Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

10/30/2023

Nhập môn
PHƯƠNG PHÁPcông
NGHIÊNnghệ
CỨU
tài chính
KHOA HỌC
RESEARCH METHODS
Introduction to Fintech

📰 TS. Trẩm Bích Lộc 📰 TS. Lê Anh Tuấn


📧 loc.tb@vlu.edu.vn 📧anhtuan18k37@gmail.com

Tổng quan môn học


Phân bổ thời gian: 16 buổi tại lớp + 4 buổi online
Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: thang điểm 10
• Quá trình: 50%
Tiểu luận nhóm: 15%
Thuyết trình nhóm: 15% (gồm thuyết trình bài tiểu luận và thảo
luận trên lớp trong các buổi học)
Kiểm tra trắc nghiệm: 20% (kiểm cuối mỗi 2 chương)
• Cuối kỳ: 50%
Trắc nghiệm và tự luận (được sử dụng tài liệu)
3
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1
10/30/2023

Chuẩn đầu ra môn học


 Phân tích các dữ liệu cần thiết cho việc quản lý vận hành, thực hiện nghiệp
vụ chuyên môn và ra quyết định tài chính cho cá nhân và tổ chức;
 Phân tích được cách vận hành một hợp đồng thông minh cũng như các ứng
dụng phi tập trung, công nghệ cho vay thay thế, P2P, đánh giá được tác động
của chúng đối với mô hình ngân hàng truyền thống;
 Làm việc nhóm hiệu quả;
 Vận dụng thành thạo được các công nghệ liên quan Fintech tại ngân hàng và
doanh nghiệp;
 Tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, giữ gìn đạo đức nghề
nghiệp và rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường.
4
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Nội dung môn học


Chương 1: Giới thiệu về Fintech
Chương 2: Hệ sinh thái Fintech và một số sản phẩm cơ bản
Chương 3: Trí tuệ nhân tạo trong tài chính
Chương 4: Công nghệ chuỗi khối và tiền điện tử
Chương 5: Ethereum, hợp đồng thông minh và tài chính phi
tập trung
Chương 6: Fintech trên thế giới

5
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Nhập môn PHÁP


PHƯƠNG công nghệ tài chính
NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC1
Chương
RESEARCH
Giới METHODS
thiệu về Fintech

📰 TS. Trẩm Bích Lộc 📰 TS. Lê Anh Tuấn


📧 loc.tb@vlu.edu.vn 📧anhtuan18k37@gmail.com

2
10/30/2023

Nội dung chương 1


1.1. Tổng quan về các cuộc cách mạng công nghiệp
1.1.1. Giới thiệu các cuộc cách mạng công nghiệp
1.1.2. Sự khác biệt của cuộc CMCN 4.0 so với các cuộc CMCN trước
1.1.3. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với Chính phủ, DN và người dân
1.2. Bối cảnh CMCN 4.0 và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin
trong lĩnh vực tài chính
1.3. Tổng quan về Fintech
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm Fintech
1.3.2. Lịch sử và phát triển của Fintech
7
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.1. Tổng quan các cuộc cách mạng công nghiệp


1.1.1. Giới thiệu các cuộc cách mạng công nghiệp

Các cuộc CMCN CMCN # Năm Công nghệ sản xuất


đều xuất phát từ 1 1784 Động cơ hơi nước
công nghệ sản xuất 2 1870 Máy phát điện
có tính đột phá và 3 1969 Máy tính, công nghệ thông tin
phổ cập Nhóm công nghệ (Cloud, IoT, Big data,
4 2010
AI, Blockchain, In 3D, VR/AR…)
Phổ cập dẫn tới toàn cầu hóa;
Từ đơn công nghệ sang đa công nghệ và ảnh hưởng sâu rộng hơn;
Các cuộc CMCN ngày càng diễn ra nhanh hơn.
8
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.1.1. Giới thiệu các cuộc cách mạng công nghiệp (tt)
CMCN tạo ra một nền sản xuất mới.

