Vợ Chồng A Phủ: Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

VỢ CHỒNG A PHỦ -Tô Hoài-

MỞ BÀI

Nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết: "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh
gian khổ, ở đời không có con đường cùng mà chị có những ranh giới. Điều quan trọng là con người phải biết vượt qua
ranh giới ấy". Có rất nhiều những nhân vật trong cuộc sống thực bước vào trong phân của các nhà văn đã "hữu hình
hóa" cho nhận định trên. Một gia đình ba người anh cu Tràng đã tìm thấy một cuộc sống hạnh phúc ngay bên cạnh
"tiếng gọi của tử thần" trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu, một mảnh đất Điện Biên tưởng chừng đã trở thành "tử
địa" sau biết bao cơn mưa bom bão đạn, tàn phá khốc liệt của kẻ thù loại xuất hiện thật nhiều cỏ cây và niềm vui của
con người lao động sinh sôi trong Mùa Lạc của Nguyễn Khải … hay ở mảnh đất Tây Bắc xa xôi cũng có những con
người đã "vượt qua ranh giới" bất công của cường quyền và thần quyền để đi theo tiếng gọi của cách mạng, khử
nguồn một cuộc sống mới tốt đẹp hơn , đó chính là Mị và A phủ trong tác phẩm Vợ chồng A phủ của nhà văn Tô Hoài.

THÂN BÀI

1.Giới thiệu Nếu Kim Lân được mệnh danh là nhà văn “quý hồ tinh bất quý hồ đa” thì Tô
tác giả tác Hoài lại để lại dấu ấn với số lượng tác phẩm đồ sộ bậc nhất trên văn đàn
phẩm Việt Nam. Tiêu biểu không thể không kể đến tập “Truyện Tây Bắc” - kết quả
của chuyến đi thực tế Tô Hoài cùng cùng bộ đội lên giải phóng miền núi Tây
Bắc năm 1952. Sau chuyến đi ấy, đã có lần nhà văn tâm sự: “Mảnh đất Tây
Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, không thể quên và không bao giờ
quên những hy sinh, mất mát nơi đây”. Nguồn cảm hứng mới lạ dưới con
mắt nhân đạo sâu sắc đã giúp nhà văn viết nên các truyện ngắn: “Mường
Giơn”, “Cứu đất cứu Mường” và tiêu biểu nhất là “Vợ chồng A Phủ” - những
trang văn không chỉ khắc họa bức tranh văn hóa đặc sắc của vùng rẻo cao
Tây Bắc mà còn kể về cuộc đời, số phận của những người chịu áp bức trước
khi đến với ánh sáng của Đảng, của Cách mạng. Những diễn biến tâm lý
phức tạp trong dòng cảm xúc muôn vẻ của nhân vật Mị chính là những khởi

1
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

nguồn của tấm bản lề khép lại những tháng ngày tù mù, tăm tối đã qua, mở
ra những luồng sáng mới cho hy vọng của con người.

2.Sự xuất ● Mở đầu tác phẩm, Tô Hoài đã để Mị hiện lên lầm lũi, câm lặng bên
hiện của những vật vô tri:
nhân vật Mị ■ “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy
có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu
ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ
củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt
buồn rười rượi”.
○ Mị làm dâu cho nhà thống lí quyền quý, cao sang “nhiều
vàng, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” nhưng dường
như lúc nào cũng mang theo một nỗi buồn sâu thẳm lộ ra
từ ánh mắt, hành động của cô.
○ Đây là điều hoàn toàn trái ngược với hình ảnh giàu sang, ➔ Tại sao trên gương
vui vẻ, hạnh phúc mà một nàng dâu nhà giàu được mặt của người con
hưởng. gái ấy lại luôn phảng
➜Sự tương phản, đối lập này đã tạo ra mị lực khơi gợi trí tò mò phất một nỗi buồn
nơi người đọc về thân phận, cuộc đời của nhân vật Mị cũng như những sâu thẳm như vậy? Vì
biến cố, những sự kiện bất ngờ có thể xảy đến ở phần sau của tác tình yêu, vì công việc
phẩm. hay vì một nguyên do
nào khác?
● Chỉ với vài câu văn mở đầu đơn giản, nhà văn đã khơi mở trong lòng
độc giả những câu hỏi đầy trăn trở, suy ngẫm. Điều hấp dẫn của văn
chương chính là: “Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống thực
sự của nó mới bắt đầu”. Ý nghĩa, thông điệp của tác phẩm không
hiển hiện rõ ràng trên từng câu từ, lời văn của tác giả mà còn hiện lên
thông qua sự đồng sáng tạo của độc giả.

2
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

➔ Xtăng – đan từng nói: “Văn học là tấm gương lớn di chuyển
dọc theo đường đời”. Chính vì vậy, hành trình người đọc đón
nhận tác phẩm chẳng khác nào một cuộc viễn dương, cùng
người nghệ sĩ bước đi trên con đường khơi mở những biến
cố, bất ngờ của cuộc đời nhân vật. Nhưng trước hết, để
không cô độc trên hành trình ấy, người nghệ sĩ cần biết mời
gọi, hấp dẫn độc giả ngay từ những chi tiết mở đầu, như với
Tô Hoài, chính là sự tương phản, đối lập đầy thú vị về sự
xuất hiện của nhân vật Mị.

3.Mị trước khi trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra:

a. Mị là • Mị là cô gái nghèo ở miền núi cao Tây Bắc, là cô gái tài sắc vẹn toàn: Abigail Adams từng nói:
cô gái xinh o Sắc: dù nhà văn Tô Hoài không miêu tả trực tiếp những đường nét “Chúng ta có quá nhiều lời
đẹp, tài hoa, trên khuôn mặt, thân hình mà chỉ miêu tả gián tiếp qua những chi tiết “trai nói hoa mỹ, và có quá ít hành
được xem đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” Mị là cô gái xinh đẹp, thậm chí động tương xứng với chúng”.
như “đóa là xinh đẹp nhất bản Mèo, khiến bao chàng trai phải ngưỡng mộ, si mê. Với Tô Hoài, thay vì mĩ từ sáo
hương sắc” o Tài: Mị nổi tiếng với tài thổi sáo hay qua miêu tả của nhà văn: rỗng thông thường, ông đã
của núi ● “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao lựa chọn những hành động
rừng Tây nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi tương xứng, thậm chí vượt
Bắc khác" lên trên cả sự ca thán của
➥Chính khả năng cảm âm nhạc, giàu chất nghệ sĩ của một tâm hồn nhạy ngôn từ, để lột tả hết vẻ đẹp
cảm ấy đã phần nào dự báo về cuộc đời đắng cay phía trước của Mị. của Mị.

➔ Người xưa có câu: “Hồng nhan bạc phận”. Những


người con gái tài sắc vẹn toàn thường phải chịu số
phận bạc bẽo, hẩm hiu. Giống như nàng Kiều trong
áng thơ bất hủ“Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn
Du, vì một biến cố bất ngờ mà phải “dứt tình” đầy đau

3
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

đớn, Mị - một cô gái đủ tài, đủ sắc dường như cũng


sắp sửa chịu chung phận buồn.

b. Cuộc ● Mị đã có người yêu, trái tim đã từng hồi hộp khi nghe tiếng gõ vách
sống của Mị hò hẹn của người yêu.
● Hơn nữa, Mị còn chăm chỉ lao động, biết vun vén cho gia đình và luôn
ý thức sâu sắc về hạnh phúc của bản thân: “Con nay đã biết cuốc nương
làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố, bố đừng bán con cho
nhà giàu”
➥Mị là cô gái xinh đẹp, hiếu thảo, giàu lòng tự trọng, có ý thức
về hạnh phúc cá nhân. Theo lẽ thường, một cô gái như vậy xứng
đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ.

