văn bản

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài 10

I. Âm. Nguồn âm
1. Âm là gì?
- Âm là những sóng truyền trong các môi
trường mà khi đến tai ta sẽ gây ra cảm giác âm. Sóng này gọi là sóng âm.
-Sóng âm (âm) là những sóng cơ lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
-Tần số của sóng âm cũng là tần số của âm.
2. Nguồn âm
-Nguồn âm là các vật dao động phát ra âm.
-Dao động âm là dao động cưỡng bức.
-Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn.
3.Âm nghe được. Hạ âm. Siêu âm
-Âm nghe được (âm thanh): Là những sóng âm gây ra cảm giác âm với màng nhĩ, có tần số từ 16 Hz đến
20000 Hz.
- Âm có tần số dưới 16 Hz gọi là hạ âm, tai người không nghe được nhưng voi, chim bồ câu,.. vẫn có thể
nghe được hạ âm.
- Âm có tần số trên 20000 Hz gọi là siêu âm, tai người không nghe được nhưng chó, dơi, cá heo,.. vẫn có thể
nghe được siêu âm.
Ví dụ:

Những con vật có thể phát và cảm nhận sóng hạ âm, siêu âm
4.Sự truyền âm
a) Môi trường truyền âm
-Âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí; không truyền được trong chân không.
-Âm hầu như không truyền qua được các chất xốp như bông, len… gọi là chất cách âm.
b) Tốc độ truyền âm
-Sóng âm truyền trong môi trường với một tốc độ hoàn toàn xác định
Vkhí< Vlỏng< Vrắn
II. Những đặc trưng vật lý của âm
-Nhạc âm: những âm có tần số xác định
-Tạp âm: những âm có tần số không xác định
1.Tần số âm
-Tần số âm là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm.
2.Cường độ âm và mức cường độ âm
a)Cường độ âm: Cường độ âm là năng lượng của sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với
phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.
-Kí hiệu: I
-Đơn vị: W/m2
I=WSt=PS=P4πr2
b) Mức cường độ âm

Trong đó: I là cường độ âm, Io là cường độ âm chuẩn ( âm có tần số 1000Hz, cường độ Io= 10-12W/m2)
Đơn vị: B (ben)
Trong thực tế dùng đơn vị đêxiben ( dB )

Một số mức cường độ âm đáng chú ý:


-0 dB: Ngưỡng nghe
-30 dB: Tiếng thì thầm
-40 dB: Tiếng nói chuyện bình thường
-60 dB: Tiếng ồn ào trong cửa hàng lớn
-90 dB: Tiếng ồn ngoài phố
-120 dB: Tiếng sét lớn, máy bay lúc cất cánh
-130 dB: Ngưỡng đau
3.Âm cơ bản và họa âm
-Nếu dây rung với một bó sóng thì dây phát ra âm có tần số thấp nhất (tần số fmin đã biết trong bài Sóng
dừng). Ta hãy gọi tần số này là tần số fo và gọi là âm cơ bản (còn gọi là họa âm thứ 1).
-Khảo sát thực nghiệm cho thấy dây này còn phát ra các âm có tần số 2fo, 3fo, 4fo .... gọi là họa âm thứ 2,
họa âm thứ 3, họa âm thứ 4, ... Các họa âm có biên độ khác nhau khiến đồ thị dao động âm của các nhạc cụ
khi phát ra cùng một nốt nhạc cũng khác nhau. Sự khác nhau này phân biệt được bởi âm sắc của chúng.
-Đặc trưng Vật lý thứ ba của âm là đồ thị dao động của âm đó.
Bài 11
I. Độ cao
-Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.
-Âm nghe càng thanh (cao) khi tần số càng lớn. Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số càng nhỏ.
II. Độ to
-Độ to của âm là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với với đặc trưng vật lí mức cường
độ âm.
- Tuy nhiên ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm được.
- Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số của âm.
- Cường độ âm càng lớn thì ta nghe càng lớn.
+Ngưỡng nghe : là âm có cường độ âm nhỏ nhất mà tai ta có cảm giác nghe được .
+Ngưỡng đau : là âm có cường độ âm lên đến 10W/m2. Tai nghe có cảm giác nhức nhối đối với mọi tần
số.
III. Âm sắc
-Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm có cùng một độ cao nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng
nhạc cụ, đó là vì chúng có âm sắc khác nhau.
- Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của
chúng có dạng khác nhau.
- Vậy, âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc
có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm
Ví dụ : Cùng một bản nhạc nhưng khi nghe ta có thể xác định được bản nhạc đó được chơi bằng nhạc cụ các
loại nhạc cụ khác nhau ghitar, violông, piano ... vì âm sắc của các nhạc cụ này rất khác nhau.

Đồ thị dao động của âm có tần số thấp (âm trầm) và tần số âm cao

You might also like