Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TẬP NHÓM 1


MÔN: LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN

CHỦ ĐỀ:
KINH TẾ NHẬT BẢN

STT MSSV HỌ VÀ TÊN


1 K224010106 Nguyễn Thị Thúy Ngọc
2 K224010129 Lê Thị Ngọc Tuyền
3 K224030431 Nguyễn Trần Gia Hân
4 K224131581 Trần Thị Thùy Dương
5 K224131589 Phạm Thanh Hưng
6 K224131613 Tô Thanh Tùng

Mã lớp học phần: 231LS02


Giảng viên hướng dẫn: Đinh Hoàng Tường Vi
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2023

1
MỤC LỤC:
I. Đặc điểm kinh tế phong kiến Nhật Bản____________________________________ 3
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Nhật Bản cuối thời kỳ phong kiến __________________ 3
2. Sự nảy mầm của chủ nghĩa tư bản_______________________________________ 4
II. Kinh tế Nhật Bản từ sau cải cách Minh Trị đến hết Chiến tranh thế giới II (1868
- 1945) _________________________________________________________________ 5
1. Cách mạng công nghiệp ______________________________________________ 5
a) Ảnh hưởng của cách mạng Minh Trị năm 1868 _________________________ 5
b) Tiền đề _________________________________________________________ 6
i) Tiền đề ______________________________________________________ 6
ii) Thuận lợi ____________________________________________________ 6
iii) Khó khăn ____________________________________________________ 8
c) Diễn biến _______________________________________________________ 8
i) Ngành công nghiệp nhẹ _________________________________________ 8
ii) Ngành công nghiệp nặng _______________________________________ 10
iii) Giao thông và điện báo ________________________________________ 11
d) Đặc điểm ______________________________________________________ 12
i) Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp ___________________ 12
ii) Sự tách rời của công nghiệp và nông nghiệp ________________________ 12
iii) Nguồn vốn _________________________________________________ 13
e) Vai trò của nhà nước Nhật Bản trong cách mạng công nghiệp _____________ 13
2. Kinh tế Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai ___________________________ 13
3. Kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản _____________________ 13
4. Kết luận __________________________________________________________ 14
III. Tình hình kinh tế Nhật Bản sau Thế chiến thứ 2 _________________________ 14
1. Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Thế chiến thứ 2 _____ 14
1.1. Sự hỗ trợ từ Mỹ: _______________________________________________ 14
1.2. Chính sách kinh tế da bóng: ______________________________________ 15
1.3. Đổi mới công nghệ: ____________________________________________ 15
1.4. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu: ___________________________________ 15
1.5. Mở cửa thị trường: _____________________________________________ 15
1.6. Chính sách cơ bản: _____________________________________________ 15
2. Giai đoạn "thần kỳ kinh tế" của Nhật Bản _______________________________ 15
3. Các đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn "thần kỳ kinh tế" ______ 15
4. Khủng hoảng kinh tế Nhật Bản ________________________________________ 15
5. Kinh tế Nhật Bản hiện nay ___________________________________________ 17

2
I. Đặc điểm kinh tế phong kiến Nhật Bản
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Nhật Bản cuối thời kỳ phong kiến
Từ TK XVII, nhiều quốc gia phương Tây đã bắt đầu tiến nhanh trên con đường tư bản
chủ nghĩa, trong khi đó Nhật Bản cũng như nhiều nước Châu Á khác vẫn chìm đắm trong
chế độ phong kiến.
Ở Nhật Bản, từ đầu thế kỉ XVII, dòng họ Tokugawa đã chinh phục xong các đối thủ và
thiết lập nên chế độ cai trị kép của hoàng đế (triều đình) và tướng quân (Mạc phủ). Chế độ
phong kiến thời Tokugawa (1615-1668) tuy là phong kiến phân quyền nhưng lại khác với
phong kiến châu u về nhiều mặt. Thiên hoàng chỉ đứng đầu Nhà nước về mặt danh nghĩa
còn thực chất quyền lực lại nằm trong tay Thừa tướng. Nước Nhật bị chia ra thành gần 300
lãnh địa. Mỗi lãnh chúa cai quản một lãnh địa, có quyền lực tối cao trong lãnh địa của
mình, có một đội ngũ đông đảo các võ sĩ đạo làm tùy tùng. Những các lãnh chúa này phải
thần phục chính quyền Trung Ương.
Từ lâu xã hội phong kiến Nhật Bản được chia thành bốn tầng lớp xã hội chủ yếu: võ sĩ
đạo (samurai), nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Tầng lớp thứ hai là nông dân, có
số lượng đông đảo nhất, họ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội và không có chút quyền
hành nào. Phần lớn nông dân không có ruộng đất, phải cấy rẽ cho địa chủ với mức tô phải
nộp từ 50 - 70% số thu nhập hằng năm, chủ yếu dưới hình thức tô hiện vật. Tầng lớp thứ
ba và thứ tư trong xã hội Nhật Bản là thợ thủ công và thương nhân. Đây là tầng lớp xã hội
bị khinh miệt nhất. Chế độ phân biệt đẳng cấp trong xã hội Nhật Bản rất hà khắc . Nhà
nước cấm thần dân của mình chuyển từ đẳng cấp này sang đẳng cấp khác. Tầng lớp võ sĩ
đạo không chịu làm nghề buôn bán vì coi đó là nghề thấp hèn.
Xã hội phong kiến Nhật Bản dựa trên tư tưởng Khổng giáo. Theo đó, lòng nhân từ, chính
trực, trí tuệ và sự phục tùng có tác động mạnh đến các mối quan hệ phụ tử, anh em, chủ tớ
và bè bạn. Trong xã hội tôn ti trật tự, tính phục tùng được đề cao, học vấn được đặt ngang
hàng với tinh thông võ nghệ. Đặc điểm này có ảnh hưởng lâu dài trong xã hội Nhật Bản,
kể cả thời kỳ hiện đại.
Nông nghiệp là cơ sở của chế độ phong kiến Nhật Bản. Nông dân bị bóc lột đến cùng
cực, tô thuế nặng nề. Trong những năm 1771 - 1789, gần 1 triệu người bị chết đói. Phần
lớn ruộng đất tập trung vào tay bọn phong kiến, quý tộc. Số nông dân không có ruộng ngày
càng đông và một phần trong số họ hoàn toàn không có thu nhập từ ruộng đất. Trong khi
đó, tầng lớp võ sĩ đạo lại đông đến mức không thể có đủ ruộng đất cho họ và số này cũng
bắt đầu bị phân hóa. Một bộ phận trong tầng lớp võ sĩ đạo đã phải chuyển sang các nghề
thủ công, buôn bán và kết thân với tầng lớp thị dân. Điều đó phản ánh sự khủng hoảng của
hệ đẳng cấp phong kiến đi cùng với sự suy vong của nền kinh tế phong kiến và sự nảy
mầm, phát triển của các mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

