Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI HÀN QUỐC

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thế Hùng


Mã lớp học phần : 23C4BUS50317805
Nhóm thực hiện : 5

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2023

1
Danh sách tên thành viên nhóm 5:
1. Nguyễn Lương Thị Sương MSSV: 35231024165
2. Nguyễn Thị Thu Sương MSSV: 35231024133
3. Trần Thanh Thanh MSSV: 35231024131
4. Ngô Tuấn Thành MSSV: 35231024135
5. Nguyễn Thị Thao MSSV: 35231024139

[THESIS TITLE]

2
BÀI LÀM
1. Về thị trường
1.1 Nhu cầu và chất lượng khách hàng
Nhu cầu tiêu thụ ở hàn quốc rất lớn, GDP bình quân đầu người 2022 là
32.661usd/ năm minh chứng cho thị trường tiêu thụ ở HQ rất hấp dẫn.
Tỷ lệ thất nghiệp khá ít: 3,8%
HQ có hơn 49 triệu dân với cơ cấu độ tuổi như sau: 0-14 tuổi chiếm
12.7%, 15-64 tuổi chiếm 71.4% , 65 tuổi trở lên chiếm 15.9%.
Thị trường tiêu thụ hàn quốc : người tiêu dùng chi tiêu khá nhiều do bình
quân đầu người cao là một thị trường hấp dẫn nhưng yêu cầu của họ đối
với sản phẩm trong nước cũng như nhập khẩu rất là cao. Ví dụ như
Vinamilk đã có 10 năm nghiên cứu thị trường và yêu cầu của người Hàn
để đưa ra các sản phẩm phù hợp với khẩu vị và thị hiếu của người Hàn,
chú trọng vào nhận diện thương hiệu, thiết kế hình ảnh ấn tượng bắt mắt
vì người Hàn rất yêu cái đẹp . Hiện nay có các dòng sản phẩm mà
Vinamilk tự tin đem đến tay người tiêu dùng ở Hàn là sữa đậu nành,đậu
nành, hạnh nhân và hạt óc chó.
Một vấn đề liên quan về văn hóa ở Hàn họ vẫn còn trọng nam khinh nữ,
nên thường các vấn đề trong gia đình do người nam quyết định.
Người Hàn rất tôn trọng lễ nghĩa nên thường có thói quen tặng quà như
món ăn, thực phẩm, sản phẩm có lượi cho sức khỏe như sâm..
Mua thực phẩm trên mạng chưa phải là thói quen tiêu dùng lớn của người
Hàn, họ vẫn thường đến các cửa hàng để mua.
Các đồ uống thông dụng tại gia đình là sữa, cà phê, sữa chua và nước
uống hoa quả nguyên chất
1.2 Về tăng trưởng: Theo ngân hàng Trung ương HQ mỗi năm đều tăng
cho thấy được khả năng tăng trưởng của thị trường này rất tốt.
1.3 Qui mô
Kinh tế HQ là nền kinh tế phát triển đứng thứ 3 ở Châu A và đứng thứ 10
trên toàn thế giới theo GDP năm 2006. Sau chiến tranh Triều Tiên kinh tế
HQ đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nươc nghèo nhất trên
thế giới đã trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỉ 20 HQ
là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất trong
lịch sử hiện đại. Một phân tích của Goldman Sachs đã chỉ ra HQ sẽ trở
thành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu
người là 52.000 usd. Cùng với sựu phát triển kinh tế thì đời sống người
dân cũng đã cải thiện rất là nhiềuVới mức thu nhập cao họ không quá
quan trọng về giá cả nhưng rất quan trọng về chất lượng sản phẩm và độ
an toàn sản phẩm, người nội trợ Hàn có thói quen đọc kĩ thông tin sản
phẩm và so sánh với các sản phẩm khác. Họ cũng rất thích sản phẩm thân
thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe, ưa chuộng các loại thực phẩm