4.Số phận, cuộc đời đau khổ khi làm con dâu gạt nợ nhà Thống lí Pá Tra

a. Lí do ❖ Những tưởng cô gái trẻ trung, xinh đẹp ấy sẽ được hưởng Ý nghĩa của chi tiết này:
Mị bị bắt về hạnh phúc như một lẽ hiển nhiên nhưng vì nặng chữ “hiếu” ▪️
Cho thấy sự nghiệt ngã
làm con dâu mà Mị đã bị món nợ tiền cưới của cha mẹ đè nặng trên vai trong phong tục cưới xin của
gạt nợ như một “bản án chung thân” đeo đuổi cuộc đời Mị. người Mèo.
▪️Quan trọng hơn, ta có thể
● Do món nợ tiền cưới cha mẹ để lại: thấy được sự gian xảo, xấu xa
○ “Ngày xưa bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay của bọn thổ ti chúa đất khi lợi
nhà thống lý, bố của thống lý Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp dụng phong tục đó để bóc lột
lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già người dân nghèo.
mà cũng chưa xong nợ”
➜Có thể thấy, đó chỉ là một món nợ tiền cưới nhưng cả một đời người vẫn
chưa thể trả xong, phải chuyển giao cho thế hệ kế tiếp. Món nợ tiền cưới của
cha mẹ như một “bản án” treo lơ lửng trên đầu gia đình Mị.

4
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

b. Những b.1. Nỗi khổ về thân xác:


nỗi khổ của
▫️
● Mị trở thành công cụ lao động bị bóc lột tàn bạo:
kiếp đời “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay,
người con xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc
dâu gạt nợ
bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước
thành sợi”
➜Guồng quay của công việc đã cuốn Mị ra khỏi nhịp sống
thường nhật với biết bao cung bậc cảm xúc vui – buồn, hạnh
phúc – khổ đau, Mị trở thành một “cỗ máy” làm ra của cải vật

➡️
chất cho nhà thống lý vô hồn và đầy câm lặng.
Từ một cô gái ham sống trở thành một công cụ lao động biết
nói, tê liệt về mặt ý thức, cách ly Mị với đời và cầm cố tuổi xuân
của Mị.
● Mị phải làm việc quần quật suốt ngày đêm:
▫️“Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng ⏩Chao ơi! Đáng thương
gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc thay! Đau đớn thay, kiếp
làm cả đêm cả ngày” người với kiếp vật được xếp
➜Làm dâu nhà giàu nhưng chính Mị cũng thấy thân phận của ngang nhau, thậm chí không
mình còn bèo bọt chẳng bằng kiếp trâu ngựa kia. Như vậy tác bằng con vật?
giả đã sử dụng hình ảnh so sánh rất độc đáo, thậm chí Mị còn
không bằng kiếp của một con trâu con ngựa.
● Không những thế, Mị còn bị đánh đập một cách tàn tệ:
○ bị trói, bị đánh, bị đạp vào mặt bất kì lúc nào.
○ Khi những đêm đông nơi núi cao dài đằng đẵng đến hàng năm
có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay
xuống cửa bếp.

5
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

👉Hành động dã man này càng cho thấy mối quan hệ chủ tớ đầy bất công
👉A Sử mang danh là chồng mị đấy thôi nhưng nó đối xử tàn tệ với Mị
dưới danh nghĩa vợ chồng.

không khác gì một con hầu, kẻ ở, thậm chí không bằng con vật.

Ở mảnh đất Tây Bắc nên thơ, trữ tình ấy, giá trị con người, đặc biệt là
người phụ nữ bị chà đạp, hạ thấp một cách đáng sợ. Văn học như M.Gorki tâm
niệm: “là nhân học”. Văn học không chỉ là bức tranh nghệ thuật đong đầy những
gam màu rực rỡ mà còn điểm tô trên đó những góc khuất tối tăm của cuộc đời
để bóc trần, phơi bày cuộc sống, tìm lại công bằng cho con người. Dường như, ta
không thể tìm được một chút dáng điệu, cử chỉ nào của người con dâu nhà giàu
nơi Mị. Tất cả những gì hiện lên trước mắt ta chính là cuộc đời khổ cực, bị bóc
lột đến tận cùng của một công cụ lao động, một nô lệ câm lặng suốt bao tháng
ngày.

b.2. Nỗi khổ về tinh thần: nỗi khổ của một cuộc đời bị cướp Đọc “Vợ chồng A Phủ” ta
đoạt cảm thương biết bao trước
phận đời bèo bọt, khổ đau
• Phải sống với kẻ mình không yêu, hơn nữa, kẻ đó lại chính là chủ gia của người con gái này! Ở “Vợ
đình Mị - một kẻ tàn bạo, độc ác, đã đày đọa cha mẹ Mị suốt cả cuộc nhặt” của Kim Lân, cô vợ nhặt
đời:“mình đã bị cúng trình ma nhà nó rồi thì chỉ đợi ngày rũ xương ở đây”.. Ngay tuy nghèo, tuy không chốn
cả khi mầm sống trong Mị trỗi dậy Mị cũng thổn thức nhận ra được “A SỬ nương thân nhưng vẫn may
VỚI MỊ KHÔNG CÓ LÒNG VỚI NHAU mà vẫn phải ở với nhau” Chao ôi, con mắn được ánh sáng của tình

6
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

đường hạnh phúc như rụi tắt, đóng sập trước sự ngỡ ngàng của Mị khi Mị sa thương sưởi ấm. Người đàn
chân rơi vào cạm bẫy tàn ác nhà thống lí. bà hàng chài trong “Chiếc
• Bị tước đoạt tuổi xuân, tước đoạt quyền sống, quyền được hưởng thuyền ngoài xa” của Nguyễn
hạnh phúc: Minh Châu dẫu phải chịu
● Mỗi ngày, Mị càng không nói, càng lùi lũi “như con rùa nuôi trong xó cảnh đói nghèo, bạo lực từ
cửa”. Nỗi đau thể xác có thể để lại sẹo trên làn da, nhưng nỗi đau ngày này qua ngày khác
tinh thần vĩnh viễn là một vết cứa tận sâu trong trái tim của con nhưng luôn có những bàn tay
người. Bi kịch tinh thần khiến Mị không còn ý thức được về cuộc sống của thằng Phát, của những
của riêng mình, không còn chăm lo cho đời sống bên trong, chai sạn người tốt như Phùng và Đẩu
và khô cằn, không còn cảm xúc trước từng biến chuyển của cuộc đời. sẵn sàng động viên, “cứu vớt”
● Căn buồng nơi Mị ở: chị ra khỏi vũng lầy. Nhưng ở
○ “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào nơi rẻo cao xa tít, Mị bị cái
trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” nghèo đẩy vào bóng tối, bị hủ
➥Đây được xem là chi tiết “vàng” của tác phẩm. Giờ đây, Mị như đóa tục, cường quyền chôn vùi
hướng dương sống mà không có hơi ấm mặt trời, sống đến quen với tối tăm trong kiếp sống câm lặng,
của nỗi cùng khổ vô tận, để rồi Mị bị tê liệt về sức sống, héo mòn về tinh không mảy may chút dấu
thần. hiệu hồi sinh. Ba người phụ
➔ Hình ảnh con rùa câm lặng và cảm giác chỉ thấy mờ mờ trăng nữ - ba cuộc đời – ba nỗi đau
trắng qua lỗ vuông bằng bàn tay cùng ý nghĩa tiêu cực sống cho nhưng cuộc đời làm dâu gạt
qua ngày chính là sự xác nhận về thái độ cam chịu đến đáng nợ của Mị là thê thảm, đáng
thương của nhân vật Mị. thương hơn cả. Đau đớn thay
một cuộc đời câm lặng!

