14 - Vinh Phuc-Cvp - Hoa Hoc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 53

SỞ GD-ĐT TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC

ĐỀ TÀI GLUXIT

Tổ: Hóa học


Trường: THPT Chuyên Vĩnh Phúc

Năm học: 2015 – 2016


TỔNG QUAN

Phần I: Mục tiêu của đề tài:


Trong quá trình dạy học sinh giỏi quốc gia chúng ta luôn thấy có một phần không phải
thực sự khó nhưng lại luôn có mặt trong các đề thi HSG đó là phần gluxit. Với mong
muốn dạy học đạt kết quả tốt cho học sinh nên chúng tôi đã sưu tầm và tập hợp lại thành
một chuyên đề để dạy học và tham khảo.
Phần II: Nội dung của chuyên đề.
1. lý thuyết cơ bản
2. Một số bài tập vận dụng và rèn luyện
3. Tập hợp đề thi quốc gia một số năm
4. Hướng dẫn giải bài
Phần III. Tư liệu tham khảo
Hóa hữu cơ Trần Quốc Sơn
Ngô Thị Thuận
Nguyễn Hữu Đĩnh
3000 Bài tập hóa học hữu cơ.
Phần IV. Thư góp ý của quý thầy cô
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I.1. Cacbohiđrat
Cacbohiđrat bao gồm monosaccarit, oligosaccarit, polisaccarit và các dẫn chất từ monosaccarit
như thay nhóm CHO bằng nhóm CH 2OH, thay nhóm đầu mạch bằng nhóm COOH, thay một hay nhiều
nhóm hyđroxy bằng nguyên tử H (deoxi), nhóm amino, nhóm thiol hoặc nhóm chứa dị tố tương tự.
Thuật ngữ ‘đường’ dùng để chỉ các monosaccarit và oligosaccarit thấp.
I.2. Monosaccarit
Monosaccarit nền là những polyhiđroxyanđehit kiểu H-[CHOH]n-CHO (anđozơ) hoặc những
polyhiđroxyxeton kiểu H-[CHOH]n-CO-[CHOH]m-H (xetozơ) chứa từ 3C trở lên.
Monosaccarit theo nghĩa rộng bao gồm anđozơ, xetozơ, dianđozơ, dixetozơ, anđoxetozơ và các
dẫn chất amino, thiol, deoxi của chúng ở dạng cacbonyl hoặc hemiaxetan.
I.3. Anđozơ và xetozơ
Anđozơ là những monosaccarit có nhóm cacbonyl anđehit hoặc nhóm cacbonyl anđehit tiềm năng
(nhóm hemiaxetal vòng, khi mở vòng thì thành nhóm cacbonyl anđehit).
Xetozơ là những monosaccarit có nhóm cacbonyl xeton hoặc nhóm cacbonyl xeton tiềm năng
(nhóm hemixetal vòng, khi mở vòng thì thành nhóm cacbonyl xeton).

Ví dụ:
Anđozơ 2n đồng phân cấu hình (Dãy D:
2n/2; Dãy L: 2n/2;)
Anđotriozơ 2 đồng phân cấu hình (D-
Glixerandehit và L-Glixerandehit)
Anđotetrozơ 4 đồng phân cấu hình (D-
Erithrozơ, D-Threozơ ;
L-Erithrozơ, L-Threozơ)
Anđopentoz 8 đồng phân cấu hình (Dãy D: 4;
ơ Dãy L: 4)
Anđohexozơ 16 đồng phân cấu hình (Dãy D: 8;
Dãy L: 8)
Xetozơ H-[CHOH]n-CO-[CHOH]m-H n và m đều ≥ 1

I.4. Dianđozơ (Dialdose):


Dianđozơ là những monosaccarit có 2 nhóm cacbonyl anđehit (hoặc cacbonyl anđehit tiềm năng).
Ví dụ:
L-threo- galacto- α-D-gluco- (6R)-D-gluco-
Tetrodialdozơ Hexodialdozơ Hexodialdo- Hexodialdo-6,2-
1,5-pyranozơ pyranozơ

I.5. Dixetozơ (Diketose): Monosaccarit có 2 nhóm cacbonyl xeton (hoặc cacbonyl xeton tiềm
năng).
Ví dụ:

D-threo- L-altro- α-D-threo-Hexo-2,4- Methyl β-D-xylo-


Hexo-2,4- Octo-4,5- diulo-2,5-furanozơ hexopyranosid-4-ulozơ
diulozơ diulozơ

I.6. Anđoxetozơ (Aldoketose), Xetoanđozơ (Ketoaldose): Monosaccarit vừa có nhóm cacbonyl


anđehit (hoặc cacbonyl anđehit tiềm năng) vừa có nhóm cacbonyl xeton (hoặc cacbonyl xeton tiềm
năng).
Ví dụ:

D- Metyl β-D-xylo- Metyl α-L-xylo-


arabino-
Hexos-3- hexopyranosid-4-ulose hexos-2-ulo-2,5-furanoside
ulose
I.7. Công thức chiếu Fisơ (Fischer projection)
Ở công thức chiếu Fisơ (thường được gọi đơn giản là công thức Fisơ) nguyên tử C bất đối (đính
với 4 nhóm thế khác nhau) chính là giao điểm giữa đường thẳng đứng nối 2 nhóm thế nằm ở phía dưới
trang giấy với đường nằm ngang nối hai nhóm thế nằm ở phía trên trang giấy. Đối với saccarit người ta
có thể dùng công thức Fisơ ở dạng đơn giản bằng cách viết C thay cho giao điểm giữa đường thẳng
đứng và đường nằm ngang và bỏ 2 đoạn nối 2 nhóm thế trên đường nằm ngang như ở ví dụ dưới đây.

Glucozơ Fructozơ
I.8. Cacbon cấu hình (Configurational carbon)
Glyxeranđehit là monosaccarit đơn giản nhất, nó có 2 đối quang khác nhau về cấu hình của C bất
đối, cấu hình dưới đây mà nhóm OH ở bên phải của C bất đối được kí hiệu là D, nhóm OH ở bên trái
của C bất đối được kí hiệu là L. Ở các monosaccarit có nhiều C bất đối thì C bất đối nào có số thứ tự
lớn nhất sẽ được chọn làm cacbon cấu hình dùng để so sánh với C bất đối của glixeranđehit mà xếp
monosaccarit vào dãy D hay dãy L. Trong bảng dưới đây C cấu hình được ghi số thứ tự.
Dãy D Dãy L

D-Glixeranđeit L-Glixeranđeit

L-
D-Erithrozơ D-Threozơ L-Threozơ
Erithrozơ
D-Glucozơ D-Fructozơ L-Glucozơ L-Fructozơ

3-C-
4-C- 3-C- 3-Deoxy-
(Hydroxymetyl)-D-
(Hydroxymetyl)- Metyl- 3,3-dimetyl-
glycero-tetrozơ
D-erythro- D-glucozơ D-ribo-
(D-Apiozơ)
pentozơ hexozơ

I.9. Hemiaxetan (Hemiacetal) và hemixetan (hemiketal)


Sản phẩm cộng 1 phân tử ancol vào nhóm cacbonyl của anđehit gọi là hemiaxetan, nhóm OH tạo
ra khi đó được gọi là OH hemiaxetan. Sản phẩm cộng 1 phân tử ancol vào nhóm cacbonyl của xeton
gọi là hemixetan, nhóm OH tạo ra khi đó được gọi là OH hemixetan. Nhóm OH hemiaxetan và OH
hemixetan thường được gọi chung là hemiaxetan
Khi thay nhóm OH hemiaxetan hoặc hemixetan (in đậm) bằng nhóm ankoxy thì được axetan hoặc
xetan, tương ứng.
Thí dụ:

Hemiaxetan Axetan Hemixetan Xetan

I.10. Hemiaxetan và hemixetan vòng của cacbohyđrat


Đại đa số monosaccarit tồn tại ở dạng hemiaxetan vòng nội phân tử hoặc hemixetan vòng nội phân
tử và thường được gọi chung là hemiaxetan. Hemiaxetan vòng 3 cạnh được gọi là oxirozơ, 4 cạnh được
gọi là oxetozơ, 5 cạnh được gọi là furanozơ, 6 cạnh được gọi là pyranozơ, 7 cạnh được gọi là
septanozơ, 8 cạnh được gọi là octanozơ,...
Thí dụ:
α-D- α-D- α-D- α-D- α-D-
Glucooxirozơ Glucooxetozơ Glucofuranozơ Glucopyranozơ Glucoseptanozơ

I.11. Công thức Havooc (Haworth representation)


Thông thường thì ở công thức Havooc vòng hemiaxetan của saccarit được coi là một đa giác phẳng
và được đặt vuông góc với mặt phẳng trang giấy, các cạnh của đa giác ở phía trước mặt phẳng trang
giấy được tô đậm, các cạnh ở phía sau không tô đậm. Nguyên tử C anome (Mục I.15) được đặt ở đỉnh
phía phải của đa diện. Nguyên tử O thành viên của vòng được đặt ở đỉnh ngay sau C anome. Các nhóm
thế ở bên phải trong công thức Fisơ thì đặt ở phía dưới đa diện, các nhóm thế ở bên trái trong công thức
Fisơ thì đặt ở phía trên đa diện. Các liên kết C-H có thể không cần biểu diễn. Thí dụ:

Metyl β-D-allooxirozit Metyl α-L-altrooxetozit β-D-Ribofuranozơ-5-


phosphat

Khi quay công thức Havooc quanh trục vuông góc với mặt phẳng vòng thì không phải thay đổi trật
tự không gian của các nhóm thế ở C bất đối. Thí dụ :

α-D-Glucofuranozơ
Ngược lại, nếu quay công thức Havooc quanh trục nằm trên mặt phẳng vòng thì phải thay đổi trật
tự không gian của các nhóm thế ở C bất đối cho phù hợp.
Ví dụ:
α-D-
Glucofuranozơ
I.12. Cách chuyển công thức Fisơ dạng vòng thành công thức Havooc
Nếu ở công thức Fisơ mà 1 trong 2 nguyên tử C liên kết với nguyên tử O tạo vòng không phải là C
bất đối thì chỉ việc chuyển sang công thức Havooc theo quy định ở mục 1.11. Ví dụ:

α-D-Fructopyranozơ Methyl α-D-glucoseptanozit


Nếu ở công thức Fisơ mà cả 2 nguyên tử C liên kết với nguyên tử O tạo vòng đều là C bất đối thì trước
hết phải “xoay vần” sao cho nguyên tử O tạo vòng nằm trên cùng đường thẳng đứng với các nguyên tử C
để được công thức Fisơ tương đương (tức là lần lượt đổi chỗ 3 nhóm thế như chỉ bởi 3 mũi tên xung quang
C trong thí dụ dưới) sau đó mới chuyển sang công thức Havooc theo quy định ở mục 1.11. Cách xoay vần
như vậy sẽ không làm thay đổi cấu hình của C bất đối đang xét.
Ví dụ:

α-D-glucopyranozơ

β-D-
Fructofuranozơ
β-L-Arabinofuranozơ
I.13. Công thức cấu dạng (Depiction of conformation)
Trong thực tế các vòng lớn hơn 3 cạnh đều không phẳng như biểu diễn bởi công thức Havooc. Các
monosaccarit vòng 6 cạnh thường tồn tại ở dạng ghế, công thức cấu dạng của chúng được biểu diễn
xuất phát từ công thức Havooc bằng cách thay vòng 6 cạnh phẳng bằng cấu dạng ghế và giữ đúng quan
hệ không gian của các nhóm thế quang C bất đối. Ví dụ:

α-D-Glucopyranozơ

β-D-
Galactopyranozơ
I.14. Công thức Mills (Mills depiction)
Trong nhiều trường hợp, như khi có thêm các vòng giáp cạnh với vòng hemiaxetan của saccarit,
người ta vẽ vòng này như một đa giác phẳng trên mặt trang giấy và dùng đường nét đứt để chỉ các liên
kết hướng ra sau mặt phẳng trang giấy, đường nét liền tô đậm để chỉ các liên kết hướng ra trước mặt
phẳng trang giấy. Cách biểu diễn như vậy được gọi là công thức Mills. Thí dụ:

1,2:3,4-Di-O-isopropyliden-α-D- D-Glucaro-1,4:6,3-dilacton
galactopyranozơ
I.15. Cacbon anome (Anomeric carbon)
Khi tạo thành hemiaxetan vòng thì sinh ra một nguyên tử C bất đối mới từ nguyên tử C cacbonyl ở
dạng mạch hở, nguyên tử C bất đối mới đó được gọi là cacbon anome, hoặc tâm anome.
Để viết công thức Havooc của hemiaxetan từ công thức Fisơ dạng mạch hở mà không qua công
thức Fisơ dạng mạch vòng (Mục I.12) thì đầu tiên gập mạch C thành hình gấp khúc nằm trên mặt
phẳng vuông góc với mặt phẳng trang giấy sao cho các nhóm thế ở bên phải trong công thức Fisơ
chuyển thành các nhóm nằm phía dưới đường gấp khúc, các nhóm bên trái thì nằm phía trên đường gấp
khúc. Tiếp theo, lần lượt đổi chỗ 3 nhóm thế (ở nguyên tử C lựa chọn) cho nhau theo kiểu “xoay vần”
để nhóm OH lại gần nhóm C=O thích hợp cho việc tạo vòng theo số cạnh mong nuốn. Cách xoay vần
các nhóm thế như vậy là được phép vì nó không làm thay đổi cấu hình của C lựa chọn.
Ví dụ 1:
Ba nhóm thế ở C-5 lần lượt đổi chỗ cho nhau theo kiểu xoay vần nên không làm thay đổi cấu hình
của C-5. Ở dạng mạch hở (I, II, III) C-1 không phải là C bất đối, nhưng khi tạo thành hemiaxetan vòng
(IV hoặc V, D-glucopyranozơ) thì C-1 trở thành C bất đối và được gọi là C anome.