3
2. Sự nảy mầm của chủ nghĩa tư bản
Nội thương phát triển đã đóng vai trò quan trọng đối với sự tan rã của chế độ phong kiến
Nhật Bản. Cuối thế kỷ XVII đã có khoảng 14 - 15% cư dân sống dựa vào nội thương. Các
thành phố Edo, Osaka, Kyoto đã có những trung tâm buôn bán lớn. Thủ công nghiệp đã
tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, thành thị đã tách biệt với nông thôn. Cuối thế kỷ XVII,
ở Nhật Bản có tới 130 loại nghề thủ công. Thủ công nghiệp gia đình của nông dân phát
triển và sự xuất hiện tầng lớp thương nhân giàu có là tiền đề cho sự ra đời của công trường
thủ công phân tán. Vào thế kỉ XVII, nước Nhật có 33 công trường thủ công các loại (đóng
tàu, gốm, dệt, nấu rượu,...).
Nhiều nhà buôn và chủ cho vay nặng lãi đã tích lũy được một số vốn lớn. Trong xã hội
diễn ra sự phân hóa sâu sắc, một bộ phận nông dân do bị bóc lột nặng nề đã rời bỏ nông
thôn và trở thành những người làm thuê.
Như vậy, từ thế kỷ XVII, mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện
ở Nhật Bản nhưng không có điều kiện phát triển như ở Tây u.
Quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản diễn ra chậm chạp, chế độ cát cứ phong kiến, quy
chế phường hội đã hạn chế sự phát triển thương nghiệp và công trường thủ công. Mặt khác,
chính quyền Mạc phủ lại thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng” cô lập với thế giới bên
ngoài. Đầu thế kỷ XVII, chính phủ Nhật Bản đã cấm nhập cảnh đối với mọi người phương
Tây (trừ các thương nhân Hà Lan được ra vào cảng một cách hạn chế vì cấp vũ khí cho
người Nhật). Người Nhật cũng bị cấm xuất ngoại, cấm đóng tàu lớn. Một dân chài hay một
thủy thủ mỗi khi đã vượt sóng sang nước khác thì không được phép trở về.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất trong nước và tác động của chủ nghĩa tư
bản phương Tây đã dần dần phá vỡ khuôn khổ của pháp luật phong kiến và chính sách “Bế
quan tỏa cảng” lạc hậu lúc đó.
Sang thế kỷ XVIII, nhiều công trường thủ công mới ra đời. Loại hình công trường thủ
công phân tán phát triển thuận lợi vì giá tiền công của lao động phụ nữ tại gia rất rẻ. Vào
nửa đầu thế kỷ XIX, công trường thủ công bước vào thời kỳ mới, có nơi đã bắt đầu sử dụng
máy móc. Năm 1864, ở vùng Kunin có tới 267 xí nghiệp dệt lụa sử dụng từ 5000 đến 6000
bàn dệt. Năm 1852 lò cao đầu tiên được xây dựng, nhiều xưởng đóng tàu mới xuất hiện,
đến năm 1866, hơn 50 chiếc tàu đã được hạ thủy. Cho tới trước cải cách Minh Trị, ở Nhật
Bản có 420 công trường thủ công các loại.
Từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX nhiều nước phương Tây đã bắt đầu nhòm ngó và
tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản. Tàu biển của các nước Hà Lan, Anh, Mỹ,...đã tìm đến
một số cảng của Nhật để buôn bán. Chính sách tự cô lập cổ hủ của chính quyền Mạc phủ
đã mất dần hiệu lực. Tàu bè của nước ngoài liên tục vi phạm các luật lệ cấm đoán của
Chính phủ Nhật Bản.

4
Năm 1842, chính quyền Mạc phủ bắt buộc phải nhượng bộ, cho phép tàu bè ngoại quốc
ra vào một số cửa biển nhất định. Năm 1853, hạm đội viễn chinh của Mỹ đã nổ súng vào
thủ đô của Nhật. Ngày 31-3-1854 dưới sức ép của hải quân Mỹ, Mạc phủ Tokugawa buộc
phải mở cửa ba cảng: Kanagawa, Nagasaki và Hakodate cho tàu bè của các nước Nga,
Anh, Pháp, Hà Lan và Mỹ vào buôn bán. Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị tư bản phương
Tây xâm lược. Chính quyền Mạc phủ đã phải ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng với các nước
phương Tây. Theo những hiệp ước này, người ngoại quốc được đối xử theo luật pháp nước
mình, thuế xuất khẩu không được vượt quá 5% và thuế nhập khẩu tối đa là 35%.
Hàng hoá nước ngoài tràn ngập đã làm gay gắt thêm các mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở
Nhật Bản. Nền sản xuất công trường thủ công bị chèn ép, nhiều thương nhân và thợ thủ
công bị phá sản Nông dân nhiều địa phương do bị bóc lột nặng nề đã nổi dậy chống lại
chính quyền Mạc phủ.
Nội bộ chính quyền phong kiến cũng dần dần bị phân hoá. Phong trào chống chủ nghĩa
thực dân phương Tây lan ra nhanh chóng. Sự uy hiếp của phương Tây và sự đối mặt với
khoảng cách công nghệ giữa phương Tây và Nhật Bản đã thức tỉnh ý thức dân tộc của
người dân Nhật. Trong xã hội Nhật Bản xuất hiện hai xu hướng tư tưởng trái ngược nhau:
hoặc là mở cửa với phương Tây hoặc tiếp tục bế quan toả cảng. Sự xung đột giữa hai xu
hướng đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc nội chiến (1862-1868) với sự thắng lợi của
những người ủng hộ quyền lực của Nhật hoàng, xoá bỏ chế độ Thừa tướng, chấp nhận việc
mở cửa buôn bán với phương Tây. Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chính quyền mới
đi đã tiến hành một cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá...
để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa tư bản và thoát khỏi hiểm hoạ xâm lược của phương
Tây.
II. Kinh tế Nhật Bản từ sau cải cách Minh Trị đến hết Chiến tranh thế giới II (1868
- 1945)
1. Cách mạng công nghiệp
a) Ảnh hưởng của cách mạng Minh Trị năm 1868
Cuộc cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản diễn ra nhanh chóng và hiệu quả phần lớn là
nhờ những cải cách của thiên hoàng Minh Trị vào năm 1868. Sau khi lật đổ chế độ Mạc
Phủ vào ngày 6 tháng 4 năm 1868, Minh Trị Thiên hoàng cùng triều đình tuyên thệ đưa
nước Nhật vào con đường duy tân. Thiên hoàng Minh Trị đã tuyên bố khẩu hiệu “Phú quốc
cường binh” - xóa bỏ những điểm yếu kém và mở cửa học hỏi các nước phương Tây.
Về xã hội, triều đình đã xóa bỏ chế độ phong kiến kiểu cũ, thủ tiêu hệ thống đẳng cấp
trước kia. Thay vào đó, lập nên chế độ đại nghị kiểu phương Tây, lập thành một nhà nước
tập trung với Thiên hoàng là người đứng đầu, thiết lập một trật tự xã hội mới dựa trên
những đóng góp cá nhân. Nhờ vậy, nông dân và thợ thủ công được giải phóng. Điều này
đã tạo cơ hội cho tất cả mọi người nỗ lực phát huy năng lực để tiến thân trong xã hội.