3
chức năng phổ biến nhất là loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất (67.8%)
như vitamin và hồng sâm(46.4%). Hàng hóa không chỉ cần có chất lượng
mà còn phải có mẫu mã, màu sắc phong phú=> thường quan tâm đến
chủng loại đa dạng, chất lượng, sự tiện lợi và niềm vui khi mua sắm.
Theo Vietrade khaỏ sát đối vơi 3018 ngườu tiêu dùng Hàn Quốc cung
cấp cập nhật thông tin về xu hướng tiêu dùng thực phẩm ở thị trường HQ.
Họ thường mua thực phẩm tại siêu thị vừa và nhỏ(29.8% số người trả lời),
các đại siêu thị(27.8%) và các chợ truyền thống(27.2%). Đối với các
thành phố như Seoul một tỷ lệ lơn người tiêu dùng mua sắm thực phẩm
tại các siêu thị và đại siêu thị, trong khi ở các vùng nông thôn người tiêu
dùng thường mua thực phẩm tại các chợ truyền thống. Thế hệ trẻ và
những người có thu nhập cao có xu hướng mua thực phẩm tại các siêu thị
nhiều hơn.
Năm 2020, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng cao thứ 3 trong nhóm các nền
kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20)
2. Về nguồn lực
Những năm đầu thập niên 60 Hàn Quốc là một trong những quốc gia có
thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới, chưa đến 100USD. Từ
một trong những nước nghèo và lạc hậu nhất trên thế giới đã vươn mình
trở thành con Rồng Châu Á chỉ trong vòng 30 năm đây được gọi là kỳ
tích dựa trên các nguồn lực về nhân lực và vật lực của chính mình.
2.1 Nhân lực có chuyên môn
Nguồn nhân sự có chuyên môn luôn đòi hỏi một quá trình được đào tạo
kỹ lưỡng từ hệ thống giáo dục có định hướng. Từ những năm 1950,
Chính phủ Hàn Quốc chủ trương xóa mù chữ cho toàn dân. Tiếp theo
những năm sau đó, hệ thống giáo dục dần được đẩy mạnh với chiên lược
nhằm nâng cao chất lượng nhân sự được đào tạo và có chuyên môn: +
Năm 1960, phát triển giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học
+ Năm 1970, đây mạnh hoạt động nghiên cứu, giáo dục trên lĩnh vực
khoa học, công nghệ ở các trường dạy nghề kỹ thuật + Năm 2001, Chính
phủ Hàn Quốc công bố Chiến lược quốc gia lần thứ nhất về phát triển
nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005. + Năm 2010, chiến lược quốc gia
lần thứ 2 về phát triển nguồn nhân lực được xây dựng hiệu quả Bên cạnh
đó, năm 2015, Chính phủ Hàn Quốc giới thiệu hệ thống tuyển dụng mới -
Tiêu chuân Năng lực Quôc gia (National Competency Standards - NCS)
nhăm đánh giá trình độ và kỹ năng cho từng công việc của trên 800
ngành nghề trong lĩnh vực công lập. Dựa trên những tiêu chí được chính
phủ xây dựng và phát triển giúp các công ty tuyển dụng được nhân sự có
chuyên môn không chỉ dựa trên nền tảng giáo dục và bằng cấp mà dựa
trên năng lực tiềm năng của từng ứng viên.
2.2 Nguyên vật liệu, thành phần
Hàn Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền
kinh tế, với các thành phẩm như đồ điện tử, hàng dệt may, tàu thủy, ô tô

