Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 156

Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

CHÚ GIẢI - BÌNH LUẬN


NGŨ THƯ

KHỞI NGUYÊN
(1:1-2:4a)

TRÌNH THUẬT TẠO THÀNH CỦA P

Muốn thẩm định cho nhằm trình thuật, thì phải nhận rằng :
- Dù J(Y) hay P : Đức tin Israel là lòng tin về Cứu thoát, lựa chọn như ta thấy trong
tuyên tín Tl 26:5tt.
- Nhờ trình thuật Tạo thành : Uyên nguyên của thánh sử được lên mãi tận khởi
nguyên vũ trụ “Yahvê Thiên Chúa” của Giao ước với Abraham và tại núi Sinai là Thiên
Chúa tạo hóa vạn vật. Con đường Thiên Chúa đã đi từ đầu với vũ trụ được vạch ra cho
đến việc kêu gọi Abraham và việc thành lập cộng đoàn dân Chúa. Israel đứng trong thánh
sử do Thiên Chúa chọn – nhìn lại dĩ vãng cho đến tạo thành, và từ đó ngó lại chính môi
trường hiện tại của mình.
Kn 1:1-2:4a thuộc truyền thống P. Ta sẽ để ý đến sự uyên bác của hàng tư tế (đây
được vạch rõ hơn đâu hết). Những hàng này không phải một ngày mà viết ra được : Kinh
nghiệm giáo huấn từng thế hệ đã đi trước, bồi bổ, soạn đi soạn lại, nên trong này không
có gì là được sao hay vậy. Mọi điều đều đã suy nghĩ chín chắn, cân nhắc trước sau sao
cho minh bạch. Không thể coi chương này như một văn chương ấu trĩ, luộm thuộm.
Chương này tiên vàn mọi sự là những mệnh đề của đức tin, tuy rằng từ ngữ lộ ra một
khoa học ấu trĩ : vậy là những điều có quan hệ đặc biệt đến vận mạng con người hiện tại
là chúng ta.

Cách dàn bài :

1. Môi trường 3-13 2. Sự vật 14-31


Ngày Việc Tả Ngày Việc Tả
1 1 Sự sáng, tối tăm 4 5 Mặt trời, trăng, sao, nước
2 2 chia nước trên dưới 5 6 phía dưới sinh ra cá, rồi có
chim
3 a) Đất khô xuất hiện và 7 a) Dựng lên thú vật dưới
3 biển đất
4 b) Dựng lên cây cối 8 b) Dựng lên người ta; cỏ
cây : thức ăn cho người ta
và thú vật.

Để ý sự song song giữa khoảng 1 và 2.


Công thức dùng để tả, không thay đổi mấy (có lẽ công dụng : Dễ nhớ).
a/ Lời nhập đề : Thiên Chúa phán.
b/ Lịnh truyền : Như vậy “hãy có sự sáng”
c/ Thi hành lịnh : Như “và đã có như vậy”

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn -Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 1


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

d/ Tả công việc : Thiên Chúa phân tách sự sáng ra khỏi tối tăm
e/ Lời chúc lành hay đặt tên : và Thiên Chúa chúc lành, Thiên Chúa gọi…
f/ Lời ca ngợi : Và Thiên Chúa thấy là tốt lành
g/ Kết luận : Đã có một chiều và một sáng…

Câu này : Đạo lý căn bản là Thiên Chúa bởi ý định hoàn toàn tự do của Người đã
dựng lên “trời đất” : Nghĩa là chính Thiên Chúa bởi tạo thành mà làm cho mọi sự, không
trừ vật nào, được có từ đó (hầu hết) trở đi.
Trong tất cả Tiểu á, giữa những nước đã có một nền văn minh cổ kính, chỉ có một mình
nước Israel bé nhỏ từ khước mọi kiểu thần thoại về khởi nguyên cho các thần, cũng như
cho vũ trụ.

Tiếng : Khởi nguyên, ban đầu, hầu hết : in principio :


Khởi điểm của một thời gian. (Không có gì khác trước, - và cũng không bao hàm gì quá
sâu xa : Basilius, Augustinus : in principio: Ngôi Hai Thiên Chúa).
Mẹo : có tác giả lấy câu 1 làm tiền đề, phá đề là câu 5 (khi Thiên Chúa … thì) không xuôi
với kiểu văn ở đây, đàng khác phá hẳn cái uy nghi của câu thứ nhất này.
Deus (Elohim) :
Theo tư cách Thiên Chúa của cả vũ trụ.
Creavit : Hipri: Bara, Arập: xây cất, Phênikia:người nắn đúc, người tạc tượng, chạm.
Hipri : Tiếng dành riêng về công việc của Thiên Chúa : Thi thố không vật liệu, làm xuất
hiện cách lạ lùng điều không có (tự tiếng không nói đến “creatio ex mihilo/ Tạo dựng từ
hư không” nưng rút kết luận được coi 2M 7:28).
Caelum et terram/ Trời và Đất:
Thành ngữ chỉ vạn vật, tất cả mọi sự.

Câu 1: Quả quyết tạo thành vạn vật. Các câu sau : Cách tổ chức.

Câu 2: Câu này nói đến trạng thái hỗn mang của đất. Diễn tả cụ thể đạo lý tạo thành,
không thể không nói đến hỗn mang. Tác giả đề cập đến vấn đề bằng kiểu suy tưởng thông
thường thời đó.
Terra : Người xưa không thể coi “đất” là trung tâm mọi sự là phần chính.
Inanis et vacua /Trống không mông quạnh:
Dịch hai tiếng tôhu wabôhu : Khởi điểm của công việc tổ chức thì có trạng thái “trống
rỗng” (vô hình vô dạng).
Tenebrae/ Tối tăm :
Trong trạng thái như thế, tất nhiên chỉ có tối tăm, sự sáng chưa có.
Abyssus (Hipri:Tehôm)/Vực thẳm :
Làn nước sâu không đáy (ít ra là theo kiểu nói quá đáng).
Spiritus Dei : (Ruah elohim / Khí thần) :
Không phải “Thánh thần của Thiên Chúa” – nhưng là gió. Không phải : cuồng phong
(G.Heinisch Von Rad) thổi như bão. Không khí (cần thiết cho sinh vật sau này, khí của
Thiên Chúa : vì Thiên Chúa là Đấng làm ra sự sống Ez 37:9t; Yb 7:3).
Ferebatur (Hipri: mrahepheth /là là) còn tranh luận về nghĩa :
- Theo tiếng Syrie : Ấp, phủ (có tác giả muốn ám chỉ đến truyền kỳ Phênikia về quả
trứng nguyên thủy).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 2


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Nhưng phải theo nghĩa như trong Tl 32:11; Yr 23:9 (Ugarit cũng thế) : Bay lượn
(Hipri muộn thời : đi đi lại lại, chỗ này chỗ khác, run lẩy bẩy). Như thế không phải
gió cuộn thổi, làm nổi sóng lên.
- Chung chung câu 2 : Tả hỗn mang sơ thủy một làn nước mịt mù, bất định, trong đó
đất chưa thành hình, không nhận rõ ra được. Các yếu tố của vũ trụ đã sẵn. Tác giả
không nói thẳng “hỗn mang” thô thiển như thể là công việc của Thiên Chúa. Câu 1
dù để ám chỉ là cả hỗn mang đó cũng không có trước khi Thiên Chúa tra tay vào
việc.
Bây giờ tự hỗn mang đó : Thiên Chúa lần lượt cho xuất hiện các điều người ta hiện thấy
trong trời đất.

Câu 3-5 : Ngày thứ nhất.


Dixit /Phán: Một kiểu nói theo người ta đơn giản hơn cả : Ý muốn của Thiên Chúa.
Phù hợp với tin tưởng Tiểu Á về ý nghĩa và hiệu lực của Lời nói (Quan niệm mà thuật :
lời phù chú. Nhưng trong Israel : quan niệm đã được tẩy luyện mọi điều dị đoan rồi).
Quan niệm tạo thành bằng Lời : Duy trì sự phân biệt triệt để giữa Thiên Chúa tạo hóa và
tạo vật. Không có chút gì về thuyết “lưu xuất” (emanatisme) : Liên lạc độc nhất thông
giữa Thiên Chúa và thụ tạo : Lời.
Sự sáng :
Yếu tố đơn thuần, cao siêu nhất : để ý các điều này :
- Sự sáng có chỗ được coi như thần - Liên lạc chặt chẽ với thần linh.
- Sự sáng phải hiện ra trước tiên - Không sự sáng không làm việc được.
- Sự sáng tách khỏi mặt trời… Như một chất chứa trong kho.
Et facta est lux / Và ánh sáng đã có.
Hiệu lực tuyệt đối trực tiếp được diễn tả bằng lặp lại y nguyên từng tiếng.
Lời tán thưởng: Lời thẩm định công việc, cử chỉ nghệ sĩ đứng trước trước-tác vừa ý
mình.
Nhưng nên nhớ Tốt (tôb) : ít nhấn đẹp, mà là nhấn đến ám hạp với mục đích, ích lợi,
đúng như phải có (phải có cho cả trật tự vũ trụ).
Divisit lucem a tenebris / Đã tách ánh sáng với tối tăm :
Hiện tình vũ trụ “sáng tối pha trộn” một cái gì nhá nhem. Thiên Chúa phân tách đặt
cương giới giữa đôi đàng.
Nên để ý chỉ có ánh sáng được lời tán dương thôi.
Appellavit/ Gọi :
Tên : diễn tả ra cả bản tính sự vật và tác dụng của nó.
Đặt tên : Tạo dựng hay xác định số phận, vận mạng của sự vật.
Đặc quyền của một tôn chủ (Kn 2:19t; 35:10; 2Vua 24:17; 2Ks 36:4).
Thiên Chúa đặt tên ngày đêm : tức là phân định sự thay đổi nhau giữa cả hai.
Factumque est vespere et mane, dies unus/
Và đã có một buổi chiều và đã có một buổi mai, ngày thứ nhất.
Rõ ràng ngày 24 giờ!
Unus thay cho thứ nhất, (kiểu nói Hipri).

Câu 6-8. Ngày thứ hai : dựng lên bầu trời.


Điều nên để ý là firmamentum/ Vòm (dịch tiếng raqia, tự nguyên : nện bằng búa, tán
rộng ra) : chỉ vòm trời xanh theo như mắt ta ngẩng lên thấy được. Quan niệm bình dân :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 3


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

bầu trời xanh : một cái gì cứng để chống đỡ nước phía trên. Như thế raqia đây đến phân
chia nước của đại dương sơ thủy thành nước trên (mưa đổ xuống tụ đó) và nước phía
dưới (những mạch nước dẫy lên làm thành sông ngòi).
Để ý : fecit / Đã làm:
Hình như di tích về đỗi đàng xưa của trình thuật tạo thành (xưa : làm, sau mới : phán).
Làm : Vũ trụ trực tiếp bởi tay Thiên Chúa – Phán : sự khác biệt vô cùng giữa Thiên Chúa
tạo thành và các thụ tạo.

Câu 9-10. Ngày thứ ba I : Biển và đất liền.


Cả khối sình lầy được phân tách chất cứng ra khỏi chất nước. Nhờ thế có Biển và Đất.
Tác giả qua niệm Đất như một cái mâm nổi trên mặt biển sơ thủy, xung quanh biển bao
vây. Phía trên vòm trời có vựa nước (Biển trên cao : vì thế nền trời xanh), tự đó mưa rơi
xuống – cái mâm Đất nổi giữa Biển, và trên Biển.
Locus/chỗ, nơi :
Các tác giả thường đổi thành “một khối” (masse) : (Hipri: maqôm thành miqweh).

Câu 11-13. Ngày thứ 3 II : Cây cối.


Lịnh Thiên Chúa không ban thẳng cho cây cối, nhưng cho đất (quan niệm theo như
thường tình thấy được : Cây cối tự đất mọc lên).
Hình như tác giả chia ba loại thảo mộc : Cỏ lá còi cọc tự dưng mọc trong sa mạc – Rau
lúa có hạt thấy rõ ràng – Cây có quả.
Quan niệm : Hình như còn dọi lại quan niệm rất cựu trào về Đất là mẹ. Đây sự sống
của cây cối trực thuộc về Đất : Tự đất mọc lên, rồi lại tàn tạ trong đất – Nhưng trên hết :
Lời Thiên Chúa.

Câu 14-19. Ngày thứ tư : Mặt trời, mặt trăng, tinh tú.
Để ý tính cách chống thần thoại của kiểu nói :
- Không đặt tên (Shamash, Sin : Tên mặt trời, mặt trăng cũng là tên các vị thần thời
danh trong Tiểu á) (Ur, Haran : có đền thờ trăng).
- Tiếng thường “đèn” (hạ bệ ngôi thần). Tác dụng : Tôi tớ phục vụ nhân trần! Giữ
nhiệm vụ chia ngày đêm trước kia Thiên Chúa đã làm rồi – làm dấu phân thời buổi
(mùa)
- Soi sáng.
Còn tinh tú : hình như tác giả không biết cho công tác gì đối với loài người.
(coi Tl 4:19; Yr 10:2; Yb 31:26t; Ez 8:16t; 2Vua 23:11t; Ys 47:13 về việc thờ tinh tú).

Câu 20-23. Ngày thứ năm : Thú vật dưới nước, trên khí.
- Trình thuật đi từ những khu vực xa tầm sức con người : Biển cả, trời cao.
- Dùng lại tiếng bara, với sự sống có một cái gì lạ lùng mới mẻ xuất hiện (quan niệm
Dothái : cây cối không có sự sống đó).
- Không nói đến tên cá (có khi vì dân chúng có thể lẫn lộn với Dagan - thần của
Philitin (cá : dag). Nhưng nói đến “Tanninim” : tức là quái vật dưới nước : thuồng
luồng, rồi đến những vật nhỏ bé nhất.
- Quả quyết thần học : Tuyệt nhiên không có một cái gì ở ngoài quyền năng tạo thành
của Thiên Chúa. Và mọi sự đó đều tốt đẹp cả.
Chúng được Thiên Chúa chúc lành : Sản lực của chúng đều do sự chúc lành cả.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 4


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Câu 24-25. Ngày thứ sáu I : Thú vật trên đất.


Để ý tương tợ với ngày thứ ba : Lịnh cho đất phát sinh ra thú vật.
Quan niệm dân thường : thú vật chỉ sống liền với đất, chết thì trở về đất lại. Nhưng c.25
Thiên Chúa cũng can thiệp.
Sau đó tác giả phân loại thú vật : Thú vật (bhemah) tức như gia súc – Côn trùng (hết các
vật nhỏ phải bò trên đất) – mãnh thú (thú rừng).
Theo loại của chúng : tác giả quan niệm chúng được tạo dựng lên như chính mắt tác giả
còn đương thấy.

Câu 26-28. Ngày thứ sáu II : Dựng lên người ta.


Lời Thiên Chúa : Không phải là một lịnh, nhưng là lời kết thúc một quyết định.
Văn : vẫn luôn luôn chừng mực, nhưng long trọng khác thường.
Faciamus / Ta hãy làm = Chúng ta hãy làm: Số nhiều bàn bạc :
Tại sao lại số nhiều đó? (Vấn đề rất tranh luận).
- Ba ngôi! Không thể viện chứng được trong mạch lạc.
- Di tích đa thần! Cũng vô căn cứ trong mạch lạc.
- Triều thần của Thiên Chúa gồm có các thiên thần (triều Th : 1Vua 22,19t; Yb 1; Ys
6) – có thể dựa trên ca vịnh 8 (có nhiều đụng chạm với đoạn này).
- Số nhiều : Kiểu nói uy nghi (nơi Thiên Chúa : sung mãn về năng lực).

Hominem / Người:
Ađam “một tiếng chỉ loại chỉ nhóm” (có thể hiểu như nhân loại, loài người, người ta).
Ad imaginem (nostram) et similitudinem nostram.
Theo hình ảnh(Chúng)Ta và như họa ảnh của (Chúng) Ta
Vấn đề khó giải đích xác.
Tự tiếng : Imago (selem) : Ảnh, tượng tạc hình (thí dụ tượng thần). Có khi chỉ nghĩa ảnh
theo nghĩa yếu (đối chọi hình với ảnh).
Similitudo (Hipri : dmuth) : nghĩa trừu tượng hơn “tương tợ, tương chiếu với.
Coi như – có khi : như cái gì họa lại 2Vua 16,10)
Mẹo khó khăn : vì “préposition” dùng khác nhau. Nhưng chung chung ta nhận được rằng
ad imaginem nostram secundum similitudinem nostram” phần thứ hai hạn chế tư cách
hình ảnh đi (loại trừ sự ngang bằng với mẫu).
Khó khăn là vấn đề : Giống về cái gì?
- Ađam được nhắc lên giới siêu nhiên, giống Thiên Chúa và về tính siêu nhiên : quá
đáng khi bình luận hẳn về tiếng dùng.
- Giống về thân xác (nhiều tác giả) : Dựa vào 5:3; 9:6. Họ dựa vào chứng mạnh :
Tiếng dùng, xuất xứ thuộc P như 5:3.
Quan niệm chung Tiểu á.
- Nhưng cũng nên nhớ : Cựu ước không hề nói rõ về tính thiêng liêng của Thiên
Chúa thật, nhưng lại cho ta thấy luôn luôn : Thiên Chúa vượt quá người ta ngàn
trùng, thoát khỏi mọi chật vật về thân xác, cấm chỉ tạc hình Thiên Chúa – Đàng
khác lại luôn luôn cho thấy Thiên Chúa là một nhân vật : có bản vị, hiểu biết, định
đoạt...)
- Nên nhiều tác giả khác (như Bible de Jérus) : Giống về thân xác như sự chống đỡ
tưởng tượng – mà không loại trừ giống về bản tính chung chung đặc biệt của con
người.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 5


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Giống theo tính cách “hoạt động /dynamique ?

Chúng ta thấy ngay sau đó : Thiên Chúa ban công tác cho loài người.
Et praesit /Làm chủ - Trị (tiếng Hipri Radah : Quản cai như chủ, nhưng trước tiên, dẫm
lên trên, chà đạp) câu 28 còn thêm tiếng : Subjicere/ Làm bá chủ.
Hipri : kabash cũng nghĩa tương tợ : Dậm chân lên trên : Địa vị cao cả của người ta (vì
là hình ảnh Thiên Chúa) là được quyền thống trị trên cả tạo thành của Thiên Chúa – Nhờ
người ta, thì tạo vật ngoài liên lạc với Thiên Chúa thì phát xuất bởi Thiên Chúa, lại còn
được liên lạc mới : hướng về cùng Thiên Chúa.
Câu 27 : Để ý tính cách long trọng : Câu có ba vế biền ngẫu. Động từ “bara/ Làm”
được lặp lại đến ba lần.
Masculum et feminam creavit eos /Là Nam là Nữ, Người đã dựng nên chúng.
Tác giả không nói về người ta như đã nói về thú vật là được dựng lên theo loại của
chúng. Sự phân chia “nam nữ” là thuộc tạo thành của Thiên Chúa.
Eos/ họ : Để tránh hiểu theo truyền kỳ : người đầu tiên ái nam ái nữ.
Hình ảnh Thiên Chúa không chỉ ở nơi người nam mà thôi, mà cả nơi người nữ. Và nếu
muốn nhấn mạnh hơn vào ý tưởng của P, thì phải nói ý niệm “nhân loại” chỉ hoàn bị khi
có cả hai - nam và nữ.

Câu 28 : Cả hai được chúc lành (chỉ có một cặp)


Nhờ đó được năng lực sinh sản để thêm đông.
Nơi người ta, mọi sự đều hướng về Thiên Chúa : Do lai, bản tính, chức vụ nhất nhất
đều hướng về Thiên Chúa, liên lạc với Thiên Chúa.

Câu 29-30. Loài người được lấy rau cỏ mà ăn.


Sau Hồng thủy (9:3), người ta mới được lịnh giết loài vật mà ăn thịt. Hiện lúc này : người
ta và thú vật đều chỉ ăn rau cỏ. Như thế thời đầu hết của nhân loại chưa thấy đổ máu
ra: Sự thái bình, điều hòa cả vạn vật. Đây là chứng chỉ của P. Về cảnh địa đàng, và như
vậy P cũng đồng ý với J.

Câu 31 : Chứng chỉ cuối cùng của Thiên Chúa trên cả công việc của Người :
Valde bona/ Tốt lành quá đỗi:
Nên để ý, tiếng hân hoan đó trong một trình thuật rất chừng mực, mặc dầu có chứng kiến
bao nhiêu xáo trộn, và khốn đốn : Do bởi tay Thiên Chúa không có một sự dữ nào phát
xuất cả.

2:1-4a. Ngày thứ bảy.


Exercitus / Cơ ngũ (Vg ornatus/ Trang sức) :
Tiếng trước tiên chỉ đạo binh – rồi các đạo binh trên trời : tinh tú (rồi thiên thần) : Đây áp
dụng chung cho mọi vật trời đất.
Requievit / Người đã nghỉ :
Có tính cách một kiểu nói như nhân táo bạo – tương phản với sự dè dặt của trình thuật từ
trước đến bây giờ. Như vậy là có ý dẫn vào ý tưởng quan trọng của 2:3 – tuy trình thuật
không nói thẳng đến. – Ngày đó lại được Thiên Chúa chúc lành (làm cho ngày đó gây
phúc lộc) và tác thánh (tức là dành riêng vào việc phụng sự Người).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 6


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Chưa phải là thiết lập ngày Hưu lễ, ra luật về Hưu lễ (phải chờ thời Môsê : Xh 31:12-
17; 35:1-3). Nhưng là, một cách đặt liên lạc có tính cách tiên trưng, điển hình, cốt vạch ra
tính cách tháng thiêng của luật Hưu lễ.
Ngày thứ bảy không nói đến chiều : Như thế sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa cứ kéo dài đời
đời.

4a. Istae sunt generationes caeli et terrae, quando creata sunt /


Thế đó là sự tích trời đất, khi chúng được dựng nên
Kiểu nói : istas generations / Đây là sự tích : Kiểu đặc biệt của P. Trong P, công thức đã
nên khuôn để đặt giới hạn cho các đoạn khởi nguyên và cắm chặng bước tiến của trình
thuật.
Hipri : Tôledoth chỉ những đời người (cụ thể), các đời đó tiếp nhau mà làm thành dòng
giống, tông tích (gia phả) 10:0; 11:27; 25:12; 36:1-9. Tiếng đã thành có nghĩa như trình
thuật lịch sử trong 6:9; 25:19; 37:2.
Ở đây: Cả hai nghĩa điều không dùng được theo nghĩa đích xác. Như thế phải hiểu rộng
ra.

XÉT VỀ VĂN CHƯƠNG

Nhiều kiểu nói đặc sắc của Elohim/ Thiên Chúa, creare/Tạo dựng (bara/làm), species/
Xuất hiện (min), pulullare/ Nước nhung nhúc… (Vg producant aquae../ Nước sản
sinh ra…20t) – bò, hình ảnh, sự tương tợ, “đực và cái”, “crescite et multiplicamini”, ad
vescendum, istae generationes : những tiếng đó trong tiếng Hipri không thấy diễn lại
trong trình thuật thứ hai, tuy ý tưởng có nhiều điều tương đồng. Các tiếng đó dùng cách
riêng về thời khá muộn.

Nhưng đặc sắc hơn là kiểu hành văn không có gì khêu gợi tưởng tượng. Không so sánh,
không dùng nhiều kiểu nói theo người ta.
Nhưng cái khéo đẹp ở đây : Sự uy nghi long trọng.
Kiểu nói của một thầy dạy, không ngại lặp lại các tiếng dùng.
Chúng ta đã để ý đến sự phân chia rất cân cái :
Khúc này thuộc hạng người biết dùng quyền, xác định, sắp đặt : Tư tế.

TRÌNH THUẬT TẠO THÀNH I


VỚI SÁNG THẾ LUẬN TIỂU Á

NHỮNG SÁNG THẾ LUẬN TIỂU Á.


a) Aicập (coi Sources Orientales I 17-78) ANET 129.
b) Canaan (Phênikia) (Sources Orientales I 175ss ANET 129).
c) Sumer-Akkad : đáng để ý hơn cả (Sources Orientales I 93-ANET 37sq).

Enuma Elish Sources Orientales I 115ss ANET 60sq.


Khái lược :
Sáng thế luận Aicập :
Có nhiều hình thức, chung chung đều nhận có trạng thái hỗn mang sơ thủy (Nước):
(Noun).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 7


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Hermopolis : Thần Ra (mặt trời) xuất tự cái trứng sơ thủy.


- Memphis : Vai trò chính là Atum (một biến thân của thần Ptah).
(một phần có tính cách : Trí tuệ và lời nói).

Sáng thế luận Phênikia :


Hỗn mang sơ thủy mù tối và bùn lầy có khí đặc che trên. Do đó xuất hiện một cái trứng.
Người nữ thứ nhất mang tên Baau.

Sáng thế luận Enuma Elish :


Đại dương sơ thủy gồm có hai nguyên ủy : Apsu (nước ngọt) Tiamat (nước mặn) – thêm:
Nummu (lời nói, trí tuệ: có lẽ chỉ khí mù). Từ hỗn mang, nảy sinh từng cặp thần. Các
thần sinh sau hỗn xược, lấn át các thần cựu trào. Apsu không chịu được, bị truất ngôi và
giết đi. Tiamat tuyên chiến, tạo nên 11 tên phò tá : Mãng xà và thuồng luồng. Đối thủ là
Marduk - có vai trò chính trong bài ca.

Chiến tranh: Tiamat bị đâm chết. Marduk xẻ thân nó làm hai - nửa làm trời, nửa làm
đất; rồi phân chia các chùm sao, tinh tú, định việc tuần hoàn cho mặt trời mặt trăng.
Marduk mới định dựng lên lũ đầu đen để cung phụng chư thần bằng cách cho đem giết
một thần ngụy tặc là Kingu - đại tướng các đạo binh của Tiamat - và lấy máu thần đó mà
dựng lên người ta. Từ đó các thần có Đền thờ dưới đất, và việc sùng bái được cắt đặt. Sau
cùng Marđuk tổ chức chư thần. Các thần xây dựng mừng Marđuk ở đền thờ Esagil tại
Babylon. Rồi sau đó là lời ca tụng 50 tước hiệu của Marđuk.

SO SÁNH : Kn 1 với các Sáng-thế-luận.

Trạng thái hỗn mang. Bôhu : Baau (?). Trứng sơ thủy không xuất hiện.
Hỗn mang Enuma Elish (nước ngọt, nước mặn, sương mù).
Khởi nguyên : Tehôm (có lẽ cũng gồm nước sông, nước biển, mây mù).
Tối tăm (chung với Phênikia).
Tanninim (thuồng luồng, mãng xà trong Enuma Elish?)
Kn 1:5 8 10 Đặt tên (Enuma Elish) khởi sự bằng : Khi trên cao trời chưa có tên... Atum
(Memphis) Mumu (Babylon) : Thần lời nói.
Marđuk chứng tỏ quyền lực mình bằng một lời phù chú (nhưng không dùng trong việc
tạo thành).
Trời đất làm thành bởi sự phân tách các yếu tố của hỗn mang.
Sự sáng hình như có riêng biệt trong Enuma Elish. Kn 1:3 nói rõ.
Tinh tú được dựng lên để phân định thời gian. Kn 1 còn nói rõ hơn.
Enuma Elish : Đêm được trao phú cho mặt trăng Kn 1,16 18.

Enuma Elish : Dựng lên người ta là chóp đỉnh, một việc lạ lùng.
Marđuk bày tỏ ý mình bàn bạc với chư thần “Faciamus”. Người ta được dựng lên bởi
máu một vị thần. Imago-Similitudo (Máu : là sự sống).
Người ta được dựng lên để “cung phụng chư thần” (Enuma Elish).
Kn 1 : người ta làm chủ vạn vật – nhưng Kn 2:3 ngụ ý đến việc thờ phượng.

Đó là những điểm giống nhau.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 8


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Những điểm khác nhau.


Vài điểm tiểu tiết : Tinh tú nói đến sau hết – không tác dụng. Còn trong Enuma Elish :
trước hết – nhiều nét thần thoại.
Enuma Elish : Dựng lên “người ta” số nhiều. Kn 1 : Một cặp.
Enuma Elish : Dài (7 bài gạch) : Cốt là để ca ngợi Marđuk, thần của Babylon (tức là biện
chính cho nền bá chủ Babylon). Nhưng về phương diện đạo lý : khác nhau trời vực.

Các sáng thế luận : Thần thoại và đa thần giả thiết một hỗn mang có trước, đồng nhất
với những thần linh sơ thủy. Tạo thành vừa là sáng thế, vừa là việc “sinh sản ra các
thần”. Tạo thành bằng một chiến tranh. Người ta được dựng lên để bổ khuyết vào sự
bất lực của chư thần, cung dưỡng những thần đã thắng trận.
Bây giờ hãy coi xem : Dung nhan Thiên Chúa độc nhất – ngoài vũ trụ, trên cả vũ trụ –
tuyệt nhiên không có gì trước Người, và ngoài ý định của Người – Sự toàn năng của
Người : làm mọi sự có trong lời nói. Diễn tả sự khôn ngoan và quyền lực vô bờ bến :
không một sự cưỡng lại nào có được trước lời quyền năng đó.

Coi tác giả gắng tránh mọi ám chỉ có thể gợi đến “đa thần”. Địa vị của người ta – một cặp
làm mối đầu cho cả nhân loại : Tính cách đại đồng đã có căn bản. Và ngay cả nơi tiếng
Elohim : Thiên Chúa là chủ cả vạn vật – chủ cả thời gian, các việc của Người cắm
chặng cho các ngày, Người là chủ lịch sử.

THÁNH VỊNH 8.

Loại văn : Ca ngợi.


Chia phần :
Câu 2: Mở đề
Câu 3: Chuyển ý (rất khó cắt nghĩa).
Câu 4-9 Phần chính : 4 Vinh quang Thiên Chúa trên trời cao.
5-9 Địa vị cao quí của Người ta.
Câu 10 Lấy lại 2a : như điệp khúc.

Hoàn cảnh :
Có lẽ nhân dịp một lễ cử hành ban đêm
Người ta xướng lên Thánh vịnh chia nhiều phần đối đáp nhau. Lễ ban đêm: coi Tv 134-1;
Ys 30:29; 1Ks 9:33. Thánh vịnh 8 không rõ là thành phần lễ đó, hay là một bài thơ đã họa
lại theo tinh thần lễ đó.

Thời buổi :
Có thể Tv 8 dựa trên Kn1 và như thế thì thuộc vào thời Batư !

Giải thích
Domine Dominus noster/ Yahvê Chúa chúng tôi : (Yahwah Dominus noster).
Dominus noster : Kiểu nói về nhà vua (1Vua 1:11 43 47). Về Yahvê : Tv 97:5 Chúa tể
của Israel là Chúa cả tạo thành. Thánh vịnh ca ngợi uy quyền của Thiên Chúa Israel, Ngài
là Chúa mọi thụ tạo.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 9


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Nomen / Danh: Tên thay mặt cho chính vật. Nhưng Tên Thiên Chúa (Yahvê) trước tiên
là mạc khải lịch sử cho Israel : Thánh vịnh ngắm nhìn những tư cách của Thiên Chúa như
biết được nhờ mạc khải – và nhận thấy Danh của Chúa Israel cao cả trên hoàn vũ.
Hoàn vũ đó như trong Kn 1 gồm có đất và trời.

Câu 2b : Rất khó giải :


Chính văn bản “xin khấng cho” uy nghi của Chúa... không có nghĩa trong mạch lạc. Các
bản dịch đều sửa cách này cách khác. Vg : elevata est /(dịch theo LXX) Psalterium mới:
extulisti (theo nhiều tác giả khác dựa trên Syriac và Targum).
Bible de Jérusalem :Phỏng đoán sửa “âm” (tnâh : tunnâh). Tournay (RB 66 (1959) 112
“qui est redite”.

Câu 3: Khó đạt thấu nghĩa tiên khởi. Các tác giả đều phỏng đoán ý nghĩa.
Chung có 2 điểm đáng để ý :
- Giữa tạo thành Thiên Chúa lại có thù địch của Người. Các bài ca ngợi tạo thành coi
đó là cái phá hòa điệu (Tv 104:35), chúng sẽ bị tiêu diệt (Tv 97:3t)
- Tv 8 : phương kế chấm dứt tình cảnh đó : Lời ca ngợi nơi miệng trẻ bé thơ. Có lẽ
ám chỉ đến trong ban ca nhạc có dùng cả trẻ em. Nhưng ý nghĩa : Thiên Chúa làm
những kỳ công của Người bằng những phương kế không đáng giá gì trước mặt
người ta, để mạc khải quyền năng Người cách tỏ rõ hơn.

Câu 4: Nhắm màn trời đêm.


Kiểu nói ; Kn 1:17. Tinh tú, trời cao : việc “ngón tay” Thiên Chúa : Thiên Chúa như thể
đã điểm chỉ trên công việc Người làm. Nhưng cốt yếu của chiêm ngắm là đi đến “địa vị
người ta”.

Câu 5: Vạch ra cách bỡ ngỡ cách đối xử của Thiên Chúa với người ta.
Thiên Chúa chiếu cố đến con người (tiếng dùng nhấn đến tính cách mong manh, bất lực) :
memor es/ Nhớ đến, visitas (curas)/bận tâm Con người chìm nghỉm giữa bao la trời đất
lại là kẻ được sủng mộ một cách không thể tưởng tượng được.

Câu 6-7: Điều đó đã ghi sâu ngay trong việc tạo thành ra con người :
- Được dựng lên theo kiểu “Elohim” (vật thiên thai, thiên thần).
- Vinh quang xán lạn như triều thiên.
- Thống trị cả vạn vật.
Trong mọi sự đó được bày tỏ ra “dung mạo Elohim” nơi con người.

Câu 8-9: Kiểm điểm lãnh vực con người được thống trị.
Ta thấy rõ : Tv 8 ở trong một vòng tư tưởng như Kn 1.

Câu 10: Điệp khúc : tư tưởng của Thánh vịnh chú trọng cách riêng đến đất.

Thẩm định đạo lý


Tv 8 như thể nói đến sự cao cả của Thiên Chúa tạo thành, và địa vị cao cả của người ta :
sự Thiên Chúa mạc khải mình trong vũ trụ được nói đến trước để làm bật nổi lên cái bí
nhiệm và tính cách kỳ diệu của số mạng người ta : Suy tư cách bỡ ngỡ ngạc nhiên về con

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 10


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

người, trong sự thờ lạy biết ơn : Vũ trụ và Con người được quyền năng Thiên Chúa bao
quanh. Sự thấu hiểu đó được có ý thức trong biến cố mạc khải cứu rỗi, trong đó Yahvê
gặp gỡ Israel như dominus noster (Trong mạc khải mới nhận ra đích thực những sự cao
trọng của Thiên Chúa trong thiên nhiên).
Tv 8 cũng như Kn 1, không chú ý đến sự sa đọa của người ta – không phải là nhắm đến
một “ Hoàng kim thời đại” nào, nhưng trong tình trạng hiện tại, tác giả vẫn nhận ra có
một cái gì tuyệt đối vững chãi do bởi Thiên Chúa thiết định (Rm 11:29 ơn đã ban, Lời đã
gọi, Thiên Chúa không hề hối tiếc). Một khi Yahvê tỏ “Tên, Danh” của Ngài, một khi
người ta ca tụng Ngài, được như dominus noster, một khi Người nhớ đến, lo lắng viếng
thăm, thì sự lạ lùng của vận mạng con người không còn bị tội lỗi che khuất, và người ta
sẽ bỡ ngỡ mà nhận ra địa vị mình là “thuộc giới Thiên Chúa”. Hr 2:6-9 áp dụng mọi sự
cho Chúa Kitô, Đấng đã khấng làm người. Trong sự viếng thăm cùng tận đó, thực sự mọi
sự mới sáng tỏ.

THÁNH VỊNH 104

Cũng thuộc loại Ca ngợi như Tv 8.


Chủ đề : công cuộc tạo thành của Yahvê.
Bố cục 1-4 : Tạo dựng những vật trên cao.
5-9 : Thắng nước hỗn mang, đặt nền cho đất.
10-18 : Công dụng của nước :
10-12 : Nước phía dưới : khe suối.
13-18 : Nước trên cao : mưa.
19-24 : Đêm và ngày.
25-26 : Biển
27-30 : Mọi sự sống đều tùy thuộc vào Yahvê.
31-35 : Lời tán tụng kết thúc.

Câu 1. Bắt đầu giống Tv 103.


Có lẽ một công thức đã có trong truyền thống. Đó là một lời cảm thán khi đứng trước
những kỳ công của Thiên Chúa.
Thi sĩ nhìn ngắm Yahvê trong y phục hoàng vương của Người. Majestas Decor/Người
mặc oai phong lẫm liệt : Có thể đem về nhà vua – hay các thần.

Câu 2. Người rạng ngời ánh sáng : Đó là áo choàng của Người.


Kn 1 : Sự sáng là công việc thứ nhất của Thiên Chúa.
Sau đó là các tầng trời : Thay vì raqia (firmamentum/ Vòm), chúng ta có ở đây cái màn
trại. Nhưng công dụng hình như cũng giống nhau : Chia nước trên và nước dưới.

Câu 3. Exstruxisti super aquas conclavia tua /


Trên nước, Người xây cất lầu gác của Người:
Exstruxisti : chính nghĩa là đặt xà.
Còn conclavia : Muốn tả các tầng trời như một thứ nhà sàn. Tiếng conclave - chính là lộ
thiên, hay lầu cao dựng trên một cái mái nhà bằng phẳng ở Tiểu á.

(Tv 29:10 - Dominus super diluvium sedit /Yahvê ngự trị trên hồng thủy).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 11


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Câu 4. Rồi đến các hiện tượng trên trời :


Mây (giá) sét : mọi sự đều sẵn sàng để Yahvê sử dụng như ý Người.

Câu 5-9. Thi sĩ quay nhìn việc tạo dựng đất :


Sự lạ là đất dựa trên một cái gì rất mong manh (Yb 26:7; 38:6). Tác giả dùng lại thần
thoại về chiến tranh hỗn mang (tehôm) : Biển sơ thủy phủ cả đất như áo. Nước ở trên
đỉnh núi. Yahvê quát bảo (sấm sét) : Hỗn mang sơ thủy thất kinh lẩn mất; lịnh Thiên
Chúa theo sau, các nguồn nước nhào lộn mà chạy theo các thung lũng để vào nơi Yahvê
đã chỉ. Đất nổi lên. Thiên Chúa đặt giới hạn cho biển.

Câu 10-12. Nước phía dưới phun lên làm mạch cho sự sống của thú vật chim trời. Để ý
lời ca tụng ơn huệ là nước nơi trần gian.

Câu 13-18. Bây giờ công dụng nước phía trên :


Mưa (vì nước phía dưới không thấm thía vào đâu cho mùa màng). Từ những kho nước
trời cao, Thiên Chúa tưới mặt đất. Nhờ đó thú vật và người ta được sống. Tác giả ca hát :
Cỏ, bánh, rượu, dầu. Rồi chuyển qua các rừng cây – và những vật ở rừng núi : chim chóc
(cò) cùng những thú vật núi cao (linh, chiêu).

Câu 19-24. Yahvê là Chúa cả Ngày và Đêm.


Sự tuần hoàn của vũ trụ. Tác dụng mặt trăng, mặt trời. Ngày bắt đầu với chiều tà, nên tác
giả bắt đầu với tối : mặt trời về phòng nghỉ, Thiên Chúa kéo tối tăm ra khỏi kho mà phủ
lên vạn vật. Các mãnh thú hoạt động. Rồi mặt trời mọc, thú vật lui về hang. Người ta làm
việc.
Kết thúc : Bằng một lời cảm thán, ca tụng sự khôn ngoan của Thiên Chúa. 19-24 đụng
chạm cách riêng với Bài ca Mặt trời của Akh-en-Aton (ANET 370-371). Những đụng
chạm đó không thể ngẫu nhiên. Tv 104 đã lấy hứng ở bài ca đó (nhưng không rõ trực tiếp
hay gián tiếp).

Câu 25-26. Biển. Thuyền bè (dựa trên bài ca Akh-en-Aton).


Leviathan : Di tích thần thoại : nhưng nay không linh thiêng gì cả: trò giải trí của Yahvê.

Câu 27-30. Vạn vật đều tùy thuộc vào Yahvê để tồn tại.
Tác giả nhấn đến mãnh lực của ruah. Thiên Chúa rút làn khí sống, thì không còn gì phân
biệt sinh vật với đất nữa. Nhưng Thiên Chúa cũng có thể sai đến cho. Mỗi làn khí là một
sức sống mới. Mặt đất nhờ đó luôn luôn đổi mới.

Câu 30 : Không phải một việc quá khứ, nhưng là hoạt động hiện tại của Thiên Chúa.

Câu 31-35. Lời ca tụng kết thúc.


Trước hết chúc Vinh quang Thiên Chúa tồn tại (có lẽ ám chỉ đến sự sáng c.2). Chúc vui
sướng hạnh phúc của Thiên Chúa trong công việc của Người (sự vĩnh tồn vạn vật dựa
trên sự vui sướng của Yahvê). Câu 32 nói qua uy quyền Thiên Chúa (động đất, núi lửa).
Khẩn xin cho mình được cạ tụng Thiên Chúa suốt đời.
Xin làm sao biến khỏi tạo thành của Thiên Chúa, cái chướng tai gai mắt là những kẻ vô
đạo.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 12


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Chú ý : Tạo thành, một biến cố luôn luôn tái diễn : Thiên Chúa hoạt động luôn. Câu
cuối cùng ước mong một vũ trụ mới trong đó không còn vô đạo.
Giới tư tưởng : Đồng như Kn 1 (nhưng để ý tác giả không tả việc dựng lên chim chóc,
thú vật, người ta : nhưng giả thiết chung thôi).
Vì thế thời buổi : khó xác định là trước hay sau Kn 1.

DỰNG LÊN LOÀI NGƯỜI - SA NGÃ


( Kn 2:4b - 3:24)

Câu 4b-7. Kiểu trình thuật cổ truyền lên đến trạng thái sơ thủy bằng cách khấu trừ những
điều kiện đương có (coi : đầu Enuma Elish).
Đây : nhỡn giới vùng Palestine : Bán sa mạc và vùng canh thổ :
Virgultum agri /Bụi cây đồng ruộng:
Tiêu biểu cho bán sa mạc (cây cối mọc trong vùng đó).
Herba regionis /Cỏ lả đồng ruộng:
Rau và cỏ cần phải có nhiều nước hơn (vùng canh thổ).
Quang cảnh : vùng Palestine vào cuối hè, trước khi mùa thu đến.
Homo non erat / Chưa có người:
Tác giả nhắm đến người làm ruộng (như thế nhỡn giới tác giả không còn là du mục nữa :
Giả thiết một Israel sống lâu rồi trong vùng canh thổ).
Fons ascendebat /Con nước từ đất đẩy lên:
Tiếng Hipri ed (chỉ còn dùng trong Yb 37:27) hiểu nhiều cách : mây mù, làn nước. Ám
chỉ đến “làn nước sơ thủy” nhất dưới lòng đất.
Chung :
Cảnh của Y(J) sát với người ta hơn. Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống. Nhỡn giới :
những gì làm khung cảnh cho sinh hoạt một người tại Palestine : vườn, thú vật, vợ (P :
quang cảnh bao la hơn – uyên bác – nước là yếu tố nghịch phải dẹp đi mới có thứ tự tạo
thành).
Formavit... / Nắn hình…
công việc nắn đúc của thợ gốm
Limo terrae/ Bụi lấy từ đất đai :
Trình thuật xây quanh chủ đề : Ađam – Adamah. - Giả thiết có nước – Thiên Chúa đã
nhồi đất (kiểu tạo hành ở Aicập cũng có : ANEP 569, thần Khnum nắn Amenhotep III).

ADAM / Người:
Tác giả dùng một tiếng chỉ loại, không phải tên riêng.
- Tự nguyên : không chắc (NRT 76-1954) 1051 kê các giải thích)
- Ý tác giả : đặt liên lạc với adamah (lấy tự đất, sẽ trở về đất, sinh sống liên kết với
đất, khổ vì đất).
Spiraculum vitae/Thành mạng sống:
Quan niệm thông thường về khí thở cốt thiết cho sự sống. Đây một làn khí đặc biệt do tự
Thiên Chúa (thở vào mũi) - một quyền năng sinh sống thuộc quyền riêng Thiên Chúa ban
cho – chịu lấy trong thể xác (như cái tượng)
.
Câu 8: Vườn địa đàng
paradisum / trồng vườn (NRT 76,920 : gan và paradeisos)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 13


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Batư : pairidaeza: tường vòng (bao quanh thửa vườn).


Voluptatis/Diệu quang :
Chính phải để tên riêng Eden (tiếng : akkad Edenu /cánh đồng – Xưa có nhiều nơi
mang tên đó : Bit Adini... tác giả : ngụ ý một thánh địa (Thiên Chúa hiện diện, Kêrubim
canh giữ)... và ám hiểu theo một tiếng Hipri Eden khác “khoái lạc, sung sướng” (coi Ys
51:3; Ez 28:13; 31:9). Vườn diệu quang đó là quà mà Thiên Chúa vừa dựng lên để ban
cho người ta.
Vấn đề : ở đâu “a principio” chính phải để “ex oriente”.

Câu 9: Vườn đó có những cây có quả (Ez 31:8-9 và Kn 3:7).


Lignum vitae/ Cây sự sống (NRT 76,926-932 : Cây cối theo thần thoại Tiểu á)
Ăn thì được trường sinh bất tử.
Lignum scientiae boni et mali / Cây biết sự tốt xấu :
Khó xác định hơn cả. Cây cho biết sự lành sự dữ – một sự biết cấm người ta không được
có – ăn quả cây đó, người ta đã chiếm đoạt được sự biết – như thế người ta nên giống
những Elihim biết lành biết dữ.
Điều cốt yếu : Biết lành biết dữ. Tự tiếng : Hai tiếng lành dữ chỉ tất cả nội dung của
sự biết – Khi hai tiếng đối chọi lại hợp một là để tính cách toàn diện. Biết - không
thuần lý như kiểu Hylạp, nhưng biết cách thực hiện, và như thế “giỏi giang về điều gì,
khôn khéo, lành nghề”. Như thế biết lành biết dữ là tài năng siêu phàm, mà cái siêu phàm
trong thế giới Tiểu á này thường là hiểu về những phù phép, mà thuật. Đối với các tiên
tri : Mà thuật mọi kiểu là một quyền năng trộm của Thiên Chúa, nghịch với thánh ý
Người. Tác giả đặt tội trộm quyền phép Thiên Chúa đó ở vào ngay nguồn gốc nhân loại.

Câu 10-14. Bốn con sông (NRT 76,921-925).


Diễn tả cách hiểu vũ trụ của thời tác giả. Mọi sông đều chịu lấy nước tự một kho chứa
trên cao.
Hai sông Tigra và Phrat thì đã rõ. Nếu hai sông đó thực có, thì hình như hai sông kia
cũng được tác giả nghe biết đến. Nhiều người muốn hiểu Pishon với sống Indus.
(Hiêronymô : sông Hằng hà và Ghihôn với sông Nilô), khởi từ Đông quặt qua phía Nam,
vòng quanh Kush (Ethiopia), rồi chảy lên phía Bắc. Đúng với quan niệm thời xưa Châu
Phi và Châu Á liên kết với nhau mãi tận phía Nam biển Đỏ, nhờ một đại lục chưa biết
đến (cf. Lemaire-Baldi, Atlas biblique 34-35).
Nhưng về văn : thì hình như mấy câu tả sông đây đã được viết sau.
Câu 9 liền với câu 15, tiếp tục cảnh địa đàng.

Câu 15: Lý tưởng của tác giả :


Không phải là nhàn hạ – nhưng “việc” của một nông gia thời bình, trong một thửa vườn.
Quan niệm tác giả không hoang đường như quan niệm vườn địa đàng của ta. Thửa vườn
đó không phải của riêng : Ađam phải làm lụng, trông nom!

Câu 16-17/ Ơn huệ và giới cấm


ex omni ligno.../ Mọi cây trái
Sự phong phú của Thiên Chúa (như cha săn sóc con) đã ban cho Ađam.
Trừ có một “cây sinh biết lành biết dữ” :
- Một - đối với cả vườn (Thiên Chúa quá rộng rãi, người ta vẫn không lấy làm đủ!)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 14


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Như thế : Giới cấm không có tính cách áp chế – nhưng vẫn đặt người ta trước sự
quyết định và tính cách nghiêm trọng của sự vâng phục.

Tại sao có lịnh đó ? Các tác giả Kinh Thánh nghĩ sao : coi Yb 9:12; Dan 4:32b – Chỉ có
con rắn mới khởi đầu tranh luận! (giả thiết : Người ra lịnh có ẩn ý, hãy thận trọng kẻo bị
lừa – và khi đó người ta đã quên mình vừa tự không mà ra, bởi lòng nhân lành của Thiên
Chúa).
Xác tín Thiên Chúa tuyệt đối tốt lành : Tác giả giả-thiết “lịnh ra” chỉ vì lòng Thiên Chúa
yêu mến, mưu ích cho người ta – Trái lại “thái độ mà thuật” (và một thứ mà thuật khác :
đạo đức Biệt phái!).
So với các thần thoại các dân : Hãy để ý về ý-nghĩa của sự sống trọng địa đàng, là nơi
“Vâng phục”, chứ không trong khoái lạc tha hồ.

Morte morieris / Tất sẽ chết: so với 3:19.


De ligno scientiae.../ Cây biết :
Lời lẽ phải hơn thuộc ý định tác giả cắt nghĩa trước cho độc giả. Không theo vẻ thực tâm
lý, chẳng vậy cần gì phải để con rắn cắt nghĩa lần nữa.
Boni et mali/ Sự Tốt và Sự Xấu
Là kiểu nói để chỉ toàn diện một cái gì (từ ngữ tương tợ coi : (nếu chối : tuyệt không
có...) : Kn 24:50; 31:24 29; Ds 24:13; Tl 1:39; 2S 13:22; 14:17; 19:36; 1Vua 3:9).

Câu 18: Một sự lo lắng chu đáo của Thiên Chúa : Sao cho người ta khỏi bị lẻ loi.
Adjutorium simile sibi /Trợ giúp đương đối với nó:
(chính tiếng : sicut coram Eo, tương xứng với) chỉ : sự trợ giúp – nhưng đồng loại. Sự trợ
giúp trước tiên có nơi thú vật xung quanh người ta nhưng “không tương xứng”.
Vườn cũng vì người ta – thú vật và có người làm bạn cũng vì người ta – trong một mạch
lạc như thế : lịnh cấm trên kia cũng bởi lòng thương người ta (loại ra một điều có hại cho
người ta, tuy người ta không biết).

Câu 19-20: Một khúc đơn sơ mộc mạc – nhưng ý nghĩa sâu thẳm.
Formatis... cunctis animantibus/ Nắn… mọi thứ dã thú:
Do lai cũng bởi đất như người ta – nhưng không có thở hơi (coi Kn 1:24t).
Ut videret quid vocaret ea/ Xem nó gọi làm sao
Quyền chi phối trên vạn vật – một thứ tạo dựng thứ hai (tạo dựng cho trật tự xung quanh
con người): một thứ xác định bản tính vạn vật (nơi tinh thần của con người mà tiếng nói
là dấu chỉ – và trong sinh hoạt thực hiện). Đặt tên : Quyền quản cai thống trị – Tác dụng
trong trình thuật : hoãn lại việc kết thúc lời hứa “adjutorium simile sibi” – một vũ trụ
mới (thú vật) phong phú và rất ích lợi – nhưng sự cô độc của con người càng tăng thêm :
duyệt hết các thú vật đó, Ađam vẫn chưa thấy một “adjutorium simile sibi” : Thiên Chúa
còn dành một cái bất ngờ, vượt quá các sự lạ đó.

Câu 21-23/ Immisit... soporem /Giáng xuống…giấc tê mê :


Giấc ngủ đây sâu đến mất mọi ý thức. Thiên Chúa làm trong kín ẩn – không mắt phàm
nào thấy được việc của Người (coi Kh 15:12 : Abraham khi kết giao ước với Thiên Chúa
– Xh 33:18-33 : Môsê xin thấy mặt Thiên Chúa).
Tulit unam de costis ejus/ Rút lấy một xương sườn của nó

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 15


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Thiên Chúa làm như một bác sĩ mổ xẻ! – có lẽ là di tích một suy-nguyên-luận tại sao
sườn người ta phía dưới lại không xương nữa. Nhưng tác giả J không còn nghĩ đến.
Addifiicavit /Xây thành: Xây cất.
Adduxit eam ad Adam /Người dẫn đến với người:
Thiên Chúa như thể người làm mối trong cuộc hôn nhân tiên khởi này, và chứng kiến cho
lễ cưới.
Dixitque Adam / người đã nói:
Ngay đó Ađam nhìn nhận ra “adjutorium simile sibi” và thốt lên lời ca ái tình tiên khởi!
Haec vocabitur virago/ Nàng sẽ đội danh là đàn bà :
Đặt tên tức là giả thiết sự thâu nhận thâm thúy bên trong, đem vào sinh hoạt nội tại tinh
thần trước khi thốt ra tên nơi lời nói. Tác giả lợi dụng hai tiếng ISH-ISSHAH.(Đàn ông-
Đàn bà)
Nên để ý đến sự phấn khởi đặc biệt của Ađam (rồi so với 3,12) – cả truyện phải so sánh
với 2S 13,1-22 : tình dục Amnon : tức là một trang đồng thời.

Câu 24: Lời này : Không phải là lời của Ađam.


Lời bình chú của tác giả, kết thúc và vạch ý định của tác giả. Mục đích của trình thuật là
gì ? Trả lời cho những câu hỏi về sự kiện muôn thuở : cái hướng chiều của nam nữ với
nhau. Tại sao có ái tình, mạnh hơn mọi mối liên lạc ruột thịt. Tại sao sự gắn bó keo sơn
đó không nguôi dịu cho đến khi thành một xác thịt (nơi con cái)? Nếu câu hỏi như thế và
trả lời như câu kết này, thì phải nói; tác giả không tả một điều xa xăm trong dĩ vãng như
là điều thường, và thẩm định điều đó dưới ánh sáng Thiên Chúa giao ước
.
Câu 25/ Nối với trước và sau (3:7). Suy nghĩ về sự thẹn thùng xấu hổ.
SERPENS (NRT 76 (1954) 934-948).
Thờ rắn thời xưa : Rắn là vị thần dưới đất, có quyền phép bói khoa và mà thuật, có thể
gây thương tích nhưng cũng có thể chữa lành, tăng bội việc sinh sản, hay sự phì nhiêu.
Tại Canaan, khai quật nhiều chứng chỉ, cách riêng tại Beisan (chính tiếng Beisan : Beth-
shear, hay Beth-shan : đền thờ (nhà) của Sahan, hay Shahan tức là một nữ thần rắn, có lẽ
đồng nhất với Anat và Astartê ( Đồ thờ tìm thấy thí dụ ANEP, hình 585 590).
Rắn đồng trong Cựu ước: Ds 21:4-9; 2Vua 18:1-5 : Êzêkya triệt hạ con rắn đồng tại
Yêrusalem (gọi là Nehushtan). Kng 16:5-15 cố giải thích một cách đạo đức. Nhưng do lai
kiểu thờ đó chắc là nhiễm đầy dị đoan của các đạo thờ sản lực tại Canaan về thần rắn.
Nếu bối cảnh về con rắn là sự dị đoan của đạo thờ sản lực, biểu hiện nơi thần rắn (cũng
những thần có liên quan với sản lực : Astartê, Dumu-zi-absu/Tamuz/Ađonis), thì ta thấy
được việc trình diện con rắn trong Kn 3 này có tính cách bài xích. Hạ bệ vị thần tranh
thủ với Yahvê và dành cho nó vai trò con rắn bị chúc dữ và ai cũng gớm ghét.

Nên để ý đến kiểu khôn khéo dụ dỗ của con rắn! (Khôn!).


Câu hỏi của nó có vẻ bâng quơ, không đả động đến điều nó muốn đi đến – nó để cho sự
ngây thơ của người nữ tự nhiên nghĩ đến.
Cur / Hẳn (không đúng đáng lẽ : Estne verum quod/ Đó không phải là sự thật / )
praecepit... ut non comederetis de omni lignt / Thiên Chúa đã phán…không được ăn
cây nào, nó có nghe biết lịnh Thiên Chúa. Nhưng nó làm quá đáng đi “không được ăn
quả nào”. Thế mới ác chứ ! Nhưng điều quá đáng đó bắt người nữ phải lên tiếng đính
chính : Một dịp cho người nữ có lý một lần và không áy náy lương tâm, vì có cảm tưởng

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 16


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

mình đã đề phòng và hơn nữa bênh vực danh dự của Thiên Chúa nữa. Nhưng ngay lời đó
đã nhắm đến việc làm tổn thương sự đơn sơ vâng phục.

Câu 2-3 : Nên để ý : Tâm lý của một lập trường lung lay trong những lời của người nữ :
đính chính lời con rắn khá đúng (nhưng khác với 2:16 omini!) ne comederemus / Không
được ăn et ne tangeremus / Và không được rờ đến !
Không hề có điều đó trong lịnh.
Tâm lý : Hạ ý thức về một tâm tình bất mãn (và sợ núng thể nên phải đi quá lịnh truyền
để cố giữ mình với sự thèm thuồng của mình!)

Câu 4-5: Con rắn không hỏi mà là quả quyết trắng trợn –
Một bước lớn trong sự quyến dũ – cầm chắc nó vào được ẩn ý của Thiên Chúa, biết
Thiên Chúa hơn là người nữ với sự tin cậy vâng phục của mình (ngầm hiểu : Phải chi bà
không còn quá ngây thơ, nói gì cũng tin như thế!) : Muốn kéo người nữ ra khỏi lập
trường “vâng phục”, hãy khách quan mà xét xem nào! (một lập trường như thể trung
lập, để sáng suốt đủ mà cân nhắc).
Scit ent/ Thiên Chúa biết :
Giả thiết Thiên Chúa có những ẩn ý. Và nó ra lý lẽ. Ẩn ý đó thuộc một quan niệm thông
thường trong các tôn giáo thời xưa các thần rất tị hiềm. Thiên Chúa cũng vì tị hiềm,
không muốn cho người ta bằng mình nên mới ra lịnh cấm này khác (một cám dỗ thường
xuyên : Người ta muốn hiểu Thiên Chúa theo quan niệm mình có về Thiên Chúa, hơn
là tin vào lời của Người).
Scientes bonum et malum : Mẹo có thể hiểu hai cách :
- Eritis sicut dii ?Các ngươi sẽ như các vị thần (qui sunt scientes...Được phú các
kiến thức…) : Nhấn vào “như các thần”
- Eritis sicut dii, et eritis scientes / Các ngươi sẽ như các vị thần và sẽ được biết:
Nhấn vào tri thức. Mọi tiếng vừa hình như rõ lắm – nhưng đàng khác hết sức mập
mờ.
- Elohim : có thể hiểu về Thiên Chúa – nhưng hình như phải hiểu “thực sự số nhiều:
những vật thần linh”.
- Scientes/ Biết: Biết cũng đủ kiểu – mà hướng về sự sành sỏi, khả năng.
- Bonum et malum (trên kia đã cắt nghĩa) : Rất bao la. Và chính cái bao la đó là dụng
ý để quyến dũ : Huyền bí, bỏ ngỏ cho người nữ muốn hiểu đằng nào cũng được tùy
sức tưởng tượng : Những khả năng e chừng được mở rộng vô bờ bến, vượt hẳn
được những giới hạn kiềm chế do lịnh truyền của Thiên Chúa. Sa ngã không phải
sa vào cái gì tồi, thấp hơn nhân loại. Cám dỗ đem đến cái cao quí nơi con người :
Thứ tội mà người Hilạp gọi là hybris.
Như vậy con rắn không nói dối, mà cũng không nói thật. Sự dụ dỗ muốn thành công
phải ở trong sự tế nhị nửa thật nửa dối, để nếu bị dồn về một phía thì có thể quay lại :
Ấy ! Tôi có nói thế đâu, nhưng...
Con rắn cũng không thúc giục vội vã. Chỉ kích thích cái gì đã có sẵn nơi người ta : Nó đã
chụp lấy được chỗ rạn nứt (cái thế núng). Nhưng việc quyết định vẫn hoàn toàn tự do.
Như thế tác giả tả sao cho ta nhận thấy là dịp ở bên ngoài – những vấn đề chính việc và
tội : phát xuất tự con người. Chừng nào hay chừng nấy.

Câu 6: Đàm đạo xong. Tác giả không còn để ý tới con rắn nữa.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 17


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Bây giờ chỉ còn có người nữ dưới cây. Làm thinh! Nhưng tâm lý tác giả muốn ám chỉ :
Thuyết của con rắn đang la vang điên óc đinh tai trong đầu người nữ - và cái tài tình của
tác giả là tả tất cả trong một cái nhìn.
Tác giả trình bày một cảnh cám dỗ câm nhưng lại linh hoạt. Người nữ suy gẫm dưới gốc
cây. Quyết định dọi ngang qua tâm tình – nhưng tâm tình không tả nơi phía chủ quan mà
là nơi đối vật :
Bonum ad vescendum, pulchrum oculis aspectuq delectabile.../
Ăn phải ngon, nhìn đã sướng, Đáng quý thực….
Nghĩa đi từ giác quan thô thiển nhất (ngon miệng) đến thẩm mỹ – rồi đến khu vực tinh
thần cao siêu hơn cả (coi 1Yn 2:16).
Tulit... (coi 3:3 ne tangermus/ Đừng sờ!) et comedit/ lấy...và ăn.
Tác giả không lộ chút cảm tình (tức tối, khiển trách...). Rồi :
Dedit viro suo, (cum ea) qui comedit/ Bà đã trao cho chồng(ở bên bà),ông đã ăn :
Bị dụ dỗ xong, người nữ lại thành người dụ dỗ.

NGƯỜI NỮ tiếp xúc trước tiên với rắn.


- Tên : chỉ có 3:20 và 4:1 mới thấy nói đến tên Eva (Hawwah) (câu 20 : thấy rõ được
là phụ thêm trong mạch lạc hiện tại). Hawwah - tự nguyên bình dân “mater
cunctorum viventium/ Bà là mẹ các sinh linh.
Những tự nguyên khoa học còn là ức thuyết (coi NRT 76(1954) 1045), và không quan hệ
cho ý nghĩa trình thuật. Tự nguyên bình dân kia mới quan hệ “mọi các kẻ sống”.
Vậy người nữ nói chuyện với rắn, theo tư cách người mẹ.
- Trong Cựu ước (và chung chung về nhân chủng học) : Phụ nữ dễ thiên về những
huyền bí, dị đoan. Và cách riêng có vai trò riêng trong việc sùng bái sản lực (Ez
8:14t; Is 17:10; Yr 44:15-19) (thờ Anat nữ thần luôn có Rắn làm biểu hiệu). Và
những khách quen của Epidaure (thần Askle pios : thần rắn) cũng là phụ nữ trông
được có con hay đẻ con yên lành (NRT 76 1046-1047).
Như thế việc thờ rắn có liên lạc rõ ràng với thai nghén, sinh đẻ.
- Vậy đứng trước hiện tượng thác loạn về tôn giáo đó, thái độ của tác giả là cân nhắc
dưới ánh sáng của đức tin Yavít.

Câu 7. Et aperti sunt oculi/ Và mắt đã mở ra


Đúng như câu 3:5! Nhưng mọi ảo tưởng đã tan ra cả – họ mở mắt nhưng họ không thành
ra thần linh gì cả.
Cumque cognovissent se esse nudos/Chúng biết là chúng trần truồng . So với 2:25!
Trần truồng mà không xấu hổ : Vừa tả trạng thái thiên nhiên dễ sống – vừa tả sự vô tội,
một sự tin cậy giữa người với người không sợ hãi, không khinh rẻ.
Xấu hổ vì trần truồng : Ám chỉ trước tiên đến sự xúc động giác quan ngoài ý muốn – và
điều đó : sự hỗn loạn trong con người : người ta không hoàn toàn làm chủ được mình
nữa: Một sự rạn vỡ ngay nơi bản lĩnh con người – sự xấu hổ là dấu chỉ cho sự đảo lộn
trật tự đó.

Người ta không thể chế ngự được trực tiếp bằng tinh thần và ý chỉ nên người ta phải dùng
phương kế bên ngoài “áo xống” để châm chước hậu quả
(coi Dubarle, le péché originel de l’Ecrit. 64s ý nghĩa sự xấu hổ vì trần truồng – không
chỉ vì nạn dâm dục).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 18


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Câu 8: Tội nên tội thực bởi sự gặp gỡ Thiên Chúa.


Vocem Domini Dei deambulantis. Chúng nghe tiếng bước Yahvê Thiên Chúa.
Tiếng đây không phải giọng nói, nhưng tiếng động (coi Yb 4:12tt về những cách diễn tả
sự hiện diện của Thiên Chúa). Sao Ađam nhận được như thế? Tác giả hình như giả thiết
sự đi lại thân mật giữa Thiên Chúa và người ta khi vô tội. Nhưng không nói rõ ! (Nhớ tất
cả cảnh vô tội chi tả rõ trong c.2:25 mà thôi, còn mọi điều khác bởi tương phản với sau
mà đoán được – Nên để ý sự dè dặt đó của tác giả!)
Ad auram post meridiem/ Gió hiu hiu thổi chiều hôm
Một kiểu chia thời gian bình dân (De Vaux, Institutions ... I, 277) – dựa trên khí hậu
Yêrusalem (mùa hè, gió nhẹ từ biển bốc thổi lối 4 hay 5 giờ chiều thì đến vùng
Yêrusalem).
Abscondit se/ Khuất mặt ! Rất mỉa mai! Sicut dii/ Như các vị thần!
Tan tành cả cái phấn khởi muốn nên một thần linh. Và ngu muội đi nấp sau cây cối để
khuất khỏi Đấng sciens bonum et malum (mà Adam-Eva đã coi đó là lý tưởng đáng đạt
cho kỳ được!)

Nhưng tác giả ám chỉ gì?


Có phải chỉ lương tâm tội lỗi mà thôi không? Một kinh nghiệm của các kẻ lành trong Cựu
ước, thái độ của những kẻ tiếp xúc với siêu nhiên : Thái độ của những kẻ được đặc ân,
được Thiên Chúa đến vì một ý định yêu thương “người ta đâm kinh sợ, cảm thấy sự ố
nhơ của mình, thì họ phủ phục xuống, chùm mặt lại” (Kn 32:31; Xh 3:6; 19:21;
33:20-23; Tl 4:33; 5:23; 18:16; Thp 6:22; 13:22; 1Vua 19:13; Ys 6:4 Ez 1:28). Như
thế ý định tác giả không phải tả một lương tâm tội lỗi quằn quại lo âu, mà đi tự hỏi về ý
nghĩa của việc sợ hãi trước mặt Thiên Chúa của những người “thánh thiện” nhất giữa con
cái loài người.
- Xấu hổ : Sự rạn vỡ trong liên lạc giữa người với người, báo cho sự rạn vỡ nơi đáy
thực hữu con người.
- Sự sợ hãi trước mặt Thiên Chúa : Dấu chỉ sự rạn vỡ trong liên lạc với chính Thiên
Chúa tạo hóa. Đó là thân phận hiện sinh của con người mà tác giả có kinh nghiệm
nơi chính mình cũng như nơi người đồng loại.

Câu 9-13: Cuộc tra vấn.


Tâm lý của người ta trước sự tra hỏi : Tìm cách luột trách nhiệm. Đỗ lỗi cho kẻ khác:
Mulier, quam dedisti mihi sociam /Người đàn bà mà Người đã đặt bên tôi:
- 1. Gần như một lời trách Thiên Chúa (như chính Người là căn nguyên tội lỗi).
- 2. So với 2:23 : Sự rạn nứt trong xã hội loài người. Tội đồng phạm với nhau không làm
người ta hợp nhất – trái lại làm cho người ta ra cô độc.

Không tra hỏi con rắn.

Câu 14-15: Chúc dữ con rắn


- Phải hiểu từng chữ theo nghĩa đen trước : Các dấu chỉ trước tiên đem về con rắn vật
chất. Và như thế hình như truyện đầu tiên có tính cách suy-nguyên-luận về tính cách
loài rắn.
- Nhưng bối cảnh tôn giáo của Yavít là thần rắn! Như thế có tính cách chế nhạo thờ
quấy sản lực của dân chúng.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 19


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Lời chúc dữ tiên khởi của Sách thánh là chúc dữ con rắn : Nó là vật đáng khinh, đáng
ghét hơn hết giữa các vật. Hình như thần rắn được tạc như con Rồng có chân đứng, để
chịu lấy sự thờ bái của các tín nữ. Nhưng từ nay nó phải bò quặp xuống đất, bụng sát đất,
ăn đất (quan niệm dân chúng thời đó), chứ không phải ăn bánh ngọt mà các tín nữ sốt
sắng dâng cho.
Thay vì chịu lấy số mạng mình do tự Thiên Chúa tuyệt đối tốt lành, người ta đã muốn
cầm chắc số mạng và nòi giống của mình bởi những việc dị đoan mà thần rắn, con vật
đáng nhờm tởm đó, là tượng trưng biểu hiệu.

Câu 15: Mệnh danh là Protevangelium.


Những kiểu giải thích thiện thời coi là LA NOUVELLE EVE III, 91-99 :
Genèse III,15. Exégèse contemporaine. H. Cazelles.
RB 1954, 321-348, La femme et son lignage dans Gen III, 14-15 (B.Rigaux)
H.Cazelles : Toát yếu công việc tra cứu Kn 3:15 :
La première étape de la recherche consistera toujours à analyser les mots du texte et
leurs parallélismes.
La seconde étape doit préciser le mouvement du texte. Où est sa pointe? Dans la lutte ou
dans la victoire? Y-a-t-il triomphe ou non, espérance ou non, messianisme ou non? Pour
déterminer ce mouvement du texte et son orientation, il faut procéder méthodiquement :
1/ Il faut tenir compte de la place de Gen 3:15 dans le récit Yahviste.
Il faut tenir compte de ce qu’il précède le don de son nom à Eve et préciser la portée de
ce nom. Il ne faut pas oublier que quelques versets plus loin nous avons le récit de Cain
et d’Abel. Gen 4:1 est très important sur la maternité d’Eve. Elle est mère et mère avec
Dieu...
2/ Il faut étudier ensuite la ligne générale du document Yahviste. Comme on l’a souvent
fait remarquer c’est une histoire du salut et de salut messianique. Il faudra comparer à
notre texte la prophétie de Jacob et la vaticination de Balaam. Littérairement, on
observera qua dans ces trois cas il y a des indices que le verset messianique a été
surajouté à un texte plus ancien. N’est-ce pas là le fait de l’auteur Yahviste, un trait
littéraire important, gros de sens doctrinal. Importance donnée par le Yahviste à
l’héritier royal de Juda, importance du rôle messianique de la femme dans l’oeuvre du
Yaviste...
3/ ... Préoccupation de l’époque au point de vue de la doctrine monarchique... Problème
de la succession (22 7-20). Héritier légitime (les cas Isaac-Ismael Jacob-Esau Juđa-et
ses frères). Rôle de la mère du roi joint (ghebirah) et des mères comme Rebcca, Rachel...

Không thể rút riêng câu 15 ra. Và như vậy Eva không thể loại một bên được, để chỉ hiểu
về mẹ của Đức Mêsia. Eva mang lấy hình phạt của mọi người nữ trong thân phận làm vợ
và làm mẹ. (Đó là tính cách suy-nguyên-luận).

Trong mạch lạc tư tưởng của tác giả Yavit : Chắc tư tưởng đi xa hơn suy-nguyên-luận
thường đó : Eva cũng là tiên trưng, đại diện cho mẹ của những kẻ kế thừa Đavít sau này,
và cả Đức Mêsia (quan niệm đó thế nào ta phải để ý đến 2S 7 về lời tiên tri Nathan).

Nghĩa chỉ về Mẹ Đức Mêsia : tự nghĩa, hay sensus plenior/ Ý nghĩa đầy đủ hơn? (tranh
luận).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 20


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Câu 15: Tả một cuộc chiến đấu cam go.


Không có thắng trận trực tiếp đầy đủ của một trong hai đối thủ.
Conteret-insidiaberis : shuph. Nghĩa không được chắc. Chơi chữ : giữa shuph
(conterere) và sha’aph (dòm ngó, quan sát...). Nhưng tả cuộc đối địch liên lỉ. Một chiến
tranh thất vọng, nhưng phải coi chừng luôn. Không thất vọng vì thế của hai bên khác
nhau. Nhất là người ta không bị chúc dữ.

