1. Tượng hình象形

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

六书

Lục thư (六书)chỉ 6 nguyên tắc cấu tạo chữ Hán, bao gồm: tượng
hình (象形), chỉ sự (指事), hội ý (会意), hình thanh (形声), chuyển chú
(转注) và giả tá (假借)。Tuy nhiên, các nhà văn tự học sau này cho rằng
chuyển chú và giả tá chỉ là hai nguyên tắc sử dụng chữ Hán, chứ không
phải là nguyên tắc cấu tạo nên chữ Hán. Vì thế, chúng ta sẽ đi sâu vào
tìm hiểu 4 nguyên tắc cấu tạo chữ Hán (tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình
thanh).

1. Tượng hình象形
- Tượng hình là nguyên tắc cấu tạo chữ hán bằng cách vẽ lại những sự
vật cụ thể vẽ được một cách đơn giản nhất.
Ví dụ:
日/rì/ Nhật = mặt trời: nguyên thủy là hình tròn, trong có lằn sáng nhấp
nháy là chữ nhất 一, một nét thuộc dương. Mặt trời còn được gọi là thái
dương.
月/yuè/ Nguyệt = mặt trăng: nguyên thủy là hình mặt trăng khuyết, bên
trong có chữ nhị 二, hai nét thuộc âm. Mặt trăng cũng gọi là thái âm.
人/ rén/ Nhân = người: là hình người đứng dang hai chân.

木 /mù/ Mộ c = cây: là hình mộ t cái cây có gố c, rễ , thân, cành

- Chữ tượng hình là loại chữ sơ khai nhất, và có tính hạn chế, vì có rất
nhiều sự vật sự việc không thể dùng hình vẽ để miêu tả.
2. Chỉ sự指事
- Với những khái niệm trừu tượng, không thể vẽ được, người ta đã dùng
kí hiệu để thể hiện, nguyên tắc dùng kí hiệu thể hiện khái niệm trừu
tượng để tạo chữ gọi là nguyên tắc chỉ sự.
Ví dụ:

上 /shàng/ Thượ ng = ở trên: lấ y nét ngang dài làm mố c, nét


ngang ngắ n ở trên chỉ mộ t vị trí ở trên, nét sổ chỉ sự vậ n chuyể n
từ dướ i lên trên.

下 /xià/ Hạ = ở dướ i: nét ngang dài làm mố c, nét ngang nhỏ ở


dướ i chỉ mộ t vị trí ở dướ i, nét sổ chỉ sự vậ n chuyể n từ trên
xuố ng dướ i.

本 /běn/ Bản (bổn) = gốc cây: nét ngang nhỏ phía dưới chữ mộc chỉ rõ
đó là phần gốc cây.

末/mò/ Mạt = ngọn cây: nét ngang phía trên chữ mộc chỉ rõ đó là phần
ngọn cây.

3. Hộ i ý会意
- Hội ý là nguyên tắc hợp ý của từng phần lại để hình thành từ có nghĩa
mới.
Ví dụ:

休/xiū/ Hưu = nghỉ ngơi: ghép từ bộ nhân đứng 亻và chữ Mộc 木(cây),
nghĩa là “người dựa vào gốc cây”, biểu thị người đang nghỉ ngơi.
林/lín/ Lâm = rừng: ghép từ hai bộ Mộc 木(cây), cùng thể hiện ý nghĩa
“rừng” – nơi có nhiều cây
男/nán/ Nam = đàn ông: ghép từ bộ Điền (ruộng) và bộ Lực力, thể hiện ý
nghĩa “người đàn ông có sức khỏe cáng đáng công việc cày đồng”
问/wèn/ Vấn = hỏi: ghép từ bộ Môn门(cửa) và bộ Khẩu 口(miệng),
thể hiện ý nghĩa “ghé miệng vào cửa để hỏi”

4. Hình thanh形声
- Hình thanh là nguyên tắc tạo chữ bởi hai bộ phận , một bộ phận biểu thị
ý nghĩa, một bộ phận biểu thị âm thanh.
Ví dụ:

请 /qǐng/ Thỉnh = mời: gồm bộ Thanh 青biểu âm, bộ Ngôn讠biểu nghĩa


(động tác liên quan đến lời nói.
情/qíng/ Tình = tình cảm: gồm bộ Thanh 青biểu âm, bộ Tâm忄biểu nghĩa
(danh từ liên quan đến trái tim).
换/huàn/ Hoán = thay, đổi: gồm bộ Hoán 奂biểu âm, bộ Thủ 扌biểu
nghĩa (động tác liên quan đến tay).
唤/huàn/ Hoán = hô hoán: gồm bộ Hoán 奂biểu âm, bộ Khẩu 口biểu
nghĩa (động tác liên quan đến miệng).

***Ngoài bốn nguyên tắc cấu tạo chữ Hán kể trên, phải kể đến hai
nguyên tắc sử dụng chữ Hán là giả tá và chuyển chú. Trong đó:
- Giả tá là mượn chữ đã có sẵn để thể hiện từ mới có âm đọc giống hoặc
gần giống như chữ có sẵn.
Ví dụ:
自/zì/ Tự, vốn là cái mũi, được cấu tạo theo nguyên tắc tượng hình, về
sau được mượn để chỉ bản thân.
而/ér/ Nhi, vốn chỉ bộ râu, được cấu tạo theo nguyên tắc tượng hình, về
sau được mượn làm liên từ.

- Chuyển chú là cách dùng chữ có chung bộ thủ, giống nhau về nghĩa để
chú thích cho nhau.
Ví dụ:

少 /Shǎo/ Thiểu = ít
/shào/ Thiếu = nhỏ tuổi.
Do chữ少“thiểu” chuyển chú đọc thành “thiếu”. Hai âm “thiểu” / “thiếu”
và hai nghĩa “ít” / “nhỏ” tuy đã chuyển biến nhưng cùng một ý.

长 /cháng/ Trườ ng = dài /


/zhǎng/ Trưởng = lớn (trưởng thành).
Do chữ长trường = dài đọc thành “trưởng”. Hai âm “trường” / “trưởng”
và hai nghĩa “dài” / “lớn” tuy đã chuyển biến nhưng cùng một ý.

You might also like