Vat Li 8 - HD On Tap - GKII - 22 23

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.

ĐÀ NẴNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2


TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ Năm học: 2022 – 2023
SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG FPT Môn: VẬT LÍ – Khối: 8

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

I. PHẦN LÝ THUYẾT
Bài 14: Định luật về công
1. Nội dung định luật về công:
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần
về đường đi và ngược lại.
Bài 15: Công suất
1. Định nghĩa công suất: Đại lượng được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian
được gọi là công suất.
2. Công thức tính công suất:
A
𝒫= Trong đó: A: Công thực hiện được, đơn vị: J
t
t: Thời gian thực hiện công đó, đơn vị: s
3. Đơn vị của công suất: Là Oát (W), ngoài ra còn dùng 1 số đơn vị: kW, MW.
1 W = 1 J/s
1 kW = 1 000W
1 MW = 1 000 kW = 1 000 000 W
Bài 16: Cơ năng
1. Khi nào một vật có cơ năng?
Khi 1 vật có khả năng thực hiện công cơ học ta nói vật đó có cơ năng.
2. Đơn vị của cơ năng:
Đơn vị của cơ năng là J
3. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc những yếu tố nào?
Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc:
– Độ cao (so với vị trí được chọn làm mốc)
– Khối lượng cuả vật
4. Thế năng đàn hồi phụ thuộc yếu tố nào?
Thế năng đàn hồi phụ thuộc độ biến dạng đàn hồi.
5. Khi nào vật có động năng?
Cơ năng của vật có được do chuyển động gọi là động năng.
6. Động năng của một vật phụ thuộc những yếu tố nào?
Động năng phụ thuộc vào:
– Vận tốc của vật.
– Khối lượng của vật.
Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
1. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
– Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ gọi là nguyên tử, phân tử.
– Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất của vật chất.
– Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
– Vì nguyên tử, phân tử đều vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
2. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
– Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
1. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
Mọi nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất đều chuyển động không ngừng.
2. Chuyển động phân tử và nhiệt độ
– Nhiệt độ càng cao thì các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh.
– Do chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan đến nhiệt độ nên chuyển động này
được gọi là chuyển động nhiệt.
3. Hiện tượng khuếch tán
Là hiện tượng nguyên tử, phân tử của chất này chuyển động xen kẽ, hoà lẫn vào giữa nguyên tử,
phân tử của chất kia.
Bài 21: Nhiệt năng
1. Định nghĩa nhiệt năng, đơn vị của nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật
– Định nghĩa: Tổng động năng các phân tử cấu tạo nên vậr gọi là nhiệt năng của vật. Đơn vị
của nhiệt năng là Jun.
– Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt
năng của vật lớn.
2. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách:
– Thực hiện công (đem cọ xát vật).
– Truyền nhiệt: Là cách làm thay đổi nhiệt năng vủa vật mà không cần thực hiện công (hơ
trên ngọn lửa, nhúng vào nước nóng).
3. Định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng.
– Định nghĩa: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm vào hay mất bớt đi trong quá trình truyền
nhiệt gọi là nhiệt lượng.
– Đơn vị: Jun (J)
II. PHẦN BÀI TẬP