5
Về giáo dục, nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý
hành chính và về kĩ thuật. Ngoài ra, nhiều chuyên ra phương Tây được cử tới Nhật để phổ
biến kiến thức và kĩ thuật. Nhờ vậy mà hệ thống giáo dục có nhiều bước tiến mới giúp nâng
cao dân trí và đào tạo nhân lực.
Về kinh tế, thiên hoàng Minh Trị bãi bỏ những quy tắc và luật lệ hạn chế quyền tự do
kinh tế. Bất kì ai cũng có thể tham gia vào thị trường sản xuất kinh doanh. Nhà Nước cũng
bãi bỏ các trạm kiểm soát, thuế quan nội bộ, thực hiện chính sách mở cửa và có những biện
pháp phát triển mạng lưới giao thông vận tải. Nhờ vậy mà nguồn vốn nước Nhật tăng lên
đáng kể, tạo điều kiện cho cuộc cách mạng công nghiệp ở Nhật Diễn ra nhanh chóng.
Về chính trị, nhà nước đã thực hiện thống nhất về tiền tệ và chính sách thuế.Trong đó,
Bộ Tài chính đã thành lập Ngân hàng Nhật Bản và ban hành chính sách thuế đất mới được
trả bằng tiền có tỷ suất giống nhau trong cả nước. Điều này đã tạo nguồn tài chính quan
trọng phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của chính phủ trong vài thập kỷ đầu.
Cuộc cải cách Minh Trị đã đưa Nhật Bản trở thành “một đất nước giàu và quân đội
mạnh”. Nhật Bản đã tự bảo vệ mình khỏi sự xâm lược và khẳng định được uy tín trên
trường quốc tế. Sự phát triển và cải cách trong hầu hết các lĩnh vực đã góp phần tạo nguồn
vốn lớn cho kinh tế Nhật, và sự lĩnh hội các kiến thức mới từ phương Tây,chính sách mở
cửa đã giúp Nhật Bản ứng dụng kỹ thuật hiện đại một cách nhanh chóng. Chính điều này
đã thúc đẩy tiến độ của cuộc cách mạng công nghiệp đang xảy ra lúc bấy giờ.
b) Tiền đề
i) Tiền đề
Cùng với những cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội, thời kì này ở Nhật Bản đã diễn ra
cuộc cách mạng công nghiệp với nội dung chủ yếu là chuyển từ kỹ thuật thủ công lạc hậu
lên giai đoạn sử dụng máy móc cơ khí. Trong tiến trình cải cách, chính phủ Minh Trị coi
công nghiệp là một trong những trụ cột của một quốc gia hiện đại, vì vậy đã đề ra nhiều
chính sách phát triển nền công nghiệp đất nước. Tuy nhiên do những khác biệt về điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội nên cách mạng công nghiệp của Nhật Bản có nhiều đặc điểm khác
với các nước phương Tây tiến hành trước đó.
ii) Thuận lợi
Nói như vậy, không phải là Nhật Bản không có yếu tố thuận lợi khi bước vào cách mạng
công nghiệp.
Thứ nhất, Nhật Bản có một nhà nước mạnh. Sau cuộc cải cách Minh Trị, chính quyền
đã được thiết lập với hệ thống pháp luật rõ ràng nhằm xây dựng một xã hội ổn định và có
trật tự. Cùng với đó, bộ máy quản lý chính bao gồm những người có năng lực, có học thức,
có quyết tâm cải cách. Đặc biệt, chính nhà nước khởi động xây dựng,phát triển các ngành
công nghiệp và có nhiều chính sách thu hút, khuyến khích tư nhân phát triển công nghiệp,
tạo bệ phóng cho công cuộc cách mạng công nghiệp. Ngay từ khi mới lên nắm quyền,

6
chính phủ Minh Trị đã nhận thấy rằng, một nước có nền công nghiệp hiện đại cần phải có
trình độ khoa học kỹ thuật cao với phương châm “học hỏi phương Tây, đuổi kịp và vượt
phương Tây”. Vào thời điểm bấy giờ, Nhật Bản đang đứng trước sự đe dọa của các nước
phương Tây và trong bối cảnh lực lượng các nhà tư bản chưa đủ sức để đầu tư các cơ sở
hiện đại, nhà nước đã sử dụng ngân sách một cách hợp lý, linh hoạt, trực tiếp đầu tư xây
dựng các cơ sở khai mỏ, luyện kim, đóng tàu,…Không chỉ vậy, nhà nước còn để ra các
chính sách nhằm mục đích thu hút và khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển công
nghiệp như: nhập khẩu máy móc kỹ thuật và chuyển giao cho các công ty tư nhân; hỗ trợ
tài chính thông qua chính sách thuế, chính sách tín dụng ưu đãi; bảo hộ và trợ cấp cho các
ngành, các xí nghiệp được ưu tiên phát triển... Từ những năm 1880, nhà nước đã bán nhiều
xí nghiệp với giá rất thấp cho các nhà tư bản hoặc các công chức có năng lực kinh doanh
và trung thành với việc hiện đại hóa đất nước. Nhà nước còn trực tiếp đầu tư và thu hút,
khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển công nghiệp. Nói chung, nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
quá trình cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản.
Có thể thấy, Mỹ cũng có tình hình chính trị ổn định như Nhật Bản nhờ cuộc đấu tranh
giành độc lập vào năm 1776. Liên bang mới đã thiết lập các quy tắc pháp lý với các hoạt
động kinh doanh. Không chỉ vậy, chính phủ liên bang đề ra thuế liên bang,quy chế thương
mại nước ngoài, phát hành tiền,... Và cũng như Nhật Bản, chính phủ đã nhận ra cách mạng
công nghiệp có thể đưa nước Mĩ lên một vị thế mới.
Thứ hai, qua cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản sở hữu nguồn lực hàng triệu thị dân,
hàng triệu thành viên samurai có năng lực, với mong muốn và quyết tâm đổi mới.Những
cải cách giáo dục trong thời kỳ Minh Trị (học sinh giỏi có thể đi du học, học theo kiểu
Mỹ,…) với chế độ phổ cập giáo dục 6 năm cùng hệ thống các trường dạy nghề, trường cao
đẳng và đại học đã góp phần cung cấp cho nền kinh tế một lực lượng lao động được đào
tạo, có tri thức. Đặc biệt, nhờ sự phát triển của giáo dục, tầng lớp trí thức Nhật Bản đã có
những hiểu biết nhất định về khoa học - kỹ thuật phương Tây.Điều đó tạo điều kiện thuận
lợi cho việc giao lưu, tiếp thu những trí thức hiện đại, kỹ thuật sản xuất tiên tiến từ nước
ngoài.
Thứ ba, do tiến hành cách mạng công nghiệp muộn hơn so với các nước phương Tây đi
trước nền Nhật Bản có nhiều lợi thế. Nhờ chính sách hội nhập cũng như tinh thần ham học
hỏi, tiếp thu những cái mới, Nhật Bản hoàn toàn có thể du nhập, vay mượn, học hỏi kỹ
thuật cùng cách thức tổ chức sản xuất tiên tiến từ các nước có nền công nghiệp phát triển
để đẩy nhanh tiến trình cách mạng công nghiệp và rút ngắn khoảng cách với các nước đi
trước.

