Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

BÀI TẬP LỚN MÔN SCADA

HỆ THỐNG CHIẾT RÓT ĐẬY NẮP VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM

Giảng viên : Ths. Nguyễn Quang Nhã

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đình Dương - 19021592

Nhóm : 7

Lớp : K64AT

HÀ NỘI – 2022
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN .......................3
1. Giới thiệu chung về hệ thống SCADA .............................................................3
2. Lịch sử phát triển hệ thống SCADA ................................................................ 3
3. Các thành phần cơ bản hệ thống SCADA ........................................................4
3.1. Phần mềm ................................................................................................ 4
3.2. Phần cứng ................................................................................................ 5
4. Các chức năng cơ bản của hệ thống SCADA .................................................. 6
5. Các ứng dụng của SCADA ...............................................................................8
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ CỦA HỆ THỐNG ..................... 9
1. Giới thiệu cấu tạo của hệ thống ........................................................................9
2. Phân tích quy trình thực hiện của hệ thống ....................................................10
2.1. Chế độ 1 ( Mode 1 - Làm sạch tiêu chuẩn ) ..........................................10
2.2. Chế độ 2 ( Mode 2 - Giảm tải chương trình ) ....................................... 11
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ, LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ........ 12
1. Sơ đồ khối hệ thống ........................................................................................12
2. Sơ đồ thuật toán hệ thống ...............................................................................12
3. Lập trình hệ thống ...........................................................................................14
3.1. Giới thiệu phần mềm Tia Portal V16 ....................................................14
3.2. Truyền thông trong PLC S7 - 1200 .......................................................14
3.3. Lập trình .................................................................................................15
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT TRÊN
WINCC RUNTIME PROFESSIONAL ......................................................... 24
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................25
1. Kết luận ...........................................................................................................25
2. Kiến nghị .........................................................................................................25
3. Tính thực tế và hướng cải tiến phát triển ....................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 26
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

1. Giới thiệu chung về hệ thống SCADA


Hệ thống SCADA hay còn được gọi là hệ thống điều khiển giám
sát và thu thập dữ liệu dựa trên nền tảng máy tính (SCADA - Supervisory
Control And Data Acquisition) được phát triển từ mô hình đơn lẻ, điều
hành phân tán đến kiến trúc mạng giúp truyền thông nhanh, linh động,
chính xác và khoảng cách xa. SCADA - quá trình thu thập dữ liệu thời
gian thực từ các đối tượng để xử lý, biểu diển, lưu trữ, phân tích và có khả
năng điều khiển những đối tượng này.
Hơn nữa, SCADA đã chuyển từ độc quyền sang tiêu chuẩn hóa về
phần cứng và phần mềm, sự thay đổi này giúp giảm chi phí nâng cấp, vận
hành và bảo trì cũng như cung cấp quản lý với thông tin thời gian thực, hỗ
trợ cho việc lập kế hoạch, giám sát và ra quyết định. Các hệ thống
SCADA là thành phần rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: phát điện,
truyền tải và phân phối điện năng; lọc ga, dầu và hệ thống quản lý đường
ống; hệ thống lọc và phân phối nước; hệ thống sản xuất và xử lý hóa chất;
hệ thống giao thông vận tải. SCADA còn có thể được dùng trong hầu hết
các tiến trình điều khiển tự động. Các công ty sử dụng dây chuyền lắp ráp,
như nhà máy đóng chai, cũng có thể sử dụng các tiện lợi từ SCADA.
Toàn bộ các nhà máy có thể được tự động hóa giúp cho việc sản xuất hiệu
quả và tin cậy.

2. Lịch sử phát triển hệ thống SCADA

Hình: Các giai đoạn phát triển SCADA


Những năm 1950, việc điều khiển hệ thống bằng các bộ xử lý đã trở
thành hiện thực vào những năm 50 của thế kỷ trước. Gas và dầu khí, các tiện
ích và ngành sản xuất chính là những ngành tiên phong sử dụng công nghệ mới
và điều khiển giám sát.

