn
Kim Phước (2021), Nguyễn Kim Phước
và Phạm Minh Tiến (2021).

Tỷ suất cổ tức năm trước Lê Ngọc Nguyên (2012), Trần Thị Hải Lý
và Đỗ Thị Bảy (2015), Nguyễn Linh
Giang (2020)

Thu nhập trên mỗi cổ phần Lê Ngọc Nguyên (2012), Phan Ngọc Thùy
Như và Nguyễn Kim Phước (2021),
Nguyễn Kim Phước và Phạm Minh Tiến
(2021).

Đòn bẩy tài chính Trần Thị Hải Lý và Đỗ Thị Bảy (2015),
Nguyễn Thị Ngọc Trang và Bùi Kim
Phương (2017).

Từ các tổng hợp về nhân tố tác động đến tỷ suất cổ tức cho thấy có nhiều nhà nghiên
cứu thực hiện vấn đề này. Nhóm nghiên cứu với quan điểm nghiên cứu sau kế thừa các
nhân tố từ các nghiên cứu trước đó và có điều chỉnh và bổ sung phù hợp với không gian
và thời gian. Do đó, nhóm đã quyết định chọn mô hình nghiên cứu của Lê Ngọc Nguyên
(2012) và Nguyễn Thị Ngọc Trang & Bùi Kim Phương (2017) làm nền tảng để xây dựng
mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất cổ tức vì:
 Mục tiêu nghiên cứu của nhóm có nét tương đồng với mục tiêu nghiên cứu của Lê
Ngọc Nguyên (2012) và Nguyễn Thị Ngọc Trang & Bùi Kim Phương (2017) là
cùng xem xét về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức
của các công ty niêm yết trên sàn HOSE.
 Nhóm nghiên cứu cũng chọn lựa tìm ra các tác động ảnh hưởng đến tỷ suất cổ tức
có nét tương đồng với các nhân tố của Lê Ngọc Nguyên (2012) và Nguyễn Thị
Ngọc Trang & Bùi Kim Phương (2017) đã đưa vào phân tích.
2.6.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ việc thừa kế các nghiên cứu trước và do dữ liệu thu thập thuộc dạng dữ liệu bảng
(Data panel – kết hợp các quan sát theo chuỗi thời gian và không gian), nhóm tác giả đề
xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Mô hình: TSCTTi = β0 + β1* TAISANTi + β2* LTDATi + β3* TSCTTi-1 + β4* EPSTi + u
- T = 1, 2, 3…, 50 (50 CTNY) i = 1, 2, 3, 4 (từ năm 2019 đến năm 2022).
20
2.5.4 Mô tả các biến trong mô hình
Vai trò trong
Các nhân tố Tên ký hiệu Đơn vị Công thức
mô hình
Tỷ suất cổ tức TSCT Biến phụ thuộc % Cổ tức hàng năm trên
mỗi cổ phiếu/Giá mỗi cổ
phiếu
Quy mô công ty TAISAN Biến độc lập Tỷ đồng Tổng tài sản
Đòn bẩy tài LTDA Biến độc lập Lần Thu nhập cổ phiếu
chính thường/Số lượng CP
thường đang lưu hành
Tỷ suất cổ tức TSCTi-1 Biến độc lập % Cổ tức năm trước trên
năm trước mỗi cổ phiếu/Giá mỗi cổ
phiếu năm trước
Thu nhập trên EPS Biến độc lập Đồng Tổng nợ/Tổng tài sản
mỗi cổ phần cuối năm t.
u Sai số ngẫu
nhiên
2.7 Ảnh hưởng của việc chi trả cổ tức và chính sách cổ tức
Việc chi trả cổ tức ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp đồng thời thông tin
hàm chứa trong việc chi trả cổ tức, tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức và cách thức chi trả
cổ tức ảnh hưởng đến biến động giá của các công ty niêm yết, ảnh hưởng trực tiếp đến
danh tiếng của công ty. Cổ tức có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty theo nhiều
cách khác nhau. Và việc chi trả đến từ lợi nhuận được giữ lại của các công ty chính vì thế
chỉ có các công ty có lợi nhuận đáng kể mới có khả năng thực hiện chi trả cổ tức.
Tâm lý thị trường về chia cổ tức
Các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường thì đều ưa thích các công ty có lịch sử chi
trả cổ tức ổn định. Điều này cho thấy các công ty đó có sức khỏe tài chính tốt, cổ phiếu
của các công ty này thường được các nhà đầu tư mua và nắm giữ để hưởng lợi từ cổ tức.
Khi có nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu thì giá cổ phiếu của các công ty này sẽ tăng lên
đáng kể. Và ngược lại, khi tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn bình thường hoặc không thực hiện
chi trả cổ tức thì điều đó cho thấy công ty này đang gặp khó khăn về tài chính hoặc có thể
là do công ty dùng lợi nhuận vào mục đích khác như là mở rộng sản xuất, kinh doanh hay
đầu tư vào bất động sản để tăng tài sản của công ty.
Ảnh hưởng của tuyên bố chi trả cổ tức lên giá cổ phiếu
Khi một công ty tuyên bố chi trả cổ tức và công bố tỷ lệ chi trả cổ tức và ngày chi trả
cổ tức, thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng mua cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng
quyền. Chính vì thế giá cổ phiếu thường sẽ tăng cao sau ngày công bố cổ tức và trước
ngày giao dịch không hưởng quyền. Cầu tăng cao thúc đẩy giá cổ phiếu tăng lên. Một số

