Đ Án ĐHKK

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIỆN CƠ KHÍ

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO

PHÒNG CHIẾU PHIM

HỌ TÊN: ĐỖ TRUNG DUY

MÃ SINH VIÊN: 82627

GIẢNG VIÊN: THẨM BỘI CHÂU

Hải Phòng, 2022


MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU. .....................................................................................................3


1.1. Vai trò của điều hòa không khí. .........................................................................4
1.2. Các hệ thống điều hòa không khí .......................................................................6
1.3. Phân tích đặc điểm công trình. ...........................................................................8
II. TÍNH TOÁN NHIỆT THỪA. ..................................................................................9
2.1. Nhiệt tỏa từ người. .............................................................................................9
2.2. Truyền nhiệt qua kết cấu bao che. .....................................................................9
2.3. Tỏa nhiệt do thắp sáng. ....................................................................................10
2.4. Nhiệt bức xạ xuyên qua cửa kính.....................................................................10
2.5. Nhiệt tỏa từ thiết bị. .........................................................................................10
2.6. Lượng nhiệt toàn phần do rò gió mang vào phòng. .........................................11
2.7. Tính toán nhiệt thâm nhập vào phòng qua nền nhà. ........................................11
III. TÍNH TOÁN ẨM THỪA....................................................................................12
3.1. Lượng ẩm do người tỏa ra................................................................................12
3.2. Truyền ẩm qua kết cấu bao che........................................................................12
3.3. Lượng ẩm do rò gió mang vào phòng. .............................................................13
IV. THIẾT LẬP QUÁ TRÌNH XỬ LÝ KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỒ THỊ I-d. ............14
4.1. Các đại lượng đặc trưng của không khí ẩm. ....................................................14
4.2. Biểu diễn trên đồ thị I-d. ..................................................................................14
V. CHỌN THIẾT BỊ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ. .......................................................16
5.1. Thông số kĩ thuật âm trần cassette Daikin FCF140CVM/RZA140DY1 .........16
5.2. Luồng gió tuần hoàn. .......................................................................................19
5.3. Điều khiển hướng gió độc lập. .........................................................................20
5.4. Dễ dàng thích ứng với mọi không gian lắp đặt. ...............................................20
5.5. Công nghệ cảm biến Daikin. ............................................................................20
5.6. Tiết kiệm điện vượt trội ...................................................................................20
5.7. Cánh tản nhiệt dàn nóng được xử lý chống ăn mòn. .......................................20

2
DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Picture 1: Thiết lập quá trình DHKK theo sơ đồ tuần hoàn một cấp về mùa hè ...........15
Picture 2: Dàn lạnh FCF140CVM .................................................................................16
Picture 3: Dàn nóng RZA140DY1 ................................................................................17
Picture 4: Điều khiển từ xa có dây điều hướng .............................................................19

3
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. Vai trò của điều hòa không khí.
Điều hòa không khí là kỹ thuật tạo ra và duy trì điều kiện vi khí hậu thích hợp
con người và công nghệ của quá trình sản xuất. Để có thể thấy được vai trò của việc
điều hòa không khí ta đi vào tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường đến con người và sản
xuất.

1.1.1 Ảnh hưởng của môi trường đến con người.

1.1.1.1 Nhiệt độ .

Truyền nhiệt từ cơ thể con người vào môi trường xung quanh theo 3 cách dẫn
nhiệt, đối lưu và bức xạ. Lượng nhiệt trao đổi này gọi là nhiệt hiện ký hiệu 𝑔ℎ . Nếu
cường độ vận động con người thay đổi thì lượng nhiệt hiện không thể cân bằng với
lượng nhiệt do cơ thể sinh ra. Để thải hết nhiệt do cơ thể sinh ra cần có hính thức trao
đổi thứ hai đó là tỏa ấm.

Tỏa ấm là hình thức truyền nhiệt cơ thể con người còn trao đổi nhiệt với môi
trường xung quanh thông qua tỏa ấm, tỏa ấm có thể xảy ra ở mọi phạm vi nhiệt độ và
khi nhiệt độ càng cao thì cường độ tỏa ấm càng lớn. Nhiệt năng cơ thể tỏa ra ngoài
cùng với hơi nước dưới dạng nhiệt ẩn, nên lượng nhiệt này gọi là nhiệt ẩn, ký hiệu 𝑞𝑤 .

Nhiệt ẩn có giá trị càng cao khi hình thức giải nhiệt bằng truyền nhiệt không
thuận lợi. Tổng lượng nhiệt truyền nhiệt và tỏa ẩm phải luôn bằng lượng nhiệt do cơ
thể sinh ra 𝑞𝑡ỏ𝑎 = 𝑔ℎ + 𝑞𝑤 . Nếu vì một lý do nào đó mất cân bằng nhiệt thì sẽ gây ra
rối loạn sinh ra đau ốm. Nhiệt độ thích hợp nhất con người nằm trong khoảng 22 đến
27oC.

1.1.1.2 Độ ẩm tương đối.

Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng đến quyết định đến khả năng toát mồ hôi vào
môi trường.

1.1.1.3 Tốc độ không khí.

Tốc độ không khí xung quanh có ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt và trao
đổi chất giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Khi nhiệt độ quá thấp, tốc độ quá lớn

4
thì cơ thể mất nhiệt gây ra cảm lạnh. Trong kĩ thuật điều hòa không khí người ta chỉ có
quan tâm đến tốc độ gió trong vùng làm việc tức vùng dưới 2m kể từ sàn nhà.

1.1.1.4 Nồng độ các chất độc hại.

Các chất độc hại bao gồm các chất chủ yếu sau đây:

Bụi ảnh hưởng đến hô hấp kích thước càng nhỏ thì càng có hại vì nó tồn tại
trong không khí lâu hơn và rất khó khử. Bụi có hai nguồn gốc hữu cơ và vô cơ. Cho
tới nay không có tiêu chuẩn chung để đánh giá mức độ ảnh hưởng tổng hợp của các
chất độc hại trong không khí. Tuy các chất độc hại có nhiều nhưng trên thực tế trong
các công trình dân dụng chất độc hại phổ biển nhất vẫn là khi có 2 do con người thải ra
trong quá trình hô hấp. Vì thế trong kỹ thuật điều hòa không khí người ta chủ yếu quan
tâm đến nồng độ 𝐶𝑂2 . Để đánh giá mức độ ô nhiễm người ta dựa vào nồng độ 𝐶𝑂2
trong không khí.

1.1.1.5 Độ ồn.

Độ ồn có thể gây ra một số bệnh như: bồn chồn gây ra các rối loạn gián tiếp
khác, độ ồn tác động nhiều đến hệ thần kinh gây cho con người cảm giác khó chịu. Vì
vậy , độ ồn là một tiêu chuẩn quan trọng không thể bỏ qua khi thiết kế một hệ thống
điều hòa không khí.

1.1.2 Ảnh hưởng của môi trường đến sản xuất.

1.1.2.1 Nhiệt độ.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiều loại sản phẩm. Một số quá trình sản xuất đòi hỏi
nhiệt độ phải nằm trong một giới hạn nhất định.

Ví dụ: Bảo quản rau quả là 10oC

Bảo quản tôm cua là âm từ 18 – 22oC

Bảo quản hải sản có vỏ là 0 – 4oC

1.1.2.2 Độ ẩm.

Độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến một số sản phẩm:

5
Khi độ ẩm cao có thể gây ra nấm mốc cho một số sản phẩm nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ.

Khi độ ẩm thấp sản phẩm sẽ khô giòn không tốt hoặc bay hơi làm giảm chất
lượng sản phẩm hoặc hao hụt trọng lượng.

1.1.2.3 Vận tốc không khí.

Khi tốc độ lớn trong nhà máy dệt, sản xuất giấy – sản phẩm nhẹ sẽ bay khắp
phòng hoặc làm rối sợi. Trong một số trường hợp sản phẩm bay hơi nước nhanh làm
giảm chất lượng. Vì vậy, trong một số xí nghiệp sản xuất người ta cũng quy định tốc
độ không khí không vượt quá mức cho phép.

1.1.2.4 Độ trong sạch của không khí.

Độ trong sạch của không khí có nhiều ngành sản xuất bắt buộc phải thực hiện trong
phòng không khí cực kỳ như sản xuất hàng điện tử bán dẫn tráng phim một số ngành
thực phẩm cũng đòi hỏi cao về độ trong sạch của không khí tránh làm bẩn các thực
phẩm.

1.2. Các hệ thống điều hòa không khí


1.2.1 Hệ thống điều hòa cục bộ.

Máy điều hòa cửa sổ: Tất cả các bộ phận của máy điều hòa đặt trong vỏ máy.
Ưu điểm là gọn, dễ lắp đặt. Nhược điểm là phải đục tường đặt máy mất mỹ quan, máy
có năng suất lạnh nhỏ, hình thức không đa dạng.

Máy điều hòa tách rời. Máy được phân thành hai mảng:

Mảng trong nhà (indoor unit). Gồm một hay nhiều khối trong có chứa dàn bốc
hơi (dàn lạnh) nên còn gọi là khối lạnh.

Mảng ngoài trời (outdoor unit). Chỉ gồm một khối trong có chứa dàn ngưng
(dàn nóng).

Ưu điểm: Giá thành rẻ, đơn giản, dễ sử dụng, vận hành, lắp đặt.

Nhược điểm: khoảng các dàn nóng và dàn lạnh hạn chế (không quá 20m),
chênh lệch nhiệt độ giữa dàn nóng và dàn lạnh không được quá lớn, công suất máy hạn
chế (Max = 60000 BTU/h).
6
Máy điều hòa dạng tủ hai khối: Một khối trong nhà (khối lạnh) có thể đặt đứng
hoặc treo, một khối ngoài trời (khối nóng). Loại này có năng suất lạnh vừa và nhỏ.