Những năm 1960, khoảng 1 thập kỷ sau, hệ thống đo từ xa đã nâng cấp


thêm khả năng điều khiển từ xa, giao tiếp tự động và luân chuyển dữ liệu đến
các vị trí đầu mối điều khiển.

Những năm 1970, SCADA đã được sử dụng để mô tả các hệ thống sử


dụng PLC và vi xử lý để giám sát và điều khiển những quy mô sản xuất lớn
hơn trước đó nhiều lần. Chúng là những cỗ máy khổng lồ, máy tính lớn thực sự,
và vì mạng lưới chưa được hình thành, chúng là vẫn là những mảnh ghép độc
lập.

Những năm 1990, 2 thập kỷ trôi qua, hệ thống máy tính nhỏ gọn hơn, sự
xuất hiện của hệ thống mạng nội bộ LAN, phần mềm HMI, các hệ thống
SCADA đã có khả năng kết nối các hệ thống lại với nhau thành 1 thể thống
nhất. Tuy nhiên, dữ liệu vẫn là nội bộ, không thể kết nối ra bên ngoài. Trong
thời điểm này, đây gọi là hệ thống SCADA phân tán.

Đến những năm 2000, SCADA bắt đầu có khả năng mở hơn với các
giao thức kết nối không chỉ 1 nhà cung cấp mà là một số lượng lớn. Bởi lí do
này, SCADA lúc này được gọi là mạng lưới hệ thống SCADA.

Một hệ thống SCADA mới mẻ, tiến hóa nhiều lần, tuy nhiên lại không
kéo dài lâu. Với việc ngành công nghệ máy tính phát triển chóng mặt, hệ thống
công nghệ thông tin nhanh chóng nắm toàn bộ lưu lượng thông tin. Cơ sở dữ
liệu của hệ thống IT trở thành cơ sở dữ liệu SQL (ngôn ngữ truy vấn có cấu
trúc)

3. Các thành phần cơ bản hệ thống SCADA

3.1. Phần mềm


Phần mềm SCADA được chia ra làm hai loại: phần mềm độc
quyền và phần mềm mã nguồn mở. Các phần mềm độc quyền là các phần
mềm SCADA được xây dựng bởi nhà cung cấp hệ thống SCADA và
thường chỉ dùng cho truyền thông với phần cứng của họ. Vấn đề chính
của các hệ thống này là phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp hệ
thống. Các phần mềm mở ngày càng trở nên phổ biến vì tính năng liên kết
hoạt động của các hệ thống này. Các phần mềm mở có khả năng làm việc
với nhiều thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau trên cùng một hệ thống.
Các chức năng chủ yếu của phần mềm SCADA bao gồm:
- Giao tiếp người dùng.
- Hiển thị hình ảnh.
- Báo động.
- Đồ thị.
- Giao tiếp với RTU hoặc PLC.
- Có khả năng phát triển thành hệ thống lớn.
- Khả năng truy cập dữ liệu từ các server khác.
- Cơ sở dữ liệu.
- Khả năng kết nối mạng.
- Khả năng chỉ thị lỗi và dự phòng.
- Xử lý phân bố theo mô hình chủ/tớ.