Ví dụ 2:
Ba nhóm thế ở C-5 lần lượt đổi chỗ cho nhau theo kiểu xoay vần để nhóm OH gần nhóm C=O
thích hợp cho việc tạo vòng 5 cạnh. Ở dạng mạch hở C-2 không phải là C bất đối, nhưng khi tạo thành
hemiaxetan vòng (D-fructofuranozơ) thì C-2 trở thành C bất đối và là C anome.
1 CH
2OH H HOH2C
HOH2C O 2 1
2 O H O
CH2OH O
5 OH, CH2OH
O H HO
HO H 5 2 5 2
H OH 1 H HO H
H OH 1
HO CH2OH H CH2OH HO H
H 5 OH
CH2OH HO H HO H (D-Fructofuranozo')

I.16. Cặp anome (Anomers)


Hai đồng phân lập thể vốn là hai dạng hemiaxetan vòng của một saccarit khác nhau chỉ ở cấu hình
của cacbon anome gọi là hai đồng phân anome (có thể gọi đơn giản là hai anome hoặc cặp anome).
Chúng được kí hiệu là α hay β tùy thuộc vào quan hệ về cấu hình giữa C anome với C cấu hình (là C
quyết định cấu hình D hoặc L của monosaccarit nền, mục I.2 và I.8).
Trong công thức Fisơ nếu nguyên tử O không thuộc vòng đính với C anome (chỉ bởi mũi tên lớn)
ở cùng một phía với nguyên tử O đính với C cấu hình (mũi tên nhỏ) thì dùng kí hiệu α, nếu 2 nguyên tử
O đó mà ở khác phía nhau thì dùng kí hiệu β.
Thí dụ:

α-D-Glucofuranozơ β-D-Glucofuranozơ

Metyl α-D-glucopyranozit Metyl β-D-glucopyranozit


I.17. Anome hóa (Anomerization)
Anome hóa là quá trình chuyển đổi một anome này thành một anome kia. Đối với các saccarit còn
nhóm OH hemiaxetan sự chuyển đổi đó xảy ra dễ dàng trong dung dịch và là một quá trình thuận nghịch
dẫn tới một hỗn hợp của một cặp anome.
Cơ chế của sự anome hóa được minh họa bởi sự chuyển đổi giữa α-D-glucopyranozơ và β -D-
glucopyranozơ như sau.

Tỉ lệ hai anome trong hỗn hợp khi đạt tới cân bằng phụ thuộc vào từng saccarit, vào dung môi và
vào nhiệt độ. Với dung môi là nước, ở 40 oC, trong dung dịch D-glucozơ thì α-D-glucopyranozơ chiếm
36%, β-D-glucopyranozơ chiếm 64%, trong dung dịch D-mannozơ thì α-D-mannopyranozơ chiếm 68%,
β-D-mannopyranozơ chiếm 32%, trong dung dịch D-fructozơ thì α-D-fructopyranozơ chiếm 0-3%, β-D-
fructopyranozơ chiếm 57-75%, α-D-fructofuranozơ chiếm 4-9%, β-D-fructofuyranozơ chiếm 21-31%.
I.18. Sự quay hỗ biến (Mutarotation)
Sự thay đổi độ quay cực riêng của một hợp chất quang hoạt theo thời gian dẫn tới một giá trị cân
bằng gọi là sự quay hỗ biến. Các monosaccarit và disaccarit còn nhóm OH hemiaxetan đều có sự quy
hỗ biến.
Ví dụ: Dung dịch α-D-(+)-glucopyranozơ (nóng chảy ở 146oC) khi vừa hòa tan có góc quay cực
riêng là +112o nhưng sau đó giảm dần và đạt tới giá trị không đổi là +52,7o; Dung dịch β-D-(+)-
glucopyranozơ (nóng chảy ở 150oC) khi vừa hòa tan có góc quay cực riêng là +18,7 o nhưng sau đó tăng
dần và đạt tới giá trị không đổi là +52,7o. Nguyên nhân là do chúng bị anome hóa như trình bày ở mục
1.17 và có thể được giải thích ngắn gọn là do chúng chuyển đổi cho nhau qua dạng mạch hở trong một
quá trình thuận nghịch:

tonc:146 oC; [α]D25 : 112o tonc:150 oC; [α]D25 : 18,7o

I.19. Cặp epime (Epimers)


Hai đồng phân lập thể có nhiều tâm bất đối nhưng khác nhau về cấu hình chỉ ở 1 trong số các tâm
bất đối đó gọi làOHhai epime hoặc cặp epime. Cặp anome làOHtrường hợp đặc biệt của cặp epime. Ví dụ:
HO HO OH HO HO OH
O O O O
HO 1
OH OH
2 HO 1 HO 1 OH HO 1 OH
OH 2 2 2
OH
OH OH
(I) (II) (III) (IV)

Cặp epime 1: α-D-glucopyranozơ (I) và α-D-mannopyranozơ (II) khác nhau chỉ ở cấu hình C-2.
Cặp epime 2: β-D-glucopyranozơ (III) và β-D-mannopyranozơ (IV) khác nhau chỉ ở cấu hình C-2.
Cặp 3: α-D-glucopyranozơ (I) và β-D-glucopyranozơ (III) khác nhau chỉ ở cấu hình C anome (C-
1) nên được gọi là cặp anome. Đó cũng là một cặp epime.
Cặp 4: α-D-mannopyranozơ (II) và β-D-mannopyranozơ (IV) khác nhau chỉ ở cấu hình C anome
(C-1) nên được gọi là cặp anome. Đó cũng là một cặp epime.
I.20. Glycozit (Glycozide)
Glycozit là loại hợp chất mà phân tử gồm hợp phần saccarit liên kết ở nguyên tử C anome với hợp
phần không phải saccarit, khi đó hợp phần saccarit được gọi là glycon hoặc gốc glycozyl, hợp phần
không phải saccarit được gọi là aglycon. Ví dụ:
Axit 4-(α-D- (V) 2-β-D-Glucopyranozyl- (VI) Tetra-O-
Ribofuranozylthio) 1,3,6,7-tetrahydroxyxanthen- acetyl-α-D-
benzoic (IV) 9-one (Mangiferin) mannopyranozyl
bromua

Liên kết giữa cacbon anome với hợp phần aglycon được gọi là liên kết glycozit. Các hợp chất I, II
thuộc loại O-glycozit, hợp chất III thuộc loại N-glycozit còn được gọi là glycozylamin, hợp chất IV
thuộc loại S-glycozit, hợp chất V thuộc loại C-glycozit (tuy nhiên ít được chấp nhận), hợp chất VI
thuộc loại glycozyl halogenua.
Glycozit đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các cơ thể sống. Thực vật giữ các hoạt chất ở dạng
glycozit không hoạt động, khi cần giải phóng chúng thì thủy phân nhờ xúc tác enzim. Nhiều glycozit
thực vật được dùng làm thuốc chữa bệnh.
I.21. Glycozidaza (Glycozidase)
Glycozidaza (còn gọi là glycozit hydrolaza hoặc glycozyl hydrolaza) là những enzim xúc tác cho sự
thủy phân liên kết glycozit giải phóng ra hemiaxetan saccarit và aglycon. Glycozidaza có thể xúc tác
cho sự thủy phân các liên kết O-, N- và S-glycozit.

Các glycozidaza có tính chất xúc tác rất đặc hiệu. Ví dụ, mantaza xúc tác cho sự thủy phân matozơ,
lactaza xúc tác cho sự thủy phân lactozơ, loại α-glycozidaza thì xúc tác cho sự thủy phân chỉ liên kết α-
glycosit, loại β-glycozidaza thì xúc tác cho sự thủy phân chỉ liên kết β-glycosit.
I.22. Anđitol (Alditol)
Ancol hình thành từ anđozơ bằng cách thay nhóm CHO bằng nhóm CH 2OH được gọi là aditol. Tên
gọi cụ thể lấy từ tên anđozơ đổi đuôi ozơ thành itol.
Ví dụ:
D-Glucitol meso-Galactiol D-Arabinitol
Không nên gọi: Socbitol Không gọi:
hay Sorbitol. D-Lyxitol
I.23. Deoxy saccarit (deoxy sugar)
Khi thay nhóm OH ancol của monosaccarit bằng nguyên tử H thì được deoxy saccarit. Ví dụ:

6-Deoxy-α-L- 6-Deoxy-L- 2,6-Dideoxy-β-D- 2-Deoxyribozơ


galactopyranozơ mannopyranozơ ribo-hexopyranozơ 5-phosphat
(α-L-Fucopyranozơ) (L-Rhamnopyranozơ) (β-
Digitoxopyranozơ)
I.24. Axit anđonic (Aldonic acid)
Axit monocacboxylic hình thành từ anđozơ bằng cách thay nhóm CHO bằng nhóm COOH được
gọi là axit anđonic. Tên riêng lấy từ tên anđozơ đổi đuôi ozơ thành onic và thêm từ axit. Ví dụ:

Axit D-Gluconic Metyl D-Gluconat D-Glucono-1,4-lacton


I.25. Axit uronic (Uronic acid)
Axit monocacboxylic hình thành từ anđozơ khi thay nhóm CH2OH bằng nhóm COOH được gọi là
axit uronic. Tên riêng: nếu xuất phát từ anđozơ thì đổi đuôi ozơ thành uronic, nếu xuất phát từ glycozit
thì đổi đuôi ozit thành osiduronic, nếu xuất phát từ glycozit thì đổi đuôi ozit thành osyluronic và thêm
từ axit (Nhóm CHO vẫn mang số 1). Ví dụ:
Axit Axit Axit phenyl β–D– Axit methyl 2,3,4–tri–O–
D– α–D– glucopyranosiduronic acetyl–α–D–
glucuronic mannopyranuronic glucopyranosyluronatbromua

I.26. Axit anđaric (Aldaric acid)


Axit đicacboxylic hình thành từ anđozơ bằng cách thay 2 nhóm đầu mạch (CHO và CH2COOH)
bằng hai nhóm cacboxy được gọi là axit anđaric. Tên gọi cụ thể lấy từ tên anđozơ đổi đuôi ozơ thành
aric và thêm từ axit.
Ví dụ:

Axit L–threaric Axit D–threaric Axit erithraric


Axit (2R,3R)–Tactaric Axit (2S,3S)–Tactaric Axit meso–Tactaric

Axit D–Glucaric Axit meso–galactaric D–Mannaro–1,4:6,3–


Không gọi: Axit L–Glucaric dilacton
I.27. Amino saccarit (amino sugar)
Monosaccarit mà nhóm OH ancol được thay bằng nhóm amino thì gọi là amino saccarit, nếu
nhóm OH hemiaxetan được thay bằng nhóm amino thì gọi là glycozylamin. Ví dụ:

2–Amino–2–deoxy–D– 4,6–Dideoxy–4– 2–Acetamido–1,3,4–


glucopyranose formamido–2,3–di–O– tri–O–acetyl–2,6–
(D–glucosamine). methyl– dideoxy–α–L–
D–mannopyranose galactopyranose
I.28. Disaccarit (Disaccharide)
Disaccarit là hợp chất gồm hai mắt xích monosaccarit liên kết với nhau bằng liên kết glycozit. Ví
dụ:

4–O–α–D–glucopyranozyl–D– 4–O– β–D–glucopyranozyl–D–


glucopyranozơ glucopyranozơ
(Mantozơ) (Xenlobiozơ)

β–D–Fructofuranozyl–α–D– 4–O–β–D–galactopyranozyl–α–D–
glucopyranozit glucopyranozơ
(Sacarozơ) (α–Lactozơ)
I.29. Oligosaccarit (Oligosaccharide)
Oligosaccarit là hợp chất gồm các mắt xích monosaccarit liên kết với nhau bằng liên kết glycozit.
Tùy theo số mắt xích monosaccarit mà gọi là disaccarit, trisaccarit, tetrasaccarit, pentasaccarit...
Ví dụ:

