Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA DƯỢC

BÁO CÁO CUỐI KÌ


MÔN TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC Y DƯỢC HỌC
MÃ MÔN HỌC: H01028
Giảng viên hướng dẫn: Ths. PHAN THỊ PHƯƠNG THÚY

Nhóm 08:

1. LÊ THỊ ÁNH TUYẾT H2000497

2. TRẦN THU PHƯƠNG H2000454

3. NGUYỄN ĐÌNH SƠN PHÁT H2000447

4. PHẠM THỊ NHƯ HUỲNH H2000403

5. HỒ THỊ THANH NHI H2000439

6. HUỲNH TRẦN TƯỜNG VI H2000499

7. NGUYỄN NGỌC QUẾ HƯƠNG H2000062

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU
Môn học tâm lý đạo đức y dược học là môn học trang bị cho nhân viên y tế
nói chung và dược sĩ nói riêng về trách nhiệm với bệnh nhân, cũng như với đồng
nghiệp và cộng đồng dựa trên các nguyên tắc của hội dược sĩ Mỹ và hội dược sĩ Việt
Nam, từ đó đưa ra những quyết định chính xác nhất để không phải vi phạm đạo đức
hành nghề.
Bài báo cáo cuối kỳ môn học tâm lý đạo đức y dược của nhóm chúng tôi gồm
2 phần:
Phần 1: Nâng cao ý thức của cộng đồng về sử dụng các thực phẩm có chứa
sterol/ stanol trong bữa ăn hằng ngày.
Phần 2: Với vai trò là một nhân viên y tế, hướng giải quyết của chúng tôi khi
gặp tình huống cần phải quyết định lựa chọn giữa bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và
tôn trọng quyết định của bệnh nhân.
Thông qua hai phần trong bài báo cáo này, nhóm chúng tôi mong muốn có thể
góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ sức khỏe của bản thân, cũng
như hiểu thêm về cách phòng tránh và giảm thiểu bệnh động mạch vành bằng việc sử
dụng hợp lý các thực phẩm có chứa sterol/ stanol trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra,
từ cách giải quyết tình huống của nhóm tôi, mong rằng đó là một gợi ý hữu ích cho
các đồng nghiệp tương lai khi gặp phải vấn đề này ở thực tiễn công việc.

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
PHẦN 1 .......................................................................................................................3
1. Nhận thức cho người tiêu dùng về độ nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng của
bệnh động mạch vành và không bổ sung đầy đủ sterol/ stanol. ..............................3
1.1 Nhận thức độ nhạy cảm cho người tiêu dùng về nguy cơ mắc bệnh động
mạch vành. ..........................................................................................................3
1.2 Mức độ nghiêm trọng nếu không bổ sung đầy đủ thực phẩm chứa sterol/
stanol trong bữa ăn hằng ngày. ...........................................................................4
2. Niềm tin nhận thức hiệu quả của việc thực hiện việc ăn các thực phẩm có chứa
sterol/ stanol thực vật. .............................................................................................5
2.1 Lợi ích của việc thực hiện ăn các thực phẩm có chứa sterol/ stanol trong
các bữa ăn hằng ngày. .........................................................................................5
2.2 Rào cản nhận thức: ........................................................................................8
3. Brochure giúp giáo dục cộng đồng nhận thức được lợi ích từ việc ăn các thực
phẩm có chứa sterol/ stanol đồng thời hướng dẫn cộng đồng bổ sung đủ các thực
phẩm có chứa sterol và stanol trong bữa ăn hàng ngày. .......................................10
PHẦN 2 .....................................................................................................................12
1. Anh chị sẽ cho ý kiến với hội đồng đạo đức như thế nào, liệu có nên thực hiện
theo quyền tự quyết của bệnh nhân? Giải thích? ..................................................12
2. Trong trường hợp bệnh nhân có 2 đứa con nhỏ, nếu bệnh nhân chết sẽ để lại 2
đứa con nhỏ không có người chăm sóc. Liệu đây có phải là mối lo ngại đủ mạnh
để hội đồng đạo đức bác bỏ quyết định không nhận truyền máu của bệnh nhân. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................16

2
PHẦN 1
Các bằng chứng khoa học cho thấy rằng việc ăn các thực phẩm có chứa sterol/
stanol thực vật có thể giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
Dựa trên mô hình niềm tin sức khỏe (health belief model) anh/chị hãy xây
dựng nội dung và sau đó thiết kế brochure để giáo dục cộng đồng giúp cộng đồng
nhận thức được lợi ích từ việc ăn các thực phẩm có chứa sterol/ stanol đồng thời
hướng dẫn cộng đồng bổ sung đủ các thực phẩm có chứa sterol và stanol trong bữa
ăn hàng ngày.

1. Nhận thức cho người tiêu dùng về độ nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng
của bệnh động mạch vành và không bổ sung đầy đủ sterol/ stanol.
1.1 Nhận thức độ nhạy cảm cho người tiêu dùng về nguy cơ mắc bệnh động mạch
vành.
Theo các nghiên cứu, bệnh động mạch vành là tình trạng xuất hiện khi một
hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị cản trở do sự hình thành mảng
bám tích tụ bên trong. Các động mạch trong cơ thể chúng ta vốn dĩ mềm mại và đàn
hồi, nay trở nên hẹp và cứng hơn do sự xuất hiện của các mảng bám qua thời gian
như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu, dẫn đến chứng xơ vữa
động mạch[1]. Bệnh động mạch vành là một trong những bệnh tim phổ biến nhất, đã
giết chết 382.820 người vào năm 2020 và khoảng 20.1 triệu người trưởng thành từ 20
tuổi trở lên mắc căn bệnh này (khoảng 7.2%). Năm 2020, cứ 10 ca tử vong do bệnh
xơ vữa động mạch thì có khoảng 2 ca xảy ra ở người lớn dưới 65 tuổi [2]
. Tại Việt
Nam, theo số liệu của Viện Tim mạch Quốc gia, tỉ lệ mạch vành tăng dần qua các
năm, năm 1991 là 3%, năm 1996 là 6.05%, năm 1999 là 9.5% [3]
, đặc biệt số người
tử vong do bệnh động mạch vành trong năm 2013 là 8.139.852 ca [4].
Ngày nay, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch chẳng hạn như:
tuổi càng cao nguy cơ càng tăng lên; mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo
đường type II; hút thuốc lá; béo phì; rối loạn lipid máu và tăng huyết áp [5]. Tuy nhiên
nguyên nhân phổ biến làm xơ cứng động mạch là nồng độ cholesterol (LDL -

