Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
---------------o0o---------------

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hoàng Minh Tuấn

Học kì: 222 ----- Lớp: L03 ----- Nhóm: 2

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nhật Tưởng

MSSV: 2015009

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


MỤC LỤC
Bài 1: TÌM HIỂU TỔNG QUÁT VỀ MÔ HÌNH NHÀ MÁY ĐIỆN ........................1

I. MỤC ĐÍCH...............................................................................................................1

II. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM .....................................................................................1

III. NỘI DUNG BÁO CÁO .........................................................................................1

Bài 2: CHUYỂN ĐỔI NGUỒN TỰ ĐỘNG BẰNG BỘ ATS ....................................5

I. LÝ THUYẾT ............................................................................................................5

II. NỘI DUNG THỰC HÀNH .....................................................................................5

III. NỘI DUNG BÁO CÁO .........................................................................................6

Bài 3: KHẢO SÁT MẠCH KHỞI ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN 3 PHA .............8

I. MỤC ĐÍCH...............................................................................................................8

II. NỘI DUNG THỰC TẬP .........................................................................................8

III. NỘI DUNG BÁO CÁO .........................................................................................8

Bài 4: KHẢO SÁT MẠCH KHỞI ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN DC .................11

I. MỤC ĐÍCH.............................................................................................................11

II. NỘI DUNG THỰC TẬP .......................................................................................11

III. NỘI DUNG BÁO CÁO .......................................................................................11

Bài 5: RELAY DÒNG ĐIỆN KỸ THUẬT SỐ .........................................................14

I. MỤC ĐÍCH.............................................................................................................14

II. LÝ THUYẾT ........................................................................................................14

II. NỘI DUNG BÁO CÁO .......................................................................................15

Bài 6: VẬN HÀNH VÀ KHẢO SÁT CÁC CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY
PHÁT 3 PHA ................................................................................................................24

I. MỤC ĐÍCH...........................................................................................................24

II. NỘI DUNG THỰC TẬP .......................................................................................24

III. NỘI DUNG BÁO CÁO .......................................................................................25


Bài 1: TÌM HIỂU TỔNG QUÁT VỀ MÔ HÌNH NHÀ MÁY ĐIỆN

I. MỤC ĐÍCH
₋ Tìm hiểu về mô hình nhà máy điện, chức năng các thành phần trên bảng điều
khiển như khóa điều khiển máy cắt, khóa điều khiển dao cách ly, thanh góp điện,
đồng hồ đo lường…
₋ Nắm được quá trình hoạt động của nhà máy.

II. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM


₋ Vẽ các thiết bị trên bảng điều khiển đứng và bàn điều khiển (các thiết bị chính:
dây dẫn, máy cắt, dao cách ly, đồng hồ đo, đèn hiển thị, nút nhấn).
₋ Tìm hiểu cách vận hành nhà máy điện (giáo viên hướng dẫn hay sinh viên có thể
tham khảo phần giới thiệu chung).

III. NỘI DUNG BÁO CÁO

Câu 1: Vẽ sơ đồ bảng điều khiển đứng và bàn điều khiển.

₋ Sơ đồ bàn điều khiển:

1
₋ Sơ đồ bảng điều khiển đứng:

Câu 2: Trình bày cách vận hành nhà máy điện

Nguồn điện xoay chiều từ hệ thống được đưa vào mô hình hệ thống hai thanh
góp nhờ đóng các máy cắt và dao cách ly từ hệ thống, sau đó đóng các dao cách ly cấp
điện cho động cơ ba pha xoay chiều.

Sau khi động cơ chạy ổn định, đóng kích từ máy phát điện một chiều, chờ điện
áp đầu cực máy phát tăng lên và ổn định, đóng các máy cắt và dao cách ly tương ứng
khởi động động cơ một chiều. Sau đó tiến hành khởi động, điều chỉnh và hòa đồng bộ
máy phát.

𝐎𝐍 → 𝐌𝟑~ → 𝐆− → 𝐏𝐡á𝐭 đ𝐢ệ𝐧 → 𝐌 − 𝐪𝐮𝐚𝐲 → 𝐆𝟑~ → 𝐏𝐡á𝐭 đ𝐢ệ𝐧

Câu 3: Lý do sử dụng động cơ DC để quay máy phát 3 pha (thay vì dùng động cơ
AC đơn giản, rẻ tiền)?