α–D– β–D–Fructofuranosyl– Cyclomaltohexaozơ


Glucopyranosyl–
α–D– α–D–galactopyranosyl– (α–cyclodextrin, α–CD)
glucopyranosit (1 6)–α–D–
glucopyranosit
I.30. Polisaccarit (Polysaccharide)
Polisaccarit (còn được gọi là glycan) dùng để chỉ các đại phân tử gồm một số lớn các mắt xích
monosaccarit nối với nhau bằng liên kết glycozit. Polisaccarit gồm các mắt xích chỉ của một
monosaccarit gọi là homosaccarit. Polisaccarit gồm các mắt xích của hơn một monosaccarit gọi là
heterosaccarit. Tên chung của homosaccarit được gọi theo tên của monosaccarit nhưng đổi đuôi ozơ
thành đuôi an, chẳng hạn như tinh bột và xenlulozơ đều thuộc loại glucan.
Ví dụ:

(2 1)–β–D–Fructofuranan

Amylozơ: (1 4)–α–D–Glucopyranan

Amilopectin: (1 4)– và (1 6)–α–D–Glucopyranan, (C6H10O5)n, [C6H7O2 (OH)3]n


Xenlulozơ:
(1 4)– β–D–Glucopyranan, (C6H10O5)n , [C6H7O2 (OH)3]n

Gellan (một polysaccarit nguồn gốc vi khuẩn)


II. BÀI TẬP VẬN DỤNG VÀ RÈN LUYỆN
II.1. Thế nào là cacbohiđrat, monosaccarit, disaccarit, oligosaccarit, polisaccarit ?
II.2. Thế nào là anđozơ, xetozơ, dianđozơ, dixetozơ, andoxetozơ?
II.3. Hãy viết công thức cấu tạo dạng mạch hở (có ghi số chỉ vị trí C) của glucozơ, fructozơ và cho
biết tên, cấu tạo, số lượng và sự khác biệt của các nhóm chức có trong mỗi chất.
II.4. Khi oxi hóa glixerol người ta thu được 1,2–đihiđroxypropanal và 1,3–đihiđroxypropanon.
Hãy viết công thức cấu tạo và cho biết chúng có thuộc loại monosaccarit hay không, vì sao ?
II.5. a) Hãy viết công thức cấu tạo dạng vòng phẳng 6 cạnh (có ghi số chỉ vị trí C) của α–D–
glucozơ, β–D–glucozơ, và cho biết tên, cấu tạo, số lượng và sự khác biệt của mỗi nhóm chức có trong 2
dạng đó.
b) Hãy đưa ra bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng glucozơ có 2 dạng là α–glucozơ và β–
glucozơ.
II.6. Trong một cuốn sách luyện thi người ta viết rằng từ fomalđehit với xúc tác Ca(OH) 2 điều chế
được glucozơ theo phản ứng sau:
6 CH2=O → HOCH2(CHOH)4CH=O
Sản phẩm thu được trong phản ứng nêu trên có phải là glucozơ hay không, vì sao?
II.7. Hãy viết công thức cấu tạo dạng vòng phẳng 5 cạnh (có ghi số chỉ vị trí C) của α–fructozơ,
β–fructozơ, và cho biết tên, cấu tạo, số lượng và sự khác biệt của mỗi nhóm chức có trong 2 dạng đó.
II.8. Hãy viết công thức phân tử, công thức phân tử thu gọn và công thức cấu tạo dạng vòng phẳng
của saccarozơ, mantozơ (có ghi số chỉ vị trí C cho từng gốc monosaccarit) và nhận xét về đặc điểm cấu
tạo của mỗi chất.
II.9. Hãy viết công thức phân tử, công thức phân tử thu gọn và công thức cấu tạo dạng vòng phẳng
của amilozơ, amilopectin, xenlulozơ (có ghi số chỉ vị trí C cho từng gốc monosaccarit) và nhận xét về
đặc điểm cấu tạo của mỗi chất: cách thức liên kết giữa các gốc glucozơ, số lượng các gốc glucozơ, khối
lượng và hình dạng phân tử. Hãy nêu rõ sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm cấu tạo của xenlulozơ
so với tinh bột.
II.10. a. Thế nào là cacbon cấu hình?
b. Hãy sắp xếp các hợp chất sau đây vào dãy D hoặc dãy L.

II.11. a. Thế nào là cặp epime, thế nào là cặp enantiomer (đối quang) ?
b. Trong các chất cho ở bài tập II.10, cặp chất nào là epime (epimer); cặp chất nào là enantiomer
(đối quang) ?
II.12. Hai hợp chất A và B đều có cấu tạo 2,3,4–trihiđroxibutanal, đều quang hoạt. Khi bị oxi hoá
bởi axit nitric loãng thì A chuyển thành axit D–tactric (axit (D)–2,3–đihiđroxibutanđioic) còn B chuyển
thành axit mesotactric.
a. A và B có thể có cấu trúc như thế nào? Gọi tên và xác định cấu hình tương đối của chúng.
b. Viết công thức Fisơ, xác định cấu hình tuyệt đối của các nguyên tử C * ở axit D–tactric, axit
mesotactric, A và B.
c. Trong các phản ứng oxi hoá ở trên, cấu hình của các nguyên tử C * có bị thay đổi hay không? giải
thích?
d. Trong các chất cho ở trên có cặp epime nào không?
II.13. Có các hợp chất sau:
I II III IV V VI VII
X CHO COO COO CH2O CH CH=NO CH=NNHC6
H H H O H H5
Y CH2O CH2O COO CH2O CH3 CH2OH CH2OH
H H H H
a. Gọi tên hệ thống các hợp chất trên theo 2 cách.
b. Viết sơ đồ phản ứng có ghi rõ điều kiện để chuyển hoá I lần lượt thành II, III, IV, V, VI và VII.
II.14. a. Thuốc thử Tollens được điều chế thế nào? Viết sơ đồ phản ứng (dùng công thức cấu trúc).
b. Thuốc thử Felinh (Fehling) được điều chế thế nào? Viết sơ đồ phản ứng (dùng công thức cấu
trúc).
c. Có thể dùng 2 thuốc thử kể trên để phân biệt anđohexozơ và xetohexzơ được không, viết
phương trình phản ứng để giải thích.
d. Nên dùng thuốc thử nào để phân biệt anđohexozơ và xetohexozơ. Viết phương trình phản ứng.
II.15. Dùng công thức cấu tạo, hãy giải thích vì sao xetozơ có phản ứng với thuốc thử Tolens, với
thuốc thử Felinh.
II.16. a. Hãy viết phương trình các phản ứng xảy ra khi cho D–threozơ tác dụng với
phenylhiđrazin lấy dư, phân loại chất trung gian và sản phẩm phản ứng.
b. Vì sao phản ứng dừng lại ở C2 mà không tiếp tục tới C3, …?
II.17. Có thể có tối đa mấy monosaccarit mà khi cho tác dụng với phenylhidrazin dư thì cho ra cùng
một ozazon? Lấy thí dụ cụ thể để chứng minh.
II.18. a. Nêu các tác nhân thường dùng để khử nhóm cacbonyl của monosaccarit thành nhóm CH –
OH.
b. Có gì khác nhau về hoá lập thể trong phản ứng khử nhóm C=O của
D–glucozơ và D–fructozơ thành nhóm CH – OH.
II.19. a. Oxi hoá D–Glucozơ bằng dung dịch HNO 3 loãng ở 1000C thì thu được hỗn hợp sản phẩm từ
đó tách ra được 4 chất A, B, C, D. Cho biết M A = 210 đv C;
MB = MC = 192 đv C, MD = 174 đvC. Hãy viết công thức của Fisơ của chúng.
b. Cũng trong điều kiện như trên, từ L–Gulozơ sẽ tạo ra những chất nào, công thức Fisơ của
chúng?
II.20. Hãy viết công thức Fisơ những cặp anđohexozơ mà khi bị oxi hoá thì cho cùng một axit
anđaric dạng meso và khi bị khử thì cho một anđitol dạng meso.
II.21. Hãy viết công thức Fisơ các cặp anđohexozơ mà khi bị oxi hoá thì cho cùng một axit anđaric
và khi bị khử thì cho cùng một anđitol.
II.22. a. Hãy viết sơ đồ phản ứng tổng hợp 2 epime anđopentozơ xuất phát từ D–erythro theo
phương pháp Kaliani – Fisơ (dùng công thức Fisơ).
b. Hai epime trên được tạo ra với lượng bằng nhau hay khác.
c. Khi oxi hoá bằng axit nitric thì epime thứ nhất tạo thành axit anđaric không quang hoạt, còn
đồng phân thứ hai thì tạo thành axit anđaric quang hoạt. Hãy xác định cấu trúc của 2 đồng phân đó.
d. Ngày nay phương pháp Kiliani – Fisơ đã được cải tiến như thế nào?
II.23. a. Thế nào là giáng vị Ruff (giảm mạch cacbon theo Ruff)?
b. Thuỷ phân đisaccarit lactozơ (tách từ sữa) người ta thu được anđohexozơ D(+)–galactozơ. Khi
chế hoá D(+)–galactozơ bằng HNO3 thì thu được axit galactaric không quang hoạt. Khi dùng phương
pháp giáng vị Ruff thì thu được D(–)–lyxozơ. Oxi hoá D(–)–lyxozơ bằng axit nitric thì thu được axit
lyxaric quang hoạt. Dựa vào các dữ kiện đã cho, hãy xác định công thức Fisơ của D(+)–galactozơ.
II.24. a. Hãy viết phản ứng của anđehit (RCH=O) và của anđohexozơ với metanol dư có mặt
hiđroclorua. Gọi tên chung của sản phẩm.
b. Nêu rõ sự khác nhau và giải thích.
II.25. a. Hãy phân biệt khái niệm đồng phân anome và đồng phân epime.
b. Fructozơ tạo thành những anomer nào giải thích sự tạo thành và gọi tên chúng.
c. Thế nào là  – anome và  – anome?
II.26. a. Thế nào là sự quay hỗ biến.
b. –D–glucopiranozơ có góc quay cực riêng là 1120, anomer với nó có góc quay cực riêng là 19 0.
Khi pha riêng từng chất vào nước rồi đo thì thấy sau một thời gian góc quay cực đều đạt tới giá trị
52,70. Hãy giải thích và tính hàm lượng % của các anomer khi góc quay đạt tới 52,7%. Biết rằng hàm
lượng các dạng khác của D–glucozơ không đáng kể.
c. Có thể áp dụng bài toán trên cho D–Fructozơ được không? vì sao?
II.27. Viết công thức Fisơ và công thức Havoc của các hợp chất sau:
a. –D–glucopiranozơ b. –L–glucopiranozơ.
c. –D–fructopiranozơ. d. –D–fructofuranozơ.
e. –D–manopiranozơ f. –D–galactopiranozơ.
Hãy rút ra cách thức chuyển từ công thức Fisơ sang công thức Havoc.
II.28. Cách làm nào trong những cách dưới đây là được phép và không được phép, vì sao?
a. Quay công thức Havoc 900 trong mặt phẳng chứa vòng.
b. Quay công thức Havoc 1800 trong mặt phẳng chứa vòng.
c. Quay công thức Havoc 900 ra khỏi mặt phẳng chứa vòng.
d. Quay công thức Hacvoc 1800 ra khỏi mặt phẳng chứa vòng.
e. Chuyển các nhóm ở phía dưới lên phía trên, nhóm phía trên xuống phía dưới (đổi chỗ nhóm phía
dưới và phía trên cho nhau).
II.29. a. Làm thế nào để chuyển công thức Fisơ của các piranozơ thành công thức cấu dạng?
b. Hãy chuyển công thức Fisơ của –D–glucozơ thành công thức Havoc rồi thành 2 công thức
dạng ghế.
c. Dạng ghế nào ở câu b bền hơn vì sao?
II.30. a. Hãy viết công thức 2 dạng ghế của –D–glucopiranozơ và cho biết thông thường người ta
dùng dạng nào vì sao?
b. Hãy viết công thức Havoc và công thức cấu dạng của hỗn hợp 2 anomer của D–glucopiranozơ.
c. Anome nào của D–glucopiranozơ bền hơn, vì sao?
II. 31. Gọi tên các monosaccarit cho sau đây.
CH2OH
d. OH e.
H CH2OH
HO H
O g. O
OH OH OH
O OH H OH
HOH2C OH OH
OH HOH2C OH

II.32. Biết rằng trong dung dịch, mannozơ tồn tại ở dạng piranozơ. Hãy viết sơ đồ phản ứng của
D–mannozơ với các tác nhân dưới đây, gọi tên các sản phẩm tạo thành:
a. [Ag(NH3)2]+ b. Dung dịch HCl loãng
c. Dung dịch NaOH loãng. d. anhiđrit axetic
e. CH3OH / HCl f. Me2SO4/OH–
II.33. a. Hãy dùng công thức Fisơ hoàn thành sơ đồ chuỗi phản ứng theo phương pháp giáng vị
Wolal.
NH2OH Ac2O d­ AcO - MeONa
D-Glucoz¬ oxim C18H25O12N C16H21O10N C5H10O5
- AcOH NaOH
(A) (B) (C) (D)

b. Giải thích sự tạo thành D từ C.


