Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG VI SINH

Câu 1: Vi sinh vật có thể sử dụng nguồn năng lượng từ đâu (Chương 8)
- Mặt trời
- Chất vô cơ
- Chất hữu cơ
Câu 2: Vi sinh vật có thể tạo năng lượng thông qua quá trình nào (Chương 6)
Cơ chế tạo năng lượng:
- Lên men
- Hô hấp
- Quang tổng hợp
Câu 3: Khả năng vi sinh vật hấp thụ nguồn C phụ thuộc vào điều gì (Chương 6)
- Thành phần hóa học và cấu trúc nguồn C
- Đặc điểm sinh lý của vi sinh vật
Câu 4: Đặc điểm của các yếu tố tăng trưởng cần cho sự phát triển của vi sinh vật
- Chất hữu cơ
- Cần lượng nhỏ
- Thiết yếu cho sự tăng trưởng
- VSV không tổng hợp được
- Các chất VSV thường sử dụng: vitamin, amino acid, purin và pyridine
Câu 5: Môi trường thường được khuyên dùng trong thử nghiệm đánh giá hoạt tính
kháng vi khuẩn/vi nấm của các hợp chất tự nhiên (Chương 7)
- Môi trường thử nghiệm khả năng kháng vi khuẩn: MHA
- Môi trường thử nghiệm khả năng kháng vi nấm: PDA/SA
Câu 6: Phương pháp pha loãng liên tục thường được sử dụng để đánh giá giá trị gì của
hợp chất cần thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật (Chương 7)
Xác định giá trị MIC của chất thử nghiệm đối với vi sinh vật kiểm định.
Câu 7: Định nghĩa tình trạng ức chế của vi sinh vật (Chương 7)
Tình trạng vi sinh vật không tăng trưởng được (về số lượng) khi có mặt chất kháng sinh ở
nồng độ nhất định
Câu 8: Trong phương pháp khuếch tán trong bản thạch, chất thử nghiệm được đưa vào
môi trường thạch bằng cách nào (Chương 7)
Bằng cách tẩm lên đĩa giấy hoặc bơm vào các giếng
Câu 9: Vi sinh vật hiện diện trong 3 bậc dinh dưỡng nào của hệ sinh thái (Chương 10)
- Sinh vật sản xuất
- Sinh vật tiêu thụ
- Sinh vật phân hủy
Câu 10: Định nghĩa quần thể (Chương 10)
Tập hợp vi sinh vật cùng loài, được hình thành do sự tăng trưởng của các vi sinh vật riêng biệt
trong 1 vi môi trường nhất định
Câu 11: Kể tên 3 phương pháp truyền thống vẫn được dùng để nghiên cứu vi sinh vật
(Chương 10)
- Lấy mẫu, nuôi cấy làm giàu, phân lập chủng thuần: từ nước, không khí, cơ thể sinh vật
- Pha loãng tới hạn (Giá trị xác suất cực đại): đánh giá số lượng vi sinh vật có xác suất
lớn nhất hiện diện trong 1 đơn vị thể tích mẫu
- Kiểm tra số lượng vi sinh vật sống
Câu 12: Thế nào là 2 vi sinh vật có quan hệ đối kháng? Cho ví dụ (Chương 10)
- Sản phẩm chuyển hóa của vi sinh vật này gây hại cho vi sinh vật khác
- Ví dụ: Kháng sinh và bacteriocin
Câu 13: Ba giai đoạn chính của chu trình Krebs ở vi sinh vật (Chương 8)
- Giai đoạn 1: Gắn acetyl vào chất mang → citrate
- Giai đoạn 2: Citrate mất 2C → Succinyl - CoA
- Giai đoạn 3: Succinyl - CoA mất nhóm acetyl → oxalo - acetate
Câu 14: Ở lên men lactic đồng hình, glucose được phân giải theo con đường nào. Nêu 2
giai đoạn của quá trình lên men lactic đồng hình (Chương 8)
- Phân giải glucose theo con đường EM
- Giai đoạn 1: Glucose → Acid phosphoglyceric
- Giai đoạn 2: Acid phosphoglyceric → Acid lactic
Câu 15: Đặc điểm chung của các quá trình lên men (Chương 8)
- Quá trình phân giải C trong điều kiện kỵ khí
- Oxy hóa khử không hoàn toàn, một phần cơ chất bị khử, một phần bị oxy hóa
- Carbohydrate → Năng lượng, H chuyển tới chất nhận hữu cơ
- Ngoài CO2, còn có sản phẩm oxy hóa không hoàn toàn (rượu, acid hữu cơ, ceton,
aldehyde,...)