2
₋ Điều khiển tốc độ: Điều khiển tốc độ của động cơ DC rất dễ dàng và hiệu quả
hơn so với động cơ AC. Điều này cho phép điều chỉnh tốc độ quay của động cơ DC để
phù hợp với yêu cầu của ứng dụng.
₋ Điều khiển dòng điện: Điều khiển dòng điện của động cơ DC cũng dễ dàng hơn
so với động cơ AC. Điều này cho phép tăng giảm dòng điện tùy thuộc vào yêu cầu của
hệ thống, giúp tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ của máy móc.
₋ Tính ổn định: Động cơ DC có tính ổn định cao hơn trong quá trình khởi động và
dừng lại. Điều này giúp giảm thiểu dao động và rung động của hệ thống.
₋ Độ chính xác: Động cơ DC có độ chính xác cao hơn so với động cơ AC trong
việc điều khiển tốc độ quay và dòng điện.

Chính vì lý do này mà người ta sử dụng động cơ DC để quay máy phát ba pha


chứ không sử dụng động cơ xoay chiều ba pha.

 Ưu khuyết điểm của việc sử dụng động cơ DC:


Ưu điểm:

₋ Có thể thay đổi tốc độ dễ dàng.


₋ Dễ dàng điều chỉnh công suất phát P, Q theo ý muốn.
₋ Điều khiển kích từ độc lập.
Khuyết điểm:

₋ Chi phí cao, bảo dưỡng khó khăn.


₋ Phải dùng thêm động cơ 3 pha AC để kéo máy phát điện DC cung cấp điện cho
động cơ DC.

Câu 4: Theo sinh viên, để cải tiến mô hình này có cần thay thế phương pháp dùng
động cơ DC bằng phương pháp khác không? Nếu có, tại sao? nếu không, tại sao?

Không phải thay thế mô hình này vì nếu dùng động cơ sơ cấp thì không thể điều
chỉnh được tốc độ của máy phát và không thực hiện hòa đồng bộ máy phát AC vào lưới
được. Còn nếu dùng chỉnh lưu thì muốn điều chỉnh tốc độ phải dùng các thiết bị điều
khiển công suất phức tạp, khó thực hiện với mô hình nhỏ như phòng thí nghiệm.

3
Câu 5: Cho một nhóm các máy cắt, dao cách ly, dao nối đất liên kết như hình:

Q1, Q2: Dao cách ly

Q3, Q4: Dao nối đất

Q0: Máy cắt

Sinh viên hãy xác định các điều kiện sau:

• Thứ tự thao tác khi đóng đường dây.

• Thứ tự thao tác khi ngắt đường dây.

• Thứ tự thao tác khi sửa chữa máy cắt

 Thứ tự thao tác khi đóng đường dây:


1. Đóng dao cách ly Q1, Q2.

2. Đóng máy cắt Q0.

 Thứ tự thao tác khi ngắt đường dây:


1. Cắt máy cắt Q0.

2. Cắt dao cách ly Q2, Q1.

 Thứ tự thao tác khi sửa chữa máy cắt:


1. Cắt máy cắt Q0.

2. Cắt dao cách ly Q2, Q1.

3. Đóng dao tiếp đất Q3, Q4.

4. Lấy máy cắt ra khỏi mạch để sửa chữa.

4
Bài 2: CHUYỂN ĐỔI NGUỒN TỰ ĐỘNG BẰNG BỘ ATS

I. LÝ THUYẾT

Bộ ATS (Automatic Transfer Switch) là một hệ thống chuyển đổi nguồn tự động
giữa nguồn điện chính và nguồn dự phòng khi có sự cố xảy ra, như mất điện hoặc quá
tải. Bộ ATS có thể tự động chuyển đổi từ nguồn điện chính sang nguồn dự phòng hoặc
ngược lại để đảm bảo nguồn điện liên tục và ổn định cho các thiết bị điện.

II. NỘI DUNG THỰC HÀNH

Hệ thống ATS trong tủ DEMO được xây dựng để hoạt động theo qui trình sau:

₋ Dưới điều kiện hoạt động bình thường, Bộ ATS sẽ giám sát nguồn Source 1, và
khi mất nguồn lưới bộ ATS truyền tín hiệu để kích máy phát điện và sau một thời gian
TS, khi nguồn khẩn cấp sẵn sàng thì ATS kích hoạt mở QF1 (ACB2000) và đường đóng
QF2 (ACB1600) sau một khoảng thời gian TCE, kể từ lúc đó, hệ thống được cung cấp
bởi máy phát điện và QF2.
₋ Khi nguồn chính trở lại bình thường ATS sẽ chờ một khoảng thời gian TBS đã
trôi qua, ATS kích hoạt trở lại nguồn lưới bằng cách mở máy cắt QF2 và đóng máy cắt
QF1 sau khi thời gian trễ TF trôi qua. Các thời gian trễ TS, TCE và TCN có thể thay đổi
được và được cài đặt vào bộ ATS.