7
iii) Khó khăn
Nhật Bản bắt đầu công cuộc công nghiệp hóa với nhiều điểm bất lợi, không giống như
các nước phương Tây đi trước, như Anh hay Mỹ:
Thứ nhất, Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên khoáng sản. Dù Nhật Bản sở hữu
nhiều mỏ than ở Hokkaido và Kyushu, nhưng chúng chỉ có thể đáp ứng được 15%nhu cầu
tiêu thụ của cả nước. Nhật Bản cũng có các mỏ sắt, đồng, bạc, chỉ,… nhưng trữ lượng rất
thấp. Chính vì sự thiếu hụt về những tài nguyên quan trọng để phát triển các ngành công
nghiệp, Nhật Bản cần phải tìm đến các nước khác để có thể tìm nguồn cung cho mình.
Thứ hai, quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản ở Nhật Bản diễn ra chậm chạp.Không
giống như quá trình tích lũy nguyên thủy diễn ra suốt từ thế kỉ XVII và XVIII ở Anh (vốn
từ việc cướp bóc thuộc địa và nguồn nhân công từ việc buôn bán nô lệ da đen), Nhật Bản
không có nguồn lực lớn như vậy. Mặc dù so với các nước trong khu vực lúc bấy giờ, Nhật
Bản là một nước có mức đô thị hóa cao và có một lực lượng thương nhân đông đảo, trong
đó có nhiều thương nhân giàu có. Nhưng đa phần sự giàu có ấy lại đến từ các quyền lực
phong kiến của chế độ Mạc phủ. Và sau khi bị lật đổ vào năm 1868, thế lực kinh tế của các
thương nhân cũng sụp đổ theo. Nói cách khác,Nhật Bản khi bước vào cách mạng công
nghiệp thiếu những nhà tư bản có vốn lớn, đủ sức đầu tư xây dựng các công ty lớn, hiện
đại.
Thứ ba, thủ công nghiệp thấp kém. Tuy rằng, hệ thống công trường thủ công của Nhật
Bản đã được hình thành nhưng phần lớn là loại hình công trường phân tán, có quy mô nhỏ,
trình độ thấp. Vào giữa thế kỉ XIX, việc nhà nước mở cửa giao lưu với các nước phương
Tây đã đưa một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp truyền thống của Nhật Bản như xe
sợi, dệt vải,… đứng trước nguy cơ phá sản bởi không thể cạnh tranh trực tiếp với các mặt
hàng tương tự từ các nước phương Tây.
Tất cả điều này hoàn toàn trái ngược so với Mỹ, khi Mỹ hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi
trước khi tiến hành cách mạng công nghiệp. Có thể kể đến ưu thế về đất đai hay việc tích
lũy vốn nhờ việc sản xuất hàng hóa để xuất khẩu: nông nghiệp (cây thuốc lá), hải sản, tài
nguyên rừng để đóng tàu,… hoặc vốn từ những người thuộc tầng lớp trung lưu do việc bán
tài sản ở quê hương để di cư sang Mỹ. Và đặc biệt, chính phủ Mỹ và các công ty còn phát
hành trái phiếu để huy động các nhà đầu tư ở châu u.
c) Diễn biến
i) Ngành công nghiệp nhẹ
Trong những năm đầu của Minh Trị, Nhật Bản là một xã hội nông nghiệp, trong đó nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp sử dụng hơn 70% dân số lao động và đáp ứng đủ cho
60% nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tình hình này cũng được phản ánh trong cơ cấu thương
mại.Trong suốt thời Meiji (1868-1912), Taisho (1912-1926) và Showa Trước chiến tranh
(1926-1936), các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản là sợi tơ thô, chè và các sản

8
phẩm từ biển. Thị trường chính của những mặt hàng này là Mỹ.Việc mở cửa các cảng của
Nhật Bản đã khiến nhu cầu đối với các mặt hàng này đột nhiên tăng cao và các nhà sản
xuất trong nước hưởng lợi rất nhiều từ đó. Bởi lẽ trong thời Minh Trị, tất cả các làng có thể
trồng dâu nuôi tằm. Vì vậy, lụa không chỉ là một sản phẩm truyền thống mang lại sự giàu
có cho các vùng nông thôn, mà nó còn đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa
của Nhật Bản bằng cách thu được nguồn vốn đáng kể từ nước ngoài.
Cơ cấu thương mại ở dưới thời Minh Trị đã có một sự thay đổi đáng kể. Sự Chuyển đổi
lớn nhất là thành công của việc thay thế nhập khẩu trong ngành tơ và chuyển sang sản xuất
theo định hướng xuất khẩu. Trong thời kỳ đầu của Minh Trị, gần một nửa tổng lượng hàng
nhập khẩu đến từ Anh là tơ, hàng len và sợi tơ. Nhật Bản Xuất khẩu các mặt hàng thô sơ
và nhập khẩu các mặt hàng chế tạo - mô hình thương mại theo chiều dọc điển hình của các
nước đi sau. Tuy nhiên, với sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư, và cải tiến mới trong ngành
dệt (sử dụng động cơ hơi nước, đặt nhà máy ở khu vực đô thị lớn chứ không phải trong
rừng cây, sản xuất suốt ngày đêm),ngành công nghiệp dệt của Nhật Bản phát triển mạnh
mẽ. Đặc biệt phải kể tới nhà máy tơ lụa Tomioka ở tỉnh Gunma, hiện đã được UNESCO
công nhận là Di sản Thế giới.Nó được xây dựng vào năm 1872, kết hợp 300 máy ươm tơ
kiểu dáng mới nhất, nhập khẩu từ Pháp. Số lượng các sản phẩm dệt nhập khẩu giảm đều
đặn. Đặc biệt là, vào khoảng những năm 1900, con số này gần như bằng không. Hơn nữa,
từ cuối những năm 1890, Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu sợi tơ và quần áo sang các nước châu
Á lân cận, đồng thời bắt đầu nhập khẩu tơ thô với số lượng lớn chủ yếu từ Ấn Độ. Và đến
1897, lần đầu tiên, xuất khẩu đã vượt nhập khẩu.
Nói chung là, công nghiệp hóa thời Minh Trị là một cuộc cách mạng công nghiệp nhẹ,
từ nhập khẩu sang sản xuất trong nước và sau đó xuất khẩu. Trong quá trình chuyển đổi
này, sản xuất tơ đóng vai trò trung tâm.
Sản xuất và nhập khẩu tơ trung bình hàng năm