1.2.2 Hệ thống VRV.

Máy điều hòa kiểu VRV (Variable Refrigerant Volume): Về cấu tạo máy VRV
giống như máy loại tách rời nghĩa là gồm hai mảng: mảng ngoài trời và mảng trong
nhà gồm nhiều khối trong có dàn bốc hơi và quạt. Sự khác nhau giữa VRV và tách rời
là.

VRV chiều dài và chiều cao giữa khối ngoài trời và trong nhà cho phép rất lớn (
100m chiều dài và 50m chiều cao), chiều cao giữa các khối lượng trong nhà có thể tới
15m. Vì vậy, khối ngoài trời có thể đặt trên nóc nhà cao tầng để tiết kiệm không gian
và điều kiện làm mát dàn ngưng bằng không khí tốt hơn.

Ngoài ra máy điều hòa kiểu VRV có ưu điểm là:

Khả năng lớn trong việc thay đổi công suất lạnh bằng cách thay đổi tần số điện
cấp cho máy nén, nên tốc độ quay của máy nén thay đổi và lựu lượng môi chất lạnh
cũng thay đổi.

Tiết kiệm được hệ thống đường ống nước lạnh, nước giải nhiệt, có thể tiết kiệm
được rất nhiều nguyên vật liệu cho hệ thống điều hòa.

Tiết kiệm được nhân lực và thời gian thi công lắp đặt vì hệ VRV đơn giản hơn
nhiều so với hệ trung tâm nước.

Khả năng tiết kiệm năng lượng cao vì được trang bị máy nén biến tầng và khả
năng điều chỉnh năng suất lạnh gần như vô cấp.

Tiết kiệm chi phí vận hành: Hệ VRV không cần nhân công vận hành trong khi
hệ chiller cần đội ngũ vận hạnh chuyên nghiệp.

1.2.3 Hệ thống điều hòa Water Chiller.

Hệ thống điều hòa Water Chiller: là hệ thống điều hòa không khí gián tiếp,
trong đó đầu tiên môi chất lạnh trong bình bốc hơi của máy lạnh làm lạnh nước (là
chất tải lạnh) sau đó nước sẽ làm lạnh không khí trong phòng cần điều hòa bằng thiết
bị trao đổi nhiệt như FCU, AHU hoặc buồng phun.

7
Ưu điểm:

 Hệ thống đường ống nước lạnh có thể dài tùy ý có thể đáp ứng được mọi yêu
cầu thực tế.
 Có nhiều cấp giảm tải 3 + 5 cấp/cụm.

Nhược điểm:

 Phải có phòng máy riêng cho cụm Chiller.


 Phải có người phụ trách.
 Hệ thống lắp đặt, vận hành, sử dụng tương đối phức tạp.

1.2.4 Hệ thống điều hòa trung tâm.

Hệ thống điều hòa trung tâm: là hệ thống mà ở đó xử lý nhiệt ẩm được tiến


hành ở một trung tâm và được dẫn theo các kênh gió đến các hộ tiêu thụ. Trên thực tế
máy điều hòa dạng tủ là máy điều hòa kiển trung tâm. Ở trong hệ thống này không khí
sẽ được xử lý nhiệt ẩm trong một máy lanh lớn, sau đó được dẫn dắt theo hệ thống
kênh dẫn đến các hộ tiêu thụ.

Ưu điểm: Thích hợp cho đối tượng phòng lớn có nhiều người, nhà hát, ráp
chiếu phim, hội trường,..

Nhược điểm: Người sử dụng hầu như không can thiệp được nhiệt đọ cũng như
lưu lượng gió trong phòng (trừ khi sử dụng van điều chỉnh dùng mô tơ). Hệ thống
đường ống gió có kích thước lớn cồng kềnh chiếm nhiều không gian, hệ thống này khi
hoạt động thì hoạt động với 100% tải.

1.3. Phân tích đặc điểm công trình.


Diện tích phòng phim: 10m x 20m

Thể tích phòng phim: 10m x 20m x 5.5m

Cửa chính: 4m x 3m, cửa hướng Đông Nam và vĩ độ 17o Bắc

Phòng chiếu phim có sức chứa: 100 người (50 nam, 50 nữ)

Vật liêu bao che: bê tông cốt thép

Tường bao có: lớp xi măng 1.5cm (0.015m), lớp gạch 30cm (0.3m)

8
II. TÍNH TOÁN NHIỆT THỪA.
2.1. Nhiệt tỏa từ người.
Lượng nhiệt toàn phần do người tỏa ra: 𝑄𝑛𝑔 = 𝑞𝑜 . 𝑁

Trong đó: 𝑞𝑜 – lượng nhiệt toàn phần do cơ thể con người tỏa ra ứng với trạng
thái lao động và nhiệt độ của không khí xung quanh.

N – Số người trong phòng.