3.2. Phần cứng


Một mạng SCADA về bản chất là sự kết hợp của các trạm chủ
MTU, trạm tớ RTU (Remote Terminal Unit) và các thiết bị trường được
kết nối bởi mạng truyền thông. Điều khiển tiến trình và điều khiển luận lý
(logic) được thực hiện bởi các máy chủ. Thông tin sử dụng bởi các trạm
chủ được thu thập bởi các bộ điều khiển/cảm biến. Các trạm tớ là các giao
tiếp được sử dụng bởi người vận hành để tương tác với hệ thống. Các
trạm chủ thông thường được đặt ở nhà máy chính/trạm chính. Chúng
truyền thông với các bộ điều khiển cục bộ hoặc các bộ điều khiển được
đặt ở các vị trí xa, cần được giám sát hoặc điều khiển. Khi cần thiết, một
hệ thống SCADA có thể rất lớn và phủ rộng hàng trăm km, đặc biệt ở các
hệ thống tiện ích công cộng nơi mà các bộ điều khiển cần được đặt dọc
theo hệ thống như đường điện hoặc ống dẫn dầu…. Ở những hệ thống
loại này thường có thêm các trạm chủ phụ SMS (Sub-Master Station)
đóng vai trò là thiết bị thu thập và điều khiển trung gian giữa trạm chủ và
trạm tớ.
Trong hệ thống này bao gồm một vài PLC được điều khiển bởi một
máy chủ. Một kết nối Ethernet LAN cho phép người vận hành có thể
giám sát mạng từ xa thông qua mạng công ty, sử dụng kết nối Ethernet
nối các PLC với PC để chạy ứng dụng SCADA. Các mạng SCADA của
một công ty lớn cũng tương tự nhưng có nhiều các kết nối và chức năng
hơn. Như vậy đối với các hệ thống SCADA phức tạp để dễ dàng quản lý,
vận hành người ta chia phần cứng thành năm cấp độ cơ bản như sau:
- Thiết bị đo và thiết bị điều khiển.
- Trạm đầu cuối và thiết bị đầu cuối RTU.
- Hệ thống truyền thông.
- Các trạm thu thập dữ liệu SMS (Sub-Master Station).
- Hệ thống xử lý dữ liệu MTU.

4. Các chức năng cơ bản của hệ thống SCADA


- Kiểm soát truy cập
Người dùng được chỉ định vào các nhóm, mỗi nhóm điều được
định nghĩa các quyền truy cập đọc/ghi (read/write) các thông số của quá
trình điều khiển trong hệ thống.
- MMI (Man Machine Interface)
Biểu thị dữ liệu cho người vận hành và cho phép nhập lệnh điều
khiển qua nhiều dạng: Hình ảnh, sơ đồ, cửa sổ, menu, màn hình cảm
ứng, … 22 - Lập biểu đồ (Trending). Các sản phẩm SCADA đều hổ trợ
tiện ích lập biểu đồ, tính năng lập biểu đồ thông thường bao gồm:
 Thông số được ghi ở một biểu đồ cụ thể được định nghĩa trước hoặc
được định nghĩa trực tiếp.
 Lập biểu đồ thời gian thực và lưu lại cho việc tra cứu về sau.
- Điều khiển báo động (Alarm Handling)
Báo động được dựa trên kiểm tra giới hạn, trạng thái và được thực
hiện trên các máy server. Sự báo động được thực hiện tập trung, thông tin
chỉ tồn tại ở một vị trí và tất cả người dùng thấy cùng một trạng thái, báo
động với nhiều mức ưu tiên được hỗ trợ.
Ta có thể nhóm các báo động và xem chúng như một thực thể.
Chọn lựa các báo động vào các trang khác nhau hoặc khi xem bảng ghi
báo động (alarm log) ta có thể xem theo độ ưu tiên, thời gian và theo
nhóm. E-mails có thể tự động được gửi hoặc tự động thực thi các đáp ứng
tùy thuộc vào mỗi điều kiện báo động.
- Ghi sự kiện và lưu trữ (Logging/Archiving)
Ghi sự kiện và lưu trữ thường được sử dụng để miêu tả một tiện
ích. Tuy nhiên, ghi sự kiện có thể được coi như là lưu trữ dữ liệu lên đĩa
cho chiến lược ngắn hạn hoặc trung bình, trong khi đó lưu trữ được sử
dụng cho chiến lược lâu dài trên đĩa hoặc các thiết bị lưu trữ thường trực
khác. Ghi sự kiện tiêu biểu được thực hiện theo chu kỳ, khi dung lượng
dữ liệu hoặc khoảng thời gian đạt đến giới hạn thì dữ liệu cũ sẽ được ghi
đè bởi dữ liệu mới.
Sự kiện có thể được ghi theo một tần số đặt trước, hoặc khởi tạo
khi có sự thay đổi, hoặc một sự kiện được chỉ định trước xảy ra. Dữ liệu
của sự kiện có thể được chuyển qua lưu trữ khi bảng ghi sự kiện đã đầy.
Các sự kiện được đánh dấu thời gian và có thể được lọc theo thời gian xảy
ra sự kiện khi được quan sát bởi người dùng.
- Xuất báo cáo (Report Generation)
Báo cáo có thể xuất dưới dạng truy vấn SQL cho lưu trữ file, bảng
ghi sự kiện dạng text, file sự kiện dạng html, … Báo cáo có thể được xuất,
in và lưu trữ tự động.
- Tự động hoá (Automation)
Tính năng quan trọng nhất của SCADA là cho phép các hành động
được kích hoạt tự động bởi các sự kiện. Một ngôn ngữ script được cung
cấp bởi các hệ thống SCADA cho phép các hành động được định nghĩa
trước. Ví dụ như hiện một cửa sổ cụ thể, gửi một E-mail, chạy một ứng
dụng hoặc đoạn mã hoặc ghi vào cơ sở dữ liệu.
Điều khiển tuần tự được hỗ trợ, nhờ đó có thể thực hiện một tuần
tự phức tạp các sự kiện ở một hoặc nhiều thiết bị. Điều khiển tuần tự còn
có thể có tác động ngược lại với các sự kiện bên ngoài.