3
cholesterol) cao. Gần 50% dân số thành thị Việt Nam bị mỡ máu cao. Mỡ máu cao
(mỡ máu xấu, rối loạn lipid máu) là khi cholesterol xấu (LDL) hay chất béo trung
tính (triglycerides) hoặc cả hai cùng tăng trong máu dễ dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ
tim, tai biến mạch máu não [6].
Một trong những nguyên nhân khiến lượng LDL - cholesterol cao bắt nguồn
từ thói quen ăn uống hằng ngày. Chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ đặc biệt không bổ
sung đủ lượng sterol/ stanol trong thực phẩm hằng ngày. Theo nghiên cứu, lượng
sterol tiêu thụ hàng ngày thường xuyên dao động từ 150-350 mg. Hàng ngày cơ thể
cần ít nhất 1,5 đến 3 g sterol để đạt được mức giảm 10-15% lượng cholesterol
lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-cholesterol). Hơn thế nữa, một nghiên cứu dài hạn chỉ
ra rằng ở những đối tượng khỏe mạnh và bệnh nhân tăng cholesterol trong máu nếu
được điều trị bằng sterol/ stanol sẽ duy trì được hàm lượng cholesterol ổn định trong
vòng 2 tháng [7].
1.2 Mức độ nghiêm trọng nếu không bổ sung đầy đủ thực phẩm chứa sterol/
stanol trong bữa ăn hằng ngày.
Stanol và sterol thực vật còn gọi là phytosterol, là các hợp chất có cấu trúc
giống như cholesterol được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực
vật bao gồm: dầu thực vật, các sản phẩm ngũ cốc, hạt, quả hạch, các loại đậu, trái cây
và rau quả… [8]
. Chính vì vậy, nếu như cơ thể không bổ sung các thực phẩm chứa
sterol/ stanol hoặc có lối sống không lành mạnh như hạn chế tập thể dục, thường
xuyên ăn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao (thức ăn nhanh, thịt chế
biến sẵn, đồ chiên…) cũng gây ra dư thừa cholesterol trong máu.
Trong giai đoạn nhẹ, những triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm: đau ngực
hoặc đau thắt ngực với cơn đau như bóp nghẹt tim, lan lên vai trái hoặc cánh tay trái.
Không chỉ vậy, người bệnh sẽ có cảm giác yếu, choáng váng, buồn nôn hoặc đổ mồ
hôi lạnh [9]
. Tuy nhiên, khi nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng cao, các mảng xơ
vữa được hình thành và tạo thành các cục máu đông bịt kín mạch vành và ngăn chặn
dòng máu chảy trong thành mạch gây nhồi máu cơ tim dẫn đến khoảng 30%-50%
bệnh nhân bị đột quỵ trước khi vào viện. Đồng thời, bệnh động mạch vành khiến tim

4
không được nhận đủ oxy nên hoạt động của hệ thống điện tim bị rối loạn. Hệ quả tất
yếu là nhịp tim nhanh quá hoặc chậm quá hoặc hỗn loạn dẫn đến tử vong. Hơn thế
nữa, trong một thời gian dài, do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim nên tim giảm khả năng
co bóp. Cứ như vậy tim sẽ suy yếu không thể phục hồi và gây suy tim. Ngoài ra,
chứng xơ vữa động mạch còn gây ra tổn thương cơ học như đứt dây chằng van hai lá,
ba lá, thủng vách liên thất, thủng thành tự do thất trái, thất phải,… gây suy tim cấp và
tử vong [10].
Theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017, bệnh động mạch
vành chịu trách nhiệm cho một phần ba số ca tử vong trở lên ở những người trên 35
tuổi [11]. Hiện nay theo các nghiên cứu, chứng xơ vữa động mạch vành sẽ không được
chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể giảm được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc
điều trị lâu dài bệnh động mạch vành chủ yếu liên quan đến việc dùng thuốc. Các loại
thuốc khác nhau có thể làm giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng [12]
.
(Đối với mức độ nhẹ thì dùng thuốc). Trong trường hợp mắc bệnh động mạch vành
nặng sẽ có hai phương pháp điều trị là đặt Stent và mổ bắc cầu động mạch vành để
tạo lưu thông dòng chảy trong động mạch vành. Tuy nhiên, cả hai phương pháp đều
không điều trị triệt để bệnh mà chi phí cực kỳ tốn kém: chi phí cho đặt 01 Stent từ
80-100 triệu đồng; chi phí mổ bắc cầu động mạch vành từ 120-150 triệu đồng [13]
.
Đồng thời, chi phí điều trị là $579/tháng (tương đương 13.725.195 VND) trong 12
tháng trước và $1.074/tháng (tương đương 25.482.875 VND) trong 12 tháng sau khi
chẩn đoán mắc bệnh [14].
2. Niềm tin nhận thức hiệu quả của việc thực hiện việc ăn các thực phẩm có
chứa sterol/ stanol thực vật.
2.1 Lợi ích của việc thực hiện ăn các thực phẩm có chứa sterol/ stanol trong các
bữa ăn hằng ngày.
Sterol và stanol thực vật là những thành phần tự nhiên có trong thực vật. Trong
hơn 50 năm qua, chế độ ăn uống chứa sterol/ stanol đã được nghiên cứu và chứng
minh có kết quả tốt trong vấn đề bảo vệ sức khỏe của con người. Đặc biệt, sterol và
stanol được đánh giá cao trong góp phần giảm lượng cholesterol xấu trong máu (một