Câu 16: Kể tên 3 con đường phân giải đường ở vi sinh vật (Chương 8)
- Con đường đường phân (Embden - Meyerhof)
- Con đường hexomonophosphate (pentophosphate)
- Con đường Entner - Doudoroff
Câu 17: Các phương pháp có thể sử dụng để xác định vi sinh vật toàn phần (Chương 6)
- Đếm tổng số tế bào
- Đo tỷ trọng tế bào
- Đo độ đục
Câu 18: Kể tên các yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của vi sinh vật (Chương 6)
- Nhiệt độ
- pH
- Áp suất thẩm thấu
- Oxy
Câu 19: Kể tên 4 pha trong chu kỳ tăng trưởng của vi sinh vật (Chương 6)
- Pha tiềm ẩn
- Pha lũy thừa
- Pha ổn định
- Pha suy thoái
Câu 20: Đặc điểm của quá trình vận chuyển chủ động chất dinh dưỡng qua màng
nguyên sinh chất (Chương 6)
- Đi ngược với gradient nồng độ
- Tiêu hao năng lượng
- Cần permease chuyên biệt như khuếch tán xúc tiến
- Bị ức chế bởi các chất ức chế quá trình trao đổi chất
Câu 21: Khi nào thì một vi sinh vật được xem là bị một chất thử nghiệm tiêu diệt
Khi mật độ VSV thử nghiệm giảm xuống còn 0,1% so với ban đầu khi có mặt chất kháng
VSV ở nồng độ nhất định
Câu 22: MBC được viết tắt từ cụm từ gì? Định nghĩa MBC (Chương 7)
- MBC được viết tắt từ Minimum Bactericidal Concentration
- Định nghĩa: Nồng độ gây chết tối thiểu
Câu 23: Trong phương pháp khuếch tán trong bản thạch, hoạt tính ức chế vi sinh vật
của một chất được xác định nhờ kết quả nào của thử nghiệm
Nhờ đường kính vùng ức chế VSV (mm). Đường kính vùng ức chế sẽ tỉ lệ thuận với hoạt tính
ức chế của VSV
Câu 24: Kết quả của phương pháp khuếch tán trong bản thạch thường bị tác động bởi
các yếu tố nào (Chương 7)
- Chất lượng thạch
- Độ dày lớp thạch
- pH môi trường nuôi cấy
- Nhiệt độ nuôi cấy
Câu 25: Kể tên 3 phương pháp sinh học phân tử được dùng để nghiên cứu vi sinh vật
(Chương 10)
- PCR
- Điện di gel
- Lai DNA
Câu 26: Tại sao vi sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo cấp số nhân rất ngắn
(Chương 10)
- Nguồn chất dinh dưỡng kém
- Phân bố chất dinh dưỡng không đồng đều
- Bị cạnh tranh bởi các quần thể khác
Câu 27: Định nghĩa quần dưỡng (Chương 10)
Tập hợp các quần thể khác loài, có đặc tính chung về nguồn chất dinh dưỡng trong 1 vi môi
trường
Câu 28: Thế nào là 2 vi sinh vật có quan hệ hợp tác? Cho ví dụ (Chương 10)
- Hai bên cùng có lợi nhưng không bắt buộc
- Sinh vật có thể tách ra hoạt động độc lập
- Ví dụ: Vi khuẩn Lactobacillus arabinosus và Enterococcus faecalis
Câu 29: Đặc điểm di truyền ở vi khuẩn (Chương 9)
- Thông tin được truyền một chiều từ tế bào cho sang tế bào nhận
- Tế bào cho chỉ chuyển 1 đoạn của bộ gen qua tế bào nhận
- Bộ gen thường chỉ là 1 phân tử DNA trần
- E. coli thường được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu
Câu 30: Khi tế bào vi khuẩn phân chia, DNA phân chia như thế nào (Chương 9)
- DNA gắn trực tiếp lên màng nguyên sinh chất
- Sự sao chép DNA tạo ra 2 bản sao gắn chung trên màng
- Tế bào kéo dài ra, các bản sao DNA tách xa nhau do phần màng giữa chúng lớn dần
Câu 31: 2 kiểu sao chép DNA ở E. coli (Chương 9)
- Sao chép θ (Sao chép Cairns)
- Kiểu lăn vòng
Câu 32: Các kiểu tái tổ hợp di truyền ở vi khuẩn (Chương 9)
- Tiếp hợp
- Biến nạp
- Tải nạp

You might also like