Mị bị giam cầm trong công việc và trong chính ngôi nhà của
mình, không được đi chơi đêm tình như bao cô gái khác:
● “Chẳng năm nào A Phủ cho Mị đi chơi Tết… Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ.
Mị muốn đi chơi”.

7
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

✍️TIỂU KẾT: Qua đoạn đời thê thảm của Mị ở nhà thống lý Pá Tra, ta thấy: sự xót
thương, đồng cảm của nhà văn trước số phận bi kịch của Mị. Đồng thời là sự lên án, tố
cáo gay gắt thế lực tàn bạo không chỉ bóc lột người dân Tây Bắc mà còn nhẫn tâm chà
đạp tinh thần họ khiến họ mất đi tri giác về cuộc sống, cuộc đời. Họ - những con người
khát khao hạnh phúc với sức sống mãnh liệt dần biến thành vật vô tri vô giác. Chính
xã hội đương thời tàn độc với những hủ tục lạc hậu đã hủy hoại con người một cách
đáng sợ.

c. Tác c.1. Những đêm đầu: Lá ngón xưa nay vẫn được
động của ▪️ xem như là độc dược của
▪️
Đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc.
những nỗi Không chịu được đau buồn, khổ cực đó, một hôm, Mị đã trốn về nhà, rừng xanh. Nhưng liệu lá
khổ đó đến hai tròng mắt đỏ hoe với nắm lá ngón trong tay, Mị quỳ lạy cha để xin cha ngón độc – có bằng sự độc
tâm lí và cho chết. ác, man rợ của xã hội loài
tình cảm Đối với Mị, chết là cách giải thoát cho cái kiếp nô lệ khốn cùng. người ngoài kia? Trong suy
của Mị Nhưng vì cha, vì chữ hiếu nặng trĩu đôi vai, Mị chấp nhận cuộc sống của một nghĩ của Mị lúc bấy giờ, lá
công cụ lao động, bị tê liệt về mặt ý thức, mất dần thanh xuân, cách ly cuộc ngón chính là công cụ mang
đời: “Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì tới sự giải thoát khỏi xã hội
không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không đang hút kiệt sức sống, bóp
chặt số phận của người con
được, con ơi!”
gái đáng thương này. Phía
c.2. Thời gian sau: sau hành động biểu hiện cho
• Cha chết đi rồi nhưng Mị không có ý định tự tử nữa vì “ở lâu trong cái tận cùng của sự đau khổ,
khổ, Mị đã quen khổ rồi” Mị bị hoàn cảnh nhào nặn, chấp nhận thân phận tuyệt vọng này ta vẫn thấy
trâu ngựa: “Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa của nhà được tia sáng của lòng ham
thống lý”. sống len lỏi nơi cô. Tìm đến
lá ngón hay chính là Mị đang

8
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

Như vậy, từ một cô gái hồn nhiên, yêu đời ngày nào, giờ đây, Mị đã kêu cứu cho cuộc sống, cho
trở thành người đàn bà lầm lũi, câm lặng, ra vào như một cái bóng, một cái tương lai của chính mình.
xác không hồn. Chính nhà thống lí Pá Tra, biểu tượng trực tiếp là gian buồng
ngục thất tâm hồn đầy tươi trẻ, là nhà mồ chôn vùi tuổi thanh xuân của
những kiếp người “hồng nhan bạc phận” như Mị.

DIỄN BIẾN CỤ THỂ TÂM LÍ NHÂN VẬT MỊ TRONG ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN.

1.Những tác Sau những tháng ngày tù túng, phẳng lặng chỉ xoay tròn trong guồng Một trong những điểm tạo
nhân ngoại quay của việc và việc, không khí Hồng Ngài đón Tết đã có những tác nên thành công của truyện
cảnh đã ảnh động đến người con gái ấy. ngắn “Vợ chồng A Phủ” là
hưởng trực ● “Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng từng, nhờ vào nghệ thuật miêu tả,
tiếp tới tâm gió và rét rất dữ thấu hiểu và phân tích tâm lý
hồn Mị khơi ● “mấy bộ váy hoa xòe phơi trên mỏm đá”, tiếng trẻ con khúc khích cười nhân vật sâu sắc của nhà
dậy sức đùa rồi những bữa cơm ngày thường đã dần thay bằng những mâm văn. Những sự kiện ngày Tết
sống tiềm đã tạo thành cơn mưa đánh


cơm cúng ma “vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa”.
tàng mãnh thức hạt mầm sống mãnh liệt
Tất cả những thay đổi ấy khiến lòng Mị như cũng có
liệt trong nơi Mị, đặc biệt là tiếng sáo
điều xuyến xang. Đặc biệt, khi tiếng sáo gọi bạn tình
Mị: gọi bạn tình - tiếng ca của
cất lên cũng là lúc Mị cảm nhận rõ nhất những chuyển
hạnh phúc lứa đôi, biểu tượng
biến trong lòng mình. Tiếng sáo cất lên như một cơn
của tình yêu trai gái như đánh
mưa tưới mát mảnh vườn tâm hồn đã khô héo từ lâu,
một hồi lớn vào tâm khảm nơi
cũng hệt như một tia nắng làm bừng sáng cả mảnh
Mị. Nó sưởi ấm và làm tan
hồn tù mù, tăm tối tự trong sâu thẳm.
chảy trái tim ủ băng bao lâu
nay được đập lại từng nhịp
mạnh mẽ, kéo Mị vùng dậy
sau bao ngày sống im lặng,
đánh thức Mị khỏi giấc ngủ

9
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

của bi kịch đau thương. Ta

2.Sức sống Sau bao ngày câm lặng Mị đã biết lắng nghe tiếng sáo, cất lời nhẩm
mãnh liệt, theo bài hát của người đang thổi:
lòng khát “Mày có con trai con gái rồi
khao hạnh Mày đi làm nương,
phúc, tự do Ta không có con trai con gái
của Mị thể Ta đi tìm người yêu”
hiện rõ nét ● Những ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng lại chứa đựng cả một bầu trời
qua những tự do. Và điều đánh thức cô không gì khác chính là bài hát của tình
thay đổi yêu, của tuổi trẻ và tự do. Giờ đây, khi nghe tiếng sáo lấp ló ngoài
trong nhận đầu núi, nó như được tiếp thêm sức mạnh để bật lên mạnh mẽ.
thức
● Trong hương vị của mùa xuân, không khí tết vui tươi rộn rã cùng với
tiếng sáo gọi bạn văng vẳng Mị đã uống rượu và sống lại quãng đời
quá khứ tươi đẹp
○ “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”.
Cách uống rượu của Mị không như bao người, cô uống như nuốt
hồn nuốt tửu, nhờ men rượu đưa cô sống lại những kỉ niệm tươi
đẹp ngày trước.
● Chính men rượu làm tinh thần Mị say nhưng làm tâm hồn
Mị bừng tỉnh sau bao tháng ngày “làm trâu, làm ngựa”.
● Tiếng sáo như gợi nhắc Mị cũng từng có tuổi trẻ thật đẹp
“ngày trước Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi thổi lá
cũng hay như thổi sáo”
➛dường như tiếng sáo đã đưa mị sống lại những
quãng đời thật đẹp mà Mị đã từng có

10
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

● Mị đã sống lại những năm tháng tuổi trẻ và ý thức được tuổi trẻ , ý
thức được quyền đi chơi của mình: “
○ "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng”
○ “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi, bao nhiêu người có

👉
chồng vẫn đi chơi ngày tết”
Rượu là tác nhân đặc biệt mà Tô Hoài đã dùng rất khéo léo, rất
đúng lúc khi nó cởi trói Mị khỏi gông xiềng, làm thức dậy những

👉
cảm xúc con người, hồi sinh Mị một lần nữa.
Dường như Mị không cam chịu và tê liệt như một công cụ lao động
biết nói nữa mà Mị sống đúng với mình, với ước vọng của mình: Mị
muốn đi chơi đó cũng chính là những khao khát tự do và tình yêu của
Mị.

