Quan Hệ Bang Giao Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

I.

QUAN HỆ BANG GIAO VIỆT NAM ĐẾN THẾ KỈ X


I.1. Trung Quốc
+ Họ Khúc: với sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ - người đứng lên lãnh đạo lật đổ ách thống
trị của nhà Đường, giành lại chính quyền. Tuy nhiên sau khi giành chính quyền, Khúc Thừa
Dụ không xưng vương, vẫn giữ chức Tiết độ sứ. Lúc đó, ta vẫn chỉ là một vùng đất thuộc
Trung Quốc mặc dù trên thực tế, vùng đất đó đã được Khúc Thừa Dụ giải phóng => sự khác
biệt với nhà họ Ngô
+ Nhà Ngô: 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền xưng vương, chấm dứt
1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài. Đây là sự kiện quan trọng vì sau sự kiện
này, nhà Nam Hán từ bỏ ý định thâu tóm nước ta. Vì thế đây được coi là sự kiện mở đầu.
Mặc dù nhà họ Ngô trải qua các đời khác nhau, tuy nhiên chỉ có 1 đời Ngô Xương Ngập
được nhà Nam Hán phong cho làm Tiết độ sứ
+ Nhà Đinh: 973, Đinh Tiên Hoàng được nhà Bắc Tống phong cho chức Giao Chỉ quận
vương. Ở đây, Trung Quốc vẫn chưa xem Việt Nam là 1 quốc gia độc lập, vì vậy Giao Chỉ
quận vương chỉ được xem như là người thân của vua
+ Nhà Tiền Lê: sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vua là sự kiện khiến cho vua Tống không hài lòng,
vì nó liên quan đến cuộc chiến chống lại nhà Tống do Lê Hoàn đứng đầu. Năm 985, Lê
Hoàn vẫn cử xứ giả sang Bắc Tống xin sắc phong, nhưng Bắc Tống không phong cho Lê
Hoàn làm Giao Chỉ quận vương mà chỉ sắc phong cho Lê Hoàn chức Tiết độ sứ. Đến năm
997, sau một khoảng thời gian quan hệ qua lại, phía nhà Tống phong cho Lê Đại Hành tước
Nam Bình vương. Năm 1007, nhà Tống phong cho Lê Long Đĩnh làm Giao Chỉ quận vương
 Nhận xét:
- Bắt đầu từ thời kì nhà họ Khúc tiếp theo là Ngô – Đinh – Tiền Lê, các vương triều Đại Việt
bắt đầu việc cầu phong Trung Quốc. Việc làm này đều là bất đắc dĩ (đất đai nhỏ hơn, dân ít
hơn, tiềm lực quân sự kém hơn,...) Tuy nhiên việc chúng ta hạ mình trước Trung Quốc chỉ là
hình thức bên ngoài, bên trong chúng ta vẫn hoàn toàn tự chủ
- So sánh những tước hiệu mà Trung Quốc sắc phong cho Đại Việt, chúng ta có thể thấy rằng
Trung Quốc phải bắt đầu chấp nhận thực tế là Đại Việt dần thoát ra khỏi ảnh hưởng của
Trung Quốc
- Mặc dù các vương triều Đại Việt có mong muốn thiết lập quan hệ với Trung Quốc nhưng
đứng trước những hành động xâm lược của Trung Quốc, các vương triều Đại Việt sẵn sàng
đứng dậy lãnh đạo nhân dân bảo vệ độc lập dân tộc (931, 938, 981)
- Quan hệ bang giao giữa Việt Nam – Trung Quốc thế kỉ X đã xuất hiện những điểm mới so
với những giai đoạn trước: hình thức cầu phong và nhận sắc phong từ Trung Quốc của nhà
họ Khúc, nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê; các hình thức này tiếp tục được các triều đại sau này tiếp
tục phát huy trong quan hệ bang giao với TQ. Bên cạnh đó, truyền thống cứng rắn trong
quan hệ bang giao với các triều đại phong kiến, sẵn sàng giành vũ lực, bạo lực quân sự
chống lại sự xâm lược từ phương Bắc được bắt đầu hình thành từ đây
II. QUAN HỆ BANG GIAO THỜI LÝ
II.1. Bối cảnh lịch sử
- Nhà Lý được coi là triều đại mở đầu và phát triển thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam.
Là một triều đại được thiết lập trong bối cảnh Việt Nam lúc bấy giờ vừa giành được độc lập
sau một ngàn năm bị các thế lực phong kiến phương Bắc đô hộ, lại vừa trải qua những biến
động chính trị liên tục trong nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (938-1009) do vậy mà Lý
Công Uẩn (974-1028) – người được đông đảo triều thần và thế lực Phật giáo tôn vinh đưa
lên nắm quyền, đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một chính quyền trung ương
tập quyền vững mạnh.
- Chính quyền trung ương tập quyền nhà Lý được thiết lập không chỉ cho thấy được sự trưởng
thành về mặt chính trị - kinh tế cả một triều đại mà qua đó nhà Lý còn muốn khẳng định uy
quyền của mình trước các thế lực cát cứ trong nước, quản lý chặt chẽ hơn nữa các địa
phương, khẳng định chủ quyền quốc gia và tăng cường sức mạnh kinh tế đất nước. Hơn thế
nữa, cơ chế chính trị tập quyền được thành lập còn là nhằm tạo ra một chính quyền mạnh,
chuẩn bị những kháng lực cần thiết trước sức ép chính trị liên tục và mạnh mẽ từ phương
Bắc đồng thời tạo dựng cơ sở cần thiết chuẩn bị cho việc mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một chính quyền trung ương phải đồng thời đảm
đương nhiều chức năng và nhiệm vụ như vậy.
II.2. Các chuyến đi sứ của Đại Việt sang Trung Hoa thời Lý (1009 – 1225)
So với thế kỉ X, bang giao Việt Nam dưới triều Lý được thể hiện đa dạng hơn trên nhiều
khía cạnh: cầu phong và sách phong, dâng tặng lễ vật và các lần xung đột chiến tranh
Với Trung Hoa, vương triều Lý thực hiện việc thăm hỏi, dâng tặng vật phẩm với các triều
Bắc Tống và Nam Tống nhằm xây dựng mối quan hệ bang giao hòa hảo, tránh xung đột để
ổn định và phát triển đất nước thông qua các chuyến đi sứ
II.2.1. Bắc Tống
- Sau khi định đô ở Thăng Long, triều Lý đã thiết lập quan hệ với triều Bắc Tống. Năm 1010,
vua Lý Thái Tổ sai Viên Ngoại lang Lương Văn Nhậm và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống
để kết hảo. Điều này thể hiện tư tưởng hòa hiếu, sự chủ động và kế tục trong bang giang với
Trung Quốc, chính thức hóa sự tồn tại của vương triều Lý
Triều vua Lý
Số lần Sự kiện
trị vì