Sức chứa của rạp chiếu phim là 100 người (50 nam, 50 nữ). Nhiệt độ trong rạp
𝑘𝑐𝑎𝑙
chiếu phim là 25oC từ đó ta tra ra được qo = 80 ( ).
ℎ.𝑛𝑔ườ𝑖

𝑘𝑐𝑎𝑙
 𝑄𝑛𝑔 = 80.100 = 8000 ( ) = 9304 (𝑊)

2.2. Truyền nhiệt qua kết cấu bao che.


𝐾𝑐𝑎𝑙
𝑄𝑖 = 𝑘𝑖 . 𝐹𝑖 . 𝑖 . (𝑡𝑁𝑡𝑡 − 𝑡𝑇𝑡𝑡 ) ( )

𝐾𝑐𝑎𝑙
Trong đó: 𝑘𝑖 – hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che .
𝑚2 .ℎ.C

𝐹𝑖 – diện tích của kết cấu bao che. 𝐹𝑖 = 200 (𝑚2 ).

 – hệ số kể đến vị trí tương đối của kết cấu bao che. Đối với tường
hoặc mái tiếp xúc với không khí ngoài là 𝑖 = 1.

𝑡𝑁𝑡𝑡 , 𝑡𝑇𝑡𝑡 – lần lượt là nhiệt độ tính toán của không khí ngoài trời và
bên trong phòng. 𝑡𝑁𝑡𝑡 = 32𝑜 𝐶, 𝑡𝑇𝑡𝑡 = 25𝑜 𝐶.

1 1
Ta có: 𝑘 = = 1 𝛿 1
𝑅𝑜 +∑ 𝑖 +
𝛼𝑇  𝑖 𝛼𝑁

Trong đó: 𝛼 𝑇 – hệ số trao đổi nhiệt bề mặt bên trong của kết cấu bao che.

𝛼𝑁 – hệ số trao đổi nhiệt bề mặt bên ngoài của kết cấu bao che.

𝛿𝑖 – bề dày lớp vật liệu. 𝛿𝑖 = 0.12 (m).

𝑖 – hệ số dẫn nhiệt của vật liệu.

1 𝑚2 .ℎ.𝐶 1 𝑚2 .ℎ.𝐶
Tra bảng 3.2 trang 77 ta lấy: = 0,133 ( ); = 0,05 ( ).
𝛼𝑇 𝑘𝑐𝑎𝑙 𝛼𝑁 𝑘𝑐𝑎𝑙

9
Đối với vật liệu bao che cho rạp chiếu phim là bê tông cốt thép thì hệ số dẫn
𝑘𝑐𝑎𝑙
nhiệt: 𝑖 = 1,33 ( ).
𝑚.ℎ.𝐶

𝑘𝑐𝑎𝑙
Hệ số truyền nhiệt của kết cấu: 𝑘 = 3,66 ( )
𝑚2 .ℎ.𝐶

𝐾𝑐𝑎𝑙
 Qbao che = 5124 ( ) = 5959.21 (W).

2.3. Tỏa nhiệt do thắp sáng.


Q = 850.N

Trong đó: N – công suất của tất cả các thiết bị chiếu sáng.

Lắp đặt 18 chiếc đèn huỳnh quang công suất 40W trong rạp.

𝑘𝑐𝑎𝑙
 𝑄𝑡ℎắ𝑝 𝑠á𝑛𝑔 = 612 ( ) = 711,76 (𝑊)

2.4. Nhiệt bức xạ xuyên qua cửa kính.


𝑄𝑏ứ𝑐 𝑥ạ = 𝜏1 . 𝜏2 . 𝜏3 . 𝜏4 . 𝑞𝑏𝑥 . 𝐹𝑘í𝑛ℎ

Trong đó: 𝜏1 – hệ số trong suốt của kính. 𝜏1 = 0,81

𝜏2 – hệ số mức độ bẩn mặt kính. 𝜏2 = 0,70

𝜏3 – hệ số che khuất bởi khung cửa. 𝜏3 = 0,30

𝜏4 – hệ số che khuất bởi các hệ thống che nắng. 𝜏4 = 0,65

𝑞𝑏𝑥 – cường độ bức xạ. Cường độ bức xạ mặt trời lúc 8h theo hướng
𝑊
Đông Nam với vĩ độ 17 độ Bắc vào tháng 7. 𝑞𝑏𝑥 = 273,1 ( )
𝑚2

𝐹𝑘í𝑛ℎ - diện tích cửa kính. 𝐹𝑘í𝑛ℎ = 12 𝑚2

 𝑄𝑏ứ𝑐 𝑥ạ = 362,34 (𝑊)

2.5. Nhiệt tỏa từ thiết bị.


TÊN THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG CÔNG SUẤT
Loa JBL 5742 2 1400
Âm ly PLE-1P240-EU 1 240
Máy chiếu Sony VPL-EX570 1 225
Máy PC 3 350

10
Tổng nhiệt lượng: 𝑄𝑡ℎ𝑖ế𝑡 𝑏ị = 1400.2 + 240 + 225 + 350.3 = 4315 (𝑊)

2.6. Lượng nhiệt toàn phần do rò gió mang vào phòng.


𝑄𝑟ò = 𝐿𝑟ò . (𝐼𝑁𝑡𝑡 − 𝐼𝑇𝑡𝑡 )

Trong đó: 𝐿𝑟ò – lượng không khí rò qua khe cửa.

