Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

I.

Khái niệm

VD: Vụ thảm sát kinh hoàng, dã man của Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến vào năm
2015 khiến 6 người thiệt mạng ở Bình Phước đã gây rúng động, bức xúc trong dư luận, có
nhiều ý kiến nên có những hình phạt thích đáng đối với những hành vi phạm tội dã man như
vậy. Và tất cả những ý kiến, đánh giá đó đều là một phần của ý thức pháp luật, ở mức độ
thông thường với những vấn đề, hiện tượng pháp lý phát sinh ở đời sống đời thường.

Theo triết học mác-xít, phạm trù ý thức thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần. Ý thức là
sản phẩm được hình thành trên một nền tản cấu trúc vật chất là não bộ của con người
Ý thức pháp luật là một dạng ý thức của xã hội được hình thành qua quá trình lao
động, sáng tạo và hình thành ngôn ngữ tức là được hình thành qua quá trình pháp triển của
con người.
Trong đời sống pháp lí, ý thức pháp luật là nhân tố đóng vai trò quyết định chi phối
trực tiếp tính chất, hiệu quả thực tế của các hoạt động pháp lí. Có thể nói không có yếu tố
nào của quá trình điểu chỉnh pháp lí không liên quan hoặc không bị quy định bởi ý thức
pháp luật.
Việc nghiên cứu ý thức pháp luật trong xã hội bị quản lí bởi pháp luật không đơn
thuần chỉ để nhận thức lí luận mà còn có tính thực tiễn cao.
 Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm thịnh hành
trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật và sự đáng giá
về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với các hành vi pháp lí thực tiễn.

Ý thức pháp luật chịu sự tác động đa chiều của nhiều yếu tố cơ bản như nền kinh tế,
kết cấu xã hội,… hoặc do các hệ tư tưởng, thế giới quan giai cấp khác, ý thức pháp luật do
tồn tại xã hội quy định. Mà trong xã hội có những sự khác nhau về điều kiện sinh hoạt vật
chất, tinh thần của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội vì vậy xuất hiện sự khác nhau nhất định về ý
thức pháp luật

II. Đặc điểm của ý thức pháp luật


Ý thức pháp luật là dạng cụ thể của ý thức xã hội do đó ý thức pháp luật mang đầy đủ
những đặc điểm của ý thức xã hội. Đông thời cũng có những tính đặc trù riêng biệt
trong quá trình hình thành. Đó là:
a) Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính chất giai cấp sâu sắc
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm trong tay phương pháp sản xuất vật
chất thì quyết định sự tồn tại xã hội và trở thành sự thống trị về mặt tinh thần đối với xã hội.
Là sản phẩm trực tiếp của giai cấp cầm quyền, ý thức pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc.
Tính giai cấp của ý thức pháp luật được phản ánh rõ nét ở đời sống pháp lí của xã hội cà ý
thức sinh hoạt của cá nhân. Thể hiện qua những điều cơ bản:
THỨ NHẤT ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền là tiền đề xây dựng những
chuẩn mực pháp lí với xã hội. Ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền được thể hiện một
cách chính thống, trên thực tế thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là nơi chứa
đựng các chuẩn mực pháp lí có nội dung xác định giới hạn về quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm đối với các chủ thể tham gia hoạt động pháp lí. Đó cũng là cơ sở ghi nhận, hợp pháp
hóa các giá trị mà giai cấp thống trị đưa ra hoặc thừa nhận nhằm muốn nó được phổ biến
trong xã hội.
THỨ HAI ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền là cơ sở để hình thành thế
giới quan pháp lí chính thống trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp, địa vị, chính trị cũng
như bản chất có sự khác nhau nên hình thành ý thức của mỗi giai cấp cũng có sự khác nhau
nhất định. Về nguyên tắc, thế giới quan của giai cấp thống trị bao giờ cũng mang tính chính
thông trong xã hội đây là yếu tố chi phối quan niệm, cách đánh giá, phương pháp tiếp cận
các vấn đề xã hội từ đó định hướng các hoạt động xã hội.
THỨ BA sự chọn lọc của giai cấp cầm quyền về kế thừa đối với một số nhân tố
của ý thức pháp luật cũ. Sau mỗi cuộc cách mạng xã hội, giai cấp mới lên cầm quyền không
thể xóa bỏ một cách tuyệt đối toàn bộ điều kiện của lĩnh vực ý thức trong xã hội cũ. Tuy
nhiên, đối với các giai cấp thống trị, việc kế thừa ý thức pháp luật bao giờ cũng diễn ra trên
cơ sở có sự chọn lọc. Ở mức độ nhất định, từng giai cấp thống trị có thể chấp nhận, sử dụng
những nhân tố hợp lí của ý thức pháp luật cũ trên cơ sở phủ định bản chất giai cấp của nó.
b) Ý thức pháp luật mang tính độc lập tương đối
Mặc dù là hiện tượng chịu sự chi phối bởi các yếu tố của điều kiện tồn tại xã hội
nhưng ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối của nó. Thể hiện qua:
- Ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Sự lạc hậu đó diễn ra
dưới 2 khả năng:
MỘT là khi có những nhân tố mới xuất hiện nhưng ý thức pháp luật chưa ghi
nhận kịp sự biến đổi.
HAI là điều kiện tồn tại xã hội cũ mất đi nhưng ý thức pháp luật tương ứng với
nó vẫn tồn tại dai dẳng trong thời gian nhất định.
- Ý thức pháp luật mang tính kế thừa: sự kế thừa trong ý thức pháp luật cũng là
biểu hiện về tính độc lập và sự đan xen trong quá trình tồn tại của hiện tượng này. Sự thừa
kế diễn ra có thể theo chiều hướng tích cực, tiến bộ hoặc ngược lại.
Ý thức pháp luật tác động qua lại với tồn tại xã hội, các hình thái ý thức xã hội
khác và các hiện tượng của kiến trúc thượng tầng pháp lí:
+ sự tác động của ý thức pháp luật với tồn tại xã hội không diễn ra trực tiếp mà
thông qua hành động
+ sự tác động của ý thức pháp luật với ý thức chính trị, ý thức đạo đức,.. luôn thể
hiện ở sự đan xen lẫn nhau trong qua trình tồn tại và vận dụng.
+ sự tác động của ý thức pháp luật với các bộ phận khác của kiến trúc thượng
tầng pháp lí như nhà nước, pháp luật luôn là sự tương tác cơ bản và có ý nghĩa quan trọng
nhất.
Tính vượt lên của tư tưởng khoa học về pháp luật: Đối với hệ tư tưởng pháp luật
thì tri thức khoa học là yếu tố cơ bản bởi nó đem lại sự nhìn nhận khách quan đối với các tồn
tại xã hội. Trong điều kiện nhất định, tư tưởng khoa học có tính dẫn đường, khẳng định sự
độc lập tương đối của ý thức pháp luật so với tồn tại xã hội và là tiền đề tư tưởng phục vụ
quá trình điểu chỉnh và cải tạo xã hội.