● Không những thế, Mị còn thổn thức nhận ra được tình trạng hôn nhân
không hạnh phúc và cuộc đời đau đớn tủi cực của mình: “huống hồ Mị
với A Sử lại không có lòng với nhau”.

Tâm hồn Mị sau giai đoạn ngủ yên nay bừng tỉnh, như một lẽ tự nhiên, Mị
cảm nhận rõ từng hồi của đắng cay, đau đớn của cuộc sống thực tại. Giờ
đây, “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này. Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không
buồn nhớ lại nữa” bởi khi “nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra”.

✍️Ý muốn tự tử của Mị là ranh giới đấu tranh gay gắt giữa một
khát vọng sống đang mãnh liệt trỗi dậy với một thực tại đầy chua
xót, thảm thương hiện hữu. Những dòng nước mắt của Mị là
những dòng nước mắt khóc cho bao ngày mất đi ý niệm về cuộc
đời của mình.

11
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

3 Tiếng sáo rập rờn trong đầu, trong tâm hồn Mị, thôi thúc hành động muốn đi chơi của Mị diễn ra nhanh
hơn, hàng loạt các hành động dồn dập sau đó đã thể hiện được sự nổi loạn táo bạo trong Mị

● “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” Hành động của Mị, khát vọng
● “Mị quấn lại tóc” của Mị, sự nhận thức của Mị
● “Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” chính là một trong những quy
➩Chuỗi hành động thể hiện sự trỗi dậy của một khát vọng sống mãnh liệt luật tất yếu của cuộc sống
nơi tâm hồn Mị. "có áp bức ắt phải có đấu
Qua ngòi bút tài hoa của tác giả đã phác họa sức sống ấy lớn đến nỗi Mị tranh". Chị Dậu vì thương
không hề chú tâm đến sự xuất hiện của A Sử. Mị thắp ngọn đèn như thắp lên lẽ chồng mà tức nước vỡ bờ
vùng lên chống lại sự vô lý
sống của cuộc đời mình, thứ ánh sáng ấy xua tan bao đêm tối triền miên, chiếu
bất công, sự hắc dịch của bọn
rọi vào thẩm sâu linh hồn như đã chết của Mị để linh hồn với khát khao hạnh
Cai Lệ. Còn Tô Lũ vì sự manh
phúc, tự do của cô tìm ra con đường giải thoát cô khỏi sự trói buộc đau đến
động, tàn bạo của bọn thằng
thương tâm của thực tại. Qua chi tiết đầy ý nghĩa này, tác giả bộc lộ sự trân trọng
Dục mà khi hành hạ mẹ con
dành cho Mị đồng thời thể hiện nét bút làm rung động tâm can người đọc.
Mai và cứ thế xông ra

Tiếc thay, khát vọng sống của Mị vừa nhen nhóm đã bị dập tắt bởi hành động tàn nhẫn, phũ phàng của A Sử.
Thế nhưng chính hành động dã man của A Sử là minh chứng đầy thuyết phục cho sự khát khao tự do, lòng ham
sống và sức sống mãnh liệt của Mị.

● A Sử trói đứng Mị vào cột nhà Khát vọng sống, ý thức tự do


○ “nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị” vừa mới thức tỉnh, cựa quậy
○ “tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, vùng lên đã bị vùi dập. Mị trở
không nghiêng được đầu nữa” lại với trạng thái câm lặng
○ Mị “như không biết mình bị trói”, cô không cảm thấy đau. như bao ngày trước đó.
Brihadaranya Upanishad
○ Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo, ngửi thấy hơi rượu đượm nồng.
từng nói: “Khát khao sâu
● Dù A Sử có trói Mị nhưng hồn Mị vẫn men theo tiếng sáo - thứ âm
thẳm và mãnh liệt trong bạn
nhạc sống từ trong tâm Mị đã lâu, nó dẫn lối “đưa Mị đi theo những cuộc

12
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

chơi, những đám chơi” ngày Tết chính là con người bạn. Khát
● Khát vọng sống, khát khao tự do vẫn luôn nhen nhóm trong tâm hồn khao sẽ hình thành ý chí. Ý
mị khiến Mị không màng tới tình cảnh bị trói đứng của mình, khi cái chí sẽ hình thành hành
niềm khao khát cháy bỏng của cô đã đạt đến đỉnh điểm động. Hành động sẽ hình
○ “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được”. Lúc này thành vận mệnh”. Giống như
○ “Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn tiếng chân ngựa đạp vào Mị, khi cái niềm khao khát
vách” cháy bỏng của cô đã đạt đến
đỉnh điểm
➥Hồn Mị đã trở về với thực tại, nếm trải đau xót, đắng cay
của thân phận mình.

DIỄN BIẾN TÂM LÝ CỦA MỊ TRONG ĐÊM ĐÔNG GIẢI CỨU A PHỦ

Mị đã trở lại ● Mấy đêm đầu Mị không thấy, không phải vì cô không thể quan sát mà
trạng thái tê cô đã hoàn toàn tê liệt, không biết rung động trước hoàn cảnh của


liệt sau đêm người xung quanh
tình mùa Cho thấy sự tàn phá ghê gớm của bọn thống trị đã vô tình biến Mị
xuân. Thậm trở thành một người vô cảm trước hiện thực.
chí còn câm ● Mị đã trở thành vợ của A Sử, làm dâu ở nhà thống lý đã lâu nhưng
lặng hơn chưa một lần, cô được cảm nhận niềm hạnh phúc của người vợ, người
trước. Đêm mẹ, người con dâu đúng nghĩa.
đó, Mị dậy ● Cô hoàn toàn cô độc nơi núi rừng hoang sơ, chỉ có bếp lửa bập bùng
thổi lửa hơ làm bạn, giúp cô vơi bớt phần nào sự quạnh quẽ trong những ngày
tay, chỉ có đông giá rét.
ngọn lửa ○ “Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng không biết bao nhiêu
làm bạn, lần”.
hoàn toàn ○ “mỗi đêm nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt”.
vô cảm ● Mị hoàn toàn dửng dưng trước cảnh A Sử bị trói
trước tình

13
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

cảnh của A ○ “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”


Phủ ○ “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.
● A Phủ đã bị trói đứng bao đêm trường nhưng không lần nào anh nhận

➡️
được một lời hỏi thăm, một sự quan tâm nào từ Mị.
Dưới sự áp bức của cường quyền, thần quyền, những hủ tục
phong kiến nơi miền núi, Mị gần như tê liệt hết về sức sống, Mị thờ
ơ với sự chảy trôi của thời gian, sắc màu cuộc sống của Mị trở nên
mờ nhạt.
➔ Tại sao tâm hồn của một cô gái lại có thể lạnh lẽo đến như
vậy? Có lẽ bởi vì Mị đã quá quen với cảnh tượng đó ở nhà
thống lí, nó không còn tác động gì đến mặt cảm xúc của cô
được nữa. Làm dâu nhà giàu, Mị đã phải chịu đủ những
đắng cay của kiếp nô lệ, không phản kháng, khôn ai ngó
nhìn, Mị bị nhấn chìm bản thân trong sự vô cảm, thờ ơ. Sự
khốn khổ trong thân phận làm “con dâu gạt nợ” nhà thống
lí đã bào mòn tâm hồn và cả thể xác của một cô gái chỉ mới
đôi mươi. Sức sống của Mị bị vùi dập bằng những bàn tay
độc ác ấy, cô không thương mình thì liệu có thương người
được hay không?