4
và thép là các loại mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nước này.
Năm 1990, các nhà sản xuất Hàn Quốc đã lên kế hoạch thay đổi đáng kể
kế hoạch sản xuất trong tương lai sang các ngành công nghệ cao. Tuy
nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã lộ nhiều khuyết điểm trong
chuỗi giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc, Hàn Quốc đã thực hiện các
bước khuyến khích doanh nghiệp đưa hoạt động sản xuât "hôi hương".
Trong thập kỷ qua, chính phủ Hàn Quôc đã ban hành một sô chính sách,
bao gôm, các lợi ích vê thuê, trợ câp và giảm giá đât - đê khuyên khích
việc hồi hương sản xuất nhằm tái cơ cấu nền kinh tế sau những tổn thất
nặng nề từ đại dịch trên toàn thế giới.
2.3 Nhân công
Năm 1967, hệ thống dạy nghề ở Hàn Quốc đã trở thành hệ thống phụ
giúp cho hệ thống giáo dục chính thống trong việc đào tạo người có kĩ
năng. Điều luật này quy định các cơ sở đào tạo nghề gồm 3 loại: tố chức
nghề cộng đồng được điều hành bởi nhà nước và chính quyền trung ương;
tố chức nghề phi lợi nhuận được điều hành bởi bộ lao động; và các trường
dạy nghề thông thường được thực hiện bởi chính các doanh nghiệp tư
nhân. Một quy định quan trọng đó là điều luật quy định tất cả các doanh
nghiệp trên 500 nhân công phải cung cấp chương trình đào tạo thường
xuyên. Chính phủ Hàn Quốc cực kỳ chú trọng vào công tác phát triển
nguồn nhân lực chất lượng, các khóa học phải gắn liền giữa lý thuyết từ
giáo dục truyền thống và thực tế đi đôi với các ngành công nghiệp trọng
điểm quốc gia. Từ những chính sách đào tạo nghiêm túc, Hàn Quốc ngày
càng cung cấp được nhân lực kỹ thuật cao cho doanh nghiệp trong những
năm gần đây.
2.4 Cải tiến kĩ thuật, công nghệ
Bên cạnh đó, Hàn Quốc được biết đến như một Bệ phóng của thị trường
di động vốn đã trưởng thành, nơi mà các nhà phát triên có thê thu được
lợi ích từ một thị trường có rât ít hạn chế để công nghệ có thể tồn tại.
Ngày càng có nhiều xu hướng phát minh ra các loại phương tiện hoặc
ứng dụng mới, sử dụng cơ sở hạ tâng internet 4G và 5G ở Hàn Quôc. Hàn
Quốc ngày nay có cơ sở hạ tâng đáp ứng mật độ dân sô và văn hóa có khả
năng tạo ra sự đặc thù địa phương một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, đối với
các công ty phải đối mặt với những thách thức của quá trình chuyến đổi
kỹ thuật số này, Chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập một cơ chế hợp tác
công-tư đặc biệt để giúp các doanh nghiệp tiếp cận và xây dựng các nhà
máy thông minh. Tăng cường số hóa dường như cũng là một cách hiệu
quả để đối phó với thách thức của sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Điển
hình, công ty may mặc G&G Enterprise của Hàn Quốc đã xây dựng một
nhà máy thông minh mới, hoàn toàn tự động ở phía Tây Nam ở nước này,
giúp công ty có khả năng cạnh tranh về giá và linh hoạt hơn trong đa
dạng hóa sản phẩm - ngay cả trong lĩnh vực dệt may sử dụng nhiều lao
động.