5
III. NỘI DUNG BÁO CÁO

Trình tự các bước thực hành chức năng ATS:

₋ Bước 1: Cấp nguồn cho tủ đóng cắt.


₋ Bước 2: Bật chế độ ATS bằng cách vặn chuyển công tắc ATS sang chế độ EN
và chuyển công tắc trạng thái nguồn cấp về vị trí Normal, và chờ khoảng 10s đến khi
hệ thống chuyển sang trạng thái hoạt động ổn định.
₋ Bước 3: Chuyển công tắc trạng thái nguồn cấp sang chế độ Fail và quan sát
hoạt động của hệ thống, ghi nhận lại thời gian chuyển đổi nguồn từ lúc nguồn source 1
mất điến lúc nguồn source 2 được chuyển sang hoàn toàn và giải thích tại sao có
khoảng thời gian này.
₋ Bước 4: Chuyển công tắc trạng thái nguồn cấp ngược lại chế độ Normal và
quan sát hoạt động của hệ thống, ghi nhận lại thời gian từ lúc nguồn lưới có lại đến lúc
hệ thống được chuyển hoàn toàn ngược lại hoạt động bằng nguồn lưới và giải thích tại
sao có thời gian này.
₋ Bước 5: Thực hành thay đổi thời gian TS và TBS của bộ ATS 021 và thực hiện
lại các bước 2, 3, 4 và quan sát hệ thống hoạt động.

Thời gian chuyển đổi nguồn hoàn toàn


Thời gian TS và TBS
Chế độ Normal→Fail Chế độ Fail→Normal
10 giây 22 giây 22 giây
20 giây 32 giây 32 giây
30 giây 42 giây 42 giây
 Giải thích:
₋ Dưới điều kiện hoạt động bình thường, Bộ ATS sẽ giám sát nguồn Source 1, và
khi mất nguồn lưới bộ ATS truyền tín hiệu để kích máy phát điện và sau một thời gian
TS, khi nguồn khẩn cấp sẵn sàng thì ATS kích hoạt mở QF1 và đường đóng QF2 sau
một khoảng thời gian 12s, kể từ lúc đó hệ thống được cung cấp bởi máy phát điện và
QF2.

6
₋ Khi nguồn chính trở lại bình thường ATS sẽ chờ một khoảng thời gian TBS đã
trôi qua, ATS kích hoạt trở lại nguồn lưới bằng cách mở máy cắt QF2 và đóng máy cắt
QF1 sau khi thời gian trễ 12s trôi qua. Các thời gian trễ TS, TCE và TCN có thể thay
đổi được và được cài đặt vào bộ ATS.

7
Bài 3: KHẢO SÁT MẠCH KHỞI ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN 3 PHA

I. MỤC ĐÍCH
₋ Tìm hiểu bộ: động cơ AC 3 pha, máy phát DC.
₋ Tìm hiểu mạch khởi động động cơ AC 3 pha.

II. NỘI DUNG THỰC TẬP


₋ Ghi lại thông số trên động cơ và máy phát.
₋ Lần theo dây nối để vẽ lại và tìm hiểu hoạt động của mạch điều khiển. Hình vẽ
Lưu ý: Sinh viên không được bật công tắc điện hệ thống khi làm bài thí nghiệm này.
Sinh viên cũng không được nhấn các nút, điều chỉnh các thông số của các thiết bị,
thay đổi, tháo các dây nối…

III. NỘI DUNG BÁO CÁO

Câu 1: Thông số cơ bản của động cơ AC 3 pha.


Uđm = 220/380 V
Iđm = 76/44 A
P = 22 kW
nđm = 1450 rpm

cos = 0.86
f = 50 Hz
Câu 2: Thông số cơ bản của máy phát DC.
Uđm = 220 V
Iđm = 86.5 A
P = 19 kW
nđm= 1445 rpm
Ikt = 1.86 A
Ukt = 167 V
Câu 3: Vẽ sơ đồ chi tiết các thiết bị như tiếp điểm, cuộn dây, rờ le thời gian, ... và
vẽ sơ đồ, giải thích hoạt động của mạch nhị thứ hay mạch điều khiển (Bao gồm sơ
đồ thực tế và so đồ thu gọn).

