Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ THỐNG NHẤT

Khoản 3, Điều 2 HP 2013 đã khẳng định: Ở nước CHXHCN VN “quyền lực nhà nước là thống
nhất”. Việc khẳng định này có nghĩa, VN hiện nay không áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực
(không áp dụng thuyết tam quyền phân lập) như ở các nước tư bản chủ nghĩa. Ở VN, quyền lực nhà
nước là không phân chia, không phân quyền.

Quyền lực nhà nước thống nhất nơi nhân dân. Nhân dân trao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc
hội, cho Chính phủ và cho các cơ quan tư pháp. Chứ không phải nhân dân trao hết thảy quyền lực
nhà nước của mình cho Quốc hội, rồi đến lượt mình, Quốc hội lại trao quyền cho Chính phủ và các
cơ quan tư pháp. Quan niệm đó hoàn toàn phù hợp với dân chủ XHCN. Bởi vì, dân chủ XHCN đòi
hỏi nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ bằng hình thức dân chủ đại diện mà còn bằng
cả dân chủ trực tiếp, trong đó có trưng cầu ý dân, có như vậy, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân mới đúng, mới bảo đảm thực hiện đầy đủ, không hình thức. Như vậy, thống nhất
quyền lực nhà nước được hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tập trung thống
nhất ở nhân dân chứ không phải thuộc về Quốc hội.

-Có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Trước hết, Điều đó chỉ ra rằng, quyền lực nhà nước dẫu
là quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là nhân dân, đều
do nhân dân ủy quyền, giao quyền. Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự
thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của nhà nước. Cả ba quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở
mục tiêu chính trị chung là xây dựng một nhà nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh” như Đảng ta đã chỉ ra.

Quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất như nói trên là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
đề cao trách nhiệm trước nhân dân, hạn chế sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện quyền hạn và
nhiệm vụ mà nhân dân đã ủy quyền. Đó cũng là cơ sở để không có chỗ cho các yếu tố cực đoan, đối
lập, thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các quyền, nhất là giữa quyền lập pháp và quyền hành
pháp. Đồng thời, đó cũng là Điều kiện để hình thành cơ chế kiểm soát, nhận xét, đánh giá chất lượng
và hiệu quả hoạt động của các quyền từ bên trong tổ chức quyền lực nhà nước cũng như từ bên ngoài
là nhân dân.

1
Tóm lại, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung ở nhân dân có ý nghĩa chỉ đạo tổ chức quyền
lực nhà nước trong Điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Mọi
biểu hiện xa rời quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đều dẫn đến tổ chức quyền lực
nhà nước kém hiệu quả.1

Tóm tắt: +QLNN thống nhất tức là không “phân chia” quyền lực như học thuyết “tam quyền phân
lập”.

+ QLNN tập trung vào nhân dân, do dân và vì dân. Nhân dân trao quyền của mình cho
Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp. Quyền lực được phân chia giữa các cơ quan nhưng vẫn
vì một mục đích thống nhất là phục vụ nhân dân.

+ Quan niệm này phù hợp với nhà nước pháp quyền XHCN do dân, vì dân.

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CÓ SỰ PHÂN CÔNG

Sự phân công quyền lực nhà nước, có nghĩa là việc quy định các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho
từng cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự phân công
quyền lực nhà nước nhằm mục đích:

- Phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, tránh chồng chéo, trùng lặp,
đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước được hiệu quả và thống nhất.

- Kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, hạn chế sự lạm dụng quyền lực, bảo đảm
cho quyền lực nhà nước được thực hiện đúng đắn, phục vụ lợi ích của nhân dân.

Sự phân công quyền lực nhà nước là một nguyên tắc quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Nguyên
tắc này góp phần tạo Điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước một cách trực tiếp và
gián tiếp, bảo đảm cho quyền lực nhà nước được thực hiện đúng đắn, phục vụ lợi ích của nhân dân.