5
2.5 Sự trau dồi,học hỏi

Chính sách giáo dục Hàn Quốc của chính phủ từ những năm 1960 đến
nay với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
doanh nghiệp cũng như nền kinh tế hàng đầu châu Á, đòi hỏi sức ép trong
việc học tập của học sinh Hàn Quốc rất lớn. Năm 2007, Chương trình
giáo dục Hàn Quốc được xác định cũng nhằm hướng đến con người được
giáo dục tốt nhất: "Giáo dục Hàn Quốc nhằm giúp mỗi công dân phát
triển cá tính và những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của một công dân
độc lập dưới ánh sáng của tư tưởng nhân đạo và tinh thần trách nhiệm vì
sự phồn thịnh của đất nước và nhân loại", bao gồm các tiêu chí: + Phát
triển cá tính của mỗi người và chăm sóc tất cả mọi người + Giúp thế hiện
năng lực sáng tạo và ứng dụng kiến thức, kĩ năng + Có một nền tảng tri
thức rộng để học tiếp và định hướng nghề nghiệp + Sáng tạo những giá trị
mới trên cơ sở các giá trị truyền thống dân tộc + Nhiệt tình cải tạo cộng
đông như một công dân. Những thay đổi trên đã và đang tạo ra nhiều
phản ứng khác nhau trong dư luận Hàn Quốc, tuy nhiên, nhiều quan điểm
vẫn công nhận sự thay đổi tích cực nguồn nhân lực từ việc học tập đã góp
phần thay đổi nền kinh tế của "con rồng châu Á" ở thời điềm hiện tại.
3. Về mức độ dễ dàng trong kinh doanh
3.1 Trước tiên xét về khía cạnh thuế quan
Các cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế cho biết sẽ tăng cường những ưu
đãi thuế quan trong doanh nghiệp để mở đường cho các hoạt động đầu tư
hạ tầng. Ban hành chính sách ưu đãi thuế cho phép các công ty, nhà đầu
tư, đồng thời cắt giảm thu nhập chịu thuế, sửa đổi một số quy tắc thuế
nhằm thay đổi tiêu dùng trong nước và cung cấp nhiều lợi ích hơn cho
các nhà có thu nhập thấp. Trong năm 2022, khấu trừ thuế đặc biệt đối với
chi tiêu bổ sung tại các chợ đầu mối truyền thống, cung cấp các phiếu
giảm giá. Hạn mức mua hàng miễn thuế cũng lần đầu tiên được gỡ bỏ sau
43 năm, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp miễn thuế và khuyến khích khách
đi du lịch nước ngoài chi tiêu tại Hàn Quốc nhiều hơn.
3.2 Trợ cấp
Chính phủ Hàn Quốc thường tung ra các gói kích thích tài chính với giá
trị lên hàng nghìn tỉ won với mục tiêu tăng trợ cấp xã hội và thúc đẩy
phát triển kinh tế, các khoản tiền được phân ra vào các khoản trợ cấp như:
trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thai sản, trợ cấp để tạo ra các dịch vụ công và
dịch vụ xã hội, bao gồm lực lượng chữa cháy, giáo viên và nhân viên bưu
điện, người già lớn tuổi cần trợ cấp.
3.3 Về cơ sở hạ tầng
Hàn Quốc có vị trí địa lí thuận lợi, hệ thống đường biển, bộ phát triển
mạnh mẽ, mạnh lưới giao thông khá rộng rãi. Ngoài ra có hệ thống đường
sắt và hệ thống tàu điện ngầm hiện đại, vận tải hàng không cũng được
đẩy mạnh dể phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. Quy mô thị trường cơ