8
9
 Giải thích: Khi ấn nút Start để khởi động động cơ:

₋ Cuộn dây (M) có điện sẽ đóng tiếp điểm contactor (M) cung cấp điện cho động cơ
khởi động với dòng điện khởi động ban đầu nhỏ nhờ các điện trở Rmml, Rmm2 mắc
nối tiếp với cuộn dây quấn rotor.
₋ Cuộn dây M có điện kích hoạt relay thời gian (TD1) làm việc, sau một khoảng thời
gian t1 relay TD1 sẽ đóng tiếp điểm (TD1) & cuộn dây M2 có điện đóng tiếp điểm
của contactor M2 loại điện trở phụ Rmm2 ra khỏi mạch khởi động.
₋ Cuộn dây M2 có điện kích hoạt relay thời gian (TD2) làm việc, sau một khoảng thời
gian t2 relay TD2 sẽ đóng tiếp điểm (TD2) & cuộn dây M1 có điện đóng tiếp điểm
contactor M1 loại điện trở phụ Rmm1 ra khỏi mạch khởi động.
₋ Động cơ hoạt động ở chế độ bình thường & nhiệm vụ của nó là dùng để kéo máy
phát điện một chiều.

Câu 4: Vẽ đặc tuyến moment – tốc độ của động cơ AC rotor dây quấn.

10
Bài 4: KHẢO SÁT MẠCH KHỞI ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN DC

I. MỤC ĐÍCH
₋ Tìm hiểu bộ: động cơ DC, máy phát AC 3 pha.
₋ Tìm hiểu mạch khởi động động cơ DC.

II. NỘI DUNG THỰC TẬP


₋ Ghi lại thông số trên động cơ và máy phát.
₋ Vẽ lại các thiết bị chính. Sau đó lần theo dây của mạch động lực để đối chiếu lại sơ
đồ mạch động lực.
₋ Lần theo dây nối để vẽ lại và tìm hiểu hoạt động của mạch điều khiển.
₋ Tìm hiểu trả lời các câu hỏi của bài thí nghiệm.
Lưu ý: Sinh viên không được bật công tắc điện hệ thống khi làm bài thí nghiệm này.
Sinh viên cũng không được nhấn các nút, điều chỉnh các thông số của các thiết bị, thay
đổi, tháo các dây nối…

III. NỘI DUNG BÁO CÁO

Câu 1: Thông số cơ bản của động cơ DC.


Uđm = 220 V
Iđm = 78 A
P = 17.16 kW
nđm = 1500 rpm
Ikt = 1.85 A
Ukt = 220 V
Câu 2: Thông số cơ bản của máy phát AC.
Uđm = 220/380 V
Iđm = 23 A
P = 12 kW
nđm = 1500 rpm

cos = 0.8
f = 50 Hz

11
Câu 3: Vẽ sơ đồ chi tiết các thiết bị như tiếp điểm, cuộn dây, rờ le thời gian, ... và
vẽ, giải thích mạch mạch điều khiển (Bao gồm sơ đồ thực tế và sơ đồ thu gọn).

 Giải thích: Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển:

₋ Khi có điện thì tiếp điểm cơ của M tác động lên cuộn coil của Timer Delay 1 làm
cho nó hoạt động.
₋ Sau khoảng thời gian Delay của nó thì tiếp điểm thường mở của Timer Delay 1 sẽ
đóng lại cấp điện cho contactor M2 làm tách khối điện trở Rmm2 khỏi mạch động
lực đồng thời tiếp điểm cơ của M2 tác động lên Timer Delay 2 làm cho nó hoạt động.
₋ Sau khoảng thời gian Delay của Timer Delay 2 thì tiếp điểm thường hở của nó sẽ
đóng lại cấp điện cho contactor M1 làm tách khối điện trở Rmm1 khỏi mạch động
lực. Thực hiện xong quá trình mở máy.

12
Câu 4: Vẽ đặc tuyến moment – tốc độ khi khởi động của động cơ DC.

13
Bài 5: RELAY DÒNG ĐIỆN KỸ THUẬT SỐ

I. MỤC ĐÍCH

- Nhằm giúp cho sinh viên có khái niệm về rơ le quá dòng điện và biết được cách
đấu dây của một rơ le dòng điện vào một sơ đồ hệ thống điện.