5
thành phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch). Một chế độ ăn đảm bảo giàu sterol
và stanol thực vật sẽ giúp giảm chuyển hóa chất béo, hay các chất có hại thường tích
tụ trong cơ thể, tăng lượng chất xơ từ đó giảm lượng choresterol có hại trong máu,
giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, phòng ngừa và điều trị được nhiều bệnh liên
quan đến tim mạch và góp phần duy trì một trái tim khỏe mạnh.
Cholesterol là một trong những yếu tố đầu tiên khi nói về nguy cơ bệnh tim
mạch vành (CHD) và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác. Chúng được hấp thu ở ruột
nhờ các hạt có cấu trúc hình cầu rất nhỏ được gọi là “micelle hỗn hợp” có chức năng
để vận chuyển và hấp thụ cholesterol qua thành ruột và vào máu.
Tùy thuộc vào lượng cholesterol hấp thụ và vận chuyển trong cơ thể mà chúng
có tác động nhiều hay ít đối với sức khỏe tim mạch. Nếu cholesterol dư thừa quá
nhiều trong máu, đặc biệt là cholesterol LDL có thể là một trong những nguyên nhân
làm tăng nguy cơ phát triển CHD từ đó gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch. Nồng
độ cholesterol xấu LDL cao trong máu, có thể góp phần tích tụ mỡ trên thành động
mạch, tạo thành các mảng bám làm hạn chế lưu lượng máu di chuyển trong mạch và
có thể làm tăng huyết áp. Khi mảng bám không ổn định bị vỡ ra khỏi mạch máu,
chúng có xu hướng hình thành các cục máu đông, có thể dẫn đến tắt nghẽn máu đến
não và gây cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Sterol/ stanol trong thực vật có thể giúp giảm lượng cholesterol LDL bằng
cách cạnh tranh sự hấp thu ở ruột từ đó ngăn chặn sự hấp thu của cholesterol. Nếu
tiêu thụ đủ sterol/ stanol trong chế độ ăn uống hằng ngày, chúng sẽ cạnh tranh với
cholesterol ở đường tiêu hóa trong sự hình thành các “micelle hỗn hợp”. Cuối cùng
gia tăng lượng cholesterol đào thải qua phân, dẫn đến giảm lượng cholesterol xấu
(LDL) trong máu và trở về gan [15], [16].
Trải qua các nghiên cứu từ trong phòng thí nghiệm đến các nghiên cứu về mặt
lâm sàng, một số sản phẩm, thực phẩm có bổ sung sterol/ stanol đã chứng minh tác
dụng của thành phần này trong quá trình giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ
thể. Trong một phân tích thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng can thiệp ngẫu nhiên liên
quan đến những người trong một gia đình có tiền sử tăng cholesterol trong máu tiêu

6
thụ bổ sung 1,8-2,8 gam sterol/ stanol mỗi ngày trong khoảng thời gian bốn tuần đến
ba tháng, kết quả tổng số lượng cholesterol giảm đáng kể khoảng 7 đến 11% [17].
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho các cá nhân có bệnh tăng cholesterol
trong máu nhẹ sử dụng tiêu thụ nước cam được tăng cường sterol, kết quả cho thấy
trong một đến hai tháng có thể hạ thấp mức cholesterol LDL khoảng 12,4% [18]. Người
có chứng tăng cholesterol trong máu vừa phải sau khi tiêu thụ sữa chua được bổ sung
sterol/ stanol trong ba tuần có thể hạ nồng độ cholesterol LDL trong máu từ 5-6% [19].
Một số nghiên cứu khác cho thấy tiêu thụ thực phẩm có chứa sterol/ stanol từ 2-2,5g
mỗi ngày giúp giảm 10 đến 14% cholesterol LDL mà không gây ra tác dụng phụ
[20],[21],[22]
. Khi tiêu thụ lớn hơn 2,5 gam mỗi ngày mong muốn làm giảm nồng độ
cholesterol LDL trong máu không tăng lên [23].
Những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc statin khi kết hợp với tiêu thụ một
chế độ ăn uống giàu sterol/ stanol thực vật phù hợp có thể cắt giảm mức cholesterol
trong máu hiệu quả hơn. Một số nghiên cứu cho thấy việc kết hợp statin với hấp thụ
một lượng sterol thực vật thích hợp có thể làm giảm 10 đến 15% mức cholesterol
LDL trong máu. Ở những bệnh nhân đã được cấp thuốc viên stanol và bơ thực vật
chứa ester stanol, các nghiên cứu về vấn đề này cũng cho thấy việc giảm mức
cholesterol LDL 9 đến 10% [24], [25]. Đặc biệt trong vấn đề sử dụng thuốc, thêm sterol/
stanol vào chế độ ăn uống hằng ngày dường như hiệu quả hơn so với gấp đôi liều
statin (thường làm giảm thêm mức độ LDL cholesterol khoảng 5-7%) cho các bệnh
nhân bị các vấn đề về cholesterol. Một tổng quan tài liệu cho thấy sử dụng lâu dài các
sản phẩm bổ sung sterol/ stanol sẽ làm giảm 20% tỷ lệ mắc bệnh CHD [26].
Trải qua nhiều nghiên cứu, sterol thực vật đang dần cho thấy tác dụng tương
đối hiệu quả trong giảm mức cholesterol xấu LDL trong máu, tuy nhiên các nghiên
cứu về vai trò tiềm năng của chúng trong việc giảm thiểu nguy cơ ung thư vẫn còn ở
giai đoạn sơ khai [27]
. Ngày nay, các nghiên cứu ban đầu cho thấy chế độ ăn giàu
phytosterol có thể giảm nguy cơ ung thư tới 20% [28]. Đồng thời các bước tiến mới về
nghiên cứu tác động của stanol đối với ung thư vú đã mở ra con đường mới trong
điều trị căn bệnh quái ác này ở phụ nữ và chế độ ăn giàu sterol thực vật hằng ngày có