6
sở hạ tầng của Hàn Quốc là 55,4 tỷ USD trong năm nay 2023. Các khoản
đầu tư khổng lồ đổ vào cơ sở hạ tầng giao thông của đất nước được thúc
đẩy bởi các ngành công nghiệp sản xuất và đồng minh thúc đẩy thị trường.
Hơn nữa, thị trường được thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp hỗ trợ
CNTT mong đợi cơ sở hạ tầng tiên tiến trong nước. Để tạo điều kiện cho
hoạt động sớm của mạng lưới di động công nghệ cao trong tương lai, Hàn
Quốc dự định đại tu hệ thống giao thông công cộng vào năm 2024.
3.4 Hợp đồng với chính phủ
Định hướng chiến lược và tạo điều kiện cho các hoạt động doanh nghiệp
phát triển, đồng thời chính phủ cũng ban hành chính sách phù hợp cho
các nhà đầu tư, hỗ trợ cơ sở vật chất uy tín chất lượng.
4. Xét về khía cạnh cạnh tranh
Hàn Quốc được xem là một trong những xã hội có tỉ lệ phân cực tầng lớp
cao, dẫn đến các vấn đề về hình thành nền giáo dục, văn hoá – Xã hội,
kinh tế,…
4.1 Về cường độ cạnh tranh ở Hàn quốc
• Giáo dục: Giáo dục Hàn Quốc thường được ca ngợi trên thế giới, được
coi là một mô hình thành công để định chuẩn ở các quốc gia khác. Đặc
điểm nổi bật nhất của giáo dục ở Hàn Quốc là tính cạnh tranh khốc liệt.
Cuộc chạy đua vào các trường đại học hàng đầu bắt đầu từ mẫu giáo. Các
trường tiểu học và trung học như đấu trường để học sinh giành điểm thi
cao nhất vì để không tạo ra khoảng cách khác biệt với người khác, ngay
từ nhỏ trẻ em Hàn Quốc đã được tiếp xúc đầy đủ với các môn học từ
ngoại ngữ đến năng khiếu, phải học trước các chương trình giáo dục tại
trường thông qua các trung tâm dạy vượt cấp bên ngoài, phải học rên 16
tiếng mỗi ngày, chỉ nghỉ 1 ngày thứ 7 trong tháng, ăn tối tại trường và
luôn bị áp lực về điểm số và thứ hạng do sự kỳ vọng từ các bậc phụ
huynh, dẫn đến việc cạnh tranh giữa các học sinh cùng trường/ lớp vô
cùng gay gắt.
• Văn hoá – Xã Hội: Sở hữu nền văn hoá phong phú và đa dạng giao thoa
với thế giới, cùng những giá trị cốt lõi nhất của Đại Hàn Dân Quốc cạnh
tranh cùng với nền văn hoá với Nhật Bản, Trung Quốc để tìm ra cái riêng
về văn hoá ẩm thực (Kim Chi, Teobbokki,…), trang phục (Hanbok) và
nổi bật nhất vươn tầm thế giới với nên âm nhạc KPOP phát triển vượt bậc.
Giúp Hàn Quốc thu lại những khoản lợi nhuận cả về danh tiếng lẫn tiền
bạc. Ngoài ra, trong văn hoá người HQ họ rất đề cao việc nhận được sự
tôn trọng từ người khác (gia đình, bạn bè, cái nhìn từ xã hội) nên dù tuổi
tác cũng quan trọng nhưng để nhận được sự tôn trọng từ gia đình, bạn bè,
xã hội nên người HQ có xu hướng cạnh tranh về việc làm, thứ bậc trong
xã hội để duy trì sự tôn nghiêm của bản thân. Do khoảng cách giàu nghèo
ngày càng lớn, giới trẻ Hàn Quốc đã tạo ra lý thuyết phân loại bản thân
theo từng tầng lớp thìa bao gồm 4 loại thìa vàng, thìa bạc, thìa đồng và
thìa đất. Khái niệm này bắt đầu bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần

7
đây khi sự phân biệt giai cấp phân trên giàu nghèo ngày càng rõ rệt nó có
thể được hiểu đơn giản là tầng lớp của một người trong xã hội sẽ được
phân loại dựa trên tài sản và mức thu nhập của bố mẹ: đối với thìa vàngl à
những người có thu nhập hàng năm 200 triệu Won (~4 tỷ đồng) tiếp đến
là thìa bạc với mức thu nhập hàng năm 80 triệu Won (~1,6 tỷ đồng), thìa
đồng có thu nhập vào khoảng 55 triệu Won (~1 tỷ đồng) và cuối cùng là
thìa đất về mức thu nhập hàng năm dưới 20 triệu Won (~dưới 400 triệu
đồng). Chính vì vậy các bậc phụ huynh ở Hàn Quốc phải cạnh tranh
ngoài xã hội để con các họ không bị phân biệt đối xử trong xã hội.
• Kinh tế: Nền kinh tế của Hàn Quốc bị ảnh hưởng và phụ thuộc rất
nhiều vào Giới Thượng Lưu Hàn Quốc (Còn được gọi là Chaebol: Tức
các tập đoàn gia đình). Ở Hàn Quốc, Giới thượng lưu chiếm khoảng 10%
dân số nhưng lại tạo ra phần lớn GDP cho đất nước và công ăn việc làm
cho người dân. những tập đoàn tài phiệt kinh doanh lâu đời mang tính
truyền thống cha truyền con nối và thường mở rộng quy mô ra toàn thế
giới trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng nhờ nắm vai trò chính thúc đẩy
nền kinh tế Hàn Quốc mà họ đã nhận được sự ưu đãi đặc biệt từ chính
phủ và đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề chính trị tại Hàn Quốc.
Vào năm 2017 tổng doanh thu của 10 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc đã
chiếm tới 44,2% cả nước năm 2020, báo cáo của Viện Korea seriso incut
cho thấy tổng doanh thu của 64 Chaebol lớn nhất tại Hàn Quốc tính đến
tháng 12 năm 2019 đạt 1,6 triệu tỷ chiếm đến 84,3% tổng GDP của toàn
quốc, riêng Samsung ghi nhận 314.000 tỷ Won chiếm 19,4% GDP cả
nước. Điều này mang lại cho nền kinh tế những thay đổi vượt bậc, cũng
làm bàn đạp cho sự cạnh tranh
4.2 Rào cản gia nhập
• Rào cản đối với các quốc gia khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc: +
Rào cản về văn hoá: là một nước với nền văn hóa đa sắc tộc, họ ưa
chuộng những nền văn hoá hiện đại như Châu Âu, Nhật,… tuy nhiên
người Hàn Quốc có tinh thần dân tộc và đề cao văn hoá truyền thống rất
cao, nên đối với các quốc gia khi vào thị trường này nếu thiếu đi sự tôn
trọng văn hoá hay thiếu sự hiểu biết về văn hoá của Hàn Quốc thì sẽ là
một rào cản rất lớn. + Rào cản về ngôn ngữ: 90% tỉ lệ người Hàn Quốc
nói Tiếng Anh theo kiểu trộn lẫn tiếng Anh và Tiếng Hàn (được gọi là
Konglist) dẫn đến khả năng sử dụng tiếng Anh sẽ phát sinh các lỗi về
dùng từ và ngữ pháp vì vậy các các đối tác nước ngoài không thể hoặc
gặp khó khăn khi giao tiếp hiệu quả với các chủ doanh nghiệp HQ. + Rào
cản về pháp lý: Hàng rào pháp lý của Hàn Quốc là hệ thống luật tương
đối hoàn chỉnh vì vậy các bộ luật ban hành rất rộng và được coi là quốc
gia có hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rất phát triển,
nhưng cũng vì vậy mà cũng gây cho các nhà đầu tư nước ngoài những
khó khăn nhất định khi phải nắm rõ các thông tin về luật cũng như khi
bước vào thị trường này.

8
• Rào cản khi Hàn Quốc gia nhập vaò các thị trường khác: + Rào cản về
văn hoá: Việc tiếp nhận văn hoá của quốc gia khác đối với các doanh
nghiệp Hàn Quốc là điều họ khó có thể chấp nhận. Lòng tự tôn về dân tộc
của người HQ cao nên dù là đến bất kì các quốc gia nào thì văn hoá trong
công ty của doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn sẽ được giữ lại, điều này làm
hạn chế về khả năng quản lý nhân viên cũng như việc tiếp cận khách
hàng từ thị trường mới. + Rào cản về pháp lý: Do quen với việc áp dụng
hệ thống luật pháp chặt chẽ nên khi tiếp cận một số thị trường có hệ
thống luật kém chặt chẽ hơn thì các doanh nghiệp này khó có thể tìm các
thông tin về luật để tham khảo cũng như để tránh các vấn đề về pháp lý
phát sinh.
4.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp- khách hàng
• Quyền lực thương lượng của Hàn Quốc với vai trò là NCC: Trong một
số lĩnh vực về công nghiệp nặng như đóng tàu, linh kiện điện tử, thiết bị
thông minh, các thiết bị điện da dụng, các sản phẩm về âm nhạc, điện
ảnh,… là những nghành đang phát triển tại Hàn Quốc và cũng là thế
mạnh tại thị trường này, vì vậy Hàn Quốc hoàn toàn có thể cung cấp và
đảm bảo về mặt chất lượng của các loại hình sản phẩm này. • Quyền lực
thương lượng của Hàn Quốc với vai trò là khách hàng: Vì có những tiêu
chuẩn khắc khe trong việc quản lý chất lượng nên việc đòi hỏi và kiểm
soát về chất lượng đầu vào của Hàn Quốc cũng là một điểm chú trọng
trong kinh doanh. Họ luôn đưa ra đánh giá lựa chọn công ty để mua dịch
vụ theo các tiêu chí như uy tín của công ty, các khách hàng đã từng hợp
tác và các sản phẩm công ty đã từng làm. Khi đã chọn được các công ty
ngang nhau về chất lượng, khách hàng thường so sánh trực tiếp giá của
các công ty với nhau để chọn ra một công ty có mức giá cả phù hợp nhất.
4.4 Việc kinh doanh mang lại lợi nhuận ngắn hạn hay dài hạn

Tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh sẽ quyết định việc kinh doanh tại thị
trường này là lợi nhuận ngắn hạn hay dài hạn. Việc kinh doanh tại thị
trường này mang lại lợi nhuận dài hạn chỉ trong một vài lĩnh vực chẳn
hạn các lĩnh vực trọng tâm như là các nghành công nghiệp nặng (sản xuất
ô tô, đóng tàu,..), đầu tư về các lĩnh vực điện tử, thiết bị thông minh (chip,
điện thoại,...) đều là các lĩnh vực có tính lợi nhuận cao về lâu dài. vì Hàn
Quốc đến nay là một quốc gia đã phát triển, theo số liệu thống kê từ Ngân
hàng Trung ương Hàn Quốc các ngành công nghệ mới của đất nước này
đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 18,8% - một con số vô cùng ấn tượng
với bất cứ quốc gia nào. Tuy vẫn có những rủi ro tiềm ẩn do các mối đe
doạ từ các cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung nhưng nhìn chung lợi
nhuận mang lại từ thị trường này và khả năng sinh lời vẫn cao.
5. Những rủi ro về ở thị trường Hàn Quốc
5.1 Những yếu tố rủi ro về chính trị
-Rủi ro từ Bắc Triều Tiên: Mối đe dọa từ chế độ không thể đoán trước