5. Các ứng dụng của SCADA


Hệ thống SCADA ứng dụng hiệu quả nhất trong vấn đề tự động hoá
điều khiển quá trình liên tục và phân bố bao gồm các lĩnh vực.
- Công nghiệp chế tạo và lắp ráp.
- Công nghệ dầu khí.
- Điều khiển sản xuất, chuyển tải và phân phối năng lượng điện.
- Cung cấp nước, làm sạch nước và phân phối nước.
- Điều khiển những đối tượng vũ trụ.
- Điều khiển trong giao thông (tất cả các dạng giao thông: hàng không,
đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, tàu điện ngầm).
- Viễn thông.
- Quân sự.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ CỦA HỆ THỐNG

1. Giới thiệu cấu tạo của hệ thống

Hình: Module N - PLCE - SL

N-PLCE-SL là một mô hình của hệ thống làm sạch tự động.Hệ thống bao gồm:

- 2 băng tải: dùng để vận chuyển sản phẩm

- 2 thùng chứa sản phẩm

- 1 nút nhấn Start: để bắt đầu hệ thống

- 1 nút nhần Stop: để dừng hệ thống

- 1 công tắc Mode: để chọn chế độ Mode 1 hoặc Mode 2

- Nút cảm biến 1: đầu vào để phát hiện xem rau có đến mô-đun phun nước hay
không
- Nút cảm biến 2: đầu vào để phát hiện xem rau có đến mô-đun luồng không
khí đầu tiên hay không.

- Nút cảm biến 3: đầu vào để phát hiện xem một loại rau có đến mô-đun luồng
không khí thứ hai hay không.

- Nút cảm biến 4: đầu vào để phát hiện khi rau rời khỏi băng chuyền 1.

- Công tắc cảm biến 5: đầu vào để phát hiện xem một loại rau có đến cảm biến
màu hay không.

- Nút cảm biến 6: đầu vào để phát hiện khi rau rời khỏi băng chuyền 2.

- Công tắc cảm biến màu: đầu vào để phát hiện xem một loại rau có ở trong
điều kiện xấu hay không.

- Các đèn tín hiệu làm sạch, làm khổ, piston.

2. Phân tích quy trình thực hiện của hệ thống

Hệ thống hoạt động được ở 2 chế độ Mode 1 và Mode 2, tuỳ thuộc


vào thời gian:

2.1. Chế độ 1 ( Mode 1 - Làm sạch tiêu chuẩn )

 Hệ thống bắt đầu chạy khi nhấn nút Start. Lúc này băng chuyền 1 được bật.

