tiền sản giật

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Sinh bệnh học của các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ

Bệnh lý tiền sản giật được đặc trưng bởi hiện tượng co thắt dữ dội của các tiểu động mạch,
gây tăng huyết áp, thoát quản huyết tương và huyết cầu, cuối cùng dẫn đến rối loạn đa cơ
quan.

Cơ chế chính xác gây ra tiền sản giật còn chưa rõ. Giả thuyết hiện nay cho rằng tiền sản giật do
nhiều nguyên nhân phối hợp. Người ta chỉ biết rằng hậu quả cuối cùng của bệnh lý tiền sản giật
là co mạch dữ dội, tăng huyết áp, thoát dịch tại mao mạch và dẫn đến rối loạn đa cơ quan (não,
gan, thận và hệ thống đông máu).

Các cơ chế bệnh sinh có thể là:

- Làm tổ bánh nhau với xâm nhập bất thường của nguyên bào nuôi vào động mạch xoắn
- Sự không tương hợp giữa mẹ, bố (bánh nhau) và mô thai, Cơ thể mẹ thích nghi kém với
những thay đổi về tim mạch và đáp ứng viêm trong thai kỳ
- Các yếu tố về di truyền.

Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất hiện nay là làm tổ bánh nhau với sự xâm nhập bất thường
của các nguyên bào nuôi vào động mạch xoắn.

Các đợt xâm nhập của nguyên bào nuôi không hoàn toàn dẫn đến tái cấu trúc không trọn
vẹn của động mạch xoắn. Hệ quả là bánh nhau vẫn giữ như một hệ thống có trở kháng cao,
với tưới máu không đầy đủ.

Dường như là tiền sản giật là một hội chứng trong thai kỳ có nguồn gốc phát sinh từ bánh nhau,
gây ra do sự xâm nhập các nguyên bào nuôi không hoàn toàn dẫn đến sự rối loạn chức năng tế
bào nội mô lan tỏa ở cơ thể người mẹ.

Trong sự phát triển bánh nhau bình thường, các nguyên bào nuôi trải qua quá trình giả tạo mạch
(giả mạch máu) để có hình dạng giống như tế bào nội mô. Trong giai đoạn sớm của sự phát
triển bánh nhau, các nguyên bào nuôi ngoài gai nhau xâm nhập vào hệ thống động mạch xoắn tử
cung ở màng rụng và cơ tử cung. Các nguyên bào nuôi này thay thế cho lớp nội mô mạch máu
của động mạch xoắn, làm cho các động mạch xoắn đang có khẩu kính nhỏ, đề kháng thành mạch
cao chuyển dạng thành khẩu kính lớn, đề kháng thành mạch giảm giúp cho sự tưới máu bánh
nhau được đầy đủ, phù hợp để dinh dưỡng thai. Điều này tạo ra cho bánh nhau trở thành một hệ
thống có trở kháng thấp, trong một thai kỳ bình thường. Trong tiền sản giật, sự chuyển dạng này
xảy ra không hoàn toàn, các đợt xâm nhập của nguyên bào nuôi vào động mạch xoắn bị giới hạn,
chỉ xảy ra ở phần nông là lớp màng rụng. Đoạn trong lớp cơ tử cung vẫn hẹp. Hệ quả là trong
tiền sản giật, hệ thống vẫn có trở kháng cao, với tưới máu không đầy đủ.

Cơ chế chính xác gây ra sự xâm nhập bất thường của nguyên bào nuôi và sự tái cấu trúc không
trọn vẹn của động mạch xoắn xảy ra trong tiền sản giật còn chưa rõ.

Bánh nhau đóng vai trò then chốt trong sự phát triển và thoái lui của tiền sản giật.
Bánh nhau, không phải thai, là điều kiện cần trong sự phát triển tiền sản giật.

Có thể lấy dẫn chứng như trong trường hợp của thai trứng, khi đó dù không có mô thai hiện diện,
vẫn có thể phát triển thành tiền sản giật. Hoặc một dẫn chứng khác là các trường hợp sản giật ở
giai đoạn hậu sản, có thể có liên quan đến các mảnh nhau còn sót, do đó tình trạng bệnh nhân sẽ
được cải thiện nhanh chóng sau khi nạo lòng tử cung lấy đi các mảnh này. Có bằng chứng trên
mô học cho thấy tiền sản giật nặng có liên quan đến sự giảm tưới máu và thiếu máu nuôi bánh
nhau.