𝑚3
Khi tốc độ gió là 2 (m/s)  Vrò = 6.5 ( )
ℎ.𝑚

Tổng chiều dài khe cửa trên tường Đông Nam: ∑ 𝑙 = 14 (𝑚)

𝑘𝑐𝑎𝑙
𝐼𝑁𝑡𝑡 ; 𝐼𝑇𝑡𝑡 – dung ẩm ứng với không khí bên ngoài và trong. 𝐼𝑁𝑡𝑡 = 23,5 ( ),
𝑘𝑔

𝑘𝑐𝑎𝑙
𝐼𝑇𝑡𝑡 = 15 ( )
𝑘𝑔

𝑘𝑔
Lượng gió rò: Lrò = Vrò. ∑ 𝑙.𝜌𝑁 = 6,5.14.0,65 = 59,15 ( )

𝑘𝑐𝑎𝑙
 𝑄𝑟ò = 59,15. (23,5 − 15) = 1504 ( ) = 502,77 (𝑊)

2.7. Tính toán nhiệt thâm nhập vào phòng qua nền nhà.
𝑄𝑛ề𝑛 = ∑ 𝑘𝑖 . 𝐹𝑖 . (𝑡𝑁𝑇𝐵 − 𝑡𝑇 )

Với kích thước mặt bằng của phòng là 18 x 8m.

Ba dải đầu có bề rộng là 2m, và dải thứ tư là phần còn lại. Khi nền không cách
nhiệt, tức nền làm từ vật liệu có hệ số  ≥ 1 kcal/mhoC.

Đối với dải I: 𝑘1 = 0,465 W/m2.oC; 𝐹1 = 48 𝑚2

Đối với dải II: 𝑘2 = 0,233 W/m2.oC; 𝐹2 = 40 𝑚2

Đối với dải III: 𝑘3 = 0,116 W/m2.oC; 𝐹3 = 32 𝑚2

Đối với dải IV: 𝑘4 = 0,07 W/m2.oC; 𝐹4 = 24 𝑚2

𝑄𝑛ề𝑛 = (0,465.48 + 0,233.40 + 0,116.32 + 0,07.24). (32 − 25) = 259,224 𝑊

Như vậy , ta có tổng nhiệt lượng là:

11
𝑄𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 = 9304 + 5959,21 + 711,76 + 362,34 + 4315 + 502,77 + 259,224
= 21414,304 (𝑊)

III. TÍNH TOÁN ẨM THỪA.


3.1. Lượng ẩm do người tỏa ra.
𝑔
𝑊𝑛𝑔ườ𝑖 = 𝑔. 𝑁 ( )

Trong đó: g – lượng ẩm do cơ thể con người tỏa ra, thực chất là lượng mồ hôi
bốc hơi từ bề mặt cơ thể - phụ thuộc vào mức độ hoạt động của cơ thể (lao động) và
nhiệt độ, độ ẩm môi trường không khí xung quanh. Tra bảng 2.2 trang 56 ta có g = 50
𝑔
( )
ℎ.𝑛𝑔ườ𝑖

N – số người có mặt trong phòng. N = 100 (người).

𝑔 𝑘𝑔
 𝑊𝑛𝑔ườ𝑖 = 5000 ( ) = 5 ( )
ℎ ℎ

3.2. Truyền ẩm qua kết cấu bao che.


Lượng ẩm truyền qua kết cấu bao che được xác định theo công thức:

1 𝑔
𝑊𝑏𝑎𝑜 𝑐ℎ𝑒 = 𝑡𝑔 . 𝐹. (𝑒𝑁 − 𝑒𝑇 ) ( )
𝑅𝜇 ℎ

𝑡𝑔
Trong đó: 𝑅𝜇 – tổng sức cản thẩm thấu hơi nước của kết cấu bao che
𝑚2 .ℎ.𝑚𝑚𝐻𝑔
( )
𝑔

F – diện tích bề mặt kết cấu bao che. F = 200 (m2)

𝑒𝑁 , 𝑒𝑇 – lần lượt là sức trương hơi nước cũng tức là áp suất riêng của
hơi nước - ứng với nhiệt độ tính toán của không khí bên ngoài và bên trong phòng. Đối
với nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài phòng là 𝑡𝑁 = 32𝑜 𝐶, 𝜑𝑁 = 70%  𝑒𝑁 =
36 (𝑚𝑚𝐻𝑔). Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng là 𝑡𝑇 = 25𝑜 𝐶, 𝜑 𝑇 = 60%  𝑒𝑇 =
27 (𝑚𝑚𝐻𝑔).