Câu 16: Hình phạt trên người nam :


Lời chúc dữ trên đất “môi trường hoạt động” của người ta. Đất với người ta có liên đới
(ađam-ađamah). Liên đới đó cũng như liên đới người với người, cũng bị rạn vỡ : một sự
xa lạ và chống đối, người ta phải vất vả mới chế ngự được những trở ngại thiên nhiên.
Lời hình phạt về kế sinh nhai. Hình như ám chỉ đến 2 kiểu sinh hoạt gặp thấy tại
Palestine : 17 19ab sinh hoạt của nhà. – 18 19c : sinh hoạt của du mục. Chung với nhau :
hai kiểu sinh hoạt cho thấy cái cam go của thân phận con người.
Trong vườn : Người ta cũng làm việc. Làm việc không phải là chúc dữ. Nhưng là cách
làm việc từ bây giờ : vất vả mà hiệu quả chẳng ra gì.
Donec revertaris...Cho đến lúc ngươi về lại.
Rồi thân phận đó luôn luôn dưới sự đe dọa của Chết. So với 2:17, câu 3:19. Có tác giả lấy
làm khó khăn : Lời dọa hình như giả thiết vừa ăn thì chết liền. Còn lời hình phạt: số phận
hay chết của con người.
Nhưng kỳ thực : in quocumque die có nghĩa như “khi” ăn chắc hẳn ngươi phải chết. Vả
lại tác giả có ý định tìm duyên do cái chết như đã từng chứng kiến trong đời mình.
Chết, chóp đỉnh cho bức họa về thân phận đau đớn của người ta.

Câu 20 : Câu này xét về mạch lạc lạc gây lủng củng sau lời hình phạt.
Dễ hiểu hơn nếu giả thiết Eva đã có con! Nhưng trong mạch lạc hiện tại lời này chứa
đựng lòng tin tưởng vào tương lai!

Câu 21: Thiên Chúa ban áo da thú vật cho tổ tiên.


So với 3:7 hình như trùng nhau. Nếu xét về suy-nguyên-luận áo-xống thì trùng lắp.
Nhưng ý tác giả? Có thể Thiên Chúa y chuẩn sự nết na người ta phải có đối với nhau. –
Áo da thú tuy là thô sơ hơn cả nhưng cũng còn hơn đan lá vả ! Thế thì tác giả muốn diễn
qua sự tiến triển về văn hóa? Nhưng có thể tác giả cho thấy Thiên Chúa chuẩn bị con
người trên con đường khốn khó ngoài địa đàng.

Câu 22: Phải so với 3:5 Eritis sicut dii (Elohim)/Các ngươi sẽ như các vị thần :
Khi đó thấy được 3:5 có tính cách mập mờ. Vì chắc rằng đối với đức tin Yavít, một câu
như 3:22 có tính cách phạm thượng nếu Elohim chỉ nói về Thiên Chúa độc nhất. Vậy cái
“biết” Ađam được bởi ăn quả cấm không làm cho Ađam nên giống Thiên Chúa mà là nên
giống một trong những thần hầu cận Thiên Chúa. Lời vừa là một sự tế nhận : Người ta
đã ra khỏi liên lạc tùy thuộc, bỏ vâng phục để được tự lập theo ý mình, không còn hiểu
biết mình như thụ tạo. Lời cũng mỉa mai : Những cao vọng của người ta cuối cùng đã
đạt đến cái gì?

Câu 23-24: Emisit de paradiso.../ Xua ra khỏi vườn…


Người ta bị trục xuất khỏi địa đàng. Và Thiên Chúa đặt người canh giữ vườn.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 21


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Cherubim : tự nguyên : tiếng Akkad Karubu, Karibu (người cầu nguyện; động từ :
Kârâbu : cầu nguyện, chúc lành, cũng một tiếng như Hipri : Barak). Karibu trước tiên :
Kẻ mộ đạo, tín hữu, người đến cầu nguyện nơi đền thờ – rồi có lẽ chỉ những vị thần nhỏ
làm môi giới giữa tín hữu và các vị thần tối cao. Và thực sự trong các vị thần môi giới đó
có shedu và lamasu (bò tót, cánh phụng hoàng, mặt người) chầu hầu nơi cửa các đền
thờ và cung điện (ANEP 646 647).
Một nét để chỉ vườn cây có tính cách “khu vực thánh”, vườn của các Elohim (Vườn đó
coi Ez 28:11-19) (NRT 76 (1954) 1066).
Flammeum gladium versatile/ Gươm hỏa hào chớp chớp :
Biểu tượng cho “chớp” (thần thiên lôi được biểu tượng bằng “chớp) (ANEP 651) (NRT
76 1067).
Việc trục xuất khỏi vườn xa cây sự sống : Diễn lại hình phạt phải chết. Dưới hình phạt
đó: còn ngụ ý một sự thương xót của Thiên Chúa! Sống đời đời trong cơ cực của thân
phận con người chắc không phải là điều đáng ước mong – Và Thiên Chúa cấm đường tới
cây sự sống tức là Người ban một ơn huệ.

VÀI ĐIỀU BÌNH LUẬN


1) Trình thuật có đụng chạm với nhiều nét thần thoại của Lưỡng-hà-địa (tạo thành, núi
hay vườn của các thần, cây sự sống, nước sự sống, Kêrubim). Nhưng so với Ez 28:11-19,
ta thấy Y(J) đơn giản hơn nhiều. Y(J) có tâm lý sát với người ta hơn. – ung dung dùng
nhiều nét thần thoại nhưng một cách có ý, và làm chủ các nét đó để diễn tả điều mình
muốn.
2) Về trình thuật : nhiều tác giả còn muốn phân nhiều (ít là hai) văn kiện. Có thể có,
nhưng thực sự những nét đó không phá tính cách duy nhất về ý tưởng của tác giả. Công
việc chú giải là hiểu biết ý tưởng của tác giả trong trình thuật hiện tại như một cái gì duy
nhất. Những chi tiết của truyền thống tác giả chịu lấy có tính cách suy-nguyên-luận thực.
Nhưng khi các điều đó nên thành phần của một toàn thể thì chúng phải tùy thuộc ý tưởng
chính của tác giả.
3) Ý tưởng chính đó tùy vào vị trí tác giả đứng để xét sự vật. Vị trí đó là ngay hiện tại của
tác giả, chứ không phải cái quá khứ xa xăm ở địa đàng. Chúng ta thấy tác giả tránh mọi
tưởng tượng suy luận trên dĩ vãng đó. Tác giả để ý đến những hiện tượng hiện tại: sự thẹn
thuồng – sợ hãi, những chướng mắt và lủng củng trong sinh hoạt, đàn ông đàn bà, rồi
nhất là cái chết. Tình trạng đó so với đức tín Yavít. Thiên Chúa tạo thành là Đấng tuyệt
đối tốt lành bắt phải kết luận : Tội đã có từ đầu.

KAIN VÀ ABEL.
Kn 4:1-16 :

Câu 1-2: Trình diện hai nhân vật sẽ nói trong truyện.
Kain : ám chỉ tự nguyên trong possedi / tậu được(qanah : tạo dựng, tậu được) hominem/
một đàn ông (cũng lạ : dùng tiếng đó cho một đứa bé mới sinh). Lời hân hoan của người
mẹ hãnh diện với đứa con, mà lại là con trai (tôi tớ của một người nam, mà lại thành mẹ
của người nam!)
Abel : tự nguyên không rõ
(tiếng Assur : Ablu /con) Hipri : hebel “hơi thở, mong manh, sự hư không” (ám chỉ đến
số mạng của Abel!)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 22


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Hai anh em hai nghề nghiệp, nhân loại phân công nhưng từ đó cũng kèm thêm sự chia rẽ.

Câu 3-5: Tế lễ của 2 anh em.


Mỗi người tùy nơi của cải do nghề nghiệp. Nghề nghiệp như thế dẫn đến sự thù dị giữa
sùng bái.
De adipibus / Mở béo:
Đó là phần tối hảo! (Khi tế lễ phải đốt hết để dâng lên).
Tại sao Thiên Chúa chiếu nhận của lễ của Abel? Tâm hồn chân thành hơn?
Hy sinh đổ máu tốt lành hơn? Chuộng đời sống du mục (bán du mục)? Tại sao người ta
biết Thiên Chúa chiếu nhận hay không? Vì lửa tự trời xuống thiêu của lễ? (Lv 9:24; 1V
18:38) hay nhờ một dấu nào xảy ra khi tế lễ?
Nên để ý : trình thuật giả thiết “đã phân nghề nghiệp, đã từng trãi về lễ tế” !
Iratusque est Kain vehementer et concidit vultus ejus/
Kain tức tối lắm và nó sầm mặt xuống : Báo cơn giông tố sắp đến!

Câu 6-7: Lời Thiên Chúa cảnh cáo.


Kêu gọi lương tri của Kain. Giả thiết : sự tự do trong cám dỗ. Lời này cho phép kết luận :
Tâm trạng của Kain khi dâng lễ không được hoàn hảo. – giả thiết : Thiên Chúa không
nhận lễ vật nhưng cũng bỏ Kain.
Câu 7 tối nghĩa. Tiếng dùng giống 3:16b. Tội được coi như “con rắn” hay thứ quỷ trình
chực nhập vào nhà hãm hại người ta (Babylon ; có quỉ Rabisu). Trong mạch lạc : Tả
chước cám dỗ, người ta có thể thắng được.

Câu 8-10: Kết thúc án mạng.


Văn bản : không có lời bổ túc cho “dixit/ nói” : các bản dịch đều thêm : egrediamur
foras /Ta hãy ra đồng đi (có thể mai một trong văn bản Hipri, nhưng có thể người ta bổ
túc vào sau để rõ nghĩa, trọn câu). Tội giết người thứ nhất trong Kinh thánh.
Ait dominus.../ Yahvê đã phán… :
Tội vừa phạm, Thiên Chúa liền có ngay đó và tra hỏi. Sự tra hỏi của Thiên Chúa là một
dịp để người ta hồi tỉnh, vẫn là một dấu chỉ thương xót.
Nescio, num custos fratris mei/Tôi không biết! Tôi có phải là người canh giữ em tôi ư?
Hai tiên tổ chữa mình. Còn Kain lại nói dối và bỡn cợt (ngụ ý đến công việc Abel : chăn
chiên rất tài “giữ” thì hãy “giữ” mình).
Quid fecisti/ Ngươi đã làm gì :
Chỉ sự kinh khủng trước tội ác : Kinh hoảng trước tâm tình của Kain.
Vox sanguinis/ Tiếng máu:
Thây vùi đi được. Nhưng máu kêu oán thấu trời. Máu và sự sống đi với nhau. Tục lệ :
người ta phủ máu đã đổ ra (Yb 16:18; Ys 26:21; Ez 24:7t) tưởng có thể bịt miệng kêu
oán.
Để ý : Nếu chỉ có 2 anh em thì ra đồng làm gì, trốn thoát ai? Sự kinh hoàng khi thấy máu
đổ ra “một cảm tình thuộc hạ ý thức” đi với một lòng tin rất trưởng thành về Thiên Chúa,
Đấng bênh vực, phù hộ mọi sự sống.

Câu 11-12: Hình phạt.


Đất “mẹ” uống máu – Đất sẽ báo oán cho máu đã đổ ra tất từ chối mọi hoa quả cho kẻ sát
nhân. Hình phạt nặng hơn 3:17tt.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 23


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Đất không nuôi, Kain phải chạy đi nơi khác để kiếm tìm của nuôi thân. Quan niệm đất
như thế là quan niệm người ở vùng canh thổ “khu vực gần Thiên Chúa : khả dĩ thờ
phượng được và được chúc lành. Như thế tác giả đây không coi sa mạc như một cái gì lý
tưởng!

Câu 13-14: Đến đây Kain mới tỉnh ngộ, nhưng là một lời thất vọng.
Major est iniquitas mea / Tội vạ tôi lớn quá làm sao mang nổi:
Chỉ hình phạt vì tội hơn là chính tội.
Sống “a facie tua absconder/ Khuất khỏi nhan Người”
tức là một sự sống không được Thiên Chúa hộ phù nữa. Thiên Chúa buông tay, thì mọi
người có thể bị tru diệt :
omnis qui invenerit me, occidet me/Có ai bắt gặp tôi tất sẽ giết tôi:
Ai cũng có thể báo oán cho người đã chết.
Nhưng ai giết Kain, nếu trong thiên hạ ngoài Ađam và Eva thì chỉ có một mình Kain?

Câu 15-16: Thiên Chúa không bỏ Kain.


Ban cho nó một dấu chỉ sự che chở của Người. Và Kain đến ở trong xứ NOD (ở đâu
không thể biết, nhưng phải hơn một kiểu chơi chữ của tác giả : c.12 profugus : nad).

Ý NGHĨA :
Nhân chủng học : Israel quen biết lắm một nhóm bà con là dân Kênít, danh tổ là Kain,
thờ Đavít vẫn còn sống du mục, bà con với đám Rekabit (2Vua 10,15tt; Yr 35; 1Ks 2:55)
trở lại đời sống du mục triệt để. Đáng lẽ họ cũng phải định cư với Israel (Ds 10:29tt). Có
những nhóm trong họ có mang dấu hiệu : Xăm nơi mình (du mục trong sa mạc có dấu
wasm). Nhưng điều đặc sắc là nhóm Kênít cũng thờ Yahvê như Israel (có nhiều tác giả
nhận là Israel đã chịu ảnh hưởng của nhóm Kênít trong việc sùng bái Yahvê).
Theo do lai, truyện thuộc thời tác giả Y(J), nói đến danh tổ của nhóm Kênít (Thp 1:16;
4:11; 1S 15:6). Tác giả đã bạo dạn tách khỏi khung cảnh lịch sử mà đem đặt vào thời sơ
thủy của loài người, và cho truyện đó một ý nghĩa muôn thuở : Người ta đã dấy loạn cùng
Thiên Chúa rồi thì từ nay phải chịu những hậu quả của sự “mất liên lạc căn bản đó” : Cừu
địch giữa anh em, tội ác, giết người. Sự dữ thống trị từ nay, và sự chết đã vào trần gian.
Điều chúng ta nhận thấy rõ nơi truyện Kain-Abel “truyện tự do lai” là một điều – và
“truyện trong Y(J)” lại là một điều. Tự do lai, tác giả thu thập nhiều truyện khác biệt đó
đây, không dính líu gì với nhau. Nhưng khi tác giả đặt trong một khung khổ chung, tác
giả đặt cho một ý nghĩa mà chúng ta phải cân nhắc.

Điều đó phải áp dụng ngay cho chương về dòng dõi Kain :

DÒNG DÕI KAIN


4:17-26.

Câu 17-22 : Con cái Kain.


Di tích truyện xưa. Tác giả không để dung hòa hoàn toàn theo ý mình :
- Kain không còn là người phiêu lưu trong sa mạc, mà lại người khởi xướng sinh hoạt
thị thành (Kênít cũng có thành : 1S 30,29).
- Vợ của Kain được nói đến như thể độc giả đã biết rồi.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 24


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Các nghề nghiệp của nhóm du mục phát xuất tự dòng dõi Kain – thế thì lụt Hồng
thủy giết sạch chỉ trừ gia đình Nôê không thể dung hòa được. Nhưng ý định của
tác giả : vạch ra tiến triển văn hóa nhân loại.
- Sinh hoạt thành thị : tổ chức tập thể.
- Văn hóa và mỹ thuật phát xuất.

Các nghề nghiệp thuộc nhóm du mục (ở bán – Samạc) : Họ hành nghề rong giữa canh thổ
và sa mạc. Họ rất nghèo nàn, nhưng có lẽ được kính nể như được thần linh (thần bản
mệnh của nhóm) hộ phù cách riêng – và có lẽ mang dấu hiệu gì cho người ta biết điều đó.

TÊN :
Henoch (Hanôk) “xây cất, cung hiến nhà cửa” (vì thế nhiều tác giả ra ức thuyết chủ từ
của aedificavit / Tòa nhà là Henoch không phải Kain).
Irad : có tác giả hiểu theo tiếng “arada” (Árập) : Người chạy trốn, sức mạnh - Hay đồng
nhất với Eridu (thành ở Babylon) hay Arad (thành ở Negheb Thp 1:16).
Mehuyael (LXX Maiel Maouiel Maleleel?) TM : có cả Mehyyây’el.
Metushael ; người ta so với Mutu-sh-ilu /người của Thiên Chúa.
Lamek? tushael ; người ta so với Mutu-sh-ilu (người của Thiên Chúa) Lamek? Yabal
(chăn dắt : bởi thế ông ấy là tị tổ cho “mục tử”) – Yubal (yôbel : sừng chiên đực : dùng
làm tù và, nhạc khí tiên khởi). Tubal (còn gặp trong Kn 10:2, thuộc nhóm Yaphet, Ez
27:13, thuộc hạng người buôn bán đồ đồng – Assur biết có một dân Tabal ở miền Taurus,
có tiếng về mỏ kim khí).
Nên thấy được các tên, hoặc thuộc về những di tích địa dư, nhân chủng học thời xưa –
hoặc mang tên vì nghề nghiệp.

Câu 23-24: Một bài ca rất cựu trào ca tụng việc báo oán : có trước tác giả.
Trong Y(J) : Mặt trái của bước tiến văn hóa, một sự bất nhẫn đến cực độ, và một sự tự
cao tự đắc bởi đời sống tập thể mà càng được thế để bành trướng : Lamek không đành
lòng với sự hộ phù Thiên Chúa ban cho Kain, nhưng tự mình lo thanh toán lấy cho mình
những việc báo oán, một cách không còn biết đến chừng mực nào nữa.

Lịch sử diễn tiến của tội theo Y :


Sa ngã, sát nhân, báo oán tự mình (một quyền của Thiên Chúa).
Sinh hoạt nhân loại càng ngày càng đảo lộn, người với người càng chia rẽ.

Câu 25-26: Con cái của Seth.


Y chỉ còn một di tích (đoạn thứ 5 đến sau đã cắt bớt phần của Y đi).
Seth : Có lẽ ám chỉ đến nhóm dân Sutu, nhóm du mục thuộc dòng giống Aram, xuất
hiện trong vùng canh thổ vào lối thiên niên kỷ thứ hai : có chứng chỉ trong văn kiện
Aicập và Lưỡng hà địa. Seth như thế là danh tổ cho nhóm đó.

Thờ phượng Yahvê :


Theo Y, việc thờ phượng đó lên đến thời sơ thủy nhân loại.
Đối với Israel : tên Yavê chỉ được do mạc khải cho Môsê. Nhưng theo Y : việc sùng bái
Yahvê đã có trước Môsê nhiều. Điều này khiến nhiều tác giả coi Kênít là dân sùng bái
Yahvê trước Israel. (Nhưng nên nhớ : vẫn còn là ức thuyết).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 25


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

SỔ CÁC TỔ TIÊN TỪ ADAM ĐẾN NOÊ..


5:1-32.

Văn kiện : Tiếp tục trình thuật Kn 1:1-2:4a của P.


Ý định : Chia thời buổi của vũ trụ và nhân loại – nhìn thời gian dưới ý nghĩa thần học
của thánh sử.

Cùng với Kn11. Chúng ta có hết các tổ phụ từ Ađam đến Abraham : 10 vị trước và 10 vị
sau lụt Hồng thủy. Kiểu chia thấy được là có tính cách hệ thống.
Về số năm : TM LXX và bản Samarie : đều khác nhau.
Các con số có lẽ có ý nghĩa tượng trưng, nhưng chưa biết được là gì.

So sánh :
Kn 4:17-22 Kn 4:25-26 Kn 5:1-32 (P) W.B. 444 WB.62
Ađam Ađam Ađam Alulim (Eridu) Alulim
8sar (Subaru) 18/4
Seth Seth Alagar (-)20
Enosh Enosh Alagar (Eridu) Kidunnushakinki
Qayin Qaynân (LXX) 10 n(-)
Hanôk Mahalal’el Enmeenluanna Ukku (Larsa)6
Irâd (Gairad) Yered 12- Dumuzi 8
Mehuyâ’el Hanôk Enmeengalanna Enmeenluanna 6
8 Ensibsianna 10
Metushael (sala) Metushalah Dumuzy 10
Lemek Ensibsianna 8 Enmeduranna 20
Yabal-Yubal- Lemek Enmenendurann
Tubal Noê (Sem a 5/5 Sukurlam 8
Ham) Ubaradudu 5/1 Ziusuddu

Yaphet

Sổ của P và sổ của Y
Nhiều tên y hệt như nhau – có tên tương tợ về nghĩa – có tên khác hình thức. Chung
chung Y và P : đồng ý về tên. Thứ tự có khác. Trong Y số năm không quan trọng, ngược
lại với P.
Kết luận: hoặc là 2 truyền thống – hoặc là (và có lẽ hơn) P đã xử dụng Y và tự tiện thay
đổi ít nhiều
.
Sổ của P với NB444 WB62
(Phải thêm sổ của Berossos: số đầu sar: 3600 năm; số sau Nêr: 600 năm) (NB WB: Weld
Blundel, người đã đài thọ chi phí để mua các văn kiện đó).

P và WB :
Dây nối giữa tạo thành và Hồng thủy. Nhân vật cuối cùng đồng thời với Hồng thủy.
Mười người. Số năm các nhân vật rất cao (P gọi là có chừng mực hơn). WB 444, bốn vua
cuối tuổi bớt dần. Đáng để ý là tổ phụ thứ 7 của P và vua thứ bảy của WB444.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 26


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Theo một văn kiện khác : Vua ấy cũng có tên là Enmeduranki (Chúa của lời sấm của
Dur-an-ki (tức là một ziggurat tại Nippur, nghĩa : dây nối trời đất) giữ chức tư tế, chuyên
bói toán, tị tổ của các tư tế bói toán, được thần Anu, Bel, Ea sủng mộ, được Shamash,
Adad mạc khải cho những bí nhiệm. Vua Sippar (thành thờ mặt trời Shamash).

Vai trò của Enmeduranki đó cắt nghĩa được ít chi tiết của dung mạo Hênóc : Theo Kn
4:17-22 Hênóc là người thứ ba. Kn5 đã đổ đồng cả Kn 4:25t rồi đảo ngược nhiều người
trong sổ của Y để đem Hênóc đến chỗ thứ bảy : vì tiếng Hênóc (Hanôk) còn có thể có
nghĩa là “người khôn ngoan” (cũng như Enmeduranki) là tị tổ của bói khoa. – Rồi thêm
chi tiết “365” năm - như thế tuổi của tổ phụ đó có liên lạc với số chẵn của năm mặt trời,
ngụ ý tổ phụ đó là người khai sáng dương lịch : Một điều được khai thác trong các ngụy
thư thời sau. Nhưng nhờ số năm đó P cho vai trò Enmeduranki được rõ hơn (ông được
Shamash thần mặt trời mạc khải) trong dung mạo Hênóc.

Nhưng Hênóc còn mặc lấy ít chi tiết của vua thứ 10 của WB62 Zi-ud-sud-du (Zi-ud-su-
dra) tức là theo tiếng Akkad. Utnapish-tim, tức là người sống thời Hồng thủy : Vua này
được các thần “đem đi” (Kn 5:24) vào chốn trường sinh bất tử. Nhưng truyền thống
Dothái về Noê đã quá vững, P không thể thay đổi, nên đã dồn cả đặc tính đó cho Hênóc
nữa. Lại cũng là một điều mà các ngụy thư sẽ khai thác triệt để về những mạc khải của
Hênóc.

Vậy, lập trường của Khởi Nguyên 5 là thế này :


- Lấy lại những tên trong sổ của Y về các tổ phụ.Truyền thống Y đã vững trong dân.
- Nhưng tự do thay đổi thứ tự các tên dưới ảnh hưởng của Babylon. Một ảnh hưởng
trực tiếp: Tác giả đã suy nghĩ trên văn kiện Babylon và sử dụng như phương kế
diễn tả thần học của hàng tư tế Yavít. P sử dụng: Sổ 10 tên cùng tuổi của các vị –
cứ bớt dần dần đi.

Ý định thần học :

- Các thế hệ kế tiếp nhau diễn ra thời gian tiến luôn, lịch sử luôn luôn hướng về
tương lai. Tuy P chỉ nói đến một người con, nhưng sau lại tiếp “vì tổ phụ đó còn
sinh nhiều con trai con gái” : Như thế các thế hệ nhân loại đều liên kết với nhau.
Nhưng tách biệt một dòng dõi đi thẳng đến Abraham. Tác giả ngụ ý đến sự tiền
định dân Chúa chọn đã được từ tạo thành, và Thiên Chúa thủy chung như nhất
trong ý định của Người qua mọi thế hệ. Vậy đạo lý vừa là phổ cập (mọi người
trong thiên hạ đều do một cặp tiên khởi: Tứ hải huynh đệ) – nhưng một trật cho
thấy tỏ dần dần thiên triệu của Israel.
- Các con số giảm dần dần để đạt đến tuổi bình thường của nhân loại nơi các tổ phụ
sau Hồng thủy. Chúng ta biết Israel giữ lâu ý tưởng thưởng-phạt trên trần gian
“lành thì sống lâu sung sướng” (Tl 4:40; 5:30; 6:2; 11:9; Cng 4:10; 5:16; 6:3 18;
12:25 28; 19:13; 22:7). Vấn đề đặt lại trong Yob và các Tv 49 73. P không thuật sa
ngã đầu tiên. Đàng khác còn giữ quan niệm sống lâu liên hệ với đức. Bây giờ năm
bớt dần : Nhân loại càng lâu càng sa đọa, sự dữ càng lan tràn. Nhưng giữa cảnh
sa đọa đó, Hênóc được đem đi : Hé rạng một hy vọng cho những kẻ đi với Thiên
Chúa.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 27


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

CON TRAI THIÊN CHÚA VÀ CON GÁI LOÀI NGƯỜI.


Kn 6:1-4
(coi XA. Clamer Genèse 175-178 : về những cách giải thích).

Cumque coepissent homines multiplicari / Khi loài người đã bắt đầu nên đông đảo:
Lời đó quá trống. Không liên lạc với Kn 5. Mà cũng không biết đến dòng dõi Kain hay
Seth. Khúc này do một truyền tụng riêng biệt. Và thực sự mang tính cách thần thoại hơn
hết các truyền tụng Y dùng.
Filii Dei/ Con trai Thiên Chúa :
(tranh luận nhiều : LXX (aggeloi), sách Hênóc, Philô, Josephus, các Giáo phụ cho đến
thế kỷ thứ tư : thiên thần.)
Nhưng với Julius Africanus (thế kỷ 3), khởi xướng giải thích gọi được là thuộc truyền
thống : Dòng dõi Seth (vì các giáo phụ đã đi đến một quan niệm về bản tính hoàn toàn
thiêng liêng của thiên thần).
Nhưng : beney haelohim : Yb 1:6; 2:1; 38:7; Tv 29:1; 89:7 – rồi lại đối chiếu với filiae
hominum – không thể không nghĩ đến những vật thiên thai nào. Filius : Không nói đến
sự sinh sản – mà là sự thông chia giới của Thiên Chúa (như filii prophetarum / Con cái
Tiên tri!)
Quod essent pulchrae /Ưng ý ai:
Dịch thế không hoàn toàn đúng : Tôb trong tiếng Hipri không chỉ sắc đẹp cho bằng sự
thích nghi (đây : thích nghi cho việc hôn nhân).
Và ngay khi tội đã xuất hiện, thì Thiên Chúa can thiệp (coi nố Adam, Kain).
Non permanebit spiritus meus..Khí thiêng của Ta sẽ không có lưu tồn.
Tiếng Hipri Yâđôn - nghĩa không được rõ – người ta hiểu hoặc là theo tiếng Árập (Dâna
: bị giáng xuống, hupiliari) – hay phải hơn theo tiếng Akkad (dananu : cường tráng,
thống trị – Tiếng Hipri có động từ dun). Bởi việc kết hôn lạ kỳ đó, sức lực sinh sống trở
nên siêu phàm. Thiên Chúa can thiệp đặt giới hạn cho sự kiêu căng quá mức đó: 120 tuổi.
Nhưng để ý : Ý tưởng không xuôi mấy. Trên nói về một giống người siêu phàm. Đây lại
nói đến hình phạt chung cho cả loài người.
Gigantes autem erant.../Có những siêu nhân trên đất.
Không xuôi với câu 3 : đáng lẽ phải theo sau câu 2, kết quả của những việc hôn nhân kỳ
quái kia là nơi trần gian có những người khổng lồ, những “anh hùng” cái thế.
Vậy tác giả ám chỉ đến những truyền kỳ bình dân về “Nephilim” (Ds 13:33; Tl 2:20t;
3:11; Am 2:9; Ez 32:21 27; Ba 3:26-28) (ý tưởng gợi lên những di tích cự thạch còn thấy
được) : Những người khổng lồ đó được cắt nghĩa tông tích họ bởi những hôn nhân kỳ
quái với những “thiên thần”.
Nhưng tác giả Y không còn chú trọng đến truyền kỳ đó, nên đã liên lạc giữa các chi tiết tả
dung mạo các người khổng lồ :
- Không nói rõ ràng các kẻ đó là con cái của những phối hợp kỳ quái kia.
- Ruah : Có lẽ trong truyền kỳ thì chỉ “sinh lực” làm thành người siêu phàm thì nay
tác giả coi là “ruah Yaweh” sinh khí Thiên Chúa ban cho mọi vật sống (nói chung
về nhân loại, chứ không chỉ riêng cho các người khổng lồ)
- Việc giảm tuổi thọ không phải là di tích thần linh đánh ghen hạng người siêu phàm
nữa – mà là hình phạt.
Vậy phải thẩm định tiết truyện này như một giai đoạn tả sự hư hốt của nhân loại càng
ngày càng gia tăng đến cực độ và cho thấy tại sao lại có Hồng thủy.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 28


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

HỒNG THỦY
MỞ ĐỀ TRUYỆN HỒNG THỦY
Kn 6:5-8.
Những câu này quan trọng : Chính thẩm định của tác giả (Xét về mặt thần hứng : quan
trọng hơn hết các truyện ở trên – và là lời chỉ dẫn để ta hiểu ý định của tác giả trong các
trình thuật).
Videns... quod multa malitia / Thấy sự dữ của loài người đã ra nhiều:
Sự bành trướng của tội.
Et cuncta cogitatio cordis.../ Suy tính chúng có nặn ra được gì :
Sự sâu thẳm nhất của con người (cảm tình, trí hiểu, lòng muốn) đều mang dấu tội.
Đối chiếu lại tác giả cho thấy “Lòng của Thiên Chúa”.
Paenituit... tactus dolore cordis intrinsecus /Hối tiếc..đau phiền trong lòng Người:
Một kiểu tả rất táo bạo! Nơi lòng Thiên Chúa : Phiền sầu, xao xuyến, hầu như thất vọng
về nhân loại.
Ý định : Sự quái gở của tội lỗi trong tạo thành của Thiên Chúa (coi Tv 104:35). Tác giả
đã trình bày tâm tình của Thiên Chúa một cách táo bạo như thể để cho thấy quyết định :
delebo/ Xóa sạch - là một điều cực chẳng đã, rất trái nghịch với khuynh hướng của lòng
Thiên Chúa.

LỤT HỒNG THỦY


Kn 6:5-9:17
Phân tích ngang qua cũng thấy nhiều điều lủng củng giữa các câu, không thể dung hòa lại
làm một được (số thú vật 6:19t/7:15t – cách lụt xảy ra 7:4 12 8:2b / 7:11 8:2a; cuối lụt :
8:5 8:9; Noê biết hết lụt : 8:6-12 13b / 8:14-16 – thời gian lụt : 7:4 12 8:3a 6-7 8 10-12... /
7:24 8:2a 3b 8:13...).
Bởi thế nên có hai truyện Lụt Hồng thủy :
- P : 6:9-22; 7:6 11 13-16a 18-21 24; 8:1 2a 3b 4 5 13a 15-19; 9:1-17 28t.
- Y : 6:5-8; 7:1-5 7-10 12 16b 17b 22t 8:2b 3a 6-12 13b 20-22.
P được lấy làm khung chung cho cả truyện nên dài hơn Y.

HỒNG THỦY THEO Y (NRT 77(1955) 590-596)


Chúng ta đã nói qua lời nhập đề Kn 6:5-8.
Giữa những lời nhập đề đó và lịnh dạy Noê vào tàu : Chắc đầu tiên phải có lời dạy phải
đóng tàu.
7:1-5 : Lịnh vào tàu :
Bây giờ Y mới vạch ra mục đích của tàu. Như thế ta phải kết luận, theo Y : Noê đóng
tàu mà không biết mục đích. Ông đã vâng lời cách mù quáng theo lịnh Yahvê. Làm
một điều kiện : Đóng một cái tàu khổng lồ ở trên cạn - Một thử thách của lòng tin
(nên so với lịnh cho Abraham : Kn 14:4tt).
Te enim vidi justum/ Ta thấy ngươi là người đức nghĩa trước nhan Ta :
Lời nên đầy giá trị sau thử thách (Hr 11:7).
Câu 2 : Các thú vật được chia làm 2 loại sạch và nhơ. 7 cặp và 1 cặp.
Câu 3 : Hình như có phụ chú thêm vào kiểu của P.
Câu 4 : Lụt xảy ra bởi mưa (40 ngày đêm) (so với kiểu P câu11).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 29


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Hình như sau đó tác giả cuối cùng vì muốn đâu trình thuật Y với P nên đã thay đổi và tán
rộng trình thuật Y với tài liệu của P (cách riêng các câu 8-9). Còn thứ tự của Y hình như
thế này 10 7 16b 12 17 22t.
Đáng để ý : et inclusit eum Dominus deforis / Sự lo lắng kỹ càng của Yahvê đối với tôi
trung của Người (cử chỉ tả đơn sơ mà đầy ý nghĩa).

8:2b 3a 6b 8-12 13b 20 : Cuối lụt Hồng thủy.


Một cảnh rất tế nhị để cho ta thấy sự hồi hộp lo sợ trông đợi của những người trong tàu :
Thả chim. Nghề hàng hải cổ thời dùng chim thế địa bàn. Chi tiết chỉ sự khôn ngoan của
Noê. Muốn lường được ý đó nên xét : Tàu đóng bít bùng, bên ngoài ra sao không ai biết
được. Không thể mở cửa : nước ùa vào thì khốn. Rỡ nóc : nhưng nếu còn mưa? Cửa sổ :
nhưng chỉ thấy trời. Con chim thả ra : sành nghề hàng hải.

Câu 7 : Trùng với việc của chim, câu 8-12. Nên hình như chi tiết tự lập đã được thêm
vào (nhưng là một chi tiết của Hồng thủy Lưỡng-hà-địa). Văn bản : Syrie LXX giống như
Vg thường : egrediebatur et non revertebatur./Thả ra ngoài và đã không trở về (Nhưng
Vg nhuận chính : không có non như TM).

Câu 8-12: Thả chim câu :


Lần đầu vô hiệu. Nhưng nên để ý câu 9 : Tả con chim về cách rất âu yếm.
Lần thứ hai : Hình như cũng thất vọng : nó trở về lại! Nhưng này! (gợi ý tò mò và hồi
hộp) : và một tia hi vọng “một lá cây Dầu nơi mỏ nó”.
Lần thứ ba, chim không trở về nữa. Như thế đất ở được rồi!

Câu 13b: Noê mở nóc tàu,


ad spexit viditque/ngạc nhiên nhìn thấy (dịch sai) :
ad spexit et ecce/ Ngạc nhiên ngắm nhìn!)
Tác giả dùng tiếng et ecce/ để chỉ sự ngạc nhiên mừng rỡ. Hãy tưởng tượng Noê ngoi
đầu lên trên nóc tàu, mắt rảo quanh tứ phía một cách mừng rỡ.

Câu 20 :Aedificavit autem Noe.../ Noê đã xây một tế đàn .


Việc tiên khởi của một thế giới mới dựng bàn thờ. Và Noê dâng của lễ toàn thiêu.

Câu 21-22: Một cách tế nhị, Y kết thúc trình thuật một kiểu như nhập đề :
Nơi lòng Yahvê : Sự suy nghĩ và quyết định trong lòng Yahvê – và cũng lại đối chiếu với
lòng người ta.
Odoratusque Dominus.../ Yahvê đã ngửi …
Trong Cựu ước không còn đâu nói đến việc “Yahvê ngửi hương thơm của lễ tế”.
Nequaquam ultra maledicam / Ta sẽ không còn rủa độc:
một sự thay đổi trạng thái :
- Không xiết chặt với lễ tế như nguyên nhân (Thiên Chúa hoàn toàn tự do).
- Nhưng cũng có liên lạc “lễ tế là dấu chỉ việc loài người nhận biết tội lỗi mình và
cảm thấy cần thiết phải làm hòa lại cùng Thiên Chúa.
- Nhưng đáng để ý hơn : Cũng một lý do kéo Hồng thủy xuống lại trở nên lý do
không có Hồng thủy nữa “cogitatio. Cordis in malum / Lòng chúng chỉ nắn ra sự
dữ.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 30


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Không phải là Thiên Chúa dửng dưng với tội! Nhưng Y muốn nhấn vào điều này “từ nay
không còn có Hồng thủy nữa”.
Điều cốt yếu trong truyện là lời kết này : Chính nhờ một lời hứa của Thiên Chúa mà tác
giả coi công việc tạo thành được nên vững chãi, và hoàn toàn xứng hạp với quan niệm
Thiên Chúa tạo thành, tiên vàn mọi sự là Thiên Chúa cứu thoát.

Câu 22 : Vũ trụ tuần hoàn theo năm theo mùa từ nay vững chãi.
Tác giả tả điều mà ta gọi là định luật thiên nhiên. Bốn mùa đắp đổi đó được nên vững
chãi, bất di bất dịch – không còn phải sợ một Hồng thủy nữa, mà điều đó, tất cả dựa trên
ơn huệ và sự nhân thứ bất chấp tội lỗi nơi Thiên Chúa.

HỒNG THỦY THEO P


(NRT 77 (1955) 582-590 Lambert).
6:9-12 : Noê và nhân loại.
Trạng thái tội lỗi của loài người được kết trong tiếng “Hâmâs” (hung ác) (Vg iniquitas) :
tiếm quyền của Yahvê trên kẻ khác một cách tự tiện.

13-31 : Những lời chỉ giáo của Elohim cho Noê :


Báo hình phạt – dạy phải đóng tàu – rồi mới nói đến Hồng thủy và công dụng của tàu.

Câu 13 : finis universae carnis/Giờ khánh tận của mọi xác phàm :
Chỉ một sự thình lình biến mất toàn diện của một trật tự, một giai đoạn của lịch sử. Mọi
xác thịt: người ta và thú vật (thiên nhiên tùy vào số phận nhân loại).

Câu 14: Kiểu đóng tàu : nhiều chữ không rõ nghĩa :


lignis laevigatis: gỗ gopher (Akkad : giparru một thứ cây bụi bờ – hay Hilap : kupáristis
(cypressus) trắc bá : người phênikia dùng đóng thuyền, còn Aicập dùng để đóng quan
tài).
Mansiunculas/ phòng, buồng :
Hipri : qinnim “tổ” (như tổ chim). De Vaux : phỏng đoán : qânim “sậy).
Arca : tiếng chỉ dùng lại trong Xh 2:3 5 : cái thúng chở Môsê trên sông, nên hình như
hình thù tiên khởi của tàu Noê là một cái “thúng” tròn, đan bằng sậy, một thứ đò nhỏ vẫn
còn dùng trên sông Tigra.

Câu 15: Kích thước của tàu 300 x 50 x 30 xích (1 xích : 0m40 hay thời Ez 0m52 : 156m
26m 15m6).

Câu 16: /Cửa sổ: sohar một tiếng hapax.


Et in cubito consummabis summitatem ejus/
Và một xích ngươi làm cong nó pphias bên trên :
Rất khó cắt nghĩa (Vg hiểu sọhar là cửa sổ, nên câu này hiểu : cửa sổ dưới cạnh trên một
xích). Nếu sóhar : nóc, thì có tác giả hiểu “mái” của nóc chênh chênh chừng một xích
cao. Không thể rõ nghĩa! Tàu có 3 tầng.

Câu 17-21 : Báo Hồng thủy


Diluvium/ Hồng thủy :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 31


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Hipri mabbul dùng riêng cho lụt Hồng thủy. Nhưng tự tiếng thì mabbul chỉ một yếu tố
của vũ trụ đại dương trên trời. Đại dương đó sẽ do những cửa sổ trên trời mà ào xuống
(7,11).
Ponamque foedus meum tecum./ Nhưng với ngươi, Ta lập một giao ước của Ta
Điều cốt yếu của P là “giao ước”. Mọi tiếng đều nhắm đến sự tự do quyết định của
Thiên Chúa – giao ước của Ta : Một ơn huệ của Thiên Chúa.
Cũng như Y : Điều cốt yếu không phải là đã có Hồng thủy cho bằng là từ nay không còn
phải sợ một thứ Hồng thủy như thế, bởi vì Thiên Chúa đã hứa. Rồi : P kê các thú vật. Kê
tỉ mỉ theo khoa học của thời đó. Trừ ra cá mà thôi!

7:6 11 : Để ý niên biểu rành mạch của P -. 600 năm : một nêr của Babylon.
Fontes abyssi – cataractae caeli / Các mạch nước của uông mang-Cửa tò vò tầng trời:
Nên nhớ lại quan niệm vũ trụ của P trong Kn 1 (Thiên Chúa đã chèn vào khối nước sơ
thủy cái bầu trời (raqia) ra nước trên nước dưới). Ngày Hồng thủy nước trên đổ xuống
nhờ những ărubbôth (thứ cửa vòm có chấn mắt cáo: người Árập gọi là mucharabieh).
Nước phía dưới vọt lên do các khe hở. Một thứ hỗn mang được diễn ra lại trong vũ trụ.
(NB : kiểu lụt của Y : mưa; tương xứng với kiểu tạo thành “khô” Kn 2).

13-16a Tả việc thi hành lịnh của Thiên Chúa


(một kiểu hành văn thông thường của những áng văn chương xưa).

18-21 24 : Diễn tiến của Hồng thủy :


- Nâng bổng tàu lên – tràn đến những núi rất cao.
- Vượt quá những núi cao nhất 15 xích sau này ta sẽ thấy tại sao P nói đến 15 xích
đó. Tột đỉnh của lụt đã đạt thấu 150 ngày (tức là 5 tháng 30 ngày).

8:1-2a 3b 4-5 13a 14. Hồng thủy rút lui.


Recordatus autem Deus Noê/ Thiên Chúa đã nhớ đến Noê:
Một kiểu nói theo người ta. Thử thách đến : Thiên Chúa hình như bỏ lơ hay dửng dưng.
Khi Thiên Chúa can thiệp, người ta nói Thiên Chúa “nghĩ, nhớ đến” (Xh 2:24; 6:5). Một
hình ảnh táo bạo ở đây để tả sự hoàn toàn tự do của Thiên Chúa trong ý định thương đoái
của Người. Và đáng để ý ; tất cả ý định cứu giúp ban ơn cho vũ trụ sau lụt Hồng thủy cho
đến tận thế dựa trên việc Thiên Chúa “nhớ đến”.
Requievitque arca mense septimo super montes Armeniae./
Tháng bảy ngày mười bảy tháng ấy, tàu đã đậu lại trên núi non xứ (Armenie) Ararat
Nên để ý đến lý luận toán học của P :
Tàu cao 30 xích – nổi trên nước tất nhiên phải là một nửa trên, một nửa dưới : Như vậy
dưới nước 15 xích – Nước dâng lên phủ các núi cao nhất 15 xích – Nên tàu đi lướt được
cả các núi rất cao. Khi núi cao nhất bị ngập 15 xích thì được 150 ngày. Tàu có thể lên núi
đó. Nước vừa rút một tí là vào 17 (27) tháng 7 (sau này ta sẽ xét đến lịch P giả thiết ở
đây) thì tàu liền dựa ngay trên núi.
Núi rất cao đó là núi vùng Ararat (Vg Armenis – Văn kiện Assur gọi là Urartu giữa con
sông Araxes và các hồ Van, Urmia – có chỏm cao 5198m)

13a 14 : Hết lụt.


Một kỷ nguyên mới được đánh dấu bằng niên biểu rõ ràng.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 32


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

15t: Thiên Chúa báo hết lụt – truyền lịnh ra khỏi tàu (so với Y : thả chim).

18t: Mọi vật ra khỏi tàu - như thể một kiểu duyệt binh một cách thứ tự.
Lịnh “sinh sôi nảy nở” như Kn 1:22 28.
Một vũ trụ mới : Phải đặt dưới lịnh truyền của Thiên Chúa.

9:1-17. Giao ước với Noê.


Khúc này cốt là thẩm định tình trạng hiện tại của một nhân loại đã sa ngã dưới ánh sáng
của mạc khải trong Giao ước. Không phải là việc thời xưa, nhưng là việc muôn thuở
trong một nhân loại mà ta thấy có một yếu tố phá rối : Sự tội.

9:1 - Trật tự mới cũng như trật tự tiên khởi xây dựng trên một chúc lành của Thiên Chúa.
Kn 1:28. Đó là nguồn sản lực. Lịnh truyền đi với ơn huệ. Nhân loại sa đọa có sinh sôi nảy
nở cũng không phải tự ý được.

2-4: Liên lạc giữa thú vật và người ta.


Trạng thái sơ thủy đến đây là xong, sự thái bình bồng lai hết rồi. Người ta cai trị thú vật
trong kinh sợ và giết chóc. Hạn chế : Không được ăn huyết. Quyền trên sự sống của
Thiên Chúa được tuyên xưng ra bằng kiêng huyết. Giả thiết một luật như Tl 12:16 24
15:23) – nhưng đại đồng hóa cho cả nhân loại : Mỗi khi người ta có giết thú vật người ta
phải biết rằng làm thế là người ta tra tay vào khu vực đặc biệt của Thiên Chúa.
Thế là hết thời thái bình diễn ra trong việc cấm ăn thịt.

5-6: Nhưng quyền của Thiên Chúa trên mạng sống người ta là điều bất khả xâm phạm.
Lý do : không phải vì nhân đạo – nhưng vì người ta là hình ảnh Thiên Chúa.

Câu 6 : Một phán quyết của Luật thánh rất cựu trào :
Tuyên bố về luật huyết thù và một trật cũng hạn chế luật đó (coi Kn 4:23 –Ds 35:31 phải
đổ máu kẻ sát nhân, không thể lấy tiền chuộc được : Quyền sở hữu của Yahvê không thể
đổi thành vấn đề kinh tế được).
Hai mệnh đề : Mạng sống bất khả xâm phạm. Giết người thì phải chết.
Ủy quyền cho ngươi ta việc trừng trị tội ác đó.

Per hominem fundetur sanguis illius/Ai đổ máu người, do người, máu nó sẽ phải đổ ra
Một công thức trổng bỏ ngỏ vấn đề đích xác : Ai được thi hành hình phạt. Có thể bà con
người bị giết, hay là quyền hành một quốc gia. Nhưng dù sao nhận có một người đại diện
Thiên Chúa – chứ chính Thiên Chúa không tự mình can thiệp.

7: Vos autem / Vậy các ngươi:


Loài người vào một kỷ nguyên mới được một lời chúc lành giáng phúc đi theo. Dẫu có
nhiều điều đảo lộn, nhân loại phải biết Thiên Chúa không bỏ họ mặc kệ : Thiên Chúa vẫn
theo dõi họ trong việc lan rộng ra trên mặt đất.

8-17: Giao ước Noê.


Và dấu bảo đảm cho Giao ước đó.
Hành văn : Có nhiều điều trùng nhau :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 33


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Lời giao ước (9/11)


- Dấu Giao ước (12/17), Thiên Chúa cầm đến cái cung và nhớ lại (14/16).

Giao ước với Abraham, hay tại Sinai : Một nguời, hay một dân được kêu gọi vào một
sự hợp đồng và đòi phải ưng thuận. Còn ở đây : một lời hứa vô điều kiện của Thiên Chúa.
Dấu của Giao ước cũng không cần phải có sự đồng tình ưng thuận của phía tạo vật. Nhờ
dấu bên ngoài tỏ hiện ra ý định nhân từ của Thiên Chúa, nhân loại luôn luôn đương đầu
với những mối đe dọa thiên nhiên được vững dạ rằng Thiên Chúa đành lòng chịu đựng
cái thời hiện tại này và bảo đảm cho sự vững chãi của trật tự vốn có.

Như thế : Có một sự suy-nguyên-luận về sự vĩnh tồn của thiên nhiên và trật tự hiện hành
trong trời đất, sự chúc lành của Thiên Chúa bền bĩ trong một vũ trụ thấy rõ sự hung ác và
hư đốn của loài người. Điều đó chỉ hiểu được do ý định Thiên Chúa nhẫn chịu : nhưng
trật tự thiên nhiên đó bảo đảm cho một vũ trụ trong đó khi đến thời đến buổi Thiên Chúa
sẽ thi hành công cuộc cứu thoát của Người. Thiên nhiên vững chãi là hướng về công cuộc
cứu thoát lịch sử.

Dấu Giao ước : Cái cung (cái nỏ) :


Thiên Chúa như thể một tướng cầm cung bắn tên (sấm sét, chớp loè). Khi Ngài không
bắn tên nữa, Ngài đặt cung nỏ của Ngài xuống - khi đó người ta thấy cái cung của Ngài
hiện trên màn trời.
Đàng khác theo khoa bói toán, người Assur-Babylon, thì cầu vồng được coi như cát
tượng. Có thể rằng P nhận lấy quan niệm cầu vồng như thế để làm dấu cho Giao ước, vì
cầu vồng đã được coi như tượng trưng cho thiện ý của thần linh.

BÌNH LUẬN:
Trình thuật Hồng thủy ta vừa phân tích mang những đặc tính của P : Tả cặn kẽ (tàu, thú
vật phải cứu). Nhưng đàng khác kiểu diễn tả không được cụ thể (Noê công chính – so với
Y: Sự thử thách; nhân loại hư hốt; tàu chỉ có tưởng tượng được thôi : Trong đó không thể
sống được.
Đáng để ý đến thời biểu (coi A. Jaubert, Le date de la Scène, 33-34) : Có lẽ P ở đây theo
dương lịch. Nhưng có vài điểm khó : Hình như đã có thêm ít chi tiết để dung hòa dương
lịch với âm lịch. Chung chung P : Lụt phải kéo dài hơn một năm. Còn Y : 40+40+(3x7) =
101 ngày.
Tính cách gượng ép giả tạo của trình thuật quá rõ : Thí dụ nước lụt rút đi cũng một
thời gian như đổ xuống (nếu tính ra) thì nước phải rút lui gấp đôi thời gian mới phải :
Nhưng P muốn hết lụt vào đầu năm 601. Đàng khác không rõ P đặt đầu năm đó vào mùa
xuân hay mùa thu? Rồi nên nhớ bài toán của P về kích thước của tàu và nước lụt...

THẦN HỌC:
Vậy phải chú ý đến thần học của P. Y cũng như P đều coi Hồng thủy như một phán xét
của Thiên Chúa trên tội lỗi. Phán xét đó đứng đầu Thánh sử như một lời có giá trị muôn
đời về sự thịnh nộ của Thiên Chúa trên tội. Phòng ngừa sự hiểu ngầm về mạc khải ơn huệ
đến sau : Ý định cứu rỗi của Thiên Chúa là một phép lạ tuyệt đối cho một nhân loại bất
xứng.
Theo P. Hồng thủy làm gián đoạn lịch sử tôn giáo của nhân loại:

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 34


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

1. Tội lỗi của loài người đã làm hư hỏng công trình mỹ hảo của Thiên Chúa. Một nhiệm
cục mới sẽ bắt đầu. Nhưng không thể coi tội lỗi như không có được. Tiêu chuẩn để
phê phán tội lỗi của nhân loại trước Hồng thủy là luật thiên nhiên (Luân lý hơn
nghi tiết: Đạo lý của các tiên tri và các hiền nhân, Ezekiel cũng đồng một tư tưởng như
P).
2. Sự tội tất nhiên kéo đến sự phán xét của Thiên Chúa. Trong trình thuật P : Thiên Chúa
sắp đặt dẫn dắt hết mọi sự. Vũ trụ tội lỗi đi đến cùng tận của nó. Phán xét cũng là khởi
điểm một thời mới, nhưng thời mới đây không phải là thời lý tưởng trong tương lai của
các tiên tri : Thời mới là thời “nhẫn nại chịu đựng” của Thiên Chúa trước tội lỗi.
Thời lý tưởng đã là hoàn toàn mai một rồi. Nhưng cũng có số sót : Noê (dung mạo
không gì đặc sắc, nhưng) bản lề nối hai kỷ nguyên, làm chứng chỉ cho lòng thương xót
của Thiên Chúa, báo trước những ơn huệ sau này.
3. Khi so với Y, chúng ta thấy Hồng thủy của P có tính cách hoàn toàn phổ cập, một tai
họa cho cả nhân loại (lụt 1 năm, hỗn mang sơ thủy diễn lại – loại hết thảy những gì là
nghi tiết thuộc một thời sau).
4. Quan niệm Giao ước - Đã chịu lấy những tẩy luyện của các tiên tri - Một ơn huệ hoàn
toàn bởi sáng kiến Thiên Chúa, tuyệt đối tự lập, không cần sự y chuẩn của người ta :
Giao ước, một ơn huệ đón trước của Thiên Chúa. Đàng khác cả nhân loại được xây
dựng trên một Giao ước có trước giao ước với Israel (dù là với tổ phụ Abraham hay là
Israel tại Sinai) : Giao ước nên cách diễn tả liên lạc của cả nhân loại với Thiên Chúa.
Một Thiên Chúa, một kế đồ cứu rỗi, một tôn giáo sơ thủy, bỏ ngang qua những đòi hỏi
nghi tiết, chỉ chú ý vào điều cốt yếu : những điều căn bản của luân lý.
5. Trong kỷ nguyên mới, nhân loại vẫn còn được những chúc lành tiên khởi, nhưng mọi
liên lạc đã đổi mới giữa vạn vật và người ta bởi những yếu tố đã gây nên chính Hồng
thủy : “hung ác”. Bây giờ có một sự hung ác được Thiên Chúa nhẫn nại chịu đựng “ăn
thịt thú vật – và việc báo thù”, nhưng việc đổ máu người ta phải theo luận hạn chế :
Người ta được thi hành việc báo trả lại sát nhân, nhưng như người đại diện của Thiên
Chúa mà thôi : vì quyền trên sinh mạng là quyền riêng của Thiên Chúa.
6. Dấu Giao ước Noê : Cầu Vồng : chỉ sự vững chãi của trật tự thiên nhiên. Sự vững chãi
đó biểu hiệu cho sự vững chãi của Giao ước. Điều đó hoàn toàn dựa trên sự trung tín
của Thiên Chúa, trong lời hứa vô điều kiện của Người. Giao ước vĩnh tồn (berith
ôlam) đó được bổ-túc cho Israel bởi giao ước với Abraham, Giao ước Sinai, chứ
không phải là bị hủy bỏ đi. Như thế Giao ước Noê (sự vững chãi của trật tự thiên nhiên
do bởi Thiên Chúa hứa vô điều kiện trong sự nhẫn nại chịu đựng một nhân loại tội lỗi)
đã nên căn cứ cho sự khoáng đại Tôn giáo mạc khải cho nhân loại trong thời cánh
chung của kế đồ cứu rỗi.

HỒNG THỦY
TRONG VĂN CHƯƠNG LƯỠNG HÀ
Tiếng Sumer : KRAMER S.N.L (histoire commence à Sumer 201-206).
ANET 43-44 NRT 77 (1955) 702. Parrot : Cah. d’arch I,25.
Tiếng Akkad : Bài gạch 11 của bài ca Gilgamesh.
NRT 77,695-699 PARROT (I): 17-22 ANET 93-97
Trình thuật của Berossos : NRT 77,703-707.
PARROT A. Déluge et Arche de Noé, (Cah. d’Arch/bibl.1) 28-30.
Trình thuật của Abydenos NRT 77,703-707.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 35


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

So sánh trình thuật Kinh Thánh và trình thuật ngoài Kinh Thánh :
- Trình thuật Kinh thánh vượt hơn các trình thuật khác ngàn trùng về tư tưởng thần
học : Hiểu Hồng thủy theo quan niệm độc thần luân lý rất vững chãi.
- Nhưng xét về liên lạc văn chương : Giữa hai bên có nhiều điều giống nhau (tên của
người được cứu : Zi-ud-sud-ra (Sumer), Um-napishtim-ruqu (akkad) : Thời sự
sống kéo dài. Hilạp cũng phiên âm : Xisouthros, Xisithros, Sisithros – Có lẽ gốc
của tiếng Noê (Noah) cũng nghĩa đó (tự nguyên theo tiếng Êthiopia : nakha
(longum esse/Dài ra, longiorem fieri, in longum se producere protrahi/ Được kéo
dài ra) – Noah như thế nghĩa là “được kéo dài” (về ngày sự sống).
Urartu : Ararat – Cái nhiên mà nói, trình thuật Hồng thủy không thể phát xuất tự một
vùng núi non như tại Palestine.

CỔ HỌC : NRT 77:712-715, Parrot 35-42.


Khai quật tại các thành Ur (một lớp phù sa dày 3.70-2.70). Kish (0.30), Ninive, Uruk...
Như thế tại Lưỡng hà địa, người ta đã gặp nhiều trận lụt rất tai hại. Trong thời tiền sử như
vậy hình như đã xảy ra một trận lụt tai hại, làm cho người ta kinh hoàng xúc động đến đỗi
nó đã trở nên đề tài cho một truyền thống văn chương - càng xa về thời gian thì càng
được thêu dệt, phóng đại hơn (thí dụ : thời mưa : đi từ 3 ngày, 6 ngày, 7 ngày 7 đêm, 40
ngày, 150 ngày – hay kích thước tàu, đi từ một cái “thúng” (guffah) tròn, cho đến tàu
Noê.

LỜI CHÚC DỮ VÀ CHÚC LÀNH CỦA NOÊ (Y)


Kn 9:18-29

Truyện nối Noê với Sổ các dân tộc. Nhưng không được kết cấu chặt chẽ với trước và sau.
Cách riêng 20-27 hình như do một truyền tụng tự lập nào đã được đem kết lại sau. Một
đoạn chuyển hướng : trước bàn đến thân phận con người – Đây chuyển sang nhân loại
trong các dân tộc.

18-19: Trước hết kể 3 người con của Noê : như 10:1 ?


Ý định rất bao quát. Nhưng truyện không còn tính cách đại đồng như thế – khung cảnh là
vùng Palestine giữa những nhóm người gốc Sem, Yaphet, Canaan.
Porro Cham ipse est pater Chanaan/ Kham, cha của Canaan :
Soạn giả cuối cùng muốn đâu truyện. Nối với trước cũng không xuôi mấy : 3 người con
Noê đã có gia đình. Đây! như còn nhỏ ở chung với cha. Như thế là trước lụt? Không thể
Canaan bị chúc dữ lại được cứu.
Xét về văn chương : Nhờ đó ta thấy được rõ rằng : truyền tụng Y sử dụng rất phức tạp.

20-23: Có nhiều ý hướng trong các câu này :


- Truyện khám phá ra rượu nho, sức làm say sưa của nó.
- Liên lạc adam-adamah (điều quan trọng trong trình thuật Kn 2-3).
Nhưng cốt yếu ở đây : Hai thái độ trái nghịch nhau giữa các con cái Noê. Khuynh hướng
dâm dật của Canaan (Kham?)
Cây nho : đối với Israel đó là cây quí nhất (Tv 10:15). Có vườn nho, hưởng quả trong
thanh bình dưới bóng của nó là hạnh phúc tuyệt đỉnh (Kn 49:11t; 1V 5:5; 2V 18:31; Hs
2:17; Mi 4:4; Am 9:13).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 36


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

25: Maledictus Chanaan.../Canaan , thật đồ chúc dữ….


Bị chúc dữ, nên Canaan bị rơi vào địa vị nô lệ hèn hạ. Với thời Deborah, sự suy vong
của người Canaan trước nước tiến của Israel đã thấy rõ, rồi đến thời Đavít-Salômon thì đã
thành sự thực. Tại sao như thế? Người ta đã thấy nguyên nhân là sự phóng đãng của
người Canaan (Lv 18:24tt) : Israel rất nhờm gớm về thác loạn tính dục của dân Canaan.
Điều đó đã được báo trước (suy-nguyên-luận) nơi cử chỉ của danh tổ.

26: Benedictus Dominus Deus Sem/ Chúc tụng Yahvê Thiên Chúa của Sem.
Đáng để ý không chúc phúc trực tiếp. Điều Sem được có hơn người khác - không phải vì
một tài đức gì riêng theo kiểu nhân loại – nhưng là vì phần của Sem là chính Yahvê. Sem
đây chính là Israel chứ không phải ai khác. Nhưng về dĩ vãng đó phải dùng một tên trổng
hơn.

27: Dilatet Deus Yaphet / Xin Thiên Chúa phát gia (khuếch trương) Yaphet
(mở khoảng trống ra trước mặt ai! Pathah).
Chắc chắn có chơi chữ “yaphth Yahweh Yephet”.
Yephet đó là ai? Theo lời sấm : Một dân đụng chạm chặt chẽ với Israel, ở lẫn lộn với
Israel (ở trong trại!) và cùng với Israel đã đô hộ Canaan. Như thế Yaphet đây có một
nghĩa hẹp hơn là Kn 10.
- Có người nghĩ đến những dân Tiểu á thời xưa (Hyksos!) có những nhóm người tách
ra làm thành những quí tộc trong các thành (Hittit? Nhưng Kn 10:18 họ thuộc
Kham).
- Nên có lẽ là ám chỉ đến nhóm Philitin. Và quả thực, Israel không chiếm được cả
vùng Kanaan đã là một vấn đề gay go cho lòng tin, nên có nhiều cách hiểu về lời
hứa được đất làm một cùng dân khác (Thp 2:20 3:2 – và theo lý tưởng cương giới
Yuđa bao cả đất duyên hải Yôs 15:11). Yahvê không phải tính sai việc Người định.
Và việc Philitin chiếm đất với Israel đã được coi như một điều Thiên Chúa đã định:
Đó là ý của lời sấm do miệng Noê trên các con của ông.
Bởi thế truyện này cũng có phần tương tợ với truyện Kain.

28-29: Có tính cách của P.

BẢNG KÊ CÁC DÂN TỘC


(Kn. 10)

Tính cách sưu tập truyền thống lộ ra trong ít chi tiết : Tên trùng được trong những chi
nhánh khác nhau (Saba, Havila c.7/28-29; 21/22; Ludim/Lud 13:22 – tính cách giai thoại
của ít chi tiết giữa một sổ kê. Vậy nên người ta chia ra cho :
P : 1a 2-5 6-7 20 22-23 31 32
Y : 1b 8 13-19 21 24-30
Phải tế nhận chung rằng : Đây là sổ các dân, những liên lạc dân chủng có thực hay giả
tạo được biểu diễn ra bằng những liên lạc cha con. Nhưng các chủng tộc, các dân kê đây
không theo đúng liên lạc chủng tộc như khoa học về nhân chủng hay về ngôn ngữ. Các
liên lạc đây là liên lạc chính trị, liên lạc lịch sử do đó mà các dân đã được tiếp xúc với
nhau gần hay xa.
Liên lạc lịch sử theo bảng kê của P thì nên để ý về trình tự lịch sử này :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 37


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Trong thiên niên kỷ II, vùng Tiểu Á có liên can với Israel thấy hai đế quốc quan trọng
nhất là Aicập và Hattu.
Aicập có uy thế thịnh nhất, xa rộng nhất là dưới thời Tutmosis III (1520-1448) (17 cuộc
viễn chinh). Sau đó quyền Aicập trên Syrie-Palestine bị suy giảm phần nào, nhưng vẫn
còn có thực trên Kanaan đến thế kỷ 11.
Bởi thế nhóm Kham có Kush (Nubia, Ethiopia) Put (vùng Somali) Canaan...
Còn vùng Tiểu Á : Nước Hittit (Hattu) sáng lập từ 1900, đại thịnh vào lối 1390; cuối thế
kỷ 14 bắt đầu đụng độ với Aicập (trận Kadesh tại bờ sông Oronta 1295), rồi hai bên
giảng hòa.
Nhưng cuối thế kỷ 13 (lối 1200) bị xâm lăng tự biển Egée vào tiêu diệt mất. Trong làn
sóng xâm lược đó có dân biển tràn mãi cho đến Aicập, nhưng bị các Pharaôh Merneptah
(-1227) và Ramses III (-1192) chận lại và những người lưu lại duyên hải Palestine được
gọi là Philitin.
Trong sổ các dân, vùng đế quốc Hattu được rất nhiều dân hỗn tạp chiếm cứ, mệnh danh
chung là nhóm Yaphet.
Nhóm dân thứ ba: Các dân Sem. Một nhóm rất quan trọng thời xưa. Vào lối năm -3.000
đã cạnh tranh quyền thế trong vùng Lưỡng hà địa. Nhưng đối với địa thế khu vực ảnh
hưởng của Aicập và Hattu, thì nhóm này là một lực lượng mới. Nhóm này có nhiều đợt di
dân. Đợt cuối thời xưa là Aram. Nhưng trong sổ của P : Các dân đó đều coi như đồng
hàng cả.
(NB. Chi tiết coi Pirot-Clamer Ia (Genèse, do A.Clamer).

TOÁT YẾU :
Văn kiện có tính cách giáo huấn và uyên bác.
Rất đặc sắc : Không dân nào xung quanh (mà lại là những dân rất kinh doanh về chính trị,
như Aicập, Lưỡng hà địa; về kinh tế như Phênikia) lại có một sổ tượng tợ đại đồng như
thế.
Văn kiện được viết vào thời nào : Chừng thế kỷ 7.

Ý NGHĨA THẦN HỌC :


Một sự tế nhận về hiệu lực của chúc lành Thiên Chúa : Một lời ca ngợi về mãnh lực tạo
thành của Thiên Chúa trên nhân loại (Cv 17:26).
Sổ các dân đó được cấu tạo do một lịch sử rất phiền phức. Tuy thế dưới con mắt đức tin
nó vẫn là công cuộc tạo thành của Thiên Chúa. Nên để ý điều đó : Tác giả không phủ
nhận những công trình của loài người – nhưng con mắt của đức tin là ngang qua các
nguyên nhân thường tình để lĩnh hội lấy công việc Thiên Chúa.
Đức tin làm cho Israel được một tinh thần đại đồng lạ lùng – và một trật cũng làm cho
Israel được vượt quá cái lòng ái quốc chật hẹp. Dẫu theo đạo lý mạc khải, Israel có vai trò
cốt yếu (Ez 5:5), và đã từng bị các dân mạnh xung quanh làm cho điêu đứng nhưng khi
kê các dân, không có dấu chỉ hiềm khích nào – cũng không liệt mình vào hạng nào thế
giá giữa các dân. Đáng để ý Israel không có tên trong sổ – Có cách gián tiếp nơi một tên
rất vô vị Arparshad! Tinh thần đã ra khỏi hẳn não thần thoại tự tôn.

Kn 10:1b 8-19 21 24-30 (Y)


Có một giai thoại về dung mạo Nimrod.
Dung mạo đó dựa trên nhân vật nào xưa, rất khó nhận. Ức thuyết :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 38


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Gilgamesh (săn bắn rất tài tình, quê tại Uruk (erek 10,10) nhưng tên : lẫn với thần
Ninurta (Ninib)
- Amenophis III (1411-1375) có tên là Neb-ma-re, Thư từ Amarna : Nimmuria. Một
Pharaôh thiện xạ (nhưng làm sao ông lại làm vua Babylon).

THÁP BABEL
Kn 11:1-9
PARROT.A. (Cahiers d’Archéologie biblique 2) : La Tour de Babel.
RUTTEN (Marguerite) Babylon (Que sais-je 292) 81-88.

Truyện dựa trên một truyền tụng cựu trào tự lập. – đã được thay đổi chi tiết ít nhiều để
đâu lại được với các truyền thống khác.
Nhưng tuy thế còn nhiều điều không xuôi với mạch lạc hiện tại : Kn10 đã cho ta thấy các
dân tộc phân chia thành nhiều dân rồi.
Đoạn này còn cho chúng ta thấy nhân loại vẫn còn là một nhóm người mà thôi, và chỉ
có một tiếng nói. Bởi đó tác giả không nhắm vào những chi tiết, mà nhắm đến ý tưởng
chung xứng với toàn thể lịch sử sơ thời.

1-4: Câu 1-2 mang rõ rệt những câu mở đầu của một truyện tự lập
(cách riêng không liên lạc với sổ các dân Kn 10).
Họ di cư và tự lập với nhau đến một đồng bằng.
Một điều đáng để ý : Nhằm với quan sát lịch sử. Nhờ những vận chuyển di dân lớn mà
văn minh mới cấu tạo. Có tự lập mới có một văn hóa bành trướng.
Hai động lực của văn minh là bảo đảm cho nhóm mình và lưu danh vạn đại. Kiểu xây
cất : mang rõ tính cách Lưỡng hà địa : Họ không có đá, nên họ nung gạch – và thay vì hồ,
họ đã có lịch thanh.
Có lẽ Y mỉa mai đôi chút “những vật liệu” mong manh như thế là tất cả những gì nhân
loại có thể sung vào công trình vĩ đại của họ.
Đỉnh thấu tận trời : Một kiểu nói “cao vời vợi”.
Nhưng cũng là chi tiết vạch tội của người ta (hybris!Ngạo mạn Như Sicut dii/ như các
vị thần!)

5-7: Nói về Thiên Chúa như thể người ta!


Tác giả nói thế một cách ngây ngô – nhưng so với quan niệm về Thiên Chúa tác giả
thường có, thì phải hiểu về tính cách mỉa mai (cái khổng lồ ngất trời của người ta vẫn xa
Thiên Chúa vời vợi, nên muốn thấy Người phải đi xuống!)

Câu 6 : Thiên Chúa đã thấy rõ đường lối của con người.


Cái “Hybris” dễ phát sinh trong đời sống tập thể. Cử chỉ của Thiên Chúa, về phía dân
ngoại, nên để ý đến sự ghen tuông của các thần! Nhưng trong Y? Sự hư hốt của người ta
thế nào cũng cứ sa đọa thêm mãi, Thiên Chúa để khỏi phạt một cách kinh hoàng hơn thì
Người phòng ngừa trước.

Câu 7 : Để ý đến kiểu nói số nhiều! Triều của Thiên Chúa? (1V 22:19t; Yb 1:6).

8-9: Tiếng nói hỗn loạn – Người ta không hiểu nhau nữa.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 39


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Nên phải phân tán đi. Trình tự xét theo khoa học thì ngược lại, người ta đi tìm kế sinh
nhai, càng xa cách nhau thì tiếng nói đổi dần (Nên xét những thí dụ mới trong những thế
kỷ này : tiếng Anh của người Mỹ và người Anh; tiếng Pháp của người Canada và người
Pháp – dẫu thời nay luôn luôn còn tiếp xúc với nhau thế mà còn thay đổi, huống chi là
thời xưa không có giao thông!)

BÌNH LUẬN
Xét về hình thức văn chương : Có tác giả cho là có hai đề tài tương tợ :
- Xây tháp (để được danh) : 2 4b 5 6b 8a 9b
- Xây thành (để tự lập) : 1 3a 4ac 6a 7 8b 9a.
Nhưng phân tích đó không hẳn là chắc chắn. Nhiều tác giả vẫn chủ trương là chỉ có một
truyện. Vì nếu như bối cảnh là Babylon, thì “tháp” và “thành” không phải là song song
mà là nhất khối.

Nội dung của ý tưởng :


Cắt nghĩa “Tại sao có nhiều dân, nhiều tiếng nói? Và cắt nghĩa tại sao lại có tên là
Babel?” - Đó là kiểu cắt nghĩa suy-nguyên-luận bình dân.

Bối cảnh lịch sử :


Babylon kinh đô thời danh, mà cũng là kinh đô cho người tứ chiếng. Một trung tâm
quyền bính và ảnh hưởng văn hóa lan xa rộng trong các dân láng giềng. Nhưng không
phải là đế quốc tiên khởi.
Nhưng muốn quan niệm Babylon như thấy ở đây : Phải là một nơi xa chỉ nghe đồn về
Babylon, và tiếng đồn đó vừa đơn giản hóa (chú trọng vào cái tháp cao ngất trời) vừa
thêu dệt về những công trình nghệ thuật của thành.
Đối với người xưa ziggurat của Babylon đã được coi như một kỳ công của thế giới
(Herođote I 178tt). Tiếng Babylon là Etemenanki (nhà của nền móng trời đất). Mục đích:
Có tính cách tôn giáo “nơi giao tiếp giữa thần linh trời cao và lũ đầu đen” hạ giới – đó là
địa điểm trung gian – là “cửa của chư thần” (bab-ilâni, bab-ili : babel) (so với Kn
28:11-19 : cửa trời).

