Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

MÔN LỊCH SỬ

B. ĐẶC ĐIỂM ĐỜN CA TÀI TỬ:


1. Nhạc cụ:
Tóm tắt: Đờn ca tài tử sử dụng những nhạc cụ truyền thống như đàn kìm, đàn tranh, đàn cò,
đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn độc huyền, đàn sến), tiêu, song loan. Hiện nay, nhạc cụ đờn ca
tài tử có sự du nhập và phát triển để hợp thời với sự kết nạp thêm các nhạc cụ như đàn
guitar phím lõm, violin, guitar hawaii. Trong khi trình bày một tác phẩm thường các nhạc cụ
sẽ không độc tấu mà sẽ là song tấu, tam tấu, hoà tấu, và thường sử dụng thêm ống sáo để
thổi xem lẫn vào trong bài.
2. Trang phục:
Tóm tắt: Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ mang đậm tính dân dã của những con người
Nam Bộ và những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau vì
thế trong những buổi biểu diễn thường ngày họ thường mặc chính thường phục cho gần
gũi. Trong trường hợp có biểu diễn chuyên nghiệp hoặc ở đình, miếu, đền, trên hệ thống âm
thanh hội trường, sân khấu họ mới mặc trang phục. Trang phục đờn ca tài tử Nam Bộ cũng
khá đơn giản, họ chỉ mặc áo dài truyền thống.

3. Biểu diễn:
-Người biểu diễn Đờn ca tài tử gồm: người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi, thông
thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ; người đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri
thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới; người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những
bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến,...; người đờn (Danh
cầm) là người chơi nhạc cụ và người ca (Danh ca) là người thể hiện các bài bản bằng lời. Ca
trù hát và người ca (bài hát truyền thống từ miền Bắc và miền Trung) là phụ nữ, trong khi
đờn ca tài tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có vai trò bình đẳng.
-Đờn ca tài tử được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình, ít khi nhạc công độc tấu,
mà thường song tấu, tam tấu, hòa tấu. Là loại hình nghệ thuật có môi trường diễn xướng rất
phong phú và đa dạng, Đờn ca tài tử không phụ thuộc vào các không gian văn hóa hoặc các
không gian trình diễn theo mùa vụ nên có thể được chơi ở bất kỳ hoàn cảnh, thời gian nào,
miễn người chơi có cảm hứng. Sàn diễn có thể là bất kỳ nơi nào từ biểu diễn dưới bóng mát
của cây, trên con thuyền hay đơn giản trên chiếc chiếu trước sân nhà, sân đình, chùa,… …
Dàn nhạc thường cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với phong cách thảnh
thơi, lãng đãng, dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng bản”. Hiện nay thì biểu diễn
không chỉ trong những dịp đặc biệt mà các ban nhạc có thể biểu diễn theo yêu cầu của du
khách, lễ hội hoặc biểu diễn ngẫu hứng. Khán giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận
và sáng tạo.

You might also like