9
được của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il
-Rủi ro từ cuộc bầu cử: Tổng thống Hàn Quốc được bầu cho một nhiệm
kỳ duy nhất 5 năm. Cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng
3 năm 2022. Do Hàn Quốc có hệ thống chính trị “người chiến thắng nhận
tất cả”, trong đó tổng thống chỉ được phép nắm giữ một nhiệm kỳ 5 năm,
nhiều người lo ngại rằng bất kỳ thay đổi chính sách ngoại giao lớn nào
cũng có thể bị đảo ngược ngay khi năm 2027. 3. Ổn định chính trị: Đánh
giá của Ngân hàng về ổn định chính trị của Hàn Quốc đã suy giảm vào
năm 2006, phản ánh sự gia tăng xung đột giữa các đảng chính trị và chính
phủ và đối lập.
5.2 Những rủi ro về kinh tế
- Hàn Quốc có nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới (theo GDP, 2021), tăng
trưởng 4% vào năm 2021, tỷ lệ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2010. Tuy
nhiên, sự phụ thuộc vào xuất khẩu (chủ yếu là điện tử) có thể tạo ra rủi ro
nếu nhu cầu toàn cầu giảm
-Rủi ro từ việc phụ thuộc vào xuất khẩu: Hàn Quốc có nền kinh tế mạnh
mẽ và hiện đại, với tài chính vững chắc và lực lượng lao động được giáo
dục và có kỹ năng. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào xuất khẩu (chủ yếu là
điện tử) có thể tạo ra rủi ro nếu nhu cầu toàn cầu giảm.
- Rủi ro từ lạm phát: Lạm phát tại Hàn Quốc tăng từ mức trung bình
2,5% vào năm 2021 lên 5,1% vào năm 2022, mặc dù vẫn đáng kể thấp
hơn mức trung bình của OECD (9,6%). Tuy nhiên, nó đã giảm xuống còn
2,3% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 7 năm 2023 và dự kiến sẽ giảm
xuống dưới 2% vào năm 2024, do nhu cầu yếu và giá cả nguyên liệu sản
xuất giảm.
-Rủi ro từ việc gia tăng nợ: Chính sách nới lỏng định lượng cùng với các
kích thích tài khóa lớn đã góp phần làm tăng nhanh các khoản nợ.
-Rủi ro từ việc giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh
tế của Hàn Quốc đã giảm xuống, từ mức tăng trưởng trung bình +4,9%
trong thập kỷ 2000 và +3,3% trong thập kỷ 2010. Đại dịch Covid-19 và
chiến lược kiểm tra, truy vết và cách ly nghiêm ngặt của nước này đã dẫn
đến một cuộc suy thoái nhẹ trong năm 2020, với GDP giảm -0,7%. Năm
2021 mang lại sự phục hồi mạnh mẽ (+4,3%) khi nền kinh tế xuất khẩu
hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu ngoại vi.
5.3 Những rủi ro về cạnh tranh
-Rủi ro từ việc dân số già đi: Dân số Hàn Quốc đang già đi và chính sách
chống nhập cư của nước này đang gây ra lo ngại về hoạt động kinh tế
trong tương lai
- Cạnh tranh từ Trung Quốc: Trung Quốc là một đối thủ lớn trong nhiều
ngành công nghiệp mà Hàn Quốc cũng đang hoạt động, bao gồm thép,
đóng tàu, điện tử, ô tô và đồ gia dụng.
- Cạnh tranh từ các nước có Hiệp định Thương mại tự do (FTA): Ngoài ra,
các sản phẩm từ EU đã hưởng thuế giảm hoặc không thuế từ năm 2011.

10
Australia, Canada và Trung Quốc cũng đã ký kết các hiệp định thương
mại tự do với Hàn Quốc.
5.4 Rủi ro về vận hành
-Thất nghiệp ở giới trẻ: Mức thất nghiệp cao ở giới trẻ tại Hàn Quốc cũng
là mộ vấn đề đáng lo ngại.
- Nợ gia đình cao: Mức nợ gia đình cao tại Hàn Quốc có thể tạo ra rủi ro
cho nền kinh tế.
- Gián đoạn kinh doanh: Các sự cố không lường trước được có thể gây ra
gián đoạn trong hoạt động kinh doanh. ví dụ, gián đoạn kinh doanh từng
được coi là rủi ro tuyến tính, nhưng rủi ro COVID-19 và địa chính trị đã
chứng minh nó có thể ảnh hưởng như thế nào nhiều ngành và công ty
cùng một lúc và trên toàn cầu.
- Chậm phục hồi kinh tế: Sự chậm phục hồi của nền kinh tế sau các cuộc
khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đại dịch
COVID-19 đã làm trầm trọng thêm rủi ro về nguồn cung, lạm phát và suy
thoái kinh tế, bộc lộ những rủi ro mới và sắp xếp lại các ưu tiên đặt hàng
cho các tổ chức. Các nhà lãnh đạo phải quản lý những rủi ro trước mắt
này mà không ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp
- Thất bại của chuỗi cung ứng hoặc phân phối: Sự cố với chuỗi cung ứng
hoặc hệ thống phân phối có thể gây ra gián đoạn trong hoạt động kinh
doanh
- Tăng cường cạnh tranh: Sự cạnh tranh gia tăng từ các quốc gia khác trên
toàn cầu có thể gây áp lực lên hoạt động kinh doanh.

11

You might also like