Tháng 10, năm 1010, sai Viên ngoại lang Lương Nhậm
1
Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo
Lý Thái Tổ
2 Tháng 12, năm 1010, Giao Châu cho đi sứ vào cống
(1009-1028)
Mùa hạ, tháng 4, năm 1011, sai viên ngoại lang là Lý
3 Nhân Nghĩa và Đào Khánh Văn sang thăm nước Tống để
đáp lễ

4 Tháng 12, năm 1011, Giao Châu cho sứ vào cống

Năm 1012, cống các vật bằng bàng bạc, lụa the, sừng tê,
5
ngà voi

Ùa đông, tháng 10, năm 1012, sai Thái bảo Đào Thạc Phụ
6 và Viên ngoại lang Ngô Nhưỡng sang nước Tống để kết
hảo

Mùa xuân, tháng Giêng, năm 1014, xuống chiếu cho viên
7 ngoại lang là Phùng Chân và Lý Thạc đem một trăm con
ngựa bắt được của người Man sang biếu nhà Tống

Tháng 8, năm 1014, tiến cống sản vật địa phương, xin áo
8
giáp, mũ trụ và kinh Đại tạng

Mùa hạ, tháng 6, năm 1018, sai Viên ngoại lang là


9 Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạ sang nước tống xin kinh
Tam Tạng

Năm 1019, sai sứ sang cống, được gia phong làm Kiểm
10
hiệu thái úy

11 Tháng 2, năm 1021, sai Viên ngoại lang Nguyễn Khoan


Thái và Nguyễn Thủ Cương sang nhà Tống

12 Tháng 4, năm 1022, Giao Chỉ cho sứ vào cống

13 Năm 1022, sai sứ sang mừng Tống Nhân Tông lên ngôi

Mùa thu, tháng 8, năm 1026, sai Lý Trưng Hiển và Lê Tái


14
Nghiêm sang nước Tống kết hảo

1 Năm 1028, sai sứ sang Tống cáo phó

Lý Thái Tông 2 Tháng 4, năm 1029, khiến sứ vào cống

(1028-1054) Mùa hạ, tháng 4, năm 1030, sai Đại liêu ban Lê Ốc
3 Thuyên và Viên ngoại lang Nguyễn Viết Thân sang nhà
Tống đáp lễ

Tháng 6, năm 1034, sai Viên ngoại lang là Trần Ứng Cơ,
4
Vương Văn Khánh đem sang biếu nhà Tống

Tháng 8, năm 1034, sai Viên ngoại lang là Hà Thụ, Đỗ


5 Khoan đem biếu nhà Tống hai con voi thuần. Nhà Tống
lấy kinh Đại tạng để tạ

Năm 1036, Nam bình Vương Lý Đức Chinh sai sứ vào


6
cống

Mùa thu, tháng 8, năm 1039, sai Đại liêu ban Sư Dụng
7 Hòa và Thân vương ban Đỗ Hưng sang nước Tống tiếp tục
việc thông hiếu cũ

Tháng 9, năm 1042, sai Viên ngoại lang Đỗ Khánh và


8 Lương Mậu Tài đem voi thuần sang biếu nhà Tống để tiếp
tục sự thông hiếu cú

9 Năm 1043, Giao Chỉ cống 5 con voi

10 Năm 1046, Giao Chỉ đem cống 10 con voi

11 Năm 1047, Đức Chính sai Bí thư thừa Đỗ Văn Phủ và Tả


thị Cấm Văn Xương vào cống
12 Năm 1048, Giao Châu sai sứ vào cống

1 Tháng 11, năm 1055, sai sứ sang Tống

Lý Thánh Mùa hạ, tháng 4, năm 1057, vua sai Viên ngoại lang là
2
Tông Mai Nguyên đem hai con kỳ lân biết nhà Tống.

(1054-1072) 3 Mùa xuân, tháng Giêng, năm 1064, sai sứ sang Tống

4 Năm 1608, sai sứ sang Tống

5 Tháng 9, năm 1069, Giao Châu vào cống

6 Năm 1070, Giao Chỉ vào cống

1 3/1073, Giao Châu sai sứ vào cống

Lý Nhân 2 Mùa đông 11/1075, Giao Chỉ nạp khoản


Tông ( 1072-
Mùa xuân năm 1078, sửa lại thành Đại La, sai Đào Tống
1127)
Nguyên đem biếu nhà Tống 5 con voi thuần, xin trả lại các
3
châu Quảng Nguyên, Tô Mậu và những người các châu bị
bắt đi

Năm 1081, vua Lý sai sứ bộ sang triều cống vua Tống,


4
đông đến 156 người.

