TIỂU LUẬN LÀNG XÃ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA: LỊCH SỬ

BÀI TIỂU LUẬN


LÀNG XÃ VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG
LỊCH SỬ

CHỦ ĐỀ : Trình bày sự ra đời của một số kinh đô ở Việt Nam trong lịch sử;
phân tích vai trò của yếu tố địa lí với sự ra đời của một số kinh đô ở Việt Nam;
đánh giá tính chất, đặc điểm chung của một số kinh đô ở Việt Nam

Giảng viên: TS. Lê Hiến Chương


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Ngần
Mã sinh viên: 705602096
Lớp: B-K70

Hà Nội – tháng 5 năm 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................3
NỘI DUNG............................................................................................................................4
1. KHÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ KINH ĐÔ Ở VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ...................4
2. MỘT SỐ KINH ĐÔ Ở VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ................................................4
2.1. Kinh đô Hoa Lư........................................................................................................4
2.1.1. Sự ra đời của Kinh đô Hoa Lư............................................................................4
2.1.2. Vị trí địa lý..........................................................................................................5
2.1.3. Đánh giá..............................................................................................................5
2.2. Kinh thành Thăng Long............................................................................................6
2.2.1. Sự ra đời của Kinh thành Thăng Long...............................................................6
2.2.2. Vị trí địa lý..........................................................................................................6
2.2.3. Đánh giá..............................................................................................................7
2.3. Kinh đô Phú Xuân, sau này được đổi tên là Kinh thành Huế...................................7
2.3.1. Sự hình thành Kinh thành Huế...........................................................................7
2.3.2. Vị trí địa lý..........................................................................................................8
2.3.3. Đánh giá..............................................................................................................8
3. ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MỘT SỐ KINH ĐÔ Ở VIỆT
NAM......................................................................................................................................8
KẾT LUẬN.........................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................11

2
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia sớm được hình thành thuộc khu vực Đông Nam Á, có vị trí
địa lí vô cùng đặc biệt, nằm ở ven bờ Thái Bình Dương. Nơi đây có sự giao lưu văn hóa
mạnh mẽ giữa văn hóa bản địa, văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ. Từ bao đời nay,
cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng chung sống trong một đất nước mà do yêu cầu khai
phá và làm thủy lợi của nền nông nghiệp lúa nước nên phải cố kết trong một quốc gia -
dân tộc thống nhất. Ðộc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia là một đặc điểm chi
phối của lịch sử Việt Nam. Trên lãnh thổ thống nhất đó, cộng đồng các dân tộc anh em đã
sinh sống và phát triển hợp thành dân tộc Việt Nam thống nhất cùng chung một nền văn
hiến lâu đời, bền vững. Dáng vóc văn minh ở đây biểu hiện, một mặt là các làng xã cổ
truyền, mặt khác là các kinh đô được hình thành từ lâu đời gắn liền với tiến trình phát triển
lịch sử của dải đất hình chữ S.
Có thể nói, kinh đô chính là “trái tim” của một quốc gia. Kinh đô tồn tại thịnh suy là
biểu hiện cho nhịp đập của đất nước. Hơn thế nữa, kinh đô còn mang những giá trị vô
cùng to lớn, đó chính là nó giữ gìn những giá trị lịch sử văn hóa và truyền thống ngàn năm
của dân tộc.
Tìm hiểu về kinh đô nước Việt cũng chính là hiểu rõ thêm về bản sắc văn hóa Việt
Nam. Việc bảo tồn các di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật chất nói riêng, trong
đó có các cố đô là một trách nhiệm, một nghĩa vụ thiêng liêng, là niềm tự hào của mỗi
người dân đối với tài sản vô giá do tổ tiên đã tốn biết bao công sức, trí tuệ và tiền của để
tạo dựng trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc.