1. Viết công thức tính công, nêu rõ các đại lượng và đơn vị trong công thức. Phát biểu nội dung định
luật về công.
Công thức tính công: A = F.s
Trong đó:
A là công của lực (J).
F là lực tác dụng vào vật (N).
S là quãng đường vật đi được (m)
Nội dung định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, lợi bao nhiêu lần
về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
2. Công suất cho ta biết điều gì? Viết công thức tính công suất, nêu rõ các đại lượng và đơn vị trong
công thức? Em hiểu thế nào khi nói công suất của một máy là 2000W?
– Công suất cho ta biết công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
– Công thức tính công suất:
A
𝒫= Trong đó: A: Công thực hiện được, đơn vị: J
t
t: Thời gian thực hiện công đó, đơn vị: s
– Khi nói công suất của một máy là 2000W có nghĩa là máy đó thực hiện được công 2000J
trong 1 giây.
3. Khi nào vật có cơ năng? Cơ năng có mấy dạng? Kể tên và định nghĩa mỗi dạng của cơ năng? Mỗi
dạng của cơ năng phụ thuộc yếu tố nào? Nêu ví dụ về vật có thế năng hấp dẫn; thế năng đàn hồi;
động năng; có cả thế năng và động năng?
– Khi 1 vật có khả năng thực hiện công cơ học ta nói vật đó có cơ năng.
– Cơ năng có 2 dạng: thế năng và động năng.
– Thế năng hấp dẫn:
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác
được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn.
+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao (so với vị trí được chọn làm mốc) và khối lượng
vật.
+ Ví dụ: quả táo đang ở trên cành cây cao thì quả táo có thế năng hấp dẫn.
– Thế năng đàn hồi:
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi.
+ Ví dụ: lò xo đang bị nén, ta nói lò xo đang có thế năng đàn hồi.
– Động năng:
+ Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
+ Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.
+ Ví dụ: Một chiếc xe đang chuyển động trên đường, ta nói chiếc xe đang có động năng.
4. Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các
chất?
– Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
– Hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất:
+ Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
+ Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.
5. Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ
như thế nào?
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
6. Nhiệt năng là gì? Khi nhiệt độ tăng (giảm ) thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm? Tại sao?
– Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
– Nhiệt độ của vật càng tăng thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và
nhiệt năng của vật càng tăng.
7. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm ví dụ cho mỗi cách?
Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:
– Thực hiện công
Vd: Lấy tay chà mạnh vào cây thước nhựa làm cho cây thước nóng lên, nhiệt độ của cây
thước tăng, các phân tử cấu tạo nên thước chuyển động càng nhanh thì nhiệt năng của cây
thước càng tăng.
– Truyền nhiệt
Vd: Nung nóng ở nhiệt độ cao làm các phân tử đồng chuyển động càng nhanh thì nhiệt
năng của miếng đồng càng tăng.
8. Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng có phải là một dạng năng lượng không? Tại sao đơn vị của nhiệt
lượng lại là jun?
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền
nhiệt. Vì số đo nhiệt lượng là nhiệt năng có đơn vị là Jun nên nhiệt lượng có đơn vị là Jun.
9. Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay cánh cung? Đó là dạng năng
lượng nào?
Mũi tên được bắn đi từ cái cung nhờ năng lượng của cánh cung. Đó là thế năng đàn hồi.
10. Búa đập vào đinh làm ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của vật nào? Đó
là dạng năng lượng gì?
Búa đập vào đinh làm ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của búa. Đó là
động năng.
11. Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết
thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Vì giữa các phân tử muối và giữa các phân tử muối có khoảng cách, các phân tử muối tinh có thể
xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Nên khi cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết
thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài.
12. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
Vì nước nóng làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
13. Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại
sao?
Vì các phân tử nước hoa chuyển động theo mọi hướng nên các phân tử nước hoa ra khỏi lọ nước
hoa và chuyển động đến vị trí khác nhau trong lớp học.
14. Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau:
a) Khi đun nước, nước nóng lên.
b) Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên.
c) Khi tiếp tục đun nước đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng.
a) Khi đun nước, nước nóng lên là quá trình truyền nhiệt.
b) Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên là thực hiện công.
c) Nhiệt năng của nước không thay đổi vì nhiệt độ của nước không đổi. Nhiệt lượng do bếp cung
cấp lúc này được dùng chủ yếu để biến động năng của các phân tử nước ở gần bề mặt làm chúng
có động năng lớn thoát ra khỏi mặt thoáng của nước và bay hơi lên.
15. Một người kéo một vật từ giếng sâu 14m lên đều trong 40 giây. Người ấy phải dùng một lực 160
N. Tính công suất của người kéo.
A F. s 160.14
𝒫= = = = 56 (W)
t t 40
16. Một đầu tàu kéo một toa tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30km/h. Sau
đó đoàn tàu đi từ ga B đến ga C với vận tốc 20km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30 phút.
Biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 10000N. Công và công suất của đầu tàu khi tàu đi từ A
đến C là bao nhiêu?
Quãng đường đi từ ga A tới ga B là:
S1 = v1.t1 = 30.1/4 = 7,5 km
Quãng đường đi từ ga B tới ga C là:
S2 = v2.t2 = 20.1/2 = 10 km
Quãng đường đi từ ga A tới ga C là:
S = S1 + S2 = 17,5km = 17500 m
Công của đầu tàu đã sinh ra là:
A = F.S = 10000.17500 = 175000000 J
Công suất:
P = A/(t1+t2) = 175000000/2700 ≈ 64814,81 W
17. Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 600N. Trong 5 phút xe đã nhận được một công
do ngựa sinh ra là 360kJ.
a) Quãng đường xe đi được là bao nhiêu ?
b) Tính vận tốc chuyển động của xe.
5min = 300s
360Kj = 360000 J
Quãng đường xe dịch chuyển là: s = A/F = 360000/600 = 600 m
Vận tốc xe v = s/t = 600/300 = 2m/s
18. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 45km/h. Biết lực cản của không khí và ma sát
tác dụng lên ô tô là 200N. Tính công suất của động cơ ô tô lúc này. (P = 2500W)
III. ĐỀ MẪU LUYỆN TẬP

Câu 1: Công suất cho ta biết điều gì? Viết công thức tính công suất, nêu rõ các đại lượng và đơn
vị trong công thức?

Câu 2:

a) Khi nào vật có cơ năng?


b) Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
c) Cho 1 ví dụ về vật vừa có thế năng vừa có động năng.

Câu 3: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Cho 1 ví dụ cho mỗi cách?

Câu 4: Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi
hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích hiện tượng trên?

Câu 5: Một đầu tàu kéo một toa tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc
30km/h. Sau đó đoàn tàu đi từ ga B đến ga C với vận tốc 20km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là
30 phút. Biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 10000N. Tính công và công suất của đầu tàu
khi tàu đi từ A đến C.

You might also like