5 6/1082, Giao Chỉ đem cống 2 con tê ngưu thuần phục

6 4/1087, Giao Chỉ sai sứ vào cống

7 Năm 1090, sai sứ sang Tống

8 Năm 1091, Giao Chỉ vào cống

Năm 1094, sai quan Viên ngoại lang là Nguyễn Lợi Dụng
9
sang Tống

10 Năm 1095, Giao Chỉ sai sứ vào Tống

Năm 1102, sai Viên ngoại lang là Đỗ Anh Hậu đi sứ sang


11
Tống

12 Năm 1106, sai Viên ngoại lang là Nguỵ Văn Tương đi sứ


sang Tống

Năm 1110, sai Viên ngoại lang là Đào Ngạn đi sứ sang


13
Tống

14 Năm 1111, Giao Chỉ sai sứ vào cống

15 10/1114, sai sứ vào Tống

11/1118, sai Viên ngoại lang là Nguyễn Bá Độ và Lý Bảo


16 Thần đem biếu nhà Tống hai con tê giác trắng, đen và 3
con voi nhà

12/1222, sai Viên ngoại lang là Đình Khánh AN và Viên


17
Sĩ Minh đem voi nhà biếu nhà Tống

11 (nhuận)/ 1126, sai lệnh thư gia là Nghiêm Thường, Ngự


khổ thư gia là Từ Diên đem 10 con voi thuần và vàng bạc,
18
sừng tê giác bin sang biếu nhà Tống để tạ ơn việc bắt Mạc
Hiền

II.2.2. Nam Tống


Lịch sử vương triều Nam Tống bắt đầu từ năm 1127. Nhà Lý tiếp tục duy trì quan hệ
bang giao với triều Nam Tống, hoạt động đi sứ dâng tặng vật phẩm diễn ra qua các triều
vua Lý từ Lý Thần Tông đến Lý Cao Tông.
Sự kiện mở đầu là vào năm 1128, vua Lý Thần Tông sai người ở Hòa Trại cáo phó với
nhà Tống và báo việc lên ngôi. Triều Lý thực hiện triều cống trong bối cảnh Nam Tống
đang suy yếu, thể hiện thiện chí hòa hiếu của nhà Lý, đồng thời việc này cũng khẳng
định tính chính thống của vị vua vừa mới lên ngôi.
Triều vua Lý
Số lần Sự kiện
trị vì

Mùa xuân năm 1128, sai người ở Hoà Trại cáo phó với
1
nhà Tống và việc báo lên ngôi
Lý Thần Tông
2 12/1130, sai Viên ngoại lang là Lý Phụng Ân và Lệnh
(1128-1138) thư gia là Doãn Anh Khải sang nước Tống đáp lễ

10/1132, sai Viên ngoại lang Lý Phụng Ân và Phụng


3
nghị lang là Doãn Anh Khải sang nước Tống đáp lễ

1 6/1146, An Nam đem cống voi

Lý Anh Tông Năm 1155, sai Viên ngoại lang là Nguyễn Quốc Dĩ
2
mang lễ vật tặng biếu nhà Tống
( 1138- 1175)
3 Năm 1156, sai con sang tiến cống

4 Năm 1160, An Năm dâng con voi đã dạy quen

Mùa xuân năm 1161, sai con voi thuần sang biếu nhà
5
Tống

Năm 1164, An Nam sang cống, được ban tên gọi là An


6
Nam quốc

Năm 1173, Tống đem thư mua voi để đủ đồ nghi vệ tế


7 Nam Giao. Vua sai Đại Liên ban là Doãn Tử Xung đem
10 thớt voi sang Tống

Lý Cao Tông Năm 1178, vua Lý Cao Tông sai sứ tạ ơn về việc ban
1
sách phong
(1176- 1210)
2 Năm 1180, An Nam vào cống

Năm 1182, An Nam vào cống voi nhưng triều đình


3
không lấy

4 7/1186, sai Lê Hoè Khanh sang nhà Tống đáp lễ

5 11/1190, An Nam sai sứ vào cống

III. QUAN HỆ BANG GIAO THỜI TRẦN


Bối cảnh lịch sử Việt Nam dưới các triều vua Trần (1226 - 1400)
2.1.1. Thời kỳ ổn định và phát triển từ năm 1226 đến năm 1341
Năm 1226 đánh dấu sự thiết lập của vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam, trên cơ sở
kế thừa những thành tựu từ triều Lý, các vị Vua Trần tiếp tục ban hành nhiều chính sách
về chính trị, kinh tế nhằm xây dựng tiềm lực vững chắc cho đất nước.
● Về chính trị:
Chế độ Thái thượng hoàng là một nét đặc sắc của vương triều Trần; có nhiều điểm tích
cực như hạn chế tình trạng tranh chấp đoạt ngôi báu, đảm bảo hoạt động tập thể
Cùng với sự đa dạng về các hình thức tuyển dụng quan lại như thi cử, tiến cử, triều Trần
đặc biệt chú trọng đến phẩm chất đạo đức và năng lực. Việc cấp lương bổng, khen
thưởng hay trách phạt quan lại đều được thực hiện minh bạch. Năm 1936, vua Trần Thái
Tông “định lệ cấp bổng cho các quan văn võ trong ngoài và các quan ở cung điện lăng
miếu, chia số tiền thuế, theo thứ bậc cấp cho”
Nhằm tăng cường sự quản lý của triều đình trung ương với cấp địa phương, năm 1942,
vua Trần Thái Tông đã phân định cụ thể số lượng cũng như phẩm hàm quan lại ở các xã.
Luật pháp được nhà nước biên soạn thành văn bản nhằm tăng cường kỷ cương phép
nước.
Tinh thần đoàn kết được củng cố từ trong nội tộc đến mối quan hệ giữa các quan lại
trong triều đình, quan hệ giữa vua Trần với các quan lại trong triều rất gần gũi.
● Quân sự:
Tổ chức và sức mạnh của lực lượng quân đội không ngừng được củng cố trong thời gian
cầm quyền từ vua Trần Thái Tông đến vua Trần Hiến Tông.
Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm đến lực lượng thủy quân, tháng 3 năm 1262 đã
xuống chiếu cho các đạo làm đồ binh khí, đóng chiến thuyền, tập trận thủy chiến. Việc
đào tạo và bồi dưỡng võ tướng cũng được nhà vua chú ý. Quân đội vững mạnh không
chỉ giúp triều Trần ổn định đất nước mà còn trở thành yếu tố quan trọng mang tính quyết
định trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
● Kinh tế
Tiềm lực kinh tế của triều Trần từ đầu thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV từng bước được
xây dựng và củng cố.
Về nông nghiệp, để quản lý tốt việc phân phối ruộng đất ở các địa phương, hàng năm
vào đầu mùa xuân, xã quan tại các địa phương phải tiến hành khai báo nhân khẩu và kê
rõ các thành phần dân cư. Đặt ra chức quan chuyên việc trông coi đê - Hà đê sứ chánh và
phó cùng các chính sách chú trọng tới hoạt động thủy lợi.
Sự ổn định về chính trị và kinh tế đã đưa đến đời sống thịnh trị thái bình của quốc gia
Đại Việt. Đây chính là cơ sở vô cùng quan trọng giúp triều Trần chủ động thực hiện hoạt
động cống và đi sứ trong bang giao đối với các vương triều phong kiến Trung Quốc.
2.1.2. Khủng hoảng và suy vong từ năm 1342 đến năm 1400
Từ triều vua Trần Dụ Tông, xã hội Đại Việt bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khủng
hoảng.
- Đời sống nhân dân bị uy hiếp nghiêm trọng bởi thiên tai và nạn đói khiến nhà nước
buộc phải kêu gọi nhà giàu địa phương cứu đói vào các năm 1358, 1362, 1375, 1375,
1378. dẫn đến hiện tượng nổi của nhân dân tại một số địa phương mà các sử gia gọi là
nạn “giặc cướp”.
- sự lớn mạnh và lộng quyền của một số thế lực quan lại, “gian thần ngấp nghé ngôi báu,
xã tắc nhà Trần ngày mòn mỏi, rồi đến mất”
Lúc này, Hồ Quý Ly nắm quyền lực rất lớn trong triều, không ngừng củng cố quyền lực,
bất bình lộng quyền của Hồ Quý Ly, lực lượng ủng hộ triều - Thái Bảo Trần Hãng,
Thượng tướng quân Trần Khát Chân mưu giết Hồ Quý Ly. Nhưng Hồ Quý Ly đã nhanh
chóng tiêu diệt và chính thức lên ngôi hoàng đế vào năm 1400.
Như vậy, có thể thấy rằng từ cuối thế kỷ XIV, vương triều Trần đã suy kiệt. Khi xuất các
dấu hiệu khủng hoảng cũng là lúc vương triều Trần đối mặt với nhiều khó khăn và buộc
phải điều chỉnh, chủ động cống và đi sứ trong bang giao.
2.2. Hoạt động của sứ đoàn triều Trần trong bang giao với triều Nam Tống