3
NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ KINH ĐÔ Ở VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
Giai đoạn dựng nước và giữ nước đầu tiên trong lịch Việt Nam đã chứng kiến sự ra
đời của nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam. Dân tộc ta liên tục đấu tranh
anh dũng kiên cường, bền bỉ, chinh phục thiên nhiên hà khắc, chống sự xâm lược của kẻ
thù từ bên ngoài để tồn tại và phát triển.
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (Sông núi nước Nam, Vua Nam ở). Kinh đô chính là
nơi nhà vua đóng đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vương triều, của đất nước.
Việc lựa chọn, xác định vị trí và xây dựng kinh đô luôn phản ánh sức mạnh, ý chí của Nhà
nước về chủ quyền quốc gia. Qua bao thời kỳ thăng trầm của lịch sử dân tộc, nước ta có
rất nhiều lần thay đổi kinh đô.
Từ kinh đô Phong Châu của nước Văn Lang do các Vua Hùng đứng đầu, đến kinh đô
Cổ Loa do An Dương Vương xây dựng, kinh đô Mê Linh của Hai Bà Trưng. Tiếp theo đó
là kinh đô Long Biên của Lý Nam Ðế và Triệu Việt Vương, kinh đô Vạn Anh - Ðại La
thời kỳ chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ ba (603 - 939). Thời kỳ Ngô Quyền
giành được độc lập, Cổ Loa lại trở thành kinh đô của đất nước. Sau khi dẹp loạn 12 sứ
quân, Ðinh Tiên Hoàng đã lập nên nhà nước Ðại Cồ Việt với kinh đô Hoa Lư độc đáo
mang nhiều giá trị lịch sử quý báu. Triều Tiền Lê cũng đóng đô tại đây.
Mùa thu năm Canh Tuất (1010), Vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về
Ðại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử
dân tộc.
Cùng với sự biến động của lịch sử, của đất nước, nhiều địa danh đã được chọn làm
kinh đô của các vương triều khác nhau như Tây Ðô và Lam Kinh ở Thanh Hóa, thành
Hoàng Ðế ở Bình Ðịnh, thành nhà Mạc ở Lạng Sơn. Ðặc biệt là thành Phú Xuân sau này
gọi là Huế được chọn làm kinh đô dưới thời Tây Sơn (1789 - 1802) và thời Nguyễn (1802
- 1945); xét về mặt vị trí, thời đó, Huế (Phú Xuân) nằm ở trung tâm đất nước lại có phong
cảnh nên thơ; do vậy, được cả Quang Trung và nhà Nguyễn sau này chọn làm nơi đóng đô
lập quốc.
Thời hiện đại, sau sự thành công Cách mạng Tháng Tám 1945, quốc hiệu Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử dân tộc, Thủ đô
được chọn là Hà Nội. Sau hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và đấu tranh thống nhất
đất nước, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI, ngày 2-7-1976, đã quyết định đổi tên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và tiếp tục chọn
“trái tim” của đất nước là Hà Nội - vùng đất nghìn năm văn hiến.
2. MỘT SỐ KINH ĐÔ Ở VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
2.1. Kinh đô Hoa Lư
2.1.1. Sự ra đời của Kinh đô Hoa Lư

