DCT Buổi 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HCM

CHUYÊN ĐỀ THỰC VẬT DƯỢC LIỆU DƯỢC CỔ


TRUYỀN

THUỐC GIẢI BIỂU, KHU


HÀN, THANH NHIỆT
18DDUA5-Nhóm 4
Lê Văn Thuận- Trần Thúy Hiền- Nguyễn Hương Hoàng Vi
Lê Trương Thanh Nguyệt- Trịnh Nguyễn Nhất Tuấn
Trương Thị Linh Huệ- Nguyễn Hoàng Khang
THUỐC GIẢI BIỂU
1. Định nghĩa: Thuốc có tác dụng đưa ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra
ngoài bằng đường mồ hôi.
2. Tấu lý: Là những đường xuyên từ da, cơ vào đến tạng phủ (lỗ chân lông).
3. Phân loại: Có 3 loại
+ Phát tán phong hàn (Tân ôn giải biểu): Vị cay, tính ấm.
Ví dụ: Quế chi, Ma hoàng, Kinh giới,…
+ Phát tán phong nhiệt (Tân lương giải biểu): Vị cay, tính mát.
Ví dụ: Bạc hà, Tang diệp, Cúc hoa,…
+ Phát tán phong thấp.
4. Đặc điểm:
- Bộ phận dùng: Đa số lá, cành
- Đa số nhẹ nhàng, có vị cay, quy kinh Phế
- Gây ra mồ hôi để phát tán, phát hãn, đưa tà khí ra ngoài
- Khí vị thuốc nhẹ nhàng, ôn chứ không nhiệt, lương chứ không hàn.
5. Tác dụng và chỉ định:
- Phát tán giải biểu.
- Trị đau do cảm phải hàn tà, nhiệt tà.
- Ho; hen suyễn; tức ngực; khó thở do hàn, nhiệt.
- Giải độc, thấu chẩn.
- Chữa đau khớp xương do phong, hàn, thấp.
- Lợi niệu, trừ phù thũng.
6. Lưu ý:
- Đa số kỵ lửa, không sao(hoặc sao sơ qua), không nấu kỹ, sôi khoảng
10 phút thì tắt lửa, phải đậy nắp kín.
- Thuốc dùng khô tránh phơi nắng to, tránh sấy ở nhiệt độ cao. Cần
phơi âm can.
- Thuốc có vị cay thơm, dễ phát tán phải tán mịn để riêng hòa vào
thuốc sắc uống lúc còn nóng.
- Uống lúc còn nóng, có thể kết hợp ăn cháo, đắp chăn ấm giúp nhanh
ra mồ hôi.
- Dùng thuốc khi tà còn ở phần biểu.
- Dùng với số lượng nhất định, không dùng lâu dài.
- Tùy với thể chất, mùa, đối tượng đặc biệt mà dùng thuốc cho phù
hợp
7. Chống chỉ định:
- Phát sốt mà không phải biểu chứng: sốt do âm hư
- Tự hãn, đạo hãn, bệnh nhiệt thời kỳ cuối, tân dịch hư hao.
- Mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban đã mọc hết, bay hết.
- Choáng, tiêu chảy, tức ngực,…
- Người bệnh mất nhiều máu.
MA HOÀNG
1. Tên khoa học : Ephedra sp.Ephedraceae
2. Bộ phận dùng : Phần trên mặt đất.
3. Tính vị: Cay, hơi đắng, ấm.
4. Quy kinh: Phế, Bàng quang.
5. Thành phần hóa học: Alkaloid (ephedrin), tinh dầu,…
6. Liều dùng: 3-10g/ ngày.
7. Công năng, chủ trị:
- Khử tà nhiệt khí, giải biểu, khử phong, bình suyễn, tiêu phù, lợi niệu, tán
tụ, chỉ khái nghịch thượng khí, tuyên phế.
- Hen suyễn, sốt cao, ôn dịch, trúng phong, ngoại cảm phong hàn, phù
thũng, huyết trệ ở sản hậu, mắt đỏ sưng đau.
8. Kiêng kị:
- Không dùng chung với Thạch vi, Tế Tân . Tránh dùng với bệnh nhân
phế hư, PNMT, suy nhược , thổ huyết.
- Thận trọng với bệnh nhân: cao huyết áp, suy tim
MA HOÀNG THANG
Ma hoàng: 12g Quế chi: 10g
Hạnh nhân: 12g Cam thảo: 4g
Chủ trị: Ngoại cảm phong hàn
Công hiệu:
- Chữa cảm mạo phong hàn thể biểu thực: sợ lạnh, phát sốt, đau dầu
mình, không có mồ hôi, mạch phù khẩn.