III. Các loại ý thức pháp luật


Thông qua nội dụng tính chất của hệ tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật có thể
phân ý thức pháp luật thành 2 cấp độ khác nhau là ý thức pháp luật thông thường, ý
thức pháp luật mang tính lí luận và ý thức pháp luật chuyên nghành.

+ ý thức pháp luật thông thường biểu hiện ở khả năng phản ánh các hiện tượng pháp
lý, khả năng nhận thức pháp luật còn có những hạn định, bên ngoài, phiến diện và riêng
lẻ

+ ý thức pháp luật mang tính lý luận thể hiện sự nhận thức về pháp luật và các hiện
tượng pháp lý một cách sâu sắc,toàn diện cả về bản chất, nội dung và hình thức

+ ý thức pháp luật chuyên ngành (hay ý thức pháp luật nghề nghiệp) là dạng ý thức
được nhận diện theo từng lĩnh vực nghề nghiệp. Xét về nội dung và yêu cầu loại ý thức này vừa
mang những đặc điểm của ý thức pháp luật nói chung vừa có những đặc điểm, đặc thù riêng biệt
của từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể. do đó nhìn chung dạng ý thức này đạt cấp độ lý luận và
mang tính khoa học có giá trị phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của
cuộc sống

Căn cứ vào chủ thể ý thức pháp luật có thể tồn tại các dạng thức sau: Ý thức pháp luật cá
nhân, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật xã hội:

+ ý thức pháp luật cá nhân biểu hiện sự hiểu biết pháp luật và thái độ pháp lý của mỗi
cá nhân. Nếu ý thức là sản phẩm của con người thì lẽ đương nhiên ý thức pháp luật của cá nhân
được coi là dạng thức tồn tại đầu tiên của ý thức pháp luật. Nếu không có ý thức pháp luật cá
nhân thì sẽ không thể có các dạng ý thức pháp luật của nhóm, tổ chức và cả xã hội

+ ý thức pháp luật nhóm là quan điểm nhận thức và thái độ tình cảm của nhóm, tổ
chức người trong xã hội đối với pháp luật và các giá trị xã hội của pháp luật hoặc các hiện tượng
pháp lý thực tiễn

+ ý thức pháp luật xã hội là ý thức của bộ phận tiến bộ đại diện cho xã hội chứa đựng
các quan điểm tư tưởng, khoa học về những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật

IV. Cấu trúc của ý thức pháp luật


Ở góc độ cụ thể ý thức pháp luật thể hiện ở hai mặt của phương diện chủ quan là sự hiểu
biết pháp luật và thái độ tình cảm đối với pháp luật của chính con người đó.
Ở góc độ chung ý thức pháp luật với tính cách là hiện tượng xã hội có hai bộ phận lớn
hợp thành là hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật
+ Tư tưởng pháp luật, đó là tổng thể những quan điểm, quan niệm, học thuyết, sự hiểu
biết về pháp luật. Hệ tư tưởng pháp luật là bộ phận ở cấp độ lý luận có tính khái quát tính hệ
thống cao được hình thành một cách tự giác. Nó hệ tư tưởng pháp luật không đơn thuần là sản
phẩm của giai cấp cầm quyền sáng tạo nên mà nó còn hàm chứa các giá trị khoa học được đúc
kết kế thừa từ thực tế của nền văn minh pháp lý nhân loại
+ Tâm lí pháp luật, đó là thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật. Tình cảm đó
có thể là sự đồng tình, sự vui mừng phấn khởi, sự tôn trọng pháp luật hoặc là sự phản đối, sự thờ
ơ, thiếu tôn trọng pháp luật.
V. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật
Giữa ý thức pháp luật và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
Những nguyên lý và cơ sở để xây dựng và thực hiện pháp luật đồng thời cũng là những nguyên
lý và cơ sở để hình thành và phát triển ý thức pháp luật. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với
pháp luật xã hội chủ nghĩa được biểu hiện ở những điểm sau:

 Tác động của ý thức pháp luật đối với hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật.
 tác động của ý thức pháp luật đối với việc nhận thức và thực hiện pháp luật
 tác động của ý thức pháp luật đối với hoạt động áp dụng pháp luật
 tác động của pháp luật đối với ý thức pháp luật
VI. Giáo dục pháp luật

Mục đích của giáo dục pháp luật được xem xét trên nhiều góc độ tùy thuộc vào Đối tượng
giáo dục, cấp độ giáo dục cũng như hình thức giáo dục Nhìn chung mục đích giáo dục có thể
mang tính lâu dài hoặc trước mắt nhưng đều hướng đến ba vấn đề cơ bản sau:

+ Nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lý sự hiểu biết pháp luật hình thành tri thức
pháp luật cần thiết cho các chủ thể (Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục pháp luật).

+ Nhằm Khơi dậy tình cảm lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật.

+ Nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực

Hình thức giáo dục pháp luật là cách thức mà nhà nước sử dụng để thực hiện quá trình tác động
có mục đích các nội dung yêu cầu giáo dục pháp luật vào ý thức và tâm lý của các chủ thể nhằm
định hướng cho các hoạt động pháp lý đối với cả xã hội

ví dụ: ( Phần đặc trưng cơ bản của pháp luật – YTPL chịu sự quy định của tồn tại xã hội)
Trong các quốc gia phương Tây, luật sư luôn chiếm quyền lực quan trọng ,còn ở
phương Đông hầu hết là khi xảy ra vấn đề mới bắt đầu tìm kiếm luật sư để giải quyết
Câu hỏi phần trò chơi:
1. Một số giải pháp nâng cao ý thức pháp luật:
 Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý xã hội ( soạn thảo, thảo luận đóng góp ý kiến
về các dự án pháp luật,giám sát, dân chủ, phản biện,..)
 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau
 Giảng dạy và phổ biến những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh,...
 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật để nhân dân hiểu đầy
đủ nội dung của các văn bản pháp luật được ban hành trong từng giai đoạn
 Tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật hiệu quả trong nhân dân
2. Điền vào chỗ trống:
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa không có giai cấp đối kháng , pháp luật thể hiện ý chí của toàn
thể nhân dân lao động và của cả dân tộc nên ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính thống
nhất cao

3. Những ví dụ sau đây là hệ tư tưởng pháp luật hay tâm lý pháp luật:
A. Lên án hành vi giết người dã man, ghê rợ (Tâm lý pháp luật)
B. Học thuyết pháp luật tự nhiên ( Hệ tư tưởng pháp luật)
C. Học thuyết pháp luật thực chứng ( Hệ tư tưởng pháp luật)
D. Đồng tình với bản án đúng người,đúng tội ( Tâm lý pháp luật)
4. Căn cứ vào cấp độ nhận thức, ý thức pháp luật của các nhà khoa học pháp lý, thẩm phá,
luật sư thuộc loại ý thức pháp luật nào?
A. Ý thức pháp luật thông thường
B. Ý thức pháp luật có tính lý luận
5. Căn cứ vào chủ thể nhận thức, nhóm sinh viên luật và nhóm sinh viên các nghành khác
thuộc loại ý thức pháp luật nào?
A. Ý thức pháp luật xã hội
B. Ý thức pháp luật nhóm
C. Ý thức pháp luật của cá nhân

You might also like