4
Kinh đô Hoa Lư là Kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư viết: “ Mậu Thìn năm thứ nhất (968); Vua lên ngôi, lấy
Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh về động Hoa Lư; xây dựng kinh đô, đắp thành đào hào,
làm cung điện, đặt triều nghi.” Đây là ghi chép về vua Đinh Tiên Hoàng sau khi dẹp loạn
12 xứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi vua và xây dựng kinh đô.
Việt Sử lược của Phan Huy Chú có chép lại rằng: “ Năm đầu hiệu Khai Bảo đời Triệu
Tống (968) Đinh Bộ Lĩnh xưng làm hoàng đế ở động Hoa Lư, xây cung điện”.
Chừng ấy sử liệu đã đủ để phần nào hình dung được bề thế và quy mô của kinh đô
Hoa Lư nghìn năm trở về trước.
Trải qua 42 năm (968 -1010) tồn tại và gắn bó với nhiều đời vua của ba vương triều
Đinh, Lê, Lý, Hoa Lư đã thực sự trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế và văn hóa
của một đất nước Đại Cồ Việt đọc lập, thống nhất và tự chủ. Kinh đô Hoa Lư cũng là minh
chứng cho ý chí kiên cường, bất khuất, đoàn kết chống giắc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc.
2.1.2. Vị trí địa lý
Kinh đô Hoa Lư thuộc địa phận xã Trường Yên ngày nay, được bao quanh bởi hàng
loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhà sử học Lê Văn Hưu (1230 – 1322) có viết rằng:
“Tiên Hoàng nhờ có tài sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc
nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ
quân phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân,
chế độ gần đầy đủ”
Tại đây, ông cho xây dựng cung điện, đặt triều nghi, đắp thành, đào hào. Chọn nơi
đây làm kinh thành, chỉ cần xây nối một số đoạn ngắn lấp các khoảng trống ở giữa hai quả
núi là có một công trình kiên cố như một pháo đài hiểm trở nằm biệt lập với thế giới bên
ngoài.
Sau Cổ Loa thì Hoa Lư là một tòa thành điển hình cho phương pháp xây dựng lợi
dụng vào địa thế tự nhiên. Có lẽ vì vậy, ta không chỉ thấy ở Hoa Lư sự kiên cố, vững chắc,
hiểm trở của một công trình quân sự mà còn có cả nét kỳ vĩ, hữu tình của một thắng cảnh
thiên nhiên.
Vậy tại sao vua Đinh Tiên Hoàng lại chọn nơi đây làm để xây dựng kinh đô? Ngược
dòng lịch sử, vào khoảng thế kỉ X, khi đó đất nước mới giành được độc lập tự chủ sau
nghìn năm Bắc thuộc, chính quyền phong kiến tập quyền còn đang non trẻ, nạn ngoại xâm
phương Bắc vẫn còn là một hiểm họa không lường. Chính vì vậy mà vua Đinh đã lựa chọn
Hoa Lư để tận dụng triệt để địa hình hiểm trở của nó để phòng chống thù trong giặc ngoài.
Không những thế, nơi đây còn gần với quê hương của vua Đinh – nơi mà đã nuôi dưỡng
ông khôn lớn trưởng thành.
Kinh đô Hoa Lư rộng khoảng 300 ha, được chia làm hai khu vực: Thành Nội và
Thành Ngoại. Thành Ngoại rộng khoảng 140ha nằm về phía đông, gồm thôn Yên Thành
và thôn Yên Thượng ngày nay. Đây là nơi xây dựng những cung điện chính mà khu vực
đền Đinh và đền Lê là trung điểm, là nơi Đinh Tiên Hoàng cắm cờ nước. Thành Nội rộng
hơn Thành Ngoại, có diện tích khoảng 160ha, nằm về phía tây ở sâu trong các dãy núi
5
gồm thôn Chi Phong xã Trường Yên ngày nay. Thành Nội có tên là Thư Nhi xã hay Khố
Nhi xã, là nơi ở của gia đình các quan lại, các kho tàng và là nơi đóng quân.
Thành Nội và Thành Ngoại là hai khu vực các biệt nhau nhưng ở sát cạnh nhau và có
thể qua lại được một cách dễ dàng nhờ ngách thông được gọi là Quèn Vông.
2.1.3. Đánh giá
Kinh đô Hoa Lư là một quân thành, mặt phía Bắc là sông Hoàng Long như “bức
tường thành thiên nhiên nước”, phía đông là các ngọn núi đối với nhau bằng các tường
thành nhân tạo phía tây và phía nam là các dãy núi đá cao vút. Đây là một thành lũy lớn
gồm những quả núi bao bọc xung quanh nên có ý nghĩa quân sự vô cùng to lớn. Kinh đô
Hoa Lư lại có nhiều trạm gác bảo vệ, giao thông thủy, bộ rất thuận lợi. Đây là một vị trí
địa lý thuận tiện cho việc phòng thủ, tiến công, mặt khác lại xa biên thùy ải bắc – giặc
phương Bắc khó khăn trong việc tìm hiểu để mở những cuộc tiến công chớp nhoáng. Xã
hội ta lúc bấy giờ cần một nơi như thế để tồn tại và phát triển. Kinh đô Hoa Lư khi đó
hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của nước Đại Cồ Việt.
2.2. Kinh thành Thăng Long
2.2.1. Sự ra đời của Kinh thành Thăng Long
Đại Việt sử Ký toàn thư có viết: “ Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không
đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác...” Chính vì vậy, mùa thu năm 1010, Lý
Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long – vùng đất có thế “rồng cuộn hổ ngồi, địa
thế rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư khỏi cảnh khốn khó ngập lụt, muôn vật cũng rất