TT Thời gian Sự kiện

1 Năm 1229 Vua Trần Thái Tông cử sứ giả sang thông báo về việc lên ngôi và cầu
phong.

2 Năm 1235 Vua Trần Thái Tông cử sứ giả dâng phương vật

3 Năm 1236 Vua Trần Thái Tông cử sứ giả dâng phương vật

4 Năm 1240 Vua Trần Thái Tông cử Thị thần Bùi Khâm giải quyết việc biên giới

5 Năm 1241 Vua Trần Thái Tông cử sứ giả dâng phương vật

6 Năm 1243 Vua Trần Thái Tông cử sứ giả tới dâng phương vật.

7 Năm 1251 Vua Trần Thái Tông cử sứ giả tới dâng phương vật
8 Năm 1258 Vua Trần Thái Tông truyền ngôi cho Thái tử (vua Trần Thánh Tông)
đã cử sứ giả sang triều Nam Tống thống báo và dâng 2 con voi

9 Năm 1261 Tháng 11, triều Trần dâng 2 con voi

10 Năm 1262 Tháng 6, triều Trần dâng phương vật

11 Năm 1264 Tháng 5, triều Trần dâng biểu tạ ơn về việc vua Trần Thánh Tông
được nhận sách phong vương

12 Năm 1266 Tháng 8, vua Trần Thánh Tông cử sứ giả dâng biểu chúc mừng vua
Tống Độ Tông lên ngôi và dâng phương vật

13 Năm 1273 Tháng 6, vua Trần Thánh Tông cử sứ giả dâng phương vật

2.3. Hoạt động triều cống của triều Trần với triều Nguyên (1260-1368)

Các triều Số lần Sự kiện (Nguồn dẫn)


vua Trần

1. Trần Thành 1 Năm 1261, đoàn sứ bộ gồm Thông thị đại phu Trần Phụng Công,
Tông (1258- Viên ngoại lang và Chư vệ kí ban Nguyễn Sâm, Viên ngoại lang
1278) Nguyễn Diễn mang biểu thư xin khất việc 3 năm 1 lần cống. (NS
quyền 209, ANCL)

2 Năm 1263: Tháng 1, Điện tiền chỉ huy sứ Phạm Cự Địa và Trần
Kiều đến triều Nguyên được chuẩn y cho 3 năm 1 lần cống.
Tháng 11 dâng biểu tạ ơn. (ĐV, KĐ NS quyền 209)

3 Năm 1266 : Đại phu Dương An Dưỡng và Vũ Hoàn đi cống, dâng


biểu : tiến cống sản vật địa phương, xin miễn nộp tú tài và thợ
giỏi, xin đề Nậu Lạt Đinh làm Đạt lỗ hoa xích. (ĐV, KĐ, NS
quyền 209, ANCL)

4 Năm 1268, Đại phu Phạm Nhai và Chu Lãm đi cống (ANCL)

5 Năm 1269, đầu năm dâng biểu nạp cống cùng biểu tạ ơn triều
Nguyên đã ban gấm tây, lụa bạch, dược vật. Tháng 11 lại sai sứ đi
cống. (NS quyền 167)

6 Năm 1270, Đại phu Đinh Củng Viên, Lê Trọng Đà đi sứ sang


cống. (ĐV, KĐ, NS quyền 7, ANCL)