7
thể đóng một vai trò đặc biệt trong quá trình này [29]
. Liên quan đến tác động của
phytosterol đối với dữ liệu dịch tễ học ung thư tuyến tiền liệt đã không tìm thấy mối
tương quan mặc dù dữ liệu in vitro đầy hứa hẹn [30], [31]. Trong các mô hình động vật
bị ung thư ruột kết, phytosterol đã được chứng minh là có tác dụng có lợi [32]. Trong
một nghiên cứu bệnh chứng của Mendilaharsu, nguy cơ ung thư phổi giảm 50% (95%
CI 0,31–0,70) ở những người có lượng phytosterol hấp thụ cao nhất [33]
. Tương tự,
công việc kiểm soát trường hợp của De Stefani [34] đánh giá tác động của phytosterol
đối với nguy cơ ung thư dạ dày cho thấy tỷ lệ chênh lệch là 0,33 (95% CI 0,17–0,65)
trong số những người có lượng phytosterol cao nhất.
Ngoài ra, stanol còn một số tác dụng như giảm acid uric trong máu, chống oxi
hóa, chống loét, chống nấm, làm bất hoạt những chất gây độc trong tế bào và điều
hòa các quá trình miễn dịch trong cơ thể.
Mặc dù đã có một số chứng minh về tính khả thi và tiềm năng trong việc
nghiên cứu tác động của stanol lên tế bào ung thư. Tuy nhiên, lại không có bằng
chứng nhất quán nào cho thấy sterol hoặc stanol thực vật có thể thay đổi nguy cơ ung
thư ruột kết hoặc tuyến tiền liệt hoặc tình trạng miễn dịch. Do đó, sterol và stanol
thực vật là những thực phẩm góp phần rất lớn trong quá trình làm giảm hiệu quả hấp
thu, chuyển hóa cholesterol LDL huyết thanh và bảo vệ cơ thể tránh được các nguy
cơ xơ vữa động mạch hay các bệnh liên quan đến tim mạch khác, nhưng tác dụng
tiềm năng của sterol và stanol thực vật đối với các quá trình trao đổi chất khác vẫn
đang được các nhà khoa học làm sáng tỏ [35].
2.2 Rào cản nhận thức:
a. Rào cản:
Chúng ta đều biết sterol và stanol có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực
vật như trái cây, rau củ, dầu thực vật...Tuy nhiên, lượng sterol và stanol tự nhiên trong
những thực phẩm này thấp hơn một chút so với lượng hàng ngày bạn cần để giảm
lượng cholesterol.

8
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người sử dụng lượng stanol và sterol trong chế độ
ăn sai cách làm ảnh hưởng đến sức khỏe như thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến tim
mạch, suy giảm sinh lý, đái tháo đường [36].
Có một số người không ăn được rau củ, dị ứng với một số thực phẩm hay khi
xử lí vệ sinh thực phẩm không sạch sẽ dẫn đến khả năng hấp thụ sterol và stanol thấp.
Chính vì vậy, việc cung cấp đúng hàm lượng sterols và stanols là rất khó.
Sterol và stanol có cấu trúc phân tử tương tự như cholesterol. Đó là cách mà
các hợp chất thực vật này cản trở khi hệ thống tiêu hóa của bạn cố gắng hấp thụ
cholesterol. Vì vậy, thay vì đi vào máu của bạn - nơi nó có thể làm tắc nghẽn các
động mạch, cholesterol sẽ khiến cơ thể trở thành chất thải. Điều này làm giảm mức
cholesterol trong cơ thể [37]. Tuy nhiên, các stanol và sterol thực vật không ảnh hưởng
đến cholesterol HDL (cholesterol tốt) hoặc chất béo trung tính (một loại chất béo khác
trong máu của chúng ta).
b. Giải pháp:
Theo một chương trình giáo dục về cholesterol cấp quốc gia khuyến cáo chế
độ ăn bảo vệ tim mạch cần lượng sterol và stanol là 2g/ngày và điều này cũng đã được
FDA khuyến cáo dùng [38].
Bạn có thể đạt được 2g stanol và sterol một ngày bằng cách tiêu thụ: [38]
• Một ly sữa chua nhỏ tăng cường stanol hoặc sterol thực vật (một chai)
hoặc một hộp sữa chua mỗi ngày chứa tất cả 2g khuyến nghị.
• Hai muỗng cà phê (10g) phết bơ (đủ dùng cho 1-2 lát bánh mì)
• Một sữa chua tăng cường
• Một ly (250ml) sữa tăng cường vi chất

Để làm cho sterol và stanol thực vật dễ dàng kết hợp trong các loại thực phẩm
có hàm lượng chất béo tương đối cao, kỹ thuật chế biến thực phẩm hiện đại chiết xuất
các thành phần thực vật từ các loại dầu thực vật sau đó sửa đổi cấu trúc hóa học của
chúng để tạo thành ester. Những sản phẩm thực phẩm mới chứa sterol/ stanol ester
này là những sản phẩm tốt cho sức khỏe, có thể dùng để thay thế cho các loại sản
phẩm chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao và hàm lượng cholesterol cao. Sterol/