1
GS.TS Trần Ngọc Đường, Tìm hiểu nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3(139+140), 2009,

http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211320

2
Trong Hiến pháp năm 2013 đã có một bước tiến mới trong việc phân công quyền lực nhà nước. Việc
xác nhận các cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một thay đổi
quan trọng, tạo Điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi quyền.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền lực nhà nước được phân công như sau:

- Quyền lập pháp được trao cho Quốc hội. Quốc hội có quyền làm luật, quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước. Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
lập pháp được quy định ở Điều 70 và Điều 120 của Hiến pháp năm 2013

- Quyền hành pháp được trao cho Chính phủ. Chính phủ có quyền thi hành luật, các quyết
định của Quốc hội và của Chủ tịch nước. Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ - cơ quan
thực hiện quyền hành pháp được quy định một cách khái quát ở Điều 96 Hiến pháp năm
2013.

- Quyền tư pháp được trao cho Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân có quyền xét xử, giải
quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, hành chính theo quy
định của pháp luật. Quyền hạn và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân được quy định ở Điều 102
Hiến pháp 2013

Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quyền lực nhà nước, việc phân công quyền lực giữa các cơ quan
nhà nước yêu cầu khách quan. Đồng thời, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt
Nam cho thấy việc phân công quyền lực nhà nước là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò của nhà
nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.2

· Tóm tắt:

- Sự phân công quyền lực nhà nước: là một nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền,
được ghi nhận trong Hiến pháp của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam

- Mục đích:

2
ThS. Nguyễn Thị Xuân , Bảo vệ nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp” trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, Trang
thông tin điện tử Trường chính trị Kon Tum, 2020
https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/vbao-ve-nguyen-tac-quyen-luc-
nha-nuoc-la-thong-nhat-co-su-phan-cong-phoi-hop-kiem-soat-giua-cac-co-quan-nha-nuoc-trong-
viec-thuc-hien-cac-quyen-lap-phap-hanh-phap-va-tu-phap-21.html
3
+ Phân định nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước pháp quyền

+ Sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước

- Ý nghĩa:

+ Tạo Điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp

+ Bảo đảm quyền lực nhà nước được thực hiện một cách đúng đắn

+ Phục vụ lợi ích của nhân dân

- Theo quy định Hiến pháp 2013:

+ Quyền lập pháp trao cho Quốc hội (Điều 70 và Điều 120)

+ Quyền hành pháp được trao cho Chính phủ (Điều 96)

+ Quyền tư pháp được trao cho Tòa án nhân dân (Điều 102)

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CÓ SỰ PHỐI HỢP

Trong nhà nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất. Đó là sự thống nhất về mục tiêu chính trị
chung. Vì vậy, việc phân định quyền lực nhà nước không chứa đựng và bao quát việc phân lập
mục tiêu chính trị chung của quyền lực nhà nước.3

Mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn
toàn tách biệt nhau, mà “ràng buộc lẫn nhau”, cả ba quyền đều phải phối hợp với nhau, phải hoạt
động một cách nhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyền hạn mà Nhân dân
giao cho mỗi quyền được Hiến pháp – Đạo luật gốc của nhà nước và xã hội quy định.

3
GS. TS. Trần Ngọc Đường, “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công , phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp” trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Triển khai thi hành Hiến pháp
2013, 2015,

https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/ctv/news/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?
ItemID=7&fbclid=IwAR2FtHE0ItlAO3VUvu429kpn7fe46YtsVqcjnazi7HfAMmIwOCCAmA5Wre
k

4
Mỗi cơ quan được nhân dân trao thực hiện quyền lập pháp và quyền hành pháp phải làm đúng,
làm đủ, và làm có chất lượng, có trách nhiệm phần việc được giao; tránh tình trạng ôm đồm, bao
biện, làm thay hoặc chỉ biết đến phần việc của mình mà không quan tâm, phối hợp với cơ quan
khác . Bởi lẽ, sự phân công giữa lập pháp và hành pháp suy cho cùng chỉ là kỹ thuật tổ chức và
thực thi quyền lực một cách chuyên môn, khoa học, hiệu quả; còn bản chất của quyền lực thì bao
giờ cũng thống nhất ở các mục tiêu chung của Nhà nước và thống nhất ở chủ thể tối cao của
quyền lực là nhân dân.

Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước có tác dụng:
+Chế ước, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước để tránh nguy cơ lạm dụng quyền lực.
+Hạn chế hoặc tránh được sự xung đột quyền lực.
+Tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước, hạn chế những sai sót, khiếm khuyết trong hoạt động của mỗi cơ
quan.
+Thực thi pháp luật hiệu quả hơn.
+Tránh việc mỗi nhánh làm việc riêng của mình, không có sự gắn kết sẽ làm cho những Điều luật
đưa xuống người dân không có sự thống nhất và không có được hiệu quả thực tiễn.

VD: Sự trợ giúp của Chính phủ đối với Quốc hội trong việc soạn thảo các dự án luật giúp Quốc
hội thực hiện tốt hơn quyền lập pháp.

VD: Hiến pháp năm 2013 quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp”. Tuy nhiên,
các cơ quan nhà nước khác, đặc biệt là Chính phủ cũng có quyền tham gia vào quy trình lập hiến,
lập pháp. Khoản 2 Điều 96 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Chính phủ “đề xuất, xây dựng chính
sách trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định; trình dự án luật, dự án ngân sách
nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội”.

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CÓ SỰ KIỂM SOÁT


Quyền lực nhà nước có sự kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp.
- Quyền lực nhà nước thường được chia thành ba cơ quan chính để thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Cơ quan lập pháp có trách nhiệm xây dựng và thông qua luật pháp. Cơ
quan hành pháp thực hiện và thực thi luật pháp. Cơ quan tư pháp đảm bảo công lý và giải quyết
5
tranh chấp theo quy định của pháp luật. Các cơ quan này thường hoạt động độc lập nhưng cũng
cần có sự cân bằng và kiểm soát để đảm bảo quyền lực không bị lạm dụng.
- Cụ thể, cơ quan lập pháp thường là quốc hội hoặc các cơ quan tương đương, có nhiệm vụ xây
dựng và thông qua luật pháp. Cơ quan hành pháp thường là chính phủ hoặc cơ quan tương
đương, có trách nhiệm thực hiện và thực thi luật pháp. Cơ quan tư pháp thường là toà án hoặc các
cơ quan tương đương, có nhiệm vụ đảm bảo công lý và giải quyết tranh chấp theo quy định của
luật pháp. Mỗi cơ quan này có vai trò và quyền hạn riêng, nhưng cần có sự cân bằng và kiểm soát
để đảm bảo không có quyền lực bị lạm dụng.
- Trong một hệ thống nhà nước, quyền lực thường được phân công và phân cấp giữa các cơ quan
nhà nước khác nhau. ❖ Ví dụ: Ở một quốc gia có chế độ tổng thống, quyền lập pháp thường
thuộc về quốc hội, quyền hành pháp thuộc về chính phủ và quyền tư pháp thuộc về hệ thống toà
án. Trong một chế độ quốc gia khác, có thể có một hệ thống quốc hội nơi quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp được chia sẻ giữa các cơ quan khác nhau như quốc hội, chính phủ và toà án.
Mục tiêu của việc chia quyền lực nhà nước là đảm bảo sự cân bằng và kiểm soát, ngăn chặn
quyền lực bị tập trung vào một cá nhân hay một cơ quan duy nhất.
- Các khía cạnh quan trọng của quyền lực nhà nước bao gồm: Sự cân bằng giữa các cơ quan nhà
nước, sự độc lập của các cơ quan này, sự kiểm soát của các cơ quan trên các cơ quan khác, sự
minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Nếu quyền lực nhà nước bị lạm dụng hoặc
không được cân bằng, có thể dẫn đến sự bất ổn, thất bại của hệ thống và thiệt hại cho quốc gia và
người dân.

- Sự kiểm soát giữa các cơ quan nhà nuớc trong quyền lực nhà nước có tác dụng quan trọng. Điều
này giúp ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và bảo vệ quyền lợi và tự do của người dân. Sự kiểm
soát cũng giúp đảm bảo rằng các quyết định và hành động của các cơ quan nhà nước được đánh
giá tính hợp pháp và tuân thủ quy định của pháp luật.

VD: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã có một số quy định
để ngăn chặn, kiểm soát tình huống xung đột lợi ích nhằm phòng ngừa tham nhũng như: “cán bộ,
công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của
mình...” (Điều 37). Điều này có ý nghĩa đặc biệt để kiểm soát quyền lực trong hoạt động hành
pháp.