- Chữa chứng cảm mạo do lạnh, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho suyễn,
đờm nhiều.
1. Tên chế phẩm: Siro trị ho Slaska Plus
2. Tên công ty: Traphaco
3. Thành phần: Ma hoàng, khổ hạnh nhân, cam thảo, cát
cánh,…
4. Công dụng:
- Trị các chứng ho gió, ho khan.
- Trị ho lâu ngày, đờm đặc, rát cổ.
5. Liều lượng :
Trẻ em 1 – 2 tuổi: Mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2,5 ml
Trẻ em 2 – 6 tuổi: Mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 5 ml.
Trẻ em 7 – 12 tuổi: Mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 ml.
Người lớn: Mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 15 ml.
6. Chống chỉ định :
- Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Người bệnh bị suy tim, cao huyết áp, tiểu đường.
- Trẻ em dưới 1 tuổi.
QUẾ CHI
1. Tên khoa học: : Cinnamomum cassia Lauraceae.
2. Bộ phận dùng: Cành non.
3. Tính vị: Cay, ngọt, ấm.
4. Quy kinh: Tâm, Phế, Bàng quang.
5. Thành phần hóa học:Flavonoid,tinh dầu,…
6. Liều dùng: 3-10g/ ngày
7. Công năng, chủ trị:
- Hoạt huyết, trừ hàn, tăng tiết mồ hôi, làm ấm kinh lạc, giảm hội chứng
ngoại sinh.
- Cảm mạo phong hàn, đau khớp, đau bụng lạnh, phù thũng, huyết hàn
bế kinh, đánh trống ngực, cổ họng có đờm.
8. Kiêng kị:
Tuyệt đối không dùng trong các trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai.
- Người âm hư hỏa vượng.
- Xuất huyết hay có tổn thương ở yết hầu.
QUẾ CHI THANG
Quế chi: 12g Bạch thược: 12g
Chích thảo: 8g Sinh khương: 12g
Đại táo: 3 quả
Chủ trị: Ngoại cảm phong hàn, giải biểu phát hãn, điều hoà dinh vệ.
Công hiệu:
- Chữa chứng ngoại cảm phong hàn biểu hư.
- Chữa nôn do có thai
- Chữa cảm mạo phong hàn kèm hen suyễn.
- Chữa chứng cảm mạo do lạnh kèm vai gáy cứng đau.
- Chữa chứng đau các khớp do phong, hàn thấp.
1. Tên chế phẩm: Thận Khí Khang
2. Tên công ty: TNHH Công nghệ dược phẩm
Lotus
3. Thành phần: Cao quế chi, cao đỗ đen, cao hà
thủ ô, cao cối xay.
4. Công dụng:
Hỗ trợ điều trị lạnh chân tay.
Trị chứng đi tiểu nhiều vào ban đêm.
Tăng cường chức năng thận, giảm đau mỏi
thắt lưng.
5. Liều dùng: Ngày uống 1 lần, uống 4 viên vào
buổi tối trước khi đi ngủ
6. Chống chỉ định:
Không dùng cho PNCT và các đối tượng dị ứng
với các thành phần của thuốc.
BẠC HÀ
1. Tên khoa học: Mentha arvensis L. Lamiaceae
2. Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất.
3. Tính vị: Cay, mát.
4. Quy kinh: Phế, Can.
5. Thành phần hóa học: Tinh dầu methol
6. Liều dùng: 2-6g/ ngày
7. Công năng, chủ trị:
- Làm ra mồ hôi, trừ phong giảm đau, chỉ ho, kiện vị, chỉ tả, tăng tiết
mật, kích thích tiêu hóa, giải độc, thúc ban sởi mọc.
- Cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, mũi tắc, đau đầu, ít hoặc
không có mồ hôi, trị ho.
8. Kiêng kị:
- Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em
dưới 1 tuổi không dùng.
- Người bệnh nặng mới khỏi kiêng dùng.
- Người nội thương biểu hư, âm hư cấm dùng.
- Đổ mồ hôi do hư không dùng
TANG CÚC ẨM