CMCN 4.0
CMCN 3.0
CMCN 1.0 CMCN 2.0

Sản xuất Sản xuất


Sản xuất Sản xuất
tự động thông minh
cơ khí hàng loạt

9
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

3
10/30/2023

1.1.1. Giới thiệu các cuộc cách mạng công nghiệp (tt)
Mỗi cuộc CMCN tạo cơ hội cho một số ít nước hóa rồng, hóa hổ
CMCN  Năm Nước bắt đầu
Phát triển
1 1784 Anh Cơ hội cho
công nghệ
nước nắm giữ
lõi đi đôi
2 1870 Hoa Kỳ, Đức công nghệ lõi
phát triển SP
Hoa Kỳ và các Phát triển công nghệ lõi
3 1969 nước phát triển
tách rời khỏi phát triển SP
2010 Đức, Hoa Kỳ và  Cơ hội cho nước không
4
các nước phát triển sở hữu công nghệ lõi nhưng
vẫn phát triển được SP.
Các cuộc CMCN càng về sau thì càng tạo cơ hội cho nhiều nước hơn,
vì ứng dụng càng quyết định hơn công nghệ nguồn.
10
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.1.1. Giới thiệu các cuộc cách mạng công nghiệp (tt)
Các cuộc CMCN không tạo ra thất nghiệp: Ngắn hạn thì có,
trung và dài hạn thì không và thường tạo ra nhiều việc làm hơn.

CMCN 4.0 tạo ra nhiều nghề


mới, nhiều việc làm hơn.
Dự kiến đến 2025:
 Việc mất đi: 85 triệu
 Việc tạo ra: 97 triệu
Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông,
chuyên đề về chuyển đổi số quốc gia, 2023.

11
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.1. Tổng quan các cuộc cách mạng công nghiệp


1.1.1. Giới thiệu các cuộc cách mạng công nghiệp (tt)
 Cuộc CMCN 4.0 thì ứng dụng là quyết định, tạo ra cơ hội
cho nước nào sớm chấp nhận cái mới;
 Cuộc CMCN 4.0 cung cấp công nghệ nguồn như dịch vụ:
Ai cũng có thể tiếp cận công nghệ cao có giá hàng trăm,
hàng ngàn tỷ với chi phí hàng tháng vài trăm ngàn;
 CMCN 4.0 trao thêm quyền năng cho con người hơn là
lấy đi.
12
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

4
10/30/2023

1.1. Tổng quan các cuộc cách mạng công nghiệp


1.1.2. Sự khác biệt căn bản của CMCN 4.0 so với trước

Theo bạn, CMCN 4.0 có gì khác


biệt so với các cuộc CMCN
trước đó?

13
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.1. Tổng quan các cuộc cách mạng công nghiệp


1.1.3. Tác động của CMCN 4.0

Cuộc CMCN 4.0 sẽ tác


động như thế nào đến:
 Chính phủ?
 Doanh nghiệp hay hoạt
động kinh doanh?
 Người dân?

14
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.2. Bối cảnh CMCN 4.0 và xu hướng ứng dụng


công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính
 Cách mạng công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) xuất hiện lần đầu tiên trong
chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức, nhằm thúc đẩy việc điện
toán hóa quá trình sản xuất.
 Sự phát triển của Fintech là kết quả của ứng dụng Cách mạng công
nghiệp 4.0 trong ngành tài chính – ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển đa
dạng và mạnh mẽ hơn trên cơ sở các xu hướng công nghệ:
 Công nghệ thực tế ảo (VR – Virtual reality): Được xem là xu hướng
công nghệ chủ đạo trong năm 2018. VR là một hệ thống mô phỏng trong
đó đồ họa máy tính được sử dụng để tạo ra một thế giới “như thật” và sẽ
phản ứng, thay đổi theo ý muốn của người sử dụng;
15
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

5
10/30/2023

1.2. Bối cảnh CMCN 4.0 và xu hướng ứng dụng


công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính (tt)
 Internet vạn vật – Vạn vật kết nối
(Internet of Things – IoT) là sự kết
nối của tất cả các thiết bị (POS,
mPOS, ATM, Smartphones, TV, Smart
Home Devices, Bluetooth...) với
Internet để giao tiếp, thu thập và trao
đổi dữ liệu với nhau. IoT gia tăng
cũng có nghĩa là việc truyền tải dữ
liệu và giao tiếp qua Internet tăng lên.

16
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.2. Bối cảnh CMCN 4.0 và xu hướng ứng dụng


công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính (tt)

17
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.2. Bối cảnh CMCN 4.0 và xu hướng ứng dụng


công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính (tt)
 Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) là một nền tảng công nghệ giúp
ghi chép dữ liệu theo phương thức sổ cái phân tán (Distributed Ledger)
trên nền tảng các máy tính ngang hàng, sử dụng một hệ thống được mã
hóa bởi các thuật toán phức tạp với
cơ sở dữ liệu các bản ghi giao dịch
phi tập trung, cho phép người dùng
trong cộng đồng sử dụng có thể truy
cập công khai nhưng không một ai có
thể can thiệp, sửa đổi.