𝑡𝑔 𝛿𝑖
Tổng sức cản thẩm thấu hơi nước: 𝑅𝜇 = 𝑅𝜇𝑁 + ∑𝑛𝑖=1 + 𝑅𝜇𝑇
𝜇𝑖

Trong đó: 𝛿𝑖 – bề dày của lớp vật liệu thứ i trong kết cấu bao che. 𝛿𝑖 =
0,12 (𝑚)
12
𝜇𝑖 – Hệ số dẫn ẩm của vật liệu thuộc lớp kết cấu thứ i. 𝜇𝑖 =
𝑔
0,40 ( )
𝑚.ℎ.𝑚𝑚𝐻𝑔

n – số lớp vật liệu của kết cấu bao che. n = 1

𝑅𝜇𝑁 , 𝑅𝜇𝑇 – lần lượt là sức cản trao đổi ẩm bề mặt ngoài và trong của
kết cấu.

𝑚2 .ℎ.𝑚𝑚𝐻𝑔
𝑅𝜇𝑁 = 0,1 ( )
𝑔

𝜑𝑇 𝑚2 .ℎ.𝑚𝑚𝐻𝑔
𝑅𝜇𝑇 = 1 − ( )
100 𝑔

Trong đó: 𝜑 𝑇 – độ ẩm tương đối trong phòng. 𝜑 𝑇 = 60%

𝑚2 .ℎ.𝑚𝑚𝐻𝑔
 𝑅𝜇𝑇 = 0,4 ( )
𝑔

1 𝑔
𝑊𝑏𝑎𝑜 𝑐ℎ𝑒 = . 200. (36 − 27) = 2250 ( )
0,8 ℎ

3.3. Lượng ẩm do rò gió mang vào phòng.


𝑊𝑟ò = 𝐿𝑟ò . (𝑑𝑁 − 𝑑 𝑇 )

𝑚3
Khi tốc độ gió là 2 (m/s)  Vrò = 6.5 ( )
ℎ.𝑚

Tổng chiều dài khe cửa trên tường Đông Nam: ∑ 𝑙 = 14 (𝑚)

𝑔
𝑑𝑁 , 𝑑 𝑇 – dung ẩm ứng với không khí bên ngoài và trong. 𝑑𝑁 = 21 ( ), 𝑑 𝑇 =
𝑘𝑔

𝑔
12 ( )
𝑘𝑔

𝑘𝑔
Lượng gió rò: Lrò = Vrò. ∑ 𝑙.𝜌𝑁 = 6,5.14.0,65 = 59,15 ( )

𝑔
 𝑊𝑟ò = 59,15. (21 − 12) = 532,35 ( )

Như vậy, ta có lượng ẩm thừa tổng cộng bên trong phòng:

𝑔 𝑘𝑔
𝑊𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 = 5000 + 532,35 + 2250 = 7782,35 ( ) = 7,782 ( )
ℎ ℎ

13
IV. THIẾT LẬP QUÁ TRÌNH XỬ LÝ KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỒ
THỊ I-d.
4.1. Các đại lượng đặc trưng của không khí ẩm.
 Độ ẩm tương đối 𝜑:

𝑃ℎ
𝜑= ,%
𝑃ℎ𝑚𝑎𝑥

 𝑃ℎ : Phân áp suất của hơi nước trong không khí ẩm chưa bão hòa.
 𝑃ℎ𝑚𝑎𝑥 : Phân áp suất của hơi nước trong không khí ẩm bão hòa.
 Ẩm dung (d) là lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm tương ứng với 1kg
không khí khô, còn gọi là độ chứa hơi:

𝑃ℎ 𝑘𝑔ℎơ𝑖
𝑑 = 0,622 . ,
𝑃 − 𝑃ℎ 𝑘𝑔𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí 𝑘ℎô

 Entanpy của không khí ẩm I là entanpy của 1kg không khí khô và d kg hơi
nước:

𝑘𝑗
𝐼 = 𝑡 + 𝑑. (2500 + 1,93. 𝑡 ), ( )
𝑘𝑔𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí 𝑘ℎô

 t: nhiệt độ của không khí ẩm, oC


 Nhiệt độ đọng sương 𝑡𝑠 là nhiệt độ mà tại đó không khí chưa bão hòa trở thành
không khí bão hòa với điều kiện phân áp suất của hơi nước không đổi 𝑃ℎ =
const. Có thể tìm 𝑡𝑠 ở bảng nước và hơi nước bão hòa, 𝑡𝑠 chính là nhiệt độ sôi
của nước ở áp suất 𝑃ℎ = const. Xác định trên đồ thị nhờ điểm cắt của 𝑃ℎ = const
(hoặc d = const) và 𝜑 = 100%.
 Nhiệt độ kế bầu ướt 𝑡ư là nhiệt độ đo được bằng nhiệt kế ướt có bầu thủy ngân
hoặc rượu có bọc bấc thấm nước bên ngoài.