- Làm quen và biết cách sử dụng thiết bị kiểm tra rơ le PTE – 100 – C

- Tìm hiểu Relay MK2000 của hãng Mikro

II. LÝ THUYẾT
1. Giới thiệu về MK2000

Relay MK 2000 là lọai relay kỹ thuật số có chức năng bảo vệ quá tải, bảo vệ ngắn
mạch nhiều pha và bảo vệ chống chạm đất. MK 2000 có các phần tử chống quá dòng
độc lập (cho 3 pha) và phần tử chống chạm đất vô hướng; có 5 tiếp điểm output để có
thể link với các tín hiệu (signal) phát hiện, tín hiệu cắt của các phần tử quá dòng và chạm
đất cấp II, III.

2. Các dạng đặc tuyến

Các phần tử chống quá dòng và chống chạm đất của MK 2000 đều có thể được
chon lựa đặc tuyến bảo vệ phụ thuộc thời gian – dòng điện một cách độc lập. Trong MK
2000, nhà sản xuất đã thiết lập các dạng đặc tuyến IDMT với phương trình như sau:

k
t
( I / I  )  1

Trong đó: Dạng đặc tuyến α β

t: thời gian tác động Normal Inverse 0.02 0.14

k: hệ số nhân Very Inverse 1.0 13.5

I: dòng điện mà relay đo được Extremely Inverse 2.0 80.0

I >: dòng khởi động cấp III Long – time Inverse 1.0 120.0

14
II. NỘI DUNG BÁO CÁO

1. Đặc tuyến IDMT dốc chuẩn (I>/In=0.7)

1.1. k = 0.1

Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200


Dòng pha A quan sát trên
1.03 1.31 1.7 2.07 2.47
relay(A)
I / I> 1.471 1.871 2.429 2.957 3.529

Thời gian tác động ttđ (s) 3.38 1.99 1.27 0.97 0.94
Thời gian tính theo lý thuyết (s) 1.806 1.11 0.782 0.639 0.548

15
1.2. k = 0.3

Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200


Dòng pha A quan sát trên relay(A) 1.04 1.38 1.73 2.12 2.5
I / I> 1.486 1.971 2.471 3.029 3.571

Thời gian tác động ttđ (s) 7.9 4.13 3.15 2.24 1.96
Thời gian tính theo lý thuyết (s) 5.283 3.073 2.300 1.874 1.629

16
1.3. k = 0.5

Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200


Dòng pha A quan sát trên
1.05 1.36 1.67 2.07 2.47
relay(A)
I / I> 1.500 1.943 2.386 2.957 3.529

Thời gian tác động ttđ (s) 13.4 7.32 5.56 3.93 3.83
Thời gian tính theo lý thuyết (s) 8.597 5.235 3.990 3.193 2.741

17
1.4. k = 0.8

Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200


Dòng pha A quan sát trên
1.07 1.4 1.68 2.19 2.53
relay(A)
I / I> 1.529 2.000 2.400 3.129 3.614

Thời gian tác động ttđ (s) 20.5 11.4 7.92 5.9 4.85
Thời gian tính theo lý thuyết (s) 13.141 8.023 6.341 4.854 4.303

18
2. Đặc tuyến IDMT

2.1. k = 0.1, Mode7=01

Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200


Dòng pha A quan sát trên
1.14 1.51 1.82 2.12 2.49
relay(A)
I / I> 1.629 2.157 2.600 3.029 3.557

Thời gian tác động ttđ (s) 2.63 1.73 1.18 1.12 0.82
Thời gian tính theo lý thuyết (s) 2.148 1.167 0.844 0.665 0.528

19
2.2. k = 0.1, Mode7=02

Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200


Dòng pha A quan sát trên
1.02 1.42 1.75 2.19 2.54
relay(A)
I / I> 1.457 2.029 2.500 3.129 3.629

Thời gian tác động ttđ (s) 2.84 1.64 1.15 1.03 0.79
Thời gian tính theo lý thuyết (s) 7.122 2.568 1.524 0.910 0.658

20
2.3. k = 0.1, Mode7=03

Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200


Dòng pha A quan sát trên
1.07 1.38 1.79 2.18 2.52
relay(A)
I / I> 1.529 1.971 2.557 3.114 3.600