18
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

6
10/30/2023

1.2. Bối cảnh CMCN 4.0 và xu hướng ứng dụng


công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính (tt)
 Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial
Intelligence): AI giúp phát hiện gian lận
trong thương mại điện tử; cải thiện mạnh độ
chính xác của các phê duyệt, các quyết định
theo thời gian thực và giảm sai sót do đánh
giá sai lầm của con người. Ngoài ra, trí tuệ
nhân tạo cũng được dự báo là sẽ được ứng
dụng mạnh mẽ trong ngân hàng để giúp
khách hàng quản lý tiền và tiết kiệm của
mình, hoặc kinh doanh dựa trên thương mại
thuật toán.
19
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.2. Bối cảnh CMCN 4.0 và xu hướng ứng dụng


công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính (tt)
 Điện toán đám mây (Cloud
Computing) còn gọi là điện toán máy chủ
ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công
nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng
Internet.
Nó là việc ảo hoá các tài nguyên tính toán
và ứng dụng. Thay vì sử dụng một hay
nhiều máy chủ (có thể nhìn thấy, chạm,
nắm bằng tay), thì nay người dùng sẽ sử
dụng các tài nguyên được ảo hoá thông
qua môi trường Internet.
20
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.2. Bối cảnh CMCN 4.0 và xu hướng ứng dụng


công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính (tt)
 Giao diện lập trình ứng dụng (API): là công nghệ cho phép các bên
thứ ba truy cập vào dữ liệu mở hay truy cập bảo mật đến các dữ liệu
đóng của một tổ chức khi được sự đồng ý của chủ sở hữu dữ liệu và
tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.

21
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

7
10/30/2023

1.2. Bối cảnh CMCN 4.0 và xu hướng ứng dụng


công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính (tt)

22
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Nguồn: Ứng dụng NH số tại VN khi lấy khách hàng làm cốt lõi (tháng 6/2021)

1.2. Bối cảnh CMCN 4.0 và xu hướng ứng dụng


công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính (tt)
 Định danh, xác thực bằng
phương pháp điện tử:
eKYC (Electronic Know
Your Customer) là quá
trình nhận biết danh tính
khách hàng trên các tài
khoản điện tử từ xa mà
không cần giấy tờ xác định
danh tính khách hàng khi
mở và sử dụng tài khoản
Ngân hàng điện tử.
23
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.3. Tổng quan về Fintech


1.3.1. Khái niệm và đặc điểm Fintech
 Fintech (Financial Technology) là sự kết hợp của công nghệ trong lĩnh vực
tài chính.
 Có nhiều định nghĩa khác nhau về Fintech
 Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (2017) nhấn mạnh Fintech chỉ tập trung vào
việc ứng dụng công nghệ phát triển từ các công ty nhỏ, mới tham gia thị
trường, không kể đến việc các công ty công nghệ lớn như Apple phát triển
Apple Pay, hoặc các tổ chức tài chính lớn tự phát triển các dịch vụ ứng dụng
công nghệ cao;
 Công ty PwC (2016): Fintech là một lĩnh vực giao thoa của dịch vụ tài chính
và công nghệ, tại đó các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp mới
tham gia vào thị trường sử dụng công nghệ để cải tiến, đổi mới các sản phẩm
và dịch vụ đang được cung cấp bởi các định chế tài chính truyền thống;
24
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

8
10/30/2023

1.3. Tổng quan về Fintech


1.3.1. Khái niệm và đặc điểm Fintech
 Có nhiều định nghĩa khác nhau về Fintech (tt)
 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Fintech là viết tắt của cụm từ Financial
Technology (công nghệ tài chính), được hiểu theo nghĩa là việc áp dụng các
công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính (bao gồm
ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, dịch vụ thanh toán và các cơ
sở hạ tầng tài chính…), nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp/ dịch
vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với
các dịch vụ tài chính truyền thống;
 Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS, 2018): Fintech là các sáng tạo
tài chính dựa trên nền tảng công nghệ tạo ra các mô hình kinh doanh, ứng
dụng, quy trình, sản phẩm mới có tác động cụ thể đến các thị trường và định
chế tài chính, cũng như các dịch vụ tài chính.
25
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm Fintech (tt)