21
nhà đầu tư còn kiếm lợi cho mình bằng cách mua cổ phiếu sát ngày chốt quyền và sau đó
sẽ bán lại.
Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp
Bài nghiên cứu “Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp và một số gợi
ý” của tác giả Nguyễn Ngọc Huy và Trương Thị Mỹ Trâm (2016) đã kiểm định mối quan
hệ giữa chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách
cổ tức bằng tiền có tác động lớn đến giá trị doanh nghiệp còn chính sách cổ tức bằng cổ
phiếu tác động không nhiều và không có ý nghĩa thống kê.
Theo Miller và Modigliani (1961), trong điều kiện thị trường hiệu quả thì chính sách cổ
tức không hề tác động đến giá trị Doanh nghiệp. Trong khi đó Litzenberger &
Ramaswamy (1979), Dyl & Weigand (1998) lại phản đối khi họ cho rằng chính sách chi
trả cổ tức sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Theo trường phái hữu khuynh bảo thủ
lập luận rằng giá trị cổ phần thực sự chịu ảnh hưởng của sự phân chia lợi nhuận thành cổ
tức và lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Trường phái này tin rằng chính sách chi trả cổ tức
cao sẽ làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp nên họ đề xuất các doanh nghiệp nên chi trả cổ
tức cao.
Tóm tắt chương 2

22
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Trọng tâm của đề tài này là nghiên cứu định lượng với mục đích kiểm định mô hình và
các giả thuyết nghiên cứu. Với việc khai thác và tìm hiểu những nghiên cứu liên quan đến
chính sách cổ tức đã có từ trước, chúng em xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên
phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với các nhân tố quy mô công ty, tỷ suất cổ tức năm
trước, thu nhập trên mỗi cổ phần và đòn bẩy tài chính.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp định lượng
Sử dụng dữ liệu liên quan đến các nhân tố tác động đến tỷ suất cổ tức của công ty dựa
trên bảng thống kê mà chúng em đã thu thập của 50 công ty ngành hàng tiêu dùng cụ thể
là từ báo cáo tài chính trong 4 năm liên tục giai đoạn 2019 – 2022 của các công ty đó. Sử
dụng phương pháp hồi quy OLS (Ordinary Least Squares) để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến sự chi trả cổ tức của các công ty. Bài nghiên cứu sẽ dựa trên mô hình hồi quy
của Lê Ngọc Nguyên (2012) và Nguyễn Thị Ngọc Trang & Bùi Kim Phương (2017) đánh
giá sự ảnh hưởng của: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ suất cổ tức năm trước và EPS
đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết.
Đầu tiên, là biến thể hiện quy mô công ty được đo lường bằng log của tổng tài sản cuối
năm của công ty qua các năm 2019 – 2022. Với kỳ vọng: Quy mô công ty có mối quan hệ
nghịch biến với tỷ suất cổ tức của công ty.
Thứ hai, ta xem xét đòn bẩy tài chính của công ty bằng cách tính tổng nợ/tổng tài sản
cuối năm t qua các năm 2019 – 2022. Với kỳ vọng: đòn bẩy tài chính có mối quan hệ
nghịch biến với tỷ suất cổ tức của công ty.
Thứ ba, là biến cổ tức năm trước để xem xét chính sách cổ tức của công ty có ổn định
hay không, hay cổ tức năm trước có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức năm nay hay không.
Theo quan điểm của lý thuyết chính sách cổ tức ổn định thì mối quan hệ này đồng biến.
Cuối cùng, ta xem xét các công ty có chi trả cổ tức theo thu nhập (EPS) hay không, hay
thu nhập có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty hay không. Chúng ta kỳ vọng
thu nhập có tác động cùng chiều đến tỷ suất cổ tức của công ty.
3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Nguồn số liệu mà nhóm nghiên cứu thu thập là từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các
công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn HOSE. Nhóm tiến hành thu thập các
thông số trên báo cáo tài chính của 50 công ty ngành hàng tiêu dùng trong 4 năm liên tục
từ năm 2019 – 2022 và tính toán các thông số liên quan đến các biến trong mô hình.