Trong trình thuật Y :


Không cốt là bàn đến Babylon và ziggurat kia nữa.
Truyện phải thẩm định một tư cách như truyện Kain (tuy có căn cứ lịch sử : một sự kiện
đương thời, mắt có thể thấy, hay ít là tai đã nghe đồn đại) nhưng được đem vào thời xa
xăm của những buổi đầu tiên của nhân loại làm như tiên trưng siêu lịch sử cho “vận mạng
con người tập thể”, có tính cách đại đồng muôn thuở : Bày tỏ ra một khía cạnh oái oăm
của con người tội lỗi, trong nỗ lực tiến đến danh vọng, đến hợp quần cộng tác với nhau,
đến khuếch trương năng lực – người ta thường lại dấy lên chống lại Thiên Chúa – Bởi đó
hình phạt liền theo ngay chính trong nỗ lực đó. Họ rơi vào hỗn loạn, làm họ không còn
hiểu được nhau nữa.
Truyện cũng là một đoạn lịch sử văn hóa (Babylon được coi như khởi điểm của văn hóa
nhân loại) – nhưng dưới phương diện “liên lạc với Thiên Chúa”. Trong đó sự ngụy
nghịch cùng Thiên Chúa được diễn bày ra – và của Thiên Chúa giáng xuống. So với Kn
10, sổ các dân, cũng là lịch sử. Lịch sử đó được coi dưới sự chúc lành của Thiên Chúa –
sức tạo thành của Thiên Chúa diễn bày ra trong sự sinh sôi nảy nở ra các dân tộc. Còn ở

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 40


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

đây, các dân tộc thù dị hỗn loạn cũng là một khía cạnh của lịch sử – và điều này không
phải do ý định Thiên Chúa, nhưng là án của Thiên Chúa trên ngụy nghịch của người ta.
Ơn cứu chuộc đến là cứu vãn con người khỏi sự ngụy nghịch đối với Thiên Chúa, và một
trật cũng phải tiêu diệt sự chia rẽ trong nhân loại. Vì thế Công vụ cho thấy như thể toàn-
thể nhân loại quây quần các Tông đồ trong ngày Hiện xuống để nghe Tin mừng :
audivimus eos loquentes nostris linguis magnalia Dei / Ta đều nghe họ dùng tiến của
ta mà cao ra những việc lớn lao của Thiên Chúa. (Cv 2:11)

Chóp đỉnh của lịch sử sơ thủy là một án của Thiên Chúa : Nhân loại bị phân tán tan
hoang. Nhưng như chúng ta đã thấy, cùng với lịch sử của sự tội bành trướng (Ađam,
Kain, quái hôn, hồng thủy, Babel) thì luôn luôn có một lịch sử khác nữa kèm chân ngay
bên : Những cử chỉ nhân thứ thương xót của Thiên Chúa (Ađam không chết, Eva mẹ các
kẻ sống, Kain mang dấu hộ phù, lời Thiên Chúa bảo đảm trật tự thiên nhiên), thì sau
Babel có lời chúc lành cho Abraham!

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 41


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

THIÊN TRIỆU
ABRAHAM
THIÊN TRIỆU ABRAHAM
Kn 12:1-3.

Muốn hội ra đạo lý chất chứa trong các câu này, phải cân nhắc :
- Tương phản giữa Kn 11 và câu 12:1 : muôn dân đông đảo – và một mình Abraham.
- Trình thuật không dọn độc giả đến lời Yahvê nói vày.
- Câu khởi sự ngay bằng lời Yahvê : Tất cả hoạt động trong thánh sử là do sáng kiến
của Thiên Chúa, do Thiên Chúa điều khiển.
- Lời Thiên Chúa đến trước nhất với sự đòi hỏi “cắt đứt” với mọi giây liên lạc tự
nhiên : Thiên Chúa kể tỉ mỉ những điều phải từ bỏ. Thiên Chúa biết rõ sự khó khăn
của sự từ bỏ đó : Abraham phải từ bỏ mọi sự và phú thách cho việc Thiên Chúa dẫn
dắt mà thôi.
- Đích của hành trình chỉ mang một tư cách “Thiên Chúa sẽ trỏ cho biết”.
Thánh sử dựa trên Lời Thiên Chúa can thiệp – thi thố bằng sự đành để Thiên Chúa chiếm
đoạt (coi Ds 23:9; Lv 25:23; Tv 39:13 : về số phận Israel).

2-3 : Lời hứa.


Tiếng cốt yếu là “Chúc lành” (cách này cách khác nhắc lại 5 lần). Sự chúc lành đó trong
Cựu ước nhấn nhiều vào sự thịnh vượng vật chất, nhất là được có con cái đông đảo. Lời
hứa về dòng dõi là yếu tố chính của lời hứa cho tổ phụ (13:16; 15:3; 17:5t; 18:18; 22:17;
26:4 24; 28:14; 35:11).
Magnificabo nomen tuum/ Cho danh ngươi nên lớn lao :
Có ngấm ngầm ám chỉ đến Tháp Babel, chính Thiên Chúa sẽ cho ban Abraham điều mà
người ta cố sức đoạt lấy mà không thành.
Nhưng lời hứa cho Abraham có ý nghĩa không chỉ cho Abraham và dòng dõi ông. Cứu
rỗi và Án phạt từ nay Thiên Chúa đã đem ghép vào chính trong lịch sử, trong lập trường
của người ta đối với công việc Thiên Chúa muốn thi hành. Nhưng tư tưởng cứu rỗi (chúc
lành) át cả tư tưởng án phạt. Điều Thiên Chúa tra tay làm bây giờ là nguồn mạch cho một
sự chúc lành đại đồng.
Erisque (benedictio)... in te benedicentur universae cognationes terrae :
Ta sẽ chúc lành…mọi thị tộc trên trần sẽ lấy ngươi mà cầu chúc cho nhau
Tranh luận về cách hiểu :
a) Các bản dịch xưa : Muôn dân được chúc lành trong Abraham (Cv 3:25; Ga 2:8). Các
tác giả xưa.
b) Nhiều tác giả hiện tại dịch như B.J (par toi se béniront toutes les nations de la terre).
Abraham có phúc đến đỗi người ta lấy vào công thức. Cả hai kiểu đều có thể, nhưng b)
có phần đúng mẹo hơn : Za 8:13. Nhưng phải nhớ rằng những lời này có tính cách
phác họa chương trình cứu rỗi, Thiên Chúa đẩy kế đồ của Ngài vào lịch sử, những
người có vai trò trong đó là “môi giới” chúc lành cho mọi dân trên đất, bao la cũng
như sổ các dân vô phúc trên thần (coi Ys 2:2-4; 19:24).
Lời hứa nhắm ngay đến cùng tận của lịch sử cứu rỗi, nhưng không vạch ra thực sự sẽ xảy
ra làm sao : Mọi sự luôn luôn ở dưới sự điều khiển của Thiên Chúa.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 42


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

HÀNH TRÌNH CỦA ABRAHAM


Kn 12:4-9.

Egressus est/ Biến khỏi (đáng lẽ “et abit/ Và ra đi).


Một tiếng đơn sơ, ngậm câm mà đi! Nhưng đầy ý nghĩa : một gương vâng phục vô điều
kiện trước lời hứa. Những người xưa mới nhận định được ý nghĩa đầy đủ : ra khỏi nhóm
của mình đối với một người du mục, chẳng khác gì là một án chết!
Abraham ngang qua Sikem, Bethel, để đi xuống miền Nam (Negheb).
Kn 12:1-9 : chung chung không có gì cụ thể rõ ràng. Không dựa trên một truyền thống
nào nhất định. Những câu này phải nói là do tay tác giả viết làm một đoạn giao tiếp giữa
Sử-thái-sơ và Thánh sử. Phác họa ra đường lối của thánh sử trong ý định của Thiên Chúa.

LỜI HỨA VÀ GIAO ƯỚC


(Kn 15).

BÌNH LUẬN VĂN CHƯƠNG


Một đoạn thiếu liên tục (c.5 giả thiết đêm tối, c.12 mới hoàng hôn, c.17 lúc chập tối, c.6
lòng tin lạ lùng của Abraham, nhưng c.8 sao lại còn muốn có dấu gì bảo đảm, c.2 / 7).
Chung chung người ta nhận có 2 nguồn văn. Nhưng phân chia cho mỗi nguồn văn (Y và
E ở đây) những câu nào, thì không thể dứt khoát được. Người ta muốn kéo về Y : 1-6 9
10 12 17 18a. E : 11 13-16. Còn thuộc soạn giả 7-8 18b-21.

Factus est sermo Domini /Nầy Lời Yahvê phán :


Một kiểu mạc khải tiên tri. Tác giả đây thuộc nhóm người đã quen thuộc với truyền thống
tiên tri, và muốn coi mạc khải cho Abraham như một mạc khải tiên tri (20:7). Mạc khải
làm trong thị kiến (Ds 24:4 16).

2-5:Abraham không đủ nghị lực để mà tin, hầu như không còn trông cậy gì nữa.
Câu 2b không thể dịch được. Nên câu 3 đã bổ túc để cho có nghĩa.
Ego vadam absque liberis/ Tôi vô hậu ra đi :
tiếng “đi” rất khó! Có thể hiểu “ra đi” : chết ? Có tác giả coi trình thuật này như còn ở tại
Lưỡng hà địa và như thế song song với 12:1-3, và như vậy vấn nạn của Abraham dễ hiểu.

5: Ra ngoài trời : Sao trên trời là hình ảnh cho thấy sự đông đúc của dòng dõi sau này.
Nhưng kỳ thực 5 chẳng khác gì 1b về nội dung. Một bên quả quyết trổng và một bên
dùng hình ảnh nhưng cũng là một quả quyết trổng nữa thôi. Đó là cái nghịch lý.

6: Credidit/ Đã tin :
Nhưng trong khi độc giả ngong ngóng một cái gì cụ thể, thì tác giả bẻ quặt trình thuật
sang một lời quả quyết nói được là hoàn toàn thần học, chứ không tả biến cố nữa. Lòng
tin đó coi bên ngoài thì chỉ là “ngậm câm, thinh lặng nghe lời và chiêm ngắm”.
Câu này rất quan trọng trong đạo lý thánh Phaolô (Rm 4:3 Ga 3:6).
Tin : Đặt mình một cách kiên vững nơi Yahvê. Đây tức là một việc tín thị, hưởng ứng,
thông cảm vào kế đồ của Thiên Chúa trong lịch sử.
Reputatum est illi./ Tin vào sự ấy
Hipri : Hasab) : Lv 7:18; 17:4; Ds 18:27 :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 43


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Nói đến một phận vụ tư tế, theo tư tách một người được Thiên Chúa ủy quyền, họ thẩm
định lễ vật của tín hữu đem đến. Những công thức tuyên bố giá trị đó chiếu theo giới luật
có rất nhiều trong các văn kiện tư tế – sự đánh giá đó được thông tri cho tín hữu (Lv
13:17 23 28 37 44 46).
Justitia / Công chính (sdâqâh) :
Đây không phải là qui luật, tiêu chuẩn tuyệt đối lý tưởng, người ta phải nhắm đến.
Đó là tư cách của một người “công chính”, một người cư xử đúng theo liên lạc phải có
với người khác, làm trọn các đòi hỏi mà liên lạc kia ra cho người ta.

Liên lạc hợp đồng đó có thể hoàn toàn nhân loại. Nhưng quan trọng cho thần học Cựu
ước là “sự công chính” đó được đem vào liên lạc Giao ước với Thiên Chúa. Thiên Chúa
“công chính” khi Người xử sự theo Giao ước Người đã lập (justitia salvifica/Giữ công
chính). Người ta công chính khi người ta ứng đáp theo những khoản đã kê trong liên lạc
hợp đồng Thiên Chúa đã thiết định. Việc tuyên bố “công chính” đó có liên lạc mật thiết
với các điều răn của Thiên Chúa (coi Ez 18:5tt).

Trong câu này : Việc tuyên bố “công chính” không nằm trong khuôn khổ lễ bái, nghi tiết,
cũng không do một người viên chức theo nghi tiết. Việc tuyên bố là công chính đó được
chuyển vào liên lạc đích thân giữa Thiên Chúa và Abraham. Việc tuyên bố đó lại không
có căn cứ nơi việc làm nào, dù là lễ tế hay sự vâng phục của Abraham, nhưng là một
lời quả quyết rằng : Lòng tin đã đặt Abraham vào liên lạc phải có đối với Thiên Chúa.
Thiên Chúa đã tỏ ra kế đồ Người muốn thực thi trong lịch sử, làm cho Abraham nên một
dân đông đúc : Abraham đã đặt mình cách kiên vững nơi dự định đó của Thiên Chúa -
nghĩa là Abraham đã coi điều đó như một điều phải nhận lấy cách nghiêm chỉnh - và đã
dấn cả số mạng mình vào ý định đó của Thiên Chúa.
Như thế câu 6 này là một lời kết thúc trình thuật thiên triệu Abraham.

7-8: Có tính cách một khởi điểm mới, nhưng soạn giả cuối đã có sửa đổi để tiếp tục được
với những điều nói trên.

9-12: Đứng trước sự nghi ngại của Abraham, Thiên Chúa không ban lời giải thích, nhưng
Người hành động.
Việc dọn nghi lễ Giao ước này dựa trên hình thức kết giao của người xưa
(coi Clamar, Genèse, ad loc).
Mãnh cầm sà xuống : Đối với người xưa là điềm dữ.
Có lẽ ám chỉ đến những cuộc phiêu lưu ròng rã nhiều năm trước khi Israel được định cư
nơi đất Thiên Chúa hứa.
Giấc ngủ kỳ lạ của Abraham (coi Kn 2:21) mọi cảm giác ý nghĩ riêng như mai một cả,
nhưng là để người ta hoàn toàn bỏ ngỏ cho mạc khải của Thiên Chúa.

13-16: Từ lâu người ta đã thấy những câu này không ăn khớp với mạch lạc.
Chắc là những câu chêm vào sau. Vì các lời tả trên kia đều hướng về việc Thiên Chúa tỏ
mình ra trong câu 17. Đàng khác các câu này cũng không duy nhất – và khó lòng dung
hòa : 400 năm ở đây với 430 năm trong Xh 12,40 và 4 đời trong câu 16 (vì khi nói đến
đời không thấy chỗ nào nói một đời là một trăm năm).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 44


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Có lẽ các câu sau này chứng thêm cho ức thuyết : Tổ tiên của Israel thuộc ít là hai đợt di
dân : một đợt vào thế kỷ 18-17 và một đợt muộn thời hơn vào thời Tel Amarna (thế kỷ
15-14) : 400 năm đi với đợt thứ nhất (đợt của Abraham), 4 đời phù hợp với đợt thứ hai
(cũng thấy trong Xh 6:16t về tông tích Môsê).

17: Thiên Chúa hiện diện một cách rất cụ thể. Một hình thức rất cựu trào.
Có lẽ có ám chỉ đến Núi Lửa trong Xuất hành khi Israel đến Sinai.
Nghi tiết cử hành không có một lời nói. Người ta hoàn toàn thụ động.

18-21: Những lời cắt nghĩa biến cố. Yahvê bảo đảm những gì. Khoảng đất Chúa hứa đây
đem vào thời khuếch trương rộng hơn cả của Israel : Thời Đavít Salômôn.

19-21: Phải coi là phụ chú sau.


Toát yếu lại hết thảy tên các dân đã nghe biết có ở tại Canaan.

GIAO ƯỚC VỚI ABRAHAM (P)


Kn 17 (P) Giao ước và cắt bì

1. Chỉ với P mới kê niên biểu rành rọt (12:4 16:3 16 21:5 23:1 25:7 20)
El Shadday (Một danh hiệu cựu trào để chit Thiên Chúa):
Thiên Chúa tự trình diện (15:7 28:3 35:11 46:3 Xh 3:6 6:2 29).
Danh hiệu này P dùng để chỉ Thiên Chúa của Tổ phụ (28:3 35:4 48:3 Xh 6:3).
Nghĩa : Còn mù tối.
1) Shdâ (ném : đá, sấm sét) : Yahvê như thể thần thiên lôi, hỏa-diêm-sơn.
2) Shadu (tiếng Akkad : núi; họ gọi : En-lil, Amurru : là Shadu rabu : núi lớn :
thái sơn) (có lẽ : sự to lớn, vững chãi) – Gợi lại núi non vùng Haran, hay Syrie-Palestine.

Đột ngột Thiên Chúa ra yêu sách :


Ambula coram me/ Hãy đi trước mặt Ta :
so với 5:22 6:9 “cum Deo/ Đi rập với Thiên Chúa”.
Thiên Chúa mạc khải, tức là chiếm hữu cả đời sống, từ lúc được Thiên Chúa ngỏ lời với
mình như người ta bị lôi vào một giới sinh hoạt mới : “Trước mặt Thiên Chúa đã hiện tỏ
ra cho mình”.
Esto perfectus / ở cho trọn lành (tanim) :
Không hẳn là trọn lành về luân lý, nhưng đòi người ta phải “chí thành” trọn niềm với
Thiên Chúa (Tl 18,13). Đó là điều kiện dọn Giao ước :
Ponam faedus meum / Ta sẽ ban giao ước giữa Ta với ngươi (kiểu nói đến Giao ước)
Lời hứa : Có con cái, dòng dõi.
Nên so với Y (Kn 15:9tt : nghi tiết cổ truyền).
P không dùng nghi tiết, Giao ước kết thúc ngay trong lời Thiên Chúa nói với Abraham.
Abraham sấp mình xuống thờ lạy, tạ ơn.

Câu 4-5 : Lặp lời hứa – và Thiên Chúa đổi tên : Abram thành Abraham.
- Tiếng ở Lưỡng hà địa : Abaamrama, Abarama : có thể hiểu “hãy yêu mến cha”, hay
“nó lớn nơi cha nó” (người thuộc con dòng cháu giống) (R. de Vaux, RB 1846, 323).
“Cha tôi (vị thần) là lớn lao” (Von Rad).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 45


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Tự nguyên bình dân ở đây “Ab hămôn/cha đám đông” : liên kết với Abraham lời hứa
có con cháu đông đảo, nhiều dân tộc.

Câu 6 : Regesque ex te egredientur/Xuất phát từ ngươi dân dân và vua chúa :


Đi với nhiều dân tộc : Không phải chỉ Israel và Yuđa mà thôi.
Không phải là Ismael, Eđom, nhóm Kêtura (25,1tt) : họ sống ngoài Giao ước – Câu 16 :
lời hứa đông con đông cháu này cũng nói về Sara nữa.
Vậy nhỡn giới của P ở đây có tính cách cánh chung vô hạn : nhắm đến tòng giáo (hi vọng
cứu rỗi lan rộng bên ngoài Israel nữa : 17:16 28:3 cũng như Y : 12:3).

7-8: Thêm tính cách vĩnh viễn của giao ước.


Hứa đất Canaan, P cũng phân biệt giữa lời hứa và sự ứng nghiệm : vì các tổ phụ vẫn là
người ngụ cư (Kn 21:23; 28:4; 35:27).
Eroque Deus eorum/ Ngõ hầu Ta là Thiên Chúa của ngươi và dòng giống sau ngươi :
Đó là một phần của công thức giao ước từ Hôsê trở đi (Hs 2:25; Yr 31:33; Ez 36:28; Tl
26:17t; 29:12; Yr 7:23; 11:4; 24:7...).

DẤU GIAO ƯỚC - 9-14.


Thiên Chúa tự quyền Người ban lời hứa, và cũng ra điều kiện phải giữ.
Đây chỉ có một điều phải giữ : Cắt bì.
Tục lệ rất cựu trào, gặp thấy nơi nhiều dân cổ thời, và hiện tại nữa. Đầu tiên là một lễ
nghi truyền thụ đi với hôn nhân và sinh hoạt bộ lạc. Israel cũng đã biết rất sớm (coi Xh
4:24-26 Yôs 5:2-3 : dụng cụ bằng đá).
Giai đoạn trong dân Israel : Đầu tiên không rõ. Nhưng không quan trọng bao nhiêu về
nghĩa tôn giáo. Thế kỷ 11-10 : Một cách để phân biệt Israel với người Philitin (không có
tục cắt bì). Đến thời Israel thất thủ, dân Assur không có tục cắt bì và các dân chiếm đóng
Israel chung chung cũng thế. Nên việc cắt bì được coi là một hãnh diện cho người Dothái
Yuđa (Lv 26:41; Tl 10:16; Yr 4:4p 9:25; Ez 44:7) và nơi các tiên tri Yêremia, Ezekiel đã
có một ý nghĩa thiêng liêng hơn.
Trong thời đi đày, giữa những dân không có tục cắt bì, hoàn cảnh không cho phép cử
thành lễ bái, tế tự, phép cắt bì nên một cách tuyên xưng về mạc khải cứu thoát của Thiên
Chúa, một dấu mình lãnh nhận lấy mạc khải.
Như thế tầm quan trọng của cắt bì trong Kn 17 này phải thuộc thời lưu đày hay sau
lưu đày.

15-22: Thêm một lời hứa :


Cụ thể hóa các lời hứa trên “Sara sẽ có một con”. Khúc này song song với Kn 18:1-16
(Sara, lời Thiên Chúa nói đến bà – lời hứa bà sẽ sinh con – tiếng cười (đây Abraham, Kn
18 của Sara) – lời hỏi hoài nghi – thời hạn “năm tới”).
Cười : đặt liên lạc với tên Yishâq (chính tự nguyên : Yshaq – El (“arrideat Deus/ Chúa
mỉm cười với, propitius sit Deus/ Thiên Chúa thương xót) : Đề tài dùng nhiều lần :
18:12; 21:6 9 (E). Nhưng 17:7 là kỳ dị hơn cả. Không biết phải cắt nghĩa làm sao : Đi
liền với việc thờ lạy nên không lẽ là hoàn toàn hoài nghi – đi với câu sau, thì không lẽ lại
là vui mầng tin chắc! (Yh 8:56 thì hiểu sự vui mầng của ông!)

23-27: Đi liền với 1-15 : cho thấy lòng hoàn toàn vâng phục của Abraham.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 46


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

LỄ TẾ YSAAK
Kn 22:1-19

Trình thuật chung chung của E (có ít chi tiết ngờ được rằng Y biết truyền thống này hay
là do một tay soạn giả thêm và sửa chữa). Truyện không liên lạc chặt chẽ với đoạn trước.
Chỉ đoán được rằng, nay Ysaak đã là một trẻ lớn rồi (biết tế lễ phải có gì, vác củi).

Câu 1: Muốn lường được tầm quan trọng của câu này, thì đừng lấy tâm lý mà suy nghĩ
để loại đi tính cách nan giải của câu này : một bí ẩn :
Tentavit/ Thử thách :
Tác giả đặt ngay từ đầu điều này “một cuộc thử thách” : Một đòi hỏi mà Thiên Chúa
không muốn cho thành sự. Độc giả phải nhớ thế luôn. Đàng khác, độc giả phải đặt mình
vào địa vị Abraham : Không biết là thử thách – nhưng đinh ninh mình với mình là một
điều hết sức nghiêm trọng.
Sự nghiêm trọng đó là vì Đấng thử thách là chính Thiên Chúa, Thiên Chúa Israel, chứ
không phải một vị thần kỳ quặc nào của dân ngoại.
Trước các điều đó - tác giả tránh hẳn một sự hồi hộp trước biến cố rởn mình. Trọng tâm
của trình thuật là cách xử thế của Abraham (Ysaak).

Câu 2: Lịnh Thiên Chúa thực là một điều không thể hiểu được đối với Abraham :
Tế lễ Ysaak. Thế nghĩa là tiêu diệt cả tương lai của mình đi rồi (như 12:1 là tiêu diệt quá
khứ đi). Ysaak - người con sinh ra sau bao nhiêu năm chờ đợi – mầm giống độc nhất để
Abraham thành một dân đông đảo như Thiên Chúa đã hứa : Sau khi mọi con cái khác đã
ra khỏi nhà Abraham. Thiên Chúa dường như thích thú mà kê ra đặc tính của tế lễ :
Filius tuus, unigenitus – quem diligis./Con ngươi, con một ngươi-ngươi yêu dấu
Tế lễ cách nào : in holocaustum : phải thiêu sạch!

Xứ Moriyah (Vg in terram visionis).


2Ks 3:1 Nói đến đồi Đền thờ Yêrusalem. Nhưng dựa vào việc thiên thần hiện ra cho
Đavít, chứ không dựa trên truyện này. Vì khi nói một xứ, thì phải có tên dân mới phải.
Nên nhiều tác giả dựa theo bản Syrie mà đọc là xứ dân Amori – rồi một tác giả muộn thời
đã đem Moriyah của 2Ks 3:1 viết vào đây.

Câu 3 : Thay vì tả tâm tình của Abraham, tác giả cho thấy Abraham thực hành lịnh đã
chịu lấy ban tối làm sao : Dậy sớm, thắng lừa, gọi đầy tớ và Ysaak, chẻ củi và ra đi. Độc
giả tự hội lấy những ý nghĩ, tâm tình của Abraham (quem diligis!)

Câu 4: Ba ngày đàng!


Dĩ nhiên không phải là một việc bồng bột chốc lát! Chân mỏi, lòng không chán suy nghĩ,
nhưng mắt luôn hướng đến nơi Thiên Chúa dạy!

Câu 5: Giã từ tôi tớ, hẹn lúc gặp lại.


Dự định chỉ có thể một mình với con. Bao nhiêu tâm tình:Abraham biết, tôi tớ không
biết!

Câu 6-8: Quãng đường cuối cùng.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 47


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Tâm tình không tả – nhưng gián tiếp - những đồ vật nguy hiểm Abraham tự mình mang
lấy kẻo làm con bị hại!
Và cách hành văn : Trước và sau lời cha con đàm đạo, tác giả dùng cũng một lời : sự hiu
quạnh giữa 2 cha con (tôi tớ khi nãy còn làm khuây lãng). Trước đàm đạo - ngụ ý phải đi
đến một quãng đường xa - Ysaak mới hỏi cha. Một sự thinh lặng đè nặng xuống! Sau
đàm đạo, sự thinh lặng càng thêm nặng.
Lời đàm đạo : Ngắn nhưng không thể nào tài tình hơn được. Lời của Abraham (biết!) với
con không biết : muốn nể nang con.
Tác giả : hai nghĩa : có một sự thật mà Abraham nói đến mà không biết : gần đạt đến giải
quyết – nhưng lại buông thả mất – và mỗi người đeo đuổi ý nghĩ mình : thinh lặng kéo
dài mãi cho đến khi Thiên Chúa can thiệp!

Câu 9-14: Mọi cử chỉ của Abraham –


Khách quan, hoàn toàn vô tư : Xác thực một cách khủng khiếp – cho đến khi cầm dao
lên! Nhưng ngay đó Thiên Chúa can thiệp! Nên để ý tiếng long trọng
cognovi quod times Deum/Ta biết ngươi là người kính sợ Thiên Chúa ,
và những kiểu dùng tiếng về Thiên Chúa :
angelus Domini/ Thần sứ Yahvê
Phán tự trời. Con chiên được giết thay thế! Và c.14 : Xưa là cốt truyện về việc kiến lập
một nơi tế tự, nay chỉ còn câu cắt nghĩa mà chính tên chỗ lại đã biến mất.
Trình thuật cựu trào chấm dứt với câu 14.

Câu 15-19: Thêm sau :


Nối truyện này với chủ đề “Lời hứa” là cốt truyện sự tích Abraham. Tiếng dùng khá lạ
đối với các trình thuật xưa.

BÌNH LUẬN :
Trình thuật cựu trào có thể là một sự tích về một nơi tế tự nào và nhân dịp hợp lệ hóa việc
lấy hy sinh thú vật thay thế cho việc tế sát hài nhi, con trẻ, hay nhân mạng (có trong dân
Israel bởi ảnh hưởng các dân ngoại đạo). Nghĩa của tác giả : không còn chú trọng đến ý
của truyện cũ nữa; đàng khác, tác giả để ý nghĩa mông lung.
Chắc chắn dựa ngay vào câu 1 : Truyện là một sự thử thách triệt để về sự vâng phục và
lòng tin của Abraham. Đàng khác truyện cũng chú trọng đến lễ vật là Ysaak: Một cái gì
đáng kinh sợ hơn là việc tế sát một trẻ con : Thiên Chúa làm nghịch với lời hứa! Ơn huệ
nhưng không là gì!

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 48


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

THỨ LUẬT THƯ


HÌNH THỂ HIỆN TẠI

I. DIỄN TỪ CỦA MÔSÊ - 1:1-11:32


Gồm có 2 diễn từ :
1/ 1:6-4:40 Lập các Thẩm phán, thời ở Kadesh, chiếm Kanaan.
Kết thúc : căn dặn giữ luật lệ Môsê sẽ truyền cho Israel.
2/ 4:4-11:32 Thập giới, điều răn yêu mến, ơn huệ nhưng không của Yavê –
Tuyệt đối đoạn giao với Canaan. Nhắc lại biến cố Sinai.
Kết thúc : Căn dặn vâng phục, những chúc lành và và chúc dữ.

II. BỘ LUẬT THỨ LUẬT - 12:1-26:19


12:16 (17) : Những qui chế nghi lễ
16:18-21:8 : Những qui chế quốc gia.
21:9-26:15 : Những luật lệ...
III. ĐOẠN 27 : những lời chúc dữ gọi là “tại Sikem”
IV. ĐOẠN 28 : Những lời chúc lành và chúc dữ
V. ĐOẠN 29-30 : Diễn từ cuối cùng.
VI. ĐOẠN 31-34 : Những đoạn phức tạp nhiều văn kiện đan kết với nhau.
Đoạn 31 : Đọc lề luật, Yôshue thay thế Môsê.
Đoạn 32 : Bài ca về Israel (lựa chọn, ngỗ nghịch, lưu đày, giải thoát).
Đoạn 33 : Những lời chúc lành của Môsê.
Đoạn 34 : Môsê chết.

Thứ luật được soạn ra như chính Môsê nói với dân (kiểu nói thì dùng ngôi thứ hai số
nhiều, hay số một) – chứ không như các bộ luật khác (thí dụ các luật tư tế) : chính Yahvê
nói ra cho Môsê, rồi Môsê chuyển lời xuống cho dân hay cho Aharôn.
Thí dụ : 12-26 là phần cựu trào hơn cả của Thứ luật.

LUẬT THA NỢ
15:1-11.

Câu 1 : Một giới luật rất cựu trào.


Không thể tranh luận gì về luật đó được. Nhưng luật đó phải được giải thích và áp dụng
cho người nghe hiện thời.
Câu 3-11: Rõ ràng là giải thích và khuyên răn.
kích thích bằng những lời hứa, bắt kẻ nghe phải mở lòng ra lĩnh nhận lấy luật.
Như thế là Giảng về luật. Còn câu 2 : Rõ ràng có tính cách áp dụng luật một cách có
thẩm quyền. Không còn chính là lời giảng.
Vậy Thứ luật gồm có những Luật cựu trào và những lời giải thích muộn thời :
15:19/20-23 – 14:22/23-27 : Câu đầu mỗi khúc là Luật cựu trào, các câu sau là giải thích.
Luật cựu trào đó có thể theo hình thức quyết đoán (16:19 16:21-22 – 17:1 22:5ab 9a 10
11 23:1a 2 3a 4a 8ab) hay dưới điều kiện – nhưng nếu so với những luật ở chỗ khác trong
Ngũ thư thì thấy được rằng Thứ luật không còn có tính cách bộ luật, mà là lời giảng trên

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 49


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Lề luật : Thí dụ 15:12-18 so với Xh 21:2-11. Hay là đổi thành lời nói thẳng với người
nghe cùng chêm ít câu thuộc kiểu giảng bài : 21:22t 22:6t 8 23:22-24 25t 25:10-12 19
(tuy thế có những luật được lấy lại y nguyên không thay đổi 21:15-17 18-22 22:13-29
24:1-4 25:1-3 5-10).

Rồi có những khoản thuộc truyền thống cổ thời được trình bày lại theo hình thức giảng
dạy mà áp dụng cho hiện tại (21:1-9 26:1-11 20:1-9).
Như thế Thứ luật sử dụng rất nhiều truyền thống (luật lệ, tục lệ nơi tòa án địa phương,
những luật tập quán của Thánh chiến). So với Luật Giao ước, ta thấy được Thứ luật sử
dụng tất cả một cách đường đường tự do và chen vào những lời khuyến khích giảng dạy.
Trong các tục lệ cổ truyền đó, người ta để ý cách riêng đến những luật về chiến tranh
trong Thứ luật :
- Có những luật về chiến tranh (20:1-9 10-18 19-20 21:10-14 23:10-14 24:5 25,17-
19). Các luật có tính cách rất cựu trào (dù sao cũng đã phải định cư tại Canaan),
nhưng Thứ luật đã giải thích lại, làm cho có nhân đạo hơn.
- Tl 1-11 : có tính cách muộn thời hơn là 12-26. Nhưng cũng không nhất khối. Chung
chung các đoạn này là những công thức phụng vụ dùng trong ngày đại lễ có dính
dáng với Lề luật. Chung chung là những bài giảng (khuyến khích) rồi kết thúc bằng
những lời chúc lành hay chúc dữ : 7:1-11/12-15 11:1-12/13-21 10:12-22 8:1-20
11:22-25/26-28.
- Rồi chêm vào lý tưởng Thánh chiến của Thứ luật : 7:16-26 9:1-6. Lý tưởng đó thấm
nhuần cả trước tác : 6:18 7:1t 11:23tt 12:29 19:1 20:16t.
Như vậy Thứ luật có hai mặt : Một đàng ăn rễ vào truyền thống rất cựu trào của Israel,
nhưng lại đã chịu lấy lời rao giảng của các tiên tri về lòng yêu mến Thiên Chúa. Đàng
khác lại là một thần học suy luận (cách riêng về NOMEN : gần như một hypostasis) và
đã có khuynh hướng chuộng Lề luật, tôn giáo quay về sách.

DO LAI CỦA THỨ LUẬT THƯ

Phân tích ta thấy được Thứ luật thư còn giữ lại nhiều tài liệu về phụng vụ cổ thời, nhưng
được trình bày theo kiểu giảng thuyết. Đàng khác Thứ luật thư chan chứa khí khái Thánh
chiến cổ thời.
Đàng khác phân tích Tl 12:2-28 chúng ta thấy là luật tập trung tế tự đó cũng không hoàn
toàn duy nhất – không thể một thời. Luật tập trung tế tự đó phải sau Xh 20:24-26 : Tức là
luật ta còn thấp áp dụng cho đến thời tiên tri Elya và Elisa.
Các yếu tố đó dẫn đến một thời sau khi Samarie bị Assur chiếm cứ.
Vậy ta có lý mà đặt việc khởi sự soạn tác Thứ luật thư vào triều Ezêkya (715-687/6).

Năm 721, Samarie thất thủ, Assur chiếm cả Israel phía Bắc. Bởi Akhaz đã cống hiến từ
đầu, nên Yuđa vẫn sống sót. Nhưng kỳ thực, tình trạng Yuđa đã đến lúc kiệt nhược (Trận
giặc Syrie-Ephraim và triều cống). Yuđa luôn luôn bị đe dọa thôn tính. Cùng với tình
cảnh vật chất cùng quẫn đó, Ezêkya lại thấy ảnh hưởng ngoại đạo, được thế Assur càng
ngày càng thêm khốc liệt.

Nhưng thời đó cũng là thời rao giảng của các tiên tri Ysaya và Mika. Lời lẽ các ngài đã
thấy được ứng nghiệm nơi Israel phía Bắc. Những kẻ thành kính Yahvê tỉnh ngộ.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 50


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Lại thêm một trào lưu di dân : những kẻ thành tín với Yahvê ở phía Bắc đã lui về phía
Nam để được trung thành với Giao ước. Những người đó có lẽ thuộc nhóm tư tế phía Bắc
và những kẻ thuộc giới sĩ tử đã chịu ảnh hưởng các tiên tri.

Về mặt văn chương ta có chứng chỉ về một khu vực : Cng 25:1 cho thấy các ký lục của
Ezêkya sưu tập lại những lời của hiền nhân xưa.

Rồi về mặt chấn hưng quốc gia để đề phòng Yuđa : Chúng ta biết được rằng lối 701, khi
Sennakêrib vây hãm Yêrusalem, thì đạo binh của Ezêkya đã lắm kẻ đào ngũ ra hàng
(ANET, 288). Trong một nước đã ra kiệt quệ như Yuđa, tất không còn có thể gầy dựng lại
một đạo binh kiểu đó nữa (lính thuê, có xe cộ và ngựa). Chỉ còn một cách để lướt hẳn sự
nghèo nàn kinh tế để gầy tạo lại một binh lực mới mà không tốn kém bao nhiêu, tức là lợi
dụng những tài nguyên nhân lực trong xứ, nghĩa là dân trong nước có sức cầm khí giới
được gọi đầu quân (E. Junge). Như thế là một tổ chức cựu trào trưng binh trong Giao
hiếu, đã bị bỏ quên bởi vương quyền, sử dụng đạo binh nhà nghề, nay được thiết lập lại.
Cùng với việc cải tổ binh bị đó, lý tưởng Thánh chiến xưa cũng được phục hồi : Một điều
rất phù hợp với bầu khí ái quốc trong Thứ luật thư.

Xét chung các phương diện đó, ta thấy được Thứ luật thư thuộc một thời phục hưng trong
khuôn khổ của các truyền thống Giao hiếu xưa. Lý tưởng không lấy ở thời thịnh vượng
Đavít (trong Thứ luật thư, địa vị nhà vua không có uy thế bao nhiêu, không nói đến
truyền thống Giao ước với Đavít), nhưng là nơi Giao hiếu như thấy trình bày trong
Yôshue 24 (tức là truyền thống phía Bắc). Truyền thống Giao hiếu đó mới có thể hun đúc
lại “một Israel”, và có hi vọng thống nhất lại mười hai bộ tộc dưới quyền của dòng họ
Đavít. Giao hiếu mười-hai-họ thời xưa đã được gọi là ‘am Yahweh (populus Domini /
Dân Yahvê Thp 5:11; 2:2; 2S 1:12) tức là dân binh mỗi khi được gọi ra trận.
Và kỳ thực vai trò của dân (‘am hâres) khởi sự với việc lật đổ Athalya (2V 11:13-18a)
càng ngày càng quan trọng đến lấn át cả những lực lượng chính trị của triều đình (2V
21:24; 23:33t).
Phát ngôn nhân của nhóm này tức là hàng Lêvít. Họ là những người duy trì truyền thống,
giảng dạy cho dân, tất nhiên họ sành sỏi về Lề luật cùng văn chương thánh cùng thần
học. Đàng khác hàng tư tế Lêvít giữ một vai trò quan trọng trong thánh chiến - những kẻ
phục vụ Hòm bia - tức là cờ-trận của Israel.

MỤC ĐÍCH CỦA THỨ LUẬT THƯ

Thứ luật thư được trình bày như chính lời Môsê tạ từ dân Israel tại cánh đồng Moab,
trước khi ngang qua sông Yorđan mà vào Đất Chúa hứa.
Nhưng những luật lệ ra cho dân thì thấy, Israel của Thứ luật thư rất khác xa Israel dưới
quyền điều khiển của Môsê. Israel này đã quen biết đất Canaan với những cám dỗ về tôn
giáo, có vua cùng những cơ quan hành chính; về kinh tế không còn sống đời du mục nữa,
nhưng đã sống trong kinh tế tiền tệ, với những hậu quả nguy hại của đồng tiền; Israel này
đã biết đến các tiên tri, và cả tiên tri giả nữa.

Và đó là vấn đề : Một Israel như thế ngang qua cả một lịch sử tội lỗi như thế mà lại còn
có thể là Dân của Yahvê nữa sao? Thứ luật thư trả lời : Chính cho dân đó mà ơn kêu gọi

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 51


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

và lời hứa cứu thoát lại đã được rao giảng cho. Mấy thế kỷ ngỗ nghịch, tội lỗi, như thể
được xóa nhòa đi, và Israel trở lại dưới chân vị sáng lập đạo, Yahvê tuyên bố lại lời cứu
thoát : Hodie factus es populus Domini Dei tui/ Hôm nay, ngươi đã được trở nên dân
của Yahvê Thiên Chúa của ngươi (27:9). Mọi khu vực sinh hoạt Israel phải được đặt lại
dưới trật tự mới này.

Một Thiên Chúa, một nơi thờ phượng, một dân Thiên Chúa chọn. Nhất thiết bài trừ hỗn
hợp tôn giáo với Canaan. Đó là cả một chương trình thiết lập đức tin thuần khiết vào
Yahvê trong sinh hoạt nông nghiệp tại Canaan.

Được lựa chọn, tức cũng đã thấy ngay ơn cứu thoát tỏ rạng. Đó là một ơn huệ hoàn toàn
nhưng không của Yahvê, chứ không phải bởi người ta cố gắng nỗ lực mà được.

Thứ luât thư không diễn đạo lý chung luận như thấy trong các tiên tri. Tuy thế, Thứ luật
thư không phải là không có mang theo một mối hy vọng : Israel đây giả thiết là còn phải
ngóng chờ đất Thiên Chúa hứa. Israel mọi thời vẫn còn ngóng chờ lời hứa cứu thoát của
Yahvê được thực hiện cho mình; trong hoàn cảnh hiện thực thời tác giả : Israel phải làm
sao mà ở lại trong Đất Thiên Chúa hứa. Tác giả nhắm trước mắt cái tương lai rất gần một
bên, hầu như hiện tại : Việc chiếm đất Canaan là lý tưởng hạnh phúc, và đó là thực tại
không được để hỏng mất (11:23t; 13:18; 28:12t) – sự an toàn (an cư lạc nghiệp) của một
tiểu-nông-gia, ở nơi khoảng đất của mình dưới bóng cây nho cây vả (16:20; 17:20; 22:7).

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨ LUẬT THƯ

Assur suy đồi yếu thế nên dịp cho Yuđa có cơ hội để chỉnh đốn lại quyền bính. Yôsya lên
ngôi đã cố gắng loại trừ đi những kiểu sùng bái Assur. Năm 622, bộ luật Thứ luật thư
được khám phá ra trong Đền thờ, đã nên căn cứ cho một cuộc cải cách tôn giáo triệt để
(2V 22-23).
Chính trị tôn giáo đó khai mạc một phong trào viết sử mới trong dân : Thứ luật sử quan.
Thứ luật thư một khi nên luật nước, thì các truyền thống Giao hiếu của Israel phía Bắc
cũng được nhập tịch vào Yêrusalem. Công việc tổng hợp đã bắt đầu vào triều Ezêkya
được lấy lại và được hoàn thành : Hậu quả là cả một văn chương thần học lịch sử rất bao
quát. Một đàng, chính bộ luật làm đầu mối cho việc tái diễn Giao ước được bổ túc bằng
những diễn từ khuyến khích để làm khuông khổ và vạch ra ý nghĩa. Rồi những tài liệu
lịch sử đã được thu thập từ trước này được sưu tập và tổ chức lại một cách có phương
pháp.
Chung chung công việc bao trùm các sách trong Qui điển kể từ Khởi nguyên cho đến
sách các Vua (nhưng chưa phải là hình thức hiện tại). Những bổ túc theo Thứ luật sử
quan họa hiếm trong Khởi nguyên, Xuất hành, Dân số thư; trái lại phần cuối hạnh Môsê
được nối liền với Thứ luật thư; sách Yôshuê được bổ túc thêm khác nhiều; sách Thẩm
phán được một ý nghĩa sâu hơn do đoạn 2, vạch ra thuyết chính; các sách Samuel và các
Vua, do nhiều tài liệu đủ thứ, doãn lại các biến cố từ thời chiến tranh Philitin đến việc
canh tân Giao ước vào triều Yôsya.

Phương pháp viết sử của Thứ luật sử quan thường là kê văn kiện sát bên nhau, chứ không
loại hóa với nhau, các văn kiện được duy trì có khi đến cả từ ngữ nữa. Tuy thế những

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 52


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

thuyết thần học chính của Thứ luật sử quan ngấm ngầm dõi theo mọi biến cố : Đạo lý
Giao ước được thấy ngay trong sự kiện. Đạo lý đó là đạo lý của các diễn từ khuyến thiện
của Thứ luật thư. Đó là một lời giảng cụ thể cốt gợi lên trong lòng người ta lòng yêu mến
Yahvê, cố giữ Giao ước và vâng phục các luật của Người, để được an cư lạc nghiệp trong
đất Thiên Chúa hứa. Nhưng một khi truyền thống Thứ luật thư đã nhập tịch vào
Yêrusalem, thì cũng được xúc tích hơn : Quan niệm về hy vọng dân tộc được đi quá lý
tưởng thế kỷ 8 nơi một người như tiên tri Hôsê. Lý tưởng đó nay cũng mặc lấy hi vọng về
Mêsia bởi dòng họ Đavít (Một điều rất rõ rệt trong sách các Vua) : Từ nay Thứ luật sử
xây trên hai yếu tố : Lề luật Giao ước (bởi vì Israel luôn thất trung : thì đó là duyên do
cho án phạt, và tàn phá) – và Tin mừng : Lời hứa cho Đavít (2S 7), và liên kết với Đền
thờ Yêrusalem.

Cuộc cải cách của Yôsya chưa thành sự thì Yôsya đã chết. Nhưng phong trào Thứ luật sử
vẫn tồn tại trong các nhóm người đã cổ võ trước kia. Họ tiếp tục cái tinh thần Giao ước
đó, và họ bổ túc thêm, suy nghĩ lại để làm căn cứ cho các cuộc phục hưng sau này. Vì thế
chính Thứ luật thư cũng như sách các Vua được bổ túc thêm trong các đợt trước tác sau :
Chêm vào những khúc giả thiết Yôsya đã chết, và Yêrusalem đã bị phá, dân bị lưu đày
(Tl 4:25-31; 32:19tt. Các đoạn 1-4, một phần đ.28, 31...). Công việc đó dường như cứ
tiếp tục cho đến thời phục hưng vào cuối thế kỷ 6.

Thứ luật sử trình bày kỳ thực là lịch sử của lời tạo thành của Yahvê : Lời Thiên Chúa
hoạt động làm sao trong lịch sử. Và đó là quả quyết đáng lấy làm lạ : Yếu tố quyết định
cho Israel không phải là những điều thường làm động cơ cho lịch sử, cũng không phải là
những vấn đề bao la lịch sử vốn có nhưng là nơi ít nguyên tắc căn bản do thần học và đạo
lý tiên tri về Lời Thiên Chúa. Chỉ có lời đó cho hiện tượng lịch sử được có liên tục và xúc
tiến, chỉ có lời đó hợp một lại các hiện tượng lẻ tẻ riêng biệt để làm thành một toàn thể
coram Deo : Lịch sử trong Cựu ước là một trình tự lịch sử do lời của Yahvê gầy tạo nên,
lời luôn luôn can thiệp trong phán xét và cứu rỗi, và luôn luôn hướng đến thành tựu.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 53


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

QUỐC GIA

VƯƠNG QUYỀN

1. HÌNH THỨC QUỐC GIA

1.1 CANAAN :
Một nhóm tiểu quốc (Yôs 12:9-24:31 vua, mới một phần Canaan). Thời Tel-Amarna
cũng thế. Kiểu tổ chức đó lên đến đầu thiên niên kỷ II (văn kiện trù ẻo). Tiểu quốc : một
thành (có tường lũy) với một lãnh thổ xung quanh. Trong có vua (thời Hyksos, Amarna :
thường là một người thuộc dòng giống khác Canaan) – quyền dựa trên một đạo quân (mộ
nơi dân thành, cùng lính thuê) – nguyên tắc : thừa kế. Dân Philitin cũng tương tợ như thế,
nhưng họ liên minh với nhau (Yôs 13:3; Thp 3:3; 1S 5:8).

1.2 AICẬP - LƯỠNG HÀ ĐỊA :


Những đế quốc khổng lồ – Tổ chức rất chặt chẽ – bao gồm những lĩnh vực xa rộng đã bị
chinh phục. – Tinh thần quốc gia không có bao nhiêu – quyền lực dựa trên một đạo binh
nhà nghề, bổ túc thêm lính thuê và chi đội các nước chư hầu phải cấp. Quyền bính tập
trung trong tay vua – thay đổi theo quyền kế thừa.

1.3 SYRYE-PALESTINE - cuối thiên niên kỷ II :


Những chính thể quân chủ dân tộc : Eđôm, Moab, Ammon, Aram. Lĩnh vực : Đất đai dân
tộc đã chiếm ở. Phòng thủ : Không phải đạo binh nhà nghề, nhưng là dân quốc động binh
(khi nước nhà lâm nguy : động binh hết hết thảy đinh tráng). Chính thể - vương quyền,
nhưng không nhất thiết theo nguyên tắc thừa kế (Kn 36:31-39 : hình như là tuyển cử)
nhưng cũng hướng đến kế thừa.

1.4 ISRAEL :
Xét theo trên này, mẫu vương quyền Israel đã theo là các nước xung quanh : Vương quốc
(1S 8:5) dân tộc, chứ không phải kiểu Canaan. Mẫu Aicập đế quốc, vụt hiện dưới thời
Đavít Salômon. Nước mang tên dân – Nguyên tắc triều đại kế thừa không được nhận
ngay lập tức.
Cách lập quốc của Israel hoàn toàn tương tợ những nhóm bà con cùng thuộc đợt di dân
Aram từ giữa thiên niên kỷ II.

2. TỔ CHỨC TIÊN KHỞI KHI VỪA ĐỊNH CƯ :

Giao hiếu 12-họ. Một hiện tượng chung cho các dân chưa được tổ chức chặt chẽ (Kn
22:20-24 : nhóm Aram – Kn 25:12-16 : nhóm Ismael – Kn 36:10-14 : nhóm Esau) dưới
quyền lĩnh đạo của những người được thần hứng (các thẩm phán lớn) – quyền Giao hiếu
có lẽ ở trong tay những shôphetim nhỏ (Thp 10:1-5; 12:8-15).

3. THIẾT LẬP VƯƠNG QUYỀN : SAUL

Văn kiện : 2 truyền thống phò vương : 1S 9-10:16 ; 11:1-11 15; 13:1
Bài vương : Is 8:1-22; 10:18-25; 12:1tt; 15:1tt.
Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 54
Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Dịp : Cuộc đô hộ của dân Philitin.


Saul có tính cách một lĩnh đạo thần hứng (một nâgid / thủ lãnh, thẩm phán).

4. DAVID-SALOMON : MỘT VUA HAI NƯỚC.

Nước được thiết lập không còn theo kiểu cựu trào lĩnh đạo thần hứng, nhưng dựa tất cả
trên tài cán và tham vọng của Đavít.

Cách tổ chức nước của David :


Phải để ý đến tính cách biệt lập của hai khối (thực sự là hai nước) : Yuđa và Israel. Yuđa
từ xưa đã có một đường lối riêng khác các bộ tộc Israel (Thp 1:3-19 chinh phục đất đai
riêng – Thp 1:21 29 35 cô lập vì các thành Canaan, Yêrusalem, Gabaôn, Gazer, Ayyalon
– Thp 5 không nói đến Yuđa...). Mỗi bên xức dầu riêng Đavid làm vua mình (Yuđa 2S
2:4, Israel 2S 5:3). Bởi thế nên Đavid là vua trên tất cả Israel và Yuđa (2S 5:4t). Dưới
triều Salômon cũng vậy.

5. ISRAEL VÀ YUDA :

Salômon chết, đế quốc Đavid tan rã. Yuđa - Israel lại biệt lập. Nhưng quan niệm vương
quyền hai bên lại khác : Israel thấy lại tính cách thần hứng của các kẻ lĩnh đạo (do tiên tri
chỉ định). Quyền kế thừa không được hoàn toàn thâu nhận. Trái lại Yuđa : Quyền kế thừa
đã thành nguyên tắc, và được y chuẩn với lời tiên tri Nathan (2S 7:8-16).

6. CỘNG ĐOÀN SAU LƯU ĐÀY :

Các qui chế chính trị biến mất với lưu đày. Xứ Yuđê từ nay luôn luôn phải lệ thuộc ngoại
bang. Quan niệm nước không còn nữa. Với quyền tự lập về tôn giáo, các đế quốc ưng
thuận cho, người Dothái trở nên một cộng đoàn tôn giáo, tuân theo luật tôn giáo của
mình, do các tư tế hướng dẫn. Đó là một chế độ thần quyền – Quan niệm xưa được
sống lại : Israel chỉ có Thiên Chúa làm vua (Xh 15:18; Ds 23:21... Ys 41:21; Tv 47 93
96-99). Còn việc điều khiển các địa phương thì họ sống lại các tập quán xưa (với bộ lạc
Mispahôt), dưới quyền kỳ lão (zeqenim), đại diện cho dân trước các kẻ cầm quyền (Er
5:9; 6:7).
Đáng lấy làm lạ, các tổ chức “như một nước” không ăn sâu vào tâm não dân chúng.
Lưu đày về, họ sống lại một cách rất tự nhiên kiểu sinh hoạt trước vương quyền. Đàng
khác các bộ luật đều nhắm về sinh hoạt bộ lạc và thành thị riêng đó. Dù phò vương - nhất
là hướng quan niệm Mêsia dòng họ Đavít - hay bác vương, quan niệm chính của Israel là
Thần quyền (Israel : dân của Yahvê). Đứng trước quan niệm đó : Vương quyền chính thể
là phụ tùng.

NHÀ VUA

1. LÊN NGÔI.
Israel, quan niệm lĩnh đạo thần hứng tất nhiên nhân vào việc Thiên Chúa lựa chọn.
Nhưng ở Yuđa, ngay việc kế thừa cũng giả thiết việc Thiên Chúa lựa chọn nữa : Việc lựa
chọn tiên khởi trên dòng dõi Đavid – Rồi việc lựa chọn mỗi một người kế vị (cách rõ rệt

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 55


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

nơi Salômon 1V 2:15; 1Ks 28:5). Mỗi lần phong vương là một lần lặp lại giao ước với
nhà Đavít – và một sự thừa nhận của Yahvê.

Vả lại đó cũng là quan niệm chung Tiểu Á thời xưa (các thần đã để ý đến, đã định, đã chỉ
trước, cho dẫu là một nước đã theo nguyên tắc kế thừa như Assur). Nhưng người kế vị
không nhất thiết là trưởng nam. Tại nước Hattu, có luật đặt trưởng nam – nhưng tại các
nước Aram vùng Syrie thì không thế. Aicập, Assur - lệ thường con cả kế vị cha. Nhà vua
chỉ định ngay khi còn sống, và đã cho thông chia quyền cai trị.

Ở Yuđa - coi nố Salômon (Ađônya là anh), Yôakhaz (2V 23:31 36 : tuy có Yôyaqim là
anh). Nhưng có lẽ phải hiểu là nhiều như con đầu lòng đã chết rồi (Amnon là con cả –
cũng như Yôkhanan con cả của Yôsya 1Ks 3:15). Đàng khác, thêm rắc rối là nhà vua có
nhiều vợ.
Con có thể đồng trị cùng cha, nhất là vua cha đã già, hay bịnh tật (nố Salômon, và Yôtam
thay Ozya bị phung hủi 2V 15,5). Con gái không được quyền kế thừa.

2. TẤN PHONG :
Văn kiện : 1V 1:32-48; 2V 11:12-20.
Lễ nghi : Chia làm 2 hồi, tại Đền thờ và nơi hoàng cung.

2.1 Tại đền thờ :


2V 11:12tt khá rõ. Nhưng 1V 1:38 Salômon được tấn phong tại Gihôn (một suối nước –
nhưng 1V 1:39; 2S 6:17). Đavít đặt nhà tạm Khám Giao ước ở đó.
2V 11:14 Yôas đứng ở cột trụ, theo nghi thức. Có lẽ là bệ của vua đặt ở gần cửa Đền thờ
(2V 23:3 gần cột / 2Ks 34:31 tại chỗ mình). 2V 11:14 / 2Ks 23:13 (gần cửa vào), 2V
16:18 cái bệ có lẽ cũng là một với 2Ks 6:13 (có lẽ hiểu được theo kiểu các nước xung
quanh : bia ở Ras-Shamra và Aicập cho thấy vua đứng trên một cái bệ trước tượng thần).

2.2 Những dấu hiệu của vua.


2V 11:12 : nèzèr và edụt. Nèzèr tức là mũ miện, hay triều thiên (biểu hiệu chính cho
quyền vua 2S 1:10; Yr 13:18; Ez 21:30t; Tv 89:40; 132:18). Edut : thường người ta chiếu
theo 2S 1:10 mà đổi thành s’adôt (xuyến tay). Nhưng phải giữ lại édut (thường dịch là
testimonium – Tv 89:40 đặt berit song song với nèzèr – Tv 2:6-7 nói đến hôq (decretum
/ Văn bằng). Các tiếng đó có thể đồng nghĩa để chỉ “nghi triều” như Aicập, tức là một
văn bằng trong có viết tước hiệu tấn phong của Pharaôh, chứng thực do lai thần linh, và
quyền chức của nhà vua.
Có thể là khi tấn phong, vua Yuđa cũng được trao tay một văn bằng tương tợ, chứng thực
ngài được Thiên Chúa thừa nhận làm con và hứa cho ngài toàn thắng địch thù (chiếu theo
“hôq” trong Tv 2,7-9), hay là nhắc lại giao ước giữa Thiên Chúa và dòng dõi Đavít (2S
7:8-16; Tv 89,20-38; 132:11-12).
Aicập : Đội triều thiên và trao phủ việt của Aicập thượng và hạ.
Assur : Triều thiên và phủ việt đặt trên cái đệm trước vị thần, rồi một tư tế đội triều thiên
và trao phủ việt cho nhà vua.

2.3 Xức dầu : 1V 1:39; 2V 11:12 :


Có thể nói hết thảy các vua Israel và Yuđa đều được xức dầu.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 56


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Ý NGHĨA :
Nghi tiết tôn giáo – kèm theo việc thần khí đáp xuống (nghĩa là : ban cho một ơn gì) –
như thế vua nên một nhân vật được tác thánh, thông chia sự thánh của Yahvê, bất khả
xâm phạm (1S 24:7 11; 26:9 11 23 : Đavid không dám phạm đến Saul – 2S 1:14 16 :
Đavid cho giết kẻ đã phạm đến Saul).

Do lai :
Không riêng cho Israel (Thp 9:8 15 giả thiết có trước tại Canaan, 1V 19:15 Elya được
lịnh xức dầu cho Hazael).
Tại Canaan : Một thư Amarna cho thấy các vua Syrie- Palestine chịu xức dầu làm chư
hầu Aicập. Hình như xức dầu là một thói tục Aicập. Các đại thần Aicập cũng được xức
dầu khi nhậm chức. Nhưng chính Pharaôh thì không. Các vua Lưỡng hà địa cũng không.
Nhưng các vua Hattu được tấn phong “với dầu thánh vương quyền” và xưng mình là
Tabarna : Unctus/ Xức dầu. Tuy Kinh thánh có nói các tư tế, cách riêng thượng tế được
xức dầu nhưng đó là thời lưu đày về (thượng tế hình như thừa kế một đặc ân thuộc về nhà
vua, vì là thủ lĩnh dân tộc).

2.4 Hoan hô tân vương :


Thổi kèn loa, dân chúng vỗ tay reo “Vivat rex” (1V 1:34 39; 2V 11:12) : Không phải dân
lựa chọn, nhưng ưng nhận quyền của vua (2S 11:11; 15:21 liền với lời thề với Yahvê).

2.5 Đặt ngồi ngai (1V 1:46; 2V 11:19) :


Ngồi ngai tức là bắt đầu trị vì. “Ngai” : 1V 10:18-20; tượng trưng : Kn 41:40; Tv 45:7;
2S 14:9; 1V 2:24; Ys 9:6.

2.6 Suy tôn :


Các đại thần đến làm lễ tùng phục (1V 1:47) và nhà vua ban quyền lại.

3. HIỆU CỦA NHÀ VUA


Aicập khi tấn phong, người ta tuyên bố 5 tên của Pharaôh. Assur hình như không có tục
lệ đó – Nhưng Babylon hình như lại có đổi hiệu (Teglat-Phalasar III được gọi là Pulu, và
Salmanasar V là Ululai, khi 2 ông xưng làm vua tại Babylon).
Israel phía Bắc không có chứng chỉ đổi hiệu.

Tại Yuđa hình như có :


2V 23:34 Elyaqim được Pharaôh đổi hiệu thành Yôyaqim.
2V 24:17 Mattanya được vua Babylon đổi hiệu thành Sêđêkya.
Hai nố này cắt nghĩa được như kiểu phong chư hầu – nhưng sao lại dùng tên hoàn toàn
theo kiểu Yavit – Nên có thể là các tôn chủ ngoại bang đành nhận thói tục của Yuđa.
Yoakhaz (2V 23:30 31 34) có lẽ là tên hiệu của Shallum (Yr 2:1; Is 3:15) Ozya (Ys 1:1;
6:1; 7:1; Hs 1:1; Am 1:1; Za 14:5; 2V 14-15:34) có lẽ là hiệu của Azarya (1Ks 3:12).
Salômon được Nathan gọi là Yedêdya (có lẽ là tên riêng) (2S 12:24t) (có người muốn
hiểu Đavid là tên hiệu, mà tên riêng là Elhanân) (2S 21:19 cũng là một với Baalhanân
trong Kn 36:38t).

Hết các chứng chỉ đây : cái nhiên, nhưng không chắc hẳn.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 57


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

QUAN NIỆM VƯƠNG QUYỀN


Coi J. DE FRAINE, l’Aspect religieux de la royauté Isréalite,
Position actuelle du problème 9-54.

Nên để ý đến các quan niệm : Sacral kingship (p.9)


Các kiểu giải thích : Quan niệm mà-thuật (p.11...)
: Quan niệm Hofstil (p.15...)
: Quan niệm cult-pattern (p.27...)

1. VUA CỨU TINH.


Một ý tưởng thông thường giữa các dân bán khai. Vua thể hiện cho hạnh phúc của dân;
sự thịnh vượng của dân tộc tùy vào nhà vua, vua mưu cứu thoát cho dân tộc.
Quan niệm đó còn thấy tại Aicập, cũng như ở Lưỡng hà địa. Tại Israel : coi Tv 72. Cũng
như các Thẩm phán xưa là những vị cứu tinh (Thp 3:9 15) thì vua cũng giải phóng khỏi
địch thù (2S 19:10), là cứu tinh (2V 13:5), và người ta kêu xin cứu giúp (2V 6:26).

2. CHỨC NGHĨA TỬ.


Aicập : Pharaôh được coi như vị thần, được gọi là “thần”, “thần tối hảo”, con của Râ
(thần tạo hóa), sinh thời là thể hóa của Horus, và khi chết thì đồng nhất với Osiris.

Lưỡng hà địa : Tính cách thần linh của nhà vua có ít chứng chỉ vào những thời tiên khởi.
Nhưng ở Babylon và Assur không thấy rõ. Nhà vua vẫn là một người phàm.

Dân Hittit : Sinh thời vua không phải là “thần”, nhưng được phong thần sau khi chết.
Syrie-Palestine : Văn kiện quá ít. Không cho phép kết luận về tính cách thần linh của nhà
vua. Các thư từ Amarna hùa theo Aicập mà gọi Pharaôh là “thần của tôi”. Bi chí Aram
không nhận tính cách thần linh của nhà vua.

Israel : Có những lời tâng nịnh (2S 14:17 20). Có dùng tiếng Elohim (Tv 45:7) nhưng là
một tiếng có thể dùng theo nghĩa rộng (Thiên thần Yb 1:6; Tv 29:1; 89,7 - Hình Samuel
chết 1S 28:13 – thủ lĩnh, Thẩm phán Tv 58:2; 82:1 6). Nhưng nhà vua được coi như
nghĩa tử của Thiên Chúa (Tv 2:7; 110:3 - LXX) : Filius meus es tu/ Ngươi là con Ta :
là một công thức lập tử của bộ luật Hammurabi (tương tợ như những công thức : 1S
18:21 (kén rể) Tb 7:11 (kết hôn) : như thế là giống như 2S 7:14).
Lòng tin vào Yahvê không thể nào nhận được việc thần hóa các vua.

3. VAI TRÒ TRONG PHỤNG VỤ.


Bởi được xức dầu, và Thiên Chúa thừa nhận làm nghĩa tử, nhà vua hình như có quyền về
tế tự. Các vua Aicập, Assur, Phênikia đều là tư tế.
Nhà vua có quyền về việc sùng bái : 2S 24:25 (Đavid dựng bàn thờ) 2S 7:2t (dự định xây
đền thờ) 1V 5-8 (Salômon xây Đền thờ) 1V 12:26-33 (Yêrôbôam tổ chức tôn giáo). Hàng
tư tế cấp trên : Công chức của nhà vua. Nhà vua cử hành những việc thuộc hàng tư tế : Tế
lễ (1S 13:9; 2S 6:13; 24:25; 1V 3:4 15; 8:5 62-64; 9,:5) (rõ rệt hơn cả 2V 16:12-15; 1V
12:33). Ban chúc lành cho dân ở Đền thờ (2S 6:18; 1V 8:14; Ds 6:22-27 dành cho tư tế).
Đavít mang y phục tư tế (1S 6:14). Chỉ sau lưu đày người ta mới lấy làm lạ, và cho đó là
tội (2Ks 26:16-20).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 58


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Phải cắt nghĩa các chứng chỉ đó một cách tế nhị : nhà vua không đích thực là tư tế –
nhưng bởi xức dầu, nhà vua nên một nhân vật thánh, có liên lạc riêng với Yavê, và trong
những dịp trọng thể có thể có những hành vi thuộc một kẻ cầm đầu tôn giáo trong dân.
Tv 110:4 có thể cắt nghĩa : vua là tư tế, nhưng theo một cách riêng như một vua có thể :
theo cách như Melkiseđek.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 59


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

TRUYỀN THỐNG P (LỀ LUẬT)


LỊCH SỬ CỨU RỖI THEO P.

I. SÁCH KHỞI NGUYÊN (Kn)


Kn 1-2:4a Tạo thành trời đất. Người ta được dựng lên theo hình ảnh Thiên Chúa.
Kn 5 Sự sống Thiên Chúa ban được chuyển từ đời này sang đời nọ.
Kn 6:11 Trái đất ra hư nát bởi tội, nhưng dòng giống vẫn tốt lành, có Hênóc và Noê đi
với Thiên Chúa.
6-8. Hồng thủy. Tàu như thể một Đền thờ Thiên Chúa dạy kích thước, cũng như
nhà tạm Môsê phải dựng sau này.
9:1-17. Giao ước thứ nhất. Khoản lệ : cấm hại đến sự sống và ăn huyết.
10. Bảng kê các dân tộc : căn bản thì duy nhất có trong loài người.
11:10t : Dòng giống Sem dẫn đến Abraham.
17. Abraham được Thiên Chúa chọn. Giao ước thứ hai.
22:20-24. Dòng dõi Nahor
23 Abraham tậu hang Macpêla, một bảo tín về tương lai.
25:7-10. Abraham cũng được chôn cất tại đó.
25:11-18. Ysaak và Ismael.
25:19-21; 26:34t; 27:46-28:9: Esau, Ismael-Esau ra khỏi tông tộc thánh.
29:24 29 Yakob đi Paddan-Aram và kết hôn.
31:18b 3:18a 35:9-13 15 23-29 : Trở về bên Esau.
41:46 Nói qua về Yuse.
46:6-27 47:5 61 7-11 28 48:3-6 Định cư bên Aicập.
49:29-33 50:2t : Yakob được chốn cất tại Macpêla.

II. SÁCH XUẤT HÀNH (Xh)


Xh 1:1-5; 2:23-25 Bị làm tôi bên Aicập.
6:13-25 Môsê và Aharôn. 6:2-12 Yavê mạc khải.
6:26-7:13 Aharôn phải nói và quăng gậy phép lạ.
Rồi chiến đấu với phù thủy Aicập. Tai ương Aicập : P có 5 (theo Y)
nhưng sửa đổi (bụi sinh muỗi, ung nhọt thay cho dịch thú vật) Tai
ương cuối dẫn vào luật Paskha.
12:40t Israel ra khỏi Aicập như đi kiệu;
14:22 Ngang qua biển giữa hai tường nước.
16:6t Phép lạ do Môsê và Aharôn.
19:1-2a Giao ước thứ ba tại Sinai. Giao ước tế tự và Đền thờ.
24:15-18a 25-31 Môsê là trung gian.
35-40 Môsê thực hiện điều Thiên Chúa truyền.

III. SÁCH LÊVI (Lv)


Lv 8-10 : Người thừa hưởng là Aharôn và dòng giống, có Lêvít giúp đáp.

IV. SÁCH DÂN SỐ (Ds)


Ds 1-4 : Họ Lêvi không phải kiểm điểm nhân số.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 60


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

9,15t : Áng mây là dấu của Giao ước mới này.


10:1-13 : Áng mây làm dấu hiệu cho việc di chuyển của Israel.
13:3-17 26 14,1-9 26t : Đến sa mạc Pharan, dân không chịu tiến.
16-17:15 : Korê cạnh tranh với Aharôn. Nhưng (17:16-28) gậy nở hoa, Aharôn
làm chứng chỉ quyền chuyển cầu của ông.
20:1-11 Môsê và Aharôn cho dân có nước.
20:22-29 Aharôn chết tại sa mạc Sin, Elêazar thay thế.
22:1 : Israel đến Môab, 25:1-18 Elêazar và Pinhạs gìn giữ dân khỏi sự
quyến rũ tại Baal Peor.
26 : Kiểm điểm nhân số lần thứ hai.
31 : Đánh Mađian – Luật thánh chiến.
33 : Hết thời phiêu lưu trong sa mạc.
34 : Dọn việc chinh phục và phân chia Đất thánh.

V. THỨ LUẬT THƯ (Tl)


Tl 4:41-43: Cách thành thú ẩn.
32:48:52 : Môsê lên núi Nêbô và (34 một phần) chết tại đó.

Hình như yếu lược thánh sử của P còn tiếp thêm trong các sách Yôshue, Thẩm phán (19-
21 cách riêng), Samuel (1S 2:26-36; 2S 20:23-26).

ĐẶC TÍNH CỦA P

Hành văn :
Lạnh lùng, cứng đơ –
Không đếm xỉa tính cách nhân loại đại đồng, tâm lý,
Không chút thi vị mặn mà.
Văn của P : buồn tẻ.

P - Một văn kiện muộn thời :


Về văn, về quan niệm thần học, mục đích thực tiễn (không cốt là vạch ra việc Thiên Chúa
âm thầm dẫn dắt nhân loại và tổ phụ cùng Israel – nhưng là để cho thấy việc xuất hiện
những qui chế nghi lễ sùng bái trong lịch sử), tính cách chinh phục tòng giáo. Hết các
điều đó đem ta vào thời Dothái ở bên ngoài Israel, hoặc thời lưu đày, hay thời Batư
(không thể quyết định là trước hay sau sắc chỉ Kyrô, ở Babylon hay ở Palestine.

P -Văn kiện của một môi trường :


Môi trường tư tế “tinh thần tồn cổ, có não thần học, quan tâm đến các qui chế tôn giáo,
giọng nói uy thế. Họ là những người của Tôrah (Yr 18:18; Ez 7:26). Tôrah theo một
nghĩa rộng rãi bao la - không chỉ là một sưu tập luật, hay một quyền dạy điển lễ - nhưng
trước tiên là một trình thuật về các ký ức, làm thành giáo điều của Israel và cùng với luật
lệ, lễ nghi mà điều hành sinh hoạt Israel. Các tiên tri có vai trò cảnh tỉnh, còn hàng tư tế
đại diện cho qui chế vững chãi, bảo tồn và phát triển điều đã mạc khải để làm cho dân
sống theo mạc khải đã chịu lấy.

Loại văn của lịch sử tư tế, những suy tưởng của P có liên lạc gì với lịch sử?

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 61


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Điểm đạo lý của thánh sử theo P :


Đạo độc thần :
Tất cả nhân loại được kêu gọi lĩnh lấy chúc lành. Yếu tố căn bản của lòng đạo là trạng
thái luân lý, kế đồ của Thiên Chúa diễn ra dần dần để đạt đến việc lựa chọn một dân.
Thiên Chúa :
Đối với cả nhân loại là Elohim. Sau Hồng thủy cũng không cần một tên mới : Noê và
dòng dõi vẫn là tất cả nhân loại. Nhưng đã xuất hiện một phạm trù tôn giáo đặc biệt :
Giao ước - phải hơn, một ước định kèm theo ít điểm luân lý coi như ứng hạp với luật tự
nhiên.
Với Abraham :
Mới thấy một tên mới của Thiên Chúa EL SHADDAY. Thực sự vẫn còn là một kiểu gọi
trổng, nhưng đã được thu lại để chỉ Elohim như Thiên Chúa riêng của Abraham.
Cùng với tên mới, Giao ước riêng :
Có tính cách lựa chọn, tách biệt riêng ra – kèm theo một tôn giáo ban thêm vào đạo tự
nhiên của thời Noê. Nhưng giao ước chỉ kèm theo một giới răn độc nhất : Cắt bì.
Nhỡn giới phổ cập không bị loại hẳn, các dân khác có thể nhập vào Giao ước, nhưng
cũng phải lĩnh lấy giới luật cắt bì kia.
Rồi Thiên Chúa lại mạc khải mình cho Môsê, dưới tước hiệu YAHWEH - một tên riêng,
loại bỏ đi El SHADDAY – Một Giao ước cũng được thiết lập : Giả thiết việc ban Torah :
một tôn giáo thiết định chứ không còn là tự nhiên.