 Khi cảm biến 1 được kích hoạt, mô-đun phun nước được bật cho tới khi
kích hoạt cảm biến 2

 Cảm biến 2 bật, tắt mô-đun phun nước và bật luồng khí sấy khô đầu tiên

 Cảm biến 3 bật, mô-đun luồng sấy khí sấy khô đầu tiên sẽ bị tắt cà mô-đun
luồng khí sấy khô thư hai được bật

 Nếu rau đến cảm biến 4, băng chuyền 1 và mô-đun luồng khí thứ hai bị tắt.
Băng chuyền 2 được bật.

 Rau lên băng tải 2 và được vận chuyển cho đến khi cảm biến 5 được kích
hoạt. Tại thời điểm này, băng tải 2 dừng, cảm biến màu sắc bật và kiểm trai
màu sắc rau xem đang ở điều kiện xấu hay không.
 Sau một vài giây, hệ thống đọc đầu ra cảm biến màu. Trong Mode này,
chúng ta giả định rau trong điều kiện xấu sẽ kích hoạt đầu ra cảm biến màu.

 Nếu đầu ra của cảm biến màu được kích hoạt thì rau ở điều kiện xấu, piston
của hệ thống sẽ đẩy rau rơi xuống thùng chứa.

 Nếu đầu ra của cảm biến màu không được kích hoạt thì rau ở điều kiện tốt,
hệ thống sẽ bật băng tải 2 cho đến khi cảm biến 6 được kích hoạt.

2.2. Chế độ 2 ( Mode 2 - Giảm tải chương trình )

 Hệ thống bắt đầu chạy khi nhấn nút Start. Băng chuyền 1 được bật. Ở chế
độ này, hệ thống chỉ sử dụng mô-đun luồng khí sấy khô đầu tiên.

 Khi cảm biến 1 được kích hoạt, mô-đun phun nước được bật cho đến khi
cảm biến 2 được kích hoạt.

 Cảm biến 2 tắt mô-đun phun nước và bật mô-đun luồng gió đầu tiên.

 Khi cảm biến 3 được kích hoạt, mô-đun luồng khí sấy khô đầu tiên sẽ bị tắt.

 Nếu rau đến cảm biến 4, băng chuyền 1 sẽ tắt và băng chuyền 2 được bật.

 Rau rơi trên băng chuyền 2 và được vận chuyển cho đến khi cảm biến 6
được kích hoạt rơi xuống thùng

 Thùng rau trong điều kiện xấu có sức chứa…..Thùng còn lại có sức chứa…
loại rau

 Khi thùng đầy, đèn báo hiệu tương ứng được bật.
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ, LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG

1. Sơ đồ khối hệ thống

2. Sơ đồ thuật toán hệ thống


3. Lập trình hệ thống

3.1. Giới thiệu phần mềm Tia Portal V16


TIA Portal (Totally Integrated Automation Portal) là một phần mềm tổng hợp
của nhiều phần mềm điều hành quản lý tự động hóa, vận hành điện của hệ
thống. Có thể hiểu, TIA Portal là phần mềm tự động hóa đầu tiên, có sử dụng
chung 1 môi trường/ nền tảng để thực hiện các tác vụ, điều khiển hệ thống.
TIA Portal tạo môi trường dễ dàng để lập trình thực hiện các thao tác:
 Thiết kế giao diện kéo nhả thông tin dễ dàng, với ngôn ngữ hỗ trợ đa dạng.
 Quản lý phân quyền User, Code, Project tổng quát.
 Tích hợp mô phỏng hệ thống.
 Dễ dàng thiết lập cấu hình và liên kết giữa các thiết bị Siemens.
Ưu điểm phần mềm:
 Trực quan: dễ dàng để tìm hiểu và dễ dàng để hoạt động.
 Hiệu quả: tốc độ về kỹ thuật.
 Chức năng bảo vệ: kiến trúc phần mềm tạo thành một cơ sở ổn định cho sự
đổi mới trong tương lai.

