Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Các yếu tố vật lý/vật chất

T.nh trạng dễ bị tổn thương vật l./vật chất có thể bao gồm các khía cạnh cấu trúc của các đối
tượng, như vật liệu và thiết kế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó cũng liên quan đến vị trí địa l.
nếu vị trí địa l. ảnh hưởng đến nguy cơ gặp nguy hiểm (đánh giá t.nh trạng dễ bị tổn thương nên t.m
hiểu sự khác nhau trong khả năng gặp nguy hiểm). Sinh sống gần những nơi dễ xảy ra hiểm họa cũng
có thể là một yếu tố làm tăng rủi ro, chẳng hạn như sống gần bờ biển trong trường hợp hiểm họa là
sóng thần hoặc sống gần một con sông trong trường hợp lũ lụt.

Các yếu tố văn hóa – xã hội

Các yếu tố văn hóa - x. hội ảnh hưởng tới phúc lợi của các cá nhân, gia đ.nh và cộng đồng và các yếu
tố này thường phản ánh việc tiếp cận khác nhau đối với các nguồn lực như đất đai, tiền bạc và giáo
dục. Các khía cạnh của t.nh trạng dễ bị tổn thương về văn hóa x. hội có thể cần xem xét bao gồm:

Tiếp cận với thực phẩm và nước

Tiếp cận với thực phẩm và nước đủ cả về số lượng và chất lượng được coi là một quyền
cơ bản của con người86. Người nghèo bị hạn chế với khả năng tiếp cận với thực phẩm và
nước, do đó họ thường đối mặt với rủi ro cao hơn trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai.
Suy dinh dưỡng làm giảm năng suất và tăng tính nhạy cảm đối với thương vong và bệnh
tật. Những nguồn nước chưa được cải thiện có nhiều khả năng bị ô nhiễm hơn, gây bệnh
tiêu chảy hoặc lan truyền các bệnh do nước, làm tăng khả năng bệnh tật và gây tốn kém
chi phí.

T.nh trạng sức khỏe và khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe

Sức khỏe thể chất và tinh thần kém cũng góp phần gây nên t.nh trạng dễ bị tổn thương.
T.nh trạng dễ bị nhiễm bệnh, tiếp xúc thường xuyên với các bệnh truyền nhiễm, thiếu cơ
chế bảo vệ và không có khả năng chăm sóc cho chính m.nh đều là những điều kiện cụ thể
của t.nh trạng dễ bị tổn thương. Những người ốm và khuyết tật là những người đặc biệt
nhạy cảm khi có thiên tai xảy ra. Cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe không đầy đủ cũng có
thể làm tăng tính nhạy cảm và làm giảm khả năng ứng phó của cộng đồng.

Tr.nh độ học vấn và giáo dục

Tr.nh độ học vấn và giáo dục có thể ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và sử dụng thông
tin, ảnh hưởng tới phát triển kỹ năng và các cơ hội. Những yếu tố này cũng giúp nhận
thức được các hiểm họa, các cảnh báo hiểm họa và những cách để giảm thiểu các tác
động.

Công bằng x. hội và cách ly khỏi x. hội

Bản thân sự bất công và việc bị cách ly có thể biểu hiện theo địa l. hoặc theo sự suy
giảm các cơ hội tiếp cận thông tin, kinh tế và chính trị do giàu nghèo, dân tộc, tuổi tác,
giới tính và các yếu tố khác. Những nhóm bị cách ly có nhiều khả năng bị tác động
nhiều hơn, ít có khả năng tiếp cận các nguồn lực cần thiết để ứng phó trước thiên tai.
Những quan tâm và đóng góp tiềm năng của họ thường có thể bị bỏ qua khiến cho
công tác giảm nhẹ, ph.ng ngừa, ứng phó và khôi phục ít hiệu quả hơn.

Độ tuổi

Trẻ em và người già thường phải lệ thuộc vào người khác. Hơn nữa, cả hai nhóm người
này đều có thể làm cộng đồng phải tốn nhiều chi phí nếu có tỉ lệ giữa người dân phụ
thuộc với “người trụ cột gia đ.nh” cao.