9
stanol ester thực vật cũng đã được tích hợp trong các loại thực phẩm ít chất béo bao
gồm bánh mì và ngũ cốc, sữa và yogurt ít chất béo. Nước ép trái cây chẳng hạn như
nước cam có chứa sterol thực vật tự do hoặc được ester hóa. Điều này giúp chúng ta
có thể hấp thụ tốt lượng sterol và stanol. Rất khó để bổ sung đủ lượng sterol và stanol
từ các loại thực phẩm tự nhiên nên một số công ty đã bắt đầu bổ sung sterol và stanol
vào các chế phẩm như sữa, sữa chua, ngũ cốc,.. [39].
Ngoài ra, lượng sterol/ stanol được đưa vào cơ thể còn tùy thuộc vào trạng thái
sức khỏe của mỗi người. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến
bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm thực vật có bổ sung các chất này vì sterol và stanol
không thể thay thế các loại thuốc làm giảm lượng cholesterol và chúng vẫn chưa được
thử nghiệm đầy đủ ở trẻ em để xác định độ an toàn của chúng. Do đó mọi người cần
sử dụng thuốc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ [40].
3. Brochure giúp giáo dục cộng đồng nhận thức được lợi ích từ việc ăn các
thực phẩm có chứa sterol/ stanol đồng thời hướng dẫn cộng đồng bổ sung đủ
các thực phẩm có chứa sterol và stanol trong bữa ăn hàng ngày.

10
11
PHẦN 2
Cho tình huống sau:
“Hội đồng đạo đức của bệnh viện thường chỉ được triệu tập để lấy ý kiến khi
có những vấn đế cấp bách, phức tạp. Dược sĩ CN là một trong những thành viên của
hội đồng đạo đức và làm việc trong bộ phận dược lâm sàng của bệnh viện.
Dược sĩ CN được hội đồng đạo đức triệu tập tham gia một cuộc họp để lấy ý
kiến về một ca bệnh đang nằm ở phòng cấp cứu. Bệnh nhân là một phụ nữ 32 tuổi,
đang ở tình trạng ly hôn, bị thương nặng và mất nhiều máu trong một tai nạn xe, bệnh
nhân cũng đang tỉnh táo để có thể trao đổi về tình trạng hiện tại của mình.
Tuy nhiên, bệnh nhân là một nhân chứng Jehovah và bày tỏ rõ ràng bệnh nhân
không muốn nhận bất kỳ một sự truyền máu nào vì nếu tiếp nhận sự truyền máu bệnh
nhân sẽ không được Đức Chúa Trời cứu rỗi vĩnh viễn. Và đối với bệnh nhân mối quan
hệ với Đức Chúa Trời quan trọng hơn mạng sống của mình.
Bác sĩ phòng cấp cứu đã hỏi ý kiến của mẹ bệnh nhân và mẹ của bệnh nhân
cũng ủng hộ quyết định của con mình mặc dù rất đau đớn khi nghĩ đến việc con mình
có thể chết vì quyết định này. Tuy nhiên, bác sĩ phòng cấp cứu muốn bác bỏ quyết
định này của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân vì bác sĩ chắc rằng bệnh nhân sẽ
không thể sống sót sau ca phẫu thuật nếu không được truyền máu.”
1. Anh chị sẽ cho ý kiến với hội đồng đạo đức như thế nào, liệu có nên thực
hiện theo quyền tự quyết của bệnh nhân? Giải thích?
2. Trong trường hợp bệnh nhân có 2 đứa con nhỏ, nếu bệnh nhân chết sẽ để lại
2 đứa con nhỏ không có người chăm sóc. Liệu đây có phải là mối lo ngại đủ mạnh để
hội đồng đạo đức bác bỏ quyết định không nhận truyền máu của bệnh nhân.

Xử lí tình huống:
1. Anh chị sẽ cho ý kiến với hội đồng đạo đức như thế nào, liệu có nên thực
hiện theo quyền tự quyết của bệnh nhân? Giải thích?
Trong tình huống này, để đảm bảo và cân bằng giữa nguyên tắc số 1 (dược sĩ
cần tôn trọng mối quan hệ ước định giữa bệnh nhân và dược sĩ) và nguyên tắc số 3

12
(dược sĩ cần tôn trong quyền tự quyết và phẩm giá của bệnh nhân) theo như nguyên
tắc đạo đức hành nghề của Hội Dược sĩ Mỹ, tôi sẽ nêu lên ý kiến của mình với hội
đồng đạo đức của bệnh viện rằng chúng ta cần nói chuyện một lần nữa với bệnh nhân
và gia đình bệnh nhân để tìm ra hướng giải quyết thích hợp. Với đạo đức của một
người nhân viên y tế thì tính mạng của bệnh nhân là điều quan trọng nhất, vì vậy
không thể bỏ mặc nhìn cô ấy mất máu quá nhiều rồi dẫn đến tử vong. Đối với trường
hợp như thế này thì tôi nghĩ hội đồng đạo đức nên bác bỏ nguyên tắc số 3 là không
thực hiện theo quyền tự quyết của bệnh nhân.
Chúng ta xem xét các yếu tố của cô ấy liên quan trong trường hợp này lần lượt
là: 32 tuổi và tình trạng đang ly hôn, bị thương nặng và mất nhiều máu, còn tỉnh táo
trao đổi về tình trạng sức khỏe của mình, nhân chứng Jehovah.
Vì còn trong độ tuổi khá trẻ và đang trong tình trạng ly hôn có thể cô ấy đã có
con với chồng trước hoặc có thể không. Nếu cô ấy có con thì tôi nghĩ rằng bệnh viện
cần phẫu thuật cho cô ấy gấp vì cô ấy không chỉ sống cho bản thân mình, mà cô ấy
còn mang trong mình là trách nhiệm của một người mẹ với người con của cô ấy.
Trong trường hợp cô chưa có con thì cô ấy vẫn còn mẹ của mình, cô không thể vì thế
mà bỏ mẹ mình được. Những điều cô ấy làm có thể gián tiếp tạo gánh nặng cho xã
hội. Cô vẫn còn tỉnh táo để có thể trao đổi về tình trạng của mình hiện giờ là chứng
tỏ não của cô ấy đã không bị chấn thương gì khi cô xảy ra tai nạn giao thông mà cô
chỉ bị mất máu quá nhiều chứng tỏ bệnh của cô có khả năng chữa trị được chứ không
phải bệnh viện hết cách. [3]
Nói về đức tin của cô thì cô là một nhân chứng Jehovah, cô không muốn nhận
bất kỳ một sự truyền máu nào vì nếu tiếp nhận sự truyền máu bệnh nhân sẽ không
được Đức Chúa Trời cứu rỗi vĩnh viễn. Họ cũng không cho phép truyền và nhận máu,
dù nhằm mục đích cứu người, vì họ cho rằng máu là sự sống và chỉ mình Đức Chúa
Trời có quyền trên sự sống.[41]
Nhưng ngày nay xã hội đã ngày một cải tiến hơn và y khoa cũng đang cố tìm
những phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân thuộc nhân chứng Jehovah. Hiện
nay các bác sĩ giỏi trong lĩnh vực y khoa cũng đã tìm ra được các phương pháp điều