mực phong phú tốt tươi, chốn hội tụ trong ngoài của bốn phương”, sáng lập Kinh đô
Thăng Long. Đây là một sự kiện cực kì quan trọng của dân tộc Việt Nam. Trải qua gần
800 (1010 – 1788) năm tồn tại qua các vương triều Lý (1009 – 1225), Trần (1225 – 1400),
Tiền Lê (1428 – 1527), Mạc (1527 – 1592), Lê Trung Hưng (1592 – 1789). Thăng Long
liên tục được lựa chọn là kinh đô của Đại Việt. Mặc dù đến thời nhà Nguyễn, kinh thành
được chuyển về Huế nhưng Hoàng thành Thăng Long vẫn có vai trò quan trọng trong việc
trấn giữ vùng phía Bắc.
2.2.2. Vị trí địa lý
Kinh thành Thăng Long thuộc địa phận phường Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội ngày
nay. Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai
đoạn lịch sử và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Một đặc điểm nổi bật của cảnh quan thiên nhiên của thành Thăng Long là nhiều sông
hồ. Ngay từ khi xây dựng, nhà Lý đã biết tận dụng địa thế tự nhiên này trong quy hoạch
xây dựng nhằm biến những sông hồ thành những con hào tự nhiên, những tuyến đường
giao thông đường thủy thuận lợi và một hệ thống thoát nước, điều tiết môi trường, bảo vệ
sinh thái. Vì vậy mà mặt bằng các vòng thành Thăng Long đã tận dụng và thích nghi với
điều kiện thiên nhiên.
Mặc dù được cấu tạo bởi các trầm tích rất trẻ nguồn gốc sông, hồ, đầm lầy, vũng vịnh
và có nơi chứa tầng đất yếu (than bùn), Đại La – Thăng Long vốn là một vùng đất cao ráo
nhờ có vị trí phân bố ở gần đỉnh của tam giác châu, và đúng như Chiếu dời đô đã viết, dân
cư không khổ về ngập lụt.
6
Có thể nói việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, thành quả lớn nhất mà đất nước được
hưởng là những lợi ích to lớn về chính trị và về quân sự.
Thứ nhất, về mặt chính trị, Thăng Long là trung tâm hành chính thuận lợi cho việc
quản lí lãnh thổ
Hoa Lư chỉ là một vùng đất hiểm yếu, chật hẹp, chỉ thuận lợi cho phòng thủ, không
thể là một trung tâm hành chính quốc gia. Đóng đô ở Hoa Lư, vua Lê Đại Hành đã phải
cho 11 người con đi cai quản trực tiếp khắp các địa phương và đó cũng là mầm mống của
hoạ chém giết nhau để tranh ngôi sau khi ông mất.
Còn Thăng Long với vị trí trung tâm đất nước, đất đai bằng phẳng và rộng rãi, là đầu
mối các tuyến giao thông thuỷ bộ mới có đủ điều kiện thuận lợi nhất cho việc quản lý đất
nước.
Thứ hai, về mặt quân sự, Thăng Long là nơi có điều kiện thuận lợi để bảo vệ đất
nước
Thăng Long nằm ở trung tâm đầu mối giao thông của đất nước, mà hồi đó quan trọng
nhất là giao thông thuỷ, thông với biển một cách thuận lợi qua nhiều cửa thuận lợi cho
việc vận chuyển quân đội, lương thực, đạn dược.
Thăng Long ở trung tâm của một đồng bằng màu mỡ, nông nghiệp và thủ công
nghiệp phát triển, dân cư đông đúc, là cơ sở hậu cần vững chắc phục vụ chiến tranh.
Do ở vị trí trung tâm đất nước, trong chiến tranh vệ quốc đều có thể dựa vào các hậu
phương vững chắc, các căn cứ địa an toàn ở nhiều hướng khác nhau, như Hải Dương, Thái
Bình, Nam Định, nhất là Thanh Hoá (nhà Trần, Hồ, Lê).
Tuy nhiên, vị thế Thăng Long cũng có hạn chế, có nhiều bất lợi khi bị đánh từ phía
nam, nơi không có chướng ngại về địa hình che chở. Điều này thể hiện khá rõ qua các trận
chiến thu hồi Thăng Long của các vua nhà Trần, chiếm Thăng Long của Chế Bồng Nga,
qua giai đoạn đánh và vây Đông Quan của Lê Lợi, đặc biệt qua ba lần ra đánh Thăng Long
của Nguyễn Huệ
2.2.3. Đánh giá
Kinh thành Thăng Long là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là nơi tập trung tinh
hoa không những trải qua các thời đại từ Đại Việt lâu đời nhất mà còn là niềm tự hào của
dân tộc Việt ta. Do đó, Hoàng Thành Thăng Long có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với
dân tộc Việt Nam. Trên chặng đường dài của lịch sử dân tộc, với vai trò trung tâm của
Hoàng thành Thăng Long, trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia, Khu di
tích là nơi tập hợp nhiều sản phẩm chất lượng nhất của nền kinh tế, nơi hội tụ và kết tinh
những tinh hoa của văn hoá dân tộc. Gần 10 thế kỉ trôi qua, Hoàng thành Thăng Long vẫn
tồn tại như một chứng nhân lịch sử khiến cho cả dân tộc Việt Nam thêm tự hào.
2.3. Kinh đô Phú Xuân, sau này được đổi tên là Kinh thành Huế
2.3.1. Sự hình thành Kinh thành Huế
Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn, nơi xuất phát những ý tưởng, chủ
trương, chính sách hướng tới xây dựng một đất nước thống nhất, tiến hành cải tổ trên các
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục tiến bộ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và kế
thừa tinh hoa của cha ông xưa.
7
