Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

5.

Khó khăn

5.1. Quá Tải Lượng Thông Tin:

Khó Khăn: Trong môi trường học tập cũng như làm việc , lượng thông tin
và kiến thức thường đến với chúng ta một cách nhanh chóng và ở một khối
lượng lớn, phức tạp; giảng viên khó có thể truyền tải đầy đủ và chậm rãi mà
sẽ đi nhanh vào phần quan trọng , trọng tâm của bài học, gây khó khăn cho
việc ghi chép chi tiết, thông tin một cách chính xác và đầy đủ. Những lúc
như thế ta cần có
Cách Vượt Qua phù hợp : Mỗi người chúng ta muốn tiếp cận khối lượng
thông tin một cách ngắn gọn và chính xác nhất cần phát triển kỹ năng lọc
thông tin, tập trung vào những điểm chính và sắp xếp chúng một cách có hệ
thống. Sử dụng ký hiệu và từ viết tắt để giảm thời gian ghi chép. Thêm ngày
tháng vào mỗi ghi chú, ta có thể dễ dàng đối chiếu tài kiệu giáo khoa hoặc
có thể hình dung lại bài giảng rõ hơn mỗi khi ôn tập.

5.2. Không Hiểu Rõ Nội Dung


Đây là một trong những lỗi dễ mắc phải mỗi khi chúng ta ghi chép một
thông tin nào đó, khiến ta hiểu sai hoặc mất khả năng theo kịp với nội dung,
dẫn đến sự không chính xác trong ghi chép nó cũng khiến ta tư duy sai lệch
với nội dung.Không hiểu rõ nội dung đồng nghĩa với việc ta ghi chép một
cách thụ động, mông lung và máy móc. Ghi chép khi không hiểu nội dung
còn làm cho ta tốn thêm thời gian để đọc lại và hiểu lại những gì ta ghi chép
Cách Vượt Qua: Tạo cơ hội cho bản thân hiểu rõ về chủ đề trước khi bắt
đầu ghi chép. Tham khảo, tìm hiểu các tài liệu khác nhau. Đặt câu hỏi khi
cần thiết để khiến việc ghi chép dễ dàng hơn

5.3. Thiếu Kỹ Năng Ghi Chép:


Nhiều người không được đào tạo về cách ghi chép hiệu quả hoặc áp dụng
quá nhiều phương pháp cùng một lúc khiến không tìm ra được phương pháp
hiệu quả cho bản thân dẫn đến việc sử dụng phương pháp không hiệu quả
hoặc không tận dụng hết khả năng của họ. Đừng ghi chép tất cả mà hãy chọn
lọc, sắp xếp thông tin một cách hệ thống
Cách Vượt Qua: Sinh viên cần tìm hiểu về các phương pháp ghi chép như
Cornell Method, mind mapping,.. và áp dụng chúng vào thực tế. Tìm kiếm
phản hồi từ giáo viên và đồng học để cải thiện.

5.4. Hiệu Suất Kém Của Công Cụ Ghi Chép:


Lựa chọn không đúng về công cụ ghi chép có thể tạo ra những trở ngại trong
quá trình ghi chép. Công cụ ghi chép kém hiệu quả ảnh hưởng đến tốc độ
khiến cho chúng ta có thể mất đi một lượng thông tin quan trọng. Bạn có thể
đánh máy hoặc viết tay, có thể sử dụng các app ghi chú nếu cảm thấy những
công cụ ấy giúp ích được cho mình.
Cách Vượt Qua: Tìm kiếm và thử nghiệm nhiều loại sổ tay hoặc ứng dụng
ghi chép để xác định cái nào phù hợp nhất với cá nhân. Điều chỉnh theo thời
gian dựa trên trải nghiệm sử dụng. Kỹ năng ghi chép không giới hạn công cụ
ghi chép của mỗi người
Ghi chép không chỉ là ghi chép lại từng chữ bạn nghe mà còn giúp bản thân
chọn lọc và ghi nhận thông tin sao cho hiệu quả. Nhìn nhận và đối mặt với
những khó khăn bản thân mắc phải không chỉ giúp người học cải thiện kỹ
năng ghi chép, lữu trữ những thông tin quan trọng mà còn tạo ra cơ hội phát
triển toàn diện trong quá trình học tập và làm việc.

1. Các phương pháp take note

6.1 Sử dụng sơ đồ tư duy (Mindmap)


Sơ đồ tư duy hay còn gọi là mindmap được biết đến với việc sử dụng ngôn
ngữ ngắn gọn kết hợp cùng hình ảnh để bộ não con người có thể tiếp cận,
ghi nhớ một cách nhanh chóng và lâu dài. Đây là cách phổ biến và dễ làm
nhất.