Trình tự của thánh sử theo P là thế : Ba Giao ước thu hẹp dần dần nhưng giả thiết chứ
không loại bỏ hẳn giao ước trước. Ba vòng đồng tâm ! Cái táo bạo của nhà thần học P là
dám áp dụng quan niệm Giao ước cho cả thời Noê, nghĩa là bao gồm cả nhân loại – và
đàng khác đã tẩy luyện quan niệm đó, để loại bỏ tính cách giao kèo song phương.

Như thế thánh sử của P có tính cách một tổng hợp giữa tính cách phổ cập và tính
cách cá biệt của Israel, dưới ánh sáng của luân lý và mạc khải.

Liên lạc hệ thống thần học đó với lịch sử :

P bị ràng buộc bởi sử lược cổ truyền đã thành hình trong những lời tuyên tín, và những
trình thuật cũ (nhất là Y ở đây). Các đoạn văn đó thuật sao, P đành lòng chịu lấy, và
không viết thay bằng một trình thuật mới để cải chính. Như thế P không cần phải làm
việc một sử gia. Thái độ của P là thái độ một người chú thích, suy nghĩ trên điều đã viết,
chứ không phải trên sự kiện đã xảy ra. Và người chú thích này nghiền ngẫm văn kiện là
cốt để tìm giải quyết cho những vấn đề suy tưởng phải giải quyết. Nhưng việc nghiền
ngẫm đó không đi đến một tổng hợp trừu tượng, mà là một trình thuật lịch sử trong đó
nhờ những lời khái lược, những con số, những phóng đại, tác giả đòi độc giả nghĩ đến
giáo huấn mình muốn trình bày.

Phương pháp hành văn là diễn giải đó chính là loại văn sở trường của Dothái vào một
thời muộn hơn : Đó là loại văn MIDRASH.

Nói đến P, thường người ta nghĩ đến Lề luật. Nhưng kỳ thực, Luật không phải chỉ P mới
có. Đó là cả một khía cạnh của mạc khải.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 62


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

TORAH :
Thực sự có nghĩa rộng là giáo huấn, đạo lý, nói được là đồng nghĩa với mạc khải. Nhưng
Torah cũng chỉ một quyết định ban ra trong một hoàn cảnh, một nố riêng biệt nào. Rồi
tiếng đó nên một danh từ tập hợp chỉ toàn thể những qui định điều hành liên lạc người ta
với Thiên Chúa, và người ta với nhau. Sau cùng, tiếng Torah được dùng để chỉ Ngũ thư –
và thực sự ta không thấy một bộ luật nào nữa ngoài Ngũ thư.
Các bộ luật kê được như thế này :

1. THẬP GIỚI (Xh 20:2-17; Tl 5:6-21).


Coi : STAMM J.J. Le Décalogue à la lumière des recherches contemporaines.
Hai văn bản khác nhau đôi điều, cả hai lên đến một hình thức tiên khởi ngắn hơn (gọn
như các điều răn thứ năm, thứ sáu, bảy). Hình thức đó nói được là lên đến Môsê.

2. LUẬT GIAO ƯỚC (Xh 20:22-23:33).


Coi H. CAZELLES, Etudes sur le Code code de l’Alliance.
Một sưu tập phức tạp, nhưng phần cốt tử là Xh 21-22:16, gồm những án quyết
(mishpatim) thuộc dân luật và hình luật. Đó là bộ luật cho một dân gồm có người chăn
nuôi và nông nghiệp. Bộ luật này có liên lạc với Tl 27:15-26 (những khoản chúc dữ), bộ
luật mà Tl 27:11-14 nói phải tuyên bố trên núi Ebal (hay Garizim) khi đã vào Canaan –
và Yôs 8:30-35 nói là Yôshue đã thực hiện (lời mở đầu giống Xh 20:24t). Nhưng Yôs 8
đó đem về đại hội Sikem Yôs 24:25t.
Như thế Luật Giao ước có thể hiểu được là chính bộ luật của Giao hiếu các bộ tộc Israel
đã giữ trước khi tổ chức thành một vương quốc.

3. Bộ luật THỨ LUẬT THƯ (Tl 12-26)

4. LUẬT THÁNH THIỆN (Lv 17-26) :


Một sưu tập, trong có nhiều khoản trùng nhau. Nhưng đã được viết như một toàn thể khởi
đầu bằng các khoản về tế lễ (như Thứ luật thư), và kết thúc bằng những lời chúc lành
chúc dữ (cũng như Thứ luật thư). Nhưng bộ luật này khác bộ luật Thứ luật thư bởi chú
trọng cách riêng đến các nghi tiết và hàng tư tế : Điểm đạo lý chi phối mọi sự là “nại vào
sự thánh thiện của Yavê và của dân Israel” : đó là đặc điểm của thần học Yêrusalem : từ
thời Ysaya đã nhấn đến sự thánh thiện, tính cách siêu việt của Yavê. Yavê là thánh, thì
dân của Người cũng là dân thánh, và phải vâng phục các luật điều xứng hạp với sự thánh
thiện của Thiên Chúa, những luật điều đó do hàng tư tế Aharôn truyền dạy cho dân.
Ezêkiel đã chịu ảnh hưởng Luật Thánh thiện này.

5. Bộ luật TƯ TẾ (P chính thức) : gồm có nhiều sưu tập :


Lv 1-7 : Luật về các lễ tế.
Lv 8-10 : Nghi thức tấn phong tư tế.
Lv 11-16 : Luật về sự trong sạch.
Rồi những luật rải rác trong các sách Xuất hành, Dân số thư, đặt liền với những biến cố
trong sa mạc.
Những luật của Israel như thế có tính cách thiếu tổ chức – phân tích ta thấy được là các
luật đó đã biến đổi với hoàn cảnh và thời buổi và liên lạc mật thiết với sinh hoạt tôn giáo
và dân sự.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 63


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SOẠN LUẬT.


Coi : DBS, V, 506-513 (Cazelles, Loi Israélite, III
Les facteurs qui ont influencé la rédaction des lois).
Muốn hiểu hoàn cảnh phải biết Luật nơi các nước xung quanh :
Coi : R. De Vaux, Les Institutions de l’A.T.I. p.223-225
(Les lois de l’Ancien Orient).
Luật của vua Ur-nammu (S.N.Kramer, L’Histoire commence à Sumer, 89-93)
Luật của Lipit-Ishtar, ANET, 159-161.
Luật thành Eshnunna ANET, 161-163.
Danh tiếng hơn cả : Bộ luật Hammurabi, ANET, 163-180.
Luật Assur ANET, 180-188
Luật Hattu ANET, 188-197.

TÍNH CÁCH RIÊNG CỦA LUẬT ISRAEL

1. LUẬT LIÊN LẠC MẬT THIẾT VỚI GIAO ƯỚC.


Giao ước giữa Yahvê và Israel kết thúc bằng một hiệp ước – tất nhiên không phải là hai
người bằng vai - Hiệp ước có tính cách một hiệp ước giữa chư hầu và tôn chủ. Và thực sự
các bộ luật của Israel coi được như những khoản của hiệp ước. Thập giới là tờ hiệp ước
kết thúc Giao ước Sinai (Xh 24:12; 31:18; Tl 9:9). Luật Giao ước kết thúc giao ước tại
Sikem (Yôs 24:25t). Thứ luật thư cũng được coi như những điều kiện kèm theo việc ban
Đất thánh (Tl 12:1) kết thúc bằng những lời chúc lành, chúc dữ (Tl 28:69).

Và thực sự những thỏa hiệp, giao ước xưa giữa tôn chủ và chư hầu cũng được viết tương
tợ như vậy (coi tờ hiệp ước giữa các vua Hattu và chư hầu, ANET, 203-206).

Bởi so sánh với hiệp ước, một đặc tính của Luật đáng được để ý : Các thỏa hiệp trước
tiên nhắc lại cơ hội lịch sử dẫn đến hiệp ước. Các bộ luật cũng được dẫn vào bằng việc
nhắc lại những sự kiện đi trước (Xh 20:1; Tl 5:4t; Yôs 24:2-13) : những lời vắn gọn đó đã
thành những diễn từ diễn lại cả Thánh sử trong Thứ luật.

Các thỏa hiệp kết thúc bằng chúc lành chúc dữ cho người giữ hay không giữ hiệp ước.
Thì các bộ luật chung chung cũng kết thúc bằng những lời chúc lành chúc dữ, cách riêng
sau các bộ luật Thứ luật (Tl 28) và luật Thánh thiện (Lv 26:3-41).

Các thỏa hiệp được khắc trên bia, hay ghi trên bài gạch và được đặt trong Đền thờ, trước
mặt Thần linh chứng kiến, thì Thập giới được khắc trên bia đá và đặt trong Khám Giao
ước. Giao ước Sikem được viết trong sách (Yôs 24:26), hay khắc trên đá (Yôs 8:35), Đền
thờ của Yahvê giữ chứng thư về Giao ước (Yôs 24:26t).

Thỏa hiệp của các vua Hattu đòi chư hầu và dân tùy thuộc thỉnh thoảng phải đọc lại. Tl
31:10-13 có truyền đọc lại 7 năm một lần (lễ nghi tái lập Giao ước).

Nhưng khác các thỏa hiệp phàm tục, là các luật Israel đặt Israel tùy thuộc chính Thiên
Chúa : Bao quát tất cả mọi khu vực sinh hoạt, thiết định chẳng những liên lạc với Thiên
Chúa và cả người ta với nhau nữa.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 64


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

2. LÀ LUẬT THIÊN CHÚA


Các luật không chỉ là khoản bắt buộc phải giữ, mà còn là giáo huấn của Thiên Chúa. Bởi
đó các luật có kèm theo lý do tại sao : Có những lý do của lương tri thường tình (Tl
22:24) nhưng có những lý do hoàn toàn luân lý (Xh 23:8) và nhất là tôn giáo (Xh 20:5;
Lv 16tt; Xh 23,9...) : như sự thánh thiện của Yahvê (Luật Thánh thiện), việc giải phóng
khỏi Aicập (Xh 23:9; Lc 19:36; Tl 5:15; 24:18).

Cũng vì liên lạc trực tiếp với tôn giáo - Luật Israel phạt nặng những tội nghịch cùng
Thiên Chúa (thờ quấy, phạm thượng) những tội nghịch với tính cách thánh thiện của dân
Thiên Chúa chọn (dâm dật với thú vật, kẻ gian, loạn luân). Nhưng lại có tính cách nhân
đạo về những điều khác (thương tổn đến thân thể, chỉ có nố Tl 25:11t, luật Assur cũng
phạt như thế). Hình trượng : 40 đòn thôi (Tl 25:3). Nhiều khoản cốt để bênh vực người
tha bang, bần cùng, bị áp bức, góa bụa, mồ côi, ngay cả kả thù riêng (Xh 22:20-26; 23:4-
9; Tl 23:16 20; 24:1tt). Luật trưng binh cũng miễn chuẩn đại độ (Tl 20:5-8). Công thức
cứng rắn của Luật báo thù vẫn còn giữ nguyên (Xh 21:23-25; Lv 24:19t; Tl 19:21).
Nhưng hình như không còn được áp dụng triệt để (coi Xh 21:18-27 : hai luật khác làm
cho luật báo thù giảm hiệu lực nhiều). Luật báo thù chỉ phải áp dụng nghiêm nhặt trong
nố sát nhân thôi, mà lý do lại hoàn toàn tôn giáo (Ds 35:31-34).

Nói chung: Lề luật Cựu ước liên lạc mật thiết với Giao ước. Giao ước có 2 hiệu quả :
Tạo lên một dân của Thiên Chúa (Xh 19:5t), ban cho dân đó một thể lệ phải vâng giữ (Xh
24:7t). Luật tức là hiến chương của giao ước, mục đích là làm cho Israel nên thực là “dân
thánh” như Thiên Chúa muốn.
Mà Giao ước thì chỉ có một : Giao ước Sinai do Môsê làm trung gian. Nên luật, tuy có
thêm, có đổi, cũng chỉ có là Luật Môsê, vì tất cả sinh mạng Dân của Thiên Chúa tất cả
đều dựa trên Giao ước Sinai. Cựu ước nhìn thấy nơi Môsê một dung mạo thần ứng, một
tiên tri, phát ngôn nhân của Thiên Chúa hơn là một người lĩnh đạo, một người làm luật
theo kiểu nhân loại. Như thế vai trò của Môsê không cốt là đã viết, đã soạn văn thư, mà là
vai trò lịch sử như trung gian Giao ước.

LỀ LUẬT CỰU ƯỚC :

Hay chế độ Luật cũ đối chiếu với Luật mới gợi lên ít vấn đề thần học khó khăn.
Coi : P.GRELOT, Sens chrétien de l’A.T. Ch.4 : L’A,T.considéré comme loi, 167-247.

Xác định chế độ Lề luật :


Điểm căn bản là Luật được coi như hiến chương của Giao ước (biến cố đã biến đổi một
dân giữa muôn thiên hạ nên dân của Yahvê).
Luật đó theo kiểu phân chia có hệ thống của thần học có thể chia làm :
- Luân lý (nên để ý đến liên lạc với luật tự nhiên, và vấn đề : luật tự nhiên đó đã được
Thiên Chúa y nhận biến thành một luật Thiên Chúa thiết định).
- Tư pháp (một số đông các khoản trong Luật Cựu ước là tư pháp dân sự của một
nước : Dân luật – và vấn đề một dân luật như thế đã được biến thành một Luật
Thiên Chúa thiết định, tr.182).
- Phụng sự (phức tạp trong các kiểu, duy nhất trong ý định và tính cách luật do Thiên
Chúa thiết định phải cân nhắc làm sao khi Tân ước bãi bỏ Luật đó).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 65


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Tính cách :
Do lai bởi Thiên Chúa của Lề luật, tuy rằng các yếu tố xét về bình luận và so sánh thì
gồm có yếu tố hoàn toàn nhân loại, và đã biến đổi theo thời gian (tr.189-195).
Xét về vấn đề : Vai trò của Lề luật trong ý định Cứu rỗi :

1. Các giới răn của Lề luật có vai trò đào luyện, dọn người ta đến cùng Chúa Kitô.
Vấn đề luôn gay cấn: Chế độ Lề luật và chế độ ân sủng
(P.Grelot, 201-209). (P. Demann, Moise et la Loi dans la pensée de St Paul (Moise,
l’homme de l’alliance, p.189-242).
2. Các qui chế Cựu ước có tính cách hình bóng đối với những thực tại Tân ước. Đó là tất
cả vấn đề “nghĩa tượng trưng của Cựu ước”.

GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG CỦA VIỆC SOẠN VĂN KIỆN P.

Những điều quan tâm thời đó :


Về thần học (cộng đoàn Israel), về luật pháp (thích ứng các bộ luật).

Hoàn cảnh :
Những xung đột xảy ra giữa các kẻ hồi hương với các dân vẫn ở lại trong vùng. Họ cũng
tự coi là người thuộc đạo Yahvê mà không nhận mình phải giữ những yêu sách của
truyền thống của hàng tư tế hồi hương, họ chỉ giữ những luật lệ đã xuất hiện trước hồi lưu
đày.

Sứ mạng Ezra :
Hình như là phối hiệp hai khuynh hướng tại Palestine. Triều đình Batư đã ủng hộ và giúp
phương tiện để duy trì mối hòa hảo giữa các dân thuộc đế quốc. Hình thức cuối cùng
của P do công việc sưu tập các luật lệ này. Và sau cùng, văn kiện P đã được lấy làm
khuôn khổ để soạn lại và hòa hợp hết các truyền thống cựu trào của Israel.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 66


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

ĐỀN THỜ

DÂN SEM ( nói chung)

1. THÁNH ĐỊA :
Một khoảng lớn nhỏ tùy nơi xung quanh đền thờ hay bàn thờ (Hylạp cũng có, temenos).
Thí dụ : Đền thờ Khafadjeh (một vị thánh bầu dục 100x70th) ANEP, 754.
Cũng vậy : tại Ur (200x200m, ANEP, 748), Babylon (400x400) ANEP, 765.
Đền thờ Salômon : Tiền đình (thời Hêrôđê : 300x500m) Xh 27,9-19.
Nhà tạm trong sa mạc cũng được quan niệm như vậy (100x50 xích).
Sùng bái ngoài trời, xa thành thị : Vị thánh được đặt giới hạn bằng đá cắm từng chặng (có
lẽ Gilgal theo Yôs 4:19t; 5:9t).
Thánh địa có thể rất rộng : Mecca có một harâm đi hằng mấy giờ, có thể cả một quả núi :
Hermôn (tự nguyên giống như harâm, Sinai (Xh 19:12).

2. CHỖ SÙNG BÁI : NƠI THÁNH


(rút khỏi khu vực trần tục) (Ez 42:20).
Lý do :
Tách để dâng kính thần linh như một thứ thuế thập phân về đất đai – hay : giới hạn chấm
dứt hoạt động trần tục nơi một sức thiêng của thần linh (trong đền thờ) được lan tỏa đến.
Yêrusalem : Dân ngoại cấm không được vào tiền đình Israel. Và nơi Cực Thánh : Phụng
vụ cũng không được cử hành, trừ ngày Kippur (Lv 16:15; Hr 9:7). Bởi đó cũng có quyền
“tá túc” (1V 1:50,53; 2:28.31; Yôs 20:1-6 : sáu thành được quyền cho tá túc do bởi tính
cách Đền thờ khi xưa).

3. CHỌN NƠI SÙNG BÁI :


Xác định bởi một sự hiển linh nào của vị thần (thần đã hiện, đã chỉ, hay đã có những hiệu
lực phi thường nào).
Thần linh báo hiệu : Thp 6:24tt; 2S 2:16-25; Xh 20:24. (Lưỡng hà địa : ngay việc muốn
tu bổ Đền thờ cũng phải có triệu báo).
Thiên nhiên sùng bái nhận thấy sự hiển hiện của thần linh hay hoạt động của thần linh
nơi :
- Suối nước (Panias, nguồn sông Yorđan – Kadesh (En-Mishpat Kn 14:7), giếng
nước (Baalat-Beer Yôs 19:8; Lahai-Roi Kn 16:13t 24:62; Gihôn 1V 1:33-40,
Beerseba Kn 21:31 26:23-25).
- Cây thánh (cây : biểu hiệu cho sản lực, thần sản lực) (Sùng bái nơi cây cối : Hs
4:13t; Ys 1:29; 57,5; Tl 12:2; 1V 14:23; 2V 16:4; 17,10; Thp 4:5; Kh 35:4/Yôs
24:26 / Thp 9:6 / Kn 12:6 (cây sồi Sikem), Kn 13:18; 18:4 (Mamrê).
- Chỏm núi (nơi mây tụ lại, và làm cho có mưa xuống). Lưỡng hà địa (các thần sinh
trên núi, hay hội họp trên núi). Ras-Shamra: Núi Saphôn (có điện thờ của Baal, nơi
hội họp của chư thần). Điển cứ Kinh thánh : Ys 14:13-15; Ez 28:14 16). Nhưng núi
thánh đó phải được cụ thể hóa nơi trần gian (Olympe ở Hilạp. Djebel-el-Aqra :
Saphôn của Ugarit, Núi Casios thời La-Hi). Liban, Siryôn (Hermôn) - được coi như
tên thần trong văn kiện Híttít. Tabor (Tl 33:19; Hs 5:1). Carmel (văn kiện Aicập :
rôsh qadosh “Mũi thánh”) : 1V 18:20-48 (Elya ở Carmel).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 67


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Yahvê chiếm lĩnh các núi thánh :


Tv 29:6; 89:13. Nhưng đối với Israel chỉ có hai núi thánh : Sinai (Xh 3:1; 4:27; 1V 19:8;
Tl 33:2). Sion (Tv 2:6; 3:5; 15:1; 43:3; 99:9; Ys 27:13; 56:7; 57:1), đó chính là đỉnh
Saphôn Tv 48:2t (Ys 2:2-3 / Mi 4:1t : Sion sẽ được nhắc cao hơn mọi núi đồi) (Cũng vì
quan niệm núi thánh đó mà nảy ra việc xây Ziggurat).

4. ĐỀN THỜ :
Tiếng : Akkad Bitu /nhà, Ekallu (Sumer : E-Kal/ nhà lớn, Ekurru (Sumer : E-KUR
/nhà của núi).
Ugaria : bt (nhà), hêkal : đền, Ezekiel : Miqdash (nơi thánh, thánh điện).
Như thế người ta quan niệm thần linh như kiểu vua : Vua có đền, thì thần cũng có đền để
ở. Họa đồ có nhiều kiểu : Chung chung theo hình chữ nhật, nhưng ở Babylon, cửa vào là
một chiều ngắn, còn ở Assur là ở chiều dài. Ở Syrie Palestine - trước thiên niên kỷ II -
giống như kiểu Assur (ở chiều dài), sau thiên niên kỷ II thì tợ như ở Babylon (chiều
ngắn) (ANEP 739 733). Yêrusalem sẽ theo kiểu này (như tại Teml Tainat).

5. CAO ĐÀN :
Tiếng gọi : Bamôt (Vg excelsa)
Tự nguyên : lưng, mình con thú, có thể : cái chỏm, chỗ cao.

Vị trí :
Thường trên một chỏm đồi, một chỗ cao (1S 9:13t 19 25) Ez 20:28t; 2V 16:4; 17:9; 1V
11:7. Nhưng cũng có thể ở giữa thành (1V 13:32; 2V 17:29) hay cửa thành (2V 23:8) ở
thung lũng Yr 7:31 (Topher).

Tổ chức :
Có bàn thờ (2V 21:3; 2Ks 4:2; Ez 6:6), như đồ phụ thuộc đặc điểm : Massébah - một
tấm đá dựng đứng, một bia đá kỷ niệm - Kn 31:45; Xh 23:4), nhắc lại thần hiện, dấu chỉ
thần có một, rồi biểu hiện cho chính vị thần (có đẽo đục hay không) : Tượng trưng cho
thần nam.
Asherah (luôn đi với massébah 1V 14:23; 2V 18:4; 23:13-14; 2Ks 14:2...) làm bằng gỗ,
có thể là một cây, tượng trưng cho thần nữ.
Lv 26:30; 2Ks 14:4; 34:4 7; Ez 6:4 6 còn thêm “hammânim (Vg dịch mỗi chỗ một kiểu :
fanum, simulacrum/tượng, delubrum/miếu) : theo bi chí Nabatê và Palmyre, tiếng đó
chỉ những “hương án” (coi ANEP 579 581, có lẽ 575-583).
Bamôt thường ở ngoài trời, nhưng cũng có thể có xây cất điện thờ, nhà cửa (1S 9:22; 1V
3:5; 13:31; 2V 17:29...)
Bamôt cũng có thể là nơi thờ cúng người chết, Massêbah có thể là bia mộ người chết (2S
18:18; Kn 35:20). Người ta đắp đống trên ít thổ mộ (Yôs 7:26; 8:29; 2S 18:17) và có lẽ
phải hiểu Ys 53:9; Yb 27:15 theo nghĩa đó.
Trong dân Israel : Các cao đàn trước tiên không bị lên án (1S 9,12t : Samuel tế lễ tại cao
đàn; 1V 3:4t : Salômon tế lễ và được mông triệu tại cao đàn Gabaôn). Dân Israel lai vãng
cao đàn mãi đến cuối thời vương quyền. Ezêkya đã muốn triệt hạ (2V 18:4), nhưng
Manassê lập lại (2V 21:3) và cao đàn tồn tại mãi đến việc cải cách của Yôsya (2V 23).
Israel muốn thờ kính Yahvê tại các nơi đó. Nhưng chung chung tại đó dân chúng thường
cử hành những lễ bái hỗn tạp, dựng Massêbah và Asherah ngay bên bàn thờ của Yahvê,

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 68


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

cùng nhập tịch những kiểu sùng bái đồi phong bại tục, và mê tín nhiều kiểu. Các tiên tri
lên tiếng đả kích (Hs 10:8; Am 7,9; Yr 7:31). Sau cùng hết thảy các bamôt đều bị lên án,
và nên đồng nghĩa với đền thờ ngoại đạo, hay ít là bất hợp pháp.

CÁC ĐỀN THỜ CỦA ISRAEL


1. CÁC TỔ PHỤ
Dân Israel có ít nơi thờ kính như do các tổ phụ thành lập. Chứng chỉ đó mà xét thực hư
được – có điều là các nơi đó đều ở bên rìa vùng canh thổ du mục lui tới – và các nơi đó
không danh tiếng gì mấy thời sau.
Trình thuật thành lập đúng kiểu chọn nơi thánh theo dân Sem: Nơi có yếu tố thiên nhiên
làm cho nghĩ đến sự hiện diện của Thiên Chúa (cây, chỏm đồi, mạch nước), hay do Thiên
Chúa hiển diện.

Sikem (Kn 12:6t cây sồi Môrê : có phép thiêng gì làm người ta xin quẻ xâm), Kn 33:18-
20; 35:1-4 (nối Sikem với Bethel : một cuộc hành hương) Yôs 24; Thp 9:6; 1V 12:1-19.
Nhưng kiểu soạn tác của Thứ luật sử gia đã muốn làm lu mờ đi việc tồn tại lâu đời Đền
thờ Sikem về các thời sau (Yôs 24:26 viên đá không gọi là Massebah, và Thp 9:6 có lẽ bỏ
tiếng đó) Tl 27 nói đến Ebal-Garizim mà bỏ lơ đi Sikem (nhưng lộ ra ở Tl 11:26-32 : cây
sồi Môrê).

Bêthel : Abraham lập (Kn 12:8), nhưng liên lạc cách riêng với Yakôb (Kn 28:10-22 một
trình thuật sáng lập đền thờ : Bêt-El “domus Dei”, Yacob dựng Massêbah, và xức dầu,
khấn nộp thập phân – Kn 35:1-9 14t cũng lập lại một trình thuật sáng lập, trùng hợp với
Kn 28:18tt).
Các việc Yacob làm diễn lại một nghi thức Israel sau này vẫn tuân giữ (hành hương 1S
10:3; thập phân Am 4:4). Có lẽ việc sùng bái Yahvê đã thay thế một vị thần Canaan : El-
Bêthel (El : chủ tể chư thần Canaan, Bêthel : theo tôn giáo của dân chúng là một tên thần
(văn kiện Eléphantine, và Am 5,4; Yr 48,13).

Mamrê : Một chi tiết nhỏ Kn 13:18. Nhưng đền thờ ở đó còn lưu tồn mãi đến thời
Byzantiô (Sozomenos có thuật này hội chợ hằng năm).

Beerseba : có liên lạc riêng với Yasaak (Kn 21 22:31 26:23-25). Nhưng việc sáng lập
được gán cho Abraham (Kn 21:33 : El-Olam tên một vị thần Canaan, như Shamash-Olam
(bi chí Karatépé), Elat-Olam (ghi nơi một cái bùa tìm được ở Arstal-Tash). Thời sau
người ta còn kính viếng (Is 7:6-17; Am 5:5; 8:14).

Như thế truyền thống nhận có nhiều liên lạc giữa các đền thờ đó và các tổ phụ – nhưng
những đại diện thời sau của đạo Yahvê lại lên án. Có lẽ tại những nơi đó có kiểu sùng bái
cổ thời của Canaan còn lưu tồn. Và thực các tên thần hình như còn giữ lại : El-Bêthel (tại
Bêthel), El-Olam (tại Beerseba); có lẽ El-Shadday (tại Mamrê), El-Berit (tại Sikem : Thp
9:46; 8:33) : các tên đó không phải chỉ những vị thần địa phương nhỏ, nhưng là thể hóa
cho vị thần tối cao El – Các tổ phụ theo giai đoạn tiên khởi của mạc khải chỉ cần nhận ra
dung mạo El như Thiên Chúa độc nhất của họ và là Đấng đã ban các lời hứa cho dòng
giống họ. Nhưng thời sau, mạc khải đòi hỏi một sự tinh túy hơn, Yahvê có các đặc tính
của El hết thảy, và việc sùng kính Yahvê nơi những Đền thờ mới khác lấn át hẳn các đền

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 69


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

thờ cổ thời – nhưng dân chúng vẫn còn giữ nhiều tục lệ liên kết với các Đền thờ cổ thời
đó.

2. TƯỚNG TAO PHÙNG - KHÁM GIAO ƯỚC


Coi : R. de Vaux, Les Institutions de l’A.T.II,122-133.
id Arche d’Alliance et Tente de Réunion (A la rencontre de Dieu, Memorial Albert
Gelin, 55-70).

Tiếng gọi :
E: chèl mô’éd (trướng tao phùng, nhà tạm gặp gỡ) (Xh 33:11; Ds 12:18) – Nhấn cách
riêng vào vai trò “Sấm ngôn” (Xh 33:7).
P: cũng dùng chel-môed (Xh 29:42t; 3:,36), nhưng ưa dùng hơn tiếng Mishkan (đồng
nghĩa với nhà làm tạm, lều) (Ds 24:5) một thuật ngữ của P - Nhấn đến cách ở đặc biệt
của Thiên Chúa dưới đất, tuy Người ngự trên trời) – Tự đó : SHEKINAH
Sự hiện diện của Yahvê nơi Trướng tao phùng
E : Xh 33:9; Ds 12:4-10 : Yahvê đến với đám mây. Có tính cách viếng thăm hơn là ở
luôn.
P : Xh 40:34t; Ds 9:15-23 đám mây phủ luôn Mishkan, ra lịnh cho dân về việc di
chuyển và về vị trí trại (theo P thì ở trong trại – còn theo E thì ở ngoài (Xh 33:7-11; Ds
11:24-30).

Hình thù :
E : không có một dấu chỉ nào cả.
P : Xh 26 36:8-38. Kiểu tả khó hiểu. Chung chung P tả vào một thời Israel không còn giữ
ký ức rõ rệt nữa, và P đã phỏng theo chính Đền thờ Yêrusalem mà họa lại, nhưng chỉ
bằng nửa Đền thờ thôi.

So sánh phong tục : Trướng, nhà tạm là một yếu tố cốt yếu của sinh hoạt du mục, một
trướng thánh là điều thường tình.
‘Utfa (merkab) : Một thứ kiệu hay cáng theo hình một lều trại, theo các bộ lạc Bêdouin
khi di chuyển, và cả lúc chiến tranh. Có khi người ta tế lễ trước ‘utfa đó (cho ‘utfa hay
cho vị thần có mặt vô hình).
Mahmal : Một lều vuông vức trên lưng lạc đà để dẫn các người hành hương đi Mecca (tự
Damas, hay Cairo).
Qubba : Thời các bộ lạc Árập trước Islam. Một trướng thánh nhỏ bằng da nhuộm đỏ, để
chở những tượng thần bằng đá của bộ lạc (một thứ thần chủ bằng đá : bétyles), đặt trên
lưng lạc đà khi đi kiệu hay ra trận, có những thiếu nữ lo canh giữ. Trong trại, người ta đặt
qubba gần bên trướng của tù trưởng, và đến đó xin lời sấm.
Coi Xh 33:7 (hỏi sấm) Xh 26:14 (bằng da chiên nhuộm đỏ), Xh 38:8 (phụ nữ giúp việc).
Chứng cổ học : coi Memorial Albert Gelin,57 (cước chú 5). Vậy tổ tiên Israel trong thời
sa mạc có một đền thờ đem đi được cũng như các lều trại của họ. Trướng thánh đó đã
biến mất một khi Israel đã định cư.

KHÁM GIAO ƯỚC :


Các văn kiện từ muộn nhất đến cựu trào nhất:

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 70


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

P. Xh 26:33 40:21 : Trướng thánh để che arôn hâ’-édut (tabernaculum testimonii - tức
là 2 tấm bia chứng chỉ (Luật Thiên Chúa ban : Xh 31:18; 25:16; 40:20; Ds 9:15; 17:22;
19:2). Tả trong Xh 25:10-22; 37:1-9 (gỗ keo : acacia (shittim), 1.25x0.75 = 0.75m, có
đòn khiêng, kêrubim giương cánh).
Thứ luật : 10:1-5 (gỗ keo, 2 bia đá) 10:8 (Lêvit khiêng) : gọi là “Khám giao ước” (arôn
habberit) 9:9; Tl 31:9 26; Thứ luật cũng được đặt bên.
E : Ds 10:33-36. Khám giao ước dẫn Israel. Ds 14:44 Khám giao ước không đi theo
Israel khi họ xông đánh Canaan trái lịnh Môsê.

P tả theo kiểu còn nhớ về khám Giao ước tại Đền thờ Salômon (1V 8:6).
Thứ luật không tả, không đặt liên lạc với Trướng thánh.
Nhưng E cựu trào cho thấy Khám đó như một thứ kiệu của Israel trong sa mạc.

Cái kiệu đó có lịch sử lâu hơn Trướng : tại Gilgal (Yôs 7:6), Thp 20:27 tại Bêthel. Sikem
(Yôs 8:33), Silô (1S 3:3), bị mất tại Apheq (1S 4:3t 11; 5,:-7,1), tại Yêrusalem (2S 6),
trong Đền thờ (1V 6:19; 8:1-9). Có lẽ biến hẳn năm 587 (Yr 3:16) so với truyền tụng 2M
2:4t).

Ý nghĩa tôn giáo : 2 kiểu


- Khám thánh “ngai của Thiên Chúa“ (1S 4-6; 2S 6; 1V 8) và cả khi ra trận. Thời sau
lưu đày có lẽ chỉ còn KAPPORET (Xh 25:17-22; 37:6-9) sau cũng biến (thời Antiôkhô
Epiphanê), vì nơi cực thánh trống rỗng trong thời Hêrôđê (Josephus, Bell V,5,5).
- Khám giao ước : hòm đựng Lề luật (Tl 10:1-5; Xh 40:20).

Có lẽ 2 tác dụng đó có thể dụng hòa được, theo kiểu các tờ hiệp ước thường được đặt
dưới chân tượng thần (thí dụ thư của Ramsès II nói về tờ hiệp ước với Hattusil : vua
Hattu đặt dưới chân thần Teshup, còn Ramsès đặt dưới chân thần Ra.

Còn vấn đề khá phức tạp là : Liên lạc giữa Trướng tao phùng và Khám giao ước :
- Các truyền thống cựu trào không bao giờ nói đến cả hai một trật. Nhưng : cái kiệu
là khám giao ước phải có gì phủ đi. Xh 33:7-11 có lẽ muốn ám chỉ đến cả hai. 1S
7:1; 2S 6:17 : người ta cũng phải cất trướng.
- Chỗ để khác nhau : trướng ngoài trại (Xh 33:7-11; Ds 11:26-30; 12:4). Khám giao
ước giữa trại (Ds 14:44) : Nhưng chú giải không chắc. Văn kiện chỉ nói đến khi di
chuyển (Ds 10:33 21).
- Trướng : nơi ước giữa trại (Ds 14:44) : Nhưng chú giải không chắc. Văn kiện chỉ
nói đến khi di chuyển (Ds 10:33 21).ban sấm. Khám Giao ước : nơi Yahvê hiện
diện. Điều ấy cũng có. Nhưng nếu chỉ xét về các văn kiện cựu trào nhất thì 2 việc
đó không mâu thuẫn : Tl 33:8-10 (công tác thứ nhất của con cái Lêvi là “ban sấm”,
những “mishpatim (judicia) và tôrôt (leges)”. Và người ta có thể xin lời sấm nơi
Khám Giao ước (Thp 20:27t; 1S 3 Samuel được lời Thiên Chúa trước khám Giao
ước. Xh 25:22; Ds 7:89 : Thiên Chúa lịnh tự kapporet.
- Trướng : nơi Yahvê đến viếng thăm, chứ không phải là nơi ở của Yahvê. Còn Khám
Giao ước : nơi hiện diện thường xuyên.
Văn kiện không nhất thiết đòi phải hiểu như thế, cách riêng Ds 10:33-36, cũng có thể
hiểu về việc xin Yahvê hiện diện trong khi di chuyển trong sa mạc – và Khám kia là dấu

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 71


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

chỉ sự hiện diện đó. Vả lại Tiểu Á còn có những “ngai trống”, dọn sẵn để thần linh đến
dịp thì ngự đến. Vậy có lẽ (chỉ kết luận được như vậy) Trướng và Khám đều lên đến thời
Israel còn là du mục. Trướng là để phủ Khám. Trướng đó là nơi gặp gỡ Yahvê bởi vì có
chứa Khám, ngai dọn sẵn cho Yahvê.

3. CÁC ĐỀN THỜ TẠI PALESTINE TỪ KHI ISRAEL CHIẾM ĐẤT.

GILGAL :
coi Memorial J. Chaine :
F.M.Abel, Galgala est aussi le Dodécalithon, 29-34.
A.George, Les récits de Gilgal en Josué (5,2-15) 169-186.
Studia Anselmiana, 109-113 (F.M.Abel, L’apparition du chef de l’armée de Yahveh à
Josué. (Jos 5,13-15).

Có lẽ đã là một Đền thờ Canaan có từ trước. Thời Israel : một Đền thờ quan trọng (Yôs
4:19; 7:6 : chung chung những biến cố khi mới vào Palestine Yôs 2-10 – Thời Samuel và
Saul cùng Đavít : 1S 7:16; 11:15; 13:7-15; 15:12-33; 2S 19:16 41). Đền thờ đó còn được
lai vãng thời sau (Hs 4:15; Am 4:4; 5,5; 9:15; Thp 3:19 26).

SILO :
Trong thời Thẩm phán cho đến Samuel, Đền thờ Giao hiếu đóng tại Silo. Gốc tích không
được rõ. Nhưng sách Yôshue cho thấy Silo là một nơi các bộ tộc cử hành đại hội, và triệu
tập (Yôs 18:1; 21,2; 22:9 12). Sách Thẩm phán cho thấy người ta cử hành một lễ hành
hương (Thp 21:19.21, cũng như 1S 1:3). Tại đó đã có “Nhà của Thiên Chúa” tức là đã
xây một Đền thờ. Có lẽ ở Silo Yahvê mới được mang tên là Sabaot ngự giữa các
Kêrubim (1S 1:3 4:4). Bởi đó người ta tự hỏi có khi ở đó trước kia có một vị thần
Canaan mang tên là Sabaot và được tạc hình có các Kêrubim kiệu đi. Khi áp dụng tên đó
cho Yahvê, thì tước đó chỉ có ý nói đến uy quyền và phép tắc Yahvê trên mọi sự.
Có lẽ sau trận Aphek (1S 4:1-11), Silo đã bị phá hủy do cuộc tấn công của Philitin (Yr
7:12-14; 26:6 9).

MISPA VÙNG BENYAMIN :


Thp 20:1 3; 21:1 5 8; 1S 7:5-12 16; 1M 3:46-54. Yr 40t Hs 5:1 cho ta thấy Mispa nhưng
không chắc có phải là Mispa Benyamin không, có thể là Mispa tại Galaad.
Tại đó, như vậy, có một điện thờ quan trọng. Nhưng khai quật tại Tell en-Nasben đồng
nhất với Mispa không cho thấy gì quan trọng như một thị trấn.

GABAON
(2S 21:1-14; 1V 3:4t) có lẽ Yôs 9:23 27. Nhiều người đồng nhất với Neby-Samwil hiện
tại và Mispa trong 1S 7 10.

OPHRA
Thp 6:11-24. Một trình thuật sáng lập Đền thờ. Song song với một truyền thống khác Thp
6:25-32. Như thế 2 truyền thống : Một bên cho thấy việc sùng bái Yahvê thay thế êm
thấm kiểu sùng bái Baal, bên kia lại áp đảo bằng vũ lực. Truyền thống thứ nhất cựu trào
hơn. Còn truyền thống thứ hai dọi lại thời chinh chiến với sùng bái Baal. Coi thêm Thp
8:22-27.
Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 72
Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

DAN
Nguồn gốc Thp 17-18. Một truyền thống cựu trào đã được hiểu lại như vạch ra tính cách
bất hợp pháp của Đền thờ đó : Đền thờ quấy, do một hàng tư tế lạc đạo chủ trì, xứng với
việc sùng bái Yêrôbôam tái lập sau này (1V 12:29-30; 2V 10:29). Có lẽ Đền thờ đó bị
phá khi Assur xâm chiếm (Thp 18:31).

YÊRUSALEM
Muộn hơn hết các Đền thờ Israel. Sáng lập theo 2 giai đoạn :
- Đem khám giao ước về Yêrusalem (2S 6, đặt liền với Tv 24:7-10; 132).
- Việc dựng bàn thờ nơi xây Đền thờ sau này 2S 24:16-25; 1Ks 21:15-22,1. Đây có tính
cách một việc sáng lập Đền thờ (thần hiện : việc Malak Yahweh hiện ra cho David
nơi sân nhà Arauna; tín thư hạnh phúc: Hết tai ương; khai sáng phụng sự : dựng Đền
thờ).

Trước David, các chứng chỉ cho thấy có di tích là một nơi sùng bái của Yêbuzi và Canaan
trước kia : Tv 110:4; Kn 14:18-20 (coi RB 1951, 360-371, Abraham à Jérusalem, par
L.H.Vincent). El-Elyôn : Tên một vị thần Canaan (Philon thành Byblos : trong hàng chư
thần Canaan có Elioun gọi là Hypsistos (chí cao), cha của Ouranos (trời) và Gè (đất) : so
với Kn 14:19).
Như vậy có lẽ Yahvê đã thay El-Elyôn, và lấy cả Đền thờ cũ (và tư tế).
Về việc xây cất Đền thờ Yêrusalem, tái tạo theo cổ học :
VINCENT-STEVE, Jérusalem de l’A.T.II-III, 373-431.
A.PARROT, Le Temple de Jérusalem, 5-44.
R.de VAUX, Les institutions de l’A.T. II, 147-173.

SÁCH THÁNH :
Đền thờ Salômon : 1V 6-7: 2Ks 3-4.
Đền thờ Ezekiel :
Ez 40:1-44:9 (Tiên tri muốn cụ thể hóa những ý tưởng thần học : Sự thánh thiện, tinh
tuyền, tính cách thiêng liêng – tức là những điều chủ chốt của lời rao giảng của ngài).
Đền thờ sau lưu đày :
Các chi tiết rải rác trong các sách Ezra (4:24-5:2) Haggai (1:1-2,9) Zacarya (4:7-
10)...1Macabê (1:21-24tt).

ĐẠO LÝ VỀ ĐỀN THỜ

Ý tưởng cốt yếu :


Đền thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện.
Điều đó diễn ra trong Áng mây chất đầy Đền thờ khi đã đặt Khám Giao ước vào (1V
8:10) tức là chi tiết đã được dùng cho cả trướng Tao phùng trong sa mạc (Xh 33:9;
40,34t; Ds 12:4-10) – Coi lời cung hiến của Salômon 1V 8:13. Sự u tối của Debir (thâm
cung : nơi Cực thánh) nhắc lại Áng mây đó (1V 8:12). Bởi Yahvê hiện diện nên mới có
tế tự và sùng bái (coi ý tưởng đó nơi cử chỉ của Ezêkya 2V19:4).

Bởi đó các Thánh vịnh chấp chứa một lòng tôn kính Đền thờ : “Nhà của Yahvê, Tiền
đình của Yahvê” (Tv 27:4; 42:5; 76:3; 84,1tt; 122:1-4; 132:13t; 134:1tt).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 73


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Các tiên tri cũng đồng một ý tưởng : Am 1:2; Ys 6:1-4; 2:2t; Yr 14:21. Nhưng sự hiện
diện đó là một ơn, mà dân bất trung có thể mất, bởi đó lời cảnh cáo của Yêrêmya (7:1-15;
26:1-15). Ezekiel thấy sự vinh quang của Yahvê rút khỏi Đền thờ (Ez 8-10), nhưng Thiên
Chúa sẽ trở lại nơi Đền thờ mới (Ez 43:1-12; 48:35).

Quan niệm về sự hiện diện đó được biến chuyển dần dần để giải sự tương khắc giữa tính
cách siêu việc của Yahvê, Chúa tể vạn vật, và sự Người ở gần gũi với Israel trong lịch sử,
theo kiểu vừa tầm nhân loại : 1V 8:27. Sách 1V 8:30-40 giải rằng : Tín hữu cầu khẩn
trong Đền thờ và Thiên Chúa nhậm lời tự trên trời. Rồi người ta dùng những yếu tố gián
tiếp như thể trung gian : Danh của Yahvê (1V 8:17 29; Tl 12:5 11) : Danh của ai là đại
diện và diễn tả người ấy. Suy tưởng về thời sau sẽ đi đến quan niệm Shekinah, cốt ý là
diễn tả sự hiện diện của Yahvê giữa Israel mà không có nguy hại gì cho tính cách siêu
việt của Người.

Còn một ý tưởng nữa :


Đền thờ là dấu sự Thiên Chúa lựa chọn.
Chính Thiên Chúa đã chọn thành và Đền thờ đó (Tv 132:13; 68:17; 78:68). Người đã
chọn đó để đặt Danh Người (Tl 12:5). Và việc Đền thờ đã được cứu một cách lạ lùng thời
Ezêkya càng củng cố thêm lòng tin đó. Nhưng dân Dothái đã quá tín thị vào tính cách bất
khả xâm phạm của Đền thờ (Yr 7:4). Bởi đó tai họa năm 587 nên một sự thử thách ghê
sợ. Nhưng sau lưu đày, ơn lựa chọn được lập lại trên Yêrusalem và Đền thờ mới (Za
1:17; 2:16; 3:2; Nh 1:9).
Về ý nghĩa Đền thờ từ đầu cho đến Tân ước coi : Y.CONGAR, Le Mystère du Temple.

Chống đối Đền thờ.


Chung chung các tiên tri ưng nhận Đền thờ, có lên án là lên án cách lạm dụng, và sự ỷ thị
mù quáng làm quên cả những nghĩa vụ đối Thiên Chúa.
Nhưng thực sự có khuynh hướng chống đối việc xây dựng Đền thờ : 2S 7:5-7 : Không
phải như người ta hiểu theo 2S 7:12 : Thiên Chúa không muốn David xây Đền thờ, việc
đó dành cho Salômon (1V 5:19; 1Ks 17:12; 22:10; 28:6; 2Ks 6:8t) – nhưng là Yahvê
không muốn có Đền thờ xây cất nào, Người muốn giữ y nguyên thói tục trong sa mạc.
Lời tiên tri không muốn nói đến việc có Đền thờ Silo nữa. Như thế, trong dân có những
nhóm người coi việc xây Đền thờ như một việc bất trung, một sự loại hóa với sùng bái
Baal tôn giáo Canaan. Và thực sự có Đền thờ, Israel đã sa vào tình cảnh hỗn hợp tôn
giáo.
Phong trào đó còn tiếp tục nơi nhóm Rêkab (không trồng trọt, không nhà cửa) (Yr 35)
(đến đỗi ẩn trú tại Yêrusalem, họ cũng không vãng lai Đền thờ, mãi cho đến khi Yêrêmya
nói với họ). Sau lưu đày : coi Ys 66:1 (so với 1V 8:27).

THỜI TÂN ƯỚC :


Thái độ của Stêphanô dùng lại lời nói Ys 66:1 mà quả quyết Đấng Chí Cao có ở đâu nơi
Đền thờ do tay người phàm làm ra (Cv 7:48). Lời cáo tội Chúa Yêsu : Mc 14:8 Yn 2:19.
Và đến đây nhiệm cục cũ cáo chung : những đặc ân của Đền thờ (nơi Thiên Chúa hiện
diện, dấu chỉ ơn lựa chọn) được chuyển qua thân mình của Chúa Kitô, từ nay là nơi thánh
độc nhất cho phép người ta được hưởng sự hiện diện sự hộ phù cứu thoát của Thiên
Chúa.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 74


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

HÀNG TƯ TẾ
Coi : La Tradition sacerdotale, 27-60 (A.GELIN, Le sacerdoce de l’Ancien ne Alliance).
R.de VAUX, Les institutions de l’A.T. II, 195-277.
Tên :
Hipri dùng tiếng Kohen (tự nguyên : Akkad. Kânu (cúi xuống, vái lạy – hay : kwn :
đứng (đứng trước Thiên Chúa, như tôi tớ) : không chắc).
Chức tư tế :
Một chức vụ, văn kiện xưa không thấy nói đến việc Thiên Chúa can thiệp cách riêng –
sau cùng : thuộc một dòng họ tư tế là đủ.
Bổ nhiệm tư tế :
Thp 17:5-12 Xh 32:29(Tấn phong) 1V 13:33 dùng tiếng implere manum ejus/ Đặt đầy
tay (Hipri). Theo Tv 8:27t Xh 29:22-34 đặt vật tế lễ trong tay.
Nhiều tác giả hiểu theo Thp 17:10 18:4 “tiền công”.
Có thể hiểu theo văn kiện Mari : lĩnh lấy một phần lợi tức của đền thờ và các của lễ.
Phải nói, đó là một thành ngữ không có ý tả nghi tiết tấn phong.
Việc đặt tay : không hề dùng cho tư tế (semikah thời sau dùng cho rabbi).
Xh 29:7 Lc 8:12 xức dầu thượng tế – Xh 40:12-15 xức dầu các tư tế : Muộn thời.

Chung :
Israel thời xưa không có lễ phong chức tư tế – nhưng họ được tác thánh ngay trong khi cử
hành phận vụ. Sự tác thánh đó “tách biệt” tư tế khỏi giới tục – và phải tuân giữ những
điều cấm đoán (Lv 21:1-6 21:7 Xh 28:43 Ds 8:7 Ds 8:7 Xh 30:17-21 40:31 Lv 8:6 :
những việc thanh tẩy).

Tư tế và Đền thờ :
Theo tục dân Sem, Tư tế phải là người của một đền thờ nào nhất định, đến đỗi bộ lạc di
cư, tư tế vẫn cứ chủ trì đền thờ địa phương cũ, giữa những người lạ. Đàng khác không có
điện thờ nào (dẫu của tư gia cũng vậy) lại không có tư tế (Thp 17).

Tư tế và lời sấm
Tl 33:8-10 con cái Lêvi ban lời sấm. Ở sa mạc : việc của Môsê (xh 18:15 19 33:7-11).
Còn các tư tế thì thỉnh vấn Thiên Chúa nhờ :
Ephod (áo tư tế 1S 2:18 22:18 2S 6:14 :
Áo bằng vải gai, thứ khăn quấn ngang lưng) – một phần của y phục Đại tư tế (Xh 29:5;
Lv 87; Xh 28:6-14; 39:2-7, có phụ chú nhiều thời sau lưu đày) – Một đồ vật phụng sự :
Thp 17:5; 18:14 17 20 – Ghiđêôn dùng chiến phẩm làm ra Thp 8:27. 1S 2:28 14:3 23:6 9
30:7 1S 21:10 – để thỉnh vấn Yahvê (1S 23:10 30:8). Các nghĩa đó có liên lạc với nhau
thế nào hiện chưa rõ manh mối.
Có lẽ Ephod : áo của thần – nơi Israel, không có tượng thần, thì chỉ dùng để giữ quẻ
thánh (có lẽ hiểu theo Cng 16,33 mà nói áo đó có túi đựng quẻ).
Urim và Tummim : tức là những quẻ thánh.
Tự nguyên, cách sử dụng đều mù tối – có lẽ phỏng theo kiểu thờ phụng của người
Canaan.
Hình thù sao? (hòn sỏi, xúc xắc, đũa? Không thể biết rõ : Ez 21:26t).
Cách sử dụng : Trao cho tư tế (Ds 27:21; Tl 33:8) – rút thăm : 1S 14:41-42; 23:9-12;
14:18t 37; 28:6).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 75


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Sau thời Davidt không còn nói đến rút quả như thể bằng Ephod, Urim Tummim nữa. Hs
3:4 : Ephod còn dùng đến cuối thời Israel, nhưng đã thành thờ quấy với teraphim,
massebah. Thời sau người ta thỉnh vấn Yahvê nhờ các tiên tri.

Tư tế và việc giáo huấn


Tl 33:10 tư tế ban mishpatim và tôrôt (Mi 3:11; Yr 18:18; Ez 7:26).
Tôrah được trao cho tư tế (tức là giáo huấn, chứ không chỉ có luật mà thôi).
Tôrah đó thường là một lời dạy ngắn về một vấn đề nào (Lv 10:10t; Ez 22:26; 44:23; Hg
2:11-13; Za 7:3) – nhưng chẳng những chỉ là giải nố nhưng còn tất cả những gì liên hệ
đến liên lạc giữa Thiên Chúa và người ta (Hs 4:6; Yr 2:8). Tư tế nên thày dạy luân lý đạo
nghĩa, người có vai trò giữ gìn truyền thống và ban bố cho dân.
Từ thời lưu đày về sau, việc giáo huấn còn là công việc của hàng Lêvít (họ không có vai
trò trong tế tự chính thức nữa). Rồi khi có hội đường về sau, có hạng ký lục và Luật sĩ,
trong số “giáo dân lấn hẳn tư tế”.

Tư tế và tế lễ.
Tl 33:10 : việc tế lễ là việc cuối cùng của tư tế.
Trong các văn kiện xưa, tế lễ là việc dân thường cũng làm được (Thp 6:25t; 13:16-23; 1S
1:3; 2:19).
Tư tế trong Cựu ước thực sự không phải là người tế lễ theo nghĩa “hạ sát” hy sinh : Việc
đó tư tế có thể tự làm nhưng cũng có thể trao cho kẻ khác làm (Xh 24:3-8; Lv 1:5; 3:2 8
13; 4:24 29 33) hay do hàng tư tế cấp dưới 2Ks 30:17; Ez 44:11. Nhưng điều cốt thiết là
dâng huyết (Lv 17:11 14), vì phải làm nơi bàn thờ, và cũng do tư tế mà vật đã giết được
đem đến bàn thờ. Bởi thế phận vụ của tư tế là lên bàn thờ. Khi các vai trò “sấm, giáo
huấn” giảm, thì việc cốt thiết của tư tế là tế lễ.

LỄ TẾ
Coi: Van der Leeuw, La Religion... 341-352.
P. Grelot, Sens chrétien de l’A.T. 231s.
P. Van Imschoot, Théologie de l’A.T.II,130-157
J. Lécuyer, Le sacrifice de la Nouvelle Alliance 9-34.
R. de Vaux, Les institutions de l’A.T.II, 291-347.

Bộ luật lễ tế thời sau lưu đày : Lv 1-7.

1. Lễ tế toàn thiêu (holocaustum : ‘olah) cũng gọi là kâlil (dâng trọn)


Theo tự nguyên (‘alah : ascendere) :
Của lễ người ta đem “lên” bàn thờ hay người ta dâng khói vị “lên” cùng Thiên Chúa bằng
việc thiêu hủy đi.

Đặc sắc :
Vật hy sinh phải được thiêu trọn (người dâng và tư tế không được hưởng gì cả, trừ ra da
thú vật). Hy sinh : Một con vật giống đực, không tì tích (bò, dê, cừu, chim) (chim cu và
bồ câu mà thôi).

Người dâng phải trong sạch theo nghi tiết. Đặt tay trên đầu con vật :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 76


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Không phải cử chỉ mà thuật đặt liên lạc người ta với Thiên Chúa.
- Không phải tượng trưng hy sinh thay cho người dâng để chịu lấy tội.
- Nhưng chứng tỏ hy sinh đó do người ấy, và tư tế sẽ tế hiến nhân danh người ấy, để
người ấy được lĩnh lấy những ơn ích do bởi lễ tế.
Chính người dâng hạ sát hy sinh.

Lễ tế công cộng : tư tế hạ sát.


Vai trò thực thụ của tư tế : Đem huyết đổ xung quanh bàn thờ (Lv 17:14 : sự sống ở trong
máu; 7:26t : máu thuộc về Thiên Chúa). – Rồi hy sinh bị lột da, xẻ ra và tư tế đem lên bàn
thờ mà đốt tất cả (đầu, lòng ruột, chân cẳng sau khi đã rửa sạch).
Chim : Không có đặt tay, không cắt tiết, chính tư-tế tế-sát trên bàn thờ (chim là cho hạng
nghèo không thể có thú vật).
Nghi tiết muộn thời : Kèm thêm dâng bột đã nhồi với dầu, có dâng rượu nữa : bột thì đốt,
rượu đổ ở chân bàn thờ như máu (Lv 23:18; Xh 29:38-42; Ds 5:1-16).

2. Lễ tế kết nghĩa
(Hostia pacificorum/ Lễ vật giao hòa, sacrifice de communion/Hy lễ hiệp thông).
Hipri : Zebah selâmim (dùng chung hay dùng riêng từng tiếng).
Lễ tế đó có ý tạ ơn Thiên Chúa và mưu sự hợp nhất với Thiên Chúa. Có 2 kiểu :
sacrificium laudis /Lễ tế kỳ an (Tôrah Lv 7:12-15; 22:29t).
- Sacrificium (sponte)/Dâng tiến tự nguyện : Nedâbah (bởi lòng thành kính, chứ
không phải bởi giới luật, lời hứa hay khấn : Lv 7:16-17; 22:18-23).
- Sacrificium ex voto (Neder Lv 7:16t; 22:18-23) do một lời khấn
Nghi tiết Lv 3.

Đặc điểm :
Hy sinh chia một phần dâng Thiên Chúa, rồi phần khác cho tư tế, và người dâng làm tiệc
thánh. Vật hy sinh như lễ toàn thiêu (nhưng không dùng chim), đực hay cái, tì tích nho
nhỏ châm chước cho nedâbah Lv 22:23. Đặt tay, hạ sát, đổ máu như lễ toàn thiêu.
- Phần của Yahvê : Thiêu trên bàn thờ (mỡ, đuôi chiên : Lv 3:16t; 7:22-24).
- Phần của tư tế : ngực, đùi phải (tenupah và terumah Lv 7:28-34; 10:14t).
- Phần của người dâng : những gì còn lại : cùng gia đình ăn tiệc, nhưng phải giữ mình
trong sạch theo luật dạy (Tôdah phải ăn ngay trong ngày Lv 7:15 - Nedâbah và
Neder : còn ăn được ngày hôm sau, còn lại phải đốt).
Tôdah có kèm theo “minhah” : bánh không men và bánh dậy men.

3. Lễ tế đền tạ :
Coi L.Moraldi, Espiazione sacrfficale ex riti espi atori
Tiếng dùng : lễ tế tạ tội (hattat), phạt tạ (‘asâm)
- Sacrificium pro peccato / Lễ tạ tội - Lv 4:1-5:13; 6:17-23.
Vật : bò, dê, chiên, chim (người nghèo có thể dâng bột).
Đặc điểm : huyết quan trọng, và thịt là phần tư tế tất cả.
Mỡ đốt nơi bàn thờ.\
Ngày lễ đền tội, lễ tế này được cử hành long trọng khác thường.

- Sacrificium pro delicto/ Lễ phạt tạ/ ‘asâm. Lv 5:14-26; 7:1-6.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 77


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Chỉ thấy nói về tư nhân, hy sinh : chiên đực – có kèm thêm tiền vạ (Lv 5:14-16. 21-26;
Ds 5:5-8).
Nói chung : rất khó phân biệt hai thứ lễ tế này.

4. Lễ vật thảo mộc :


Thường gọi là minhah (của dâng) Lv 2; bột mì hảo hạng nhồi với dầu, kèm theo hương
(Lv 2:1-3; 6:7-11; 7:10). Bột nhồi đã chín (một phần thiêu hủy, một phần về tư tế) Lv
2:4-10; 7:9.
Những phần thiêu hủy gọi là Azkârah (memoriale)
Các lễ vật này hoặc dâng một mình (Lv 6:13-16; Lv 5:11-13; Ds 5:15) hoặc làm vật hy
sinh phải đổ máu (Xh 29:40; Lv 23,13; Da 15:1-12).

5. Bánh trưng hiến : lehem happânim, lehem hamma’areket. Lv 24:5-9.


Mười hai chiếc bánh bằng bột mì hảo hạng, trưng bày trước nơi Cực thánh.
Dấu chỉ Giao ước với 12 bộ tộc. Tư tế ăn. Coi Ez 4121t.

6. Hương thơm : qetoret, qetoret sammim (thymiamata boni odoris).


Làm bằng những chất gì thì coi Xh 30:34. Lễ nghi : Xh 30:7-8; Lv 16:12t.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 78


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

CÁC TIÊN TRI


A. Ít khái niệm. Những bước đầu. Đặc tính...
B. Các tiên tri : thứ tự theo từng thời (thế kỷ 8, 7...)

I. NHỮNG BƯỚC ĐẦU :


Coi J. STEINMANN, Le prohétisme biblique des origines Osée
Introduction à la Bible, I. 469ss.

Những dung mạo tiên tri rõ rệt, chúng ta thấy được nơi Elya, Elisa. Như thế : hiện tượng
tiên tri nhập vào truyền thống Israel vào một thời muộn (ít là muộn hơn qui chế tư tế, luật
thánh). Hiện tượng đó thường được gọi là một phong trào : nhưng phong trào đó không
duy nhất bao nhiêu.
Tiếng gọi có phần mập mờ (coi Introd. à la Bible I, 467s).
Tiếng thông dụng hơn cả là NABI : nhưng do bởi việc đại đồng hóa, và loại hóa của người
chép truyện nhiều hơn.

1. PHONG TRÀO TIÊN TRI NGẤT TRÍ.


Nói được là chắc là hiện tượng những người xuất thần chỉ ra mắt sau khi Israel đã định
cư tại Canaan. Theo chứng chỉ bên ngoài thì hình như vào lối thế kỷ 11, phong trào đồng
bóng xuất thần đã xâm nhập vào vùng Syrie-Palestine. Gốc phong trào đó có lẽ không
phải thuộc dân Sem, nhưng tự kiểu bói khoa đồng bóng vùng Thracia và Tiểu á mà đến.
(Kiểu đồng bóng dân Thracia : E.Rohde, Psyché, 264-293).

Hình như Israel đã nhập phong trào đó, ngang qua tôn giáo Canaan. Cựu ước cho ta thấy
những đoàn người xuất thần như thế đó đây trong dân, còn những dân quê thường bỡ ngỡ
nhìn ngắm (1S 10:5tt). Kiểu xuất thần đó có thể lây đến người khác : Người ngắm bàng
quan có thể bị kéo vào vòng xuất thần đó (1S 19:18tt). Đàng khác, các tiếng dùng như
trong Am 7:16; Mi 2:6 11 (theo tự nguyên hình như có nghĩa “sùi bọt”) 2V 9:11 (điên)
cũng còn giữ lại ít ám chỉ về gốc tích của phong trào xuất thần. Khi xuất thần họ có tuyên
sấm, nói lời gì rõ rệt không, thì không được rõ, nhưng cảnh xuất thần của các tiên tri Baal
trên núi Carmel có nói đến những lời kêu xin (1V 18:26tt).

Cựu ước có đặt ít biến cố xuất thần như thế trước thời Israel định cư : Ds 11:10tt; 12:6tt.
Trình thuật đó khá muộn thời, không thể do đó mà quả quyết Israel đã biết đến hiện
tượng xuất thần đó trước khi vào Canaan. Trình thuật dọi lại sự bỡ ngỡ của Israel trước
phong trào xuất thần, và đã thẩm định phong trào đó như có thể dung hòa được với xuất
thần, nhưng đã nói đến sứ vụ công khai của tiên tri đối với dân.

2. MỐI QUAN HỆ
Nhưng hiện tượng tiên tri ở Israel còn có liên lạc với một hiện tượng tiên tri khác, có địa
vị lâu đời rồi giữa các dân tộc Sem. Chúng ta có thể so sánh vai trò của Nathan bên cạnh
David với vai trò của tiên tri nói trong thư từ Mari.
(coi : Introd.à la Bible I, 469, thư của một đại thần của Zimri-Lim viết cho nhà vua về
một lời sấm của một thầy bói). (Về Nathan, coi DBS, I, 301ss tiếng Natân.)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 79


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Nathan không thuộc hạng tiên tri xuất thần, không thấy có liên lạc gì với họ. Nhưng kiểu
hành động thì ta lại thấy giống kiểu Mari (DBS, VI, 307). Như thế hiện tượng tiên tri vào
những buổi đầu đã là phức tạp. Một bên có phong trào xuất thần. Các văn kiện trong và
ngoài Kinh Thánh ta thấy có ít điều. Đạo Yahvê đã thâu nạp phong trào đó. Các nabi này
cũng là những chiến sĩ đã có công duy trì đạo Yahvê để chống lại sự xâm nhập ngoại đạo,
một thể như những nazir và nhóm Rekab (Yr 35). Nhưng đàng khác lại có những tiên tri
có dung mạo giống như các tiên tri chính thức thời sau, nhưng người như Nathan, Gad,
Ahia thành Silo đã có những chủ đề đạo lý của các tiên tri thời sau như Ysaya, Yêrêmya,
rồi : Kế đồ của Yahvê về vương quyền, lời hứa được trường cửu, lời báo án phạt cả trên
những vua trong Giao ước, và ngay cả việc phế bỏ một triều đại nhân danh Yahvê (1V
14:7t).
Trong Sách Thánh có hai dung mạo nổi bật giữa các tiên tri tiên khởi : Elya và Elisa.

ELYA.
1V 17:1-19:18 - 1V 21: 2V 1.
Trình thuật đã hướng đến việc họa một nhân vật đại biểu rồi. Nhưng trình thuật có nhiều
tính cách lịch sử, riêng biệt cho một người rõ rệt :
Coi J.Steinmann, le prophétisme biblique... 85ss
Etudes Carmélitaines : le prophète Elie.

Elya hiện ra như một nhân vật siêu phàm. Quê ở xứ Galaad, một nơi xa ảnh hưởng
Canaan, và như thế còn giữ tuyền vẹn truyền thống.

Trào lưu hỗn hợp tôn giáo đã có từ xưa, ngay từ thời Israel mới định cư tại Canaan,
nhưng một khi David hoàn tất việc thống nhất đất đai, những vùng đông đảo Canaan
được sát nhập, tất nhiên toàn khối người Canaan nhất đán trở nên thành phần Israel. Bởi
họ không có liên lạc bao nhiêu với đạo Yahvê, thì họ nên mối nguy hại cho đạo Yahvê
một cách không ngờ, vì mọi sự bên ngoài đều như cũ. Nhưng sẽ đến một thời, mà lịch sử
phải hỏi: Yahvê họ thờ kia có còn phải là Yahvê nữa không, hay là một Baal đội tên
Yahvê mà thôi?

Đến thời Omri-Akhab, cuộc khủng hoảng tôn giáo ngấm ngầm xưa bây giờ đến giai đoạn
trầm trọng : liên minh với Tyrô, cuộc cưới hỏi bà Yzabel đã nhập cảng việc thờ Baal vào
ngay trong triều đình. Samarie có Đền thờ Baal nhưng không có Đền thờ Yahvê. Như thế
ngoài dân gian, dân chúng sùng bái Yahvê Baal-hóa, còn ở triều đình, người ta công khai
thờ Baal thành Tyrô. Những người trung tín với đạo Yahvê chính truyền bị hất hủi đã bị
đẩy vào thế thủ.

Đó là lúc Elya xuất hiện :

1V 18:17-40 :
Vấn đề ai là thần trong dân Israel, Yahvê hay Baal được thành vấn đề quốc gia. Elya
chiêu tập như thể cả Giao hiếu, và đã phải đem hết cả lực lượng để bắt dân quyết định về
một điều mà đại đa số không thấy là cần thiết : Sùng bái Baal không thể dung hòa được
với đạo Yahvê của Israel. Ai là thần trong dân Israel? Câu hỏi đó phải do một can thiệp lạ
lùng của Thiên Chúa mới có câu trả lời.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 80


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Việc hạ sát các tư tế Baal :


Không phải là việc báo thù hay cuồng tín, nhưng Elya áp dụng một điều luật của Giao
hiếu mà người đã quên từ lâu : Mọi hình thức chối bỏ Yahvê phải trừng trị bằng tử hình
(coi Xh 22:19, và muộn thời hơn Elya : Tl 13:7-12, cho cả và thành nữa : Tl 13:13tt).

1V 19 :
Trong mạch lạc hiện tại thì tiếp tục ngay biến cố Carmel. Một kiểu sắp đặt tài tình để đối
chiếu và cho xuất hiện nhân vật đại diện cho cả việc sùng bái Baal, hoàng hậu Yzabel,
không hàng phục, không xác tín hay ngã lẽ. Nhưng xét theo nội dung, thì hình như là một
truyện tự lập, hầu như song bản với truyện Carmel, để vạch ra tình trạng thất vọng của
đạo Yahvê. Sự yếu nhược đó được điển hình nơi thân phận Elya, hầu như đã đến lúc
tuyệt vọng (coi kiểu tả táo bạo - đòi chết cho xong) nhưng thực sự việc thẩm định lịch sử
về liên lạc dựa trên cách hiểu câu 19:1; câu nối đó cựu trào hay muộn thời.
Những vấn đề nêu lên là :

Việc thần hiện : ý nghĩa thế nào?


Việc đối chiếu các cách hiển hiện giông tố bão táp với tiếng động một làn gió nhẹ chắc là
dụng ý : Hình như ngụ ý đến sự thân mật đàm đạo giữa Thiên Chúa và tiên tri.
Hành trình đi Horeb : mục đích làm sao?
Trước cảnh nguy kịch của đạo Yahvê, Elya đi đến nơi nguồn gốc của mạc khải đạo
Yahvê. Như thế chúng ta thấy các tiên tri luôn luôn ở trong truyền thống Sinai, và đào
sâu truyền thống đó.

Elya than phiền hầu thất vọng : Đạo Yahvê đã đến lúc diệt vong. Nhưng Thiên Chúa
đoan chắc, Người còn nhiều dự định về dân của Người. Sẽ có những người báo oán bên
ngoài (Hazael) và bên trong (Yêhu). Và sau cùng (lại cũng là chóp đỉnh của trình thuật) :
Yahvê sẽ để lại một số sót (19:18). Đó là câu trả lời của Yahvê trước lời than vãn của
Elya. Sau những cuộc thử thách gớm ghê, vẫn còn một Israel, không phải do một điều
kiện người ta thực hiện, nhưng do chính Thiên Chúa đã quyết định trước mọi điều kiện.

1V 21 :
Luật của Yahvê trên mọi ngôi thứ, cả nhà vua cũng phải tuân giữ. Trước luật đó, mọi
người đều ngang hàng. Sinh mạng mọi người đều được Yahvê bênh vực.

2V 1 :
Trong phạm vi chữa lành, cũng có một mình Yahvê là Đấng chưởng trị sinh mạng. Đứng
trước những thần mệnh danh có tài có phép chữa bịnh, lòng tin của đạo Yahvê, đại diện
nơi Elya, cương quyết tuyên xưng : Chỉ có Yahvê là Đấng cứu thoát, đi chạy chọt cùng
một thần ngoại đạo để được chữa lành là phạm đến lòng tin, là chối bỏ Yahvê.

Như thế, sự tích Elya không cốt cho ta biết dung mạo Elya, nhưng trong một biến cố
bao quát, tức là việc Yahvê chứng tỏ về chính mình Người, sau một thời dung hòa hỗn
hợp tôn giáo và suy vi trong lòng tin.

Như thế Elya là một giai đoạn quan trọng, một lợi khí Yahvê đã dùng vào một buổi quyết
liệt cho lòng tin Israel.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 81


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

So với Elisa, Elya không làm một phép lạ nào giống như kiểu Elisa. Sự tích Elya có phần
nhất khối hơn : Vạch ra sự xung khắc giữa đạo Yahvê và việc sùng bái Baal. Israel thuộc
về Yahvê (một điều thuộc truyền thống), nhưng Yahvê không dung thứ sự lừng khừng
bỏ đạo của Israel. Người sẽ trừng trị. Sau cùng Yahvê chỉ còn ngó đến một số sót thôi :
Đó là điều luật.

ÊLISA
Một truyện duy nhất đã bị chia làm nhiều mảnh rải rác trong các đoạn 2V 2-13. (Coi
J.STEINMANN, Le prophétisme biblique... (LED 23) 119-137. Các bài trong các tự vi).

Truyện Elisa cho ta ngó thấy các tổ chức của phường tiên tri (bneney nebiim). Họ
tập trung vào ít địa điểm phía Nam nước Israel, có lẽ có liên lạc với các Đền thờ (coi 1S
19:8tt tại Rama). Họ tập hợp thành những Cộng đoàn một, có lẽ theo kiểu như dòng tu,
và có sinh hoạt như kiểu Dòng tu, nhưng hình như không ở chung luôn luôn. Họ có
những kỳ hội để nghe giáo huấn (2V 4:38; 6,1). Elisa là Thầy của họ và được gọi là
“Cha” (2V 6:2 12 21).

