Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Người đàn bà hàng chài

Chúng ta đều biết đến tác giả NMC là một trong những nhà văn lớn trong nền văn học VN hiện đại. Ông
đã có nhiều năm cầm bút cùng kinh nghiệm viết văn phong phú, bởi lẽ đó tác phẩm được viết dưới ngòi
bút của ông luôn được khán giả yêu thích và đón nhận. NMC sở hữu cho mình một kho tàng đồ sộ về số
lượng tác phẩm, ông đã đóng góp rất lớn` vào sự phát triển của nền văn học nước nhà. Nhắc đến văn
học vào thời chiến và thời kì đổi mới chắc hẳn không thể không nhắc đến NMC, một ngòi bút luôn có sức
ảnh hường lớn trong nền văn học dân tộc. Bên cạnh đó, với độ nhạy bén trong mọi sự chuyển mình của
thời đại, nên xuyên suốt chặng đường sự nghiệp gần nửa đời người cầm bút của mình, sáng tác của ông
trong từng thời kỳ luôn được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Dưới ngòi viết của NMC, từng dòng văn câu
chữ trong từng tác phẩm luôn để lại dấu ấn riêng trong lòng đọc giả theo từng giai đoạn sáng tác khác
nhau. Về quan niệm sáng tác, nhà văn cho rằng hành trình cầm bút là “hành trình đi tìm những hạt ngọc
ẩn giấu trong tâm hồn con người”,” văn học là những đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.
Trong vô số tác phẩm, truyện ngắn “ chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm rực rỡ đã để lại tiếng vang
lớn trong con đường sự nghiệp của NMC. Lấy bối cảnh là khu làng chài vùng biển nghèo khó, câu chuyện
xoay quanh chuyến công tác của của anh nhiếp ảnh gia tên Phùng và cuộc gặp gỡ giữa anh với gia đình
làng chài. Nhân vật trung tâm cho câu chuyện chính là người phụ nữ lam lũ, bất hạnh trong gia đình ấy.
Hình tượng của chị tuy được nhà văn gột tả thật xấu xí, thô kệch, nhưng điều đó đã để lại hình ảnh
người đàn bà thật ấn tượng, đặc biệt trong lòng người đọc cùng rất nhiều suy nghĩ, trằn trọc về những
câu chuyện đời.

Đằng sau hình ảnh đẹp đẽ, toàn bích của khung cảnh hài hòa giữa sự vật, thiên nhiên và con người- bức
ảnh chiếc thuyền ngoài xa mà nhiếp ảnh Phùng đã bắt trọn được khoảnh khắc là một bức chân dung cay
đắng về một mặt khác của cuộc đời, chính là cảnh bào lực của gia đình hàng chài, người đàn bà bị chòng
hành hạ vô cùng tan nhẫn. Cuộc đời khó nhọc, khổ đau của người đàn bà không tên mà tác giả gọi bằng
“mụ’, chính là góc khuất của cuộc sống phía sau vỏ bọ mỹ miều thường được thấy. Trước khung cảnh tự
nhiên tuyệt đẹp là hình ảnh người đàn bà vô danh, ngoài bốn mươi tuổi, hay được gọi một cách chung
chung bằng cụm từ “ người đàn bà hàng chài”, có lẽ qua đây tác giả muốn ám chỉ rằng nơi đây không chỉ
có một mà còn rất nhiều số phận nhọc nhằn của biết bao người phụ nữ miền biển chốn này, cũng giống
như cuộc đời “mụ”, một đại diện tiêu biểu.

You might also like