II.34. Hãy viết phương trình phản ứng của axit periodic dư với các chất sau. Cho nhận xét.
a) Etilenglycol b) Glixerol
c) Glixerandehit. d) Đihiđroxiaxeton.
e) HOCH2CH(OH) – COOH f) HOOC–CH(OH)CH = O.
II.35. L–Ramonozơ là 6–Đeoxi–L–mannozơ. Khi cho metyl –L–ramonopiranozit phản ứng với HIO4
dư thì thu được hợp chất A (C6H12O5). Trên phổ hồng ngoại của A không thấy có vân hấp thụ của nhóm
cacbonyl. Cho A tác dụng với CH3I/Ag2O thì được dẫn xuất B (C8H16O5). Chế hoá A với H2/Ni hoặc
NaBH4 đều cho hợp chất C (C6H14O4).
a. Viết công thức Fisơ, công thức Havoc của –L–ramonozơ và của metyl –L–ramonopiranozit.
b. Giải thích sự hình thành A và cho biết vì sao trên phổ IR của nó không thấy có dấu hiệu của
nhóm cacbonyl.
c. Giải thích sự tạo thành B từ A, viết cấu tạo của B.
d. Giải thích phản ứng của A với H2/Ni tạo thành C. Viết công thức Fisơ của C.
II.36. Dùng công thức Fisơ hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau.

⃗ Br 2 / H2 O ⃗
HIO4 ⃗ H 3 O+
a. Metyl –D–glucopiranozơ A (hỗn hợp)

⃗ Br 2 / H2 O ⃗
HIO4 ⃗ H 3 O+
b. Metyl –D–glucofuranozơ B (hỗn hợp)
II.37. a. Vì sao monosaccarrit và đisaccarrit đều tan tốt trong nước, còn polisaccarrit thì rất ít tan
trong nước.
b. Vì sao đisaccarrit có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các monosaccarrit hợp thành.
II.38. Nguyên liệu để sản xuất vitamin C là D–glucozơ. Sản phẩm trung gian là L–sorbozơ được
điều chế như sau:

Ở phản ứng 2, vi khuẩn Axetobacter suboxyđaza đã giúp chuyển với hiệu suất tới 90%. Kết quả là
đã chuyển được D–anđohexozơ (D–glucozơ) thành L–xetohexozơ.
L–Sorbozơ được chuyển hoá thành vitamin C theo sơ đồ sau:

H3C O CH2OH H
HO CH2OH
H3C O H - O
KMnO4 / OH H3O+, to
L-Sorboz¬ H O CH3
B O
(3) (4) (5)
O H
HO OH
H2C O CH3 (C)

a. Hãy nhận xét về tác dụng của sự oxi hoá vi sinh ở phản ứng (2).
b. Viết công thức Fisơ của D–glucitol, B, C và công thức của tác nhân X.
c. Sự chuyển từ cấu hình D sang cấu hình L xảy ra ở giai đoạn phản ứng nào và bằng cách nào?
d. Vitamin C có tên là axit L – ascobic có pKa = 4,21.
Viết phương trình phân li của axit ascobic và giải thích vì sao lực axit của nó lớn hơn của axit
axetic.
II.39. a. Thế nào là glicozit? Phân loại và cho ví dụ minh hoạ cho mỗi loại.
b, Thế nào là glicozyl? phân loại và cho ví dụ minh hoạ cho mỗi loại.
II.40. Hãy gọi tên và nêu đặc điểm của liên kết C – O giữa 2 mắt xích monosaccarit trong phân tử
đisaccarit, cho thí dụ minh hoạ.
II.41. a. Hãy viết công thức cấu dạng gọi tên theo IUPAC của mantozơ biết rằng nó được cấu tạo
từ 2 mắt xích glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết (14)––glicozit.
b. Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên theo IUPAC của xenlulozơ biết rằng nó gồm 2 mắt xích
glucozơ liên kết với nhau theo kiểu
(14) – glicozit.
II.42. a. Thế nào gọi là đisaccarit có tính khử và đisaccarit không có tính khử.
b. Trong số các đisaccarit cho ở bài tập II.40 và II.41, đisaccarit nào thuộc loại có tính khử, không
có tính khử, vì sao?
II.43. Hãy xác định cấu trúc (công thức cấu dạng) của đisaccarit melibiozơ dựa trên các dữ kiện
sau:
1. Melibiơzơ có sự quay hỗ biến.
2. Thuỷ phân melibiozơ với xúc tác axit họăc –galactoziđaza (enzim chỉ phân cắt liên kết –
galactozit) đều cho D–galactozơ và D–glucozơ.
3. Cho tác dụng với nước brom thì thu được axit melibionic. Metyl hoá axit melibionic rồi thuỷ
phân thì thu được 2,3,4,6–tetra–O–metyl–D–galactozơ và axit 2,3,4,5–tetra–O–metyl–D–gluconic.
II.44. Trehalozơ và isotrehalozơ có công thức C 12H22O11 đều không có tính khử, khi bị thuỷ phân
xúc tác axit đều tạo thành glucozơ. Isotrehalozơ bị thuỷ phân bởi cả maltaza và emulssin còn trehalozơ
thì bị thuỷ phân chỉ bởi maltaza. Biết rằng malataza thuộc loại –glucoziđaza, còn emunsin thì thuộc
loại –glucozidaza. Khi tác dụng với CH3I/OH– rồi thuỷ phân thì cả hai đều cho sản phẩm duy nhất là
2,3,4,6–tetra–O–metyl glucozơ.
Hãy xác định cấu trúc của trehalozơ và isotrehalozơ.
II.45. Khuấy trộn tinh bột trong nước lọc lấy phần không tan gọi là amilopectin; phần tan trong
nước chính là amilozơ.
Amilozơ bị thuỷ phân bởi mantaza bài II.44 cho mantozơ bài II.41. Cho amilozơ phản ứng với
CH3I dư trong môi trường kiềm rồi thuỷ phân sản phẩm thì thu được 2,3,6–tri–O–metyl–D–
glucopinanozơ và 0,2 – 0,4% 2,3,4,6–tetra–O–metyl–D–glucopinanozơ.
a) Hãy suy ra cấu trúc của amilozơ.
b) Hãy tính khối lượng mol phân tử của amilozơ.
II.46. Amilopectin bị thuỷ phân bởi mantaza tạo thành mantozơ.
Cho Amilopectin phản ứng với (CH3)2SO4 dư trong môi trường kiềm, rồi thuỷ phân sản phẩm thì
thu được 2,3,4,6–tetra–O–metyl glucozơ (A) 2,3–đi–O–metylglucozơ (B) còn lại là 2,3,6–tri–O–metyl
glucozơ (C).
a. Hãy viết công thức Havoc của 3 sản phẩm trên và cho biết xuất xứ của chúng.
b. Hãy suy ra cấu trúc của amilopeđin.
c. Trong 3 sản phẩm trên, sản phẩm nào là chủ yếu, sản phẩm nào chiếm hàm lượng nhỏ nhất, vì
sao?
II.47. Khi thuỷ phân không hoàn toàn xenlulozơ thì thu được xenlobiozơ (C 12H22O11). Xenlobiozơ
là đisaccarrit có tính khử, có hiện tượng quay hỗ biến, tạo được phenyl osazon. Metyl hoá hoàn toàn
xenlobiozơ rồi thuỷ phân bởi axit loãng thì thu được hỗn hợp đẳng phân tử 2,3,4,6–tetra–O–metyl–D–
glucozơ và 2,3,6–tri–O–metyl–D–glucozơ. Xenlobiozơ không bị thuỷ phân bởi các –glucozidaza mà
bị thuỷ phân bởi các –glucozidaza.
a) Xác định công thức cấu trúc của xenlobiozơ.
b) Suy ra cấu trúc của xenlulozơ.
c) Vì sao xenlulozơ dễ kéo thành sợi còn tinh bột thì không?
II.48. Hãy so sánh amilozơ, amilopectin, glicogen, xenlulozơ về công thức phân tử, cấu trúc phân
tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học và vai trò sinh học.
II.49. a. Viết sơ đồ phản ứng của xenlulozơ với axit nitric đặc xúc tác bởi axit sunfuric đặc.
b. Nêu ứng dụng của các sản phẩm thu được.
II.50. a. Viết sơ đồ phản ứng của xenlulozơ với anhiđrit axetic.
b. Vì sao để chế tạo tơ axetat xenlulozơ (tơ axetat) người ta dùng xenlulozơ điaxetat hỗn hợp với
xenlulozơ triaxetat mà không dùng riêng từng thứ.
II.51. a. Viết các phản ứng khi chế hoá xenlulozơ với NaOH đặc và CS2.
b. Nếu ý nghĩa của các phản ứng này.
II.52. a. Dung dịch Svayde (nước Svayde) là gì? được sản xuất như thế nào?
b. Vì sao nước Svayde hoà tan được xenlulozơ thành dung dịch nhớt.
c. Tơ đồng amoniac được chế tạo như thế nào?
II.53. Chỉ dùng một hoá chất để nhận biết từng chất trong mỗi nhóm dung dịch sau:
a. Glucozơ, etanol, saccarozơ.
b. Mantozơ, fomalin, saccarozơ.
c. Fructozơ, glixerin, axetanđehit.
d. Mannozơ, axetanđehit, etilen glicol và propanol.
e. Các dung dịch keo của amylozơ, amylopectin, glicogen.
II.54. Phần lớn glucozơ do cây xanh tổng hợp ra trong quá trình quang hợp là để tạo ra xenlulozơ.
Biết rằng một cây bạch đàn 5 tuổi có khối lượng gỗ trung bình là 100kg chứa 50% xenlulozơ.
a. Tính xem 1 ha rừng bạch đàn 5 tuổi mật độ 1 cây/20m 2 đã hấp thụ được bao nhiêu m3 CO2 và
giải phóng ra bao nhiêu m3 O2 để tạo ra xenlulozơ.
b. Nếu dùng toàn bộ gỗ từ 1 ha bạch đàn nói trên để sản xuất giấy (giả sử chứa 95% xenlulozơ và
5% phụ gia) thì sẽ thu được bao nhiêu tấn giấy, biết rằng hiệu suất chung của quá trình là 80% tính theo
lượng xenlulozơ ban đầu.
II.55. Etanol sản xuất từ tinh bột dùng làm nhiên liệu được gọi là "nhiên liệu xanh".
a. Dùng phương trình phản ứng để chứng tỏ rằng nếu dùng tinh bột để sản xuất etanol nhiên liệu
thì sẽ giảm được sự phát thải CO2 (chất gây hiệu ứng nhà kính).
b. Giả sử rằng trong động cơ khi đốt cháy 4 mol etanol thì thay được cho 1 mol isooctan. Hãy giải
thích xem có phải cứ sản xuất ra được 4 mol etanol nhiên liệu từ tinh bột thì đã giảm được một lượng
CO2 đúng bằng lượng CO2 khi đốt cháy hoàn toàn 1mol isooctan hay không?
II.56. Hãy chọn định nghĩa đúng:
A. Monoaccarit nền là những chất có công thức phân tử Cn(H2O)m
B. Monoaccarit nền là loại hợp chất polihiđroxicacbonyl.
C. Monoaccarit nền là loại hợp chất polihiđroxicacbonyl mạch hở.
D. Monoaccarit nền là những hợp chất polyhiđroxyanđehit kiểu H–[CHOH] n–CHO và
polyhiđroxyxeton kiểu H–[CHOH]n–CO–[CHOH]m–H.
II.57. Hãy điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Glixeranđehit là một...
b. Threozơ là một...
c. Ribozơ là một...
d. Mannozơ là một...
A: hexozơ, B: pentozơ, C: tetrozơ, D: triozơ
II.58. Hãy ghép các từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau:
a. Galactozơ thuộc loại...
b. Lactozơ thuộc loại...
c. Mantozơ thuộc loại...
d. Fructozơ thuộc loại...
A. đisaccarit có tính khử; B. đisaccarit không có tính khử
C. anđohexozơ, D. xetohexozơ
II.59. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng...
A. furanozơ.
B. Anđehit
C. Xeton.
D. piranozơ.
II.60. Hãy chọn câu đúng:
A. Những hợp chất khác nhau về cấu hình của chỉ 1 nguyên tử C* là những epime.
B. Những đồng phân đia khác nhau về cấu hình của chỉ 1 nguyên tử C* là những epime.
C. Những đồng phân đia của mono saccarit khác nhau về cấu hình của chỉ 1 nguyên tử C * thứ nhất
gọi là những epime.
D. Những đồng phân đia của mono saccarit khác nhau về cấu hình của chỉ 1 nguyên tử C * (không
kể C anome) gọi là những epime.
II.61. Hãy điền số từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
"Một anđohexozơ có thể có... epime"
A. 1; B. 2; C. 4; D. 5.
II.62. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống sau mỗi câu:
a. Hai anome khác nhau về cấu hình chỉ ở một C*.
b. Hai anome khác nhau về cấu hình chỉ ở C hemiaxetal.
c. Anome có thể có cấu dạng mạch hở.
d. Anome phải có cấu tạo dạng vòng.
II.63. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống sau mỗi câu:
a. Anđozơ có sự quay hỗ biến.
b. Xetozơ không có sự quay hỗ biến.
c. Glicozit có sự quay hỗ biến.
d. Đisaccarit không có sự quay hỗ biến.
II.64. Trong dung dịch, fructozơ tồn tại dưới dạng....
A. 2 cặp epime. B. 4 đồng phân đia.
C. 4 đồng phân cấu tạo. D. 2 cặp anome.
II.65. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống sau mỗi câu:
a. Nếu tên của saccarit tận cùng bằng ozơ thì nó có tính khử.
b. Nếu tên của saccarit tận cùng bằng ozơ thì nó có sự quay hỗ biến.
c. Nếu tên của saccarit tận cùng bằng ozit thì nó không có tính khử.
d. Nếu tên thay thế theo IUPAC của cacbohiđrat tận cùng bằng ozơ thì nó có tính khử.
II.66. Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào sau mỗi câu:
a. Ở công thức Havoc của saccarit, nguyên tử O tạo vòng luôn viết ở góc bên phải phía trên.
b. Quay công thức Havoc 90o trong mặt phẳng chứa vòng sẽ thu được công thức của đối quang.
c. Quay công thức Fisơ 90o trong mặt phẳng trang giấy sẽ thu được công thức của đối quang.
II.67. a. –D–glucopiranozơ và – D–glucopiranozơ là 2....
b. – D–glucopiranozơ và – D–mannopiranozơ là 2....
c. – D–mannopiranozơ và – L–mannopiranozơ là 2....
d. – D–mannopiranozơ và – L–mannopiranozơ là 2....
A. epime; B. anome; C. enantiome; D. điastereome (đồng phân đia).
II.68. Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống:
a. Glicozit là ete ở C1 của monosaccarit.
b. Glicozit là axetal của furanozơ hoặc piranozơ.
c. Nhóm glicozyl là monosaccarit bị loại đi 1 nhóm OH.
d. Nhóm glicozyl là monosaccarit bị loại đi nhóm OH hemiaxetal.
II.69. Hai phân tử D–glucopiranozơ có thể tạo thành... đisaccarit.
A. 2; B. 4; C. 8; D. 11.
II.70. Hai phân tử D–glucopiranozơ có thể tạo thành... đisaccarit có tính khử.
A. 2; B. 4; C. 8; D. 10.
III. TUYỂN TẬP ĐỀ THI HSG QUỐC GIA CÁC NĂM
Bài 1 (HSG QG 1999 – 2000)
X là một đisaccarit không khử được AgNO3 trong dung dịch amoniac . Khi thuỷ phân X
sinh ra sản phẩm duy nhất là M ( D-anđozơ , có công thức vòng ở dạng  ) . M chỉ khác D-
ribozơ ở cấu hình nguyên tử C2 .