Hạng người thuộc Bneney hannbiim thuộc lớp xã hội nghèo khó. Nhà ở cũng như của ăn
đều nghèo nàn. Có khi túng quẫn và nợ nần nhiều (2V 4:1-7). Có lẽ họ thuộc những
người trung tín với kiểu sống cựu trào Israel, nên đã thành nạn nhân của một xã hội đã
thâu nhận kiểu tổ chức kinh tế Canaan. Họ cũng là những kẻ duy trì một đạo Yahvê thuần
túy, triệt để bảo tồn lòng tin vào Yahvê và Luật Thiên Chúa. Có lẽ nền tảng của những
đòi hỏi của các tiên tri sau này đã được diễn ra trong đời sống : Tự lập về kinh tế và xã
hội đối với bàng cận ngoại đạo, thong dong thoát khỏi các câu thúc của giai cấp xã hội.

Còn về chính Elisa, điều bật nổi là ngài làm phép lạ. Không có đâu trong Cựu ước lại
thuật nhiều phép lạ bằng mấy đoạn về Elisa.

Đàng khác, vai trò chính trị của Elia còn bật nổi hơn Elya nhiều. Nói được Elisa là người
lĩnh đạo tinh thần cho quốc gia Israel. Các vua đến bàn bạc, và tiên tri đã nhiều lần cứu
nước. Vai trò chính trị đó được đúc lại trong từ ngữ “Lạy cha tôi, xe trận cùng mã chiến
của Israel” (2V 2:12; 13:14) - Ám chỉ đến vai trò cứu quốc của tiên tri. Kiểu nói đó nhắc
lại một thời thánh chiến của Israel chống với Canaan mà không xe trận, không ngựa cỡi;
có thắng thì chỉ trông vào Yahvê. Thời đó được phục hưng lại với những nhân vật như
Elisa. Yahvê vẫn còn ở với Israel. Nhỡn giới của Elisa không đi xa hơn sự thịnh vượng
của Israel. Nhưng một thế kỷ nữa, nhỡn giới sẽ ra khác với những lời rao giảng của
Amos, Hôsê, Ysaya, Mika : Để thành một dân theo ý Thiên Chúa thì Israel phải ngang
qua phán xét!

II. NGÔN HÀNH CÁC TIÊN TRI TRONG VĂN KIỆN

Điều đặc sắc giữa các tiên tri như Elya, Elisa và các tiên tri thế kỷ 8 về sau là trình thuật
sự tích giảm nhiều - thay vì sự tích thì lại có sưu tập những lời của họ.

Trong các tài liệu lưu truyền lại về các tiên tri, ta phân biệt được dễ dàng những đoạn
theo thi văn (viết theo tiết điệu và biền ngẫu) những đoạn tản văn.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 82


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Thi văn dùng cho các lời sấm nhiều hơn cả. Trái lại hạnh tích các tiên tri thì được viết
theo tản văn. Nói chung “ngôn” và “hạnh” là 2 thành phần cốt yếu, nghĩa là tín thư họ
đem đến và hoàn cảnh trong đó họ đã hoạt động (những xung đột, những phép lạ).
Nhưng! Hai thành phần đó nhiều khi không hoàn toàn ăn khớp với nhau. Hạnh tích do
người thuật truyện giữ lại một dung mạo như dân thường biết được, nhiều khi không cho
ta ngờ được tầm quan trọng bao la về tinh thần. Trình thuật thường lại được viết sớm hơn
là sưu tập các sấm ngôn. Còn các sấm ngôn được lưu truyền trong một nhóm kín hơn :
các môn đệ của tiên tri đầy lòng ngưỡng mộ suy ngắm lời tôn sư. Các sấm ngôn được viết
ra muộn hơn, cần phải có một thời gian khá lâu người ta mới thấy được đạo lý, tinh thần
của tiên tri, và suy ngắm tín thư của tiên tri được ngoài hoàn cảnh lịch sử trực tiếp.

1. Xét về trình thuật hay truyện :


Các tiên tri đầu, chúng ta chỉ biết được do các trình thuật. Một người như Elisa, Kinh
Thánh nói là đã có giảng dạy, tuy thế người ta không lưu truyền lại một giáo huấn nào rõ
rệt. Trái lại, nơi một tiên tri như Amos, hạnh tích hầu biến cả, chúng ta chỉ còn một loạt
sấm ngôn. Nhưng ngay trong các truyện những người ghi chép lại cũng không nhắm đến
việc mô tả một nhân vật, mà cốt là vạch ra vai trò tôn giáo, nhiệm vụ tiên tri. Một chi
tiết như Am 7:10tt cho ta thấy điều đó : Một tích về tiên tri nhưng chỉ cốt để làm khung
cảnh cho một sấm ngôn, chứ không cốt tả hạnh tích (chẳng vậy thì làm sao hiểu được kết
thúc đột ngột như thế).

Trái lại đến Yêrêmya thì tích truyện lại được diễn tả tỉ mỉ và đầy đủ hơn. Một giai đoạn
mới trong lịch sử tiên tri, người ta đã hiểu là chính con người của tiên tri cũng là thành
phần của sứ mạng, những thống khổ của Yêrêmya cũng là một chứng chỉ thiên triệu của
tiên tri đòi phải có.

2. Các lời sấm.


Không thể nói hình thức nào là hình thức căn bản. Nhưng hình thức năng gặp thấy từ thời
đầu cho đến thời cuối là :

Lời sứ giả
Thời xưa, ai mang tin gì báo người khác biết, thì họ nói như thể chính người sai nói thẳng
với người chịu lấy tin, người đem tin dường như biến đi để nhường chỗ cho người sai
mình. Về việc đời thường ; coi Kn 32:4tt; 45:9; Ds 22:16; 1V 2:30; Ys 37:3.
Tiên tri là sứ giả của Yahvê cũng dùng kiểu nói như thế 2S 7:5; 12:7; 1V 11:31... Kiểu
nói đó quan trọng cho ta biết ý thức của tiên tri về sứ mạng của mình. Nhưng thường
trước lời sứ giả đó, tiên tri đặt trước một lời nhắm đến ai mà loan báo thông tri. Lời đó
thường xác định rõ rệt người (tư cách của người đó như thế nào) mà thông cáo đã được
gửi đến.
Thường thường, trước lời ngăm đe thì có lời quở mắng. Trước lời hứa, thì có lời cảnh
cáo, khuyên răn, kêu gọi. Thường thì chỉ có lời sứ giả nhân danh Yahvê mới được coi
như lời của Thiên Chúa; còn lời dẫn vào, nhập đề này khác thì được coi như lời của chính
tiên tri, như người ta. Lời sứ giả tiên tri đã được thần hứng mà chịu lấy. Còn lời nhập đề,
tiên tri tùy hoàn cảnh mà điền vào.
Liên lạc giữa lời nhập đề (quở mắng, hay cảnh cáo) và lời sứ giả thì có “lâkên”
(propterea), rồi đem vào sic dicit Dominus/ Chúa Thượng phán thế nầy (koh âmar...).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 83


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Hình thức khác


Nhưng tiên tri không ngần ngại dùng đủ bất cứ hình thức văn chương nào để mặc cho tín
thư của mình. Họ là những người rao giảng bình dân thì miễn là kiểu nói nào có thể đánh
động được thính giả là họ dùng : Loại văn cựu trào phụng vụ, cũng như các loại trần tục :
lời hát phong tình cũng như văn tế :
- Theo kiểu tuyên bố của tư tế : Ys 1:16t; Am 5:21tt.
- Ca vịnh hay lời tuyên án (Ys 1:2t 18 20; 3:13-15; Hs 4:1-4a; Mi 1:2-7...)
- Ysaya-II thường dùng lời sấm ủy lạo báo hạnh phúc, hàng tư tế dùng để đáp lại lời
thỉnh vấn của người khấn (Ys 41:10tt; 43:1t; 44:1t...)
- Kiểu nói của các hiền nhân dạy đường khôn ngoan (Ys 28:23; Am 3:3tt).
- Kiểu văn tế hay Aica (thường để mỉa mai chế nhạo) (Am 5:1; Ys 23:1tt; Ez 19:1tt
10tt; 27:2tt; 28:11t; 32:17tt; Ys 14:4tt).

Nhưng hình thức văn chương thường hoàn toàn tùy thuộc nội dung của tín thư. Mà
tín thư đó nếu báo án phạt, thì cả những qui chế cổ kính nhất, thuộc khu vực thánh nhất
cũng đều bị lên án. Nếu báo cứu thoát, hạnh phúc, thì hạnh phúc đó thuộc một trạng thái
trong đó trật tự mới của Yahvê sẽ chi phối hết mọi lĩnh vực của đời sống - nên trước mặt
tiên tri không có sự phân biệt hình thức giữa thánh và tục.

3. Rồi đến một lúc các lời sấm được hun đúc lại thành một chuỗi :
Sưu tập lớn nhỏ tùy nghi. Việc sưu tập đó do chính tiên tri hay do nhóm môn đệ của tiên
tri, đó là điều thường không thể biết rõ. Chúng ta biết được chung chung là nhóm môn đệ
có phần rất lớn trong việc duy trì và sưu tập giáo huấn của tiên tri. Các sưu tập đó có thể
làm theo đề tài tương tợ (Ys 5:8-24; Ys 23:9tt về tiên tri giả. Yr 21:11-23:8 về vua) – hay
thuộc vào một thời nào (như Ys 6:1-9:6 thuộc thời chiến tranh với Peqah và Rasôn)...
Nhưng có nhiều khi chúng ta không thể biết vì lẽ gì mà sưu tập lại những đơn vị sấm
ngôn rất phức tạp.

Việc chuyển đi truyền thống tiên tri chúng ta chỉ có vài ba đoạn nói đến việc ghi chép và
truyền lại tín thư của tiên tri :

Ys 8:16-18 :
Thuộc một sưu tập về thời chiến tranh giữa Yuđa và Israel cùng Aram (trừ ra trình thuật
về thiên triệu). Tiên tri nói đến việc niêm ấn và “buộc” lại “lời dạy”, như thể kết thúc một
hồ sơ, một văn tự của một người đã xong việc rồi. Văn kiện đó được trao cho nhóm môn
đồ của tiên tri. Tín thư đem đến đã gieo vào giữa dân một sự chia rẽ, đã làm cho dân cứng
lòng (6:9t). Yahvê đã nên tròng bẫy cho dân (Ys 8:14), nhưng chính tiên tri vẫn một lòng
trông cậy vào Đấng đã ngoảnh mặt không ngó đến Israel nữa. Cứng tin và tín thị đối chọi
nhau. Nhưng tín thư đã gầy tạo một nhóm người tin : Môn đồ. Họ nên những người bảo
lĩnh cho việc Yahvê không bỏ xuôi những ý định cứu thoát của Người trong lịch sử. Lời
lẽ tuy rằng bóng bẩy, nhưng chắc chắn phải hiểu là có ghi chép lại. Việc soạn tác này
chắc là khởi điểm cho việc soạn sách Ysaya.

Ys 30:8-15 :
Vào một thời khá muộn trong đời Ysaya (có lẽ vào năm 701). Cũng một lần nữa, tiên tri
hình như đã xong việc và thất bại lớn. Dân đã quyết định không lĩnh nhận lời hiệu triệu

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 84


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

của Yahvê. Điều quan trọng là ở đây tiên tri đã toát yếu tín thư của mình, trở lại, an tĩnh
tín thị vào Yahvê.

Viết lại sấm ngôn chứng cho hậu lai về những điều được ứng nghiệm. Nhưng chắc còn
chứng cho hậu lai cả những lời hứa chưa thực hiện. Và chính dựa trên tính cách trường
tồn của lời hứa, mà lời sấm vẫn còn sống động cho các thế hệ sau, khi họ đem lòng trí
suy gẫm lời sấm. Từ đó ta thấy gốc của hiện tượng “hiện-tại-hóa” lời các tiên tri. (thí dụ :
Lời Hôsê được áp dụng cho Yuđa phía Nam bởi thỉnh thoảng chêm vào tiếng “Yuđa”, Ys
3 tiếp tục Ys 2).

Yr 36:
Biến cố được tả tỉ mỉ bằng ba lần, đọc lời sấm, nhưng chóp đỉnh là việc đọc cho vua
Yoyakim, nhưng “quyển sách” giữ vai trò chính trong truyện. Đó là số mạng lời tiên tri.
Cuộc thương khó của Yêrêmya nay được diễn lại trong “cuộc thương khó” của sách sấm.
Nhưng Yêrêmya chết là hết nhiệm vụ, còn sách chấp chứa lời Thiên Chúa, bị phá hủy thì
đã được viết lại, và tiếp tục sứ mạng.

Ba chứng chỉ về viết-ghi-chép các sấm ngôn đó cho ta thấy khởi điểm việc soạn thảo các
sách tiên tri. Và ngay các tiên tri cũng không coi các lời sấm đó bám chặt với thính giả
tiên khởi, đến đỗi lớp thính giả đó qua, sách cũng không mất giá trị, hóa thành một hồ sơ
cổ thời. Thành tựu của sấm ngôn là việc của Yahvê.

Việc hiện tại hóa lời tiên tri, chúng ta có thể thấy luôn luôn trong Sách Thánh :
Thí dụ lời tiên tri Nathan 2 S 7 :
- Thứ nhất về Nhà Thiên Chúa và Nhà Đavít.
- Rồi đến dòng dõi Đavít.
- Câu 13 áp dụng cho việc xây Đền thờ đã là một giải thích.
- Đến Ys 55:3t, lời tiên tri được áp dụng cho cả Israel.
- 1Ks 17:11 : đi xa hơn và ám chỉ đến cả thời sau lưu đày.

Về phương diện này, phạm trù bình luận văn chương “xác thực” là của ai không
quan trọng trong hướng của sấm ngôn, trong nguồn truyền thống còn phải nghĩ đến
“sức sống” của tín thư (thí dụ những áp dụng xa vời : Ds 24:24 áp dụng lời Balaam, Ys
23 áp dụng lời sấm về Siđôn cho thành Tyrô, Ys 11:1tt áp dụng được cho cả dân ngoại
với câu 10; Am 9:12 được chuyển Eđôm sang Ađam và Cv 15:16t đã lấy lại).

Có khi bởi lịch sử đổi thay mà lời sấm báo họa đã được thêm một lời báo phúc (Ys 18:1-
6/7). Sự áp dụng có thẩm quyền đó vẫn làm dưới một ánh sáng mạc khải, và như vậy
chiều sâu của lời sấm được mở rộng rãi thêm (Coi Ys 22:15-25 có đến 3 lời sấm, chắc
phải theo nhiều đợt ; đợt thứ nhất chống Sebna – đợt thứ hai, dùng ngôi thứ nhất nói đến
việc tấn phong Elyakim – đợt thứ ba có tính cách trào phúng về “một người làm quan cả
họ được nhờ”, nhưng cũng có khi lâm họa lây).

Việc chú giải lời tiên tri khó là thế : biết có áp dụng thời sau, thế mà vẫn phải cố công đạt
thấu cái nội dung tiên khởi, theo như tiên tri đã hiểu lúc đầu.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 85


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

III. THIÊN TRIỆU VÀ VIỆC TIÊN TRI CHỊU MẠC KHẢI

Quan niệm về tiên tri, về nhiệm vụ của họ có thể có nhiều sắc thái. Lời tả sứ vụ của họ
cách đơn giản hơn là cả Xh 4:16; 7:1 ; Thiên Chúa không tự mình nói ra, nhưng nhờ
miệng tiên tri. Nhưng một liên lạc tả như vậy không đi vào chi tiết.

1. Tiên tri và phụng vụ cùng lễ bái.


Coi : R. de Vaux, Les Institutions de l’AT. II, 249-252. Prophètes cultuels?
CHARY Th. Les prophètes et le culte à partir de l’Exil.

Có nhiều tác giả chủ trương nhiều tiên tri là nhân viên chức việc trong Lễ bái Đền thờ, họ
là nhân viên của đền thờ. Đã rõ là tiên tri ưa lai vãng đền thờ. Muốn thông đạt lời giảng
của mình cho quần chúng, tất nhiên tiên tri không thể chọn chỗ nào thuận tiện hơn. Tiên
tri cũng dùng những lời của phụng vụ làm đầu đề cho lời giảng của họ. Nguyên chỉ có
thế, vẫn chưa có thể nói đến hạng “tiên tri của lễ bái” được. Đàng khác các nơi tế tự
nhiều khi có từng đám Nebiim tuôn đến, và có lẽ họ không có thái độ túc kính hạp với
nơi thánh, nên đã phải có một cơ quan quản sát (Yr 29:24tt). Nhưng khi nói đến những
tiên tri Cựu ước ta biết tên tuổi hay sách vở thì vấn đề phải phủ nhận, ngay cả nơi các tiên
tri thế kỷ thứ -9 rồi.
Tư tế có hoa lợi, tiên tri không – Có nữ tiên tri, không hề có nữ tư tế. Tiên tri còn lưu
truyền sấm ngôn luôn luôn đả kích tư tế cũng như hạng tiên tri tế tự. Nhưng cách riêng
phải xét đến nội dung của các lời tuyên ngôn : thể văn họ dùng không thể nào dùng trong
lễ bái được. Nội dung lời rao giảng lại càng khác xa hơn : họ lên án cả nơi thánh cả tế tự,
và cả dân của Thiên Chúa nữa : một điều không thể thấy nơi một tư tế chủ trì một đền
thờ.

2. Thiên triệu của tiên tri


Thí dụ Ysaya :
coi Etudes sur les Prophètes d’Israel (LED, 14)
I. La vocation d’Isaie, p.11-51(Ph. Béguerie)

Việc kêu gọi tiên tri là một biến cố riêng biệt, không ở trong khuông khổ đạo Yahvê cổ
truyền từ xưa đến nay. Một can thiệp mới của Thiên Chúa, xuất hiện trong một khoảng
thời gian có hạn : Thời vương quyền mà đi. Biến cố đó đã dẫn đến một loại văn mới :
Loại văn thuật thiên triệu theo ngôi thứ nhất - trình thuật “tôi”- Đã hẳn những lời than
vãn hay tự ơn xưa nay vẫn dùng “tôi”, nhưng thứ “tôi” đó là thứ “tôi” chung cho mọi
người. Cái “tôi” nơi tiên tri mới hẳn là một cái gì độc nhất, không một người nào nói
được điều tiên tri nói khi dùng “tôi”. Và hình như tiên tri cũng biết đó là cái gì vô song,
độc đáo và đã cảm thấy phải biện chính cho những cái gì tư kỷ nơi thiên triệu mình. Đó
cũng là một lý do để soạn ra trình thuật về thiên triệu.

Trình thuật đó cho ta được trực tiếp ngó vào tâm hồn tiên tri, vì chính đương sự dẫn ta
vào. Nhưng dù sao trình thuật không hoàn toàn trực tiếp với biến cố kêu gọi được nữa :
viết ra và viết cho độc giả, vì một mục đích nào, sắp đặt sao cho phù hợp với mục đích,
giả thiết đã hoạt động. Như thế giữa muôn vàn chi tiếp vây quanh một biến cố, tiên tri chỉ
ghi lại những gì cần thiết cho mục đích của trình thuật.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 86


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Các trình thuật thiên triệu :


Ys 6; Yr 1; Ez 1-4; Ys-II; 40:3-8; Am 7-9; Za 1:7-6,8. Rồi phải thêm để so sánh : 1V
19:19tt (Elisa); 1S 3:1tt (Samuel) Xh 3-4 (Môsê) 1V 22:19-22 (Mika ben Ymla).

Tính cách lịch sử của các đoạn này thế nào đi nữa, thì ít ra trình thuật đã có theo mẫu
thiên triệu tiên tri mà tả trong trường hợp nào một người đã được kêu gọi làm tiên tri. Các
trình thuật đây lại thuộc về thế kỷ thứ 9. Như thế trước khi Amos, hay Ysaya tra tay thuật
lại kinh nghiệm của mình, các ngài đã có những mẫu sẵn có lưu thông trong dân rồi.Biến
cố đã xảy ra cho mỗi người một khác. Những nét chung ta nghiệm ra được là thế này :
- Các tiên tri thế kỷ 9 : Trình thuật nhấn vào việc chịu lấy thần khí tiên tri là người có
thần khí (2v 2:9 15). Bởi đó có vấn đề : Thần khí của người này có thể chuyển sang
người khác được không (1V 22:21t 24) (coi thêm 1V 18:12; 2V 2:16 Thần khí đem
tiên tri mất).
- Các tiên tri thế kỷ 8-7 : Lời của Yahvê đến đã tạo thành tiên tri, trao cho một sứ
mạng. Sứ mạng không phải nhất thời, mà là một chức vụ nếu không suốt đời thì
cũng bao gồm một quãng thời gian khá lâu.
- Thiên triệu đó không thấy đã được dọn trước, không phải là hậu quả của một đời
sống tinh thần hay đạo đức, không dựa trên những thiên tài hay khiếu riêng của tiên
tri. Nhiều khi thiên triệu lại đi nghịch với tính tình bẩm sinh của tiên tri (Yêrêmya
một người nhút nhát hiền từ phải luôn luôn thét mắng, đe loi). Thiên triệu đến tách
tiên tri khỏi sinh hoạt của tiên tri trước kia (Am 7:14t) và tách khỏi môi trường sinh
hoạt (Yr 15:17).
- Thiên triệu đến với một sự câu thúc nào đó (Yr 20:7; Am 3:8).

3. Thiên triệu được ban bố trong thị kiến


Một biến cố làm cho tiên tri quen thuộc với thánh ý và kế đồ của Thiên Chúa trong một
thị kiến làm chấn động tâm hồn đến cực điểm. Nhưng thị kiến đó không hướng tất cả đến
“Nghe” và “Đáp” lại Thiên Chúa. Thị kiến đó không phải là chiêm ngưỡng những hiện
tượng xa vời nơi Thiên Chúa, mà là những biến cố lịch sử sẽ đến, thường là trong một
ngày rất gần, cho Israel. Các thị kiến quay cả về một đối tượng lịch sử, chứ không tả
Thiên Chúa.
Biến cố đã xảy ra làm sao nơi tâm lý tiên tri, trình thuật chỉ để lại ít ám chỉ sơ qua, chứ
không hề nói rõ. Các tiên tri đồng một ý về điều này : Các điều thấy và nghe là do tự
bên ngoài mà đến, và đến một cách bất ngờ (chỉ có 2V 3:15 mới nói đến việc dọn
đường). (1V 13:20; Yr 42:7 bất ngờ, không như người ta dự tưởng). Thường họ nghe
tiếng nói rõ rệt, và thấy gọi đến tên mình (1S 3:4tt). Biến cố đó làm chấn động đến cả
thân xác họ (1V18:46; Ez 8:1; Ys 8:11). Có khi kéo lâu (3:15; Dn 10:8t; 8:27). Một
chương đáng để ý : Ys 21:1-10.

Còn bây giờ lấy hiện tượng tâm lý nào mà hiểu : Thường người ta lấy hiện tượng xuất
thần. Nhưng đây xuất thần lại có ý thức, đầy đủ trách nhiệm về lời ứng đáp. Ta phải lấy
các hiện tượng thần cảm thần bí để so sánh.

Điều quan trọng về thần học nơi hiện tượng tiên tri là họ được hòa nhịp với tâm tình
của Thiên Chúa : Biết ý Thiên Chúa, cảm thông với Thiên Chúa, những tâm tình họ
sẽ bộc lộ ra trong lời rao giảng (Hs 6:4; 11:8; Ys 6:8).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 87


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Xét qua hình thức của trình thuật về thiên triệu :


- 1V 22:19tt; Ys 6; Ez 1-3 cùng theo một mẫu : Cuộc tấn phong Yahvê như Vua
ngự trên ngai giữa thiên triều. Ezekiel có tính cách phiền toái hơn, vì sử dụng hai truyền
thống: Truyền thống về ngai và truyền thống về Kabôd Yahvê tự trời xuống (lại còn
thêm nhiều chi tiết thời sau ghi chú vào nữa). Nên để ý đến hậu quả tiêu cực của cả ba
trình thuật thiên triệu.
- Yêrêmya : Thiên triệu trong một cuộc đàm đạo giữa Thiên Chúa và tiên tri. Thiên
Chúa nhân từ và nghiêm khắc một trật để thắng sự dụ dựa của tiên tri. Cùng với cuộc
đàm đạo thì có 2 thị kiến.
Trình thuật của Yêrêmya thiếu sống động, không đủ khí khái văn sĩ để tạo một trình thuật
hùng vĩ, tuy Yêrêmya có đủ chi tiết tấn phong như Ys 6 : Yahvê giơ tay đụng vào miệng
tiên tri. Hai thị kiến có tính cách tĩnh vật : không gì đặc sắc, gọi được là hoàn toàn có tính
cách tượng trưng.
- Ysaya-II : Không có thị kiến, không do chính Yahvê kêu gọi trực tiếp – Nhưng tiên
tri nghe hai câu nói. Trước tiên hình như tiên tri nghe tự các tầng trời có gì chuyển dịch,
và lời kêu gọi (như cho các vị thiên thần) hãy dọn đường lối, đón chờ một cuộc hiển linh
của Thiên Chúa. Lời thứ hai (có lẽ do một thiên thần) nói với chính tiên tri và tiên tri đã
chịu lấy chủ đề của lời rao giảng : Giữa cảnh tàn tạ của mọi xác phàm (hơi thở của Yahvê
là một sức hỏa hào thiêu cháy) thì lời Yahvê kiên vững và tồn tại (Ys 40:1-8).

4. Các mạc khải khác trong đời tiên tri


Chứng chỉ không diễn lại. Nhưng các tiên tri chỉ có việc là thông báo nội dung cho thính
giả thôi. Lắm điều thông báo đó giả thiết là đã có thị kiến, hay thông tri khác thường. Thí
dụ : Yr 17:12tt các dân tộc xông đánh Sion, hay những việc hiển linh của Thiên Chúa như
Ys 30:27; 63:1tt; Nahum 2:2tt. Trong các chương này thị giác xúc động cách riêng. Hay
Yr 4-6 hình như cũng dựa trên thị kiến.
Ngoài ra chắc còn nhiều kiểu mạc khải khác :
- Nói vào tai (Ys 5:9; 22:14; Ez 9:1 5) : mạc khải dùng thính giác.
- Yr 23:28 Đối chiếu mạc khải bằng lời, và mặc khải bằng mộng.
- Những việc thần hứng tiên tri được mà tâm lý vẫn cứ theo lối bình thường, không
có xuất thần, ngất trí. Có lẽ đó là nố nhiều hơn cả, khi tiên tri nói Lời Yahvê đến
với họ.

Yb 4:12-17 :
Một đoạn tả việc chịu mạc khải với những trạng thái bên ngoài. Kiểu tả chắc là dựa trên
truyền thống các tiên tri. Thời được mạc khải : Đêm - Mạc khải báo hiệu bằng sự xao
xuyến, áy náy kinh hãi, các giác quan bị xúc động, trước tiên là xúc giác, đến thị giác, rồi
thính giác.

5. Thời hạn sứ mạng tiên tri


Tiên tri có thể chịu lấy sứ mạng một quãng thời gian nào thôi. Hình như Amos đã hoạt
động trong vòng mấy tháng (nhưng chúng ta không được chi tiết đích xác). Ysaya hình
như đã hoạt động theo nhiều giai đoạn ít là những đoạn như 8:16tt 30:38tt giả thiết là có
thời ngài đã dừng hoạt động. Trái lại, Yêrêmya lại là tiên tri suốt đời, ngay đời của ngài
cũng là thành phần cho sứ vụ tiên tri. Nhưng về việc chịu lấy mạc khải thì cũng có khi
ngài phải chờ ít lâu mới được thần hứng (Yr 28:12; 42:). Trái lại, Ebed Yahweh trong Ys-

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 88


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

II thì lại nói : sáng nào Yahvê cũng mở tai cho (50:4), như thế là đi quá hẳn Yêrêmya :
Ebed luôn luôn được mạc khải, ở trong cuộc đàm thoại không ngừng với Yahvê.
Một cách tiến triển không ngừng, lịch trình ơn tiên tri dẫn đến mầu nhiệm lời Thiên Chúa
thành xác phàm ở giữa loài người.
Hiện tượng tiên tri là hiện tượng Lời Thiên Chúa trong lịch sử
(Về điều này coi : VTB Parole de Dieu)

Và ngoài ra còn giảng bằng những việc tượng trưng : Coi : Introd, à la Bible, I, 480-481.
Dấu hiệu làm bề ngoài đó :
- Có thể có tính cách điển hình để củng cố giáo huấn. Một phương tiện giáo dục.
- Nhưng trong các việc tiên tri làm không thể chỉ có nghĩa như thế vì lắm khi việc
làm đó có lâu trước khi có lời giải thích. Vậy đây còn phải để ý đến một quan niệm
khác : Dấu hiệu bên ngoài thể hiện được thực tại, tạo nên biến cố. Vậy dấu hiệu
tiên tri làm không chỉ là kèm theo lời giảng, mà đã là một hình bóng dẫn đến sự
kiện sẽ đến. Dấu hiệu như thế có tính cách che giấu hơn là tỏ bày tư tưởng. Vậy
việc làm tượng trưng nhiều khi phải hiểu như một sức tạo ra lịch sử (Ys 20:3; Ez
24:15). Nhưng cũng có khi việc đó có tính cách một lời cảnh cáo (và như vậy việc
kia còn có thể tránh được).

IV. THỜI GIAN. LỊCH SỬ. CÁNH CHUNG

1. Thời gian và lịch sử


1.1 So sánh quan niệm
Thời nay, quan niệm thông thường về thời gian như một môi trường có sẵn trước sự kiện
kéo dài thăm thẳm như một đường thẳng, theo đó các biến cố tăm tắp đến sắp hàng, về
quá khứ cũng như về tương lai. Con đường thẳng đó có khoảng giữa là hiện tại, phía sau
lưng là quá khứ, còn trước mặt là tương lai. Một quan niệm thời gian trừu tượng, trống
rỗng như vậy, Israel không có, đến đỗi tiếng chung chỉ thời gian cũng không có. Người
Dothái xưa không thể trừu tượng thời gian ra khỏi biến cố. Thời gian mà không sự kiện gì
là điều không có được, không tưởng nghĩ ra được.

Tiếng dùng :
‘ôlam chỉ quá khứ hay vị lai xa vời.
‘êth một lúc, một buổi, một khoảng thời gian

(Mi 5:2 - lúc sinh đẻ; Kn 29:7 - thời đuổi chiên; 2S 11:1 - lúc các vua thân chinh đánh
giặc. Hg 1:4; Tv 1:3; 104:27). Chung chung, mọi biến cố có thời của mình đã định, biến
cố phải có thời buổi, thời buổi phải có biến cố. Bởi đó vạn sự nhất nhất đều có thời có
buổi (Gv3:1tt). Khôn ngoan là đừng để hỏng mất thời buổi đã định cho sự vật và việc
làm, con mắt tinh đủ để nhận ra Kairos bí ẩn (Tv 31:6 “tempora” : đời người là một
chuỗi thời buổi kết lại).

Quan niệm thời gian hiện đại ngấm ngầm dưới ảnh hưởng Kitô giáo : có tận thế. Dòng
thời gian tiến mãi cho đến một mút cùng nào đó. Mút cùng đó là hư vô, hay là thành tựu
tùy trào lưu tư tưởng. Quan niệm đó cổ thời chưa biết. Ở Hilạp đã vậy, mà ở Israel cổ
thời cũng vậy : Kn 8:2 hình như không nghĩ đến tương lai, hay tương lai chỉ là hiện tại

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 89


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

kéo dài, không cảm thấy giới hạn. Điều đáng để ý là sự tồn tại của quả đất chỉ hội ra được
bởi loạt mùa trong năm với các hiện tượng theo mùa cứ tuần tự diễn ra theo nhịp, ta gọi
là trật tự thiên nhiên.

1.2 Thời gian với lễ bái


Lễ bái là những chóp đỉnh của một đời người.
Nhịp lễ bái trong năm cũng là nhịp sống của mỗi người trong thời gian. Thời gian theo
nghĩa đầy đủ tức là thời mừng lễ, là thời gian đầy đủ hơn cả, vì được lấp đầy theo đúng
nghĩa. Lễ bái không cảm thấy như một cái ước lệ của người ta (không có năm đạo và năm
đời). Lễ bái là dự kiện tuyệt đối để cắm chặng, chứ không phải quyển lịch cắm chặng lễ
bái. Lễ bái như thế là “ngày Yahvê đã làm ra” (Tv 118:24). Hưu lễ là ngày Yahvê đã
tách ra để cộng đoàn thông chia sự an nghỉ của Người, sự an nghỉ đó được quan niệm như
một khu vực khách quan có thực thể tự lập. Các thời lễ bái khác cũng vậy (Lễ nhà tạm,
hay thời để tang, giữ chay). Nói chung thời lễ bái có tính cách thiêng liêng của nó, không
coi được như ước lệ của người ta với nhau. Bởi đó có nghi vấn như Za 7:1tt : giữ chay
như vậy có đúng buổi, đúng với việc Yahvê thiết định không.
Lễ bái của Israel :
Đã rõ là theo nhịp một năm của nhà nông, do lai tự dân Canaan, chiếu theo gieo vãi và
gặt hái. Nhưng điều đáng để ý Israel đã nối các lễ đó với lịch sử (Massot : Khởi sự gặt
lúa mạch kỷ niệm Xuất hành; Lễ mùa thu hái nho thì kỷ niệm thời sa mạc ở nhà tạm).
Israel đã cảm thấy (ý thức rõ ràng, thời sau mới có) số mạng của mình không căn cứ
trên sự tuần hoàn của vũ trụ, mà là trên những biến cố lịch sử. Các biến cố đó là
những kỳ công của Thiên Chúa, có tính cách tuyệt đối, hiện tại đối với mỗi thế hệ
(không chỉ là hiện tại hóa một cách thiêng liêng và cảm xúc, nhưng mỗi thế hệ được đi
vào cảnh huống lịch sử, như lễ bái gầy tạo lên cho : kiểu ăn lễ chiên Xh 12:11 – hay ở
Nhà tạm). Cảm xúc đó dĩ nhiên sẽ sa sút nhiều ít với thời gian : khi người ta không còn
quá chất phác nữa.

1.3 Cấu tạo quan niệm thánh sử


Bước thứ nhất :
Việc lịch sử hóa các lễ bái đã nói ở trên, điều đó mới chỉ xây dựng trên một biến cố lịch
sử vận mạng Israel. Nhưng thánh sử cấu tạo số mạng Israel phải dựa trên một loạt
biến cố. Một cái gì phức tạp mà lại có liên tục, theo một đà một hướng mà tiến. Hình như
trình tự, xét về cách bắt đầu có ý thức theo kiểu bình luận lịch sử thì thế này : Có một
thời Israel đã mừng những sự kiện cứu thoát riêng biệt từng nhóm, và từng địa điểm khác
nhau. Tại Bêthel, truyền thống về Yakôb; tại Sikem, lễ kết giao ước Sinai; tại Gilgal
(Benyamin), việc chiếm đất Canaan, và liên tục với lễ Paskha và Xuất hành. Rồi (có lẽ
khi đã thành lập giao hiếu) các truyền thống đó được thành của chung, và được đâu kết
lại thành một chuỗi, trong đó mỗi truyền thống có chỗ của mình. Thành tích của công
việc tổng hợp đó, mà ta biết được, thì trước tiên có những toát yếu về thánh sử (như Tl
26:5tt; Yôs 24:2tt).

Do đó, Israel đã đi đến quan niệm lịch sử như một đường thẳng có hướng. Công trình đó
không do thần thoại hay suy luận, nhưng bởi cộng thêm dần những việc cứu thoát của
Thiên Chúa mà dân kính nhớ đó đây trong các đền thờ. Nhưng điều cốt yếu là Israel đã
hội ra được kế đồ của Yahvê muốn đeo đuổi, từ ngày Yahvê đã đến đồng hành cùng tổ

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 90


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

phụ do các lời hứa của Người. Việc tế nhận rằng Israel không dựa trên một biến cố,
nhưng là một quãng đường dài, một lịch sử đã dọn dần để Israel trở nên Israel. Đó là điều
quyết định : Một cách mạng tư tưởng (mà thế giới hiện tại còn cảm thấy hậu quả). Dĩ
nhiên, Lịch sử đây không phải là sử học như người đời nay nghĩ, Lịch sử đây được cấu
tạo nhờ một loạt sự kiện chính Thiên Chúa đã làm để cứu thoát Israel. Lịch sử là ở đó,
chứ không phải bất cứ kiểu thời gian diễn tiến nào khác.

Israel đã có quan niệm riêng về lịch sử của mình đó từ thời các Thẩm phán. Quan niệm
đó sẽ được trình bày kiểu này kiểu khác, nhưng điều căn bản bất di bất dịch : Lịch sử của
Israel cốt thiết là Thiên Chúa lấp đầy các thời các buổi bằng công việc của Người, sự
hướng dẫn của Người. Hoạch đồ lịch sử đó Israel luôn luôn kéo dài về trước cũng như về
sau :
-E :Giữ y nguyên lịch sử đã có : từ tổ phụ cho đến việc chiếm Canaan.
-YP :Xa hơn về quá khứ : lịch sử đó lên đến tạo thành.
- Thứ luật sử:Lịch sử được khởi sự với Môsê, nhưng suốt cả thời vương quyền và kết
thúc tới tai họa 587.
- Ký sự :Xa hơn cả. Hoạch đồ đi từ người thứ nhất cho đến thời sau lưu đày.

Như thế, hòai bão quán triệt thời gian trong nhỡn giới thần học cứ phát triển thêm luôn.
Hoạch đồ càng thêm bao la hơn. Nhưng các phác họa trên vẫn chưa bao quát lấy cả lịch
sử hoàn cầu. Đến Đaniel ta mới thấy thần học lịch sử mới có một nhỡn giới tổng quát trên
hết mọi biến cố trần gian. Còn Kn 1, một cách hàm ẩn đã vạch ra khởi điểm của lịch sử.

1.4 Thánh sử và lễ bái


Nên để ý đến sự xung đột giữa quan niệm lễ bái và lịch sử. Lễ bái - Đòi người dự lễ phải
ở trong tâm trạng “đồng thời” với thánh tích diễn lại : Việc đồng thời hóa, hay hiện tại
hóa đó mới đặt người ta vào chính trong kịch thánh. Còn lịch sử sắp đặt sự kiện, cho dẫu
là thánh tích theo đường thời gian có trước có sau, có khác với cái lúc tôi đang sống. Hiện
tại hóa bị phá vỡ? Chắc rằng có một thời lập trường đôi bên ở vào statu quo/hiện trạng,
hầu như không biết đến nhau. Nhưng người ta là một, không thể giữ y nguyên hai loạt tư
tưởng đối chọi nhau như vậy một cách thản nhiên. Nếu chỉ có một biến cố, biến cố đó
đem khỏi lễ bái đi nữa, thì việc hiện tại hóa vẫn còn có cơ tiếp tục. Nhưng nếu là một loạt
biến cố đòi phải có trước có sau, có cách quãng với người hiện tại, thì hiện tại hóa một
ngày kia sẽ bị cảm thấy một cái gì giả tạo. Lịch sử chỉ có một chiều và không hề trở lại y
như cũ. Nảy ra khỏi khu vực thánh của lễ bái, biến cố trở nên đối tượng cho suy nghĩ và
đánh giá : Nối chắp hay phân tách, và vạch ra những chóp đỉnh (thí dụ : như những Giao
ước của P).
Quan niệm lịch sử có thể là hậu quả của việc giảm bớt chất phác trong sự hiện tại hóa của
lễ bái, nhưng cũng có thể là dịp làm cho sự hấp dẫn của lễ bái suy giảm đi. Dù sao cũng
có sự khủng hoảng về lễ bái (sức hiện tại hóa bị nghi vấn). Các lời trong Thứ luật cho
thấy thế hệ đó đã cảm thấy mình quá xa vời thế hệ những người đã kết giao ở Sinai rồi.
Bởi đó Giao ước muốn có hiệu lực thì phải đặt trên lập trường mới : Tl 5:2t; 29:9-14. Ta
thấy diễn giả cố gắng thuyết phục để phá các hoài nghi về tính cách hiện tại của Giao ước
xưa. “Hôm nay” trường cửu được dùng đến. Và thực sự người ta đã thành thực đặt vấn đề
về khoảng cách giữa các thế hệ tiên khởi và thế hệ hậu sinh (coi Yôs 21:43-45 và Thp
2:10). Coi Nh 8-9 : sự thuyết phục và cam kết giữ Giao ước.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 91


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

1.5 Israel và bàng cận. Coi DBS V.1166/7.


Bởi quan niệm thánh sử đó Israel khác hẳn các nước xung quanh. Không có đạo nào xung
quanh đã dựa trên một thánh sử. Quan niệm thời gian trong tôn giáo dựa trên “thời thái
cổ”, không phải là một thời đại đặt bên thời đại khác, nhưng là khởi điểm định hết mọi
biến thiên về sau. Đó là một trật tự thần linh mà lễ bái và nghi tiết thực hiện lại mãi mãi.
Lễ bái như thế có sức tạo thành. Biến cố thánh đó không diễn ra trong lịch sử một chiều,
nhưng theo vận kỳ, đúc lại sự tuần hoàn của thiên nhiên. Israel một dân tí teo nhưng đứng
biệt lập và đối lập với hết các văn minh hùng cường của bàng cận.

2. Quan niệm về “Cánh chung” nơi các tiên tri


2.1 Tiên tri và lịch sử đương thời.
Dĩ nhiên các tiên tri rất chú trọng đến thánh sử như nói trên, và hơn mọi người đồng thời,
họ ý thức rất sâu về những nghĩa vụ nảy ra cho Israel bởi được có Yahvê đồng hành với
mình trong lịch sử.

Hơn ai hết, các tiên tri tỉnh thức chiêm nghiệm các trào lưu đương thời diễn ra trong thế
giới đương thời của họ. Thái độ của họ rất uyển chuyển để luôn luôn thích ứng kịp với
thời thế. Những người thiển cận có thể cho họ là mâu thuẫn với chính mình họ.
Lời giảng của họ có liên lạc mật thiết với các biến cố :
- Amos, Ysaya : Với mối nguy hiểm thường trực là đế quốc Assur.
- Yêrêmya : Cái họa đang ngăm đe Israel và Babylon.
- Ysaya-II : Với việc xuất hiện của Kyrô, vua Batư.
- Haggai, Zacarya : Với những xao động trong đế quốc Batư xảy ra lối 522-520.

Bởi đó phải nối liền các lời sấm với biến cố xảy ra trong thế giới đương thời, ta mới hiểu
được các tiên tri. Hơn nữa, những việc Yahvê sẽ làm cũng đồng hàng và có khi lấn cả
những biến cố trong thánh sử dĩ vãng. Nhưng con mắt của tiên tri không phải là con mắt
tinh đời của những người biết trù tính tiên đoán về tương lai theo kinh nghiệm thường
tình của dĩ vãng, vì các tiên tri chắc chắn về một điều mà sử gia phàm tục phải cho là hão
huyền : Các biến cố kinh thiên động địa trong thế giới đương thời đó, chính Yahvê huy
động vì số mạng một dân bé tí : Israel.

2.2 Định nghĩa tiếng cánh chung (eschatologique)


Các tác giả không đồng ý.
Khởi sự với H. Gressmann, hiểu “Cánh chung” như một quan niệm phức tạp gồm có
nhiều yếu tố tạp nhạp xuất tự thần thoại nào diễn ra sự ngóng đợi của nhân loại. Thần
thoại đó theo Gressmann là quan niệm về những tai ương xảy đến cho vũ trụ.
Sellin quan niệm phát xuất tự kinh nghiệm cựu trào ở Sinai.
Trái lại Mowinckel muốn nhận ra nơi dịp lễ Yahvê đăng quang (theo kiểu akitu).

Hiện tại, nhiều tác giả nghi kị một tiếng trổng như thế thì cố ý tránh. Hoặc có dùng, thì
chỉ dùng cho khi nào phải nói đến “tận thế” mà thôi : Khi lịch sử tận cùng, biến cố nói
đến phải ở ngoài lịch sử. Một nghĩa hẹp như vậy, bất quá chỉ có vài đoạn tiên tri rất muộn
thời mới nhằm được, hơn nữa nói cho đúng, thì như vậy cả các văn chương Khải huyền
cũng không gọi được là có gì là cánh chung, vì loại văn này cũng thường giả thiết là thời
gian cùng lịch sử vẫn tiếp tục.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 92


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Cánh chung theo nghĩa hẹp đó không áp dụng chính đáng cho một chương Cựu ước nào,
huống chi là nơi các tiên tri. Đặc điểm của tín thư tiên tri là tính cách hiện tại, mong đợi
một tương lai sát gần bên – không nói rõ đến cùng tận của lịch sử hay thời gian - Nhưng
lời tiên báo của họ có mang tính cách chung cục, tuy vẫn còn ở trong lịch sử. Lời báo đó
dựa trên sự đối chiếu thời này và thời sẽ đến, và giữa 2 thời đó là sự gián đoạn : Trước
cái “gián đoạn” đó là “thời này”, thời các tiên tri lên án, và Thiên Chúa phá hủy; sau cái
“gián đoạn” là điều mới Thiên Chúa tác tạo.

Như thế không thấy phân biệt hoạt động của Thiên Chúa trong lịch sử và một hoạt động ở
cùng tận lịch sử, nhưng điều cốt yếu là nhận có “gián đoạn”, đến đỗi phải nói rằng “Điều
sẽ đến” không thể coi đươc như liên tục, đồng loại với điều đã có từ trước đến cái
“giánđoạn”đó: mộ tchỗ “hổng”, “trống không”, bởi xảy ra điều gọi là “phán xét” tức là
mọi bảo đảm, an toàn giả dối bị quét sạch, để điều sẽ đến là cái gì “mới” hẳn.

2.3 Những yếu tố của quan niệm cánh chung nơi các tiên tri
- Quan niệm thánh sử chi phối ý niệm Cánh chung. Chứ không phải một quan
niệm “phức tạp” nào, hay kinh nghiệm “ngã lòng” về hiện tại. Bởi sự hướng đến
hoạt động mới của Yahvê, các tiên tri mở rộng nhỡn giới thánh sử.
- Truyền thống Israel về ơn Thiên Chúa lựa chọn (Israel được Thiên Chúa kêu gọi
và gầy dựng) : Luôn luôn được suy nghĩ đến (truyền thống về xuất hành : Hôsê,
Yêrêmya Ezekiel, YsayaII; Truyền thống David, Sion : Ysaya) : án phạt chính là vì
đã được ưu đãi như thế mà lại thất trung.
- Cái “gián đoạn” giữa cũ và mới - Cũng tùy tiên tri : Đoạn tuyệt hẳn hay là cầu nối
(Ysaya : có liên tục cách nào đó “không cần chọn lại David hay Sion” (Ys 1:26;
11:1). Yêrêmya : đoạn tục hẳn (31:31tt). Nhưng điều cốt yếu : Sự cứu thoát chỉ có
cho Israel nơi việc mới Yahvê sẽ làm.

3. Ngày của Yahvê


Một thành phần cốt yếu của chung luận nơi các tiên tri. Nếu biết được do lai của quan
niệm, ta sẽ hiểu rõ hơn chính quan niệm. Các đoạn sấm ngôn nói đến YOM YAHWEH :
- Ys 2:12; 13:6 9; 22:5; 34:8
- Yr 46:10;
- Ez 7:19; 13:5; 30:3;
- Yô 1:15; 2:1 11; 3:4; 4:14
- Am 5:18-20;
- Ab 15;
- So 1:7 8 14-18;
- Za 14:1.

Nhưng muốn khảo sát cho nhằm, thì phải để ý đến cả mạch lạc trong đó tiếng Ngày
Yahvê xuất hiện. Xét về mặt này thì các câu danh tiếng như Am 5:18-20 và Ys 2:9tt
không làm sáng tỏ vấn đề.

Ys13 (một lời sấm thuộc thế kỷ 6) : Một loạt ý niệm đem cả vào chiến tranh (gọi binh
đầu ngũ bắt đầu, và toàn xứ bị tàn phá kết thúc), nhưng một chiến tranh khổng lồ (không
phải binh lính tham dự, mà là các dân tộc).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 93


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Ys 34 : Không nói đến Ngày Yahvê, nhưng ngày oán trả (c.8) : Yahvê thịnh nộ trên
Eđom: Điều cốt yếu cũng là chiến thắng của Yahvê – bởi đó có ảnh hưởng đến cả trời
đất.
Ez 30:1tt Cũng theo gần một biểu thức như Ys 13:34.
Ez 7:1tt : Tuy Ngày Yahvê không viết ra, nhưng các câu 7 10 17 cũng nói đến Ngày
(cách tuyệt đối). Lời gọi binh tán rộng. Nhưng sau cùng cũng là chiến tranh tàn khốc
(c.17).
Yr 46:3-12 Cũng tương tợ.
Yô 2:1-11 chắc nói đến nạn châu chấu, nhưng những hình ảnh cổ truyền về chiến tranh
được sử dụng : động binh, tán loạn, động đất, tối sầm, tiếng Yahvê (những điều không
giống bao nhiêu với một nạn châu chấu).
So 1:7-18 : Đoạn quan trọng về những ý niệm thành phần của Ngày Yahvê. Đình đám
long trọng cho những kẻ được mời. Nhưng tiệc đó phải hiểu như Ys 34:6 46,:0 : nghĩa là
cũng là chiến tranh. Một ngày gieo kinh khủng, đến đỗi người ta ra như mù. Đàng khác
phải để ý đến các đoạn dùng tiếng “Ngày Yahvê” cho những biến cố quá khứ (Ez 13:5;
34:12; Ai 1:12; 2:22).

Xét như thế thì Ngày Yahvê đã nên một đề tài cổ truyền đem về việc Yahvê can thiệp,
theo kiểu chiến tranh. Kiểu can thiệp đó được họa theo quan niệm thánh chiến của Israel.
Vả lại chính Ysaya cũng so sánh can thiệp tương lai theo hình ảnh những can thiệp quá
khứ ; Ys 9:4 (ngày Mađian : Thp 7), Ys 28:21 (trận Peraxim 2S 5:20 25) : Thánh chiến
xưa là công việc của chính Yahvê, và Yahvê huy động cả những hiện tượng thiên tai để
tru diệt địch thù (sấm sét : 1S 7:10; đá bởi trời : Yôs 10:11 – Tối tăm : Xh 14:20; Yôs
24:7 – Mù mịt : Thp 5:4t), và một điều quan trọng : Sự kinh hoảng gieo trong lòng địch
thù làm họ hốt hoảng cuống cuồng, thất kinh tán đảm.

Như thế những bức họa về Ngày Yahvê sẽ đến, và những việc hiển linh của Yahvê như
Chiến sĩ của thánh chiến. Cả hai thuộc một loạt ý niệm. Những yếu tố của thánh chiến
được sử dụng lại nơi các tiên tri. Có điều là các tiên tri áp dụng cho tương lai – theo một
kích thước bao la hơn nhiều (lan đến vũ trụ) – sự can thiệp kiểu thánh chiến đó, Israel từ
xưa trông đợi, thời Amos họ cũng thế, sự can thiệp đó chỉ có thể vì phần ích Israel.
Nhưng họ không ngờ rằng : hậu quả có thể khác hẳn không như họ tưởng : họ không nghĩ
rằng ngày đó có thể đem lại “tối tăm” chứ không phải là “ánh sáng”.

TOÁT YẾU

1. Tiên tri nói nhân danh Yahvê


– Cho dân Chúa – Họ có thể làm vậy bởi họ đã chịu lấy Lời Yahvê (coi CONGAR Y.
Vraie et fausse Réforme dans l’Eglise, 200ss Les prophètes. Leur rôle et leur caractère).
Họ nói cho dân ý định của Thiên Chúa về họ. Ý định đó được diễn dần với thời gian
(trước mạc khải thực tại của ý định đó là Chúa Yêsu) - diễn ra nghĩa là dần dần thực hiện
cũng như dần dần tỏ bày ra về phía “tỏ bày” mạc khải cho biết ý định Thiên Chúa :

1.1 Vừa là siêu việt :


Ý định đi đến một cùng đích trong đó mọi điều đã nói, đã hứa sẽ được thành tựu (tức là
công việc của Đức Mêsia : Các tiên tri là những người tiền hô của Đức Mêsia). Về tương

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 94


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

lai đó, họ thấy rõ “gián đoạn” nhưng không phân biệt được các đoạn đường : Viễn tượng
trùng nhau, chồng chất lên nhau.

1.2 Vừa nội tại :


Ngay trong lịch sử Thiên Chúa đã can thiệp để thực hiện ý định sau cùng, các tiên tri soi
sáng cho biết hiểu lịch sử theo quan niệm của Thiên Chúa. Vì thế các tiên tri lăn lộn với
lịch sử đương thời họ để cảnh cáo, ngăm đe, khích lệ. Nhiều khi họ làm cách nghịch
nhiên : Khi người ta an toàn, hứng khởi, thì họ báo họa – khi người ta thất vọng, thì họ
báo ơn tha thứ, thời phục hưng, khởi thắng. Ý nghĩa liên tục giữa họa và phúc được
thành hình trong ý niệm “số sót” (do lai từ thánh chiến, quan niệm đã mặc lấy ý nghĩa
chung luận về Hội Thánh) (ý niệm Dân của Thiên Chúa được thiêng liêng hơn, dẫn đến ý
niệm Hội thánh) và về Chúa Kitô (Số sót chân thật cuối cùng là chính Chúa Kitô). Như
thế Israel sống một cách nào đó mầu nhiệm chết và sống lại của Chúa Kitô trong lịch sử
của mình.
Về ý định Thiên Chúa là đi đến nội giới hóa ( coi CONGAR Y. VRaie et fausse réforme...
136ss.)

2.Tiên tri xúc tiến việc thực hiện ý định Thiên Chúa :
Công trình của Thiên Chúa được thực hiện nhờ sự cộng tác của người ta – và đàng khác
phải tiến dần, bởi đó có 2 nguy hiểm “dừng lại, và sa đọa”. Ta có thể nói theo kiều tác giả
(nhất là CONGAR Y.) bằng 2 hiện tượng rõ rệt nơi Dân Dothái đứng trước mạc khải Tân
ước :
- Xử trí như Hội đường (agir en Synagogue)
- Thái độ Biệt phái
(coi CONGAR Y. Vraie et fausse Réforme... 152ss)

2.1 Kế đồ của Thiên Chúa trong lịch sử


được thực hiện nhờ sự cộng tác của người ta.
Người ta có thân xác, sống trong xã hội. Bởi đó sinh hoạt dẫu thiêng liêng cũng thi thố
trong sự trao đổi với nhau : Bằng tiếng nói, cử chỉ, hình ảnh. Về tôn giáo chúng ta sẽ có
công thức việc đạo đức, nghi tiết. Các dấu bên ngoài đó gọi chung là “Qui chế”. Đó là
những dấu bên ngoài để diễn tả ra thực tại bên trong tức là chính con người có lòng đạo,
con người thành tín.
Cái nguy hiểm là dừng lại nơi cử chỉ, công thức : nơi qui chế, chứ không đi ngang
qua các điều đó, để nhờ đó mà đạt đến thực tại bên trong là lương tâm ý thức : Đó là
thái độ biệt phái.

Các tiên tri luôn luôn phản kháng thái độ đó, luôn luôn nhắc lại rằng : cử chỉ bên ngoài
phải tùy thuộc ý nghĩa của chúng, chữ viết phải tùy vào tinh thần, phương thế tùy vào cứu
cánh, nghi tiết tùy vào lương tâm ý thức (coi Mk 2,27). Hình thức bề ngoài là mối nguy
của “nghi tiết”, và nghi tiết liên kết với tổ chức tư tế. Bởi đó tiên tri thường gặp chống đối
nơi hàng tư tế (Am 7:12t; Yr 26).

Tiên tri vì thế được coi như những người quấy rối, và bị bắt bớ. Họ chủ trương cực đoan,
không dung hòa, quả quyết vô điều kiện, bênh vực quyền lợi của tuyệt đối, để lay tỉnh
tính quen lệ lừng khừng.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 95


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

2.2 Kế đồ của Thiên Chúa là thực tại phải phát triển dần dần.
Kế đồ của Thiên Chúa là thực tại phải phát triển dần dần. Một điều không có cả một lần
như một đồ vật, nhưng phải phát triển sẽ gặp cái nguy hiểm là an thân thủ phận, không
còn muốn đi quá giai đoạn đã đạt đến. Những người có việc duy trì truyền thống rất ưa
thích duy trì những hình thức bất di bất dịch, tuyệt đỉnh rồi, trong khi cái năng lực tiềm
tàng của mầm giống, ý tưởng, lời hứa còn muốn vươn mình xa hơn. Thái độ đó thấy được
nơi thái độ đạo Dothái đối với Mạc khải Chúa Yêsu đem đến : bởi đó đại đồng hóa thái
độ từ khước tiến lên, lướt quá chữ viết để trung tín với tinh thần, ta gọi đó là “Xử trí như
một Hội đường”.

Các tiên tri có nhiệm vụ giữ đà phát triển, quả quyết rằng qua những hình thức đã có, và
được y chuẩn nữa, còn có tiếng gọi của nguyên lý, của ý tưởng sống động. Hình thức, qui
chế cũng là ơn huệ của Thiên Chúa, nhưng chưa phải là mục đích phải đi đến : nên các
tiên tri dùng kiểu biện chứng “có mà lại không” : Đền thờ, nhà David, tế lễ, dân Chúa,
Giao ước... đều là những thực tại đã có, nơi đó lời hứa đã thực hiện, nhưng thực sự không
hẳn như thế : còn gì xa hơn nữa. Đền thờ đã xây cất do tay Salômon là nhà của Thiên
Chúa – nhưng Thiên Chúa sẽ hủy hoại Đền thờ (Mi 1:2-7; Ez 9:3; 10:18; Yr 7:11-16;
26:18) nhưng Thiên Chúa sẽ ở luôn giữa dân của Người (cho dẫu họ bị đi đày) (Yr 3:16;
Ys 46:1; Hg 2:3-9; Az 6:12-15), rồi sẽ có một Đền thờ mới, đem đến mọi phúc lành (Ez
43:4-9; Za 14:8; Ys 60:1) (coi : CONGAR, Le mystère du Temple).

Thiên triệu của tiên tri đòi một nỗ lực để lướt cái cám dỗ xử trí như một Hội đường, để
dẫn công trình của Thiên Chúa đến thành tựu theo ý định Thiên Chúa.
Công việc của các tiên tri là một tiến bộ có tính cách quyết định cho tôn giáo Israel về
- Mặt thiêng liêng hóa (các quan niệm Dân Chúa, nhiệm vụ Dân Chúa chọn : như tế
lễ, lễ bái, các việc đạo đức – quan niệm Giao ước...).
- Tính cách phổ cập ; xưa kia dân Chúa tuy không hạn chế vào huyết thống Abraham,
nhưng Israel chưa nghĩ đến lời hứa phải bao trùm hết mọi dân – với các tiên tri,
nhất là xung quanh thời lưu đày, tính cách phổ cập được quả quyết (Ys 11:9; 14:1;
19:19-25; Za 2:15; Ma 1:11).

Học các tiên tri nên để ý :


1. Sấm ngôn không nên đọc như một tín thư siêu thời gian. Nhưng lời tiên tri
thường là đối thoại hăng hái nhiệt nồng với người một thời nhất định để vạch ra cho họ
thấy vị trí của họ trước mặt Thiên Chúa.
2. Dưới những kiểu diễn giải tư tưởng rất táo bạo, rất mới mẻ đối với truyền
thống, họ hằng chất vấn truyền thống của Israel. Họa hiếm lắm mới trình bày một đạo
lý theo kiểu suy luận. Cốt thiết là họ thông cáo cho người đồng thời ý định của Yavê
trong những hoàn cảnh đặc biệt : họ áp dụng tùy hoàn cảnh một ít ý tưởng căn bản.
3. Lời rao giảng của các tiên tri không thể coi như một hệ thống. Nhưng mỗi sấm
ngôn là Lời Yavê duy nhất, dưới những hình thức này khác, tùy người, tùy hoàn cảnh mà
thích ứng.
4. Nhưng chung chung những yếu tố này được thấy diễn ra lại :
- Lời Yahvê đây là một lời cánh chung của Yahvê trên dân Người.
- Bối cảnh là xét lại truyền thống “ơn lựa chọn” của Israel.
- Thích ứng với tình cảnh riêng của dân (tội lỗi, hay khốn đốn).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 96


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

AMOS
I. THIÊN TRIỆU.
Teqoa : 18 km phía Nam Yêrusalem (bây giờ là thuộc làng Sa’ir), thuộc sa mạc Yuđa
nhưng không phải là hẻo lánh, từ thời Rôbôam đã có đồn và trạm lính canh.
Amos (cũng như ‘Amasyah : ‘Amasa - Yahvê nâng đỡ, hộ phù).
Hạnh tích chúng ta không biết gì ngoài ít chi tiết : Thời hoạt động (1:1), nghề nghiệp
(nông gia) và việc xảy ra tại Bêthel (7:10tt). Đoán thêm ta có thể coi Amos như một
người nông gia khá giả.
7:14 : Amos không thuộc một phường tiên tri nào. Lời đó không muốn hạ giá hàng tiên
tri, nhưng cho thấy sự kỳ lạ là Amos, một nông gia, mà cũng thành một vị tiên tri. Một
phương sách kỳ lạ của Yahvê. Thiên triệu là một sự kiện, người ta không thể bàn luận gì
được. Thiên triệu của Amos có lẽ có liên lạc với 5 thị kiến : 7:1-9; 8:1-3; 9:1-4.

Điều lạ trong các thị kiến đó là không nói rõ việc ban lịnh đi rao giảng điều đã thấy. Các
thị kiến đó vạch ra việc tinh thần Amos tế nhận dần dần ra Án Yahvê quyết định, không
còn thay đổi nữa, trên dân Israel. Thoạt tiên Amos rùng mình chạy kêu cầu cùng Yahvê
và hai lần (thị kiến châu chấu và hỏa tai), được Yahvê nghe lời, họa kia đã được ngăn
ngừa. Nhưng tội Israel đã ngùn ngụt dẫy đầy, lời chuyển cầu cuối cùng ra vô hiệu. Thị
kiến thứ ba và thứ tư, kiểu trình bày khá giống nhau : Thời tha thứ đã hết – Tận số của
Israel đã đến. Nhưng Amos còn nói một lời. Trái lại, thị kiến thứ năm, Amos đành làm
thinh mà nghe án của Israel : Yahvê sẽ truy nã cho đến cùng.

Các thị kiến này khác với Ysaya và Ezekiel là không dựa trên truyền thống nào cả. Đàng
khác, tự các thị kiến, ta không thể hội ra được tín thư Amos phải đem đến như thấy trong
các sấm ngôn : Sấm ngôn nói đi nói lại về lưu đày. Đây tiên tri chỉ nhận chân một điều,
mà là một điều rùng rợn : Thời tận số của Israel đã đến.

II. CÔNG VIỆC CỦA TIÊN TRI

Câu 1:2 - Một lời sấm có tính cách chương trình hướng dẫn lời rao giảng của Amos (coi
Steinmann, Le prophétisme biblique, 146) - Một hình ảnh rất đầy ý nghĩa mà cũng mạnh
mẽ lạ lùng. Về ý tưởng, đáng lý của Thứ luật thư : Sion trung tâm tôn giáo, Ngai của
Yahvê cai quản toàn dân Bắc cũng như Nam.
Nhưng sấm ngôn này, cũng như thị kiến trên không cho ta đi xa hơn vào “tận số Israel”
sẽ xảy ra làm sao? Được biết mút cùng của dự định nơi Thiên Chúa, tiên tri phải bắt đầu
suy nghĩ. Amos sống giữa một dân đã mang án tử : Tiên tri mở mắt ra thấy mọi sự đều
biến khác, những tệ đoan lộ ra cả. Tiên tri suy nghĩ về duyên do của tai họa Yahvê ngăm
đe trên dân. Việc suy nghĩ đó đem về :

- Truyền thống của Dân Chúa


Truyền thống đây vừa là truyền thống Yuđa (1:2; 9:11). Nhưng đối với Israel, thì phải
nhấn đến truyền thống Xuất hành (2:9-11). Ơn được lựa chọn đã là lý do cho án phạt của
Yahvê (3:2). Sấm ngôn của Amos chỉ có ý nghĩa khi ta coi như một cuộc đàm thoại với
quan niệm “Ơn lựa chọn” của Yahvê : kiểu dân hiểu, và kiểu tiên tri hiểu.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 97


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Chính trị, và lịch sử thời đó.


Phải nhớ bối cảnh lịch sử mới ý thức được cái cống hiến của tiên tri. Nhiều chi tiết cho ta
biết sự quan sát của tiên tri rất rạch ròi (9:7 : Cuộc di dân của nhóm Aram và nhóm Dân
biển, đồng thời, và hệ trọng trong bàn cờ chính trị Syrie-Palestine).
Amos theo dõi biến cố một cách tinh mắt, điều đó lộ ra trong :
- Lời sấm về án trên các dân tộc Palestine (1:3-2,8)
- Ra ý kiến về những thắng lợi của Israel trên Damas (6:13)
- Quảng kiến của Amos đi đến cả các dân láng giềng khá xa như Kalnê, Hamat. –
Báo việc lưu đày “qua Damas” (chắc là ám chỉ đến Assur) (5:27).
Những sự suy nghĩ về thời cuộc đó không phải làm theo kiểu một người biết quan sát để
quán triệt được thời thế :
- Lời tiên báo hậu vận của Amos có thể tóm tắt : Israel sẽ bị bại trận và dân phải bị
lưu đày. Trong lời báo như thế, chắc rằng chính sách Assur đối với các dân bị trị như
thường nghe biết đã có ảnh hưởng. Nhưng nên để ý ngay tiếng Assur cũng không
được nói đến.-
Điều cốt thiết Amos rao giảng tựu chung là thế này : Trong tai họa chiến tranh (2:13tt;
3:11; 5:3; 6:9t 14; 9:7; 9:10), Yahvê gặp chính mình Yahvê – không phải Yavê như dân
kính thờ trong các Đền thờ, và lễ bái, nhưng Yahvê mà dân chưa hề biết, Đấng sẽ tỏ mình
ra trong các Kỳ công mới. Và sự tỏ mình trực tiếp trong biến cố đó là điều phải làm
người đồng thời kinh ngạc, chấn động : 3:15; 5:27; 5:17; 7:9; 9:8.
Sự can thiệp trực tiếp của một “bản ngã” mà từ xưa đến nay Israel đã thường coi như một
vị thần bản mệnh. Người sẽ can thiệp tàn khốc đến đỗi Amos có vẻ hoài nghi cả về “Số
sót” (3:12; 5:15; 6).

III. CÁO TRẠNG HẠCH TỘI ISRAEL.

Thị kiến cho tiên tri biết Yahvê không còn tha thứ cho Israel nữa. Nhưng Israel đã làm gì
để đáng án của nghĩa nộ đó? Duyên do của án phạt, tiên tri trình bày nơi lời cảnh cáo,
mắng trách, tức là những lời đi trước lời hăm dọa. Lời hăm dọa hầu như không thay đổi
về nội dung (điều tiên tri đã biết được trong thị kiến, và được diễn lại nơi họa chiến tranh
và lưu đày). Còn lời quở trách, cảnh cáo thì luôn luôn uyển chuyển, xoay đủ mọi chiều để
cho thấy các khía cạnh, các thời buổi, các kiểu cư xử bình thường hay lạ kỳ của sinh hoạt
nhân loại, đánh phập vào chính đời sống cụ thể, và vạch ra một cách không nể nang dè
giữ. Đó là các lời cáo tội : chung chung tội trạng đó được qui về hai điều :

1. Vi phạm đến luật điều của Thiên Chúa


1.1 Câu 1:3-2:5 –
Mối liên lạc giữa các dân tộc cũng dựa trên những luật điều, tuy không viết ra, nhưng
cũng bắt buộc phải tuân theo trong cách xử trí giữa các dân với nhau.
Ít chi tiết chú giải :
Các lời sấm 1:3-2:5 viết theo một thể thức : Tuyên án phạt. Lý do tả việc thi hành án phạt
đó. Lý do án phạt mỗi chỗ một khác. Còn hai điều thường giống nhau.
1:3 kiểu nói “vì ba... và bốn” : Thuộc kiểu ngạn ngữ, không phải nói rõ là ba hay bốn tội,
nhưng chỉ muốn nói : Lường đã quá đầy.
Tội của các dân bị lên án không phải vì kẻ bị hại là Dân Chúa, nhưng Yahvê công minh
xét xử. Bất cứ ở đâu có bất công, Người đều trừng trị, vì bất công và tội ác nhất nhất đều

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 98


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

phạm đến luật điều của Yahvê, và chuốc lấy án phạt của Yahvê. Đạo lý độc thần dựa trên
luân lý ở Amos đã hoàn toàn phổ cập.

1.2. Câu 3:2 :


Nhưng tội của Israel còn nặng hơn nhiều, vì Yahvê đã chọn dân : họ được Người yêu
mến và kết thân (Biết!) Và tiên tri vạch ra các tội của Israel : Áp bức của hạng giàu có,
cầm quyền trên dân đen :

Câu 5:7. 10-13 : Họ bóc lột người nghèo khó. Giai cấp ở Israel đã quá chênh lệch.
Những điều bất công lộ ra rõ ràng nơi việc xử kiện : Công dân khá giả mới tham dự vào
việc xử kiện – mà chính họ lại là hạng giàu có, và như thế thường họ ngồi xử việc của họ.
Những kẻ khác bé họng kêu chẳng thấu trời, và cũng chẳng có ai bênh đỡ.

Câu 8:4-7 : Những kiểu lỗi đức công bằng, những cách trục lợi man trá. Trong khi đó họ
yên tâm cử hành cái đạo của họ : Hành hương lễ bái : 4:4t; 5:4-6; 5:21-27 (câu 5:25 phải
châm chước mà hiểu : không phải là trong sa mạc Israel chưa biết đến tế lễ, nhưng những
tế lễ kia khác xa kiểu của Israel hiện tại : đơn sơ giản lược).

Đối với tiên tri, kiểu thờ phượng đó là cách khiêu khích cơn nghĩa nộ của Yahvê : Lễ tế
như vậy có giá trị gì, đang khi người ta không đếm xỉa đến thánh ý của Người?
Khảo cứu cho ta thấy những luật điều Amos ám chỉ đến có thể gặp ở bộ luật Giao ước
(Xh 20-23). So sánh các khoản cáo trạng của Amos với luật xưa, ta thấy tiên tri đặt
người đồng thời trước nghĩa đen của bộ luật, chứ không áp dụng cách triệt để khắt khe.
Nhưng tuy thế, mọi sự đều hiện ra dưới một hình thức khác hẳn, bởi một cái gì ngăm đe
cả số mạng Israel. Dĩ nhiên các giới điều người ta nhận như có thể thực hành được. Và
thời nào cũng vẫn có những người vi phạm các luật điều đó (vì thế trong các luật điều
xưa vẫn có khoản để trừng trị kẻ vi phạm). Nhưng nay không phải một vài người vi
phạm, mà là toàn thể Israel, ít ra là các hạng người có uy thế, đã trắng trợn phạm đến
những điều căn bản. Amos không nói cho chúng ta biết hiện tượng đó nhất đán đã xảy ra,
hay là đã ngấm ngầm tiệm tiến từ lâu.
Nhưng điều cốt thiết là ơn huệ Israel đã chịu lấy tự Yahvê, Giao ước và Luật của Người,
đã nên cái họa cho Israel bởi đã thất trung hầu như toàn diện.

2. Một tôn giáo quá tự ti


Lời giảng có tính cách đả kích của các tiên tri tất nhiên có tính cách cực đoan một chiều,
không tả tất cả tình hình tôn giáo Israel. Nhưng dù sao sự sa đọa về tôn giáo trong Israel
đã đến giai đoạn trầm trọng. Amos lên án cách riêng hạng thượng lưu khá giả : Họ sống
cách vô tư và tự mãn trong sung sướng. Lời trách móc về tính ham sung sướng này không
phải do một người thích khổ hạnh, khinh của phù vân. Israel xưa không thế, họ coi mọi
của cải trên đời như ơn huệ của Yahvê. Nên lời trách móc của Amos nói lên một tệ đoan
gì đã khoét đục sinh hoạt Israel sâu thẳm lắm :

Câu 6:6 - Một lời trách khá lạ.