3.2. Truyền thông trong PLC S7 - 1200

Để lập trình SIMATIC S7-1200 từ PC hay Laptop cần một kết nối
TCP/IP CPU S7-1200 có một cổng PROFINET được tích hợp, hỗ trợ cả tiêu
chuẩn truyền thông Ethernet và dựa trên TCP/IP. Các giao thức ứng dụng sau
đây được hỗ trợ bởi CPU S7-1200:

 Giao thức điều khiển vận chuyển (Transport Control Protocol – TCP)

 ISO trên TCP (RFC 1006)

CPU S7-1200 có thể giao tiếp với các CPU S7-1200 khác, với thiết bị
lập trình STEP 7 Basic, với các thiết bị HMI, và với các thiết bị không phải của
Siemens bằng cách sử dụng các giao thức truyền thông TCP tiêu chuẩn. Có hai
cách để giao tiếp sử dụng PROFINET:

 Kết nối trực tiếp: sử dụng kết nối trực tiếp khi ta đang sử dụng một thiết bị
lập trình, HMI hay một CPU khác được kết nối đến một CPU riêng lẻ.
 Kết nối mạng: sử dụng các truyền thông mạng khi ta đang kết nối với hơn
hai thiết bị (ví dụ các CPU, HMI, các thiết bị lập trình, và các thiết bị
không phải của Siemens).

 Kết nối trực tiếp: Thiết bị lập trình được kết nối đến CPU S7-1200

3.3. Lập trình

3.3.1. PLC Tags

a. Đầu vào hệ thống


Tên Địa chỉ Mô tả
I_START %I0.0 đầu vào để bắt đầu quá trình
I_STOP %I0.1 đầu vào để dừng quá trình.
I_MODE %I0.2 đầu vào để chọn chế độ (chế độ 1 hoặc chế độ 2).
I_POSITION_SENSOR %I0.3 đầu vào để phát hiện xem rau có đến mô-đun phun
_1 nước hay không.
I_POSITION_SENSOR %I0.4 đầu vào để phát hiện xem rau có đến mô-đun phun
_2 nước hay không."
I_POSITION_SENSOR %I0.5 đầu vào để phát hiện xem rau có đến mô-đun luồng
_3 không khí đầu tiên hay không
I_POSITION_SENSOR %I0.6 đầu vào để phát hiện xem một loại rau có đến mô-
_4 đun luồng không khí thứ hai hay không.
I_POSITION_SENSOR %I0.7 đầu vào để phát hiện khi rau rời khỏi băng chuyền 1
_5
I_POSITION_SENSOR %I1.0 đầu vào để phát hiện xem một loại rau có đến cảm
_6 biến màu hay không.
I_COLOR_SENSOR %I1.1 đầu vào để phát hiện khi rau rời khỏi băng chuyền 2.

b. Đầu ra hệ thống
Tên Địa Mô tả
chỉ
CONVEYOR_BELT_1 %Q0.0 đầu ra để điều khiển băng tải 1 và làm sạch rau.
CONVEYOR_BELT_2 %Q0.1 đầu ra để điều khiển băng tải 2.
WATER_SPRAY %Q0.2 đầu ra để làm sạch rau.
AIR_FLOW_1 %Q0.3 đầu ra để làm khô rau.
AIR_FLOW_2 %Q0.4 đầu ra để làm khô rau.
PISTON %Q0.5 đầu ra để chuyển rau trong điều kiện xấu sang
thùng chứa tương ứng.
CONTAINER_FULL_1 %Q0.6 đầu ra để hiển thị khi thùng chứa rau trong điều
kiện xấu đã đầy.
CONTAINER_FULL_2 %Q0.7 đầu ra để hiển thị khi thùng chứa rau trong điều
kiện tốt đã đầy.
c. Biến nhớ
Tên Địa chỉ Mô tả
M_START %M0.0
M_STOP %M0.1
M_MODE %M0.2
M_POSITION_SENSOR_1 %M0.3
M_POSITION_SENSOR_2 %M0.4
M_POSITION_SENSOR_3 %M0.5
M_POSITION_SENSOR_4 %M0.6
M_POSITION_SENSOR_5 %M0.7
M_POSITION_SENSOR_6 %M1.0
M_COLOR_SENSOR %M1.1
M_Mode2 %M1.2
Sensor6_StopBelt2 %M1.3
M_Mode1 %M1.4
M_Stop_Conveyor_Belt2 %M30.4
M_Conveyor_Belt2 %M30.1
M_Ctrl3ConveyorBelt2 %M30.2
M_Conveyor_Belt1 %M30.0
M_Stop_Conveyor_Belt1 %M30.3
M_Water_Spray %M30.5
M_Air_Flow_1 %M30.6
M_Air_Flow_2 %M30.7
M_Pitong %M31.0
M_Container_Full_1 %M31.1
M_Containner_Full_2 %M31.2
M_Stop_Water_Spray %M31.3
M_Stop_Air_Flow_1 %M31.4
M_Stop_Air_Flow_2 %M31.5
SP_Xau %MW200
SP_Tot %MW202