Thời gian tác động ttđ (s) 3.3 1.65 1.13 0.91 0.76
Thời gian tính theo lý thuyết (s) 22.703 12.353 7.706 5.676 4.615

21
2.4. k = 0.3, Mode7=03

Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200


Dòng pha A quan sát trên
1.01 1.34 1.45 2.24 2.53
relay(A)
I / I> 1.443 1.914 2.071 3.200 3.614

Thời gian tác động ttđ (s) 11.1 4.26 2.27 2.25 1.79
Thời gian tính theo lý thuyết (s) 81.290 33.600 39.375 16.364 13.770

22
 Nhận xét kết quả thí nghiệm:
₋ Hệ số k càng lớn thì thời gian tác động của rơle càng lâu.
₋ Thời gian tác động thực tế của relay MK 2000 có thể khác với thời gian tác động
lý thuyết do nhiều yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến thời gian tác động của
relay. Những yếu tố này có thể bao gồm điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm,
độ rung, tín hiệu điện áp và dòng điện, cũng như các yếu tố kỹ thuật như vị trí lắp
đặt của relay và các thông số kỹ thuật của hệ thống điện.

23
Bài 6: VẬN HÀNH VÀ KHẢO SÁT CÁC CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY
PHÁT 3 PHA

I. MỤC ĐÍCH
₋ Thực tập vận hành, hòa đồng bộ máy phát AC 3 pha. Khảo sát máy phát làm việc ở
các chế độ: bình thường, mất kích từ, mất động cơ kéo, vừa mất kích từ vừa mất
động cơ kéo.

II. NỘI DUNG THỰC TẬP

1. Đóng mạch và hòa đồng bộ:

₋ Nhấn nút ON cấp nguồn cho mạch nhị thứ của nhà máy.
₋ Nhấn các dao cách ly và máy cắt theo đúng thứ tự từ đầu mạch, động cơ xoay hiều,
máy phát một chiều, động cơ một chiều và máy phát xoay chiều (lưu ý chưa được
đóng máy cắt ở máy phát điện xoay chiều vì lý do máy cắt này phục vụ cho việc hòa
đồng bộ).
₋ Lần lượt mở khóa cho phép hòa đồng bộ ở 3 vị trí: vị trí đồng bộ kế và vị trí máy cắt
đầu cực máy phát, và cuối cùng là vị trí máy cắt hòa.
₋ Kiểm tra các điều kiện cho việc hòa đồng bộ.
Nhấn máy cắt (ở vị trí máy phát điện xoay chiều) để hòa đồng bộ.

2. Vận hành các chế độ:

Sau khi hòa đồng bộ, ghi lại các giá trị ở các đồng hồ. Lần lượt thực hiện theo
đúng trình tự các bước sau:

Bước 1: Giữ nguyên kích từ máy phát, thay đổi công suất cơ (P < 5KW). Tăng kích từ
động cơ kéo đến khi P = 4kW. Khảo sát sự thay đổi ở các đồng hồ đo và ghi lại các giá
trị vào bảng số liệu.

Bước 2: Giữ nguyên P cơ, thay đổi kích từ máy phát (I < 10A)

₋ Thay đổi kích từ máy phát để Q = -2 KVAr. Ghi lại các thông số vào bảng số liệu.
₋ Tăng kích từ máy phát đến khi Q = 0 kVAr. Khảo sát sự thay đổi ở các đồng hồ đo
và ghi lại các giá trị vào bảng số liệu.
₋ Thay đổi kích từ máy phát để Q = 2 KVAr. Ghi lại các thông số vào bảng số liệu.
Bước 3: (Mất kích từ máy phát)

₋ Thay đổi kích từ máy phát đến khi Q=0, ghi lại các giá trị.

24
₋ Ngắt kích từ máy phát, khảo sát sự thay đổi ở các đồng hồ đo và ghi lại các giá trị
vào bảng số liệu. Đóng lại kích từ máy phát, ghi lại giá trị trên đồng hồ đo.
Bước 4: (Mất động cơ kéo)

₋ Giảm kích từ động cơ đến khi P=0. Ghi lại các giá trị.
₋ Ngắt động cơ kéo. Khảo sát sự thay đổi ở các đồng hồ đo và ghi lại các giá trị.
₋ Trong trạng thái ngắt động cơ, thay đổi kích từ máy phát để Q lần lượt nhận các giá
trị -2; 0; 2 KVA.
Lưu ý: Trong quá trình khảo sát nhớ lưu ý tới các giới hạn hoặc báo động. Với
trường hợp báo động thì người vận hành phải cắt điện hệ thống ngay lập tức để đảm bảo
an toàn. Với trường hợp bàn điều khiển báo vi phạm các giới hạn, người vận hành phải
điều chỉnh kích từ máy phát hoặc động cơ để đưa các giá trị của thông số bị quá giới hạn
về trong giới hạn cho phép.