Diện mạo của kinh đô Phú Xuân dưới thời Tây Sơn không khác mấy so với khi còn là
thủ phủ của chúa Nguyễn. Triều Tây Sơn chủ yếu chỉ trùng tu, sửa chữa những cung điện
cũ mà không chú trọng xây mới.
Kế thừa thành tựu xây dựng kinh đô Phú Xuân, vua Gia Long chọn nơi đây làm kinh
đô không chỉ vì đây là đất khởi nghiệp của tổ tiên mà là vì nhiều lý do quan hệ đến sự
hưng vong của triều đại nhà Nguyễn và sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.
2.3.2. Vị trí địa lý
Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, di tích Kinh thành Huế - hay còn được nhiều
người gọi là Thuận Hóa Kinh Thành là một toà thành cổ, thuộc Quần thể di tích Cố đô
Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới năm 1993. Di tích nằm ngay vị
trí trung tâm thành phố Huế, được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo.
Từ năm 1802 -1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của
13 đời nhà vua Nguyễn. Quần thể là tập hợp của rất nhiều các di tích cả trong và ngoài
thành, được xây dựng vào nhiều đời vua nên có những đặc điểm khác nhau nhưng chung
quy đều mang đậm tính lịch sử, là công trình kiến trúc đại diện cho thời kỳ phong kiến nhà
Nguyễn.
Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "Kinh sư là nơi miền núi, miền biển đều họp về,
đứng giữa miền Nam và miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng... sông lớn giăng
phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuộn, hổ ngồi, hình thế vững chãi, ấy là do trời đất
sắp đặt, thật là thượng đô của nhà vua".
Và trong các yếu tố làm cơ sở cho việc quyết định chọn lựa đất đóng đô thì yếu tố
chính trị là quan trọng bậc nhất.
Gia Long muốn đóng đô ở miền Trung để tiện liên lạc với cả hai miền Nam, Bắc. Vì
lẽ vào thời đó, phương tiện giao thông, cách thức liên lạc còn thô sơ và chậm chạp, ra Bắc
vào Nam, dù bằng ghe bầu hay bằng ngựa trạm thì cũng mất mười mấy ngày trời, chứ
không phải mất mấy tiếng đồng hồ như ngày nay.
Huế là vùng đất trung tâm của Việt Nam lại gần cảng Đà Nẵng thuận tiện giao thông
buôn bán. Nếu đặt kinh đô ở đây thì có thể kiểm soát được cả Bắc Hà lẫn Gia Định dễ
dàng hơn trong vận chuyển và liên lạc với kinh đô.
2.3.3. Đánh giá
Kinh thành Huế được xây dựng trong một thời gian khá dài từ năm 1803 đến 1832,
kéo dài từ thời vua Gia Long đến vua Minh Mạng. Các công trình kiến trúc nằm ở trong và
ngoài Kinh thành được xây dựng trong suốt thời kì trị vì của các vị vua thời Nguyễn nên
có thể nói quần thể di tích cố đô Huế mang đậm tính lịch sử. Hơn thế nữa, được xem là nơi
lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa mang tính chất cung đình thời xưa. Đây còn là nưi an nghỉ
cuối cùng của các vua nhà Nguyễn, có tổng cộng 7 khu lăng tẩm, thờ cúng 9 vị vua với lối
kiến trúc vô cùng độc đáo và ấn tượng. Cũng bởi tính lịch sử mà nó mang lại, nơi đây
được xem là bức tranh thu nhỏ của thời đại nhà Nguyễn. Nhìn vào nó mà ta có thể hiểu
được phần nào cả giai đoạn thăng trầm của triều đại này.
3. ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MỘT SỐ KINH ĐÔ Ở
VIỆT NAM
8
Từ thế kỉ X trở đi, sau khi giành được độc lập và đặt tên nước Đại Cồ Việt, vua Đinh
Tiên Hoàng đã chú ý đến viêc định đô. Ông chọn Hoa Lư (vốn là quê hương của ông)
nhằm dựa vào thế núi thế sông hiểm trở và sự thông thạo về địa hình để bảo vệ chính
quyền. Nhưng đến thế kỉ XI, với tầm nhìn xa và trông rộng, với ý chí và niềm tin mạnh mẽ
bảo vệ độc lập tổ quốc, tạo đà cho sự phát triển hưng thịnh của đất nước lúc bấy giờ, vua
Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, xây dựng kinh đô Thăng
Long. Việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát
triển của nước Đại Việt ở đầu thế kỷ XI. Sự kiện này đã khẳng định rõ sự tự lực, tự cường,
tự vươn lên, tự bảo vệ độc lập dân tộc. Sự tồn tại của Kinh thành Thnwg Long đến thế kỉ
XIX đã chứng minh hùng hồn cho chân lý đó. Đến thời nhà Nguyễ, sau khi giành được
độc lập, Gia Long lai cho đặt đô ở Phú Xuân – nơi mà vị vua nhà Nguyễn cho rằng có vị
trí địa lý thuận lợi để quản lý đất nước.
Như vậy, vào mỗi một triều đại khác nhau, với tầm nhìn khác nhau, các vị vua tuy lựa
chọn kinh đô không giống nhau nhưng nhìn chung các vị vua đều mong muốn lựa chọn
vùng đất được coi là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để xây dựng kinh đô riêng. Mà ở đó, có
đầy đủ các yếu tố thuận lợi về tự nhiên và con người để cho các vị vua tập trung xây dựng
bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, tổ chức quản lí xã hội với mục đích cao
nhất là bảo vệ và phát triển đất nước.