23
Cơ sở chọn mẫu: Từ những công ty trên sàn HOSE nhóm tác giả chọn ra 50 công ty
thỏa mãn những điều kiện:
Có đầy đủ số liệu về tổng tài sản và nợ phải trả cùng với các thông tin về việc chi trả cổ
tức giai đoạn 2019 – 2022.
3.2.3 Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng
Nghiên cứu sử dụng phương pháp Thống kê mô tả; mô hình hồi quy gộp (Pooled
OLS); mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) và mô hình ảnh
hưởng cố định (Fixed Effects Model – FEM) để ước lượng mô hình.
Mô hình hồi quy gộp: Mô hình được hồi quy bằng cách sử dụng tất cả dữ liệu xếp
chồng không phân biệt mỗi cá thể. Các cá thể trong bài nghiên cứu này là các doanh
nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán. Với mỗi cá thể, sai số là ảnh
hưởng của các yếu tố không quan sát được và không thay đổi theo thời gian và đặc trung
mỗi cá thể. Do đó mô hình này có thể bỏ qua những khác biệt giữa các cá thể, giữa các
thời gian quan sát (Gujarati & Porter, 2004).
Mô hình hồi quy OLS xem xét các doanh nghiệp là đồng nhất, điều này thường không
phản ánh đúng thực tế vì mỗi doanh nghiệp là một đơn vị độc lập, có những đặc điểm
riêng khác nhau có thể ảnh hưởng đến tính minh bạch. Như vậy, mô hình OLS có thể dẫn
đến các ước lượng bị sai lệch khi không kiểm soát được các tác động riêng biệt này.
Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên: Mô hình xem đặc điểm riêng giữa các doanh nghiệp
được giả định là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Mô hình xem
các phần dư của mỗi doanh nghiệp như là một biến giải thích mới.
Mô hình ảnh hưởng cố định: Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng biệt, có
thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, có sự tương quan giữa phần dư của mỗi doanh
nghiệp với các biến giải thích.
FEM có thể kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt không đổi theo
thời gian ra khỏi các biến giải thích để có thể ước lượng những ảnh hưởng của biến giải
thích lên biến phụ thuộc (Gujarati & Porter, 2004). Điều này là đơn nhất đối với mỗi
doanh nghiệp và không tương quan với đặc điểm của các doanh nghiệp khác và thể hiện
qua tung độ gốc của các doanh nghiệp có thể khác nhau. Sự khác biệt này có thể là do các
đặc điểm khác biệt của từng doanh nghiệp, như phong cách quản lý hay triết lý quản lý
của doanh nghiệp.