Cách sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy:

 Xác định chủ đề/ý chính/từ khóa chính cho sơ đồ làm trung tâm
 Sau đó vẽ một hình minh họa hoặc keyword ở giữa.
 Chia nhánh thành nhiều ý nhỏ: lưu ý là nên chọn những từ khóa chính,
vẽ nối lên với trung tâm.
 Kiểm tra những chỗ trống liên kết. Xem lại kết nối các ý tưởng với
nhau có ý nghĩa.
Ưu điểm khi sử dụng cách take note hiệu quả bằng sơ đồ tư duy:
 Tiếp cận nội dung một cách tổng quan và chính xác
 Hình ảnh sẽ giúp việc ghi nhớ của bạn nhanh hơn so với đọc toàn chữ
 Tóm gọn được lượng thông tin cần thiết một cách ngắn gọn tren 1
trang giấy
 Sáng tạo sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng hơn
 Sử dụng các ký hiệu, chữ viết tắt làm cho tốc độ ghi chép được rút
ngắn
 Ngoài ra sơ đồ tư duy còn có thể giúp bạn kích thích bộ não, phát huy
tối đa khả năng ghi nhớ
Nhược điểm khi sử dụng cách take note hiệu quả bằng sơ đồ tư duy:
 Dễ trở nên rối hơn, khó kiểm soát
 Tốn thời gian nhiều hơn những cách viết thông thường một chút
 Khó làm quen với ghi chú theo kiểu sơ đồ tư duy
 Những bản đồ được làm theo cách hiểu riêng từng người, bạn có thể
hiểu các mindmap của người khác.
 Không có đủ thời gia để tạo khi đang lắng nghe thông tin
 Sơ đồ tư duy có thể không hiệu quả khi có quá nhiều chữ và thông tin

6.2 Cách take note hiệu quả bằng phương pháp Cornell
Đối với phương pháp take note bằng Cornell sẽ giúp bạn tổng hợp được
những kiến thức, nội dung trong lúc làm việc và học tập một cách ngắn gọn,
dễ hiểu. Phương pháp này khá hiệu quả vì những ý chính, nội dung đều được
chú thích cùng một chỗ rất dễ tham khảo. Đây là phương pháp ghi chép hiệu
quả trong tất cả các trường hợp

Cách sử dụng phương pháp Cornell:


 Trước tiên cần chuẩn bị một tờ giấy khổ to, giấy sổ phù hợp cho việc
ghi chép
 Sau đó, chia tờ giấy làm 3 phần: ở phần cuối để kết luận để trống
khoảng 3-4 dòng.
 Kẻ đường kẻ dọc chia trang giấy làm 2 phần. Trong phần bên trái
chiếm 30% ghi lại các câu hỏi, ghi chú gợi ý đối với nội dung. Phần
bên phải chiến 70% ta sẽ ghi đề mục, keyword; phần lớn ghi nội dung
chính
 Sau khi hoàn thiện ở phần ghi chép bạn nên tổng kết lại những thông
tin quan trọng nhất mà mình cần nắm bắt ở cuối cùng kết luận.

Ưu điểm của cách take note bằng phương pháp Cornell:


 Giúp bạn linh hoạt trong việc ghi chép, thực hiện bất kể trường hợp
nào nào.
 Bổ sung được những biểu đồ hoặc bản đồ minh họa
 Bố cục viết gọn gàng, rành mạch, tổng kết tóm tắt thông tin một cách
hệ thống, khoa học
 Giúp tiếp thu thông tin hiệu quả hơn trong thời gian ngắn
 Trích xuất được ý chính của ghi chép
Nhược điểm của cách take note bằng phương pháp Cornell:
 Khó có thể nhồi nhét hết toàn bộ thông tin vào một trang giấy
 Việc ghi chép sẽ kém hiệu quả nếu bạn không ôn luyện lại
 Tón thời gian làm quen
6.3 Cách take note hiệu quả bằng phương pháp lập dàn ý (Outline method)
Phương pháp này được cho là phương pháp sử dụng tiêu đề và những gạch
đầu dòng để sắp xếp lại thông tin. Nó sẽ rất hữu ích khi diễn giải một nội
dung lớn, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và chỉnh sửa

Cách sử dụng phương pháp dàn ý:


 Ghi chép theo từng chủ đề: cách này hoàn toàn giống với kiểu ghi
chép truyền thống, bắt đầu bằng các ý lớn và sau đó triển khai nội
dung theo các gạch đầu dòng
 Lưu ý: Khi bạn lập dàn ý cần rút ngắn câu chữ lại, sử dụng các từ
quan trọng để xây dựng bài
Ưu điểm của cách take note hiệu quả bằng phương pháp dàn ý:
 Đối với những bạn có kỹ năng nghe viết tốt thì kiểu take note này khá
hiệu quả, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian.
 Làm nổi bật ý chính
 Giúp bản ghi của bạn có cấu trúc và dễ hiểu
 Nội dung sẽ được phát triển theo đúng thứ tự của bài.
Nhược điểm của cách take note hiệu quả bằng phương pháp dàn ý
 Sẽ rất dễ rơi vào việc viết quá nhiều.
 Chủ yếu là ghi chép những thông tin không thực sự tối ưu trong việc
tóm tắt kiến thức hoặc ghi nhớ.
 Không chỉ ra được mối quan hệ giữa các phần với nhau
6.4 Cách take note hiệu quả bằng phương pháp phân tích cấu trúc (The
structured analysis method)