Tiên tri nghĩ đến những bất công trong xã hội. Nhưng con mắt ngài đi xa hơn một vài
điều bất công. Sự mục nát đã đâm rễ sâu thẳm nơi đáy lòng. Vì không có luật nào cấm
nằm giường sang quí, hay xoa dầu thượng hạng đâu; cũng không thấy có luật nào bắt

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 99


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

phải đau đớn vì những tai họa của Yuse. Như thế là Amos nhắm đến cái tâm tình nòng
cốt của Giao ước : Hesed - cái nghĩa tương thân tương trợ, tình liên đới của những người
trong Giao ước. Cái hồn của Giao ước đã biến. Thế mà đâu đâu tiên tri cũng thấy người
ta tự khi chính mình, ung dung tín thị vào Giao ước, mà trông đợi Ngày của Yahvê (5:18-
20). Nhưng họ không ngờ được rằng Ngày đó hóa ra Đêm tối cho họ (điều kinh ngạc là
dám quả quyết sự can thiệp của Thiên Chúa Giao ước, của Thần bản mệnh lại giáng họa
cho dân Chúa). Ơn lựa chọn và Giao ước họ có lý mà coi như vinh dự, nhưng họ không
biết rằng liên lạc với Đấng Chí Thánh có thể tai hại cho những kẻ nhàm lờn : Những kẻ
coi rẻ cả những kỳ công như Xuất hành. Họ không nhận ra thái độ đích thực của họ đối
với Yahvê. Những việc Yahvê thi hành trong lịch sử để cảnh tỉnh họ, họ cũng không
nhận ra : 4:6-12.

NB. Sưu tập một số sấm ngôn tự lập trước tiên, nhưng có liên lạc về chủ đề (tiếng “sấm
của Yahvê” sau mỗi câu nhịp thay đổi : là dấu những lời tự lập). – Các tai nạn đây thuộc
lịch sử cận đại của Israel. Trong các biến cố thiên tai, tiên tri nhìn thấy việc Yahvê làm,
và mục đích là đem người ta hồi đầu trở lại cùng Thiên Chúa. Nhưng Israel mù quáng
không nhận thấy gì cả. Nên coi chừng! Một họa khác kinh khủng hơn nhiều sẽ đến. Tiên
tri để trổng về hình thức : Có lẽ cố ý vì cái Họa không vô hình vô tượng đáng ghê sợ hơn
là những tai ương đã biết. Các tai nạn tiên tri tả: Đói kém (6), hạn hán (7), lúa úa, châu
chấu (9), dịch tả, chiến tranh (10) (các năm 765 759 ở Assur-Babylon có hạn thiên thời
dịch tả ghê gớm, có lẽ đã truyền nhiễm lan rộng trong các vùng Tiểu á).

IV. PHỤC HƯNG TRONG TƯƠNG LAI


Câu 9:11-12.
Rất tranh luận về tính cách xác thực. Một phần bởi người ta coi lời sấm tiên tri như một
“tôn giáo” có hệ thống riêng, dựa trên xác tín bên trong. Nhưng kỳ thực ta thấy tiên tri
hằng đứng trong truyền thống – truyền thống bị hiểu sai thật, nhưng không phải vì thế mà
tiên tri phải lật đổ truyền thống – trái lại họ hằng đối thoại với truyền thống, và đính
chính lại nhân danh Yahvê. Amos người Yuđa, không lẽ không dọi lại chút nào truyền
thống Đavít-Sion. Lời sấm về tương lai đây đứng trên truyền thống đó. Vả lại lời sấm đây
không có gì là huy hoàng đến đỗi phải chờ lưu đày để ăn khớp với văn khải huyền bắt
đầu: Nhà Đavít (lều) đã xiêu vẹo phải được tu bổ lại, nhưng nền móng đã đặt trước rồi.
Ngụ ý đến việc tái lập Nước Đavít theo hình thức lý tưởng tiên khởi, sau khi đã bị điêu
tàn. Nhưng Yahvê sẽ không để tiêu tán điều Người đã xây dựng, Người không khước từ
quyền của Người trên dân đã đặt dưới Danh Người (còn 9:13-15 các tác giả đồng ý là đã
thêm sau : Hứa một cảnh phong phú lạ lùng thời sau – Dân (đã lưu đày) được trở về an cư
lạc nghiệp : Dân của Yahvê là một dân bất diệt.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 100


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

HÔSÊ
Introd.à la Bible I. 493-500 (Steinmann J. Le prophétisme. Biblique. 187-240.
DBS.VI, 926-940 Osée (A.Gelin)

THỜI BUỔI :

Những năm cuối triều Yêrôbôam II. Cả đoạn I còn phải thuộc về triều đại Yêrôbôam :
nghĩa là trong vòng 5 năm. Vậy Hôsê khởi sự vào lối 752. 2:4-17 3:1-5 cũng còn thuộc
một thời yên ổn, thịnh vượng. 4:1-5,7 sùng bái vẫn rất thịnh.

Rồi đến chiến tranh giữa Syrie-Israel với Yuđa vào triều Peqah và Akkaz : dọi lại trong
5:8-11, kế đó việc xâm lược của Tiglat-pi-leser III vào năm 733 : dọi lại trong 5:14 7,8t.
Kế đó là những cuộc cách mạng liên miên nơi triều Samarie : 7:7 8:4; chính trị đối ngoại
xiêu giữa Aicập và Assur (7,11); việc Hôsê ben Ela hàng phục Assur (5,13) và phải cống
hiến nặng nề (8:9t)

Còn các đoạn Hs 9-12 dễ hiểu hơn cả vào thời yên ổn trước và sau việc Salmanasar V lên
ngôi (727). Hôsê ben Ela lối 727 đã xiêu hẳn về Aicập (2V 17:4 : có lẽ dọi trong Hs 9:3;
11:5; 12:2; 13:15). Bởi cuộc dấy loạn, vận mạng Israel đã đến lúc cùng tận (Hs 10,7).
Còn 13,10 đã thuộc vào lúc Samarie bắt đầu bị vây hãm : vì ngay lúc đầu Hôsê ben Ela
đã hàng đầu. Như thế những chương có thể ghép vào thời biểu được thì thuộc các năm
725/4 trước một tí hay lúc khởi sự việc Samarie bao vây.
Thời thế coi :2V 14:23-29 triều Yôrôbôam
2V 15:8-31 các vua Zakarya, Shallum, Menahem, Peqahya và Peqah.
2V 16:5-9 thời Hôsê ben Ela, Samarie thất thủ.

HÔSÊ:

Ít chi tiết ta biết rõ về đời của Hôsê và việc hôn nhân. Nhưng ngay đó cũng đã có nhiều
điều tranh luận. Đành để chú giải. Quê quán, nơi hoạt động : Chỉ biết được cách gián tiếp.
Chắn chắn là ở Israel phía Bắc (các thành Hôsê nói đến) đều thuộc về vùng Ephraim
Benyamin). Nơi hoạt động : Samarie (5:1-7; 5:8-7:16; 8:1-14), vùng Bethel và Gilgal
(4:4-19).

Dân thuộc tinh thần :


Hôsê cho thấy mình cùng chung vào một nhóm, một ý hướng với các tiên tri khác, nhất là
như một đốt trong dây, chuyền lên đến tận Môsê (4:15 9:7 12:11 14); lời lẽ nhiều khi dội
lại tiếng Amos (4:15 8:14 10:4 13:7t). Hôsê có một ý tưởng rõ rệt về hàng tư tế chính
đáng ở Israel, như còn sống động giữa các nhóm Lêvi thời đó (4:6; 6:6; 8:12). Cả 2 nhóm
tiên tri và tư tế chính thống đã bị lấn mất địa vị trong dân bởi ảnh hưởng xâm lấn sùng bái
Canaan. Bởi quen biết các nhóm đó, và hình như Hôsê cũng là nhân việc, cách nào đó,
nên Hôsê rất quen biết truyền thống cựu trào của Israel. Hai nhóm này là nòng cốt của
phong trào Thứ luật thư. Và thực sự Hôsê có liên lạc nhiều với kiểu nói và thần học Thứ
luật thư.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 101


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Tính tình :
Đặc sắc là nhiệt tình, thân ái. Lời nói sốt sắng nóng hổi. Không có một tiên tri nào có
giọng thấm thía như Hôsê.
Coi : Osty (Amos Osée) (Bible de J.fascicule) tr.65 (đặc sắc).

LỜI GIẢNG CỦA HÔSÊ

I. SỰ SA ĐỌA TÔN GIÁO.

Lời giảng dạy của Hôsê hoàn toàn đứng trong thánh sử (một điểm đặc sắc của Thứ luật
thư). Dường như lý luận của mình, tiên tri chỉ coi là chắc chắn khi đã đạt được căn cứ
trong lịch sử. Yahvê đã dùng một Thần bản mệnh của Israel “từ Aicập” (12:10; 13:4).
Yahvê đã dùng một tiên tri, Môsê (kiểu nói E) để dẫn đàng (12:14). Thời tiên khởi đó ví
thể hoàng kim thời đại của dân Chúa, thời mà Yahvê có thể trút cả lòng yêu thương ân ái
của Người xuống, thời Người đã lấy dây luyến ái mà dìu dắt (Hs 11:4). Nhưng hiện tại thì
khác một trời một vực. Israel đã bỏ Yahvê, như một người vợ phụ tình với chồng mà
chạy theo tình nhân. Hôsê đã tả cảnh đoạn tuyệt đó trong cuộc hôn nhân của chính mình
và thông tri nghĩa nộ của Yahvê, và sự khước từ dân ngỗ nghịch nơi tên tiên tri ban cho
con cái sinh bởi cuộc hôn nhân đó.

Hôn nhân như vậy có tính cách một dấu chỉ, và là thành phần của lời rao giảng, và
thực sự đó có hầu tả những gì là đặc sắc nơi tiên tri : Sự phẫn nộ trước thái độ thất trung
của Israel, hình phạt ngăm đe trên vận mạng của dân, và cả ám chỉ đến một khởi điểm
mới Thiên Chúa lại lấy lòng âu yếm của Người mà làm ra để kết nghĩa với Israel.

Để chỉ sự sa đọa về tôn giáo, Israel hùa theo Canaan, tiên tri dùng ý niệm “gian dâm”,
“ngoại tình”. Tiếng dùng diễn ra : Liên lạc bất khả phân giữa Yahvê và Israel, và một trật
sự nhờm gớm các nghi tiết sản lực và thứ thánh dâm của sùng bái Baal. Nhưng không chỉ
có ám chỉ đến nghi tiết dâm dật Canaan mà thôi, mà còn hết các kiểu thờ quấy (nghịch
với điều răn thứ nhất và thứ hai của thập giới - 4:12 17; 8:4-6; 13:2). Israel đã an cư lạc
nghiệp trong vùng canh thổ (Tl 32:15tt), và đã tưởng rằng các ân lộc đó là nhờ các Baal
mà có, không nhìn nhận ra rằng mọi sự đều bởi Yahvê (2:10) - Một quả quyết đáng lấy
làm lạ : Hôsê thẩm định một cách tích cực các giá trị văn minh. Lẽ ra Israel thụ ân rồi thì
phải biết rằng, nhờ ân lộc đó mình ở trong địa vị “tuyên xưng đức tin” trung thành với
Thiên Chúa giao ước. Thái độ của Hôsê vì thế không thể nói thẳng như Humbert P.
“Osée, le prophète bédouin” (nên so với thái độ nhóm Rekab) (Yr 35).

CHÚ GIẢI Hs 1-3


1. Vấn đề hôn nhân của Hôsê : Các kiểu giải thích :
- Hôn nhân tưởng tượng, chỉ có nghĩa bóng. Hiện nay không còn mấy người nhận, vì
ít nét của trình thuật không thể bày đặt (Gomer, 2 trai 1 gái, tiền trả để lấy vợ) – một tỉ dụ
cần gì phải thuật lại hai lần.
- Nếu là chuyện thật, thì :
+ Hôsê cưới hai vợ khác nhau (Th. Hieronymô, Dom Calmet, B. Dhum, D.Busy).
Không gì ngăn trở vì thói tục thời đại. Nhưng đoạn 3 không nói thêm về người vợ, giả
thiết là độc giả sẽ biết nhờ đoạn 1.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 102


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

+ Chỉ có một mình Gomer trong cả hai trình thuật.


Nếu chỉ có một mình Gomer, thì phải hiểu 2 trình thuật thế nào ?
* Hai việc khác nhau, kế theo nhau.
K. Dudde : Gomer thành ngoại tình sau khi sinh cho Hôsê 3 đứa con. Việc ngoại tình đó
đáng lẽ ở vào 2:1-3. Sau đó Gomer về với cha mẹ, Hôsê mua chuộc lại làm như nữ tỳ.
H. Schmidt : Gomer thành ngoại tình trong một lễ bái và thành gái điếm đền thờ, sở hữu
của Đền thờ. Hôsê phải chuộc lại như một nô lệ.
* Hai trình thuật trùng nhau. Thí dụ: A.Gelin, sau nhiều tác giả như J.Fuck,
J.Lindblom, Th.H.robinson, C.Steuernagel.( Muốn rõ hơn coi : DBS VI,928-931.)

2. Đoạn 1 :
Cùng với đoạn 3: trình thuật về một việc có tính cách tượng trưng : Hành vi triệu báo
(đặc điểm :
1. Lịnh Thiên Chúa dạy làm một việc
2. Ý nghĩa của việc làm
Trình thuật thường thêm : Tiên tri đã thi hành làm sao (có khi thiếu).
Tác giả : Khi so với đoạn 3, ta phải nói chắc là không do chính tiên tri, nhưng phải là
một người đồng thời, một chứng nhãn tiền (biết rõ những việc gia tư của tiên tri, vợ và
con cái).

Câu 2 : Điều quan trọng là hiểu các tiếng “vợ hoang dâm, con hoang dâm”.
Tiếng dùng không thể hiểu cách đơn giản là một gái điếm nhà nghề. Cũng khó mà hiểu là
một cô gái có tính lẳng lơ. Phải hơn đa dâm tự bản tính, vì : Những con cái hoang dâm
(cả nam cả nữ) cũng như mẹ – trong trình thuật tính đa dâm đó không có tác dụng gì cả.
Cũng không thể nói : Nói thế là đón trước việc sau này sẽ xảy ra, vì như thế là đã đem đ.3
mà cắt nghĩa, hoặc ngầm hiểu việc ngoại tình gì ngay trong đ.1, mà văn bản không có
một di tích gì. Đàng khác kiểu nói : Dấu “hoang dâm” đó xác định người đàn bà phải
cưới. Vậy nhiều tác giả (Coppens, J.Hw wolff...) hiểu tiếng “hoang dâm” đây theo
nghĩa “nghi tiết” Canaan : Bất cứ người nữ nào trong dân Israel có tinh thần thất trung
của dân, bất cứ cô gái nào là tín nữ Baal (con cái hoang dâm cũng cắt nghĩa như thế), như
thế không phải nói đến sự trụy lạc của một cô gái giang hồ, mà là sự sa đọa tôn giáo của
toàn dân. Chủ đề cốt yếu trong cả đoạn, và cả sách sau đã được nêu lên ngay từ câu đầu.
Tại sao chọn tiếng “hoang dâm” để chỉ sự bỏ đạo Yahvê?
Nghi tiết sản lực của Canaan cùng những thói vô luân đã nhập tịch hiến trinh nơi điện
thờ để trông được có con (chứng chỉ : Hérodote I,199 về dân Babylon. Lukianos về
thành Byblos). Như thế hoang dâm chỉ bất cứ cô gái đợt mới nào của Israel thời đó, đã
thi hành nghi tiết khai tâm về sinh sản đó, và có lẽ có mang dấu gì nơi mình.
Con cái hoang dâm: Không phải sinh con ngoài hôn nhân, nhưng là vì mẹ chúng đã
muốn được có con nhờ nghi tiết trái nghịch như thế với đạo Yahvê.
Từ việc hôn nhân trở đi, ta có loạt hành vi triệu báo kéo theo nhau. Cả gia đình của tiên
tri nên một Dấu về mối đe dọa cho Thiên Chúa đến. Tín thư của tiên tri nằm ngay trong
đời sống của mình :

2.1. Ngay từ đầu tội phản phúc của Israel.


Tội phản phúc của Israel đối với Yahvê là lý do cho ba lời hăm dọa (4 6 9). Đó là dịp
khiến Yahvê dùng Hôsê để ban Lời của Người : Vạch ra rằng Dân của Người đã không

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 103


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

trông đợi Sự sống, Con cái, Vương quyền, Sự tự do nơi lòng thương xót của Yahvê và sự
trung tín của Người đối với Giao ước, mà là nơi Baal và các nghi tiết Baal, nơi quyền
hành cùng sức mạnh riêng. Israel đã xúc phạm đến Yahvê, bởi đó tiếng chủ chốt “hoang
dâm” mở đầu cho tín thư Hôsê đem đến.

2.2. Ám chỉ là hậu kết Thiên Chúa kéo ra tự thái độ của Israel :
Án đó cốt là Yahvê rút lui. Israel mong đợi âu yếm và hộ phù nơi một chỗ khác, thì
những chứng chỉ âu yếm của Yahvê, tức là cách diễn bày ra Sự sống của Người, cũng hết
dần (c.6). Giao ước, yếu tố nền tảng của sinh hoạt Israel trong liên lạc với Yahvê, được
coi là chấm dứt.
Không phải Yahvê thoái thác, nhưng Người chỉ tế nhận rằng Israel đã nên dân của một
thần khác, thì Người chỉ có việc rút kết luận về thái độ của Người. Án càng bao quát bao
nhiêu, thì Yahvê lại càng ít hoạt động bấy nhiêu.

Câu 4 : Tiêu hủy triều đại.


Yzêel : Lấy một tên đất (thành) - không hề dùng cho người ta để đặt tên - Nên một bí ẩn
làm người ta thắc mắc và kéo đến nhiều kiểu trả lời của tiên tri (1:5 2:2 24 25).
Ám chỉ đến các tội ác hung tàn của Yêhu (842-815), coi 2V 9:24 33 27; 10:7 14. So với
2V 10:30. Kiểu cướp quyền như Yêhu, đối với Hôsê là một việc “hoang dâm rẫy bỏ
Yahvê”. Một vương quyền trong Dân Chúa mà lại xây dựng trên đẫm máu thì thế nào
cũng bị Yahvê phủ nhận.

Câu 5 : Một lời của Hôsê, nhưng vào lối 733


(cũng như Ys 9:3 : ngày Mađian, cũng vào thời này).
Tội phạm ở đâu, hình phạt cũng xảy ở đó.

Câu 6 : Ngăm đe rút hẳn lòng thương xót : khỏi cả “nhà Israel”.

Câu 7 : Một câu chú thêm.


Chắc không do tay tác giả, mà là một soạn giả (nhưng phải trước 587) – không rõ có ám
chỉ đến việc Senakêrib phải rút lui khỏi (Yuđa) (Yêrusalem) năm 689/8 không? (2V
19:32-34; Ys 29:5tt; 30:7).

Câu 8-9 : Tế nhận việc bãi bỏ Giao ước như một sự kiện.
- Câu 8 : Việc thôi cho bú thường là một ngày lễ (Kn 21:8; 1S 1:24) làm 2 hay 3 năm
sau khi sinh ra. Đây đáng để ý : Tác giả cho thấy Yahvê sau khi đã ngăm đe vẫn còn chờ
một thời gian đã, rồi mới tuyên lới ngăm đe thứ ba.
- Câu 9 : Lời giải thích trên là câu trả lời cho những người thay vì hối cải thì chỉ vặn
lẽ : Án đe dọa kia làm sao đi được với Giao ước và ơn lựa chọn (Am 3:2; Yr 7:4). Kiểu
nói gợi đến những tiếng trong đoạn Xh 3-4 (3:7 10 12 14; 4:12 15) : Phản đề của công
thức giao ước, lời đoạn tuyệt. Câu này chỉ có nghĩa nếu đem so với Xh 3:14 và coi (theo
Vg mà dịch) : vos non-populus-meus/Các ngươi không phải Dân Ta / ego non-ero-
vestri (vester)/ Ta không phải Chúa các ngươi nữa. Tiếng Hipri lo-‘ehyeh : chữ
’ehyeh là chính tên của Thiên Chúa như người kết Giao ước (các người không phải Dân
Ta, và Ta không phải là ‘ehyeh của các ngươi nữa : ‘Ehyeh - Đấng hiện diện một cách
đầy hiệu lực bên Israel.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 104


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Giao ước đã chấm dứt, Israel rơi vào hàng ngũ của các gôyim / Dân ngoại.

3. Nên để ý thông báo án phạt được làm từng đợt một.


Lời ngăm đe cứ tiến thêm dần : Đại đồng, triệt để, nặng nề hơn dần. Càng lâu càng thấy
sự hối tiếc không có, bởi đó án phạt nặng nề hơn cho đến chỗ đoạn tuyệt giữa Yahvê và
Israel. Nhưng đối với tác giả, trình thuật đầy đớn đau này mới chỉ là lời tựa (bởi đó một
soạn giả đã chêm câu 7, loé rạng trước một tia sáng về tương lai). Nhưng trước khi đến
điều mới Thiên Chúa sẽ làm, Israel phải biết thân phận mình, phải nghe cho hẳn một lần
Ly thư nó đã đáng phải nhận lấy.

Hs 2:4-17.
Một tiểu tiết có tính cách duy nhất theo đề tài giảng dạy : Một tỉ dụ từ đầu chí cuối.
Nhưng xét hành văn thì phải nói nó gồm có nhiều tiết khác nhau 4a 4b-5 6-7 10 11-15
16-17.

Thể văn :
Theo những thủ tục thường diễn ra nơi các vụ kiện Ngoại tình nơi các tòa án (nơi cửa
thành) thời đó : Người chồng bị phản kêu cả con cái đến làm chứng cáo tội (4a). Lời cảnh
cáo tối hậu cho người có tội (4b) – Sau đó lời hăm dọa trừng trị thẳng tay nếu cứ ngoan
cố (5-6). Sau đó trình thuật diễn ra : Những “nhân vì” của án trạng (các câu 7 10 15b) và
án trạng (dẫn vào bằng tiếng “bởi đó cho nên” : các câu 8-9 11-15 16-17). Nhưng lời kết
thúc cũng như lời cảnh cáo, nghĩa là thủ tục của vụ kiện có tính cách một cuộc “dàn hòa”.
Tiên tri dùng thể văn đó một cách dễ dãi, thế nên Yahvê ở đây vừa là nguyên cáo, thẩm
phán, người thi hành án phạt, người dàn hòa (Tl 22:21 phải là nhiều người khác nhau).
Tiết này phải viết vào một thời kinh tế còn thịnh vượng, các lễ bái còn diễn ra bình
thường – đàng khác giống với Đoạn 1 nên phải đặt vào những năm cuối cùng triều
Yêrôbôam II.

Câu 4 : Yahvê giữ vai trò nguyên cáo hạch tội người vợ ngoại tình.
Chiêu tập chứng nhân cáo tội : Đây là con cái (đáng để ý mẹ và con cái đây chỉ là một :
Israel - sự phân tách mẹ-con đó mở đường cho thính giả có thể ra khỏi toàn khối Israel
bất trung mà về lại phía Yahvê). Lời hạch tội - Công thức ly dị theo pháp luật – tương
đồng với lời hủy Giao ước trong 1:9.
Nhưng cuối cùng : Vẫn còn là cảnh cáo, để dàn xếp. Những “việc dâm bôn, ngoại tình”
đây có thể cất đi được khỏi mặt mày, ngực... : tức là những phù hiệu, những dấu mà
những phụ nữ đã cử hành nghi tiết sản lực theo kiểu Canaan (Ba 6:42; Kn 35:4; Xh 32:2;
Za 13:6).

Câu 5 : Lột trần :


Ám chỉ đến phận vụ chồng phải lo cho vợ có áo xống, ly dị rồi, chồng không còn phận vụ
đó (Xh 21:10 : luật hôn nhân Tiểu á). Như khi sinh ra : Chẳng những trần truồng, mà là
còn bất lực, không trông sống nữa. Nửa cuối câu ấy nói rõ ra hình phạt là đất đai lại thành
sa mạc, khô cháy.
Hôsê ở đây sử dụng thần thoại Canaan (và nhiều dân khác, coi Van der Leeuw, La
religion... 83-84 : Đất so sánh với người mẹ): muốn nói đất đai Israel ở có hoa màu là do
tự Yahvê mà đến.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 105


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Câu 6 : Hình như là phụ chú


Để cho thấy con cái cũng không khác gì mẹ : cũng một lũ “ngoại tình”.

Câu 7 : Người đàn bà đĩ thõa đây rõ ràng là đại diện cho toàn dân.
Theo đuổi tình nhân : Các Baal; các sản vật cần thiết cho sinh tồn ở vùng canh thổ được
coi như tặng vật của tình nhân là các Baal.

Câu 8 :
Câu 8-9 - Nhiều tác giả đặt sau câu 15 (Oort, condamin, Procksch, Bible de Jérusalem).
Chắc rằng, câu10 đi với c.7 hơn – Nhưng đàng khác câu 16 không xuôi với câu 9, và 9b
đòi phải có 7b. Thế nên : cứ để y nguyên văn bản, và biết rằng : các câu này có duy nhất
về chủ đề, chứ không duy nhất về hành văn.

Rào lối bằng gai, hay tường đá, làm cho cô gái đa tình kia không còn biết lối đi đến nhà
tình nhân nữa. Tỉ dụ : Toàn xứ bị tàn phá ra hoang vu, cỏ mọc, các thành hóa bình địa
còn trơ trọi như tường đá ngăn chuồng chiên, bờ giậu vườn nho, đường đi đến các điện
thờ Baal ra lu mờ tất cả. Lối tắt đi đến nhà “tình nhân”, cô gái đĩ thõa kia không kiếm ra;
có lẽ ám chỉ đến những đường hành hương đến các điện thờ.

Câu 9 : tình nhân có đuổi theo cố tìm cũng không gặp nữa.
Người phụ nữ kia mới hồi đầu. Tỉ dụ cho việc Israel nghĩ lại thời hạnh phúc thuở xưa tức
là những ngày đầu : thời xuất hành, thời sa mạc. Những lời cảnh cáo không đủ, phải có
những việc trừng trị nghiêm khắc, Yahvê mới đạt mục đích của Người.

Câu 10 : Không phải tiếp tục c.9 mà là với c.11, làm như lý do “bởi thế cho nên”.
Lời trách đây đem về sự quên nhãng những việc cứu thoát của Yahvê, nên đã nhiễm tư
tưởng Canaan. Công thức : Các ơn huệ thiên nhiên, sản vật canh thổ, thuộc trào lưu Thứ
luật sau này (Tl 7:13; 11:14; 12:17; 14:23; 18:4; 28:51). Còn vàng bạc chỉ thời thịnh
vượng triều Yêrôbôam II.
Cuối câu có “và chúng đã tạc thành Baal” : một lời chú thích đã lọt vào câu, vì Hôsê
không nói như thế. Số nhiều không đi với phần thứ nhất c.10.

Câu 11 : Hình phạt theo phong tục luật lệ Tiểu á


“Người vợ không đếm xỉa đến chồng” thì bị đuổi đi, chồng không phải lo cung cấp gì cả.
(Luật Hammurabi 141; ANET 172).

Câu 12-15 : tả những hậu quả của mất mùa, theo tỉ dụ hình phạt người vợ thất trung :
- Lột trần : Hình phạt bêu xấu (Ai 1:8; Ez 16:37; 23:29). Các Baal (tình nhân) bất lực
trước sự can thiệp của Yahvê.
- Tiên tri liền áp dụng, không dùng tỉ dụ : Các ngày lễ thường là dịp làm cho Israel
thờ quấy - mùa màng mất cả thì lễ bái cũng chấm dứt (các lễ : thứ tự là : lễ mùa thu vào
vụ hái nho (lễ nhà tạm), ngày sóc (đầu tháng), ngày sabbat, và các lễ lạy khác).
- Lễ bái hội hè biến cả bởi không còn nho hay vả – mà Israel như con đĩ - đã coi như
tiền công tình nhân đã trả cho việc “bán trôn nuôi miệng” của mình. Sự tàn phá ghê rợn :
mọi sự nên hoang vu như rừng, cho thú dữ.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 106


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Câu 15 : Tóm lại các ngày lễ là ngày của Baalim ( số nhiều Baal) :
Hôsê cho thấy Israel thờ nhiều Baal, tà thần. Trong các lễ đó, có “lễ thiêu hy sinh” – phục
sức nghi tiết – rước sách linh đình.
Nhưng điều làm Yahvê đau đớn : “nó đã quên ta”. Tội của Israel Yahvê cảm thấy thấm
thía nơi chính mình Người.

Câu 16 : kiểu nói giả thiết liên lạc với 15b (tội của Israel
Cách xử thế của Yahvê, như 7/8-9, 10/11-15a) – Thay vì tàn phá thành sa mạc (11-15a),
thì có việc dẫn vào sa mạc. Nhưng mục đích đạt đến cũng như nhau : Israel thấy được chỉ
còn có Yahvê với mình, chứ không có Baal nào nữa. Tiên tri tả một cảnh phu xướng phụ
tùy mới, bằng những hình ảnh độc đáo :
- Quyến dũ (rủ rê một cô gái đã có lắm tình nhân muốn chinh phục).
- Chỗ hưu quạnh là nơi uyên ương thỏ thẻ với nhau – Nhưng Yahvê sẽ đem vào sa
mạc, tức là một nơi khác hẳn canh thổ. Ở canh thổ Israel mới lẫn lộn Baal với Yahvê
được, còn ở sa mạc không thể có Baal (thần sản lực, tiêu biểu là cây cối xum xê chết đi
sống lại). Nhưng nghĩa tỉ dụ là gì? Trở lại đời sống du mục, hay lưu đày? Có lẽ hơn là
sinh hoạt du mục tái diễn, vì chỉ có một mình với Yahvê, và lời hứa câu 17 (ban lại vườn
nho “tự đó”) (coi 12:10b; 13:4-6). Nhưng “lưu đày” là cách hiểu của Ez 20:33-44.
- “Nói với tim lòng nó” : Kiểu nói ái ân của kẻ rủ rê (Kn 34:3), của kẻ thân thiết
(Ruth 2:13); cách xử thế của người Lêvít trong Thp 19:3 (Ai sẽ được Yahvê dùng mà nói
lời đó cho dân? Hôsê không nói rõ. 12:10t các tiên tri là những kẻ Thiên Chúa dùng để
giãi bày lòng yêu mến của Người).

Câu 17 : Lời âu yếm của Yahvê được tiếp theo bằng chứng thực :
- Tặng vật cho cô gái “Israel” đã bị chinh phục là vườn nho “Tự đó”.
Sa mạc là khởi điểm (không được coi như chỗ người ta gần gũi Yahvê hơn cả, nhưng là
nơi thuận tiện để Yahvê tỏ quyền năng của Người). Vườn nho tiêu biểu cho tất cả phúc
lành canh thổ, bảo lĩnh cho một khởi điểm mới sau Phán xét (Kn 9:20), nhấn đến sự hân
hoan vui sướng (Tv 104:15), dấu chỉ một thời sung túc thịnh vượng trong thái bình (2V
18,31). “Tự đó” một cuộc chinh phục Canaan lại.
- Yahvê sẽ biến thung lũng Akos (tức là nơi Israel đã thấy sự thịnh nộ của Yahvê
ngay khi vào đất Canaan, Yôs 7:24-26 : nơi đem đến tai họa) thành “của hi vọng”.
Khởi điểm mới này khác hẳn xưa – không đem Israel xa dần với Yahvê bởi lây nhiễm
với Canaan, nhưng “từ đó” Israel đáp một cách đầy ân ái như thuở bước chân ra khỏi
Aicập (Yr 2:2 sẽ cắt nghĩa : trong tình nghĩa, luyến ái, tùng phục). Hôsê không biết đến
truyền thống thời sa mạc là thời ngỗ nghịch luôn luôn kêu ca.

Chung :
Sự kiện căn bản (luôn luôn dân Chúa phải suy ngắm) : Thiên Chúa đau khổ trước những
tình nghĩa ngang trái của Israel. Lòng mến của Người đau khổ, nên Thiên Chúa lại lấy
lòng mến cố chinh phục lại lòng mến của Israel. Muốn diễn bày điều đó, tiên tri đã dùng
tỉ dụ “người đàn bà ngoại tình” một cách triệt để. Tỉ dụ đó nảy ra với một đề tài thần
thoại về “hôn nhân giữa các thần”. Nhưng thay vì một nữ thần, thì có một dân lịch sử :
bởi đó thần thoại thành ra vô hại, vì đã biến thành một tỉ dụ đả kích rất hiếm vào thần
thoại Canaan đã xâm nhập vào dân Israel. Cả khúc tả những phương sách Yahvê dùng để
đạt ý định : chinh phục lại Israel : lời cảnh cáo bỏ tà thần mà hối cải, phá hủy những dịp

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 107


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

làm nảy ra thờ quấy tại Palestine – và sau khi đã dẫn dân ra khỏi xứ, lời ân ái của lòng
mến cùng chứng chỉ của lòng mến : khởi điểm mới (cánh chung).

Mục đích cuối cùng chỉ có một : Israel quay đầu trở lại với Yahvê. Lời cảnh cáo không
đủ, phải có việc của Yahvê mới đạt đến mục đích : 9b và 17b (việc phán xét đi với lời
hứa và việc cứu thoát). Việc phán xét tạo nên cảnh huống “sa mạc”. Dân Chúa cố
canh tân đổi mới thì lại phải vào sa mạc (Khởi điểm của Tân ước cũng tự sa mạc).

Hs 2:18-25.
Sau tập nhiều mảnh vụn (ngôi thứ dùng đổi luôn, chủ đề cũng như nhân vật, hầu như một
câu đều khác). Nói chung sưu tập : Chính Thiên Chúa nói – và tất cả các câu đều muốn
họa Ngày cứu rỗi của Thiên Chúa.
18 Cắt nghĩa tiếng ứng đáp của 17b
19 Cho thấy thái độ mới của Israel là việc của Yahvê 98t 11-15 16t).
21t Cắt nghĩa việc chinh phục lại Israel như một việc đính hôn (16)
20 23-25 lấy lại 17a.
Tác giả các sấm ngôn là Hôsê, nhưng sưu tập và cách nối câu (ngày đó...) là của soạn giả.

Thời buổi sấm ngôn :


Thời Israel đã bị bại trước việc tấn công của Tiglatpileser III (733). Đó là dịp khiến Hôsê
trình bày giải thích Tên tượng trưng của con cả (Ysreel). Thời khốn quẫn, đất đai bị xén :
tại các vùng phì nhiêu, dân cư bị kéo đi đày (25a). Lời sấm cũng ở trong một tình trạng
lịch sử như Ys 8:21t/8,23-9:6 (cũng thuộc thời này).

Câu 18 : “Trong ngày đó” có ám chỉ đến Ngày của Yahvê (một sự thay đổi lịch sử).
Tiếng dùng thường để chỉ một lời báo hạnh phúc. Lời lẽ vọng lại 2:16. Cắt nghĩa 2:9b
17b - Sử dụng 2 tiếng Hipri để nói về người chồng :
- ‘Ish : Tiếng thân mật, tha thiết đối với vợ hơn (2:9; Kn 2:23t).
- Baal : Chính nghĩa là chủ để hướng về phía luật pháp : Chồng là người làm chủ vợ
(Xh 21:22; Tl 22:22; 24,4). Như thế lời muốn nói Israel không chỉ kính nể Yahvê như
“Chúa” của mình theo luật – nhưng còn nhận mình có liên lạc mật thiết thân ái với
Yahvê.
Nhưng đàng sau đó còn đả kích sùng bái hỗn hợp Canaan, vì Baal cũng là tên tà thần
(Israel đã đồng nhất hay thờ Yahvê cùng với Baal).
Văn bản : TM “vocabis”, LXX : vocabit.

Câu 19 : nói rõ đến sùng bái hỗn hợp.


Việc tuyên tín về Yahvê không phải là công nghiệp Israel, nhưng việc của Yahvê.
Nhắc đến tên : Tức là long trọng kêu khấn khi lễ bái, hay rao giảng nhân danh vị thần.

Câu 20 : Sau việc canh tân về phụng sự Thiên Chúa, thì có sự canh tân vũ trụ.
- Liên lạc với loài thú : một giao hảo nhờ Yahvê làm môi giới giữa Israel và các thú
vật (chia làm 3 hạng như Kn 1:30). Ý tưởng : coi Ys 11:6-8; 65,25. Lần thứ nhất thấy nói
đến một “giao ước” Cánh chung.
- Hòa bình giữa các dân tộc (giống như Ys 9:3t).
- Sống trong an ninh, hạnh phúc.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 108


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Những lời này phản chiếu lại tình trạng năm 733 : Chiến tranh phá tan hoang – họa thú
dữ càng đáng sợ làm hại cho người ta (mãnh thú) cho vườn tược (chim chóc), cho đồng
ruộng (thú bò sát).

Câu 21-22 : Phải hiểu tục lệ đính hôn nói đến đây :
Không phải chỉ là hẹn cưới, hẹn gả, nhưng là nghi thức cuối cùng trước việc rước dâu :
trao mohar (tiền cheo cưới : thường là 50 nén bạc seqel) cho cha người con gái – và như
thế là kết thúc những đòi hỏi của pháp luật trước khi được sống chung.
Nhưng ở đây mohar :
1. Trao cho chính hôn thê (Israel)
2. Tiếng dùng không còn ám chỉ đến một đĩ thõa, mất nết, mà là một hôn nhân hoàn
toàn mới : Một giao ước mới.
3. Sinh hoạt giao ước mới đó hoàn toàn dựa trên mohar của Yahvê trao tặng : Tức là
sedeq (công bình) mishpat (chính trực) hesed (hiếu nghĩa), rahamim (hiền từ),
emunah (tín thành). Nhờ đó thì Israel “biết” Yahvê : một điều Yahvê đã than trách là
không gặp thấy (2:10 15; 4:1 6; 6:6).

Câu 23-24 : tiếng chính là ứng đáp (nhậm lời)


(được nối thêm bởi “lời sấm của Yahvê” kể thêm ngay sau)
Đây ta có một thứ tự đi từ Yahvê – trời đất – lúa-rượu-dầu – Yzreel : nối với nhau bằng
“ứng đáp” và giả thiết từ dưới lên trên có “khẩn cầu”. Yahvê không ứng đáp trực tiếp với
Yzreel, nhưng là ngang qua một chuỗi trung gian, tức là những đợt sự cứu giúp của Yavê
được chuyển đến.

Yzreel : Chính là dân Israel phải mất mùa đói khổ. Nhưng cũng ám chỉ đến cánh đồng
Yzreel, vựa lúa của Israel – và như thế lấy lại tên con cả của Hôsê : Tội ác của nhà Yêhu,
nơi Thiên Chúa đã trừng trị tội ác đó (1:5 : bởi cuộc xâm lấn của Tiglat Pileser III) nhưng
cùng với tên 2 người con khác (1:6 9) đã nên tượng trưng cho một dân bị án phạt.
Ngày cứu rỗi, ngày đàm thoại với Yahvê (16t 18 21t) cũng là ngày được nhậm lời khẩn
xin những nhu cầu sinh kế.

Câu 25 :
Đại danh từ Hipri (TM, LXX) là giống cái. Các tác giả thường đổi thành “giống đực” để
hiệp với Yzreel (c.24). Nhưng hai bên khác nhau (c.24 : Yzreel được nhậm lời, còn c.25 :
Yzreel được gieo xuống), nên hình như một phần của sấm ngôn đã mai một (trong đó có
nói đến mẹ của Yzreel?).

Việc gieo vãi đây không chỉ là tăng gia nhân số, nhưng phải hơn ngụ ý đến : Hoặc là
người lưu đày được hồi hương – hoặc là những nông gia bị truất quyền sở hữu trong vùng
được tái lập gia cư. Yzreel được đổi ý nghĩa án phạt, mà mặc lấy ý nghĩa lời hứa dựa trên
tự nguyên của tiếng (El gieo vãi), và ám chỉ đến tất cả các vùng Israel đã mất trong cuộc
xâm chiếm của Tiglat Pileser III năm 733. Cùng với Yzreel, tên hai người con khác cũng
mất tiếng “Lô (không) đàng trước để biến thành tên điềm may ( Lô-Rukhama - Lô-
Ammi.) Israel, dân bị án nay nhờ lòng thương xót (ruhamah) mà được nên dân Giao ước
của Yahvê lại (ammi). Và thế là chấm dứt khi dân tuyên tín lại cách trung thành “Deus
meus” (elohay/Lạy Thiên Chúa tôi.)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 109


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Chung :
Sưu tập các lời sấm cố ý vẽ lại “ngày ấy” : Thời Yahvê thực thi lại ý định thương xót của
Người. Trong ngày ấy có một Giao ước mới (một liên lạc mới : hôn nhân (31t), giao ước
(25), hay được nhậm lời (23t) – và Israel đáp lại). Mới ! vì mọi sự đều làm lại khác. Tạo
nên một sinh hoạt mới (vừa nội tâm, vừa ngoại giới).

Hs 2:1-3
Theo kiểu hành văn, thì phải đặt các câu này sau 2:4-25, chiếu theo trình tự lời rao giảng
của Hôsê – Ngày lớn lao Yzreel, liên lạc với lời về Yzreel 2:23-25.
Hoàn cảnh cũng thuộc biến cố năm 733: Tiên tri nhắc lại lời hứa cứu thoát, nhưng mắt
đăm đăm nhìn đến vùng Izreel, nơi án phạt của Yavê đã hiện tỏ.
Soạn giả đã đặt các câu này lên đầu, để cho thấy tiên tri không chỉ giảng phán xét (đoạn
1) thôi. Còn có tia sáng hi vọng.

Câu 1 : Israel được tăng gia dân số vô biên.


Chi tiết về dân số Israel : 2V 15:19t (Israel có 6 vạn điền chủ bình thường : nghĩa là nếu
kể đàn bà trẻ con gia đình họ thì đến 30/40 vạn – và kể cả dân đen và ngụ cư cùng nô lệ
thì cũng không quá 80 vạn).
Dân số đó so với Assur thì thực không đáng kể.
Như vậy việc tăng dân số nói đến thực là một phép lạ.

Như cát biển : Chắc là ám chỉ đến lời hứa cho các Tổ phụ (Kn 32:13) – Lời hứa xưa đã
nên lời sấm Cánh chung vì đã phải ngang qua phán xét : dân số giảm bớt là án phạt – vậy
tăng gia : Yahvê đã cất án phạt.
Lô-ammy : Chóp đỉnh của án phạt, Giao ước bị hủy. Sự thay đổi khi thời cứu thoát đến sẽ
là : Israel : dân được làm “con cái” Thiên Chúa hằng sống. Thiên Chúa hằng sống : Hs
6:2; 13:14 tức là Đấng ban sự sống, Đấng có quyền chưởng trị trên các quyền năng phá
hoại hủy diệt, khác với các Baal. Con cái Thiên Chúa hằng sống, đối chiếu với “con cái
của hoang dâm”, (chịu lấy sự sống như thể do tà thần, và bởi đó mắc án tiêu diệt 5:
9,10tt; 11,7). Israel kết hợp với Yahvê thì được một sản lực lạ lùng. Và như thế 2:1b là lý
do cho 2:1a (vì thế nên không dùng ở đây “ammy” (dân của ta, 2,3 25 : tái lập Giao ước).

Câu 2 : Vận mạng mới của Israel.


1. Hợp nhất giữa Yuđa và Israel. Ez 37:21 đem về thời sau lưu đày. Đây không cần
phải hiểu về lưu đày, có thể lấy bối cảnh chính trị 734 chẳng những Yuđa-Israel đã tách
đôi, mà còn là cừu địch. Đó là dấu chỉ án phạt của Yahvê. Thời cứu thoát : cừu địch và
chia rẽ chấm dứt.
2. Họ cùng chọn một “đầu” : để hợp một với những người đã phân ly. Hôsê không
dùng “vua” (chỉ dùng trong những lời án phạt) – Ở đây, “đầu” nhắc lại thời trước vương
quyền (Ds 14,4; Thp 11,8) : những thủ lĩnh trong Giao hiếu. Chọn thủ lĩnh kết thúc việc
thống nhất.
3. “Họ sẽ lên từ đất” : có cắt nghĩa.
- Có người hiểu theo Ez 37:21t để đem về thời lưu đày. Nhưng “Đất” trong Hôsê
thường chỉ xứ Palestine, như thế không thể hiểu “bỏ nơi lưu đày mà về”.
- Có người hiểu về cuộc hành hương cánh chung. Nhưng nghĩa đó quá do phỏng
đoán – Vả lại “hành hương” đến nơi nào?

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 110


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Nên hiểu theo Xh 1:10 “thắng thế trong xứ”, chiếu theo bối cảnh 733, dân
thống nhất chiếm lại ưu thế trên đất đai đã ở dưới quyền đô hộ Assur. 2:25a : Yahvê gieo
vãi – hậu quả là dân mọc lên sởn sơ cứng cáp, mạnh mẽ.

Vì ngày Yzreel thật lớn lao : Ngày gieo vãi của Yahvê thành công vĩ đại, lý do cho việc
tăng dân số 2:1a. Nhưng với câu trên, thì đây là lý do : Israel tự do, thống nhất trong Đất,
làm chủ Đất, sau khi Thiên Chúa đã đem những người bị phát lưu trở về (gieo 2:25a).
Đàng khác có thể tiên tri còn hiểu : Một trật toàn thắng giải phóng dân diễn tại cánh đồng
“chiến trường trứ danh” Yzreel, cũng như Ys 9:3 nói đến “Ngày Mađian” để đối chiếu
với ngày bại trận 1:5.

Câu 3 : Lời khuyên nhủ :


Hãy xử đãi với nhau (Israel và Yuđa hiện thời) trong viễn tượng “giao ước mới” (Ammy :
/Dân ta), và “lòng thương xót” (Ruhamah / được thương đoái).

Chung :
Báo ngày cứu thoát sẽ đến, những đặc điểm là dân số tăng thêm lạ lùng, sự hợp nhất giữa
người đã phân ly, dưới một quyền hướng dẫn, trong sự tự do nơi xứ sở. Lời nói cho một
dân bị áp bức, đánh bại, mà bên trong lại chia rẽ, để gây hi vọng, và cố gắng lướt sự chia
rẽ hiện tại dưới viễn tượng ơn huệ của Yahvê sẽ làm cho dân.

Hs 3 : Không nên đọc đ.3 này như tiếp theo đ.1, nhưng phải coi như tiếp tục đ.2 (so
sánh 3:3t // 2:8; 3:5//2:9; 3:1//2:16t). Chiếu theo hành văn, đ.3 là do tay tiên tri, được viết
trước đ.1, để kết thúc cho các lời sấm 2:4-17, và có mục đích rao giảng chứ không phải
viết hạnh tiên tri – bởi đó không nên cố sức dung hòa và sắp đặt dưới nhỡn giới đ.1.

Chủ đề cốt yếu nơi tiếng “yêu mến”.


Lòng yêu mến của Yahvê : mẫu mực cho lòng yêu mến của tiên tri, tương phản với
những tình nhân khác. Lòng yêu mến đó lớn lao chừng nào thấy được nơi hành vi tiên
báo của Hôsê. Tl 24:1tt (Lv 21:7) cấm việc đó. Việc Lề luật không thể làm, thì Thiên
Chúa làm (Rm 8:3 0 Yr 3:1 / 3:22 – 4,: Ez 16:32tt; 23”37tt họa lại Hôsê).
Lòng yêu mến đó không hời hợt : không khinh rẻ chính mình, cũng như không hạ giá
người mình yêu, bởi đó 2-3/4) : nghiêm khắc vì yêu, vì hạnh phúc người mình yêu (so
câu 3:1 với 3:5).

II. NHỮNG NHÂN VẬT BỊ KHIỂN TRÁCH

1. Các tư tế.
Hôsê chú trọng đến tôn giáo Israel nên hàng tư tế được nhắc đến cách riêng, nhưng sự sa
đọa của họ đã quá nặng (Hs 4:6 9; 5:1; 6:9). Điều tiên tri thấy thiếu hơn cả là “da” “ath
Elohim” (biết Thiên Chúa). Không phải một khoa thần học trừu tượng, cũng không phải
chỉ là thái độ bên trong đối với Yahvê, nhưng một cái gì căn bản cũng như Torah (Hs
4:6) : một cách biết Yahvê mà Israel đã để mai một, nên đã ra khốn đốn, bởi đó tiếng chỉ
đến sự am tường về những việc Yahvê đã làm trong lịch sử (11:1 9:10 13:5t 2:10) về
Giao ước với Yahvê (8:1 6:7). Vậy tội của hàng tư tế là đã cố ý quên, bỏ lơ những dự
kiện của truyền thống và giáo huấn đã được ban một trật với mạc khải về Yahvê như

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 111


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Thiên Chúa giao ước. Torah là cách Yahvê hướng dẫn đường lối cho Israel đến sự sống
(Tl 32:47), nên hàng tư tế sau những nhiệm vụ cốt thiết của mình thì đã lôi kéo dân vào
diệt vong.

Về điều này : chương cốt yếu là Hs 4:4-19 : Sa đọa tôn giáo trong dân Israel (Một đoạn
có nhiều khó khăn vì văn bản sai chậy nhiều). Một loạt sấm ngôn có duy nhất về chủ đề
giảng dạy, chứ không được duy nhất về loại văn, hành văn, nhân vật và nội dung. Chung
chung dựa trên những thủ tục của tòa án thời đó : Cáo tội, giáng phạt, quở trách, cảnh
cáo, khi thì nói với bị cáo, khi lại nói về người bị hại.

Câu 4 : Có thể hiểu như lời một tư tế đuổi tiên tri


Nhưng phải hơn là lời tiên tri nói thẳng với tư tế nhân danh Yahvê : Yahvê hạch tội chính
tư tế chứ không phải ai khác.

Câu 5 : Can thiệp của Yavê trên tội của tư tế :


Sẽ bị trượt ngã lúc thanh thiên bạch nhật, ai cũng chứng kiến được. Còn các lời về tiên tri
trượt với tư tế : thêm sau.
Cuối câu 5, phải hơn “Cả mẹ ngươi cũng chết dẫm với ngươi”

Câu 6 : Tội của tư tế : Không “biết Yahvê ”.


Phần thứ hai : nói đến con cái tư tế. Dòng tư tế cha truyền con nối.

Câu 7-8 và 10 : Đi với nhau: Tất cả hàng tư tế đều sa đọa


Thay vì danh dự “biết Yahvê” thì chúng chuốc lấy ô nhục. Tức là các tội nói trong c.8 :
Ngay trong phụng thờ, họ chỉ nghĩ đến tư lợi của họ. Bởi đó (c.10), hình phạt là mọi điều
họ trông đợi nơi nghi tiết kiểu phụng thờ Canaan thì lại xảy ra một cách hoàn toàn nghịch
lại.

Câu 9 : So với 12:3 thì hình như là phụ chú cho các câu 4-6.

Câu 11-15 : Một loạt sấm ngôn đem về dân hơn là về tư tế.

Câu 11 : Những sự ngóng đợi được mùa (nhất là nho) đã làm điên đầu Israel (họ nhờ vào
mà thuật của nghi tiết Canaan hơn là trong lời khẩn cầu cùng Yahvê).

Câu 12 : Hôsê chế nhạo mà tả cái điên dại đó của dân.


Dân bị mê hoặc bởi một thần dâm ô (như thứ quỉ nhập) : Hàng hư tế đã bị ám.

Câu.13 : Tiếp tục c.12 để tả một cao đàn (Tl 12:2) :


Núi hay đồi, có bàn thờ cùng với Ashera và Massebah, ít nhiều cây thiêng (1V 14:23; Yr
2:20). Các việc tế tự ở đó có thể lấy Xh 32:6; Ds 25:1t làm mẫu. Toàn là những nghi tiết
sản lực.

Câu 14 :Tội gia qui trưởng.

Câu 15 : Tiếng “Yuđa” làm thêm sau để áp dụng cho Yuđa những lời sấm của Hôsê.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 112


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Câu 16-19 : Thật là một lũ ngụy tặc.

2. Quyền chính trị trong dân.


Trong thế giới xưa, chính trị và tôn giáo hầu luôn luôn đi với nhau. Đàng khác, nên để ý
đến chính quyền của Israel phía Bắc có tính cách “đặc sủng” thần hứng. Các tiên tri
thường can thiệp được, thấy được nơi Elisa. Hôsê đả kích chính trị cũng theo một truyền
thống đó. Trong những năm cuối cùng nước Israel luôn luôn loạn lạc, triều chính điên
đảo : Yahvê không còn can thiệp vào nữa (Hs 8:4). Dân còn tin tưởng Yahvê hộ phù
Israel, nhưng Hôsê nhìn vào chính trị đó thì thấy rõ án phạt của Yahvê trên dân của
Người ( Hs 13:11). Người đồng thời lấy mưu chính trị để hàn gắn những rạn vỡ trong
dân, những tai ương đang đe dọa, tiên tri thì thấy cội rễ của tai ương sâu hơn: Chính
Thiên Chúa đã quay lại chống với dân ( Hs 5:12t).

III. SẤM BÁO HỌA PHÚC

1. Họa :
Hôsê thường ám chỉ, chứ không nói rõ. Ít khi tiên tri tả đích xác là thuộc biến cố lịch sử
nào : Tai ương do địch thù (8:3; 10:14t; 11:6; 13:15), có khi lưu đày (lạ là chẳng những
đến Assur, mà lại qua cả Aicập : 9:3 6; 8:13; 11:5). Nhưng tiên tri quan niệm điều đó một
cách cựu trào “nhân quả” ứng đáp chặt chẽ (5:4t; 7:2) : Một thứ quan niệm “bụng làm dạ
chịu”. Nhưng không phải vì thế mà tiên tri nghĩ đến một luật vô danh chi phối số mạng
Israel. Không ! chỉ có Yahvê : Người nhớ lại các việc của dân (7:2 : trước mặt Người)
(8:13; 9:2). Phán xét không được tả cụ thể bằng biến cố lịch sử nào, ấy là vì cả lời tiên tri
đều hướng đến điều này : Yahvê bây giờ chống lại dân của Người : Người sẽ sửa trị (5:2),
sẽ nên sư tử hung dữ (5:14), nên như người săn thú (5:2 12; 7:12). Đứng trước dung mạo
đó, thì mọi kiểu thi hành hình phạt trong lịch sử không còn đáng kể.

2. Phúc.
Lời báo họa quá nổi bật, nên nhiều tác giả đã muốn bỏ ngoài các lời báo phúc như do tay
soạn giả chú thêm. Báo phúc lại không phải là giảm giá trị của những lời sấm kia sao?
Nếu những người bị lên án đã bị tru diệt, như án đã ra, thì báo phúc lại còn có nghĩa gì?
Vì thế phải nhận rằng có nhiều thính giả khác nhau, nhưng chỉ có một Israel. Israel của
Thiên Chúa đó gây lên nơi lòng của Thiên Chúa vừa thịnh nộ vừa yêu mến. Tiên tri như
thế chẩn mạch, nghe tim lòng của Yahvê mà thốt ra những lời bất hủ, không hề gặp nơi
tiên tri nào khác ( Hs 11:8t)

Đoạn 11:1-11 (trừ c.10)


Liên tục với nhau rất đều: tả sinh mạng Israel từ thời niên thiếu cho đến tương lai sau
này. Yahvê nói từ đầu chí cuối. Những truyền thống về thời đầu được chuyển qua hình
ảnh lòng yêu mến của một người cha (trước kia hình ảnh hôn nhân) và thực sự có gì
giống với 2:4-17 3:1-5 (khác : Vì đây án phạt đã đến, mà Israel vẫn không trở lại –
Nhưng (lạ lùng!) chính Yahvê hối tiếc mà trở lại - nghĩa là trong sự thánh thiện của lòng
yêu mến Người, Người đã quyết định bảo đảm ơn cứu rỗi sau này. Thời buổi : có lẽ vào
thời Salmanasar V (727-722), sau biến cố 733.

Câu 1 : Biến cố Xuất hành.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 113


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Biến cố quyết định hơn trong thánh sử. Trong lòng yêu mến của Yahvê đã mua chuộc
Israel (Hôsê khởi sự truyền thống kết nơi Tl 23:6; 7:8 13; 10:15; 4:37). Giao ước được tả
bằng liên quan “Cha với Con”.

Câu 2 : Nhưng đứa con đây là ngỗ nghịch.

Câu 3 : Còn tiếp tục biến cố Xuất hành.


Yahvê là người cha lo đến con từng li từng tí – đến làm cả lương y để điều trị con mình
(3c: nhưng chúng không biết “chữa lành” chúng : săn sóc như một lương y)

Câu 4 : Biến cố : Sa mạc và chiếm đất Canaan.


Văn bản khó khăn. Hình như nghĩa chung : Ta đã dẫn dắt chúng với dây thân yêu luyến
ái. Ta đã nên như những người bồng con đỏ của mình mà áp tận má, Ta đã cúi sát xuống
với nó để mớm ăn cho nó. Nếu như thế thì hình ảnh vẫn là người cha, để nói đến người
chăn nuôi nhân từ. Vậy câu này tả lòng khấng thương, hạ mình lạ lùng của Yahvê đến với
Israel.

Câu 5 : Phản nghịch lại.


Thái độ của Israel. Truyền thống sa mạc: Israel tiếc nuối thị thành Aicập (Ds 14:4; Xh
16:3).
Hiện thời : Chính trị liên minh với Aicập (2V 17:4). Nhưng quái gở : muốn coi những
biến cố cứu thoát như gieo họa, mà trở lại thời không có các điều đó.

Câu 6 : Tai họa chiến tranh.


Câu khó hiểu. Có lẽ : Giươm múa tít... tru diệt những đứa huênh hoang nói lớn, nuốt
chửng những “dự định” mù trời của chúng. Có thể ám chỉ đến những biến cố 2V 17:4.

Câu 7 : Tai họa cũng không làm cho Israel trở lại.

Câu 8 : Nhưng tuy thế Israel sẽ không bị tiêu diệt :


Yahvê không bỏ hẳn dân của Người. Những lời rất mạnh : Yahvê chiến đấu với chính
mình để khỏi tiêu diệt Israel : Người hối tiếc, sự phân tranh xảy ra chính nơi lòng Người.

Câu 9 : Thiên Chúa không thi hành án thịnh nộ của Người cho đến tiêu diệt.
Người trung thành với lòng mến của Người (11:1). Lý do : Thiên Chúa là Thiên Chúa, là
Đấng Thánh, không phải như một người, hoàn toàn tùy thuộc vào phản ứng của người đối
diện để cư xử. Người làm chủ ý định của Người, cả sự thịnh nộ của Người. Đáng để ý
quan niệm về sự thánh thiện của Yahvê nơi Hôsê : Không phải nơi án phạt – mà là
nơi ý định cứu thoát : Sự thánh thiện đó mới chứng tỏ chính mình là gì (Ys 40:25tt).

Câu 10 : Cắt nghĩa thêm sau để dọn biến cố trong c.11.

Câu 11 : Và sau cùng lời hứa hồi hương cho những kẻ bị phát lưu.

3. Sửa dạy :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 114


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Để cắt nghĩa lời sấm họa và phúc đó, Hôsê dùng quan niệm “sửa dạy”. Hành động của
Yahvê phát xuất tự lòng yêu mến của một người cha muốn đào tạo, dạy dỗ, sửa dạy con
mình: Đặt giới hạn, ngăn ngừa một đứa con bất khẳng, để nó biết hồi đầu. Đó là tư tưởng
chúng ta đã gặp trong Hs 3. Những điều Yahvê cất đi rất cần thiết cho sinh hoạt, đến đỗi
không rõ Hôsê nghĩ sao về cách sống của dân trong buổi giao thời đó. Đó là một cách
diễn tả cánh chung : tiên tri nhấn đến “sự đoạn tục” giữa hai thời, và đoạn tục tuyệt đối,
để ơn huệ của Yahvê được nhìn nhận là tuyệt đối.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 115


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

YSAYA - MIKA

YSAYA
Coi Introduction à la Bible I. 501-512.
DBS IV, 647ss (Isaie, par A.Feuillet)
Coi Introd.à la Bible I, 507 :

Sắp đặt các đoạn theo niên biểu (về niên biểu, đây có đổi đôi chút) :
742 : Ys 6
742-735 : 2:6-22; 3:1 -15; 3:16-4:1; 5:8-24 + 10:1-4; 9:7-20 + 5:25-30.
735/4 : Ys 7 8; 9:1-6; 17:1-11
Lối 724 : 28:1-4 (có lẽ cả đoạn)
713-711 : Ys 18 20
Lối 705 : 14:4b-21; Ys 28-32; 22,15-17
Lối 703 (có lẽ 28:7-29) 29:1-15 (soạn lại) 30:1-17 27-30; 31:1-9
Lối 701 : 22:1-14; 1,4-9
Lối 689 : 10:5-34; 14:24-27; 37:22-25
Còn niên biểu các đoạn khác, khó xác định.

Ys 6 : THỊ KIẾN KHAI MẠC


Coi : Ph. Béguerie... Etudes sur les prophètes d’Israel 9-51 (Lectio divina 14).

Ys 6-9:6 nói chung là “thiên Emmanuel”. Đích thực thì thiên này gồm có phần giữa 7:1-
8:22 : Tiên tri lược thuật lại công việc của mình - Trong những ngày thuộc chiến tranh
Syrie-Ephraim. Trình thuật đáng lẽ phải được theo ngôi thứ nhất, ngay từ đoạn 7.
Cuốn sách nhỏ tự lập đó đã được thêm bằng trình thuật thị kiến khai mạc, và kết thúc
bằng 8:23-9:6, doãn lại những lời sấm cứu thoát. Trình thuật như vậy có mục đích
khuyên người đồng thời tiên tri (và độc giả thời sau) hãy vững vàng trong lòng tin. Ngay
từ lúc tiên khởi được thiên triệu, tiên tri đã được biết rằng : Công việc của mình sẽ
thất bại. Ngang qua án phạt nặng nề của Thiên Chúa, dân sẽ được tẩy sạch, và Thiên
Chúa gầy tạo lên một “số sót” thánh thiện. Chính số sót đó thụ hưởng các lời hứa ban cho
dân. Tâm tình và kinh nghiệm nền móng của lời rao giảng nơi Ysaya đã được nêu cao
ngay từ đầu, cảm thấm thía về “Sự Thánh” của Thiên Chúa, và “sự tội” nơi người ta, nơi
chính tiên tri cũng như nơi dân Israel. Nhưng Thiên Chúa không loại bỏ hết cả, điều đó
chỉ do bởi một quyết định của Thiên Chúa chiếu theo ân sủng của Người, không phải
Người có quyền trừng trị tội lỗi mà thôi, mà Người còn có thể và muốn tha thứ.

6:1-4. Thị kiến


Nói rõ năm :
Năm Osya chết (742 hay 740, có người muộn hơn 736/5). Nhưng không thể biết là trước
hay sau khi Osya chết. Nhưng phải nhớ là Yôtam đã cầm quyền có lẽ từ 758/7, vì Osya
chết vì mắc bệnh.
Kiểu trình thuật về thiên triệu :
Ysaya cũng theo một truyền thống với Mika ben Ymla (1V 22:19tt) và Ezêkiel (Ez 1-3) :
một quan niệm căn bản là một cuộc tấn phong giữa những thiên thần trong triều đình của
Thiên Chúa. 1V 22:19tt : Triều đình bàn luận, cho đến khi “Thần Khí” ra mắt và đề nghị.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 116


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Đề nghị được Yahvê chấp thuận, và Thần Khí được sai đi. Trong Ysaya : Yahvê trên
ngai, trong Đền thờ. Nhưng tiên tri sẽ không tả nhiều, bất quá đến áo choàng dưới chân
Yahvê. Như thế, Ysaya không ngẩng mặt lên, và quang cảnh chẳng bao lâu nên như đêm
tối giữa những khói hương. Thị giác giảm phần, nhưng thính giác rất nổi : Tiếng hoan hô
của Seraphim làm rung động cả điện thờ... Trực giác về tội – Lễ nghi tẩy uế. Và sau đó là
việc tấn phong sứ giả : Ysaya sẵn sàng lĩnh nhận việc ủy thác. Không có quang cảnh
thiên triệu nào uy nghi lộng lẫy bằng trình thuật của Ysaya. Trình thuật Ezekiel tuy phức
tạp nhưng cuối cùng cũng thuộc một nghi trào : Yahvê vinh hiển giữa các thiên thần để
trao sứ mạng cho tiên tri.
Tôi thấy :
Ngắn gọn, nhưng bày tỏ một điều kinh khiếp đối với tâm tình Israel xưa thấy Yahvê.
Tiên tri không nói Ngài đã thấy thế nào. Mọi sự đều quay về đối tượng, chứ không suy
nghĩ trên “hiện tượng tâm lý”. Yahvê ngự trên ngai, như vua thiên quốc đang thi hành
vương quyền của Người. Quyền cao cả của Người được ngụ ý nơi Ngai cao, trên bệ cao;
và địa vị lớn lao và uy nghi của Yahvê được ngụ ý nơi áo choàng của Người, tỏa lan cả
thánh điện, hình như đến cả nơi Ysaya đứng.
Theo tiếng nói, thị kiến diễn ra trong Đền thờ Yêrusalem. Nơi ở của Yahvê là trời cao,
nhưng Người hiện ra cho kẻ đến yết kiến Người nơi Đền thờ dưới đất. Có thể Ysaya có
nghĩ đến quan niệm thần hiện trong phụng vụ nơi Đền thờ, cách riêng vào dịp lễ lớn hơn
cả (Hag) : lễ mùa thu - nhiều tác giả nhận lễ Đăng quang của Yahvê. Tuy giả thiết còn
không chắc, nhưng chúng ta sẽ thấy Ysaya sử dụng nhiều quan niệm đã thành truyền
thống trong dân.
Ysaya có lẽ ở trong Đền thờ, hay nơi gọi là ulam. Không biết dứt khoát tiên tri có liên lạc
gì với nhân viên Đền thờ hay không.
Dải áo choàng của Yavê, lấy cả Đền thờ :
Có lẽ nhân mây khói ngùn ngụt vật hy sinh : Tiên tri chuyển đến ý tưởng : Dải áo của
Thiên Chúa. Mây khói đó che khuất sự uy nghi của Thiên Chúa ngự trong Nơi cực thánh
(Debir) dưới một khoảng u mờ tranh tối tranh sáng.
Seraphim :
Như vua trần gian có đình thần, thì Yahvê cũng có Seraphim hộ vệ, như triều đình của
Người. Số - vì câu 3 nên có thể hiểu là 2 Sêraphim. Ysaya có thể nhận thấy 2 Seraphim
giương cánh trên Hòm bia, mường tượng thấy được sau bức trướng, ngăn giữa Hekal và
Debir. Nhưng đối chiếu với 1V 22:19 và gốc hình ảnh một triều đình, thì phải nói như
sách các vua :Ccả đạo binh trên trời. Câu 6 cũng cho phép hiểu như thế. Hình thù : có thể
so sánh với shedu và lamassu của Lưỡng hà địa (coi ANEP 646 647 651 : các kiểu thần
có cánh) ; Ysaya : chắc là mặt người và tay (c.6).
Ngoài ra thì tranh luận : Ys 14:29; 30:6; Ds 21:6; Tl 8:15 : Hình rắn. Nhưng theo tự
nguyên : Những vật nóng lửa và sáng láng. Cử chỉ của Seraphim : lánh che mình : mặt
(họ cũng như người ta : Thấy uy nghi của Thiên Chúa có thể chết được) và sinh thực khí
(chân : kiểu nói nhã). Cử chỉ của Seraphim được họa theo kiểu thông thường của thế
giới thời đó. Nhưng ý nghĩa : sự khác biệt vô cùng giữa Thiên Chúa và mọi thụ tạo : đó là
cách cho cảm thấy sự thánh thiện của Thiên Chúa.

Câu 3 : Quan trọng.


Các tiếng Saint”, Gloire
(coi Vocabulaire de théologie biblique Diction. encyclopédiq. de la Bible).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 117


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Khung cảnh :
Đền thờ như đêm tối – than hồng rực đỏ nơi hương án – Bỗng rực sáng như chớp lòa –
Thiên Chúa oai nghi trên ngai – cẩm bào của Người buông thả lấp cả Hekal – đạo binh
thiên thần sáng láng quây quần. Sau đó : lời ca ngợi của các Seraphim vang dậy như sấm
sét, đến đỗi cả Đền thờ rung chuyển tự nền móng, cánh cửa nhảy dựng lên nơi nõ bản lề
hất bật tung ra.
Qadôsh : 3 lần.
Chỉ có Thiên Chúa đáng thờ lạy, chỉ có Người là Thánh. Kêu đến 3 lần : Mọi sự thánh
thiện đều ở nơi một mình Người. Người là Đấng “khác hẳn” (mọi tạo vật). Người ta
không thể tự mình đạt thấu Người. Người cách xa vô cùng, đáng kính sợ, dẫu Người có
lấy lòng thương đoái chiếu cố đến đâu đi nữa, thì Thiên Chúa quyền phép, trọn lành, hoàn
toàn ở ngoài sự lợi dụng, sử dụng của bất kỳ ai. Người có mãnh lực đủ để thực thi quyền
chúa tể của Người trên toàn cả vũ trụ. Người là Đấng siêu việt.
Yahweh sabaoth / Yahvê các cơ binh:
Nhấn vào quyền phép vô biên của Thiên Chúa, có thể chưởng trị mọi quyền năng trên
trời dưới đất, và thi hành mọi ý định của Người. Nguồn gốc tiếng còn tranh luận. Vinh
quang Thiên Chúa lấp đầy cả địa cầu. Kabôd (sự trọng vọng, thế giá của Thiên Chúa) :
Thiên Chúa xa vô ngần, mà cũng gần gũi lạ lùng. Mọi thực tại đều nói đến Đấng đã dựng
nên, đang bảo tồn và cai quản mọi sự (Tv 19:2t) và lịch sử muôn dân cũng hướng về
Người là Đấng chi phối mọi biến cố (Ys 42:8). Nhưng sự vinh quang đó, đối với mắt
người phàm cũng ở trong đen tối, như sự hiện diện của Yahvê hoàn toàn khuất ẩn đối với
Ysaya trước khi Thiên Chúa mạc khải mình ra cho ông. Thiên Chúa có tỏ vinh quang của
Người ra, người ta mới có thể nhận thấy được. Sự thánh thiện của Thiên Chúa nói được
là vinh quang tàng ẩn của Người. Còn vinh quang của Thiên Chúa, chính là sự thánh
thiện của Người giãi bày ra : Giãi bày ra để hủy diệt những gì là không thánh thiện, để thi
hành án của Người trên tội lỗi ; để sau cùng hiện tỏ ra rằng vinh quang của Người lấp đầy
cả địa cầu.

Câu 4 : Quan niệm Cựu ước:


Việc Thiên Chúa hiển hiện là cả trời đất đều rung chuyển, núi non nghiêng ngả, khói mù
mịt, chớp sáng lòa : Vũ trụ báo Chúa của mình đến. Đây lời ca ngợi của Seraphim cũng
có hiệu quả tương tợ nơi Đền thờ, khói mù mịt. Từ bây giờ thị kiến như chìm trong mây
khói.

6:5-7. Dọn vào sứ vụ

Câu 5 : Xưng thú tội lỗi mình.


Tiếp xúc với sự thánh thiện, rồi mới rút kết luận về thân phận mình được : Ysaya biết
mình là tội lỗi, và bởi đó đã bị án chết. Không ai thấy Thiên Chúa mà còn sống được (Xh
33:20; 19:21; Thp 6:22t; 13:22). Tước hiệu Yahvê Vua : Liên lạc giữa Thiên Chúa và dân
Israel là liên lạc vua tôi (phục tùng, tuân lịnh – Vua : che chở). Liên lạc đó Ysaya và toàn
dân đã không giữ. Họ là ô uế. Tiếp xúc với thế giới siêu nhiên mạc khải, Ysaya được tế
nhận tình cảnh khốn đốn của chính mình cũng như của toàn dân – xưng thú án của Thiên
Chúa là công minh : Kẻ phản loạn cùng Vua đáng phải tử hình.

Câu 6 : Một thiên thần lấy than nơi bàn thờ.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 118


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Nghi lễ tẩy uế. Than tự bàn thờ, đã tiếp xúc với sự thánh thiện, thì có sức tha tội, tẩy sạch
(Ds 17:11t. Lịnh Thiên Chúa không nói, nhưng giả thiết là có).

Câu 7 : Cùng với cử chỉ không có thêm lời nói :


Diễn tả và thi hành việc thanh tẩy. Tiếng “tha thứ” chính là “lấp phủ đi” : ám chỉ đến việc
tẩy xóa đáng phải đổ máu ra.
Ysaya khi đã được thương xót và tẩy xóa tội lỗi, mới có thể nghe tiếng và ứng đáp lại lời
Thiên Chúa được. Sau đó Ysaya được tham dự “hội đồng tư vấn” trên trời. Người ta có
nhìn biết tội lỗi mình và được thoát khỏi tội lỗi đã mới có thể thi hành ý định Thiên Chúa.

6:8-13. Kêu gọi và sai đi.