ii) Ngành công nghiệp nặng


Nhà nước Nhật lúc bấy giờ tiếp quản, tổ chức lại mà mở rộng thêm những cơ sở đạn
dược, đóng tàu có từ thời Tokugawa nhưng các ngành công nghiệp sắt thép, đóng tàu và
hóa chất, cũng như sản xuất máy móc và thiết bị điện còn ở giai đoạn sơ khai(do thiếu vốn,
9
trình độ kỹ thuật và khan hiếm tài nguyên thiên nhiên). Và để thực hiện được mục tiêu
công nghiệp hóa, đất nước đã vẫn đang trong quá trình học hỏi bằng cách bắt chước phương
Tây. Việc sản xuất máy móc và công cụ chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp nhà nước.
Năm 1880, những công trình công nghiệp thuộc nhà nước quản lý bao gồm 2 xưởng đóng
tàu, 51 tàu buôn, 5 xưởng chế tạo đạn dược, 52 nhà máy các loại khác,10 hầm mỏ,... Đặc
biệt là các nhà máy sản xuất vũ khí như Nhà máy Pháo binh Tokyo, Kho vũ khí Hải quân
Yokosuka, Nhà máy Pháo binh Osaka và Kho Vũ khí Hải quân Kure. Tất cả những nhà
máy kiểu mẫu với kỹ thuật mới nhất, thể hiện rõ tính ưu việt trong phương pháp sản xuất
mới hiện đại.
Vào cuối năm Minh Trị, sản xuất của khu vực tư nhân trong các lĩnh vực đóng tàu, toa
xe lửa và máy công cụ đã dần xuất hiện. Các kỹ sư và công nhân đã xử lý công nghệ mới
trong các nhà máy sản xuất vũ khí thuộc sở hữu nhà nước bắt đầu chuyển giao cho các
doanh nghiệp tư nhân hoặc tự thành lập. Bằng cách này, công nghệ sản xuất của phương
Tây được truyền bá rộng rãi và các doanh nghiệp nhỏ và nhà thầu phụ bắt đầu hình thành
ở Tokyo và Osaka.
Một yếu tố quan trọng thúc đẩy cho sự nghiệp công nghiệp hóa đáng kinh ngạc của
Minh Trị Nhật Bản không phải là việc nhập khẩu trực tiếp từ phương Tây mà đó là những
doanh nhân cá nhân với tính cách mạnh mẽ, nhiệt huyết cháy bỏng và những kỹ sư kiêu
hãnh. Họ đã tiếp thu kiến thức mới nhanh chóng nhưng không rập khuôn mà vẫn lưu giữ
được những giá trị của văn hóa Nhật Bản. Thật vậy, Nhật Bản trong thời kỳ cách mạng
công nghiệp giống như một bảo tàng sống với những nhà công nghiệp năng động.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (1921=100)

iii) Giao thông và điện báo


Chính phủ Minh Trị tập trung nỗ lực thúc đẩy công nghiệp và giới thiệu các hình thức
doanh nghiệp hiện đại với mục đích thúc đẩy chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản. Một giai đoạn
đầu là quét sạch hệ thống phong kiến gồm các trạm kiểm soát nội bộ, trạm bưu điện - những
rào cản cho sự phát triển công nghiệp.
10
Cơ sở hạ tầng mới bao gồm đường dây điện báo đầu tiên giữa Tokyo và
Yokohama vào năm 1869. Năm năm sau, mạng lưới điện báo trải dài từ Nagasaki
đếnHokkaidō, trong khi một đường dây dưới biển tiếp tục nối Nagasaki với Thượng
Hải.Năm 1871, một dịch vụ bưu chính hiện đại đã thay thế hệ thống chuyển phát nhanh
trước đây và các bưu cục được thành lập trên khắp đất nước, bán tem và bưu thiếp theo giá
quy định. Năm 1877, Nhật Bản gia nhập Liên minh Bưu chính Thế giới, liên kết dịch vụ
bưu chính của nước này với thế giới. Nó đã nhập những chiếc điện thoại đầu tiên của mình
cùng năm. Và tới năm 1911, có khoảng 180.000 hộ và công sở đã có điện thoại.

Một tuyến đường sắt từ Tokyo đến Yokohama vào năm 1872. Tuyến đường ban đầu này
phụ thuộc rất nhiều vào sự trợ giúp của Anh, do cường quốc châu u cung cấp tài chính,
toa tàu và thậm chí cả kỹ sư trưởng Edmund Morel. Năm 1874, một đường sắt mới nối
Kobe với Osaka, lần lượt được nối với Kyoto vào năm 1877. Tổng chiều dài đường sắt đã
tăng lên nhanh chóng, từ 18 dặm năm 1872 lên 640 dặm năm 1887 và đến năm 1914, chiều
dài đường sắt Nhật đạt con số 7100 dặm.
Nhà nước cũng đầu tư xây dựng cảng nước sâu ở Yokohama và Kobe phục vụ cho việc
vận tải bằng tàu thủy chạy bằng hơi nước nhập khẩu từ phương Tây. Năm 1911, có khoảng
1800 tàu tư nhân chạy bằng hơi nước với tổng trọng tải 1.375.000 tấn.
Năm Thành tựu