CH3OH CH3I H2O


M N Q dẫn xuất 2,3,4-tri-O-metyl của M
+
HCl xt bazơ xt H xt
a. Xác định công thức của M , N , Q và X ( dạng vòng phẳng ) .
b. Hãy viết sơ đồ các phản ứng đã xảy ra .
Bài 2 (HSG 2000 – 2001)
Melexitozơ (C18H32O16) là đường không khử, có trong mật ong. Khi thuỷ phân hoàn toàn 1 mol
melexitozơ bằng axit sẽ nhận được 2 mol D-glucozơ và 1 mol D- fructozơ. Khi thuỷ phân không hoàn
toàn sẽ nhận được D-glucozơ và đisaccarit turanozơ. Khi thuỷ phân nhờ enzim mantaza sẽ tạo thành D-
glucozơ và D-fructozơ, còn khi thuỷ phân nhờ enzim khác sẽ nhận được saccarozơ.
Metyl hoá 1 mol melexitozơ rồi thuỷ phân sẽ nhận được 1 mol 1,4,6-tri-O-metyl-D-fructozơ và 2
mol 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-glucozơ.
1. Hãy viết công thức cấu trúc của melexitozơ. Viết công thức cấu trúc và gọi tên hệ thống của
turanozơ.
2. Hãy chỉ ra rằng, việc không hình thành fomanđehit trong sản phẩm oxi hoá bằng HIO 4 chứng
tỏ có cấu trúc furanozơ hoặc piranozơ đối với mắt xích fructozơ và piranozơ hoặc heptanozơ (vòng 7
cạnh) đối với mắt xích glucozơ.
3. Cần bao nhiêu mol HIO 4 để phân huỷ hai mắt xích glucozơ có cấu trúc heptanozơ và sẽ nhận
được bao nhiêu mol axit fomic?
Bài 3 (HSG 2001 – 2002)
1. Oxi hoá 150 mg amilozơ bởi NaIO4 thu được 0,0045 mmol axit fomic.
a) (1,0 điểm). Tính số lượng trung bình các gốc glucozơ trong phân tử amilozơ; biết rằng khi oxi hoá 1
mol amilozơ bằng NaIO4 , số gốc glucozơ đầu mạch tạo ra 1 mol axit fomic, số gốc glucozơ cuối mạch
tạo ra 2 mol axit fomic.
b) (0,5 điểm). Viết sơ đồ các phương trình phản ứng xảy ra.
2. (1,0 điểm). Viết sơ đồ các phương trình phản ứng chuyển
D-glucozơ thành L-gulozơ
Bài 4 (HSG 2002 – 2003)
1. (1,25 điểm). Đisaccarit X (C12H22O11) không tham gia phản ứng tráng bạc, không bị thuỷ
phân bởi enzim mantaza nhưng bị thuỷ phân bởi enzim emulsin. Cho X phản ứng với CH3I rồi
thuỷ phân thì chỉ được 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-gulozơ.
Viết công thức lập thể của X. Biết rằng: D-gulozơ là đồng phân cấu hình ở C 3 và C4 của
D-glucozơ; mantaza xúc tác cho sự thuỷ phân chỉ liên kết -glicozit, còn emulsin xúc tác cho
sự thuỷ phân chỉ liên kết -glicozit.
2. (2,75 điểm). Deoxi-D-gulozơ A (C6H12O5) được chuyển hoá theo 2 hướng sau:
HIO4 1) LiAlH4 H3O+
C 2) H2O D glixerin, 3-hiđroxipropanal
+
CH3OH, H

HBr
A B
C6H12O5
C6H11BrO4 (E) KOH C6H10O4 (F) H2O/ DCl hỗn hợp G
(B, C, D, E, F là các hợp chất hữu cơ).

a) Xác định công thức cấu tạo của A.


b) Viết công thức cấu tạo của B, C, D, E, F.
a) + b): (2,0 điểm).
c) (0,5 điểm). Xác định công thức cấu tạo các chất có trong hỗn hợp G, biết phân tử khối của
chúng đều lớn hơn 160 và nhỏ hơn 170 đvC
Bài 5 (HSG 2003 – 2004)
Monosaccarit A (đặt là glicozơ A) có tên là (2S,3R , 4S , 5R)–2,3,4,5,6–
–pentahiđroxihexanal. Khi đun nóng tới 1000C, A bị tách nước sinh ra sản phẩm B có tên là
1,6–anhiđroglicopiranozơ. D–glucozơ không tham gia phản ứng này. Từ A có thể nhận được
các sản phẩm E (C5H10O5) và G (C5H8O7) theo sơ đồ phản ứng:

1. Viết công thức Fisơ của A và B.


2. A tồn tại ở 4 dạng ghế (D-glicopiranozơ). Viết công thức của các dạng đó và cho biết dạng
nào bền hơn cả?
3. Dùng công thức cấu dạng biểu diễn phản ứng chuyển hoá A thành B. Vì sao
D–glucozơ không tham gia phản ứng tách nước như A?
4. Viết công thức cấu trúc của E và G. Hãy cho biết chúng có tính quang hoạt hay không?
Bài 6 (HSG 2004 – 2005)
1. D-Galactozơ là đồng phân cấu hình ở vị trí số 4 của D-glucozơ. Trong dung dịch nước D-galactozơ

tồn tại ở 5 dạng cấu trúc khác nhau trong một hệ cân bằng. Hãy dùng công thức cấu hình biểu diễn hệ

cân bằng đó và cho biết dạng nào chiếm tỉ lệ cao nhất.

2. D-Galactozơ là sản phẩm duy nhất sinh ra khi thuỷ phân hợp chất A (C 12H22O11). Để thực hiện phản
ứng này chỉ có thể dùng chất xúc tác là axit hoặc enzim -galactoziđaza.
A không khử được dung dịch Fehling, song tác dụng được với CH 3I trong môi trường bazơ cho sản
phẩm rồi đem thuỷ phân thì chỉ thu được 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-galactozơ.
Hãy tìm cấu trúc của A, viết công thức vòng phẳng và công thức cấu dạng của nó.
O đó có một lượngOH
3. Đun nóng D-galactozơ tới 165oC sinh ra một hỗn hợp sản phẩm, trong nhỏ hợp chất B. Cho B tá

HO B
OH
Bài 7 (HSG 2006 – 2007)
1. Rutinozơ là gốc đường của một số hợp chất có tác dụng làm bền thành mạch máu. Rutinozơ cho phản ứng
với thuốc thử Feling, khi bị thuỷ phân bởi α-glycosidaza cho andozơ A (C 6H12O5) và D-andozơ B (C6H12O6) theo tỉ
lệ mol (1:1). Từ andozơ B tiến hành liên tiếp hai lần cắt mạch Ruff và sau đó oxi hoá với HNO 3 thu được axit
meso-tactric; B dễ dàng cho dẫn xuất monoxetal với axeton trong axit. Hãy viết các phản ứng để xác định B.
2. Andozơ B cho cùng sản phẩm ozazon như một andohexozơ khác (kí hiệu là A1); A2 là đồng phân đối
quang của A1. Thực hiện chuyển hoá A2 theo sơ đồ sau thu được A.
CH3
H OH

A2⃗
HOCH2 CH 2 OH
A3 ⃗
H 2 /Ni RaneyH OH  A4⃗
O 2 /Pt
A5t

0
A6⃗
Na-Hg/pH3-5 A
HO H
xetal HO H
axit andonic andolacton
CH2OH

(Lưu ý: phản ứng từ A4 đến A5 đặc trưng cho sự chuyển hoá ancol bậc 1 cuối mạch thành axit).
Dùng công thức chiếu Fisơ để biểu diễn cấu trúc các chất A1, A2, A3, A5, A6 và A. Biết rằng 1mol A
phản ứng với 4mol HIO4 cho 4mol HCOOH và 1mol CH3CHO.
3. Metyl hoá hoàn toàn rutinozơ với DMS/OH - cho dẫn xuất heptametyl (X), khi thuỷ phân X trong môi
trường axit thu được tri-O-metyl của A và 2,3,4-tri-O-metyl của B. Oxi hoá 1mol metyl rutinozit cần 4mol HIO 4,
cho 2mol HCOOH và 1mol tetraandehit.
Hãy vẽ công thức Haworth và công thức cấu dạng của rutinozơ.
Bài 8 (HSG 2007 – 2008)
1. Viết các phương trình phản ứng thuỷ phân metyl-α-D-galactofuranozit (A) và metyl-α-D-sobofuranozit (B)
trong môi trường axit. (sobozơ: 2-xetohexozơ; cấu hình C3 của nó và của galactozơ khác nhau).
2. Arabinopyranozơ (D-anđopentozơ có cấu hình 2S, 3R, 4R) được chuyển hóa như sau:

Vẽ cấu trúc của B, C, D và E.