13
trị mà không dùng đến máu. Đức tin chỉ có thể giúp ta lạc quan hơn trong lúc điều trị
bệnh chứ đức tin của một người không thể giúp người ấy thoát khỏi một căn bệnh mà
dựa trên khoa học họ cần phải nhờ sự can thiệp của y khoa. Bệnh viện có thể trao đổi
với bên hội nhân chứng Jehovah của cô ấy để tìm những thông tin hữu ích về các
phương pháp điều trị không dùng đến máu. Nếu vẫn không có phương pháp nào khác
thì tôi nghĩ rằng bệnh viện buộc phải ưu tiên tính mạng của nạn nhân lên hàng đầu và
dùng một số phương pháp mang tính bắt buộc để có thể cứu sống họ. Ví dụ như trong
trường hợp này, bệnh viện có thể tiêm thuốc mê cho cô ấy rồi truyền máu vào để cứu
cô ấy chứ không thể bỏ mặc bệnh nhân đối diện với ranh giới tử thần vì đức tin của
cô ấy được. Hoặc có thể buộc nói xạo cô ấy về một phương pháp thay thế để thực
hiện phương pháp truyền máu nhưng vẫn là truyền máu.[42] Về vấn đề mà nói dối
bệnh nhân để cứu sống cô ấy là bảo vệ tính mạng cho cô ta. Để tránh bệnh nhân phát
hiện thì bệnh viện cần nói là phải làm trong bí mật và thỏa hiệp với người nhà cũng
phải giữ bí mật và người nhà bệnh nhân chấp nhận vấn đề này.
Việc bác bỏ nguyên tắc số 3 theo 8 nguyên tắc đạo đức hành nghề của Dược
sĩ Mỹ sẽ giúp cô ấy được cứu sống và bên phía bệnh viện sẽ không cảm thấy rằng
mình làm trái đạo đức với nghề nghiệp. Nếu làm theo ý bệnh nhân thì sẽ phải đứng
nhìn một người đang trong giai đoạn có thể cứu được mà từ từ mất máu rồi dẫn đến
tử vong. Đó là một hành vi không đúng đạo đức với nghề của một nhân viên y tế.
2. Trong trường hợp bệnh nhân có 2 đứa con nhỏ, nếu bệnh nhân chết sẽ để
lại 2 đứa con nhỏ không có người chăm sóc. Liệu đây có phải là mối lo ngại đủ
mạnh để hội đồng đạo đức bác bỏ quyết định không nhận truyền máu của bệnh
nhân.
Tín ngưỡng của mỗi người là khác nhau nhưng mạng sống thì chỉ có một.
Người bệnh nhân này là một phụ nữ 32 tuổi, đang ở tình trạng ly hôn, và trong trường
hợp bệnh nhân này có 2 con nhỏ. Bệnh nhân đang bị thương nặng và mất rất nhiều
máu do tai nạn xe. Bệnh nhân vẫn còn ý thức và không muốn nhận máu do bệnh nhân
là một nhân chứng Jehovah, có tín ngưỡng về tôn giáo khá cao. Vì bệnh nhân sợ khi
truyền máu xong sẽ không được Đức Chúa Trời cứu rỗi vĩnh viễn và đối với bệnh

14
nhân mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời còn quan trọng hơn mạng sống của mình.
Nhưng nếu bệnh nhân không tiếp nhận truyền máu và dẫn đến tử vong thì sẽ không
có ai chăm sóc cho 2 đứa trẻ. Đây là mối lo ngại đủ mạnh để hội đồng đạo đức bác
bỏ quyết định không tiếp nhận truyền máu của bệnh nhân.
Trong tình huống này, dựa vào 3 nguyên tắc trong số 8 nguyên tắc của Dược
sĩ Mỹ để phân tích đó là nguyên tắc 1 (Dược sĩ cần tôn trọng mối quan hệ ước định
giữa bệnh nhân và dược sĩ), nguyên tắc 2 (Dược sĩ cần phát huy tình trạng sức khỏe
của bệnh nhân bằng cách quan tâm, thấu hiểu và thân tín) và nguyên tắc 3 (Dược sĩ
cần tôn trọng quyền tự quyết và phẩm giá của bệnh nhân) nhưng chủ yếu vẫn là
nguyên tắc 1 và nguyên tắc 3.
Hiện tại bệnh nhân đã ly hôn nên chỉ có một mình nuôi 2 con và có thể là trụ
cột chính của gia đình và bệnh nhân này còn khá trẻ. Chính vì vậy, chúng ta phải giải
thích cho bệnh nhân biết tình trạng cấp bách của mình hiện tại, cho bệnh nhân biết là
cô có thể chết và không gặp được con của mình nữa nếu cô không chịu tiếp nhận
truyền máu. Các con của cô sẽ trở thành trẻ mồ côi nếu cô mất mạng do thiếu máu và
chúng sẽ sống một mình không ai nương tựa, khi đó tương lai của chúng không được
đảm bảo. Chúng sẽ tủi thân dẫn đến mắc các vấn đề về tâm lý và có thể sa vào những
tệ nạn xã hội nếu không có người thân ở cạnh rèn luyện, chỉ bảo.
Nếu hội đồng lo ngại về vấn đề sẽ bị bệnh nhân khước từ, hội đồng nên cho
bệnh nhân biết thêm về các phương pháp truyền máu không cần lấy máu của người
khác truyền cho mình như pha loãng máu giảm thể cấp tính, gây mê hạ huyết áp, cứu
hộ tế bào hồng cầu trong phẫu thuật (tế bào tiết kiệm), sản phẩm thay thế hồng cầu,…
Các bác sĩ cũng nên nói rõ các ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đó để
bệnh nhân hiểu rõ và tự ra quyết định cho mình. Đồng thời, các bác sĩ cũng nên đưa
ra các cuộc phẫu thuật không truyền máu thành công của những người thuộc nhân
chứng Jehovah để bệnh nhân cảm thấy yên tâm hơn.[44]