Khi nhìn ● Giọt nước mắt đau khổ, bất lực, tuyệt vọng của A Phủ đã đánh Đó là giọt nước mắt của nô
thấy hai thức dậy quá khứ đau khổ của cô. lệ khi mình đang cận kề cái
hàng nước ● Cô nhớ lại đêm năm trước, cô cũng từng bị trói đứng thế kia, chết. Hoàn cảnh bi thương
mắt của A nhiều lần khóc. Như vậy Mị thương mình, đồng cảm với người của A Phủ đã đánh thức lòng

▶️
Phủ bò và thương mình. thương cảm sâu thẳm trong
xuống hai ● Từ chỗ vô cảm, thờ ơ, Mị đã nhớ về mình, nhớ về những đau tâm hồn Mị. Tình thương đó
hõm má đớn, bất hạnh mình phải chịu. Đó chính là bước đánh dấu cho không tự nhiên bùng phát mà
xám đen lại, sự trở về của ý thức, của tinh thần phản kháng đã bị khỏa là kết quả của sự đấu tranh
Mị đã có lấp từ lâu trong Mị. mạnh mẽ, giằng xé trong

14
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

những thế giới nội tâm của cô. Thế


chuyển biến nhưng những giọt nước mắt
đáng kể của A Phủ đã làm tan chảy
trong cảm băng giá trong tâm hồn Mị.
xúc

Sự thức dậy Nỗi xót thương: Từ ý nghĩ đến hành động là


của những ● “Trời ơi nó trói đứng…nhà này”. cả một quá trình. Tô Hoài
trạng thái ● Mị nhận thức rõ được tội ác của cha con nhà TLPT “chúng nó thật độc không để Mị hành động ngay
cảm xúc ác, cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, mà để nhân vật của mình
phải chết”. đắm rất sâu vào hoài niệm.
Mị nhớ lại đời mình đồng

➡️
Lòng căm giận, sự phẫn nộ: “Chúng nó thật độc ác.”
nghĩa với nhớ lại tội ác của
Nước mắt của A Phủ được xem là chi tiết mở khóa cho tình người, tình
cha con nhà thống lý. Lòng
đời khi nó khiến Mị ý thức về tội ác nhà thống lý. Lần đầu tiên, dù chỉ là
căm phẫn đã cho Mị sức
trong suy nghĩ, Mị đã dám kết tội cha con nhà thống lí – thế lực đã
mạnh để hành động: “Mị
đàn áp, bóc lột, gây nên những nỗi bất hạnh về cả thể xác và tâm
tưởng tượng…không thấy sợ”.
hồn trong cô từ lâu.
Mị đã không còn thụ động,
Sự lo lắng:
cam chịu mà đã ý thức được
● “Chỉ chừng đêm mai là người kia chết. Chết đau, chết đói, chết rét,
hoàn cảnh, tình huống có thể
phải chết”.
xảy ra. Nhưng dù vậy, tình
● Có đến năm chữ “chết” trong một câu văn như nhấn mạnh về
thương người, lòng đồng cảm
lẽ tất yếu của cái chết xảy đến với A Phủ trong tình cảnh này.
và sự căm phẫn cực độ đã
Vậy là Mị đã hoàn toàn quay trở lại trạng thái của một người
thôi thúc cô hành động,

👉
bình thường, có suy nghĩ, cảm xúc riêng.
không còn sợ hãi hay ngần
Đó là bước khởi nguồn cho “hành trình” phản kháng dữ dội sau này.
ngại.

Lúc này Tô ● Điều này tưởng như phi lý nhưng lại rất thống nhất và hợp lý. Mị Không như chị Dậu trong tắt

15
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

Hoài đưa Mị thương người, tình thương lấn át cả nỗi sợ hãi khiến Mị đã dũng khí để Đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu
đi đến một đi đến hành động táo bạo để cứu người. vùng chạy trong đêm tối đen
hành động ● Mị cũng là con người có khát vọng sống nên khi cứu người thì cảm xúc như mực, tựa như cái tiền đồ
táo bạo thương mình trỗi dậy, đó là lẽ tất yếu trong tâm lý con người. của chị. Không như Chí Phèo
quyết liệt: ● Nhà văn Tô Hoài đã hiện thực hóa ý nghĩ ấp ủ bao lâu nay trong tâm của Nam Cao rút dao giết
cắt dây trói hồn của Mị, nhân vật giải thoát người cùng cảnh ngộ cũng chính là chết kẻ thù rồi cái liễu cuộc
cứu A Phủ muốn giải thoát cho chính bản thân mình, chiến thắng nỗi sợ hãi bởi đời mình trong ngõ cùng bế
cường quyền và thần quyền. Bởi thiên chức của nhà văn là: “Nhà văn phải tắc. Khi sức sống tiềm tàng
biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác, cái khát mãnh liệt trong mạch bùng
vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp” (Ai – ma – tốp). cháy đã hóa thành hành
● Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây và cởi những vòng dây trói. động phản kháng, quyết liệt
Đến vòng dây cuối, Mị đột nhiên hốt hoảng. Ngòi bút miêu tả tâm lý táo bạo. Mị vùng lên chống
xuất sắc của Tô Hoài: đây là hành động bột phát, cảm tính nên khi lại cường quyền và thần
sự việc trở thành sự thật, Mị đã hoảng sợ. quyền, chống lại mọi áp bức,
➥Dòng đầu tiên của Tuyên ngôn Đảng cộng sản, F. Angghen từng bóc lột, chà đạp, lăng nhục
khẳng định: “Lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp. Áp để cứu lấy cuộc đời của chính
bức, bóc lột của giai cấp thống trị càng nặng nề, sự vùng lên đấu mình sau khi cắt dây trói cho
tranh càng: mạnh mẽ.” A phủ, Mị như cánh chim sổ
lồng bay về phía tự do.