1872 Tuyến đường sắt từ Tokyo đến Yokohama

1784 Một đường sắt mới nối Kobe với Osaka

1872-1887 Tổng chiều dài đường sắt tăng lên nhanh chóng, từ 18 -> 640
dặm

1914 Chiều dài đường sắt Nhật đạt con số 7100 dặm

11
Chính phủ cũng đầu tư vào việc nâng cấp các con đường chính của đất nước,giúp việc
vận chuyển hàng hóa bằng xe đẩy và các phương tiện khác được thông suốt hơn. Sự hậu
thuẫn vững chắc của chính phủ đối với công ty tư nhân đã làm rất nhiều để đảm bảo rằng
các đường vận tải của Nhật Bản có thể cạnh tranh với các công ty phương Tây.
d) Đặc điểm
i) Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp nhẹ, nhất là công nghiệp
dệt, ngành sản xuất đã phát triển vượt bậc, từ những cơ sở công nghiệp nhỏ trở thành các
công ty, xí nghiệp lớn. Cách mạng công nghiệp Nhật Bản bắt đầu từ công nghiệp nhẹ nhưng
một số ngành công nghiệp nặng, công nghiệp quốc phòng và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện
đại đã được chú ý từ giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp. Việc xây dựng các cơ sở
công nghiệp nặng như sản xuất vũ khí, đóng tàu,..ngày thời gian đầu sau cải cách Minh Trị
trước hết bắt nguồn từ yêu cầu sản xuất vũ khí, hiện đại hóa để bảo vệ nền độc lập, đồng
thời tạo dựng sức mạnh của nền công nghiệp dựa trên kỹ thuật tiên tiến. Năm 1881, các
ngành công nghiệp mới xuất hiện sản xuất các mặt hàng xi măng, bia, thủy tinh, len. Năm
1881, có 99% than, 94% thép và 77% đồng ở Nhật Bản do tư nhân sản xuất. Mối quan hệ
giữa nhà nước và tư nhân đã tạo ra các thế hệ doanh nhân có năng lực với nhiều thành phần
xuất thân khác nhau.Đặc biệt, không ít trong số họ đã trở thành những nhân vật sáng lập ra
các công ty lớn như Mitsui, Sumitomo…
Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ sở như mạng lưới giao thông đường sắt, cảng biển, hệ thống
thông tin liên lạc cũng được đầu tư xây dựng ngày thời gian đầu sau khi chính quyền Minh
Trị được thiết lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp
ở các khu vực đô thị.
ii) Sự tách rời của công nghiệp và nông nghiệp
Các ngành công nghiệp truyền thống liên tục được nâng cấp về trình độ kỹ thuật về tỉ lệ
cơ giới hóa và điện khí hóa. Nhiều ngành công nghiệp mới trước đây chưa có như hóa chất,
cơ khí chế tạo,.. đã được xây dựng thành công. Các hình thức tổ chức tiến bộ được du nhập
từ các nước phương Tây được áp dụng rộng rãi. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.
Nhật Bản từ một nước phụ thuộc vào nông nghiệp Nhật Bản Đã trở thành một nước tư bản
công nghiệp.
iii) Nguồn vốn
Nguồn vốn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Việc gia tăng xuất khẩu các mặt hàng nông
sản chủ yếu như tơ sống, trứng tằm, chè đã đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngoại tệ
dành cho nhập khẩu nguyên liệu, máy móc phục vụ phát triển công nghiệp.Ngoài ra còn
có chính sách trợ cấp cho xuất khẩu các sản phẩm quan trọng bằng khoản thu ngân sách.
Dùng nguồn thu ngân sách từ thuế đất và thuế nông nghiệp để trực tiếp đầu tư và hỗ trợ tài
chính cho khu vực tư nhân phát triển các ngành công nghiệp. Sự Phát triển của hệ thống

12
ngân hàng với tư cách là một ngành mới cũng đóng vai trò quan trọng huy động các nguồn
vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp không ngừng gia tăng.
e) Vai trò của nhà nước Nhật Bản trong cách mạng công nghiệp
- Trực tiếp đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật hiện đại
của phương Tây khi đó, sau bán lại cho tư nhân với giá trị thấp hơn giá vốn đầu tư ban đầu.
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng như: đường sắt, cảng biển, điện lực, viễn thông…
- Có chính sách khuyến khích tư nhân phát triển công nghiệp như:
+ Tạo điều kiện cho nhập khẩu nguyên liệu, kỹ thuật từ nước ngoài.
+ Hỗ trợ tư nhân trong nước tích lũy vốn, trợ cấp cho xuất khẩu các sản phẩm quan
trọng…
+ Khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ liên kết thành công ty cổ phần để khắc phục hạn
chế về quy mô.
- Đào tạo và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm cả kỹ sư, kỹ thuật viên và
lao động có kỹ năng cao.
- Tạo ra sự kết hợp hợp lý và thống nhất giữa con người và máy móc để tránh xung đột
lẫn nhau và thúc đẩy quá trình tự động hóa các nhà máy.
2. Kinh tế Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai
Giai đoạn này Nhật Bản huy động triệt để mọi tiềm lực kinh tế để thực hiện chiến tranh.
Nhà nước thiết lập chế độ kiểm soát trực tiếp đối với các công ty và toàn bộ nền kinh tế
,ban hành luật tổng động viên. Cơ cấu công nghiệp dịch chuyển theo hướng phát triển mạnh
các ngành phục vụ chiến tranh.Các Zaibatsu đóng vai trò là các cơ sở chế tạo vũ khí, máy
bay và hàng hóa cung cấp cho quân đội đồng thời cổ vũ chiến tranh.
3. Kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản
Là một thua trận, nền kinh tế Nhật bị tàn phá nặng nề. Gần 3 triệu người chết và bị
thương, 34% công cụ, máy móc công nghiệp, 25% công trình xây dựng, 82% tàu bị tàn.
So với năm 1937, sản xuất các ngành nông lâm nghiệp giảm xuống chỉ bằng 59,3%, công
nghiệp chế tạo bằng 52,7%, dệt bằng 5,4%. Tổng thiệt hại lên tới 61,3 tỷ yên. Sau chiến
tranh nền kinh tế Nhật được ví như một đống tro tàn.
4. Kết luận
- Ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp:
Mặc dù cho đến hết thời kì này, nền kinh tế Nhật Bản còn kém các nước Mỹ,Anh, Pháp
về mặt chỉ tiêu tuyệt đối những cách mạng công nghiệp từ sau cải cách Minh Trị đã phát
triển nhanh chóng, nhất là trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nhật Bản đã
tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật từ bên ngoài để đẩy nhanh nhịp độ phát triển của các ngành
công nghiệp. Từ năm 1880 đến 1913, sản lượng khai thác than tăng lên 4 lần từ 5.3 lên
21.3 triệu tấn, sản lượng đồng tăng 12.5 lần từ 5.3 lên 66.5 triệu tấn. Nhịp độ phát triển
công nghiệp trung bình hằng năm là 6%.