Tang diệp: 10g Hạnh nhân: 8g


Cúc hoa: 4g Cát cánh 8g
Liên kiều: 6g Lô căn: 10g
Bạc hà: 4g Cam thảo: 4g
Chủ trị: Chữa cảm mạo phong nhiệt và ôn bệnh thời kỳ sơ khởi.
Công hiệu: Giải biểu sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái.
1. Tên chế phẩm: Siro ho Bảo Thanh.
2. Tên công ty: Dược phẩm Hoa Linh.
3. Thành phần: Tinh dầu bạc hà, gừng, cam thảo, mật
ong, ô mai…
4. Công dụng: Trừ ho, bổ phế, hóa đờm,…
5. Liều dùng:
- Trẻ em dưới 3 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 ml.
- Trẻ em trên 3 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 ml.
- Người lớn: ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 ml
- Dùng được cho phụ nữ có thai trên 3 tháng và phụ nữ
cho con bú.
6. Chống chỉ định:
- Một số đối tượng dưới đây không nên sử dụng
thuốc.
- Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của
thuốc.
- Thận trọng khi sử dụng đối với trẻ sơ sinh
TANG DIỆP
1. Tên khoa học: Morus alba L. Moraceae .
2. Bộ phận dùng: Lá
3. Tính vị: Đắng, ngọt, lạnh.
4. Quy kinh: Phế, Can.
5. Thành phần hóa học: Tinh dầu, Flavonoid,…
6. Liều dùng: 5-10g/ ngày
7. Công năng, chủ trị:
- Mát huyết, tán phong nhiệt, sơ biểu giải nhiệt, sáng mắt, giải cảm hạ sốt,
hóa đờm chỉ khái, bổ can thận.
- Nhức đầu, ho do lao nhiệt, cảm phong phát nóng, rối loạn tiêu hóa, cao huyết áp,
ra mồ hôi nửa người, hoa mắt, chóng mặt…
8. Kiêng kị: Thận trọng với người âm suy
TANG CÚC ẨM
Tang diệp: 10g Hạnh nhân: 8g
Cúc hoa: 4g Cát cánh 8g
Liên kiều: 6g Lô căn: 10g
Bạc hà: 4g Cam thảo: 4g
Chủ trị: Chữa cảm mạo phong nhiệt và ôn bệnh thời kỳ sơ khởi.
Công hiệu: Giải biểu sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái.
1. Tên chế phẩm: Cao ho Tâm An
2. Tên công ty: TNHH thương mại dược mỹ phẩm
Tâm An.
3. Thành phần: Tang diệp, huyền sâm, bạc hà,
gừng,…
4. Công dụng:
- Điều trị ho khan, có đờm.
- Đặc trị viêm họng hạc, amidan hốc mủ, viêm phế
quản, viêm phổi dùng kháng sinh lâu ngày không khỏi.
5. Liều dùng:
- Ngậm trực tiếp từ 5 – 7 lần / ngày, mỗi lần 1 thìa
café 1 – 2ml
- Trẻ con: Có thể pha với nước ấm cho bé uống.
6. Chống chỉ định:
- Thận trọng với PNCT và cho con bú
- Người dị ứng với bất kì thành phần nào của
thuốc.
THUỐC KHU HÀN
1. Định nghĩa: Những thuốc ấm nóng, tác dụng ôn trung (Làm ấm từ
bên trong). Thông kinh hoạt lạc, ấm kinh giảm đau, hồi dương cứu
nghịch.
2. Phân loại: 2 loại
- Thuốc ôn trung
- Thuốc hồi dương cứu nghịch
3. Đặc điểm: Đại nhiệt, có độc. Vị cay, ngọt. Quy kinh: Tâm, Thận, Tỳ.
4. Tác dụng và chỉ định:
- Lấy lại phần dương khí bị suy giảm.
- Tác dụng ôn trung, thông kinh hoạt lạc, ấm kinh giảm đau.
- Thoát dương.
5. Lưu ý:
- Tùy theo trường hợp phối hợp thuốc khác .
- Phân biệt với bệnh do ngoại hàn xâm nhập phần biểu.
- Các trường hợp không sử dụng: Âm hư sinh nội nhiệt.
- Không dùng lâu, sẽ gây tổn hao tân dịch.
6. Chống chỉ định:
- Chân nhiệt giả hàn.
- Âm hư sinh nội nhiệt.
- Thiếu máu ốm lâu ngày, tân dịch giảm sút.
HƯƠNG NHU
1. Tên khoa học: Ocimum sanctum Lamiaceae.
2. Bộ phận dùng: Toàn cây trên mặt đất.
3. Tính vị: Cay, hơi ấm.
4. Quy kinh: Phế, Tỳ, Vị.
5. Thành phần hóa học: Tinh dầu, thymol,
6. Liều dùng: 3-10g/ngày.
7. Công năng, chủ trị:
- Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, tán thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh,
không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì
thủy.
- Tán hàn, giải biểu, kiện vị, lợi niệu .
8. Kiêng kị:
- Người trúng nhiệt kiêng dùng.
- Người chân khí hư yếu không uống nhiều.
- Người biểu hư mồ hôi nhiều cấm dùng.
HƯƠNG NHU TÁN
Hương nhu: 200g Biển đậu sao: 40 - 60g
Hậu phác: 40 - 60g