Bệnh sinh của tiền sản giật xảy ra theo hai giai đoạn:

1.Giai đoạn sớm với giảm tưới máu bánh nhau (gđ nhau), không triệu chứng lâm sàng.

2.Giai đoạn muộn liên quan đến hệ quả của hiện tượng giảm tưới máu nhau (giai đoạn ở
mẹ), với biểu hiện lâm sàng và các biến chứng đa cơ quan.

Giả thuyết 2 giai đoạn trong nguyên nhân bệnh sinh của tiền sản giật, đặc biệt là tiền sản giật
khởi phát sớm.

Giai đoạn 1 hay giai đoạn nhau (xảy ra trước tuần thứ 20 thai kỳ): liên quan đến sự giảm tưới
máu bánh nhau. Ở giai đoạn này chưa có biểu hiện hay triệu chứng trên lâm sàng.

Giai đoạn 2 hay giai đoạn ở mẹ: liên quan đến hậu quả của sự giảm tưới máu bánh nhau và gây
các triệu chứng trên lâm sàng của tiền sản giật. Các biểu hiện ở giai đoạn 2 thay đổi phụ thuộc
vào mẹ có hay không có tình trạng viêm và hoạt hóa tế bào nội mô trước đó như: bệnh lý tim
mạch, thận, đái tháo đường, béo phì, miễn dịch và di truyền.

Mất cân bằng giữa yếu tố tân tạo và kháng tạo mạch giữ vai trò then chốt trong cơ chế
bệnh sinh của tiền sản giật.

Ở tiền sản giật có sự suy giảm xâm nhập của nguyên bào nuôi vào hệ thống động mạch xoắn làm
cho bánh nhau bị thiếu máu cục bộ.

Để đáp ứng với tình trạng thiếu oxy ở bánh nhau, bánh nhau sản sinh ra nhiều yếu tố đi vào dòng
máu mẹ gây ra tình trạng rối loạn chức năng của tế bào nội mô và các biểu hiện lâm sàng khác
của bệnh, trong đó được quan tâm nhiều nhất là các yếu tố kháng tạo mạch: sFlt-1(soluble fms-
like tyrosine kinase 1) và sEng (soluble endoglin).

sFlt-1 đối vận với PlGF (Placental Growth Factor). PlGF thuộc dòng họ VEGF (Vascular
Endothelial Growth Factor), là một yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, là một protein tiền sinh
mạch có liên quan trong việc điều hòa sự phát triển hệ thống mạch máu của bánh nhau và chức
năng nội mô của mẹ trong suốt thai kỳ.

sFlt-1 sẽ gắn lên PlGF làm ngăn cản sự gắn kết bình thường của protein tăng sinh mạch máu này,
do đó trong tiền sản giật có sự giảm PlGF, và tăng sFlt-1.
Khảo sát sFlt-1 và PlGF có thể giúp tiên đoán tiền sản giật.

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 5 tuần trước khi tiền sản giật xuất hiện trên lâm sàng, tỷ số
sFlt-1/PlGF tăng cao ở nhóm sau này bị tiền sản giật.

Điều này làm tiền đề cho việc sử dụng các xét nghiệm này cho việc tiên đoán tiền sản giật.

Nguồn gốc xuất hiện tiền sản giật bắt đầu từ bánh nhau nhưng cơ quan đích là các tế bào
nội mô của mẹ.

Dòng thác chuỗi sự kiện gây ra hội chứng tiền sản giật đặc trưng bởi sự tổn thương nội mô dẫn
đến sự co mạch, thoát huyết tương, thiếu máu và hình thành các mảng huyết khối.

Tổn thương tế bào nội mô của mẹ xảy ra ở đa cơ quan, nhất là gan, não, thận. Tổn thương bệnh
học của các cơ quan trong tiền sản giật là sự giảm tưới máu lan rộng.