Giây phút Mị đứng lặng trong bóng tối, đối mặt với nỗi sợ hãi, đối Đoạn kết “Vợ chồng A Phủ”
mặt với bản án tử hình thì bản năng sống, sức mạnh mãnh liệt giờ có điểm tương đồng trong tác
phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất
▶️
đây mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nó thôi thúc Mị đuổi theo A Phủ, bỏ trốn khỏi nhà TLPT, bỏ trốn Tố. Cả Mị và chị Dậu đều
khỏi Hồng Ngài. vùng thoát khỏi cái xấu chạy
● Mị “đứng lặng trong bóng tối” đây cũng chính là lúc Mị đấu ra ngoài trời đêm tối. Thế
tranh, giằng xé nội tâm dữ dội: Tự do hay nô lệ? như một nhưng lại có những sự khác
bản lề vừa để kết thúc cuộc sống tối tăm, đau khổ vừa mở ra nhau cho ta thấy cách nhìn

16
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

trang mới cho cuộc đời của cả Mị và A Phủ. Tô Hoài đã cho của mỗi nhà văn có cái hay và
nhân vật của mình bước ra khỏi cuộc sống tối tăm, đi đến ánh nét đẹp riêng. Chị Dậu vùng
sáng tràn ngập hạnh phúc bằng chính sức sống tiềm tàng của ra khỏi cửa, nhìn lên bầu trời
nhân vật tối đen như mực và như cái
● Vì vậy, khi A Phủ chạy được một đoạn rồi Mị mới vùng chạy tiền đồ của chị vậy gợi lên
theo… “Mị đứng lặng trong bóng tối”- một khoảng lặng quý giá trong độc giả sự thương xót

➡️
của thiên truyện về cuộc đời tăm tối của người
Giây phút Mị vùng chạy chính là lúc Mị tỉnh táo nhất. Nếu để phụ nữ tiếp tục luẩn quẩn,
nhân vật chạy theo từ đầu, người đọc có thể hiểu lầm đó là kế quanh co, không có lối thoát.
hoạch từ trước của Mị. Nhưng tất cả xảy đến ngẫu nhiên và Mị Họ tiếp tục vùng vẫy và có lẽ
chạy theo A Phủ trong bầu trời tối đen ấy cũng hoàn toàn bột cuối cùng tan vào trong đêm
phát.. tối. Còn Mị, cô vùng chạy khỏi
➔ Lỗ Tấn đã từng nói rằng: “Một tia lửa nhỏ hôm nay báo hiệu Hồng Ngài như mở ra một
đám cháy ngày mai”, nếu đêm tình mùa xuân là “tia lửa tương lai tươi sáng và tốt đẹp
nhỏ” thì chính hành động chạy cùng A Phủ của Mị đã trở hơn cho ta thấy sức phản
thành “đám cháy”. Đây chính là hệ quả tất yếu của sự thức kháng quyết liệt của Mị cũng
tỉnh của Mị trong đêm xuân ở Hồng Ngài. Giờ đây, Mị đã tìm như những người dân vùng
lại được con người thật đã mất của mình, một con người núi cao chống lại thế lực
đầy sức sống và khao khát thay đổi số phận. Trong Mị cường quyền và thần quyền.
không còn nỗi sợ hãi, ám ảnh nữa mà chỉ còn đang lòng Nói về Mị, nhà văn Tô Hoài
ham sống vô cùng mãnh liệt, sục sôi tâm huyết rằng: “Số phận của
cô là sự hồi sinh mãnh liệt
Luận điểm mở rộng: Hành động cắt dây trói cho A Phủ không chỉ đơn thuần là cởi của con người cô. Sự hồi sinh
trói cho A Phủ mà còn là cởi trói cho tâm hồn Mị, cắt đứt sợi dây gắn Mị với kiếp đời nô lệ. của một con người là vô cùng
Họ như hai chú chim nhỏ tìm được lối thoát, họ rời khỏi cái hang cọp đã vùi chôn, nghiền quý giá”.
nát biết bao linh hồn vô tội khác, họ sải cánh thật dài bay về vùng trời tự do. Trong “Bỉ vỏ”,
nhân vật Tám Bính cũng đã từng dắt tay Năm Sài Gòn trốn thoát khỏi lao ngục, nhưng nếu
Nguyên Hồng cho sự giải thoát đó mở ra những chuỗi sa lầy cuộc sống của họ để rồi kết
cục bi thảm đến với họ thì Tô Hoài lại vẽ ra tương lai tươi sáng hơn cho A Phủ và Mị. Hai

17
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

người dắt tay nhau đi mà chạy trốn, thoát khỏi những khổ ải nơi Hồng Ngài để đến Phiềng
Sa

NHÂN VẬT A PHỦ

Tham khảo tài liệu chị Mai + bài giảng trong vở


Giới thiệu chung về A Phủ: A Phủ là chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ, “có được A Phủ như có được con trâu tốt trong
nhà”. Nhưng vì là một người mồ côi, không có ruộng, không có nhà nên dẫu có tốt, có được bao người ước ao, A Phủ
cũng chẳng thể có được hạnh phúc cho riêng mình. Sau một lần xích mích, đánh A Sử, A Phủ đành chịu làm người ở
cho nhà thống lí để trả món nợ một trăm đồng bạc trắng. tuy nhiên, trong lúc làm việc, vì mải mê bẫy nhím, A Phủ đã
sơ ý để hổ vồ mất bò. Cha con nhà thống lí trói anh vào cột như một hình phạt thích đáng cho đến khi nào A Sử và
người ở bắt được hổ về mới thôi.

Giá trị nhân Giá trị nhân đạo cơ bản: Nhà văn Nguyễn Minh Châu tâm niệm: Nhà văn tồn tại trên đời trước hết
đạo là để “nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ”. Nhà văn Tô Hoài thực sự đã hoàn thành
trọn vẹn sứ mệnh của một “người nâng giấc” như thế. “ Nhà văn trước hết phải là một nhà nhân
đạo”, điều này được thể hiện rõ nét dưới ngòi bút tài hoa của Tô Hoài. Đó là niềm cảm thương sâu
sắc đối với số phận bất hạnh bị tước mất quyền tự do, quyền làm chủ cuộc đời, tiêu biểu là nhân vật
Mị và A Phủ, trân trọng ngợi ca những giá trị tốt đẹp của cuộc sống con người, những giá trị văn
hóa các dân tộc. Hơn nữa đó còn là sự thấu hiểu đồng cảm với số phận các nhân vật. Nhà văn đã
lên án, kết tội gay gắt mọi thế lực tàn bạo của chế độ thực dân phong kiến mà điển hình là cha con
nhà thống lí Pá Tra, lên án những hủ tục tàn bạo đã tước đi cuộc sống, quyền khát khao hạnh phúc
mưu cầu hạnh phúc của con người.

Tổng kết Tô Hoài quan niệm: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt
nghệ thuật ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”. Chính vì vậy,

18
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

mỗi chữ, mỗi câu trên trang văn đều được nhà văn “cân đo” sao cho tinh tế và vừa vặn nhất. Cách
sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, chính xác, giàu tính biểu cảm và tạo hình giúp Tô Hoài là nhà văn có lối
viết văn bình dị, gần gũi với quần chúng, phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc nhưng không vì thế
mà văn ông thiếu đi sự tinh tế. Nhà văn đã sử dụng các thủ pháp nghệ thuật khắc họa nhân vật sinh
động, có cá tính rõ nét. Ngòi bút tả cảnh đặc sắc mang đậm màu sắc, dấu ấn của vùng núi Tây Bắc:
phong tục, cảnh sinh hoạt, làm lụng,... Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng
đầy cảm thông, yêu mến; nhịp kể chậm xúc động có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật, vừa bộc
lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm. Nghệ thuật miêu tả bậc thầy đã giúp nhà văn
lột tả tính cách của nhân vật Mị, từ đó phơi bày bản chất xấu xa, tàn ác của bọn phong kiến cường
quyền
Chế Lan Viên luôn ý niệm sâu sắc: “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi
vãi. Hãy nhặt lấy chữ ở đời mà góp nên trang”. Hiện thực cuộc sống chính là mảnh đất màu
mỡ để cây văn học bắt rễ, nẩy chồi. Và từ hiện thực cuộc sống và một trái tim yêu thương, nhà
văn Tô Hoài đã mang đến một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc, có sức sống mãnh liệt
trong lòng bạn đọc bao đời.