4.2. Biểu diễn trên đồ thị I-d.


𝑘𝑗 𝑔
Nhiệt độ ngoài trời: 𝑡𝑁 = 32𝑜 𝐶; 𝜑𝑁 = 70%  𝐼𝑁 = 86 ; 𝑑𝑁 = 21,2
𝑘𝑔 𝑘𝑔

𝑘𝑗 𝑔
Nhiệt độ trong phòng: 𝑡𝑇 = 25𝑜 𝐶; 𝜑 𝑇 = 60%  𝐼𝑇 = 55,8 ; 𝑑 𝑇 = 11,59
𝑘𝑔 𝑘𝑔

𝑘𝑗 𝑘𝑔
Đổi 𝑄𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 = 21414,304 𝑊 = 77091,5 và 𝑊𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 = 7,782
ℎ ℎ

14
𝑄𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 𝑘𝑗
Tia 𝜀 = = 9906
𝑊𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 𝑘𝑔𝐻2 𝑂

Trên tia 𝜀 ta chọn điểm V với nhiệt độ thấp hơn 𝑡𝑇 6oC tại đó ta đọc được:

𝑘𝑗 𝑔
𝑡𝑉 = 19𝑜 𝐶; 𝜑𝑉 = 80%; 𝐼𝑉 = 47 ; 𝑑𝑉 = 11
𝑘𝑔 𝑘𝑔

Qua V kẻ đường thẳng đứng gặp 𝜑 = 95% tại O:

𝑘𝑗 𝑔
𝑡𝑂 = 16,1𝑜 𝐶; 𝜑𝑂 = 95%; 𝐼𝑂 = 44 ; 𝑑𝑂 = 11
𝑘𝑔 𝑘𝑔

Vẽ qua T đường 𝑑 𝑇 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 và lấy điểm T’ về phía trên điểm T với chênh lệch
nhiệt độ bằng 1oC:

𝑘𝑗 𝑔
𝑡𝑇′ = 26𝑜 𝐶; 𝜑 𝑇′ = 56%; 𝐼𝑇′ = 57 ; 𝑑 𝑇′ = 11,59
𝑘𝑔 𝑘𝑔

Ta có tỷ lệ giữa không khí ngoài trời và không khí tuần hoàn là 4/6. Từ đó có
điểm hòa trộn C.

𝑘𝑗 𝑔
𝑡𝐶 = 28,2𝑜 𝐶; 𝜑𝐶 = 64%; 𝐼𝐶 = 68 ; 𝑑𝐶 = 15,4
𝑘𝑔 𝑘𝑔

Picture 1: Thiết lập quá trình DHKK theo sơ đồ tuần hoàn một cấp về mùa

15
V. CHỌN THIẾT BỊ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ.
Lưu lượng không khí thổi vào:

𝑄𝑡ℎ 77091,5 𝑘𝑔
𝐿𝑣 = = = 7709 ( )
𝐼𝑇 − 𝐼𝑉 54 − 44 ℎ

Năng suất lạnh của hệ thống ĐHKK:

𝑘𝑗
𝑄𝑙 = 7709. (70 − 58) = 92508 ( ) = 25,69(𝑘𝑤 )

5.1. Thông số kĩ thuật âm trần cassette Daikin FCF140CVM/RZA140DY1

Picture 2: Dàn lạnh FCF140CVM

16
Picture 3: Dàn nóng RZA140DY1

Dàn lạnh FCF140CVM


Model
Dàn nóng RZA140DY1
Nguồn điện Dàn nóng 3 pha, 380-4150V, 50Hz
Công suất làm lạnh kW 14.0
Định mức (Tối thiểu-Tối đa) Btu/h 47,800
Công suất sưởi kW 16.0
Định mức (Tối thiểu-Tối đa) Btu/h 54,600
Làm lạnh 4.21
Công suất điện tiêu thụ kW
Sưởi 4.75
Làm lạnh 3.32
COP W/W
Sưởi 3.37
Màu sắc Mặt nạ trang trí Màu trắng sáng
Dàn
Lưu lượng gió m3/phút 36.5/33.0/29.0/25.0/21.0
lạnh
(Cao/Trung bình/Thấp) cfm 1,288/1,165/1,024/741

17
Độ ồn (Cao/Trung bình/Thấp) dB(A) 46.0/43.0/40.0/36.0/32.5
Kích thước Thiết bị mm 298x840x840
(Cao/Rộng/Dày) Mặt nạ trang trí mm 50x950x950
Trọng lượng Thiết bị kg 24
máy Mặt nạ trang trí kg 5,5
Làm lạnh 1 CWB 14 đến 25
Dải hoạt động
Sưởi CDB 15 đến 27

