Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI NĂM HỌC 2023-2024

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN- SINH HỌC


I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường (như nước, khí oxygen, chất
dinh dưỡng,…) và thải các chất không cần thiết (như khí carbon dioxide, chất cặn bã,…) ra
ngoài môi trường là quá trình
A. trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
B. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
C. trao đổi chất giữa tế bào với tế bào khác.
D. trao đổi chất giữa cơ thể với cơ thể khác.
Câu 2. Cho các vai trò sau:
(1) Tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho các sinh vật khác.
(2) Giúp cân bằng hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí.
(3) Giúp hạn chế tình trạng xói mòn, sạt lở đất.
(4) Giúp bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng hạn hán.
Số vai trò của quang hợp ở thực vật là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3. Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Bài tiết mồ hôi.
B. Phân giải protein trong tế bào.
C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.
Câu 4. Cho sơ đồ sau:

(1) và (2) trong sơ đồ trên lần lượt là


A. oxygen, carbon dioxide. B. carbon dioxide, oxygen.
C. nitrogen, oxygen. D. nitrogen, hydrogen.
Câu 5. Trao đổi chất ở sinh vật gồm
A. quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong
tế bào.
B. quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và quá trình trao đổi chất giữa
tế bào với môi trường trong.
C. quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong và quá trình trao đổi chất giữa
tế bào với môi trường ngoài.
D. quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong và chuyển hóa các chất diễn ra
trong tế bào.
Câu 6. Trong các thí nghiệm thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm
của hạt, việc ngâm hạt trong nước ấm từ 4 – 12 giờ nhằm
A. giúp hạt hấp thụ đủ nước để đạt kích thước tối đa.
B. giúp hạt hấp thụ đủ nước để hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
C. giúp hạt hấp thụ đủ nước để kích thích quá trình hô hấp tế bào.
D. giúp hạt hấp thụ đủ nước để duy trì ổn định nhiệt độ trong hạt.
Câu 7. Sau khi tháo băng giấy đen ở lá thí nghiệm, một bạn đã tiến hành thử tinh bột có
trong lá thí nghiệm qua các bước sau:
(1) Cho lá cây thí nghiệm vào ống nghiệm chứa cồn và đun cách thủy.
(2) Đun sôi lá cây thí nghiệm.
(3) Nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây.
(4) Rửa sạch lá cây trong cốc nước.
Hãy sắp xếp lại trình tự tiến hành cho đúng.
A. (1) – (4) – (3) – (2). B. (1) – (4) – (2) – (3).
C. (2) – (1) – (4) – (3). D. (2) – (1) – (3) – (4).
Câu 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp?
A. Ánh sáng, độ ẩm, gió, carbon dioxide (CO2),
B. Nước, ánh sáng, gió, mưa
C. Nước, carbon dioxide (CO2), nhiệt độ, ánh sáng
D. Nước, Oxygen , carbon dioxide (CO2), nhiệt độ
Câu 9. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến quá trình hô hấp?
A. Ánh sáng. B. Nước. C. CO2. D. Nhiệt độ
Câu 10. Cho các vai trò sau:
(1) Điều hòa thân nhiệt
(2) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống
(3) Là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất
(4) Là nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng chuyển hóa các chất trong cơ thể
Số vai trò của nước là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể?
A. Nguyên liệu cấu tạo nên thành phần của tế bào.
B. Là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất.
C. Cung cấp năng lượng
D. Tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào.
Câu 12. Chất dinh dưỡng được chia thành các nhóm nào?
A. Nhóm carbohydrate, nhóm Lipid, nhóm Protein, nhóm Vitamin và chất khoáng
B. Nhóm carbohydrate, nhóm Lipid, nhóm Protein, nhóm Vitamin và nước
C. Nhóm cung cấp năng lượng và nhóm không cung cấp năng lượng
D. Nhóm giàu năng lượng và nhóm ít năng lượng
Câu 13. Thí nghiệm chứng minh nhiệt lượng được tạo thành trong quá trình hô hấp tế bào
việc luộc chín hạt trong bình B để làm gì?
A. Để hạt không hút thêm nước. B. Để hạt dễ hô hấp.
C. Để làm cho hạt đồng đều. D. Để làm hạt chết, hạt sẽ không hô hấp được.
Câu 14. Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?
A. Hình yên ngựa. B. Hình lõm hai mặt.
C. Hình hạt đậu. D. Có nhiều hình dạng.
Câu 15. Quá trình trao đổi khí ở thực vật và động vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?
A. Buổi sáng. B. Buổi trưa. C. Buổi tối. D. Suốt ngày đêm.
Câu 8. Trong thí nghiệm chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxygen và thải khí
carbon dioxide thì cần ngâm hạt trong nước ấm khoảng bao nhiêu độ?
A. 100 0 C B. 35 0 C C. 60 0 C D. 40 0 C
Câu 16. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là
A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trao đổi khí là gì? Ở thực vật trao đổi khí thực hiện trong những quá trình nào?
Trả lời:
Trao đồi khí là sự trao đổi các chất khí ( oxygen và carbon dioxide) giữa cơ thể với môi
trường.
Ở thực vật, sự trao đổi khí được thực hiện ở cả hô hấp và quang hợp.
Câu 2. Hô hấp tế bào là gì? Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp
Trả lời:
- Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide và
nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ
thể.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp: Nhiệt độ, Độ ẩm và nước, carbon dioxide, oxygen
Câu 3. Kể tên các cơ quan thực hiện trao đổi khí ở động vật.
Trả lời: Các cơ quan thực hiện trao đổi khí ở động vật là bề mặt da, hệ thống ống khí,
mang, phổi
Câu 4:
Quan sát hình bên vẽ sơ đồ mô tả đường đi
của các khí qua khí khổng ở lá cây trong
quá trình hô hấp.
Trả lời:
Sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí
khổng ở lá cây trong quá trình hô hấp:
+ Oxygen từ môi trường → khí khổng →
khoang chứa khí → tế bào thịt lá.
+ Carbon dioxide từ tế bào thịt lá →
khoang chứa khí → khí khổng → môi
trường ngoài.

Câu 5.
Quan sát Hình 27.1, mô tả cấu tạo của khí khổng
phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật.
Trả lời:
Cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng
trao đổi khí ở thực vật:
Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát
vào nhau.
Các tế bào hình hạt đậu có thành trong dày,
thành ngoài mỏng.
Đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai
tế bào hình hạt đậu giúp các khí di chuyển ra, vào.
Câu 6.
Quan sát Hình 28.1, em hãy nêu được thành phần hoá học và
cấu trúc, tính chất của nước.
Trả lời:
- Cấu tạo:
Mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và
hai nguyên tử hydrogen. Do hai đầu tích điện trái dấu nhau
nên phân tử nước có tính phân cực.
-Tính chất:
Là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 o C
đông đặc ở 0 oC

Câu 7:
Quan sát Hình 27.5, hãy:
- Mô tả đường đi của khí Oxygen và
carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp
ở người.
Trả lời:
- Khi hít vào, không khí ở môi trường
ngoài đi qua khoang mũi, khí quản,
phế quản để vào phổi và đến tận các
phế nang trong phổi. Ở các phế nang,
oxygen khuếch tán vào máu và được
vận chuyển đến để cung cấp cho các tế
bào trong cơ thể; carbon dioxide từ
máu sẽ khuếch tán vào phế nang và
được đưa ra ngoài qua việc thở ra.

You might also like