Những việc chuẩn bị đã xong : Đây là việc tấn phong.

Câu 8 : Tiên tri được nghe thấy lời bàn bạc trong triều đình của Thiên Chúa :
Ta sẽ sai ai? Ai sẽ đi thay cho chúng ta?
Nên để ý : Câu hỏi đây không phải là hỏi ướm thử suông. Coi LED 14:31 : Công thức
của một lịnh sai tương tợ của thần Anu nói với tư tế Ashipu. Như thế là rõ một sứ mạng
muốn ban xuống.
“Này tôi đây, xin hãy sai tôi” :
So với Yr 1:6; Tl 3:11: Sự dụ dựa của Yêrêmya và Môsê muốn tránh cái sứ mạng đoán
biết là cay cực, Ysaya chững chàng không một chút dụ dựa. Một nhân cách quả cảm !
Ysaya đã nhận biết mình là tội lỗi trước mặt Thiên Chúa, không đáng sống nữa. Bởi đó
ơn kêu gọi này là một ơn không đáng được, nhận biết rằng suốt đời mình phải trung tín
để đáp lại ơn huệ (1Cr 15:8-10).

Câu 9-10 : Lời ủy thác sứ mạng. Kiểu nói rất gọn của Ysaya!
Dân này :
Yahvê không nói đến “Israel, nhà Yakôb” – giữa Thiên Chúa và dân đã có sự tách biệt –
Yahvê không còn liên lạc thân thiết với Israel nữa.
Lời truyền sứ mạng :
Lạ lùng, và nghịch lý. Nhiều tác giả cho rằng hậu quả của sứ vụ Ysaya đã được ngấm
ngầm lộ diện. Như thế công thức đòi phải nói là tiếng dọi lại kinh nghiệm, và thuộc thời
viết lại trình thuật. Lý luận không nhất thiết : Lời Thiên Chúa không chỉ báo biến cố mà
còn tạo nên biến cố. Lời không ban nội dung của tín thư Ysaya phải rao giảng, nhưng là
hậu quả của sứ vụ. Thiên Chúa không cất lời của Người khỏi dân (như kiểu ngăm đe của
Amos 8:11-12), nhưng lời bởi miệng tiên tri chỉ có hậu quả kéo án phạt đến chóng hơn.
Một đoạn quan hệ về vấn đề “cứng lòng” (coi : Vocabulaire de Théologie biblique, tiếng
Endurcissement).
Ysaya được sứ mạng làm cứng lòng ngay từ lúc được kêu gọi làm tiên tri. Như thế Yahvê
đã dọn tiên tri để chống lại mọi cám dỗ ngã lòng khi thấy sự thất bại của lời rao giảng của
mình.

Câu 11 : “Cho đến bao giờ” :


Ý nghĩa có thể hiểu về”thời gian” làm tiên tri, hay về “hậu quả” như thế kéo dài cho đến
khi nào. Lời Thiên Chúa đáp lại hướng về “hậu quả” hơn.
Kiểu nói của tiên tri :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 119


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Một lời than thở (Tv 13:2; 74:10; 79:5; 80:5; 89:47; 90:13; Ha 1:2). Và như thế tiên tri
bắt đầu ngay sứ vụ tiên tri : Một phần nhiệm vụ tiên tri là chuyển cầu cho dân (Am 7:2 5;
Yr 15:1). Ysaya như vậy xin tha thứ. Ysaya rất dè dặt về tình cảm bên trong mình, khác
với Yêrêmya. Thỉnh thoảng chúng ta có vài chi tiết nhỏ, nhưng các điều đó cũng đủ cho
ta thấy lời rao giảng án phạt của tiên tri không phải do một lòng cứng cỏi, hờn dỗi, của
một người kỳ dị tách mình khỏi xã hội, nhưng chỉ là hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa và
muốn cứu vãn dân mình. Tiên tri cảm thấy mình liên đới với dân, và luôn luôn phải thắng
mình để tuân theo ý Thiên Chúa (8:11; 22:14).
Lời Thiên Chúa đáp :
Khước từ lời kêu xin ngấm ngầm – trước hết là án phạt nghiêm thẳng trên Israel và Yuđa
: Tàn phá gớm ghê. Dĩ nhiên giả thiết giặc giã, và bại trận.

Câu 12 : Nói đến Yahvê, chứ không phải Yahvê nói.


Nhưng cũng phải hiểu như còn tiếp tục lời Yahvê. Kiểu hành văn như thế còn thấy trong
nhiều lời tiên tri khác : tiên tri không chép y nguyên các lời được Thiên Chúa mạc khải.
Nhưng nhiều khi diễn theo lời nói của chính mình khi ban bố tín thư ra cho thính giả. Câu
này báo án phạt lưu đày. Tai họa kinh khủng.

Câu 13 : Câu này còn tăng thêm ghê sợ.


Dẫu có luột khỏi án phạt, cũng chưa gọi là đã thoát. Số phần mười sót lại được so sánh
với một gốc cây trơ trọi có mấy mầm mọc lên, nhưng lại bị dê bò ngoạm mất. Nhưng khi
nơi người ta đã là hoàn toàn tuyệt vọng, thì Thiên Chúa can thiệp : Giờ của ơn huệ đã
đến. Để thấy tỏ rằng ơn cứu thoát không phải là sức lực, tài trí của người ta, nhưng là chỉ
do tự quyền phép và lòng trung tín của Thiên Chúa.
Tự gốc nảy ra chồi lộc thánh.
Tranh luận vì LXX không có. Nên nhiều tác giả cho là đã thêm sau.
Nhưng phải nói là : LXX đã bị chép sai.
Quan niệm “Số sót” trong Ys 1:9; 11:1; 7:3. Chính nơi số sót đó, tiên tri đặt hi vọng của
mình cũng như của toàn dân và cả vũ trụ. (Chủ đề số sót, coi Vocabulaire de théol. bibliq.
“Reste”).
Lời đó ứng nghiệm làm sao?
Thời gian sẽ lâu lắc. Tiên tri suốt đời sẽ gặp luôn tai điếc, mắt thong manh. Tiên tri sẽ
thấy Israel phía Bắc biến mất (như thể 9 phần 10 đã sai một). Nhưng gốc còn lại là Yuđa
cũng còn phải bị tàn phá gớm ghê nữa, cho đến khi các kẻ còn lại xưng thú tội lỗi của họ
(23:42). Và Thiên Chúa bắt đầu thực hiện điều đã hứa về hi vọng Israel : Thiên Chúa
trung tín không bỏ dân Người.
Các lời rao giảng của Ysaya rất đi sát với lịch sử đương thời. Sắp đặt các sấm ngôn
theo trình tự lịch sử và điều cần thiết để hiểu. Nhưng để khỏi chú giải từng chi tiết, ta có
thể sắp đặt các sấm ngôn theo truyền thống Ysaya dọi lại.

1. YSAYA RAO GIẢNG LUẬT THIÊN CHÚA


Ysaya cũng như Amos luôn luôn tỉnh thức để cảnh cáo dân Chúa chiếu theo Luật của
Thiên Chúa. Ngài lên tiếng vạch ra những cách uốn bẻ pháp chế của dân Chúa, mọi cách
bóc lột đàn áp những người thuộc địa vị hèn kém. Hình như từ thế kỷ thứ 8, giữa các tiên
tri đã có một truyền thống nào đó về những chủ đề rao giảng. Ysaya quan tâm đặc biệt
đến Luật Thiên Chúa đó. Tiếng “công bình, chính trực” có vai trò lớn, hầu là trung tâm

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 120


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

của các lời rao giảng (sdâqâh - 1:21 26 27; 5:7 16 23; 9:6; 10:22; 28:17; Mishpat - 1:17
21 27; 4:4; 5:7 16; 9:6; 10:2; 16:5; 28:6 17).

Cộng đoàn liên lạc với Thiên Chúa làm sao, tiêu chuẩn là nơi thái độ của họ đối với Luật
của Thiên Chúa, nơi sự chăm giữ Luật Yahvê, người ta mới lộ ra thâm tâm thành tín hay
không với Yahvê. Bức họa về lý tưởng tương lai, cánh chung của Ysaya là một
Yêrusalem dưới quyền những vị thẩm phán vô phương trách cứ, một vì thiên tử bảo lĩnh
cho luật pháp (1:26; 11:3tt). Các kiểu nói về Luật pháp như thế, cũng như lời kêu gọi
vâng phục chứ không phải là tế lễ (1:10-17), nhắc lại rõ rệt lời của Amos, và cũng đồng
một giọng như lời tiên tri đồng thời khác : Mika (Ysaya và Mica chỉ trích như nhau về
lòng tham đầu cơ đất đai của nông gia nghèo khó Ys 5:8 / Mi 2:1-5).

Nhưng nơi Ysaya có ít nét không gặp nơi Amos : Luật Thiên Chúa khó có ý nghĩa riêng
biệt ngoài khuôn khổ “cộng đồng”. Ysaya có một tư tưởng rõ rệt về chính trị quốc gia,
chú ý đến các hình thức chính trị ám hạp với cộng đoàn Yahvê đã thiết lập, và cả đến
những chức vụ cần thiết cho cộng đoàn. Nhưng Ysaya không phản ảnh lại giao hiếu, vì
quan niệm của Ysaya rõ rệt là quan niệm một “Nước” tập trung. Yêrusalem cánh chung
được canh tân như một quốc gia với những chức vụ hành chính (1:26). Nơi “thành” đó
các kẻ được cứu sẽ tuôn đến (14:32). Việc cứu thoát và canh tân Israel đều dựa trên một
quan niệm “Nước”. Bởi đó đại họa cho Israel là một Nước mất thể thống, sinh hỗn loạn :
3:1-5 (những kẻ cầm quyền cán đáng được việc đã biến cả, hỗn loạn khắp nơi, những trẻ
con, tay bợm thuộc mạt hạng ngoi lên đầu, để giành nhau cai trị một cảnh đồi bại).

Có điều đáng để ý khi so với Amos, là các lời cáo tội không chỉ vạch tội người lỗi phạm,
mà nhiều khi lại được đặt trong một khuôn khổ thánh sử : Toàn dân đã chống cưỡng
không chịu vâng phục (1:2t) như những đứa con ngỗ nghịch đối với một người cha làm
cha phải than phiền (Tl 21:18tt có khi phải từ con mình, và nộp cho pháp luật). Như thế
giả thiết một công cuộc lâu dài đào tạo. 1:21-26 : một hướng nghịch lại, từ họa đến phúc :
nhưng cũng đặt trong một dự đồ lịch sử lâu dài của Yahvê. 5:1-7 : điên đảo luật pháp của
Yahvê được tả trong một tỉ dụ “vườn nho”.

Ys 5:1-7
Coi : Biblica 40 (1959) 259-266 :
H. Junker, Die literarische Art von Is 5,1-7).

Bài ca chia làm : Sau một câu dẫn (1a) 1b-4 và 5-6 là hai khúc – kết bằng câu 7 (giải ý).
Thể văn theo lời lẽ cáo tội : Giữa nguyên cáo và bị cáo có những nghĩa vụ đành rành,
nguyên cáo bày tỏ mình đã làm trọn nghĩa vụ của mình, rồi phân phô bị cáo đã không
vuông tròn nghĩa vụ – Rồi xin tòa án giải quyết nố bất công. Đề tài tỉ dụ và c.3 (dân
Yêrusalem và Yuđa có mặt) cho phép đặt Sitz im Leben vào dịp đại lễ mùa thu (Lễ gặt
hái, lễ Nhà tạm Lv 23:34-43; Tl 15:13-15) : Nhân dịp đó người ta cũng kỷ niệm việc
Dân, Đền thờ, Nhà David được Thiên Chúa chọn. Bài ca thuộc một thời còn bình dân, và
như thế vào thời trước chiến tranh Syrie-Ephraim (734). Bài ca kết chặt xung quanh một
chủ đề. Mãi cho đến câu kết, Ysaya muốn dân chúng có cảm tưởng chỉ là một bài hát mối
tình hẩm hiu của một gã si tình, ngỏ tâm sự của mình dưới lời than của một nông gia
hỏng vụ mùa nho. Tiên tri duy trì ảo tưởng đánh bạt nghi ngờ :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 121


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Tiên tri không nói về mình, hay theo lịnh Yahvê, nhưng về một người bạn. Dân
chúng không được để ý quá sớm là người bạn đó lại chính là Yahvê.
- Tiên tri hát bài ca thất tình của người bạn với một cô tình nhân thất trung. Nhưng
làm sao dân chúng không được ngờ rằng cô tình nhân, hay vị hôn thê kia là chính dân,
cho đến khi thính giả đồng ý rằng cô tình nhân thất trung kia đáng bị chúc dữ rồi, thì lời
Thiên Chúa phán xét tru diệt được ban ra (c.7). Như thế tiên tri giữ vai trò “ông tơ hồng”
đối với bạn mình : Lo liên lạc giữa cặp tình nhân để lo cưới hỏi cho đến khi dẫn cô dâu
về nhà chồng. Theo tư cách đó, tiên tri xuất hiện giữa dân chúng đang mải miết truy hoan
vào tuần lễ vui nhất của Israel, và để thêm vào cuộc vui, thì ca một bài thơ tình. “Vườn
nho” đã là một hình ảnh thông thường để chỉ “vị hôn thê” (Ds 2:15; 4:16t; 6:2t).

Câu 1b-2 Công việc sẵn sàng : một nông gia săn sóc hết mực vườn nho.

Câu 3-4 Không phải là tiên tri, mà chính người bạn lên tiếng, nói với dân chúng trong
đám hội, xin phân giải. Một lần nữa, lỗi không phải nơi chủ vườn nho, nhưng nơi vườn
nho. Lời nói chỗ này đã làm theo một kiểu để thính giả ngờ một cái gì đằng sau câu
truyện, vì luật thường, một vị hôn thê thất trung, thì luật đã rõ: Ném đá (Tl 22:23t). Vả lại
dịp đây không phải lúc xử án, làm sao chính đương sự lại làm chứng cho việc mình được.
Nên dân chúng đã cảm thấy có gì khác là một bài phong dao hài hước mua vui trong ngày
hội. Thính giả nín bặt.

Câu 5-6 Những quyết định trên vườn nho vô bổ : Hủy bỏ tận tuyệt - hàng rào chắn thú
vật, tường chắn người ta bị phá bỏ đi, ai muốn vào cũng được : hôi của, hay kiếm củi. Cỏ
gai tha hồ mọc và lấn át cả những gốc nho còn lại. Hơn thế, trời đất không dung thứ :
Không mưa trên vườn nho nữa. Tung tích ông chủ vườn nho đã xuất hiện : Có thể sai
khiến cả mây trời nữa. Nhưng cứ đúng trong bài phong dao thất tình, vẫn còn có thể hiểu
như lời nguyền rủa người yêu thất tín một cách phẩn uất, cũng như Đavít nguyền rủa núi
Gilboa (2S 1:21) (chúc dữ người đàn bà thất tín đó bị son sẻ suốt đời).

Câu 7 Lời kết thúc vén màn cho thấy ý nghĩa. Sự so sánh vườn nho với vị hôn thê vẫn
ngấm ngầm chạy suốt cả bài ca : cũng như Hôsê và Yêrêmya, Ysaya dùng so sánh đó để
vạch ra liên lạc mật thiết, trực tiếp giữa Thiên Chúa và Dân Israel. Liên lạc đó đáng lẽ
phải tỏ bày ra trong lòng yêu mến trung tín; và hậu quả là công bằng bác ái trong Dân của
Thiên Chúa, nhưng kỳ thực thì chỉ có áp bức và sát hại nhau.
Nên để ý đến ý thức của tiên tri về vai trò của mình. Sứ mạng tiên tri chẳng những là một
việc phục vụ Chúa mình, mà còn là một việc do một lòng tin cậy đã trao phó cho người
tâm phúc.

Lời kết thúc bài ca rất đột ngột : Israel và Yuđa đã mắc vạ trước tòa án của Thiên Chúa
toàn năng. Không thấy có lời kêu gọi trở lại. Dân như thể nhất thiết đi tới án phạt (coi Ys
6:9t). Tân ước lấy lại chủ đề trong ngụ ngôn “những tá điền ngỗ nghịch” (Mc 22:1-9).

2. YSAYA VÀ TRUYỀN THỐNG VỀ SION


Ysaya người Yêrusalem đã đứng trong một truyền thống xuất hiện từ ngày Đavít đem
Khám Giao ước về Yêrusalem (và truyền thống đó lại dựa trên truyền thống của người
Yêbusi, về những kiểu diễn tả?). Truyền thống về Sion đó, được diễn tả theo một biểu

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 122


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

thức Ysaya ưa thích cách riêng (có khi khó nhận ra, vì Ysaya biết thay đổi rất tế nhị các
yếu tố của truyền thống).

17:12-14 :
Các dân tộc như nước lụt ào ào tràn đến khi đê vỡ. Nhưng Yahvê chỉ quát một tiếng, và
chúng đã té ré xa đâu mất ! Không xác định : Sion, Yahvê, dân tộc xông đánh, cách
chống trả. Cuộc giải phóng diễn ra trong âm u đêm tối : Từ chập tối (Lúc xế chiều, thì,
ôi! Kinh đảm!) và sáng mai (trước tảng sáng : nó đã ra không!). Kiểu hành văn dùng điển
tích thần thoại : Sự xung đột giữa thần hỗn mang với thần tạo hóa (Marduk). Truyền
thống Ysaya dùng tương tợ với truyền thống các bài ca Sion (Tv 46 48 76).

10:27-34 :
Có tác giả cũng hiểu theo biểu thức truyền thống Sion – nhưng hình như bài ca đó kết
thúc với câu 32. Còn 33t đi liền với 11:1-9. Nếu thế thì bài ca đó tả một cuộc tấn công
Yêrusalem, và báo một án phạt (tỉ như chiến tranh Syrie-Ephraim!).

14:28-32 :
Truyền thống đó đã cho Ysaya một câu trả lời đầy lòng trông cậy để khước từ mọi liên
minh chính trị (các sứ giả Philitin dấy loạn vào thời 705, hay 715?) : Yahvê đã thiết lập
Sion, những kẻ khốn khó dân Người sẽ ẩn núp ở đó.

14:24-27
Cũng cho thấy biểu thức tương đương - Yahvê thề quyết tru diệt Assur nơi lĩnh thổ của
Người.
Lời này cũng có lẽ thuộc một thời mới 30:27-33; 31:4-9.

29:1-8
Trình bày tính cách nghịch nhiên của việc can thiệp của Yahvê. Yahvê đứng lên chống
lại Sion (vây hãm xung quanh), Sion sẽ bị xấu hổ tột bực (c.4). Nhưng sau đó lại có
hướng khác cho vận mạng Sion, Yahvê can thiệp như vũ bão, và những địch thù Sion bị
hay tán loạn như cọng rác, như hạt bụi.
Nhưng cách xử dụng truyền thống Sion theo thần học Ysaya (để sửa chữa tính cách dị
đoan mù quáng của truyền thống đó) ta phải lấy nơi các lời sấm nhân dịp chiến tranh
Syrie-Ephraim.

7:1-9 : Cùng với 7:10-17 18-25 là đoạn trung tâm của tập sấm Ysaya:
Đã ghi chép lại về phần sứ vụ đầu tiên của mình. Khúc này : 1 lời cảnh cáo (hãy ở bên,
đừng sợ) và một lời hứa (cuộc xông đánh của 2 vua Đama và Samarie sẽ thất bại) : dọi lại
biểu thức truyền thống Sion trên kia. Nhưng các đoạn trên kia hầu chỉ nghĩ đến các hiện
tượng bên ngoài (xông đánh, sự can thiệp hộ phù), đây chú ý :

1-2 Tình hình chính trị.


Năm 734 Rasôn - vua Damas và Peqah - vua Israel lập liên minh chống Assur – yêu cầu
Akhaz cũng vào liên minh. Akhaz không nghe, họ đem binh đến muốn lật đổ Akhaz, để
đặt một vua khác dễ bảo hơn.
2Ks 28:5tt Akhaz đã bị đánh bại.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 123


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Đây chiến sự chưa bắt đầu. Yêrusalem mới được tin về việc điều động binh đội Aram.
Nhưng ngay tin đem đến đã gây hoảng hốt tại Yêrusalem rồi, thực sự nếu Akhaz bị lật
đổ, thì cả dòng dõi David cũng biến (như kiểu Thp 9:1-5; 1V 16,9tt; 2Vua 9:7t 24tt; 10:1-
8; 11:1). Bởi đó tại Yêrusalem, người ta hối hả lo công việc đề phòng. Akhaz cảm thấy
mình không thể chống lại. Aicập quá yếu không thể cầu viện được, nên tính đi cống hiến
để cầu viện với Assur. Nhưng phương sách này không chỉ có tính cách chính trị, tôn giáo
cũng liên lụy ngay với nước chư hầu: Phải nhận việc sùng bái các thần của tôn chủ mình.
Đàng khác triều đại David cốt thiết dựa trên lời hứa do tiên tri Nathan.
Mối đe dọa gây lên thắc mắc về lòng tin : Quyền lực người phàm lấn át được lời hứa của
Thiên Chúa hay không, hay Thiên Chúa có quyền trên mọi mưu định của người phàm?
Ngay việc Yêrusalem hốt hoảng cũng chứng đủ lòng tin bạc nhược của người ta.

3 Lịnh Yahvê dạy Ysaya đi gặp Akhaz :


Gồm có cả các chi tiết.
Chỗ : Đầu cống bể cạn trên. Địa thế đích xác còn dụ dựa. Nhưng thế nào cũng ở phía
Nam, gần En Rogel (coi Steinmann, Le prophète Isaie, p.83 (LED 5), Vincent-Stève,
Jérusalem de l’A.T. I,289ss).
Trường hợp cho hiểu, Akhaz đang thị sát việc lo tích trữ nước để phòng bị nếu thành bị
vây. Yahvê sai tiên tri đi gặp Akhaz, đang băn khoăn tìm phương tự cứu lấy mình, và đòi
phải nhìn lên Yahvê.
Có con là Sear-Yasub(/Số sót sẽ trở lại ) đi theo : Một lời ngụ ý, một dấu của Thiên
Chúa. Đó là tất cả chương trình rao giảng của Ysaya: Án của Thiên Chúa trên Israel -
một điều chắc chắn (như người con luôn luôn có mặt để nhắc nhở cho mọi người : chỉ có
một số sót lại “trở về”). Đứa con đó là nhân chứng. Akhaz phải biết rằng giờ phút này đòi
phải quyết định một cách nghiêm trọng. Sau không còn nói đến người con đó nữa : giả
thiết nhà vua đã từng biết về ý nghĩa của tên triệu báo đó, và Ysaya không phải lần này
mới gặp nhà vua lần đầu.

4: Lời này đả động đến mưu chính trị của nhà vua.
Lời của Ysaya có người hiểu như một lời khích lệ; hãy thản nhiên mà đương đầu với mọi
điều bất trắc, và cứ lo việc phòng bị một cách can đảm. Nhưng lời khuyến khích đó
không hạp với sứ mạng tiên tri của Ysaya. Phải hiểu theo thể lệ thánh chiến xưa : Trước
khi ra trận thường có lời hiệu triệu đòi Israel phải tin rằng Yahvê chiến trận với mình, và
đã nộp địch thù trong tay mình rồi. Đây Ysaya đòi Akhaz phải tin cậy vào Yahvê để được
cứu. Tiên tri chống lại những mưu định người phàm cho là khôn ngoan của Akhaz.
Hình như sứ giả đi Assur chưa xuất hành. 2V 16:7 : Lời sứ giả phải nói. Cách xử trí đó,
Ysaya coi là một sự bội phản với Yahvê (Xh 20:3) : Vua là “con” (Tv 2:7tt) của Yahvê
khi lên ngôi, phải ở xứng đáng chức vị đó. Lời cảnh cáo kèm thêm lời báo thoát nạn :
Akhaz không phải sợ gì cả. Trong thánh chiến, địch thù đã bị nộp trong tay. Đây : Hai vị
vua kia chỉ là 2 thanh củi đã cháy dở còn ngút khói.

5-6: Ý định của 2 vua Rasôn và Peqah.

7-9 : Hai nước kia sẽ bị tiêu diệt trong cuộc dấy loạn chống Assur lần này.
Vấn đề 8b. Rõ ràng 8a và 9a đi với nhau. Chỉ có 8b là hình phạt mà lại chỉ nói đến
Ephraim! Đàng khác 8b chính bản là 65 năm, chứ không phải 6 hay 5 năm (đàng khác ai

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 124


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

lại nói cách đó : Đáng lẽ phải 5 hay 6 năm chứ!) : 65 năm nghĩa là đem về lối 671 (chính
là 669 năm nếu biến cố khởi điểm để tính là 734, nhưng cũng có thể 735) : Er 4,: nói đến
một cuộc di dân do Assarhaddon. Như vậy 8b là một câu mạo nhập sau. Vậy ý tưởng phải
cắt nghĩa là 8a 9a :
Nghĩa:Thường người ta hiểu ngầm: và đầu của Yuđa là Yêrusalem và đầu của Yêrusalem
là? (Yahvê, nhà David, Akhaz?).
Vrienzen : hiểu “cho dẫu...”
Nhưng cũng có thể hiểu, và đúng mạch lạc hơn, mà không thêm gì cả : 8a 9a là chủ từ
theo lý cho 7b “không kiên mà cũng không có” (điều này là) Damas làm đầu Aram... :
Quyền của Rasôn và Peqah đã mang án tử! Mọi chức quyền đều ở trong tay Yahvê.
Akhaz cũng vậy.

Nếu ngươi không tin thì các ngươi không vững! Lời nói với Akhaz và những kẻ tháp
tùng hầu cận, rồi cũng cho cả toàn dân. Nhưng 8a 9a không mất hiệu lực vì quyết định
của Akhaz. Hậu quả của quyết định của Akhaz là gì? Để ý : Tin đây là cách sinh hoạt
riêng của Israel Dân Chúa. Vận mạng, điều cấu tạo Israel là việc Thiên Chúa lựa chọn, để
mặc Thiên Chúa thì còn vận mạng - mạng của dân cũng như của người đương cuộc : Nhà
David. Bảo đảm của ngai David hoàn toàn ở nơi lời hứa.

Ysaya lần đầu dùng tiếng “Tin”, nhưng thực tại đó đã ghi sâu trong truyền thống (như
trong Thp 7; Xht 14:31) quan niệm thánh chiến Yahvê cứu thoát, nhưng đòi một lòng tin
cậy không nao núng. Đó là một phép lạ của Yahvê. Tin, tức là nhường chỗ cho Yahvê
làm việc, đừng lấy mưu mô chính trị bày binh choán chỗ của Yahvê.

“Hãy ở yên” hay như trong 30:15 nói một cách mâu thuẫn “yên hàn bình tĩnh là sức
mạnh” : Không phải thái độ bên trong, nhưng là ở nhưng không đối với mọi mưu mô
chính trị. Đàng khác điều phải tin là lời hứa về tương lai. Như thế là một điều chưa có trở
thành nền tảng cho số mệnh Israel : Đối với người đời là ảo tưởng, mị mộng, nhưng đối
với lòng tin là “việc” của Thiên Chúa. Ý tưởng đó còn lặp lại trong 22:11 : Họ đã chuẩn
bị đủ cách (xây tường đắp lũy, trữ nước...), nhưng họ không nhìn lên Yahvê, nhìn đến
việc Yahvê làm (Nhìn lên : cũng đồng nghĩa với “tin” và cũng dựa trên truyền thống Xh
14:13-31).

Đối tượng của lòng tin là “Việc” của Thiên Chúa hay quyết định của Yahvê trên Sion.
Coi lời Yahvê trách những kẻ chỉ biết hưởng lạc, không trông thấy việc, dự định của
Yahvê (5:12). Kiểu nói đặc biệt của tiên tri như thấy trong 5:19 (lời chế nhạo đó chắc lấy
tự lời giảng của Ysaya). Tiếng gợi đến quyết định đã ra trong một hội đồng bàn bạc.
Triều đình có cơ mật, thì Yahvê cũng có ban cố vấn của Người (1V 22:19-22) và do tự
hình ảnh đó mà có tiếng “quyết định” dự định - Quyết định đó là một việc cứu thoát Sion.

Việc cứu thoát đó, Ysaya đặt trong một khuôn khổ lịch sử bao la : Mọi sự đã chuẩn bị, trù
tính, chứ không phải là được chăng hay chớ. Yahvê đã dự liệu từ lâu (22:11) và xa rộng
bao trùm cả lịch sử vũ trụ. Những đế quốc của cả thế giới chạm trán với “dự định” đó,
ngay trong chúng tự cao tự đại khuếch trương khu vực của mình (coi 14:24-27).Trung
tâm của dự định là Sion. Biến cố tập trung vào một chỗ nhỏ bé đó lại bao trùm cả trái đất,
mọi dân đều phải kéo vào dự định.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 125


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

10:5-19 : Cũng một tinh thần như trên.


Assur đã được chịu lấy do tự Yahvê, một nhiệm vụ có giới hạn : Trừng trị dân của Người.
Nhưng Assur đã có ý định lướt quá điều đã định. Nguyên chỉ cái ý định muốn đi quá điều
đã cho phép, muốn tiêu diệt, cũng đã đủ để bị án phạt của Yahvê. Sử quan của tiên tri đây
đáng để ý. Tiên tri không nói làm sao Assur đã biết mà chịu lấy bài sai của Thiên Chúa.
Nhưng đối với tiên tri, điều đó không thể nghi ngờ được. Đàng khác cũng giả thiết tiên tri
là ngươi biết được dự định của Thiên Chúa, đến đỗi có thể phân tách đâu là sứ mạng đâu
là lộng quyền đáng phạt. Như thế là giải thích lịch sử theo dự định thâm sâu của Thiên
Chúa, không phải dựa trên suy luận hợp lý, nhưng là trong những trường hợp gay cấn của
lịch sử, ơn thần hứng đã vạch ra cho tiên tri một kiểu nhìn lịch sử.

Sự việc, dự định đó thực sự xảy ra làm sao?


Chúng ta thường nghĩ đến Sennakêrib đã phải rút lui khỏi Yêrusalem (năm 689/8), nếu
không phải là 701. Việc đó không phải là tất cả công việc hướng dẫn lịch sử của Yahvê.
Việc đó xét cách phải chăng thì chỉ hiểu được như có hai mặt : Vừa là án phạt vừa là cứu
thoát... Việc đó có tính cách kỳ dị nghịch nhiên (28:21) : Yahvê sẽ chỗi dậy để chiến đấu;
và điều vị lai đó được đặt liên lạc với việc đã xây dựng nước David. Việc đó không thể
lấy những việc dân chúng hoan hô làm tiêu chuẩn (22:1-8). Và chính tiên tri cũng phải
đem mình xa hơn.Việc đó tuy đối với tiên tri thì hình như sát cận với Assur, thời Assur,
nhưng đó chỉ là thiếu phối cảnh. Phải ngang qua lắm thử thách (1:4-9) - một sự gạn lọc
không ngừng - Israel và Yuđa chỉ còn là số sót (nên nhớ về số sót : lắm đoạn thêm sau
giải thích ý niệm đó : 4:3; 11:11 16; 10:20; 28:5).

Ysaya có thấy hay không việc thực hiện các lời sấm của mình, điều đó không quan trọng.
Điều quan trọng là có tiên tri đã ở giữa dân, và lời sấm của tiên tri đã được tin nhận lấy
như lời Chúa. Ai tin không cảm thấy thất vọng, nên các lời sấm đó đã được ghi chép,
trước tiên trong một ký ức một nhóm các tông đồ, rồi trong sách vở, như một tín thư sống
động, và thực sự đã đánh động những thế hệ sau. Bởi đó, các thế hệ này đã suy ngắm và
viết thêm (như 3:16tt / 4:2tt sau lời án phạt trên phụ nữ Yêrusalem, thì có lời báo phúc
18:1-6). Lời sấm của tiên tri như thế không phải là một văn kiện chết để tàng trữ trong
văn khố, nhưng là một tín thư sống động, vì Sion của Thiên Chúa, cũng như Israel của
Thiên Chúa vẫn là cái đích đang đến. Và bao lâu còn đang đi đến, lời sấm xưa kia còn coi
được, và phải coi như Lời Thiên Chúa hướng dẫn chỉ đàng.
1:2-9 cho ta thấy ý tưởng đó. Lời sấm thuộc về thời cuối sứ vụ của Ysaya. Nhưng soạn
giả cuối cùng đã đặt lên đầu hết : Như mình cho hậu thế : chỉ nhờ ơn huệ của Thiên Chúa
mà Israel đã không bị iêu diệt từ lâu rồi.

3. YSAYA VÀ ĐẤNG XỨC DẦU CỦA YAHVÊ.


Ngoài truyền thống Sion, Ysaya còn có ít lời sấm quan trọng về vị thiên tử nhà Đavít :
Thần học chiếu dọi trong đó so sánh được với các Thánh vịnh về vị Cao tôn của Yahvê.

11:1-8 :
Chiếu theo mạch lạc tư tưởng về tiết điệu thì phải kéo 10:33a 34 vào khúc này, như nhập
đề. Nhiều tác giả đã coi lời sấm như thuộc thời sau lưu đày, nhưng không có gì bắt buộc
phải nghĩ như thế : hoàn cảnh có thể đem vào Lễ mùa thu vào thời Êzêkya, hay ngay cả
thời còn chiến tranh Syrie-Ephraim.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 126


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Câu 10:33-34 : Yahvê can thiệp như một tiều phu.


Triệt hạ bụi rậm cũng như cây cao. (Dân chúng và vương quyền).

Câu 11:1 Nhưng Yahvê vẫn giữ ý định cứu rỗi của Người.
Hàng các vua sẽ tận số, nhưng tự gốc Y-sai sẽ xuất hiện mầm giống, cũng một thể như
Đavít xưa : một Đavít thứ hai để bắt đầu lại.

Câu 2:Vị cao tôn đó không phải chỉ có một ân điển, nhưng nhiều ân điển
Không phải nhất thời, mà ở lại luôn. Các ân điển đó được hiểu theo những nố danh tiếng
thời xưa (Salômon, Đavít, các Tổ phụ).

Câu 3b-5: Nhờ những ân điển thần khí đó:


Vị Cao tôn lai thời thi hành chức vụ trong tài thẩm phán, khiến thiên hạ phục tùng Luật
của Yahvê. Lý tưởng là công bằng, bênh vực kẻ hèn yếu (Tv 72:2 4 12t; 45:5).

Câu 6-8 :Tiên tri lấy lại một đề tài về địa đàng :
Thái bình giữa thú vật, thú vật chỉ ăn cỏ, cuộc thống trị của người ta trên vạn vật, dưới
dung mạo một đứa trẻ trị được mãnh thú. Kiểu nói có tính cách kỳ truyền, cốt để vạch ra
những thực tại vượt quá những điều người ta kinh nghiệm được. Đó là một cách diễn bày
tính cách siêu việt.
NB : Một vấn đề phải xét : làm sao các điều đó đã thực hiện nơi Chúa Yêsu – Hội
Thánh còn phải trông đợi những gì nữa?

Câu 9: Có lẽ là một lời chú thêm :


Vừa thu hẹp nhỡn giới nơi núi thánh, thành của Thiên Chúa, vừa nhấn mạnh vào nguyên
ủy cuối cùng của sự biến đổi : Sự biết Thiên Chúa.

Như thế quan niệm của Ysaya vẫn đứng trong vòng tư tưởng truyền thống. Nhưng có
điểm khác, đến đỗi coi được là cách mạng : Những quả quyết cao cả đó không đặt nơi
con nhà David hiện tại, vị Mêsia đương kim trên ngai Đavít, nhưng nơi một miêu duệ vị
lai, phát tự “gốc Y-sai” : Tức là một David mới (để tái lập nước David nhưĐa David thứ
nhất, con của Y-sai) (Điều này, Ysaya có gì tương đương với Mi 5:1 - vị “cứu tinh” xuất
tự Ephrata, chứ không tự Yêrusalem, mà tiên tri đã chúc dữ cho bị phá hủy tận tuyệt Mi
3:12). Cách mạng - vì nếu hi vọng đặt nơi vị lai - tất nhiên là phủ nhận sức cán đáng có
thể cứu thoát của vua hiện tại (theo lời chúc của các Thánh vịnh về nhà Vua). Những lời
sấm như thế không thấy đã gây phản ứng gì nơi triều đình (họ có thể coi tiên tri như
phiến loạn, phản bội). Nên hình như những sấm ngôn như thế đã được tuyên bố giữa một
số ít thính giả, nhóm môn đồ của tiên tri.

8:23 - 9:6. Ánh sáng rạng trên tối tăm.


Có 5 khúc : - 8:23 : Vận mạng thay đổi.
- 9:1-2 : Những kẻ được cứu thoát hân hoan
- 9:3-4 : Cuộc giải phóng và toàn thắng của Yahvê trên địch thù .
- 9:5 : Dân chúng xướng hát vị cứu tinh lên ngôi .
- 9:6 : Vần thái đó sẽ vĩnh viễn, và tiên tri đoan chứng rằng sẽ xảy ra.
Hoàn cảnh của sấm ngôn : biến cố nói trong 8:23.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 127


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Câu 8:23:
Năm 734 Tiglat-Pileser III xẻo mất miền duyên hải của Israel, và lập thành tỉnh Dor
(Du[ru]), 732 phía bắc và đông Israel cũng đồng một số phận đó : Bắc (tức là Galilê và
đông Ysreel) thành tỉnh Megiđđô, còn Đông Yorđan biến thành tỉnh Galaad của Assur.
Lời tiên tri đã báo trong Ys 7-8 ứng nghiệm. Nhưng thịnh nộ không phải đích cùng, vận
bĩ đó sẽ đổi thay.

Câu 9:1-2:
Sự mừng rỡ của dân được cứu thoát. Ánh sáng : sự hiện diện của Thiên Chúa rạng nơi
công việc của Người : so sánh với mùa gặt, và chia chiến phẩm.
Câu 3-4:
Tại sao vui sướng : nô lệ được giải phóng khỏi quyền áp bức – và chiến tranh đã hết hẳn
rồi. Ys tả hậu quả cuộc giải phóng, để mông lung dung mạo vị cứu tinh.
Câu 5:
Vua cứu tinh đăng quang. Thay vì trình thuật, tiên tri đặt lời tụng nơi miệng dân. Ngày
đăng quang là ngày sinh ra của nhà vua theo tư cách “thiên tử” Yavê thừa nhận làm con,
và ban năm tước hiệu (như kiểu các Faraô Aicập), nhưng văn bản mai một chỉ còn bốn,
tước thứ năm còn di tích mà không sao tái lập lại được nữa.
Câu 6:
Chính tiên tri tiếp lời : trước tiên toát yếu các khúc trước. Và trả lời một vấn nạn ngấm
ngầm (lấy gì bảo đảm cho những ước vọng ngông cuồng như thế) : chính sự “đố kị” của
Yavê sẽ làm điều đó : người không nhường, không chia vinh dự của Người với người hay
thần nào cả. Người đời làm tôi một mình Người, thì chính Người cũng cư xử như độc
nhất.

7:10-17 : Immanuel.
Coi : Catholicisme, IV, 55-56 (Emmanuel, par H.Cazelles)
Recherches bibliques I (L’attente du Messie, 39-50, La prophétie de l’Emmanuel)
Maria I, p.38 (par A.Robert)
Steinmann J. Le prophète Isaie, 86-93
Mowinckel, He that cometh, 110-119.

Khúc này không đồng thời, và cũng một chỗ với:7:1-9. Lời hứa và lời cảnh cáo 7:1-9
không làm lay chuyển ý định của Akhaz muốn cầu viện với Assur. Ysaya chưa ngã lòng,
và một lần nữa Yahvê sai tiên tri đi gặp Akhaz. Tình thế cấp bách hơn, tiên tri với cả ý
thức được Yahvê ủy thác công việc đã đề nghị với nhà vua một dấu lạ, để chứng thực
bằng mắt thấy là Thiên Chúa làm chủ cả vũ trụ, làm chúa cả lịch sử. Akhaz bị dồn vào
một cuộc thử thách lòng tin.

Giải thích rất tranh luận. Các giải thích chia làm :
1. ‘alma - chỉ các phụ nữ sinh con vào thời Yêrusalem được giải vây vì Assur đã đánh
vào các nước Syrie và Israel, Immanuel : Các bà đó gọi tên con như thế vì chúng sinh
vào dịp may đó.
2. Từ đầu Hội Thánh (khởi sự với Mattheu, và dựa vào đó), giải thích chung coi như lời
tiên tri báo trước Đức Mêsia cánh chung, Chúa Kitô. Và vì dấu lạ đó quá sát một bên nên:
- Hoặc là tiên tri lẫn phối cảnh thời gian (xa gần hóa một)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 128


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

- Hoặc là sửa đổi văn bản. (Như Feuiller A. (DBS IV, Isaie, 656-658) đề nghị đổi thứ
tự thế này : 10-14a 16-20 23-25 14bc 15 21-22.
3. Immanuel, một nhân vật nào đó đương thời Ysaya
a) ‘alma vợ của Ysaya, mà Immanuel là con công.
b) một người con của Akhaz (nhiều người nhận Ezêkya (Steinmann), hay cách trổng
một người nối dòng (A. Gelin).
Coi Enchiridion Biblicum 74 (bác thuyết của I.L.Isenbiehl)

Câu 10-11: Ysaya ý thức mình hoàn toàn là dụng cụ của Yahvê để chuyển lời:
Không còn thêm lời dẫn sấm ngôn như thường lệ. Cốt sao đem Akhaz ra khỏi thái độ
ngập ngừng, bởi đó gạ cho nhà vua một dấu : Dấu bảo đảm sự hiện diện của Yahvê, và
quyền năng của Người để thực hiện lời hứa hay lời đe dọa. Nên để ý “Thiên Chúa của
ngươi” (và Thiên Chúa của ta, c.13) : dọi lại truyền thống Dothái về Vua (Tv 2:7). Khu
vực của dấu lạ : trời và đất (tức là : động vật hay cái gì tương tợ như thế phát tự âm ti hạ
địa và tự trời : chớp, mưa... Nói chung : có thể lựa chọn bất kỳ ở đâu trong hoàn vũ).

Câu 12: Akhaz từ khước không xin.


Bề ngoài có vẻ đạo đức (chiếu theo Xh 20:20). Nếu hoàn toàn không tin, Akhaz đã thách
thức : “thì cứ làm đi”, để cho thấy tiên tri giả. Nhưng Akhaz nhận sứ mạng tiên tri, và
điều đề nghị kia có thể xảy ra. Mà không muốn bỏ rơi nữa, không hối lại nữa, cho dẫu
Yahvê có muốn sao đi nữa. Nên so sánh cử chỉ : Akhaz đang tâm thiêu con làm molek
(hay cho Molok) được, nhưng không có sức bỏ dự định của mình trước đòi hỏi của Thiên
Chúa!

Câu 13: Ysaya ám chỉ đến phương sách gì làm phiền nhiễu người ta?
Không rõ (ám chỉ đến Rôbôam?). Đáng để ý “Thiên Chúa của ta” : Ysaya biết Akhaz đã
quyết định rồi. Họ bịt tai trước yêu cầu của Thiên Chúa. Họ không cần Người can thiệp
nữa!

Câu 14: Đây mới khởi sự những khúc mắc, không có đồng ý.
Đồng ý một điều : Tư tưởng “dấu” là căn bản. Nhưng dấu ở đâu? Nơi con trẻ, hay nơi của
ăn khác thường, hay nơi tên? Dấu đó là triệu báo cát hay hung? Con trẻ đó là ai?
Virgo là dựa trên LXX (Parthenos) – nhưng Hipri : ‘Alma chỉ là thiếu nữ (không nói rõ
đã có gia đình hay không).
Sữa – mật : (sữa : chính nghĩa : sữa đông làm thành thứ bánh – sữa trắng) theo văn kiện
Ras-Shamra “của ăn thần tiên”. Nhưng trong Kinh Thánh tức là “thổ sản” thiên nhiên.

Câu 15: Từ nhỏ đến lớn sẽ ăn “bánh sữa và mật ong”? Hay là khi lớn lên (lúc phân biệt
được lành dữ) thì sẽ ăn?...

Câu 16: Đã rõ là tai họa trên hai nước Syrie và Israel.

Câu 17: Nhưng bởi Akhaz đã không tin.


Ông sẽ kéo xuống dòng dõi ông và cả dân tộc những thời khốn đốn sánh tày được với cái
tai nạn xảy ra khi Salômon chết, nước Đavít bị phân chia, gốc cho những sự thù địch hiện
tại giữa Israel và Yuđa.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 129


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Đứng trước cả mạch lạc : ta thấy được là rất khó hiểu dứt khoát, và hình như đành phải
nhận rằng lời sấm vừa báo tai họa vừa báo điềm lành : nhưng trên Akhaz cứng tin thì chỉ
có tai họa là sẽ có một ngày Akhaz sẽ biết mình đã hàng đầu chịu phục một quyền bính
nào : Assur sẽ lấn vào nội bộ gieo chiến tranh và khốn quẫn.

MIKA
Coi Introduction à la Bible (Robert Feuillet) I, 499ss (A.Gelin).
DES V, 1252-1263 : Michée (par A.George).

Đồng thời với Ysaya – nhưng muộn hơn đôi chút (chắc thì sứ mạng bắt đầu với triều
Akhaz, Yôtam nói, trong Mi 1:1 nhưng lại không thể chắc có lời sấm nào lên đến thời đó
– vả lại triều Yôtam vừa ngắn, lại vừa ít biến cố rõ ràng).

Mika là một người thuộc miền quê (Gat-Moreshet), một thành phụ cận của thành Gat
(Gat-Moreshet được đồng nhất với Tell-Djedeide) : vùng Sephela (và thực sự Mika quan
tâm đến số phận các thành vùng đó : 1:10-15; và tiên tri mang tâm não một nông gia ;
2:1-5; 6:15; 7:1).

Sách cấu tạo theo 2 phần, mỗi phần lại chia làm 2 :
Sấm báo họa : 1-3 6:1-7:6
Sấm báo phúc : 4:1-5:14 7:7-20
Sấm báo họa chung được nhận là xác thực.
Sấm báo phúc (Loạt thứ 2 : không xác thực thuộc thời sau lưu đày).
Loạt thứ nhất : nhiều khúc tranh luận).
Những lời sấm danh tiếng thì có :

5:1-5 : Theo A. Alt, thì nguyên bản chỉ có các câu 1 3a 4a 5b.
Cũng như Ysaya, Mika báo một David thứ 2 (bỏ ngang qua vương quyền Yêrusalem, để
lên đến quê gốc của David : Bethlehem Ephrata).
Mika cũng như Ysaya tránh tiếng vua, mà chỉ nói đến một vị thống lĩnh (vương tướng đại
diện của Yahvê). Gốc của vị tướng lĩnh đó lên đến “a diebus aeternitatis” - không phải
ngài là hằng có, nhưng đây chỉ nói đến gia đình trâm anh thế phiệt đã lâu đời.
6:1-8 :
Lời sấm này có lẽ là 2 lời sấm khác nhau – chắc có mai một (c.5) và có thêm sau. 1:5 là
một lời than trách, đối chiếu với các ơn huệ Yahvê đã làm cho Israel : theo kiểu tố tụng.

6-8. Những đòi hỏi của Yahvê


Câu 7b nói đến tế lễ trẻ con, có thể là ám chỉ đến việc Akhaz đã làm : Một thắc mắc canh
cánh nơi tâm hồn sùng kính là : Thần linh đòi hỏi những gì nơi người ta? Người ta tưởng
là hiến dâng những gì đắt đỏ nhất đối với người ta : Lễ vật càng quý, càng nhiều thì chắc
càng đẹp lòng thần linh, cho đến chóp đỉnh là hy sinh cả con cái mình, tức là giây chuyền
sinh mạng mình với hậu thế. Phong tục Israel (có lẽ cũng như Canaan) đã lấy sinh vật vào
để thay thế, nhưng trong những trường hợp đặc biệt, sự thay thế được coi như không đủ :
người ta tưởng phải hy sinh chính con mình.
Nhưng tiên tri nói, cho dẫu thế cũng không đủ, thịnh nộ của Thiên Chúa trên dân không
phải là vì thiếu lễ vật, nhưng thiếu đạo đức trong đời sống. Và câu 8 toát yếu tất cả những

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 130


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

đòi hỏi mà các tiên tri thường nhắc đến : Amos nhắc đến sự công bằng trong xã hội, sòng
phẳng trong cách cư xử về chính trị, luật pháp, buôn bán... thực hành chính trực), Hôsê đi
sâu hơn, đòi phải có lòng chính trực yêu mến : nói được là sự hiếu nghĩa, còn Ys lại cho
là mọi sự đều hư luống cả nếu không có sự thánh hóa làm cho người ta được tiếp xức,
thông đồng với Yavê, Đấng Thánh : như thế loại đi được hết những điều nghịch với sự
hiện diện của vinh quang Thiên Chúa : đó là sống cách “túc kính” (đi đứng cách khiêm
tốn “với” Thiên Chúa).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 131


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

CHUNG VỀ
CÁC TIÊN TRI THẾ KỶ VIII
Các tiên tri Amos, Hôsê, Ysaya, Mika hết thảy đều hoạt động hầu như vào một thời :
Phần thứ 2 thế kỷ thứ 8 (hơn kém ít nhiều thôi), thời quyền lực Assur dần dần lan xuống,
và chiếm cả kịch trường chính trị vùng Syrie-Palestine.
So với các nhân vật có vai trò trong tôn giáo, thì các ngài đều có một bản ngã rõ rệt : Ơn
thần hứng đến kéo các ngài vào liên lạc với Yahvê, thì cũng biến các ngài nên những
nhân vật đích thực là “bản vị” khác với người khách xung quanh họ. Điều đó cũng lộ ra
nơi văn của các ngài nữa : Những hình ảnh nói được là táo bạo.

Nhưng điều làm nổi bật cá nhân của các ngài đối với đạo của dân tộc là lời rao giảng :
Những chủ đề chính giữa các ngài chúng ta thấy :
- Phán xét trên dân Israel, mà lý do là luật Thiên Chúa dân đã chịu một trật với Giao ước
của Thiên Chúa . Xét về mặt này : Các ngài vạch ra sự thất bại cả thể trong dân Chúa,
nói được ngay từ những ngày đầu.
- Dưới ánh sáng của Thiên Chúa, các ngài giải thích ý định của Thiên Chúa trong lịch
sử, vai trò hoạt động trong cả lịch sử, không phải là Assur hay Aicập mà chính Yahvê
– Yahvê can thiệp mà không cần đến phép lạ.
- Nền tảng cứu rỗi không phải là những bảo đảm chính trị hay tôn giáo quá khứ, hay qui
chế hiện tại, mà là việc Yavê sẽ làm trong tương lai, nhưng ngang qua, và sau cuộc
phán xét khủng khiếp, để hủy đi những gì là tội lỗi.

NAHUM - HABAKUK - SOPHONYA


Thời cuộc : Assur suy tàn, Babylon thắng thế.

SOPHONYA
Introd. à la Bible, I.514s.

Có lẽ vào lối Yôsya còn niên thiếu. 640-630.


Ngày của Yahvê, một cuộc chiến đấu lớn lao chống lại mọi dân tộc báo việc Yahvê đến.
Đạo lý đáng để ý “sự khiêm nhượng trước mặt Thiên Chúa”, dưới một kiểu nói mới : về
sự nghèo khó 2:6-22. Số sót là một dân nghèo (3:12).

NAHUM
Introd.à la Bible, I.515s (LED 14,85-110 Nahum)
DES VI, 291-300 (Nahum, par A.George).

Chung qui là lời ca tụng án của Yahvê trên “thành đẫm máu” (3:1) tức là Ninivê. Cả sách
một lòng hân hoan vui mừng, sung sướng vì Yahvê đã tỏ mình ra như Đấng báo oán
trước sự dữ. Lòng ái quốc quá khích vui một cách bất nhẫn trước tai họa kẻ thù làm cho
nhiều tác giả chê hờn và liệt vào hạng những tiên tri giả chống đối cùng Yêrêmya. Nói
vậy rất quá đáng, và dựa trên thành kiến tiên tri là người rao giảng một đạo độc thần luân
lý trừu tượng, lý thuyết. Tiên tri nào cũng tùy vào thời buổi của mình và nói lên tín thư
thích hợp phải lúc. Thời của Nahum có lẽ vào những năm cải cách Yôsya, một thời mà

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 132


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

các tiên tri đang đứng trong hy vọng dân trở lại. Đàng khác, tiên tri nào cũng có những
“sấm trên các dân tộc”, có điều là Nahum nhân dịp chỉ tuyên lời sấm đó trên Assur.

HABAKUK
Introd.à la Bible, I .517-519
Ha 3:1-19 cf LED 14,53-84 (P.Béguerie, Le psaume d’Habacuc).

Hoạt động lối 609-597. Phần thứ nhất (1:2-2:4) : Đàm thoại giữa tiên tri và Yahvê : 2 lời
than phiền của tiên tri, và 2 câu trả lời của Yahvê. Điều đáng để ý là vai trò của tiên tri và
Yahvê có khác các tiên tri xưa : Đây sáng kiến ở nơi tiên tri (một người bất mãn, hạch
hỏi). Có thể đó là một dấu cho thấy Habakuk thuộc hàng tiên tri tế tự, mà nhiệm vụ là
chuyển cầu, và thỉnh vấn lời sấm.
Đàng khác nên để ý đến tâm não thời cuối vương quyền : Lắm thắc mắc đã xuất hiện, họ
đặt lại vấn đề liên lạc với Yahvê, số phận cá nhân đứng trước toàn thể dân tộc, trong
chuỗi các thế hệ. Lời đáp của Yahvê không lấy gì làm an ủi : Yahvê sắp sửa can thiệp
nhưng một cách hiểm hơn nữa. Nhưng ai cậy chắc vào Yahvê sẽ được cứu. Lời này dội
lại lời tiên tri Ysaya và có lẽ mở đầu cho cả Ca vịnh tiếp theo sau trong đoạn 3 : Yahvê
xuất hiện chiến đấu lại những địch thù của Người (hình ảnh diễn tả dựa trên truyền thống
cựu trào Israel, và cả thần thoại Canaan : thần thiên lôi Baal-Hadad chống lại cùng hà bá
(thần hỗn mang).

YÊRÊMYA
Introd.à la Bible, I,519-533
Steinmann, Le prophète Jérémie (LED 9)
A.Aeschimann, Le prophète Jérémie
Vittonatto G. II libro di Geremia
Về ảnh hưởng Yêrêmya trên Ca vịnh, P.E. Bonnard, Le psautier selon Jérémie (LED.26)

Yêrêmya sống suốt cả thời cuối cùng nước Yuđa, từ năm được kêu gọi 627 (lúc Assur
thực sự đã mất quyền bá chủ) cho đến thời sau 587. Chính trị thời đó là một yếu tố quan
trọng cho những lời sấm của Yêrêmya. Một điều khác chi phối lời giảng của Yêrêmya
nữa : tức là truyền thống Israel. Tuy quê của tiên tri chỉ cách Yêrusalem có 4,5km, nhưng
đã thuộc Benyamin, tức là thành phần của nước Bắc trước kia : Yêrêmya vẫn nhận truyền
thống về ngôi Đavít. Và trong hàng tiên tri, Yêrêmya tùy thuộc Hôsê (có lẽ có đụng chạm
nhiều với hàng môn đệ của Hôsê, và cả bút tích của Hôsê nữa).
Về thể văn : những tiểu tiết “lời trách cứ, hay đe dọa” hầu như biến đi, chúng ta có những
diễn từ dài, chính Yahvê lên tiếng để than phiền cáo tội. Và lần đầu tiên có kiểu thi văn tự
tình. Lời giảng của Yêrêmya thấm thía và có tính cách gần con người cụ thể đặc biệt (nơi
tiên tri, cũng như nơi thính giả).

LỜI GIẢNG THỜI KỲ ĐẦU (Yr 1-6).

Tóm chung :
Israel đã bỏ việc sùng bái Yahvê, để theo kiểu sùng bái Baal, nên sẽ bị một tai họa lớn tự
Bắc xuống. Việc bỏ Yahvê được phô diễn trong lời cáo tội do chính miệng Yahvê : 2:1-
13 (cố vạch ra sự phi lý trong các xử trí của Israel).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 133


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Chung chung lời lẽ của Yêrêmya trẻ tuổi theo cách diễn tả và tư tưởng của tế tự. Những
lời trách về luật công bình bác ái không trổi mấy. 4:5-6:30 báo trước một địch thù sẽ từ
Bắc tràn xuống.
Chung, lời đoán phạt không trổi. Nhưng lời than trách nhiều hơn cả những lúc báo họa
đến (như 4:5-6:26), họa cũng được tả một cách gián tiếp 4:23-26).
Chung chung các sấm ngôn thời đầu này cho thấy Yêrêmya chưa coi liên lạc giữa Yahvê
và Israel như đoạn tục hẳn. Sẽ có thử thách, nhưng Israel có thể trở lại. Bởi đó tiên tri
cảnh cáo. Yêrêmya cũng trông Nước trở lại (3:6tt) một tâm tình chung với thời Yôsya.

TỪ THỜI YÔYAQIM VỀ SAU


Yêrêmya nín thinh cả thời cải cách của Yôsya. Tiên tri có lẽ thịnh tình với nhà vua và
việc cải cách tôn giáo kiểu thứ luật (22:15t). Yôyaqim lên ngôi, thì Yêrêmya lại xuất
hiện.
Đặc sắc thời này là những lời sấm lên án : Mạnh nhất và nguy hiểm cho tiên tri cách
riêng là lời sấm trên Đền thờ (7:1-15), được kèm thêm trình thuật về biến cố (Yr 26). Hai
hình thức “sấm ngôn” và “trình thuật” - một đặc sắc cho sự tiến triển về quan niệm tiên
tri - đời sống của tiên tri có liên lạc mật thiết với sứ mạng. Một chứng chỉ nữa là Yr 19:1-
20:6 - Yêrêmya bị phiền nhiễu vì lời sấm.

Liên lạc giữa Yahvê và Israel được coi như đứt hẳn rồi :
7:29 Cấm kêu xin cho dân),
8:3 Khốn quẫn sẽ đến lớn lao, đến đỗi kẻ sống sót cũng muốn được chết cho rảnh.
15:1tt Lời án phạt tiếp theo lễ đảo vũ);
13:12-14 Họ sẽ hủy diệt lẫn nhau.
17:3 Sẽ bị tước đoạt cướp bóc.
15:8t Đinh tráng bị tru diệt.
10:18 13:8-10 17:4 Sau cùng là lưu đày).

Nhưng Yêrêmya không thể dập tắt mọi hy vọng (ngay trước lúc tận số 13,16) Yêrêmya
vẫn kêu gọi trở lại. Cách riêng 18:1tt : vẫn còn có thể ăn năn hối cải.

Chỗ này cũng phải nói đến những lời sấm trên các dân tộc : Chung là báo hiệu tiêu diệt,
bằng chiến tranh. Nhưng nguyên nhân trần gian không nói rõ. Cốt yếu : Chính Yahvê
trừng trị phạt tội các dân. Trong các lời sấm đó, Yêrêmya sử dụng truyền thống thánh
chiến, có điều mới là nhỡn giới đại đồng. Lý do án phạt : Kiêu ngạo, tự tín (46:7t; 48:1t
7 42; 49:4). Cứ thế mà thôi thì Yêrêmya vẫn đứng trong truyền thống các tiên tri. Nhưng
Yêrêmya có lắm đoạn là chỉ bàn đến hiện tại và mang điểm chỉ Yêrêmya hơn cả, như
8:18-23, và nhất là:

Những đoạn tự thuật 11:18-23 12:1-6 15:10-12 15-21 17:12-18 18:18-23 20:7-18.
Các đoạn đó cùng những thể văn khác nhau. Nội dung cũng có khác. Nhưng chung với
nhau một điều : Toàn là những đối thoại với chính mình hay với Thiên Chúa. Văn dùng
loại Aica tư nhân cổ truyền trong các Ca vịnh. Nhưng trong hình thể cũ đó, Yêrêmya đặt
một sức sống mới. 11:18-23 theo lối cổ truyền, mà than vãn vì âm mưu của địch thù.

15:10-18

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 134


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Tuy có ít lời lẽ theo công thức xưa, nhưng rất đặc sắc cho tâm tình chỉ có một của
Yêrêmya - Cái bi đát trong sứ vụ tiên tri - tiên tri đã hầu mất thiên triệu, Yahvê đòi phải
hối cải đi để Người ban lại thiên triệu cho.

12:1-5
Tranh luận với Yahvê về vận may của kẻ dữ. Nói được là Yêrêmya nói rõ ra một tâm
trạng có sẵn trong lòng người thế hệ . Ơn huệ của Yahvê được phân phối cách nào? Và
nơi Yêrêmya : Vấn đề đến tột bực gay cấn (bị bắt bớ vì thiên triệu).

20:7-18
Lời than vãn hầu tuyệt vọng, rất bi đát thê thảm trong việc chiến đấu với chính nhiệm vụ
mình, đến đỗi tiên tri buông lời nguyền rủa cái đời mình.

Những đoạn văn đặc biệt này chung qui đi cả vào bi đát, đêm tối. Cảm thấm thía sự bất
lực, sự vô bổ của hoạt động tiên tri. Tiên tri cảm thấy sự kình địch giữa sứ vụ tiên tri và
con người của cá nhân mình. Đây con người không còn chỉ ung dung phó mặc một cách
chất phác cho Thiên Chúa lo liệu, nhưng luôn luôn phải đối chọi với băn khoăn, thắc
mắc, bởi đó mà suy tư nghĩ ngợi. Những chương này là một chỗ ngoặc trong sử đời sống
đạo đức của Israel, khai sáng cho nguồn đạo đức cá nhân, tuy có nhiều khuyết điểm,
nhưng cũng dẫn đến gần với Phúc âm : Đó là lòng đạo đức của hạng “nghèo khó” của
Yahvê (anawim).

Trình thuật của Baruk (Yr 37-45).


Các đoạn tự thuật tả đời sống bên trong của tiên tri, còn những trình thuật này doãn lại
cuộc thống khổ của Yêrêmya bên ngoài: từ lúc bị tống ngục cho đến khi kéo qua Aicập.
Tác giả trình thuật là một người có kinh nghiệm trực tiếp với các biến cố. Lý do cuộc khổ
nạn của Yêrêmya là sự xung đột giữa tiên tri và nhóm chủ chiến trong dân. Trình thuật
thành thật đến đỗi nên như khủng khiếp. Và đêm tối bao trùm Yêrêmya đến mực rùng
rợn, vì tiên tri không được một chút an ủi nào ngay chính nơi Thiên Chúa. Trình thuật
không vạch rõ đạo lý nào. Nhưng nên để ý lời sấm của Yêrêmya cho Baruk (45:3-5) :
ngấm ngầm sự phiền muộn của chính Yahvê trong công việc đả phá điều Người đã xây
cất. Trong một thời buổi như thế, người ta không nên trông cho mình những ngày tươi
đẹp. Bởi thế mà không lạ gì chính tiên tri cũng bị lôi cuốn vào.

NHỮNG LỜI SẤM BÁO PHÚC


Trong thời hoạt động đầu tiên, Yêrêmya không tuyên lời sấm nào về tương lai. Thời đó
tiên tri còn trông dân quyết định. Nhưng từ ngày Yêrusalem đã bị chiếm cứ lần thứ nhất
(597), đã có đợt phát lưu thứ nhất, sự thế đã đổi khác.
Người ta tự hỏi Yahvê sẽ làm gì?
Yêrêmya một mực báo : Babylon sẽ thắng, hoàn toàn cô độc giữa một dân ở dưới ảnh
hưởng của phe chủ chiến trong đó có cả các tiên tri. Họ nhân danh Yahvê mà báo rằng :
Yahvê sắp can thiệp vì danh dự dân của Người và báo oán cho Đền thờ đã bị bóc lột.
Cuộc chiến đấu cam go của Yêrêmya là phải đương đầu với các tiên tri đó (23:9t 28:1tt).
Yêrêmya chỗ này có vẻ lúng túng, phải tìm tiêu chuẩn nào giải quyết được một cách dứt
khoát. So với 1V 22:21tt thì thế của Yêrêmya rất yếu, không minh bạch như Mika ben
Ymla.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 135


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Trong hoàn cảnh đó, những lời báo phúc của Yêrêmya cũng không gây phấn khởi, vì lời
hứa tương lai đó khác hẳn những điều người ta ao ước. Một thí dụ là thư của Yêrêmya
gửi cho những kẻ lưu đày : 29:5-7 - Giữa trào lưu xôn xao và quyết chiến say máu, tiên
tri lại can ngăn và nhắn nhủ phải tỉnh táo, dẹp đi sự bồng bột sôi nổi, trông đến cuộc sống
lâu dài, đừng còn coi Babylon như địch thù, nhưng là người cùng chung số mạng, hãy
cầu khẩn cho Babylon - Dân vẫn còn tương lai và hi vọng (29:11). Đó là toát yếu những
gì Yêrêmya phải nói về ý định cứu rỗi của Yahvê trên dân.

Nhưng lời báo tương lai đó còn :


32:1tt việc mua thửa đất ngay trong lúc Yêrusalem bị vây.
24:1tt (nhắm về những người lưu đày hơn).
Nội dung của lời báo tương lai đó :
Những kẻ lưu đày sẽ được về quê. Yêrusalem sẽ được xây cất lại (Yr 33:4tt), người ta
còn tậu đất, tậu vườn. Nhóm Rêkab vẫn còn người nối dòng (35:18t). Bức họa tương lai
của Yêrêmya không lấy gì là xán lạn, trái lại chỉ là một việc phục hồi tình cảnh cũ trước
tai ương (không có nói đến biến đổi thiên nhiên, hay phì nhiêu như địa đàng). Tuy thế nơi
Yêrêmya, giữa vận cũ và vận mới có sự đoạn tục sâu xa, hơn các tiên tri trước : ấy là vì
Yahvê sẽ ban cho dân một tấm lòng để nhìn biết Người (Yr 24:7). Điều tóm lại trong câu
đó đã được trình bày đầy đủ chi tiết hơn trong lời tiên tri về Giao ước mới.

Yêrêmya nói là mới - nghĩa là mới hẳn - không phải chỉ là tu bổ lại điều cũ cho hoàn hảo
hơn. Mới ở đâu? Nội dung của Giao ước Sinai là mạc khải Tôrah (lựa chọn và chiếm hữu
Israel làm sở hữu của Yahvê, để họ thi hành ý định của Người). Tôrah vẫn là trung tâm
của Giao ước mới trong Yêrêmya. Giao ước mới không phải vì nội dung kia được thay
đổi hay diễn rộng hơn. Mới là ở nơi việc thâu nhận ý của Thiên Chúa trên người ta. Ở
Sinai, Thiên Chúa phán tự núi xuống, dân sợ hãi thì đã xin Môsê lĩnh chịu lấy thay mình
(Xh 20:18tt). Cách thâu nhận bằng “nghe biết” thánh ý Thiên Chúa không đem Israel đến
sự vâng phục. Cách thức đó được thay thế bằng lướt quá đi trình tự “phán dạy và nghe
lời”, Yahvê đem ngay ý của Người mà đặt trong lòng Israel. Không phải chỉ là đối chọi
phục tùng bề ngoài, và vâng phục bên trong. Có lẽ Thứ luật chỉ nhấn đến điều đó. Nhưng
Yêrêmya đi xa - vì trong Giao ước mới - cái bấp bênh trong việc vâng phục không có ý
của Người ngay nơi lòng người ta, thì kiểu cách vâng phục thường có không còn, sự
“đứng trước” nhau giữa hai ý chí, gốc cho sự gay cấn trong vâng phục, bây giờ không
còn, vì người ta bây giờ mang nơi lòng mình (tức là cái gì thâm sâu nhất nơi bản ngã con
người) chính ý của Thiên Chúa, và chỉ muốn ý của Thiên Chúa. Con người mới là thế
(31:31-34 / 32:37-41 24:7).
Trong lời báo Giao ước này, Yêrêmya vừa thuộc dòng các tiên tri (nói cách khác thì giao
ước mới tức là sự trở lại của Israel cùng Thiên Chúa, một cách vững chãi, chung cục) -
Họ báo sự Israel hồi đầu về lại với liên lạc xưa với Yahvê - Yêrêmya đi triệt để vào vấn
đề, vì đã suy nghĩ nhiều về sự tù túng con người đã sa chân vào bởi tội lỗi mình, đã ra bất
lực điều khiển đường lối mình (10:23), vô phương tẩy rửa mình (2:22) ở trong sự dữ như
một bẩm tính (13:23), nên tiên tri không lẽ lại đòi họ lại đi vào một con đường trên đó
người ta lại trượt ngã nữa. Vậy sự sẽ xảy ra làm sao, khi Thiên Chúa lại vớt lấy người ta
vào lại sự hợp nhất của Người, đến đỗi sẽ không còn sợ bị trượt ngã lại vào đường vô đạo
của mình? Thiên Chúa sẽ đổi chính “lòng” người ta và nhờ đó mà người ta sẽ có thể vâng
phục trọn hảo.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 136


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Đạo lý về Mêsia.
Yêrêmya biết và tin vào truyền thống Ngôi David: 23:5t 30:9 30:21 (nên để ý đến xuất xứ
3021 này) : Yêrêmya nhấn đến việc “lại gần” Thiên Chúa, mà không nói đến những phận
vụ khác của vị Cao tôn. “Lại gần” đây chỉ việc “thâm giao” giữa Thiên Chúa và vị đại
diện của Người. Muốn được thế, vị đó phải “liều mạng sống” mình đi.

ÊZÊKIEL (yhezaq’êl)
J. Steinmann, Le prophète Ezékiel (LED 13)
A.Gelin : Introd.à la Bible, I.535-549
Catholicisme, IV, Ezéchiel.
W.Zimmerli, Eechiel.

Về sứ vụ :
Ezekiel bị kéo đi lưu đày trong đợt nhất (597), được kêu gọi làm tiên tri tại bờ sông
Kobar (gần Babylon), và cứ tiếp tục công việc giữa người lưu đày cho đến sau 571 (niên
biểu của lời sấm cuối cùng có thể đặt niên biểu 29:17).

Chính cuộc :
Yuđa trước hai cường quốc : Babylon và Aicập. Yuđa trông dựa vào Aicập để dành độc
lập, nhưng chỉ được thất vọng thôi. Rồi Nabukadnessar tiến đánh Tây Nam Tiểu á : địch
của các dân láng giềng Yuđa (Ammôn 25:2tt; Eđom 25,12tt). Ezekiel cũng như bất cứ
người bị lưu đày nào khắc khoải nhớ quê hương, nên theo dõi các biến cố từng bước một.

Về tinh thần.
Tri thức uyên bác : Đọc Ezekiel, ta thấy tiên tri thông tỏ thánh sử, truyền thống Luật lệ.
Tiên tri tường tận gốc tích Yêrusalem trước thời David (16:3 : Amori tức là dân Canaan,
còn Hittit là hạng quí phái cầm đầu), biết cả những truyện thần thoại, hay kỳ truyền
(28:11tt sự tích ông Bàng Cổ Tiểu á, 16:1tt truyện đứa con bị bỏ rơi, cây diệu quyền
31:1tt), những kỹ thuật đóng thuyền, và vật liệu tha phương dùng trong việc đóng thuyền
(27:1tt). Các tài liệu đó được đâu lại, điều hòa cùng nhau, chứng tỏ một sức sáng tạo
không phải là nhỏ
.
Thể văn.
Không còn những tiểu tiết ngắn gọn, mà là những trường cú, những thiên luận; cách riêng
nên để ý đến những “điếu văn” trào phúng Ezekiel kéo rất dài (19:1tt 10tt 27:1tt 28:11tt
31:1tt 32:1tt). Trong khi bàn về vấn đề, Ezekiel ưa thích dùng kiểu bóng bảy, tả nố tượng
trưng điển hình. Kiểu nói bóng bảy không phải để gói ghém ý tưởng kín đáo trong khi
tranh luận giữa công chúng, mà thực sự là một kiểu hành văn (coi 15:1tt 17:1tt 16:1tt
19:1-9 10-14 21,2tt 24:3tt). Kiểu trình bày những nố mô phạm điển hình (18:5tt 14:12-
23). Kiểu của Ezekiel trình bày vì thế có tính cách đứng xa, lạnh lùng, kiểu giáo khoa,
khác hẳn kiểu của Yêrêmya.

Tính khí :
Ezekiel có lẽ có bịnh hoạn. Nhưng không phải là loạn óc. Một người thuộc hạng ngất trí,
Ezekiel là một con người phức tạp, có nhiều tương phản (tư tế, tiên tri – giảng viên, văn
sĩ – đầy cảm tình, rất đắn đo suy nghĩ – mơ mộng, thực tế – bất nhẫn, chạnh thương). Và

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 137


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

nhất là sống trong thị kiến và hứng khởi mà lại suy luận rạch ròi : Ezekiel là một nhà thần
học nữa. Tóm lại, Ezekiel xuất hiện với một giao thời của dân Thiên Chúa chọn, để
đương đầu với những người đã rã rời vì thời cuộc nên đã đến chán chường, khó tính : một
dân cứng đầu, ngụy tặc.