Kết bài Qua đoạn trích, nhà văn Tô Hoài đã mang đến cho người đọc những suy tư, cảm xúc, đồng cảm
thương xót trước số phận của người dân miền núi Tây Bắc bị áp bức bóc lột. Bên cạnh đó, tác phẩm
còn thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn, khẳng định phong cách sáng tác của ông trên diễn
đàn văn chương. Nhà văn Nga Sê-đrin từng nói “Văn học nằm ngoài định luật của sự băng hoại,
chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Thật vậy, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trải qua bao nhiêu
lắng đọng của lớp bụi thời gian, người ta vẫn cứ nhớ mãi về những con người miền núi với biết bao
phẩm chất tốt đẹp, vẻ đẹp tiềm ẩn như viên ngọc quý ẩn giấu giữa mảnh đất màu mỡ Tây Bắc, đưa
tác phẩm sống mãi trong lòng độc giả.

MỘT SỐ LỆNH PHỤ NÂNG CAO

Nhận xét về ★ “Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kỳ tài năng
nghệ thuật nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình”. Quan niệm của nhà văn Nga Ivan
kể chuyện Tuốc-ghê-nhép tựa như một tuyên ngôn đanh thép về vai trò, giá trị của phong cách người nghệ

19
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

của nhà văn sĩ trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là sáng tác văn học. Với Tô Hoài, không chỉ có
Tô hoài vốn hiểu biết phong phú về mảnh đất Tây Bắc, nhà văn còn ghi dấu ấn qua nghệ thuật kể
được thể chuyện sinh động, hấp dẫn. Truyện được kể không theo trình tự thời gian, các sự kiện được lồng
hiện trong ghép một cách uyển chuyển và sáng tạo: đan xen, đồng hiện giữa quá khứ, hiện tại và cả tương
đoạn trích. lai để thể hiện sự đối sánh và tô đậm nét tương phản. Mị xuất hiện chỉ với vài lời giới thiệu ngắn
gọn nhưng đầy sức gợi. Người con gái với nét mặt “buồn rười rượi” ấy để lại ấn tượng sâu sắc
cho bạn đọc. Từ đó, mạch truyện đưa chúng ta quay về quá khứ, về gia đình nhỏ với người cha
già và tuổi trẻ một thời đầy khao khát yêu thương của Mị. Bên cạnh đó, với điểm nhìn ở ngôi thứ
nhất, nhà văn đã chủ động điều khiển toàn bộ mạch truyện để cùng trải nghiệm và chia sẻ với
những xúc cảm, với ước mơ và hành động của nhân vật.

Nhận xét về ★ Nhà văn Nguyễn minh Châu quan niệm: “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là để làm
sự thay đổi công việc như một kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái xấu hoặc
của nhân số phận đen đủi dồn đến chân tường...”. Với sứ mệnh của “người nâng giấc”, nhà văn luôn
vật kết hợp hướng ngòi bút của mình đến mọi ngóc ngách trong tâm hồn của nhân vật, để phá bỏ sự chai
viết thêm lí sạn, lầm lũi che kín những phẩm chất, khát khao đẹp đẽ ẩn tàng từ lâu. Mặc dù Mị sống trong
luận văn cảnh ngộ “lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” trong một thời gian dài, nhưng ngay khi có cơ
học hội, nhà văn luôn giúp nhân vật mình được sống lại với những suy nghĩ, khát khao, phẩm chất
vốn có. Trải lòng về nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài từng nói:
“Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết
được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng
mãnh liệt”. Chính nhà văn – người thai nghén, tạo tác ra tác phẩm cũng trân quý vô cùng sức
sống mãnh liệt luôn âm ỉ trong trái tim tưởng chừng đã nguội lạnh từ lâu của Mị. Tuy nhiên, nhà
thơ Tố Hữu từng nói: “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. Người nghệ
sĩ khi sáng tác phải lấy cảm hứng, chất liệu từ đời sống để tác phẩm của mình không rơi vào chủ
nghĩa cực đoan, viển vông và xa rời thực tế. Chính vì vậy, dẫu muốn để cho nhân vật phản
kháng, nổi dậy để tìm lại bản ngã trong mình nhưng ngòi bút của Tô Hoài đành bất lực trước hủ
tục và sự tàn ác của tầng lớp thống trị trong xã hội lúc bấy giờ. Bởi cũng như bao nhà văn, nhà
thơ trước cách mạng khác, họ đồng cảm trước số mệnh của nhân vật nhưng đều bế tắc trong

20
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

việc giải thoát, tìm đường đi đến tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn cho những mảnh đời bị “ghì sát
đất”. Có thể thấy, mặc dù Mị đã những thức tỉnh nhất định nhưng chừng đó là chưa đủ để Mị
thoát khỏi số kiếp đọa đày này.

nhận xét về ➔ Nhà văn Nguyễn Minh Châu tâm niệm: Nhà văn tồn tại trên đời trước hết là để “nâng giấc cho
vẻ đẹp những con người cùng đường tuyệt lộ”. Nhà văn Tô Hoài thực sự đã hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh
trong tâm của một “người nâng giấc” như vậy khi thông qua việc miêu tả hình tượng nhân vật Mị, ông đã
hồn người cho thấy niềm tin, tình yêu thương với vẻ đẹp của người lao động miền núi Tây Bắc nói chung. Tô
lao động Hoài cảm thông, thương xót cho số phận hẩm hiu, không lối thoát của những con người Tây Bắc
miền núi bị kìm kẹp trong bóng tối của thần quyền, cường quyền. Cũng chính từ tấm lòng nhân đạo đáng
Tây Bắc quý ấy, ông đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa nhỏ bé luôn nhen nhóm trong trái tim của những
người lao động nơi đây: lòng thương người vô hạn và ngọn lửa đấu tranh chống lại áp bức, bất
công. Nhà văn vừa ngợi ca, cổ vũ, vừa mở đường cho những người lao động nơi đây hướng đến
tương lai, cuộc sống mới: đi theo ánh sáng của cách mạng để giải phóng con người khỏi ách nô
lệ, đập tan xiềng xích phong kiến thần quyền và cường quyền.

Nhận xét về ● Ngay từ khi trong độ tuổi trăng tròn đẹp nhất của người thiếu nữ, Mị đã cho thấy bản năng và
sự chuyển khát khao sống mãnh liệt: chăm chỉ làm nương để lấy tiền trả nợ, quyết xin cha không bán mình
biến trong cho nhà giàu.
sức sống ● Đến khi bị bắt về làm dâu, sự phản bằng nước mắt tuy yếu đuối “suốt mấy tháng liền đêm nào
tiềm tàng Mị cũng khóc”, thậm chí cô chọn cách ăn lá ngón tự tử để giải thoát cho kiếp người éo le của
của nhân mình. Dù đó là phản ứng tiêu cực thì nó vẫn thể hiện niềm khao khát, ham sống của một con
vật này: người rất đỗi bình thường.
● Sức sống mãnh liệt ấy được nhen nhóm, sống dậy, trỗi dậy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân,
với hàng loạt những hành động mạnh mẽ, cho thấy khát khao, yêu cuộc sống tự do chưa bao giờ
biến mất trong Mị
● Và cuối cùng, hạt mầm sự sống ấy bừng nở, đẩy tung mặt đất khô cằn để vươn lên mạnh mẽ, dứt

21
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

khoát và quyết liệt trong đêm đông cởi trói cho A Phủ, hành động cắt dây trói cũng chính là sự
đoạn tuyệt với khổ đau, vươn tới một tương lai tươi sáng, tốt đẹp của nhân vật. qua đó thấy
được vẻ đẹp tâm hồn và khát vọng sống mãnh liệt của những con người khổ cực bị đẩy đến bước
đường cùng.
● Đấy cũng chính là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài, ông không chỉ nâng niu, cảm
thông mà còn thương xót, trân trọng mà hướng nhân vật tới ánh sáng của tự do bằng chính nội
lực tâm hồn mạnh mẽ - sức sống tiềm tàng- khát khao sống mãnh liệt của nhân vật.