Chủ trị: Tiêu thử, giải biểu, hóa thấp, hòa trung.
Công hiệu:
Trị chứng sốt, sợ lạnh, đầu đau nặng, ngực đầy tức, không ra mồ
hôi hoặc đau bụng, nôn tiêu chảy, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù.
1. Tên chế phẩm: Tinh dầu Hương nhu
2. Tên công ty: TNHHMTV sản xuất
tinh dầu Hoa Nén.
3. Thành phần: Tinh dầu Hương Nhu(
Eugenol, Methyleugenol, P-
cariophylen)
4. Công dụng:
- Chữa cảm nắng, sốt nóng lạnh
- Giúp mọc tóc, chữa hôi miệng, kích
thích tiêu hóa, lợi tiểu, hỗ trợ hoạt động
của thận
- Sát khuẩn vết thương, tăng đề kháng.
TẾ TÂN
1. Tên khoa học: Asarum heterotropoides Kitag. Aristolochiaceae
2. Bộ phận dùng: Rễ.
3. Tính vị: Cay, ấm, có ít độc.
4. Quy kinh: Phế, Thận, Tâm.
5. Thành phần hóa học: Tinh dầu.
6. Liều dùng: 3-5g/ngày
7. Công năng, chủ trị:
- Ôn phế, hóa đàm ẩm, giảm đau, thông khiếu, tán hàn, khu phong, chỉ
khái và phát hãn.
- Đau nhức răng, đau đầu, ho có đờm, hôi miệng, đau nhức xương khớp,
cảm phong hàn.
8. Kiêng kị:
- Không dùng phối hợp chung với dược liệu lê lô.
- Không dùng cho người ho khan không có đờm và âm hư hỏa vượng.
- Người có khí huyết kém chỉ nên dùng tế tân ở liều lượng thấp.
ĐẠI HOÀNG PHỤ TỬ THANG
Đại hoàng: 8-12g Phụ tử: 8-12g
Tế tân: 3-6g

Chủ trị: Ôn dinh, tán hàn, chỉ thống.


Công hiệu:
Âm hàn tích tụ, vòm bụng đầy chướng nên đau, đại tiện bí, chân tay
lạnh, sợ lạnh hoặc phát sốt, rêu trắng, mạch trầm huyền.
1. Tên chế phẩm: Xuyên Khung Tế Tân.
2. Tên công ty: Cổ phần dược phẩm PQA.
3. Thành phần: Tế tân, xuyên khung,. bạch
truật, cảm thảo, bạch chỉ.
4. Công dụng: Tăng lưu thông khí huyết.
5. Liều dùng:
Ngày uống 3 lần, uống sau khi ăn:
- Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 2 viên.
- Người lớn: Mỗi lần uống 3 viên.
5. Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ
có thai hoặc đang cho con bú, người rong kinh
huyết, dễ chảy máu, người mẫn cảm với bất kỳ
thành phần nào của sản phẩm.
BẠCH CHỈ
1. Tên khoa học: Angelica dahurica Apiaceae.
2. Bộ phận dùng: Rễ.
3. Tính vị: Cay, ấm.
4. Quy kinh: Phế, Vị, Đại trường.
5. Thành phần hóa học: Tinh dầu.
6. Liều dùng: 3-10g/ ngày.
7. Công năng, chủ trị:
- Kháng khuẩn, giảm đau, giúp tàn hàn, tiêu mủ, trừ phong, giải độc,
chỉ thống, hoạt huyết, táo thấp.
- Đau đầu, đau chân răng, đau mắt. Bệnh hậu sản, phong, chóng mặt.
Viêm mũi, viêm xoang, chảy nước mũi trong. Táo bón, bệnh trĩ. Sốt ở
trẻ em. Ung nhọt, mụn đinh. Bệnh bạch đới. Đại tiện, tiểu tiện ra máu,…
8. Kiêng kị:
- Buồn nôn, nôn ói do hỏa
- Người có thể âm hư, hỏa vượng, huyết nhiệt
- Khí hư đới hạ ra nhiều
- Lậu hạ
- Đau đầu do huyết hư, hỏa vượng
- Mụn nhọt, mụn đầu đinh chưa vỡ miệng
- Đang bị tổn thương khí huyết
- Sốt xuất huyết
XUYÊN KHUNG TRÀ ĐIỀU TÁN
Xuyên khung: 8g Kinh giới: 16g
Bạc hà: 32g Khương hoạt: 8g
Tế tân: 4g Bạch chỉ: 8g
Cam thảo: 8g Phòng phong: 6g