3. Ngắt mạch:

₋ Ngắt lần lượt các máy cắt theo thứ tự ngược lại lúc đóng.
₋ Nhấn nút OFF cắt nguồn nhị thứ của nhà máy điện. Chuyển CB nguồn tổng về OFF.
III. NỘI DUNG BÁO CÁO
Câu 1: Bảng số liệu P, Q, U, I, Ukt, Ikt của máy phát và n (tốc độ) của động cơ ở
các chế độ. Từ đó hãy tính Xtổng = (XMBA + Xd). Tính E, δ, φ, và vẽ giản đồ véc tơ E,
I, U cho từng chế độ.

P Q U I Ukt Ikt N
Chế độ
(kW) (kVar) (V) (A) (V) (A) (rpm)

Hòa đồng bộ 0 0 400 1 20 1.7 1497

Tăng kích từ động cơ đến khi P=4 (KW) 4 -1 400 6 20 1.7 1501

4 0 400 7 20 1.7 1499


Thay đổi kích từ MP đến khi
4 -2 400 8 18 1.4 1501
Q = 0; Q = -2; Q = 2 KVAr.
4 2 400 8 26 2 1498

Giảm Q về 0, sau đó ngắt kích từ MP 4 -10 400 20 39 0 1503

Đóng lại kích từ MP 4 0.5 400 7.5 25 2 1498

Giảm P về 0, sau đó ngắt động cơ kéo. <0 1.75 400 3 2.5 2 1498

25
<0 -2 400 3.5 15 1 1501
Trong chế độ ngắt động cơ kéo, thay đổi
kích từ MP để Q lần lượt bằng -2; 0; 2 <0 0 400 1 20 1.6 1503
KVAr
<0 2 400 3.5 25 2 1503

Nhận xét:

₋ Từ chế độ 0 chuyển sang chế 1 thì biên độ không thay đổi Ephát = Uht, chỉ làm
thay đổi góc lệch.
₋ Giá trị dòng điện Ikt MF tăng Qphát MF tăng, thì giá trị điện áp Vkt MF cũng tăng
theo.
₋ Với các giá trị đọc được trên các đồng đo, ta chấp nhận sự sai số do đồng hồ và do
cách đọc, thì mới có thể kiểm nghiệm giữa thực tế và lý thuyết.
Câu 2: Khi chưa hòa đồng bộ máy phát vào hệ thống, điều chỉnh kích từ động cơ
một chiều sẽ làm thay đổi tốc độ của bộ động cơ, máy phát, điều chỉnh kích từ máy
phát điện xoay chiều sẽ làm thay đổi điện áp đầu cực của máy phát. Khi đã hòa
đồng bộ máy phát vào hệ thống, điều chỉnh kích từ động cơ một chiều sẽ làm thay
đổi công suất thực của máy phát, điều chỉnh kích từ máy phát điện xoay chiều sẽ
làm thay đổi công suất phản kháng của máy phát. Giải thích lý do.
Khi chưa hòa đồng bộ máy phát vào hệ thống, máy phát và hệ thống không có sự
đồng bộ về tốc độ quay và điện áp. Do đó, điều chỉnh kích từ động cơ một chiều sẽ làm
thay đổi tốc độ quay của bộ động cơ, ảnh hưởng đến tốc độ quay của máy phát và điều
chỉnh kích từ máy phát điện xoay chiều sẽ làm thay đổi điện áp đầu cực của máy phát.
Khi đã hòa đồng bộ máy phát vào hệ thống, máy phát và hệ thống đã được đồng
bộ về tốc độ quay và điện áp. Do đó, điều chỉnh kích từ động cơ một chiều sẽ không làm
thay đổi tốc độ quay của bộ động cơ, nhưng sẽ thay đổi công suất thực của máy phát.
Công suất thực được tính bằng tích của dòng điện và điện áp, do đó, thay đổi dòng điện
bằng cách điều chỉnh kích từ động cơ một chiều sẽ thay đổi công suất thực của máy
phát.
Trong khi đó, điều chỉnh kích từ máy phát điện xoay chiều sẽ làm thay đổi công
suất phản kháng của máy phát. Công suất phản kháng là sức kháng của hệ thống điện,
và ảnh hưởng đến hiệu suất của máy phát và hệ thống điện. Khi điều chỉnh kích từ máy
phát điện xoay chiều, ta thay đổi giá trị của sức kháng này, làm thay đổi công suất phản
kháng của máy phát.