Nhận xét ❖ Qua đoạn trích trên ta thấy được chất thơ trong ngòi bút Tô Hoài khi miêu tả diễn biến tâm lý
chất thơ nhân vật Mị. Tô Hoài sử dụng hàng loạt âm thanh cùng nhiều hình ảnh gợi cảm vừa rực rỡ màu
trong ngòi sắc vừa rất đỗi nên thơ đó là hình ảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, là cách nhà văn miêu tả
bút của Tô khung cảnh mùa xuân trên rẻo cao Tây Bắc. Chất thơ còn được thể hiện qua phong tục, tập quán
Hoài: đời sống văn hóa của người Tây Bắc. Không khí ngày tết đầm ấm tươi vui mang đậm hơi thở,
hương vị rừng núi với phong tục chơi ném còn, chơi quay, thổi sáo, cướp vợ... Đặc biệt là cách
nhà văn miêu tả tiếng sáo – chi tiết nghệ thuật đặc sắc. thậm chí chất thơ còn nằm ngay trong
con người Mị và diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân Ngôn ngữ văn xuôi
vừa cụ thể rõ ràng vừa trừu tượng vô hình. Âm điệu và tiết tấu cũng như giọng kể nhẹ nhàng
theo mạch cảm xúc êm đềm chảy trôi trong tâm trạng. Đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn khí
sắc lãng mạn với bút pháp trữ tình cùng sự mượt mà của văn phong điêu luyện. Truyện ngắn “Vợ
chồng A Phủ” sẽ vượt qua thách thức của thời gian để sống mãi với tâm hồn bạn đọc không chỉ
bởi nhà văn đã đưa vào những “ý thơ trong văn xuôi” mà hơn hết ta cảm nhận được tấm lòng
nhân đạo cao cả, luôn sẵn sàng “nâng giấc cho những kẻ cùng đường tuyệt lộ”.

Nhận xét về ● Là người am hiểu, luôn đau đáu về con người nên bút pháp miêu tả, khắc họa tâm lý nhân vật là
nghệ thuật một điểm sáng rất riêng và vô cùng sâu sắc.
miêu tả diễn ▪ Ông miêu tả tâm lí nhân vật mình không phải chỉ trong một thời điểm cụ thể mà đặt trong sự

22
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

biến tâm lí vận động giữa hiện tại và quá khứ, giữa con người đang mê của quá khứ và con người đang tỉnh
nhân vật. của thực tại.
▪ Qua đây, nhà văn đã thể hiện những diễn biến hết sức tự nhiên, tinh tế trong nhân vật mình.
Thêm vào đó, sự đối lập giữa quá khứ tươi đẹp và hiện tại khổ đau đã tạo nên những chuyển
biến trong tâm lí, thể hiện rõ số phận và khát khao của nhân vật.
▪ Ở đây, ta còn thấy Mị như là một con người phân lập - cô Mị hiện tại và cô Mị quá khứ đan cài
vào nhau, tạo nên những xung đột, đấu tranh gay gắt. Ngay cả khi cô Mị của thực tại đã chết thì
con người quá khứ trong cô vẫn sống âm ỉ với một sức sống đáng kinh ngạc.
▪ Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt cùng vốn
kiến thức thực tế phong phú, nhà văn đã giúp người đọc có thêm những cảm nhận, trải nghiệm
mới mẻ, đồng thời làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Nhận xét về “Thi Phật” Bạch Cư Dị quan niệm: “Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và
số phận của tình cảm là cái gốc của văn chương”. Sáng tác văn học không chỉ là mảnh đất “phô diễn” tài
người phụ năng của người nghệ sĩ mà còn là những phút rung động của con chữ tự trong tâm bật ra thành
nữ miền núi: lời. Với tấm lòng của một người rất mực say mê phong tục, đời sống và con người miền núi Tây
Bắc, viết về Mị cũng chính là cách nhà văn Tô Hoài bày tỏ tình cảm của mình với số phận của
người phụ nữ miền núi. Nếu người lao động nghèo bị cơm áo ghì sát đất thì những cô gái tuổi đôi
mươi như Mị hay còn phải chịu cảnh đớn đau khi không thể tự quyết định tương lai, cuộc sống,
hạnh phúc của mình vì những hủ tục luôn đeo đẳng không thôi. Họ là những kiếp đời đáng
thương, phải chịu những tháng ngày lầm lũi, vô vọng, chỉ biết việc và việc, lặp đi lặp lại, không
lối thoát. Tuy nhiên, Tô Hoài đã khẳng định một chân lý muôn đời: “Ở đâu có áp bức bất công thì
ở đó có sự đấu tranh”, để chống lại áp bức, con người có thể dũng cảm vùng lên mạnh mẽ, dù đó
là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Động lực cho sự phản kháng ấy chính là những vẻ đẹp
của tình yêu thương, của khát khao tự do, hạnh phúc luôn tiềm tàng sâu trong chính mỗi người.
Qua đây, nhà văn cũng ngợi ca, trân quý những vẻ đẹp ẩn tàng ấy của người phụ nữ Tây Bắc,
không chịu đầu hàng số phận mà luôn khao khát tìm đường đến tương lai, cuộc sống tốt đẹp
hơn.

23
Tổng ôn ngữ văn 12 Sưu tầm và biên soạn

Giá trị nhân ● Viết về cuộc đời với những áp bức, bóc lột cả về thể xác và tinh thần của nhân vật Mị chính là
đạo mới mẻ: cách để nhà văn lên án, tố cáo thế lực cai trị miền núi bạo tàn. Dù bị áp bức đến mức tê liệt
nhưng dưới con mắt nhân đạo của nhà văn, ông vẫn tin vào ý thức phản kháng cùng những
phẩm chất đáng quý tiềm tàng của con người. Trước cách mạng, dẫu có đau đớn, đồng cảm
trước hoàn cảnh của những kiếp người chịu áp bức, bất công, các nhà văn cũng đành bất lực, bế
tắc, không thể tìm thấy lối thoát. Nam Cao dẫu có “thương” cho mong muốn làm người lương
thiện của Chí Phèo nhưng cũng đành phải để anh tự kết thúc cuộc đời mình. Chị Dậu chạy thoát
khỏi sự nhục nhã, bất công nhưng vẫn còn đó là “bầu trời tối đen như cái tiền đồ của chị”. Nhưng
đến Tô Hoài, có áp bức thì sẽ có đấu tranh, là sự đấu tranh, giải thoát đến cùng. Nhà văn không
chỉ đồng cảm với nhân vật bằng cách bày tỏ sự xót thương trước những đau đớn, bất hạnh hay
ngợi ca, trân trọng những phẩm chất tiềm tàng của nhân vật mà trên tất cả, ông đã tìm ra con
đường để giải phóng cho họ, mở ra một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn: con đường giác ngộ
cách mạng. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo mới mẻ trong “Vợ chồng A Phủ” nói riêng và các
tác phẩm văn học Việt Nam sau cách mạng nói chung

24

You might also like