3.3.2. Code hệ thống


Để hoàn thành được chương trình trên chúng ta cần dùng các khối hàm chức
năng như sau:
Hình: Khối hàm chức năng

Khởi động, dừng hệ thống

Chọn chế độ vận hành

Khởi tạo bộ giá trị khi đầy


Khởi tạo lại các biến nhớ trung gian 2 Mode

Chế độ 1:
Chế độ 2:
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT TRÊN
WINCC RUNTIME PROFESSIONAL

Hình: Giao diện hệ thống trên WinCC

Bảng điều khiển:

Hình: Bảng điều khiển hệ thống

 Start: Bật hệ thống


 Stop: Dừng hệ thống
 Mode: Khởi động Mode 1 sáng, nhấm Mode chuyển sang chế độ Mode 2
 Reset: Khởi tạo lại giá trị bộ đếm khi đèn báo đầy.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài, em thấy đây là một đề tài
có tính ứng dụng rất lớn trong thực tế. Trên cơ sở thực tế, em đã đặt ra những
yêu cầu của đồ án đó là:
- Vận hành được theo đúng công nghệ
- Hệ thống hoạt động chính xác và hiệu quả
- Xây dựng được mô hình theo đúng yêu cầu đặt ra
- Giao diện hệ thống trực quan, dễ sử dụng trong việc giám sát và điều
khiển hệ thống
Những kiến thức mà em tiếp thu được là vô cùng quý báu và bổ ích. Có
những thành tựu nhất định mà em rút ra được:
- Phương pháp lập trình và sử dụng PLC S7 - 1200
- Sử dụng và điều khiển phần mềm Tia Portal V16, WinCC.
2. Kiến nghị
Do thời gian thực hiện và lượng kiến thực còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý, bổ sung nhiều
hơn nữa từ thầy để đề tài hoàn thiện hơn.
3. Tính thực tế và hướng cải tiến phát triển
Hệ thống chiết rót đậy nắp và đóng gói sản phẩm là một trong những
thành phần rất quan trọng đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong thực tế.
Các nhà máy trong khu công nghiệp được hình thành với nhiều dây chuyền
thiết bị máy móc hiện đại trong đó có dây chuyền phân loại sản phẩm để phối
hợp với nhu cầu sản xuất, tạo ra năng xuất cao hơn trong quá trình sản xuất.
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhất là ngành điện tử học điều khiển,
công nghệ vi xử lý đã tạo điều kiện cho việc điều khiển trở nên thuận tiện hơn
song cũng đặt ra vấn đề là phải nghiên cứu hoàn thiện các hệ điều khiển đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tế cuộc sống và phù hợp xu thế phát triển
khoa học công nghệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Hiếu, Thiết kế hệ thống HMI/SCADA với TIA Portal, NXB
Khoa học và kỹ thuật, 2019.
2. Tài liệu SIMATIC STEP 7 và WIN CC Engineering V16 của Siemens
3. Trần Văn Hiếu, Thiết kế hệ thống HMI/SCADA với TIA Portal, NXB Khoa
học và kỹ thuật, 2019.
4. Youtube: Ngọc Automation

You might also like