26
Câu 3: Nêu các phương pháp kích từ máy phát điện.
₋ Dùng máy phát điện một chiều độc lập để kích từ cho máy phát.
₋ Dùng hệ thống chỉnh lưu: dùng hệ thống chỉnh lưu điện áp xoay chiều từ nguồn khác.
Khi dùng hệ thống chỉnh lưu kích từ cho máy phát, nếu dùng hệ thống chổi than
thanh góp rất dễ hư hỏng các thiết bị chỉnh lưu. Để khắc phục nhược điểm này, người
ta dùng một lọai thiết bị đặc biệt - hệ thống kích từ quay. Hệ thống kích từ này nằm
cùng trục với máy phát và quay cùng tốc độ với máy phát.
Câu 4: Máy phát có được phép làm việc lâu dài ở chế độ mất kích từ không. Tại
sao?
Máy phát được thiết kế để có thể hoạt động ở chế độ mất kích từ không trong một
khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể làm được bởi vì trong khi máy phát đang
hoạt động, động cơ của nó sẽ tạo ra một mô-men xoắn liên tục để duy trì tốc độ quay
của rotor và tạo ra điện áp đầu ra. Khi tải trên máy phát giảm đột ngột, mô-men xoắn
tạo ra bởi động cơ sẽ không đủ để duy trì tốc độ quay và máy phát sẽ bắt đầu mất kích
từ. Trong trường hợp này, máy phát vẫn có thể hoạt động ở chế độ mất kích từ trong
một khoảng thời gian ngắn bởi vì năng lượng từ lưu trữ trong các thành phần điện học
của máy phát sẽ được giải phóng ra để duy trì tốc độ quay trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu máy phát phải hoạt động ở chế độ mất kích từ trong một thời gian
dài hơn so với khoảng thời gian cho phép, thì điều này có thể gây hư hỏng cho máy phát
và các bộ phận của nó. Khi máy phát hoạt động ở chế độ mất kích từ, các bộ phận trong
máy phát sẽ bị mòn và có thể dẫn đến hư hỏng. Do đó, nếu muốn bảo vệ máy phát và
tăng tuổi thọ của nó, nên tránh hoạt động ở chế độ mất kích từ trong thời gian dài.
Câu 5: Nêu các điều kiện để thực hiện hòa đồng bộ máy phát vào hệ thống. Theo
anh chị, điều kiện nào quan trọng nhất?
Để hòa đồng bộ máy phát vào hệ thống, có một số điều kiện cần phải được đáp
ứng như sau:

₋ Cùng tần số: Máy phát và hệ thống phải có cùng tần số để đảm bảo rằng máy phát
có thể đáp ứng được yêu cầu về tần số của hệ thống.
₋ Cùng pha: Máy phát và hệ thống phải cùng pha để đảm bảo rằng chúng có thể hoạt
động cùng với nhau và không gây ra sự cản trở hay sự chậm trễ trong tín hiệu.
₋ Điện áp đầu cực của máy phát phải đúng với giá trị điện áp của hệ thống. Điều này
đảm bảo rằng máy phát sẽ không gây ra sự gián đoạn hoặc lỗi trong hệ thống.
27
₋ Hướng quay của máy phát phải đúng: Máy phát và hệ thống phải quay cùng chiều
để đảm bảo rằng máy phát sẽ tạo ra điện áp cùng pha với hệ thống.

Tuy nhiên, trong số các điều kiện này, điều quan trọng nhất là đảm bảo máy phát
có đúng giá trị điện áp đầu cực của hệ thống. Nếu giá trị điện áp đầu cực của máy phát
không đúng với giá trị của hệ thống, thì sự khác biệt này có thể dẫn đến các vấn đề
nghiêm trọng như sự gián đoạn hoặc lỗi trong hệ thống, gây ra hư hỏng cho các thiết bị
điện và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

28

You might also like