Cách sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc:


 Đầu tiên, chúng ta sẽ chia trang giấy làm hai phần: Bên trái rộng hơn
làm ghi chú (notes), còn lại bên phải để ghi đánh giá (remark)
 Đối với phần chi chú viết các ghi chú có thể là bài giảng hoặc sách
giáo khoa hoặc nội dung mà mình cần ghi chép
 Phần đánh giá và phân tích thì ở cột phải nên được đào sâu kiến thức
hơn. Bạn có thể đưa ra những điểm mạnh, yếu và suy nghĩ về những
nội dung, đối chiếu với các tài liệu khác, đối chiếu với các kiến thức
hoặc trải nghiệm đã biết để có thể biết được ta có áp dụng vào phần
kiến thức mới này hay không
Ưu điểm của cách take note hiệu quả bằng phương pháp phân tích cấu trúc:
 Phương pháp này sẽ phù hợp với các bài giảng phân tích điểm mạnh/
điểm yếu, liên hệ nhiều kiến thức với nhau
 Giúp bạn hiểu sâu hơn bài học cũng như thông tin mình vừa tiếp cận,
đặc biệt trong các bài luận và kì thi phức tạp
 Ghi chú linh hoạt các kiến thức được học, có thể sử dụng phương
pháp dàn ý ở cột trái
 Hữu hiệu trong việc viết tay hoặc đánh máy
Nhược điểm của cách take note hiệu quả bằng phương pháp phân tích cấu
trúc:
 Phải tiếp thu tốn khá nhiều thời gian hơn các phương pháp khác
 Có thể sẽ khiến mắt bạn rối lên nếu như bạn trình bày thêm nhiều ý
 Có thể không cần thiết đối với các thông tin mang tính chất tư duy
hoặc suy nghĩ
6.5. Phương pháp Flow-note
Phương pháp này còn được gọi với tên phương pháp dòng chảy, ghi chú tập
trung vào việc ghi lại các khái niệm bằng cách sử dụng các mũi tên, sơ đồ,
đồ thị nhằm liên kết các nội dung, dữ liệu lại với nhau để thể hiện được ý
tưởng chung
Cách sử dụng phương pháp flow note:
 Chuẩn bị khổ giấy A4 hoặc các ứng dụng ghi chú chuyên dụng
 Ghi lại các luận điểm chính: tùy thuộc vào thông tin tiếp cận, bạn có
thể tập trung ghi lại các ý theo ý hiểu của bản thân, tập trung lắng
nghe và ghi chép các luận điểm chính và không bị phân tâm bởi các
luận điểm nhỏ khác
 Thêm các luận điểm liên quan cùng các ý phụ: sử dụng các mũi tên để
liên kết các khái niệm lại với nhau. Phân biệt các điểm liên quan hơn
và ít liên quan hơn bởi các đường kẻ
 Xem lại các ghi chú: để ghi nhớ lâu hơn các nội dung mà bạn ghi chú,
cần xem lại các ghi chú
Ưu điểm:
 Phương pháp này sẽ giúp hình thành các liên kết và kết nối ở các lĩnh
vực hoặc chủ đề khác nhau. Nếu có một số thông tin nhắc bạn về một
thông tin hoặc dữ kiện khác, hãy ghi chú lại.
 Giúp ích cho việc học của bạn tại một thời điểm
 Tập trung vào các khái niệm chính thay vì phân tâm vào những khái
niệm nhỏ
 Có thể áp dụng được tất cả các môn học cũng như các thông tin mà
bạn tiếp cận trong công việc

Nhược điểm:

 Việc tập trung vào các luận điểm chính có thể khiến bạn bỏ qua những
luận điểm phụ quan trọng không kém
 Khi tham gia vào lớp học hay một cuộc họp có nhịp độ nhanh, bạn có
thể gặp khó khăn trong việc sử dụng phương pháp này
 Khi cần ghi nhớ nhiều thông tin chi tiết, bạn nên ưu tiên sử dụng
những phương pháp mà thông tin được ghi chép một cách chi tiết
6.6. Phương pháp câu
Đây là một phương pháp đơn giản và là một phiên phản nhẹ nhàng hơn
phương pháp Flow-note. Ý tưởng của phương pháp này được dựa trên sự
đơn giản. Bạn có thể ghi lại tất cả mọi thứ tốt nhất trong khả năng của bạn.
Nếu bạn viết bằng tay, bạn chắc chắn sẽ bỏ sót một vài ý. Trên máy tính, bạn
có thể theo kịp, tuy nhiên, bạn vẫn có thể phải đối mặt với những trở ngại
nhất định.
Dù có những nhược điểm nhưng phương pháp này vẫn có những ưu điểm.
So với những phương pháp khác, cách ghi chú này cung cấp nhiều chi tiết và
thông tin nhất để bạn có thể xem lại:
Bạn vẫn có thể rút gọn bằng cách trình bày các điểm chính.
Đơn giản hóa các ghi chú để bạn có thể nghiên cứu và xem lại.

You might also like