Màu sắc Màu trắng ngà


Dàn tản nhiệt Loại Ống đồng cánh nhôm
Loại Swing dạng kín
Máy nén Công suất
kW 3.3
động cơ
Mức nạp môi chất lạnh R32 Kg 3.75 (Đã nạp cho 30m)
Dàn
Lạnh/Sưởi dB(A) 53 / 56
nóng
Độ ồn Vận hành ban
dB(A) 49
đêm
Kích thước (Cao/Rộng/Dày) Mm 1,430x940x320
Trọng lượng máy Kg 93
Làm lạnh 1 CDB -5 đến 46
Dải hoạt động
Sưởi CWB -15 đến 15.5
Lỏng (Loe) mm 9,5
Hơi (Loe) mm 15,9
Ống nối
Dàn lạnh mm VP25 (I.D 25xO.D 32)
Ống xả
Dàn nóng mm 26.0 (Lỗ)
75 (C.dài tương đương
Chiều dài tối đa ống nối các thiết bị m
90)
Chênh lệch độ cao tối đa trong lắp đặt m 30
Cách nhiệt Cả ống hơi và ống lỏng

18
Picture 4: Điều khiển từ xa có dây điều hướng

 Một loạt các chức năng thân thiện với người dùng có thể được lựa chọn riêng.
 Cài đặt biên độ nhiệt độ.
 Tiết kiệm năng lượng bằng việc hạn nhiệt độ cài đặt tối thiểu và tối đa.
 Chức năng này khá thuận tiện khi điều khiển từ xa được lắp ở những nơi có
nhiều người sử dụng.
 Tự động quay lại nhiệt độ cài đặt.
 Ngay khi nhiệt độ cài đặt bị thay đổi, nhiệt độ cài đặt sẵn sẽ tự động được thiết
lập sau khoảng thời gian được cài đặt.
 Có thể lựa chọn khoảng thời gian từ 30 phút/60 phút/90 phút/120 phút.

5.2. Luồng gió tuần hoàn.


Nhờ thiết kế 360o, điều hòa âm tràn cassette FCF140CVM/RZA140DY1 có khả
năng điều khiển luồng gió tuần hoàn khắp phòng, mang tới cảm giác thoải mái mà
không cảm thấy quá lạnh. Luồng gió được điều chỉnh thổi theo phương ngang hình
vòng cung, giúp nhiệt độ cả phòng giảm xuống từ từ, đồng đều, không còn cái cảm

19
giác khó chịu khi mà gió điều hòa thổi thẳng vào người nữa. Đây là tình trạng mà chỉ
dòng âm trần cassette đa hướng thổi FCF mới có.

5.3. Điều khiển hướng gió độc lập.


Đây cũng là tình nắng mà duy nhất dòng FCF có. Các cửa gió có thể hoạt động
độc lập, tự điều chỉnh hướng gió để mang tới giải pháp làm lạnh/sưởi đồng đều hơn để
đạt sư phân phối gió tối ưu nhất. Không còn cảm giác khó chịu ở một khoảng không
gian nữa. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn hướng gió thổi với các lựa chọn như: Thổi đa
năng, thổi 3 hướng, thổi 2 hướng đối xứng. Điều này giúp tối ưu hiệu suất và khả năng
làm lạnh ở những góc điều hòa không có người hay tập trung nhiều người.

5.4. Dễ dàng thích ứng với mọi không gian lắp đặt.
Với thiết kế kiểu dáng nhỏ gọn, vận hành êm ái cùng với chung kích thước mặt
nạ cho mọi công suất máy giúp việc lặp đặt trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tất
cả mang tới tiện ích tối đa trong quá trình sử dụng, lắp đặt và bảo dưỡng.

Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng tháo nắp che góc để điều khiển chỉnh độ cao
của máy mà không cần phải thông qua lỗ kỹ thuật. Các nắp che này được giữ bằng các
khớp nối, nhờ đó có thể tháo lắp mà không cần tô vít hay bất kỳ dụng cụ nào khác.

5.5. Công nghệ cảm biến Daikin.


Sử dụng cảm biến kếp điều khiển luồng gió tự động, mang lại sự thoải mái tối
ưu. Bên cạnh đó, cảm biến còn có khả năng cảm nhận nhiệt độ phòng và hoạt động của
con người để điều khiển máy hoạt động cho phù hợp, tránh tình trạng quá nóng hoặc
quá lạnh.

5.6. Tiết kiệm điện vượt trội


Trang bị công nghệ Super Inverter mới chất mà hãng Daikin phát triển, máy âm
trần cassette thế hệ mới này có khả năng tiết kiệm điện vượt trội hơn rất nhiều mà vẫn
mang đến khả năng làm mát nhanh chóng, mạch, đem tới sự thoải mái ngay lập tức thì
cho người sử dụng.

5.7. Cánh tản nhiệt dàn nóng được xử lý chống ăn mòn.


Để nâng cao độ bền bằng cách tải thiện khả năng chịu đựng ăn mòn muối và ô
nhiễm không khí, dàn trao đổi nhiệt được xử lý chống ăn mòn được sử dụng cho dàn
trao đổi nhiệt tại dàn nóng. Với công nghệ này, tuổi thọ sản phẩm điều hòa âm trần
cassette sẽ tăng lên, hoạt động ổn định và bền bỉ hơn rất nhiều so với các thế hệ trước.

20

You might also like