Chủ trị: Sơ tán phong hàn, trị đau đầu


Công hiệu:
Trị bệnh phát nhiệt, ghét lạnh, tắc mũi, chảy nước mũi, đầu và
mặt đau nhức các chứng.
1. Tên chế phẩm: Bạch Chỉ Căn
2. Tên công ty: Cổ phần dược phẩm Ecolife.
3. Thành phần: Bạch chỉ, địa liên, các căn,
tỏi đen, đinh lăng
4. Công dụng: Giải nhiệt cơ thể, tăng sức đề
kháng, giải cảm,…
5. Liều dùng:
Ngày uống 3- 4 lần:
- Trẻ em từ trên 3 tuổi – 10 tuổi: Mỗi lần
uống 1 – 2 viên.
- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Mỗi lần
uống 3 viên.
Nên uống ngay khi có dấu hiệu cảm cúm.
6. Chống chỉ định: Chưa có thông tin chống
chỉ định.
THUỐC THANH NHIỆT
1. Định nghĩa: Là thuốc có tác dụng loại trừ nhiệt độc, lập lại cân bằng
âm dương.
2. Phân loại: 5 loại
Thanh nhiệt thải trừ Thanh nhiệt giải độc
Thanh nhiệt giáng hỏa Thanh nhiệt táo thấp
Thanh nhiệt lương huyết
3. Đặc điểm:
Vị đắng hoặc ngọt, tính hàn.
Dễ gây nê trệ, mất tân dịch
Liều lượng thay đổi theo khí hậu
Khi dùng nên phối hợp các thuốc khác
4. Tác dụng và chỉ định:
- Thanh nhiệt, loại trừ nhiệt độc.
- Lập lại cân bằng âm dương.
5. Lưu ý:
- Thuốc hàn, vị đắng => Táo, mất tân dịch. Dùng thuốc dưỡng tâm.
- Thuốc hàn, vị ngọt => Nê trệ, khó tiêu. Dùng thuốc kiện tỳ.
- Thuốc đắng, hàn => Nôn mửa. Dùng gừng nóng.
6. Chống chỉ định:
- Không dùng khi bệnh còn ở biểu.
- Thận trọng với người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, ăn không ngon.
- Không dùng cho bệnh nhân thiếu máu, mất máu sau sinh, xuất huyết
do dương hư, chân hàn giả nhiệt.
KHOẢN ĐÔNG HOA
1. Tên khoa học: Tussilago farfara L. Asteraceae
2. Bộ phận dùng: Nụ hoa
3. Tính vị: Cay, ngọt, ấm
4. Quy kinh: Phế, Can
5. Thành phần hóa học: Saponins, Tanin,…
6. Liều dùng: 6-18g/ngày
7. Công năng, chủ trị:
- Giáng khí, chỉ khái, nhuận phế, tiêu đờm, chỉ thấu, định suyễn.
- Trị ho, khí nghịch lên, ho ra máu mủ.
8. Kiêng kỵ:
Phế có thấp nhịp và phế âm bất túc hóa nhiệt nung nấu phế cấm dùng.
BÁCH HOA CAO
Khoản đông hoa: 40g Bách hợp: 40g