3. Hợp chất A (C4H6O3) quang hoạt, không tham gia phản ứng tráng bạc, tác dụng với anhiđrit axetic
tạo ra dẫn xuất monoaxetat. Khi đun nóng với metanol, A chuyển thành chất B (C5H10O4). Dưới tác
dụng của axit vô cơ loãng, B cho metanol và C (C4H8O4). C tác dụng với anhiđrit axetic tạo ra dẫn xuất
triaxetat, tác dụng với NaBH4 tạo ra D (C4H10O4) không quang hoạt. C tham gia phản ứng tráng bạc tạo
thành axit cacboxylic E (C4H8O5). Xử lí amit của E bằng dung dịch loãng natri hipoclorit tạo ra D-(+)-
glyxeranđehit (C3H6O3) và amoniac.
Vẽ cấu trúc của A, B, C, D và E.
Bài 9 (HSG 2008 – 2009)
1. Cho sơ đồ sau:

Viết công thức Fisơ của E và cho biết cấu hình tuyệt đối (R/S) của nó.
2. a. Từ một monosaccarit, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế chất A và B:

b. Viết công thức Fisơ của các chất C và D trong dãy chuyển hóa sau:

Cho 3 dị vòng (hình bên). Hãy sắp xếp các dị vòng theo
thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi; tăng dần tính bazơ của
các nhóm –NH. Giải thích.

HƯỚNG DẪN GIẢI

II.1. Xem các mục I.1, I.2, I.28 – I.20.


II.2. Xem các mục I.3 – I.6.

Ghi chú: Công thức của cacbohiđrat khá phức tạp, muốn ghi nhớ cần triệt để vận dụng phương pháp so
sánh – liên tưởng 2 hoặc 3 chất tương tự trong từng tốp. Ví dụ, sau khi so sánh cấu tạo dạng mạch hở của
glucozơ và fructozơ (Bài 2.3) ta chỉ cần nhớ cấu tạo của glucozơ sẽ liên tưởng ra được cấu tạo của fructozơ
vì ”Glucozơ: C1 là nhóm anđehit CH=O, C2 – C6 đều có 1 nhóm OH; Fructozơ: C1 là nhóm CH2OH, C2 là
nhóm xeton >C=O, còn lại thì giống với glucozơ; Amilozơ chứa khoảng 1000–4000 gốc glucozơ nối với
nhau bởi liên kết α–1,4–glicozit: amilopectin có thêm liên kết α–1,6–glicozit và số gốc glucozơ thì lên tới
2000–200 000; xenlulozơ chỉ khác amilozơ là các gốc glucozơ nối với nhau bởi liên kết liên kết β–1,4–
glicozit và số gốc glucozơ thì lên tới 70 000–200 000; Như vậy chỉ cần nhớ công thức của amilozơ thì liên
tưởng ra được công thức của amilopectin và xenlulozơ. Các bài II.3 – II.9 sẽ giúp rèn luyện phương pháp so
sánh – liên tưởng.
II.3.
Glucozơ Fructozơ
6 5 4 3 2 1 6 5 4 3 2 1
HO-CH2-CH-CH-CH-CH-CH=O HO-CH2-CH-CH-CH-C-CH2OH
OH OH OH OH OH OH OH O

1 nhóm cacbonyl anđehit, –CH=O 1 nhóm cacbonyl xeton, >C=O


1 nhóm hiđroxy ancol bậc một, HO– 2 nhóm hiđroxy ancol bậc một, HO–
CH2– CH2–
4 nhóm hiđroxy ancol bậc hai, HO–CH– 3 nhóm hiđroxy ancol bậc hai, HO–CH–
II.4. HOCH2CHOHCH=O (1,2–đihiđroxypropanal), HOCH2COCH2OH (1,3–đihiđroxypropanon) đều
thuộc loại hợp chất polihiđroxycacbonyl phù hợp định nghĩa nêu ở mục I.1, I.2 nên đều thuộc cacbohiđrat loại
monosaccarit.
II.5. a)
α–Glucozơ β–Glucozơ
6 CH2OH 6 CH2OH
5 O 5 O
H H H OH
H 1 H 1
4 H 4 H
OH OH
OH OH OH H
3 2 3 2
H OH H OH

Nhóm OH đính với nhóm C1–O gọi là Nhóm OH đính với nhóm C1–O gọi là
nhóm OH hemiaxetal, nó nằm cùng phía nhóm OH hemiaxetal, nó nằm khác phía
(phía dưới của vòng) so với HO–C2, (phía trên của vòng) so với HO–C2, HO–
HO–C4 tức là cùng phía với liên kết O– C4 tức là khác phía với liên kết O–C5 nên
C5 nên gọi là dạng α. gọi là dạng β.
Nhóm C1–O– C5 là nhóm ete đặc biệt vì Nhóm C1–O– C5 là nhóm ete đặc biệt vì
C1 còn đính với nhóm OH hemiaxetal, C1 còn đính với nhóm OH hemiaxetal,
nên nhóm C1–O–C5 H–OH có thể tự nên nhóm C1–O–C5 H–OH có thể tự
chuyển thành nhóm C1H=O và nhóm chuyển thành nhóm C1H=O và nhóm
C5–OH làm cho dạng mạch vòng chuyển C5–OH làm cho dạng mạch vòng chuyển
thành dạng mạch hở. thành dạng mạch hở.
1 nhóm hiđroxy ancol bậc một, HO–C6 1 nhóm hiđroxy ancol bậc một, HO–C6
3 nhóm hiđroxy ancol bậc hai: HO–C 2 3 nhóm hiđroxy ancol bậc hai: HO–C 2
và HO–C4 ở phía dưới vòng, HO–C3 ở và HO–C4 ở phía dưới vòng, HO–C3 ở
phía trên vòng phía trên vòng

b) Glucozơ có thể kết tinh thành 2 dạng tinh thể có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Khi glucozơ tác dụng
với metanol có xúc tác axit thì thu được 2 đồng phân có cùng công thức cấu tạo gọi là metyl–α–glucozit và
metyl–β–glucozit.
II.6. Như ta đã biết, một công thức cấu tạo có thể ứng với nhiều cấu trúc không gian khác nhau, vì
vậy một công thức cấu tạo có thể ứng với nhiều hợp chất khác nhau. Với công thức cấu tạo
HOCH2(CHOH)4CH=O ứng với 16 cấu trúc không gian khác nhau về vị trí tương đối của 4 nhóm OH
ancol bậc hai. Từ bài tập II.5 ta thấy: ở glucozơ nhóm HO–C 2 và nhóm HO–C4 ở phía dưới vòng, còn
nhóm HO–C3 ở phía trên vòng. Nếu nhóm HO–C2 ở phía trên vòng thì không còn là glucozơ nữa mà là
mannozơ. Do đó thực tế thì phản ứng đã cho sẽ tạo ra một hỗn hợp 16 chất khác nhau có cùng cấu tạo,
trong đó chỉ có 1/16 là glucozơ. Như vậy thì sản phẩm tạo ra không gọi là glucozơ được.
II.7.
α–Fructozơ (vòng 5 cạnh) β–Fructozơ (vòng 5 cạnh)
HOH2C 6 O 1CH OH
2 HOH2C 6 O OH
5 H HO 2 5 H HO 2

H OH H CH2OH
4 3 4 3 1
OH H OH H

Nhóm OH đính với nhóm C2–O gọi là Nhóm OH đính với nhóm C2–O gọi là
nhóm OH hemiaxetal, nó nằm cùng nhóm OH hemiaxetal, nó nằm khác phía
phía (phía dưới của vòng) với HO–C4 (phía trên của vòng) với HO–C4 tức là
tức là cùng phía với liên kết O–C5 nên cùng phía với liên kết O–C5 nên gọi là
gọi là dạng α. dạng β.
Nhóm C2–O– C5 là nhóm ete đặc biệt vì Nhóm C2–O–C5 là nhóm ete đặc biệt vì
C2 còn đính với nhóm OH hemiaxetal, C2 còn đính với nhóm OH hemiaxetal,
nên nhóm C2–O–C5 H–OH có thể tự nên nhóm C2–O–C5 H–OH có thể tự
chuyển thành nhóm >C2=O và nhóm chuyển thành nhóm >C2=O và nhóm
C5–OH, khi đó dạng mạch vòng chuyển C5–OH, khi đó dạng mạch vòng chuyển
thành dạng mạch hở. thành dạng mạch hở.
2 nhóm hiđroxy ancol bậc một, HO–C1 2 nhóm hiđroxy ancol bậc một, HO–C1
và HO–C6 và HO–C6
2 nhóm hiđroxy ancol bậc hai: HO–C3 2 nhóm hiđroxy ancol bậc hai: HO–C3
ở phía trên vòng, HO–C4 ở phía dưới ở phía trên vòng, HO–C4 ở phía dưới
vòng vòng

II.8.
Saccarozơ (kết tinh và trong dung dịch), Mantozơ (kết tinh)
C12H22O11 C12H22O11
6 CH2OH 6
1 6 CH2OH CH2OH
5 O HOH2C 5
H H O H 5 O O
H H H H H
4 H 1 5 H 1 H
OH H HO 4
OH H 4
OH H 1
2
OH O CH2OH OH
3 2 3 4 6 OH 2 O 3 2
3
H OH OH H H OH H OH

Gốc α–glucozơ và gốc β–fructozơ liên Hai gốc α–glucozơ liên kết với nhau
kết với nhau qua nguyên tử O giữa C1 qua nguyên tử O giữa C1 của gốc α–
của gốc α–glucozơ và C2 của gốc β– glucozơ này và C4 của gốc α–glucozơ
fructozơ (αC1–O– βC2 gọi tắt là liên kết kia (ỏ C1–O– C4 gọi tắt là liên kết α–
α,β–1,2–glicozit). 1,4–glicozit).
Ở gốc α–glucozơ nhóm OH hemiaxetal Ở gốc α–glucozơ thứ nhất nhóm OH
(HO–C1) không còn, ở gốc β–fructozơ hemiaxetal (HO–C1) không còn, ở gốc
nhóm OH hemiaxetal (HO–C2) cũng α–glucozơ thứ hai nhóm OH
không còn, vì vậy không thể mở vòng hemiaxetal (HO–C1) vẫn còn, vì vậy
tạo ra nhóm C=O được. trong dung dịch có thể mở vòng tạo ra
nhóm CH=O.
II.9.
Amilozơ, (C6H10O5)n, [C6H7O2 (OH)3]n Amilopectin, (C6H10O5)n, [C6H7O2 (OH)3]n
6 6 6 CH OH 6
6 CH2OH CH2OH 6 CH2OH CH2OH 2 CH2OH
5 5 5 5 5 5
O O H O H O H H O H H O H
H H H H H
H H H H 4 H 1 4 H
4 1 4 4 1 4 1 OH H H 1
H OH H 1 OH H OH H OH
OH
OH OH O O
OH 2 O 3 2 O 3 2 O 3 2 OH H
3 H OH
H OH H OH H OH n H OH
6 CH2OH
6 6 CH 6
CH2OH
CH2OH 2
5 5 5 O 5 O
H O H H O H H H H H
H H H 1 H
4 1 4 H 1 4 H 4 H 1
OH H OH OH OH
OH OH
3 2 O 3 2 O 3 2 O 3 2
H OH H OH H OH H OH

Các gốc glucozơ nối với nhau bằng liên


Cứ khoảng 20–30 gốc glucozơ nối với
kết α–1,4–glicozit, n = 1000–4000, M =
nhau bằng liên kết α–1,4–glicozit hợp
150 000– 600 000 au; phân tử xoắn
thành 1 chuỗi, gốc glucozơ cuối cùng của
thành dạng lò xo. chuỗi tạo liên kết α–1,6–glicozit với 1 gốc
Cả phân tử chỉ có 1 nhóm OH glucozơ của chuỗi khác hình thành sự
hemiaxetal. phân nhánh,
n = 2000–200 000, M = 300 000 – 3 000
000 au; phân tử xoắn thành dạng búi rễ.
Cả phân tử chỉ có 1 nhóm OH hemiaxetal.

Xenlulozơ, (C6H10O5)n , [C6H7O2 (OH)3]n Tinh bột, (C6H10O5)n, [C6H7O2


(OH)3]n
6 CH OH 6
6 CH2OH
5 3
H OH
2 5
2 CH2OH
5
Tinh bột là hỗn hợp của amilozơ
H O O H H O O O H
4
H
H
1 4 OH H
1 4
H
H 1
H
H 1
(khoảng 20–30 %) và amilopectin
OH H OH 4 OH
OH
3 2
H H
5 O O 3 2 H H
3 2
OH (khoảng 70–80 %). Công thức
H OH n H OH
H OH 6 CH2OH cấu tạo xem ở bài II.8.