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vinmec. Bệnh mạch vành là bệnh gì? Ai dễ mắc và làm sao để phát hiện sớm?
Có thể tìm kiếm tài liệu này tại: https://www.vinmec.com/vi/tim-mach/thong-tin-
suc-khoe/benh-mach-vanh-la-benh-gi-ai-de-mac-va-lam-sao-de-phat-hien-som/
[2] CDC. National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion ,
Division for Heart Disease and Stroke Prevention. Có thể tìm kiếm tài liệu tại:
https://www.cdc.gov/heartdisease/facts.htm
[3] TS. BSCK2. Phạm Ngọc Thạch. Bệnh mạch vành. Có thể tìm kiếm tài liệu tại:
http://benhnhietdoi.vn/tin-tuc/chi-tiet/benh-mach-vanh/902
[4] PGS.TS. Lương Ngọc Khuê. Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch
vành. Có thể tìm tài liệu này tại: https://media.angiang.gov.vn/SOYTE-
PORTAL/FILE-DINH-KEM/2020/12/5332.pd
[5] PGS.TS. Lương Ngọc Khuê. Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch
vành. Có thể tìm tài liệu này tại: https://media.angiang.gov.vn/SOYTE-
PORTAL/FILE-DINH-KEM/2020/12/5332.pd
[6] Công Ty Cổ Phần Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh. Xét Nghiệm Mỡ Máu Là Gì?
Gồm Những Chỉ Số Nào? Có thể tìm tài liệu này tại: https://tamanhhospital.vn/xet-
nghiem-mo-mau/
[7] Law M: Plant sterol and stanol margarines and health. Br Med J. 2000, 320: 861-
864. 10.1136/bmj.320.7238.861.
[8] Ras R.T., Geleijnse J.M., Trautwein E.A. Ldl-cholesterol-lowering effect of plant
sterols and stanols across different dose ranges: A meta-analysis of randomised
controlled studies. Br. J. Nutr. 2014
[9] CDC. Coronary Artery Disease. Có thể tìm kiếm tài liệu này tại:
https://www.cdc.gov/heartdisease/coronary_ad.htm
[10] Công Ty Cổ Phần Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh. Bệnh Động Mạch Vành:
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị. Có thể tìm tài liệu này tại:
https://tamanhhospital.vn/benh-mach-vanh/

16
[11] Benjamin EJ, Blaha MJ, Chiuve SE, Cushman M, Das SR, Deo R. et al.;
American Heart Association Statistics Committee and Stroke Statistics
Subcommittee . Heart disease and stroke statistics-2017 update: a report from the
American Heart Association. Circulation 2017;135:e146–e603
[12] Baigent C, Blackwell L, Collins R, Emberson J, Godwin J, Peto R et al. Aspirin
in the primary and secondary prevention of vascular disease: collaborative meta-
analysis of individual participant data from randomised trials. Lancet 2009;
373(9678): 1849-1860.
[13] Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Tỉnh Bắc Kan. Yếu tố nguy cơ, chẩn đoán, cách
tiếp cận mới về dự phòng và chữa bệnh động mạch vành. Có thể tìm tài liệu này tại:
http://cdc.backan.gov.vn › yeu-to-ng...
[14] Robert L Ohsfeldt. Medical and cost burden of atherosclerosis among patients
treated in routine clinical practice. Có thể tìm kiếm tài liệu tại:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20673198/
[15]. De Smet E., Mensink R.P., Plat J. Effects of plant sterols and stanols on
intestinal cholesterol metabolism: Suggested mechanisms from past to present. Mol.
Nutr. Food Res. 2012, 56, 1058–1072.
[16]. The BDA in partnership with Tracy Parker, Senior Dietitian, British Heart
Foundation and Dietitian Susan Short. Stanols and Sterols: Food Fact Sheet.
Available at: https://www.bda.uk.com/resource/food-facts-plant-stanols-and-
sterols.html.
[17]. Moriusi KG, Oosthuizen W, Opperman AM. Phytosterols/stanols lower
cholesterol concentrations in familial hypercholesterolemic subjects: A systematic
review with meta-analysis. J Am Coll Nutr. 2006;25(1):41-8.
[18]. Deveraj S, Jialal I, Vega-Lopez S. Plant sterol-fortified orange juice effectively
lowers cholesterol levels in mildly hypercholesterolemic healthy individuals.
Arterioscler Thromb Vasc Biol. 2004 Mar;24(3):e25-8.