Co mạch làm tăng huyết áp.

Tổn thương nội mô gây thoát quản các thành phần huyết tương và huyết cầu, gây hệ quả là
cô đặc máu và tiêu thụ tiểu cầu ngoài lòng mạch.

Tăng huyết áp là triệu chứng chính của tiền sản giật, do hậu quả của sự co mạch.

Giảm thể tích tuần hoàn làm tăng hematocrit do mất đạm gây giảm áp lực keo lòng mạch, nặng
có thể gây sốc giảm thể tích làm hoại tử nhu mô tim.

Gan: nhồi máu, hoại tử và xuất huyết trong nhu mô, gây rối loạn chức năng tế bào gan và làm
tiến triển thêm các rối loạn đông máu.
( ACOG Number 743 (Reaffirmed 2023) )
Cơ chế Aspirin: Aspirin (acetylsalicylic acid) là một chất kháng viêm non-steroid tác dụng
thông qua sự ức chế hoạt động hai cyclooxygenase isoenzyme 1 và 2 (COX-1 và COX-2) cần
cho quá trình sinh tổng hợp prostaglandin. COX-1 hiện diện ở nội mạc mạch máu và điều hòa
sản xuất prostacyclin và thromboxane A2 (TXA2). Prostacyline có tác dụng giãn mạch và ức chế
kết tập tiểu cầu. Ngược lại, thromboxane A2 có tác dụng co mạch và thúc đẩy kết tập tiểu cầu.
COX-2 chỉ xuất hiện khi có mặt các cytokine và các chất viêm trung gian. Tác dụng của aspirin
lên sinh tổng hợp prostaglandin thông qua COX phụ thuộc nồng độ thuốc. Liều thấp aspirin (60
– 150 mg/ngày) gây giảm tổng hợp tiểu cầu thông qua TXA2 mà không ảnh hưởng đến chức
năng của prostacyclin. Ở liều cao, aspirin ức chế cả COX-1 và COX-2, dẫn đến ngăn toàn bộ sản
xuất prostaglandin.
Mất cân bằng chuyển hóa prostacyclin và TXA2 dẫn đến tiền sản giật và do đó các nhiên cứu
đầu tiên sử dụng aspirin liều thấp dựa trên cơ chế ức chế TXA2 của aspirin liều thấp. Tuy nhiên,
tiền sản giật là kết quả của bệnh lý bánh nhau như thiếu máu cục bộ bánh nhau, tái phân bố máu,
các phản ứng viêm của người mẹ gây rối loạn chức năng lá nuôi. Aspirin liều thấp có cải thiện
tưới máu nhau thai sớm hay không vẫn chưa được biết và tương tự như vậy, cơ chế chính xác mà
aspirin liều thấp ngăn ngừa tiền sản giật ở một số phụ nữ cũng không chắc chắn.
Thời điểm dùng aspirin: phần lớn các thử nghiệm sử dụng aspirin liều thấp trong thai kỳ bắt
đầu điều trị từ 12 tuần đến 28 tuần của thai kỳ.
Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo kết quả tối ưu chỉ khi bắt đầu điều trị trước 16 tuần. Một phân
tích tổng hợp gần đây tổng hợp từ 45 thử nghiệm ngẫu nhiên báo cáo tiền sản giật chỉ giảm nhẹ
khi bắt đầu dùng aspirin liều thấp sau 16 tuần nhưng giảm đáng kể tiền sản giật nặng và thai
chậm tăng trưởng đã được chứng minh khi bắt đầu dùng aspirin liều thấp trước 16 tuần. Ngược
lại, một nghiên cứu khác tổng hợp dữ liệu cá nhân từ 31 thử nghiệm ngẫu nhiên chất lượng cao
và phát hiện ra rằng tác dụng có lợi của aspirin liều thấp là nhất quán, cho dù việc điều trị được
bắt đầu trước hay sau 16 tuần của thai kỳ
Không có lợi ích rõ ràng nào khi ngừng aspirin liều thấp trước khi sinh. một số phác đồ ngừng
dùng aspirin liều thấp khi thai được 36 tuần và một số khác tiếp tục dùng aspirin liều thấp cho
đến khi sinh. Thời điểm ngừng thuốc không liên quan đến chảy máu quá nhiều ở mẹ hoặc thai
nhi.
Kết luận :Sử dụng aspirin liều thấp hàng ngày trong thai kỳ được coi là an toàn và ít có khả năng
xảy ra các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ hoặc thai nhi, hoặc cả hai. Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ
(ACOG) và Hiệp hội Y học Mẹ Thai nhi ủng hộ các tiêu chí hướng dẫn của USPSTF ( cơ quan y
tế dự phòng Hoa Kỳ) để phòng ngừa tiền sản giật. Dự phòng aspirin liều thấp (81 mg/ngày) được
khuyến cáo ở những phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật cao và nên bắt đầu từ tuần thứ 12 đến 28
của thai kỳ (tốt nhất là trước 16 tuần) và tiếp tục hàng ngày cho đến khi sinh. Dự phòng bằng
aspirin liều thấp nên được xem xét cho những phụ nữ có nhiều hơn một trong số các yếu tố nguy
cơ tiền sản giật vừa phải. Phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật được xác định dựa trên sự hiện diện
của một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao (tiền sử tiền sản giật, đa thai, bệnh thận, bệnh tự miễn,
đái tháo đường týp 1 hoặc týp 2 và tăng huyết áp mãn tính) hoặc nhiều hơn một yếu tố nguy cơ
trung bình (mang thai lần đầu, mẹ từ 35 tuổi trở lên, chỉ số khối cơ thể lớn hơn 30, tiền sử gia
đình tiền sản giật, đặc điểm nhân khẩu học xã hội và các yếu tố tiền sử cá nhân)