7 Năm 1272, Đồng tử Đỗ Dã Mộc đi cống (ĐV, KĐ)

8 Năm 1273, cống sản vật (NS quyển 8)

9 Năm 1274, Đại phu Lê Khắc Phục và Lê Văn Tủy đi cống (NS
quyển 209)

10 Năm 1277, Trung thị Đại phu Chu Trọng Ngạn và Trung lượng
Đại phu Ngô Đức Thiệu đi cống (NS quyền 209, ANCL)

11 Năm 1278, Đại phu Trịnh Đình Toản và Trung tán Đỗ Quốc Kế
cống sản vật và 2 con voi thuần (ĐV, KĐ, NS quyền 209, ANCL)

2. Trần Nhân 1 Tháng 7 năm 1279 cống với thuần (NS quyền 10)
Tông (1279-
2 Tháng 12 năm (NS quyền 10) 1279 cống dược vật
1293)
3 Năm 1280, Trần Di Ái và Lê Trọng Đà đi sứ cống voi (ĐV, KĐ,
NS quyển 11, ANCL, ANCN quyển 3)

4 Tháng 9 năm 1281, sứ giả đi tiến cống (NS quyền 11)

5 Năm 1282, Đại phu Lê Nỗ và Đặng Hữu Điểm đi cống da tê giác,


đồ vàng bạc, hương liệu. (NS quyển 12, ANCL)

6 Năm 1283, Đinh Khắc Thiệu và Nguyễn Đạo Học đem sản vật
tiến cống (NS quyền 209, ANCL)

7 Năm 1284, Trần Phủ đi cống xin hoãn binh (ĐVSKTT, NS quyền
209)

8 Năm 1286, Nguyễn Nghĩa Toàn và Nguyễn Đức Vinh đi cống bị


giữ lại (NS quyển 14, ANCL, ANC quyển 3)

9 Tháng 9 năm 1287, Trung đại phu Nguyễn Văn Ngạn, Thông thị
đại phu Lê Trọng Khiêm, Đại phu Bạch Xá đi cống sản vật (NS
quyển 14, ANCL)

10 Tháng 1 năm 1288, Cận thị quan Lý Tu và Đoàn Khả Dung cống
kim nhân (tượng vàng). (NS quyền 15)

11 Tháng 4 năm 1288, Trung đại phu Trần Khắc Dụng đi công (NS
quyển 15)

12 Tháng 4 năm 1289, Trung đại phu Trần Khắc Dụng đi cổng (NS
quyền 15, quyền 209)

13 Tháng 7 năm 1289, Đại phu Đàm Chúng đến cống (NS quyển 15,
ANCL)

14 Tháng 11 năm 1289, sứ giả tới cống (NS quyền 15, ANCL)

15 Tháng 1 năm 1290, Trung đi phu Trần Khắc Dụng cống sản vật
(ĐV, KĐ, NS quyền 16)

16 Năm 1291, Trung lượng đại phu Nghiêm Trọng Duy và Hữu võ
đại phu Trần Từ Lương đi cống (ANCL)

17 Tháng 6 năm 1292, Lệnh công Nguyễn Đại Pháp và Trung tán Hà
Duy Nghiêm tới cống (ĐV, NS quyển 17, ANCL)

18 Năm 1293, tướng Đào Tử Kỳ và Đại phu Lương Văn Tảo đi cống
(ĐV, NS quyền 209)

3. Trần Anh 1 Năm 1295, Đại phu Nguyễn Mạnh Hiến và Trần Khắc Dụng,
Tông (1294- Viên ngoại lang Phạm Thảo đi cống (ĐV, KĐ, NS quyển 128,
1314) ANCN)

2 Năm 1297, Đại phu Nguyễn Văn Tịch và Phạm Cát đi cống (NS
quyển 19, ANCL)

3 Năm 1298, Đại phu Đặng Bất Văn và Vũ Bất Quý đi cống (NS
quyền 19, ANCL)

4 Năm 1300, Đại phu Đặng Nhữ Lâm và Nguyễn Tất đi cống (NS
quyền 209, ANCL, ANCN quyền 3)

5 Năm 1302, tướng Lê Khắc Phục và Đại phu Đào Vĩnh cống 2 con
voi thuần và chu sa (NS quyển 209, ANCL, ANCN quyển 3)

6 Năm 1304, Đại phu Nguyễn Nhược Chuyết và Tô Hân đi cống


(ANCL)

7 Năm 1306, Đại phu Lê Nguyên Tông và Phí Mộc Đạc đi cống
(ĐV, NS quyển 2, ANCL)

8 Năm 1308, Đại phu Nguyễn Khắc Tuân, Phạm Khi và Mạc Đĩnh
Chi đi cống mừng vua Nguyên Vũ Tông lên ngôi (ĐV, KĐ,
ANCL, ANCN quyền 3)

9 Năm 1309, Đại phu Đồng Ứng Thiều và Tạ Đại Huân đi cổng
(ANCL)

10 Năm 1311, Đại phu Lê Nhân Kiệt và Vũ Tử Ban cống sản vật
(NS quyền 24, ANCL)

11 Năm 1313, Đại phu Nguyễn Văn Diễm đi cống mừng vua Nguyên
Nhân Tông lên ngôi (ANCL)

12 Năm 1314, Đại phu Đặng Quốc Dụng và Ngô Nguyên Lão đi
cống (1311-1320) (ANCL)

4. Trần Minh 1 Tháng 6 năm 1317, sứ giả đi cống (NS quyển 26)
Tông (1315-
2 Năm 1318, Đại phu Y Thế Tài và Đinh Quan đi cống (NS quyển
1329)
26, ANCL)

3 Năm 1320, Bồi thần Đặng Cung Kiệm và Đỗ Sĩ Tốn đi cống


(ANCL, ANCN quyền 3)