Các gốc glucozơ nối với nhau bằng liên kết β– Các gốc glucozơ nối với nhau
1,4–glicozit, n = 70 000–200 000, M = 1 000 bằng liên kết α–1,4–glicozit và α–
000 – 2400 000 au; phân tử duỗi thẳng. 1,6–glicozit, n = 1000–200000,
Cả phân tử chỉ có 1 nhóm OH hemiaxetal. M = 150 000– 3 000 000 au; phân
tử xoắn thành dạng lò xo và dạng
búi rễ.
Cả phân tử chỉ có 1 nhóm OH
hemiaxetal.
II.10. a. Xem mục I.8.
b. Dãy D: II, dãy L: I, III và IV. Để giải bài tập này cần tự thể nghiệm quy tắc sau đây: Đối
với C* đầu mạch, khi đổi chỗ 3 nhóm thế tuần tự theo kiểu xoay vần (xem bài II.27) thì cấu hình của
nó không bị thay đổi.
II.11. a) Xem mục I.19.
b) Epimer: I và II; III và IV, Enantiomer: II và III.
II.12. a) A là D–Threozơ; B có thể là D–Erithrozơ hoặc L–Erithorozơ (B').
b. CHO COOH

HO H HNO3 HO H

H OH H OH

CH2OH COOH
A (2S,3R) Axit D-tactric (2S,3S)

CHO COOH COOH CHO


H OH HNO3 H OH HO H HNO3 HO H
H OH H OH HO H HO H
CH2OH COOH COOH CH2OH
B (2R, 3R) Axit mesotactric (2R,3S) B' (2S, 3S)

c. Phản ứng oxi hoá bằng HNO3 trong các trường hợp trên không làm thay đổi trật tự của 4 liên kết
xung quanh các nguyên tử C* vì vậy về thực chất là không làm thay đổi cấu hình. Tuy nhiên vì sau
phản ứng trật tự về độ hơn cấp của 4 nhóm thế quanh nguyên tử C * bị thay đổi, do đó kí hiệu cấu hình
(R, S, D, L) có thể bị thay đổi (Xem kỹ câu b).
d. D–Threozơ (A) và D–Erithrozơ (B).
II.13. a. I: D – Glucozơ, (2R, 3S, 4R, 5R)–2,3,4,5,6–pentahiđroxihexanal.
Br /H O
2 

2

b. HOCH2ZCHO (I) HOCH2ZCOOH (II), axit D–gluconic.
axit (2R, 3S, 4R, 5R)–2,3,4,5,6–pentahiđroxi hexanoic.
II.14. a. AgNO3 + 3NH3 + H2O  [H3N – Ag – NH3]OH + NH4NO3.
b. Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch Natri kali tactrat và NaOH trong nước: CuSO 4 + 2NaOH
 Cu(OH)2 + Na2SO4
COOK COOK COOK COOK
H
HC OH CH
+ Cu(OH)2 + HO HC O
Cu
O CH + 2H2O
HC OH HO CH HC O O CH
H
COONa COONa COONa COONa
(Fel.)
c. Vì:
OH 


HOCH2[CHOH]3–CO–CH2OH HOCH2[CHOH]4CHO
Nên cả anđohexozơ và xetohexozơ đều có phản ứng tráng bạc và phản ứng với thuốc thử Feling.
Do đó, không phân biệt được anđohexozơ và xetohexozơ bằng hai thuốc thử trên.
d. Anđohexozơ làm mất màu nước brom còn xetohexozơ thì không.
II.15.
CH2OH CHOH CH=O

C O C OH HC OH
OH -
HC OH HC OH HC OH

Xetoz¬ D¹ ng enol An®oz¬

II.16. a.
CH=O CH=N-NH-Ph CH=N-NH-Ph CH=N-NH-Ph

HO H PhNHNH2 HO H PhNHNH2 C O PhNHNH2 C N-NH-Ph

H OH -H2O - PhNH2 , - NH3 H OH -H2O


H OH H OH

CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH


thuéc lo¹ i hi®razon thuéc lo¹ i hi®razon thuéc lo¹ i ozazon

b. Do tạo liên kết hiđrô nội phân tử dạng vòng 6 cạnh bền (hãy vẽ ra).
II.17. Như đã biết ở bài II.16, phản ứng tạo ozazon xảy ra chỉ ở C1 và C2. Sau phản ứng C1 và C2
không còn khác nhau về cấu tạo và cấu hình nữa. Vì thế, tối đa có 3 monosaccarit: 2 epime ở C2 của
anđozơ và 1 xetozơ tương ứng (cùng số nguyên tử C, cùng cấu hình từ C3 trở đi). Ví dụ, trong số 16
hexozơ, có các bộ ba như : D–Glucozơ, D– Mannozơ và D–Fructozơ; L–Glucozơ, L–Mannozơ và L–
Fructozơ.
II.18. a. H2/Ni; Na/Hg; NaBH4.

H 2 /Ni
b. D–Glucozơ D–Gluxitol (xem bài II.13).

H 2 /Ni
D–Fructozơ D–Gluxitol + (2R, 3R, 4R, 5R)–hexan–1,2,3,4,5,6–hexaol.
II.19. a.

b. Tương tự
như câu a.
II.20. Đó là các cặp anđohezozơ mà ở công thức Fisơ của chúng 4C * (C2, C3, C4, C5) nhận mặt
phẳng vuông góc với liên kết C 3 – C4 (tại trung điểm) làm mặt phẳng đối xứng: D–anlozơ và L–anlozơ;
D–galactozơ và L–galactozơ.
II.21. Đó là cặp anđohexozơ mà ở công thức Fisơ 4C * (C2, C3, C4, C5) của chất này khi quay 1800
trong mặt phẳng giấy thì chuyển thành 4C* của chất kia. Ví dụ:

D–allozơ và L–
allozơ; D–galactozơ và L–galactozơ; D–glucozơ và L–gulozơ, D–gulozơ và L–glucozơ, D–talozơ và
L–altrozơ; D–altrozơ và L–talozơ.
II. 22. a.

b. Không bằng nhau vì phản ứng cộng vào nhóm C=O theo quy tắc Cram.
d. Ngày nay người ta khử trực tiếp xianohiđrin bằng hiđro với xúc tác thành anđozơ.
II.23. b.
Axit D–Galactaric không quang hoạt suy ra OH (2) cùng phía phải OH (5) và OH (3) cùng phía
với OH (4).
Axit D–Lyxaric quang hoạt mà đã biết OH (3) cùng phía với OH (4) vậy cả hai đều phải ở bên trái.

II.24. a.

Cacbon hemiaxetal (cacbon anomer)


O O
* CH3OH / HCl
CH2 - CH - CH - CH - CH - CH - OH CH2 - CH - CH - CH - CH - CH - OCH3
- H 2O
OH OH OH OH OH OH OH OH
Hemiaxetal néi OH hemiaxetal Glicozit (Glycoside)

b. Anđehit phản ứng với 2 mol ancol tạo thành hemiaxetal rồi axetal. Anđohexozơ thường đã tồn
tại ở dạng hemiaxetal nội phân tử nên chỉ phản ứng với 1 mol ancol.
II.25. a. Xem mục I.16, I.19.
b. Hãy tự viết cân bằng giữa dạng mạch hở và 4 dạng mạch vòng.
c. So với C cấu hình (mục I.16, thường là C* cuối cùng trong phân tử).
II.26. b. 36,2% và 63,8%.
c. Trong dung dịch D–fructozơ tồn tại ở 2 cặp epimer:
–D–Fructo piranozơ 3% ; –D–fructopiranozơ 57%
–D–Fructofuranozơ 9% ; –D–fructofuranozơ 31%
II.27. Chú ý rằng đối với công thức Fisơ, có thể "xoay vần" 3 nhóm thế ở C * cuối mạch mà không
làm thay đổi cấu hình của nó (được phép) cách thức chuyển từ công thức Fisơ sang công thức Havoc.
d. CH2OH 1 CH2OH

HO HO 2 6
CH2OH OH
HO H HO 3 H O
5 H OH 2
H OH H 4 OH
6 5 H 4 3 CH2OH
H O HOH2C H H 1
OH
CH2OH O -D-Fructofuranoz¬

II.28. Công thức Fisơ biểu diễn được quan hệ không gian của 4 nhóm thế ở C * nhưng không phải
là công thức lập thể mà là công thức chiếu theo quy ước. Vì vậy không được quay nó một cách tuỳ ý.
Ngược lại, công thức Havoc là công thức lập thể (nó giống như một vật thể xác định), vì vậy có thể
xoay nó theo mọi cách mà không làm thay đổi cấu hình của C *. Đối với C*, nếu ta đổi chỗ 2 nhóm bất
kì cho nhau thì đều làm thay đổi cấu hình của nó. Điều đó là không được phép.
II.29.
a. Nên chuyển qua công thức Havoc (xem bài III.27).

II.30. a.
c. Trong dung dịch, –D–glucopiranozơ chiếm 64%, –D–glucopiranozơ chiếm 36%.
II.31. Hãy chỉ ra C anome, chuyển về công thức Fisơ rồi so với công thức trong các bảng hệ thống
ở chương cacbohiđrat trong các giáo trình hoá hữu cơ.
c. và d. –D–Fructozơ (quay công thức khỏi mặt phẳng vòng 180 0 được công thức d) thao tác đó là
được phép, xem bài tập II. 28).
e. –D–Glucofuranozơ.
d. Epime ở C4 của –D–glucofuranozơ.
II.32.
b. và c. H+ và OH– đều xúc tác cho các phản ứng sau:
andoz¬ en®iol xetoz¬

Mannoz¬ en®iol Fructoz¬

d. 1,2,3,4,6–penta–O–axetyl–D–mannopiranozơ
e. Metyl D–mannopiranozit
f. Metyl 2,3,4,6–tetra–O–metyl–D–mannopiranozit
H OAc H OH H OMe
OAcO OH O OMeO
AcO HO MeO
AcO HO MeO
H OAc H OMe OMe
H H H H
H H H

II.33. a. A: HOCH2[CHOH]4CH=NOH ; B: AcOCH2[CHOAc]4CH=NOAc


C: AcOCH2[CHOAc]4CHN ; D: Arabinozơ

b) MeO tấn công cacbon cacboxyl của các gốc CH 3–CO tạo ra metyl este (este hoá lại), đồng thời
ngắt proton của OH ở C2 làm cho CN– tách ra (phản ứng nghịch của phản ứng cộng CN – vào nhóm
cacbonyl). Hãy viết rõ sơ đồ phản ứng và dùng mũi tên cong để biểu diễn sự giải thích trên.
II.34.
c. CH = O HCOOH d. H2C OH HCH = O
2HIO4 + 2HIO4 +
HC OH HCOOH C O CO2
- 2HIO3 - 2HIO3, -H2O
+ +
H2C OH HCH = O H2C OH HCH = O

e. COOH COOH g. COOH COOH


HIO4 HIO4
HC OH CH = O HC OH CH = O
- HIO3, -H2O - HIO3
+ +
H2C OH HCH = O CH = O HCOOH

Axit periođic phân cắt được liên kết C – C nếu 2C đó là cacbon ancol, cacbon anđehit và
cacbonxeton; cứ 1 mol HIO4 phân cắt được 1mol liên kết C – C và hình thành 1 mol HIO 3, nhóm –
CH2OH (bậc I) chuyển thành HCHO; nhóm –CHOH (bậc 2) và nhóm –CH = O chuyển thành HCOOH;
nhóm C = O (xeton của xetozơ) chuyển thành CO2.
II.35.a.
CH2OH
HO H
H OCH3
H OH OH O OH O OCH3
OH
CH3 CH3 O
H OH
H3C H
HO H
OH OH OH OH CH2OH
O H
(C)
CH3

b. Phản ứng với HIO4 xảy ra bình thường. Nhóm CH=O hình thành từ C4 chuyển thành nhóm enol
(lấy H ở C5). Nhóm CH = O hình thành từ C 2 cộng với 1 phân tử H2O tạo ra gemđiol hiđrat bền do 2
nhóm OR hút electron).
c. 2 nhóm OH ancol phản ứng được với CH3I/Ag2O tạo ra metyl ete nhóm OH enol thì không.
d. Nhóm enol bị khử thành ancol, nhóm –CH=O sinh ra từ gemđiol cũng bị khử thành nhóm –
CH2OH.
II.36. a. A: HCOOH + O=HC–COOH + HOCH2CH(OH)COOH
b. B: HCOOH + O=HC–COOH + HOOC–CH(OH)–COOH
II.37. a. Phân tử mono và đisaccarit có kích thước tương đối nhỏ lại có nhiều liên kết phân cực và
nhiều nhóm có khả năng tạo liên kết hiđro với nước. Kích thước của các phân tử polisaccarit rất lớn
(gồm hàng ngàn mắt xích) bản thân chúng liên kết với nhau bằng lực Vanđeran bằng liên kết hiđro tạo
ra các hạt, các sợi kích cỡ lớn, giảm tương tác với nước.
b. Khối lượng phân tử lớn gần gấp đôi, số nhóm phân cực và liên kết hiđro cũng vậy.
II.38. a. Rất đặc hiệu có tính đặc thù lập thể và chỉ tấn công vào một C* duy nhất.
b. X: axeton để bảo vệ các nhóm OH.
c. Ở phản ứng (2) bằng cách chỉ tấn công vào một C* duy nhất, hãy chỉ ra C* đó.
d. Điện tích âm ở ion enolat hình thành từ OH ở C3 được giải toả trong hệ liên hợp.