24
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả thống kê
Chỉ tiêu ĐVT TB Trung Giá trị Giá trị
vị nhỏ nhất lớn nhất
Tỉ suất cổ tức (TSCT) % 7,8 5,46 -137 194,33
Quy mô công ty (TAISAN) Tỷ đồng 3346 632,51 10,26 53332,4
Tỉ suất cổ tức năm trước % 7,7 5,45 -137 194,33
(TSCTI-1)
Thu nhập trên mỗi cổ phần Đồng 3012,5 1338,5 -3226 27224
(EPS)
Đòn bẩy tài chính (LTDA) Lần 2 0,47 0,034 79,28
Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu của 50 công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên
sàn Hose trong giai đoạn 2019 – 2022 cho thấy, đặc điểm chung của các công ty ngành
hàng tiêu dùng có quy mô tài sản tương đối lớn, mức chênh lệch tài sản giữa các công ty
là khá cao khi mà công ty có tài sản thấp nhất là 10,26 tỷ đồng thì công ty có tài sản lớn
nhất lại lên đến 53332,4 tỷ đồng.
EPS của các công ty ngành hàng tiêu dùng cũng khá tốt, bình quân là 3012,5 đồng/cổ
phần. Tuy nhiên biên độ dao động của EPS ngành hàng tiêu dùng cũng tương đối rộng (từ
-3226 đến 27224 đồng/cổ phần).
Tài sản của các công ty ngành hàng tiêu dùng đa số được tài trợ bởi các khoản nợ khi
mà chỉ số đòn bẩy tài chính trung bình của các công ty ngành hàng tiêu dùng là 2 cho thấy
với 1 đồng vốn các công ty huy động đến 2 đồng nợ, chúng ta thấy được rủi ro của các
công ty này là rất lớn nếu duy trì việc sử dụng nợ cao như vậy. Mức chênh lệch đòn bẩy
tài chính của các công ty ngành hàng tiêu dùng cũng rất cao khi hệ số thấp nhất là 0,034
còn cao nhất là 194,33.
Tỷ suất cổ tức trung bình của các công ty ngành hàng tiêu dùng là 7,8%, cho thấy đa
phần các công ty ngành hàng tiêu dùng có lãi hàng năm và có thể chia lại một phần lợi
nhuận cho cổ đồng với tỷ suất là 7,8%. Đây là ngành nghề kinh doanh ổn định nên tỷ suất
cổ tức trung bình của ngành hàng tiêu dùng thường rất ổn. Tỷ suất cổ tức thấp nhất trong
50 công ty là -137%, cao nhất là 194,33%.
4.2 Kết quả hồi quy và các kiểm định
TAISAN TSCTI-1 EPS LTDA TSCT VIF
TAISAN 1 1,05
TSCTI-1 -0,0416 1 1,04
EPS 0,0676 0,1805 1 1,02
LTDA -0,0755 0,0985 -0,0121 1 1,01
TSCT -0,0580 0,3496 0,2866 0,1610 1
Theo ma trận tương quan thì giá trị tuyệt đối hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ
hơn so với 0,5 điều này cho thấy không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến. Tuy
25
nhiên để chắc chắn rằng vấn đề đa cộng tuyến không xảy ra giữa các biến trong mô hình
nghiên cứu, Gujjarati (2012) đã đề xuất kiểm tra giá trị hệ số nhân tố phóng đại phương
sai (VIF) để kết luận vấn đề đa cộng tuyến. Kết quả cho thấy, hệ số tương quan giữa các
biến tương đối nhỏ và các thành phần nhân tố trong mô hình cho hệ số VIF đều nhỏ hơn
10 chứng tỏ mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.

Trong mô hình hồi quy Pool có 1 biến có sig lớn hơn 5% cụ thể là biến TAISAN với sig
là 0,421 (không có ý nghĩa thống kê). Ta tiếp tục kiểm định mô hình xem có hiện tượng
tự tương quan, phương sai thay đổi hay không.
 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi mô hình Pool
Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Chi2 Prob > chi2
White’s test 18,41 0,1887
Kiểm định hiện tượng tự tương quan F Prob > F
Wooldridge test 24,069 0.0000
Từ kết quả ở Bảng ta thấy, giá trị chi2 có Prob > chi2 lớn hơn 5% và F có Prob > F nhỏ
hơn 5% cho thấy mô hình Pool không có hiện tượng phương sai thay đổi nhưng lại có
hiện tượng tự tương quan. Điều này sẽ làm giảm tính hiệu quả của mô hình Pool. Nhóm
tiến hành chạy mô hình FEM, REM do mô hình Pool có hiện tượng tự tương quan.
Sau khi chạy mô hình FEM và REM (chi tiết ở phụ lục), nhóm tiến hành kiểm định
Hausman để lựa chọn giữa 2 mô hình FEM và REM.

26
Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fe re Difference Std. err.

TAISAN .000013 -1.81e-06 .0000148 .0000129


TSCTI1 -.125789 .2848642 -.4106532 .0323657
EPS .0000272 .0000131 .0000141 7.18e-06
LTDATI .0027501 .0044241 -.0016741 .0073476

b = Consistent under H0 and Ha; obtained from xtreg.


B = Inconsistent under Ha, efficient under H0; obtained from xtreg.

Test of H0: Difference in coefficients not systematic

chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 366.59
Prob > chi2 = 0.0000