4 Năm 1321, Đại phu Mạc Tiết Phu và Lại Duy Cựu đi cống mừng
vua Nguyên Anh Tông lên ngôi (ĐV, ANCL, ANCN quyền 3)

5 Năm 1322, sứ giả đi cống (NS Tông lên ngôi (ĐV, quyền 28)

6 Năm 1324, Mạc Tiết Phu đi cống (NS quyển 209, ANCL, ANCN
quyển 3)

7 Năm 1325, Đại phu Lê Lão Ngô và Nguyễn Duy Hàn đi cống
(ANCL)

8 Tháng 10 năm 1327, cống sản vật (NS quyển 209)

9 Tháng 12 năm 1327, sứ giả đi cống (NS quyển 209)

10 Năm 1328, Đại phu Nguyễn Xứ Nhạc và Đàm Ngô Thiếu đi cống
(NS quyển 13, ANCL, ANCN quyển 3)

5. Trần Hiến 1 Năm 1329, sai sứ cổng chúc mừng vua Nguyễn Văn Tông lên
Tông (1330- ngôi (ANCN)
1341)
2 Năm 1330, Đại phu Đoàn Tử Lai và Lê Khắc Tốn đi cống (NS
quyển 25, ANCL)

3 Năm 1332, Đại phu Đặng Thế Diên đi cống (NS quyền 209,
ANCL)

4 Năm 1335, Đại phu Đồng Hòa Khanh và Nguyễn Cố Phu đi cống
(ANCL)

5 Năm 1337, Đại phu Phan Công Trực và Nguyễn Tất Chiếu đi
cống (ANCL)

6 Năm 1339, Phạm Sư Mạnh đi cống (ANCL)

IV. QUAN HỆ BANG GIAO THỜI HỒ


4.1. Bối cảnh lịch sử
- Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn (1400), các nhà tôn thất cùng các quan dâng biểu
khuyên Hồ Quý Ly lên ngôi.
- Làm vua chưa đầy 1 năm, theo lệ cũ của nhà Trần, tháng 12 năm Canh Thìn
(1400) Hồ Quý Ly nhường ngôi Hoàng đế cho con là Thái tử Hán Thương, rồi lên làm
Thái thượng hoàng cùng coi việc nước. Lúc ấy mọi việc chính sự hầu hết vẫn do một tay
Hồ Quý Ly quyết đoán cả.
- Đến năm 1406, mượn tiếng đánh họ Hồ để chiếm lại đất An Nam cho con cháu
nhà Trần (Trần Thiêm Bình), nhà Minh bên Trung Quốc cử quân sang đánh nước ta. Hồ
Quý Ly một mặt lo tổ chức phòng ngự, đón đánh quân Minh, bắt giết Thiêm Bình, một
mặt cho sứ sang Trung Quốc xin hàng phục, giữ lệ triều cống. Song vì nặng ý đồ cướp
nước ta, vua Minh vẫn cất quân sang đánh. Mặc dù nhà Hồ dồn toàn lực kháng chiến đến
cùng, song vì thực trạng xã hội lúc bấy giờ với sự thờ ơ của nhân dân và sự chống đối
của tầng lớp quý tộc nhà Trần, khiến quân Minh dưới sự chỉ huy của các tướng giặc Chu
Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh đã đánh bại quân nhà Hồ. Cuối cùng cha con Hồ Quý Ly
bị giặc Minh bắt ở Hà Tĩnh ngày 11-12 tháng 5 năm Đinh Hợi (1407), giải về Kim Lăng,
Trung Quốc (tháng 6 năm Đinh Hợi - 1407). Quan quân nhà Hồ một số ra hàng, một số
bị bắt, một số tự tử...
Nhà Hồ trị vì được hơn 7 năm, qua 2 đời vua:
– Hồ Quý Ly (1400): làm vua chưa được 1 năm, Thái thượng hoàng hơn 6 năm.
– Hồ Hán Thương (1400 - 1407): làm vua hơn 6 năm.
4.2. sự kiện

Triều
STT Vua Năm Sự kiện Kết quả
đại

Hồ Hán Thương cho


quân đi đánh Chiêm
Thành. Vua Chiêm xin Chiêm Thành phải
1 1402 dâng một voi trắng, dâng nộp thêm đất
một voi đen, sản vật Cổ Lũy.
địa phương và đất
Chiêm Động cầu hòa.
Hồ Hán
Hồ Hán Thương sai sứ Vua Minh phong
Thương
2 1403 sang cống, cầu phong làm An Nam quốc
nhà Minh. vương.

Hán Thương sai sứ Vua Minh sai sứ


3 1404 sang Minh dâng voi và sang trách hỏi, nên
đất xin hoãn quân. đưa biếu voi.
V. QUAN HỆ BANG GIAO NHÀ LÊ SƠ
V.1. Bối cảnh
 Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi lãnh thổ, triều Lê sơ hướng tới xây dựng một
mô hình nhà nước tập quyền mới mà vua Lê Thánh Tông chính là người đã hoàn
thiện và đưa thiết chế quân chủ tập quyền phát triển đến đỉnh cao
 Với những việc làm của các vua triều Lê sơ, nhất là từ đời vua Lê Thánh Tông, chính
quyền Lê sơ đã dày công kiến lập và kiên quyết biến đổi thiết chế chính trị từ chế độ
quân chủ quý tộc thời Lý – Trần sang chế độ quân chủ tập quyền quan liêu.
 Bên cạnh đó, Triều Lê sơ cũng rất chú ý đến việc xây dựng quân đội và quốc phòng.
Quân đội triều Lê sơ được phiên chế thành các lực lượng: bộ binh, thuỷ bình, tượng
binh và kỵ binh, có một đơn vị chuyên sử dụng súng hỏa đồng. Binh chế của triều Lê
sơ vào năm 1467, quân ở kinh thành phiên chế thành các ti, vệ, sở, đội. Số lượng
quân đội được quy định rõ ràng, rèn luyện chặt chẽ và cẩn thận, hàng năm đều có các
cuộc duyệt binh lớn.
5.2. Các chuyến đi sứ của sứ đoàn triều Lê sơ trong bang giao với nhà Minh
STT Thời gian Sự kiện

Lê Thái Tổ (1428 – 1433)

1 1431 Triều đình cử sứ thần sang Minh cầu phong và phân giải việc dụ
đổi trả đồ khí giới của quân Minh.

2 1433 Triều đình cử Trần Thuấn Du, Nguyễn Khả Chi và Bùi Cầm Hồ
sang Minh nộp tuế cống, dâng vua Minh 3 phần, thái hậu và thái
tử mỗi người một phần.