Êzêkiel và nguồn truyền thống bối cảnh.


Ngay nơi trình thuật thiên triệu, ta đã thấy Ezekiel là người uyên bác dung hòa truyền
thống Israel với những văn hóa bên ngoài. Đích thực Israel là “vinh quang Thiên Chúa
đến như bão” để phái Ezekiel đi rao giảng làm tiên tri. Về mặt này, Ezekiel cũng theo
truyền thống thiên triệu như 1V 22 và Ys 6. Nhưng địa sở và nhiều hình ảnh thuộc Lưỡng
hà địa.

Ezekiel có nhiệm vụ hạch tội và lên án cho dân (ăn sách báo họa) như các tiên tri trước.
Nhưng tội trạng Ezekiel nhấn đến cách riêng là những tội nghịch với luật tư tế : Truyền
thống Ezekiel bị chi phối là truyền thống thanh linh (sacral) của hàng tư tế. Một nố làm tỏ
rạng cách thức tư tưởng : 14:1-11. Khởi sự là kiểu lời trách cứ thường có nơi các tiên tri.
Nhưng tiếp theo đó : Ezekiel đem ra những luật điều vô danh thuộc tế tự phụng thờ. Đến
lời đe dọa : Tiên tri cũng dùng các phạm trù căn bản của luật pháp, chứ không phải lời
tuyên án thường thấy nơi các tiên tri. Nhưng trong khuông khổ đó, Ezekiel đích thực là
tiên tri : Điều rao giảng vượt quá phạm vi tư tế. Ezekiel vừa bị bó buộc, vừa lại tự do
trong truyền thống.

Ý niệm thánh sử của Ezêkiel.


Ezekiel tùy thuộc truyền thống tư tế về ý niệm lịch sử tiên khởi Israel. Tiên tri dùng lịch
sử để vạch ra sự hư đốn của Israel : Ez 16 20 23. Ez 20 toát yếu lịch sử từ lúc được lựa
chọn cho đến thời chiếm đất. Ezekiel theo dõi từng bước một theo biểu thức lịch sử của
truyền thống, mà chúng ta có thể theo dõi nơi các sách khác. Nhưng một trật, tiên tri đem
giải thích riêng của mình vào : Một chuỗi thất bại và hình phạt (coi sách riêng 20:25).
Các giai đoạn (4 cả thảy) diễn ra như một vận kỳ (Yahvê mạc khải, bất lực, thịnh nộ,
dung thứ, có điều là giai đoạn thứ tư thì bỏ ngỏ) luôn luôn khác nhau.
Còn về thời vương quyền Ezekiel dùng 2 tỉ dụ : Ez16 Israel dưới hình ảnh một đứa con
gái bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra, được Yahvê săn sóc, rồi chọn làm hôn thê, nhưng sau lại
hóa thành gái điếm. Không đâu cảm thấy hơn được sự bất xứng của Israel trước Yahvê.
Ez 20 cũng tương tợ như Ez 16, nhưng phân làm hai nhân vật Ohola (Samarie) và
Oholiba (Yêrusalem).

Ba bài suy ngắm lịch sử đó cũng như các kiểu hiểu lịch sử khác của sách thánh : Israel có
một con mắt ngay thẳng, không phải lấy nê lịch sử để ca tụng dân mình, nhưng là để ca
tụng các việc Yahvê làm. Nhưng không đâu lại hạch tội một cách cứng rắn bằng trong
Israel : Toàn bộ lịch sử Israel ở dưới án của Yahvê - một cuộc hoàn toàn thất bại trong
cứng tin, đần độn, bất lực vâng phục. Đó là lý do cho án phạt đang sồng sộc chạy đến.
Nhưng đàng khác, Ezekiel nói ra khi con mắt đã thấy hé rạng việc Thiên Chúa sắp làm :
một việc kỳ công mới của Thiên Chúa mà Israel không chút mảy may xứng đáng.

Vậy xét về vấn đề này, Ezekiel tiếp tục nghiệp các tiên tri xưa : vạch tội của Israel ra.
Nhưng Ezekiel còn hình như vượt quá các vị tiền bối. Trong lịch sử mình, Israel không

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 138


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

chỉ có vài việc sa phạm ngỗ nghịch, hay vài thế hệ đã sa sút, nhưng là sự bất lực sâu thẳm
trước các ý định của Yahvê, một sự ngỗ nghịch đã xuất hiện ngay từ lúc đầu tiên. Xưa
cũng như nay, Israel không có khác gì. Bởi thế cái quyết định nguy tai của Yahvê đã đến,
Yahvê rút lại kế đồ của Người. Ezekiel tả biến cố tai hại đó bằng một thị kiến vĩ đại :
Tiên tri thấy Kabôd Yahweh/ Vinh quang Yahvê cất mình lên khỏi Đền thờ và biến mất
về phía đông (Ez 10:18t 11:22tt).

Vai trò linh hướng của Ezêkiel.


Ngoài việc cảnh cáo, vạch tội ra, Ezekiel lại được Yahvê trao cho một nhiệm khác : Canh
giữ (33:1-9 3:16-21). Cũng như người lính canh trên tường thành có trách nhiệm báo
động cho dân thành khi nguy hiểm đến, thì tiên tri cũng vậy, phải báo cho người ta biết
có địch thù. Nhưng đây lại phức tạp : Yahvê ngăm đe Israel, và một trật lại muốn báo cho
người bị đe dọa đề phòng, để cứu lấy họ, cho họ có phương trở lại. Tiên tri đã hiểu nhiệm
vụ đó làm sao? Ta có thể biết được trong các nố :

Ez 18. Con đường hối cải sẳn mở.


Nố những người phải khổ vì các tai họa nhưng lại không nhận quan niệm tập thể cổ
truyền. Họ công kích quyền của Yahvê trừng trị họ vì tội của cha ông họ. Tiên tri cũng đi
vào vấn đề với họ, và tuyên bố mọi sinh mạng đều liên lạc trực tiếp với Thiên Chúa. Hơn
nữa - ngay cả sinh mạng mỗi một người - cũng không phải là một bài toán cộng trừ,
nhưng còn có sự trở lại.

Ez 14:2tt đặt vấn đề ngược lại.


Trong hai lời giải : Ezekiel đặt vấn đề quá việc riêng tư, mà đi đến bình diện đại đồng.
Kiểu tư tưởng của hàng tư tế, nhưng về nội dung vấn đề : Ezekiel trả lời đích thực như
một tiên tri. Và thực sự nơi đây một nhiệm vụ mới của ơn tiên tri lộ hiện. Các tiên tri
trước đặt vấn đề cho toàn thể Israel, cá nhân phải tự rút lấy kết luận cho mình. Nhưng
Ezêkiel tuyên lời cho toàn dân rồi còn phải ứng đáp với đòi hỏi của ý chí người ta, và có
khi kết thúc nơi lời kêu gọi riêng cho mỗi người (18:30t 33:11). Ấy là vì thời buổi đã đổi
khác, cá nhân đã đứng đối lập với toàn thể, một cách gây gỗ nữa. Đó là thời mà người ta
cảm thấy mình là một thế hệ khác, tách biệt với thế hệ cha ông, thời mà vấn đề liên lạc
từng người với Yahvê được nêu lên một cách gay cấn. Lần đầu tiên, những người mang
lời Thiên Chúa phải đi theo từng người, để cùng suy nghĩ với nó vấn đề của nó, và nói
với nó trên vị trí riêng của nó trước mặt Yahvê. Trong thời thế đó, Ezekiel nỗ lực đuổi
theo người ta và vạch trần ra những ỷ thị tôn giáo, những “công chính” giả dối. Lần đầu
tiên vấn đề My self and my God (Newman) được đặt một cách thẳng thắn. Nhưng vấn đề
đặt thế cũng thành thất vọng, nếu không có cái xác tín đã dẫn đưa Ezekiel “Nếu quả Ta
hằng sống, thì ta không ưa thích cái chết của kẻ dữ, nhưng là việc kẻ dữ trở lại khỏi
đường lối nó mà được sống” (33:11).

Công tác mục vụ đó đã đem tiên tri vào một chiều sâu hơn : Tiên tri có nhiệm vụ môi giới
thống khổ. Ai hư đi vì tiên tri lỗi phận sự, tiên tri phải trả lẽ cho sinh mạng kẻ đó. Đến
đây, ta thẩm định được cách phải chăng những việc ngụ ý tiên tri đã làm : Tiên tri bị lôi
cuốn cả thân mình vào “nghề” tiên tri (21:11) ; Tiên tri thấy diễn ra nơi mình sự thống
khổ của án phạt sẽ đến cho toàn dân (12:6 4,4-8). Chuyển lời Thiên Chúa nơi miệng
dường như không đủ, tiên tri còn phải để Yahvê dùng xác mình, đời mình để nên dấu chỉ

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 139


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

cho điều sẽ đến. Nơi Ezekiel đã thấy mào đầu có những lời sấm về ‘Ebed Yahweh :
Incarnatio verbi / Ngôi Lời nhập thể đã đi đến một giai đoạn thâm sâu hơn cho đến lúc
Verbum caro factum est / Lời thành xác phàm.

Những lời báo phúc


Về việc báo họa và báo phúc : Ezekiel không có chia hẳn trước và sau biến cố 587. Vì
trước đó, Ezekiel đã nói đến những người có thể được cứu vãn (đã ghi dấu trên trán, để
chừa ra khỏi bị lôi vào tai họa). Quan niệm về cá nhân của tiên tri đã đòi tiên tri nhắm
đến sự quyết định của cá nhân, làm cho có người kiên trung với Yahvê, hay ít là lúc cuối
cùng đã biết nghe lời cảnh cáo. Còn về tương quan giữa Họa và Phúc trong lời sấm về
tương lai, thì cũng như hết các tiên tri, và có khi hơn nữa. Ezekiel vạch rõ sự đoạn tục :
Vinh quang Yahvê đã bỏ Đền thờ một cách công khai (11:22t), Israel đã chết thật, chỉ là
một đống xương tàn (37:1tt).
(Vấn đề Ez 37,1-14 : R.Martin-Achard, De la mort à la Résurrection 78-85).

Khung cảnh của các lời sấm báo phúc :


Sinh hoạt chính trị và lịch sử của Dân Thiên Chúa chọn trong đất tổ tiên họ. Dân được kê
sổ (13:9) và được trở về lại Đất Israel, nhưng tăng gia một cách lạ lùng, trong một xứ phì
nhiêu (26:9 29t 37), như địa đàng (36,35). Nhưng một chứng là Đất đó còn là đất trần
gian, là phải có nông gia cày xới (36:35), thành trì được xây cất (36:35).
Nhưng điều cốt yếu và quyết định là Yahvê sẽ làm một điều mới nơi lòng người ta :
36:24-28. Tuy Ezekiel không dùng tiếng “giao ước” ở đây, nhưng đã chắc chắn là Ezekiel
nói đến giao ước, một thiết định mới của Thiên Chúa tương đương với giao ước cũ (coi
công thức giao ước trong c.28). Còn nội dung của giao ước này, chúng ta thấy đi song
song với Yr 31:31tt. Mục đích : Tái tạo dân, một dân có thể vâng phục trọn hảo các
lịnh truyền của Yahvê – Việc hủy diệt tội lỗi (Yr 31:34b / Ez 36:25) – nhất là Yahvê can
thiệp ngay vào bên trong người ta để có thể vâng phục trọn hảo. Nhưng Ezekiel còn nói
rõ hơn Yêrêmya : Thiên Chúa lấy đi lòng “đá”, và ban một lòng “mới” “thịt”. Lại thêm
việc ban cho Thần khí Thiên Chúa. Được như thế, Israel có thể đi theo các lịnh truyền
của Thiên Chúa. Ezekiel còn thêm ít lời về hậu quả của việc đổi mới: Ngó lại về trước,
Israel sẽ cảm thấy nhờm tởm cái đời của mình.

Hy vọng Mêsia của Ezêkiel.


Ezêkiel còn duy trì những lời hứa về Ngai David trong tương lai của Israel 21:32 17:22-
24 (chồi lộc được Yahvê trồng trên núi Israel và trở nên một cây lớn lao, hay cây khô héo
lại sinh chồi nẩy lộc), nhưng cách riêng : 34:23t (người chăn chiên Thiên Chúa đặt trên
dân của Người, David tôi tớ Người). 37:25tt cũng nói đến David là chúa của dân. Ezêkiel
cũng như Yêrêmya - tuy có duy trì những lời hứa về Mêsia thật - nhưng không nồng nàn
bao nhiêu. Đàng khác nơi Ezêkiel, truyền thống về David và truyền thống Sinai được hòa
hợp với nhau. Nhưng truyền thống Sinai trổi hơn nhiều nên mỗi lời hứa về Đavít lại dồn
cả chú ý vào giao ước Sinai (34:25tt) (37:23 đi trước 37:24).

Ezêkiel đặt tất cả công việc cứu rỗi dưới quan điểm thần học, đặc biệt cho tín thư của
ngài : Y “thánh hóa” chính mình X trước muôn dân (20:41 28:25 36:23) : Không chỉ là
một hiện tượng tâm linh, hay thiêng liêng, nhưng là một biến cố xuất hiện cách công
khai, đến đỗi mọi dân đều biết được ( 36:22t). Danh dự của Yahvê bắt Người phải đem

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 140


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

kế đồ, giao ước của Người, đến nơi đến chốn : Kiểu lý luận thần học! Ezekiel nhiều lần
kết thúc những lời tiên tri về tương lai nơi điều này : “Để chúng biết Ta là Yahweh. Mục
đích cuối cùng của công việc Yahvê làm là để Yahvê được nhìn biết và thờ lạy : nơi
những kẻ chưa biết hay biết không nhằm về chính mình Người.

YSAYA THỨ HAI


Coi : Introd.à la Bible, I.549-560.
Steinmann J. Le livre de la consolation d’Israel (LED 28).

Chung chung :
Thân thế, sự nghiệp chỉ có thể hội ra tự những chương sách thánh này : Ys 40-55. Đàng
khác văn cũng không thể cho ta kết luận gì xác đáng về tính tình, thân thế của tác giả như
ta có thể làm về Ysaya thứ nhất, vì tiên tri lại dùng loại văn thuộc Ca vãn, và các thể văn
tế tự khác. Tiên tri là một dung mạo vô danh trong chốn lưu đày Babylon. Chỉ có một
điều là thời buổi thì khá rõ : Đó là thời Kyrô sắp thanh toán đế quốc Babylon. Và như thế
người ta đặt sứ vụ của tiên tri vào khoảng trước năm 40/39 ít năm.

Xét về truyền thống :


Bối cảnh của Ysaya II là Xuất hành. Hầu như tất cả quan điểm về tương lai Israel được
nhìn dưới hình thức một Xuất hành. Cùng với xuất hành - tiên tri cũng nói đến những sự
kiện đi trước Xuất hành - như việc lựa chọn Abraham (41:8 51:1tt), Yakôb (43:22).
Truyền thống Sion cũng rất trổi trong Ysaya II. Xuất hành dẫn đến Thành chính Yahvê
bảo đảm, và sẽ được xây cất lại (41:19; 49: 54:11tt), những người ly tán được quay về,
muôn dân đem lễ vật đến (49:22tt 45:14), cuộc hành hương của các dân tộc (45:14t
49:14-21 52:1-2). Còn truyền thống về dòng họ Đavít, chỉ thấy có một câu 55:3; nhưng
tiên tri lại không hiểu như lời hứa của Yahvê cho vị Mêsia dòng họ Đavít, mà là như lời
hứa cho toàn dân : Israel là “chúa” muôn dân (55:4), như nội dung đặc thù của truyền
thống nói được là đã được “dân-chủ-hóa”. Hi vọng Mêsia-hoàng vương không có vai trò
gì trong lời tiên tri của Ysaya II.
Với các truyền thống nói trên, Ysaya II làm bật nổi một nguồn đạo lý mới : Yahvê, Đấng
tạo thành vũ trụ. Nhưng đạo lý này không xét tạo thành như một lý thuyết, mà như phép
lạ lịch sử tiên khởi của Yahvê, một dấu đặc biệt cho ý định cứu rỗi của Người trong thánh
sử : Bởi đó cũng một tiếng tạo thành vừa được dùng về vũ trụ, mà cũng được dùng về
Israel. Không phải chỉ nhân về mặt đạo lý “Israel là một tạo vật của Yahvê”, nhưng trước
tiên, vì Thiên Chúa đã chọn, đã “mua chuộc” Israel, tức là Ysaya II kéo tiếng đó vào
truyền thống Xuất hành (44:24 54:5). Đạo lý tạo thành xuất hiện khá đột ngột trong
truyền thống các tiên tri, ấy là do hoàn cảnh một phần lớn. Phải đối chọi với một văn
minh cựu trào, một đế quốc lớn lao với những thần của họ, hàng lĩnh đạo tinh thần của
những người lưu đày cảm thấy cần phải đặt cơ sở đức tin Yavit trên căn bản đại đồng xa
rộng hơn là khi Israel chỉ đứng hẻo lánh một mình. Tạo thành liên lạc mật thiết với thánh
sử, vì Yahvê đã toàn thắng hỗn mang nên Người cứu được khỏi những cùng quẫn trong
lịch sử (51:9t), vì Yahvê đã tạo dựng mọi phương thiên hạ, nên tín thư của Người nói với
Israel cũng đáng tin cậy (40:27tt). Và đàng khác, một lý để bác tà thần lại là các lời tiên
tri báo trước trong lịch sử của Yahvê : Đấng nào có thể cho phép báo trước về tương lai,
Đấng ấy mới là Chúa lịch sử thế giới. Về điều này Israel là chứng nhân (43:9-10).
Nội dung của lời Ysaya II có hai điều cốt yếu :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 141


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

1. Việc cứu thoát Israel


Thiên triệu 40:1-8.
Nội dung tín thư được tóm gọn ngay nơi lời ban sứ mạng cho tiên tri : Yahvê sắp đến.
Một cuộc hiển linh cho toàn cõi đất. Trên trời các thiên thần đã nhộn nhịp : có lịnh ban
cho các ngài dọn một con đường kỳ diệu cho cuộc Quang lâm của Yahvê.

Hoàn cảnh lịch sử :


Vai trò của Kyrô. Để ý tiếng dùng về Kyrô : Công thức triều yết chung cho Tiểu tá
(so sánh 44:28-45:13 với ANET 315-316). Coi Introd.à la Bible I,553s (cuộc thăng tiến
của Kyrô : Ecbatane).
Cuộc hồi hương :
Có tính cách một cuộc kiệu : Yahvê cùng đi với dân Người, nên người lưu đày được kêu
gọi hãy tẩy uế (52:11t 48:20). Nhưng cách riêng, Một Xuất hành mới : Giữa những việc
lạ lùng như thời xưa Israel ngang qua sa mạc (49:10), nhưng một sa mạc được biến đổi :
Thiên nhiên cùng hòa vui (49:13 55:12 51:11). Luôn luôn tiên tri đặt liên lạc giữa Hồi
hương và Xuất hành khỏi Aicập (42:13 48:21). Xuất hành mới này lạ lùng hơn xưa nhiều.
Đây Israel không cần phải vội vã, lật đật ra đi, vì chính Yahvê cầm đầu đi trước (52:12).
Bởi đó tiên tri khuyên đừng ngoảnh mặt coi lại biến cố xưa kia nữa, “xưa rồi, cũ rồi”.
Nhưng hãy nhìn đến điều mới này (Cũ : 43:18 41:22 42:9 43:9.18 46:9 48:3; Mới : 42:9
43:19 48:6 41:23). Điều xưa, cũ tức là chính những việc thánh sử trong quá khứ, từ khi
Abraham được kêu gọi cho đến khi Yêrusalem bị phá. Mới tức là điều Yahvê sắp làm cho
dân. Ysaya II tả bằng những màu sắc của Xuất hành cũ, nhưng một trật cho thấy rằng
điều sắp xảy ra lạ lùng hơn gấp bội, đến đỗi tiên tri kêu mời hãy quên hẳn điều cũ đi
(43:16-19). Đối với tiên tri, lưu đày có tính cách một sự cùng tận, một thời, thời cũ, đã
cáo chung. Thời cũ chỉ còn có giá trị như một lời tiên báo, một tượng trưng, hình bóng
cho điều sẽ đến. Nhưng trước mắt tiên tri, sự liên tục thánh sử cốt thiết là sự liên tục nhờ
sự “tiên báo” (44:7t 45:21).
Việc can thiệp của Yahvê va cập đến muôn dân.
Một bầu khí rất cởi mở đối với các dân tộc. Ysaya II tuyên bố việc cứu thoát của Yahvê
cho Israel, nhưng luôn để ý đến hậu quả có thể có cho các dân xung quanh Israel - một
hậu quả xa rộng - việc Yahvê làm báo giờ tận số cho các tà thần, các dân ngoại sẽ nhìn
thấy sự bất lực của các thần họ thờ, và họ phải xấu hổ (41:11 42:17 45:24), họ sẽ đến
cùng Yahvê, họ chuyên chở các người tản mác của Dân Thiên Chúa về, vì họ nhận ra sự
lớn lao và vinh quang của Thiên Chúa Israel (45:24 49:22t 49:7). Ysaya II có thể kêu gọi
họ nhìn nhận giờ cứu rỗi hé rạng (45:22 51:5). Nhưng tuy thế chưa có cuộc truyền giáo
cho dân ngoại. Israel là chứng nhân như một dấu hiệu biến cố cánh chung, chứ không
phải là thừa sai.

2. Ebed Yahweh
Coi : Vocabulaire de théologie biblique (Serviteur)
Dictionnaire encyslopédique de la Bible (Serviteur de Yah.)
C. North, the suffering Servant in Deutero-Isaiah
Van de Ploeg, Les chants du Serviteur de Yahvé dans la seconde partie du livre
d’Isaie (1936)
R.J.Tournay, Les chants du Serviteur dans la Seconde partie d’Isaie (R.B.1952,
355-384 481-512)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 142


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

H.Cazelles, Les Poèmes du Serviteur, Leur place, leur structune, leur théologie,
R.S.R.1955, 5-55.
R.Martin-Achard, De la mort à la résurrection, 86-101 (La réhabilitation du
Serviteur de Jahvé)
DomCharlier, Bible et vie chrétienne, No.I (1953)
DBS V (Messianisme).

Các bài thi ca :


1) 41:1-4 (tranh luận 42:5-9)
2) 4:1-6 (tranh luận 49:7-13)
3) 50:4-9 (tranh luận 50:10-11)
4) 52:13-53:12.
Các bài thi ca đặc biệt này vừa đồng một điệu với toàn thể Ysaya II về từ ngữ, thể văn, và
chủ đề đạo lý. Nhưng lại vừa tách biệt hẳn ra (ít ra là khởi điểm).

42:1-4 : Lời Yahvê nói về người Tôi tớ :


Trình diện người tôi tớ, theo một hình thức tương tợ với nghi thức triều yết : Vua long
trọng trình diện tùy vương, hai đại thần cho triều đình, và vạch ra những quyền và đặc ân
của vị đó. Sau trình diện, thì có lời nói về việc chuẩn bị người đó để đảm nhận chức vụ :
Ân điển thần khí. Kế đó là trách nhiệm : Đem “mishpat” (judicium/ công chính) công
bố cho các dân tộc. Rồi tả cho thấy người tôi tớ thi hành chức vụ làm sao : Không có gì là
tàn bạo cưỡng ép, cứng cỏi, nhưng đầy khiêm nhu, nhẫn nhượng, khoan hồng. Tuy thế
người Tôi tớ không nhu nhược, nhưng cản đảm, bền gan, không nao núng. Quan niệm
cần thiết phải rõ ở đây là mishpat / phán quyết (lời lên án, hay lời tuyên tha – nhưng đây
phải hiểu rộng hơn, cách sinh sống về tôn giáo, về hạnh kiểm như Thiên Chúa đã ra, nói
cách khác : Đạo Công chính).

49:1-6 : Lời của Ebed nói với các dân tộc trên thế gian.
Hình thức một chương tự thuật của tiên tri nói về thiên triệu của mình. Thiên Chúa đã
kêu gọi tự trước khi sinh ra (như Yêrêmya). Người đã tỏ cho Ebed biết kế đồ của Người.
Tiếp theo lời than phiền của Ebed vì công lao vô lối của mình (cũng lại giống Yêrêmya),
thì Thiên Chúa lại ban sứ mạng một lần nữa, nhưng dưới một hình thức đặc biệt hơn :
Ebed có nhiệm vụ đối với Israel (đem về lại những kẻ sống sót của Israel, tái lập chi tộc
Yacob). Ngoài ra lại còn nhiệm vụ khác nữa, đem ánh sáng cho các dân ngoại, và thông
nguồn cứu rỗi cho đến mút cùng mặt đất.

50:4-9 (10-11). Những câu này gợi đến những chương tự thuật của Yêrêmya.
Liên lạc giữa Ebed và Yahvê là liên lạc theo kiểu tiên tri. Lưỡi có thể an ủi những kẻ kiệt
lực, tai luôn luôn sẵn sàng để chịu lấy mạc khải - một mạc khải thường xuyên - chứ
không cách quãng như những người chịu lấy mạc khải xưa nay. Sứ vụ đã dấn Ebed vào
đường thống khổ. Nhưng Ebed đây biết mình được hộ phù nơi Yahvê. Với xác tín đó,
người tôi tớ được can đảm, biết mình không bị hổ nhục. Ebed dùng tiếng tòa án để diễn
bày lòng trông cậy của mình. Một kiểu nói, hơn là tả rõ sự trạng. Các câu 10-11 còn tranh
luận, vì người nói đây không còn phải là Ebed nữa nhưng là tiên tri (hay Yahvê?) : Lời
cảnh cáo, ngăm đe nữa trên những kẻ khính thị người Tôi tớ và có khi làm cực khổ cho
người Tôi tớ.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 143


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

52:13-53:12
Chia làm 3 khúc :
- 52:13-15 : Lời Thiên Chúa.
- 53:10 : Lời của ca đoàn.
- 53:11-12 : Lời của Thiên Chúa.
Lời mở đầu nói ngay đến tương lai của Ebed : Ngài sẽ được tôn dương. Người Tôi tớ
được so đối với các dân tộc, và nhắm đến lúc họ nhận ra được con người bị khinh mạn,
mất cả hình người kia là con người thế nào. Họ kinh ngạc về điều đã thuật lại cho họ.
Như thế khởi điểm bắt đầu nơi số mạng cuối cùng người Tôi tớ : Cuộc vinh hiển và khôi
phục danh dự của Ebed. Như thế là muốn nói lên điều quan trọng nhất trong bài ca : Nơi
Ebed, diễn ra một biến cố, mà người ta chỉ hiểu được, do phần cuối cùng của số mạng
Ebed.

Rồi bấy giờ mới tả biến cố xảy ra. Trung tâm điểm là Ebed. Nhưng biến cố được nói theo
kiểu hồi tưởng, giả thiết đã biết hậu vận của Ebed. Lời nơi miệng người nào? Theo mạch
lạc, thì là các dân tộc ngoại đạo (52:15). Nhưng vì văn làm theo kiểu điếu văn ( nghịch
thường), nhìn biết điều thực sự đã diễn ra trước mắt mình. Sau đó là các sự đau đớn
người Tôi tớ Yahvê phải chịu để thay tội kẻ khác. Không nói rõ hẳn điều người Tôi tớ
phải chịu, vì các thống khổ được tả theo kiểu các Ca vịnh, Ai ca : Đó là một thống khổ
toàn diện. Nhưng ý định Yahvê đã không thất bại nơi người Tôi tớ. Bên kia cái chết,
người Tôi tớ sẽ được sống và tấn phát – Sau đó là lời Yahvê tỏ cho thấy công việc cứu độ
của người tôi tớ “làm cho nhiều người nên công chính”, đem họ vào liên lạc ngay chính
như phải có với Thiên Chúa.

Dung mạo người Tôi tớ Yahvê, một chóp đỉnh của một quá trình mạc khải. Một điều tế
nhận trước hết là Ebed Yahweh có một nhiệm vụ tiên tri. Dĩ nhiên trong trình thuật có ít
nét áp dụng được cho một vua (42:1 Yahvê trình diện, 42:7 phóng thích kẻ tù đày, 52:13t
Ebed được tôn dương trước mặt các vua). Nhưng cốt thiết Ebed Yahweh là một người rao
giảng ý định Thiên Chúa và có nhiệm vụ môi giới (cả bằng thống khổ). Các điều này
riêng cho chức vụ tiên tri. Cho đi ta không biết Ysaya II là bao, ta cũng có thể nói rằng
trong bức họa về Ebed Yahweh, Ysaya II đã họa theo nghiệp của mình, với những kinh
nghiệm và những nỗi thống khổ của mình. Có điều là viễn tượng tương lai kia vĩ đại hơn
nhiều. Quả thế, “nghề” tiên tri không còn phải quá hiển nhiên, không thể phê phán, theo
cách Amos nói : Người ta chỉ có việc sung vào hàng ngũ tiên tri, chỉ vì Yahvê đã phán
(3:7). Vào thời này, chức vụ tiên tri đã thành một vấn đề thần học. Các tiên tri thời
Yêrêmya, Ezêkiel, Ysaya II cũng thế, có điều là truyền thống đó lại thêm một đối vật
mới, tức là “ơn tiên tri” với cả khối kinh nghiệm, và những vấn đề đã xảy ra. Một truyền
thống kiểu mới, cấu tạo nên một hình ảnh về tiên tri, có tính cách mô hình cho sứ vụ tiên
tri.

Một điều rất quan trọng đã diễn ra nơi các tiên tri thời này là sứ vụ tiên tri đã choán cả
phạm vi bản thân và nội tâm của tiên tri. Nói cho rành mạch, thì có thể là nói càn, vì
chúng ta biết rất ít về thân thế các tiên tri cựu trào như Elya, Amos. Nhưng dù sao, nơi
Yêrêmya ta thấy diễn ra một cái gì mà xưa chưa thấy. Ngay nơi thể văn (kiểu thơ trữ
tình), tiên tri đã mở ra một chiều mới : Nỗi thống khổ của người làm tiên tri, dội nơi tâm
hồn tiên tri hai nỗi đau phiền - đau đớn của những kẻ bị án phạt – và một trật sự âu sầu

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 144


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

của Thiên Chúa trên dân của Người. Tiên tri phải quằn quại giữa hai nguồn thống khổ đó.
Một điều ta chưa thấy rõ nơi Amos. Rồi những chương tự thuật : Sứ vụ tiên tri dày vò
tiên tri đến trình độ nào để đến đỗi tiên tri như cứ từ từ đi mãi vào đêm tối bị Thiên Chúa
bỏ cùng với dân tội lỗi. Sau đó Baruk lại tả những thống khổ bên ngoài, mà trình thuật lại
cốt là chống lại hoài nghi về sứ vụ tiên tri của Yêrêmya. Thống khổ và thất bại không
phải là chứng rằng Yêrêmya không phải là tiên tri, nhưng ngược lại : chính vì thế mà
Yêrêmya là đích thực tiên tri của Yahvê, và vận số của Yêrêmya phải kết thúc như thế.

Rồi đến Ezêkiel - trách nhiệm một người canh phòng - phải dấn thân vào đó (33:1tt), rồi
những việc ngụ ý hình phạt tiên tri phải làm để “mang tội” Israel và Yuđa (4:4-8). Những
việc ngụ ý không còn ở ngoài mình tiên tri, nhưng cắn vào sinh mạng tiên tri. Chính tiên
tri nên dấu chỉ (12:6). Cũng nên để ý đến lời Ezêkiel trách các tiên tri giả (13:5) : Họ
không bênh đỡ Israel đến liều thân mình đi. Có lẽ Ezêkiel ngụ ý đến việc chuyển cầu cho
dân. Nhưng một sự chuyển cầu theo kiểu mới : Một chiến đấu đến phải lụy đến thân, như
Tv 106:23 32:9tt nói về Môsê.

Hình ảnh Đấng chuyển cầu đó, Yêrêmya chưa có (Yêrêmya chưa nhận ra tính cách “đền
thay” chuộc tội của thống khổ nơi tiên tri). Nhưng hình ảnh đó đã được tạc nơi Môsê của
tác giả đồng thời : Thứ luật thư (9:19 3:23-28 4:21-27). Thứ luật thư muốn đánh động
độc giả bằng hình ảnh một người đầy âu lo đã phải chịu lấy thịnh nộ Thiên Chúa và đành
phải chết ngoài đất Thiên Chúa hứa vì dân. Thế mà Thứ luật thư lại còn nói đến việc
Môsê trông một tiên tri sẽ đến giống như mình (18:18). Ta đã đứng trước ngay việc dọn
ra dung mạo Ebed Yahweh rồi (Yr 53:12). Nói thế, không phải là Ysaya II đã rút lấy hình
ảnh Ebed tự Thứ luật thư, nhưng chỉ nói ra bầu khí thần học đã làm cho hình ảnh Ebed
Yahweh có thể có là gì. Ys 53 là chóp đỉnh của một Khárisma/đặc sủng đã sống lâu thế
kỷ trong dân Chúa : Nhiệm vụ chuyển cầu từ xưa một vị tiên tri đã thi hành – sứ vụ tiên
tri từ xâm

CÁC TIÊN TRI SAU LƯU ĐÀY


Coi : Introd.à la Bible I.561-582.

Hoàn cảnh lịch sử :


Coi bình luận và các sách Ezra và Nêhêmya.

Thời gian đó có thể cắm chặng thế này :


- 538 Sắc chỉ Kyrô cho phép hồi hương (Er 1:1-4 6:1-5).
- Ít lâu sau đó Sheshbassar dẫn đầu một nhóm hồi hương và đặt nền móng Đền thờ.
Cuộc phục hưng không có gì là hào nhoáng. Dân hồi hương gặp kình địch do quyền
chức Samarie, cũng như những người Dothái còn ở quê hương – lại lắm thiên tai
(mất mùa hạn hán). Công việc tái tạo Đền thờ bị đình chỉ.
- (?) Zôrôbabel hồi hương cùng với một nhóm hồi hương khác.
- 520 Các tiên tri Haggai, Zacarya đốc thúc việc tái tạo Đền thờ.
- 515 Khánh thành Đền thờ (Er 6:13-22)
- 445-433 Sứ vụ của Nêhêmya (lần thứ nhất)
- (?) 430 (428) sứ vụ của Nêhêmya (lần thứ hai).
- 398 Sứ vụ của Ezra.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 145


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

YSAYA III ( 56-66)


Coi : Introduction à la Bible I.567-569.

- Thiên triệu của tiên tri có tính cách mục vụ (61:1tt)


- Nhưng tiên tri vẫn phải đương đầu với nhiều điều tệ lậu : Xã hội bất công, áp bức
nhau (57:1tt); một chính quyền không xứng với nghĩa vụ (56:9tt); sùng bái bề ngoài,
trống rỗng lòng đạo – đối chiếu với đòi hỏi của Yahvê công bằng bác ái trong xã hội
(58:1tt). Không thấy tiên tri chỉ trích sự kiện kiêu căng như các tiên tri trước kia – nhưng
lại phải chiến đấu với lòng yếu tin (59:1) – Ơn cứu thoát chưa xuất hiện, vì tội lỗi của
cộng đoàn chồng chất thêm (59:9).
- Cảnh cáo : Yahvê hằng dang tay đón nhận dân, nhưng từ khước thì khốn (65:1tt).
Như thế giữa Israel vẫn còn có vấn đề lựa chọn tách biệt. Ngay việc sùng bái cũng còn
nhiều dị đoan lạc đạo (65:1tt 66:3tt; khuynh hướng tôn giáo hỗn hợp vẫn còn).
- Những lời báo phúc : Những lời nóng nảy huy hoàng theo kiểu Ysaya II , nên chắc
chắn phải nhận liên lạc giữa hai bên (môn đồ rất gần) : 57:14 62:10 66:7t (49:21). Một
chương hứng khởi đặc biệt là Ys 62.
Đàng sau tín thư Ysaya III, ta mường tượng thấy được tình cảnh bấp bênh của cộng đoàn
hồi hương. Tiên tri không nao núng loan báo cuộc Quang lâm của Yahvê đến để làm rạng
tỏ vinh quang thành của Người : Thính giả phải tin chắc điều đó.

HAGGAI
Coi : Introduction à la Bible I.562-563

Cũng như Zakarya - Haggai báo cuộc Quang lâm sắp đến của Yahvê để thiết lập Nuớc
của Người. Nhưng tín thư liên kết chặt chẽ với việc tái tạo Đền thờ. Việc tái tạo đó hầu
nên như điều kiện nhất thiết phải có trước khi Yahvê đến. Nhỡn giới có khi thu hẹp,
nhưng đối với tình cảnh đương thời lòng nhiệt thành xây cất Nhà của Yahvê là một việc
tuyên xưng lòng tin.

ZACARYA (1-8)
Coi : Introduction à la Bible 564-566).

Cũng trong một hoàn cảnh như Haggai. Sứ vụ lâu hơn. Zacarya cũng báo việc Yahvê sắp
đến, làm cho người đồng thời nhận biết thời triệu. Về mặt phàm gian, thời đó là một thời
chật vật, cảnh sống eo hẹp, nhưng cũng là một thời “cứu rỗi” (Za 8:11; Hg 2:15 18).
Với việc tái tạo Đền thờ, thời đó sẽ hé rạng (Za 8:10 12). Trật tự cánh chung được tả ít
nét trong những thị kiến ban đêm : Trong khi nơi trần gian không có gì thay đổi, tiên tri
đã thấy lòng nhiệt thành của Yahvê đối với Yêrusalem, nơi Người mọi điều đã được
chuẩn bị để Ngài Quang lâm; những chức vụ đã được thiết lập, những chống đối đã được
dẹp đi một bên rồi.
Ys 34-35 Mệnh danh là Khải huyền nhỏ :
Yahvê báo thù trên các dân (cách riêng Eđom) – và cuộc khải hoàn của Israel.
Ys 24-27 Mệnh danh là Khải huyền lớn :
Cuộc phán xét cánh chung, Nước Thiên Chúa được thiết lập, cuộc toàn thắng trên các
mãnh lực trên trời dưới đất, Yuđa được thâu họp lại, rồi sự sống lại của các kẻ lành. Giữa
khung cảnh chen vào ít bài ca về cuộc khải hoàn của thành Thiên Chúa trên thành “sự
dữ”.
Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 146
Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

MALAKI

Malaki, được vào thời Nêhêmya (giữa khoảng 2 sứ vụ).


Gồm có sáu diễn từ. chung qui đều đem về những tệ lậu tiên tri thấy diễn ra trong cộng
đoàn Dothái (chểnh mảng của hàng tư tế, nạn ly dị, sự hoài nghi). Bàn về cánh chung
(2:17 3:5 3:13-21). Tiên tri loan báo việc Yahvê đến cách thình lình để phán xét. Điều
mới : Yahvê có tiền hô đi trước.

YÔNA
Coi : Introduction à la Bible I.574-576)
DBS IV,1104-1131 (Yonas, par A.Feuillet)

Điều cốt thiết để hiểu sách nhỏ này là “loại văn” : một truyện lý thú có tính cách dạy dỗ,
nói đến một người của Thiên Chúa, mà người thuật truyện muốn đặt vào một thời “rất
xửa là xưa”, mãi tại thời Yêrôbôam II (2V 14:25) đã được lịnh đi Ninivê, kinh đô nước
Assur, để giảng phán xét cho dân thành ấy. Sách này có bố cục tế nhị, chia làm 2 phần,
đối chiếu với nhau : Yôna trên thuyền và Yôna tại Ninivê. Cả hai trường hợp đều cho
thấy dân ngoại có phần thắng thế trên tiên tri. Trong cơn bão, họ có sáng kiến, và khám
phá ra điều bất chính nơi Yôna. Còn tại Ninivê thì đã quá rõ. Dân ngoại đơn thuần, ngay
thẳng trước mặt Thiên Chúa; còn Yôna quá phiền phức, bí hiểm, nhất là nơi những công
thức Yôna dùng để nói về đạo của mình, hay nơi lời đàm thoại với Yahvê, khi Ninivê đã
được tha thứ. Cuối phần thứ nhất, người ngoại đã tế lễ dâng Yahvê : họ đã đi vào lòng tin
Israel, nhưng đó mới chỉ báo hiệu cho điều sẽ diễn ra trong việc giải thoát Ninivê khỏi án
của Thiên Chúa.

Trình thuật làm theo loại “Er-Bericht/ báocáo” nơi các sách tiên tri, nhưng với một tài
tình không kém những chương của Yavish : Hấp dẫn, nhẹ nhàng, và dám bêu diếu tiên tri
nữa : Lố bịch và hẹp hòi thiển cận (tức tối khi chứng kiến lòng lân tuất của Thiên Chúa,
cái vui ích kỷ khi ở dưới bóng cây thầu dầu, cái buồn vô hạn muốn chết đi được khi nó bị
khô mất. Sách Yôna đề cập đến một cám dỗ lớn của dân Thiên Chúa chọn “trong sinh
mạng” dựa trên ơn lựa chọn đặc biệt, người được chọn chỉ nghĩ đến đặc quyền mình
được, đến công kích cả sự tự do của Thiên Chúa trong kế đồ của Người đối với các dân
khác.

Cái tệ lậu của một hạng người nhân đức đó lại được điển hình nơi dung mạo một tiên tri!
Không phải tuyên ra một lời phê phán tổng quát trên các tiên tri, nhưng có một khía cạnh
các tiên tri ít nói, nhưng sách Yôna nêu lên : Tiên tri trong ý thức về nhiệm vụ mình,
còn kèm theo các khả năng hạch hỏi mình cặn kẽ, để đem tất cả vinh dự về cho Thiên
Chúa. Ngoài ra, sách Yôna còn có thể hiểu về khuynh hướng truyền giáo của dân Israel
thời lưu đày, và như thế là kèm theo một lời chỉ trích về tâm não đóng kín của xã hội
Dothái từ thời Ezra và Nêhêmya đã xuất hiện.

YÔEL
Coi : Introduction à la Bible, I.576-578.

Thời :

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 147


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Đã nói đến Đền thờ như một điều dĩ nhiên (1:9.14; 2:17; 4:18) và cả tường thành
Yêrusalem (với Nêhêmya 445). Vậy Yôel phải xuất hiện sau thời Nêhêmya (445-433).
Còn 4:4 có ám chỉ đến hiệp thương giữa Tyrô-Siđôn và các thành Philitin, hiệp thương đó
đã chấm dứt năm 343, vua ArtaxerxèsIII Okhos đã triệt hạ thành Siđôn. Vậy Yôel phải
trước 343.

Sách Yôel :
Trước đây người ta muốn coi Yô 1-2 là một lời tiên tri nhân một tai nạn thiên nhiên (châu
chấu và hạn hán). Còn Yô 3-4 do một tác giả khác, hoàn toàn hướng về cánh chung.
Nhưng kỳ thực sách chia làm hai phần :
- Phần I từ đầu đến 2:17
- Phần thứ hai từ 2:18 đến cuối.
Hai phần tương chiếu với nhau rất cân cái : 1:4-20 lời than về tai nạn thiên nhiên nhất
thời – 2:18-19a 21-27 lời hứa được thoát nạn đó.

2:1-11 : Tai nạn cánh chung trên Yêrusalem / 4:1-3 9-17 : Lời hứa cứu thoát cánh chung.
2:12-17 Lời kêu gọi trở lại như điều kiện để được cứu trong hiện tại / 3:1-5 điều kiện cốt
thiết trong thời cánh chung : Thiên Chúa đổ thần khí và cứu thoát
.
Còn các phần khác như:
4:4-8 thêm sau do một tay khác.
4:8-21 có lẽ tay Yôel phụ thêm sau.
Yôel dựa nhiều trên các tiên trước : Ngày Yahvê dựa trên So 1-2; Ys 13; Ez 30; Abđya;
Ma 3; lời sấm trên các dân tộc Yr 46; 49-51; Ez 29-32 – địch thù phía Bắc Yr 4-6; Ez 38t.

Tín thư :
Vào tiền bán thế kỷ 4 : Cộng đoàn Dothái đã thành lập nhờ công việc của Nêhêmya và
Ezra. Họ được hưởng an ninh, chăm chú và hãnh diện đặt cả và tế tự và lề luật dưới
quyền hàng tư tế, nhờ thế họ trông được bảo đảm nhờ việc Yahvê đã chọn Yêrusalem làm
ngai của Người. Trong hoàn cảnh đó, nhân dịp những tai ương nhất thời (châu chấu và
hạn hán) Yôel lấy lại lời rao giảng của các tiên tri về Ngày của Yahvê mà kêu gọi họ :
Hãy tỉnh dậy, coi tai nạn hiện tại như tiền hô Ngày cùng tận của Yahvê sẽ đến. Hiện tại
của cộng đoàn sùng bái chỉ là tạm thời, điều chung cục là những kỳ công của Thiên Chúa
sẽ làm trong Ngày của Người.

ABDYA
Khó đặt niên biểu. Có lẽ trước năm 400.
Các sấm ngôn dọi lại một lòng ái quốc khí khái. Đối với tinh thần Tân ước, tất nhiên có
nhiều khuyết điểm, nhưng cũng dọi lại lòng yêu chuộng công bằng trong liên lạc quốc tế.

ZACARYA ( 9-14).
Coi Introduction à la Bible I.580-582.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 148


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

DANIEL

VĂN CHƯƠNG KHẢI HUYỀN
TIẾN DÙNG:
Dựa trên sách Khải huyền Tân ước, để mệnh danh một loạt sách đi từ Đaniel đến sách
4Ezra. Hiện tượng văn chương cuối thời Cựu ước đó là đại diện cho cả một phong trào tư
tưởng.
( Xem thêm – 4Ezra là một ngụy thư, trình bày ngày Cánh chung (tận thế) của người
Dothai, tương tự như văn khải huyền Daniel. Sách mô tả tầm nhìn được mở ra cho Ezra,
trả lời những câu hỏi về sự đau khổ của con người trước công lý của Thiên chúa với màu
sắc bi quan về số phận người Dothái cũng như nhân loại bị nguyền rủa. Thiên Chúa
không quan tâm đến số phận những kẻ bất tuân. Sách 4Ezra trình bày một sự công thẳng
chuẩn mực, khổ hạnh được Thiên Chúa chọn để làm mới những Sách Thánh cho dân
chọn lưa.)

ĐẶC SẮC CHO THẦN HỌC KHẢI HUYỀN:


Là chung luận nhị nguyên, sự phân biệt rõ rệt giữa hai “thời” (aiôn) : hiện tại và sẽ đến.
Nhận có một giới siêu việt, những gì thuộc trật tự của thời sẽ đến đã có trước rồi nơi một
thế giới trên cao, và một ngày kia sẽ xuống trần (Đn 7:13; Hênóc 39:3tt; 48:3.6; 49:2; 4Er
13:36...).
Một đặc điểm nữa : Quan niệm rằng những sự kiện Cánh chung đã sẵn có từ sơ thủy và
từng mấy thế kỷ trước khi xảy ra, các điều đó đã được mạc khải ra từng li từng tí cho
những người được chọn. Tính cách mạo danh của các khải huyền phát nguồn tự đó. Các
sách khải huyền tự cho là sách của những người lành thánh đã được mạc khải trước xưa
kia và đã ghi chép lại, nhưng không phải để công bố ra cho thời họ, nhưng là phải niêm
kín cho thời sau, thời mà những biến cố kia nên hiện thực. Bởi nhấn đến tính cách giữ
kín đó, nên các sách khải huyền cũng là những sách bí truyền; người ta có thể biết
những sự kiện Cánh chung, cũng có thể tính toán biết đúng thời buổi; nhưng chỉ những
người nào được khai tâm mới làm được, mới giải được mật mã của những lời sấm tiên
báo. Bởi đó quan niệm “mầu nhiệm” bí quyết được thông dụng trong loại văn chương
này.

GỐC TÍCH CỦA LOẠI VĂN CHƯƠNG KHẢI HUYỀN.

1. Các tiên tri :


Do truyền thống tiên tri, văn chương khải huyền chú trọng đến Chung luận. Những kiểu
mạc khải. Các sách loại văn này tiếp tục một lối dần dần thông dụng trong những tiên tri
cuối, khởi sự từ Ezêkiel “tức là thị kiến và mông triệu”. Nhưng sử quan theo văn chương
khải huyền đã chuyển hướng. Nhỡn giới các tiên tri luôn luôn hướng về thánh sử cấu tạo
nên Israel. Còn nhỡn giới của văn khải huyền bao quát cả thiên hạ : Lịch sử của cả vũ trụ
chỉ là một (Đn 2:31 7:2tt) - một do lai, một tính chất, một mục đích.

Lịch sử đó phải diễn ra tất cả những gì đã tiềm tàng đặt sẵn tự ngày đầu tiên, để đi đến
một cái “lường” nào, tức là “lường” tội ác (Đn 8:23). Sử quan đó có tính cách định mệnh.
Phương pháp diễn tư tưởng : thu tất cả lịch sử muôn hình vào ít bức họa tượng trưng (Đn

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 149


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

2 “cái tượng”; Đn 7:4 con thú). Mà thường là để diễn ra sự bành trướng của sự dữ. Văn
chương khải huyền khá bi quan : Lịch sử vũ trụ hình như vị hút tới vực thẳm và tiêu diệt.

2. Văn chương khôn ngoan.


Văn chương khải huyền vụ vào sự biết, thông thái, mà cơ sở là lòng tin vào Yahvê :
nhưng lòng tin này không chú trọng mấy vào thánh sử, nhưng có tính cách “kinh bổn”
siêu thời gian, đại đồng. Bởi đó phải coi văn chương khải huyền như chi nhánh của văn
chương khôn ngoan, tức là cái nỗ lực của Israel để hội lấy những lẽ sống, và đặt trật tự
các lẽ sống, các luật chi phối sinh hoạt con người. Cũng do đó mà các sách Khải huyền
nhiều khi khoe trương “uyên bác” : Đủ thứ thiên văn địa lý. Nhưng sự uyên bác này tất
nhiên là thi thố ra nơi các sách truyền thống Israel xưa lưu lại. Bởi đó các sách khải
huyền nói chung là “giải thích” (Pesher Habaquq, Đn 9).

DANIEL.
Coi : Introduction à la Bible I.695-707.

Sách phân được làm 2 phần.


Đn 1-6 :
Dưới hình thức hiện tại có thể nghiệm ra được những đề tài cựu trào. Cốt các truyện cho
thấy rằng Israel có thể gặp chống đối, địch thù, trong khi muốn giữ toàn vẹn các giới răn.
Những người của dân Thiên Chúa chọn sống lẻ loi, có khi cô quạnh giữa những người
xung quanh, tuy thế bên ngoài vẫn sống chung với thế giới ngoại đạo, thông chia giáo
dục (Đn 1), quyền chức (Đn 2:48; 6:29).
Các truyện vọng lại một thời yên ổn (có lẽ thời Batư). Các truyện cảnh cáo Israel phải
giữ giới răn giữa cuộc sống chung đó. Họ phải tỉnh thức, vì có thể gặp xung đột, thù
ghét. Viễn tượng tử đạo không xa đâu. Điều thắc mắc lớn của thời đại là người ta càng
muốn trung thành với Yahvê thì càng bị bắt bớ. Nhưng những tai nạn do đó không làm
đứt liên lạc với Yahvê : Yahvê hộ phù những ai trông cậy vào Người (Đn 3 6) : Người
chi phối lịch sử (Đn 5), lật đổ các ngai báu (Đn 4).

Đn 7-12 :
Có tính cách đặc biệt của văn chương khải huyền hơn. Tuy Đn 2 và 7 có gì tương tợ với
nhau. Trong hai đoạn này, Đaniel dựa trên một đề tài ngoài Israel (trong Hésiode đã có) :
Một sử quan cốt chia thời đại. Đn 8-12 đi hẳn vào việc tính thời gian trước tận thế. Kiểu
hành văn rõ ràng là dựa trên giải thích những bí nhiệm của các lời tiên tri xưa. Về tính
cách lời tiên tri nên để ý đến sự đoạn tục quá rõ.
Một điều đã hiển nhiên khi chúng ta đã nhìn kỹ đến lịch sử Israel như thấy trong các sách
lịch sử cùng tiên tri là Yahvê Thiên Chúa luôn luôn can thiệp trong dân Israel, để nắn đúc
Israel theo ý định của Người trong lịch sử. Thiên Chúa đã can thiệp mọi thời mọi nơi
trong lịch sử đó. Nhưng chung qui mọi sự can thiệp đều dựa trên hai điều căn bản về thần
học, hai qui chế của Yahvê để nên rường cột cấu tạo Israel : hai lần Yahvê đã can thiệp
một cách đặc biệt hơn hết để đặt cơ sở cứu rỗi cho Israel :
1. Các việc Yahvê đã làm và tuyên tín thánh sử đã toát yếu lại đi từ Abraham đến
Yôshue. Nhờ đó Israel đã thành dân riêng của Yahvê và đã được Yahvê ban cho Đất
Người đã hứa trước rồi đã cho chinh phục được. Các điều này được ghi chép lại trong
Ngũ thư cùng với Yôhsue.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 150


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

2. Thứ hai là việc củng cố việc David đã làm và bảo đảm dòng họ ông, để làm cơ sở cho
tôn giáo Israel. Qui chế này được tường thuật lại, xét về lịch sử, trong các sách thuộc
Thứ luật sử quan và lịch sử Ký sự.

Đó là hai qui chế chính yếu, mọi qui chế khác, mọi can thiệp khác của Yahvê đều quay
quần xung quanh hai qui chế này. Cả sinh mạng Israel đều dựa trên đó. Các tiên tri khi
báo một tạo thành Israel mới cũng không căn cứ vào đâu khác để diễn tả tương lai : Giao
ước Sinai và Giao ước với David.

Đứng trước công việc Yahvê đã làm, Israel đã có thái độ làm sao?
Chẳng những Israel đã luôn luôn giữ trong ký ức, và hiện tại hóa các việc đó lại, nhưng
Israel đã ứng đáp lại nhiều kiểu nhiều cách, tích cực (chứ không chỉ tiêu cực và vì thế mà
đã bị phán xét hạch hỏi, như đã thấy trong lời rao giảng các tiên tri). Thái độ của Israel
cho ta thấy các việc Yahvê đã làm đã có hậu quả làm sao trên Israel, Israel đã lĩnh nhận
và hiểu biết làm sao về sinh mạng mình trong liên lạc trực tiếp gần gũi với Yahvê, Israel
đã hiểu mình thế nào trước mặt Yahvê. Thái độ đó được giữ lại trong những chương mạc
khải cho ta biết ứng đáp căn bản đứng trước mạc khải kế đồ cứu rỗi phải thế nào.
Các kiểu ứng đáp có một phần lớn được giữ trong các Thánh vịnh.
Vấn đề chung : Coi :
Introd.à la Bible I.586-621...
E.Podechard, Le Psautier (1949-1954)
G.Castellino, I Salmi (1955)
H.J.Kraus, Psalmen
E.G.Briggs, Psalms (ICC)

I. ISRAEL NGỢI KHEN YAHVÊ.


Isarel không hề ngớt ca tụng Yahvê. Vào thời gian sau người ta coi cả những Aica, những
bài vịnh suy gẫm vào giáo huấn làm như ca ngợi nữa.

1. Ca ngợi cựu trào nhất tức là bài ca thắng trận, mừng việc Yahvê cứu thoát.
Bài ca Môsê còn giữ lại ký ức một phép lạ thuần túy. Yahvê đã quật nhào ngựa cùng
người cỡi xuống biển, Israel không có một chút công lênh gì. Còn bài ca thuộc thời Thẩm
phán là bài ca Deborah (Thp 5) : Hứng thơ rất hùng vĩ tráng lệ, tả Yahvê xuất trận. Yahvê
can thiệp thế nào thì không nói rõ. Các bộ tộc chỉ đến giúp Yahvê thôi (Thp 5:23).

2. Trong lễ bái, Israel ca ngợi trước hết các công việc Yahvê đã làm trong lịch sử :
Từ lời tuyên tín Tl 26:5tt; Yôs 24:2tt. Rồi hình thức đơn giản là kể lại các việc Yahvê đã
làm trong Tạo thành và Thánh sử (như Tv 136), rồi đến những hình thức phức tạp hơn,
cùng với việc tuyên xưng các công việc Yahvê làm. Ca vãn còn nói đến Israel, các thái
độ và lỗi phạm (như Tv 106), không khác thể cái nền đen tối làm bật nổi lòng nhân hậu
của Yahvê. Những ca ngợi đó biến thành lời hạch tội (Tv 78). Tuy thế vẫn là tán tụng
Yahvê theo nghĩa tiếng hôdah (tuyên xưng mà cũng là tuyên thú). Điều này ta có thể
gặp rất nhiều nố Yôs 7:19; Er 10:7tt; Đn 3:21-4:24; Nh 9; Đn 9; Er 9. Ys 12:1t. Chung
qui, lời ca ngợi như thế muốn nhận biết cho Yahvê làm phải trong án phạt. Trong kiểu
này ta có những nố cực đoan : Ca ngợi rất phong phú Yôb trong tình trạng thất vọng
trước sự xa vời kín ẩn của Yahvê, lại là ngợi khen Yahvê (Yb 9:3tt; 12:9-25; 26:5-13).

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 151


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

3. Bà con với những ca ngợi đó, là những bài ca tạ ơn của cá nhân.


Lời tuyên xưng đó hướng về cộng đoàn trước tiên, để cộng đoàn thông cảm với điều
riêng tư nhưng sáng danh Yahvê để kẻ khác trong trường hợp tương tợ biết cậy trông vào
Yahvê. Ơn cứu giúp của Yahvê như thế không chỉ thuộc về mình mà thôi. Cũng theo đà
này mà các bài ca ngợi có mặc lấy tính cách giáo huấn nữa (Tv 31:24t; 32:6tt; 34,:2tt;
40:5).

4. Một chủ đề ca ngợi lớn là kỳ công của Thiên Chúa trong thiên nhiên vũ trụ.
Những bài ca cựu trào nhấn đến sự lạ lùng, sự hùng vĩ cả nơi sự tàn phá của các hiện
tượng thiên nhiên (Tv 29 104; Yb 26:10tt).
Trái lại những lời lẽ đó dọi lại những điều Israel tin tưởng : Diễn ra vũ trụ như bày tỏ ra
trước mắt Thiên Chúa và như Thiên Chúa nhìn vũ trụ thế nào, tiêu biểu cho sự chiêm
ngắm vũ trụ thiên nhiên là Tv 104.

5. Ngoài việc ca tụng việc Thiên Chúa tạo dựng và bảo tồn vạn vật, Israel còn dám kêu
gọi vạn vật ca tụng Thiên Chúa.
Chính vì nơi vũ trụ Thiên Chúa đã đặt vinh quang của Người : vinh quang đó đã rạng ra
một cách vô tư đối với người ta : những mút cùng trái đất, biển thẳm, hải đảo, sa mạc. Tự
những nơi đó vang lên lời ca ngợi (Ys 42:10-12), một chủ đề Ys 6:3 đã đề cập đến. Đặc
sắc về điểm này ta gặp nơi Tv 19A (sau đã bổ túc thêm Tv 19B).

6. Cũng trong liên tưởng chủ đề, ta phải kéo lại đây các Thánh vịnh về cuộc đăng
quang của Yahvê :
Chủ đề chính là cuộc hiển linh của Yahvê như Vua (Tv 47 93 96-99). Có lẽ các thánh
vịnh này được sử dụng vào dịp một lễ nào ca tụng quyền thống trị của Yahvê trên vạn
vật. Các Ca vịnh này siêu lịch sử, nhắm đến vũ trụ đại đồng : Đề tài quay xung quanh
một biến cố đã ở trên đường thực hiện, nhưng chỉ hoàn tất nơi tương lai. Những ca vịnh
này có hướng cánh chung : cuộc hiển linh của Yahvê trên toàn vũ trụ.

Các ca ngợi do một lòng tán phục, gây nên bởi thẩm mỹ :
Israel cũng như bất cứ dân nào cũng bị xúc động trước cái đẹp : Từ những điều thường
tình như dáng điệu một người, đến mặt trăng tinh tú, đến những lời ý vị nhịp nhàng.
Nhưng cái đẹp mà Israel làm trổi hơn là cái đẹp trong truyện thuật và thi văn. Mỹ cảm
của Israel trổi hơn cả trong phạm vi tôn giáo : Nhìn ngắm mạc khải và việc quản cai của
Yahvê. Mỹ cảm đó biến thành một cảm tình “Delectari/ Niềm hân hoan rất cao độ, cái
tâm tình dọi lại trong Ys 6:3 : Israel trong khi ca ngợi Thiên Chúa đã thông chia chính cái
delectari của thiên thần.
Điều này không chỉ thấy nơi những bài ca ngợi trong lễ bái mà cả nơi những bài thơ của
hiền nhân trầm tư mặc tưởng. Cả những chỗ này ta cũng thấy sự ngây ngất trước công
việc tạo thành của Yahvê : Yb 38:7 đoàn ca thiên thần hoan ca khi Thiên Chúa đặt nền
móng vũ trụ. Nhưng điều đáng thán phục là những kỳ công vung vãi ra một cách không
cầu lợi : Nơi mưa chốn sa mạc (Yb 38:36), những kỳ quái của những con vật nơi hoang
địa (Yb 39:19tt : ngựa rừng; 40:15tt : con ngựa nước, cái hóm hỉnh khi nhìn đến con đà
điểu (39:17)).
Các bài thơ đó chứng tỏ một sự say sưa với những vẻ đẹp thiên nhiên. Nhưng “delectari”
của Israel không dựa chính nơi những vật đó, nhưng là nơi thực tại xây dựng trên lòng

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 152


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

tin: Tức là liên lạc của các vật đó đối với Thiên Chúa. Vì thế mà lời ca cũng được cảm
thấy là khả ái, vì thành tựu của mỹ cảm là khi người ta được phép dẫy về lại cùng Thiên
Chúa trong lời ca ngợi sự vinh quang Thiên Chúa đã trút xuống cho vũ trụ và cho nhân
loại.

Nhưng cái tuyệt vời đẹp là chính khi Thiên Chúa chiếu cố đến Israel trong lịch sử. Điều
đó các bức họa về hiển linh Thiên Chúa dọi ra hơn cả : Israel thích thú tả đi tả lại các việc
hiển linh đó (Thp 5:4tt; Tl 33:2tt; Ys 30:27; Mi 1:3t; Na 1:3tt; Ha 3:3tt; Tv 18:8tt; 68:8t;
97:3tt). Những nét chính của Hiển linh là yến sáng huy hoàng, mây che phủ, đất rung, núi
lở, nền móng địa cầu vạch trần ra. Giữa những kinh hoàng, thi sĩ vẫn cảm thấm thía cái
đẹp hùng vĩ của việc Yahvê tỏ mình. Ysaya, Sophonia ca tụng cuộc hiển linh cùng tận
của Yahvê. Rồi những chúc lành của Yahvê cũng bắt thốt lên lời ca ngợi : Đất Thiên
Chúa hứa (Tl 1:35; 3:25; 8:7 10; 11:12), người ta khi được Thiên Chúa tỏ lòng sủng mộ,
chính việc mạc khải cùng những ơn huệ cứu thoát (Tv 145:5), việc tỏ thánh ý của Người
(Tv 119); cái đẹp của Sion (không phải cái chỏm đồi, nhưng là bao lời bảo đảm, đã làm
Sion nên cơ sở cứu rỗi; vì Sion thời đó được cái gì là huy hoàng nếu không phải vì đã
được Thiên Chúa chọn) (Tv 50:2; 48:3). Rồi nhà vua cũng thế, có một cái đẹp siêu phàm
(Tv 45:3), và chóp đỉnh của cái thẩm mỹ trong lòng tin : Vẻ mỹ miều của người Tôi tớ
không còn hình dạng (Ys 53:).

Tóm lại :
1. Đối với Israel, cái Đẹp không phải là cái gì tự lập tuyệt đối, chỉ có vì mình, nhưng
là sự chiếu cố của Yavê đến cùng vạn vật. Bởi đó :
2. Cái đẹp đó cũng là đối tượng của lòng tin.
3. Thưởng thức cái đẹp của Thiên Chúa là một cái gì đón trước : Nghĩa là hướng
ngay về cánh chung - một sự nhìn thấy trong lòng tin. Và đức tin đã mường tượng
thấy cánh chung vừa lộ vừa ẩn trong những ơn huệ hiện tại.
4. Israel đã nhìn thấy nơi công việc của Thiên Chúa hạ mình chiếu cố những tàng ẩn
đó, sự vinh quang của Thiên Chúa.
5. Cái đẹp đối với Israel là một cái gì thuộc biến cố, hơn là một cái gì thuộc thực
hữu, vì cốt thiết đối với Israel, cái đẹp là một cái gì tứa ra tự hành động của Thiên
Chúa, chứ không phải tự thực hữu của Thiên Chúa.

II. VẤN ĐỀ SDAQAH (CÔNG CHÍNH)


1. Quan niệm.
Tiếng sdâqâh thường được dịch bằng “justitia/ Công chính” - một ý niệm rất bao quát
“từ liên lạc người ta với Thiên Chúa đến liên lạc người ta với nhau, liên lạc của người ta
với thú vật, với cả thiên nhiên. Là giá trị cao cả nhất trong đời sống. Có nó, đời sống mới
ở trong trật tự.
Nhưng khi dịch tiếng đó bằng “justitia”, hay công chính, tiếng đó có thể bị hiểu lầm,
nếu người ta muốn đi tìm một tiêu chuẩn luân lý tuyệt đối nào. Vì dẫu muốn tìm lắm đi
nữa cũng khó mà hội ra được một qui luật tuyệt đối nào để làm mốc mà phán đoán. Kỳ
thực, hoạt động của người ta không được thẩm định theo một lý tưởng tuyệt đối luân lý rõ
ràng, nhưng là được đo theo mối tương quan kết lại các đương sự tùy mỗi khi. Mỗi mối
tương quan có đem đến những đòi hỏi rõ định; làm thỏa các đòi hỏi đó, để mối tương
quan bền được, thì được gọi là đã có “sdâqâh”, tiếng hesed cũng nhiều khi trùng với

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 153


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

sdâqâh, nhưng thiên về thương xót hơn. Muốn phân biệt và dịch đúng một phần nào :
chúng ta có thể coi sdâqah như “tiết nghĩa” và hesed như “nhân nghĩa”.

Sdâqâh của Yahvê :


cách xử thế của Yahvê đối với Israel như dân thuộc về mình. Ngay tự thời Deborah
chúng ta đã thấy nghĩa “sdâqâh” tức là những việc cứu thoát của Yahvê trong lịch sử.
Quan niệm đó nêu rõ rệt đặc biệt nơi Ysaya thứ hai : sdâqâh đã hầu như đồng nghĩa với
“cứu thoát” : Tiết nghĩa của Yahvê không phải là qui luật, mà là “những việc nghĩa của
Người” : Tv 48:11. Cả những tư nhân khi tạ ơn Yahvê hộ phù chiếu theo “tiết nghĩa” của
Người (Tv 143:1; 71:2). Trường hợp đặc biệt đó nói đến “sdâqâh” của Yahvê là những
việc Hiển linh của Y.

Sdâqâh của người ta với nhau.


Đời sống xã hội của người ta được thẩm định chiếu theo cái tiết nghĩa của người ta với
nhau : Vài thí dụ, 1S 24:18; 1S 26:23. Dĩ nhiên trong đời sống xã hội, sdâqâh của một
người có thể bị hoài nghi và tòa án phải can thiệp để xét xem sự thực thế nào. Nhưng
sdâqâh không phải là tiếng riêng cho tư pháp .(Với tinh thần Việt Nam, chúng ta có
“nghĩa cha / con, nghĩa vợ / chồng, nghĩa vua / tôi, nghĩa bằng hữu). Từ sdâqâh cũng bao
trùm tất cả đời sống một người Israel như vậy và đòi tùy trường hợp mà thi thố ra “lòng
nhân từ, lòng trung tín, sự cứu giúp người nghèo khó, hay hoạn nạn” (Cng 12:10; 21:26;
29:7). Coi thêm Kn 30:33; 31:36tt, và một số cực đoan như Kn 38:26. Một điều phải để
lý là sdâqâh của người với người, và sdâqâh của người ta đối với Thiên Chúa, luôn
luôn đi với nhau, là vì Israel không sống trong một thế giới gồm có những giá trị nhân
sinh lý tưởng, nhưng là đã được thiết lập cũng như được trường tồn nhờ những thực thi
của sdâqâh của Yahvê (So 3:5; Tv 50:6).

Nhưng sdâqâh của Yahvê trong thực tế được thi hành ngang qua những trung gian trần
gian, thí dụ như nhà vua. Nhà vua là bảo lĩnh, là người phò tá cho sinh hoạt đúng theo tiết
nghĩa phải có trong xã hội (Tv 72:1 và lý tưởng trong dung mạo Cao tôn của Yahvê Ys
11:1tt).

Sdâqâh của Yahvê chẳng những chuyển ngang qua trình tự lịch sử, nhưng cả trong thiên
nhiên nữa (Yô 2:23t; Tv 72:3tt). Sdâqâh như thế trở nên một bầu khí, cái nghĩa của
Yahvê tiết ra bên ngoài tạo nên một giới, một khu vực, một luồng điện từ “tiết nghĩa”,
làm cho người đi vào đó có sức làm nghĩa việc “nghĩa cử” (Tv 89:17; Tv 72:3; Tv 69:28).
Rồi sdâqâh được nhân cách hóa như hộ tùng, như sứ giả của Yahvê (Tv 89:15 97:2
85:14), nên như áo mặc (Tv 132:9; Ys 11:5; 61:10), như mưa đổ xuống (Hs 10:12; Ys
45:8).

Sdâqâh của người ta đối với Yahvê.


Những lời nói đến sdâqâh của người ta đối với YAHVÊ mới thấy trong các chương trước
lưu đày; sau lưu đày mới thấy năng nói đến.

1. Trước lưu đày :


Nghi tiết nhập môn là một phần lễ nghi cử trước khi vào tiền đường Đền thờ trong một
cuộc kiệu. Các Tv 15 và 24 cho ta một vài ý tưởng.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 154


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

Đến trước cửa tiền đường, người hành hương xin phép vào và hỏi phải có những điều
kiện nào? Và viên tư tế bên trong đáp lại bằng cách nêu lên những giới răn của Yahvê.
Đó không phải là chỉ giữ giới răn vì nghi lễ. Nhưng đó là dịp tuyên bố tín trực với những
đòi hỏi của Yahvê. Công bố giới răn tức là bắt xét mình đến tương quan của mình theo
như Yahvê đã muốn (Tv 118:19t; Ys 26:2 nói đến “cửa sdâqâh” vì lễ nghi đó). Ngoài ra
còn trong liên tưởng này phải đặt lời quan trọng Kn 15:6 !

2. Sau lưu đày.


Sdâqâh của người ta thường được nêu lên luôn. Điều đó cũng theo đà về tính cách cá
nhân đã nên tự lập hơn đối với đoàn thể. Tv 1 / 73 119 : cá nhân một mình trước Yahvê.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 155


Kinh thánh chuyên khoa-Chú giải ngũ thư

MỤC LỤC

KHỞI NGUYÊN 01
- Trình thuật tạo thành với quan niệm sáng thế Tiểu á 07
- Thánh vịnh 8 09
- Thánh vịnh 104 11
- Dựng lên loài người – Sa ngã 13
- Abel và Cain 22
HỒNG THỦY 29
- Lời chúc dữ và lành của Noê 36
- Các dân tộc 37
- Tháp Babel 39
ABRAHAM 42
- Giao ước Abraham (P) 42
- Lễ tế Ysaac 47
THỨ LUẬT THƯ 49
QUỐC GIA – VƯƠNG QUYỀN 54
- Nhà vua 55
TRUYỀN THỐNG P (LỀ LUẬT) 60
ĐỀN THỜ 67
- Khám Giao ước 69
- Đạo lý về đền thờ 73
- Hàng tư tế 75
- Lễ tế 76
CÁC TIÊN TRI 79
- Ngôn hành các tiên tri 82
- Thiên triệu và việc tiên tri chịu mạc khải 86
- Thời gian và lịch sử theo các tiên tri 89
AMOS 97
HÔSÊ 101
YSAYA - MICA 116
CÁC TIÊN TRI THẾ KỶ VIII 132
- Yêrêmya 133
- Ezekiel 137
- Ysaya thứ II 141
CÁC TIÊN TRI SAU LƯU ĐÀY 145
DANIEL VÀ VĂN CHƯƠNG KHẢI HUYỀN 149
MỤC LỤC 155

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn-Giáo sư Kinh Thánh-CSsR Page 156

You might also like