Những khía cạnh văn hóa

Văn hóa có thể ảnh hưởng tới t.nh trạng dễ bị tổn thương. Nhiều hệ thống tín ngưỡng
coi việc gặp rủi ro thiên tai như là số phận – đây có thể là một chỉ số về t.nh trạng dễ bị
tổn thương. Những quan điểm như vậy có thể là một thách thức khi cố gắng xây dựng
một văn hóa giảm nhẹ và ph.ng ngừa thiên tai. Ngôn ngữ cũng có thể là một rào cản.
Tuy nhiên, các hệ thống tri thức truyền thống và địa phương cũng có thể chứa đựng
nhiều giải pháp chưa được khai thác sử dụng cho việc GNRRTT.

Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến t.nh trạng dễ bị tổn thương của các hộ gia đ.nh, cộng đồng và quốc
gia trước sự tác động của thiên tai. Đói nghèo thường liên quan đến các yếu tố vật lý / vật chất, văn
hoá - xã hội và môi trường và có thể tác động tới cả việc tiếp cận nguồn lực và khả năng gặp nguy
hiểm. Trong thực tế, đói nghèo đôi khi được mô tả dưới dạng thiếu tiếp cận tới các nguồn lực quan
trọng.
Các yếu tố kinh tế làm tăng t.nh trạng dễ bị tổn thương ở cấp quốc gia bao gồm: thiếu nguồn lực tập
thể để cung cấp các dịch vụ cơ bản và chất lượng cuộc sống; thiếu sự đa dạng kinh tế để giúp vượt
qua khủng hoảng hay việc cung cấp dễ dàng bị cản trở. Nợ nần có thể tạo thêm gánh nặng. Rủi ro
thiên tai sẽ tăng lên nếu tiền bạc và nguồn lực tạo ra không thể được tái đầu tư để giảm thiểu t.nh
trạng dễ bị tổn thương và tăng việc tiếp cận và tăng năng lực của hệ thống như mạng lưới truyền
thông, y tế, hệ thống tài chính, các công trình cung cấp nước, vệ sinh và giao thông vận tải.

Các yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính nhạy cảm của các quốc gia và cộng đồng
chịu tác động. Ví dụ, phá rừng là chỉ số thường được sử dụng đối với tình trạng dễ bị tổn thương của
môi trường; nó làm giảm môi trường sống, thảm phủ, nhiên liệu sẵn có
và có thể dẫn đến việc gia tăng khả năng xảy ra lũ lụt và sạt lở đất.

Các quốc gia, cộng đồng và các hộ gia đình phụ thuộc vào môi trường để tồn tại và phát triển văn hóa,
kinh tế - xã hội. Tình trạng thiếu nước và suy thoái đất có thể trở nên trầm trọng do
các hoạt động của con người và có thể làm giảm đi việc tiếp cận với nước sạch và đe dọa an ninh
lương thực. Ô nhiễm cũng làm giảm việc tiếp cận nước và không khí sạch và làm tăng khả năng mắc
bệnh tật. Ngoài ra, suy thoái môi trường, mất đa dạng sinh học, cạn kiệt nguồn tài nguyên có thể đẩy
các sinh kế, nền kinh tế vào tình trạng lâm nguy, và hạn chế các phương án thích nghi với các hoàn
cảnh thay đổi.

Quản lý nhà nước

Khi nói đến những biến động về năng lực và tình trạng dễ bị tổn thương, quản lý nhà nước
rất quan trọng. Các vấn đề như tham nhũng, việc tiếp cận b.nh đẳng, chính sách, việc thực
thi pháp luật, an ninh và ổn định đều ảnh hưởng tới việc phân bổ các nguồn lực cần thiết đối
với phúc lợi trước, trong và sau thiên tai. Các ảnh hưởng của quản lý nhà nước đến các yếu tố khác
làm tăng hoặc giảm bớt tình trạng dễ bị tổn thương. Những ảnh hưởng đó cũng trực tiếp quyết định
tình trạng dễ bị tổn thương, thông qua việc xây dựng và thực hiện các chính sách và kinh nghiệm thực
tế về QLRRTT.
Nguyên tắc cho phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam là phương châm “bốn
tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, nguồn lực tại chỗ, vật liệu, trang thiết bị và hậu cần tại chỗ).
Những nguyên tắc này được đề xuất bởi Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương dựa trên các
kinh nghiệm được tích lũy được từ công tác ứng cứu và phòng, chống
lụt, bão từ thập niên 1960 và 1970 ở Miền Bắc Việt Nam. Đây là một trong những kinh
nghiệm đặc biệt của Việt Nam được khẳng định trong Chiến lược này.

You might also like