Lê Thái Tông (1433 – 1442)

3 1434 Triều đình cử sứ thần mang tờ biểu sang nước Minh cầu phong.

4 1436 Triều đình cử sứ thần sang Minh cầu phong.

5 1442 Triều đình cử Đỗ Thời Việt sang tạ ơn nhà Minh.

Lê Nhân Tông (1442 – 1459)

6 1442 Triều đình cử sứ thần sang Minh cầu phong.


7 1452 Cử Thẩm hình Phạm Du, Học sĩ Nguyễn Bá Kỳ và Lễ bộ viên
ngoại Chu Xa sang mừng nhà Minh lập thái tử; cử Ngự sử Lê
Chuyên sang tạ ơn gấm vóc.

8 1456 Cử Lê Văn Lão và Nguyễn Đình Mỹ sang tạ ơn nhà Minh ban


mũ áo.

9 1457 Cử Hành khiến hữu nạp ngôi Lê Hy Cát, Hàn lâm thị giảng Trinh
Thiết Trường, Khởi cư xá nhân Nguyễn Thiên Tích và Ngự sử
Trần Xác đem lễ vật sang mừng Anh Tông lên ngôi.

Lê Nghi Dân (1459 – 1460)

10 1459 Triều đình cử sứ thần sang Minh cầu phong.

Lê Thánh Tông (1460 – 1497)

11 1460 Triều đình cử sứ thần sang Minh xin phong.

12 1464 Cử sứ sang nước Minh. Phạm Bá Khuê tiến lương; Lê Hữu Trực,
Dương Tông Hải, Phạm Khánh Dung mừng Hiến Tông lên ngôi;
Lê Tông Vĩnh, Phạm Cự, Trần Văn Chân tạ ơn cho vóc lụa.

13 1476 Cử Bùi Sơn, Vương Khắc Thuật và Chử Phong sang dâng lễ
mừng nhà Minh lập thái tử.

14 1488 Cử Thượng thư Đàm Văn Lễ, Vương Khắc Thuật, Phạm Miễn
Lân sang nhà Minh mừng Hiếu Tông lên ngôi và tạ ơn ban gấm
vóc.

15 1493 Cử bồi thần là Nguyễn Hoằng Thạc và Lê Tung sang mừng việc
lập thái tử và Phạm Mân sang tạ ơn ban gấm vóc.

Lê Hiến Tông (1497 – 1504)

16 1497 Triều đình cử sứ thần sang Minh xin phong.

17 1502 Cử Thái thường tự khanh Quách Hữu Nghiêm, giám sát ngự sử
Nguyễn Bình Hòa và Cấp sự trung Trần Mậu tài sang nhà Minh
tạ ơn về việc ban mũ áo.
Lê Uy Mục (1504 – 1509)

18 1507 Cử Hộ bộ tả thị lang Dương Trực Nguyên, Đông các hiệu thư
Chu Tông Văn và Hàn lâm viện kiểm thảo Đinh Thuận sang
mừng Vũ Tông lên ngôi; cử Nguyễn Thuyên sang dâng hương và
sai Lương Khản sang tạ ơn gấm vóc.

Lê Tương Dực (1510 – 1516)

19 1510 Triều đình cử sứ thần sang Minh xin phong.

5.3. Hoạt động triều cống của triều Lê sơ đối với vương triều Minh

Các vua Đời vua Số Sự kiện Cống


triều Lê nhà Minh lần phẩm

Lê Thái Minh Anh 2 - Năm 1428, sai Lê Thiếu Dĩnh, Lê Cảnh Đồ dùng
Tổ (1428 Tông Quang và Lê Đức Huy, Phạm Khắc Phục vàng bạc
– 1433) đem tờ biểu văn và các sản vật: một người cùng sản
vàng thay mình, 1 lư hương bạc, 1 đôi bình vật địa
hoa bạc, 300 tầm lụa thổ sản, 14 đôi ngà phương.
voi, 20 lọ hương hun áo, 2 vạn nén tuyến
hương, 24 khối tốc hương sang biếu nhà
Minh.

- Năm 1429, sai Đào Công Soạn, Lê Đức


Huy, Phạm Khắc Phục đem các đồ vàng
bạc sang cống nhà Minh.

Lê Thái Minh Anh 3 - Năm 1434, sai Nguyễn Phú và Phạm Thời - Vàng,
Tông Tông Trung đem vàng sang tuế cống. bạc, sản
(1433 – vật địa
- Năm 1438, sai Thẩm hình viện Nguyễn
1442) phương.
Đình Lịch, thiêm tri Nội mật viện sự Trình
hiển, thị ngử sử Nguyễn Thiên Tích sang - 1438:
cống nhà Minh. thêm
ngựa.
- Năm 1441, sai Nội mật viện Nguyễn
Nhật, thiêm tri Mật viện Nguyễn Hữu
Quang và thiêm tri Thầm hình viện Đào
Mạnh Hồng sang nhà Minh tiến cống.

Lê Nhân Minh Anh 6 - Năm 1444, sai Tả thị lang Đào Công Soạn - Đồ dùng
Tông Tông và Ngự sử tiền chỉ huy Lê Quát đem sản vàng bạc
(1442 – vật sang cống nhà Minh. và sản vật
1459) địa
- Năm 1447, sai Ngự sử trung thừa Hà Phủ
phương.
đem đồ sản vật sang cống.
- Năm
- Năm 1450, sai Tây đạo tham tri Hà Lật,
1444 và
Hàn lâm viện trực học sĩ Nguyễn Như Đổ
1447 có
và Quốc tử trợ giáo Đồng Hanh sang Minh
thêm sừng
nộp cống.
tê, ngà
- Năm 1453, sai Nguyễn Nguyên Lịch, voi, trầm
Nguyễn Đán, Trần Doãn Huy sang Minh hương.
nộp cống.

- Năm 1456, sai Lê Văn Lão và Nguyễn


Đình Mỹ sang nộp cống.

- Năm 1459, sai Lê Cảnh Huy và Nguyễn


Như Đổ sang nộp cống.