 Đặc điểm căn bản Fintech
 Fintech liên quan đến việc sử dụng các công nghệ tiên tiến để cung cấp các
dịch vụ tài chính như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng di
động, phân tích dữ liệu lớn, blockchain hoặc công nghệ sổ cái phân tán
(DTL), điện toán lượng tử…
 Fintech có khả năng nâng cao, biến đổi hoặc
thậm chí phá vỡ các mô hình kinh doanh
truyền thống, các ứng dụng, giám sát hoặc
cách thức phát triển, phân phối sản phẩm;
 Fintech tập trung phát triển mạng ngang
hàng phi tập trung (Decentralized peer to
peer network) cho phép chia sẻ cũng như
đồng bộ hóa dữ liệu. Nguồn: https://www.capco.com/en/Intelligence/Capco-Intelligence/What-Blockchain-Isnt

26
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.3. Tổng quan về Fintech


1.3.2. Lịch sử và phát triển của Fintech

Gồm 3 giai đoạn


 Fintech 1.0 (1866 – 1987)
 Fintech 2.0 (1987 – 2008)
 Fintech 3.0 (2009 đến nay)

27
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

9
10/30/2023

1.3.2. Lịch sử và phát triển của Fintech (tt)


Fintech 1.0 (1866 – 1987): Giai đoạn nền tảng cho Fintech sau này
 1866: Lắp đặt thành công và vận hành đường dây cáp đầu tiên xuyên qua Đại
Tây Dương bởi công ty điện báo Atlantic đã cung cấp cơ sở hạ tầng căn bản
cho giai đoạn thứ nhất toàn cầu hóa tài chính quan trọng diễn ra vào cuối thế
kỷ XIX;
 1870: Đường dây cáp xuyên Thái Bình Dương được lắp đặt và những kết nối
tương tự khác vào đầu thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là những viên
gạch đầu tiên cho sự phát triển của công nghệ tài chính ngày nay;
 1967: Máy rút tiền tự động (ATM) ra đời bởi Ngân hàng Barclays đã bước
đầu đánh dấu sự phát triển của Fintech hiện đại;
 1981: Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking) được giới thiệu bởi Ngân
hàng Citibank và Chase Manhattan báo hiệu sự thay đổi ngày càng nhanh
chóng trong lĩnh vực tài chính.
28
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.3.2. Lịch sử và phát triển của Fintech (tt)


Fintech 2.0 (1987 – 2008): Sự phát triển của các dịch vụ tài chính kỹ
thuật số truyền thống, sử dụng kỹ thuật công nghệ để cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ tài chính.
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thị trường tài chính toàn cầu chịu
ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc cách mạng Internet
 Giảm các chi phí tài chính, thay đổi bộ mặt của ngành dịch vụ tài
chính và thúc đẩy sự phát triển của tài chính điện tử (E - Finance).
Tài chính điện tử bao gồm những hình thức dịch vụ nào?
Tài chính điện tử bao gồm tất cả các hình thức dịch vụ tài chính như
ngân hàng, bảo hiểm, giao dịch chứng khoán được thực hiện thông
qua các phương tiện điện tử, bao gồm Internet và trang web.
29
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.3.2. Lịch sử và phát triển của Fintech (tt)


Fintech 3.0 (2009 đến nay): Trước sự phát triển của công nghệ số bùng
nổ, Fintech mới thực sự trở thành một hiện tượng trên thị trường tài
chính và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chính là điểm
chuyển tiếp quan trọng đánh dấu sự bùng nổ của Fintech.

Theo bạn, vì sao cuộc khủng hoảng


tài chính toàn cầu năm 2008 chính là
điểm chuyển tiếp quan trọng đánh dấu
sự bùng nổ của Fintech?

30
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

10
10/30/2023

1.3.2. Lịch sử và phát triển của Fintech (tt)


Fintech 3.0 (2009 đến nay) (tt):
 Tại Mỹ, Đạo luật Khởi nghiệp (Jump Start Our Business Act – JOBs)
năm 2012 nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp và thúc đẩy sáng tạo khởi
nghiệp bằng cách đa dạng hóa cách thức gọi vốn cho hoạt động kinh doanh,
cung cấp tín dụng đã thúc đẩy cơ chế sáng tạo mang tên Fintech;
 Trên thế giới, sự phát triển nhanh chóng của Fintech được đánh dấu bởi
sự gia tăng số lượng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech ở giai
đoạn 2010-2016;
 Đầu tư vào Fintech ban đầu tập trung chủ yếu tại các thị trường phát
triển như Hoa Kỳ, Châu Âu, nhưng hiện đang có xu hướng chuyển dịch
sang các thị trường mới nổi Châu Á. Tại Châu Á, Singapore dẫn đầu trong
việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực Fintech.
31
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

32
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

11

You might also like