Công hiệu:
Trị tiêu chảy (do nhiệt), ho suyễn cấp, miệng khô, ho đờm, đờm có
máu.
1. Tên chế phẩm: Cốm PQA dùng cho người
ho hen.
2. Tên công ty: CP dược phẩm PQA.
3. Thành phần: Khoản đông hoa, xạ can, sinh
khương, ma hoàng, ngũ vị tử, bán hạ,…
4. Công dụng: Giải cảm hàn, thông phế, bình
suyễn, thông đường thở.
5. Liều dùng:
- Trẻ em < 2 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Trẻ em từ 2 -5 tuổi: Mỗi lần uống 1/2 gói
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 gói
- Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 – 2 gói
- Người lớn: Mỗi lần uống 2 – 3 gói
6. Chống chỉ định:
Không dùng cho phụ nữ có thai, người mẫn
cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
ĐỊA LONG
1. Tên khoa học: Lumbricus Megascolecidae.
2. Bộ phận dùng: Toàn thân bỏ ruột.
3. Tính vị: Mặn, đắng, cay.
4. Quy kinh: Can, Tỳ, Phế, Bàng quang.
5. Thành phần hóa học: Chất béo, acid amin.
6. Liều dùng: 8-12g/ ngày.
7. Công năng, chủ trị:
- Trị sốt cao phát cuồng, động kinh co giật, hen phế quản, di
chứng bại liệt nửa người, đau nhức do phong thấp, tiểu không
thông.
8. Kiêng kị:
- Hư hàn mà không có thực nhiệt thì cấm dùng
- Kiêng hành
LONG CHÂU HOÀN

Địa long trộn với một ít Long não, Xạ hương làm thành viên to
bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần lấy 1 viên trộn với nước gừng, nhét vào lỗ
mũi. Đau bên phải nhét bên tráu và ngược lại.

Dùng điều trị chứng đau nhức do đầu phong.


1. Tên chế phẩm: Cao Địa Long.
2. Công ty: Dược liệu Thiên Đức.
3. Thành phần: 100% địa long.
4. Công dụng: Tăng sức đề kháng,
nâng cao sức khỏe, phục hồi sinh
lực, trị suy nhược, suy kiệt, chống
siêu vi.
5. Liều dùng:
- 7-10 ngày/ lọ
- 5-10ml/ ngày
6. Chống chỉ định: Người có cơ địa dị
ứng với thành phần chế phẩm.
CÁT CĂN
1. Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth. Fabaceae
2. Bộ phận dùng: Rễ củ.
3. Tính vị: Ngọt, cay, tính bình, không độc.
4. Quy kinh: Tỳ, Vị, Phế, Bàng quang.
5. Thành phần hóa học: Tinh bột, saponin, flavon .
6. Liều dùng: 10-15g/ ngày.
7. Công năng, chủ trị:
- Tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải
co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí.
- Sỏi thời kỳ đầu, chứng biểu nhiệt, tiêu chảy, gáy đau vai cứng, đau
trước trán, tà ở kinh dương minh,…
8. Kiêng kị:
- Không dùng cát căn cho trường hợp âm hư hỏa vượng và thương
thực hạ hư.
- Cẩn thận trọng khi dùng cho người sốt nóng mà sợ lạnh.
THẤT VỊ BẠCH TRUẬT TÁN
Bạch linh: 16g Bạch truật: 16g
Cam thảo: 4g Cát căn: 16g
Hoắc hương: 16g Mộc hương: 6g
Nhân sâm: 8g

Chủ trị: Tỳ hư da thịt nóng, tiết tả hư nhiệt.


Công hiệu:
Kiện tỳ, chỉ tả. Trị trẻ nhỏ tỳ vị bị hư hàn, nôn mửa, tiêu chảy,
miệng họng khô khát, thức ăn không tiêu, gầy ốm.
1. Tên chế phẩm: Não Đắc Sinh Cerinpas.
2. Tên công ty: Cổ phân dược phẩm OPC.
3. Thành phần: Cát căn, tam thất, hồng
hoa, qua sơn tra,…
4. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thông
kinh hoạt lạc.
5. Liều dùng:
Người lớn: uống mỗi lần 2 viên, ngày 3 lần
6. Chống chỉ định:
- Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần
nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Trường hợp bị xuất huyết não cấp tính.
- Người đang bị loét dạ dày tá tràng, người
có kinh nguyệt ra quá nhiều, người đang bị
cảm cúm.
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG
NGHE !

You might also like