9
KẾT LUẬN
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các Kinh đô của Việt Nam đã trở thành những
vùng văn hóa đặc sắc, những dấu tích, di tích để lại đã và đang đóng vai trò quan trọng
trong việc lưu giữ, truyền tải các giá trị văn hóa từ xa xưa.
Mỗi cố đô Việt Nam gắn liền với những triều đại lịch sử oanh liệt trong quá khứ,
đồng thời trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ngày nay. Dù là cố đô Hoa Lư, cố đô Huế
hay Hoàng Thành Thăng Long, tất cả đều là niềm tự hào dân tộc của người Việt, là giá trị
văn hóa lịch sử ý nghĩa cần quảng bá cho bạn bè quốc tế.
Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên cũng đều là lực lượng xã hội quan
trọng, một trong những nhân tố quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Sinh viên
một bộ phận tinh túy, quan trọng trong thanh niên Việt Nam, là lực lượng kế tục, phát huy
nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học công
nghệ, đóng vai trò then chốt trong phát triển đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, vấn
đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên nền tảng kế thừa di sản văn hóa của
cha ông, kết hợp học hỏi những tinh hoa văn hóa nhân loại cần được đặc biệt chú trọng.
Chính vì vậy, cần thiết phải phát huy vai trò của sinh trong việc bảo tồn và xây dựng Kinh
đô Việt Nam nói riêng và các di sản văn hóa vật chất trên dải đất hình chứ S nói chung.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đại Việt sử ký toàn thư - Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công
Trứ,...
[2] Đại Nam nhất thống chí – Quốc sử quán
[3] https://nhandan.vn/kinh-do-nuoc-viet-qua-cac-trieu-dai-phong-kien-viet-nam-
post496541.html
[4] https://www.anninhthudo.vn/kinh-do-thang-long-va-nhung-thang-tram-lich-su-
post446191.antd
[5] http://www.baotanglichsutphcm.com.vn/thang-long-ha-noi-linh-thieng-hao-hoa
[6] https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-marketing/quan-
tri-dich-vu-du-lich-lu-hanh/hoang-thanh-thang-long/39705331
[7] https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-quan-the-kien-truc-co-do-hue-1601509.html

11

You might also like