O C C C O O C C C O

II.39. a. Xem mục I.20


b. Phần còn lại khi bỏ nhóm OH – hemiaxetal (nhóm OH anome) khỏi phân tử monoaccarit được
gọi là glicozyl, đó không phải là một loại hợp chất như glicozit mà chỉ là tên gọi của một loại nhóm thế
đặc biệt. Chúng được phân loại tương tự như glicozit (xem mục I.20).
II.40. Trong 2 liên kết C – O giữa 2 mắt xích monosaccarit, nhất thiết phải có 1 liên kết C – O
thuộc loại liên kết gilcozit.

II.41. a. –D–Glucopiranozyl–(14)–D–glucopiranozơ.
b. –D–Glucopiranozyl–(14)–D–glucopiranozơ.
II.42. b. Saccarozơ (Sucrose) là đường không có tính khử vì cả hai nhóm OH hemiaxetal ở
glucozơ và ở fructozơ đều đã tạo thành liên kết glicozit không cho phép quay về dạng anđose hoặc
dạng xetozơ nên không có tính khử.
II.43. Melibiozơ bị thuỷ phân bởi –galactozidaza chứng tỏ mắt xích D–galactozơ ở dạng –D–
galactozit.
II.44. Dữ kiện thuỷ phân bởi enzim cho biết cả hai liên kết glicozit ở trehalozơ đều là –glicozit, còn
ở isotrehalo thì có 1 liên kết là –glicozit, còn liên kết kia thì là –glicozit. Sản phẩm duy nhất 2,3,4,6–
tetra–O–metyl glucozơ cho biết cả 2 mắt xích D–glucozơ đều ở dạng vòng 6 cạnh (piranozit). Vậy,
Trehalozơ là –D–glucopiranozyl–(11)––D–glucopiranozit, Isotrehalozơ là –D–glucopiranozyl–
(11)––D–glucopiranozit.
II.45.
OH

O
OH
HO
OH O n = 250 - 500
O
HO
OH
O n

II.46. a.
CH2OMe CH2OH CH2OMe
O O O

OMe OH OMe OH OMe OH

OMe OH OH
OMe OMe OMe
(A) (B) (C)

A: Mắt xích glucozơ đầu mạch (vì có 4 nhóm OH đều bị metyl hoá).
B: Mắt xích glucozơ ở chỗ phân nhánh (vì chỉ có 2 nhóm OH bị metyl hoá).
C: Mắt xích glucozơ ở giữa mạch (giống như giữa mạch amylozơ).
b. Bị thuỷ phân bởi mantaza cho biết amilopeđin chỉ chứa liên kết –glicozit. Từ dữ kiện ở câu (a)
cho thấy các mắt xích glucozơ liên kết với nhau theo hai cách (14)––glucozit và (16)––
glucozit.
c. Amilopedin có cấu tạo phân nhánh, thường cứ khoảng 20 – 25 mắt xích glucozơ thì lại phân
nhánh. Vì vậy C >> B > A.
II.47. a. Xem bài II.41.
b. Các mắt xích glucozơ ở xenlulozơ liên kết với nhau bởi liên kết (14)––glicozit.
c. Các liên kết (14)––glicozit và liên kết (14)––glicozit của amilopectin làm cho mạch phân
tử tinh bột bị xoắn lại, bị phân nhánh chằng chịt khó kéo thành đoạn thẳng. Xenlulozơ không phân
nhánh nên có dạng thẳng, dễ tạo thành sợi lại chỉ chứa các liên kết (14)––glicozit.
II.48. Hãy lập bảng so sánh sau.
Amilozơ Amilopectin Glicozen Xenlulozo
Công thức (C6H10O5)n (C6H10O5)n (C6H10O5)n (C6H10O5)n
phân tử n= 250– n =…. n =…. n =….
500
Cấu trúc Liên kết Cứ 20 – 25 liên kết Cứ 8 – 12 liên Liên kết
phân tử (14)–– (14)––glicozit kết (14)–– (14)––
glicozit lại có 1 liên kết glicozit lại có 1 glicozit
(16)––glucozit liên kết (16)–
–glucozit
Tính chất
vật lí …………. …………. …………. ………….
………
II.49. a. Tuỳ theo điều kiện phản ứng để tạo thành xenlulozơ mono, đi nitrat hoặc trinitrat.
II. 50. a. Phản ứng thường tạo ra hỗn hợp xenlulozơ mono–, đi– và triaxetat.
b. Xenlulozơ trinitrat không có hiđro linh động đủ để tạo liên kết hiđro giữa các chuỗi polime với
nhau nên sợi sẽ kém bền. Xenlulozơ điaxetat còn nhiều liên kết hiđro giữa chuỗi polime làm cho sợi
kém mảnh và kém mềm mại.
II.51. b. Hoà tan được xenlulozơ thành dung dịch nhớt (visco) để chế tơ visco.
II.52. a. Cho vụn đồng tác dụng với dung dịch amoniac và oxi không khí thì thu được dung dịch
đồng ammiacat gọi là dung dịch Savayde.
Cu + 5NH3 + 1/2 O2  [Cu(NH3)4] (OH)2.
b. Trong môi trường kiềm, 2 nhóm OH cạnh nhau ở một mắt xích glucozơ của xenlulozơ có thể tạo
phức với Cu++ thay cho 2 phân tử NH3.
II.53. a. Glucozơ tạo với Cu(OH)2 phức chất màu xanh da trời, khi đun sôi thì bị khử thành Cu 2O
màu đỏ gạch. Saccarozơ tạo với Cu(OH)2 phức chất màu xanh, khi đun sôi không xuất hiện kết tủa đỏ
gạch. Etanol không tạo phức màu xanh với Cu(OH)2, khi đun sôi cũng không tạo ra kết tủa đỏ gạch.
b, c, d tương tự như câu a.
e. Dung dịch I2 và KI trong nước có màu hơi vàng. Amilozơ tạo màu xanh thẫm, amilopectin tạo
màu nâu nhạt hoặc tím hung, glicogen hầu như không có phản ứng.

II.54. a. 6CO2 + 6H2O



DiÖp lôc, ¸nh s¸ng
CH O6 + 6O2 (1)
6 12

nC6H12O6 ⃗ Enzim
(C6H10O5)n + nH2O (2)
V CO VO
2
= 2
= 20741 m3
b. mgiấy = 21,053 tấn.
II.55. a. Tinh bột tạo ra từ CO 2 của khí quyển, khi chuyển thành etanol rồi đốt cháy lại giải phóng
CO2 vào khí quyển đúng bằng lượng đã tạo ra nó.

6CO2 + 5H2O

DiÖp lôc, ¸nh s¸ng
(C H6 O5)n + 6O2
10

(C6H10O5)n + nH2O ⃗ n C6H12O6

nC6H12O6 ⃗
Zimaza
2nC2H5OH + 2nCO2
2nC2H5OH + 6nO2 ⃗ 4nCO2 + 6nH2O
6nCO2 ⃗ 6nCO2
b. 4C2H5OH + 12O2 ⃗ 8CO2 + 12H2O
C8H8 + 12,5O2 ⃗ 8CO2 + 9H2O
Lượng CO2 ở 2 phản ứng như nhau. Tuy nhiên để sản xuất ra tinh bột rồi ra etanol phải cần có
năng lượng cho máy móc hoạt động và cho nhân công làm việc. Nếu dùng nhiên liệu hoá thạch để đảm
bảo nhu cầu năng lượng đó thì sẽ phát thải ra CO 2, nếu dùng etanol để đảm bảo nhu cầu đó thì không
còn đủ 4mol etanol thay cho 1mol isooctan. Vậy?….
II.56. D
II.57. a) D; b) C; c) B; d) A.
II.58. a) C; b) B; c) A; d) D.
II.59. D
II.60. D
II.61. C
II.62. a. Đ; b. Đ; c. S; d. Đ
II.63. a. Đ; b. S; c. S; d. S
II.64. D
II.65. a. S; b. S; c.Đ; d. Đ.
II.66. a. S; b. S; c. Đ.
II.67. a. B; b. A; c. C; d. D.
II.68. a. S; b. Đ; c. S; d. Đ.
II.69. D.
II.70. C.
Hướng dẫn giải tuyển tập đề HSG
Bài 1.
Từ công thức dẫn xuất 2,3,4-tri-O-metylcủa M suy ngược sẽ ra công thức của Q , N và M , từ
đó suy ra X
CH=O
CH3O H H H
H OCH3
H OCH3 CH3O OH
CH2OH CH3O H
dẫn xuất 2,3,4-tri-O-metylcủa M
H2O / H+
H H CH3I / bazơ H H
(N) (Q)
HO OCH3 CH3O OCH3
HO H CH3O H

CH3OH / HCl
5 2 OH 3
H H H2O / x t H
(M) 4 1 1 4 (X)
HO OH HO 3 2 OH
HO H OH 5
Bài 4.
1.
* Từ D-glucozơ suy ra cấu hình của D-gulozơ. X không khử nên có liên kết 1,1-glicozit.
* Sự thủy phân chỉ bởi emulsin chứng tỏ tồn tại liên kết 1  -1  ’-glicozit.

hoặc:

2.
 a) b) Từ hướng chuyển hóa thứ nhất xác định được công thức cấu tạo của A
CH2OH CH2OH
HO CH2OH, H+ HO (C)
OH OCH3
OH (A) OH (B) (E)

c) H2O + DCl HOD + HCl


+ +
Vì H hoặc D đều có thể tấn công electrofin, sau đó H2O hoặc HOD tấn công nucleofin nên thu được
cả 4 chất:
Bài 5
1.

1 C -  Bền nhất vì số liên kết e – OH nhiều nhất

D- Glucozơ không phản ứng tách nước vì các nhóm – OH ở C1 và C6 luôn ở xa nhau.

Quang hoạt Không quang hoạt


Bài 6.
1. 5 dạng cấu trúc của D-galactozơ:

-Galactopiranozơ
-Galactofuranozơ

- -
Chiếm tỉ lệ cao nhất là -Galactopiranozơ.
2. Các dữ kiện lần lượt cho biết A đisaccarit do 2 đơn vị D-galactozơ liên kết -1,1 với nhau, cá hai đều
ở dạng vòng piranozơ. Từ đó viết công thức vòng phẳng:

Công thức cấu dạng:

3.
Từ công thức cấu trúc trên suy ra rằng 3 nhóm OH bị metyl hoá là ở các vị trí 2, 3, 5. Do

đó công thức Fisơ của C:

2, 3, 5-Tri-O-metyl-D- galactozơ
Bài 7
1. Xác định B (0,5 đ) : Oxi hoá sản phẩm từ hai lần cắt mạch Ruff của B tạo thành axit meso tactric: vậy B có 2
nhóm OH ở cacbon thứ 4 và thứ 5 nằm cùng về một phía. B chỉ tạo dẫn xuất monoxetal khi phản ứng với axeton, vậy
nhóm OH ở cacbon thứ ba và thứ hai nằm khác phía nhau và khác phía với nhóm OH ở cacbon thứ tư và thứ năm.
Từ A4 suy được cấu tạo của A2, từ đó xác định rằng cấu tạo của A1 là đối quang của A2 và kết luận được cấu tạo
của B là đồng phân epime của A1, chỉ khác A1 vị trí nhóm OH ở cacbon thứ hai. Cấu tạo của B là:

(B) (A1) (A2)


D- Mannozơ
Phản ứng Ruff:

D – Glucozơ (B)
Sản phẩm sau 2 lần thực hiện phản ứng Ruff:
axit meso- tactric

Monoxetal

2. Xác định A (0,5 đ)


(A2) (A3) (A4) (A5) (A6) (A)
L – Mannozơ Axetal Anditol Axit andonic Andolacton
3. Xác định rutinozơ(1,0 đ):
Công thức và các phản ứng của Rutinơzơ:
Mục 1 và 4 cho biết gluxit A (C1) nối với B qua vị trí 6 (C6) bởi liên kết α-glycozit. Do C5 của B tham gia
vào vòng oxiral nên B là một pyranozơ (6 cạnh).
Mục 5 cho biết gluxit A cũng là một pyranozơ.

Metyl rutinozit

Công thức của Rutinơzơ:

Bài 8
1 (0,5 điểm).

2 (0,5 điểm).
3 (1 điểm).

Bài 9
1. Các phương trình phản ứng:

Công thức hình chiếu Fisơ của E:


Công thức hình chiếu Fisơ của E (cystein):
E có cấu hình R vì độ hơn cấp của -CH2SH > -COOH
a. Điều chế A:
Điều chế B

b.
Cô ng

th
ức Fisơ của các hợp chất C và D:

You might also like