13
Cách mạng công nghiệp Nhật Bản thành công đã biến Nhật Bản thành một cường quốc
công nghiệp độc lập và hiện đại. Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu lớn hàng dệt may và
các mặt hàng công nghiệp khác. Quân đội các nước cũng trở thành nhà sản xuất vũ khí và
đạn dược đáng kể. Nhật Bản trở thành cường quốc quân sự khu vực Đông Á. Đến đầu thế
kỷ 20, Nhật Bản bắt đầu xây dựng đế quốc Nhật Bản của riêng mình ở Đông Á khi họ xâm
lược và chinh phục bán đảo Triều Tiên.
Nhật Bản thành công trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng 1 nền công nghiệp hiện
đại, không những tự đáp ứng hầu hết các nhu cầu về sản phẩm công nghiệp trong nước mà
còn có khả năng mở rộng xuất khẩu ra nước ngoài. Nhật Bản còn rút ngắn thời gian và
khoảng cách lạc hậu so với các nước đi trước. Chính số lượng các thủ lĩnh kinh doanh và
nguồn nhân lực đông đảo có năng lực, có trình độ kỹ thuật được đào tạo bài bản chính là
những nhân tố mang lại thành công cho Nhật Bản.
Nhật Bản là nước đầu tiên có chính phủ tham gia trực tiếp vào quá trình cách mạng công
nghiệp. Với sự đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách do nhà nước mang lại, kinh
tế Nhật Bản đã được củng cố và phát triển hơn.
III. Tình hình kinh tế Nhật Bản sau Thế chiến thứ 2
Sau khi thất bại trong Thế chiến thứ 2, Nhật Bản phải chịu sự chiếm đóng của quân
Đồng minh do Hoa Kỳ đứng đầu. Trong giai đoạn này, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng
nề, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh, nạn thất nghiệp trầm trọng
(13 triệu người), lương thực thực phẩm thiếu thốn gay gắt (1945 sản lượng lúa chỉ bằng
2/3 sản lượng trung bình của các năm trước); lạm phát với tốc độ nhanh kéo dài từ 1945->
đầu 1949.
1. Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Thế chiến thứ 2
1.1. Sự hỗ trợ từ Mỹ:
Nhật Bản nhận được sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ và cung ứng hàng hóa từ Mỹ.
Quỹ viện trợ Mỹ đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trợ giúp cho việc phục hồi nền kinh tế và
khôi phục sản xuất. Cụ thể, Mỹ đã cung cấp cho Nhật Bản gần 2.250.000 tấn hàng hóa,
bao gồm lương thực và than.
1.2. Chính sách kinh tế da bóng:
Nhật Bản áp dụng chính sách kinh tế da bóng, tập trung vào xuất khẩu hàng hóa giá rẻ
để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các công ty Nhật Bản tập trung vào việc cải thiện
công nghệ sản xuất và tăng công suất để nhanh chóng phục hồi nền kinh tế.
1.3. Đổi mới công nghệ:
Nhật Bản tập trung vào nghiên cứu và đổi mới công nghệ để cải thiện năng suất lao
động và tăng tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp.
1.4. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu:
Chính phủ Nhật Bản tạo ra chính sách ưu đãi và khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, đặc
biệt là các sản phẩm công nghệ cao như ô tô, điện tử, máy tính và thiết bị điện tử.

14
1.5. Mở cửa thị trường:
Nhật Bản mở cửa thị trường và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế. Sự phát triển của các công ty đa quốc gia Nhật Bản cũng đã mang lại lợi ích
lớn cho nền kinh tế.
1.6. Chính sách cơ bản:
Nhật Bản áp dụng chính sách ổn định giá trị đồng Yên, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ
cho các ngành công nghiệp chính như ô tô, điện tử và công nghiệp chế biến.
2. Giai đoạn "thần kỳ kinh tế" của Nhật Bản
Sau năm 1952, kinh tế Nhật Bản bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển thần kỳ, với tốc
độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 9,1% trong giai đoạn 1955-1973.
Trong giai đoạn này, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa
Kỳ.
3. Các đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn "thần kỳ kinh tế"
Công nghiệp hóa nhanh chóng
Công nghiệp hóa là động lực chính của sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn
này. Nhật Bản đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm như ô tô, điện tử,
máy móc, luyện kim, đóng tàu,...
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ
Xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
Nhật Bản trong giai đoạn này. Nhật Bản đã xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới,
đặc biệt là Hoa Kỳ.
Tăng trưởng kinh tế đều đặn
Giai đoạn "thần kỳ kinh tế" của Nhật Bản là một giai đoạn tăng trưởng kinh tế đều đặn,
với tốc độ cao.
4. Khủng hoảng kinh tế Nhật Bản
Sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã trải qua một khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Quốc
gia này đã bị tàn phá nặng nề do cuộc chiến tranh và sự sụp đổ của chế độ quân chủ quân
sự của Nhật. Nền kinh tế bị suy thoái, với việc đánh mất hầu hết các nguồn tài nguyên và
cơ sở hạ tầng.
Trong giai đoạn đầu, Nhật Bản phải đối mặt với nạn đói nghèo và mất đi công suất sản
xuất. Tuy nhiên, quốc gia đã nhanh chóng phục hồi, nhờ vào sự trợ giúp của Mỹ và các
nước phương Tây. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai một loạt các chính sách kinh tế cải
cách và mở cửa thị trường đầu tư nước ngoài.
Nhờ vào việc tập trung vào xuất khẩu và ưu đãi thuế quan cho các hàng hóa xuất khẩu,
Nhật Bản đã nhanh chóng tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu. Các công ty Nhật Bản cũng
đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu suất công nghiệp, nhằm cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.

