Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Xuất xứ
- Văn bản được đăng trên báo thegioidisan.vn
2. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Giới thiệu về lễ hội Ka-tê và thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội
- Phần 2: Phần nghi lễ của lễ hội Ka-tê
- Phần 3: Phần hội với những hoạt động, trò chơi của mọi người tham
3. Tóm tắt
- Ka-tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc
Chăm. Đây là dịp người Chăm dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên
của mình. Về Ninh Thuận dịp lễ hội, du khách không chỉ dược chiêm bái các
đền tháp cổ mà còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian đặc
sắc.” Ka – tê không chỉ là một lễ hội dân gian truyền thống mà còn là một “kho
tàng” lưu trữ văn hóa của người Chăm. Cùng với thời gian, nhiều điểm của lễ
hội đã phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, nhưng những giá trị tinh thần
sâu sắc của lễ hội Ka – tê vẫn chưa một lần thay dổi. Đối với người Chăm, Ka –
tê là một dịp để quay quần, vui chơi, để gắn kết cộng đồng đồng thời cũng là
khoảng thười gian linh thiêng gửi tới các vị thần những mong muốn của mình.
Lễ hôi Ka – tê chính là một phần trong tâm thức của mỗi người con dân tộc
Chăm, là một lễ hội tốt đẹp đã và đang được bảo tồn nguyên vẹn giá trị.
4. Nhan đề:
-Nhan đề: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
-Thông tin về đề tài: Lễ hội dân gian
→Tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka-tê) vào nhan đề để tạo sự tò mò cho
độc giả
5. Thể loại: văn bản thông tin
6. Giới thiệu về lễ hội Ka-tê, thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội
- Giới thiệu chung:
+ Là lễ hội dân gian của dân tộc Chăm
+ Là dịp người Chăm dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên của
mình
-Thời gian:
+ Đầu tháng 7 lịch Chăm ( tương ứng cuối tháng 9 – đầu tháng 10 dương lịch)
+ Diễn ra trong 1 tuần
+ Lễ thức quan trọng sẽ tiến hành trong ba ngày liên tục
-Địa điểm : Làng Chăm Hữu Đức , xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước , tỉnh
Ninh Thuận
7. Phần nghi lễ của lễ hội Ka-tê
-Đoàn người Chăm và Ra-glai tổ chức rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai.
-Thầy cả lễ vinh dự dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp, khoác áo choàng, đầu
chít khăn trắng.
-Phía sau thầy cả lễ là các vị chức sắc, thanh niên và trí thức Chăm.
-Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên.
-Phía sau là các cô thôn nữ trong trang phục áo dài Chăm truyền thống.
-Tiếp đó là đoàn người Ra-glai múa và đánh mã la, thổi kèn bầu
8. Phần hội với hoạt động, trò chơi của người tham gia
-Phần hội diễn ra vô cùng sôi động, vui vẻ:
+ Mọi người tham gia vào các trò chơi, điệu hát.
+ Thể hiện mong muốn của cộng đồng về mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no.
+ Không khí tưng bừng và hạnh phúc.

You might also like