17
[19] Noakes M, Clifton PM, Doornbos AM, Trautwein EA. Plant sterol ester-
enriched milk and yoghurt effectively reduce serum cholesterol in modestly
hypercholesterolemic subjects. Eur J Nutr. 2005;44(4):214-22.
[20]. Plat J, Mensink RP. Plant stanol and sterol esters in the control of blood
cholesterol levels: mechanism and safety aspects. Am J Cardiol. 2005;96(1A):15D-
22D.
[21]. Bhattacharya S. Therapy and clinical trials: Plant sterols and stanols in
management of hypercholesterolemia: where are we now? Curr Opin Lipidol.
2006;17(1):98-100.
[22]. Nauman E, Plat J, Mensink RP. Changes in serum concentrations of
noncholesterol sterols and lipoproteins in healthy subjects do not depend on the ratio
of plant sterols to stanols in the diet. J Nutr. 2003;133(9):2741-7.
[23]. Katan MB, Grundy SM, Jones P, Law M, Miettinen T, Paoletti R; Stresa
Workshop Participants. Efficacy and safety of plant stanols and sterols in the
management of blood cholesterol levels. Mayo Clin Proc. 2003;78(8):965-78.
[24]. Goldberg AC, Ostlund RE Jr, Bateman JH, Schimmoeller L, McPherson TB,
Spilburg CA. Effect of plant stanol tablets on low-density lipoprotein cholesterol
lowering in patients on statin drugs. Am J Cardiol. 2006;1:97(3):376-9.
[25]. Blair SN, Capuzzi DM, Gottlieb SO, Nguyen T, Morgan JM, Cater NB.
Incremental reduction of serum total cholesterol and low-density lipoprotein
cholesterol with the addition of plant stanol ester-containing spread to statin therapy.
Am J Cardiol. 2000;86:46-52.
[26]. Miettenen TA, Gylling H.Plant stanol and sterol esters in prevention of
cardiovascular diseases: A review. Int J Clin Pharmacol Ther. 2006;44(6):247-50.
[27]. Normen A.L., Brants H.A., Voorrips L.E., Andersson H.A., van den Brandt
P.A., Goldbohm R.A. Plant sterol intakes and colorectal cancer risk in the
Netherlands Cohort Study on Diet and Cancer. Am. J. Clin. Nutr. 2001;74:141–148.
[28]. The American Institute for Cancer Research (AICR) Plant Compound Continue
to Challenge Science. AICR; Washington, DC, USA: 2006.

18
[29]. Grattan BJ Jr. Plant sterols as anticancer nutrients: evidence for their role in
breast cancer. Nutrients. 2013 Jan 31;5(2):359-87.
[30]. Normen A.L., Brants H.A., Voorrips L.E., Andersson H.A., van den Brandt
P.A., Goldbohm R.A. Plant sterol intakes and colorectal cancer risk in the
Netherlands Cohort Study on Diet and Cancer. Am. J. Clin. Nutr. 2001;74:141–148.
[31]. Awad A.B., Fink C.S., Williams H., Kim U. In vitro and in vivo (SCID mice)
effects of phytosterols on the growth and dissemination of human prostate cancer PC-
3 cells. Eur. J. Cancer Prev. 2001;10:507–513.
[32]. Baskar A.A., Al Numair K.S., Gabriel Paulraj M., Alsaif M.A., Muamar M.A.,
Ignacimuthu S. Beta-sitosterol prevents lipid peroxidation and improves antioxidant
status and histoarchitecture in rats with 1,2-dimethylhydrazine-induced colon cancer.
J. Med. Food. 2012;15:335–343.
[33]. Mendilaharsu M., de Stefani E., Deneo-Pellegrini H., Carzoglio J., Ronco A.
Phytosterols and risk of lung cancer: A case-control study in Uruguay. Lung Cancer.
1998;21:37–45.
[34]. De Stefani E., Boffetta P., Ronco A.L., Brennan P., Deneo-Pellegrini H.,
Carzoglio J.C., Mendilaharsu M. Plant sterols and risk of stomach cancer: A case-
control study in Uruguay. Nutr. Cancer. 2000;37:140–144.
[35]. de Jong A, Plat J, Mensink RP. Metabolic effects of plant sterols and stanols. J
Nutr Biochem. 2003 Jul;14(7):362-9.
[36]. G. S. J. P. L. M. M. T. P. R. Katan MB và S. W. Participants, “Efficacy and
safety of plant stanols and sterols in the management of blood cholesterol levels,” pp.
78(8):965-78., 2003.
[37]. D. R. Lichtenstein AH, “AHA Science Advisory: stanol/sterol ester-containing
foods and blood cholesterol levels: a statement for healthcare professionals from the
Nutrition Committee of the Council on Nutrition, Physical Activity, and Metabolism
of the American Heart Association,” pp. 103: 1177-1179, 2001.

19
[38]. G. J. T. E. Ras R.T., “Ldl-cholesterol-lowering effect of plant sterols and stanols
across different dose ranges: A meta-analysis of randomised controlled studies,” p.
112:214–219, 2014.
[39]. J. a. M. R. De Jong, “Metabolic effects of plant sterol s and stanols(review).,”
pp. 14: 362-9, 2003.
[40]. K. M. Cabral CE, “ Phytosterols in the Treatment of Hypercholesterolemia and
Prevention of Cardiovascular Diseases,” Arq Bras Cardiol, pp. 109(5):475-482, 2017.
[41] Nhân chứng Jehovah. Có thể tham khảo tài liệu tại:
https://vi.wikipedia.org/wiki/nhan-chung-giehova
[42] Phương pháp truyền máu. Có thể tham khảo tài liệu tại:
https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/huyet-hoc-truyen-mau/truyen-
mau-lam-sang-nguyen-tac-va-cac-buoc-thuc-hien
[43] Tại sao nhân chứng Jehovah không truyền máu. Có thể tham khảo tài liệu tại:
https://www.jw.org/vi/nhan-chung-giehova/cau-hoi-thuong-gap/sao-nhan-chung-
khong-truyen-mau/
[44] Royal College of Anaesthetists (2004), Education in Anaesthesia, Critical Care
& Pain, tập 4, số 2, trang 39.

20

You might also like