Cuối tháng 6/2017, nghiên cứu ASPRE rất được mong đợi đã được công bố trên The New
England Journal of Medicine (NEJM) (Rolnik và cs, 2017). Đây là một nghiên cứu RCT đa trung
tâm (gồm 13 bệnh viện sản khoa trên khắp Châu Âu), mù đôi, có nhóm chứng, sử dụng giả dược.
Sau khi tiến hành tầm soát từ gần 27.000 thai phụ đơn thai kết hợp các yếu tố nguy cơ của mẹ,
huyết áp động mạch trung bình, doppler động mạch tử cung, PAPP-A và PlGF các nhà nghiên
cứu đã sàng lọc ra được 2.917 thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ cao và có 1.776 thai phụ đồng ý
tham gia vào nghiên cứu. Các thai phụ mang thai từ 11-14 tuần được phân bố ngẫu nhiên vào 2
nhóm đối tượng nghiên cứu. Nhóm điều trị được uống mỗi ngày 150 mg aspirin vào buổi tối
trước khi đi ngủ, kéo dài đến khi thai 36 tuần. Các thai phụ trong nhóm chứng được sử dụng giả
dược. Kết quả cho thấy tiền sản giật khởi phát dưới 37 tuần xảy ra ở 13 thai phụ trong nhóm sử
dụng aspirin (1,6%) và 35 thai phụ ở nhóm chứng (4,3%) (OR 0,38; KTC 95% 0,2-0,74;
P=0,004), có nghĩa là việc sử dụng aspirin liều thấp ở nhóm thai phụ nguy cơ cao giúp giảm 62%
khả năng khởi phát tiền sản giật dưới 37 tuần. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy không có sự
khác biệt giữa 2 nhóm về tỷ lệ các kết cục bất lợi khác ở trẻ sơ sinh cũng như các biến chứng liên
quan khác. Đây là RCT lớn nhất hiện nay trong việc đánh giá hiệu quả của aspirin liều thấp trong
dự phòng tiền sản giật ở thai phụ nguy cơ cao. Từ kết quả của nghiên cứu, các khuyến cáo sắp tới
hứa hẹn sẽ thay đổi trong việc mở rộng nhóm thai phụ nguy cơ cao bằng cách sử dụng các mô
hình tầm soát kết hợp nhiều yếu tố, thay vì chỉ dựa vào tiền sử y khoa của người mẹ, đồng thời sẽ
cân nhắc thay đổi liều aspirin để đạt hiệu quả dự phòng tối ưu.

You might also like