15
Mô hình kinh tế nhật bản dựa trên việc tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, các ngành
công nghiệp chế biến và dịch vụ tư vấn quốc tế đã đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia này.
Việc tiếp tục mở cửa thị trường và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã giúp Nhật
Bản phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, sau một thời gian tăng trưởng mạnh, kinh tế Nhật Bản lại đối mặt với khủng
hoảng kinh tế vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, được gọi là "thập kỷ thất
thập" (The Lost Decade). Nhật Bản đã chứng kiến sự sụp đổ của thị trường bất động sản
và các vấn đề khác liên quan đến tài chính và ngân hàng.
- Thập kỷ thất thập" (The Lost Decade)
Trong thập kỷ mất mát này, Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức kinh tế đáng
kể, bao gồm giảm phát, khủng hoảng ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng trưởng kinh
tế chậm chạp. Bong bóng giá tài sản vỡ khiến giá bất động sản và chứng khoán sụt giảm
mạnh, khiến nhiều định chế tài chính đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán. Điều
này dẫn đến một thời kỳ giảm phát kéo dài, khi chi tiêu của người tiêu dùng và doanh
nghiệp giảm, kéo dài tình trạng trì trệ kinh tế.
Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp kích thích khác nhau và cố gắng giải
quyết cuộc khủng hoảng ngân hàng bằng cách đưa ra các chính sách như lãi suất thấp và
nới lỏng định lượng. Tuy nhiên, những nỗ lực này tỏ ra không hiệu quả trong việc vực dậy
nền kinh tế và kích thích tăng trưởng.
Thập kỷ bị mất cũng có những tác động lâu dài về mặt xã hội và nhân khẩu học đối với
Nhật Bản. Sự trì trệ của nền kinh tế góp phần làm giảm tỷ lệ sinh và dân số già. Ngoài ra,
những khó khăn kinh tế mà thế hệ trẻ phải đối mặt đã dẫn đến một hiện tượng được gọi là
"thế hệ lạc lối", nơi nhiều người trẻ phải vật lộn để đảm bảo việc làm ổn định và ổn định
tài chính.
Phải đến giữa những năm 2000, Nhật Bản mới bắt đầu nhận thấy một số dấu hiệu phục
hồi kinh tế. Tuy nhiên, thập kỷ mất mát đã để lại tác động lâu dài đến nền kinh tế và động
lực xã hội của đất nước, đồng thời nó vẫn là một chương quan trọng trong lịch sử kinh tế
Nhật Bản.
Nhật Bản đã rơi vào bẫy thanh khoản: người tiêu dùng nắm giữ tiền tiết kiệm và ít chi
tiêu vì họ sợ rằng nền kinh tế sắp trở nên tồi tệ hơn. Do đó, nhu cầu trong nền kinh tế rất
thấp và năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế cũng giảm.
Trong thập kỷ này, Nhật Bản đã đối mặt với nợ công tăng cao và tăng thặng dư thương
mại. Sự suy giảm của ngành công nghiệp chế biến và sự cạnh tranh từ các nền kinh tế mới
nổi như Trung Quốc cũng đã góp phần vào cuộc khủng hoảng kinh tế này.
Để vượt qua khủng hoảng, Nhật Bản đã triển khai một loạt các biện pháp kinh tế, bao
gồm cải cách hệ thống tài chính và nỗ lực để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Mặc

16
dù việc phục hồi kinh tế đã mất thời gian, nhưng sau khoảng thời gian dài, Nhật Bản đã
khôi phục và trở thành một trong những nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất thế giới.
5. Kinh tế Nhật Bản hiện nay
Sau Thế chiến thứ 2, kinh tế Nhật Bản đã trải qua một quá trình phục hồi nhanh chóng
và phát triển mạnh mẽ. Sự phục hồi được thúc đẩy chủ yếu bởi các chính sách kinh tế của
chính phủ và sự sẻ chia công nghệ từ các nước phương Tây.
Các chính sách kinh tế của Nhật Bản, bao gồm cải cách đất đai và cải cách thuế, đã
khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp và thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu.
Nhờ đó, các doanh nghiệp Nhật Bản nhanh chóng trở thành các nhà sản xuất hàng hóa và
máy móc đa dạng.
Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu như ôtô, điện tử và máy vi tính trở thành các
ngành tạo ra nhiều thu nhập nhất cho Nhật Bản. Những thương hiệu nổi tiếng như Toyota,
Honda, Sony và Panasonic đã trở thành biểu tượng của sự thành công và chất lượng sản
xuất của Nhật Bản.
Sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới và vẫn
duy trì vị trí này trong nhiều năm. Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản cũng đã mang lại sự
tăng trưởng của thu nhập và chất lượng cuộc sống cho dân cư.
Tuy nhiên, kinh tế Nhật Bản cũng đối mặt với một số thách thức hiện đại. Dân số già
hóa nhanh chóng, gây áp lực lên ngân sách quốc gia và hệ thống chăm sóc y tế. Đồng thời,
Nhật Bản phải đối mặt với cạnh tranh từ các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Hàn
Quốc.
Trong thời gian gần đây, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách kinh tế mới để
thúc đẩy tăng trưởng và đối phó với những thách thức hiện nay. Các biện pháp như cải
cách thị trường lao động, tăng cường đầu tư công, đẩy mạnh năng lượng tái tạo và phát
triển ngành du lịch đã được triển khai nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và gia tăng cạnh
tranh.
Thập kỷ mất mát" ở Nhật Bản đề cập đến thời kỳ trì trệ kinh tế xảy ra ở nước này sau
sự sụp đổ của bong bóng giá tài sản vào cuối những năm 1980. Thời kỳ này kéo dài từ đầu
những năm 1990 đến đầu những năm 2000, mặc dù một số người cho rằng nó còn kéo dài
hơn thế nữa. khung thời gian đó.
Trong thập kỷ mất mát này, Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức kinh tế đáng
kể, bao gồm giảm phát, khủng hoảng ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng trưởng kinh
tế chậm chạp. Bong bóng giá tài sản vỡ khiến giá bất động sản và chứng khoán sụt giảm
mạnh, khiến nhiều định chế tài chính đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán. Điều
này dẫn đến một thời kỳ giảm phát kéo dài, khi chi tiêu của người tiêu dùng và doanh
nghiệp giảm, kéo dài tình trạng trì trệ kinh tế.

17
Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp kích thích khác nhau và cố gắng giải
quyết cuộc khủng hoảng ngân hàng bằng cách đưa ra các chính sách như lãi suất thấp và
nới lỏng định lượng. Tuy nhiên, những nỗ lực này tỏ ra không hiệu quả trong việc vực dậy
nền kinh tế và kích thích tăng trưởng.
Thập kỷ bị mất cũng có những tác động lâu dài về mặt xã hội và nhân khẩu học đối với
Nhật Bản. Sự trì trệ của nền kinh tế góp phần làm giảm tỷ lệ sinh và dân số già. Ngoài ra,
những khó khăn kinh tế mà thế hệ trẻ phải đối mặt đã dẫn đến một hiện tượng được gọi là
"thế hệ lạc lối", nơi nhiều người trẻ phải vật lộn để đảm bảo việc làm ổn định và ổn định
tài chính.
Phải đến giữa những năm 2000, Nhật Bản mới bắt đầu nhận thấy một số dấu hiệu phục
hồi kinh tế. Tuy nhiên, thập kỷ mất mát đã để lại tác động lâu dài đến nền kinh tế và động
lực xã hội của đất nước, đồng thời nó vẫn là một chương quan trọng trong lịch sử kinh tế
Nhật Bản.
Nhật Bản đã rơi vào bẫy thanh khoản: người tiêu dùng nắm giữ tiền tiết kiệm và ít chi
tiêu vì họ sợ rằng nền kinh tế sắp trở nên tồi tệ hơn. Do đó, nhu cầu trong nền kinh tế rất
thấp và năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế cũng giảm.
Một số yếu tố mang tính cấu trúc khác cũng góp phần vào sự suy giảm của nền kinh tế.
Ví dụ, dân số già của Nhật Bản khiến cho số liệu về năng suất nước này giảm trong những
năm qua.

18

You might also like