Kết quả kiểm định Hausman cho thấy giá trị Prob > chi2 = 0,0000 nhỏ hơn 5% với chi
2(4) = 366,59, tác giả có đủ bằng chứng để khẳng định mô hình FEM là phù hợp hơn mô
hình REM khi nghiên cứu trên dữ liệu của đề tài. Như vậy mô hình FEM sẽ được sử dụng
cho các phân tích tiếp theo.
Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Chi2 Prob > chi2
Modified Wald test 4.9e+07 0.0000
Kiểm định hiện tượng tự tương quan F Prob > F
Wooldridge test 24,694 0.0000
Từ kiểm định ở Bảng ta thấy, giá trị chi2 có Prob > chi2 nhỏ hơn 5% và F có Prob > F
nhỏ hơn 5%, cho thấy mô hình FEM có hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự
tương quan. Điều này sẽ làm giảm tính hiệu quả của mô hình FEM. Trong điều kiện các
giả định về hiện tượng phương sai sai số không đổi và độc lập giữa các đơn vị chéo bị vi
phạm, phương pháp ước lượng Feasible Generalized Least Squares (FGLS) là sự lựa chọn
phù hợp, để kết quả ước lượng không chệch và hiệu quả (Beck & Katz, 1995; Hoechle,
2007). Kết quả ước lượng mô hình FEM hiệu chỉnh bằng phương pháp FGLS cho thấy
các biến TAISAN, EPS tác động đến tỷ suất cổ tức (TSCT).
Biến phụ thuộc: Tỉ suất cổ tức
Mô hình hồi quy
(TSCT)
Biến độc lập Hệ số Sai số chuẩn Thống kê z
Quy mô công ty (TAISAN) -176e-06*** 4,95e-07 -3,56
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 0,0000191*** 1,49e-06 12,84
Tỉ suất cổ tức năm trước (TSCTi-1) 0,0212 0,0476853 0,44
Đòn bẩy tài chính (LTDA) 0,00261 0,0026098 0,51
Hằng số 0,0208*** 0,0045913 4,52
Độ phù hợp mô hình
Wald chi2(4) 193,82
27
Prob > chi2 0,0000
Ghi chú: Ký hiệu ***, ** và * lần lượt biểu thị cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
4.3 Thảo luận kết quả hồi quy
Theo kết quả hồi quy mô hình FEM hiệu chỉnh bằng phương pháp FGLS, không được
chấp nhận các biến TSCTi-1 và LTDA do không đạt mức ý nghĩa thống kê yêu cầu. Nghĩa
là các biến đó không tác động đến tỉ suất cổ tức (TSCT).
Các biến EPS, TAISAN có ảnh hưởng đến TSCT. Trong đó EPS tác động cùng chiều
còn biến TAISAN tác động ngược chiều đến tỷ suất cổ tức (TSCT).
Các biến Kỳ Kết Mức ý nghĩa Kiểm định giả
vọn quả thuyết
g
Quy mô công ty (TAISAN) - - Mức ý nghĩa 1% Chấp nhận
Tỉ suất cổ tức năm trước + + Không có ý nghĩa Không chấp nhận
(TSCTi-1)
Thu nhập trên mỗi cổ phần + + Mức ý nghĩa 1% Chấp nhận
(EPS)
Đòn bẩy tài chính (LTDA) - + Không có ý nghĩa Không chấp nhận
Phương trình hồi quy có dạng: TSCT = 0,0208 – 176e-06TAISAN + 0,0000191EPS
Quy mô công ty (TAISAN): Kết quả ước lượng FGLS đã ghi nhận bằng chứng về
tương quan nghịch biến giữa quy mô công ty (đại diện bằng tổng tài sản) và tỷ suất cổ tức
của các công ty ngành hàng tiêu dùng. Ước lượng FGLS cho thấy hệ số beta đạt -176e-06
nếu các yếu tố khác không đổi thì quy mô tài sản tăng 1 tỷ đồng thì tỷ suất cổ tức giảm -
176e-06% và ngược lại (mức ý nghĩa 1%). Điều này có nghĩa các công ty sử dụng lợi
nhuận để đầu tư tài sản và mở rộng quy mô kinh doanh nên hạ thấp tỉ suất cổ tức chi trả
cho các cổ đông. Ngoài việc tăng lợi nhuận không chia để tái đầu tư vào tài sản, quy mô
tài sản lớn sẽ làm cho hàng loạt các chi phí kinh doanh của doanh nghiệp như là chi phí
khấu hao, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính… tăng lên. Chi phí tăng lên sẽ
làm giảm lợi nhuận ròng và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tỉ suất cổ tức của các công
ty.
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS): Kết quả ước lượng FGLS đã ghi nhận bằng chứng
về tương quan đồng biến giữa thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) và tỷ suất cổ tức của các
công ty ngành hàng tiêu dùng. Ước lượng FGLS cho thấy hệ số beta đạt 0,0000191 nếu
các yếu khác không đổi thì thu nhập trên mỗi phần tăng 1 đồng thì tỉ suất cổ tức tăng
khoảng 0,0000191% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Cổ tức là thu nhập được
kì vọng của nhà đầu tư và được thực hiện từ nguồn lợi nhuận ròng do công ty tạo ra. Do
vậy EPS tác động tích cực đến tỷ suất cổ tức là điều phù hợp với mong đợi của nhà đầu tư
cũng như kì vọng mang dấu dương của giả thuyết nghiên cứu.

28
29
Chương 5: KẾT LUẬN

30

You might also like