Lê Thánh Minh Anh 13 - Năm 1462, sai bồi thần là bọn Hoàng Văn - Đồ dùng
Tông Tông Thăng sang nhà Minh nộp cống. vàng bạc
và sản vật
(1460 – Minh Hiến - Năm 1465, sai Đào Tuấn và Đào Chính
địa
1497) Tông sang nộp cống.
phương.
Minh Hiếu - Năm 1467, sai Dương Văn Đàm và Phạm
Tông Giám sang nộp cống nhà Minh.

- Năm 1468, sai sứ sang nước Minh là bọn


Dương Văn Đàm và Phạm Giám sang nộp
cống nhà Minh.

- Năm 1471, sai Bùi Viết Lương, Nguyễn


Đức Trình, Phạm Mục và Lê Nhan sang
Minh nộp cống.

- Năm 1474, sai Lê Hoàng Dục, Nguyễn


Đôn Phục và Ngô Lôi sang cống nhà Minh.

- Năm 1477, sai Trần Trung Lập, Lê Ngạn


Trấn và Phan Quý sang cống nhà Minh.

- Năm 1480, sai Nguyễn Văn Chất, Doàn


Hoành Tuấn, Vũ Quý Giao sang cống nhà
Minh.

- Năm 1483, sai Lê Đức Khánh và Nguyễn


Trung nộp cống.

- Năm 1486, sai Lễ bộ thượng thư Lê Năng


Nhượng cùng Phan Phúc Chiêu và Quách
Liễn sang cống nhà Minh.

- Năm 1489, sai bồi thần là Nguyễn Doãn


Cung, Bùi Xương Trạch và Nguyễn Khê
Đình sang cống nhà Minh.

- Năm 1492, sai bồi thần là Lê Du, Bùi


Sùng Đạo, Nguyễn Ngạn Sung và Trịnh
Quý sang cống nhà Minh.

- Năm 1495, sai Lê Hán Đinh và Vũ


Dương sang Minh nộp cống.

Lê Hiến Minh Hiếu 2 - Năm 1498, sai bồi thần là bọn Nguyễn Không ghi
Tông Tông Quan Hiền, Phạm Thịnh, Lê Tuấn Mậu chép.
sang nước Minh cống hằng năm.
(1497 –
1504)
- Năm 1501, sai Lại bộ tả thị lang Nguyễn
Úc, Đông các hiệu thư Đinh Cương, Hàn
lâm viện thị thư kiếm Tú âm cục tư huấn
Đặng Minh Khiêm sang nước Minh cống
hằng năm.

Lê Túc Minh Hiếu 1 - Năm 1504, sai Lại bộ tả thị lang Đặng Không ghi
Tông Tông Tán, kiểm thảo Khuất Quỳnh Cửu sang chép.
(1504) cống hàng năm.
Minh Vũ
Tông

Lê Uy Minh Vũ - Không ghi


Mục Tông chép.
(1504 –
1509)

Lê Tương Minh Vũ 2 - Năm 1510, sai phó đô Ngử sử đài Đỗ Lý Sản vật
Dực Tông Khiêm, Hàn lâm viện thị độc kiêm sử quan địa
Nguyễn Bỉnh Hòa, đề hình giám sát Ngự sử phương.
(1510 –
Nguyễn Đức Quang, thông sự Nguyễn
1516)
Minh, hành nhân 8 người, tòng nhân 25
người sang nước Minh cống hàng năm.

- Năm 1513, sai Binh bộ hữu thị lang kim


quang môn là Nguyễn Trọng Quỳ, Thị thư
Hứa Tam Tỉnh và Đề hình giám sát ngự sử
Nguyễn Quý Nhã sang cống nhà Minh.

Lê Chiêu Minh Thế - Không ghi


Tông Tông chép.

(1516 –
1522)

Lê Cung Minh Thế - Không ghi


Hoàng Tông chép.
(1522 –
1527)

VI. QUAN HỆ BANG GIAO VIỆT NAM – TRUNG QUỐC THỜI NHÀ MẠC
1.1. Bối cảnh: những khó khăn về chính trị, kinh tế
- Ngay từ những năm cuối thế kỷ XV, mô hình tổ chức nhà nước cũng như chính sách của
triều Lê Sơ đã bộc lộ những hạn chế và mâu thuânx. Hệ thống quan lại hoàn bị, vốn là công cụ quản
lý nhà nước sắc bén dần biến thành 1 bộ máy quan liêu cồng kềnh. Nạn tham nhũng ngày càng trở
nên phổ biến
- Sang đầu thế kỷ XVI, nhất là từ sau khi Lê uy mục lên ngôi 1505,
o kinh tế, văn hoá, xã hội. chính trị, quân sự ngày càng suy thoái, biểu hiện ra thành
“khủng hoảng xã hội”
o triều đình mất hết vai trò tích cực, vua quan lao vào con đường ăn chơi sa đoạ, áp bức
bóc lột nhân dân.
o Chính sự trong triều rối loạn, các thế lực chống đối nổ lên khắp nơi
 Sự nổi lên của các thế lực cát cứ: Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn…đã xảy ra trong tình hình như
vây
- 1521 vua Chiêu Tông trốn lên vùng Sơn Tây dựa vào quân lính các trấn chống lại Mạc Đăng
Dung 1525 Chiêu tông bị Đăng Dung bắt và giết, 2 năm sau thì Đăng Dung chính thức lập ra nhà
Mạc.
- Nhà Mạc tuy đã thành lập, nhưng cuộc tranh chấp giữa các phe phái tiếp diễn gay gắt các
quan lịa và tướng tá cũ của nhà Lê nổi dậy ở nhiều nơi
 cuộc tranh giành giữa các phe phái đã dẫn đến sự thiết lập 2 chính quyền thù địch: chính
quyền họ Mạc ở Bắc Bộ, đóng đô ở Thăng Long và chính quyền nhà Lê ở vùng Thanh Hóa trở vào,
sử gọi là Bắc Triều và Nam Triều.

You might also like