6
Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với hoạt động Nhà nước, tránh để các cơ quan nhà nước
lạm quyền, vi hiến, thực hiện hành vi trái với các quy định về tổ chức hoạt động bộ máy nhà
nước.
 khoản 2 Điều 70, Điều 69, Điều 74.
Nếu như Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì sẽ bị nhân
dân bãi nhiệm

7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] GS.TS Trần Ngọc Đường, Tìm hiểu nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3(139+140), 2009,

http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211320, truy cập vào ngày 10/11/2023

[2] PGS.TS Nguyễn Thị Tâm, “Thực hiện có hiệu quả nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát
quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013”, Cổng thông tin điện tử Sở nội vụ Bắc Giang, 2020,
https://snv.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/aRIn3er4plGA/content/thuc-hien-co-
hieu-qua-nguyen-tac-phan-cong-phoi-hop-va-kiem-soat-quyen-luc-nha-nuoc-theo-hien-phap-nam-
2013?fbclid=IwAR11aE3oGlgrcGiYw0K8aAp_GqVZgrv9xOygkZGcFBgkM6rCQ3OJF4gqC8Y,
truy cập vào ngày 10/11/2023

[3] GS. TS. Trần Ngọc Đường, “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công , phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp” trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Triển khai thi hành Hiến pháp
2013, 2015,

https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/ctv/news/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?
ItemID=7&fbclid=IwAR2FtHE0ItlAO3VUvu429kpn7fe46YtsVqcjnazi7HfAMmIwOCCAmA5Wre
k, truy cập vào ngày 10/11/2023

[4] Th.S Nguyễn Duy Quốc, “Bàn về nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện
quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Ban tuyên giáo Cần thơ, 2023,

https://bantuyengiao.cantho.gov.vn/vi/news/tai-lieu-nghien-cuu-hoc-tap-bao-cao-vien/ban-ve-
nguyen-tac-phan-cong-phoi-hop-va-kiem-soat-viec-thuc-hien-quyen-luc-nha-nuoc-ve-lap-phap-
hanh-phap-va-tu-phap-1193.html?fbclid=IwAR2Xv45V6U-Mn-Vze1XCsKfTjRoPTqOtns-
RITL8JMnoLj5zwLA7vUGTFrw, truy cập vào ngày 10/11/2023

8
[5] PGS.TS Lưu Văn Quảng, “Bàn về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí cộng sản, 2020,

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/817167/ban-ve-co-che-kiem-soat-
quyen-luc-nha-nuoc-o-viet-nam-hien-nay.aspx?
fbclid=IwAR3B1KEpTOYJgZbQ7qojZgOPBB8CTnxkC4TZlFOVmRcVyYNBapyd3dYdHjA#,
truy cập vào ngày 10/11/2020

[6] T.S Nguyễn Đình Quyền, “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước”, Cổng thông tin
điện tử Sở nội vụ tỉnh Bắc Giang, 2021
https://snv.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/aRIn3er4plGA/content/hoan-thien-co-
che-kiem-soat-quyen-luc-nha-nuoc, truy cập vào ngày 10/11/2020

[7] Viết Sâm, “Vai trò của quan hệ phối hợp giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp trong kiểm soát

quyền lực nhà nước”, Tạp chí Quản lí Nhà nước, số 284, 2019,

https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/02/27/vai-tro-cua-quan-he-phoi-hop-giua-quyen-hanh-phap-

va-quyen-tu-phap-trong-kiem-soat-quyen-luc-nha-nuoc/, truy cập vào ngày 10/11/2023

[8] ThS. Nguyễn Thị Xuân , Bảo vệ nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp” trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, Trang
thông tin điện tử Trường chính trị Kon Tum, 2020

https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/vbao-ve-nguyen-tac-quyen-luc-

nha-nuoc-la-thong-nhat-co-su-phan-cong-phoi-hop-kiem-soat-giua-cac-co-quan-nha-nuoc-trong-

viec-thuc-hien-cac-quyen-lap-phap-hanh-phap-va-tu-phap-21.html, truy cập vào ngày 10/11/2023

You might also like